Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IDI Information and Communication Technology Development Index Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ITU International Telecommunication Union Liên minh Viễn thông quốc tế MICE Meeting, Incentive, Convention, Event Loại hình du lịch kết hợp với hội họp,

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4647 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khen thưởng, hội nghị, hội thảo và triển lãm ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức SARS Severe Acute Respiratory Syndrome Hội chứng hô hấp cấp tính nặng SFC Service Flight Corporation Tổng công ty Dịch vụ bay Việt Nam UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNWTO United Nations World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới VASCO Viet Nam Air Service Company Công ty Bay dịch vụ hàng không VAT Value added tax Thuế giá trị gia tăng VNPT Viet Nam Post and Communication Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam WTTC World Travel and Tourism Council Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới MỤC LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 4 Một số khái niệm cơ bản 4 Cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh 4 Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành 7 Dịch vụ du lịch và ngành du lịch 8 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter 14 Tư tưởng chung 14 Mô hình kim cương và các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch 18 Tính tất yếu phải nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch 30 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 33 Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam theo mô hình kim cương của M. Porter 33 Điều kiện các yếu tố sản xuất của ngành du lịch 33 Nguồn tài nguyên thiên nhiên 33 Nguồn tài nguyên nhân văn 36 Nguồn vốn và cơ sở hạ tầng 38 Nguồn nhân lực du lịch 41 Điều kiện về cầu du lịch 44 Các ngành hỗ trợ và liên quan 45 Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội địa của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam 51 Vai trò của cơ hội 55 Vai trò của Chính phủ 58 Đánh giá việc phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam 61 Những thành tựu đạt được 61 Một số hạn chế 67 Về việc đầu tư nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào của ngành du lịch 67 Về công tác kích cầu du lịch 69 Về mối liên kết giữa du lịch với các ngành hỗ trợ và liên quan 69 Về cơ chế quản lý hoạt động du lịch 71 Những hạn chế về hoạt động xúc tiến du lịch 72 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 74 Định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam 74 Dự báo thị trường du lịch trong những năm tới 74 Thị trường quốc tế 74 Thị trường Việt Nam 75 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch đến năm 2010, tầm nhìn 2020 76 Định hướng tổng quát 76 Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam 77 Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam Nhóm giải pháp đối với điều kiện các yếu tố sản xuất 79 Nhóm giải pháp đối với điều kiện về cầu du lịch 84 Nhóm giải pháp đối với các ngành hỗ trợ và liên quan 86 Nhóm giải pháp đối với chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh ngành 89 KẾT LUẬN . 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1: Mô hình kim cương tr. 17 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu FDI vào lĩnh vực bất động sản tám tháng đầu năm 2008 tr. 29 Bảng 2.1: Thống kê cơ sở lưu trú ở Việt Nam năm 2008 tr. 40 Biểu đồ 2.2: Chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam tr. 42 Bảng 2.2: Đánh giá năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam tr. 43 Biểu đồ 2.3: Phân loại doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo loại hình doanh nghiệp tr. 52 Biểu đồ 3.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 tr. 58 Hình 2.1: Mô hình tổng quát về các nhân tố tác động tới lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam tr. 60 Bảng 3.1: FDI vào lĩnh vực du lịch giai đoạn 2000-2007 tr. 64 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tr. 70 Hình 3.1: Cấu trúc và liên kết của của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam tr. 88 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên phạm vi toàn cầu và có xu hướng phát triển nhanh. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển du lịch thành ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội. Ngành du lịch Việt Nam tuy được đánh giá là còn non trẻ so với ngành du lịch của các nước trong khu vực nhưng đã có những tiến bộ nhất định và đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của đất nước trong những năm qua. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch càng được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mở rộng quy mô hoạt động theo chủ trương đã nêu ra từ đại hội IX là “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Tuy đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tốc độ tăng trưởng du lịch trong một thời gian ngắn (chủ yếu từ năm 1990 trở lại đây) nhưng hội nhập quốc tế bên cạnh việc mở ra những cơ hội phát triển mới cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức với ngành du lịch Việt Nam. Để tồn tại trong môi trường quốc tế khắc nghiệt, cạnh tranh với những ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam là phải xác lập được cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở nâng cao những lợi thế cạnh tranh quốc gia bền vững song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế cạnh tranh quốc gia mới và tìm cách khắc phục những bất lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành. Chỉ bằng cách đó, ngành du lịch Việt Nam mới có thể phát triển trong dài hạn và bắt kịp với tốc độ phát triển của các quốc gia có ngành du lịch tiến bộ hơn trong khu vực, từng bước đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Tuy nhiên, nhận thức về lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch còn khá hạn chế với số đông người dân và tư tưởng “rừng vàng biển bạc” cùng suy nghĩ phát triển ngành du lịch chỉ dựa trên khai thác một chiều lợi thế từ nguồn tài nguyên vô hạn vẫn khá phổ biến. Do đó, cần thiết phải có cái nhìn toàn diện về lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch và các yếu tố cấu thành để trả lời câu hỏi: Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam là gì và làm thế nào để tác động nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành. Những câu hỏi cấp thiết đó chính là nguyên nhân để em chọn đề tài “Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu mô hình kim cương của M. Porter trong phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành dịch vụ, cụ thể là ngành du lịch. Vận dụng mô hình này để phân tích các nhóm nhân tố tác động tới lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng của việc phát huy những lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả những lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển ngành du lịch bền vững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: đối tượng nghiên cứu của khóa luận là lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam và các yếu tố cấu thành. Thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Khóa luận sử dụng phương pháp quan sát thực tế, phân tích thống kê, tổng hợp so sánh để đưa ra các đánh giá, nhận định. Kết cấu khóa luận Ngoài các phần mở đầu và kết luận, khóa luận được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam Chương 2: Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những góp ý, phê bình của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn và cũng là để có thêm luận cứ, cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa về vấn đề này trong thời gian tới. Để có thể hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Thạc sỹ Đào Ngọc Tiến trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Hà Minh Ngọc CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm khá rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu thông thường nhất, cạnh tranh thường gắn với khái niệm mang tính ganh đua, hơn thua. K. Marx đã định nghĩa cạnh tranh như là “sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Marx cho rằng, cạnh tranh là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường và một trong những nhân tố để tăng khả năng cạnh tranh là tăng năng suất lao động, trong xí nghiệp và trong phạm vi toàn xã hội [16]. Ở phạm vi cạnh tranh quốc gia, M. Porter nhấn mạnh tính cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất của quốc gia trong việc sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và vốn [31]. Cùng chung quan điểm về cạnh tranh với Marx, M. Porter chú trọng tới tính sáng tạo và đổi mới trong cạnh tranh, trong đó nhân tố công nghệ, nhân lực và phương thức sản xuất đóng vai trò thiết yếu. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại ngày này, khái niệm cạnh tranh cần được nhìn nhận không chỉ dừng lại ở những nỗ lực của các chủ thể nhằm tiêu diệt đối thủ mà phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh. Nói theo cách của M. Porter thì cạnh tranh không đơn thuần là vươn lên vị trí tốt nhất theo cách hiểu của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mà chính là xây dựng sự độc đáo cho sản phẩm và thương hiệu của mình [17]. Tóm lại, cạnh tranh trong kinh doanh là một quá trình ganh đua giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa. Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nói riêng và các quốc gia nói chung phải chấp nhận cạnh tranh như là lựa chọn duy nhất. Do đó, cạnh tranh chính là một trong những quy luật cơ bản và động lực phát triển của nền kinh tế thị trường, là linh hồn sống của thị trường. Các cấp độ cạnh tranh Cạnh tranh sản phẩm Cạnh tranh diễn ra giữa các sản phẩm hay nhóm sản phẩm được hiểu là tương quan về sức cạnh tranh của một sản phẩm hay nhóm sản phẩm so với các sản phẩm hay nhóm sản phẩm cùng loại trên thị trường. Một sản phẩm hay nhóm sản phẩm có thể được tiêu thụ mạnh hơn do những ưu thế về giá cả, chất lượng sản phẩm, uy tín sản phẩm, chất lượng của dịch vụ sau bán hàng… Cạnh tranh doanh nghiệp Khái niệm cạnh tranh đầu tiên được sử dụng trong lý thuyết công nghiệp. Lý thuyết này cho rằng một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh khi nó có thể đứng vững trên thị trường bằng cách sản xuất ra những sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn hay bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ cao hơn, đáp ứng được thị hiếu khách hàng trong môi trường cạnh tranh (không trợ cấp hay bảo hộ). Một doanh nghiệp cạnh tranh không thành công sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường nếu như doanh nghiệp đó không cải thiện được hoạt động của nó. Lợi ích mà một doanh nghiệp đạt được trong cạnh tranh sẽ không tránh khỏi việc gây ra tổn thất cho doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh của nó. Cạnh tranh của một doanh nghiệp trong một ngành nào đó mang tính sống còn và được đặc trưng bởi trò chơi mà một bên được thì bên kia phải mất (zero-sum game). Cạnh tranh quốc gia Cạnh tranh không chỉ dừng lại ở cấp độ sản phẩm và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh được biết đến phổ biến hơn ở phạm vi toàn cầu, tức là cạnh tranh giữa các quốc gia. Nếu ở cấp độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh có thể đẩy một doanh nghiệp ra khỏi hoạt động kinh doanh nếu họ không thành công trong cạnh tranh thì ở cấp độ quốc gia, điều đó là không thể. Chính vì lý do này nên một số các nhà kinh tế (P. Krugman, 1994) cho rằng không tồn tại khái niệm cạnh tranh quốc gia. Một số các nhà kinh tế khác (M. Porter, 1990) tìm cách phân biệt giữa cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia. Cạnh tranh doanh nghiệp chủ yếu tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế. Trong khi đó, đối với quốc gia, cạnh tranh được thể hiện là nâng cao mức sống dân cư bằng cách tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng suất trong môi trường đó. [29] Tóm lại, dù ở cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp hay quốc gia, khái niệm cạnh tranh cũng gắn liền với việc cải tiến, nâng cao và đổi mới của mỗi doanh nghiệp, ngành nghề. Việc đổi mới, như trình bày ở trên, bao gồm kỹ thuật và phương pháp, gồm sản phẩm mới, phương thức sản xuất mới, chiến lược tiếp thị mới, nhận diện khách hàng mới và những hoạt động tương tự. Schumpeter (1942), từ cách đây nhiều thập kỷ, trong cuốn Capitalism, Socialism and Democracy của mình đã nhấn mạnh phương diện này. Ông khẳng định, bản chất của sự cạnh tranh là tính năng động. Tính chất của cạnh tranh trong kinh tế không phải là “cân bằng”, mà không ngừng thay đổi. Cải tiến và đổi mới trong một ngành nghề nào đó là một quá trình không bao giờ kết thúc, chứ không phải là một sự kiện riêng lẻ chỉ xảy ra một lần duy nhất. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành Lợi thế cạnh tranh quốc gia là một khái niệm được sử dụng thường xuyên nhưng hiểu biết về nó với đại đa số còn khá mơ hồ. Để có nhận thức đúng đắn về khái niệm này, việc cần thiết là phải phân biệt và thấy được sự tương quan giữa lợi thế cạnh tranh quốc gia với một khái niệm liên quan mật thiết tới nó nhưng thường xuyên bị nhầm lẫn, đó là khái niệm năng lực cạnh tranh. Bản thân khái niệm năng lực cạnh tranh cũng có nhiều cách hiểu gắn với những cấp độ cạnh tranh khác nhau. Ở cấp độ sản phẩm, năng lực cạnh tranh là sự thể hiện tính ưu việt hay tính vượt trội về cả định tính và định lượng. Nói theo cách khác, cạnh tranh giữa các sản phẩm trên một thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường cụ thể, trong một thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể gắn với một doanh nghiệp, một quốc gia cụ thể hoặc xét chung cho tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp. Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có thể được hiểu là khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Xét ở góc độ ngành, một ngành kinh tế được coi là có năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên đó mới chỉ là hai yếu tố cần, yếu tố đủ quyết định năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế phải kể tới bao gồm lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh của ngành đó. Các yếu tố này sẽ tác động nâng cao lợi thế so sánh đơn thuần mang tính sẵn có thành lợi thế cạnh tranh của ngành, hay thực chất là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đặc thù thuộc ngành đó. Nói tóm lại, lợi thế cạnh tranh của ngành chính là kết quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của ngành, cũng là thước đo cụ thể cho khả năng cạnh tranh của ngành đó thông qua sự vượt trội về năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm đặc thù ngành.[12] Với cách tiếp cận như trên, có thể hiểu lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành như là sự vượt trội của quốc gia trong năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm đặc thù của ngành đó. Dịch vụ du lịch và ngành du lịch Trước khi tiếp cận với lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter dưới góc nhìn của ngành du lịch, chúng ta cần nắm được những hiểu biết cơ bản nhất về dịch vụ du lịch cũng như ngành du lịch, một ngành kinh tế dịch vụ có nhiều đặc thù. Khái niệm về dịch vụ du lịch Về khái niệm dịch vụ du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Theo cách định nghĩa của Giáo trình Kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch là “kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch” [7]. Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì định nghĩa: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Còn dịch vụ du lịch là “việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [13]. Đây được coi là định nghĩa khá đầy đủ và toàn diện về khái niệm dịch vụ du lịch. Phân loại dịch vụ du lịch Xét theo hình thái vật chất Dịch vụ du lịch được phân thành 2 loại: dịch vụ du lịch hàng hóa (thức ăn, quà lưu niệm, vận chuyển…) và dịch vụ du lịch phi hàng hóa (hướng dẫn, thăm quan, tổ chức trò chơi, tư vấn tiêu dùng…). Trong dịch vụ phi hàng hóa, dịch vụ du lịch được hiểu theo nghĩa thuần túy, không có hình thái vật chất. Dịch vụ du lịch thuần túy thường chiếm từ 2/3 đến 3/4 sản phẩm dịch vụ du lịch. Xét theo cơ cấu tiêu dùng Dịch vụ du lịch được chia làm 2 loại: Dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. - Dịch vụ du lịch cơ bản: Bao gồm các dịch vụ ăn uống, lưu trú và vận chuyển. Đó là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng trong thời gian du lịch - Dịch vụ du lịch bổ sung: Bao gồm các dịch vụ thăm quan, giải trí, mua sắm hàng hóa. Đó là những nhu cầu phải có nhưng không thật cần thiết lắm so với loại hình du lịch trên, và nó không định lượng được. Quan hệ tỷ lệ giữa 2 loại này rất quan trọng để phân tích chi tiêu của khách, chuẩn bị phục vụ của ngành du lịch, đặc biệt là để phân biệt hiệu quả tỷ trọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Tỷ trọng này càng nhỏ thì hiệu quả tổng hợp của kinh doanh du lịch ngày càng cao. Tức là tỷ lệ nhu yếu phẩm ngày càng nhỏ, khách du lịch ngày càng giàu, du lịch càng phát triển và kinh doanh nhiều lãi. Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch Dịch vụ du lịch chia ra làm dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp: - Dịch vụ trực tiếp: Là dịch vụ du lịch do đơn vị kinh doanh du lịch trực tiếp làm, ví dụ như dịch vụ tại các nhà hàng, khu nghỉ biển, bể tắm hơi… - Dịch vụ gián tiếp: Là dịch vụ du lịch không do đơn vị kinh doanh du lịch trực tiếp làm mà chỉ thực hiện chức năng môi giới. Đơn vị thực hiện dịch vụ gián tiếp thường là các đại lý du lịch. Tuy không trực tiếp phục vụ khách hàng nhưng đại lý du lịch đóng vai trò rất quan trọng như: nghiên cứu thị trường du lịch, chức hình thành các sản phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng cáo các loại hình du lịch đã hình thành, xác định hiệu quả của tuyên truyền, quảng cáo… Trong các công ty du lịch, trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch thực hiện nhiệm vụ dịch vụ gián tiếp này. Xét theo nội dung Dịch vụ du lịch phải thỏa mãn bốn yêu cầu của khách là đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và làm việc. Tương ứng bốn yêu cầu này là bốn loại dịch vụ phục vụ khách hàng. Đây là cách phân loại quan trọng nhất, xuất phát từ bản chất của hoạt động du lịch. Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp sử dụng sản phẩm của những ngành khác, nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của khách du lịch. Các ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch Khách sạn và nhà hàng Kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn tất chương trình du lịch đã lựa chọn. Thuật ngữ “kinh doanh khách sạn” được hiểu là “làm nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí bán hàng cho khách du lịch”[7]. Vì thế, ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú ra thì trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh này còn có cả các hoạt động kinh doanh khách như ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch… Hiện nay trên thế giới tất cả các quốc gia đều có khách sạn và kinh doanh khách sạn, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch phát triển… Kinh doanh lữ hành Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung, các chuyên gia về du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính như “Làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch” [7]. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành, chúng ta thấy tồn tại song song ba hoạt động phổ biến sau: - Kinh doanh lữ hành: Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. - Kinh doanh đại lý lữ hành: Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn thăm quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này tới nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường là với một khoảng cách xa. Do đó, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho khách du lịch dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay. Thực tế cho thấy, ít có các doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhận được toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Trong khuôn khổ nghiên cứu của khóa luận này, ngành du lịch được đề cập tới bao gồm cả hai mảng kinh doanh lữ hành là kinh doanh lữ hành quốc tế (tổ chức cho khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài) và kinh doanh lữ hành nội địa (tổ chức cho khách quốc tế và khách Việt Nam đi du lịch nội địa trên lãnh thổ Việt Nam), trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh vào kinh doanh du lịch lữ hành nội địa. Khái niệm kinh doanh du lịch được xem xét trong luận văn bao gồm cả 3 mảng kinh doanh lữ hành: Du lịch Inbound (đưa khách quốc tế vào Việt Nam), du lịch Outbound (đưa khách Việt Nam ra quốc tế) và du lịch nội địa (người Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ nước mình). Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm đến du lịch Theo điều 67 Luật Du lịch ban hành năm 2005, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác, phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới, kinh doanh xây dựng kết cấu, hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác Trước đây, kinh doanh du lịch chỉ quan tâm khai thác lĩnh vực lưu trú và ăn uống, dịch vụ bổ sung chỉ là thứ yếu nhằm đáp ứng phần nào những yêu cầu phất sinh của khách trong chuyến đi. Tuy nhiên hiện nay, loại hình kinh doanh dịch vụ bổ sung đã được coi như phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch và góp phần đáng kể trong doanh thu của các doanh nghiệp du lịch. Không những thế, nó còn tạo ra sự hài lòng và tin tưởng của khách vì những yêu cầu của họ được đáp ứng ở mức cao nhất với chất lượng đảm bảo. Ngoài những hoạt động kinh doanh đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ, như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch và tư vấn đầu tư du lịch. Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ ngày càng có xu hướng phát triển mạnh. Đặc thù của ngành du lịch Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Ngành du lịch được định nghĩa theo nghĩa rộng là khu vực kinh tế bao gồm tất cả các ngành phục vụ khách du lịch. Do đó, ngành kinh doanh này được định nghĩa gắn liền với thị trường riêng biệt của nó và bao gồm tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch và những nguồn thu từ khách du lịch. Là một ngành kinh tế dịch vụ, ngành du lịch cũng có những đặc điểm chung như những ngành dịch vụ khác: Tính vô hình Về cơ bản, sản phẩm du lịch không phải là sản phẩm cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm vô hình, không thể nhận biết bằng thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Do đó, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch không hề đơn giản vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng của sản phẩm du lịch được xác định dựa vào chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch. Tính không đồng nhất Sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động bao gồm nguồn cung cấp, dịch vụ (cung), người mua dịch vụ (du khách), và cả yếu tố thời gian ở thời điểm mua bán dịch vụ du lịch. Dịch vụ du lịch có tính phi tiêu chuẩn hóa cao nên muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốt của cả hai phía người cung cấp và khách hàng cũng như các nguồn cung khác. Tính không thể tách rời Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, do vậy cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau. Thêm vào đó, phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể tồn kho hay cất đi như các hàng hóa thông thường khác. Do đó, một vấn đề đặt ra là phải tạo ra được sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng. Ngoài những đặc điểm chung của ngành dịch vụ, ngành du lịch còn có những nét đặc thù: Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn với yếu tố tài nguyên du lịch - bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa. Sản phẩm du lịch là dạng sản phẩm không dịch chuyển được. Khách du lịch muốn thỏa mãn nhu cầu của mình phải thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch tại địa điểm du lịch. Chính vì vậy, muốn tiêu thụ sản phẩm du lịch, bài toán đặt ra cho cá nhân kinh doanh du lịch là phải tìm cách thu hút khách du lịch tới địa bàn du lịch của mình. Hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính thời vụ: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với nhóm sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (với gói du lịch cuối tuần), và trong năm (với sản phẩm của một số loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch leo núi…). Tính mùa vụ trong sản phẩm du lịch gây ra không ít khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA M. PORTER Tư tưởng chung Khái niệm lợi thế cạnh tranh quốc gia mới chỉ xuất hiện từ thập niên 80 của thế kỷ 20 nhưng những nỗ lực nhằm giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế đã xuất hiện từ thế kỷ 15 với những học thuyết ra đời sau đó có thể kể tới như Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith, thế kỷ 18), Lý thuyết về lợi thế so sánh (David Ricardor, thế kỷ 18) hay Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố (Heckscher Ohlin, thế kỷ 20). Cuộc thảo luận về thuật ngữ cạnh tranh quốc gia có thể bắt đầu bằng lý thuyết về lợi thế so sánh của một quốc gia cũng như sự khác biệt về công nghệ giữa các ngành. Lý thuyết này cho rằng, một quốc gia sẽ có lợi thế so sánh trong những ngành sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào. Và chỉ cần có lợi thế so sánh thì quốc gia đó có thể thu được lợi ích từ ngoại thương cho dù năng suất của quốc gia đó thấp trên tất cả các ngành. Tuy nhiên những giả thiết làm cơ sở cho lý thuyết này không thực tiễn trong hầu hết các ngành như giả thiết về công nghệ đồng nhất giữa các quốc gia, không có lợi thế kinh tế theo quy mô, các yếu tố sản xuất không dịch chuyển giữa các quốc gia... Khắc phục những bất cập trong việc áp dụng các học thuyết về thương mại cổ điển để giải thích lợi thế của một quốc gia trong thương mại quốc tế ngày nay, lý thuyết mới về lợi thế cạnh tranh quốc gia được đề xuất bởi M. Porter đã đề cập đến lợi thế cạnh tranh với một cách tiếp cận mới, “động” hơn. Lý thuyết này đã giải thích tại sao một quốc gia lại thành công trong khi những quốc gia khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế. Qua nghiên cứu, M. Porter cho rằng, các đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một quốc gia trong những ngành nhất định không phải chỉ đơn thuần là lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc Chính phủ tạo ra. Lý thuyết cổ điển giải thích sự thành công của các quốc gia trong các ngành cụ thể được dựa trên cái gọi là các nhân tố sản xuất ví dụ như đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày nay, các nhân tố này chưa đủ. Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia chỉ có thể đạt được khi mỗi doanh nghiệp trong quốc gia đó phải chuyển từ lợi thế so sánh sang lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Lợi thế cạnh tranh quốc gia bao hàm một khái niệm phong phú về sức cạnh tranh mà bao gồm các thị trường phâ._.n khúc, các sản phẩm khác biệt về công nghệ, hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô. [13] Lợi thế quốc gia trong lý thuyết hiện đại cần đi xa hơn khái niệm chi phí, và phải dựa vào chất lượng, tính năng, và sự cách tân sản phẩm mới. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh quốc gia theo M. Porter chú trọng khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp và khả năng này phụ thuộc vào ba điều kiện: Trước hết là nguồn tạo ra lợi thế và hệ thống thứ bậc những nguồn tạo nên lợi thế cạnh tranh theo tính bền vững. Những lợi thế ở thứ bậc cao hơn, ví dụ như công nghệ tiên tiến, tính khác biệt của sản phẩm, danh tiếng thương hiệu và những mối quan hệ khách hàng lâu dài có tính lâu bền và đem lại mức năng suất cao hơn. Điều kiện này đòi hỏi một quá trình đầu tư tích lũy bền vững cũng như đổi mới, sáng tạo không ngừng. Điều kiện thứ hai chính là số lượng nguồn lợi thế cạnh tranh mà một doanh nghiệp có được. Nếu một doanh nghiệp chỉ dựa vào một lợi thế duy nhất thì sẽ dễ dàng bị các đối thủ vượt qua lợi thế này. Do đó, các doanh nghiệp trong xu hướng cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay cần đi theo xu hướng tạo ra nhiều lợi thế trong suốt chuỗi giá trị. Điều kiện cuối cùng để duy trì lợi thế cạnh tranh là các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và nâng cấp liên tục lợi thế cạnh tranh của mình. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tính “động” trong quan điểm về lợi thế cạnh tranh của M. Porter, ở cấp độ doanh nghiệp cũng như cấp độ quốc gia, khẳng định một lần nữa sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế. Với cách nhìn nhận mới đó, lợi thế cạnh tranh quốc gia qua phân tích của M. Porter chịu tác động của bốn nhóm nhân tố chính được tổng hợp trong mô hình kim cương (Porter’s Diamond) và được trình bày trong hình 1.1 Hình 1.1. Mô hình kim cương CHIẾN LƯỢC, CƠ CẤU VÀ CẠNH TRANH NGÀNH ĐIỀU KIỆN CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT ĐIỀU KIỆN VỀ CẦU CÁC NGÀNH HỖ TRỢ VÀ LIÊN QUAN CHÍNH PHỦ CƠ HỘI Nguồn: M. Porter (1990) Theo đó, có 4 yếu tố chính tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia là: Điều kiện các yếu tố sản xuất: Nhân tố này được hiểu là vị thế của quốc gia về các yếu tố sản xuất đầu vào như lao động được đào tạo hay cơ sở hạ tầng, cần thiết cho cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định. Điều kiện về cầu: Nhân tố này còn được hiểu là đặc tính của cầu trong nước đối với sản phẩm hoặc hàng hoá của ngành đó. Các ngành hỗ trợ và liên quan: Nhân tố này có thể hiểu theo góc độ sự tồn tại hay thiết hụt những ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ có tính cạnh tranh quốc tế ở quốc gia đó. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh ngành: Đây là những điều kiện trong một quốc gia liên quan tới việc thành lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp, cũng như những đặc tính của cạnh tranh trong nước. Hai biến số bổ sung khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống quốc gia theo những cách rất quan trọng và chúng cần thiết để hoàn thành lý thuyết này, đó là cơ hội và Chính phủ. Có thể nói, cơ hội là những sự phát triển nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp, các Chính phủ của các quốc gia như chiến tranh, sự phát triển chính trị bên ngoài... Yếu tố cuối cùng hoàn thành bức tranh là chính phủ. Chính phủ ở mọi cấp độ, có thể cải thiện hoặc làm giảm lợi thế quốc gia. Có thể nhìn thấy rõ nhất khi xem xét ảnh hưởng chính sách lên mỗi nhân tố. Mô hình kim cương và các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch. Mô hình kim cương được trình bày trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter bao gồm bốn nhân tố chính và hai biến số bổ sung. Bốn nhân tố này, với vai trò là những yếu tố riêng lẻ, hoặc hệ thống tạo ra môi trường kinh doanh trong đó các doanh nghiệp của quốc gia đó thành lập và cạnh tranh. Thêm vào đó, mô hình kim cương là một hệ thống có khả năng tương tác, củng cố lẫn nhau. Tác động của một yếu tố sẽ phụ thuộc vào trạng thái của các yếu tố khác. Lợi thế trong một yếu tố cũng có thể tạo ra hoặc phát triển lợi thế ở các yếu tố khác. Tuy nhiên, lợi thế trong mỗi yếu tố không phải là điều kiện tiên quyết để có lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Sự tương tác lẫn nhau của các lợi thế trong các điều kiện quyết định sẽ đem lại những lợi ích tự củng cố lẫn nhau, khiến cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khó có thể vô hiệu hóa hoặc bắt chước. Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch dưới lăng kính của mô hình kim cương, ta cần lưu ý lựa chọn và lồng ghép tính đặc thù của ngành kinh tế dịch vụ này vào các nhân tố cơ bản của mô hình. Điều kiện về các yếu tố sản xuất Theo lý thuyết thương mại trước đây, các yếu tố sản xuất bao gồm lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở hạ tầng sẽ quyết định quan hệ buôn bán giữa các nước, mang lại sự thịnh vượng cho một quốc gia trong thương mại quốc tế. Lập luận này không còn đầy đủ trong thời đại hội nhập ngày nay, nhưng không thể phủ nhận vai trò của các điều kiện về yếu tố sản xuất trong cạnh tranh dịch vụ, đặc biệt là một ngành dịch vụ mà người mua được thu hút đến một địa điểm như ngành du lịch. Yếu tố then chốt trong các điều kiện về yếu tố đầu vào là nguồn lực đầu vào sẵn có và việc hoàn thiện, nâng cấp lâu dài nguồn lực đó. Không thể phủ nhận tính sẵn có của nhóm nguồn lực này bởi nếu không có những nguồn lực đầu vào và những điểm thu hút du khách nói riêng - các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và do con người tạo ra thì sẽ không có hoạt động du lịch. Tuy nhiên, không phải những đầu vào sẵn có mà là những yếu tố đầu vào do mỗi quốc gia tự tạo ra trong quá trình phát triển của mình mới chính là các yếu tố đầu vào tác động mạnh nhất tới lợi thế cạnh tranh của hầu hết các ngành, đặc biệt là ngành du lịch. Do đó, số lượng các đầu vào không quan trọng bằng hiệu quả và hiệu suất sử dụng chúng. Đánh giá các vai trò của các điều kiện đầu vào đối với hoạt động của ngành du lịch, cần thiết phải xem xét các nhóm nhân tố: Nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn tài nguyên lịch sử, văn hóa; nguồn vốn và cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực. Nguồn tài nguyên thiên nhiên Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn với yếu tố tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, khi đánh giá các điều kiện đầu vào tác động tới lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch, trước tiên cần đánh giá lợi thế cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, đây chính là điều kiện cốt yếu tạo ra các sản phẩm du lịch. Tài nguyên thiên nhiên trong du lịch thể hiện rõ nét qua lợi thế so sánh về vị trí địa lý và địa hình. Lợi thế về vị trí địa lý chính là thành tố góp phần gia tăng hiệu quả cho chuyến đi, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc tiếp cận điểm đến du lịch. Sự đa dạng của bề mặt địa hình có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch, tạo nên sự phong phú của loại hình du lịch. Trong đó, mỗi dạng địa hình với đặc điểm riêng biệt tạo nên những loại hình dịch vụ đặc trưng. Nhân tố thứ hai trong nhóm tài nguyên thiên nhiên phải kể tới là khí hậu. Hoạt động du lịch, nhất là du lịch nghỉ ngơi tham quan và thể thao chịu ảnh hưởng trực tiếp về khí hậu và đặc biệt là diễn biến của thời tiết. Với những điều kiện khí hậu điều hoà thì hoạt động du lịch diễn ra quanh năm. Ánh nắng mặt trời, bầu không khí trong lành cũng là các yếu tố quan trọng cùng với các dạng địa hình, núi non hiểm trở góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra, khi đánh giá các yếu tố sản xuất của ngành du lịch, một nhân tố không thể bỏ qua đó là hệ động thực vật. Thế giới động thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu. Cuộc sống hiện đại của con người ngày càng xa rời thiên nhiên. Chính vì vậy, trong đời sống hiện đại, con người lại muốn quay trở về gần với thiên nhiên. Do đó, các loại hình du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Du khách luôn có cảm giác tò mò, thích thú trước những loại động, thực vật không có ở đất nước họ. Cuối cùng, không thể không nói tới một nhân tố quan trọng đối với nhóm nhân tố tài nguyên thiên nhiên là nguồn nước. Một nguồn nước đảm bảo không những là liều thuốc tạo sự an tâm về thực phẩm cho du khách mà còn quyết định chất lượng môi trường sinh thái. Thêm vào đó, nguồn nước khoáng cũng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Nguồn tài nguyên nhân văn Cùng với các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn cũng có sự hấp dẫn không kém với du khách. Tài nguyên nhân văn bao gồm các giá trị lịch sử và các giá trị văn hoá. Các giá trị lịch sử bao gồm những địa điểm sự kiện lịch sử đã diễn ra hoặc các di vật để lại sau sự kiện đó. Đó cũng có thể là những nơi sinh và lớn lên của các vị anh hùng dân tộc, danh nhân thế giới, những nơi là cố đô cũ, những thánh địa là nơi sinh ra của các trường phái tôn giáo. Đặc biệt, với một đất nước đã trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước như Việt Nam, cụm du lịch di tích lịch sử phát triển khá phổ biến. Các giá trị văn hoá bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hoá vật thể là toàn bộ công trình kiến trúc, bảo tàng, tác phẩm nghệ thuật. Bên cạnh những giá trị vật thể là những giá trị phi vật thể bao gồm các phong tục tập quán, các lễ hội, các loại hình nghệ thuật, văn hoá ẩm thực… Du lịch và thưởng thức nét đẹp văn hóa của các vùng miền đang là xu hướng phát triển khá mạnh trên trị trường du lịch khi mà nhu cầu hiểu biết và tiếp cận các nền văn hóa của con người ngày một mở rộng. Nắm bắt được nhu cầu đó, việc phát huy màu sắc văn hóa, lưu giữ và phát triển truyền thống trong sản phẩm du lịch đang là vấn đề đặt ra đối với mỗi đối tượng kinh doanh du lịch. Nguồn vốn và cơ sở hạ tầng Một trong những thành phần quan trọng của môi trường du lịch là mức độ phát triển hạ tầng du lịch bao gồm hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành với các cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ cùng những hạ tầng khác như hệ thống giao thông, y tế, du lịch, hệ thống an ninh quốc phòng… Đây là điều kiện cần thiết, đảm bảo những dịch vụ cơ bản trong hoạt động du lịch. Do đó, vấn đề đặt ra là cần thu hút ngày một nhiều hơn và có hệ thống các nguồn vốn đầu tư vào mở rộng và nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu bao gồm vốn đầu tư trực tiếp ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA là không thể thiếu được trong nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Các dự án đầu tư liên quan tới du lịch có phạm vi ngày càng rộng và hình thức ngày càng phong phú. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, lượng vốn và quy mô vốn đầu tư là cần thiết nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đóng một vai trò quyết định. Nếu hiệu quả đầu tư thấp và lãng phí thì việc tăng lượng vốn đầu tư cũng không đem lại kết quả. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn nhân lực, theo giáo sư Phạm Minh Hạc là “tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó” [10] . Nguồn nhân lực, cùng với tài nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ đã trở thành một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như toàn thể xã hội. Với một ngành mang đậm tính giao tiếp như du lịch, khả năng ngôn ngữ của lực lượng lao động được đặt lên hàng đầu. Trong Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, đề cập tới lợi thế cạnh tranh quốc gia trong các ngành dịch vụ, M. Porter đã khẳng định rằng “ngôn ngữ của một quốc gia và các kỹ năng ngôn ngữ của công dân nước đó có thể đóng một vai trò quan trọng trong nhiều ngành dịch vụ” [16]. Thiếu hiểu biết về ngoại ngữ sẽ là một trở ngại rất lớn, thậm chí làm cho các chức danh trong lao động không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Việc thông thạo ít nhất một trong các ngôn ngữ thông dụng quốc tế là cần thiết không chỉ đối với ngành du lịch mà còn đối với tất cả các ngành kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Thêm vào đó, trình độ hiểu biết về kinh tế cũng có ý nghĩa quan trọng đối với mọi chức danh trong hoạt động du lịch. Mỗi doanh nghiệp được thành lập đều có chung mục đích nhằm tăng nguồn thu, lợi nhuận. Trong công tác tổ chức kinh doanh và quản lý tồn tại hàng loạt những hoạt động có nội dung kinh tế đòi hỏi mọi chức danh lao động cần được bồi dưỡng, đào tạo về trình độ nghề nghiệp chuyên môn và tư duy kinh tế. Những kiến thức này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả công việc trong các hoạt động tổ chức, thực hiện các quá trình thiết lập, cải tạo, duy trì, hiện đại hóa cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Không chỉ những hiểu biết về kinh tế mà những hiểu biết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, lịch sử cũng đem lại lợi thế về nhân lực. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên vùng và xã hội hóa cao. Khách du lịch có thể đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên lãnh thổ một đất nước, từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Hiểu biết về nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ mang lại lợi thế trong mối quan hệ với khách hàng, giúp nắm bắt tâm lý và tiếp cận gần hơn với nhu cầu của du khách. Ngoài ra, đội ngũ lao động cần có tâm lý thoải mái, nhiệt tình, sẵn sàng phục vụ du khách trong mọi điều kiện. Sự thân thiện và thái độ nhiệt tình sẽ tạo tâm lý thoải mái với khách du lịch, giúp người làm du lịch có thể hoàn thành tốt công việc. Tóm lại, vai trò của các điều kiện về yếu tố sản xuất là vô cùng quan trọng trong việc xác lập lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành. Tuy nhiên, khi xem xét các yếu tố về điều kiện sản xuất cần thiết phải xét đến vấn đề giá thành các yếu tố đầu này. Yếu tố giá thành là một trong những yếu tố cơ bản khi đánh giá lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong việc khai thác các yếu tố sản xuất. Mặc dù vậy, cần lưu ý, lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố sản xuất không chỉ phụ thuộc vào số lượng, giá thành của bản thân các yếu tố mà chủ yếu được đánh giá qua hiệu quả và hiệu suất sử dụng chúng. Nói một cách khác, các yếu tố sản xuất không còn đơn thuần mang tính “tĩnh”, sẵn có mà luôn “động”, luôn được tạo mới và phát huy trong quá trình tạo lập và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia. Đây chính là nét mới trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter. Điều kiện về cầu Nhân tố thứ hai của lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp là điều kiện về cầu, đặc biệt là cầu trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ của ngành này. Các điều kiện cầu trong nước có ảnh hưởng lên gần như tất cả các ngành công nghiệp, giúp định hình tốc độ và đặc điểm đổi mới và cải tiến của các công ty trong một quốc gia. Theo quan điểm của M. Porter, những điều kiện về cầu có thể là nhân tố quyết định có tác động mạnh mẽ nhất tới lợi thế cạnh tranh quốc gia trong các dịch vụ ngày nay, giống như vai trò của chúng đối với hàng hóa tiêu dùng từ những năm 1950 và đầu những năm 1960 [16]. Để lý giải vai trò đóng góp của cầu trong nước đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành, đặc biệt là ngành dịch vụ du lịch, trước tiên ta cần tìm hiểu kết cấu của cầu trong nước. Tác động quan trọng nhất của cầu trong nước đối với lợi thế cạnh tranh là thông qua kết cấu và tính chất của nhu cầu khách hàng trong nước, các công ty có thể nắm bắt, nhận biết, giải thích và phản ứng với nhu cầu khách hàng. Các nước sẽ chỉ có được lợi thế cạnh tranh trong những ngành hoặc phân ngành mà cầu trong nước dự báo được nhu cầu của những nước khác. Các nước cũng có được những lợi thế cạnh tranh nếu khách hàng trong nước nằm trong số những khách hàng khó tính đối với sản phẩm hay dịch vụ đó. Khi đó, những nhu cầu trong nước sẽ gây áp lực với các công ty để đổi mới nhanh hơn và đạt được những lợi thế cạnh tranh cao cấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Và đặc biệt khi có dấu hiệu bão hòa đối với nhu cầu trong nước, các doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài đổi mới, cải tiến, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành… Kết quả là các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu hơn sẽ bị loại bỏ, chỉ còn lại các doanh nghiệp mạnh và đổi mới hơn. Ngoài ra, khi xem xét các điều kiện về cầu, không thể bỏ qua quy mô lựa chọn và thời điểm của cầu dịch vụ. Các quốc gia khác nhau có sự khác biệt lớn về mức độ nhu cầu với các dịch vụ cụ thể. Sự tăng trưởng của một ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhu cầu của đối tượng khách hàng tiêu thụ dịch vụ đó. Ví dụ như các quốc gia giàu có có nhu cầu cao đối với các gói du lịch cao cấp, còn đối với các quốc gia đang phát triển, nhu cầu của du khách đa phần hướng tới gói sản phẩm du lịch vừa túi tiền, mang tính kinh tế cao. Chính vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho một sản phẩm du lịch, cần thiết phải khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu, phân tích nhu cầu về sản phẩm du lịch của nhóm khách hàng này, lựa chọn phương thức kinh doanh và loại sản phẩm phù hợp. Cuối cùng phải kể tới sự quốc tế hóa cầu dịch vụ trong nước. Cấu thành cầu trong nước là gốc rễ của lợi thế cạnh tranh quốc gia. Sự quốc tế hóa cầu trong nước đặc biệt quan trọng đối với nhiều dịch vụ xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Người tiêu dùng trong nước cơ động, những người mà thường xuyên di chuyển rất nhiều lần tới các quốc gia khác, tạo nên một lợi thế rất to lớn cho các doanh nghiệp dịch vụ của quốc gia. Cơ hội để thiết lập những địa điểm kinh doanh ở nước ngoài nhanh chóng xuất hiện và các doanh nghiệp cũng có được một nền tảng những người mua trung thành ở nước ngoài. Hiệu ứng này khá rõ ràng trong những ngành liên quan đến du lịch. Ví dụ tiêu biểu nhất là khi người Nhật bắt đầu đi du lịch ngày càng nhiều hơn thì sự hiện diện đáng kể của các nhà hàng và khách sạn Nhật càng trở nên rõ ràng. Tóm lại, các điều kiện cầu đa dạng có thể củng cố cho nhau và có ý nghĩa lớn trong các giai đoạn khách nhau của quá trình phát triển của một ngành. Nhất là một ngành kinh tế dịch vụ đặc thù như du lịch với những hoạt động kinh doanh hướng tới thỏa mãn nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng, thì việc tìm hiểu, tiếp cận và phát huy các điều kiện cầu là vô cùng quan trọng trong định hình sản phẩm kinh doanh. Các ngành hỗ trợ và liên quan Vai trò ngày càng gia tăng của các ngành hỗ trợ và liên quan đối với việc xác lập và duy trì lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành đòi hỏi phải tách riêng chúng thành một nhóm nhân tố riêng, với mức độ ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở phạm vi là một yếu tố cấu thành trong nhóm các điều kiện yếu tố sản xuất. Các công ty nằm trong các ngành có khả năng cạnh tranh cao của quốc gia không hề tồn tại biệt lập. Sự đóng góp của những ngành hỗ trợ và liên quan là vô cùng thiết yếu trong quá trình xác lập và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành, đặc biệt là ngành kinh tế dịch vụ du lịch. Do đặc tính liên ngành mà các hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu sử dụng sản phẩm của các ngành hỗ trợ và liên quan để nâng cao thế mạnh sản phẩm của mình. Thế mạnh trong một số ngành như ngành giao thông (bao gồm các phương tiện vận chuyển, hệ thống bến bãi, đường xá), ngành công nghệ thông tin, ngành viễn thông, các ngành cung cấp phương tiện văn hóa, giải trí và thể thao, những ngành công nghiệp hàng lưu niệm, ngành y tế hay ngành công an góp phần rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Trong đó, một nhóm đặc biệt quan trọng những ngành hỗ trợ cho nhiều dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch là các ngành liên quan tới công nghệ thông tin. Nhiều ngành dịch vụ đang được cách mạng hóa bởi công nghệ mới, nhiều trong số đó liên quan tới hệ thống cung cấp thông tin. Công nghệ làm giảm thành phần lao động trong các dịch vụ và giúp cho đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ nâng cao hiệu quả hoạt động, nói một cách khác là nâng cao năng suất hoạt động. Đây chính là điểm mới và một trong những thước đo đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia mà M. Porter muốn nhấn mạnh. Đổi mới công nghệ kết hợp với đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh chính là chìa khóa thành công cho nhiều ngành, và du lịch không phải là một ngoại lệ. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh ngành Nhân tố lớn thứ tư trong số các nhân tố tác động tới lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành là bối cảnh mà các công ty trong ngành được thành lập, tổ chức và quản trị cũng như bản chất cạnh tranh của ngành đó trong nước. Cạnh tranh trong hầu hết các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch liên quan tới sự tinh tế nắm bắt nhu cầu đa dạng của khách hàng, tinh tế trong chi tiết và không ngừng cải tiến các loại hình dịch vụ đã và đang hoạt động cũng như nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm dịch vụ du lịch mới. Cạnh tranh ngành trong nước không chỉ giới hạn ở cạnh tranh giá cả. Trên thực tế, cạnh tranh dưới những hình thức khác như cạnh tranh về công nghệ cũng dẫn đến những lợi thế quốc gia bền vững hơn. Về mặt chiến lược hình thành và phát triển, các ngành dịch vụ có khuynh hướng đi lên từ những doanh nghiệp nhỏ hơn là doanh nghiệp có quy mô lớn ngay từ đầu. Các quốc gia sẽ chiếm được một lợi thế đặc biệt trong các dịch vụ nếu việc khởi đầu một doanh nghiệp mới dễ dàng và được thừa nhận tại những quốc gia đó. Thêm vào đó, khu vực dịch vụ với đa số những công ty nhỏ và cơ cấu phân khúc rất dễ bị Chính phủ can thiệp. Các quy định bảo hộ những doanh nghiệp nhỏ hoặc tác động đến các hoạt động kinh doanh nhỏ rất phổ biến. Nếu những quy định này cản trở sự áp dụng công nghệ, trì hoãn hoặc ngăn cản sự sáng tạo ra các dịch vụ mới, làm chậm sự thống nhất của các ngành dịch vụ địa phương, ngăn cản cạnh tranh nước ngoài hoặc cạnh tranh trong nước, chúng sẽ gần như phá hủy khả năng của quốc gia đạt được lợi thế cạnh tranh quốc tế trong các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng. Vai trò của cơ hội Những nhân tố quyết định của lợi thế cạnh tranh định hình môi trường cạnh tranh trong những ngành cụ thể. Tuy nhiên, cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan tới tình trạng hiện tại của quốc gia và thường nằm ngoài phạm ảnh hưởng của các công ty (và thường cả của Chính phủ). Những cơ hội đặc biệt quan trọng, có sức ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh có thể kể đến như sự ra đời của các phát minh thuần túy, những đột phá về công nghệ, những thay đổi về chi phí đầu vào (như giá dầu mỏ), sự dịch chuyển lớn của thị trường tài chính thế giới, sự bùng nổ nhu cầu trong khu vực hoặc trên thế giới, những quyết định chính trị của Chính phủ nước ngoài hay chiến tranh. Với ngành du lịch, một ngành kinh tế dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi nhu cầu khách hàng, vai trò của cơ hội càng trở nên rõ nét. Tuy nhiên cần lưu ý, trong mô hình kim cương, cơ hội chỉ đóng vai trò là một biến số, ảnh hưởng lên lợi thế cạnh tranh quốc gia thông qua ảnh hưởng của nó lên các nhân tố chính của mô hình. Rõ ràng, một quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú đến đâu chăng nữa cũng không thể cải thiện các điều kiện về cầu nội địa cho sản phẩm du lịch nếu quốc gia đang xảy ra chiến tranh. Hay những thay đổi về giá thành các yếu tố đầu vào cũng tạo ra những bất lợi thế về điều kiện yếu tố sản Ảnh hưởng quan trọng của yếu tố cơ hội còn vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ, cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh. Chúng có thể xóa đi lợi thế của những công ty thành lập trước đó và tạo ra tiềm năng mà các công ty mới có thể khai thác để có được lợi thế đáp ứng những điều kiện mới và khác biệt. Thêm vào đó, các nhân tố quyết định đối với lợi thế quốc gia cũng vận hành như một hệ thống nhằm duy trì lợi thế. Tuy nhiên, hệ thống này thường được “điều chỉnh” theo một cấu trúc ngành cụ thể. Do đó, cần phải có sự đột biến đủ để thay đổi những cơ sở của những lợi thế, đủ để cho phép “mô hình kim cương mới” thay thế mô hình kim cương trước đó. Vai trò của Chính phủ Biến số cuối cùng quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia là vai trò của Chính phủ. Chính phủ được bàn luận kỹ càng trong trong nghiên cứu cạnh tranh quốc tế và được cho là đóng vai trò thiết yếu, ảnh hưởng tới cạnh tranh quốc tế hiện đại. Nhiều người có xu hướng coi Chính phủ là nhân tố thứ năm. Tuy nhiên, điều này không đúng cũng như không phải là cách thức tốt nhất để hiểu vai trò của Chính phủ trong cạnh tranh quốc tế khi mà vai trò thực tế của chính phủ là tác động gián tiếp tới lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành thông qua những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới bốn nhóm nhân tố quyết định. Điều kiện yếu tố sản xuất có thể chịu ảnh hưởng thông qua trợ cấp, các chính sách liên quan tới thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, chính sách giáo dục phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch hay những chính sách tương tự. Chính phủ cũng có thể tác động lên các điều kiện cầu trong nước, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm hay những quy định về sản phẩm trong nước. Dưới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ, những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan cũng có thể được kiến tạo theo nhiều cách như các quy định về kiểm soát các phương tiện bến bãi, phương tiện vận tải, phương tiện thông tin liên lạc... Chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đáng kể tới chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội địa thông qua những công cụ như các điều khoản luật ban hành, các quy định về thị trường vốn, chính sách thuế hay việc cấp phép đầu tư vào các dự án kinh doanh. Cũng cần lưu ý là các tác động của chính phủ lên mỗi nhân tố trong số bốn nhân tố có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực. Và ngược lại, Chính phủ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ những nhân tố quyết định. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Chính phủ và các nhóm nhân tố chính quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành là mối quan hệ hai chiều. TÍNH TẤT YẾU PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, người ta ngày càng quan tâm hơn tới du lịch. Cùng với sự gia tăng về nhu cầu du lịch, ngành du lịch cũng không ngừng phát triển, ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngành du lịch góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Trước tiên, cần khẳng định, du lịch là một ngành quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế thị trường, đóng góp giá trị không nhỏ vào tổng giá trị kinh tế toàn cầu.Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành du lịch toàn cầu ước tính đạt trị giá gần 8.000 tỷ USD vào năm 2008, tăng 3% so với năm 2007 [33]. Bất chấp những tác động tiêu cực từ sụt giảm kinh tế toàn cấu, các chuyên gia vẫn dự báo ngành du lịch thế giới sẽ tăng giá trị lên xấp xỉ 15.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Tuy phát triển muộn nhưng trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong mười năm sau đổi mới (1991 - 2002), doanh thu và mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành du lịch hằng năm đều tăng bình quân 11% và 10,5% [20]. Do tính liên ngành, liên vùng nên phát triển du lịch không chỉ tạo doanh thu cho các đơn vị của mình mà còn đem lại thu nhập và sự tăng trưởng cho nhiều ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, xét ở vị trí là nước đón khách du lịch quốc tế, các hoạt động cung cấp dịch vụ, hàng hóa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc tất cả các ngành kinh tế thực chất là việc “xuất khẩu tại chỗ” bởi khách du lịch phải chuyển tiền, mang theo ngoại tệ mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ tại nước đến. Du lịch phát triển đồng nghĩa với nguồn thu ngoại tệ của đất nước ngày càng lớn. Song song với nó là hoạt động chi ngoại tệ của công dân khi đi du lịch nước ngoài. Dòng ngoại tệ ra và vào một quốc gia do hoạt động du lịch quốc tế góp phần làm thay đổi các cân thanh toán quốc tế. Phát triển du lịch góp phần giải quyết thất nghiệp Hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, sử dụng nhiều lao động trực tiếp. Do vậy, phát triển dịch vụ sẽ thu hút được một số lớn lực lượng lao động và do đó góp phần giải quyết việc làm cho xã hội. Theo ước tính của WTTC, năm 2007, hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch đã tạo ra khoảng 231 triệu việc làm trên phạm vi toàn cầu [33]. Đó là chưa kể tới lực lượng lao động gián tiếp phục vụ du lịch như lao động trong các ngành vận tải hành khách, bưu điện, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, đại lý lữ hành… Du lịch phát triển cũng sẽ tạo động lực phát triển các ngành như xây dựng, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp và các ngành liên quan khác, do đó thu hút rất nhiều lao động vào các lĩnh vực này. Phát triển du lịch giúp thu hút nguồn vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực, góp phần phân bố lại lực lực lượng sản xuất Du lịch là một ngành có tính liên ngành, liên vùng cao. Do đó, một địa phương có tiềm năng phát triển du lịch sẽ có cơ hội thu hút một khối lượng lớn nguồn vốn đầu vào nhiều hạn mục liên quan tới sản phẩm du lịch. Ở phạm vi quốc gia, thực tế cho thấy, một quốc gia có ngành du lịch phát triển thì quốc gia đó không những thu được nguồn ngoại tệ lớn từ khách du lịch mà còn thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Ngày nay, du lịch sinh thái, khám phá đang có xu hướng phát triển. Con người ngày càng có nhu cầu tìm đến những vùng đất mới lạ, các vùng nông thôn, miền núi, bãi biển và du lịch khám phá các vùng xa xôi, hẻo lánh. Vì vậy, phát triển du lịch sẽ góp phần phân bố lại lực lượng sản xuất, góp phần giảm bớt sự cách biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các vùng xa xôi, hẻo lánh, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần khai thác các thế mạnh của từng vùng, từng địa phương cho phát triển kinh tế của đất nước. Du lịch góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, duy trì truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Du lịch là một ngành liên quan mật thiết tới đời sống văn hóa, tinh thần. Thông qua các sản phẩm du lịch, những gì đặc trưng nhất về đất nước con người của một quốc gia sẽ được bạn bè quốc tế biết đến. Tính đặc thù về vùng miền trong sản phẩm du lịch sẽ là cách thức hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh quốc gia và thu hút sự chú ý của thế giới. Đặc biệt đối với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đây là ._.. Vì vậy, với một số loại hình du lịch mới nổi lên phù hợp với tiềm năng phát triển của Việt Nam như du lịch chữa bệnh, du lịch MICE cần phải được các cấp quản lý du lịch nghiên cứu, đề xuất chiến lược đầu tư bài bản, lâu dài nhằm xác lập lợi thế cạnh tranh quốc gia trong những ngành du lịch này, tránh để lãng phí tiềm năng. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của hạ tầng du lịch Trong Chiến lược phát triển du lịch tới năm 2010, Nhà nước cũng đã nhận thức được vai trò của công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và có những chủ trương rõ ràng. Việc phát triển các vùng, các địa bàn trọng điểm cần được triển khai trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch. Ngành du lịch trong những năm gần đây được đánh giá là một trong những ngành kinh tế thu hút nguồn vốn FDI nhiều nhất. Năm 2008 cũng đánh dấu một năm “bội thu” của ngành khi 3 trong tổng số 10 dự án hút lượng vốn FDI lớn nhất đều thuộc lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thu hút ồ ạt nguồn vốn đầu tư cũng như những quyết định dễ dãi của quản lý các cấp trong việc cấp đất, xây dựng dồn dập các dự án liên quan tới lĩnh vực du lịch đã tạo ra nhiều trường hợp chồng chéo và dư thừa đáng lo ngại về quá nhiều công trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ. Hệ quả là bên cạnh sự năng động và tăng nhanh về số lượng, các quyết định hàng tỉ USD ở các địa phương, tập đoàn kinh tế, liên quan đến năng lượng, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực ở tầm kinh tế quốc dân, rất hệ trọng cho quốc kế dân sinh đã được quyết định một cách nhanh chóng, thiếu sự thẩm định cần thiết của các chuyên gia, hội đồng thẩm định có chuyên môn ở các bộ, ngành và thiếu sự tham gia của các tổ chức quần chúng. Do đó, những con số về lượng vốn đầu tư từ trong và ngoại nước đổ vào du lịch không nói lên tất cả. Điểm mấu chốt mà Chính phủ cần quan tâm là hiệu quả của những dự án đầu tư được phê duyệt. Bên cạnh đó, việc quy hoạch phát triển du lịch cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và dân cư ở thời điểm hiện tại nhưng không được làm ảnh hưởng tới lợi ích của thế hệ mai sau. Đây là vấn đề cần được bàn thảo nhiều hơn trong các cuộc họp Quốc hội, đẩy mạnh tính dân chủ trong việc ra quyết định để những nguồn vốn thu hút được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh tốc độ phát triển của hạ tầng du lịch bắt kịp với các nước có ngành du lịch phát triển hơn trong khu vực. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao Về phía nhà nước Những năm gần đây, nhà nước đã góp phần giải quyết phần nào sự thiếu hụt về lao động du lịch bằng việc cho phép thành lập thêm nhiều cơ sở đào tạo nhân lực du lịch thuộc các cấp. Tuy nhiên, điều này chỉ giải quyết được vấn đề số lượng chứ chưa phải là điệu kiện đủ cho vấn đề chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Trong các bài giảng và diễn thuyết của Giáo sư M. Porter về Việt Nam, ông luôn nhấn mạnh việc Việt Nam không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhân công giá rẻ. Đây có thể là lợi thế trước mắt tạo thuận lợi cho Việt Nam trong các chiến lược cạnh tranh về giá và điểm hút các nhà đầu tư nhằm nâng cao lợi nhuận nhưng lại chỉ thuộc nhóm lợi thế cạnh tranh quốc gia ở cấp thấp. Trong dài hạn, nguồn nhân công giá rẻ chất lượng thấp chính là bất lợi đối với mục tiêu đẩy mạnh năng suất, hiệu quả của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói chung để có thể bắt kịp tốc độ phát triển của các nền kinh tế trong khu vực. Do đó, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa cao là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiến lược phát triển của ngành du lịch là nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vấn đề nhân lực du lịch cần được phát triển một cách hệ thống cả về số lượng và chất lượng Giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề đào tạo nhân lực du lịch chính là sự liên kết giữa các đơn vị, các ngành liên quan tới lĩnh vực đào tạo nhân lực du lịch. Cụ thể là Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cần phối hợp thành lập đơn vị có chức năng dự báo nhu cầu lao động của ngành du lịch và thực hiện một số giải pháp phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch để có hướng ra cho bài toán nhân lực ngành du lịch. Tuy nhiên, việc điều tra, nắm vững thực trạng và dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực là việc làm mang tính vĩ mô, đồng bộ, bao gồm tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà du lịch chỉ là một trong số đó. Muốn phát triển nguồn nhân lực du lịch, về quản lý nhà nước, không chỉ cần sự tham gia của một số bộ, ngành liên quan trực tiếp mà cần có sự quan tâm, phối hợp hành động của rất nhiều bộ, ngành, địa phương, cơ sở. Bên cạnh đó, nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan bộ, ngành liên quan xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng hành nghề, hệ thống cấp và thừa nhận chứng chỉ dạt tiêu chuẩn kỹ năng hành nghề trong các hoạt động cung ứng dịch vụ của ngành du lịch. Việc giải quyết những tồn tại này không chỉ đòi hỏi sự liên kết các cơ quan, đơn vị, các nguồn lực trong nước mà còn cần sự hợp tâc với các tổ chức quốc tế và khu vực trong lĩnh vực đào tạ nhân lực du lịch. Các nguồn tài trợ về tài chính và công nghệ cũng như lực lượng các chuyên gia đào tạo chính là cách tốt nhất để Việt Nam cải thiện nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng nhân lực trong dài hạn. Về phía doanh nghiệp Bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của các cấp bộ, ngành liên quan, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chủ động trong việc hoạch định chiến lược đầu tư đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch của chính mình. Các doanh nghiệp cần tổ chức chương trình định hướng công việc và phát triển nhân viên mới. Do hạn chế về khoảng cách giữa kiến thức chuyên môn trên sách vở với thực tế công việc của những nhân viên mới nên doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho họ tìm hiểu về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, ý thức được vị trí, vai trò của mình và bộ phận mình sẽ làm việc. Doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển hội ngũ nhân viên hiện tại. Các doanh nghiệp nên theo dõi quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nhân viên để từ đó nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo khắc phục phù hợp. Đồng thời, các doanh cũng nên có kế hoạch luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận trong mộ thời gian nhất định để nhân viên các bộ phận hiểu biết nhau và hiểu biết nhiều hơn về hệ thống công việc trong công ty. Nhóm giải pháp đối với điều kiện về cầu Phát triển thị trường du lịch trong nước Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và kết cấu cầu nội địa. Một trong những tồn tại của các nền kinh tế đang phát triển là các nước còn phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu mà không chú trọng tới thị trường trong nước. Vì vậy, nhà nước cần có cái nhìn đúng đắn về vai trò thị trường nội địa, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch triển khai các hoạt động kích cầu du lịch nội địa. Trước tiên, nhà nước cần ban hành thêm nhiều cơ chế chính sách để đảm bảo mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp du lịch tham gia vào những chiến dịch khuyến mãi, kích cầu du lịch trên phạm vi cả nước. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp du lịch cũng như thuế giá trị gia tăng đánh vào các sản phẩm, dịch vụ du lịch cần được điều chỉnh thích hợp với cái nhìn đúng đắn về một loại hình sản phẩm có một số lượng lớn mang tính xuất khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, nhà nước chỉ nên đưa ra những hỗ trợ về tài chính và môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp du lịch chứ không nên can thiệp sâu vào cách thức cũng như nội dung của các chiến dịch kích cầu du lịch nội địa. Việc áp đặt mức giảm giá trong Chiến dịch Ấn tượng Việt Nam đầu năm nay khiến không ít các doanh nghiệp du gặp khó khăn do chưa có được cái bắt tay với các nhà cung ứng dịch vụ liên quan nhằm thống nhất mức giá cho sản phẩm khuyến mãi như chỉ tiêu chung đề ra. Do đó, muốn dạt được mục tiêu kích cầu du lịch nội địa hiệu quả, nhà nước cần tạo điều kiện để bản thân các doanh nghiệp du lịch và các cấp bộ, ngành liên quan có sự phối hợp đồng bộ, tính toán khả thi nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng du lịch đề ra. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh quốc gia Tạo dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia là một trong những chiến lược quan trọng nhất nhằm xúc tiến du lịch phát triển trên thị trường quốc tế. Ngành du lịch của một quốc gia có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào việc hình ảnh quốc gia đó có được biết đến và có được yêu thích hay không. Để được biết đến một cách rộng rãi trên trường quốc tế với những hình ảnh tích cực, điều mà các quốc gia đều quan tâm, đó là tạo dựng và quảng bá, xúc tiến, giới thiệu hình ảnh quốc gia ra nước ngoài. Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh quốc gia được các nước đặc biệt chú trọng đầu tư. Một trong những yếu tố được quan tâm khi tạo dựng hình ảnh quốc gia, đó là sự độc đáo so với các nước khác, khai thác triệt để những ưu thế và lợi thế của đất nước mình. Việt Nam là một đất nước được đánh giá là có lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định. Vì vậy, khi tuyên truyền quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam, những lợi thế này nhất thiết phải được lồng vào một cách hiệu quả nhất để nêu bật lên một hình ảnh Việt Nam đa dạng về cảnh quan, phong phú về truyền thống văn hóa và nổi lên là một điểm đến an toàn. Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn nữa với việc tăng cường tham gia các hội nghị khu vực và quốc tế; tham gia các lễ hội, hội chợ, triển lãm du lịch, các đợt phát động thị trường, các Tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức các chuyến khảo sát cho phóng viên báo chí và truyền hình nước ngoài, cho các hãng điều hành tour vào thăm và tìm hiểu tiềm năng du lịch. Tuy nhiên, quy mô của các hoạt động này còn khá nhỏ lẻ và Việt Nam cần phải có một chiến lược tạo dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia chuyên nghiệp hơn và dài hạn hơn để định hướng các hoạt động. Chiến lược tạo dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia phải phối kết hợp được các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, đồng thời, khuyến khích sự tham gia tích cực và sáng tạo của mọi thành phần kinh tế trong công việc này. Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động văn hóa đối ngoại trên cơ sở phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương trong cả nước nhằm tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài. 3. Nhóm giải pháp đối với các ngành hỗ trợ và liên quan Nâng cao vai trò của Tổng cục Du lịch trong chủ trương liên kết ngành du lịch với các bộ, ngành liên quan Bản chất của du lịch là một ngành mang tính liên ngành, liên vùng. Sản phẩm, dịch vụ du lịch không phải là kết quả của một ngành mà là kết quả của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau với mục đích thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Một sản phẩm, dịch vụ du lịch có tính cạnh tranh cao phải đáp ứng được cùng lúc rất nhiều mục đích của du khách như mục đích di chuyển, nghỉ dưỡng, hỗ trợ công việc, mua sắm, giải trí…Vì vậy, Tổng cục Du lịch cần nhận thức rõ ràng về tính chất tổng hợp của sản phẩm du lịch để có những định hướng đề xuất các phương án liên kết hiệu quả và kinh tế nhất với các ngành hỗ trợ và liên quan. Các doanh nghiệp với tư cách pháp nhân nhỏ lẻ, rời rạc khó có thể bắt tay lâu dài và mang tính quy mô lớn với các đối tác thuộc các ngành khác, và Tổng cục Du lịch cần thực hiện tốt vai trò dẫn dắt, mở đường và tạo môi trường liên kết mang tính dài hơi giữa ngành du lịch với các ngành như ngành giao thông vận tải, ngành thông tin và truyền thông, ngành văn hóa, ngành y tế hay ngành giáo dục. Sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành liên quan và hỗ trợ nhau này sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa của du lịch Việt Nam, rút ngắn thời gian để ngành du lịch nước nhà bắt kịp với ngành du lịch phát triển của một số nước trong khu vực. Phát huy mô hình cụm du lịch (cluster) Cụm kinh tế được định nghĩa là tập hợp theo khu vực các doanh nghiệp, nhà cung cấp và dịch vụ có mối liên kết với nhau trong các ngành liên quan [28]. Cụm kinh tế có nghĩa rộng hơn so với ngành, bởi các liên kết trong hoạt động kinh tế. Chúng không tập trung vào một ngành mà điều có ý nghĩa nhất đó là mối liên kết trong nền kinh tế khu vực. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng. Chính đặc thù này của ngành là cơ sở trong việc phát huy hiệu quả hoạt động du lịch thông qua mô hình cụm du lịch. Mối liên kết chặt chẽ giữa các ngành nghề hỗ trợ và liên quan này là hệ quả tất yếu của việc gia tăng nhu cầu khách du lịch theo chiều hướng ngày một phong phú, đa dạng hơn. Lợi thế có được từ những nhóm ngành hỗ trợ chính là nền tảng xây dựng các cụm du lịch, một xu thế phát triển phổ biến trong khu vực và trên toàn thế giới hiện nay. Những ứng dụng tiến bộ từ các nhóm ngành liên quan và hỗ trợ giúp phát huy hiệu quả hơn những yếu tố sản xuất, góp phần chuyển biến lợi thế về nhân tố đầu vào thành những lợi thế về năng suất mang tính bền vững hơn. Thêm vào đó, phát triển những ngành nghề hỗ trợ đóng vai trò to lớn trong việc hoàn thiện hạ tầng du lịch, thỏa mãn các nhu cầu liên quan của du khách trong suốt chuyến đi và kích thích họ tiêu dùng nhiều hơn. Tại Việt Nam, mô hình cụm du lịch đã bước đầu phát huy tác dụng tại một số khu vực. Tiêu biểu là việc hình thành và phát triển cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam trong phát triển kinh tế khu vực miền Trung. Hình 3: Cấu trúc và liên kết của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam Kinh doanh vận chuyển Kinh doanh lữ hành Kinh doanh lưu trú Ngân hàng bảo hiểm Cơ quan Chính phủ Hiệp hội thương mại An ninh quốc phòng Cộng đồng dân cư Đào tạo và dạy nghề Bảo tàng làng nghề Dịch vụ công cộng Nguồn: Trương Hồng Trinh, Nguyễn Thị Bích Thủy, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 6(92),2008 Theo đó, các giải pháp có tính định hướng nhằm tăng cường liên kết và hoạt động trong mô hình cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam gồm: Giải pháp 1: Tạo ra sự ràng buộc và liên kết với các thành phần cốt lõi trong cluster du lịch bao gồm các công ty: kinh doanh vận chuyển, kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành liên kết với nhau để cung cấp những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp cho du khách. Giải pháp 2: Các thành phần cốt lõi liên kết với những ngành bổ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị cho khách hàng. Giải pháp 3: Thiết lập mối liên kết với những nền tảng kinh tế quan trọng như cơ sở hạ tầng, cộng đồng dân cư và tài nguyên môi trường cho sự phát triển bền vững. Tóm lại, để phát triển cụm du lịch bền vững, điều quan trọng là phải xây dựng được mối liên kết và những ràng buộc giữa các thành viên. Sau đó, tạo ra những mối quan tâm chung giữa các thành viên bằng cách tạo ra sản phẩm chung. Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm dịch vụ nên nó phải được quan tâm trong những năm đầu khi thiết lập cụm du lịch. Khi cấu trúc cụm đã định hình, cần tăng cường sự hỗ trợ từ chính phủ và các ngành bổ trợ. Trong khi đó, quan hệ với các cơ sở nền tảng kinh tế cần sự quan tâm sau đó để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tính bền vững không chỉ được nhìn từ quan điểm sinh thái mà còn từ quan điểm bảo tồn tính toàn vẹn về kinh tế - xã hội của khu vực. Mô hình cụm du lịch cũng bao hàm sự tác động qua lại giữa các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch trong mô hình kim cương. Đây là mô hình cần triển khai và phát huy rộng rãi cho các cụm du lịch trọng điểm tại Việt Nam. 4. Nhóm giải pháp đối với chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh ngành Nâng cao vai trò của Tổng cục Du lịch trong liên kết nội bộ ngành Tổng cục Du lịch với tư cách là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch. Chính vì vậy, Tổng cục Du lịch đóng vai trò quy hoạch, quản lý và giám sát mọi hoạt động thuộc phạm vi của ngành du lịch. Do đó, Tổng cục Du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với hệ thống các Sở du lịch địa phương và khu vực tư nhân để nâng cao hiệu quả hỗ trợ, giám sát chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn do Tổng cục đề ra. Kết quả đánh giá chất lượng phục vụ của khách sạn, nhà hàng, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải du lịch cần được công bố rộng rãi trên các trang web của tổng cục để hướng dẫn khách du lịch lựa chọn người cung cấp. “Danh sách đen” các doanh nghiệp hoạt động chất lượng thấp, lừa dối khách hàng cần được thông báo kịp thời để cảnh báo khách du lịch. Tổng cục cũng cần nhanh chóng thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phàn nàn của khách và thông báo rộng rãi số điện thoại của các đường dây nóng này để khách có thể phản hồi thông tin về các doanh nghiệp vi phạm. Vấn đề đặt ra là đường dây này phải được hỗ trợ liên tục, tránh tình trạng lập đường dây chỉ mang tính hình thức mà ít được vận hành. Bên cạnh đó, các đội phản ứng nhanh tại các điểm du lịch trọng điểm để giải quyết các vấn đề về an ninh, an toàn và bảo vệ quyền lợi của du khách cũng cần được nhanh chóng triển khai. Tổng cục Du lịch cũng nên đứng ra tổ chức những hoạt động phối hợp chung giữa đơn vị các cấp trực thuộc Tổng cục như giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức xã hội về du lịch và bảo tồn di sản văn hóa, tổ chức các hội thảo chuyên đề tìm giải pháp cho vấn đề chất lượng nguồn nhân lực hay các hoạt động xúc tiến du lịch địa phương và quốc gia. Tổng cục Du lịch cũng cần đóng vai trò tích cực và chủ đạo trong việc quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch và đóng góp ý kiến cho quy hoạch cụ thể của từng khu để hạn chế những quyết định thiếu khả thi trong quy hoạch tổng thể, dẫn đến hao phí nguồn lực và làm hao mòn lợi thế cạnh tranh về tiềm năng du lịch của đất nước. Có thể nói, sự gắn kết chặt chẽ trong nội bộ ngành có ý nghĩa vô cùng to lớn, là nền tảng quan trọng để ngành du lịch Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ dựa trên chính nội lực của mình. Đổi mới cơ chế xúc tiến du lịch Trước tiên, cán bộ quản lý các cấp thuộc ngành du lịch cần nhận thức rõ, tổ chức bộ máy xúc tiến du lịch quốc gia hiện nay về tổ chức và lực lượng chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Trong sân chơi WTO, nhiều nước có ngành du lịch đã thành lập cho mình cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia. Cơ quan xúc tiến phải là đơn vị độc lập, thực hiện dịch vụ công nhằm nghiên cứu, vạch ra những chiến lược và triển khai các chiến dịch đẩy mạnh hoạt động du lịch trong và ngoài nước. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải nghiên cứu một mô hình tổ chức cơ quan xúc tiến du lich quốc gia hoạt động theo cơ chế phù hợp với bản chất kinh tế của công tác xúc tiến du lịch Bên cạnh đó, xúc tiến du lịch về bản chất là hoạt động thị trường, có nghĩa là hoạt động này phải được thực hiện theo cơ chế phù hợp với quy luật thị trường, phải thích ứng với với những biến động thị trường. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến du lịch của nước ta hiện nay đang vận hành theo quy trình và cơ chế hành chính, chi phí từ ngân sách nhà nước với hàng loạt các thủ tục hành chính hiện hành còn rườm rà, chưa phù hợp với hoạt động theo cơ chế thị trường đòi hỏi tính linh hoạt cao. Với công tác kế họach hóa ngân sách theo năm như hiện nay, cơ quan xúc tiến du lịch không thể thực hiện những kế hoạch có tính dài hạn, có đảm bảo kinh phí dài hơn 1 năm. Trong khi công tác xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi phải có tính dài hạn và trung hạn, phải lập kế hoạch cho các hoạt động trước thời điểm diễn ra sự kiện tối thiểu từ 1 tới 2 năm. Kế hoạch theo năm khiến cho cơ quan xúc tiến du lịch luôn ở vào thế bị động, không thể phản ứng nhanh với thị trường. Cơ chế phối hợp liên ngành trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cũng cần được đẩy mạnh với “cái bắt tay” hợp tác giữa Tổng cục Du lịch với các bộ, ngành liên quan để đẩy nhanh tốc độ phổ biến các sản phẩm du lịch Việt Nam. KẾT LUẬN Thực tế đã cho thấy, trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trải qua gần 49 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch đã khởi sắc từ sau thời kỳ Đổi mới và từng bước trưởng thành, không ngừng nỗ lực nhằm đạt tới mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra là phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, những cơ hội hợp tác về mọi mặt đã mở ra và rất nhiều trong số đó tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát huy những tiềm năng vốn có, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức với ngành du lịch được đánh giá là khá non trẻ trong khu vực như Việt Nam. Sức ép cạnh tranh cùng những tiêu chuẩn toàn cầu khắt khe ràng buộc trong những cam kết hội nhập đặt ngành du lịch vào hoàn cảnh buộc phải cải thiện, làm mới mình, huy động mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nếu không muốn bị mất thị phần bởi chính những nước có ngành du lịch tiến bộ hơn trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Tư duy về một ngành kinh tế dịch vụ đơn thuần chỉ dựa vào nguồn tài nguyên và khai thác một chiều những lợi thế cạnh tranh quốc gia mang tính ngắn hạn không còn phù hợp trong thời đại này. Ngành du lịch muốn cạnh tranh được chỉ có cách duy nhất là phải nêu bật được những thế mạnh du lịch của mình dựa trên nền tảng phát huy những lợi thế cạnh tranh quốc gia sẵn có; không ngừng tác động và biến đổi chúng thành những lợi thế cạnh tranh ở cấp độ cao hơn, mang tính bền vững. Chính vì thế, điểm mấu chốt không nằm ở bản thân lợi thế cạnh tranh quốc gia mà nằm ở cách thức phát huy và cải tạo những lợi thế đó để nâng những tiềm năng du lịch Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt Vũ Thành Tự Anh (2007), Liên kết vùng để cùng phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bộ Giao thông vận tải (2008), Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số liệu về lượng FDI đầu tư vào lĩnh vực du lịch các năm 2006, 2007, 2008 Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm triển khai Internet Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (2007), Chương trình Hành động của ngành Du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007-2012 Trần Việt Dũng (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Cliff Shutlz (2007), Cạnh tranh và điểm đến du lịch, Chương trình giảng dạy kinh tế Fubright Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, 10, NXB Chính trị Quốc gia Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia Hoàng Văn Hoan (2002), Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong ngành du lịch Việt Nam, Luận án tiến sý, Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Hữu Khải (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam – Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế Quốc tế, NXB Thống kê Luật du lịch (2005), Tổng cục Du lịch và NXB Chính trị Quôc gia Phạm Xuân Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam , NXB Giáo dục Bùi Xuân Lưu (2006), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động - Xã hội M. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ PATA Việt Nam (2006), Tổng kết chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000-2005. Dương Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, 3 (3.2009), tr. 12, 13. Nguyễn Văn Sơn (2006), Karl Marx với một số vấn đề lý luận về kinh tế thị trường - Ý nghĩa thực tiễn của lý luận đó đối với nước ta, truy cập ngày 4-5-2009, từ cơ sở dữ liệu /123456789/1428/1/5-98T12.pdf Ngọc Thu (2008), “Chiến lược là sự độc đáo”, Thời báo kinh tế Sài gòn online, truy cập ngày 4-5-2009, từ trang web Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định số 126/2006-QĐ/TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 Tổng cục Du lịch (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của ngành du lịch Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam Tổng cục Du lịch (2009), Báo cáo những kết quả ban đầu thực hiện chiến dịch Ấn tượng Việt Nam Tổng cục Du lịch (2009), Số liệu thống kê về khách quốc tế đến Việt Nam từ 1995 tới 4 tháng đầu năm 2009, truy cập ngày 2-5-2009, từ trang web Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê năm 2008, 2007, 2006 Tổng cục thống kê (2005), Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2005 Trương Hồng Trinh, Nguyễn Thị Bích Thủy (2008), “Mô hình Cluster du lịch Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cho phát triển kinh tế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ đại học Đà Nẵng, 6(92) Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty, NXB Thế giới Ủy ban thường vụ Quốc hôi (1999), Pháp lệnh du lịch Việt Nam, truy cập ngày 12-3-200, từ trang web Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2001), Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (2009), Định hướng thị trường du lịch Việt Nam 2009 Chu Văn Yêm (2004), Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính B. Tài liệu tiếng Anh ITU (2009), ITC Development Index Report Charles Crompton ( 2005), The origins Competitive advantage: Innovation, Evolution and Environment (Chapter 13), Cal Poly College of Agriculture M. Porter (2005), National Competitiveness: Issues for Vietnam M. Porter (2008), Vietnam’s Competitiveness,Presentation Document, Hà Nội M. Porter (1990), The Competitive Advantage of Nations, The Free Press Stephane Garelli (2003), Competitiveness of nations: the fundamentals, IMD world competitiveness year book 2003 UNWTO, Tourism Highlight 2007 Edition WTTC (2008), Progress and priorities, WTTC annual report Cùng một số thông tin tổng hợp từ các website: Tổng cục Du lịch Tạp chí du lịch Việt Nam Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế Tổ chức Du lịch Thế giới PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Thống kê khách quốc tế đến Việt Nam 2001-2008 Tổng hợp số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê Năm Tổng lượng khách quốc tế Doanh thu ngoại tệ (triệu USD) Chia theo mục đích đến Nghìn lượt người Tăng (%) Du lịch Công việc Thăm thân nhân Mục đích khác Nghìn lượt người Tỷ trọng (%) Nghìn lượt người Tỷ trọng (%) Nghìn lượt người Tỷ trọng (%) Nghìn lượt người Tỷ trọng (%) 2001 2330,8 8,9 1049 1222,1 52,4 401,1 17,2 390,4 16,7 317,2 13,6 2002 2682,2 12,8 1182 1462,0 55,6 445,9 17 425,4 16,2 249,9 11,2 2003 2429,6 -756 1260 1238,5 51,0 468,4 19,3 392,2 16,1 330,6 13,6 2004 2927,9 20,50 1270 1584,0 54,1 521,7 17,8 467,4 16,0 354,8 12,1 2005 3477,5 18,83 2300 2038,5 58,6 495,6 14,3 508,2 14,6 435,2 12,5 2006 3583,5 3,05 2850 2068,9 57,7 575,8 16,1 560,9 15,7 377,9 10,5 2007 4229,3 18,02 3750 2605,7 61,6 673,8 15,9 601,0 14,2 348,8 8,2 2008 4235,7 0,60 4020 2631,9 61,9 844,8 19,9 509,6 12 267,4 6,3 PHỤ LỤC 2: Danh sách các khu du lịch tổng hợp và khu du lịch chuyên đề trọng điểm trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001- 2010 Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, (2001)             Các khu du lịch tổng hợp : Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh - Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) gắn với đại bàn kinh tế động lực miền Trung Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh (Khánh Hòa), Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Dankia - Suối Vàng (Lâm Đồng - Đà Lạt) Các khu du lịch chuyên đề: Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa (Lào Cai), Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Khu du lịch văn hóa - lịch sử Cổ Loa (Hà Nội) Khu du lịch văn hóa, môi trường Hương Sơn (Hà Tây) Khu du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) Khu du lịch văn hóa - lịch sử Kim Liên - Nam Đàn (Nghệ An) Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) Khu du lịch lịch sử Các mạng đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng trị) Khu du lịch văn hóa Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) Khu du lịch biển Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận) Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng) Khu du lịch sinh thái Rừng Sác Cần Giờ ( Thành phố Hồ Chí Minh) Khu du lịch biển Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) Khu du lịch lịch sử - sinh thái Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) Khu du lịch biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang) Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đất Mũi (Cà Mau) Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì - Suối Hai (Hà Tây) PHỤ LỤC 3: Bản đồ các vùng du lịch Việt Nam Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2001) PHỤ LỤC 4: Bản đồ các tuyến điểm, khu du lịch quốc gia Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, (2001)             ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2509.doc
Tài liệu liên quan