HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
ảNH HƯởNG CạNH TRANH CHIếN LƯợC Mỹ - TRUNG
TạI ĐÔNG NAM á ĐếN ĐộC LậP DÂN TộC CủA CáC
NƯớC TRONG KHU VựC Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ
HÀ NỘI – 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
ảNH HƯởNG CạNH TRANH CHIếN LƯợC Mỹ - TRUNG
TạI ĐÔNG NAM á ĐếN ĐộC LậP DÂN TộC CủA CáC
NƯớC TRONG KHU VựC Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ
C u n n n : Lịch sử Phong trào
202 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại đông nam á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng sản, công nhân
quốc tế và giải phóng dân tộc
M số : 62 22 03 12
N ƣời ƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
bản thân, được xuất phát từ yêu cầu trong công việc để
hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc
rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận án được thu thập trong quá trình nghiên cứu
là trung thực, chưa từng được công bố trước đây.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hải Yến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 01
NỘI DUNG 06
C ƣơn 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 06
1.1.Các công trình liên quan đến Đông Nam Á trong chiến lược của
Mỹ và Trung Quốc
06
1.2. Các công trình liên quan đến ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung tại Đông Nam Á tới các nước trong khu vực
9
1.3.Các công trình liên quan đến đối sách của các nước Đông Nam
Á trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
19
C ƣơn 2 : NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH
CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001
ĐẾN NĂM 2015
24
2.1. Một số quan niệm về cạnh tranh chiến lược và độc lập dân tộc 24
2.2. Nhân tố quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 32
2.3. Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc 39
2.4. Diễn biến quan hệ Mỹ - Trung 45
C ƣơn 3 : THỰC TRẠNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƢỚC
ĐÔNG NAM Á TRONG CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ -
TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
51
3.1. Diễn biến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á 51
3.2. Ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á 69
3.3. Ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của Việt Nam 97
C ƣơn 4 : NHẬN XÉT VỀ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN
LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2015 VÀ ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƢỚC KHU VỰC NHẰM
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
109
4.1. Nhận xét về ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đối
với độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á
109
4.2. Đối sách của ASEAN và các nước Đông Nam Á trước ảnh
hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến độc lập dân tộc của
các nước trong khu vực
113
4.3. Kinh nghiệm về đối sách của các nước Đông Nam Á và đề xuất
đối sách với Việt Nam trước ảnh hưởng từ cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung tại Đông Nam Á nhằm bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay
137
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
157
TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHẦN PHỤ LỤC 183
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
Chữ
viết tắt
N ĩa Tiếng Anh N ĩa Tiếng Việt
1. AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
2. APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương
3. APSC ASEAN Political-Security
Community
Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN
4. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
5. ASC ASEAN Security Community Cộng đồng an ninh ASEAN
6. ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
7. ASCC ASEAN Socio-Cultural
Community
Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN
8. CA-
TBD
Asia Pacific Châu Á - Thái Bình Dương
9. COC Code of Conduct Bộ Quy tắc ứng xử của các bên về
Biển Đông
10. CAFTA China - ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do Trung
Quốc – ASEAN
11. DOC Declaration on Conduct of the
Parties in the South China Sea
Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở
Biển Đông
12. ĐNA South east asia Đông Nam Á
13. ĐLDT National independence Độc lập dân tộc
14. EAS East Asia Summit Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
15. EU European Union Liên minh châu Âu
16. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
17. FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
18. FTAAP Free Trade Area of the Asia –
Pacific
Khu vực Thương mại Tự do Châu Á -
Thái Bình Dương
19. QHQT International Relations Quan hệ quốc tế
20. RCEP Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực
21. TAC Treaty of Amity and Cooperation
in Southeast Asia
Hiệp ước thân thiện và Hợp tác Đông
Nam Á
22. TCH Globalization Toàn cầu hóa
23. TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương
24. TIFA Trade and Investment Framed
Agreement
Thương mại và Đầu tư ASEAN – Mỹ
25. ODA Official Development Assistant Nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài
26.
UNCLOS
United Nations Convention on
Law of the Sea
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình khu vực và thế giới có những thay đổi
to lớn và nhanh chóng. Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) trong đó có khu
vực Đông Nam Á (ĐNA) đang trở thành trung tâm phát triển năng động của thế
giới, là địa bàn cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, trong đó có Mỹ và
Trung Quốc. Sau gần bốn thập niên tiến hành cải cách, Trung Quốc nổi lên trở
thành một cường quốc ở khu vực đe dọa vị trí bá chủ thế giới của Mỹ. Sự kiện
11/9/2001 cùng với những mâu thuẫn, xung đột tại khu vực và hành động
ngang nhiên độc chiếm Biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc, Mỹ
nhận ra sự lơ là của mình ở CA-TBD đặc biệt là ở ĐNA. Do đó, Mỹ đã quyết
định thực hiện chiến lược “xoay trục” từ châu Âu - Đại Tây Dương sang CA-
TBD nhằm duy trì việc kiểm soát tốt hơn lợi ích của mình trước sự vươn lên
mạnh mẽ của Trung Quốc. Những thay đổi lớn này kéo theo các nước lớn, các
thực thể khác cũng thay đổi chính sách đối ngoại, can dự nhiều hơn vào ĐNA,
điều này tác động không nhỏ đến nhận thức và hành động chiến lược của các
nước trong khu vực xây dựng và bảo vệ đất nước.
ĐNA có vị trí quan trọng trong chiến lược của các cường quốc trên thế giới.
Khu vực này không chỉ là nơi có nền kinh tế năng động, phát triển với tốc độ cao
mà còn có các tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, có nguồn tài nguyên phong
phú, quý hiếm, và đặc biệt là nơi Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc xác lập quyền
lực đối với Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu thúc
đẩy các nước lớn, trong đó có Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng cạnh tranh
chiến lược nhằm mở rộng ảnh hưởng tại ĐNA hiện nay. Trong 15 năm qua, cạnh
tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung tại ĐNA khá phức tạp, tác động đa chiều đến
tương quan ảnh hưởng và trật tự quyền lực, đến các hình thức hợp lực lượng, đến an
ninh và phát triển nói chung, đến độc lập dân tộc (ĐLDT) của các quốc gia và sự
đoàn kết của ASEAN. Chính vì vậy, việc nhận diện, đánh giá tác động can dự các
2
nước lớn, nhất là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến an ninh và hợp tác khu vực,
của từng nước ASEAN trong đó có Việt Nam là nhu cầu của thực tiễn. Từ đó,
nghiên cứu này góp phần đề xuất đối sách cho Việt Nam xây dựng một chính sách
đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, ĐLDT
duy trì môi trường hòa bình để phát triển bền vững.
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc các nước trong
khu vực từ năm 2001 đến năm 2015” làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lịch
sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
2. Mục đíc v n iệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án phân tích và làm rõ ảnh
hưởng của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đến ĐLDT của các
nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015, đồng thời đề xuất những đối
sách nhằm bảo vệ vững chắc ĐLDT và chủ quyền quốc gia của Việt Nam
trong bối cảnh gia tăng can dự của các nước lớn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, làm rõ khung khái niệm cơ bản và khung lý thuyết làm cơ sở
để triển khai và phân tích các nội dung trong luận án; làm nổi bật những nhân
tố ảnh hưởng đến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA hiện nay.
Thứ hai, làm rõ thực trạng cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung tại ĐNA
từ năm 2001 đến năm 2015; phân tích ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ -
Trung tại ĐNA đến ĐLDT của các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Thứ ba, rút ra những nhận xét, đối sách và kinh nghiệm trong việc bảo vệ
và củng cố ĐLDT của các nước ĐNA và đề xuất đối sách với Việt Nam trước
ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược của Mỹ -
Trung đến ĐLDT của các nước ĐNA.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Luận án sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của cạnh
tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA trên một số lĩnh vực chủ yếu như an
ninh, chủ quyền quốc gia, phát triển đất nước và khu vực, vị thế quốc tế và tập
hợp lực lượng của các nước ĐNA.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại các nước ĐNA, tập trung chủ yếu
vào các nước trong khối ASEAN.
- Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu những diễn biến diễn ra trong 15
năm đầu của thế kỷ XXI. Xuất phát từ ba lý do sau: Một là, vụ khủng bố
11/09/2001 ở Mỹ gây ra những ảnh hưởng phức tạp tới tình hình chính trị khu vực
và thế giới, tuy nhiên, nó lại là cơ hội giúp Mỹ tập hợp lực lượng, áp dụng lối ứng
xử của một siêu cường. ĐNA được Mỹ coi là “mặt trận thứ hai” chống khủng bố.
Hai là, trong giai đoạn này, Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng, cả Mỹ và Trung
Quốc đều thay đổi các chiến lược, chiến thuật trong chính sách đối ngoại nhằm lôi
kéo, tập hợp lực lượng và đẩy lùi ảnh hưởng của nước kia ra khỏi khu vực gây ra
những hệ lụy cho nền ĐLDT của các nước ĐNA. Ba là, sự ra đời của Cộng đồng
ASEAN vào cuối năm 2015 đã giúp các nước thành viên có điều kiện để củng cố
nền độc lập đất nước và dân tộc.
4. Cơ sở lý luận v p ƣơn p áp n i n cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Hệ thống các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận quan hệ quốc tế, lý thuyết chủ nghĩa hiện
thực để lý giải những ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA;
những quan điểm đường lối, chính sách đối ngoại, các chủ trương chính sách
trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam để đề
4
xuất những biện pháp bảo vệ ĐLDT ở khu vực trước ảnh hưởng cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: luận án đặt trong tiến trình lịch sử cụ thể, không
gian, thời gian là bối cảnh chung của quan hệ Mỹ - Trung, tình hình thế giới,
khu vực từ năm 2001 đến năm 2015; theo giai đoạn phát triển nhất định; phù
hợp với logic lịch sử...
- Phương pháp phân tích địa- chính trị: luận án được xem xét trước hết
dưới góc độ cạnh tranh địa- chính trị, cạnh tranh quyền lực trong không gian
địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn của khu vực, từ đây thấy rõ lợi ích, mục tiêu
chính trị chiến lược của Mỹ - Trung tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực.
- Phương pháp lôgic, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống: Các
nghiên cứu sẽ phải từ những thay đổi chính sách của Mỹ và Trung Quốc tại
ĐNA, diễn biến, sự kiện đã và đang xảy ra để phân tích được tầm ảnh hưởng
của cạnh tranh này đối với khu vực và từ đó rút ra được những kinh nghiệm,
những đối sách thích hợp cho các nước trong khu vực trong công cuộc xây
dựng và củng cố ĐLDT.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để thu thập và đánh
giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm văn kiện của Đảng các khóa
gần đây, nhất là khóa XI và XII, chủ trương chính sách của Nhà nước, các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài.
Ngoài ra tác giả luận án còn sử dụng phương pháp sưu tầm tư liệu, hệ
thống, đính chính, phân loại, thống kê, phương pháp liên ngành lịch sử, quan hệ
quốc tế, chính trị quốc tế được sử dụng làm phương pháp bổ trợ.
5. Đón óp mới về khoa học của luận án
5.1. Làm rõ những ảnh hưởng của sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ -
Trung ở ĐNA đến các khía cạnh của ĐLDT.
5
5.2. Làm rõ đối sách của các nước ĐNA (chủ yếu là các nước thuộc
ASEAN) đến đấu tranh duy trì và bảo vệ nền ĐLDT trước sự gia tăng can dự và
cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
5.3. Từ thực tiễn đấu tranh, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong
duy trì nền độc lập, phát triển và hội nhập quốc tế
6. Ý n ĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lý luận: Góp phần làm rõ thêm những nội dung về vấn đề mới
trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh địa chính trị và hội nhập quốc tế.
Xác định rõ và hệ thống hóa khái niệm cạnh tranh chiến lược, ĐLDT và
các khái niệm có liên quan, góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho chuyên ngành
Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân Quốc tế và giải phóng dân tộc.
6.2. Về thực tiễn: Nhận diện các khía cạnh tác động của cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung và phản ứng của các nước trong khu vực, từ đó góp phần cung
cấp các cứ liệu khoa học cho hoạch định chính sách và giảng dạy về lịch sử
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, về lịch sử thế
giới hiện đại và quan hệ chính trị quốc tế.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục chữ viết tắt, tài liệu
tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 13 tiết.
6
NỘI DUNG
C ƣơn 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đến ĐLDT các
nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 là đề tài được giới nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về đề tài này không có
nhiều mà chủ yếu nghiên cứu về cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung ở Đông
Á, CA-TBD hoặc cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ở ĐNA. Vì vậy, cho
đến nay, đề tài của luận án ở trong cũng như ngoài nước chưa có công trình
nghiên cứu nào mang tính hệ thống, chuyên sâu, tổng hợp, phân tích và đánh giá
một cách toàn diện về ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung ở
ĐNA đối với ĐLDT của các nước ở khu vực trong 15 năm đầu của thế kỷ XXI.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án hiện nay chủ yếu tập trung
theo 3 hướng: thứ nhất, ĐNA trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc; thứ hai, ảnh
hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ -Trung tại ĐNA đến khu vực; thứ ba, đối sách của
các nước ĐNA trước ảnh hưởng của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG NAM Á TRONG
CHIẾN LƢỢC CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC
1.1.1. Các nghiên cứu tron nƣớc
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu như: sách “Những vấn đề chính
trị, kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” của Trần Khánh (2006) [89] đã tập
trung xem xét ĐNA trong các vòng xoáy chiến lược tạo nên bởi xu thế toàn cầu hóa
và sự thay đổi địa chính trị khu vực; chuyển động phức tạp của ASEAN hiện nay; cơ
hội và thách thức đối với khu vực, từng quốc gia để từ đó cải cách và đẩy mạnh hội
nhập sâu rộng hơn tạo cho ĐNA hòa bình ổn định và năng động có tính cạnh tranh
cao. Những dữ liệu này giúp tác giả trong việc phân tích tình hình chính trị, kinh tế
của ĐNA hiện nay.
Cuốn sách “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hoạt động của
các bên liên quan”, của Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh Ngọc (2013) [155], đã
7
khẳng định tầm quan trọng địa chính trị của Biển Đông và chỉ ra những tính toán
phức tạp của các nước liên quan và ngoài khu vực. Theo các tác giả thì chính
những mâu thuẫn lợi ích và cạnh tranh chiến lược này đang tác động trực tiếp đến
những diễn biến hàng ngày trên Biển Đông và đặt ra nhu cầu bức thiết và quản lý
xung đột, hướng tới giải quyết tranh chấp cùng hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Đây là cuốn sách để tác giả kế thừa để làm rõ vai trò địa chính trị của Biển Đông.
Sách “Tri thức Đông Nam Á” của Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (2008)
[144] và sách chuyên khảo “Địa chính trị thế giới” của Nguyễn Thị Quế và Ngô
Thúy Hiền (2014) [154] đã trình bày những kiến thức cơ bản về đặc điểm địa lý tự
nhiên, lịch sử và văn hóa và quá trình vận động địa - chính trị của ĐNA, qua đó
giúp tác giả luận án có cơ sở phân tích, giải thích các diễn biến chính trị trên nền
của các yếu tố địa lý, sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa yếu tố địa lý và chính trị
đối với sự phát triển quốc gia, khu vực.
Trên tạp chí khoa học cũng có hàng loạt nghiên cứu về ĐNA trong lợi ích
chiến lược của Mỹ và Trung Quốc như: bài “Châu Á – Thái Bình Dương trong
chiến lược của Mỹ và Trung Quốc” của Nguyễn Ngọc Ánh (2012) [7], bài “Châu
Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm quan hệ của các nước lớn” của Nguyễn Thành
Đồng (2014) [40], bài “Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung
Quốc” của Lê Minh Trang và Trần Khánh (2014) [200], bài “Nhân tố ASEAN
trong Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đầu thế kỷ XXI” của Lưu Việt Hà
(2014) [54] và bài “Vị thế của ASEAN trong cuộc cạnh tranh giành thị trường
châu Á của Trung Quốc và Mỹ” của Hồ Văn Chiểu (2015) [25]. Các công trình
nghiên cứu đều khẳng định: ĐNA có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến
lược của các nước lớn. ĐNA không chỉ có tuyến hàng hải và hàng không huyết
mạch của thế giới mà còn có nhiều tài nguyên phong phú và quý hiếm. Ngoài ra,
khu vực này đông dân cư, có chế độ chính trị hết sức đa dạng, là khu vực đa sắc
tộc và tôn giáo, có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao nhưng không đồng đều
chính những nhân tố này đã biến ĐNA trở thành tâm điểm trong cuộc “ganh đua”
giữa các nước lớn. Hiện nay, khi Trung Quốc đang nổi lên thách thức vị trí bá
8
quyền của Mỹ trong khu vực và thế giới, ĐNA bị rơi vào “vòng xoáy” cạnh tranh
chiến lược của Mỹ - Trung và các cường quốc khác. Các công trình khoa học này
đã giúp tác giả phân tích rõ nét hơn về các nhân tố tác động đến ảnh hưởng cạnh
tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA.
Đặc biệt có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Biển Đông như
bài “Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông” của Phạm Thùy Trang (2009) [201], bài “An
ninh Biển Đông nhìn từ tranh chấp lợi ích kinh tế giữa các nước liên quan” của Đỗ
Minh Cao (2010) [20], bài “Lợi ích của các cường quốc và thể chế khu vực trong
vấn đề an ninh Biển Đông” của Đỗ Minh Thái (2011) [167] và bài “Vì sao các nước
quan tâm hơn đến Biển Đông?” của Nguyễn Nhâm (2015) [140]. Các công trình
nghiên cứu này đã đã đưa ra những đánh giá về vai trò của Biển Đông không chỉ
liên quan đến lợi ích của các nước ASEAN và Trung Quốc, mà còn gắn liền với lợi
ích nhiều mặt của các cường quốc cũng như nhiều nước khác ngoài khu vực, đặc
biệt là Mỹ. Các tác giả đề cập đến lợi ích chiến lược đang thay đổi của Mỹ và Trung
Quốc ở ĐNA để từ đó góp phần giải thích tại sao hai cường quốc này ngày càng gia
tăng can dự nhiều hơn vào khu vực, cả về hợp tác và cạnh tranh.
1.1.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Công trình của các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích sự biến đổi của tình
hình an ninh khu vực ĐNA như : “Ethnic Conflic in Southeast Asia” (Mâu thuẫn
dân tộc ở Đông Nam Á), Singapore (2005); “The New Global Polictics of the Asia
- Pacific” (Chính trị toàn cầu mới của Châu Á – Thái Bình Dương), của các tác
giả Michael K.Connors, Resmy Davison (Australia) và Jorn Dosch (Anh) (2004)
[251], đã phân tích tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là điểm nóng Biển Đông,
Hồi giáo cực đoan và các nhóm nổi dậy địa phương do kinh tế còn yếu kém và
thiếu một mạng lưới an ninh khu vực. Đây là những tư liệu hữu ích cung cấp
thông tin bổ ích giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung tình hình khu
vực ĐNA hiện nay.
Bài “Tình hình cơ bản Việt Nam và quan hệ Trung - Việt” (Vietnam Basic
Situation and the China – Vietnam Relationship) của Cổ Tiểu Tùng (2009) [234],
9
giáo sư Cốc Nguyên Dương cũng có hàng loạt bài viết như: “Bàn cờ ĐNA và nước
cờ đột phá Việt Nam” (The Southeart Asia Chessboard and the Ground – breaking
Movement of Vietnam), “Trung - Việt chung ý thức hệ và quan hệ thương mại sâu
sắc hơn” (Chinese – Vietnamese Joint Ideology and Deeper Trade Relation) và bài
“Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ” (China – Vietnam have
Resolved 2/3 of Territorial Disputes) [235]. Các tác giả đều nhận định ĐNA là
trọng điểm bố trí chiến lược của Trung Quốc cũng là nơi được các nước lớn bên
ngoài khu vực quan tâm “chăm sóc” vì lợi ích của chính họ khiến tình hình nơi này
thiếu ổn định. Tác giả cũng phân tích vai trò địa kinh tế và chính trị của Việt Nam
từ đó đề xuất Trung Quốc cần coi trọng ý nghĩa của ĐNA trong địa chính trị toàn
cầu. Việt Nam nên trở thành một trong những quốc gia trọng điểm được coi trọng
của Trung Quốc và hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam; nên là một trong những
trọng điểm để tăng cường ngoại giao xung quanh với ĐNA của Trung Quốc.
Nhìn chung, những công trình trên đã phân tích khá toàn diện toàn cảnh về
tình hình chính trị, an ninh, kinh tế tại khu vực và vai trò địa - chính trị của ĐNA
đối với các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Đây là những nghiên cứu
quan trọng giúp tác giả khái quát bối cảnh quốc tế, khu vực CA-TBD và ĐNA hiện
nay, từ đó phân tích sâu sắc hơn lý do nào đã khiến Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh
chiến lược ở ĐNA tạo nên những ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của các quốc
gia trong khu vực. Tuy nhiên, do hướng nghiên cứu khác với luận án nên các công
trình trên chưa thể hiện một cách đầy đủ bối cảnh quốc tế và khu vực, cũng như vai
trò địa chiến lược của ĐNA ảnh hưởng đến ĐLDT của các quốc gia ĐNA.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ẢNH HƢỞNG CẠNH
TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỚI CÁC
NƢỚC TRONG KHU VỰC
1.2.1. Các nghiên cứu tron nƣớc
Những công trình nghiên cứu có tính hệ thống, chuyên sâu mang tầm chiến
lược về cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA và Việt Nam phải kể đến đề tài
“Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập
niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam” của Nguyễn Hoàng Giáp (2010) [46],
10
đã tập trung phân tích những diễn biến chủ yếu của các cặp quan hệ cạnh tranh chiến
lược giữa một số nước lớn có vị trí, vai trò quan trọng ở ĐNA từ đó làm rõ quá trình
cạnh tranh chiến lược và ảnh hưởng của một số nước lớn trong khu vực cùng với
khuynh hướng biến đổi của quá trình đó trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, đồng
thời chỉ ra tác động của nó đến an ninh và phát triển của Việt Nam hiện nay.
Công trình khoa học thứ hai là “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ -
Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau chiến tranh lạnh” của Trần Khánh
(2014), Nxb Thế giới. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sự vận động, biến đổi của
hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA thời kỳ sau Chiến tranh
Lạnh, từ đó góp phần việc nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính
sách liên quan đến các vấn đề chính trị quốc tế. Đây là một đề tài nghiên cứu
mang tính khoa học và thực tiễn cao, chứa đựng nội dung rộng lớn và hết sức phức
tạp, đa diện của vấn đề hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung cả ở cấp độ
khu vực và toàn cầu thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Hai công trình trên là những nghiên cứu quan trọng giúp tác giả luận án phân
tích, định hướng đúng đắn, có những tài liệu sát thực để nghiên cứu đề tài của mình.
Đề cập đến mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, các
nghiên cứu trong nước có các sách tiêu biểu như: Sách tham khảo “Quan hệ Trung
- Mỹ có gì mới” của Nguyễn Văn Lập (2001) [104], sách “Quan hệ của Mỹ với các
nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” của Vũ Dương Huân (2003) [74],
đề “Quan hệ Trung - Mỹ giai đoạn 2006 - 2010: Triển vọng và tác động” của Bộ
Ngoại giao (2010) [19], tác giả Nguyễn Thái Yên Hương (2011) với cuốn sách
“Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng
quyền lực” [85], sách “Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: thập nên đầu thế kỷ XXI” của
Lê Khương Thùy (2012) [186]. Các tác giả đều nêu rõ quan điểm về quan hệ
Trung - Mỹ sẽ phát triển theo hình sin: quan hệ phụ thuộc, đan xen lẫn nhau giữa
hợp tác - kiềm chế, phối hợp - cạnh tranh, bạn bè - đối thủ. Các nghiên cứu này đã
đề cập tới quan hệ Trung - Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu, lợi ích của hai nước ở
ĐNA và nhấn mạnh để bảo vệ lợi ích của mình Mỹ và Trung Quốc đều coi trọng
việc lôi kéo, tập hợp lực lượng trong khu vực, tăng cường ảnh hưởng tạo lợi thế
11
chiến lược nhằm chi phối khống chế các quan hệ quốc tế ở ĐNA, CA - TBD. Đây
là những tư liệu hữu ích để tác giả hiểu rõ hơn bản chất trong quan hệ Mỹ - Trung
trước những biến đổi chính trị của thế giới hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số bài báo viết về vấn đề này như: Bài “Xu hướng và bản
chất của quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” của tác giả Trần Khánh
(2014) [96], nhận định rằng: trong hai thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh, mối quan
hệ Mỹ - Trung tiếp tục thiếu ổn định và tính cạnh tranh ngày càng lớn trên tất cả các
mặt, trong đó tính chất tranh thủ, lợi dụng lẫn nhau giảm đi, tính kiềm chế, xung đột
lợi ích nhất là về kinh tế, an ninh quân sự và địa chính trị tăng lên chứa đựng nhiều
nguy cơ bất ổn không chỉ cho họ mà còn cho cả ĐNA và nhân loại.
Bài “Tìm hiểu về khuôn khổ “mối quan hệ nước lớn kiểu mới” Trung - Mỹ”
của Linh Tú và Dương Đăng (2014) [206], đã nêu lên quan điểm của hai nước
Trung Quốc và Mỹ về mối quan hệ nước lớn kiểu mới. Tác giả nhận định mối
quan hệ hai bên sẽ vẫn dựa trên cơ sở duy trì hiện trạng để phát triển, nhưng tránh
xung đột, đối kháng và cạnh tranh trong hợp tác thì đó là những bước mở đầu cho
mối quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ trong tương lai.
Các công trình đề cập đến vấn đề chiến lược của Mỹ và Trung Quốc phải kể
đến sách tham khảo “Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ”
của Trần Bá Khoa (2000) [99], sách “Nhân tố địa – chính trị trong chiến lược toàn
cầu mới của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Văn Lan (2007)
[101], công trình “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau chiến
tranh lạnh”, của các tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Thị Lệ
(2007) [49], sách “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Văn Du [160];
sách “Chính sách đối ngoại của các nước lớn” của Phạm Minh Sơn (2010) [161] đã
phân tích các giai đoạn chuyển biến và sự điều chỉnh chiến lược và quá trình triển
khai của Mỹ và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh trong đó có khu vực ĐNA và Việt
Nam. Đây là các tư liệu hữu ích giúp tác giả có nhận định đúng hướng trước những ý
đồ và mục tiêu chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA.
12
Các công trình nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ -
Trung tại CA-TBD và ĐNA được đề cập khá nhiều ở các bài báo khoa học trong
nước tiêu biểu như: bài viết “Can dự và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông
Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh (2009) [92] đã nhấn mạnh,
sự gia tăng can dự của cả Mỹ và Trung Quốc đối với ĐNA đang tác động và làm
phân hóa quá trình tập hợp lực lượng và hình thành cục diện cân bằng mới trong trật
tự ĐNA và Đông Á cũng như ở CA-TBD.
Bài viết “Mỹ - Trung Quốc liệu có giải quyết được tình hình căng thẳng
trên Biển Đông” của tác giả Đỗ Trung (2010) [204], khẳng định những bất đồng
xung quanh vấn đề pháp lý về biển và mục tiêu, lợi ích khác nhau khiến cho hai
nước khó có thể giải quyết được tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Bài “Ảnh hưởng của cuộc ganh đua Mỹ - Trung đối với các nước Đông
Nam Á” của tác giả Huệ Anh (2013) [3], có những kết luận cuộc “ganh đua” giữa
hai cường quốc này sẽ tác động ảnh hưởng tới khu vực ĐNA, làm cho các nước
ASEAN khó xử, “lâm vào thế kẹt” trong quan hệ đối ngoại với hai nước. Tuy
nhiên, do tác giả nghiên cứu vấn đề này trên khía cạnh QHQT vì vậy đã không đi
sâu phân tích kỹ sự cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNA tác động thế nào tới an ninh
quốc gia, đến sự phát triển của đất nước và vị thế quốc tế của các nước ASEAN.
Tác giả Mai Hoài Anh (2013) với bài “Tác động cạnh tranh chiến lược
giữa các nước lớn ở Đông Nam Á với Việt Nam [4] đã phân tích rõ những tác động
tích cực như: tăng vai trò, vị thế chính trị; thuận lợi trong việc theo đuổi chiến
lược đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; xu hướng hợp tác
tăng lên; thuận lợi trong tiếp xúc giao lưu văn hóa... và tác động tiêu cực như: ảnh
hưởng đến an ninh, ĐLDT, ổn định và phát triển khu vực; thách thức cho phát
triển kinh tế... của Việt Nam trước cạnh tranh chiến lược các nước lớn.
Các tác giả Trần Khánh và Hồ Thị Ái Phương (2015) viết bài “Triển vọng
ASEAN và sự chi phối của các nước lớn – Những thách thức đối với Việt Nam”
[98] thì cho rằng tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đối với triển
vọng Cộng đồng ASEAN gồm: về mặt tích cực, tạo ra cú hích mới cho ASEAN;
thúc đẩy liên kết nội khối; làm tăng vị thế của ASEAN; về những thách thức, làm
13
cho các mâu thuẫn, xung đột địa chính trị của khu vục tăng nhanh, kéo theo nó là
làm chạy đua vũ trang; tác động đến Việt Nam, đã tạo ra cơ hội thuận lợi hơn cho
Việt Nam trong việc theo đuổi chính sách “đa cửa”, “đa đối tác”, “cân bằng chiến
lược”; tăng sức đề kháng dân tộc.
Đề cập đến ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại ĐNA có hàng loạt các bài viết
như bài viết “Mỹ trở lại Đông Nam Á có tác động thế nào đối với an ninh Biển
Đông” của tác giả Quang Huy (2011) [79] đã đưa ra đánh giá rằng việc Mỹ “quay
trở lại” ĐNA ảnh hưởng nhiều đến tình hình an ninh Biển Đông, thái độ của các
nước ĐNA về vấn đề Biển Đông sẽ chịu sự “cổ vũ” trực tiếp hơn, sự quan tâm chú
ý của các nước lớn ngoài khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ.
Bài “Chiến lược toàn cầu của Mỹ và những tác động ảnh hưởng tới môi
trường hòa bình quốc tế” của Trịnh Thanh Liêm (2013) [107] thì cho rằng để thực
hiện ý đồ tiếp tục lãnh đạo thế giới trong bối cảnh điều kiện quốc tế có những sự
phát triển mới, Mỹ thực hiện điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu. Sự điều chỉnh
này của Mỹ không chỉ tác động đến cục diện khu vực CA-TBD mà cả toàn thế giới.
Tác giả Lê Khương Thùy (2014) với bài “Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối
với Trung Quốc và tác động đến ĐNA/ASEAN” [187], đã cho rằng chính ...goài để khẳng định quyền làm chủ đất nước và quyền phát triển của dân tộc,
là sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, là sự độc lập và tự chủ trong mối
quan hệ với các quốc gia dân tộc khác với cộng đồng quốc tế, là ấm no, tự do,
hạnh phúc của nhân dân [110, tr.81].
Như vây, ĐLDT bao hàm quyền tối cao trong việc định đoạt các vấn đề
trong nước và quyền được bình đẳng trong QHQT, cũng như quyền tự quyết định
các vấn đề đối ngoại của quốc gia dân tộc [153, tr.117].
Trước thập niên 90 của thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo
vệ và củng cố ĐLDT của các nước đang phát triển là một quá trình đấu tranh lâu
dài, gian khổ nhưng đã làm thay đổi một cách sâu sắc bức tranh toàn cảnh của thế
giới hiện đại, nhất là hệ thống tư bản chủ nghĩa. Việc giành được ĐLDT là một
thành tựu có tính chất lịch sử không chỉ của các nước thuộc địa, mà còn là của tất
cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm đảo
lộn cục diện thế giới và đời sống kinh tế quốc tế đặt vấn đề bảo vệ ĐLDT của các
nước đang phát triển trước những cơ hội, thời cơ mới và cả những thách thức
nghiêm trọng. Hiện nay, ĐLDT đang chịu những tác động không nhỏ trước sự
xâm hại của chủ nghĩa đế quốc và mặt trái của toàn cầu hóa (TCH). ĐNA hầu hết
đang là các nước đang phát triển, giành được độc lập về chính trị, nhưng về kinh
tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ít nhiều còn phụ thuộc vào các nước phát triển.
Để giành vị thế có lợi, các quốc gia dân tộc đều điều chỉnh chính sách, tạo cơ
hội tận dụng, tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư và
28
những kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các nước
đang phát triển, do phải phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển về khoa học, công
nghệ, vốn đầu tư, nên những nước này đang đứng trước nhiều thách thức lớn.
Trong bối cảnh đó, các nước vừa và nhỏ luôn nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực,
tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của các nước lớn.
Các nước lớn cậy thế ức hiếp nước nhỏ, áp đặt các luật lệ cùng giá trị văn
hóa thu vén lợi ích cho mình tạo nên sự bất bình đẳng. Thông qua chính sách đầu
tư, hỗ trợ, viện trợ về kinh tế các nước lớn thường ra giá, mặc cả các điều kiện về
chính trị, dùng kinh tế để đổi lấy chính trị tạo ra nguy cơ xâm phạm đến ĐLDT, chủ
quyền và an ninh quốc gia. Các nước lớn thường can thiệp vào nội bộ của các nước
khác đặc biệt là các nước đang phát triển, theo những phương cách thô bạo, cường
quyền. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chế chính trị và an ninh cho
các nước nhỏ khi tham gia, dẫn đến lệ thuộc vào các nước lớn trong tất cả các lĩnh
vực của quốc gia. Thậm chí, một số cường quốc sử dụng các thủ đoạn, cơ hội làm
gia tăng mâu thuẫn, trầm trọng thêm những khó khăn nhằm đẩy nhanh việc thay đổi
chế độ chính trị đối với những nước khác biệt về chế độ chính trị, hoặc thu hút các
nước đó vào khu vực ảnh hưởng của họ. Trong điều kiện đó, độc lập, chủ quyền và
an ninh quốc gia bị uy hiếp nghiêm trọng, thậm chí bị xâm phạm [209].
Hiện nay, trên thế giới, người ta thường nhấn mạnh đến 3 yếu tố: an ninh, phát
triển và vị thế quốc tế để nhìn nhận về ĐLDT của một quốc gia. Để bảo vệ và củng
cố ĐLDT, các nước ĐNA cần phải có những chính sách phát triển đất nước, lấy phát
triển kinh tế làm trọng tâm, giữ vững ổn định chính trị, tạo lập sự đoàn kết, đồng
thuận xã hội; mặt khác cần chú trọng xử lý các vấn đề đối ngoại để tận dụng cơ hội
phát triển và hạn chế những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung đem lại. Đoàn kết và cùng nhau phát triển bền vững, giữ vững ổn
định an ninh - chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
tăng cường hội nhập quốc tế... là việc làm cấp bách và cần thiết hiện nay nhằm bảo
vệ và củng cố ĐLDT, ứng phó với các ảnh hưởng từ cạnh tranh Mỹ - Trung đem lại.
29
2.1.3. Quan điểm của chủ n ĩa Mác - Lênin về cạnh tranh chiến lƣợc
Học thuyết Mác - Lenin cho rằng quan hệ xã hội trong đó có QHQT suy
cho cùng do quan hệ vật chất quyết định. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về cạnh tranh chủ yếu đề cập tới mâu thuẫn trong đấu tranh giai cấp và các chế độ
xã hội; giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; giữa cơ sở hạ tầng với kiến
trúc thượng tầng. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng lịch sử là lịch sử đấu tranh giai
cấp giữa giai cấp thống trị và bị trị.
Mác và Ăngghen lập luận rằng các dân tộc lớn và tiến bộ có vai
trò lịch sử trong việc hoàn thành cách mạng thế giới, trong khi liên kết
với nhiều dân tộc nhỏ khác và tạo điều kiện cho chủ nghĩa xã hội thành
công. Nhưng các ông cũng phản đối một số người theo quan điểm “dân
tộc phản động” và những phong trào dân tộc bị các cường quốc lợi dụng
nhằm chống lại cách mạng thế giới.
Sau này, Lênin phát triển chủ nghĩa Mác, và cho rằng, chính vì
sự phụ thuộc chặt chẽ của hệ thống kinh tế tư bản vào thị trường và
nguồn tài nguyên hải ngoại, nên xung đột quốc tế là căn bệnh cố hữu
trong thế giới của các nước tư bản. Chủ nghĩa đế quốc đã biến thế giới
thành hai mảng, một bên là các dân tộc bị áp bức và kia là đi áp bức.
Chính sự phát triển không đồng đều của các nước tư bản dẫn tới chiến
tranh đế quốc và phân chia thuộc địa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không
thể quan hệ sinh tồn với các nước tư bản chủ nghĩa.
Khi bàn về lợi ích dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, lợi
ích quốc gia là sự phổ cập hóa lợi ích giai cấp này đối với giai cấp khác
và đưa đến cộng đồng hóa trong toàn xã hội. Xã hội quốc tế là một hệ
thống thế giới, trong đó xung đột quốc tế, hợp tác quốc tế, cục diện thế
giới v.v. cơ bản được giải quyết bởi quan hệ giữa hai giai cấp với nhau.
Muốn loại bỏ chiến tranh xâm lược và thái độ cường quyền của các
nước lớn thì phải làm cách mạng vô sản, loại trừ các nước tư bản. Khi
lực lượng sản xuất và giao lưu quốc tế phát triển cao sẽ đưa thế giới đến
đại đồng [216, tr.100-102].
30
Theo các nhà tư tưởng Mác-xít, các nước tư bản sẽ rơi vào khủng hoảng, bất
lực trước tình trạng bạo lực tăng cao và suy yếu khi uy tín của chính quyền bị suy
giảm. Trung Quốc sẽ trở thành một nền kinh tế hùng mạnh, lãnh đạo các quốc gia
kém phát triển trong cuộc chiến với các nước phát triển - đứng đầu là Mỹ [10, tr.31].
2.1.4. Lý thuyết của Chủ n ĩa hiện thực về cạnh tranh giữa các nƣớc lớn
Nội dung chính của Chủ nghĩa hiện thực đó là: lợi ích là yếu tố căn bản
trong QHQT và được đảm bảo bằng quyền lực. QHQT được mô tả như một cuộc
cạnh tranh giành quyền lực giữa các nước theo đuổi lợi ích quốc gia, xung đột là
bản chất của QHQT.
Trong đời sống chính trị quốc tế, không phải tất cả các quốc gia đều bình
đẳng như nhau, mà các nước lớn thường nắm vai trò chi phối, định đoạt. Nước lớn
luôn có thiên hướng chi phối không gian chiến lược xung quanh họ, trong khi nước
nhỏ luôn tìm cách thích nghi và trong nhiều trường hợp phải chấp nhận, cam chịu
[193, tr.108]. Để tự cứu mình, các nước có thể sử dụng chính sách liên minh. Trong
các cuộc xung đột, các quốc gia có thể có lợi ích nhất định nhưng tất cả sẽ thay đổi
một khi tương quan so sánh lực lượng thay đổi và xung đột chấm dứt theo hướng có
lợi cho họ. Liên minh của các quốc gia không bền vững, hôm nay có thể là bạn bè
nhưng ngày mai có thể trở thành đối thủ, thậm chí là kẻ thù và ngược lại chỉ vì lợi
ích khác biệt. Những khác biệt về lợi ích chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột,
cạnh tranh giữa các nước nhất là các nước lớn.
Từ Chủ nghĩa hiện thực, các cường quốc cho rằng chỉ có con đường duy
nhất là trở thành nước mạnh nhất trong hệ thống quốc tế mới đảm bảo được sự tồn
vong của mình.
Các nước lớn đều nuôi tham vọng trở thành bá quyền khu vực và
quốc tế, dùng “khu vực sân sau” làm bàn đạp để tiến xa hơn. Khi giành
được vị trí bá quyền nước lớn tìm cách ngăn không cho các nước lớn
khác xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của mình. Nếu một nước có khả
năng làm bá quyền xuất hiện, mà các nước lớn trong khu vực không có
khả năng kiềm chế, nước bá quyền ngoài khu vực sẽ sử dụng các biện
pháp thích hợp để xử lý nước mới nổi lên đó [73, tr.63].
31
Hiện nay, Mỹ có địa vị bá quyền thống trị Tây bán cầu và có ảnh hưởng lớn
tới các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc nổi lên trở thành một
cường quốc đang thách thức vị thế bá quyền của Mỹ trên thế giới. Vì vậy, cạnh
tranh, xung đột giữa hai nước là điều khó tránh khỏi.
Các nước lớn do quyền lợi khác biệt nhau nên có nhiều mâu thuẫn, song xu
hướng chung là các nước này thường thỏa hiệp, phân chia lợi ích với nhau và điều
này làm phương hại đến lợi ích các nước vừa và nhỏ. Các nước lớn luôn tìm mọi
cách làm thay đổi cục diện thế giới đồng thời tác động, gây ảnh hưởng tới các
nước đang phát triển, các nước nhỏ hơn mình, hi sinh quyền lợi của các nước nhỏ
để thỏa mãn quyền lợi của các nước lớn. Trên thực tế khả năng giữ ĐLDT của các
nước nhỏ luôn lép vế về thế và lực so với các nước lớn [113, tr.32]. Lịch sử đã
chứng minh, một số các nước lớn đã bàn bạc và quyết định các vấn đề liên quan
đến vận mệnh các nước nhỏ mà không có sự tham gia của các nước này. Vì vậy,
các nước nhỏ phải tỉnh táo, cảnh giác để bảo vệ nền ĐLDT của đất nước mình.
Các nước vừa và nhỏ thường theo đuổi chính sách cân bằng trong quan hệ với các
nước lớn, tận dụng cơ hội, hạn chế tiêu cực do cạnh tranh của các nước lớn mang
lại để phát triển đất nước, bảo vệ ĐLDT.
Lý thuyết hiện thực đã đưa ra những lý giải về cạnh tranh, va chạm, xung
đột giữa các nước lớn, ảnh hưởng của nó đến ĐLDT của các nước nhỏ. Trong môi
trường cạnh tranh các nước lớn vẫn có thể tìm thấy cơ hội hợp tác nếu như có
điểm tương đồng về lợi ích và đạt được sự tin tưởng lẫn nhau [133, tr.14].
Như vậy, chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Mác - Lênin góp phần quan
trọng trong việc nhận diện các nguyên nhân đưa đến cạnh tranh quốc tế và tác
động đến độc lập chủ quyền của các nước đang phát triển cũng như công cuộc bảo
vệ ĐLDT của các nước này. Trong đó, Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng mâu
thuẫn và lợi ích giai cấp, sự khác nhau về ý thức hệ chính trị tư tưởng và tham
vọng đế quốc là một trong những nguyên nhân chính tạo ra cạnh tranh chiến lược
giữa các nước với nhau, nhất là các nước khác nhau về chế độ chính trị [94, tr.21]
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ĐLDT, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các
32
nước nhỏ; Chủ nghĩa hiện thực thì cho rằng sự khác biệt về lợi ích là nguyên nhân
chính tạo ra sự cạnh tranh, xung đột của các nước lớn.
2.2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG
2.2.1. Những biến đổi của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, QHQT có nhiều biến chuyển và phức tạp
hơn. Hệ thống quốc tế Yanta tan rã kéo theo quá trình tan rã của trật tự thế giới hai
cực Xô - Mỹ. Thế giới đang quá độ sang trật tự thế giới mới, trật tự đa cực. Hiện nay,
ngoài siêu cường Mỹ còn có các cường quốc như: Nga và Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ..., tổ chức của các khu vực, EU, nhóm BRICS... tác động tới tình hình chính trị
thế giới đương đại. Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, Mỹ phát động cuộc chiến
chống khủng bố, thực hiện 2 cuộc chiến tranh với Afghanistan và Iraq nhưng sa lầy
tại các cuộc chiến này. Cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9, cùng sự lớn
mạnh của Trung Quốc và những mâu thuẫn, bất đồng xung đột ở khu vực Đông Á và
ĐNA đã khiến Mỹ nhận ra đã bỏ trống quyền lực một thời gian dài ở CA-TBD đặc
biệt là ĐNA là nơi duy nhất để Trung Quốc dễ dàng biến thành “bàn đạp” mở rộng ra
thế giới. Mỹ buộc phải dần chuyển trọng tâm “chiến lược toàn cầu” của mình từ châu
Âu - Đại Tây Dương về khu vực này, đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chính sách an
ninh và đối ngoại, coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất và là chuẩn mực để đánh
giá quan hệ của Mỹ với các nước. Thách thức của Mỹ hiện nay không phải ở tầm
toàn cầu mà là một chuỗi các thách thức khu vực. Đó là sự cứng rắn của Nga và cuộc
khủng hoảng di cư ở châu Âu; là Trung Quốc mở rộng, cải tạo đảo đá ở Biển Đông;
là chủ trương tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân của Triều Tiên; là tình hình
bạo lực ở Trung Đông... Mỹ tuy vẫn là cường quốc số một thế giới, nhưng ở từng khu
vực, vị trí Mỹ chỉ đứng thứ hai, thứ ba. Vị thế lãnh đạo của Mỹ đang bị lung lay, trật
tự thế giới do Mỹ đề xuất và thực hiện đang bị thách thức.
Cục diện thế giới hiện nay với xu thế hòa bình hợp tác và phát triển tạo ra
môi trường quốc tế thuận lợi cho việc bảo vệ và củng cố ĐLDT của các nước đang
phát triển. Xu thế này giúp các nước này tránh được phần nào sự lôi kéo, tranh
giành ảnh hưởng của các nước lớn; tự chủ hơn trong việc hoạch định đường lối,
33
chính sách; chủ động hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng hướng tới hòa bình, ổn
định và phát triển tạo thuận lợi trong đoàn kết nội bộ; tạo điều kiện cho việc giải
quyết các xung đột sắc tộc, dân tộc theo hướng hòa bình, hòa hợp dân tộc và hợp
tác, cùng các nước phát triển xây dựng những định chế quốc tế có lợi cho hòa
bình, hợp tác và phát triển chung trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, chiến tranh cục bộ, xung đột và chạy đua vũ trang, xung đột sắc
tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo,
tài nguyên và cạnh tranh kinh tế vẫn diễn ra gay gắt. Các vấn đề toàn cầu, an ninh
truyền thống và an ninh phi truyền thống diễn biến ngày càng phức tạp. Các nước
lớn vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh gay gắt, chi phối và làm phức tạp hơn
các QHQT [82, tr.14-15]. ĐLDT và chủ quyền quốc gia của các nước trên thế giới
nói chung, các nước đang phát triển nói riêng đang bị tham vọng của các cường
quốc đe dọa. Chính trị của các nước đang phát triển diễn ra hết sức phức tạp,
thường rơi vào thế bị động và chịu nhiều thua thiệt trong QHQT, ảnh hưởng đến
ĐLDT bởi tham vọng của các cường quốc đe dọa.
Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu đe dọa đến sự sống
và sự phát triển bền vững của nhân loại, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự
giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương. Những nỗ lực chung của cộng
đồng quốc tế nhiều năm qua đã đưa lại một số kết quả trong việc làm giảm thiểu
hiệu ứng nhà kính, xử lý nguồn nước và rác thải, chữa trị các bệnh lây nhiễm
HIV/AIDS, SARS, dịch cúm gia cầm... nhưng tính chất nghiêm trọng và phức tạp
của những vấn đề toàn cầu đang đòi hỏi các nước đóng góp tích cực hơn nữa trong
sự phối hợp, hợp tác hành động một cách hiệu quả, thiết thực để đối phó.
Toàn cầu hóa (TCH) đã giúp các nước đang phát triển có cơ hội để phát triển
kinh tế, xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia và đấu tranh giành vị thế
trong hệ thống phân công lao động quốc tế, từng bước vươn lên giành độc lập về
kinh tế, củng cố độc lập về chính trị [132, tr.78]. Tuy nhiên mặt trái của TCH là làm
thay đổi các thể chế và cơ chế chính trị quốc gia. TCH còn tấn công vào chủ
quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền thống dân tộc, đe dọa sự ổn
34
định về kinh tế và xã hội [158, tr.3]. Tính độc lập của mỗi quốc gia sẽ bị thách thức
bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, làm hạn chế thẩm quyền và
khả năng hành xử theo ý chí riêng của từng nước. Các nước không thể tự quyết
được cơ cấu sản xuất theo ý mình. Nền tài chính của nhiều nước dễ bị lũng đoạn,
sẽ dẫn đến sự đổ vỡ hoặc mất đi nhiều ngành sản xuất, sự phá sản của hàng loạt các
xí nghiệp yếu kém của các nước đang phát triển kéo theo nó nạn thất nghiệp và
hàng loạt các vấn đề tiêu cực xã hội nảy sinh khác [57].
Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh
mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm thay đổi cơ bản lực
lượng sản xuất , quan hệ xã hội và QHQT. Cuộc cách mạng này giúp các nước
nghèo, lạc hậu có những bước bứt phá, giảm tụt hậu so với các nước công nghiệp
tiên tiến. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này làm gia tăng nạn thất nghiệp, khoảng cách
giàu - nghèo, tụt hậu về mức sống và trình độ phát triển, tính phụ thuộc lẫn nhau và
sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia. Một số nước vươn lên sở hữu công nghệ hạt
nhân đã làm các nước lớn phải dè chừng trong chính sách cứng rắn của mình với
các nước khác. Khoa học - công nghệ ngày càng phụ thuộc vào nhân tố tri thức, do
đó nó tạo ra những biến đổi trong phương thức sản xuất, kinh doanh và các mối
quan hệ xã hội. Khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo sự bùng nổ thông tin. Truyền
thông là công cụ sắc bén cho việc nhận thức thế giới quan, vì vậy xu hướng chung
của các nước là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong hòa bình.
Có thể nói, xu thế lớn của thế giới hiện nay là hòa bình, hợp tác và phát
triển. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh, xung đột cục bộ cũng gia tăng, sự tồn tại
các điểm nóng và vấn đề an ninh đặc biệt là an ninh phi truyền thống nổi lên gây
ra nhiều tác động tiêu cực bắt buộc tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới đứng
trước những thách thức mới về bảo vệ và củng cố ĐLDT, vừa hội nhập quốc tế,
vừa giữ gìn được bản sắc mỗi quốc gia. Quan hệ giữa các nước lớn có xu thế vừa
hợp tác, vừa đấu tranh.
2.2.2. Tình hình khu vực châu Á - T ái Bìn Dƣơn
Hiện nay, CA - TBD đang diễn ra quá trình phát triển năng động. Kinh tế
khu vực liên tục tăng trưởng và có vị trí địa chính trị quan trọng đối với các cường
35
quốc trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, CA-TBD là khu vực có các nước phát triển
không đồng đều, tôn giáo , dân tộc đa dạng, do đó, tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, bùng
phát chiến tranh, ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực và quốc tế. Nơi đây tập
trung các “điểm nóng”, cạnh tranh giữa các nước lớn gây nên nhiều biến động trong
khu vực, xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng mới cùng với trạng thái đan xen
lợi ích rất phức tạp. Tại khu vực có ba cường quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc
cùng với Ấn Độ, Nga, Australia, Hàn Quốc là những nước có nền kinh tế lớn... tạo
ra sự thay đổi về tập hợp lực lượng. Đặc trưng nổi bật trong các QHQT ở CA-TBD
hiện nay là: hợp tác, đàm phán, đấu tranh, thỏa hiệp; các nước đều ra sức lợi dụng
mâu thuẫn của Mỹ - Trung để tối ưu hóa lợi ích quốc gia của mình.
ĐNA đang trở thành một trong những khu vực nhận được nhiều sự quan
tâm của các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ... Khu vực ĐNA gồm 11
nước (Bruney, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,
Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore).
Đặc tính nổi bật của Đông Nam Á: Thứ nhất, chế độ chính trị hết sức đa dạng:
Thái Lan, Brunei, Campuchia là nước theo chế độ quân chủ lập hiến; Indonesia,
Philippines, theo chế độ cộng hòa tổng thống; Việt Nam, Lào là nước xã hội chủ
nghĩa; Singapore là nước cộng hòa theo chế độ nghị viện; Myanmar đã tiến hành
những cải cách chính trị từ chế độ độc tài chuyên chế sang chế độ dân chủ, theo
hướng đa nguyên, đa đảng. Thứ hai, trình độ phát triển không đồng đều: Indonesia,
có quy mô kinh tế phát triển nhưng thách thức phải đối mặt về kinh tế cũng nhiều
nhất; Singapore có tình hình chính trị ổn định, là nước phát triển của khu vực;
Malaysia phát triển ngành chế tạo và dịch vụ; Thái Lan lấy du lịch làm thế mạnh;
Philippines kinh tế phát triển chậm, vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài khá
nghiêm trọng; Brunei có kết cấu kinh tế đơn nhất, nhưng là nước giầu trong khu vực
từ việc khai thác dầu khí; Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao; Lào,
Campuchia và Myanmar còn trong tình trạng kém phát triển. Thứ ba, đa dân tộc, đa
tôn giáo, có nền văn hóa “đoàn kết, thống nhất trong đa dạng”. ĐNA có khoảng 600
dân tộc và bộ tộc. Hầu hết các nước ĐNA đều có sự phân chia sắc tộc đáng kể. Các
dân tộc của các nước ĐNA lần lượt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ,
36
Hồi giáo, Cơ đốc giáo... Hiện nay, tại ĐNA, số người theo đạo Hồi chiếm 39%, đạo
Phật chiếm 24%, đạo Công giáo chiếm 21% và các tôn giáo và tín ngưỡng còn lại
chiếm 16% (xem phụ lục 1) [81, tr.116].Với những đặc tính trên, các nước ĐNA gặp
nhiều khó khăn trong công cuộc bảo vệ và củng cố ĐLDT của mình.
Quá trình đấu tranh bảo vệ và củng cố ĐLDT của khu vực ĐNA
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai và những năm sau đó, ĐNA là khu vực
xảy ra chiến tranh và có nhiều biến động nhất trên thế giới. Khi chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc, các nước thực dân phương Tây đã đàn áp phong trào giải
phóng dân tộc và tái chiếm lại các thuộc địa tại ĐNA. Các quốc gia ở ĐNA đã
vùng lên đấu tranh chống lại thực dân xâm lược giành lại nền độc lập. Riêng Thái
Lan đã giữ độc lập bằng con đường thỏa thuận với các nước ảnh hưởng, còn các
nước khác trong khu vực trải qua các cuộc đấu tranh vũ trang, chính trị và ngoại
giao mới giành được độc lập. Sau năm 1945, các nước ĐNA lần lượt giành được
ĐLDT: Indonesia, Việt Nam, Lào (1945), Philipines (1946), Miến Điện (hiện nay
là Myanmar, 1948), Campuchia (1953), Malaysia (1957), Brunei (1984).
Mặc dù đã tuyên bố độc lập song các nước ĐNA vẫn phải tiếp tục với các
cuộc kháng chiến gian khổ để củng cố và giữ vững ĐLDT của mình. Phong trào
đấu tranh, bảo vệ ĐLDT ở các nước ĐNA diễn ra sôi động dưới nhiều hình thức,
nội dung phong phú, đa dạng. Sau chiến tranh lạnh, các nước trong khu vực đã
tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng trên các diễn đàn quốc tế, đấu tranh mạnh
mẽ đòi các nước lớn điều chỉnh chính sách cụ thể, bình đẳng trong quan hệ kinh tế
quốc tế, tự do lựa chọn con đường phát triển riêng cho dân tộc mình, chống áp đặt
các điều kiện và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước trong khu
vực... Ngày 8/8/1967, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã
tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) để đoàn kết, hợp tác
chống tình trạng bạo động và bất ổn tại nước thành viên. Sau 4 lần mở rộng
(Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999)),
hiện nay ASEAN đã quy tụ được 10 quốc gia ĐNA (trừ Đông Timor). Năm 2015,
ASEAN đã thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính là Cộng đồng
Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC), và Cộng đồng Văn hóa -
37
Xã hội (ASCC). Mục đích chính của Cộng đồng ASEAN là đạt được mục tiêu
“vai trò trung tâm” nhằm phát triển kinh tế và quản lý các mối quan hệ giữa Hiệp
hội với các đối tác bên ngoài. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN liên kết chặt chẽ,
đoàn kết, thống nhất có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, là hoàn toàn phù hợp
với lợi ích cơ bản và lâu dài, tác động tích cực đến công cuộc bảo vệ và củng cố
ĐLDT, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia tại ĐNA.
ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng, chính vì vậy, ĐLDT của các nước ở khu
vực phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược và mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc. Các
nước khu vực đang phải đối mặt với những thách thức về vận mệnh dân tộc, ĐLDT,
bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Hiện nay, ASEAN được coi là tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất
trong các nước đang phát triển. Về chính trị, ASEAN đã xóa bỏ tình trạng hai thực
thể chính trị đối lập thời chiến tranh lạnh ở khu vực, đưa Hiệp hội trở thành một tổ
chức hợp tác khu vực toàn diện, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN năm
2015. Về đối ngoại, ASEAN đã tạo dựng được mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với
nhiều đối tác quan trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo
trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực ở Châu Á-TBD. Từ một khu vực không
tên tuổi, nay ASEAN đã trở thành trung tâm thảo luận các vấn đề khu vực và quốc
tế có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cường quốc trên thế giới. Về An ninh - Quốc
phòng, ASEAN đã hợp tác chặt chẽ tạo cơ sở cho bảo đảm hòa bình, an ninh khu
vực. Về hợp tác an ninh - chính trị, ASEAN đã thành công trong việc tạo dựng một
cơ cấu quan hệ ổn định giữa các nước thành viên để xử lý và kiềm chế mâu thuẫn
một cách hòa bình. Về hợp tác và liên kết kinh tế, sức mạnh kinh tế của các nước
thành viên gia tăng. Với những thành tựu to lớn đạt được, ASEAN từ một “vùng
trũng” về kinh tế trở thành một khu vực được biết đến với các nền kinh tế phát triển
và năng động. Từ Hiệp hội của những nước nghèo và chậm phát triển, hiện nay,
ASEAN với dân số khoảng 640 triệu người, diện tích hơn 4,5 triệu km2, tổng GDP
khoảng 2.480 tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.530 tỷ USD, Cộng đồng
ASEAN là nền kinh tế thứ bảy thế giới, có vốn FDI đạt 136 tỷ USD... [130, tr.3].
38
Hiện nay, ASEAN đã trở thành khu vực có vị thế trên trường quốc tế, có
những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy sự hợp tác vì phát triển giữa các nước
trong khu vực và quốc tế. Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN là bước đi đúng đắn
kịp thời, góp phần phá thế bao vây về chính trị, cô lập về kinh tế, củng cố môi
trường hoà bình và an ninh, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, nâng cao vai trò, vị thế của khu vực.
Tuy nhiên, ASEAN vẫn là một hiệp hội khá lỏng lẻo, tính liên kết khu vực chưa
cao; sự đa dạng về chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển giữa các nước
thành viên chưa đồng đều. Tình hình nội bộ của một số nước cũng như quan hệ
giữa các nước thành viên với nhau thường nảy sinh những vấn đề phức tạp ảnh
hưởng không nhỏ đến việc duy trì đoàn kết, thống nhất và hợp tác trong ASEAN,
vai trò chủ đạo của Hiệp hội và uy tín của ASEAN.
Sau sự kiện 11/9/2001, một số quốc gia ở ĐNA xuất hiện tình trạng xung
đột về chính trị, chính quyền thay đổi hoặc đang đứng trước cải cách chính trị.
Chính trường Philippines, Indonesia liên tục biến động, thay đổi tổng thống,
khủng hoảng chính trị ở Campuchia, Myanmar, thế lực đạo Hồi phát triển nhanh
chóng và ảnh hưởng ngày càng tăng ở khu vực. Hoạt động khủng bố và ly khai do
một số tổ chức cực đoan Hồi giáo tiến hành đã gây ra mối đe dọa khá lớn đối với
sự ổn định xã hội và an ninh khu vực. Tại ĐNA xung đột lợi ích và cạnh tranh ảnh
hưởng giữa các quốc gia và đặc biệt là trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
đang diễn ra nhanh chóng và phức tạp. Thêm vào đó, ĐNA còn chứa đựng nhiều
nhân tố bất ổn như: tranh chấp biển đảo diễn ra gay gắt, xuất hiện các hình thức
tập hợp lực lượng mới cùng với trạng thái đan xen lợi ích rất phức tạp. Sự gia tăng
vấn đề an ninh phi truyền thống như: tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố (xem
phụ lục 2), ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm
kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao. Ngoài ra, nạn cướp biển tại khu vực có
xu hướng gia tăng, theo báo cáo của Cục Hàng hải Quốc tế (IBM), tính riêng quí
1/2015 có 27 vụ cướp biển, chiếm 50% số vụ trên toàn cầu [140, tr.69]. ĐNA là
khu vực chịu hậu quả nặng nề từ những hiểm họa như động đất, sóng thần, ô
nhiễm môi trường và là một trong nhưng khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
39
của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Điều này cũng làm động lực thôi thúc các
thành viên ASEAN tăng cường hợp tác, gắn kết để phát triển, phồn thịnh.
2.3. ĐÔNG NAM Á TRONG LỢI ÍCH CHIẾN LƢỢC CỦA MỸ VÀ
TRUNG QUỐC
2.3.1. Đôn Nam Á tron lợi íc c iến lƣợc của Mỹ
Mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ tại ĐNA là duy trì ảnh hưởng trong khu
vực; tạo sự ổn định và cân bằng lực lượng; ngăn chặn sự xuất hiện của một bá
quyền, có mưu đồ bá chủ ở khu vực; không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một
cường quốc hay một liên minh nào đó; ngăn cản hoặc chống lại các cuộc xâm lược
nhằm vào bạn bè và đồng minh của Mỹ; không để khu vực trở thành căn cứ địa
của các tổ chức khủng bố; duy trì sức mạnh kinh tế khu vực, bảo vệ các quyền lợi
mậu dịch và đầu tư của Mỹ ở khu vực; đảm bảo tự do lưu thông hàng hải và bảo
vệ các đường biển quốc tế đi qua Biển Đông; ngăn chặn sự đổ vỡ quốc gia và
xung đột nội bộ ở các nước ĐNA, truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân
quyền và tự do tín ngưỡng [46, tr.37].
Về địa chính trị, chiến lược, các chiến lược gia của Mỹ coi việc kiểm soát
đại dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là nhân tố chính trong việc kiểm soát
thế giới. Do đó, ĐNA được Mỹ đánh giá là khu vực năng động nhất, một trung tâm
chính của quyền lực toàn cầu trong thế kỷ XXI và là trọng tâm trong chiến lược
“tái cân bằng” trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống B.Obama.
Việc Mỹ kiểm soát được các tuyến đường vận tải biển quan trọng nhất trên
thế giới nằm ở ĐNA giúp Mỹ triển khai lực lượng từ Tây Thái Bình Dương tới Ấn
Độ Dương và vùng Vịnh, gây áp lực cho các nước khác về quân sự và thương mại.
Với 16 tuyến đường hàng hải, 12 tuyến đường hàng không quốc tế từ Đông sang
Tây, từ Bắc xuống Nam, Biển Đông là khu vực án ngữ lối ra vào lục địa châu Á,
có ý nghĩa chiến lược cả trong thời bình và thời chiến [140, tr.68].
Mỹ rất đề cao tầm quan trọng của ĐNA trong cạnh tranh địa - chính trị của
mình tại Đông Á nhất là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc, là một địa bàn để
cô lập Trung Quốc, kiềm chế sự trỗi dậy cả về kinh tế và quân sự của nước này,
ngăn chặn ảnh hưởng, bảo vệ an ninh và quyền lợi của Mỹ trong khu vực.
40
Về chiến lược an ninh - quân sự, theo quan điểm của Mỹ, ai kiểm soát được
Biển Đông, người đó kiểm soát được các eo biển trọng yếu xung quanh, thậm chí
toàn bộ khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Do đó, Biển Đông là một mắt xích
trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á, là nơi hỗ trợ đắc lực
cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía Đông, đảm bảo
nguyên trạng cho Đài Loan cũng như củng cố quan hệ đồng minh chiến lược của
Mỹ ở khu vực. Mỹ muốn can dự nhiều hơn tại ĐNA để kiềm chế sự trỗi dậy về
quân sự nhất là hải quân của Trung Quốc. Trung Quốc được Mỹ đánh giá là mối
đe doạ chủ yếu, là quốc gia duy nhất có thể thách thức vị thế siêu cường của Mỹ
trong thế kỷ XXI. Khu vực ĐNA có tuyến hàng hải huyết mạch đặc biệt quan
trọng, có vị trí chiến lược trong phòng thủ quân sự của Mỹ, nối liền eo biển
Malacca, Alaska và miền bờ Tây của Mỹ, với các đồng minh chiến lược của Mỹ
(Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc). Nếu Trung...Soha, này 02/8/2016, soha.vn/nhieu-nuoc-huy-
hop-dong-voi-trung-quoc-the-gioi-da-so-hang-tau-20160802124038414.htm.
173
164. Tashi Shiraishi (2013), “Ảnh hưởng của cuộc ganh đua Mỹ - Trung đối với các
nước Đông Nam Á”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý 3/2013, tr.21.
165. Tashi Shiraishi (2014), "Sự trỗi dậy của Trung Quốc và bài học ý nghĩa đối với
Đông Á", Thông tin những vấn đề lý luận, số 6/2014, tr.41-47.
166. Như Tâm (2015), Mỹ nói trao 5 tàu tuần tra cho Việt Nam, Báo điện tử
VnExpress, ngày 6.2.1015,
5-tau-tuan-tra-cho-viet-nam-3144238.html
167. Đỗ Minh Thái (2011), “Lợi ích của các cường quốc và thể chế khu vực trong vấn
đề an ninh Biển Đông”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý I, năm 2011,tr.46-
49
168. Trần Việt Thái (2014), “Đằng sau thông điệp rất cứng rắn của Mỹ với Trung
Quốc”, Vietnamnet.vn, ngày 12.7.2014
169. Nguyễn Đăng Thành (1998), đề tài cấp cơ sở “Chính sách của Trung Quốc với
ASEAN, đặc biệt là đối với Việt Nam hiện nay”, Viện Quan hệ Quốc tế,
HVCTQGHCM.
170. Nguyễn Viết Thảo (2014), "Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong
thế giới toàn cầu hóa", tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2014, tr.21-25.
171. Phạm Vũ Thắng (2015), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp biển, đảo ở Châu Á –
Thái Bình Dương và những đề xuất hợp tác của quốc tế giải quyết vấn đề này
ở Biển Đông”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý II/2015, tr.19-23.
172. Lê Kim Thoa, Ngô Hoàng Long (2014), “Vấn đề Biển Đông và những tác động
của nó tới quan hệ thương mại Việt - Trung và nền kinh tế Việt Nam”, tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2014, tr.64-68.
173. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Chiến lược an ninh quốc gia của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ”, Tài liệu tham khảo, tr.42.
174. Thông tấn xã Việt Nam (2011), “Tác động của sự cạnh tranh Mỹ - Trung đối với
tình hình Thái Lan sau bầu cử”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3.7.2011,
tr.11.
175. Thông tấn xã Việt Nam (2015), “Tiến tới cộng đồng ASEAN”, Tài liệu tham
174
khảo chuyên đề 12/2015, tr.22.
176. . Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Cuộc chạy đua vũ trang ngày một nóng tại châu
Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 117, ngày 15/5/2016, tr.15.
177. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Thông cáo báo chí của Nhà trắng về Quan hệ
Mỹ - Việt”, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 127, ngày 25/5/2016, tr.3-4
178. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt: những vấn đề
và triển vọng”, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 136, ngày 3/6/2016, tr.9-10.
179. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Trung Quốc nhìn nhận trật tự thế giới như thế
nào?”, Tài liệu Tham khảo đặc biệt số 141, ngày 8/6/2016, tr.17
180. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Rủi ro của Campuchia khi nhận viện trợ từ
Trung Quốc”, Tin Tham khảo thế giới, ngày 12/7/2016, tr.14
181. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Xu thế mới trong hợp tác, cạnh tranh kinh tế
thương mại Trung – Mỹ”, Các vấn đề Quốc tế, tháng 7/2016, tr.59.
182. Thông tin Khoa học Quân sự (2015), “Chiến lược “đảo hóa” Trung Quốc ở Biển
Đông và những hệ lụy”, tr.1-10.
183. Minh Thu (2013), Những rào cản ngăn Nhật Bản xoay trục hàng hải sang Đông
Nam Á, Cổng thông tin điện tử huyện Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng,
ch-s-phap-ly/777-nh-ng-rao-c-n-ngan-nh-t-b-n-xoay-tr-c-hang-h-i-sang-dong-
nam-a
184. Nguyễn Vĩnh Thuận (2012), “Quan hệ nước lớn và thực tiễn chính sách đối ngoại
của Trung Quốc”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quí III/2012, tr.38-45.
185. Nguyễn Vĩnh Thuận (2012), “Tham vọng biển của Trung Quốc và phản ứng của
Mỹ”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng quí II/2012, tr.19-25.
186. Lê Khương Thùy (chủ biên), (2012), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: thập nên đầu
thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội hoc.
187. Lê Khương Thùy (2014), “Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và
tác động đến ĐNA/ASEAN”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 9/2014, tr.16.
188. Hồng Thủy (2014), “Trung Quốc viện trợ 700 triệu USD/năm, Campuchia sẽ ủng
175
hộ “chủ quyền””, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 11/11/2014,
Campuchia-se-ung-ho-chu-quyen-post152128.gd
189. Hồng Thủy (2016), “Putin kêu gọi ủng hộ Trung Quốc chống Phán quyyết
Tronngj tài vụ kiênj Biển Đông”, Báo điện tử Giáo dục, ngày 06/7/2016,
quyet-Trong-tai-vu-kien-Bien-Dong-post170642.gd.
190. Trần Thị Thủy (2014), “Bức tranh văn hóa Trung Quốc năm 2013 – định hướng
năm 2014”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4/2014, tr.45-52.
191. Thương vụ Việt nam tại Malaysia (2016), “Thương mại của Malaysia năm 2015”,
Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương Việt Nam, ngày 22/3/2016,
www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/6806/thuong-mai-cua-malaysia-nam-2015.aspx
192. Trần Nam Tiến (2010), Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thực trạng và triển vọng,
NXB Thông tin và Truyền thông.
193. Lê Đình Tĩnh (2012), “Thử tiếp cận hệ thống đối với chính sách đối ngoại Mỹ
dưới chính quyền Obama”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3/2012, tr.107-
130.
194. Lê Đình Tĩnh, Bùi Quốc Khánh, “Đông Nam Á và chiến lược “Tái cân bằng” của
Mỹ”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3/2013, tr.132.
195. Kiều Tỉnh, "Người Hoa ở Đông Nam Á: Thế lực đáng gờm",
luc-dang-gom.html.
196. Tòa án nhân dân tối cao, ““Giận” Trung Quốc, Philippines mời Mỹ vào Biển
Đông”, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao,
d=1752609&pers_id=1751930&folder_id=&item_id=8205178&p_details=1
197. Lại Văn Toàn (chủ biên), (2002),Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh phân tích
và dự báo, Nxb Thông tin Khoa học xã hội.
198. Nguyễn Quốc Toản và Dương Văn Huy (2014), “Thái Lan trong chiến lược cạnh
176
tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh”, tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2014, tr.22-30.
199. Tổng cục thống kê (2015), “Một số mặt hàng nhập khẩu phân theo nước và vùng
lãnh thổ chủ yếu sơ bộ các tháng năm 2015” Cổng thông tin điện tử Tổng cục
Thống kê, www.gso.gov.vn của Tổng cục Thống kê.
200. Lê Minh Trang và Trần Khánh (2014), “Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược
của Mỹ và Trung Quốc”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 3/2014, tr.3-9.
201. Phạm Thùy Trang (2009), “Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông”, tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế số 2, tháng 6/2009, tr.27-36.
202. Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Văn Dần, Lê Đăng Minh (2014), “Chuyển đỏi mô hình
phát triển kinh tế ở một số nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn
cầu: nguyên nhân và định hướng chủ yếu”, tạp chí Khoa học Đại học Văn
Hiến, số 5 tháng 11/2014, tr.63.
203. Trần Công Trục (2014), “Trung Quốc đã tính sai chiến lược”, Vietnamnet.vn,
ngày 15.6.2014,
tinh-sai-chien-luoc.html.
204. Đỗ Trung (2010), “Mỹ - Trung Quốc liệu có giải quyết được tình hình căng thẳng
trên Biển Đông”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 12/2010, tr.16-19.
205. Ngô Xuân Trường (2016), “Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển sau
2015”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý 1/2016, tr.11-17.
206. Linh Tú và Dương Đăng (2014), “Tìm hiểu về khuôn khổ “mối quan hệ nước lớn
kiểu mới” Trung - Mỹ”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1/2014, tr.125-144.
207. Đinh Công Tuấn (2015), “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện
nay”, Báo Văn hóa Nghệ An online, ngày 17/7/2015.
208. Hà Anh Tuấn (2011), “ASEAN và tranh chấp Biển Đông”, trang Nghiên cứu Biển
Đông, ngày 06.12.2011.
thao-quoc-te-ve-bien-dong-lan-3-ha-noi-112011/2234-ha-anh-tun-asean-va-
tranh-chp-bin-ong.
209. Đàm Trọng Tùng (2016), “Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đối với
177
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia”, Tạp chí điện tử Lý luận Chính trị, ngày
14/3/2016
yeu-to-de-doa-an-ninh-phi-truyen-thong-doi-voi-doc-lap-dan-toc-chu-quyen-
quoc-gia.html.
210. . Cẩm Tuyến (2015), “Mỹ - Biến cam kết thành hành động”, Tạp chí Hồ sơ sự
kiện, số 304 ngày 10/6/2015, tr.17.
211. Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam (2005) - Nxb Công an nhân dân.
212. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (2004), Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
213. Us state department (2014), “Đẩy mạnh công tác Quốc phòng”, Tạp chí Hồ sơ
sự kiện, số 281, tr.7.
214. Đỗ Văn (2012), “Doanh nghiệp Nhật Bản chuyến hướng đầu tư sang Đông Nam
Á”, Tin Biển Đông ,
dong/doanh-nghiep-nhat-ban-chuyen-huong-dau-tu-sang-dong-nam-
a/1512.016.html.
215. Nguyễn Thành Văn (2014), “Sự tiến triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện Campuchia – Trung Quốc”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
6/2014, tr.3-12.
216. Viện Quan hệ quốc tế, Học viện CT Quốc gia HCM (2008), Quan hệ Quốc tế
đương đại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.: Nxb. Chính tri-Quốc gia, Hà
Nội.
217. Viện Quan hệ Quốc tế, HVCTQGHCM (2012), Hội thảo khoa học “Trật tự thế
giới từ năm 2001 đến 2012”.
218. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2010), Mỹ sẽ giúp 4 nước hạ nguồn sông
Mekong chống biến đổi khí hậu, Cổng thông tin điện tử Viện Khoa học Thủ
lợi Việt Nam,
=824&lang=1&menu=tin-quoc-
te&mid=176&parentmid=131&pid=4&storeid=0&title=my-se-giup-4-nuoc-
178
ha-nguon-song-mekong-chong-bien-doi-khi-hau
219. Viện thông tin khoa học (2006), “Những vấn đề chính trị - xã hội”, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 46/2006, tr.31.
220. Viện 70, tổng cục II, Bộ Quốc phòng (2014), "Nghiên cứu cơ bản về chủ quyền,
an ninh biên giới trên đất liền, biển, đảo và vùng trời Việt Nam".
221. Vietnamplus (2016), “Myanmar đặt mục tiêu thu hút 140 tỷ USD vốn FDI đến
năm 2030”, báo điện tử Vietnam+, ngày 02/5/2016,
www.vietnamplus.vn/myanmar-dat-muc-tieu-thu-huat-140-ty-usd-von-fdi-
den-nam-2030/384115.vnp
222. VTV, “Triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc năm 2015”, trang điện
tử Đài Truyền hình Việt Nam,
kinh-te-asean-trung-quoc-nam-2015-20150223012051853.htm
223. Hồ Vũ (2008), “Thử bàn về cục diện quốc tế hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu Quốc
tế, số 73, tháng 6/2008, tr.47-57.
224. Phi Yến (2015), “Top 5 quân đội mạnh nhất Đông Nam Á”, Báo điện tử Tri thức
trẻ Soha,
20150713230642783.htm, ngày 14/07/2015.
B. Tài liệu nƣớc ngoài
225. Acharya Amitav (2001), Constructing a Security Community in Southeast Asia:
ASEAN and the Problem of Regional Order, LondonRoudledge.
226. Amitar Acharya (2003), “Seeking Security in Dragon’s shadow: China and
Southeast Asia in the Emerging Asian Order”, Singapore: IDSS, 2003.
227. Amitar Acharya “America’s Role in Asia and the South China Sea”, The Asia
Foundation, CA.USA, 2004).
228. Almon Leroy Way, Political Competition, PS201H-1D1.
229. Aron, R. (1966), Peace and War: Atheory of International Relation, Garden City,
NY, Doubleday & Company.
179
230. Bành Tấn Lang (2008), Ngoại giao văn hóa – sức mạnh mềm Trung Quốc, Nxb
Giảng dạy Ngoại ngữ Bắc Kinh
231. Báo cáo về nền kinh tế Thế giới năm 2002 (2003), Nxb Trung Tín, Bắc Kinh,
Trung Quốc.
232. Chika Yamamoto (2011), “The United States in Multilateral East Asia Dealing
with the rise of China”, tạp chí Strategic Studies Quaterly, Winter 2011
233. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2008), Cương lĩnh chính trị của chính phủ
Hoàng gia Campuchia – nhiệm kỳ IV, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng,
Phnom Penh, Campuchia.
234. Cổ Tiểu Tùng (2009), Tình hình cơ bản Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, NXB
Thế giới Tri thức, Bắc Kinh 2009.
235. Cốc Nguyên Dương (2013),: “Bàn cờ ĐNA và nước cờ đột phá Việt Nam” ngày
11.11.2013; “Trung - Việt chung ý thức hệ và quan hệ thương mại sâu sắc
hơn”, ngày 26.11.2013; “Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ”,
Báo mạng Hoàn Cầu ( Trung Quốc),
236. Conomist.com (2016), Global debt clock (đồng hồ nợ toàn cầu) lúc 8h30 ngày
24/4/2016
237. Congressionnal Reseach Service, (2008), “China-Southeast Asia Relation:
Trends, Issues an Implications for the United States”, CRS Report for
Congress, Washington DC.
238. David Capie và Paul Evans (2002), “The Asia - Facific Securties Lexicon”
(Singapore: ISEAS, 2002).
239. Derek J.Mitchell (2008), “The United State and Southeast Asia Toward a
Strategy for enhance engagement”, A Conference Report of the CSIS
Southeast Asia Initiative, Washington DC.
240. Dustin Roasa (2012), “China’s soft power surge”, Foreign Policy.
241. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
180
thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, Lào
242. (Hung Ming-Te) Tony Tai-Ting Liu (2012), Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung ở Đông Nam Á, Tạp chí Political Perspectives ra ngày
23/1/2012.
243. Ikenberry.J và Mastanduno.M (2003), “International Relations Theory and the
Asia Pacific” (Columbia University, New York).
244. James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2015), “Stuxnet and the Future of Cyber
War”, Survival: Global Politics and Strategy. Vol, 53, No. 1, tr.23.
245. Jane Perlez (2006), “Mỹ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam”,
The New York Times, June,19.2006, tr.4.
246. Jonhn Brandon (2013), “US-ASEAN relations mature, but pitfalls abound,”
Weeky Insight and Analysis, Asia Foundation, Washington DC, tr.57.
247. Joseph Nye (2004), “Soft Power: The Mean to Success in World Politics”, New
York, Public Affairs
248. Lý Bách Linh (2015), “Phân tích con đường xây dựng sức mạnh mềm văn hóa
quốc gia của Mỹ”, Nguyệt san Chủ nghĩa xã hội và Thế giới đương đại số
6/2015, tr.16.
249. M.Taylor Fravel (2010), “China’s Rise and Capability of Territory Expansion in
the Perspective of International Relations”, Viện Công nghệ Massachusetts,
Tạp chí International Studies Review số 12/2010
250. Michael G. Roskin – Lycoming College và Nicholas O. Berry, The new world of
international relations, Ursinus College.
251. Michael K.Connors, Resmy Davison (Australia) và Jorn Dosch (Anh),(2005),
“Ethnic Conflic in Southeast Asia”, Singapore, “The New Global Polictics of
the Asia - Pacific” (2004), NXB Routledge Curzon (Anh).
252. Mohamed Aslam (2012), “The Impact of ASEAN – China Free Trade Area , on
ASEAN’s Manufacturing Industry”, International Journal of China Studies,
Vol.3, No.1, April 2012, tr.48
253. Patrick Cronin (2015), “In Search of a Southeast Asian Response to China,s Bid
181
for Dominance”, Tạp chí War on The Rocks, ngày 18/5/2015
254. Patrick M.Cronin (2015), “Island Building” Strategy and China’s Ambition of
Regional Hegemony”, Tạp chí War on The Rocks, ngày 20/5/2015.
255. Pollack, Jonathan D.(2007), “Asia eyes America – Regional Perpestives on
U.S.Asia – Pacific Strategy in the 21st Century”, Naval War College Press,
Rhode Island
256. Ralf Emmers (2003), Cooperative Security and the Balance of Power in ASEAN
and the ARF, London: Roudledge Curzon.
257. Raisy (2013), “Tất cả đảo tranh chấp là của Trung Quốc”,
http.bbc.co.uk/vietnamese/worl/2013/08/130804_samraisy_interview_phoeni
x.shtml).
258. Richard Javad Heydarian (Philippines) (2015), “Khủng hoảng Biển Đông Mỹ nên
hành xử như thế nào?”, Tạp chí National Interest ngày 29/4/2015.
259. Robert Sutter (2010), “The United States and China in Southeast Asia: Conflict or
Convergence”, tạp chí Southeast Asian Affairs.
260. S.Pushpannathan, “ASEAN’s Strategy towards its dialougue Partners and
ASEAN Plus Three process”, Head of External relations, ASEAN
Secretariat.
261. Shi Yinhong (2007), “The United States and China in East Asia: Dynamics of A
Volatile Volatile”, China and World Affairs, No. 2, 2007
262. Shi Yinhong (2007), "The Strategic Situation and Prospects of China-U.S.
Relations," China and World Affairs, No. 2, 2007
263. Subhash Kapila (2001), Southeast Asia: Strategic power play and regional arms
buildup – Analysis,
asia-trategic-power-play-and-regional-arms-buildup-analysis
264. Oxford, “khái niệm cạnh tranh” trên trang từ điển điện tử của Oxford
mpete.
265. Oxford, “khái niệm chiến lược” trên trang từ điển điện tử của Oxford
182
tegy.
266. Waltz, K. (1979), A Theory of International Politccs, Reading, MA, Addison-
Wesley 1979
267. William W.Keller và Thomas G.Rawski (2007), “China’s Rise and the Balance
of Influence in Asia”, (Pittsburgh University Express, 2007)
268. William W.Keller và Thomas G.Rawski (2009), “Southeast Asia in the Sino - US
Strategic Balance” (Sotheast Asian Affairs, Singapore ISEAS, 2009).
C.Tài liệu trên website
269.
270. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương,
271. World Bank,
183
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢNG MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á
STT T n nƣớc
Dân số
(người)
Dân tộc
và bộ tộc
Số n ƣời
Hoa
(người)
Tôn giáo
(chiếm %)
1. Indonesia 255.461.700 300 6.000.000
Đạo Hồi: 86,1
Đạo Tin lành: 5,7
Đạo Thiên chúa: 3
Đạo Hindu: 1,8
Các tôn giáo khác: 3,4
2. Philippines 103.775.002 90 1.100.000
Công giáo La Mã: 83
Tin lành: 9
Hồi giáo: 5
Phật giáo: 3
3. Việt Nam 92.571.000 54 900.185
Phật giáo: 7,93
Công giáo: 6,62
Các tôn giáo khác: 3,76
4. Thái Lan 67.400.746 30 9.450.000
Phật giáo: 95
Các tôn giáo khác: 5
5. Myanmar 60.000.503 135 1.100.000
Phật giáo: 89
Thiên chúa giáo: 4
Hồi giáo: 4
Các tôn giáo khác: 3
6. Malaysia 30.741.000 30 7.100.000
Hồi giáo: 61,3
Phật giáo:19,8
Ki-tô giáo: 9,2
Ấn Độ giáo: 6,3
Các tôn giáo khác: 2,7
7. Campuchia 15.458.332 Hơn 20 1.180.000
Phật giáo tiểu thừa: 95
Các tôn giáo khác: 7
8. Lào 7.019.651
3 hệ tộc
lớn và 68
dân tộc
50.000
Phật giáo: 60
Thờ vật tổ: 40
9. Singapore 5.469.700 Hơn 20 2.794.000
Phật giáo: 35
Kito giáo: 19
Hồi giáo: 14
Các tôn giáo khác: 18
10.
Đông
Timor
1.201.127
2 chủng
tộc lớn và
4.000
Thiên chúa giáo: 98
Tin Lành: 1
184
hơn 10
dân tộc
Hồi giáo: 1
11. Brunei 415.717 Hơn 10 60.000
Hồi giáo: chiếm 63
Phật giáo:14
Công giáo:8
Các tôn giáo khác:15
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ: [88, tr.254-255]; [81, tr.116]
185
PHỤ LỤC 2
CÁC NƢỚC XẢY RA NHIỀU VỤ TẤN CÔNG KHỦNG BỐ NHẤT
TÍNH TỪ THÁNG 5/2013 ĐẾN NĂM 2014
STT T n nƣớc Số vụ N ƣời chết/vụ
1. Pa-ki-xtan 1404 1,32
2. I-rắc 1271 1,92
3. Áp-ga-ni-xtan 1023 2,57
4. Ấn Độ 557 0,41
5. Ni-giê-ri-a 546 2,54
6. Thái Lan 222 0,78
7. Philippines 141 0,77
8. Y-ê-men 203 1,8
9. Xô-ma-li 185 1,75
10. Xy-ri 133 4,94
Nguồn: [213, tr.7].
186
PHỤ LỤC 3
CHIẾN LƢỢC "ĐẢO HÓA" CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG
Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng và cải tạo 7
bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này đã chiếm đóng
gồm: đá Tư Nghĩa, , đá Gaven, đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu
Bi và đá Vành Khăn. Qua những tấm ảnh vệ tinh mới chụp của Bộ Quốc Phòng
Philippines,có thể thấy các bãi cạn này đã bị Trung Quốc cơi nới, mở rộng gấp
gần 20 lần so với diện tích ban đầu chỉ trong thời gian ngắn. Cụ thể :
1. Đá C ữ Thập: Đá chữ thập nằm ở phía Tây quần đảo Trường Sa của
Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988, trước năm 2014, trên đá Chữ
Thập chỉ có một trạm đồn trú của lính thủy đánh bộ Trung Quốc, cùng với một
số thiết bị rada giám sát, một nhà trồng rau, một sân bay trực thăng, một số bệ
súng và pháo cùng hệ thống súng phóng lựu chống biệt kích DP-65.
Trung Quốc đẩy mạh hoạt động cải tạo đảo tại đây từ tháng 8 năm 2014.
Ảnh vệ tinh tháng 6 năm 2015 cho thấy, phần diện tích được Trung Quốc cải
tạo trên đá Chữ Thập đã lên tới 2,79 km2, trở thành đảo nhân tạo lớn nhất
Trường Sa. Theo các nhà phân tích quốc tế, với kích thước hiện tại của đảo
nhân tạo này, Trung Quốc sẽ xây dựng ở đây một đường băng sân bay dài
khoảng 3.000 m, đủ khả năng phục vụ hầu hết các máy bay chiến đấu của Quân
đội Trung Quốc, hai bãi đỗ máy bay có diện tích 400mx200m cùng các công
trình phụ trợ, có thể chứa được khoảng 7 chiếc Su-27, 4 máy bay vận tải hạng
trung và một số trực thăng, các càu tàu lớn có thể neo đậu cùng lúc 2 tàu bay,
các cầu tàu nhỏ hơn trong vịnh kín sóng, có thể làm nơi trú bão, gió cho các
loại tàu thuyền. Nơi đây sẽ trở thành một căn cứ hải, lục, không quân hoàn
chỉnh của Trung Quốc
2. Đá Gạc Ma: Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Ban đầu các công trình xây
dựng của Trung Quốc tại Gạc Ma chỉ là vài kết cấu hình "bát giác" xây trên cọc
187
gỗ. Đến năm 1989, tại đây xuất hiện thêm hai tháp xi măng tròn, một ngôi nhà
hai tầng cũng bằng xi măng, một cột ăngten liên lạc vệ tinh cao 2,5m và liền kế
bên một cột ăngten cao 2,4m. Đến thời điểm đầu năm 2013, các công trình
nhân tạo trên đá Gạc Ma chỉ là một bãi nhỏ bằng bê tông được trang bị một số
phương tiện thông tin liên lạc UHF/VHF, trạm rada, súng phòng không cùng
với một bến tàu.
Từ cuối năm 2013, các hình ảnh vệ tinh đã cho thấy sự hiện diện của tàu
Tian Jing Hao tại khu vực đá Gạc Ma mở đầu cho các hoạt động biến đá Gạc
Ma này thành đảo nhân tạo. Đá Gạc Ma có diện tích xây dựng năm 2012,
khoảng 4.128m2, nay Trung Quốc đã xây dựng lên 10.9ha(109.000m2), bao
gồm 6 công trình khác nhau với một khu vực cảng. Đảo này, sẽ sớm trở thành
khu căn cứ quân sự tổng hợp, có thể đón các tàu tải trọng lên tới trên 5.000 tấn,
có đường băng dài 1,6 km đủ cất và hạ cánh các loại máy bay chiến đấu có tầm
hoạt động hàng ngàn km.
3. Đá C âu Vi n: Đá Châu Viên nằm ở phía Tây quần đảo Trường Sa
của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Trước năm 2013, các
công trình nhân tạo được Trung Quốc xây dựng trên đá Châu Viên chỉ bao gồm
căn cứ và một hệ thống khí tài được gia cố có khản năng chịu được sức gió lên
đến 130km/giờ. Căn cứ này có thể sử dụng làm nơi neo đậu cho các tàu tuần tra
cỡ nhỏ của Trung Quốc.
Ngày 13.9.2014, truyền thông nhà nước của Trung Quốc công bố hình
ảnh chụp các công trình được xây dựng trên đá Châu Viên, tương tự như những
gì Trung Quốc đã xây duwgnj tại Gạc Ma. Diện tích phần cải tạo trên đá Châu
Viên được mở rộng tới 119.711m2, tính đến ngày 14.3.2015. Những công trình
xuất hiện tại đây gồm kênh tiếp cận, để chắn sóng, bãi đáp trực thăng, các tòa
nhà hỗ trợ, cơ sở quân sự, ăng ten liên lạc vệ tinh, rada. Các hình ảnh vệ tinh
cho thấy, nhiều công trình vẫn đang tiếp tục được xây dựng.
188
4. Đá Ga Ven: Đá Ga Ven là một rạn san hô hình trái tim thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đưa quân
đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003. Trung Quốc đã xây dựng tại phía Tây đá
Ga Ven một bãi lớn bằng bê tông, một bến tàu cùng với nhiều ụ súng, rada và
các thiết bị thông tin liên lạc khác.
Từ khoảng thời gian giữa tháng 4 và tháng 8 năm 2014, Trung Quốc đã
đào một kênh tại trung tâm của đá Ga Ven để lấy đất bồi thành một hòn đảo hình
chữ nhật với kích thước xấp xỉ 300mx250m. Phần mở rộng có diện tích
114.000m
2, tính đến ngày 19.3.2015. Trên đá này, Trung Quốc xây dựng kênh
tiếp cận, bệ súng phòng không, thiết bị liên lạc, tháp phòng thủ, cơ sở quân sự,
bãi đáp trực thăng và đê chắn sóng.
5. Đá Tƣ N ĩa: Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ
năm 1988. Trước năm 2014, trên đá Tư Nghĩa chỉ có một công trình kiên cố
diện tích 380m2.
Hoạt động xây đảo này bắt đầu được phát hiện vào khoảng giữa tháng 8
năm 2014. Đá Tư Nghiaxcos diện tích xây dựng năm 2012 là 4.128m2, nay đã
được mở rộng là 62.710m2, tính đến ngày 18.2.2015. Các công trình được xây
dựng kiên cố, gồm : các công sự ven biển, 4 tháp phòng thủ, cầu cảng, cơ sở
quân sự đa cấp, trạm rada, bãi đáp trực thăng, hải đăng. Hiện các hoạt động xây
dựng của Trung Quốc trên đá Tư Nghĩa vẫn đang diễn ra.
6. Đá Subi: Đá Subi là một rạn san hô vòng thuộc quần đảo Trường Sa,
dài 6,5 km, rộng 3,7 km; Trung Quốc đã cho xây một bãi đáp trực thăng, một
đồn gác nhỏ làm bằng bê tông để quân đội luân phiên đóng quân, một ụ nổi nhỏ
đặt trên cửa biển ra vào để hướng dẫn tàu hải quân tiến vào vũng biển bên trong.
Đến tháng 5.2012, Trung Quốc đã cho xây thêm một rada hình vòm đặt trên đỉnh
của tòa nhà 4 tầng xây kiên cố tại đây.
Phần đất cải tạo trên đảo được mở rộng đáng kể từ tháng 7.2014. Tới ngày
17.4.2015, hoạt động bồi đắp ở đá Subi đã mở rộng lên tới 2,27 km2; truyền
189
thông Trung Quốc khẳng định kích thước kích thước của đá Subi đã tăng thêm
1,8 km
2
, gấp 2 lần đảo Ba Bình, là đảo tự nhiên lớn nhất của Trường Sa. Trung
Quốc hiện đã xây dựng trên đá Subi các công trình gồm có: kênh tiếp cận, cầu
cảng, các thiết bị thông tin liên lac, , rada, đê chắn sóng gia cố, bãi đáp trực
thăng, cơ sở quân sự và có khả năng Trung Quốc sẽ xây một đường băng dài
khoảng 3.300m, có thể tiếp nhận được hầu hết các loại máy bay chiến đấu của
lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc.
7. Đá V n K ăn: Đá Vành Khăn nằm ở phía Đông quần đảo Trường Sa,
bị Trung Quốc chiếm năm 1995. Cho tới cuối năm 2014, các công trình nhân tạo
duy nhất tại bãi đá này chỉ gồm một trạm gác, một đồn quân sự với các tầu chiến
và tầu tuần tra biển của Trung Quốc.
Ngày 5.02.2015, Trung Quốc bắt đầu cho tàu nạo vét. Chỉ sau vài tháng,
Trung Quốc đã biến đảo Vành Khăn từ một đảo chìm trở thành một đảo nhân
tạo có diện tích 2,42km2, tính đến ngày 13.4.2015.
Hiện này, Trung Quốc vẫn đang đẩy nhanh tốc độ mở rộng đảo nhân tạo
trên đá Vành Khăn, với sự hiện diện của tàu chiến đổ bộ, có khả năng chứa 500
- 800 quân tuần tra quanh đó. Đá Vành Khăn đang được Trung Quốc biến đổi
thành một căn cứ hải quân cơ động nhằm gây sức ép và buộc chính quyền
Philippines phải rút quân đổi của mình ra khỏi bãi Cỏ Mây.
Nguồn: [182, tr.1 - tr.9]
190
PHỤ LỤC 4:
THỰC LỰC QUÂN SỰ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TẠI ĐNA NĂM 2015
In
d
o
n
esia
T
h
á
i L
a
n
V
iệt N
a
m
S
in
g
a
p
o
re
M
a
la
y
sia
Xêp loại tại ĐNA 1 2 3 4 5
Xếp loại
trên thế giới
12 20 21 26 35
Ngân sách quốc phòng
(tỷ USD)
6,9 5,39 3,365 9,7 4,7
Tổng số quân thường
trực
476.000 306.000 412.000 71.000 110.000
Tổng số
quân dự bị
400.000 245.000
5.000.00
0
950.000 296.500
Xe tăng chiến đấu chủ
lực và xe tăng hạng nhẹ
468 722 1.470 212 74
Xe bọc thép và x chiến
đấu bộ binh
1.089 2.614 3.150 2.192 1.318
Pháo tự hành 37 26 524 48 0
Pháo xe kéo 80 695 2.200 262 184
Hệ thống pháo phản lực
phóng loạt
86 13 1.100 18 54
Máy bay tiêm kích 30 76
217 119
42
Máy bay cường kích 52 95 55
Máy bay vận tải 187 272 147 63 95
Máy bay huấn luyện 104 146 26 45 59
Trực thăng 148 244 140 71 79
Khinh hạm 6 12 7 6 2
191
Tàu hộ tống cỡ nhỏ 16 5 9 6 6
Tàu ngầm 2 0 3 6 2
Tàu tuần tra bờ biển 21 27 23 12 35
Tàu quét mìn 12 7 8 4 4
Nguồn: [224]
NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ THỰC LỰC
CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐNA
Năm
S
in
g
a
p
o
re
In
d
o
n
esia
T
h
á
i L
a
n
M
a
la
y
sia
V
iệt N
a
m
B
ru
n
ei
C
a
m
p
u
ch
ia
M
y
a
n
m
a
r
P
h
ilip
p
in
es
2011 9,5 13,6 5,5 3 2,6 0,514 0,185 2,21 104,5 tỷ
pero
2015 9,7 7,57 5,39 4,74 3,365 2,24 2,18
(đơn vị tính tỷ USD)
Nguồn: [224]; [176, tr.8-9].
192
PHỤ LỤC 5
TÌNH TRẠNG NỢ CÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC ASEAN
V
IỆ
T
N
A
M
IN
D
O
N
E
S
IA
C
A
M
P
U
C
H
IA
T
H
Á
I L
A
N
P
H
IL
IP
P
IN
E
S
Tổng nợ công
(tỷ USD)
94,854 308,680 200,642 269,276 164,459
Tỷ lệ nợ/GDP 45,6% 26% 30% 57% 45,8%
Bình quân nợ
/USD/người
1.039 1.220 4.049 3.854 1.519
Mức độ tăng
nợ/năm
9,3% 9,6% 7,9% 12,1% 8,4%
Nguồn: [236]
193
PHỤ LỤC 6
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH SWOT VỀ ĐIỂM MẠNH, YẾU,
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN HẬU 2015
Đ
iểm
m
ạ
n
h
- Thị trường rộng lớn với gần 650 triệu dân
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng
- Cơ sở, mạng lưới sản xuất thống nhất
- Có vị trí địa chiến lược quan trọng, là nơi có tuyến đường hàng hải
trọng yếu của thế giới đi qua; có cảng biển buôn bán sầm uất.
- Có nền kinh tế phát triển năng động
- Có nguồn lao động dồi dào với mức lương thấp, đáp ứng tốt với công
nghệ cao.
- Chính sách tự do hóa không ngừng
Đ
iểm
y
ếu
- Còn nhiều nước nghèo, nguồn vốn tích lũy hạn hẹp, tiềm lực kinh tế -
kỹ thật, khoa học- công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Có khoảng cách xa về thu nhập giữa các nước;
- Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình
- Quá trình cải cách còn chậm
- Già hóa dân số
- Quản trị kém
- Năng lực thể chế yếu kém
- Bất ổn chính trị ở Thái Lan va Myanmar
194
C
ơ
ộ
i
- Tăng cường hội nhập kinh tế khu vực;
- Tăng trưởng của ngành công nghiệp dịch vụ;
- Hợp tác trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe;
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng;
- Tầng lớp có thu nhập trung bình tăng;
- Tăng mối quan tâm của khu vực tư nhân.
T
h
á
ch
th
ứ
c
- Căng thẳng ở Biển Đông;
- Suy giảm tăng trưởng ở Mỹ, EU và TQ
- Tính dễ bị tổn thương của thị trường tài chính;
- Cạnh tranh từ TQ trong lĩnh vực chế tạo và đầu tư;
- Một số cạnh tranh từ Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ;
- Biến đổi khí hậu và rủi ro môi trường;
- Khả năng xuất hiện các căn bệnh truyền nhiễm
Nguồn: [70, tr.12]
195
PHỤ LỤC 7
SO SÁNH CÁC KHẢ NĂNG QUÂN SỰ
CỦA HAI CƢỜNG QUỐC MỸ - TRUNG
STT Trung Quốc Mỹ
1 Nhân k ẩu 1,3 tỉ người 320 triệu
người
2 Không lực Máy bay quân sự 3.000 chiếc 14.000 chiếc
3
Hệ t ốn mặt đất
Xe tăng 9.150 chiếc 8.800 chiếc
Xe chiến đấu bọc
thép
5.000 chiếc 41.000 chiếc
4
Hải Quân
Tàu chiến đấu 673 chiếc 200 chiếc
Tàu sân bay 01 chiếc 20 chiếc
Tàu ngầm 67 chiếc 72 chiếc
5 Vũ khí ạt nhân Đầu đạn 250 chiếc 5.000 chiếc
6 Ngân sách quốc
phòng
131 tỉ USD 637 tỉ USD
Nguồn: Thái An (theo valuewalk), “Cuộc đấu sức mạnh quân sự Mỹ -
Trung”, ngay 7/6.2015,
manh-quan-su-my-trung.html
196
PHỤ LỤC 8
BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUÂN SỰ CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2017
NĂM MỸ TRUNG
QUỐC
NĂM MỸ TRUNG
QUỐC
2001 398,6 14,5 2011 702,2 91,5
2002 442,6 17 2012 699,1 116,107
2003 505,3 2013 672,8 119
2004 2014 563,7 131,57
2005 572,4 33 2015 529,7 215
2006 35 2016
(dự kiến)
526,5
2007 600,1 45,5
2008 651,3 60 2017
(dự kiến)
527,0
2009 686,5 70,24
2010 705,3 86
Nguồn: tạp chí Ngân sách quốc phòng Mỹ, số tháng 3 năm 2012, (đơn vị tính tỷ USD).
tang-7-6-3364830.html
y_budget.shtml
Tác giả luận án tự tổng hợp từ các số liệu do Mỹ và Trung Quốc công bố.