VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------
NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
N D T I NH N T ONG CA T
T ỊNH C NG N
U N N TI N NG V N
HÀ NỘI - 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------
NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
N D T I NH N T ONG CA T
T ỊNH C NG N
Chuyên ngành: N
Mã số: 62 22 02 40
U N N TI N NG V N
N I H N N KHOA HỌC
P T VIỆT H N
HÀ NỘI 2014
MỤC LỤC
TT Nộ d Trang
PHẦN MỞ
215 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở ĐẦU 1
1 í ấ t ết ủ ề tà 1
2 í 5
3 ổ q t 6
3.1 Nghiên cứu về n d t g c nh n c ngôn ngữ học tri nhận 6
3.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước 6
3.1.2 Các nghiên cứu trong nước 8
3.2 Các nghiên cứu về Trịnh Công Sơn 15
4 Đố tượ à ạ 22
5 ư 23
6 t ết 23
7 P ươ 23
8 N ữ ó ó ớ ủ ậ 24
9 Bố ủ ậ 25
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ L LUẬN 26
1.1 d 26
1.1.1 n d theo qu n i tru ền th ng 26
1.1.1.1 n d theo qu n i iêu t 27
1.1.1.2 n d theo qu n i d ng học 28
1.1.2 n d theo qu n i c ngôn ngữ học tri nhận 30
1.2 à t ật ữ q ế d 32
1.2.1 Mô h nh tri nhận và ô h nh văn h 32
1.2.2 Ý niệ và sự ý niệ h 34
1.2.3 Tính nghiệ thân 37
1.2.4 Lược ồ h nh nh 37
1.2.5 Các iền không gi n trong n d ý niệ 41
1.2.6 Cấp ộ c n d 41
1.2.7 Sự tương hợp trong n d 42
1.3 P â ạ d 44
1.3.1 n d cấu trúc 44
1.3.2 n d b n th 44
1.3.3 n d ịnh hướng 45
ết ươ 1 46
CHƯƠNG 2: ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG
SƠN
48
2.1 d N N 48
2.2 d Đ N N 66
2.3 d Đ N N 82
ết ươ 100
CHƯƠNG 3: ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG TRONG CA TỪ TRỊNH
CÔNG SƠN
102
3.1 d ướ N N B ỒN N
X ỐN
102
3.1.1 d N N 102
3.1.2 d B ỒN N X ỐN 113
3.2 d Đ N N N N Đ N
N X ỐN
126
3.2.1 d Đ N N N N 126
3.2.2 d Đ N N X ỐN 130
3.3 d ỐN Đ N N N N
BỆN Ậ Á Ế Đ N N X ỐN
137
3.3.1 d ỐN Đ N N N N 137
3.3.2 d BỆN Ậ Á Ế Đ N N X ỐN 139
ết ươ 3 144
KẾT LUẬN 146
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
TT Tên gọi Trang
Bảng 2.1 Các tương đồng ánh xạ trong ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI
LÀ CÂY CỎ trong ca từ Trịnh Công Sơn
53
Bảng Tỷ lệ xuất hiện các chiết đoạn thời gian của “một ngày”
trong ca từ Trịnh Công Sơn
71
Bảng 2.3 Cơ chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm CU C ỜI LÀ M T
CU C ÀN T N
82
Bảng 2.4 Sự tương ứng giữa hai miền nguồn - đích trong ẩn dụ ý
niệm CU C ỜI LÀ M T CU C ÀN T N trong
ca từ Trịnh Công Sơn
84
Bảng 3.1 Các cấp độ của ẩn dụ ý niệm VUI LÀ ƯỚNG LÊN
trong ca từ Trịnh Công Sơn
105
Bảng Tỷ lệ các ý niệm phái sinh của ẩn dụ ý niệm cơ sở BUỒN
LÀ ƯỚNG U NG trong ca từ Trịnh Công Sơn
114
Bảng 3.3 Các cấp độ của vô thức trong ca từ Trịnh Công Sơn 132
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
TT Tên gọi Trang
Hình 2.1 Khung tri nhận CON NGƯỜI LÀ CÂY CỎ 49
Hình 2.2 Sự tương ứng hai không gian nguồn – đích trong lược đồ
ỜI NGƯỜI LÀ M T NGÀY
68
Hình 2.3 Sự suy kết từ ẩn dụ ý niệm ỜI NGƯỜI LÀ M T NGÀY 81
nh Lược đồ ƯỜNG I 83
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ẩn dụ vốn thƣờng đƣợc xem là vấn đề của bản thân ngôn ngữ, bao gồm
một số biểu trƣng hiểu theo nghĩa bóng, dựa trên các ngôn từ chứa đựng nghĩa đen.
Ẩn dụ vốn đƣợc các nhà tu từ học quan tâm nghiên cứu, thƣờng đƣợc coi là cách
thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tƣơng đồng
hay giống nhau. Cơ chế của ẩn dụ tạo ra sự chuyển đổi nghĩa phổ biến nhất trong tất
cả các ngôn ngữ. Có thể xem so sánh ngầm là quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ.
Quan điểm truyền thống này về ẩn dụ có từ thời Aristotle, đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ
học cấu trúc luận trên thế giới đồng tình và khẳng định. Trong Việt ngữ học, ẩn dụ
đƣợc xem xét theo hai góc độ. Thứ nhất, là đối tƣợng nghiên cứu của từ vựng học,
ẩn dụ là một trong những phƣơng thức chuyển nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng
dựa vào mối quan hệ tƣơng đồng giữa sự vật - đối tƣợng. Thứ hai, là đối tƣợng
nghiên cứu của phong cách học, ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những
biểu tƣợng trong nhận thức của con ngƣời, đƣợc khảo sát trong những ngữ cảnh cụ
thể, gắn liền với văn bản.
Trong ba thập niên gần đây, định nghĩa về ẩn dụ đã có sự thay đổi mang tính
đột phá khi các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ còn là một công cụ tri
nhận hữu hiệu để con ngƣời ý niệm hoá các khái niệm trừu tƣợng. Ẩn dụ không chỉ
còn đơn thuần là hình thái ngôn ngữ nhƣ quan điểm cấu trúc luận, mà nó còn là hình
thái tƣ duy của con ngƣời về thế giới. Tƣ duy ẩn dụ dựa trên cơ sở các ý niệm. “Ý
niệm” (“concept”), trong tiếng Anh, đƣợc Từ điển Tâm lý học Oxford giải thích là
“một biểu hiện tinh thần, một ý tƣởng, hay một tƣ tƣởng tƣơng ứng với một thực thể
riêng biệt hay một lớp các thực thể, hoặc đó là việc định nghĩa hay là những thuộc
tính điển dạng của thực thể hay lớp các thực thể đó, vốn có thể là cụ thể hay là trừu
tƣợng” [Dẫn theo 68, 18]. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng các đơn vị ngôn
ngữ (từ, ngữ, kết cấu) đều biểu đạt các ý niệm và những ý niệm này đều tƣơng ứng
với các ý nghĩa của những đơn vị ngôn ngữ đó. Mỗi khi tạo sinh một phát ngôn, một
cách vô thức, con ngƣời đã cấu trúc mọi phƣơng diện của kinh nghiệm mà ta có ý
định truyền tải và sử dụng quá trình ý niệm hóa cho phát ngôn đó. Ý niệm hóa bao
2
hàm tất cả các quá trình tƣ duy (hay bất cứ sự trải nghiệm tinh thần nào của con
ngƣời). Quá trình này chính là quá trình nhận thức của con ngƣời trong việc tạo ra ý
niệm: các thông tin mà con ngƣời tri giác từ thế giới khách quan đƣợc tích hợp lại
trong một hình ảnh tinh thần đơn lẻ, hình ảnh này, nhƣ một thứ ý nghĩa quy ƣớc,
đƣợc gắn với âm thanh của một ngôn ngữ để diễn đạt cái mảnh thế giới khách quan
đó một cách khái quát.
Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) bắt đầu phát triển từ những
năm 1980 nhƣ một trƣờng phái ngôn ngữ vận dụng kiến thức liên ngành. Ngôn ngữ
học tri nhận “nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của
con ngƣời về thế giới khách quan cũng nhƣ cái cách thức mà con ngƣời tri giác và ý
niệm hóa các sự vật của thế giới khách quan đó” [118, 279].
Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận – cognitive conceptual metaphor)
(luận án sử dụng thuật ngữ “Ẩn dụ ý niệm”) “đó là một trong những hình thức ý
niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm
mới và không có nó thì không thể nhận đƣợc tri thức mới” [8, 293]. Nguyễn Đức
Tồn [132], [133] cũng cho rằng hiện tƣợng loại suy đặc điểm, thuộc tính, hoạt
động giữa các sự vật, hiện tƣợng khác loại làm cơ sở cho những cách diễn đạt ẩn
dụ ý niệm. Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là một cơ chế tri nhận mà nhờ
đó, những tri giác liên tục, tƣơng tự đã trải qua quá trình phạm trù hóa đƣợc đánh giá
lại trong những bối cảnh ý niệm mới. Cơ chế tri nhận của ẩn dụ bao gồm hai miền
nguồn và đích tồn tại tiền giả định trong ý thức của con ngƣời, trong đó những thuộc
tính của miền nguồn đƣợc ánh xạ, phóng chiếu lên miền đích, cả hai miền nguồn và
đích đều là những ý niệm, đƣợc cấu trúc hoá theo mô hình trƣờng-chức năng: trung
tâm-ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái niệm nằm ở trung tâm, mang tính phổ quát
toàn nhân loại, và ngoại vi là những yếu tố ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, nằm trong
một “khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang tính đặc thù. Nhƣ vậy, ẩn dụ tri
nhận hƣớng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con ngƣời. Vì thế, ngôn
ngữ học tri nhận trở thành một bộ phận của khoa học tri nhận, và nó là một bộ môn
khoa học liên ngành, gắn bó mật thiết với các khoa học về tâm lý học tri nhận, trí tuệ
nhân tạo, văn hoá học, triết học, thần kinh học, đặc biệt là nhân học, với thuyết “Dĩ
3
nhân vi trung” (lấy con ngƣời làm trung tâm của vũ trụ). Nhƣ thế, ngôn ngữ học tri
nhận trở thành bộ môn khoa học nghiên cứu sự nhận thức và ý niệm hoá của con
ngƣời về thế giới quanh mình qua các biểu thức và các diễn ngữ ngôn ngữ, bằng
cách lấy con ngƣời làm bản thể định vị giữa không gian, thời gian, và các nguyên
tắc, sự kiện, hành động, tƣ tƣởng, tôn giáo, niềm tin của con ngƣời tƣơng tác mật
thiết với nhau trong không - thời gian ấy.
Nếu nghiên cứu ẩn dụ dƣới góc độ ngôn ngữ học cấu trúc thì chỉ giúp phát
hiện ra các cơ chế ẩn dụ theo kiểu hình thái ngôn ngữ, bản chất của ẩn dụ và các dạng
khác nhau của ẩn dụ; tìm hiểu đƣợc các cơ chế định danh (ẩn dụ chết), các phƣơng
thức chuyển nghĩa của từ trong cùng một trƣờng nghĩa hay giữa các trƣờng nghĩa
khác nhau dựa trên các cơ chế ẩn dụ; vận dụng vào trong thi pháp để xây dựng chúng
trở thành một thủ pháp tu từ, tạo nên những biểu tƣợng nghệ thuật ngôn từ mang ý
nghĩa biểu trƣng và phần nào mang tính chủ quan, sắp đặt của ngƣời nghệ sĩ. Việc
nghiên cứu ẩn dụ theo phƣơng thức truyền thống không thể giúp chúng ta tìm hiểu
đƣợc cặn kẽ những “cấu trúc bề sâu của nhận thức” qua ngôn từ. Ngôn ngữ hậu cấu
trúc với thuyết ẩn dụ ẩn dụ tri nhận đã nhận thức và lý giải các phạm trù của thế giới
qua hệ thống các ý niệm đƣợc nghiệm thân trong ngôn ngữ; giúp con ngƣời khám phá
thế giới tri thức quanh mình đƣợc phản chiếu qua ngôn từ hàng ngày; thấy đƣợc sự
tƣơng đồng và khác biệt trong các cơ tầng văn hoá giữa những nền văn hoá khác
nhau; những “hiện thực trải nghiệm luận”, “hiện thực nghiệm thân luận” đƣợc dùng
làm cơ sở để nhận thức các mô hình ẩn dụ ngày càng làm hé lộ cách con ngƣời tƣ duy
về thế giới quanh mình dựa trên các cơ sở khoa học rất cụ thể và rõ ràng.
Ngôn ngữ học tri nhận không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ngôn ngữ trong
mối quan hệ với chính bản thân ngôn ngữ từ những hiện tƣợng có thể quan sát đƣợc,
mà còn nghiên cứu cả những gì không quan sát trực tiếp đƣợc nhƣ sự hiểu biết (hay
tri thức), trí tuệ, cảm xúc, ý chí, các hiện tƣợng tinh thần nói chung Các ẩn dụ tri
nhận đƣợc khai thác, giải mã các vỉa tầng nghĩa dựa trên các tri thức nền, các mô
hình văn hoá, đặc trƣng tâm lý, tƣ duy tộc ngƣời, những ƣớc định về văn hoá, tôn
giáo, và cả những định chế về tƣ duy tâm linh con ngƣời, Vì vậy, tiếp cận ngôn
4
ngữ theo hƣớng ngôn ngữ học tri nhận đang là một hƣớng đi mới đƣợc nhiều nhà
ngôn ngữ học hiện nay quan tâm ủng hộ.
1.2. Trịnh Công Sơn là một hiện tƣợng hiếm gặp. Trong đời sống âm nhạc Việt
Nam hiện nay, bên cạnh những dòng nhạc nhƣ: nhạc cách mạng, nhạc trẻ, nhạc dân
ca, nhạc tiền chiến, nhạc thính phòng, thì nhạc Trịnh Công Sơn tồn tại nhƣ một
dòng nhạc độc lập, trở thành một hiện tƣợng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và
ngay cả trong lĩnh vực văn học từ trƣớc đến nay. Làm nên sức sống của nhạc Trịnh
chính là phần ca từ. Nhạc sĩ Văn Cao cho rằng âm nhạc của Trịnh Công Sơn là kết
quả của một cuộc hôn phối k diệu giữa phần ca từ với phần âm nhạc, hai phần này
hoà quyện vào nhau đến mức khó có thể tách rời, làm nên hồn cốt nhạc Trịnh, vì
vậy, ông gọi Trịnh Công Sơn là “Ngƣời ca thơ” [172, 3]. Giáo sƣ Hoàng Ngọc Hiến
thì cho rằng “tất cả ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn làm thành một tình ca hay nhất
thế kỷ”. Cùng với thời gian, nhạc Trịnh ngày càng khẳng định đƣợc vị trí và tên tuổi
của mình trong lòng công chúng yêu nhạc trong và ngoài nƣớc. Giải thƣởng “đĩa
vàng” ở Nhật Bản với bài hát “Ngủ đi con” (1972) đã gắn tên tuổi Trịnh Công Sơn
với những bài “thân phận ca” trong các ca khúc phản chiến. Ở một số nƣớc nhƣ
Canađa, Ý, Đức đã có thƣ viện Trịnh Công Sơn. Ông đã vinh dự là ngƣời đầu tiên ở
Đông Nam Á đƣợc Liên hiệp quốc trao tặng giải thƣởng âm nhạc cao quý “Vì một
thế giới hoà bình” năm 2004.
Việc tìm hiểu giá trị ca từ Trịnh Công Sơn đang là vấn đề đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là soi chiếu ca từ dƣới góc độ ngôn ngữ. Đã có rất
nhiều công trình sách, báo, bài viết cả trong và ngoài nƣớc viết về cuộc đời và sự
nghiệp âm nhạc của ngƣời nhạc sĩ tài hoa này. Nghiên cứu ca từ nhạc Trịnh dƣới
góc độ ngôn ngữ cũng bắt đầu đƣợc quan tâm từ mấy năm gần đây, nhƣng các tác
giả chủ yếu tiếp cận ngôn ngữ nhạc Trịnh theo quan điểm của ngôn ngữ học cấu
trúc truyền thống. Tiếp cận ngôn ngữ nhạc Trịnh dƣới góc độ ngôn ngữ học tri
nhận thực sự xuất hiện lần đầu (2009) với luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh
Huyền, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã khai thác hai mô hình
ẩn dụ cấu trúc để làm sáng tỏ quan niệm nhân sinh của Trịnh Công Sơn. Tuy
nhiên, tác giả luận án nhận thấy, trong ca từ nhạc Trịnh còn hàm chứa rất nhiều mô
5
hình ẩn dụ tri nhận có thể khai thác. Vì vậy, việc nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong
ca từ Trịnh Công Sơn sẽ góp thêm một hƣớng đi mới mẻ, góp phần khai thác giá
trị cũng nhƣ làm nổi bật triết lý nhân sinh sâu sắc của Trịnh Công Sơn về con
ngƣời và về cuộc đời. Vì những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn”.
. Mục đích n hi n c u
Mục đích của luận án là dùng lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận để lý giải
những mô hình ẩn dụ tri nhận trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn. Dƣới góc nhìn của
ngôn ngữ học tri nhận, các mô hình ẩn dụ đƣợc khai thác, giải mã dựa trên kinh
nghiệm thân thể, trải nghiệm sinh học, các cơ chế thần kinh và phản xạ hành vi, các
mô hình văn hóa và các tri thức nền mang đặc trƣng tâm lý, tƣ duy tộc ngƣời; bên
cạnh đó những ƣớc định về văn hoá, tôn giáo và những định chế về tƣ duy tâm linh
con ngƣời cũng đƣợc vận dụng để suy nghiệm các ẩn dụ. Trên cơ sở phân tích các
mô hình ẩn dụ, so sánh, đối chiếu trong các miền văn hoá khác nhau, từ đó có thể
làm sáng tỏ tính khác biệt về văn hoá trong ngôn từ của nhạc sĩ, đặt trong tƣơng
quan giữa cái mang tính phổ quát toàn nhân loại với cái đặc thù mang tính dị biệt
của từng dân tộc.
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cơ bản sau:
(1) Lý giải các ẩn dụ tri nhận cơ sở và các ẩn dụ phái sinh trong ca từ Trịnh Công Sơn;
(2) Phân tích mối quan hệ tƣơng hợp giữa các lƣợc đồ ẩn dụ tri nhận dựa trên các
mô hình văn hoá, mối tƣơng quan giữa các sơ đồ hình ảnh dựa trên lý thuyết hình và nền;
tính tƣơng hoà văn hoá trong cách tri nhận thế giới phản chiếu vào trong ngôn ngữ;
(3) Làm rõ các cơ chế ánh xạ giữa miền nguồn và đích, các quan hệ gán ghép
giữa các thuộc tính đặc trƣng của hai miền này;
(4) Trên cơ sở lý giải từng thuộc tính đƣợc gán ghép giữa hai miền không gian
nguồn, đích, đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm nghiệm thân, cơ sở vật lý, cơ sở văn hoá,
trải nghiệm sinh học và trải nghiệm tâm lý của từng mô hình ẩn dụ để giải mã con
ngƣời tinh thần và thế giới vô thức của cá nhân Trịnh Công Sơn.
6
3. Tổn quan tình hình n hi n c u
3.1. Nghiên cứu về ẩn dụ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận
3.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
Nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận đã bắt đầu từ những thập kỷ 80 của thế
kỷ XX, với những tên tuổi của G. Lakoff, M. Johnson, G. Fauconnier, Ch. Fillmore,
R. Jackendoff, R. Langacker, E. Rosch, L. Talmy, M. Turner, A. Wierzbicka, Yu.
Stepanov, Yu. Apresian, W. Chafe, M. Minsky
Ngay từ cuối những năm 70 (thế kỉ XX) với công trình trở thành kiệt tác trí
tuệ Metaphor We live by năm 1980 viết chung với nhà triết học M. Johnson, Lakoff
bắt đầu phát triển lý thuyết về ẩn dụ tri nhận. Lý thuyết này làm cho danh tiếng
Lakoff vƣợt ra ngoài phạm vi thuần túy ngôn ngữ học, là một báo hiệu cho thấy có
một sự thay đổi lớn trong nghiên cứu về ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành
khoa học khác.
Trong những năm qua, lý thuyết của phép ẩn dụ đã phát triển và đào sâu đáng
kể. Ban đầu, xu hƣớng của các nghiên cứu đều cho rằng phép ẩn dụ ý niệm chủ yếu
đƣợc căn cứ vào kinh nghiệm thân thể. Trong những năm 1980, Lakoff và Kovecses
đã cho thấy những ẩn dụ cảm xúc (nhƣ sự giận dữ của con ngƣời) xuất hiện trong
ngôn ngữ và đều xuất phát từ cơ sở văn hóa, cơ sở sinh lý học của con ngƣời (Lakoff
1987; Kovecses năm 1986, 1990). Đến đầu những năm 1990, một quan điểm hoàn
toàn mới của phép ẩn dụ đƣợc phát hiện ra rằng ẩn dụ ý niệm không chỉ nằm ở lĩnh
vực thời gian, mà còn ở trong các lĩnh vực nhƣ sự kiện, nhân quả, đạo đức [160; 250].
Một tiến bộ quan trọng trong lý thuyết ẩn dụ đến năm 1997 là nghiên cứu ẩn
dụ ý niệm gắn với các lý thuyết thần kinh, các nghiên cứu chỉ ra rằng kinh nghiệm
hàng ngày, kinh nghiệm cảm giác của con ngƣời là cơ sở đƣa ra các đánh giá chủ
quan của nhận thức ngôn ngữ (Joseph Grady (1997), Christopher Johnson (1997).
Tác giả Srinivas Narayanan (1997) còn sử dụng các kỹ thuật tính toán cho mô hình
thần kinh, phát triển một lý thuyết mà trong đó, ẩn dụ ý niệm đƣợc lý giải thông qua
bản đồ thần kinh với hệ kinh mạch kết nối hệ thống cảm giác với các khu vực cao
hơn ở vỏ não. Năm 2002, Gilles Fauconnier và Mark Turner đã phát triển một lý
thuyết về không gian pha trộn, là một kiểu không gian tinh thần tƣởng tƣợng kết
7
hợp với lý thuyết thần kinh của ngôn ngữ, trong đó, các ánh xạ ẩn dụ đƣợc thực
hiện trên cơ sở vật lý giống nhƣ một bản đồ thần kinh, nhƣ thế, chúng tạo thành các
cơ chế thần kinh tự nhiên trong các suy luận ẩn dụ [156, 257].
Tiếp đó, cùng với một số nhà nghiên cứu khác, Lakoff đã phát triển tƣ tƣởng
về vai trò của ẩn dụ trong việc hình thành hệ thống ý niệm của con ngƣời và cấu
trúc của ngôn ngữ tự nhiên. Tƣ tƣởng này đã đƣợc Lakoff phát triển thành học
thuyết “Trí tuệ nhập thân”, chủ trƣơng nghiên cứu sự phụ thuộc của những năng lực
tƣ duy của con ngƣời và những quan niệm về thế giới, kể cả những hệ thống triết
học vào những đặc điểm cấu tạo của cơ thể con ngƣời và bộ não con ngƣời.
Về các nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của lý thuyết ẩn dụ: Kể từ lần đầu
tiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học đa
dạng nhƣ lý thuyết văn học, nghiên cứu pháp luật, ngôn ngữ học và triết học đã thực
hiện một cách thú vị ứng dụng của lý thuyết này. Họ đã xác định đƣợc ẩn dụ ý niệm
nằm ở trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máy
tính, toán học và triết học. Nghiên cứu của họ cho thấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phần
làm sáng tỏ cách con ngƣời suy nghĩ nhƣ thế nào trong một số lĩnh vực trí tuệ.
Trong lĩnh vực văn học phân tích, More (1989), Lakoff và Turner đã chứng
minh rằng phép ẩn dụ trong thơ ca hầu hết nằm ở các phần mở rộng và trong các
trƣờng hợp đặc biệt ổn định, ẩn dụ ý niệm thông thƣờng đƣợc sử dụng trong tƣ
tƣởng và ngôn ngữ hàng ngày. Các sáng tạo ẩn dụ của nhà thơ đƣợc không hoàn
toàn nằm ở việc tạo ra tƣ tƣởng mới của ẩn dụ, mà nằm trong cơ chế ánh xạ ẩn dụ.
Lakoff và Turner (1987) cũng cho thấy, ẩn dụ ý niệm thông thƣờng nằm ở trung
tâm của tục ngữ hay trong văn học (1996), Turner sau đó đã chứng minh ẩn dụ nằm
ở sau việc xây dựng các truyện ngụ ngôn và các sản phẩm phổ biến khác của trí
tƣởng tƣợng văn học. Các cơ sở ẩn dụ về chiều kích đạo đức trong văn học trở nên
rõ ràng từ các cuộc thảo luận về ẩn dụ và đạo đức của Johnson (1993), của Lakoff
trong lĩnh vực chính trị và đạo đức (1996), và bởi Lakoff và Johnson trong Triết học
(1999) [156, 268].
Các ứng dụng quan trọng nhất của lý thuyết về ẩn dụ ý niệm là ở các lĩnh
vực pháp luật, chính trị và các vấn đề xã hội. Nhà lý thuyết Pháp lý Steven (2001)
8
đã viết nhiều bài báo tổng quan pháp luật và trong một cuốn sách lớn về vai trò
trung tâm của phép ẩn dụ trong lý luận pháp luật. Ẩn dụ Pháp lý rất phổ biến trong
những ẩn dụ về bất động sản, sự hiểu biết về sở hữu trí tuệ, Ẩn dụ đƣợc xem là
một công cụ pháp lý mạnh mẽ và có hiệu ứng rộng rãi trong xã hội. Triết học
Lakoff và Johnson (1999) là một phân tích sâu về ẩn dụ cấu trúc đƣợc sử dụng rộng
rãi trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Lakoff (1996) phân tích chính trị thế giới quan
của những ngƣời bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ, xem xét các quan điểm về kiểm soát
súng, phá thai, án tử hình, thuế, các chƣơng trình xã hội, môi trƣờng và nghệ
thuật, trong một khung tri nhận nhất định. Còn trong lĩnh vực tâm lý học, ẩn dụ
đã chứng minh tầm quan trọng của mình đối với cả hai lĩnh vực nhận thức và tâm lý
học. Nhận thức tâm lý bị chi phối bởi ý tƣởng cũ mà khái niệm nằm ở các con chữ
và nghĩa, nhƣng các tài liệu về lý thuyết ẩn dụ cung cấp bằng chứng áp đảo chống
lại quan điểm đó và mở ra một khả năng cho nhận thức tâm lý thú vị hơn nhiều, các
nghiên cứu của Gibbs (1994), ẩn dụ cảm xúc của Lakoff (1987) hay ẩn dụ nghiệm
thân của Kovecses (1990), nghiên cứu về tâm trí, bộ nhớ, và sự chú ý của
Fernandez-Duque và Johnson (1999) đã chứng minh điều đó [156, 271].
Nhƣ vậy, kể từ lần đầu tiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu
trong các lĩnh vực khoa học đa dạng nhƣ lý thuyết văn học, nghiên cứu pháp luật,
ngôn ngữ học và triết học đã thực hiện một cách thú vị ứng dụng của lý thuyết này.
Họ đã xác định đƣợc ẩn dụ ý niệm nằm ở trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính trị,
tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính, toán học và triết học. Nghiên cứu của họ cho
thấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cách con ngƣời suy nghĩ nhƣ thế nào
trong một số lĩnh vực trí tuệ. Nhƣ vậy, có thể thấy lý thuyết ẩn dụ ý niệm ngày càng
đƣợc xây dựng tỉ mỉ và cụ thể, mở rộng không chỉ trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà
còn giúp tìm hiểu các lĩnh vực nghiên cứu đa ngành khác.
3.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở trong nƣớc, nghiên cứu đƣợc xem là sớm nhất về khuynh hƣớng tri nhận có
thể kể đến Nguyễn Lai trong công trình Từ chỉ hướng vận đ ng ti ng iệt (Nxb Đại
học Tổng hợp, H, 1990), tuy trong công trình này tác giả không dùng đến thuật ngữ
“tri nhận” nhƣng các nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ chỉ
9
hƣớng RA V O, L N XUỐNG, ĐẾN TỚI, L I QUA, SANG VỀ hoàn toàn đƣợc
xem xét và triển khai theo đƣờng hƣớng của ngôn ngữ học tri nhận với giả thuyết
nghiệm thân.
Đến năm 2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn trong [132] tuy chƣa trực tiếp bàn
đến ngôn ngữ học tri nhận nhƣng đã bắt đầu hƣớng nghiên cứu của mình theo
hƣớng lý thuyết tâm lý – ngôn ngữ học tộc ngƣời. Tác giả đã dùng thuật ngữ tri
giác khi bàn đến ẩn dụ với cách tiếp cận và hiểu về bản chất của ẩn dụ nhƣ là một
kiểu “tƣ duy phạm trù”, trong đó, qua tìm hiểu về đặc điểm dân tộc của định danh
động vật, định danh thực vật, định danh bộ phận cơ thể ngƣời của ngƣời Việt (đặt
trong sự so sánh với ngƣời Nga, Anh) tác giả đã bƣớc đầu khẳng định đặc điểm
văn hóa – dân tộc của ngƣời Việt, khẳng định mỗi dân tộc có cách tri giác, định
danh riêng của mình về bức tranh ngôn ngữ thế giới khách quan.
Cũng trong khung nghiên cứu liên quan đến ẩn dụ theo quan điểm tri nhận,
tác giả Nguyễn Đức Tồn trong [134], [135], [136], [137] đã đƣa ra một cái nhìn mới
về bản chất của ẩn dụ, giải phóng ẩn dụ khỏi sự trói buộc ở quan niệm chỉ là phép
dùng từ. Qua những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã kết luận: “Hiện tượng loại suy đặc
điểm, thu c tính, hoạt đ ng, giữa các sự vật, hiện tượng khác loại làm cơ sở cho
những cách diễn đạt ẩn dụ ý niệm” [136, 5]. Trong [139], tác giả Nguyễn Đức Tồn
cũng chỉ rõ chính những tri thức văn hóa đƣợc thủ đắc trong phạm vi vai dân tộc đã
lập thành hạt nhân của hiện tƣợng đƣợc gọi là “đặc trƣng dân tộc của tƣ duy”. Kiểu
loại tƣ duy và đặc trƣng dân tộc của tƣ duy đƣợc thể hiện rõ nhất ở thiên hƣớng “ƣa
thích” hay sự nổi trội của kiểu tƣ duy hoặc cách nghĩ nào đó ở một dân tộc nhất
định.
Ngƣời đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam một cách có
hệ thống với khung lý thuyết cụ thể là tác giả Lý Toàn Thắng (2005) với công trình
Ngôn ngữ học tri nhận – từ lý thuy t đại cương đ n thực tiễn ti ng iệt (Nxb Khoa
học xã hội, H). Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả chƣa đi sâu vào nghiên cứu
ẩn dụ mà chủ yếu nghiên cứu về cách thức tri nhận không gian và thời gian trong
ngôn ngữ. Tác giả đƣa ra hƣớng tiếp cận không gian theo nguyên lý “Dĩ nhân vi
trung” (lấy con ngƣời làm trung tâm của vũ trụ), con ngƣời đƣợc đặt trong không
10
gian vật lý ba chiều và thời gian một chiều, qua đó, ngôn ngữ phản ánh cách con
ngƣời tri nhận về thế giới quanh mình qua các cặp phạm trù đƣợc định vị theo vị trí
của con ngƣời trong không gian nhƣ: trên dƣới, trƣớc sau, phải trái, trong ngoài,
và các phạm trù chỉ thời gian định vị theo vị trí của con ngƣời qua ba thời: quá khứ,
hiện tại và tƣơng lai. Trong một nghiên cứu khác, tác giả cho rằng vấn đề “con
ngƣời” trong sự tri nhận không gian có liên hệ sâu xa với ba phƣơng diện: cấu tạo cơ
thể ngƣời; môi trƣờng tự nhiên xung quanh con ngƣời; các chuẩn mực và cách thức
hoạt động của con ngƣời [120, 54-65].
Năm 2007, tác giả Phan Thế Hƣng trong [59], [60] đã trình bày quan niệm
mới của mình về ẩn dụ rất đáng chú ý trên cơ sở phủ nhận dòng quan điểm so sánh
trong ẩn dụ: “Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh.
Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao
hàm xếp loại” [59, 12]. Cùng với việc khẳng định ẩn dụ là câu bao hàm x p loại,
tác giả khẳng định vai trò của sự xếp loại trong cấu trúc ẩn dụ: “ẩn dụ không đơn
giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu
của tƣ duy. Nói cách khác, hiểu sự so sánh không phải là trung tâm của việc hiểu ẩn
dụ, mà chính là hiểu đƣợc việc xếp loại” [59, 12] và đƣa ra các hệ quả về ẩn dụ nhƣ:
so sánh ẩn dụ đƣợc hiểu là câu bao hàm xếp loại; so sánh ẩn dụ tuân theo tầng bậc
của loại theo hệ thống tôn ti và bản chất của sự xếp loại là cơ sở của tính ẩn dụ; ẩn
dụ không thể đảo ngƣợc và mối quan hệ của hai sự vật trong ẩn dụ không mang tính
đối xứng.
Năm 2009, tác giả Trần Văn Cơ trong công trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận
(Nxb Lao động xã hội) đã giới thiệu khái luận về ngôn ngữ học tri nhận và giới
thiệu lý thuyết ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam bằng việc tổng thuật lại một cách có hệ
thống và toàn diện những vấn đề trung tâm có liên quan đến lý thuyết ẩn dụ ý niệm
từ hai công trình kinh điển của G. Lakoff Metaphors We live by (1980), của Lakoff
và Johnson Women, Fire and The Dangerous Things: What Categories Reveal
about The Mind (1987) gồm: 1. Ý niệm và ẩn dụ ý niệm; 2. Hoạt động sáng tạo của
ẩn dụ tri nhận; 3. Kinh nghiệm luận - phƣơng pháp luận của học thuyết về ẩn dụ tri
nhận; và 4. Phạm trù hóa thế giới.
11
Kế tiếp những nghiên cứu về các từ chỉ hƣớng trong không gian của Nguyễn
Lai, tác giả Nguyễn Đức Dân (2009) trong [19] đã nghiên cứu sự chuyển nghĩa và
ẩn dụ qua những giới từ chỉ không gian trong tiếng Việt. Tác giả đã đề cập đến
những cặp khái niệm nguyên thủy trong nhận thức không gian liên hệ tới sự tồn tại và
vận động của con ngƣời nhƣ: trên – dưới (theo phƣơng thẳng đứng), trước – sau
(theo phƣơng nhìn ngang của con ngƣời), gần – xa (theo tầm nhìn và đƣờng đi), trong
– ngoài (theo định vị ranh giới) và các vận động có hƣớng nhƣ: ra, vào, lên, xuống,
Đây là những từ ngữ đặc biệt quan trọng, có sự vận động chuyển nghĩa rất mạnh,
đƣợc nhìn nhận và xem xét nhƣ một cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý niệm
hóa, phân loại và mô tả thế giới khách quan, tạo nên những ẩn dụ về không gian và
thời gian mang đậm dấu vết văn hóa và tinh thần dân tộc. Tác giả Nguyễn Văn Hiệp
với bài viết “Ngữ nghĩa của từ „ra‟ „vào‟ trong tiếng Việt từ góc độ nghiệm thân” [in
trong 51; tr. 202 - 218] đã dùng giả thuyết nghiệm thân của ngôn ngữ học tri nhận,
tổng kết một cách đầy đủ những con đƣờng phát triển ngữ nghĩa của từ “RA” trong
tiếng Việt, từ nghĩa gốc trong từ điển và những lớp nghĩa phái sinh, đến các lớp
nghĩa của từ “RA” trong khả năng kết hợp hay ứng xử ngữ pháp, tạo thành một
phạm trù lan tỏa ngữ nghĩa với mạng lƣới nhiều ý niệm có liên hệ với nhau.
N hi n c u về ẩn dụ thời ian, tác giả Nguyễn Hòa trong [46] đã cho rằng
quá trình ý niệm hóa thời gian nhƣ là không gian xảy ra trên cơ sở sử dụng các ý
niệm không gian s n có, tuy không hoàn toàn đồng nhất trong các nền văn hóa. Tác
giả coi thời gian với tƣ cách nhƣ một sự vật và có thể đƣợc xem xét một cách đa
chiều dƣới nhiều khía cạnh khác nhau. Nguyễn Văn Hán trong [36] đã chứng minh
cách thức tri nhận thời gian luôn mang tính chất quy ƣớc xã hội, tính chất văn hóa và
tính mô - típ của cộng đồng.
Nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tình cảm của con
n ƣời, các công trình [61], [68], [129], [92], đều khẳng định và chứng minh rằng
yếu tố cơ thể hóa ngôn ngữ, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giới bên
ngoài, mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra những ẩn dụ ý
niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang đặc trƣng tƣ duy dân tộc. Các cộng đồng dân
tộc khác nhau, do sự khác nhau về các nhân tố văn hóa, xã hội sẽ tỏ ra sự khác biệt
12
hay tính chủ thể về các phƣơng thức tƣ duy và mô hình tri nhận trong các biểu thức
ngôn ngữ. Ngay cả những cá thể khác nhau trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ, do
không đồng nhất trong kiến thức về thế giới, những hiểu biết về quy ƣớc xã hội, cũng
nhƣ sự khác nhau về kinh nghiệm trải nghiệm, khả năng cảm nhận và lý giải sự
việc sẽ dẫn đến sự khác biệt trong quá trình sử dụng và lý giải các ẩn dụ tri nhận.
Tác giả Phan Thế Hƣng [61] đã dựa trên cơ sở lý thuyết về ẩn dụ tri nhận, nghiên cứu
và đối chiếu trên cứ liệu tiếng Việt, tiếng Anh với các mô hình về “ẩn dụ ý niệm cảm
xúc” (giận dữ, sung sƣớng), “ẩn dụ ý niệm cấu trúc sự kiện” (dạng địa điểm, dạng sự
vật) và “ẩn dụ ý niệm thời gian”, Tác giả khẳng định rằng, trải nghiệm của cơ thể
con ngƣời trong ẩn dụ hóa là những trải nghiệm mang tính phổ quát và từ đó chúng ta
có ẩn dụ ý niệm cơ bản và phổ quát. Ngoài ra, tác giả cũng đã đề cập đến sự tƣơng tác
giữa ẩn dụ và hoán dụ dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là yếu tố
kinh nghiệm phản ánh trong ngôn ngữ, tính hiện thân và sự tác động của thế giới bên
ngoài mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ, văn hóa tạo ra cái nền
cho tất cả các tình huống chúng ta trải nghiệm để tạo thành mô hình tri nhận. Tác giả
Trần Bá Tiến [129] tập trung khảo sát các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm
trong tiếng Anh và tiếng Việt thuộc 5 phạm trù tình cảm: tức giận, vui, buồn, sợ, xấu
hổ. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra điểm khác biệt căn bản giữa ngƣời Việt
và ngƣời Anh trong sử dụng ẩn dụ là: ngƣời Việt vì sống theo nguyên tắc trọng tình,
hoà thuận, ứng xử mềm dẻo nên ƣa “kìm chế”, trong khi ngƣời Anh quan niệm rằng
tức giận khi bộc phát sẽ tốt hơn cho sức khoẻ nên họ có xu hƣớng bộc lộ ra ngoài.
Thông qua các tƣờng giải cụ thể, tác giả chứng minh các thành ngữ tiếng Việt hầu hết
không có ẩn dụ trực tiếp mà đều thông qua suy luận ẩn dụ. T...ính dị biệt của cá
nhân nghệ sĩ.
Luận án nỗ lực gắn phân tâm học và các luận điểm của triết học Hiện sinh
phƣơng Tây vào việc lí giải các mô hình ý niệm, nghiên cứu những mạng lƣới liên
tƣởng trong ngôn ngữ và hình ảnh đƣợc thể hiện trong thế giới nhạc ngữ của Trịnh
Công Sơn, giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe khám phá ra những ám ảnh mà nhạc sĩ luôn
ôm ấp trong đời sống cũng nhƣ trong những giấc mơ giữa đời thƣờng của mình. Tất
cả những ám ảnh này làm nên con ngƣời vô thức của tác giả, làm nên “huyền thoại
cá nhân” của nghệ sĩ.
Kết quả nghiên cứu của luận án ngoài ý nghĩa giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe
hiểu sâu sắc hơn về âm nhạc và con ngƣời của Trịnh Công Sơn, còn có thể ứng
dụng vào việc giảng dạy trong lĩnh vực phong cách học, phong cách sáng tác ca từ.
9. Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án đƣợc bố
cục thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận.
Chƣơng 2: Ẩn dụ cấu trúc trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Chƣơng 3: Ẩn dụ định hƣớng trong ca từ Trịnh Công Sơn.
26
CHƢƠNG 1
CƠ Ở U N
1.1. Ẩn dụ
1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống
Trong các nghiên cứu về ẩn dụ ở trong và ngoài nƣớc, cho đến nay, ẩn dụ
thƣờng đƣợc coi là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm
giữa hai sự vật có sự tƣơng đồng hay giống nhau. A.A. Reformatxky cho rằng: “ẩn
dụ theo nghĩa chiết tự là “sự chuyển đổi” (Perenos), là trƣờng hợp chuyển nghĩa
điển hình nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự vật
về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động v.v” [dẫn theo 134]. B.N. Golovin định
nghĩa: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tƣợng này sang một đối tƣợng khác
trên cơ sở sự giống nhau của chúng đƣợc gọi là ẩn dụ” [dẫn theo 134]. Trong Từ
điển thuật ngữ ngôn ngữ học, O.X. Akhmanova đã định nghĩa ẩn dụ là“ Phép
chuyển nghĩa (Trop) dùng các từ và ngữ ở ý nghĩa bóng trên cơ sở sự tƣơng tự, sự
giống nhau ” [dẫn theo 134].
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng có quan điểm tƣơng tự khi nghiên cứu
về ẩn dụ. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên
một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tƣơng đồng” [12, 54]. Sau này, trong
cuốn Từ vựng ngữ ngh a ti ng iệt, Nxb Giáo dục năm 1999, ông đã giải thích cụ
thể hơn: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn
là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phƣơng thức ẩn dụ là
phƣơng thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu nhƣ X và Y có
nét nào đó giống nhau” [13, 145]. Cùng quan điểm về sự tƣơng đồng trong ẩn dụ,
Nguyễn Thiện Giáp cũng cho rằng: “ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự
giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tƣợng đƣợc so sánh với nhau” [31, 162]. Tác
giả Nguyễn Đức Tồn thì quan niệm: “bản chất của ẩn dụ là sự thay th tên gọi dựa
trên sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tƣợng, tính chất khi tƣ duy liên tƣởng của
con ngƣời phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có m t nét hay m t đặc điểm nào đó”
[134].
27
Từ trƣớc đến nay, trong lịch sử nghiên cứu ẩn dụ đã tồn tại nhiều đƣờng
hƣớng tiếp cận đa dạng, có thể kể đến một số đƣờng hƣớng cơ bản dƣới đây:
1.1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm miêu tả
Đây là cách tiếp cận theo quan điểm nghĩa học. Theo quan điểm miêu tả,
việc giải thích ẩn dụ không liên quan nhiều đến các đặc tính thực tế gán cho các vật
thể đƣợc đề cập đến bằng các đặc tính gán cho bản thân đơn vị từ. Đại diện cho
quan điểm này là lí thuyết tƣơng tác của Black (1993). Thuật ngữ “tƣơng tác” đƣợc
Black giải thích là sự kích thích ngƣời nghe lựa chọn một vài đặc tính của chủ thể
bậc hai. Do có sự hiện diện của chủ thể chính, khuyến khích ngƣời nghe tạo dựng
một phức hợp hàm ý song song phù hợp với chủ thể chính, và tƣơng tác qua lại tạo
ra những thay đổi trong chủ thể bậc hai. Có nghĩa là, trong ẩn dụ A là B, hệ thống
đặc điểm liên kết của A tƣơng tác với hệ thống đặc điểm của B để tạo ra ý nghĩa ẩn
dụ mới. Đặc điểm liên kết là đặc điểm và các mối quan hệ của sự vật thƣờng đƣợc
cho là có thật. Ví dụ, chúng ta thƣờng gán một số đặc điểm cho r n: di chuyển uyển
chuyển, có khả năng lột xác, siết chặt trong động tác bắt mồi, có nọc độc, và chúng
ta có thể căn cứ vào các đặc điểm đó để hiểu ẩn dụ trong câu: Mụ ta là m t con r n
đ c (có nghĩa ám chỉ rằng Mụ ta là một ngƣời đàn bà khéo léo nhƣng nham hiểm,
mƣu mô, độc ác, có khả năng làm hại ngƣời khác). Vấn đề đáng lƣu ý là chúng ta
không hiểu ẩn dụ qua so sánh các đặc điểm của sự vật mà phải dựa vào điều mà ẩn
dụ gợi ý cho ta. Trong ví dụ trên, chúng ta sử dụng toàn bộ hệ thống đặc điểm (ví dụ
của loài r n) để “lọc” hay tổ chức ý niệm của mình về một hệ thống khác (nhƣ con
người) để có đƣợc một ý niệm mới, hay ý nghĩa mới về một sự vật nào đó. Vì thế,
trong câu Mụ ta là m t con r n đ c, những hàm ý đã biết về loài rắn độc nhƣ: có
nọc độc; có khả năng giết chết đối thủ; bắt mồi bằng cách di chuyển linh hoạt, nhẹ
nhàng; siết chặt con mồi khi đã tấn công có thể áp dụng để hiểu về con ngƣời
mặc dù giữa hai sự vật không hoàn toàn giống nhau theo nghĩa đen. Hệ quả của việc
coi một ngƣời là r n đ c là tạo ra một hệ thống các đặc điểm ở ngƣời có liên quan
đến đặc điểm của rắn độc. Mỗi một đặc tính này đem gắn với chủ thể (con ngƣời)
theo nghĩa đen hay nghĩa khác thƣờng nào đó, và tất nhiên không thể gắn tất cả các
đặc điểm của rắn cho con ngƣời đƣợc, nhƣng trên thực tế, trong quá trình tƣơng tác,
28
ẩn dụ r n đ c đã bỏ qua một số chi tiết về rắn độc và làm nổi bật một số chi tiết
khác về loài động vật này để có thể tạo ra cái nhìn mới của chúng ta về con ngƣời.
Theo quan điểm miêu tả, ẩn dụ bao gồm một sự thay đổi nghĩa. Trong ẩn dụ
Trong cu c họp, bà ta bị ngứa nọc nên liên tục châm người khác, nghĩa đen của
biểu thức châm không thể đem ra giải thuyết cho ẩn dụ, bởi vì điều này chỉ dẫn đến
một phát ngôn sai theo nghĩa đen. Thay vào đó, thuật ngữ tiêu điểm châm đã tạo
thêm một ý nghĩa mới, hay ý nghĩa ẩn dụ trong phạm vi ngữ cảnh cụ thể của nó (bà
ta bị lật tẩy, để lộ những điểm yếu, hoặc bị chạm đúng tim đen, chạm đến những
bức xúc cá nhân nên chuyển sang tấn công ngƣời khác bằng những lời nói hoặc luận
điệu khó nghe, mang tính tiêu cực). Theo quan điểm miêu tả, chính tính khác biệt
đƣợc coi là cơ sở quan trọng để giải thuyết ẩn dụ. Theo nghĩa đen, con ngƣời không
có nọc để có thể châm nhƣ loài ong, loài muỗi đƣợc, và điều này sẽ đem đến cho
ngƣời nghe một dấu hiệu là một nét nghĩa phi thực của từ châm sẽ đƣợc phân tích
trong ẩn dụ Trong cu c họp, bà ta bị ngứa nọc nên liên tục châm người khác. Việc
giải thuyết sẽ bao gồm việc chuyển di một số thành tố nghĩa từ biểu thức ẩn dụ
châm sang biểu thức ngữ cảnh thực người. Các nhà nghiên cứu theo quan điểm
miêu tả vì thế xem việc giải thuyết ẩn dụ dƣới danh nghĩa quá trình chuyển di nghĩa
và coi việc nhận diện ẩn dụ là sự xung đột ngữ nghĩa ở tầng bậc nghĩa đen. Quan
điểm miêu tả nhấn mạnh đến tính chất dị biệt của các nét nghĩa đen và đem chúng
ra làm tiêu chuẩn để nhận diện ẩn dụ.
1.1.1. . Ẩn dụ theo quan điểm dụng học
Theo quan điểm dụng học, Searle (1993) cho rằng một phát ngôn ẩn dụ chƣa
thể dẫn đến một sự thay đổi về nghĩa của các từ liên quan [dẫn theo 35, 26]. Thay
vào đó, các nhà nghiên cứu theo quan điểm này đã giữ lại các quy tắc ngữ nghĩa
một cách đơn giản có cấu tạo ổn định và quy ẩn dụ về một cơ chế giải thuyết khác.
Theo quan điểm dụng học, ngƣời nghe sẽ thuyết giải phát ngôn của ngƣời nói theo
nghĩa đen (ngƣời nghe sẽ hiểu là ngƣời nói có ý định giao tiếp những gì ngƣời nói
nói), trừ phi việc thuyết giải theo nghĩa đen nghe khác lạ đến nỗi cần phải viện đến
một sự giải thuyết lại theo lối dụng học. Ví dụ, khi một ngƣời nói H n là m t con
sói, ngƣời đó nói ra một điều sai theo nghĩa đen, nhƣng lại ngụ ý, hay có ý định giao
29
tiếp một điều gì đó có thể đúng, chẳng hạn nhƣ muốn ám chỉ h n là một kẻ nham
hiểm, hung bạo, táo tợn, và luôn s n sàng rình rập tấn công ngƣời khác.
Sự phát triển của lý thuyết dụng học nhƣ một lý thuyết chung về sử dụng ngôn
ngữ từ những năm 60 trở về sau, đặc biệt thể hiện trong các công trình của Searle
(1993) và Grice (1989) đã mở ra một khả năng hình thành một quan điểm dụng học
nhƣ thế. Cả hai tác giả đều lấy phát ngôn chứ không phải là các câu hay mệnh đề
làm điểm xuất phát để phân tích. Cả hai đều dựa trên tham số lý thuyết là ý định của
ngƣời nói trong phát ngôn để phân biệt các khái niệm nhƣ “hàm ngôn” và “nghĩa
của ngƣời nói” với các khái niệm nghĩa học nhƣ “nghĩa của câu” và “nghĩa kéo
theo” [dẫn theo 35, tr.27].
Nếu phân tích phát ngôn ẩn dụ dựa trên lý thuyết của Grice về hàm ngôn hội
thoại, rất có thể trong phần lớn các trƣờng hợp, ngƣời nói sẽ lựa chọn theo Nguyên
tắc hợp tác, vì vậy, khi xuất hiện một phát ngôn không đúng sự thật (kiểu nhƣ Cô ấy
đang bị tôi chăn d t, Giám đốc là m t con cáo già) thì ngƣời nghe sẽ suy ra rằng
ngƣời nói muốn thông báo một điều gì khác ẩn đằng sau phát ngôn ấy (ví nhƣ: cô ta
quá ngây thơ và ngờ nghệch; giám đốc là một kẻ ranh ma và lọc lõi). Trong trƣờng
hợp đó sẽ xuất hiện hàm ngôn hội thoại. Nhƣ vậy, nếu tiếp cận ẩn dụ dƣới góc độ
dụng học, thì ẩn dụ sẽ liên quan đến nghĩa phát ngôn của ngƣời nói chứ không phải
là phụ thuộc vào nghĩa của từ hay câu. Grice xem ẩn dụ nhƣ một hàm ngôn hội
thoại xuất phát từ việc vi phạm phƣơng châm về Chất lƣợng. Tuy nhiên, tiêu chí
nhận diện ẩn dụ thông qua hàm ngôn hội thoại vẫn không thực sự thuyết phục, bởi
nhiều phát ngôn vi phạm phƣơng châm hội thoại vẫn không chứa các ẩn dụ.
Quan điểm dụng học cho rằng ngƣời nói sử dụng ẩn dụ nhằm mục đích thuyết
phục - chứ không đơn giản việc sử dụng ẩn dụ chỉ là phản xạ vô thức nhƣ quan
điểm tri nhận – và ngƣời nói dựa vào những tài nguyên s n có về ngôn ngữ và tri
nhận, điều phối và kết nối chúng lại trong một mối liên kết tƣ duy để sử dụng chúng
theo ý mình. Vì vậy, ẩn dụ có giá trị biểu cảm và thuyết phục. Việc phân tích ẩn dụ
có thể góp phần làm sáng tỏ hệ thống niềm tin, thái độ hay tình cảm của một cộng
đồng ngôn ngữ nơi ẩn dụ xuất hiện.
30
1.1. . Ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận
Khác với quan điểm truyền thống, xem ẩn dụ nhƣ một sự lệch chuẩn khỏi
cách sử dụng ngôn ngữ bình thƣờng hàng ngày, và để hiểu đƣợc ẩn dụ thì phải
thông qua các quá trình đặc biệt. Việc thuyết giải ẩn dụ phải đƣợc thực hiện thông
qua ngôn ngữ sử dụng nghĩa đen, vì thế, theo quan niệm truyền thống, ngôn ngữ sử
dụng nghĩa đen có vai trò to lớn hơn so với ngôn ngữ mang tính ẩn dụ.
Lakoff và Johnson (1980, 1999) lại nhìn nhận và nghiên cứu ẩn dụ thông qua
các lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là hiện tƣợng tri nhận hơn là một hiện
tƣợng ngôn ngữ. Những biểu thức ẩn dụ mà chúng ta bắt gặp trong ngôn ngữ chính
là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở tầng bậc ý niệm. Ẩn dụ không còn giới hạn ở
phép dùng từ hình ảnh, so sánh mà xa hơn thế, ẩn dụ phản ánh phƣơng thức tƣ duy
sáng tạo của con ngƣời qua hệ thống các ý niệm, vì vậy Lakoff và Johnson gọi nó
bằng thuật ngữ “Ẩn dụ ý niệm”..
Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận – cognitive/conceptual metaphor)
“Một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu
hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận đƣợc tri
thức mới Ẩn dụ đƣợc xem nhƣ là cách nhìn một đối tƣợng này thông qua một đối
tƣợng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong những phƣơng thức biểu tƣợng tri
thức dƣới dạng ngôn ngữ” [8, 293-294]. Nhờ phƣơng thức ẩn dụ, con ngƣời nhận
biết thế giới bao gồm thế giới vật chất, thế giới tinh thần và thế giới cảm xúc. Ẩn dụ
gắn liền với đặc trƣng văn hóa tinh thần của ngƣời bản ngữ.
Với cách tiếp cận chung nhất, ẩn dụ đƣợc xem nhƣ là cách nhìn một đối tƣợng
này thông qua một đối tƣợng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong những
phƣơng thức biểu tƣợng tri thức dƣới dạng ngôn ngữ. Ẩn dụ thƣờng có quan hệ
không phải với những đối tƣợng cô lập riêng lẻ, mà với những không gian tƣ duy
phức tạp (những miền kinh nghiệm cảm tính và xã hội). Trong quá trình nhận thức,
những không gian tƣ duy không thể quan sát trực tiếp này thông qua ẩn dụ xác lập
mối tƣơng quan với những không gian tƣ duy đơn giản hơn hoặc với những không
gian tƣ duy có thể quan sát đƣợc cụ thể (chẳng hạn cảm xúc của con ngƣời có thể so
sánh với lửa, các lĩnh vực kinh tế và chính trị có thể so sánh với các trò chơi, với các
31
cuộc thi thể thao). Trong những biểu tƣợng ẩn dụ tƣơng tự diễn ra việc chuyển ý
niệm hóa không gian tƣ duy quan sát trực tiếp đƣợc sang không gian không quan sát
trực tiếp đƣợc. Trong quá trình này, không gian không thể quan sát trực tiếp đƣợc ý
niệm hóa và nhập vào trong một hệ thống ý niệm chung của một cộng đồng ngôn ngữ
nhất định. Đồng thời, cùng một không gian tƣ duy có thể đƣợc biểu tƣợng nhờ một
hoặc một số ẩn dụ ý niệm [8].
Theo tác giả Trần Văn Cơ [8], mô hình tri nhận là một dạng đặc biệt của các
quan điểm khoa học, nó có nhiệm vụ tổ chức việc quan sát, gán cho việc quan sát một
ý nghĩa nào đó, tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố xuất phát từ những quan sát này,
phát triển những giả thuyết, dự đoán các sự kiện chƣa đƣợc quan sát. Các khoa học ý
niệm, kể cả mô hình tri nhận đều mang tính chất ẩn dụ. Những mô hình về các hiện
tƣợng của tự nhiên là những tƣ tƣởng trừu tƣợng có đƣợc là nhờ ở khả năng suy lý có
cơ sở trong sự quan sát.
Theo G. Lakoff và M. Johnson, ẩn dụ là một cơ chế nhận thức mà thông qua
nó, logic của những khái niệm có tính trừu tƣợng đƣợc thay bằng logic của những
khái niệm có tính cụ thể hơn. Nó là cơ chế quan trọng mà thông qua đó chúng ta có
thể thực hiện những lập luận phức tạp. Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là
một cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên tục, tƣơng tự đã trải qua quá trình
phạm trù hóa đƣợc đánh giá lại trong những bối cảnh ý niệm mới. Cơ chế tri nhận
của ẩn dụ bao gồm hai miền nguồn và đích tồn tại tiền giả định trong ý thức của con
ngƣời, trong đó những thuộc tính của miền nguồn đƣợc ánh xạ, phóng chiếu lên miền
đích, cả hai miền nguồn và đích đều là những ý niệm, đƣợc cấu trúc hoá theo mô
hình trƣờng-chức năng: trung tâm-ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái niệm nằm ở
trung tâm, mang tính phổ quát toàn nhân loại, và ngoại vi là những yếu tố ngôn ngữ,
văn hoá dân tộc, nằm trong một “khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang tính đặc
thù. Ẩn dụ tri nhận hƣớng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con ngƣời.
Vì thế, ngôn ngữ học tri nhận trở thành một bộ phận của khoa học tri nhận, và nó là
một bộ môn khoa học liên ngành, gắn bó mật thiết với các khoa học về tâm lý học tri
nhận, trí tuệ nhân tạo, văn hoá học, triết học, thần kinh học, đặc biệt là nhân học, với
thuyết “Dĩ nhân vi trung” (lấy con ngƣời làm trung tâm của vũ trụ). Nhƣ thế, ngôn
32
ngữ học tri nhận trở thành bộ môn khoa học nghiên cứu sự nhận thức và ý niệm hoá
của con ngƣời về thế giới quanh mình qua các biểu thức và các diễn ngữ ngôn ngữ,
bằng cách lấy con ngƣời làm bản thể định vị giữa không gian, thời gian, và các
nguyên tắc, sự kiện, hành động, tƣ tƣởng, tôn giáo, niềm tin của con ngƣời tƣơng
tác mật thiết với nhau trong không - thời gian ấy.
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng, chính ngôn ngữ bảo đảm cách tiếp
cận với sự miêu tả và xác định bản chất của ý niệm. Giữa ý niệm và các đơn vị ngôn
ngữ có mối quan hệ đặc biệt. Ý niệm là cái chứa đựng sự hiểu biết của con ngƣời về
thế giới đƣợc hình thành trong ý thức và trong quá trình tri nhận. Trong ý niệm có
cái phổ quát và cái đặc thù văn hóa dân tộc, đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng khác
nhau.
1.2. Các hái ni m v thuật ngữ iên quan đ n ẩn dụ ni m
1. .1. Mô hình tri nhận và mô hình văn hóa
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã chỉ ra rằng, trong quá trình tri nhận, các
lƣợc đồ ý niệm tổ chức kiến thức của chúng ta. Chúng tạo ra những mô hình tri nhận
về một lĩnh vực nào đó của thế giới, những mô hình mà chúng ta dùng để nhận thức
thấu đáo trải nghiệm của chúng ta và suy luận về nó. Các mô hình tri nhận không
phải là những mô hình của ý thức, chúng thuộc về tiềm thức và đƣợc sử dụng một
cách máy móc và dễ dàng, đƣợc vận dụng một cách vô thức và tự động. Các mô hình
tri nhận này không thể quan sát trực tiếp đƣợc mà đƣợc suy ra từ những ánh xạ ẩn dụ,
đƣợc hiểu bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của chúng ta về thế giới thực hữu
và thông qua nền văn hóa của chính mình. Con ngƣời tích lũy mô hình tri nhận bằng
hai con đƣờng cơ bản: bằng kinh nghiệm trực tiếp và thông qua tri thức văn hóa.
Theo các nhà tri nhận, các lƣợc đồ ý niệm (lƣợc đồ hình ảnh) không phải là
những hình ảnh cụ thể mà có tính trừu tượng hay lược đồ trong nhận thức hay tâm
trí của con ngƣời. Lƣợc đồ hình ảnh biểu trƣng cho các mẫu lƣợc đồ từ các miền
hữu ảnh (có hình ảnh) nhƣ vật chứa, đường đi, khớp nối, lực đẩy, hay cân bằng diễn
ra trong phạm trù nghiệm thân và tạo thành trải nghiệm tự thân của con ngƣời, hoặc
tạo thành trải nghiệm không mang tính tự thân thông qua ẩn dụ. Một mặt, lƣợc đồ
33
hình ảnh mang tính trừu tƣợng vì chỉ hiện ra trong tâm trí, mặt khác, lƣợc đồ hình
ảnh lại không trừu tƣợng, vì đó là hình ảnh do trải nghiệm của con ngƣời mà có.
Hình ảnh là biểu trƣng của trải nghiệm cụ thể, mang tính nghiệm thân, là cái
nhìn của thế giới bên ngoài qua mối quan hệ không gian, thời gian và cả cơ chế cảm
nhận của con ngƣời. Theo Lakoff và Turner (1989), nhiều miền thiếu hình ảnh nhƣ
tư tưởng, cái ch t, thời gian, sự giác ng , thức tỉnh và sự sống. Miền thiếu hình ảnh
đôi khi đƣợc gọi là “miền trừu tượng” hay “vô ảnh” vì con ngƣời chỉ cảm nhận
đƣợc mà thôi. Miền tạo nên hình ảnh là miền mang tính nghiệm thân, hay cụ thể
hơn là xuất phát từ trải nghiệm mang tính vật thể, các hoạt động tự thân của con
ngƣời qua không gian, tác động đến các vật thể, và tƣơng tác qua các cảm nhận.
Theo các nhà tri nhận, mô hình tri nhận đƣợc tích lũy qua tri thức văn hóa là
mô hình tồn tại lâu bền nhất, có thể đƣợc bảo lƣu giá trị qua nhiều thế hệ. Tuy
nhiên, cần phân biệt sự khác nhau giữa mô hình văn hóa và mô hình tri nhận, các
nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng mô hình tri nhận nhấn mạnh vào bản chất tinh
thần, kinh nghiệm tri giác và nhận thức khoa học của con ngƣời. Ngƣợc lại, mô
hình văn hóa nhấn mạnh vào khía cạnh văn hóa, những tri thức thông dụng mà một
cộng đồng nào đó chia sẻ, vì vậy mô hình văn hóa có thể không đồng nhất với tri
thức khoa học.
Trong quá trình nhận thức, các mô hình tri nhận - những không gian tƣ duy
không thể quan sát trực tiếp này thông qua ẩn dụ xác lập mối tƣơng quan với những
không gian tƣ duy đơn giản hơn hoặc với những không gian tƣ duy có thể quan sát
đƣợc cụ thể. Trong những biểu tƣợng ẩn dụ tƣơng tự diễn ra việc chuyển ý niệm
hóa không gian tƣ duy quan sát trực tiếp đƣợc sang không gian không quan sát trực
tiếp đƣợc. Trong quá trình này, không gian không thể quan sát trực tiếp đƣợc ý
niệm hóa và nhập vào trong một hệ thống ý niệm chung của một cộng đồng ngôn
ngữ nhất định. Đồng thời, cùng một không gian tƣ duy có thể đƣợc biểu tƣợng nhờ
một hoặc một số ẩn dụ ý niệm [8].
1. . . Ý niệm và sự ý niệm hóa
Theo các nhà tri nhận, các mô hình tri nhận đƣợc cấu thành bởi các ý niệm.
Ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của
34
bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới
đƣợc phản ánh trong tâm lý con ngƣời. Theo Trần Văn Cơ [8], ý niệm đƣợc hình
thành trong ý thức của con ngƣời. Trong các quá trình tƣ duy, con ngƣời dựa vào các
ý niệm phản ánh nội dung các kết quả của hoạt động nhận thức thế giới của con
ngƣời dƣới dạng “những lƣợng tử” của tri thức. Các ý niệm nảy sinh trong quá trình
cấu trúc hóa thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới đó, nó có cấu trúc nội
tại bao gồm một mặt là nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thế giới tƣởng
tƣợng, mang những nét phổ quát; mặt khác, bao gồm tất cả những gì làm cho nó trở
thành sự kiện của văn hóa, chứa đựng những nét đặc trƣng văn hóa - dân tộc. Ý niệm
mang tính chủ quan với nghĩa nó là một mảng của bức tranh thế giới, nó phản ánh thế
giới khách quan qua lăng kính của ý thức ngôn ngữ dân tộc. Do đó ý niệm mang tính
dân tộc một cách sâu sắc, chứa đựng ba thành tố: khái niệm, cảm xúc-hình tƣợng và
văn hóa. Sự phân cắt thế giới thành từng mảnh (ý niệm) từ cách nhìn thế giới khác
nhau của con ngƣời đƣợc gọi là sự ý niệm hóa thế giới, từ đó hình thành nên bức
tranh ý niệm về th giới, đƣợc thể hiện ra trong ngôn ngữ tạo nên bức tranh ngôn ngữ
về th giới.
Theo tác giả Trần Văn Cơ [8], bức tranh ngôn ngữ về thế giới đƣợc phản ánh
trong vốn từ vựng của ngôn ngữ có in đậm dấu vết của lối tƣ duy “Dĩ nhân vi
trung”. Bức tranh ngôn ngữ về thế giới còn đƣợc một số nhà nghiên cứu gọi là “mô
hình (hoặc bức tranh) ngây thơ về thế giới”. Bức tranh ngôn ngữ về thế giới đƣợc
gọi là ngây thơ bởi lẽ cách nó thuyết giải những hiện tƣợng của hiện thực khác với
cách thuyết giải của khoa học về cùng hiện tƣợng đó. Tuy vậy, những quan niệm
ngây thơ tuyệt nhiên không phải là sơ đẳng, thô thiển, vô lý, trong nhiều trƣờng hợp
nó không kém phức tạp, không kém thú vị so với cách nhìn khoa học. Bức tranh
ngây thơ không phải là một tập hợp những mảng lộn xộn, ô hợp, vô trật tự, vô tổ
chức mà là một sự sắp xếp các biểu tƣợng ngôn ngữ một cách có hệ thống. Cách sắp
xếp, tổ chức nhƣ vậy gọi là ý niệm hóa thế giới. Miêu tả và thuyết giải các ý niệm
trong tính hệ thống của nó là nhiệm vụ của ngôn ngữ học tri nhận [8, 183].
Tác giả Lý Toàn Thắng cho rằng: “Ý niệm không phải và không chỉ là kết
quả của quá trình tƣ duy mà là sản phẩm của hoạt động tri nhận, nó là cái chứa đựng
35
kiến thức tri thức hay sự hiểu biết của con ngƣời trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này
qua đời khác. Chỉ khi nào con ngƣời thủ đắc đƣợc kinh nghiệm thì kinh nghiệm mới
biến thành ý niệm. Ý niệm không chỉ mang tính nhân loại phổ quát mà còn mang
tính tƣơng đối đặc thù văn hóa-dân tộc do gắn liền với ngôn ngữ và văn hóa của
mỗi cộng đồng dân tộc nhất định. Các quá trình tinh thần có trong sự ý niệm
hóa ngôn giải còn đƣợc gọi là các “thao tác tinh thần” [118, 285]. Các nhà ngôn ngữ
học tri nhận cũng cho rằng ý niệm là một mảng của thế giới do con ngƣời cắt ra
bằng “lát cắt của ngôn ngữ” để nhận thức và đó cũng chính là sự ý niệm hóa thế
giới. Nói cách khác, theo tác giả Lý Toàn Thắng [116], mỗi ngôn ngữ tự nhiên của
mỗi cộng đồng dân tộc-văn hóa “chia cắt” thế giới theo những cách khác nhau, phản
ánh một cách tri giác và ý niệm hóa thế giới nhất định, từ đó mà chúng ta có đƣợc
những “bức tranh thế giới” đa dạng.
Ý niệm ngoài mang đặc trƣng miêu tả, còn mang cả đặc trƣng tình cảm, ý chí
và hình tƣợng, nó là kết quả của sự tác động qua lại của một loạt những nhân tố nhƣ
truyền thống dân tộc, tôn giáo, hệ tƣ tƣởng, kinh nghiệm sống, hình tƣợng nghệ
thuật, cảm xúc và hệ thống giá trị. Ý niệm tạo ra một lớp văn hóa trung gian giữa
con ngƣời và thế giới, nó đƣợc cấu thành từ tri thức tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo lý,
luật pháp, phong tục tập quán và một số thói quen mà con ngƣời tiếp thu đƣợc với
tƣ cách là thành viên của xã hội [21].
Theo Lakoff, trong hệ thống ý niệm của chúng ta có những phạm trù có tính
căn bản hơn những phạm trù khác. Những phạm trù căn bản thƣờng đƣợc thể hiện
một cách vô thức, tự động, không cần cố gắng và tức thời. Những phạm trù đƣợc
cho là cơ bản nhất gồm: không gian, thời gian, các mô hình tri nhận thể hiện qua ẩn
dụ, hoán dụ ý niệm.
Cơ sở của ý niệm là kinh nghiệm cảm tính trực tiếp mà con ngƣời thu nhận
đƣợc thông qua quá trình tri giác thế giới bằng các cơ quan cảm giác, thông qua hoạt
động tƣ duy và giao tiếp dƣới hình thức ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ý niệm là “cái
chứa đựng” sự hiểu biết của con ngƣời về thế giới đƣợc hình thành trong ý thức,
trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ. Tri thức ngôn ngữ về cơ bản là
cấu trúc ý niệm và biểu hiện ngữ nghĩa về cơ bản là biểu hiện ý niệm.
36
Ý niệm gắn bó với ngôn ngữ và văn hóa. Trong ngôn ngữ và văn hóa, có những
yếu tố nhân loại mang tính phổ quát và những yếu tố dân tộc mang tính đặc thù, do
vậy ý niệm cũng có hai loại: những ý niệm phổ quát và những ý niệm đặc thù dân tộc.
Về cấu tạo, ý niệm là một cấu tạo đa chiều, bao gồm không chỉ những khái
niệm đƣợc định nghĩa mà còn cả những đặc điểm hàm chỉ, hình ảnh đánh giá, liên
tƣởng cần phải đƣợc tính đến khi miêu tả ý niệm. Ý niệm không tồn tại riêng lẻ mà
chúng liên kết với nhau tạo thành một hệ thống ý niệm. Mỗi một hệ thống ý niệm
có những ý niệm cơ sở (ý niệm xuất phát) và ý niệm thứ cấp (ý niệm phái sinh),
chúng đƣợc định nghĩa thông qua những ý niệm cơ sở. Các ý niệm trong một hệ
thống ý niệm không có ranh giới rõ rệt, tức có hiện tƣợng ranh giới mờ (fuzzy), thậm
chí một số ý niệm trong hệ thống ý niệm này lại đồng thời nằm trong hệ thống ý
niệm khác. Điều này cho phép ngƣời nghiên cứu khi phân loại ý niệm, có thể sắp
xếp một số ý niệm cùng một lúc vào những danh sách khác nhau.
Cấu trúc của ý niệm: theo tác giả Trần Văn Cơ, ý niệm có cấu trúc trƣờng –
chức năng đƣợc tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Có thể hình dung
trƣờng chức năng của ý niệm nhƣ một vòng tròn to có chứa vòng tròn nhỏ trong tâm
và những vòng tròn nhỏ khác giao nhau. Hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm
của trƣờng – chức năng, mang tính phổ quát, toàn nhân loại. Ngoại vi là những yếu
tố mang nét đặc thù văn hóa dân tộc, trong đó yếu tố hàng đầu là giá trị. Ý niệm là
“cái chứa đựng” sự hiểu biết của con ngƣời về thế giới đƣợc hình thành trong ý thức
qua quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ. Trong ý niệm có cái phổ quát
(khái niệm) và cái đặc thù (văn hóa), đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng khác nhau.
Theo các nhà tri nhận, ý niệm thƣờng bao gồm hai thành tố: hình bóng ý
niệm (concept profile) và hình nền ý niệm (concept base, concept frame). Hình
bóng ý niệm là ý niệm đƣợc biểu đạt bởi từ đã cho. Hình nền ý niệm đƣợc hiểu là tri
thức hay cấu trúc ý niệm đƣợc tiền giả định bởi ý niệm hình bóng, hình bóng ý niệm
sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có hình nền ý niệm. Do vậy, ý nghĩa của đơn vị ngôn
ngữ phải đƣợc xác định có tính đến cả ý niệm hình bóng lẫn hình nền, hay nói cách
khác – cả “ý niệm” lẫn “khung lĩnh vực”.
37
1. .3. Tính nghi m thân
Các nhà tri nhận cho rằng, trải nghiệm của con ngƣời với thế giới xung
quanh tạo nên ý nghĩa và quyết định phƣơng thức con ngƣời hiểu biết thế giới, quá
trình phạm trù, ý niệm, suy lý và tâm trí của con ngƣời chính là đƣợc hình thành
trên cơ sở trải nghiệm mang tính tƣơng tác giữa các cá thể với môi trƣờng vật lý và
xã hội. Con ngƣời thông qua trải nghiệm tƣơng tác với thế giới hiện thực mà hình
thành những lƣợc đồ hình ảnh cơ bản, tức hình thành những mô hình tri nhận, và
dựa vào đó để tiến hành phạm trù hóa, xây dựng nên các ý niệm. Thuyết ẩn dụ hiện
đại cho rằng hệ thống ý niệm của con ngƣời bao hàm các ánh xạ (mappings) từ
miền cụ thể sang miền trừu tƣợng và ánh xạ ẩn dụ không mang tính chất quy ƣớc
mà do bản chất của tính nghiệm thân quy định. Nói cách khác, trải nghiệm của thân
thể vừa kích hoạt, vừa đặt cơ sở tạo thành ẩn dụ.
Tính tƣơng tác trong quá trình trải nghiệm của con ngƣời bao hàm các mặt:
sinh học, xã hội, văn hóa, kinh tế, đạo đức, chính trị, rất nhiều kinh nghiệm
nghiệm thân của con ngƣời đƣợc bắt rễ trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, bị ảnh
hƣởng bởi một chế ƣớc văn hóa cụ thể. Ở nhiều nền văn hóa, rất nhiều trải nghiệm
cơ bản của con ngƣời đƣợc tạo ra từ tập tục văn hóa bản địa, do đó, có thể xem tính
nghiệm thân của tâm trí đƣợc sản sinh từ mối tƣơng tác giữa con ngƣời với thế giới
khách quan và bị giới hạn trong bối cảnh văn hóa cộng đồng. Vì vậy, khi xem xét
kinh nghiệm trải nghiệm của con ngƣời là phải xem xét cả kinh nghiệm của cá thể
và kinh nghiệm cộng đồng của ngƣời nói cùng ngôn ngữ.
1. .4. Lược đồ hình ảnh
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã khẳng định rằng, những trải nghiệm cơ thể
lặp đi lặp lại thƣờng xuyên tạo nên những cấu trúc tri nhận đƣợc gọi là lƣợc đồ hình
ảnh trong trí não con ngƣời. Lƣợc đồ hình ảnh chính là những mô thức xuất hiện lặp
đi lặp lại trong hoạt động kinh nghiệm của con ngƣời, là mô thức tổ chức kinh
nghiệm của con ngƣời. Vì vậy, việc hình thành các lƣợc đồ không phải là dựa trên sự
tƣơng tự mà có cơ sở từ các tƣơng quan kinh nghiệm. Sơ đồ ánh xạ (mapping) trong
cấu trúc ẩn dụ ý niệm là một hệ thống cố định của các tƣơng ứng giữa các yếu tố hợp
thành miền nguồn và miền đích. Nhiều yếu tố trong các khái niệm của miền đích xuất
38
phát từ miền nguồn và trƣớc đây có thể chƣa từng có. Khi những tƣơng ứng này đƣợc
kích hoạt, các sơ đồ ánh xạ có thể phóng chiếu từ miền nguồn sang miền đích. Do
vậy, hiểu đƣợc một ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) có nghĩa là hiểu đƣợc hệ
thống sơ đồ ánh xạ của một cặp nguồn-đích.
Theo quan điểm tri nhận, ẩn dụ không chỉ là một phƣơng thức chuyển nghĩa
dựa trên sự tƣơng tự hay giống nhau giữa hai sự vật A và B trong mô hình ẩn dụ A là
B, mà là ánh xạ (theo nghĩa toán học) dựa trên những điểm tƣơng ứng. Nếu trong
miền nguồn có điểm A thì sẽ có ánh xạ A‟ trong miền đích, miền nguồn có điểm B
thì sẽ có ánh xạ B‟ trong miền đích. Ví dụ: Trong ẩn dụ ý niệm ĐỜI NGƢỜI L
MỘT NG Y, dễ nhận thấy một sơ đồ quy ƣớc nhƣ sau: thời điểm sinh ra tƣơng ứng
với bình minh, tuổi trƣởng thành tƣơng ứng với buổi trƣa, tuổi già tƣơng ứng với
hoàng hôn và tình trạng chết tƣơng ứng với bóng đêm. Cấu trúc cơ bản của nó là một
lƣợc đồ hình ảnh bao gồm một thời điểm bắt đầu sinh ra, trƣởng thành, kết thúc và trở
về bên kia thế giới. Nhƣ vậy, các ánh xạ trong ẩn dụ đƣợc hiểu theo nghĩa toán học và
hoàn toàn dựa trên các điểm tƣơng ứng giữa hai miền không gian.
Các s...hiên đƣờng hay không
Một buổi sáng mùa xuân
26
2 Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ
Thả con diều nhỏ bay giữa mênh mông
Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ
Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hƣ không.
Ra đồng giữa ngọ
3 Chiều hôm thức dậy/ Ngồi ôm tóc dài
Chập chờn lau trắng trong tay
Chiếc lá thu phai
4 Một chiều kia có em buồn buồn
Thân mong manh nhƣ lau sậy hiền.
Về đồi mây thắp hương nằm mộng,
Về nguồn xưa gối tay nằm bệnh
Về cội xưa níu tay nghìn trùng.
Níu tay nghìn trùng
5 Em đã cho tôi thêm bao ngày buồn
Vì chiều nay em muôn đời nằm xuống.
Em đã cho tôi bầu trời
6 Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ ng y qua
Từng lời t dương là lời mộ địa
Một cõi đi về
7 Một ngày nhƣ mọi ngày
Từng chiều l n hấp hối
Một ngày nhƣ mọi ngày
8 Một vòng nôi ru chiều xuống ruộng
Một dòng sông chở ng y hấp hối
Vàng phai trƣớc ngõ
9 Những hẹn hò từ nay khép lại
Thân nhẹ nhàng nhƣ mây
Chút nắng v ng giờ đây cũng vội
Khép lại từng đ m vui
Nhƣ một lời chia tay
10 Những con mắt bình minh tắt trên dòng sông,
Những con mắt mùa đông tắt trong ho ng hôn
Ru đời đã mất
11 Từng ngày nhìn nắng úa ngoài hiên
Một ngày buồn tênh đời giấu mặt
Thu lại góc mình một bóng tối
Ngậm ngùi riêng ta
12 Có nắng v ng nghèo trên lối đi xa
Có tối thật đều trong linh hồn nhỏ (...)
Có nói đƣợc gì những tiếng bi ai
Bay đi thầm lặng
27
Có tiếng tù và hối thúc trong tim...
13 Vì vàng phai xƣa từng mấy độ
Rộng nghìn thu một t dương ấy
Vàng phai trƣớc ngõ
14 Một ngày nhƣ mọi ngày
Quanh đời mình chợt tối (...)
Một ngày nhƣ mọi ngày
Xe ngựa về ngủ say
Một ngày nhƣ mọi ngày
15 Đời đã khép và ng y đ tắt
Em hãy ngủ đi
Đời mãi đ m và ngày mãi buồn
Em hãy ngủ đi.
Em hãy ngủ đi
16 Một chiều bỗng thấy hoa lan úa tàn
Vườn chiều vừa mất dáng em.
Một chiều núi bỗng mang thân cánh đồng
Thì cùng dòng nƣớc khóc giùm.
Một lần thoáng có
17 Chiều ra đứng bên trời gió lộng
Hoàng hôn xuống, ô chân mẹ về
Chợ chiều xa không còn tiếng động
Một bàn chân rời suối qua khe
Vàng phai trƣớc ngõ
18 Ngƣời lên tiếng hỏi ngƣời có không
Người đi vắng về nơi bế bồng
Vƣờn xƣa
19 Tuổi trẻ ra đi
Về miền tăm tối
Hàng triệu tiếng than
Nghe trên môi ngƣời
Tuổi trẻ chết oan
Trên tay nhân loại
Buồn từng phút giây
20 Đêm ta nằm bóng tối che ngang
Đ m ta nằm nghe tiếng trăm năm
Gọi thì thầm, gọi thì thầm ()
Ngƣời ngƣời yêu nhau
Còn có bao ngày
28
Đã mất nhau trong đời
Một ng y tăm tối
Khép nghìn sớm mai
22 Đêm nghe gió thở dài
Đ m nghe tiếng khóc cười của b o thai
Nghe xa cách cuộc đời
Nghe hoang phế cạnh đây
Nghe tiếng muôn trùng
23 Giấc ngủ nào giƣờng chiếu quạnh hiu
Trăng mờ qu cũ
Ngƣời đứng chờ gió đồng vi vu
Vạt nắng vàng nhắc lời thi n thu
Sóng về đâu
24 Đêm sâu không xa lạ
Kéo gần đ m thi n thu
Đêm
25 Thí dụ bây giờ tôi phải đi
Tôi phải đi tay chia li c ng đời sống n y
Có nhiều hôm đƣa chân tôi về bi n giới mới
Nghe ra quanh đây đ m d i
Rơi lệ ru ngƣời
26 Về đây thân xác hư hao
Đ m đ m nằm nghe lá
Than van chút niềm đau ngọt ngào
Tình xót xa vừa
27 Ngƣời đi phiêu du từ đó chƣa thấy về
Qu nh rộng đôi cánh tay chờ mong
Ngƣời chợt nhớ mình nhƣ đá
Đá lăn vết lăn buồn
Vết lăn trầm
III. Ý NIỆM CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TR NH
TT Hình ảnh chứa ý niệm Tên ca khúc
1 Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Một cõi đi về)
2 Về đây đứng ngồi
Đường xa quá ngại
Chiếc lá thu phai
29
Để lòng theo chút nắng bên ngoài
3 Trời cao đất rộng một mình tôi đi
Đời nhƣ vô tận một mình tôi về với tôi
Lặng lẽ nơi này
4 Mệt quá đôi chân này
Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi
Mệt quá thân ta này
Nằm xuống với đất muôn đời
Ngẫu nhiên
5 Ngƣời đi quanh thân thế của ngƣời
Một trăm năm nhƣ tiếng thở dài
Nhƣ tiếng thở dài
6 Đƣờng trần rồi khăn gói
Mai kia ch o cuộc đời
Nghìn trùng con gió bay
Những con mắt trần
gian
7 Đƣờng phố buồn một đƣờng phố buồn
Đƣờng phố buồn mọi ngƣời đi vắng
Trong kinh đô tiêu điều dấu ngựa hồng
Có những con
đƣờng
8 Đƣờng thật lặng yên lòng không gì nhớ
Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ
Bên đời hiu quạnh
9 Nhiều hôm bƣớc qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trƣa
Đêm thấy ta là thác đổ
10 Có nỗi bùi ngùi bay đi thầm lặng
Có những mặt ngƣời giữa phố hoang mang
Bay đi thầm lặng
11 Mƣời năm sau áo bay đƣờng chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có một dòng
sông đã qua đời
12 Ta về nơi đây phố xưa dấu đạn
Con đƣờng bên sông cỏ lá buồn tênh
Khói trời mênh mông
13 Bỗng một hôm qua phố hoang t n
Tôi quen nhƣ tôi đã có lần
Gần nhƣ niềm tuyệt
vọng
14 Từ lúc đƣa em về
Là biết xa nghìn tr ng
Nhƣ cánh vạc bay
15 Về trong phố xưa tôi nằm Lời thiên thu gọi
30
Có lần nghe tiếng ru bên vƣờn
Chợt như xác thân không còn
Và cạnh tôi là đồng vắng
16 Lòng tôi có khi mơ hồ
Tƣởng mình đang là cơn gió
Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đƣờng trƣa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thi n thu l một đường không
bến bờ
Lời thiên thu gọi
17 Tôi nhƣ con chim chiều
Mang đầy nắng quạnh hiu
Trên đôi vai u sầu
Tìm về nơi cuối đèo
Nhƣ chim ƣu phiền
18 Một hôm buồn ra ngắm dòng sông
Một hôm buồn l n núi nằm xuống
Tự tình khúc
19 Cuồng phong cánh mỏi
Về b n núi đợi
Chiếc lá thu phai
20 Ngƣời còn đó nhƣng lời nói rơi về chân đồi
Ngƣời còn đó nhƣng trong tim máu tuôn ra ngoài
Phúc âm buồn
21 Từ đó ta nằm đau
Ôi núi cũng nhƣ đèo
Đoá hoa vô thƣờng
22 Trên đời ngƣời trổ nhánh hoang vu
Dƣới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dƣới chân ngày cỏ xót xa đƣa
Người đ đến v người sẽ về b n kia núi
Cỏ xót xa đƣa
23 Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Một cõi đi về
24 Một chiều kia có em buồn buồn
Thân mong manh nhƣ lau sậy hiền
Về đồi mây thắp hương nằm mộng
Rồi ngủ qu n giữa trời mênh mông
Níu tay nghìn trùng
31
25 Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình
Chiều đ v ng phai tr n đầu non
Đàn chim về thăm những cánh hồng
Hỏi tiếng ng n năm tr n cỏ xanh
Sẽ còn ai
26 Ngƣời ra đi bến sông nằm lạnh
Này nhân gian có nghe đời nghiêng
Có nghe đời nghiêng
27 Tìm lại tr n sông
Những dấu hài
Đóa hoa vô thƣờng
28 Ngƣời tìm về dòng sông
Hỏi thầm về đời mình
Hoang vu dòng nƣớc lũ
Rồi dòng sông vẫn miên man
Đưa người về mộ phần
Lời của dòng sông
29 Sóng đong đƣa linh hồn
Có mƣa quanh chỗ nằm
Mãi một đời về không
Giữa chập trùng thác nguồn
Một ngày nhƣ mọi
ngày
30 Tôi nhƣ con chim chiều
Bay về cuối dòng sông
Con sông mang tin buồn
Nằm chờ những đóa hồng
Nhƣ chim ƣu phiền
31 Dòng sông không bão tố
Trôi một lời tiễn đƣa
Đêm
32 Mƣời năm sau áo bay đƣờng chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có ngƣời lòng nhƣ nắng qua đèo...
Có một dòng sông đ qua đời
Có một dòng sông đã
qua đời
33 Gọi tên em mãi suốt cơn mê này
Gọi em cho nắng chết tr n sông d i
Hạ trắng
34 Người tìm về biển xanh Lời của dòng sông
32
Nói thầm về đời mình
Ăn năn dấu rêu phong
35 Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chƣa từng độ lƣợng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì
Một cõi đi về
36 Tình yêu nhƣ biển
Biển rộng hai vai, biển rộng hai vai
Lặng lẽ nơi này
37 Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng cho tôi thấy hết tim ngƣời
Sóng về đâu
38 Mệt quá thân ta này
Nằm xuống với đất muôn đời
Ngẫu nhiên
39 Thí dụ bây giờ em phải đi
Tay chia ly cùng đời sống này
Có nhiều hôm đƣa chân em về biên giới mới
Quanh em trăm năm khép lại...
Nếu còn nếu còn em, xin đƣợc xin nằm y n, đất đá
hân hoan một miền
Rơi lệ ru ngƣời
40 Ngƣời đi phiêu du từ đó chƣa thấy về
Qu nh rộng đôi cánh tay chờ mong
Ngƣời chợt nhớ mình nhƣ đá
Đá lăn vết lăn buồn
Vết lăn trầm
41 Anh nằm xuống nhƣ một lần vào viễn du
Đứa con xưa đ tìm về nh
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Đất ôm anh đưa về cội nguồn
Cho một ngƣời nằm
xuống
42 Ngƣời lên tiếng hỏi ngƣời có không
Người đi vắng về nơi bế bồng
Vƣờn xƣa
43 Rồi một lần kia khăn gói đi xa
Tƣởng rằng được qu n thương nhớ nơi quê nhà
Bên đời hiu quạnh
44 Một thời yêu dấu đã qua Đóa hoa vô thƣờng
33
Gót hồng em muốn quay về
Dù trần gian có xót xa
Cũng đành về với qu nh
45 Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về ch o tiếng lạ
Những mai hồng ngồi nhớ thi n thu
Cỏ xót xa đƣa
47 Từng chiếc bóng trăm năm đã về vây ngƣời
giữa nến não nùng
Từng tiếng khóc trăm năm đã về vây ngƣời giữa
chốn mông lung
Từng ngày qua
48 Mẹ bỏ con đi
Đường xa mịt m ng
Bao nhiêu tiếng cƣời của ngày xa xƣa
Bao nhiêu giấc mộng lòng vạc bay xa
Đƣờng xa vạn dặm
49 Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình l những chuyến xe
Nghe những tàn phai
50 Một ngày nhƣ mọi ngày
Quanh mình đời chợt tối
Một ngày nhƣ mọi ngày
Xe ngựa về ngủ say
Một ngày nhƣ mọi
ngày
51 Ngƣời nhìn mãi theo từng chuyến xe ngựa qua
rồi
Ngƣời nhìn dấu xe lăn đi dấu lăn trên đời
Ngựa xa rồi người vẫn ngồi bụi về với mây
Phúc âm buồn
52 Đời vẽ tôi t n mục đồng
Rồi vẽ thêm con ngựa hồng
Từ đó tôi l n đường phi u linh
Chỉ có ta trong đời
53 Hôm nay thức dậy không còn thấy mặt trời
Không còn thấy loài ngƣời
Vó ngựa tr n đời hay dấu chim bay
Xa dấu mặt trời
34
54 Ngựa buông vó ngƣời đi chùng chân đã bao
lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan nhƣ ngại ngùng
Dấu chân địa đàng
55 Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa Một cõi đi về
56 Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
Ngựa hồng đ mỏi vó chết tr n đồi qu hương
Còn có ai, không còn ngƣời
Xin mặt trời ngủ yên
57 Từ đó trong hồn ta
Ôi tiếng chuông não nề
Ngựa hí vang đường xa
Vọng suốt đất trời kia
Đóa hoa vô thƣờng
58 Thôi ngủ yên đi con, ngủ y n đời đi con
Che dấu thân đau rã mòn
Ngủ yên đời đi con nhƣ vết thƣơng đau ngủ buồn...
Vết lăn trầm
59 Em đã cho tôi cho tôi thêm bao ngày buồn
Vì chiều nay em muôn đời nằm xuống
Em đã cho tôi bầu trời
60 Có một ngày nhƣ thế anh đi
Anh đi đâu về đâu
Về cõi chi m bao, lìa những cơn đau
Lạnh giá con tim nƣơng dâu
Có một ngày nhƣ thế
61 Đƣờng nào dìu tôi đi đến cơn say
Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
Bên đời hiu quạnh
62 Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì
Một cõi đi về
63 Từ đó ta ngồi mê
Để thấy tr n đường xa
Một chuyến xe tựa nhƣ
Vừa đến nơi chia lìa
Đóa hoa vô thƣờng
64 Hạt cát ngu ngơ nằm chìm dƣới chân đi
Bờ bến thi n thu nằm chìm dưới hư vô
Chìm dƣới cơn mƣa
35
65 Ngày mãi mong chờ ng y sẽ thi n thu Hãy yêu nhau đi
66 Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đƣờng trƣa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thi n thu là một đƣờng không bến bờ
Lời thiên thu gọi
67 Ngƣời đi quanh thân thế của người
Một trăm năm nhƣ tiếng thở dài
Nhƣ tiếng thở dài
68 Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
Ở trọ
69 Đƣờng trần rồi khăn gói
Mai kia ch o cuộc đời
Nghìn trùng con gió bay
Những con mắt trần
gian
70 Giấc ngủ nào giƣờng chiếu quạnh hiu
Trăng mờ qu cũ
Ngƣời đứng chờ gió đồng vi vu
Vạt nắng v ng nhắc lời thi n thu
Sóng về đâu
71 Có một con đường bống đi không tới
Vui buồn hội ngộ trong kiếp con ngƣời.
Bống không là bống
B. Ẩ Ụ ĐỊ H HƯỚ R C Ừ RỊ H CÔ Ơ
I. VUI LÀ HƢỚNG LÊN
TT Hình ảnh chứa ý niệm Tên ca khúc
1 Trên cánh đồng hoà bình này
Mặt trời y n vui l n đỏ chói ()
Ng y l n c ng niềm tin
Một sớm thanh bình
Giọng cười em vút cao hơn bình minh.
Cánh đồng hòa bình
2 Trăm con phố bỗng lao xao mừng
Trăm câu nói gióng cao như rừng
Một giòng cuồng lƣu
Mở đời tự do
Nhà tù hò reo.
Chính chúng ta phải
nói hòa bình
36
3 Những sớm mai Việt Nam
Tình ta bay theo sóng ngọn cờ
Dựng người mới nhƣ cây sang mùa
Ngƣời vượt tới những trời xa.
Dựng lại ngƣời, dựng
lại nhà
4 Đƣờng Việt Nam hôm nay có bƣớc chân tự do
Ngƣời Việt ta hôm nay sống với nhau thật thà
Từ khắp chốn bƣớc về ầm tiếng chân vỡ bờ
Cờ đứng l n trong gió sóng, cờ cao theo với cửa
nhà.
Đồng dao hòa bình
5 Đôi mắt nào mở ra trông theo
Từng niềm vui mặt ngƣời thấy lại
Đôi mắt nào mở ra hôm nay
Nhìn rừng khô l n những mầm tươi
Tìm bờ ao trong cho một đàn con gái
Ngồi giặt ban mai treo giọng cười đầu cây.
Đôi mắt nào mở ra
6 Một chiều bỗng có tin vui đƣa về mọi ngƣời, hòa
bình đến đây rồi
Mẹ già khoác áo ra đƣờng bay theo bóng chim câu
rợp trời
Ngày về
7 Từ khi trăng là nguyệt
Tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt
Trong tôi có những mặt trời.
Nguyệt ca
8 Ta hãy đi cùng nhau
Đến những làng quê nghèo
Hỏi thăm mùa lúa mới
Nghe giọng hò thật cao.
Hãy đi cùng nhau
9 Ngựa bay theo gió lòng reo muôn vó
Cho dân ta bừng lớn trong tự do.
Huế Sài Gòn Hà Nội
10 Ngày Việt Nam con tim hồng l n ánh sáng Ngày mai đây bình yên
37
Dựng lại nƣớc ta
Vinh quang trong trời sáng chói Việt Nam
11 Từ khi trăng là nguyệt
Đèn thắp sáng trong tôi
Nguyệt ca
12 Hai mƣơi năm ngục tù tối đen
Hôm nay nắng lạ l ng rọi ấm
Trên da vàng trên da thơm
Trên da em trên da những ngƣời Việt chờ ngóng
Đồng dao hòa bình
13 Mặt trời mặt trời đ l n
Còn nhìn còn nhìn thấy con ngƣời
Cuộc đời này đã có em
Từng ngày từng ngày nhớ ơn đời.
Còn thấy mặt trời
14 Từ trên đất này những con ngƣời mới
Mọc l n tựa tia nắng giữa chân trời.
Em ở nông trƣờng em
ra biên giới
15 Một lần tôi đứng ngắm xôn xao rất nhiều lời
Một loài chim mới đến
Vui như nắng ban mai.
Tôi cần nhìn lại nắng trong nụ cười ()
Một lần em đã đến hân hoan ôi cuộc đời
Nụ tầm xuân h y ấm
Đông sang khoác vai tôi
Những ngày vui
Những ngày vui
Môi hồng đào
16 Em vào mùa Hạ
Nắng thắp tr n cao
Và mùa xuân nào
Ngẩn ngơ tình mới.
Tôi ru em ngủ
17 Bên sông chiều mƣa tới
Bên ta cụm khói rời
Nghe bên ngày nắng mới
Yêu dấu tan theo
38
Em đi bằng bước chân vui.
18 Xin chút nắng về soi tr n mắt không còn ng y
Xin vui cùng màu gạch ngói tƣơi
Quê hƣơng hẹn hò chuyện cất xây.
Mùa phục hồi
19 Một ngày vui lên rộn rã nhạc chim
Và ngàn lời ca yêu đời
Lá hoa đời trả lại em
Nắng l n ng y trả lại em.
Trả lại em
20 Sức sống trong bàn tay bàn chân
Ngƣời đi l n b n tay hăng
Nhà lớp lớp lớn trên Việt Nam
Nắng mới nung lòng anh nung lòng tôi.
Dựng lại ngƣời, dựng
lại nhà
21 Ngoài phố mùa đông đôi môi em l đốm lửa hồng. Ru đời đi nhé
22 Ru em tình nhƣ lá, trăm năm vẫn quay về
Môi em l đốm lửa, cuộc đời đâu biết thế.
Ru tình
23 Tình yêu nhƣ đốt sáng
Con tim tật nguyền ()
Tình cho nhau môi ấm
Một lần là trăm năm.
Tình sầu
24 Một hôm bƣớc chân về giữa chợ
Chợt thấy vui nhƣ trẻ thơ
Đời ta có khi là đốm lửa
Một hôm nhóm trong vƣờn khuya.
Đêm thấy ta là thác đổ
25 Cúi xuống cho tình dấy l n
Cho da thịt mềm
Cho cơn mặn nồng ngất lịm ()
Cúi xuống vùng non xanh mát
V cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan.
Cúi xuống thật gần
26 Một ngày bỗng thấy
Yêu thƣơng mọi ngƣời
Vẫn nhớ cuộc đời
39
Một ngày bỗng nhớ
Đôi môi rồ dại.
27 Trên cánh đồng hoà bình này
Triệu bàn chân đi khai mùa mới
Ruộng lúa reo cƣời
Vì cỏ cây cũng đau thƣơng nhƣ ngƣời
Đèn sáng muôn nh
Ngày Việt Nam đốt hƣơng trong tim mẹ
Lòng ta bừng như sóng ()
Mừng Việt Nam thoát ra cơn diệt vong.
Cánh đồng hòa bình
28 Tôi tìm thấy tôi nhƣ giọt nắng kia
Làm hồng chút môi cho em nhờ
Môi thiên đƣờng hót chim khuyên
Cho đời chút ơn
29 Trong tim con ngƣời là một đồng lúa mới
Ta nung sôi ý chí mặt trời
Chặt cùm xích cho quê hƣơng mỉm cƣời
Cho quê hƣơng mỉm
cƣời
30 Trên quê hƣơng xuân vinh quang đất nƣớc xanh lại
mấy lần
Một rừng cờ tươi như son đang vẫy tay ch o nắng
lên
Hà Nội tươi sáng mắt nhìn miền Nam trái tim chồi
non
Con đƣờng mùa xuân
31 Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Cùng với anh em tìm đến mọi ngƣời
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
Để thấy tiếng cười rộn r bay ()
Tôi chọn nắng đầy chọn cơn mƣa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay.
Mỗi ngày tôi chọn một
niềm vui
40
32 Tình reo vui như nắng
Tình buồn làm cơn say
Tình sầu
II. BUỒN LÀ HƢỚNG XUỐNG
TT Hình ảnh chứa ý niệm Tên ca khúc
1 Từng hàng thƣơng đau
Trên cây u sầu
Hạt rụng cho anh
Để lại cho em
Từ ngày mang tên
Sao còn buồn
Sao thù hằn
Tủi hờn đất đen
Lại gần với nhau
2 Từng ngày nhìn nắng úa ngoài hiên
Một ngày buồn tênh đời giấu mặt
Thu lại góc mình một bóng tối.
Ngậm ngùi riêng ta
3 Hƣơng trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi
Xin ngủ dưới vòm cây.
Ru ta ngậm ngùi
4 Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì.
Một cõi đi về
5 Đ m ta nằm bóng tối che ngang
Đ m ta nằm nghe tiếng trăm năm
Gọi thì thầm. Gọi thì thầm.
Còn có bao ngày
6 Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
Dưới chân ng y cỏ xót xa đưa.
Cỏ xót xa đƣa
7 Ngƣời ôm lấy muôn loài
Nằm trong tiếng bi ai ()
() Mệt quá thân ta này
Nằm xuống với đất muôn đời.
Ngẫu nhiên
41
8 Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.
Mƣa hồng
9 Tôi nhƣ trẻ nhỏ ngồi b n hi n nh
Chờ xem thế kỷ tàn phai.
Tự tình khúc
10 Trong em mặt trời khô héo
Trong em ngày ấy vực sâu một đời.
Có một ngày nhƣ thế
11 Một ngày nhƣ mọi ngày
Giọng buồn lên tiếp nối
Một ngày nhƣ mọi ngày
Bóng đổ một mình tôi.
Một ngày nhƣ mọi ngày
12 Một chiều kia có em buồn buồn
Thân mong manh nhƣ lau sậy hiền ()
Về nguồn xƣa gối tay nằm bệnh
Về cội xƣa níu tay nghìn trùng.
Níu tay nghìn trùng
13 Tôi nhƣ con chim chiều
Mang đầy nắng quạnh hiu
Trên đôi vai u sầu
Tìm về nơi cuối đèo.
Nhƣ chim ƣu phiền
14 Nếu còn nếu còn em
Xin được xin nằm y n
Đất đá hân hoan một miền.
Rơi lệ ru ngƣời
15 Có chút lệ nhòa trong phút hôn nhau
Có những vực bờ chôn theo tình đầu ()
Tôi nhƣ mọi ngƣời mong ngày sẽ tới
Nhƣng khi về lại thu mình góc tối
Trong tôi rụng đầy bao nhi u nụ cười.
Bay đi thầm lặng
16 Từng ngày chết cho ai ()
Từng ngày sống âm u
Buồn từng phút giây
42
Một đời sống ao tù
Từng ngày trong bóng tối
Ngồi lặng nghe thế giới
Buồn từng phút giây.
17 Cúi xuống tr n bờ xót xa (...)
Cúi xuống cúi xuống thật buồn
Cho nƣớc sông cuồn cuộn
Hai mƣơi năm no tròn tuổi biết đau thƣơng
Cúi xuống cho tắt nụ cười
Cúi xuống thật gần
18 Ôi quê hƣơng đã lầm than
Sao còn còn chiến tranh
Mẹ già hết chờ mong
Đ ngủ y n
Mẹ gi m i ngủ y n
Buông lời ru cho muôn năm
Buông vòng nôi cho hƣ không.
Du mục
19 Đời đã khép và ngày đã tắt
Em h y ngủ đi
Đời mãi đêm và ngày mãi buồn
Em h y ngủ đi.
Em hãy ngủ đi
20 Ngƣời nô lệ da vàng ngủ quên
Ngủ qu n trong căn nhà nhỏ
Đèn thắp thì mờ ()
Ngủ qu n quên đã bao năm
Ngủ qu n không thấy quê hƣơng
Bao giờ đập tan gông cùm.
Đi tìm quê hƣơng
21 Nơi đây tôi chờ
Nơi kia anh chờ
Trong căn nhà nhỏ
Mẹ cũng ngồi chờ
Chờ nhìn quê hƣơng sáng
chói
43
Anh lính ngồi chờ
Trên đồi hoang vu
Ngƣời tù ngồi chờ
Bóng tối mịt mù.
22 Một ngƣời ngồi hai mươi năm
Cuộc buồn vui ly rƣợu đắng.
Ngày dài trên quê hƣơng
23 Ghế đá công viên dời ra đƣờng phố
Người gi co ro chiều thiu thiu ngủ
Người gi co ro buồn nghe tiếng nổ
Em bé loã lồ khóc tuổi thơ đi.
Ngƣời già em bé
24 Trời buông gió và mây về ngang bên lƣng đèo
Mùa xanh lá lo i sâu ngủ qu n trong tóc chiều
()
Giòng sông đó
Lo i rong y n ngủ sâu (...)
Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
V tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa.
Dấu chân địa đàng
25 Chiều chúa nhật buồn
Nằm trong căn gác đìu hiu
Nghe tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Bạn bè rời xa chăn chiếu
Bơ vơ còn đến bao giờ.
Lời buồn thánh
26 Dã tràng dã tràng xe cát biển đông
Dã tràng dã tràng dã tràng xe cát hoài công (...)
Thân đày dấu trong môi cƣời
Tay d i gối giấc ngủ v i.
Dã tràng ca
27 Ngƣời đi một mình đồi dốc nghi ng xuống
Ngƣời đi một mình vực sâu gọi t n ()
Ngƣời đi một mình và hát lời gió
Ngƣời đi một mình chìm sâu lời ca ()
Hành hƣơng trên đồi cao
44
Ngƣời đi hành hƣơng sợi buồn vấn quanh
Vực sâu đá lăn gọi tên nhớ em.
28 Một ngày vinh quang một ngày tuyệt vọng
Mẹ nằm ôm con, dọc đƣờng tang thƣơng.
Một ngày vinh quang một
ngày tuyệt vọng
29 Người nằm co nhƣ loài thú khi mùa đông về
Người nằm y n không kêu than buốt xƣơng da
mình ()
Một góc trời người vẫn ngồi một đời nhỏ nhen.
Phúc âm buồn
30 Mặt trời xa đã bay về gần
Rơi tr n sông rơi sau bờ th nh
Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng
Nhìn lại em áo lụa thinh không.
Mặt trời nhƣ trái cây tuyệt vọng
Rơi trong đ m rơi trong đời n ng
Và từ đó có em thì thầm
Lời quạnh hiu suốt con đƣờng tình.
Níu tay nghìn trùng
31 Ngày mai em đi
Thành phố mắt đêm đèn vàng
Hồn lẻ nghi ng vai gọi buồn
Nghe ngoài biển động buồn hơn.
Biển nhớ
32 Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu
Tuổi nào ngồi khóc tình đ nghìn thu
Tuổi nào mơ kết mây trong sƣơng mù.
Còn tuổi nào cho em
33 Tôi nhƣ nụ hồng nhiều khi ưu phiền
Chờ tôi rã cánh một lần.
Một hôm buồn ra ngắm giòng sông
Một hôm buồn lên núi nằm xuống.
Tự tình khúc
34 Lòng tôi có đôi lần khép cửa
Rồi b n vết thương tôi quỳ
Đêm thấy ta là thác đổ
45
Vì em đã mang lời khấn nhỏ
Bỏ tôi đứng bên đời kia.
35 Tƣởng rằng đã quên
Thân đau muốn nằm
Vì từng bƣớc em
Là từng mũi đinh cuồng điên.
Tƣởng rằng sẽ quên
36 Tình réo tình âm thầm
Sầu réo sầu b n bờ vực sâu.
Tình xa
37 Ru đời đi nhé
Cho ta nƣơng nhờ lúc thở than
Chân đi nằng nặng hoang mang
Ta nghe tịch lặng rơi nhanh
Dƣới khe im lìm.
Ru đời đi nhé
38 Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo
Ta ôm tình nặng trĩu
Nghe quanh đời mƣa bão
Ôi những ngày yêu dấu bọt bèo.
Yêu dấu tan theo
39 Đời vẽ tôi t n tuyệt vọng
Vì lỡ nơi đây nặng tình
Từ đó tôi chìm dưới m nh mông.
Chỉ có ta trong một đời
40 Yêu con ngƣời nên lo lắng
Muốn nghi ng vai gánh th m nhọc nhằn.
Em ở nông trƣờng em ra
biên giới
41 Ngày nay thôi đành nhé
Tôi như đá nặng nề
Trong giây phút tình cờ
Rớt xuống mịt m .
Ngày nay không còn bé
42 Nghe xót xa hằn lên tuổi trời
Trẻ thơ ơi trẻ thơ ơi
Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người.
Gọi tên bốn mùa
43 Mƣa vẫn mƣa bay trên tầng tháp cổ Diễm xƣa
46
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mƣa reo mòn gót nhỏ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.
44 Nghe tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mƣa trời mƣa không dứt, ô hay mình vẫn cô
liêu.
Lời buồn thánh
45 B n tay xanh xao đón ƣu phiền Nắng thủy tinh
46 Khi về trong mùa đông
Tay rong r u muộn m ng
Thôi chờ những rạng đông.
Ru ta ngậm ngùi
47 Ngủ đi em tay xanh ng ngọc Em hãy ngủ đi
48 Từ một ngày tình ta
Nhƣ núi rừng cúi đầu
Ôi tiếng buồn rơi đều
Nhìn lại mình đời đ xanh r u.
Tình xa
49 Vòng tay đ xanh xao nhiều
Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm du.
Mƣa hồng
50 Mẹ ngồi ru con
Nƣớc mắt nhọc nhằn
Xót xa đời mình.
Ca dao mẹ
III. Ý THỨC ĐỊNH HƢỚNG LÊN
TT Hình ảnh chứa ý niệm Tên ca khúc
1 Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình h i lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi
Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đ dậy.
Cát bụi
2 Em đã thấy các anh lên đƣờng Chính chúng ta phải nói
47
Thoát yếu hèn dựng thân cao lớn
Đời sống vươn vai
Thành phố giăng tay
Lời nói căng môi ()
Triệu bƣớc nôn nao
Biểu ngữ giăng cao.
3 C ng đứng l n, ta đi dựng lại căn nhà tự do
Bao nhiêu năm chờ đã héo hon
Bàn chân hôm nay mạnh bước
Tôi l n đường với anh.
Dân ta vẫn sống
4 Sức sống trong bàn tay trong bàn chân
Người đi l n b n tay hăng
Nhà lớp lớp lớn trên Việt Nam
Ta c ng l n đường
Đi xây lại tự do ()
Dựng lại ngƣời, dựng
lại nhà
5 Ngày mai đây Việt Nam
Dựng cờ tƣơi sáng trong lòng dân
Ngày mai đây Việt Nam
Là bàn chân tiến l n không ngừng.
Ngày mai đây bình yên
6 Ngày nào dân ta đi dựng cờ
Một đời âm u sẽ sáng loá ()
Một ngày dân ta quyết dựng cờ
Dạy tình anh em cho dã thú
Cây hoang sẽ chết trái căm thù.
Ta đi dựng cờ
7 Ta phải thấy Hoà bình
Ta phải thấy Hoà bình
Hỡi anh em thân yêu cùng khắp
Đứng l n!
Bước chân ta đi trong hồn nƣớc bập bùng ()
Triệu bước chân người cứ m i tiến l n.
Ta phải thấy mặt trời
48
8 Triệu người dân ta đứng l n quyết xây lại ngày
mai ()
Trăm tay yếu trở thành thép cứng ()
Mặt ngƣời hôm nay ngước l n đã không còn lo sợ
Ta quyết phải sống
9 Ta hãy nhìn quanh tuổi trẻ đứng gióng h ng.
Anh bƣớc đi tôi bƣớc đi
Em với chị bƣớc theo.
Việt Nam ơi hãy vùng
lên
10 Cúi xuống vùng non xanh mát
Và cao tiếng hát cho cơn ƣu phiền tan.
Cúi xuống thật gần
IV. VÔ THỨC ĐỊNH HƢỚNG XUỐNG
1 Trên đời ngƣời trổ nhánh hoang vu
Trên ngày đi mọc cành lá mù
Những tim đời đập lời hoang phế
Dưới mặt trời ngồi hát hôn m .
Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về ch o tiếng lạ
Những mai hồng ngồi nhớ thi n thu.
Cỏ xót xa đƣa
2 Đ m ta nằm bóng tối che ngang
Đ m ta nằm nghe tiếng trăm năm
Gọi thì thầm, gọi thì thầm.
Còn có bao ngày
3 Ngƣời nô lệ da vàng ngủ qu n
Ngủ qu n trong căn nhà nhỏ
Đèn thắp thì mờ
Ngủ qu n quên đã bao năm
Ngủ qu n không thấy quê hƣơng.
Đi tìm quê hƣơng
4 Ghế đá công viên dời ra đƣờng phố
Người gi co ro chiều thiu thiu ngủ
Ngƣời già co ro buồn nghe tiếng nổ
Ngƣời già em bé
5 Ôi quê hƣơng đã lầm than Du mục
49
Sao còn còn chiến tranh
Mẹ già hết chờ mong
Đ ngủ y n
Mẹ gi m i ngủ y n.
6 Đời đã khép và ngày đã tắt
Em h y ngủ đi
Đời mãi đêm và ngày mãi buồn
Em h y ngủ đi.
Em hãy ngủ đi
7 Mùa xanh lá lo i sâu ngủ qu n trong tóc chiều ()
Giòng sông đó
Lo i rong y n ngủ sâu ()
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa.
Dấu chân địa đàng
8 Dã tràng, dã tràng, dã tràng xe cát hoài công
Thân đày dấu trong môi cƣời
Tay d i gối giấc ngủ v i.
Dã tràng ca
9 Ngày xuân bƣớc chân ngƣời rất nhẹ
Mùa xuân đã qua bao giờ
Nhiều đ m thấy ta l thác đổ
Tỉnh ra có khi còn nghe.
Đêm thấy ta là thác đổ
10 Từ đó ta ngồi m
Để thấy trên đƣờng xa
Một chuyến xe tựa nhƣ
Vừa đến nơi chia lìa ()
Đóa hoa vô thƣờng
11 Về trong phố xƣa tôi nằm
Có lần nghe tiếng ru bên vƣờn
Chợt như xác thân không còn
Và cạnh tôi là đồng vắng ()
Lòng tôi có khi mơ hồ
Tƣởng mình đang là cơn gió.
Lời thiên thu gọi
12 Từng chiếc bóng trăm năm đã về Từng ngày qua
50
Vây ngƣời giữa nến não nùng.
13 Hãy sống giùm tôi
Hãy nói giùm tôi
Hãy thở giùm tôi
Đã lâu rồi làm sao chờ đợi
Sao còn ngồi
Sao im lìm ngủ ho i các anh
Hãy sống giùm tôi
V. SỨC KHỎE VÀ SỰ SỐNG ĐỊNH HƢỚNG LÊN
TT Hình ảnh chứa ý niệm Tên ca khúc
1 Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em cứ bay trong đời dịu d ng như cơn gió
Em cứ bay nhƣng đừng bỏ lại tôi một mình
Hoa xuân ca
2 Hạt bụi n o hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình h i lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Cát bụi
3 Tôi thấy màu xanh hát trong lời gió
Và thấy bình minh thắp tr n ngọn lá
Tôi thấy ngày thật lạ.
Hôm nay tôi nghe
4 Ta đã thấy gì trong đêm nay
Cờ bay trăm ngọn cờ bay
Rừng núi loan tin đến mọi miền
Gió Ho bình bay về muôn hướng.
Mẹ già cƣời xanh nhƣ lá mới trong khu vƣờn
Ruộng đồng Việt Nam l n những búp non đầu ti n
Một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên rừng
Một đ n g cao tiếng gáy đánh thức bình minh.
Ta đã thấy gì đêm nay
5 B n tay nâng hòa bình cất tiếng ca bình minh
Lòng hân hoan nghe mình dường như mới lớn
Hành ca
51
Đƣờng mời đón chân ta đi khắp mọi miền.
VI. BỆNH TẬT VÀ CÁI CHẾT ĐỊNH HƢỚNG XUỐNG
1 Ru ngƣời lận đận héo khô ()
Ru em mệt lả cơn đau
Ru em về giữa chi m bao
Ru em bồng bế con theo
Ru em ru em gầy yếu hư hao.
Ru em
2 Tôi nhƣ con chim bệnh
Thiếu hạnh phúc trần gian
Có những tháng mùa Đông
Ngồi khóc rất âm thầm.
Nhƣ chim ƣu phiền
3 Có chén rƣợu chờ trong quán đêm đêm
Có những bạn bè xanh như người bệnh
Có tiếng cƣời và tiếng khóc mênh mông
Tôi nhƣ mọi ngƣời mong ngày sẽ tới
Nhƣng khi về lại thu mình góc tối
Trong tôi rụng đầy bao nhi u nụ cười.
Có nói đƣợc gì những tiếng bi ai
Có tiếng tù và hối thúc trong tim
Có đếm từng giờ trong khi nằm bệnh
Có nhớ vài lần những má môi xinh.
Bay đi thầm lặng
4 Về đây thân xác hư hao
Đêm đêm nằm nghe lá
Than van chút niềm đau ngọt ngào.
Tình xót xa vừa
5 Hạt cát ngu ngơ nằm chìm dưới chân đi
Bờ bến thiên thu nằm chìm dưới hƣ vô.
Chìm dưới cơn mƣa một ngƣời chết đêm qua
Chìm dưới đất kia một ngƣời sống thiên thu ()
Chìm dưới đất kia hạt cát bao la.
Chìm dƣới cơn mƣa
52
6 Anh nằm xuống nhƣ một lần vào viễn du
Đứa con xưa đ tìm về nh
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Xin cho một ngƣời vừa nằm xuống
Thấy bóng thi n đường cuối trời th nh thang.
Cho một ngƣời nằm
xuống
7 Tôi có ngƣời yêu, chết trận A Sao
Tôi có người y u nằm chết cong queo
Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mình không manh áo.
Tôi có ngƣời yêu, chết trận Ba Gia
Tôi có ngƣời yêu vừa chết đêm qua
Chết thật tình cờ chết chẳng hẹn hò
Không hận th nằm chết như mơ.
Tình ca của ngƣời mất
trí
8 Có một ngày, có một ngày nhƣ thế anh đi
Anh đi đâu về đâu Về cõi chi m bao
Lìa những cơn đau.
Có một ngày nhƣ thế
9 Sóng đong đưa linh hồn
Có mưa quanh chỗ nằm
Mãi một đời về không
Trong chập chùng thác nguồn.
Một ngày nhƣ mọi ngày
10 Em đã cho tôi cho tôi thêm bao ngày buồn
Vì chiều nay em muôn đời nằm xuống.
Em đã cho tôi bầu trời
11 Ngày Thu xanh yếu làn da
Em nằm ốm chờ
Còn em xanh mƣớt hồng nhan.
Góp lá mùa xuân
12 Mệt quá thân ta này
Nằm xuống với đất muôn đời.
Ngẫu nhiên
13 Ngƣời nằm co nhƣ loài thú trong rừng sƣơng mù
Người nằm y n không k u than chết tr n căn phần
Phúc âm buồn
14 Dòng sông nắng cho bờ bến rộng Vàng phai trƣớc ngõ
53
Vƣờn trƣa nắng tiếng ru lạc loài
Một vòng nôi ru chiều xuống ruộng
Một dòng sông chở ng y hấp hối.
15 Bao nhiêu năm làm kiếp con ngƣời
Chợt một chiều tóc trắng nhƣ vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm v o chết một ng y.
Cát bụi