Tài liệu Lợi ích của các Nhà máy thuỷ điện vừa & nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung
BĐKH
Biến đổ khí hậu
LCU
Local control Unit
Hệ thống điều khiển tổ máy
PLC
Powerline Communication
Công nghệ truyền thông đường điện
SCADA
Supervisory Control and Data Acquisition
Hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu
SYU
Switch Yard Unit
Hệ thống điều khiển thiết bị trạm
CKTC
Cơ khí thuỷ công
DN
Doanh nghiệp
TOE
Triệu tấn dầu tương đương
UNFCCC
The United Nations Framework Convention on Climate Change
... Ebook Lợi ích của các Nhà máy thuỷ điện vừa & nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Lợi ích của các Nhà máy thuỷ điện vừa & nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ước khung c ủa Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
CDM
Clean Development Mechanism
Cơ chế phát triển sạch
JI
Joint Implementation
Cơ chế cùng thực hiện
IET
International Emissions Trading
Cơ chế buôn bán phát thải quốc tế
TCXDVN 285 : 2000
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 285 : 2000
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng số lượng dự án CDM v à CER 30
Bảng 2.1. Các công trình thủy điện vừa và nhỏ 42
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Thay đổi nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu trong 2000 năm qua 14
Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu từ 1860 đến 2000 14
Hình 1.3. Các dòng bức xạ và hiệu ứng nhà kính 17
Hình 1.4. Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng trong thời gian 1870 - 2000 18
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai 36
Hình 2.2. Sơ đồ phân bố các công trình thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai 45
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu
Khí hậu trái đất đã và đang nóng lên và có tác động lớn tới nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của cả loài người. Gần 50 năm qua từ đầu những năm 50 đến nay đã xuất hiện 13 lần El Nino và 10 lần La Nina. El Nino 1982-1983 gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở Pêru, Equađo và nhiều vùng ở đông Thái Bình Dương, đồng thời gây ra hạn hán trên nhiều quần đảo tây Thái Bình Dương như Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia,... Nghiêm trọng nhất phải kể đến là El Nino 1997-1998 gây ra bão tố, hạn hán và lũ lụt lịch sử trên cả hai bờ đông và tây Thái Bình Dương.
Đáng lo ngại là sự nóng lên toàn cầu đã bắt đầu làm tan băng trên nhiều vùng ở Nam cực, Bắc cực, trên dãy AnPơ, dãy Himalaya và sẽ tiếp tục tan trong các thập kỷ tới. Hậu quả tan băng chắc chắn là làm nước biển dâng lên uy hiếp nhiều quốc gia đảo và nhiều đồng bằng rộng lớn trên các châu lục.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam là một bộ phận của biến đổi khí hậu trên thế giới. Đặc điểm và mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam vừa phản ánh xu thế nóng lên trên phạm vi toàn cầu, vừa thể hiện tính bất ổn định trong cơ chế khí hậu nhiệt độ gió mùa của một lãnh thổ nằm ở rìa đông nam đại lục châu á với bờ biển dài trên 3200 km.
Trong hơn 4 thập kỷ vừa qua hàng loạt dị thường thời tiết, thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xẩy ra ở nước ta. Cơn bão ngày 26/9/1955 làm vỡ hàng chục quãng đê biển ở Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tháng 4, tháng 5/1957 mưa đá đã xảy ra ở Thanh Hóa, Vĩnh Phú, Bắc Ninh, Hưng Yên làm bị thương hơn 50 người, hàng trăm nóc nhà bị tốc mái,... Năm 1964, bão mạnh đã vào Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... làm ngập hàng vạn hecta lúa. Các năm 1967, 1974, 1975 băng và mưa tuyết đã xảy ra ở Sa Pa,... Hạn hán xảy ra nghiêm trọng trong các năm El Nino 1977, 1982, 1983, 1987, 1992, 1993, 1998 và úng ngập xảy ra vào các năm La Nina 1971, 1984, 1985, 1988, 1996,...
ở Việt Nam, trong 2-3 thập kỷ gần đây, số cơn bão trung bình hàng năm lên đến 6 - 7 cơn. Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt ở nhiều nơi, nhất là vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè tăng lên với mức 0,1 - 0,30C mỗi thập kỷ.
Lượng mưa năm cũng như lượng mưa tháng tuy không thể hiện rõ rệt xu thế tăng hay giảm song đã xảy ra nhiều dị thường dáng kể: Mưa lớn cuối mùa mưa, lũ đột ngột, hạn hán gay gắt. Mực nước biển dâng lên chừng 3-4 cm mỗi thập kỷ. Theo các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu, trong các mốc thời gian chính của thế kỷ tới, nhiệt độ trung bình tăng lên với mức 0,15 - 0,200C mỗi thập kỷ, lượng mưa sẽ nhiều hơn hay ít hơn hiện nay khoảng 10%. Song cường độ mưa sẽ tăng lên 5 - 10% vào khoảng năm 2070 và mực nước biển có thể dâng lên chừng 30 - 90 cm vào năm đó.
Nếu không ngăn ngừa được nguy cơ biến đổi khí hậu, tác động của sự nóng lên toàn cầu sẽ hết sức nghiêm trọng. Mà nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu chính là sự tăng lên của nồng độ các chất gây hiệu ứng nhà kính. Lượng phát thải các khí nhà kính chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động năng lượng trong các ngành dầu khí, than, điện, cơ khí, hóa chất, giao thông và các hoạt động phi năng lượng trong các ngành sản xuất xi măng, phân bón, canh tác lúa, chăn nuôi, khai thác rừng...Trong khi các nhà máy điện chạy than phát thải một lượng lớn các khí nhà kính thì các nhà máy thuỷ điện nhỏ dường như không thải ra môi trường các khí độc như SO2, CO2, NO...Việc vận hành các nhà máy thuỷ điện nhỏ, cũng không liên quan nhiều đến việc xử lý rác thải, không tạo nên các trận mưa a xít, không làm chua đất, không làm thay đổi khí hậu, không làm thủng tầng ô zôn ...
Đó chính là ưu thế của thuỷ điện nhỏ so với các loại hình nhà máy điện khác. Bởi thế mà thuỷ điện nhỏ ngày càng trở nên phổ biến và mang lại không chỉ lợi ích kinh tế mà nó còn giải quyết tốt vấn đề môi trường. Đặc điểm của địa hình các tỉnh miền núi và trung du ở nước ta là nhiều sông suối nên rất phù hợp cho phát triển thuỷ điện nhỏ. Nếu được đầu tư thích đáng, thuỷ điện nhỏ không chỉ tạo thu nhập cho người dân mà còn góp phần giảm nguồn năng lượng thiếu hụt cho nhà nước. Từ lâu, thuỷ điện nhỏ đã được sử dụng ở Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng ở quy mô gia đình và cộng đồng nhỏ, chủ yếu là ở vùng trung du miền núi. Thuỷ điện nhỏ có sức cạnh tranh so với các nguồn năng lượng khác do có giá thành hợp lý, chi phí nhân công thấp bởi các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường. Các hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện có thể trở thành điểm thu hút khách du lịch. Đặc biệt, các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá cũng như phải nhập nhiên liệu như các nhà máy nhiệt điện
Chính vì mức độ cấp thiết của việc ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu mà đề tài
“Lợi ích của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam”
Với mục đích nghiên cứu là:
Nghiên cứu khả năng về biến đổi khí hậu
Áp dụng kiến thức kinh tế học vào vấn đề biến đổi khí hậu
Tiếp cận với thuỷ điện vừa và nhỏ theo hướng phát triển thành dự án CDM
2. Phạm vi, đối tượng của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
Biến đổi khí hậu
Các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tính giá truyền tải
Phương pháp tính theo giá thị trường
Phương pháp tiếp cận thực tế
4. Lời cảm ơn
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Lê Thu Hoa. Không chỉ hướng dẫn chuyên đề cô còn đóng góp nhiều ý kiến quý giá.
Đồng thời em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Trần Hồng Thái (Giám đốc Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường).
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Thu Hoa và TS.Trần Hồng Thái đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
5. Lời cam đoan
Em xin cam đoan mọi thông tin và số liệu sử dụng trong chuyên đề này là đúng sự thật và tuân thủ đúng nguyên tắc về bản quyền.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Phương Anh
THUỶ ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Thuỷ điện vừa và nhỏ trong cơ cấu sử dụng năng lượng
Thuỷ điện vừa và nhỏ
Quy mô của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ
Các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ là các nhà máy sản xuất điện được xây dựng trên lưu vực các sông, suối nhằm tận dụng sức nước ở đây. Tuy nhiên quy mô của chúng đúng
Công nghệ sử dụng trong nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ
Hệ thống điều khiển tổ máy (LCU-Local Control Unit):
Hệ thống LCU trong các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ phụ trách toàn bộ phần điều khiển và giám sát mọi sự hoạt động của tổ máy trong phạm vi của nó, như điều khiển và giám sát điều tốc, điều khiển kích từ, điều khiển và đo lường các thiết bị thuộc tổ máy…
Tuỳ thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của từng dự án thuỷ điện mà ta có thể chọn các cấu hình thiết bị điều khiển khác nhau, có thể bớt đi hoặc thêm vào một vài cấu trúc phần cứng nào đó. Cũng như có thể thay đổi các thiết bị phần cứng PLC (Powerline Communication), thay đổi kiểu giao thức truyền thông cho phù hợp...Tuy nhiên các chức năng giám sát và điều khiển cơ bản vẫn phải đảm bảo.
Đối với các hệ thống nhỏ ta có thể sử dụng các thiết bị điều khiển có cấu hình nhỏ hơn, thậm chí chỉ cần dùng một PLC cỡ nhỏ như dòng S7-200 của Siemens cũng có thể đáp ứng được yêu cầu. Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ vi xử lý, các thiết bị điều khiển cũng hết sức đa dạng, hay các thiết bị tích hợp cho phép kết nối, thiết lập cấu hình và khả năng đáp ứng nhanh theo thời gian thực như DSP (Digital Signal Processing), các vi mạch tích hợp FPGA (Field Programmable Gate Array), CPLD (Combination of Programmable Logic Design) ... Đã làm giàu thêm những lựa chọn và giải pháp cho xây dựng thành công các hệ LCU.
Hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA-Supervisory Control and Data Acquisition)
Tuỳ vào những yêu cầu cụ thể của từng dự án, tuỳ vào công suất và quy mô của mỗi nhà máy thuỷ điện mà có nhà máy sử dụng hệ thống SCADA, có nhà máy không sử dụng.
Ta có nhận xét rằng hệ thống SCADA cho giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu trong nhà máy thuỷ điện về cơ bản cũng như các hệ SCADA áp dụng cho các nhà máy công nghiệp khác. Trừ một vài mô đun phần cứng, phần mềm mang tính đặc thù cho điều khiển thuỷ điện ra, các phần còn lại của hệ thống ta có thể tích hợp thiết bị của nhiều hãng sản xuất khác nhau. Đối với các hệ thống nhỏ ta có thể dùng các máy PC công nghiệp trang bị phần mềm WinCC của Siemens hay Pro DMS 600 của hãng ABB, Labview của hãng NI ... đều có thể đảm đương được.
Hệ thống điều khiển thiết bị trạm (SYU-Switch Yard Unit )
SYU cho nhà máy thuỷ điện bao gồm việc điều khiển, giám sát hệ thống các máy cắt, cầu dao trung áp, cao áp, tình trạng máy biến áp và bảo vệ liên động hệ thống. Việc thực hiện thiết kế, chế tạo hệ thống SYU cũng có nhiều phương án, nhiều giải pháp. Đối với những nhà máy có công suất tổ máy nhỏ (≤ 6 MW) trong một số nhà máy người ta tích hợp luôn hệ thống này vào cùng với hệ thống LCU cho điều khiển riêng mỗi tổ máy và trao đổi các tín hiệu liên động giữa các hệ LCU, nhằm mục tiêu giảm suất đầu tư cho hệ thống. Với mục tiêu phân định chức năng rõ ràng và dễ dàng quản lý, trao đổi tín hiệu liên động thì việc thiết kế riêng hệ thống SYU là hợp lý, đặc biệt là đối với những nhà máy thuỷ điện có nhiều tổ máy.
Hệ thống điều khiển các thiết bị cơ khí thuỷ công, các thiết bị phụ trợ (SIAO-Spillway_Intake_Gate And Others)
Hệ thống thiết bị cơ khí thuỷ công trong các nhà máy thuỷ điện là một hệ thống quan trọng, nó bao gồm các cửa nhận nước, các cửa xả tràn, ngoài ra có thể bao gồm các cửa xả sâu hay các cửa van điều hoà trong một vài dự án cụ thể. Hệ thống nâng hạ các cửa van ngày nay đều sử dụng là hệ xilanh thuỷ lực nên ta có thể biểu diễn trực quan hệ thống điều khiển các thiết bị cơ khí thuỷ công.
Đặc điểm kỹ thuật trong nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ
Bộ điều tốc:
Bộ điều tốc cho các turbin thuỷ lực ngày nay đa phần là dùng loại điều tốc điện-thuỷ lực.
Các tổ máy phát điện có ba chế độ hoạt động cơ bản, một là khi máy phát nối với lưới điện có công suất vô cùng lớn, hai là khi máy phát làm việc độc lập và ba là khi máy phát làm việc trong chế độ song song. Trong mỗi chế độ làm việc theo yêu cầu của người vận hành bộ điều tốc sẽ lựa chọn một chương trình làm việc tương ứng với chế độ vận hành đó.
Trong chế độ làm việc thứ nhất bộ điều chỉnh sẽ chỉ điều chỉnh chỉ điều chỉnh công suất mà không cần điều chỉnh tần số. Chế độ vận hành thứ hai bộ điều chỉnh chỉ điều chỉnh chỉ điều chỉnh tần số mà không cần điều chỉnh công suất. Trong chế độ làm việc thứ ba thì bộ điều chỉnh cần phải tính toán các giá trị sai lệch để điều chỉnh tần số và công suất của các máy phát cho phù hợp.
Thiết bị kích từ máy phát đồng bộ:
Hệ thống kích từ máy phát đồng bộ được sử dụng ngày nay có thể chia ra làm 3 kiểu là: kích từ DC, kích từ AC và kích từ tĩnh.
Ngày nay người ta thường sử dụng hệ thống kích thích tĩnh cho các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ do những tính năng mềm dẻo, đơn giản trong điều khiển, cho phép điều chỉnh dòng kích thích lớn và có thể dùng nguồn độc lập,...
Vai trò của thuỷ điện vừa và nhỏ trong nền kinh tế
Việc phát triển các dự án thủy điện, nhất là các dự án thủy điện vừa và nhỏ trong thời gian qua đã đóng góp một sản lượng điện đáng kể cho mạng lưới điện quốc gia. Chỉ riêng giai đoạn 2006-2010 có khoảng 1.000MW thủy điện nhỏ (mỗi nhà máy công suất dưới 30MW) sẽ đưa vào vận hành, góp phần tận dụng được nguồn năng lượng thiên nhiên hiện có, đồng thời tiết kiệm nguồn nhiên liệu than, dầu, khí đang ngày càng khan hiếm; điều hòa lượng nước cho nông nghiệp thủy lợi, giao thông vận tải và sinh hoạt của người dân, nhất là vào mùa khô; đóng góp quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những vùng khó khăn, bảo vệ an ninh-quốc phòng.
Không những vậy, thông qua việc khuyến khích các hộ dân tham gia vào việc góp vốn xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển. Khi đó, các hộ dân có thể tận dụng các hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện này để nuôi trồng thuỷ sản hoặc mở mô hình du lịch (chèo thuyền ngắm cảnh)….Nhờ đó, kinh tế được cải thiện đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân (đặc biệt là đối với khu vực miền núi và vùng cao).
Vai trò của thuỷ điện vừa và nhỏ trong cơ cấu sử dụng năng lượng
Năm 2006, tổng năng lượng sản xuất của cả nước cũng đạt mức trên 46,8 triệu TOE (triệu tấn dầu tương đương), tăng 5,2% so với năm 2005; trong đó có 37 triệu tấn than sạch, 17,3 triệu tấn dầu thô, 7 tỷ m3 khí thiên nhiên (gồm cả khí đồng hành) và 19,6 tỷ kWh thủy điện. Sản xuất năng lượng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991-2005 là 12,7%/năm; trong đó, tăng nhanh nhất là khai thác dầu khí tăng 16,1%, tiếp đến là than tăng 13,4% và điện sản xuất tăng 12,7%. Cơ cấu năng lượng sản xuất trong các năm 2005-2006 tương ứng như: dầu mỏ chiếm 41,2% và 37,2%, than 36,8% và 44,2%, thủy điện 7,5% và 3,6%, khí thiên nhiên 14,5% và 15%.
Đặc biệt, nhu cầu điện của nước ta luôn phát triển ở mức cao trong những năm qua (khoảng 13 - 14% năm). Dự báo những năm tới, các doanh nghiệp (DN) tiếp tục đầu tư mạnh. Mặt khác, đầu tư vào dự án thủy điện còn khẳng định sự đa dạng trong sản xuất kinh doanh của các DN, nhất là đối với các DN kinh tế lớn đã và đang xây dựng tập đoàn. Với các DN trong ngành xây lắp, việc làm chủ đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ không chỉ tận dụng được thiết bị, lao động... mà còn là bước tập dượt để làm chủ đầu tư xây dựng những dự án lớn.
Trong điều kiện thiếu nguồn điện như hiện nay thì tổng công suất từ thủy điện vừa và nhỏ cung cấp cho hệ thống là sự đóng góp đáng kể song phải có quy hoạch rõ ràng, thống nhất quản lý để kiểm soát. Do một số công trình thủy điện lớn chậm tiến độ nên các công trình thủy điện vừa và nhỏ có thể đưa vào vận hành trong năm 2007 và 2008.
Đến nay có 216 dự án thủy điện vừa và nhỏ đăng ký đầu tư, với tổng công suất 4.067MW (chưa kể nhiều dự án đã được đăng ký với các tỉnh). Tính đến cuối tháng 9/2007, đã có 22 nhà máy vận hành với tổng công suất 408MW. Riêng 9 tháng đầu năm nay, có 9 dự án đưa vào vận hành với tổng công suất 148,6MW. Theo tiến độ đang xây dựng của các công trình, từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 7 nhà máy được vận hành, tổng công suất 41,6 MW. Trong năm 2008, có khả năng đưa vào vận hành 24 nhà máy thủy điện với tổng công suất 343 MW. _ Nguồn:[www.hiendaihoa.com]
Như vậy, trong năm 2008, thuỷ điện vừa và nhỏ của cả nước đóng góp 5008,2 MW (chiếm khoảng 8,5% tổng sản lượng điện cả nước)
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khí hậu trái đất đã có những thay đổi trong qúa khứ với qui mô thời gian từ vài triệu năm đến vài trăm năm. Những biến động tự nhiên có thể gây ra những biến động khí hậu. Những vụ núi lửa phun trào mạnh, đưa vào khí quyển một lượng khói bụi khổng lồ ngăn cản ánh sáng mặt trời xuống trái đất. Những thay đổi tự nhiên của sự phân bố nhiệt từ mặt trời và những thay đổi của khí nhà kính cũng như các bụi khói trong khí quyển đã tạo ra những thời kỳ băng hà và những thời kỳ ấm lên của khí hậu trái đất.
Như vậy, có thể hiểu biến đổi khí hậu (B ĐKH) là hiện tượng xảy ra khi các yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi. Biểu hiện của BĐKH cũng rất phức tạp. Biểu hiện có thể thấy rõ nhất là: nhiệt độ tăng, băng tan, mực nước biển dâng, lượng mưa thay đổi. Tuy nhiên, BĐKH còn ẩn chứa nhiều tai biến bất thường khó lường trước.
Hình 1.1. Thay đổi nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu trong 2000 năm qua
(thang độ bên trái chỉ sự thay đổi của nhiệt độ bằng độ C (oC))
Nguồn:[www.ipcc.ch]
Từ khoảng giữa thế kỷ XIX, nhờ đo đạc chính xác bằng các dụng cụ, chúng ta mới có được số liệu định lượng chi tiết về BĐKH trong hơn một thế kỷ qua. Những số liệu có được cho thấy, xu thế chung là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Những kết quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,60C (± 0,20C). Hình 1.1 và hình 1.2 mô phỏng xu thế diễn biến của nhiệt độ nói trên.
Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu từ 1860 đến 2000
Nguồn:[www.ipcc.ch]
Các nhà khoa học đều nhất trí rằng, tình trạng nóng nhất xảy ra trong 50 năm cuối của thế kỷ XX là do hậu quả hoạt động của con người, đó là một sự thật hiển nhiên.
Sang những năm đầu thế kỷ XXI, nhiệt độ tiếp tục tăng. Có thể lấy năm 2003 làm minh chứng. Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2003 tăng 0,460C so với trung bình thời kỳ 1971 - 2000, là năm ấm thứ ba kể từ năm 1861. Trong đó, chuẩn sai nhiệt độ bán cầu Bắc là + 0,590C và bán cầu Nam: +0,320C. Năm ấm thứ hai là 2002 với chuẩn sai nhiệt độ là + 0,480C. Kể từ năm 1861 đến 2003 có 5 năm ấm nhất được xếp thứ tự như sau: 1998, 2002, 2003, 2001 và 1995. Rõ ràng, 5 năm nóng nhất của trên 100 năm qua đều rơi vào thập niên gần đây.
Hiện tượng thời tiết ấm lên ở Alaska trong những năm gần đây là một minh chứng rõ rệt. Tại đây, nhiệt độ đã tăng 1,50C so với trung bình nhiều năm. Lớp băng vĩnh cửu giảm 40% và, hàng năm, lớp băng thường dày 1,2 m, nay chỉ còn khoảng 0,3 m (mỏng hơn 4 lần so với nhiều năm).
Về mưa, cũng có những biến động đáng kể, tăng 5 - 10% trong thế kỷ 20 trên lục địa Bắc bán cầu và giảm ở một số nơi, tuy xu thế không rõ rệt như nhiệt độ. Hiện tượng mưa lớn tăng lên ở các vĩ độ trung bình và cao của Bắc bán cầu.
Tương ứng với sự tăng của nhiệt độ toàn cầu, mực nước trung bình của đại dương cũng tăng lên 10 - 25cm (trung bình 1 -2mm/năm trong thế kỷ 20) do băng tan và giãn nở nhiệt đại dương. Xu thế tăng của mực nước như vậy là lớn, đặc biệt là trong vòng 15 năm cuối cùng. Sự tan băng ở các vùng núi cao, giảm tuyết ở Bắc bán cầu và tăng nhiệt độ đã làm cho mực nước biển dâng cao. Từ cuối những năm 1960, phạm vi lớp phủ tuyết giảm khoảng 10%. Độ dày của lớp băng biển ở Bắc Cực trong thời kỳ từ cuối mùa hạ đến đầu mùa thu giảm xuống khoảng 40% trong vài thập kỷ gần đây. Cùng với xu thế tăng nhiệt độ toàn cầu là sự phân bố các dị thường của nhiệt độ. Khoảng 20 năm gần đây, người ta đã phát hiện thấy mối quan hệ giữa các dị thường khí hậu với hiện tượng ENSO.
Các biểu hiện của BĐKH diễn ra rất phức tạp, thuy nhiên biểu hiện: nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, và biến động về lượng mưa là thấy rõ. Nguyên nhân của các hiện tượng này là do sự tập trung qúa nhiều các khì nhà kính trong khí quyển (vượt quá khả năng chịu tải của hệ thống hấp thụ tự nhiên). Để hiểu rõ về nguyên nhân gây ra BĐKH và các tác động của nó, chúng ta sẽ xem xét những vấn đề sau:
Hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây ra BĐKH ngày nay
Các tác động của BĐKH
Hiệu ứng nhà kính
Mặt trời là nguồn nhiệt duy nhất từ bên ngoài trái đất. Mặt trời phát ra bức xạ sóng ngắn, chủ yếu ở dạng bức xạ ánh sáng và bức xạ tử ngoại. Khi luồng bức xạ này đến trái đất, 25% bức xạ bị khí quyển của trái đất giữ lại, 25% bị mây phản xạ trở lại vào không trung. Phần bức xạ còn lại xuống tới mặt đất và đốt nóng bề mặt trái đất. Trái đất, với nhiệt độ trung bình khoảng 150C, nên phát xạ từ bề mặt trái đất là bức xạ sóng dài (tức là bức xạ hồng ngọai).
Có rất nhiều khí chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong khí quyển (khí hiếm), nhưng có ảnh hưởng lớn đến bức xạ khí quyển, như H2O, O3, CO2, CFC v.v... Trong số này, có những khí vốn có sẵn trong khí quyển, như H2O, CO2 v.v..., trong khi một số khác, như chlorofluorocarbon (CFCs) do con người tạo ra. Các khí chiếm tỷ lệ ít ỏi trong khí quyển nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại phát ra từ mặt đất, đồng thời phản xạ, phát xạ một phần trở lại mặt đất. Khi ấy, khí quyển được ví như lớp vỏ kính của các nhà kính trồng cây ở các xứ lạnh. ở các nhà kính này, ánh sáng và các tia bức xạ sóng ngắn từ mặt trời có thể dễ dàng xuyên qua kính, làm ấm không khí bên trong nhà kính, nhưng các tia bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) từ mặt đất trong nhà kính không xuyên qua kính ra ngoài được. Vì vậy, không khí trong nhà kính được sưởi ấm, bảo vệ cây cối khỏi bị chết rét. Khí quyển cho bức xạ sóng ngắn từ mặt trời chiếu tới đi qua, nhưng hấp thụ các tia bức xạ sóng dài từ mặt đất phát ra và phát trở lại mặt đất. Hiện tượng này làm cho khí quyển và bề mặt trái đất ấm lên, giống như không khí ấm lên trong nhà kính. Vì vậy, hiệu ứng này cũng được gọi là hiệu ứng nhà kính của trái đất, còn các khí có đặc tính giữ nhiệt phát ra của trái đất được gọi là các khí nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trái đất và sự sống của mọi sinh vật. Hiệu ứng nhà kính là một quá trình vật lý tự nhiên, có tác dụng điều chỉnh khí hậu trái đất làm cho trái đất trở nên ấm áp, để con người có thể sinh sống. Theo tính toán của các nhà khoa học, nhờ có hiệu ứng nhà kính, trái đất có nhiệt độ trung bình là 150C, còn trong trường hợp không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất sẽ vào khoảng -180C. Các khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính đã tồn tại từ khi có khí quyển trái đất.
Hình 1.3. Các dòng bức xạ và hiệu ứng nhà kính
Nguồn:[climatex.org]
Thành phần khí quyển là yếu tố tương đối ít biến động so với nhiều yếu tố khác. Nói đúng hơn là, với những khoảng thời gian ngắn, thành phần khí quyển được coi là yếu tố không đổi. Thay đổi nồng độ của bất kỳ khí nào trong khí quyển cũng sẽ ảnh hưởng đến năng lượng đi tới và thoát ra khỏi trái đất. Nói cách khác, là làm thay đổi cán cân bức xạ của trái đất. Sự tăng nồng độ của các khí nhà kính làm nóng tầng đối lưu và nguội tầng bình lưu, được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự BĐKH toàn cầu hiện nay.
Hình 1.4. Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng trong thời gian 1870 - 2000
Nguồn:[unep.org]
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu hiện nay
BĐKH có thể do hai nguyên nhân: bởi những quá trình tự nhiên và bởi ảnh hưởng của con người.
Chìa khóa của những quá trình tự nhiên là sự biến động của cường độ bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bụi núi lửa tập trung nhiều phản xạ bức xạ mặt trời vào không trung. Cả hai yếu tố đó ảnh hưởng đến tổng lượng bức xạ mặt trời được hấp thụ bởi hệ thống khí hậu. Về những quá trình tự nhiên, chúng ta đã có dịp đề cập đến ở phần trên: “Biến đổi khí hậu”.
Phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng, hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu trở nên rõ ràng hơn. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi đó là sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí điôxit cácbon (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên...), phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất.
Để đánh giá vai trò của khí nhà kính đến BĐKH cần xét 4 đặc trưng sau:
Thay đổi nồng độ;
Đặc tính hấp thụ bức xạ;
Thời gian tồn tại;
Tác động với các khí nhà kính khác.
Một điều cần chú ý khi nói đến vai trò của khí nhà kính đối với BĐKH là, những đặc trưng của chúng chỉ có ý nghĩa khi xét trên qui mô toàn cầu. Vì vậy, những kết quả đo đạc thường là những đặc trưng mang tính toàn cầu. Những kết quả đo đạc được cho thấy, nhìn chung, nhiều loại khí hiếm có xu thế tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Những nghiên cứu chỉ rõ, có mối liên quan giữa sự tăng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất với sự tăng lên nồng độ của một số loại khí nhà kính trong khí quyển như CO2 và CH4.
Trong việc đánh giá hiệu ứng của các khí nhà kính, có hai vấn đề rất đáng lưu ý là:
Các khí nhà kính tồn tại lâu trong khí quyển, từ vài tháng trở lên, được xáo trộn nhanh chóng và làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu nói chung.
Do sự xáo trộn như vậy, phát thải khí nhà kính từ bất kỳ nguồn nào, ở đâu cũng đều ảnh hưởng đến mọi nơi trên thế giới.
Như vậy, phát thải khí nhà kính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BĐKH hiện nay, một sự thay đổi môi trường lớn lao nhất mà con người phải chịu đựng. Đây cũng là lý do vì sao BĐKH là một vấn đề mang tính toàn cầu.
Sự cần thiết phải hạn chế biến đổi khí hậu
Xuất phát từ những tác động xấu do BĐKH gây ra và do yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên việc hạn chế BĐKH là hết sức cần thiết và quan trọng.
Trong khuôn khổ chuyên đề xin đưa ra các tác động của BĐKH (trên cơ sở nghiên cứu tài liệu “Thông tin BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường”) như sau:
Tác động của biến đổi khí hậu tới các hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Các hệ sinh thái trên trái đất cùng với muôn loài khác nhau (ta thường gọi là đa dạng sinh học) là nguồn giá trị kinh tế, môi trường và văn hóa của loài người. BĐKH sẽ làm dịch chuyển các vùng khí hậu. Các loài sẽ phải phản ứng thích nghi với các điều kiện khí hậu mới. Sự thay đổi của các loài sẽ làm thay đổi thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái này.
Trước hết, do nóng lên toàn cầu, các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn. Khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ độ cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc phải di cư đi nơi khác. Một điều đáng chú ý là sự dịch chuyển ranh giới khí hậu được ghi nhận là đã xảy ra ở một số nơi trên thế giới. Vùng Bình nguyên lớn ở Mỹ chính là một ví dụ về nơi chịu ảnh hưởng điển hình của của sự dịch chuyển ranh giới khí hậu đã xảy ra trong 30 năm cuối của thế kỷ. Người ta cũng nhận thấy một số loài chim ở châu Âu mùa xuân di cư muộn hơn.
BĐKH dẫn tới điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn như hạn hán, cháy rừng, lũ lụt v.v... sẽ làm cho các loài có khả năng bị giảm nhiều hơn nữa.
Các vùng núi cao cũng sẽ chịu tác động mạnh. Nhiều loài có vú và loài chim sẽ bị giảm do điều kiện sinh sống không thích hợp, nguồn dinh dưỡng bị giảm.
Bảo vệ tính đa dạng sinh học chính là bảo vệ nguồn gen mà thiên nhiên đã ban tặng cho trái đất này, cũng chính là để duy trì các hệ sinh thái truyền thống nhằm chống lại những sự mất cân bằng mà hiểm họa khó có thể lường hết trong các điều kiện khí hậu mới.
Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước
BĐKH tác động tới tài nguyên nước xảy ra trước hết là làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và do đó mưa sẽ nhiều hơn. Đặc điểm của mưa đối với từng khu vực cũng sẽ thay đổi. Lượng mưa có thể tăng lên hoặc giảm đi. Mùa mưa cũng sẽ có những thay đổi về thời gian bắt đầu và kết thúc.
Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các sông, tần suất và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước trong đất, việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
BĐKH làm thay đổi chế độ thủy văn của các vùng núi, biến động của lũ lụt và dòng chảy sẽ mở rộng hơn nhiều và cường độ của những thay đổi cũng lớn hơn.
Các hồ chứa cũng sẽ bị ảnh hưởng do BĐKH. Lượng mưa lớn gây trượt lở đất và nhất là hiện tương bồi lắng sẽ làm cho các hồ giảm sức chứa và nghiêm trọng hơn là trở thành các hồ chết. Lượng mưa lớn cũng làm cho nước từ hồ bị mất do dòng chảy. Chất lượng nước các hồ cũng sẽ thay đổi.
Một hậu quả nghiêm trọng khác của BĐKH đối với tài nguyên nước là hạn hán. Những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài có thể ảnh hưởng đến xã hội với qui mô rộng hơn nhiều so với lũ lụt. Hạn hán và kèm theo là hoang mạc hóa xảy ra ở nhiều vùng trên thế giới, làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi sinh.
Vì vậy, bất kỳ sự thay nổi nào do BĐKH gây ra làm giảm tài nguyên nước đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động từ nông nghiệp, nghề cá, hàng hải, năng lượng, cung cấp nước sinh hoạt v.v... Những tác động này khác nhau đối với từng địa phương.
Tác động của biến đổi khí hậu tới vùng duyên hải và đất thấp
Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 46 triệu người đang bị nguy cơ ngập lụt và nước dâng do bão đe dọa. Nếu không có các giải pháp thích ứng, nếu nước biển dâng lên 50cm, số người bị nguy cơ ngập lụt thường xuyên sẽ tăng gấp đôi, tức là 92 triệu người, 60% số người tăng lên này là ở Nam Á và 20% ở Đông Nam Á. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m, con số này sẽ là 118 triệu người, chưa kể đến dân số, nói chung, và dân số trong vùng biển, nói riêng, sẽ tiếp tục tăng. Các vùng đất thấp ven biển vốn là những nơi rất nhạy cảm về môi trường, những thay đổi nhỏ của mực nước biển có thể dẫn đến những hậu quả lớn lao, không chỉ đơn thuần là mất diện tích canh tác.
Mực nước biển tăng sẽ làm một số vùng đất ngập nước biến mất, một số vùng khác được hình thành. Tuy nhiên, hệ sinh thái của các vùng đất thấp và đất ngập nước đã thích nghi với mực nước biển dâng chậm trong hàng ngàn năm qua, nếu mực nước biển tăng nhanh quá mức độ thích nghi, do tác động của xói mòn và ngập lụt, hệ sinh thái ven biển trên các vùng đất ngập nước không thích nghi kịp có thể bị mất.
Ngoài tác động lớn nhất của nước biển dâng đến nông nghiệp vùng ven biển là sự mất đất trồng do đất bị ngập nước như đã nói ở trên, một tác động khác có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và các hoạt động khác là các vấn đề như bồi lắng, xói mòn và xâm nhập mặn.
Tác động của biến đổi khí hậu tới Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Hệ thống sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có quan hệ khá mật thiết với thời tiết khí hậu. Vì thế BĐKH tất yếu sẽ tác động mạnh mẽ đến các đối tượng này. Cụ thể:
Đối với Nông nghiệp
Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu. Những thiên tai khí tượng như bão, lốc tố, mưa lớn gây ngập úng, hạn hán... tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, song lại có thể gây thảm họa đối với không chỉ s._.inh trưởng, năng suất cây trồng mà cả sản phẩm sau thu hoạch. BĐKH có thể tác động không giống nhau đến các đối tượng, những giai đoạn khác nhau trong nông nghiệp như thời vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất - sản lượng. Cụ thể:
Sản lượng nông nghiệp tăng do CO2 tăng lên (thường cao hơn khi nhiệt độ tăng, nhưng năng suất sẽ kém khi nhiệt độ tăng quá giới hạn, chất lượng hạt và thức ăn gia súc giảm khi CO2 tăng; sản lượng tăng lên nhiều hơn ở vùng bị hạn so với vùng ẩm ướt).
Chất đất thay đổi như tổn thất chất hữu cơ, dinh dưỡng; nhiễm mặn và xói mòn trên một số vùng trở nên trầm trọng hơn; chế độ nước trong đất bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng.
Sản xuất gia súc, gia cầm bị ảnh hưởng do giá thức ăn tăng, do thời kỳ và phân bố dịch bệnh thay đổi, do thay đổi của bãi chăn thả...
Rủi ro do tổn thất vì dịch bệnh...
Đối với Lâm nghiệp
Thảm thực vật rừng là sản phẩm của sự tương tác và tiến hóa lâu dài giữa các các yếu tố tự nhiên, trong đó khí hậu đóng vai trò chủ đạo. BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Đặc biệt, hàm lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự phát triển hệ sinh thái rừng. Tuy vậy, do độ bốc thoát hơi tăng lên nên độ ẩm đất sẽ giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể sẽ giảm đi.
Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như: trầm hương, hoàng đàn, pơ mu, gõ đỏ, lát hoa, gụ mật... sẽ có thể bị suy kiệt.
Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây rừng.
Đối với Ngư nghiệp
Nước mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt. Rừng ngập mặn bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái một số loài thủy sản.
Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản bị xấu đi.
Mực nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh tế bị giảm sút ít nhất 1/3 so với hiện nay.
Các loại thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt hoặc làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. Hậu quả là:
Cá di cư đến vùng biển khác (di cư thụ động).
Giảm khối lượng thân của cá.
Mối liên hệ hữu cơ trong quần xã sinh vật bị phá vỡ, đặc biệt đối với vùng biển nông hoặc ven bờ.
Tác động của biến đổi khí hậu tới Công nghiệp
Công nghiệp còn gồm một loạt đối tượng khác như công nghệ chế tạo, công nghệ thông tin liên lạc, công nghệ xây dựng, công nghệ hạt nhân, công nghệ chế biến nông, lâm sản....
Công nghệ xây dựng có quan hệ khá mật thiết với các yếu tố khí hậu. Sự gia tăng của một số dạng thiên tai như bão, lốc tố, lũ lụt... sẽ tác động đến công tác quy hoạch và thiết kế, tổ chức thi công, làm tăng giá thành các công trình xây dựng:
BĐKH có thể dẫn tới thay đổi các vùng khí hậu xây dựng và đặc điểm khí hậu của các vùng. Một số tiêu chí, tiêu chuẩn nhà nước cũng như tiêu chuẩn ngành về xây dựng sẽ có những biến đổi nhất định.
Nước biển dâng cùng với sự gia tăng một số hiện tượng cực đoan trên biển và từ biển vào sẽ dẫn đến nhiều thay đổi cho việc quy hoạch, xây dựng và tu bổ các công trình trên biển, trên các vùng ven biển và các khu vực thấp thuộc châu thổ.
Đê sông, biển đã và đang là giải pháp quan trọng bảo vệ các vùng đồng bằng, ven biển. Nó cũng sẽ là giải pháp trọng yếu trong chiến lược ứng phó đối với BĐKH ở các vùng ven biển và các vùng châu thổ. Chi phí cho việc xây dựng mới và tu bổ nâng cấp hệ thống đê đã có, chủ yếu là đê biển sẽ là không nhỏ ở nửa cuối thế kỷ.
Các ngành công nghệ chế biến nông - lâm - thủy hải sản cũng chịu tác động của BĐKH toàn cầu. Sự thay đổi mùa vụ, diện tích sản xuất, cơ cấu cây trồng do BĐKH sẽ tác động đến các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản.
Nhu cầu nước cho công nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng cùng quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Những khó khăn trong việc cung cấp nước do BĐKH cũng sẽ là những tác động đáng lưu ý đối với lĩnh vực công nghiệp như công nghệ chế tạo, công nghệ dệt, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản.
Tác động của biến đổi khí hậu tới Năng lượng – Giao thông vận tải
Đối với năng lượng
Chế độ mưa bị biến dạng do BĐKH tất yếu sẽ có tác động đến thủy điện ở các vùng. Nhiệt độ tăng lên kèm theo lượng bốc hơi tăng cũng góp phần thay đổi lượng dự trữ và lưu lượng của các hồ thủy điện, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và điều tiết kế hoạch sản xuất thủy điện. Nhu cầu tưới trên các vùng hạ lưu cũng tăng nhất là vào thời kỳ mùa khô hoặc xẩy ra hạn hán sẽ ảnh hưởng tới khả năng cân đối nguồn nước, điều tiết hồ, thực hiện kế hoạch phát điện. Cường độ mưa quá lớn do bão không chỉ gây khó khăn cho quá trình điều tiết hồ chứa mà còn gây lũ lụt, đe dọa an toàn cho vùng hạ lưu.
Những đợt nắng nóng xuất hiện nhiều hơn sẽ góp phần tạo ra nhiều hơn những sự cố cho nguồn phát, mạng chuyển tải điện.
Hệ thống sử dụng nguồn năng lượng gió và bức xạ mặt trời đang được khuyến cáo phát triển trong các chiến lược quốc gia về cân đối năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. BĐKH dẫn đến những biến động trong cấu trúc của chế độ gió và bức xạ như tăng hệ thống mây đối lưu, giảm bức xạ sóng ngắn, tăng bức xạ sóng dài, tăng mức biến động của tốc độ gió, thời gian nắng... (IPCC, 2001). Tình hình trên sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng, do đó đến khả năng khai thác nguồn năng lượng tái tạo này.
Hoạt động của các dàn khoan dầu được xây dựng trên biển, hệ thống vận chuyển dầu và khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển sẽ bị ảnh hưởng do nước biển dâng cao thêm, gia tăng những thiên tai trên biển làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành các máy móc, phương tiện...
Hệ thống chuyển tải điện bao gồm cả hạ thế và cao thế, các nhà máy sản xuất điện... là cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành điện sẽ bị tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu do hoạt động tăng của một số thiên tai khí tượng như bão, lũ, lũ quét, úng ngập... Nhiệt độ, các chất ô nhiễm tăng cũng góp phần tăng mức suy giảm chất lượng và tuổi thọ các công trình này.
Đối với Giao thông vận tải
Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế gắn với đời sống, nhất là các xã hội công nghiệp. BĐKH sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống giao thông vận tải quốc gia.
BĐKH có tác động tiêu cực đến các hoạt động giao thông vận tải do yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính. Sự tăng lên của các thiên tai khí tượng đặc biệt là mưa lớn, lũ và ngập lụt sẽ có tác động mạnh đến các hoạt động này. Nhiệt độ tăng góp phần làm tăng tiêu hao năng lượng của các động cơ trong đó có hệ thống làm mát trong các phương tiện vận chuyển. Cùng với nhu cầu đổi mới công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính, những tác động trên sẽ làm chi phí vận tải sẽ có xu hướng tăng. Nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến luồng lạch, bến cảng, mạng lưới giao thông trên biển và ven biển gây ra những biến động trong các hoạt động này. Hiện tượng cạn vào mùa khô trên các triền sông gia tăng sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động vận tải thủy nội địa.
Cơ sở hạ tầng của đường sắt, đường bộ sẽ bị tác động đáng kể của BĐKH trước hết do bão, lũ tăng; do nước biển dâng đối với vùng ven biển; hiện tượng úng ngập đối với các vùng đồng bằng.
Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng
Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra khá phức tạp. Nó thể hiện tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung quanh với cơ thể. Có những tác động gián tiếp, thông qua các nhân tố khác như thực phẩm, nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang bệnh....
Có nhiều dạng khác nhau biểu hiện những tác động trực tiếp của BĐKH tới cơ thể người. Khí hậu nóng ẩm, cường độ bức xạ mặt trời lớn, biến động thời tiết mạnh mẽ... là nguyên nhân gây bệnh trực tiếp cho cơ thể người:
Cảm nóng, say nắng là hiện tượng thường xuất hiện trong mùa hè, tỷ lệ bệnh suy nhược cơ thể tăng cao trong những khu vực có hoạt động căng thẳng, nómg - ẩm, bí gió...
Mất cân bằng về nước và muối dẫn đến hiện tượng suy kiệt thường xảy ra trong những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của thời tiết khô nóng, đặc biệt ở các vùng thấp, do cơ thể bị mất nước nhanh qua bốc hơi mồ hôi.
Những tác động đáng lưu ý:
BĐKH, chủ yếu là sự nóng lên toàn cầu sẽ mở rộng thêm thời gian xuất hiện các thời tiết nóng, ẩm dẫn đến tăng những nguy cơ mắc bệnh, nhất là đối với người già, những người mắc bệnh tim mạch, một số bệnh thần kinh. Đặc biệt đối với những người chưa có quá trình tập quen khí hậu nóng (khách du lịch đến từ các vùng vĩ độ cao) dễ bị tác động của các thời tiết nắng nóng cực đoan này.
Khí hậu nóng vốn là điều kiện bất lợi cho quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường xung quanh vì nó không giải tỏa được đễ dàng nguồn nhiệt sản tích trong cơ thể nên không kích thích quá trình đồng và dị hóa, làm cho cơ thể dễ mệt mỏi.
Tăng phát thải các "khí nhà kính", đặc biệt, tăng các chất CFC dẫn đến những thay đổi của ôzôn trong khí quyển, tăng ở tầng đối lưu, giảm ở lớp ôzôn thuộc tầng bình lưu, thậm chí xuất hiện những lỗ thủng. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO (1990), thay đổi này tác động tới sức khỏe con người ở ba dạng: sinh học, hóa học và thay đổi khí hậu. Giảm tầng ô zôn bình lưu sẽ làm tăng bức xạ tử ngoại ở bước sóng 290-325nm, có quan hệ đến sức khỏe, làm tăng ung thư da (cả 2 thể NMSC và MM); tăng các bệnh về mắt trước hết là đục thủy tinh thể và có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Cũng theo WHO (1990) với mức tăng 1% lỗ hổng ôzôn sẽ dẫn tới tăng khoảng 3% loại bệnh NMSC. Như vậy NMSC có thể tăng lên 6% -35% vào sau năm 2060, chủ yếu ở bán cầu Nam.
Theo WHO (1990), có 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng chịu ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu. Đứng đầu là bệnh sốt rét. Tiếp đó là bệnh "giun chỉ bạch huyết" (Lympatic filariasis)... Nhóm 3 bệnh cuối cùng là sốt xuất huyết (Dengue fever) viêm não Nhật bản (Japanese Encepphalitis), các bệnh vi rút hình cây (arbãoviral deseases) được coi là thịnh hành ở vùng nhiệt đới ẩm Đông Nam Á.
Các nỗ lực nhằm hạn chế biến đổi khí hậu
Quốc tế
Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
Trong những năm 1980, bằng chứng khoa học về BĐKH đã dẫn tới sự quan tâm chung của toàn thế giới. Đến những năm đầu 90s, một loạt các hội nghị quốc tế được tổ chức đưa ra lời kêu gọi phải có một hệp ước toàn cầu về BĐKH. Và Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại khóa họp năm 1990 đã thành lập một Ủy ban Hiệp thương Liên Chính phủ (INC) cho một Công ước khung về BĐKH (UNFCCC). Ủy ban này được ủy nhiệm soạn thảo một Công ước khung và các công cụ pháp lý liên quan. Các nhà thương thuyết của hơn 150 nước đã gặp nhau trong 5 phiên họp (trong khoảng thời gian 2/1991 đến 5/1992). Kết quả là họ đã chấp nhận Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH ngày 9/5/1992 tại trụ sở của Liên hiệp quốc ở NewYork.
Ngay sau đó, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (thường gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất) tháng 6/1992, Công ước đã nhận được 155 chữ ký của đại diện các quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia khác sau đó đã ký và phê chuẩn UNFCCC. 90 ngày sau khi được 50 quốc gia phê chuẩn, vào ngày 21/3/1994 Công ước có hiệu lực.
Toàn bộ Công ước gồm 26 điều và 2 phụ lục. Trong đó, tất cả các điều đều nhằm một mục đích cuối cùng là “Bảo vệ hệ thống khí hậu cho các thế hệ hiện nay và mai sau”.
Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu
Tại Hội nghị các bên lần thứ ba (COP - 3), có khoảng 10000 đại biểu, quan sát viên và các nhà báo đã tham gia ở Kyoto, Nhật Bản tháng 12/1997. Hội nghị đi đến Nghị quyết nhất trí chấp nhận một Nghị định thư thuộc Công ước. Đó chính là Nghị định thư Kyoto.
Nghị định thư Kyoto được mở ký từ ngày 16/3/1998 đến 15/3/1999 và được mở để gia nhập ngay sau ngày đóng ký. Nghị định có hiệu lực sau 90 ngày được phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập bởi ít nhất 55 Bên của Công ước. Và đến ngày 16/2/2005, 90 ngày sau khi Liên bang Nga phê chuẩn (18/11/2004) Nghị định thư Kyoto bắt đầu có hiệu lực.
Mục tiêu chính của Nghị định thư là cụ thể hóa cơ chế và phương thức thực hiện nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết về giảm thải khí nhà kính, góp phần đạt được mục tiêu cơ bản của Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH.
Nghị định thư Kyoto bao gồm 28 điều. Thành quả chính của Nghị định thư là xác định chỉ tiêu định lượng giảm phát thải của các nước công nghiệp và thành lập cơ chế linh hoạt để các bên tham gia Nghị dsdinhj thư có thể cùng nhau phối hợp để đạt mục tiêu chung. Đó là, cơ chế cùng thực hiện (JI), cơ chế phát triển sạch (CDM), và cơ chế buôn bán phát thải quốc tế (IET).
Các cơ chế này có sự khác biệt về cấu trúc và mục đích. JI và IET chỉ liên quan đến những quốc gia thuộc phụ lục I (chủ yếu là các nước phát triển), trong khi CDM liên quan đến cả các nước không thuộc phụ lục I (chủ yếu là các nước đang phát triển – là những người bán lượng phát thải được chứng nhận). CDM và JI là những cơ chế dựa trên dự án, còn IET lại dựa trên mục tiêu. CDM nhằm giúp các nước không thuộc phụ lục I đạt được sự phát triển bền vững và giúp các nước phát triển đạt được sự tuân thủ các cam kết của mình; trong khi hai cơ chế kia đơn giản chỉ hướng tới việc giảm chi phí và đáp ứng các cam kết Kyoto, các điều kiện của Nghị định thư Kyoto cho CDM cũng nhiều điều kiện chi tiết hơn hai cơ chế kia. Trong các cơ chế này, CDM được xếp vào loại ưu tiên “bắt đầu ngay”.
Theo thông báo của Ban Thư ký Công ước khí hậu, tính đến ngày 15 tháng 08 năm 2006, đã có 265 dự án được Ban chấp hành CDM đăng ký cho thực hiện. Thông tin chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Bảng số lượng dự án CDM v à CER
Số lượng dự án CDM
Số CER có được trung bình hàng năm
Số CER dự kiến
đến cuối năm 2012
Theo danh mục dự án do các nước đề ra:> 900
1.100.000.000
Số dự án được đăng ký: 265
84.021.758
550.000.000
Số dự án đang yêu cầu được đăng ký: 54
5.269.650
30.000.000
Nguồn:[UN News C enter]
Hình 1.5. Các dự án CDM đã được đăng ký tính đến 15/8/2006
Nguồn:[Thông tin BĐKH - Số 2/2006]
Hình 1.6. Số CER dự tính thu hàng năm từ các dự án CDM đã được đăng ký tính đến 15/8/2006
Nguồn:[Thông tin BĐKH - Số 2/2006]
Đó là tình hình BĐKH trên thế giới cũng như hành động của thế giới nhằm ứng phó với hiện tượng BĐKH. Còn biểu hiện của BĐKH và các tác động của nó ở Việt Nam sẽ được nêu ở phần tiếp ngay sau đây:
Ở Việt Nam
Ngày 6/4/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 47/2007/QĐ - TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 - 2010”. Theo đó, kế hoạch đưa ra 5 nhiệm vụ :
X ây d ựng v à ho àn thi ện khung ph áp l ý c ủa Vi ệt Anm li ên quan đ ến Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, CDM.
Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện tổ chức và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đẩy mạnh hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học liên quan đến BĐKH.
Nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Xây dựng tổ chức các hoạt động thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, CDM trong các ngành
Ng ày 2/8/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 130/2007/QĐ – TTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM.
Căn cứ “Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 - 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/4/2007, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã ký Quyết định số 1016/QĐ – BTNMT thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto.
Ngày 30/7/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã ký Quyết định thành lập Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto.
Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã có hai dự án CDM là:
Dự án “Thu gom và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông”
Dự án "Khôi phục nhà máy thuỷ điện nhỏ Sông Mực ở Việt Nam"
Nguồn:[ cdm. Unfccc.int/Projects/registered.html]
Đánh giá hiệu quả thủy điện vừa và nhỏ
Các tiêu chí lựa chọn thủy điện vừa và nhỏ
Tiêu chí kinh tế - kỹ thuật
Các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ xây dựng theo nguyên tắc sử dụng năng lượng trực tiếp từ dòng sông, một số trạm có thể sử dụng điều tiết ngày đêm hoặc điều tiết tuần hay mùa, các trường hợp chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác nếu không ảnh hưởng đến môi trường vùng hạ lưu tuyến đập thì cũng xem xét, nghiên cứu.
Chủ yếu là chọn các vị trí có đầu nước cao, riêng đối với những lưu vực lớn nhưng không có độ chênh cao về địa hình thì có thể chọn kiểu nhà máy sau đập với chiều cao đập có thể xem xét đến mức ngập ít nhất, nghĩa là ảnh hưởng ngập tác động đến môi trờng tự nhiên và môi trường kinh tế-xã hội ít nhất.
Chỉ nghiên cứu những công trình thuỷ điện vừa và nhỏ với mục đích phát điện thuần tuý, còn các công trình có khả năng lợi dụng tổng hợp hoặc phải tạo cột nước bằng cách xây đập dâng cao thì cần xem xét chi tiết và cân nhắc kỹ ở giai đoạn sau, giai đoạn này chỉ có thể nêu ở dạng tiềm năng.
Tiêu chí môi trường
Không xem xét các công trình làm ngập khu dân cư hoặc có diện tích đất canh tác bị ngập nhiều, có thể căn cứ theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới như sau:
5 kw công suất đặt/ cho 1 ha ngập
7 kw công suất đặt / di chuyển 1 người
Những công trình nằm trong các vùng nhạy cảm như khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn Quốc Gia hoặc các khu rừng nguyên sinh cần được bảo vệ sẽ không được xem xét và đánh giá là không có tính khả thi.
Tiêu chuẩn thiết kế
Theo TCXD VN 285 : 2002 đối với các nhà máy thuỷ điện có quy mô công suất từ 5 đến 50 MW thì cấp thiết kế công trình là cấp III.
Mức bảo đảm thiết kế: P=85%
Xác định tần suất lưu lượng lũ thiết kế : P=1%
Xác định tần suất lu lượng lũ kiểm tra: P=0,2%
Tần suất lũ thiết kế dẫn dòng thi công P = 10%
Tần suất lũ thiết kế lưu lượng chặn dòng P = 10%
Phát điện Nlm = 8,1MW < 50MW
Đập đất trên nền đất nhóm B H = 31,m < 35m
Tính toán thủy năng và kinh tế năng lượng
Tính toán thủy năng
Tính toán các thông số thuỷ năng dựa trên đường duy trì lưu lượng bình quân ngày được xây dựng tại tuyến công trình. Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày là hàm của lưu lượng bình quân ngày theo tần suất.
Công suất trung bình thời đoạn của nhà máy xác định theo công thức sau:
N = K * Qtb * H
Trong đó:
N: Công suất trung bình thời đoạn KW.
K: Hệ số nhà máy lấy bằng hằng số là 8,3 được lấy thiên thấp do đã tính đến tổn thất cột nước trong đó.
Qtb: Lưu lượng trung bình qua tuốc bin;
H: Cột nước phát điện được xác định như sau:
H = Zthl - Zhl –hw
Zthl: Cao trình mực nước thượng lưu.
Zhl: Cao trình hạ lưu trong giai đoạn quy hoạch được lấy hằng số.
Tuyến năng lượng
Kênh dẫn vào là kênh đào, mặt cắt hình thang, đủ đảm bảo dẫn lưu lượng nhà máy ứng với các mực nước.
Cửa lấy nước : Kết cấu bê tông cốt thép,
Đờng hầm dẫn nước : Chọn đường kính hầm với vận tốc dòng chảy trong hầm khi Qmax = 3,0 m/s ¸ 3,5 m/s (lưu lượng lớn nhất), độ dốc hầm từ 0,1% đến 5%
Kênh dẫn nước : tất cả các công trình do kênh dẫn đều nằm ở bờ suối dốc, để vận hành an toàn chọn kênh dẫn là kênh bê tông cốt thép.
Bể áp lực : Tính toán kích thước bể áp lực theo điều kiện thuỷ lực mực nước lớn nhất, nhỏ nhất của bể, kích thước đường ống áp lực. Bể áp lực kết cấu là bê tông cốt thép.
Mái đào là mái 1:1
Tính toán chỉ tiêu kinh tế và xếp hạng các công trình thủy điện vừa và nhỏ
“ Hiệu ích và Chi phí” bằng cách đánh giá hiệu quả công trình theo giá trị năng lượng sơ cấp và năng lượng thứ cấp
Một số chỉ tiêu tính toán về mặt kinh tế:
- Công suất lắp máy (Nlm),
- Công suất đảm bảo theo P= 85% ( Nđb ),
- Điện năng bình quân nhiều năm ( Eo ).
- Điện năng mùa lũ (Eml)
- Điện năng mùa kiệt ( Emk)- Giá bán điện mùa khô : 4,1 USD/kWh
- Giá bán điện mùa lũ : 3,25 USD/kWh (giá bình quân cả năm khoảng 3,8 USD/kWh.).
- Thời gian thi công: 2,5 năm
- Đời sống hoạt động kinh tế ( tuổi thọ kinh tế ) của công trình : 30 năm
- Năm bắt đầu vận hành: nửa cuối của năm thứ 3 xây dựng
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng ( O&M): 1,5%
- Tuổi thọ của thiết bị: sau 30 năm hoạt động coi nh khấu hao hết
- Tỷ lệ chiết khấu ( OCC ) : 10% ( xác định theo giá cơ hội của vốn đầu tư từ khu vực Đông Nam Á).
- Thời điểm quy về hiện tại: từ năm bắt đầu bỏ vốn.
- Tỷ suất hối đoái 1 USD = 16.000 VNĐ
- Giá trị năng lượng sơ cấp : 5,4 USD/KWh.
- Giá trị năng lượng thứ cấp : 2,5 USD/KWh
Trong giai đoạn quy hoạch để cho cùng mặt bằng so sánh các công trình đều được tính bán điện tại thanh cái và cha (có xem xét đến tổn thất).
Việc xếp hạng các công trình thủy điện vừa và nhỏ là sự tổng hợp nhều chỉ tiêu và yếu tố. Tuy nhiên, chỉ tiêu quan trọng nhất là chỉ tiêu kinh tế.
TIỀN NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ CUẨ TỈNH LÀO CAI
Tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Nguồn:[ Website chính phủ]
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/1/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 635.708ha (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
Địa hình
Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.
Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Khí hậu
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.
Thủy văn
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới có độ cao trung bình 900m so với mặt nước biển và năm trong vùng xân thực mạnh nên có hệ thống sông suối khá dày đặc, phân bổ khá đều với 2 hệ thống sông chính chảy qua, là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh), Sông Chảy (124 km chiều dài chảy qua tỉnh). Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều suối lớn, nhỏ trong đó có 107 suối dài từ 10km trở lên. Hệ thống sông, suối dày đặc là tiềm năng cho phát triển thuỷ điện (một loại vàng trắng).
Sông Hồng có lưu vực: 44.092 km2, diện tích lưu vực tại Lào Cai: 4.580 km, có nhiều suối lớn như: Ngòi phát, Ngòi San, Ngòi Bo, Ngòi Đường…
Sông Chảy có lưu vực 4.580 km2, mật độ suối: 1,09 km/km2, độ dốc bình quân lưu vực: 24,6%, có nhiều suối lớn như: Ngòi Nghĩa Đô, Ngòi Nâm Fàng,…
Nguồn nước ngầm của Tỉnh khá dồi dào, trữ lượng ước tính 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3, chất lượng khá tốt.
Theo thống kê thuỷ văn, trung bình hàng năm bề mặt địa hình tỉnh Lào Cai tiếp nhận khoảng 15 tỷ m3 nước mưa, lượng bốc hơi khoảng 5,5 tỷ m3, còn lại 9,5 tỷ m3 nước mặt. Hiện tại mới sử dụng khoảng 60 triệu m3nước trong khi khả năng có thể khai thác vào mùa kiệt khoảng 0,9 m3.
Với nguồn tài nguyên nước như trên, theo quy hoạch phát triển thuỷ điện tỉnh Lào Cai đã được phê duyệt và đang quy hoạch bổ xung, tại Lào Cai có thể đầu tư khoảng 122 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ (từ 1MW – 90 MW), tổng công suất trên 1000MW.
Căn cứ vào khả năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, ngành Công nghiệp đang tập trung mọi khả năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển thuỷ điện, để thuỷ điện trở thành thế mạnh phát triển Công nghiệp Lào Cai.
Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và những thuận lợi khi đầu tư vào thủy điện vừa và nhỏ
Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Về Công nghiệp:
Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp (CN) trên địa bàn tháng 2-2008 khoảng 88,35 tỷ đồng (theo giá cố định 1994):
CN khai thác tăng 34,2%, trong đó quặng apatit loại 2 tăng 105%,quặng fenspat tăng 116,3%, riêng quặng đồng giảm 7,9%.
CN chế biến tăng 23,6%, trong đó phân NPK tăng 101,4%, xi măng tăng 159,3%,...
CN điện, nước tăng 15,7% .
Dự kiến GTSX 2 tháng đầu năm của CN trên địa bàn (giá cố định 1994) đạt 182,8 tỷ đồng, tăng 24,8% cùng kỳ 2007 và bằng 13,1% kế hoạch 2008, trong đó:
CN trung ương có GTSX trên 109,4 tỷ đồng, tăng 9,8 % cùng kỳ 2007 và đạt 12,23% kế hoạch 2008 .
CN địa phương có GTSX trên 62,9 tỷ đồng, tăng 34,6% cùng kỳ 2007 và đạt 14,63% kế hoạch 2008 .
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có GTSX khoảng 10,5 tỷ đồng đạt 13,9% kế hoạch 2008.
Thương mại và dịch vụ:
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng này là 4,24 triệu USD = 106% so với tháng trước và tăng 113,5% cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chính xuất khẩu trong tháng của địa phương (chủ yếu vẫn xuất cho Trung Quốc) là: Giầy dép các loại, hàng rau quả, thực phẩm chế biến, quặng các loại.… Sau 2 tháng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt trên 8,24 triệu USD= 233,2% cùng kỳ 2007 và đạt 25,76% kế hoạch 2008.
Doanh thu vận tải tháng 2-2008 dự kiến khoảng 8,29 tỷ đồng, bằng 95% so với tháng trước và tăng 27,8% cùng kỳ 2007. Hoạt động vận tải hành khách trong tháng do địa phương quản lý tăng so với tháng trước 2,5%, nhưng vận tải hàng hoá lại giảm 5,6% (do nghỉ tết).
Xã hội:
Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Phấn đấu đến năm 2008, 100% số xã đạt chuẩn giáo dục trung học đúng độ tuổi, và chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường: 98,5%.
Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 33.000 lao động, trung bình 6.600 lao động/năm.
Xoá đói giảm nghèo: trung bình mỗi năm 3% số hộ nghèo trên địa bàn
Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ: 95%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 60%.
Tỷ lệ thôn, bản được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 33%. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 75%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá: 70%. Tỷ lệ cơ quan, trường học được công nhận đạt danh hiệu đơn vị văn hoá: 90%.
Cấp điện: 100% số xã có điện lưới; 75% số hộ dân được sử dụng điện.
Cấp nước sinh hoạt: cơ bản dân cư thành thị đều được sử dụng nước sạch và 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Trường học: 80% số phòng học được kiên cố hoá.
Trạm y tế: 60% các trạm y tế xã được xây dựng đạt theo chuẩn quốc gia.
Giao thông: cơ bản hoàn thành việc xây dựng đường giao thông liên thôn tới các thôn, bản; 100% tuyến đường đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc cấp phối chống trơn lầy, trong đó 60% tuyến là mặt đường đá dăm láng nhựa.
Những thuận lợi khi đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ
Để khảo sát một công trình thuỷ điện vừa và nhỏ tốn khoảng một tỷ đồng trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là khoản tiền và thời gian mà nhiều DN tham gia đầu tư chấp nhận được.
Mặt khác, đầu tư vào thuỷ điện, việc giải phóng mặt bằng đơn giản không phức tạp như đầu tư vào các khu công nghiệp khác. Yếu tố này hết sức quan trọng đối với các DN đầu tư hiện nay.
Đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ phù hợp với khả năng vốn và trình độ của nhiều DN, có tỷ suất lợi nhuận trên suất đầu tư cao. Nhà máy thuỷ điện dùng sức nước để phát điện nên ít tốn kém. Vì vậy, chi phí bình quân cho 1kwh điện rất thấp. Theo thống kê chi phí sản xuất 1kwh điện với thuỷ điện tại Việt Nam hiện nay chưa đến 2cent, trong khi mức bán ra có thể đạt 5cent/kwh. Như vậy một nhà máy thuỷ điện nhỏ có suất đầu tư dưới 1 triệu USD chỉ 8 năm đã có thể thu hồi được vốn.
Hiện trạng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai
Theo kết quả nghiên cứu tổng quan các tài liệu đã thu thập được. Trên địa bàn thỉ Lào Cai hiện có các trình thủy điện như: Mường Khương, Trịnh Tường – Bát Xát, Ngòi Phát, Bản Xèo, Ngòi San, Chu Linh, Cát Cát, Sử Pan, Nậm Cún, Bắc Hà,…..Trong đó, phần lớn các trạm thủy điện vừa và nhỏ đã xuống cấp và hoạt động kém hiệu quả.
Các công trình thủy điện này không cung cấp đủ điện năng cho các vùng lân cận. Hàng năm, ngành điện Lào Cai vẫn nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu khoảng 5 MW. ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10042.doc