Phần I
Phần mở đầu
Đất nước chúng ta trải qua hơn ba mươi năm tiến hành các cuộc chiến tranh chống lại hàng loạt các đế quốc, bảo vệ tổ quốc, kết thúc bằng chiến thắng 30-4-1975 lịch sử thống nhất đất nước. Ngay sau đó, chúng ta đã lựa chọn cho mình con đường xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, không áp bức, bất công, ở đó mọi người đều có cơm ăn áo mặc, được hưởng các quyền lợi như nhau. Đó là mục đích tốt đẹp, cao cả mà học thuyết xã hội chủ nghĩa đề cập tới. Thế nhưng vì nhiều nguyên
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do khác nhau trong đó có nhân tố con người, mục đích đó không thực hiện được, đẩy đất nước bước vào thời kì khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử khi các điều kiện sống tối thiểu nhất của người dân không được đảm bảo. Một yêu cầu được đặt ra “ bất cứ một mô hình kinh tế nào, bất cứ một học thuyết nào được áp dụng đều nhằm một mục đích duy nhất là tính hiệu quả, được biểu hiện rõ ràng nhất bằng sự thay đổi không ngừng mức sống của người dân. Và khi nó không đáp ứng được yêu cầu ấy thì việc thay thế nó bằng một mô hình, một hướng đi khác là điều hoàn toàn hợp lí”. Mục đích không thay đổi nhưng cách thức tiến hành phải được áp dụng phù hợp với điều kiện lịch sử và tình hình chính trị thế giới quanh ta. Nắm bắt được vấn đề này, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, một cuộc cách mạng triệt để đã được tiến hành đưa nền kính tế nước ta từ quản lí tập trung bao cấp sang nền kính tế thị trường có sự quảvn lí điều tiết của nhà nước. Và cuộc cách mạng này đã mang lại kết quả tốt đẹp chỉ trong một thời gian ngắn. Mục tiêu của chúng ta đến năm 2010 là tiến hành xong việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, điều này đòi hỏi chúng ta phải tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc từ bây giờ động cơ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là lợi nhuận. Thế nào là lợi nhuận, quá trình hình thành và phát triển của nó trong nền kinh tế ra sao, tầm quan trọng của nó trong thị trường như thế nào?
Việc nghiên cứu về lợi nhuận là sự kết hợp giữa học thuyết Mac_ Lênin và tình hình thực tiễn hiện nay .
Trong quá trình hoàn thành đề án này, do kinh nghiệm còn hạn chế, kiến thức còn chưa thực sự vững vàng, em mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy giáo về những thiếu sót của em .
Phần II
Nội dung
Chương I : nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận
I. Lịch sử các học thuyết kinh tế về lợi nhuận
1. Trường phái trọng thương .
Ra đời vào cuối thế kỉ XVvà suy tàn vào cuối thế kỉ XVII học thuyết này đánh dấu quá trình hình thành sơ khai của chủ nghiã tư bản khi vừa thoát ra khỏi bóng đêm dài tăm tối của các hình thức canh tác phong kiến lạc hậu manh mún thủ công. Đặt nền móng cho sự phát triển của hàng loạt các học thuyết sau này .
Tuy còn chưa thực sự hiểu bản chất của quá trình vẫn động của nền kinh tế. Nhưng học thuyết này vẫn chỉ ra được rằng sự giàu có là do tiền mang lại, hay nói cách khác thì lợi nhuận là mục đích tối thượng nhằm đạt được của bất cứ một nhà tư bản nào khi quyết định tham gia vào kinh doanh sản xuất. Sai lầm chủ yếu của học thuyết này khi coi rằng lợi nhuận sản sinh ra trong lưu thông hàng hoá, có được do mua rẻ bán đắt, quan niệm về hình thức tiền đẻ ra tiền này dẫn tới việc các nước tư bản bằng mọi cách giam tiền lại trong nước hay thực hiện việc xuất siêu, buộc các nhà buôn phải tiêu hết số tiền họ mang tới để lấy hàng hoá về. Tất cả các biện pháp này chỉ phản ánh bề nổi của các hoạt động kinh tế đang diễn ra sôi sục trên thị trường chứ không phản ánh được chiều sâu. Điều này đã giam hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong một thời gian dài, có phát triển nhưng rất chậm chạp .
2. Quan điểm trường phái kinh tế chính trị học tư bản cổ điển Anh
Do nhiều yếu tố khác nhau ( sự phát triển của khoa học kĩ thuật, thị trường mở rộng với yêu cầu ngày càng cao ) các công trường thủ công xuất hiện và phát triển với tôc độ rất nhanh. Tư bản chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Xuất hiện các vấn đề mà học thuyết cũ không giải thích được, đòi hỏi phương thức sản xuất mới này phải được trang bị một phương pháp luận mới. Nước Anh, nơi mà nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển sớm nhất, đã sản sinh ra một loạt các nhà kinh tế học nổi tiếng mà các luận thuyết của họ đã đóng góp không nhỏ cho việc thúc đẩy sự phát triển các nền kinh tế ở nhiều nước trong nhiều năm sau. Điển hình trong số đó là : William Petty, Adam Smith, David Ricardo.
William Petty
Được coi là người đầu tiên nghiên cứu các hình thức khác nhau của giá trị thặng dư : địa tô và lợi tức. Ông cho rằng địa tô mà nhà tư bản kinh doanh trong lĩnh vực đất đai thu được là chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, còn lợi tức là tô của tiền. Hay nói cách khác thì lợi nhuận là phần còn lại sau khi đã trừ đi chi phí đầu tư ban đầu từ giá thành món hàng, nó là phần thưởng dành cho nhà tư bản khi quyết định mạo hiểm tham gia vào quá trình kinh doanh mà mình có thể thất bại một cách dễ dàng . Adam Smith ( 1723- 1790 )
Là đại diện suất sắc của nền kinh tế chính trị học cổ điển Anh, có công lớn trong việc nghiên cứu và làm rõ bản chất của giá trị thặng dư. Ông cho rằng giá trị thặng dư thực ra là lao động của người công nhân mà nhà tư bản chiếm lấy và không trả công, và nhà tư bản để thu được lợi nhuận cao nhất sẽ không từ một thủ đoạn nào nhằm tăng năng suất lao động cao lên. Còn lợi tức là phần giá trị được khấu trừ từ giá trị thặng dư mà nhà tư bản hoạt động bằng tiền đi vay phải trả cho chủ số tiền đó. Địa tô là tô của tiền, là phần được khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động, về măt bản chất thì nó là một hình thức của lợi tức nhưng cũng có sự khác biệt, nhà tư bản đi vay tiền để tham gia vào kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bằng đất của người khác, lúc đó anh ta vừa phải trả địa tô và lợi tức và dĩ nhiên là phần lợi nhuận dành riêng cho anh ta sẽ ít đi. Ngoài ra, ông cũng chỉ ra được quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận giảm sút khi tăng chi phí đầu tư đến một ngưỡng nào đó . Phủ nhận địa tô tuyệt đối, coi rằng địa tô là kết quả của việc năng suất lao động trong nông nghiệp vượt trội hơn công nghiệp .
David Ricardo
Tiến hành công việc nghiên cứu trong hoàn cảnh nền công nghiệp phát triển vượt bậc, ông có một số thuận lợi hơn Adam Smith người đi trước ông trong thời kì các công trường thủ công phát triển , mà ông được coi là người kế tục xuất sắc nhất. Cũng nghiên cứu về giá trị thặng dư nhưng không biết là mình đang nghiên cứu nó, ông cũng chỉ ra được tỉ suất lợi nhuận giảm sút và cho rằng nguyên nhân của nó nằm trong mối quan hệ giữa ba giai cấp : địa chủ, nhà tư bản, công nhân. Cùng với thời gian, quá trình canh tác đất diễn ra làm đất ngày càng trở nên nghèo đi, năng suất giảm đi và địa tô thì tăng trong khi giá nông phẩm không tăng theo dẫn đến địa chủ thì được lợi, công nhân không bị ảnh hưởng, người bị thiệt hại là nhà tư bản. Bằng việc áp dụng các biện pháp nghiên cứu trừu tượng, mang tính tư duy và khái quát cao ông thể hiện một cách đơn giản và dễ hiểu hàng loạt các vấn đề, phạm trù mới mẻ mà vẫn làm rõ nội dung và bản chất của chúng .
3. Quan điểm lợi nhuận của Kêne
Ông được coi là cha đẻ của kinh tế chính trị cổ điển Anh khi ông nghiên cứu một vấn đề rất mới: nghiên cứu về mức rủi ro chung trong quá trình kinh doanh. Đây không phải là những rủi ro như tai nạn lao động, đổ vỡ , hỏng hóc máy móc mà là những rủi ro khách quan và chủ quan có thể xảy và làm thất bại một dự án đầu tư. Bởi vậy các nhà kinh doanh phải có một khoản phí dự phòng nhằm đề phòng những rủi ro như vậy bởi thực sự thì các rủi ro này không được bảo hiểm. Khoản dự phòng này được tính vào khoản đầu tư ban đầu mà nhà tư bản phải bỏ ra .
Lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí .
4. Học thuyết, quan điểm lợi nhuận của Mac _ Lenin.
K.Max _ được coi là nhà tư tưởng cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Cống hiến cả cuộc đời cho việc vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư bản, chỉ rõ con đường giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công. Ông đã nghiên cứu một cách hệ thống bộ máy hút máu kinh khủng đó và là người chỉ ra đầu tiên tính hai mặt của lao động hàng hoá: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Hai mặt này tạo cho hàng hoá hai thuộc tính là gía trị sử dụng và giá trị lao động .
Cho rằng con người bằng một loạt các các thao tác trực tiếp, thông qua các dụng cụ lao động tác động vào các đối tượng lao động để biến đổi nó cho phù hợp vơí mục đích sử dụng hao phí đi một sức lực nhất định thì được gọi là lao động cụ thể. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì nó càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng. Đồng thời tạo thành một hệ thống phân công lao động trong xã hội. Đây là một phạm trù vĩnh viễn không thay đổi, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cuả xã hội loài người.
Cũng là lao động nhưng lao động của con người không trong một hình thức cụ thể nào mà chỉ được nói hao phí sức lao động chung chung thì đó là lao động trìu tượng
Lao động trìu tượng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện trong một mối quan hệ chặt chẽ với lao động cụ thể khi sản xuất hàng hoá bắt đầu phát triển, biểu hiện bằng một sự mâu thuẫn sâu sắc giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa hai phạm trù lao động cụ thể và lao động trìu tượng. Đó là đặc trưng của kinh tế chính trị học và là một phát hiện, một phát triển vượt bậc so với các học thuyết kinh tế chính trị cổ điển.
Cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng loài người khỏi áp bức bất công, tư tưởng chủ đạo của Max chủ yếu được thể hiện trong: kinh tế chính trị học, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học. Cả ba phần đều nói rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư bản đối với người công nhân lao động bằng hình thức tước đoạt phần giá trị ngoài giá trị lao động mà người công nhân tạo ra. Nhà tư bản bỏ ra một số tiền là T vào trong sản xuất kịnh doanh và khi thu về bao giờ cũng là T’ với T’ luôn luôn lớn hơn T, Max gọi hiệu số giữa T và T’ ( T’- T = T ) là giá trị thặng dư là mục đích chủ yếu của bất cứ nhà tư bản nào khi tham gia vào quá trình kinh doanh. Giá trị thặng dư được sản sinh trong quá trình lưu thông tiền tệ do giá trị của hàng hoá quyết định. Tiền tệ trong lưu thông mang trong nó giá trị chứ không phải là giá trị sử dụng, giá trị này là kết tinh của người lao động được ẩn chìm trong đó. Như Max đã nói: “ Tư bản vừa xuất hiện trong lưu thông vừa không xuất hiện trong lưu thông” đó là hai mặt mâu thuẫn chủ yếu của tư bản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa .
Nhằm nghiên cứu một cách cặn kẽ về nguồn gốc của giá trị thặng dư, Max đã chia tư bản ra làm hai loại: tư bản bất biến và tư bản khả biến .
Tư bản bất biến là tư bản không tăng lên trong quá trình kinh doanh mà lại giảm dần đi, giá trị của nó được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm được tạo ra và tiêu hao theo thời gian, là tư bản được đầu tư vào hạ tầng cơ sở như: nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị. Tư bản bất biến được kí hiệu là V
Tư bản khả biến là tư bản ra tăng trong quá trình kinh doanh về mặt lượng, kí hiệu là C
Vậy ta có thể nói tư bản khả biến là tư bản trực tiếp sản sinh ra giá trị thặng dư, còn tư bản bất biến chỉ đóng vai trò gián tiếp, tuy nhiên tư bản bất biến và tư bản khả biến phải được đầu tư với tỉ lệ tương ứng. Max nói: “ Giá trị của một hàng hóa sản xuất ra bằng giá trị tư bản bất biến chứa trong nó và phần giá trị dôi ra ngoài giá trị bất biến đó ( đó chính là giá trị thặng dư )”. Hay ta có thể nói:
Giá trị của hàng hoá= V+C+m
Trong đó : Tư bản bất biến là : V
Tư bản đầu tư là : V+ C
Giá trị do người công nhân tạo ra: C+ m
Giá trị thặng dư: m
Như vậy nhà tư bản bỏ ra V+ C và thu về V+ C+ m , phần m dư ra bị nhà tư bản chiếm lấy.
Chúng ta đã nghiên cứu và làm rõ bản chất cũng như nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng thức tế cho thấy nhiều nhà tư bản cùng đầu tư vào một mặt hàng với một số tư bản ban đầu là như nhau nhưng thu về m lại không giống nhau, điều gì làm nên sự khác biệt đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu m vè mặt lượng: tỉ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.
Tỉ xuất giá trị thặng dư biểu hiện trình độ bóc lột của nhà tư bản, khi chia thời gian lao động của công nhân thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư, được xác định bằng tỉ số giữa giá trị thặng dư thu được và tư bản khả biến, kí hiệu m'
Tuy nhiên tỉ suất giá trị thặng dư không biểu hiện trình độ bóc lột của nhà tư bản về mặt lượng mà đó là khối lượng giá trị thặng dư, được tính bằng tích số giữa giá trị thặng dư và khối lượng tư bản khả biến, kí hiệu là M
Khối lượng giá trị thặng dư nói lên quy mô bóc lột của nhà tư bản.
Để thu được lợi nhuận lớn nhất thì nhà tư bản không từ một thủ đoạn nào để nâng cao khối lượng sản phẩm trong cùng một đơn vị thời gian bằng nhiều hình thức. Kéo dài thời gian lao động thặng dư để thu được lợi nhuận tương đối nhưng phương pháp này vấp phải nhưng cản trở không thể khắc phục được như độ dài thời gian, thể lực của công nhân dẫn đến đấu tranh phản kháng của công nhân, vậy nên phương pháp này chỉ được áp dụng trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản. Hoặc rút ngắn thời gian lao động cần thiết để tăng thời gian lao động thặng dư, dẫn tới năng xuất lao động tăng lên nhằm thu được lợi nhuận tuyệt đối, phương pháp này vấp phải cản trở về mặt kĩ thuật nhưng ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thì đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả lớn. Cuối cùng là việc lợi dụng những ưu thế về công nghệ, kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động cá biệt so với năng xuất lao động xã hội, nhằm rút ngắn thời gian lao động cá biệt so với thời gian lao động xã hội càn thiết để thu được lợi nhuận, lợi nhuận này gọi là lợi nhuận siêu nghạch .
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là sự hiểu hiện qua sảu phẩm còn thực tế để thu được tiền thì sự chuyển hoá đó phải như thế nào. Vì công thức chung của chủ nghĩa tư bản là T - H - T’ nên mục đích cuối cùng của nhà tư bản là thu được T’ còn giá trị thặng dư chỉ là nền tảng để thu được T’ (T’ > T). Mác đã giúp ta giải quyếtvấn đề này vì ông đã tìm ra một đại lượng biểu hiện giá trị thặng dư đó là lợi nhuận (P).
Vậy:
“Các giá trị thặng dư khi được đem so sánh với tổng tư bản ứng trước thì mang hình thức biến tướng thành lợi nhuận”. Từ đó có thể thấy P chính là con đẻ của tổng tư bản ứng trước: C+V
Để hiểu rõ hơn về lợi nhuận chúng ta có thể đi sâu vào phân tích chi phí thực tế xã hội và chi phí sản xuất tư bản chủ xuất phát từ giá trị hàng hoá: C+V+m.
Muốn sản xuất hàng hoá phải chi phí một lao động nhất định bao gồm chi phí cho mua tư liệu sản xuất C gọi là lao động quá khứ và lao động tạo ra giá trị mới (V+m). Đứng trên quan điểm toàn xã hội, quan điểm của người lao động thì chi phí đó là chi phí thực tế để tạo ra giá trị hàng hoá (C+V+m). Nhưng đối với nhà tư bản thì họ không hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá nên là tư bản chỉ xem hết bao nhiêu tư bản chứ không tính xem chi phí hết bao nhiêu lao động cần thiết. Thực tế họ chỉ ứng ra sờ tư bản để mua tư liệu sản xuất (C) và mua sức lao động (V). Chi phí đó được Mác gọi là chi phí tư bản chủ nghĩa và ký hiệu là k(k= c + v). Như vậy chi phí tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế. Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự chênh lệch nhau một lượng đúng bằng m. Do đó nhà tư bản bán hàng hoá sẽ thu về một phần lời đúng bằng giá trị thặng dư m, số tiền này gọi là lợi nhuận.
Giá trị hàng hoá lúc này bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận.
Giá trị = k + P
Về mặt lượng P có nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê.
Về mặt chất P xem như là toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra. Do đó P che dấu quan hệ bóc lột TBCN, che dấu nguồn gốc thực sự của nó.
Do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế cho nên nhà tư bản có thể bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất TBCN và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá. Nếu nhà tư bản hàng hoá với giá trị bằng giá trị của nó thì P = m. Nếu bán với giá trị cao hơn giá trị của nó thì P > m. Nếu bán với giá nhỏ hơn giá trị của nó thì P < m. Chính điều này đã làm cho họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có. điều này dẫn đến sự che dấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Nhưng lòng tham của nhà tư bản là vô đáy vì thế sau khi đã có lợi nhuận rồi thì họ không dừng lại tại đó mà họ còn muồn tìm ra với số tiền mà họ đầu tư đó thì họ đầu tư vào đâu để thu được lợi nhuận lớn nhất. Từ đây nảy sinh khái niệm về tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận (P’) là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.
P'=
m. 100%
C+V
Tỷ suất lợi nhuận không phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản mà nó nói lên mức lãi của việc đầu tư. Nó cho nhà tư bản biết họ đầu tư vào đâu thì có lợi. Do đó việc thu lợi nhuận - P và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận - P’ là động lực thúc đẩy nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.
Do mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất nên giữa các nhà tư bản luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Các quá trình cạnh tranh của nhà tư bản được Mác phân chia thành hai loại: Cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Do bản chất cạnh tranh chính là một hình thức đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nhằm giành giật những điều kiện có lợi nhất của sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy cho nên cạnh tranh trong nội bộ ngành buộc các xí nghiệp phải tìm cách giảm giá trị - cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Kết quả là làm cho điều kiện sản xuất bình quân trong một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống.
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn. ở các ngành khác nhau, sản xuất khác nhau do đó có những điều kiện khác nhau, tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Các nhà sản xuất chọn những điều kiện sản xuất có lợi cho mình nhất để thu được nhiều lợi nhuận, các nhà tư bản thì tìm nơi để đầu tư thu được lợi nhuận cao nhất đối với họ. C.Mác viết: “Do ảnh hưởng của cạnh tranh những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng đi thành một tỷ suất lợi nhuận chung, đó là con số bình quân của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Lợi nhuận của một tư bản có một lượng nhất định thu được, theo tỷ suất lợi nhuận chung đó, không kể cấu tạo hiện có như thế nào gọi là lợi nhuận bình quân”.
Quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận là sự hoạt động của quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội tư bản. Sự hoạt động của quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội tư bản biểu hiện bởi sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.
Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành P và P’ không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.
Sự chuyển hoá từ giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất là sự che dấu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa của phạm trù sản xuất.
Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân ta thấy một bộ phận hàng hoá được bán cao hơn giá trị của chúng, còn bộ phận khác lại bán thấp hơn giá trị của chúng cũng theo một tỷ lệ như thế. Chỉ có bán hàng hoá theo những giá cả đó thì tỷ suất lợi nhuận trong các công ty mới có thể đồng nhất và ngang với nhau, dù cấu thành hữu cơ của các nhà tư bản đều khác nhau. “Những giá cả có được bằng cách lấy chi phí sản xuất của hàng hoá cộng với lợi nhuận bình quân gọi là giá cả sản xuất”.
Vậy: Giá cả sản xuất = k +
Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (). Điều kiện để giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có: Đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển, sự liên hệ đầy đủ giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác.
Trước đây khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả xoay quanh giá trị hàng hoá. Giờ đây giá cả của hàng hoá xoay quanh giá cả sản xuất. Về mặt lượng, giá cả sản xuất và giá trị có thể không bằng nhau. Chính trong mối quan hệ này, giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sản xuất, giá cả thị trường.
Thực chất hoạt động của quy luật giá cả sản xuất là sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta vẫn cứ nói tới lợi nhuận nhưng chúng ta phải xét xem lợi nhuận đó được biểu hiện, được chuyển hoá như thế nào.
II. Các hình thức chuyển hoá của lợi nhuận.
Lợi nhuận có thể chuyển hoá thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, tỉ xuất lợi tức, lợi nhuận ngân hàng, địa tô và lợi nhuận độc quyền .
1. Lợi nhuận chuyển hoá trong công nghiệp
Nhà tư bản bỏ vốn ra kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy ông ta phải tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất xuống thấp nhất và tiêu thụ sản phẩm với giá cao nhất, lợi nhuận của ông ta thu được bằng tổng chi phí trừ đi tổng doanh thu. Phần lợi nhuận ấy một phần được ông ta đầu tư vào quá trình tái sản xuất nhằm củng cố thế đứng trên thị trường và cạnh tranh với đối thủ, còn phần còn lại được tiêu dùng cho cá nhân ông ta, bởi nguyên nhân sâu xa của bất cứ một hành động nào của con người trong lao động cũng đều phản ánh khát vọng được thoả mãn nhu cầu bản thân trong cuộc sống, nhu cầu này ở mọi người đều đa dạng vầ phong phú. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhà tư bản tiến hành chuyên môn hóa trong sản xuất và tiêu thụ mà điển hình là hình thức chia xẻ lợi nhuận mà mình kiếm được cho khâu tiêu thu sản phẩm: nhà tư bản thương nghiệp.
2. Lợi nhuận chuyển hoá trong thương nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng trong chu kì kinh doanh. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển tới mức độ cao thì các nhu cầu cần thiết trong kinh doanh được đáp ứng đầy đủ: vốn, trang thiết bị, công nghệ, nhân công... thì yếu tố tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra trong thị trường trở thành yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Vào thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa trọng thương quan niệm rằng tiền đẻ ra tiền bằng hình thức mua rẻ bán đắt, do lừa lọc, mua gian bán lận mà có và “ không một người nào có lợi mà không làm thiệt hại cho kẻ khác” Đó là quan điểm sai lầm mà nguyên nhân của nó là người ta đã tách rời quá trình sản xuất và quá trình tiêu thu sản phẩm.
Ngày nay quan niệm hoàn toàn đảo ngược: hàng hoá được bán đúng giá trị, trung thực và tín nhiệm được đặt lên hàng đầu nếu muốn thành công trong kinh doanh. Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, thực hiện một chức năng duy nhất là bán và mua hàng hoá, bản thân nó không sản sinh ra giá trị mà thực hiện giá trị. Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá mua và bán.
Tuy thế nhưng điều đó không có nghĩa là tư bản thương nghiệp mua rẻ bán đắt mà là ngược lại mua hàng hoá với giá thấp hơn giá trị của của nó và bán đi với giá đúng bằng giá trị. Số chênh lệch đó là lợi nhuận.
Như trên đã nói trong quá trình sản xuất công nghiệp đã hình thành giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị thực tế. Trong đó giá trị thức tế bao giờ cũng cao hơn giá trị sản xuất công nghiệp. Nhà tư bản công nghiệp chấp nhận bán cho thương nghiệp giá hàng thấp hơn giá trị để tiêu thụ được hàng, bản thân họ cũng có lãi và có lợi là sản phẩm được tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn nhanh. Bởi vậy thực chất lợi nhuận thượng nghiệp là một phần giá trị thặng dư của người công nhân sản sinh ra được tư bản công nghiệp chia xẻ cho tư bản thương nghiệp. Bước đi này đã che dấu đi một phần sự bóc lột tinh vi của các nhà tư bản.
3. Lợi tức và tỉ suất lợi tức
Sau khi xong một chu kì kinh doanh, tiến hành tái sản xuất mở rộng và chi phí cho nhu cầu của cá nhân mà vẫn thừa số vốn nhàn rỗi. Nhà tư bản không chịu để tiền ngồi yên mà muốn rằng tiền phải “ đẻ” ra tiền. Ông ta sẽ đem số tiền ấy cho người có nhu cầu vay. Đó là người mà máy móc đã đến thời kì phải thay thế, nhân công phải thuê thêm, nhà xưởng phải cải tạo mà số tiền ông ta có không đủ. Nhà tư bản có vốn nhàn rỗi sẽ đem cho ông ta vay nhưng không phải cho vay rồi thu hồi với số vốn cũ mà phải có thêm số tiền dư ra, ở đây người đi vay đem tiền về tiến hành kinh doanh, có lãi và đem tiền trả cho người cho vay giá trị của số tiền cũ cộng thêm một khoản tuỳ theo thoả thuận, đó là lợi tức. Nhìn kĩ vòng chu chuyển của vốn đó thì lợi tức chỉ là một phần của giá trị thặng dư của tư bản kinh doanh trả cho t ư bản cho vay. Sự lắt léo này đã che đậy bản chất bên trong của lợi tức như là một hình thức trả công, vay mượn bình thường.
Lợi tức hoạt động theo quy luật tỉ suất lợi tức
Tỉ suất lợi tức là tỉ lệ phần trăm tính giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay. Tỉ suất lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận bình quân, tỉ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tứcvà thu nhập của xí nghiệp mà nhà tư bản hoạt động, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của tư bản cho vay .
4. Lợi nhuận ngân hàng:
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở mức độ, cao do sự không đồng bộ giữa các chu kì kinh doanh dẫn đến các nhà tư bản lúc thiếu vốn lúc thừa vốn, một yêu cầu đăt ra là phải có một sự cân đối giữa những người có vốn nhàn rỗi và những người cần vốn trong kinh doanh. Ngân hàng ra đời trong hoàn cảnh ấy, là một tổ chức được chuyên môn hoá với nhiệm vụ duy nhất là bằng các nghiệp vụ chuyên môn của mình đóng vai trò trung gian giữa hai bên, với lãi đi vay bao giờ cũng thấp hơn so với lãi cho vay, phần chênh lệch giữa hai lãi xuất ấy được thanh toán cho các chi phí như: trả lương cho nhân viên, cho các nghiệp vụ ngân hàng( bảo vệ, an ninh...), phần còn lại là lợi nhuận ngân hàng mà người sở hữu nó hoàn toàn được hưởng, lợi nhuận ngân hàng là giá trị của lợi tức ngân hàng, về bản chất thì nguồn gốc cũng từ giá trị thặng dư mà ra. ở đây tư bản ngân hàng chỉ có quyền sử dụng tư bản chứ không có quyền sở hữu, quyền sở hữu thuộc về mgười cho vay, ở đây ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian và chịu ảnh hưởng của tỉ suất lợi nhuận bình quân như bất cứ một nghành king doanh nào khác trong một nền kinh tế thị trường.
5. Địa tô:
Là một hình thức đặc biệt của lợi tức, nhà tư bản không vay tiền mà là đi thuê đất sau đó tiến hành kinh doanh( canh tác )bằng vốn và nhân công của mình sau đó trả tiền công thuê cho chủ đất, gọi là lợi tức.
Về bản chất, địa tô là một phần giá trị thặng dư mà người công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp làm ra bị nhà tư bản chiếm đoạt đem trả cho chủ đất, phần còn lại thuộc về nhà tư bản.
6. Lợi nhuận độc quyền
Trong một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì cạnh tranh là yêu cầu tất yếu để tồn tại, chính vì yêu cầu cạnh tranh dẫn đến một nhà tư bản số nhà tư bản liên kết lại với nhau để độc chiếm một số nguồn nguyên liệu, thị trường, nguồn vốn, nhân công nhằm khống chế thị trường với mục đích đạt lợi nhuận cao nhất, đât cũnh là một hình thức của lợi nhuận siêu ngạch nhưng ở một tầm vóc cao hơn rất nhiều.
Chương II: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
I. Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
1. Lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Lợi nhuận đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của nó có thể làm biến đổi bộ mặt của xã hội trong một thời gian ngắn, Việt Nam là một thí dụ điển hình như thế, tiến hành đổi mới từ năm 1985 chỉ trong vòng mười năm, một mô hình kinh tế mới đã làm thay đổi cả một đất nước kiệt quệ vì chiến tranh, khủng hoảng liên miên. Tuy nhiên cũng giống như bất cứ một yếu tố nào khác, lợi nhuận cũng có tính hai mặt, những hạn chế này mang lại những tác hại sâu sắc cho nền kinh tế không kém gì những ưu điểm của nó. Và chúng ta luôn phải tìm cách hiểu rõ về nó nhằm khắc phục những yếu điểm đó.
Vào thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, nhà tư bản tỉm mọi cách kéo dài thời gian lao động của lao động, nhưng chính sách này mau chóng thất bại vì vấp phải sự phản đối dữ dội của công nhân với các hình thức đấu tranh chính thức và không chính thức dẫn đến năng suất lao động không những không đước tăng lên mà lại giảm đi. Nhà tư bản áp dụng phương pháp khác, tiến hành các cuộc đua nhằm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để tăng thời gian lao động thặng dư lên bằng nhiều cách: đổi mới cách thức quản lí, đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất và cách thức này mang lại hiệu quả to lớn. Điều này thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học phát triển, đồng thời cũng làm cho người công nhân nhận thức được tình thế của mình khi phải nâng cao tay nghề đáp ứng được những đòi hỏi trong điều kiện mới nếu không muốn bị đào thải.Và nhà tư bản cũng thấy được người công nhân, là người nắm giữ nguồn lợi của mình phải được tạo điều kiện để học hỏi phát huy những kĩ năng lao động ấy. Theo cùng thời gian trình độ cũng như mức sống của người công nhân được nâng cao là điều phổ biến ở các nước phát triển, yêu cầu về một đội ngũ công nhân có tay nghề cao dẫn tới việc các nước phát triển thu hút một lượng lớn tài năng của các nước mà điều kiện ưu đãi không được tốt về phía họ, dẫn tới tình trạng chảy máu chất xám.
2. Lợi nhuận dẫn tới thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển
Chúng ta đã biết lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai phạm trù triết học có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau, sự phát triển hay đi lên của phạm trù này tất yếu dẫn đến biến đổi của mệnh đề kia cho phù hợp với yêu cầu mới
Như ta đã biết lợi nhuận chi phối toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế, muốn đạt được lợi nhuận lớn nhất nhà sản xuất phải tìm cách giảm chi phí sản xuất ( đầu tư ban đầu cho máy móc, chi phí quản lí, lưu thông ) xuống mức thấp nhất, nhưng thực tế là muốn đảm bảo năng suất lao động thì có những chi phí không thể cắt giảm được. Cách duy nhất có thể làm được là tiến hành chuyên môn hoá, hợp lí hoá trong công tác sản xuất, quản lí, lưu thông. Nhà sản xuất tiến hành những cải cách quan trọng nhất nhằm tăng cường, thúc đẩy quá trình sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí, chi phí không hợp lí, khuyến khích người công nhân lao động bằng chế độ đãi ngộ hợp lí như tiến lương, bảo hiểm, tiền hưu trí, và tiến tới một bước cao hơn là đưa người công nhân tham gia vào quá trình quản lí hay nói một cách khác là đưa người công nhân từ địa vị làm thuê trở thành người chủ bằng hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp, mọi người cùng tham gia quản lí với lợi nhuận được chia theo tỉ lệ đóng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28270.doc