Chủ đề: Lựa chọn bao bì cho sản phẩm lương thực dạng hạt A. Giới thiệu chung: - Từ xa xưa thực phẩm thu được sau khi săn bắt, hái lượm thường được đựng trong các dụng cụ như gỗ, đá, vỏ, thân cây rỗng, da thú. - Nhưng khi có sự trao đổi hàng hóa thì bao bì cũng xuất hiện và cứ như vậy công nghệ bao bì và bao gói luôn luôn phát triển. - Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ trong nghành sản xuất đã tạo ra sự đa dạng của các loại bao bì có tính năng vượt trội như bao bì ghép
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Lựa chọn bao bì cho sản phẩm lương thực dạng hạt (Bản trình chiếu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp, plastic… ngoài những bao bì truyền thống: giấy, gỗ, thuy tinh, kim loại, có hình thức kiểu dáng kích thước khác nhau. Do đó, nếu việc lựa chọn bao bì bao gói không thich hợp sễ làm giảm giá trị của sản phẩm và có thể làm hư hỏng sản phẩm ảnh hưởng đến uy tính của nhà sản xuất và không đảm bao quyền lợi của người tiêu dùng. - Nhận thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn bao bì nên nhóm em chọn đề tài “bao bì bao gói sản phẩm lương thực (dạng hạt). B. Thành phần & đặc tính của sản phẩm Bảng thành phần hóa học của một số loại ngũ cốc: Lương thực dạng hạt có độ ẩm thấp nên cần bảo quản nơi khô ráo,thoáng mát. Lương thực dạng hạt có đặc tính thường là hạt tròn, trơn, bóng. Thường chứa trong bao bì chịu khối lượng lớn. 1. Tính dẫn nhiệt và truyền nhiệt của khối hạt: - Trong khối hạt truyền nhiệt chủ yếu là: dẫn nhiệt và đối lưu, 2 quá trình này diễn ra song song. - Hạt thóc có hệ số dẫn nhiệt thấp 0,1 ÷ 0,2 kcal/m.h.0C. Nên tính dẫn nhiệt của khối hạt thấp. 2. Tính hấp phụ và tính hút ẩm của hạt: Trong khối hạt có độ rỗng và do cấu tạo của hạt nên tất cả các chất khí, hơi nước có trong khối hạt đều có thể hấp phụ vào từng hạt. Tùy theo tỷ trọng, khả năng thẩm thấu và tính chất hóa học của từng chất mà quá trình hấp phụ và nhả ra mạnh hay yếu. 3. Hô hấp của hạt: - Mặc dù hạt đã tách khỏi cây, khi bảo quản trong kho nó không quang hợp nữa nhưng nó vẫn là vật thể sống và thường xuyên trao đổi chất với bên ngoài. - Có 2 dạng hô hấp là hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí. Do thực phẩm có lượng ẩm thấp, hàm lượng chất khô cao yêu cầu đặt ra đối với bao bì chứa đựng là phải cách ẩm,cách khí tốt. Nếu vật liệu bao bì có tính chống khí kém thì trong 1 khoảng thời gian không khí, hơi nước có thể thấm qua làm cho hàm lượng ẩm của sản phẩm tăng lên. C. Lựa chọn bao bì Sự tăng lên của hàm ẩm tạo điều kiện cho VSV phát triển gây hư hỏng thực phẩm, còn tạo thuận lợi cho sự thủy phân chất béo, từ đó tạo ra các gốc tự do khởi đầu cho sự oxy hóa chất béo, sinh ra các sản phẩm độc hại. Sự xâm nhập của oxy không khí oxy hóa chất béo không no làm cho sản phẩm có mùi ôi khét. Làm giảm giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị cảm quan. Từ đó chúng tôi lựa chọn các loại bao bì sau: a) Lựa chọn bao bì cho lương thực chứa nhiều tinh bôt (lúa gạo,ngô): - Do đặc tính chứa nhiều tinh bột, hàm lượng chất béo trong sản phẩm ít,nên lựa chọn bao bi không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm ngặt. - Vì vậy, chọn bao bì pp cho sản phẩm loại này. * PP (Polypropylen):Đặc tính: - Màng PP có thể giãn theo chiều ngang nhưng hệ số giãn không cao. Màng trong suốt có độ bóng bề mặt cao. PP có tỷ trọng thấp và khá bền nhiệt Màng bao bì PP có tính chống thấm khí hơi rất tốt. Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi Khả năng in ấn cao,nét in rõ. Công dụng:- Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu chống oxy hóa 1 cách nghiêm nhặt.- Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.- PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn 1 vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì. * Lưu ý: phải bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. b/ Lựa chọn bao bì cho sản phẩm có nhiều dầu và protein (các loại đậu, lạc ,vừng): - Đối với loại sản phẩm này cần phải bao gói kín, hạn chế mức thấp quá trình hô hấp của hạt và những yếu tố. Nhiệt độ, độ ẩm,vi sinh vật là tác nhân thúc đẩy quá trình này yêu cầu bao bì này phải có tính chống thấm khí, chống ẩm tốt, đồng thời bao bì phải có độ dẻo, độ bền cơ học tốt. - Từ đó chọn các loại bao bì cho loại này là:PA/PE, PET/PE. * PE(Polyethylene):Đặc tính: - Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo. - Chóng thắm nước và hơi nước tốt. - Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều kém. - Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230o C) trong thời gian ngắn. - Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcol, Acêton, H2O2… - Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể đưộc hấp thu bởi thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản. Bao bì PA/PE: Lớp PA phủ bên ngoài chống thấm khí, tốt ngăn cản sự xâm nhập của oxy, không bị hư hỏng bởi dầu mỡ. + tính mền dẻo chịu được tác dụng cơ học, có độ bóng bề mặt. + dễ in ấn, chịu nhiệt tốt. Lớp PE bên trong để bổ xung che lấp khuyết điểm cho lớp PA và dễ hàn ghép. Bao bì PET/PE: Cũng giống như PA, PET có khả năng chịu độ bền cơ học cao, khả năng chịu được lực xé, lực va chạm, chịu được sự ăn mòn cao, không thấm khí, trơ với môi trường thực phẩm. Lớp PE bên trong nhằm để hàn gắn nhiêt tốt. Các loại vật liệu khác: OPP (Oriented polypropylen) Đặc tính: + Tính bền cơ học cao. + Bị xé rách dễ dàng khi có 1 vết cắt hoặc1 vết thủng nhỏ. + Có những tính năng cơ lý hoá cao hơn PP. + Có độ trong suốt, độ bóng bề mặt cao hơn PP. + Có tính chống thấm 02,các khí khác và hơi cao hơn PP. + Khả năng in ấn cao. - Nên được kết hợp với các vật liệu khác tạo bao bì nhiều lớp để hạn chế nhược điểm dễ bị xé rách, như: OPP/PE, OPP/PP, OPP/MCPP. - Ngoài ra, đối với sản phẩm luơng thực dạng hạt này còn sử dụng bao bì sành như chum vại,có lót trấu hoặc tro bếp để hút ẩm. Tuy nhiên, bao bì này nặng, khó vận chuyển, khó thấy sản phẩm bên trong nên chỉ sử dụng trong gia đình. D. Phương pháp bao gói: Đối với sản phẩm lúa gạo, ngô dùng bao bì PP dệt sợi dùng phương pháp bao gói thường. Đối với sản phẩm đậu, lạc, vừng dung bao bì PA/PE, PET/PE dùng pp bao gói hút chân không. ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0090.ppt