Lời nói đầu
Từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đều phải chuyển mình và thay đổi hoàn toàn để thích nghi với môi trường và không ngừng đi lên. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải đáp ứng được những đòi hỏi, những yêu cầu của thị trường đó là hoạt động kinh doanh phải thu được lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đã trở thành mục tiêu và động l
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần vật tư và giày dép XK Hải Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực cho sự phát triển và tồn tại cho doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là đích cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều vươn tới.
Công ty Cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại. Cũng như mọi doanh nghiệp Nhà nước khác khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự cố gắng, quyết tâm của ban Giám đốc, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã vượt qua những khó khăn, dần đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước. Để tiếp tục duy trì và nâng cao lợi nhuận, đòi hỏi công ty phải lập kế hoạch, định hướng phát triển và đề ra các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện công ty và thích ứng với thị trường.
Xuất phát từ tầm quan trọng vai trò to lớn của lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, từ ý nghĩa to lớn của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân nói chung, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và mạnh dạn lựa chọn đề tài:"Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng” làm đề tài luận văn.
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận của công ty từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1 : Một số lí luận chung về lợi nhuận, các phương pháp xác đinh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưỏng đến lợi nhuận.
Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng.
Chương 3: Nhận xét đánh giá và một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng.
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên luận văn của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thày cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thày giáo tiến sĩ Trần Công Bảy và các anh chị cô chú làm việc tại phòng kế toán của công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng đã tạo điều kiện cho em để em hoàn thành luận văn này.
Chương I:
Một số lý luận chung về lợi nhuận, các
phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận.
I.Một số lý luận chung về lợi nhuận:
1.Khái niệm, nguồn gốc về lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều đối tượng quan tâm đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp và cũng từ đó đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận, xét trên các góc độ khác nhau ta có các khái niệm khác nhau về lợi nhuận như sau:
Các nhà kinh tế học cổ điển trước K.Mark cho rằng:”Các phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phi sản xuất là lợi nhuận".
Theo Adam Smíth lợi nhuận là:”Khoản khấu trừ thứ hai" .
Còn theo David Ricardo:" Lợi nhuận là phần giá trị thừa ngoài tiền công".
K.Mark thì cho rằng: "giá trị thặng dư hay là lợi nhuận chính là phần dôi ra ấy của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó; nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá”.
Các nhà kinh tế học hiện đại như : PA Samuelson và WD Nordhus lại cho rằng: "Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra,bằng tổng số thu trừ tổng số chi". Hay nói cách khác: "Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập của một doanh nghiệp và tổng chi phí".
Xét về mặt lượng, các định nghĩa đều thống nhất rằng: "Lợi nhuận là số thu dôi ra so với chi phí đã bỏ ra".
Từ góc độ doanh nghiệp, có thể thấy rằng: "Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu từ các hoạt động doanh nghiệp đưa lại”.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Nguồn gốc lợi nhuận cũng là một đề tài được nhiều nhà kinh tế học tranh cãi:
Chủ nghĩa trọng thương cho rằng : " Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt".
Chủ nghĩa trọng nông khẳng định : " Nguồn gốc sự giàu có của xã hội lại là thu nhập trong sản xuất nông nghiệp".
Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh mà đại diện là Adam Smiths lại cho rằng: "Lợi nhuận trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản". Ông đã không thấy được sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư nên đã tuyên bố : "Lợi nhuận chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư". Còn D. Ricardo lại không biết đến giá trị thặng dư.
Kế thừa có chọn lọc các nhân tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, kết hợp với những phương pháp biện chứng duy vật, K Mark đã xây dựng thành công lý luận về hàng hoá sức lao động. Cơ sở để xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, đi đến kết luận : "Giá trị thặng dư là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra mang hình thái biến tướng là lợi nhuận".
Kinh tế học hiện đại dựa trên các quan điểm của các trường phái và sự phân tích thực tế thì kết luận rằng nguồn gốc của lợi nhuận doanh nghiệp : " Thu nhập mặc nhiên từ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư cho kinh doanh; phần thưởng cho sư mạo hiểm sáng tạo đổi mới cho doanh nghiệp và thu nhập độc quyền".
2.ý nghĩa,vai trò của lợi nhuận:
2.1. ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế và với nhà nước. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh cuối cùng của đơn vị. Nếu kinh doanh có lãi chứng tỏ doanh nghiệp
tổ chức kinh doanh hợp lý, cải tiến kĩ thuật, chất lượng sản phẩm tốt, giảm chi phí, hạ giá thành, đầu tư đúng hướng. Điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố uy tín gọi vốn kinh doanh đầu tư phát triển sản xuât tạo điều kiên tăng thu nhâp cho cán bộ , và doanh nghiệp có cơ sở để tái sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân. ngược lại, nếu kinh doanh thua lỗ sẽ làm giảm thu nhập người lao động, doanh nghiệp không duy trì được sản xuất và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế quốc dân là điều khó tránh khỏi. Nói tóm lại, lợi nhuận có tác động rất lớn đến quản lý kinh tế tài chính và chỉ đạo sản xuất của đơn vị.
Thông qua kết quả kinh doanh, nhà nước nắm được hiệu quả sản xuất kinh doanh ở đơn vị . Từ đó có chính sách kinh tế hợp lý điều chỉnh các qui chế quản lý, bổ sung các chính sách xã hội có liên quan đồng thời nhà nước cũng xem xét các nguồn thu (nộp ngân sách, tính khấu hao tài sản cố định, thu các loại thuế hợp lý.
Đối với tổ chức kinh tế các đối tượng liên quan (như ngân hàng, chủ nợ, ngưòi cung ứng, khách hàng, cổ đông...) là những đối tượng quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiệp bởi lẽ đó chính là cơ sở, là căn cứ để đảm bảo cho việc thanh toán công nợ và quan hệ khác trong cung cấp nguyên liệu, hợp đồng kinh tế.
2.2 Vai trò của lợi nhuận.
Lợi nhuận có vai trò quan trọng đôí với cả doanh nghiệp và xã hội.
Đối với doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều nhằm vào mục tiêu bao trùm, lâu dài đó là tối đa hoá lợi nhuận.
Lợi nhuận là mục tiêu là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất. Để được cung cấp hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thị trường các nhà doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Chi phí đó có thể là tiền thuê đất đai, thuê lao động, tiền vốn... trong quá trình kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Ngoài việc mong muốn giá cả mà hàng hoá họ tiêu thụ ít nhất cũng bù đắp được chi phí đã bỏ ra mà họ còn mong muốn có phần "dôi ra" để mở rộng sản xuất, trả cổ tức... như vậy suy cho cùng họ muốn có lợi nhuận. Nếu không có yếu tố này họ sẽ không sẵn sàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Do vậy lợi nhuận là động lực thôi thúc các doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.
Cơ chế quản lý mới đã xoá bỏ bao cấp của nhà nước, các doanh nghiệp tự chủ về tài chính, phải chủ động tìm nguồn tài nguyên cho mọi nhu cầu sản xuất của đơn vị, lợi nhuận không những trở thành mục đích thiết thực mà còn là động lực trực tiếp mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ không mở rộng được qui mô sản xuất, không có điều kiện để thay đổi công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện đời sống công nhân viên ... từ đó sản phẩm bán ra không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng giá thành cao dẫn đến thất bại trong cạnh tranh về lâu dài có thể dẫn tới phá sản.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động. Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, có hiệu quả, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí... các doanh nghiệp phải quan tâm đến người lao động thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng. Nguồn cơ bản để doanh nghiệp thực hiện chính sách đối với người lao động là lợi nhuận. Lợi nhuận là nguồn để trích lập các quĩ khen thưởng phúc lợi... từ đó doanh nghiệp có thể giải quyết từng bước nhu cầu vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhằm khuyến khích người lao động tạo động lực cho sản xuất kinh doanh phát triển .
Đối với xã hội
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản quyết định sự thành bại của thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó nó phản ánh hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, tài chính, đầu tư... cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh có lãi và nó tác động trở lại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, lợi nhuận có mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác như chỉ tiêu về đầu tư sản xuất, chi phí, giá thành. Lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Lợi nhuận của doanh nghiệp một phần sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước thông qua các sắc thuế. Đây là cơ sở để tiến hành tái sản xuất mở rộng, củng cố tiềm lực quốc phòng duy trì bộ máy quản lý hành chính, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân.
Qua việc nghiên cứu trên ta thấy lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ xã hội, doanh nghiệp muốn tăng trưởng, mở rộng sản xuất phải có tích luỹ, tức là phải có nhiều lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi sẽ đưa nền kinh tế ngày càng tăng trưởng.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay để thích nghi với giai đoạn mới của nền kinh tế, nhà nước đã ban hành chính sách tài chính mới nhằm từng bước cải thiện môi trường kinh doanh buộc các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường lấy thu bù chi và có lãi. Qua thực tiễn cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp nhà nước rất năng động linh hoạt thích nghi với môi trường kinh doanh mới các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Kết quả là các doanh nghiệp này đã phát triển mạnh, đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp nhà nước còn rất lúng túng chậm thích nghi với cơ chế thị trường, vẫn còn mang phong cách kinh doanh cũ, tâm lý ỷ lại trông chờ nhà nước dẫn tới kết quả làm ăn kém hiệu quả lợi nhuận thu được thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài dẫn tới phải ngừng sản xuất kinh doanh, giải thể doanh nghiệp gây tác động tiêu cực cho xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, nâng cao lợi nhuận không chỉ là mục tiêu hàng đầu mà còn là điều kiện quyết định sự tồn tại phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước.
II.Các phương pháp xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận ở doanh nghiệp:
1. Phương pháp xác định.
1.1 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bao gồm :
Hoạt động sản xuất kinh doanh : Là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của các nghành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ.
Hoạt động tài chính: Là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời như đầu tư chứng khoán cho thuê tài sản kinh doanh bất động sản mua bán ngọai tệ...
Hoạt động khác: Là hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít khả năng thực hiện như giải quyết các vấn đề xử lý tài sản thừa, thiếu chưa rõ nguyên nhân...
Lợi nhuận của doanh nghiệp thường được cấu thành từ ba bộ phận sau:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động khác.
Tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp do các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng như môi trường kinh tế khác nhau.
1.2 Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp
Lợi nhuận doanh nghiệp = lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh + lợi nhuận hoạt động tài chính + lợi nhuận hoạt động khác.
Xác định lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp.
a.Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Đây là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = doanh thu thuần - giá thành toàn bộ.
Doanh thu thuần là số chênh lệnh giữa tổng doanh thu với các khoản giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu của số hàng hoá bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ
Tổng doanh thu có ý nghĩa với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó đảm bảo trang trải các khoản chi phí, thực hiện tái sản xuất và các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Các khoản giảm trừ bao gồm:
* Chiết khấu bán hàng: Là số tiền thưởng tính trên tổng doanh thu trả cho khách hàng do đã thanh toán tiền hàng trước thời hạn qui định.
* Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng qui cách giao hàng không đúng thời hạn... ( do chủ quan của doanh nghiệp). Khoản giảm giá còn bao gồm khoản thưởng cho khách hàng do mua một khối lượng lớn hàng hoá .
* Hàng bán bị trả lại: Là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối trả lại do người bán không thực hiện đúng hợp đồng đã kí kết.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu: Là các loại thuế theo luật định, áp dụng cho các loại hàng thuộc phạm chịu thuế tiêu đăc biệt và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá.
Như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh được xác định bằng công thức:
LNKD = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Hay:
Lợi nhuận từ kinh doanh = Lãi gộp - Chi phí bán hàng- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
b) Xác định lợi nhuận hoạt động tài chính:
Là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó:
Thu nhập hoạt động tài chính: Là khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đưa lại gồm: Thu về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh, thu nhập hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán dài hạn và ngắn hạn, thu nhập về cho thuê tài sản, thu nhập về các hoạt động kinh doanh khác như bất động sản, thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay vốn, hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn và ngắn hạn..
Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí cho các hoạt động đầu tư tài chính và các chi phí liên quan hoạt động về vốn gồm: Chi phí về liên doanh không tính vào giá trị vốn góp, lỗ liên doanh,lỗ do bán chứng khoán, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến vay vốn, chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ, lỗ do bán ngoại tệ, chi phí khấu hao TSCĐ thuê tài chính, giá trị gốc của bất động sản, dự phòng giảm giá đầu tư...
c. Xác định lợi nhuận khác:
Là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí hoạt động khác.
Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác - Chi phí hoạt động khác.
Thu nhập hoạt động khác: còn gọi là thu nhập đặc biệt là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc những khoản thu bất thường không xảy ra môt cách đều đặn và thường xuyên. Những khoản thu nhập có thể do chủ quản của doanh nghiệp hay khách hàng đưa đến gồm: thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thu các khoản nợ không xác định được chủ, các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay lãng quên chưa ghi sổ kế toán năm nay, mới phát hiện ra, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các khoản thu khó đòi, giá trị hàng bán bị trả lại của năm trước quá lớn không thể trừ vào doanh thu của năm sau.
Chi phí khác: là những khoản lỗ do các nghiệp vụ riêng biệt với những hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Những khoản chi phí bất thường có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đưa tới gồm: giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý nhượng bán, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy nộp thuế., các khoản chi phí kế toán ghi nhầm hay sai sót khi vào sổ chênh lệch phải thu khó đòi hoặc dự phòng phải thu khó đòi (không đủ) hoặc khoản thu khó đòi mất chắc chắn mà chưa lập dự phòng, số tiền trả lại khách hàng do số hàng bán bị trả lại của năm trước quá lớn không thể trừ vào doanh thu của năm sau.
Xác định lợi nhuận theo phương pháp trung gian:
Doanh thu bán hàng,cung cấp dịch vụ
Hoạt động tài chính
Hoạt động khác
Các khoản
giảm trừ
Doanh thu thuần
Doanh
thu hoạt
động
tài
chính
Chi phí hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận hoạt động tài chính
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận trước thuế của DN
Thuế thu nhập
Lợi nhuận sau thuế
2. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta cần xác định tỷ lệ về khả năng sinh lời( tỷ suất lợi nhuận). Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận cao cho ta thấy hiệu quả kinh tế cao của kinh doanh và ngược lại.Hơn nữa tỷ suất lợi nhuận cho thấy rõ 2 mặt, một mặt là tổng số lợi nhuận đã tạo ra do các hoạt động mang lại cao hay thấp; hai là số lợi nhuận tạo ra do các tác động của chi phí cao hay thấp .Do yêu cầu nghiên cứu phân tích và đánh giá khác nhau của từng doanh nghiệp mà có phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận khác nhau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:Là quan hệ giữa lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu bán hàng trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế (hoặc trước thuế)
doanh thu = ---------------------------------------------- * 100
Doanh thu thuần
ý nghĩa : nói lên 1 đồng doanh thu tạo nên bao nhiêu đồng lợi nhuận . Tỷ suất này càng cao càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD bình quân:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế(hoặc truớc thuế)
vốn kinh doanh = ---------------------------------------------- *100
bình quân Vốn kinh doanh bình quân
ý nghĩa : nói lên 1 đồng kinh doanh tạo nên bao nhiêu đồng lợi nhuận . Tỷ suất này càng cao càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế(hoặc trước thuế)
Vốn chủ sở hữu = ------------------------------------------ *100
Vốn chủ sở hữu bình quân
ý nghĩa : nói lên 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận .
Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh:Là mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau thuế
trên = ------------------------------------------------- *100
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
ý nghĩa: Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng hay là đưa lại bao đồng lãi thực.
Lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân .
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế ( hoặc trước thuế )
vốn lưu động = ----------------------------------------------- *100
bình quân Vốn lưu động bình quân
ý nghĩa : nói lên 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng vốn lợi nhuận .
Lợi nhuận trên vốn cố định bình quân:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế ( hoặc trước thuế)
vốn cố định = ---------------------------------------------- *100
bình quân Vốn cố định bình quân
ý nghĩa :nói lên 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong 1 kỳ kinh doanh.
Lợi nhuận trên giá thành sản xuất (hay giá thành toàn bộ):
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế (hoặc trước thuế)
Giá thành sản xuất = ----------------------------------------------- *100
(Giá thành toàn bộ) Giá thành sản xuất (Giá thành toàn bộ)
ý nghĩa : tỷ suất này phản ánh hiệu quả kinh tế của các chi phí bỏ ra.
Chương II:
Tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện
lợi nhuận tại công ty CP vật tư và giày dép XK
Hải Hưng.
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng(trước khi cổ phần hoá là công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng) thành lập ngày 15/02/1968 lúc đầu công ty có tên gọi là Chi cục vật tư Hải Hưng trực thuộc Tổng cục vật tư.
Năm 1971 Chi cục vật tư Hải Hưng đổi tên thành Công ty vật tư kỹ thuật Hải Hưng bao gồm 06 phòng ban, 05 cửa hàng và 05 trạm cung ứng vật tư nằm rải rác tại các huyện trong tỉnh.
Năm 1980 Công ty vật tư trực thuộc Liên hiệp cung ứng vật tư khu vực III Bộ vật tư.
Năm 1985 Bộ vật tư giải thể Liên hiệp cung ứng vật tư khu vực III, công ty vật tư kỹ thuật Hải Hưng trực thuộc Bộ vật tư.
Năm 1986 cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế quản lý kinh tế mới, Công ty vật tư kỹ thuật đổi tên thành Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng.
Đến năm 1991 do sát nhập 03 Bộ: Vật tư, Ngoại thương và thương nghiệp Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng trực thuộc Bộ thương nghiệp. Năm 1992 Bộ thương nghiệp đổi tên thành Bộ thương mại và công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng trực thuộc Bộ thương mại.Lúc này công ty có chức năng chủ động khai thác thị trường vật tư hàng hoá kim khí cung ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho sản xuất.
Năm 1994 Công ty ký hợp đồng với đối tác nước ngoài tiến hành sản xuất giày vải phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Đến năm 1997 do khủng hoảng tài chính công ty chuyển hướng sản xuất từ sản xuất giày vải sang sản xuất và gia công giày thể thao cho đối tác nước ngoài là công ty GINPHUN TRADING CO., LTD.
Năm 2005 cùng với tiến trình cổ phần hoá DNNN theo chủ trương của Đảng và nhà nước, Bộ thương mại có quyết định số: 4009QĐ-BTM tiến hành chuyển đổi DNNN Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng thành công ty cổ phần.Sau khi tiến hành cổ phần hoá Công ty mới có tên gọi trụ sở như sau:
-Tên công ty : Công ty cổ phần vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng
-Tên tiếng Anh : HAIHUNG MATERIAL AND SHOES EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
-Viết tắt tên : HMSC
-Địa chỉ : Đường Quan Thánh - Phường Bình Hàn-
Thành phố Hải Dương-Tỉnh Hải Dương
-Điện thoại : 0320852352/853372/855660/853490.
-Fax : 0320-850878.
2.Chức năng và nhiệm vụ
Sản xuất gia công và mua bán giày dép vật tư dùng cho sản xuất giày dép.
Thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập , có tài sản và con dấu riêng.
Tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính,ngày càng mở rộng qui mô theo sản xuất, theo khả năng của công ty và nhu cầu của thị trường.
Ký kết và thực hiện các hợp đồng với bên đối tác, đổi mới thay thế hiện đại hoá công nghệ sản xuất và tổ chức tốt bộ máy quản lý.
Thực hiện nghĩa vụ quyền lợi đối với người lao động theo đúng qui định.
Thực hiện đúng các chế độ qui định về quản lý vốn tài sản các quỹ xí nghiệp, chế độ kế toán do nhà nước qui định,nộp thuế bảo hiểm đối với cơ quan nhà nước.
3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Xưởng cơ khí tổng hợp
Phòngkế toán tài vụ
Phòng tổ chức hành chính
Xưởng gò ráp hoàn chỉnh
Xưởng may mũ giày
Xưởng pha cắt chuẩn bị
Phòng kế hoạch
4.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toỏn vật tư
Kế toỏn tiền lương và thanh toỏn
Kế toỏn tổng hợp kiờm TSCĐ
Thủ quỹ
Kế toỏn phõn xưởng
+ Kế toỏn trưởng: Là người giỏm sỏt, kiểm tra cụng tỏc kế toỏn toàn Cụng ty và đưa ra cỏc quyết định, giao nhiệm vụ cho cỏc nhõn viờn kế toỏn , là người chịu trỏch nhiệm trước Tổng giỏm đốc về cụng tỏc kế toỏn tài chớnh trong Cụng ty.
+ Kế toỏn tổng hợp kiờm TSCĐ: Là người kiểm tra đối chiếu chứng từ của cỏc bộ phận chuyển cho kế toỏn tổng hợp, tiến hành lập chứng từ ghi sổ vào cuối kỳ,lập bỏo cỏo quyết toỏn. Đồng thời kiờm nhiệm kế toỏn TSCĐ, thành phẩm và tớnh giỏ thành sản phẩm.
+ Kế toỏn vật tư: Là người theo dừi tỡnh hỡnh xuất nhập tồn của cỏc loại vật tư và tiến hành hạch toỏn cỏc nghiep vụ liờn quan tới vật tư.
+ Kế toỏn thanh toỏn và tiền lương: Là người theo dừi tỡnh hỡnh cụng nợ của Cụng ty với cỏc đối tỏc và tổ chức cú liờn quan, là người quyết định cỏc nghiệp vụ thu chi trong Cụng ty.
+ Thủ quỹ: Là người quản lý quỹ tiền mặt, theo dừi tỡnh hỡnh nhập xuất tiền mặt trong Cụng ty.
II.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cp vật tư và giày dép xk hải hưng trong 3 năm 2005, 2006, 2007.
1.Những kết quả của công ty đã đạt được trong 3 năm qua
Thông qua các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta có thể tính toán và so sánh một số chỉ tiêu tài chính từ đó phác hoạ bức tranh khái quát về tình hình tài chính của công ty.
a.Về tài sản và nguồn vốn theo bảng 1 ta thấy:
*Năm 2005 tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 30.172.976.000 đồng, trong đó :
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 18.248.029.876 đồng chiếm 60,47 % (hàng hoá tồn kho là 8.770.954.648 chiếm 29,06 % tổng tài sản). Các khoản phải thu là 6.148.799.301 đồng chiếm 20,37% chỉ sau hàng tồn kho, đây chính là số vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 11.924.946.124 đồng chiếm 39,52% tổng tài sản trong đó tài sản cố định là 10.812.872.595 đồng chiếm 35,83% tổng tài sản.
Ngoài ra các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm phần nhỏ 3,68 % trong tổng tài sản.
Về nguồn vốn được hình thành từ 2 nguồn:
Nguồn huy động từ bên ngoài tức nợ phải trả là:20.285.778.305 đồng chiếm 67,23% trong tổng tài sản trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn là 18.115.342.305 đồng(60,03% tổng tài sản), khoản vay ngắn hạn này cần được quan tâm vì thời hạn hoàn trả là ngắn, sau một năm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không hoàn trả được thì nó trở thành khoản vay quá hạn và khi đó lãi vay phải trả sẽ tăng lên.
Nợ dài hạn là 2.170.436.000 đồng chiếm 7,19%.
Nguồn vốn chủ sở hữu là 9.887.197.695 đồng chiếm 32,76% tổng tài sản.
Đánh giá chung tình hình cho thấy công ty vật tư và giày dép xuất khẩu Hải Hưng đang hoạt động trên cơ sở vốn vay là chủ yếu,cho thấy mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ ở đây chủ yếu là các ngân hàng, ảnh hưởng đến sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
BảNG 1: PHÂN TíCH TàI SảN Và NGUồN VốN
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
%
Số tiền
Tỷ trọng%
Sồ tiền
Tỷ trọng%
Sồ tiền
Tỷ trọng%
Tài sản
30.172.976.000
100
32.512.875.000
100
40.486.914.260
100
+7,75
A.Tài sản lưu động và ĐTNH
18.248.029.876
60,47
22.962.276.958
70,62
30.479.014.034
75,28
+25,83
I.Tiền
3.063.902.389
10,15
4.522.007.923
13,90
6.395.194.672
15,79
+47,63
II.Các khoản đầu tư TCNH
30.000.000
0,09
30.000.000
0,09
30.000.000
0,09
0,00
III.Các khoản phải thu
6.148.799.301
20,37
8.175.630.569
25,14
10.072.081.131
24,87
+32,97
IV.Hàng tồn kho
8.770.954.648
29,06
9.940.092.356
30,57
12.998.654.203
32,12
+13,34
V.Tài sản lưu động khác
234.373.538
0,77
294.546.110
0,91
983.084.028
2,42
+25,67
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
11.924.946.124
39,52
9.550.598.042
29,38
10.007.900.226
24,71
-19,90
I.Tài sản cố định.
10.812.872.595
35,83
8.784.764.350
27,01
9.400.155.136
23,21
-18,75
1.Nguyên giá
20.642.982.275
68,41
20.874.780.471
64,20
21.721.060.963
53,65
+1,12
2.Giá trị hao mòn luỹ kế
9.830.109.660
32,57
12.090.016.121
37,18
12.318.905.827
30,42
+22,99
II.Các khoản đầu tư TCDH
1.002.053.128
3,32
765.833.692
2,35
607.745.090
1,49
-23,65
III.Chi phí xây dựng cơ bản DD
110.020.401
0,36
-
-
-
-
-
Nguồn vốn
30.172.976.000
100
32.512.875.000
100
40.486.914.260
100
+7,75
A.Nợ phải trả
20.285.778.305
67,23
22.448.876.205
69,04
28.652.304.365
70,77
+10,66
I.Nợ ngắn hạn
18.155.342.305
60,03
21.114.375.205
64,94
27.148.262.365
67,05
+16,55
II.Nợ dài hạn
2.170.436.000
7,19
1.334.501.000
4,12
1.504.042.000
3,71
-38,52
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
9.887.197.695
32,76
10.063.998.795
30,95
11.834.609.895
29,22
+1,78
I.Nguồn vôn quỹ
9.887.197.695
32,76
9.936.225.795
30,56
10.989.455.710
27,14
+0,49
II.Nguồn kinh phí
0
0
27.773.000
0,08
845.154.185
2,08
-
Đơn vị tính: VNĐ
*Năm 2006, tài sản của doanh nghiệp tăng 7,75% trong đó tài sản cố định giảm 2.028.108.245 đồng là do công ty đã thanh lý đươc một số máy móc bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng và một số ô tô chở hàng đã xuống cấp không đủ điều kiện vận chuyển hàng hoá với công suất lớn.
Tài sản lưu động tăng 25,83%.Kết cấu tài sản thay đổi đáng kể(Tài sản lưu động là 70,62% và tài sản cố định là 29,38%).
Trong đó các khoản phải thu là 8.1._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33402.doc