Lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội

Lời mở đầu Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội song cũng rất nhiều rủi ro và thách thức, các doanh nghiệp luôn phải không ngừng cố gắng để hoà nhập và thích ứng với môi trường mới đầy cạnh tranh. Mà muốn tồn tại không có cách nào là phải huy động mọi nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho có hiệu quả nhất. Điều cơ bản của hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện nay là làm sao có được lợi nhuận cao nhất, vì lợi nhuận l

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu định lượng, là đòn bẩy kinh tế kích thích các doanh nghiệp vươn lên, là nguồn tài chính cơ bản để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lợi nhuận và các biện pháp có hiệu quả đẻ nâng cao lợi nhuận, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội, em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này và phát triển thành đề tài nghiên cứu: “Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội” Nội dung để tài gồm 3 chương: Chương I: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội Chương III: Phương hướng phát triển và các biện pháp gia tăng lợi nhuận của công ty Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài luân văn này không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô và cac cô chú trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Khoa, các thầy cô giáo trong bộ môn và các cô chú trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2008 Sinh viên Vũ Thị Nguyên Chương I: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 1.1.1 Lợi nhuận doanh nghiệp Khái niệm Theo Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt đéng kinh doanh. Khái niệm trên đã nhấn mạnh doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế chứ không phải là một tổ chức chính trị hay tổ chức xã hội. Mục đích của doanh nghiệp là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận. Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Nội dung lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận: * Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. • Lợi nhuận từ hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ: Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ: Lợi nhuận hoạt động bỏn sản phẩm, hàng hoỏ và cung cấp dịch vụ Giỏ thành toàn bộ sản phẩm tiờu thụ hoặc chi phớ dịch vụ tiờu thụ trong kỳ; = DTT - Doanh thu bỏn hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần = - Các khoản giảm trừ (nếu có) Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: - Các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trị giá hàng trả lại và thuế gián thu. - Giá vốn hàng bán (GVHB) là trị giá vốn của hàng xuất bán, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Doanh thu HĐTC gồm: tiền lãi, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu từ đóng góp cổ phần, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, cho vay lấy lãi, chênh lệch có lợi do tỷ giá hối đoái,... Chi phí HĐTC là chi phí cho những hoạt động trên. Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí HĐTC * Lợi nhuận khác. Là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ. Các khoản thu nhập khác và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên. Thu nhập khác gồm: Thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TSCĐ), thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng,... Chi phí khác gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi do bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi do kế toán nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán và các khoản chi khác. ý nghĩa của lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thể hiện ở chỗ: Lợi nhuận tác động tới tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không đều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì vậy, lợi nhuận được coi là đòi hỏi quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản nói lên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng một cách vững chắc. Lợi nhuận còn là nguồn chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động thông qua tiêu dùng của quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận còn là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước thu một phần lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dưới hình thức thu thuế thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy mô toàn xã hội. Qua đó Nhà nước thực hiện điều tiết lợi ích trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau do nó có những hạn chế nhất định: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau. Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ làm cho việc so sánh lợi nhuận để đánh giá kết quả sẽ không mang tính khách quan toàn diện. Các doanh nghiệp cùng loại, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau. ở những doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn nhưng doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn nhưng công tác quản lý tốt hơn. Do vậy, để đánh giá đúng đắn chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối là tỷ suất lợi nhuận. 1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tương đối dùng để so sánh kết quả kinh doanh giữa các thời kỳ trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mức tỷ suất càng cao (tức là mức doanh lợi càng cao) chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả. Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi, mỗi cách có nội dung kinh tế riêng để đánh giá kết qua trên các góc độ khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu lợi nhuận thường dùng: * Tỷ suất lợi nhuận vốn Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được trước thuế hoặc sau thuế với toàn bộ số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân). Công thức xác định: P(Pr) Tsv = x 100% Vđk + Vck Vbq Vbq= 2 VCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao luỹ kế đã thu hồi. VLĐ gồm: Vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, vốn thành phẩm. Trong đó: Tsv: tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (doanh lợi vốn). P(Pr): Là lợi nhuận (lợi nhuận ròng) trong kỳ. Vbq: Là tổng số vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ VCĐbq: Vốn cố định bình quân. VLĐbq: Vốn lưu động bình quân Vđk: Số vốn kinh doanh đầu kỳ. Vck: Số vốn kinh doanh cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: trong kỳ cứ sử dụng 100 đồng vốn bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (hoặc lợi nhuận ròng). Do đó, tỷ suất lợi nhuận vốn nói lên trình độ sử dụng vốn hiệu quả nhất hay mang lại nhiều lợi nhuận từ số vốn tham gia kinh doanh nhỏ nhất. * Tỷ suất lợi nhuận giá thành. Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Công thức xác định: P(Pr) Tsg (%) = x 100% Ztb Trong đó: Tsg: là tỷ suất lợi nhuận giá thành Zơtb: là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. P(Pr): là lợi nhuận (lợi nhuận ròng) của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Cụ thể: trong kỳ cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. * Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sản phẩm tiêu thụ (trước thuế hoặc sau thuế) với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ. Công thức xác định: P (Pr) Tst (%) = x 100% T Trong đó: Tst (%): Tỷ suất lợi nhuận doanh thu P (Pr): Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. T : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; cụ thể: trong kỳ cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và số vốn chủ sở hữu bình quân tham gia kinh doanh trong kỳ. Công thức xác định: Pr Tsh(%) = x 100% Vcsh Trong đó: Tsh(%) : Là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Vcsh : Là vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng của đồng vốn chủ, cụ thể: nếu bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân để kinh doanh thì sau cùng sẽ mang lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Do đó: Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu vốn quan tâm nhất. Ngoài các chỉ tiêu trên, ta còn có thể xác định doanh lợi vốn đi vay, doanh lợi vốn cố định, doanh lợi vốn lưu động.... để đánh giá và so sánh kết quả kinh doanh trong những trường hợp cần thiết. 1.2. Sự CầN THIếT PHảI PHấN ĐấU TĂNG LợI NHUậN CủA DOANH NGHIệP. Lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề lợi nhuận được quan tâm hơn bao giờ hết và sự gia tăng lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Điều này được xuất phát từ những lý do sau: Xuất từ vai trò của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sản xuất và phân phối theo kế hoạch của Nhà nước nên vai trò của lợi nhuận không được phát huy và bản thân doanh nghiệp cũng không thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận. Doanh nghiệp hoạt động lãi hay lỗ đều nộp vào ngân sách hoặc được ngân sách Nhà nước cấp. Ngày nay, trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, nhiều thành phần kinh tế ra đời cùng với sự xoá bỏ bao cấp với thành phần kinh tế Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt thì chỉ bằng cách kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Phần lợi nhuận còn lại sau khi bù đắp các chi phí sẽ là nguồn tích luỹ để doanh nghiệp tái sản xuất, đầu tư mở rộng và đáp ứng những nhu cầu khác. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nguồn tích luỹ chủ yếu là từ lợi nhuận thu được. Lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động tới việc hoàn thiện và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao và ổn định thì uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, mở rộng được thị trường và liên kết với nhiều đơn vị khác. Bên cạnh đó, việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả (có lãi) sẽ nộp thuế cho NSNN, làm tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh trên quy mô toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, không có sự bao cấp về vốn của Nhà nước cho các doanh nghiệp, Nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tự khẳng định mình trên thương trường cũng như trong nền kinh tế. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn và phát triển được vốn sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi, vốn tích lũy hàng năm phải tăng lên. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đã từng bước thích nghi; biết tìm ra những hướng đi đúng đắn và từng bước làm ăn có hiệu quả. Trên cơ sở đó có thể tự tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: Chưa linh hoạt trong việc xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh, vẫn còn một số doanh nghiệp còn chậm thích ứng với cơ chế thị trường dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Nhà nước và nhà quản lý cần quan tâm, có các chính sách để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Thực tiễn cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác với nhau. Điều này đặt ra vấn đề tháo gỡ dần sự bảo hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp trong nước để kích thích tính sáng tạo, tự chủ của các doanh nghiệp đồng thời xóa bỏ tính ỷ lại của một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Hơn nữa, chương trình Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức lớn. Do vậy, các doanh nghiệp phải cạnh tranh trong môi trường phức tạp hơn và chỉ có kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận ngày càng gia tăng mới giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không nhanh chóng đổi mới trong cách nghĩ, tìm cách đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu thậm chí có thể bị phá sản. Vì vậy, phấn đấu tăng lợi nhuận không ngừng gia tăng giá trị doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết, quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đất nước đang chuyển mình. 1.3. CáC NHÂN Tố ảNH HƯởNG TớI LợI NHUậN CủA DOANH NGHIệP. Lợi nhuận của một doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, có cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Việc phân tích, đánh giá đúng đắn ảnh hưởng của các nhân tố tác động thì sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra những biện pháp ra tăng lợi nhuận hợp lý và hiệu quả hơn. Nhóm nhân tố chủ quan. * Nhân tố số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Về nguyên tắc, việc tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận lên (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi). Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn và là đòn bẩy để tăng lợi nhuận. Điều này phụ thuộc vào năng lực sản xuất là công tác lập kế hoạch về khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Lợi nhuận còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp; tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm; việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng; việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Ngoài ra, lợi nhuận còn phụ thuộc vào việc tiết kiệm chi phí; quản lý điều hành doanh nghiệp. Trong thi công, xây lắp, lợi nhuận còn phụ thuộc vào khối lượng công trình hoàn thành. Việc chuẩn bị tốt ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị mua hàng, tổ chức đóng gói, vận chuyển nhanh chóng, thanh toán bằng nhiều hình thức thích hợp, xác định và giữ vững kỷ luật thanh toán với đơn vị mua hàng, tính toán chính xác khối lượng sản xuất và khối lượng xây lắp hoàn thành, chi phí xây dựng công trình thấp,… tất cả đều góp phần quan trọng nhằm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu như việc sản xuất nhiều vượt quá cầu của thị trường thì sẽ làm ứ đọng, hàng tồn kho tăng, vòng quay vốn chậm làm giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm doanh thu của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải nắm vững nhu cầu thị trường, đầu tư hợp lý để đưa ra số lượng sản phẩm thích hợp. Nhân tố chất lượng cũng tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp bởi nó là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu và mang tính chiến lược lâu dài. Một sản phẩm chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao, đáp ứng được thị hiếu và có giá bán hợp lý sẽ được người tiêu dùng chấp nhận, đó chính là con đường gia tăng lợi nhuận bền vững. Tất nhiên, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và lao động, kỹ thuật công nghệ ... Ta cũng thấy rằng, việc hoàn toàn chú trọng vào chất lượng sản phẩm chưa chắc đã đem lại hiệu quả như mong muốn, nó có thể đẩy giá bán lên quá cao và thu hẹp thị trường tiêu thụ. Rõ ràng, nâng cao chất lượng là mục tiêu, yêu cầu và phụ thuộc rất nhiều vào tính toán chủ quan của doanh nghiệp. * Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ. Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau. Những sản phẩm có vai trò quan trọng, có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà nước sẽ định giá, còn lại căn cứ vào những chủ trương có tính chất hướng dẫn của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường mà xây dựng giá bán sản phẩm. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ có ảnh hưởng đến lợi nhuận, nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có lợi nhuận đơn vị cao và giảm tỷ trọng mặt hàng có lợi nhuận đơn vị thấp sẽ làm tăng tổng lợi nhuận và ngược lại. Kết cấu mặt hàng chịu sự tác động của cung cầu trên thị trường và việc tăng giảm tỷ trọng từng mặt hàng còn tùy thuộc vào từng thời kỳ. * Nhân tố tổ chức lao động và sử dụng lao động. Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nắm bắt được số lượng lao động, trình độ lao động và tổ chức lao động, trình độ lao động và tổ chức lao động khoa học, tạo ra được sự kết hợp với các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, là cơ sở để giảm chi phí nhân công cũng như tránh tình trạng lãng phí sức lao động; giờ máy làm việc… Nhân tố này sẽ tác động tới hiệu quả làm việc của toàn doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí quản lý góp phần làm tăng lợi nhuận của DN. * Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và tài chính. Đây là nhân tố thể hiện rõ tính chủ quan của doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc quản lý sản xuất kinh doanh là cách thức tốt nhất nhằm hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Điều này được biểu hiện trong quá trình quản lý chi phí của DN: từ chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý DN, nếu không quản lý tốt những khoản chi này sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí và làm tăng giá thành sản phẩm. Quản lý tổ chức sử dụng nguồn vốn cũng rất quan trọng. Vốn đầu tư cho từng khâu phải hợp lý, từ khâu dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm tới quản lý các khoản phải thu, phải trả, khoản vay nợ ngân hàng... Thực hiện tốt những vấn đề trên sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại, góp phần ổn định tình hình sản xuất kinh doanh nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố khách quan. * Nhân tố giá bán. Giá bán được xác định bởi quy luật cung cầu trên thị trường và mang tính khách quan. Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, thì việc thay đổi giá bán cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Do vậy việc xác định một chính sách giá cả hợp lý là rất quan trọng. * Nhân tố khoa học công nghệ. Là nhân tố tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là phương thức tốt nhất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hạ giá thành nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không áp dụng thì sản phẩm của doanh nghiệp không bắt kịp được thị trường, chất lượng không được như ý, sẽ bị đào thải và làm cho doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận thu được thấp thậm chí thua lỗ. * Vòng đời sản phẩm. Mỗi sản phẩm đều có một vòng đời tồn tại trải qua 4 giai đoạn từ khi xuất hiện, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ cho doanh thu và lợi nhuận khác nhau, nếu như doanh nghiệp tổ chức quản lý, khai thác và kéo dài giai đoạn tăng trưởng và bão hoà, rút ngắn thời gian suy thoái và hình thành ban đầu, sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy, doanh nghiệp cần nắm vững, có kế hoạch cho cụ thể cho từng giai đoạn để có thể sản xuất sản phẩm hợp lý nhất. * Thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận. Nói đến thị trường phải xem xét đến cả phạm vi thị trường và khả năng thanh toán (sức mua) của thị trường. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cao ngay tại những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và có sức mua thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy việc khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu của doanh nghiệp. Với những nhân tố tác động tới lợi nhuận như vậy, doanh nghiệp cần có những giải pháp để phát huy yếu tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. MộT Số GIảI PHáP CHủ YếU NHằM TĂNG LợI NHUậN TRONG DOANH NGHIệP. Tích cực khai thác nguồn hàng, cải tiến công tác mua hàng. Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tiến hành mua hàng hoá, nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu khách hàng nhằm đảm bảo cho khâu tiêu thụ dễ dàng. Tích cực khai thác hàng tại địa phương, phương thức mua hàng thuận tiện, giá cả hợp lý, hàng mua phải đảm bảo có chất lượng tốt, phân phối điều hoà vốn kịp thời, đầy đủ cho việc mua hàng, đặc biệt là vốn tiền mặt cho việc mua hàng nông sản thực phẩm. Khai thác nắm chắc nguồn hàng là điều kiện hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đảm bảo cho việc thực hiên tốt hợp đồng mua bán ngoại thương. Tích cực cải tiến công tác bán hàng Gồm việc cải tiến cơ cấu mặt hàng, mạng lưới kinh doanh, phương thức bán, giá cả, công tác điều động, phân phối hàng, phương thức thanh toán. Mặt khác, phải tăng cường giám đốc tài chính qua các khâu xuất giao hàng, vận chuyển thanh toán tiền hàng. Lựa chọn kết cấu mặt hàng sản xuất hợp lý. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì việc đa dạng hoá sản phẩm là một xu hướng phổ biến cho các doanh nghiệp. Điều này cũng xuất phát từ lợi ích của nó: DN sẽ tiết kiệm được những năng lực sản xuất dư thừa về máy móc thiết bị, về NVL, về nhân công... và tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng những mặt hàng có lợi nhuận đơn vị cao và giảm tỷ trọng những mặt hàng có lợi nhuận đơn vị thấp thì sẽ tăng được tổng lợi nhuận. Tất nhiên, việc lựa chọn kết cấu này còn phải tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp vừa phải nghiên cứu thị trường cẩn thận kết hợp với khả năng đáp ứng của mình để đưa ra kết cấu hợp lý nhất. Riêng đối với những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng thì doanh nghiệp phải thực hiện đúng những quy định của hợp đồng để bảo đảm được uy tín của doanh nghiệp. Không ngừng hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý. Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: Mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hoãn còn chi phí nào không cần thiết hoặc lãng phí thì cương quyết không chi… Bên cạnh việc nghiên cứu mua hàng hoá, nguyên vật liệu theo giá hợp lý, doanh nghiệp cần phải chú ý phấn đấu hạ thấp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí vận chuyển bốc dỡ, bảo quản, phân loại, chọn lọc đóng gói, bao bì,… Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh dựa trên hai hướng cơ bản sau: - Hiện đại hoá các trang thiết bị sản xuất, quản lý. - Nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động. Tăng cường công tác quản lý lao động, vật tư hàng hoá và tiền vốn. Trên cơ sở nhu cầu công tác ở doanh nghiệp cần tuyển dụng và bố trí cán bộ công nhân viên hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người, nghiên cứu xác định mức thù lao thoả đáng, chế độ thưởng phạt rõ ràng, công bằng trên cơ sở đó thực hiện nghiêm kỷ luật lao động. Tổ chức quản lý chặt chẽ vật tư, thành phẩm, hàng hoá, thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những vật tư kém, mất phẩm chất, giảm hao hụt, đảm bảo an toàn vật tư, thành phẩm, hàng hoá về cả số lượng lẫn chất lượng… Mặt khác, cần tổ chức quản lý chặt chẽ vốn tiền mặt, vốn trong thanh toán, tích cực đôn đốc đối chiếu và thu hồi công nợ, tránh công nợ dây dưa, nợ khó đòi, khoản lỗ ngoài doanh nghiệp. áp dụng những biện pháp có hiệu quả để không ngừng tăng nhanh vòng quay của vốn. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, qua đó thấy được nguyên nhân làm tăng, giảm lợi nhuận, xem các nguyên nhân đó do chủ quan hay khách quan từ đó có biện pháp quản lý thích hợp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN. Để đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của một doanh nghiệp cần phải đặt kết quả đạt được trong mối quan hệ với quy mô của doanh nghiệp. Khi bỏ vốn đầu tư thì bao giờ cũng mong muốn đồng vốn đó được sử dụng có hiệu quả nhất hay thu được nhiều lợi nhuận cao nhất với một lượng vốn bỏ ra ít nhất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một giải pháp cần thiết và quan trọng nhằm gia tăng lợi nhuận tại doanh nghiệp. Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, có tính chất quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Để quản lý vốn cố định thì cần chú ý khai thác có hiệu quả năng lực, công suất máy móc hiện có và có biện pháp hạn chế hao mòn vô hình. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Sử dụng vốn này phải nâng cao hiệu sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng vật tư hàng hoá bị ứ đọng, sử dụng tiết kiệm vốn nguyên liệu, tránh hao hụt, mất mát. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: -Tích cực, linh hoạt trong quá trình huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo huy động đủ vốn với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính nhưng vẫn phải đảm bảo phát huy quyền tự chủ tài chính của doanh nghiệp: thực hiện giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn cho từng đối tượng sử dụng. - Lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả cao nhất, đảm bảo kết cấu TSCĐ hợp lý theo hướng tăng TSCĐ trực tiếp sản xuất, thực hiện khai thác có hiệu quả năng lực máy móc hiện có, áp dụng biện pháp khấu hao phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình. - Tăng cường công tác kiểm tra và giám đốc tài chính đối với bộ phận vốn lưu động như vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm; xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao ý thức tiết kiệm, phát huy tinh thần năng động sáng tạo trong sản xuất của người lao động. - Phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động đầu tư ra bên ngoài như liên doanh liên kết, đầu tư chứng khoán. Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm về ngành nghề, sản phẩm, cơ cấu là khác nhau, do vậy phải tìm cho mình một giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Để đạt tới mục tiêu không ngừng gia tăng lợi nhuận DN cần quan tâm thực hiện tốt những nguyên tắc sau: - Phối hợp các mặt quản lý để tìm ra giải pháp thích hợp nhất có thể phát huy những mặt mạnh của mình. - Xem xét, xác định các lợi thế về vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, thương hiệu, thị trường, ngành nghề kinh doanh để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Chú trọng tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp để tài chính doanh nghiệp thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra những tư vấn có giá trị, kịp thời đối với ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội được thành lập từ năm 1898, tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội được Pháp thiết kế, xây dựng với mục đích sản xuất cồn, rượu phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương. Từ năm 1945, nhà máy ngừng hoạt động do ch._.iến tranh. Năm 1954, hoà bình lập lại ở miềm Bắc, nhà máy được khôi phục. Nhưng đến tận năm1956, nhà máy mới chính thức được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, đất nước còn chiến tranh nên cơ sở vật chất rất thiếu thốn, việc sản xuất rượu được thực hiện theo phương pháp Amylo - sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân vì gạo là lương thực chủ yếu, còn nền nông nghiệp thì quá nghèo nàn, lạc hậu. Năm 1957, nhân chuyến đi thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhà máy, Bác Hồ đã chỉ thi việc sản xuất rượu phải được tiếp tục nhưng thay nguyên liệu bằng sắn. Chấp hành chỉ thị của Bác, tập thể cán bộ công nhân viên đã tích cực nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ, kết quả là một phương pháp mới ra đời - phương pháp Mycomtle – dùng nguyên liệu là ngô, khoai, sắn thay cho sử dụng gạo. Cho đến năm 1990, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, nhà máy đã áp dụng phương pháp lên men trực tiếp thay thế cho phương pháp nấm mốc. Với phương pháp mới, nhà máy đã giảm lao độgn nặng nhọc cho công nhân, tiết kiệm chi phí, tạo cho người lao động một đời sống ổn định hơn. Trước đây, trong cơ chế quản lý tập chung, nhà máy đã được nhà nước bao cấp về thiết bị vật tư, tiêu thụ sản phẩm... Điều này tạo cho nhà máy sự thụ động trong sản xuất cũng như tiêu thụ, không chú ý đến phát triển. Mặt khác với hệ thống máy móc cũ kỹ lạc hậu, lại bị tàn phá do chiến tranh, và khắc phục không đồng bộ, kết hợp với công nghệ sản xuất rượu cổ điển với hiệu suất thấp, đã làm cho chất luợng rượu, cồn không đảm bảo. Thị trường xuất khẩu rượu thu hẹp, thị trường tiêu thụ nội địa không phát triển vì thói quen của người dân chưa ưa dùng rượu của nhà máy. Nhiều giai đoạn nhà máy có nguy cơ đóng cửa do không có thị trường tiêu thụ. Từ khi cơ chế quan liêu bao cấp bị xoá bỏ, cơ chế quản lý theo thị trường tự hạch toán kinh doanh ra đời, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại: xây dựng tháp cất cồn mới, trang thiết bị của Pháp, cải tiến dây truyền sản xuất, đường hoá bằng enzym, thay đổi công nghệ nấu tinh bột, thay đổi công nghệ cất hương liệu, chuyển đổi từ lò hơi đốt than gây ô nhiễm sang lò hơi đốt dầu FO ít gây ô nhiễm hơn. Với những cố gắng đó, năng suất sản xuất rượu, cồn tăng lên, chất lượng đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, thi trường tiêu thu xuất khẩu được mở rộng, thi trường nội địa ngày cành được người dân ưu chuộng và tin dùng. Năm 1993, theo nghị định NĐ388/CP của chính phủ, nhà máy Rượu Hà Nội dược nâng cấp và đổi tên thành Cụng ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Việt Nam theo quyết định số 443 - CNn/TCLĐ ngày 7/5/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ: Tên doanh nghiệp : Cụng ty CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI. Tên giao dịch : HALICO (Hanoi Liquor Company) Địa chỉ liên hệ : Số 94 Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Số điện thoại: (04)8212571 Từ tháng 9/2003, Cụng ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Bia rượu nước giả khát Hà Nội theo quyết định 68 ngày 9/4/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. 2.1.1 . Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Hiện nay, chức năng chính của công ty là sản xuất rượu các loại : Lúa mới, Nếp mới, Châmpne, Vodka... với mục đích phục vụ nhu cầu trên toàn quốc. Hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng trên phạm vi cả nước thông qua các đại lý bán buôn và bán lẻ sản phẩm. Công ty đang từng bước mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất để tăng thêm nguồn hàng, mặt hàng kinh doanh, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhằm từng bước nâng cao uy thế của mình trên thị trường. 2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một vài năm qua: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu trong những năm qua: ( Trích từ Báo cáo tài chính các năm 2006,2007) Chỉ tiêu 2006 2007 Tài sản ngắn hạn 44,118,186,332 91,878,385,132 Tài sản dài hạn 7,777,171,710 24,890,593,736 Các khoản phải nộp nhà nước 8,961,406,453 83,481,371,630 Tổng doanh thu 114,498,088,551 269,937,826,104 Doanh thu thuần 82,216,956,198 261,402,582,662 Lợi nhuận trước thuế 11,853,841,987 113,975,880,887 Số cổ phần 0 4,850,000 Lợi nhuận sau thuế 8,534,766,231 79,843,414,325 Cổ tức một cổ phần 0 1800 Thu nhập 1 cổ phần 0 15,431 Thu nhập bình quân 6,500,000 6,950,000 Bảng trên cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tiến bộ, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Tốc độ tang doanh thu thuần nhanh nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều nay chủ yếu là do sản phẩm tiêu thụ của công ty bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Biện pháp ở đay là công ty có thể nghiên cứu giảm nồng độ cồn trong rượu, để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Là một Doanh nghiệp nhà nước, công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách, nộp thuế đủ và đúng thời hạn. Số tiền công ty đóng vào Ngân sách là một khoản đáng kể và ngày càng tăng qua các năm. Đồng thời, nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy thu nhập bình quân ngày càng tăng, giúp cải thiện và nâng cao đời sống người lao động. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: Từ năm 1993, nhà máy rượu với các phân xưởng được nâng cấp thành công ty rượu với các thành viên. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có đày đủ tư cách pháp nhân, thực hiện cả sản xuất, kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu trực tiếp. Các xí nghiệp thành viên không hạch toán độc lập. Mọi công việc hạch toán đều do phòng kế toán của công ty thực hiện. Các xí nghiệp thành viên của công ty gồm có: - Xí nghiệp cồn: sản xuất cồn từ nguyên liệu tinh bột. Xí nghiệp có các tổ: tổ vận hành lò hơi, tổ vận chuyển, tổ nấu tinh bột, tổ đường hoá lên men, tổ chưng cất, tổ vận hành máy nén, máy bơm,... Năng lực sản xuất của xí nghiệp là 10 triệu lít/năm. - Xí nghiệp rượu mùi: sản xuất rượu cồn và các loại hương liệu chiết xuất từ hoa quả. Xí nghiệp bao gồm các tổ chế biến và pha chế, tổ vận chuyển, tổ rửa chai và chiết rượu, đóng nút, tổ dán nhãn, tổ đai két. Năng lực sản xuất là 12 triệu lít/năm. - Xí nghiệp bao bì: xí nghiệp sản xuất bao bì cát tông phục vụ cho công ty và gia công cho bên ngoài. Năng lực sản xuất bao bì là 1.2 triệu hộp cát tông/năm. - Xí nghiệp cơ điện: xí nghiệp phục vụ cho sản xuất, thực hiện công viếc sửa chữa lớn, trung đại tu máy móc, thiết bị nhà xưởng theo định kỳ và đột xuất. Bốn xí nghiệp thành viên của công ty phải nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất về mọi mặt và chịu sự quản lý của giám đốc. Đồng thời, các xí nghiệp phải đảm bảo việc cung cấp thông tin cần thiết cho các phong ban. Các xí nghiệp có bộ máy quản lý tinh giảm gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. *Quy trình công nghệ : Là quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau với nhiều loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm có một quy trình công nghệ sản xuất riêng . Sau đây là quy trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu của công ty: *Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất cồn Xay Nấu nuoc Đường húa Lờn men Chưng cất Tinh chế Sắn, Ngô Nước Nước Nước Men CO2 H2SO4 NH4NO3 NH4NO3 Cồn 9 Enzyn Enzyn Cồn Đường Nước Nấu đường Xử lý Pha chế Axit Hương liệu Phẩm màu Tàng trữ Tỏch cănh Rượu trong Rửa chai, nỳt Chiết chai, đẩy nỳt nút Đai kột Bao bỡ Dỏn nhón Kiểm tra rượu Vận chuyển Nhập kho * Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất rượu mùi 2.1.4. Bộ máy quản lý tại công ty: Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 448 người, trong đó: Nam: 175 người Nữ: 273 người Lao động trực tiếp: 310 người Lao động gián tiếp: 148 người Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo nguyên lý trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo công ty lãnh đạo công ty theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Ban lãnh đạo công ty bao gồm : Hội đồng quản trị, Ban giám sát, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. - Hội đồng quản trị: Bao gồm các thành viên có cổ đông lớn được bầu vào để quản lý công ty. - Ban giám sát: Do hội đồng quản trị có lớn hơn 11 người nên phải có ban giám sát để thường xuyên theo dõi và kiểm soát hoạt động Hội đồng quản trị. Ban giám sát của công ty có các thành viên nằm trong Hội đồng quản trị. - Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, do Tổng giám đốc bổ nhiệm, được giao trách nhiệm quản lý công ty và có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, trên cơ sở chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Tổng công ty, của công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất ( Giám đốc thường trực ): Chỉ đạo quá trình, kỹ thuật sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong lĩnh vực được giao. - Phó giám đốc kinh doanh: Chỉ đạo công tác phát triển thị trường trong nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao. - Kế toán trưởng, kiêm trưởng phòng kế toán tài chính: Tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao, đồng thời, chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng Tổng công ty về chuyên môn và nghiệp vụ. * Các phòng ban chức năng: - Văn phòng: Tham mưu cho giám đốc về tiền lương, nhân sự, hành chính, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của công ty, phụ trách công tác thi đua, khen thưởng... - Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ thông qua quản lý, mua sắm vật tư, tập hợp chi phí và tính giá thành, tình hình tiêu thụ... và lập báo cáo kịp thời. - Phòng kế hoạch vật tư: Căn cứ vào hoạt động tiêu thụ, nhu cầu thị trường, phòng lập kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu, mua sắm, nhập kho, tổ chức chế biến nguyên liệu, quản lý kho tàng, các phương tiện vận tải, lập kế hoạch sản xuất. - Phòng kỹ thuật công nghệ KCS: Thực hiện kiểm tra công nghệ sản xuất rượu, kiểm tra chất lượng sản xuất sản phẩm, phát minh, nghiên cứu những công nghệ sản xuất đem lại hiệu quả cao, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất rượu. - Phòng kỹ thuật cơ điện: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trung đại tu thiết bị, xây dựng và sửa chữa nhà xưởng, quản lý thiết bị, tài sản cố định theo đúng quy trình, quy phạm nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn sản xuất bảo hộ lao động. - Phòng thị trường: Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới marketing, đồng thời phụ trách các hoạt động kinh doanh, mau bán, vận chuyển, tìn thị trường tiêu thụ, tổ chức các cửa hàng đại lý, các điểm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm... từ đó tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt thị trường. Mụ hỡnh tổ chức bộ mỏy quản lý cụng ty cổ phần cồn rượu Hà Nội Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám Đốc Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng tổ chức (vp) Phòng kế toán Phòng thị trường Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kế hoạch vật tư Xí nghiệp rượu trắng Xí nghiệp rượu mùi Xí nghiệp tổng hợp Xí nghiệp cơ điện 2.1.5. Tình hình chung về thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty rượu Hà Nội. a. Thị trường đầu vào: Nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng để tạo nên chất lượng của một sản phẩm đồ uống. Có một dây chuyền máy móc hiện đại nhưng không có nguồn nguyên liệu tốt thì sản phẩm không thể được người tiêu dùng đón nhận. Vì vậy để cung ứng cho thị trường mỗi năm khoảng 8à10 triệul rượu và khoảng 5 triệu l cồn thì công ty cần phải có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn định và có chất lượng cao. Nguyên vật liệu chính của công ty là sắn, gạo , đường, hoa quả(cam, chanh,mơ…). Đây cũng là những sản phẩm nông nghiệp điển hình của một nước nhiệt đới, sản xuất nông nghiệp như nước ta. Do vậy những nguyên vật liệu này chủ yếu được mua trong nước(công ty thực hiện đấu giá trong khâu thu mua nguyên vật liệu, xăng dầu) nên nguồn cung vừa rẻ, dồi dào, ổn định, lại có thể cung cấp liên tục và kịp thời nhất là trong những giai đoạn mà sức tiêu thụ của công ty lớn như là dịp Tết. Đây cũng là 1 lợi thế của công ty. Hiện tại công ty đang có những nhà cung cấp uy tín và có mốt quan hệ làm ăn tốt đẹp với công ty như: Công ty đường Biên Hoà (cung cấp đường), công ty TNHH Nhân Nghĩa (sắn lát), công ty TNHH Hải Phương (gạo), công ty thuỷ tinh Hải Phòng (chai). Đây đều là những công ty lớn, tuy các sản phẩm này mang tính thời vụ cao nhưng do thực hiện tốt công tác dự trữ, bảo quản nên việc cung cấp nguyên vật liệu cho công ty vẫn rất ổn định, tạo điều kiên thuận lợi để công ty hoạt động, sản xuất thường xuyên, liên tục, tiết kiệm chi phí lưu kho. Ngoài ra, có một số nguyên liệu phải nhập khẩu trực tiếp như: Hương liệu(hương chanh, hương cam) của Pháp (hãng Robuc), enzim từ Đức, Đan Mạch(hãng Nevo), nút chai từ Indonexia…Các công ty nước ngoài này đều là những hãng lớn và có uy tín cao, là những đối tác quan trọng của công ty, công ty luôn giữ mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với họ, do vậy công ty luôn được cung cấp hàng theo định kì và khá ổn định, nhờ thế công tác quản lý nguyên vật liệu lưu kho cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên do chi phí nhập khẩu cao và nguồn cung ở xa nơi sản xuất nên mỗi khi nhập hàng công ty phải nhập với số lượng lớn để giảm chi phí nhập khẩu và sản xuất được diễn ra liên tục. Nhưng nảy sinh một vấn đề là vốn lưu động của công ty lại bị ứ đọng nhiều trong khâu dự trữ, kí quỹ, ký cược, mở L/C khi mua bán. Vì vậy công tác lên kế hoạch nhập khẩu và tính toán lượng nguyên vật liệu lưu kho là rất quan trọng, nó sẽ giúp việc quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh b.Thị trường đầu ra: Thị trường trong nước là thị trường chính của công ty, vì vậy công ty luôn quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, phấn đấu hạ giá thành, tạo ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Không những vậy công ty đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng thị trường như tập trung phát triển hệ thống đại lý rộng khắp tại thị trường các tỉnh miền Trung và miền Nam, miền núi và hải đảo… mở thêm 80 đại lý mới tại 2 khu vực này trong năm 2007. Bên cạnh đó, Công ty cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ các đại lý theo hướng gắn bó quyền lợi giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Vì vậy sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty đạt rất cao(bằng 130% so với cùng kỳ năm trước). + Thị trường xuất khẩu: Là thị trường chiếm thị phần nhỏ, tuy nhiên không ngừng tăng lên qua các năm. Các sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong thời gian tới mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng trọng chiến lược phát triển của công ty. Công ty đã cử các đoàn cán bộ đi khảo sát thị trường tại nhiều nước trên thế giới(đặc biệt là thị trường Châu Âu), nhằm mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu. +Khả năng cạnh tranh của công ty: Halico là một doanh nghiệp mạnh, uy tín trong lĩnh vực đồ uống, sản phẩm phong phú, thị trường tiêu thụ rộng. Trên thị trường có rất nhiều loại rượu của các hãng nổi tiếng nhưng Halico vẫn khẳng định được chỗ đứng của mình không chỉ nhờ chất lượng mà còn vì sản phẩm của công ty có một mức giá hợp lý, dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy vậy,các sản phẩm của công ty đang chịu sức ép ngày càng lớn của thị trường : +Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép các đối thủ cạnh tranh cũng cho ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp giá cả phải chăng. +Công ty thực hiện CPH đúng thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, bởi vậy cũng không tránh khỏi những khó khăn do khách quan đem lại. Hàng ngoại, hàng nhái,rượu tự nấu tràn với giá rẻ,rượu lậu tràn ngập thị trường, những sản phẩm thay thế như bia được các nhà sản xuất đẩy sản lượng lên 20%... tạo ra sức cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm của Công ty. Tuy vậy, tự tin với truyền thống thương hiệu, uy tín và sự tin yêu của khách hàng đã dành cho sản phẩm của công ty nhiều năm qua, cùng với bí quyết công nghệ hiện đại, hệ thống kênh phân phối hoàn thiện và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên, công ty đã đạt được những thành công đáng tự hào 2.2. Tình hình kinh doanh và thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội 2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong những năm qua. * Thuân lợi: - Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, thương hiệu của công ty đã được khẳng định.Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng tin tưởng và đón nhận, giá cả của các mặt hàng hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân hiện nay và quan trọng nhất là rất ổn định nhờ vậy công ty có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường,đẩy mạnh tiêu thụ,tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đó có vốn lưu động. - HaLico luụn nhận được sự đầu tư, quan tâm chỉ đạo của nhà nước và Bộ công nghiệp cũng như Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam tạo cho công ty tiền đề để xây dựng và phát triển khẳng định vị trí của mình. - Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng động, sáng tạo yêu nghề. Đây là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh và cũng là động lực cho những thành quả của công ty trong thời gian vừa qua. Công ty đã xây dựng được một hệ thống các nhà cung cấp ổn định và đảm bảo về chất lượng , nhờ đó công ty luôn chủ động được khâu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, đảm bảo cho sản xuất được diễn ra liên tục. Cùng với đó là việc giảm được chi phí lưu kho, giảm mất mát hư hỏng trong quá trình lưu kho,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu tồn kho. * Khó khăn - Khó khăn lớn nhất đối với Công ty là vừa phải đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo sản lượng rượu cung cấp cho thị trường, vừa phải thực hiện công tác di dời khu vực sản xuất sang KCN Yên Phong (Bắc Ninh), buộc phải hoàn thành vào cuối năm 2008, theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội. Đầu năm 2008, diện tích sản xuất của Công ty bị thu hẹp do phải bàn giao hơn 7.000m2 và cuối năm 2008 bàn giao toàn bộ mặt bằng cho UBND thành phố Hà Nội để xây dựng các công trình công cộng. Với thời gian gấp rút, trong vòng một năm, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty. - Ngày 6/12/2006, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Rượu Hà Nội chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần, lấy tên là Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (HALICO). Sau khi cổ phần công ty đã phải đối mặt với bao khó khăn của thời kỳ đầu thực hiện cổ phần hóa. Khó khăn đầu tiên đối với Công ty là vấn đề tài chính. Do việc đấu giá cổ phiếu cao, nên mọi nguồn quỹ có thể của Công ty đều dồn để mua cổ phiếu cho CBCN. Trong khi đó, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất xuống cấp, không đủ điều kiện để đẩy mạnh công suất, đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Mặt khác, Công ty thực hiện CPH đúng thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, bởi vậy cũng không tránh khỏi những khó khăn do khách quan đem lại.những sản phẩm thay thế như bia được các nhà sản xuất đẩy sản lượng lên 20%. Hàng ngoại, , rượu lậu trốn thuế,hàng nhái tràn ngập thị trường, khiến người tiêu dùng khó nhận biết, ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Mặc dù Nhà nước đã ban hành các điều luật về sở hữu trí tuệ, nhưng các chế tài xử lý không nghiêm, nên vấn đề đấu tranh chống hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn gặp nhiều bất cập. - Hiện nay,công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, thuế nhập khẩu giảm, các sản phẩm rượu cùng loại nhập khẩu vào nước ta tăng lên, chất lượng đa dạng, giá cả hấp dẫn tạo ra sức cạnh tranh rất lớn. Thêm vào đó ,thu nhập của người dân ngày càng cao, họ ngày càng chi nhiều tiền hơn cho tiêu dùng, do vậy đòi hỏi của họ về sản phẩm sẽ ngày càng cao hơn không chỉ về chất lượng, mà còn về mẫu mã, bao bì…Điều đó đã tạo áp lực rất lớn cho công ty. - Trong thời gian vừa qua giá cả nguyên nhiên vật liệu liên tục tăng, cuối năm 2006 và đầu năm 2007 giá cả nguyên nhiên vật liệu có sự biến động mạnh: gạo tăng 15 - 20%, điện tăng 7%, xăng tăng 10%... đã có ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm của Công ty. - Rượu là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và không được tuyên truyền quảng cáo làm cho việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. - Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thiếu, để đảm bảo sản xuất kinh doanh công ty phải dùng nhiều biện pháp để tăng tốc độ quay vòng vốn, vay vốn ngân hàng để hoạt động. Trong khi đó các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất lại phải chuẩn bị theo mùa vụ như các loại hoa quả, sắn lát… - Công ty chưa có bộ phận chuyên về phân tích và quản lý tài chính nên việc phân tích và dự báo nhu cầu vốn, các chính sách tài chính đều dựa vào trên cán bộ chuyên ngành kế toán hiện đang làm các công tác quản lý, nhiều lúc còn dựa vào các kinh nghiệm tích luỹ. Nếu công ty có cán bộ chuyên trách về tài chính sẽ giúp việc quản lý về tài chính được tốt hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại vốn trong đó có vốn lưu động 2.2.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội Tài sản và nguồn vốn là những yếu tố quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giá trị tài sản là một trong những chỉ tiêu để đánh giá quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được hình thành từ các nguồn khác nhau và việc lựa chọn nguồn tài trợ sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau. Qua biểu 1 ta thấy: Về tài sản: Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng lên. Tính đến 31/12/2007 tổng tài sản của công ty là 385.797.302 874 đ , tăng 47.322.808.601 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,98%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 42.430.071.647 đ với tỷ lệ tăng là 16,35% còn tài sản dài hạn tăng 4.892.736.594 đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,20%. Tài sản lưu động tăng là do: Trước hết là sự tăng đột biến của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng từ 0 đ lên 100 tỷ đồng, đây thực chất là khoản tiền gửi có kỳ hạn của công ty tại ngân hàng. Hàng tồn kho tăng 26.046.247.433 với tỷ lệ tăng rất cao là 59,83%. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 35,05% và các khoản phải thu cũng giảm 80,72% nhưng với con số tuyệt đối vẫn nhỏ hơn số tăng của hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ phải thu của công ty có nhiều tiến bộ, tuy nhiên dự trữ hàng tồn kho lại tăng lên gây ra ứ đọng vốn trong dự trữ. Tài sản tăng còn do tài sản dài hạn tăng, ta thấy tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do sự tăng rất mạnh của tài sản cố định và bất động sản đầu tư.Tài sản cố định tăng tới 148,49%, bất động sản đầu tư tăng từ 0 đ lên 22.021.146.784 đ. Tuy nhiên tài sản dài hạn khác lại cũng giảm khá manh, giảm 50.585.950.354 đ với tỷ lệ giảm 88,94% nên tốc độ tănt của tài sản dài hạn chỉ là 6,2%. Nhìn vào cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản ta thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn vẫn lớn hơn, đó là do đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất rượu vừa sản xuất vừa kinh doanh thì đây là một cơ cấu tương đối hộp lý tuy nhiên ta thấy để có kết luận 1 cách chính xác hơn ta phải so sánh với các doanh nghiệp trong ngành và xem xét đến hiệu quả hoạt động của công ty. Về nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty tăng 13,98% so với đầu năm 2007, con số tuyệt đối là 385.797.302.874 đ, trong đó nợ phải trả chiếm tới 56,94% còn vốn chủ chiếm 43,06%. Ta thấy so với đầu năm hệ số nợ của công ty giảm từ 85,65% xuống còn 56,94% cho thây mức tự chủ về tài chính của công ty tăng lên rất nhiều so với năm 2006, giảm rủi ro tài chính cho công ty. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay các công ty thường sử dụng đòn bẩy tài chính để khuyếch đại tỷ suất lơị nhuận vốn chủ sở hữu, tức là mở rộng vay nợ, tăng quy mô hoạt động để có thể đem lại mức lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên hình thức này lại chứa đựng nhiều rủi ro. Tóm lại ta thấy tình hình tài chính của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội năm 2007 đã vững chắc hơn rất nhiều mặc dù công ty mới bước vào giai đoạn đầu của tiến trình cổ phần hoá, còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này thể hiện những cố găng thực sự của ban lãnh đạo công ty để ngày càng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là đưa công ty vào quỹ đạo hoạt động, nâng cao khả năng sinh lời của mình. Trong nợ phải trả của công ty thì chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, 0,1% cuối năm 2006 và băng 0 cuối năm 2007. Tuy nợ ngắn hạn là nguồn có chi phí thấp nhưng nếu sử dụng quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng gặp áp lực trong thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì vậy công ty cần có chính sách huy động vốn hợp lý để có thể vừa đảm bảo tối thiểu hoá chi phí vừa đảm bảo lợi nhuận của mình. Ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty qua biểu 2: Biểu 2 : Một số hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2006-2007 STT Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm Đầu năm So sánh SĐN/ SCN Sô chênh lệch % 1 Tiền và các khoản tơng đơng tiền đ 128,644,920,021 198,069,214,126 -69,424,294,105 -35.05% 2 TSNH đ 301,957,437,721 259,527,366,074 42,430,071,647 16.35% 3 Hàng tồn kho đ 69,576,626,231 43,530,351,798 26,046,274,433 59.83% 4 Nợ ngắn hạn đ 219,684,781,124 289,606,850,273 -69,922,069,149 -24.14% 5 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1.37 0.90 0.48 53.38% 6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 1.06 0.75 0.31 41.83% 7 Hệ số khả năng thanh toán tức thời lần 0.59 0.68 -0.10 -14.38% Các hệ số khả năng thanh toán của công ty năm cuối năm 2006 rất thấp, tất cả đều nhỏ hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số này bằng 0,9 vào đầu năm 2007 thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,9 đ tài sản đảm bảo cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên 1,37 vào cuối năm 2007 cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc tăng khả năng thanh toán để nâng uy tín của mình đối với đối tác và các nhà đầu tư. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là hệ số phản ánh khả năng thanh toán ngay của công ty mà không cần bán ngay hàng tồn kho. Hệ số này chỉ đạt 0,75 đầu năm 2007 và tăng lên 1,06 vào cuối năm. Còn hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Vào thời điểm đầu năm 2007 hệ số này là 0.68 và giảm xuống 0.59 vào thời điểm cuối năm. Đó là do tiền và các khoản tiền tương đương tiền giảm 35,05% trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ giảm 24,14%. Ta thấy đến cuối năm 2007 các hệ số này được cải thiện đáng kể, các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh đều lớn hơn1 và cao hơn so với năm 2006 tuy nhiên hệ số này vẫn chưa đảm bảo khả năng thanh toán của công ty, nếu có biến động thì rủi ro vẫn có thể xảy ra với mức độ cao. Qua sự phân tích và đánh giá trên ta thấy tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định tuy nhiên mức độ an toàn trong thanh toán vẫn chưa cao. Công ty cần chú ý đến việc cải tạo nguồn tài trợ và nâng cao khả năng thanh toán hơn nữa để đảm bảo uy tín trước những bạn hàng và các nhà đầu tư. 2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2006- 2007 Hoạt động kinh tế thị trường ngày càng có những diễn biến phức tạp, công ty Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội gặp phải không ít khó khăn như: cạnh tranh của rượu ngoại nhập, giá nguyên vật liệu ngày càng tăng… Tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của toàn bộ công nhân viên trong công ty, biết tận dụng thế mạnh riêng của mình, đặc biệt là đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể, nâng cao được lợi nhuận so với năm trước. Qua biểu 3 ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2007 đạt 401.622,9 triệu đồng, tăng lên 89.612,7 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 28,72%. Nhìn chung doanh thu của công ty chủ yếu tăng lên ở mặt hàng rượu Voka. Để xem xét nguyên nhân và con số cụ thể em xin đề cập ở phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận . Trong năm 2007, cùng với sự tăng lên của doanh thu bán hàng thì giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng lên ngoài ra còn 1 lý do nữa là do trong năm công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu chưa tốt dẫn đến việc lãng phí nguyên vật liệu và làm cho giá vốn hàng bán tăng lên. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng lên nhưng lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2007 vẫn tăng 35.749,6 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 26,59%. Để xác định lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trước tiên phải loại trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ra khỏi lợi nhuận gộp. Khoản chi phí bán hàng trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 4357,2 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19,78 %, tỷ lệ tăng này nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận gộp. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 4356,2 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 11,61. Điều này thể hiện công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Lợi nhuận tài chính của công ty 2 năm đều âm, tuy nhiên năm 2007 đã có chuyển biến tích cực so với năm 2006. Chi phí tài chính giảm 2848,6 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 79,84%. Doanh thu tài chính giảm với tỷ lệ cao 85,93% nhưng do chi phí tài chính năm 2006 cao hơn doanh thu tài chính nên lợi nhuận tài chính năm 2007 vẫn được coi là tăng( mặc dù 2 năm đều âm). Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay. Việc lợi nhuận hoạt động tài chính tăng đã làm tổng lợi nhuận tăng lên 800 triệu đồng. lợi nhuận khác giảm hơn 275 triệu đồng tương ứng là giảm hơn 88,35% , nguyên nhân là do thu nhập khác giảm 89,99%, chi phí khác giảm 99,25%(giảm rất mạnh). Thu nhập khác năm 2006 lớn hơn 2007 với số tuyệt đối là khá lớn(435 triệu đồng là do công ty cuối năm 2006 công ty đã thực hiện thanh lý 1 số tài sản hết thời gian sử dụng. Mặc dụ lợi nhuận khác giảm xuống đã phần nào làm tổng lợi nhuận giảm xuống, tuy nhiên tổng lợi nhuận trước thuế vẫn tiếp tục tăng 36.338 triệu đồng với tỷ lệ tăng rất cao là 49.12%. Kết quả này phản ánh hoatj động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả, có sự vượt bậc so với năm 2006 là do những cố gắng của công ty trong việ._.uận để lại do đó việc sản xuất kinh doanh phải đạt hiệu quả thì mới có điều kiện bổ sung thêm vốn. Với các hình thức công ty đi chiếm dụng vốn hợp pháp hoặc đi vay đều phải giữ chữ tín. - Hoàn thành tốt các hợp đồng đã kí kết với chất lượng sản phẩm cao. - Đổi mới và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác thiết kế nghiên cứu khoa học. Phải có những chính sách thu hút người tài và thường xuyên đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động trong công ty. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Thực tế tại công ty, việc sử dụng tài sản cố định của công ty là chưa được tốt, giá trị hao mòn vẫn còn lớn, hơn nữa cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu nghiêng về tài sản lưu động nên doanh lợi từ VCĐ không cao. Để nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản công ty nên có những biện pháp hữu hiệu. Như ta đã biết về mặt dài hạn đầu tư vào TSCĐ sẽ làm khấu hao từ TSCĐ tính vào giá thành tăng bù đắp chi phí đầu tư và góp phần hạ thấp về chi phí vật tư, nhân công. Nhưng cơ chế Nhà nước chỉ cho phép tính một tỷ lệ rất nhỏ vào giá thành sản xuất, do vậy công ty phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư mua mới. Về lâu dài: Hiện đại hoá máy móc thiết bị làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty, tiết kiệm chi phí vật tư nhân công, hạ giá thành sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sản phẩm. Vì vậy để đầu tư đổi mới kết hợp đẩy mạnh khai thác tối đa năng lực sản xuất máy móc thiết bị hiện có của công ty cần các giải pháp: - Trước khi tiến hành đầu tư phải thực hiện phân loại rõ ràng từng nhóm tài sản cố định, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, hư hỏng để có kế hoạch thanh lý. - Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng tài sản hư hỏng không sử dụng được để vào bãi chờ sửa chữa. - Có biện pháp cụ thể để đánh giá lại TSCĐ để xác định lại đúng giá trị còn lại của tài sản cố định từ đó có biện pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn, tránh tình trạng khấu hao quá thấp so với hao mòn thực tế làm thất thoát vốn kinh doanh. Toàn bộ TSCĐ phải đuợc tận dụng tối đa công suất, xây dựng hệ thống bảo quản tài sản tốt tránh hao mòn vô hình đồng thời thanh lý ngay những tài sản hỏng không phù hợp, không còn sử dụng được để tạo vốn tái đầu tư TSCĐ mới. Ngoài việc sử dụng cần xác định được hệ số hao mòn, đánh giá chính xác giá trị còn lại, áp dụng những biện pháp cho thuê tài sản. Công ty cần chú trọng nâng cao năng lực tay nghề cho công nhân trực tiếp sử dụng tài sản, định kỳ phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng nhằm đạt công suất theo kế hoạch. Đối với phương tiện vận tải cần phải mở rộng thị trường tăng hàng hoá vật tư chuyên chở. Theo quy định của Nhà nước các Doanh nghiệp hiện hành được phép chủ động sử dụng toàn quyền quyết định “Chủ động thanh toán tài sản đã lạc hậu mà không thể nhượng bán hoặc bị hư hỏng mà không có khả năng phục hồi” và “ cho thuê hoạt động đối với những tài sản cố định tạm thời chưa dùng đến nhưng phải đảm bảo theo dõi và quản lý được TSCĐ. Vì vậy, tuân theo quy định của Nhà nước công ty cần đẩy nhanh việc thu hồi vốn, thanh lý tài sản hư hỏng. 3.2.4. Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động. Trong quá trình hoạt động của công ty thì vốn lưu động là một chỉ tiêu quan trọng giúp cho công ty có thể tiến hành sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Những năm gần đây, việc quản lý nguồn vốn lưu động của công ty còn chưa tốt nên cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu ở các khâu sản xuất khác nhau gây ách tắc sản xuất, hoặc nguồn hàng của công ty bị tồn kho mà chưa xuất đi được cũng gây ảnh hưởng tới vốn lưu động, gây khó khăn cho sản xuất. Mặt khác, để tạo thêm sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, thu hút thêm khách hàng và giữ chân các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp thường đưa ra các ưu đãi trong khâu tiêu thụ hàng hoá như vận chuyển tận nơi, ưu đãi về thanh toán tiền hàng được thể hiện qua chính sách tín dụng với khách hàng, cụ thể là qua các hợp đồng kinh tế. Trong mỗi hợp đồng kinh tế, khách hàng được trả chậm trong vòng 15 ngày kể từ khi giao nhận hàng. Nhưng trên thực tế khách hàng thường kéo dài thời hạn thanh toán đối với công ty. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động thì công ty cần phải làm tốt các vấn đề sau: - Tổ chức tốt việc quản lý về nguyên vật liệu cũng như quan hệ giữa các phòng, bộ phận trong công ty nhằm tạo ra việc quản lý và bảo đảm tốt nhất nguyên vật liệu cho sản xuất.Nguyờn vật liệu chớnh dụnh để sản suất là cỏc mặt hàng nụng sản: gạo, ngụ, sắn,...và cỏc loại hoa quả tươi như dõu, mơ, tỏo,...là nguyờn liệu cú sẳn trong nước, nguồn cung cấp ở tất cả cỏc tỉnh thành trong cả nước. Đặc điểm của những nguyờn vật liệu này là chỉ cú theo mựa vụ nờn cụng ty phải tổ chức thu mua và dự trữ cho phự hợp với kế hoạch sản xuất trỏnh tỡnh trạng thiếu vật tư cho sản xuất hoặc dự trữ rất nhiều khiến cho nguyờn vật liệu bị mất phẩm chất, sản phẩm sản xuất ra kộm chất lượng gây ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của công ty và giảm sút lợi nhuận.Ngoài ra nguyờn vật liệu mua về thường là tươi dễ bị mốc thối. Do đú cụng ty cõng sơ chế bằng cỏch ngõm cỏc loại quả với đường, chưng cất dưới dạng siro tồn trữ trong cỏc chai để phục vụ nhu cầu sản xuất trong năm. - Nguyên vật liệu mua vào cho sản xuất phải vừa đảm bảo về chất lượng, vừa đảm bảo về giá thành, việc sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất phải hợp lý và có hiệu quả nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả của vốn lưu động và giảm chi phí. - Xây dựng lại các định mức chi phí trên nguyên tắc tiết kiệm, rà soát toàn bộ trang thiết bị, công cụ dụng cụ, tài sản của công ty, những công cụ tài sản nào không sử dụng hoặc hỏng cho thanh lý thu hồi vốn giảm chi phí. - Về phương thức thanh toán, công ty cần đa dạng hoá các phương thức để thoả mãn yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Hiện nay, việc thanh toán các hợp đồng xuất khẩu chủ yếu là qua hệ thống ngân hàng bằng hình thức hối phiếu hoặc mở L/C. Đối với trường hợp bán lẻ công ty chủ yếu nhận bằng tiền mặt và một số ngoại tệ mạnh. Ngoài ra công ty còn chấp nhận cả hình thức thanh toán bằng séc, đặc biệt là sec chuyển khoản, nhưng công ty không chấp nhận việc thanh toán bằng sec du lịch, đây cũng là một điểm yếu của công ty làm hạn chế khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Hiện nay các đối tác của công ty hầu hết là thiết lập mạng Shift tham gia hệ thống thương mại điện tử. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các đối tác này thì công ty cần phải tham gia hoà nhập vào hệ thống thương mại điện tử, nối mạng Shift, trở thành một đơn vị trong hệ thống thương mại điện tử. Vấn đề đặt ra là công ty cần có một đội ngũ cán bộ thành thạo vi tính, ngoại ngữ nhất là cán bộ thanh toán. Có như vậy công ty mới thực hiện được công tác thanh toán nhanh gọn và chính xác, tiết kiệm được chi phí, tránh trường hợp khách hàng chiếm dụng vốn. - Đối với các khoản nợ, công ty cần tiếp tục đốc thúc và tiến hành công tác hồi nợ, đốc thúc khách hàng thanh toán không phải đơn giản mà là một nghệ thuật. Muốn thu tiền hàng nhanh người làm công tác thị trường cần có đầu óc sáng tạo, khéo léo mềm dẻo khi đòi nợ. Đồng thời công ty nên ra chính sách chiết khấu thanh toán nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, gọn; định kỳ yêu cầu khách hàng đối chiếu số nợ, xác nhận công nợ, xác định số nợ đã đến hạn, quá hạn thanh toán và yêu cầu khách hàng thanh toán cho công ty. 3.2.5. Mở rộng thị trường, thúc đẩy doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Hiện nay Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội có thị trường chính là khu vực miền bắc. Trong những năm vừa qua công ty đã mở rộng thị trường ra các tỉnh miền trung và miền nam, sản phẩm rượu của công ty đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến và các nhãn hiệu như rượu Voka, rượu lúa mới,... đã trở nên quen thuộc, là lựa chọn đầu tiên khi các khách hàng muốn mua rượu. Công ty cũng đã mở rộng ra nhiều thị trường nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan. Sắp tới công ty cần tiếp tục nghiên cứu thị trường để có thể biết được nhu cầu về khẩu vị, cảm quan của người tiêu dùng ở các nước khác nhau để co thể tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm mới, chiếm lĩng các thị trường mới từ đó có thể tăng doanh thu cho công ty. Ngoài ra công ty có thể áp dụng các hình thức chiết khấu bán hàng hay giảm giá phù hợp với từng với từng thời điểm thanh toán và từng đối tượng khách hàng sẽ khuyến khích động viên khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn và làm ăn lâu dài với công ty. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm hợp đồng. Ngày nay, đứng trước sự phát triển của đất nước về cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp của mình doanh nghiệp cần có thị trường tiêu thụ, các hợp đồng với khách hàng cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển uy tín của doanh nghiệp mình. Mặt khác, do doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu thực hiện từ đơn đặt hàng của khách hàng, chính vì vậy việc đẩy mạnh công tác tìm kiếm hợp đồng đang và sẽ được công ty coi trọng. Do vậy, để nâng cao hơn nữa khả năng tìm kiếm hợp đồng công ty có thể thực hiện theo một số giải pháp sau: - Cần phải giữ vững và tăng cường mở rộng các mỗi quan hệ với các bạn hàng trên các thị trường khác nhau. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị: Khi thị trường đang dần mở ra dễ dàng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thì hoạt động marketing đóng vai trò quan trọng. Trong thời gian qua công tác này công ty vẫn còn nhiều hạn chế, do vậy để đáp ứng và phù hợp với tình hình phát triển công ty nên thực hiện: + Hoàn thiện quy chế tiếp thị nội bộ trên cơ sở đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân lao động, kết hợp với đề ra các chính sách thưởng phạt nghiêm minh, hợp lý, kịp thời, nhằm khuyến khích sự tham gia cũng như phát huy khả năng của cán bộ, công nhân viên thực hiện công tác này. + Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo về công ty trên khắp tỉnh thành trong và ngoài nước. + Công ty có thể tìm hiểu thị trường thông qua các công ty môi giới và tư vấn để hoàn thiện hơn nữa công tác tiếp thị của mình. 3.2.7. Một số giải pháp khác: * Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động). Nó đóng một vai trò quan trọng, nếu không có lao động thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ. Việc phân công bố trí lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động và giảm các chi phí nhân công tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thức ăn chăn nuôi nên công ty Cụng ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội đòi hỏi phải có một lực lượng lớn lao động có chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm phục vụ tốt các yêu cầu sản xuất kinh doanh. Một đội ngũ cán bộ mạnh là một đội ngũ có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp án của nền sản xuất trong nước, đồng thời phải nắm bắt được chính xác mọi thông tin về sự thay đổi nhu cầu về giá cả thị trường, những nguyên nhân gây nên sự thay đổi đó (như diễn biến chính trị, tài chính tiền tệ, sự thay đổi về đường lối, chính sách của một quốc gia...). Đó là con đường duy nhất giúp công ty xử lý kịp thời mọi vấn đề trước khi nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Để có một đội ngũ như vậy đòi hỏi mỗi nhân viên, cán bộ trước tiên phải là người giỏi chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí hoạt động của mình trong doanh nghiệp, đồng thời phải giỏi ngoại ngữ và ngôn ngữ thị trường mục tiêu của công ty. Luôn rèn luyện thói quen theo dõi, ghi nhận, nghiên cứu và phân tích các thông tin có liên quan tới sản phẩm và dịch vụ của công ty, thị trường mục tiêu, giá cả thị trường thế giới...Đồng thời phải nắm được kỹ năng sử dụng một số phương tiện phân tích thông tin và truyền tin hiện đại như máy vi tính, máy tính sách tay, máy fax... để nâng cao khả năng phân tích thông tin chính xác, kịp thời. Bên cạnh yếu tố công nghệ, máy móc thiết bị yếu tố con người có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Dù máy móc có hiện đại đến đâu mà không có chất xám khoa học để sử dụng có hiệu quả thì tác dụng cũng sẽ rất hạn chế. Muốn làm ra sản phẩm có chất lượng cao, người lao động phải có trình độ nghề nghiệp tinh thông. Do đó công ty cần thường xuyên chăm lo đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng, khuyến khích vật chất đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. Thường xuyên gửi những cán bộ quản lý của công ty tham gia các khóa học nhằm nâng cao trình độ quản lý, hiểu biết thêm về các thị trường của công ty nhằm đáp ứng cho nhu cầu quản lý của công ty trong cơ chế mới với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ khác, đưa công ty ngày càng phát triển ổn định. * Hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí. Bộ phận kế toán chi phí cũng ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. Để giảm chi phí kinh doanh thì công ty cần phải tổ chức chuyên môn hoá và giao trách nhiệm cho từng cán bộ làm kế toán chi phí. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán chi phí cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau: - Thu thập xử lý, ghi chép và phân tích các khoản mục chi phí theo chỉ tiết từng chứng từ đã được hạch toán trên các tài khoản kế toán tài chính theo các loại hình và khoản mục chi phí. Đồng thời đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ vào máy tính những nghiệp vụ kinh tế phát sinh để có số liệu cho công tác chi phí. - Kiểm tra chặt chẽ các nghiệp vụ kế toán chi phí đã được hệ thống kế toán tài chính ghi chép bằng các chứng từ cụ thể trước khi tiến hành kế toán quản trị. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ tại chỗ bằng cách kiểm tra ngay tính pháp lý, hợp lý và trung thực của chứng từ. Đồng thời xem xét phân tích giám sát ngay tình hình định mức chi phí liên quan thực hiện các chủ trương chính sách tiết kiệm... Những phát hiện sai sót rủi ro trong quá trình hạch toán phải được xử lý ngay. Không được hạch toán cho các nghiệp vụ không hợp pháp, không hợp lý, không trung thực. - Phân bổ chính xác cho các chi phí, các loại hình kinh doanh nhằm xác định kết quả lỗ, lãi cho từng hoạt động để có các chính sách kinh doanh phù hợp. - Tiến hành lập lưu trữ và truyền thông tin trên mạng máy vi tính hoặc bằng các sổ sách có liên quan theo quy định của Nhà nước, công ty. - Thực hiện tốt quá trình phân tích và giám sát tình hình các định mức chi phí, thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, báo cáo và tham mưu cho các cán bộ lãnh đạo các biện pháp giảm chi phí. Đồng thời tăng cường công tác xây dựng sửa đổi và ban hành các định mức chi phí đảm bảo ngày công chính xác và chi tiết hơn. - Thực hiện hiệu quả việc xây dựng các kế hoạch và căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các định mức chi phí cho các kỳ kinh doanh tiếp theo cho phù hợp. * Xây dựng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất. Để phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực của mọi người lao động trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho mọi người trong phân xưởng luôn quan tâm đến việc tìm biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của mình, công ty cần phải xây dựng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất, mặc dù hiện nay công ty đã có biện pháp thưởng khuyến khích vật chất nhưng về cơ bản thì biện pháp này chưa cụ thể và thường xuyên chưa động viên khuyến khích liên tục đối với người lao động. Nội dung chủ yếu của các hình thức khuyến khích vật chất: - Thưởng hoàn thành kế hoạch và thực hiện tiết kiệm các chỉ tiêu giao khoán: Như trên đã kiến nghị cần phải tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ, kết hợp với việc xây dựng các định mức khoán đối với từng phân xưởng trên cơ sở đó các phân xưởng sản xuất là người lao động tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí tại bộ phận và nơi làm việc của mình. Mức tiết kiệm giữa chi phí thực tế và chi phí định mức khoán sẽ là cơ sở tính toán mức thưởng đối với từng phân xưởng sản xuất. - Chế độ thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu: Trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng phân xưởng sản xuất, công ty cần có một bộ phận chịu trách nhiệm tính toán mức tiết kiệm thường xuyên kịp thời đối với từng sản phẩm sản xuất để làm cơ sở xác định mức thưởng theo quy định của phân xưởng. - Chế độ thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất: chế độ này cần quy định cho tất cả mọi cá nhân người lao động, tập thể có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm đổi mới kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của công ty. Chế độ thưởng này cần quy định rõ mức thưởng căn cứ vào số tiền làm lợi thực tế. - Chế độ phạt trách nhiệm vật chất: Song song với biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất thì cũng cần quy định rõ chế độ chịu trách nhiệm vật chất đối với những phân xưởng không hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu giao khoán hoặc những vi phạm làm thiệt hại đến chi phí sản xuất như không đảm bảo chất lượng sản phẩm, sơ xuất do sử dụng nguyên vật liệu làm phát sinh chi phí sửa chữa, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu... Sử dụng biện pháp đòn bẩy kinh tế như khuyến khích lợi ích vật chất là động lực quan trọng nhất để động viên khuyến khích người lao động thi đua thực hành tiết kiệm, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, hạ thấp giá thành sản phẩm là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc tăng lợi nhuận cho công ty tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác hết tiềm năng của người lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để đứng vững được trên thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, công ty Cụng ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội cần phải thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp trên, không coi nhẹ giải pháp nào. Tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng thời điểm để các giải pháp được thực hiện có hiệu quả nhất. Làm được như vậy thì công ty mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường từ đó thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận của công ty. 3.3. Một số kiến nghị tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên. Những giải pháp trên được nêu ra xuất phát từ thực tế tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty. Trong quá trình thực hiện lợi nhuận công ty có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Để nâng cao hiệu quả cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hơn các giải pháp đó cần sự hỗ trợ lớn từ Nhà nước và sự nỗ lực không ngừng của công ty. * Về phía Nhà nước: Từ những phân tích trên, để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tăng khả năng cạnh tranh thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ cần phải đưa ra các giải pháp đồng bộ, đối với các doanh nghiệp nói chung và Cụng ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội nói riêng, vai trò quan trọng và có hiệu quả nhất của Chính phủ là "vai trò hỗ trợ". Việc hỗ trợ của Chính phủ sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp hình thành nhanh, hoạt động thuận lợi, kinh doanh ngày càng phát triển đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Cụ thể, Chính phủ cần quan tâm tới các biện pháp sau: * Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, trợ giúp pháp lý, tăng cường hệ thống tư vấn... tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; trợ giúp, đơn giản hoá mọi thủ tục hành chính, đẩy mạnh thi hành Luật doanh nghiệp, tiếp tục rà soát bãi bỏ những giấy phép không cần thiết hoặc những quy định trái luật doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nhanh chóng xuất hàng và thu tiền về; Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất, thưởng kinh doanh, thưởng xuất khẩu, chính sách miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng không phân biệt quy mô và loại hình doanh nghiệp.... Để tạo điều kiện cho cỏc doanh nghiệp phỏt triển, người tiờu dựng cú điều kiện sử dụng hàng chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi Nhà nước chưa cú biện phỏp quản lý chặt chẽ thỡ việc giảm thuế tiờu thụ đặc biệt là rất cần thiết. Giảm thuế tiờu thụ đặc biệt là biện phỏp tốt nhất để khuyến khớch doanh nghiệp phỏt triển, cung cấp đủ hàng cho thị trường, đồng thời, hạn chế được rượu ngoại, rượu cú chất lượng kộm lưu thụng trờn thị trường. * Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh: Đây là một trong những hỗ trợ quan trọng vì hiện nay công ty hoạt động trên cơ sở tận dụng một phần nhà ở, xưởng sản xuất cũ. Nhà nước cần hỗ trợ đền bù, cung cấp hạ tầng kỹ thuật, được thuê đất trực tiếp của Nhà nước để có thể dùng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốncủa ngân hàng; Hỗ trợ vốn đầu tư bằng việc Nhà nước đảm bảo cung cấp đầy đủ kết cấu hạ tầng, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí di chuyển... hạ thấp chi phí đầu tư cho doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức nguồn vốn cho vay, cho vay với những cơ chế ưu đãi, áp dụng hình thức bảo hiểm tín dụng thích hợp. * Hỗ trợ về xúc tiến thị trường xuất khẩu, có cơ chế nhằm giảm chi phí xúc tiến thương mại như: môi giới thương mại, tìm kiếm khách hàng, xuất khẩu gián tiếp thông qua các hợp đồng của các Tổng công ty hoặc các công ty lớn. Tăng cường cung cấp thông tin về pháp lý kinh tế và thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trợ giúp để đổi mới kỹ thuật, công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng ISO, hình thành và quỹ hỗ trợ về đổi mới công nghệ, xử lý môi trường... * Hỗ trợ việc đào tạo lao động và quản lý: thành lập các trung tâm dịch vụ và trung tâm đào tạo cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng Nhà nước tạo thuận lợi, khuyến khích và phát triển và giúp đỡ nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề dân doanh. Hỗ trợ chi phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo nghề. Phát triển các tổ chức tư vấn và cho phép các chuyên gia giỏi đang làm việc trong các cơ quan nhà nước được hành nghề tư vấn nhằm trợ giúp cho doanh nghiệp đổi mới kinh doanh, tư vấn quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh... *Tăng cường quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi nhất cho hoạt động doanh nghiệp, xử lý kịp thời và các khó khăn vướng mắc cũng như tăng cường giám sát, kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm và xử lý nghiêm minh tạo sự công bằng về mặt pháp lý giữa các doanh nghiệp. Kết luận Ra đời đã hơn 100 năm Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội đã có một bề dày lịch sử về phấn đâu phát triển và hiện nay vẫn đứng vững trên thị trường. Trong hoàn cảnh mới, nền kinh tế đã mở rộng hoà nhập cùng đón chào tất cả các doanh nghiệp cố gắng phát huy tối đa tiềm lực của mình để vừa khằng định vị thế vừa đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Không nằm ngoài xu thế đó Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội cũng đang gấp rút chuẩn bị hành trang cho mình để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Công ty đã có rất nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình và đã sử dụng lợi nhuận đó một cách hiệu quả nhất. Hy vọng trong năm tới và những năm tiếp theo công ty sẽ đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận sẽ ngày càng caoKết hợp tình hình thực tế tại công ty và những kiến thức đã học được ở trường em đã hoàn thành luận văn của mình. Do kiến thức còn nhiều khiếm khuyết cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế nên luân văn của em không tránh khỏi những sai sót. Hy vọng trong năm tới và những năm tiếp theo công ty sẽ đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận sẽ ngày càng cao. Cuối cùng em xin cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Khoa đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính của công ty đã giúp em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2008 Sinh viên Vũ Thị Nguyên Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp- Học viện tài chính Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiêp- Học vịên tài chính Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội năm 2006 và 2007 Tạp chí Tài chính Trang web của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội : www.halico.com.vn Một số trang web khác trên đường link của Google. Biểu 1: Vốn và nguồn vốn của công ty năm 2007 Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm chênh lệch Giá trị TT Giá trị TT STĐ Tỷ lệ TT I Tài sản ngắn hạn 301,957,437,721 78.27% 259,527,366,074 76.68% 42,430,071,647 16.35% -1.59% 1.Tiền và các khoản tơng đơng tiền 128,644,920,021 42.60% 198,069,214,126 76.32% -69,424,294,105 -35.05% 33.72% 2. Các khoản đầu t tài chính ngắn hạn 100,000,000,000 33.12% 0.00% 100,000,000,000 -33.12% 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,371,536,152 1.12% 17,483,813,803 6.74% -14,112,277,651 -80.72% 5.62% 4. Hàng tồn kho 69,576,626,231 23.04% 43,530,351,798 16.77% 26,046,274,433 59.83% -6.27% 5. Tài sản ngắn hạn khác 364,355,317 0.12% 443,986,347 0.17% -79,631,030 -17.94% 0.05% II. Tài sản dài hạn 83,839,865,153 21.73% 78,947,128,199 23.32% 4,892,736,954 6.20% 1.59% 1. Các khoản phải thu dài hạn 0 0.00% 2. Tài sản cố định 54,764,396,405 65.32% 22,021,146,784 27.89% 32,743,249,621 148.69% -37.43% 3. Bất động sản đầu t 22,735,437,687 27.12% 0.00% 22,735,437,687 -27.12% 4. Các khoản đầu t tài chính dài hạn 50,000,000 0.06% 50,000,000 0.06% 0 0.00% 0.00% 5. Tài sản dài hạn khác 6,290,031,061 7.50% 56,875,981,415 72.04% -50,585,950,354 -88.94% 64.54% Tổng cộng tài sản 385,797,302,874 100.00% 338,474,494,273 100.00% 47,322,808,601 13.98% 0.00% I. Nợ phải trả 219,684,781,124 56.94% 289,894,494,273 85.65% -70,209,713,149 -24.22% 28.70% 1. Nợ ngắn hạn 219,684,781,124 100.00% 289,606,850,273 99.90% -69,922,069,149 -24.14% -0.10% 2. Nợ dài hạn 0 287,644,000 0.10% -287,644,000 -100.00% 0.10% II. Vốn chủ sở hữu 166,112,521,750 43.06% 48,580,000,000 14.35% 117,532,521,750 241.94% -28.70% 1. Vốn chủ sỏ hữu 166,168,739,750 100.03% 48,500,000,000 99.84% 117,668,739,750 242.62% -0.20% 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 56,218,000 0.03% 80,000,000 0.16% -23,782,000 -29.73% 0.13% Tổng cộng nguồn vốn 385,797,302,874 100.00% 338,474,494,273 100.00% 47,322,808,601 13.98% 0.00% Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của công ty ta xem biểu3 Biểu 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm2006-2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tuyệt đối Tỷ lệ 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 408,839,233,385 539,875,652,207 131,036,418,822 32.05% 2.Các khoản giảm trừ 96,828,960,123 138,252,673,944 41,423,713,821 42.78% 3.Doanh thu thuần về BH & CCDV 312,010,273,262 401,622,978,263 89,612,705,001 28.72% 4.Giá vốn hàng bán 177,554,467,795 231,417,607,542 53,863,139,747 30.34% 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng 134,455,796,467 170,205,370,721 35,749,574,254 26.59% 6.Doanh thu hoạt động tài chính 2,308,739,379 324,747,871 -1,983,991,508 -85.93% 7.Chi phí tài chính 3,568,183,386 719,487,248 -2,848,696,138 -79.84% Trong đó chi phí lãi vay 3,568,183,386 719,487,248 -2,848,696,138 -79.84% 8.Lợi nhuận tài chính -1,259,444,007 -394,739,377 864,704,630 -68.66% 9.Chi phí bán hàng 22,024,400,337 26,381,606,542 4,357,206,205 19.78% 10.Chi phí quản lý doanh nghiệp 37,510,211,033 33,153,986,437 -4,356,224,596 -11.61% 11.Lợi nhuận từ HĐKD 73,661,741,090 110,275,038,365 36,613,297,275 49.70% 12.Thu nhập khác 483,946,370 48,437,720 -435,508,650 -89.99% 13.Chi phí khác 161,476,423 1,206,290 -160,270,133 -99.25% 14.Lợi nhuận khác(40=31-32) 322,469,947 47,231,430 -275,238,517 -85.35% 15.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 73,984,211,037 110,322,269,795 36,338,058,758 49.12% 16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 20,715,579,090 30,890,235,543 10,174,656,453 49.12% 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 53,268,631,947 79,432,034,252 26,163,402,305 49.12% Biểu 7:Tình hình thực hiện giá thành toàn bộ của công ty trong 2 năm 2006-2007 1.Khoản mục chi phí Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị tỷ lệ 1.Giá thành sản xuất 177,554,467,795 74.89% 231,417,607,542 79.54% 53,863,139,747 30.34% 2.Chi phí bán hàng 22,024,400,337 9.29% 26,381,606,542 9.07% 4,357,206,205 19.78% 3.Chi phí quản lý doanh nghiệp 37,510,211,033 15.82% 33,153,986,437 11.39% -4,356,224,596 -11.61% 4.Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ 237,089,079,165 100.00% 290,953,200,521 100.00% 53,864,121,356 0.2272 Biểu8 :Tình hình thực hiện chi phí sản xuất Khoản mục chi phí Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch STĐ Tỷ trọng STĐ Tỷ trọng STĐ Tỷ lệ tăng Tỷ trọng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 162,708,725,957 71.73% 278,662,025,924 78.96% 115,953,299,967 71.26% 7.24% Chi phí nhân công trực tiếp 41,572,383,987 18.33% 41,519,939,032 11.77% -52,444,955 -0.13% -6.56% Chi phí sản xuất chung 22,567,874,214 9.95% 32,715,489,494 9.27% 10,147,615,280 44.96% -0.68% Giá thành sản phẩm tiêu thụ 226,848,984,158 100.00% 352,897,454,450 100.00% 126,048,470,292 55.56% 0.00% Biểu 10:Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2006-2007 chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch tỷ lệ 1. Doanh thu thuần đ 312,010,273,262 401,622,978,263 89,612,705,001 28.72% 2. Lợi nhuận sau thuế đ 53,268,631,947 79,432,034,252 26,163,402,305 49.12% 3. Vốn lu động bình quân đ 169,602,082,147 230,742,401,898 61,140,319,751 36.05% 4. Giá vốn hàng bán đ 177,554,467,795 231,417,607,542 53,863,139,747 30.34% 5. Hàng tồn kho bình quân đ 42,734,897,353 56,553,489,015 13,818,591,662 32.34% 6.Các khoản phải thu bình quân đ 10,089,005,954 10,427,674,978 338,669,024 3.36% 7. Số vòng quay vốn lu động Vòng/ Năm 1.84 1.74 -0.10 -5.39% 8. Số vòng quay hàng tồn kho Vòng/ Năm 4.15 4.09 -0.20 -2.73% 9. Số vòng quay các khoản phải thu Vòng/ Năm 30.93 38.52 7.59 24.54% 10. Kỳ thu tiền bình quân ngày/ vòng 11.6 9.3 -2.29 -19.70% 11. Kỳ luân chuyển vốn lưu động ngày/vòng 195.69 206.83 11.14 5.69% 12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động % 0.31 0.34 0.03 9.60% ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7856.doc
Tài liệu liên quan