Tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải Hậu - Nam Định: ... Ebook Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải Hậu - Nam Định
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải Hậu - Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
LÂM THỊ HÒA
LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
HUYỆN HẢI HẬU - NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
LÂM THỊ HÒA
LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
HUYỆN HẢI HẬU - NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA KHỌC: GS.TSKH LÝ TOÀN THẮNG
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, bạn
bè, đồng nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Phòng Giáo dục
huyện Hải Hậu, các trường tiểu học trong huyện, các thầy cô giáo và bạn bè
đồng nghiệp đã tận tình quan tâm chỉ bảo, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu
quý giá cho luận văn;
Xin cảm ơn sự ủng hộ động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu, các phòng
ban chức năng của trường ĐHSP Thái Nguyên;
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Lý Toàn Thắng,
PGS.TS Đoàn Văn Phúc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này;
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tác giả đã có nhiều cố
gắng, song luận văn không tránh khỏi nh0ững thiếu sót. Kính mong các thầy
cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Lâm Thị Hòa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Stt Viết tắt Viết đầy đủ
1 CT Chính tả
2 LCT Lỗi chính tả
3 HS Học sinh
4 HSTH Học sinh tiểu học
5 GV Giáo viên
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 LCT của HS lớp 1 qua bài thi chất lượng 36
Bảng 2.2 LCT của HS lớp 3 qua bài thi chất lượng 37
Bảng 2.3 LCT của HS lớp 5 qua bài thi chất lượng 38
Bảng 2.4 Phân loại LCT ở HS lớp 1 theo điểm số bài thi 48
Bảng 2.5 Phân loại LCT ở HS lớp 3 theo điểm số bài thi 48
Bảng 2.6 Phân loại LCT ở HS lớp 5 theo điểm số bài thi 49
Bảng 2.7 LCT của HS lớp 1 qua vở ghi bài 53
Bảng 2.8 LCT của HS lớp 3 qua vở ghi bài 54
Bảng 2.9 LCT của HS lớp 5 qua vở ghi bài 55
Bảng 2.10 LCT của HS lớp 1 qua vở ghi, phân loại theo học lực 56
Bảng 2.11 LCT của HS lớp 3 qua vở ghi, phân loại theo học lực 56
Bảng 2.12 LCT của HS lớp 5 qua vở ghi, phân loại theo học lực 57
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu xếp
theo thứ tự điều tra
66
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu xếp
theo thứ tự nhỏ dần
67
Bảng 2.15 Phân loại học lực của HSTH Hải Hậu 74
Bảng 2.16 Phân loại học lực môn văn của HSTH Hải Hậu 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
STT Tên biểu đồ, biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 LCT của HSTH khối lớp 1 39
Biểu đồ 2.2 LCT của HSTH khối lớp 3 39
Biểu đồ 2.3 LCT của HSTH khối lớp 5 39
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ phần trăm các loại LCT của HSTH huyện Hải Hậu 45
Biểu đồ 2.5 So sánh tỷ lệ LCT của HS giữa các trường tiểu học Hải Hậu 47
Biểu đồ 2.6 Điểm số bài thi và LCT tương ứng 51
Biểu đồ 2.7 LCT của HSTH qua vở ghi bài phân loại theo học lực 57
Biểu đồ 2.8 So sánh tỷ lệ phần trăm các loại LCT của HSTH huyện
Hải Hậu qua bài thi chất lượng và vở ghi bài
59
Biểu đồ 2.9 So sánh LCT của HSTH Hải Hậu qua vở ghi bài và bài
thi chất lượng (tính theo tỷ lệ %)
61
Biểu đồ 2.10 Biểu đồ so sánh LCT của HSTH Hải Hậu qua vở ghi
bài (theo lực học) và bài thi chất lượng (điểm thi)
62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC Trang
Phần I: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng nghiên cứu 7
5. Cái mới và ý nghĩa của đề tài 7
6. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
7. Cấu trúc của luận văn 9
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10
Chương 1
NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT - CƠ SỞ ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HẢI HẬU
10
1.1 Đặc điểm ngữ âm Tiếng Việt 10
1.1.1 Âm đầu 11
1.1.2 Âm đệm 15
1.1.3 Âm chính 15
1.1.4 Âm cuối 18
1.2 Đặc điểm chữ viết Tiếng việt 19
1.3 Đặc điểm và quy tắc chính tả Tiếng việt 23
1.3.1 Đặc điểm 23
1.3.2 Các quy tắc CT tiếng Việt hiện hành 25
1.4 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội, ngôn ngữ huyện Hải Hậu 28
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội huyện Hải Hậu 28
1.4.2 Đặc điểm về tiếng nói 29
1.5 Tiểu kết chương 1 32
Chương 2
THỰC TRẠNG LCT CỦA HSTH HẢI HẬU
34
2.1 Tiến hành khảo sát LCT của HSTH Hải Hậu 34
2.1.1 Mục đích khảo sát 34
2.1.2 Địa điểm và đối tượng khảo sát: 34
2.1.3 Nội dung và phương pháp khảo sát 34
2.2 Kết quả khảo sát LCT của HSTH huyện Hải Hậu 36
2.2.1 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua bài thi chất lượng 36
2.2.2 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua vở ghi bài 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC Trang
2.2.3 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua phiếu khảo sát 62
2.2.4 Phân loại các nhóm lỗi 70
2.3 Tiểu kết chương 2 71
Chương 3
NGUYÊN NHÂN LCT - CÁCH CHỮA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,
ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC LCT CHO HSTH HẢI HẬU
73
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến LCT của HSTH Hải Hậu 73
3.2 Biện pháp khắc phục LCT cho HS của GV tiểu học ở Hải Hậu 75
3.2.1 Biện pháp 75
3.2.2 Biện pháp khắc phụ LCT cho HS của GV tiểu học Hải Hậu 76
3.3 Nguyên nhân, cách chữa LCT cho HSTH Hải Hậu 77
3.3.1 Nguyên nhân, cách chữa LCT của HSTH Hải Hậu do viết sai
so với các quy tắc CT
78
3.3.2 Nguyên nhân, cách chữa LCT của HSTH Hải Hậu do ảnh
hưởng bởi thổ ngữ mẹ đẻ
78
3.4 Các kiến nghị về dạy học CT cho HSTH Hải Hậu 83
3.4.1 Đảm bảo tính giáo dục toàn diện, rèn luyện cho HS các đức
tính và kỹ năng cần thiết trong môn học CT
83
3.4.2 Quan tâm đặc biệt tới HS yếu kém trong dạy học CT 86
3.4.3 Cần giúp HS được làm quen với chữ viết đúng 86
3.4.4 Cần giúp HS được làm quen với cách phát âm đúng 87
3.4.5 Phải chú ý đến đặc điểm phương ngữ, thổ ngữ trong dạy CT 87
3.4.6 Đảm bảo tính liên thông trong rèn luyện CT cho HS 88
3.5 Một số đề xuất nhằm khắc phục LCT cho HSTH Hải Hậu 88
3.5.1 Xác định hệ thống chính tả phương ngữ trong dạy học 88
3.5.2 Giúp học sinh ý thức đầy đủ hệ thống chính tả phương ngữ 89
3.5.3 Tăng cường tri giác chữ viết bằng thị giác ở học sinh 89
3.5.4 Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học chính tả 91
Phần III: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 94
Danh mục các tài liệu tham khảo 98
Phụ lục 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
Phần I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là
công cụ tƣ duy của một dân tộc nói chung và của các em học sinh (HS) trong
nhà trƣờng nói riêng. Ngôn ngữ đồng thời còn là một trong những yếu tố cấu
thành quan trọng nhất của một nền văn hóa dân tộc, góp phần làm nên và thể
hiện ra bản sắc, giá trị của nền văn hóa ấy.
Là hệ thống ký hiệu bằng các con chữ và các dấu, chữ viết ghi lại ngôn
ngữ âm thanh, thành tiếng của con ngƣời, giúp con ngƣời vƣợt qua những trở
ngại về không gian và thời gian, ghi lại những kinh nghiệm ngàn đời của cha ông
về tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra các tác phẩm văn chƣơng cho muôn đời.
Trong bất kỳ hệ thống chữ viết nào trên thế giới nói chung cũng nhƣ
chữ Quốc ngữ ở Việt Nam nói riêng, đều luôn bao gồm các quy định, quy tắc
về chính tả (CT); nhằm giúp cho mọi ngƣời trong xã hội học tập, giao tiếp
thuận lợi (nhất là khi quốc gia đó có nhiều tiếng địa phƣơng) và đồng thời
việc phát âm chuẩn và viết đúng CT sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và
thống nhất của ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ quốc gia.
Đối với nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết
đúng CT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn
ngữ là tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có chức năng là rèn luyện các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết nhằm đổi mới và nâng cao chất lƣợng dạy học ngôn ngữ
tiếng mẹ đẻ trong nhà trƣờng; và mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là
rèn luyện cho HS kỹ năng "đọc thông viết thạo" chữ Quốc ngữ.
CT là một phần trong nội dung chƣơng trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu
học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chƣơng trình vì nó đảm nhiệm
việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản - đó là nghe, nói, đọc, viết.
Có kỹ năng CT thành thạo sẽ giúp cho HS học tập, giao tiếp và tham gia các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
quan hệ xã hội đƣợc thuận lợi; đồng thời việc mỗi thành viên xã hội (trong đó
có HS) phát âm chuẩn và viết đúng CT sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và
thống nhất của Tiếng Việt
Tiếng Việt là một ngôn ngữ bao gồm trong nó ba phƣơng ngữ (Bắc,
Trung, Nam) và nhiều thổ ngữ khác nhau bên trong các phƣơng ngữ đó. Điều
này, một mặt, làm cho Tiếng Việt thêm phong phú và giàu đẹp, nhƣng mặt
khác, phƣơng ngữ và thổ ngữ cũng chính là một trong những nguyên nhân
gây ra các lỗi chính tả (LCT) cho HS do ảnh hƣởng của cách phát âm địa
phƣơng theo kiểu “nói sao viết vậy”.
Huyện Hải Hậu là địa phƣơng vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định; có
thể coi tiếng nói của cƣ dân ở đây nhƣ một thổ ngữ vì về ngữ âm nó có những
điểm rất đặc trƣng, khu biệt khá rõ so với phƣơng ngữ Bắc và ngôn ngữ toàn
dân. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến cách viết CT - cụ thể là một số
loại lỗi – trong ngôn ngữ viết của ngƣời dân, đặc biệt là đối với con em họ
đang lứa tuổi đến trƣờng.
Vì thế, việc nghiên cứu, khảo sát LCT và tìm hiểu ảnh hƣởng của những
nhân tố phát âm mang tính địa phƣơng đến việc tồn tại các LCT thƣờng mắc của
HS thực sự là cần thiết, nhằm giúp các em khắc phục các loại LCT thƣờng gặp.
Do vậy, chúng tôi chọn: Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải
Hậu - Nam Định làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngay từ khi chữ Quốc ngữ bắt đầu đƣợc truyền bá mạnh mẽ ở Việt
Nam, vấn đề CT và sửa LCT đã luôn luôn đƣợc các nhà nghiên cứu, các nhà
văn hóa và giáo dục quan tâm bởi nó có ảnh hƣởng tới chất lƣợng giao tiếp
bằng ngôn ngữ nói và viết.
Năm 1912, Paulus Huỳnh Tịnh Của biên soạn cuốn “Đại Nam quốc âm
tự vị” và nó đƣợc coi là cuốn từ điển Tiếng Việt đầu tiên do ngƣời Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
soạn thảo, nhằm phục vụ cho việc học tập, tra cứu tiếng Việt nói chung, trong
đó có việc tra cứu, học tập CT chữ Quốc ngữ nói riêng.
Từ đó đến nay, rất nhiều giải pháp dạy học và chữa LCT đã đƣợc đề xuất,
nhìn chung lại chúng tôi thấy có thể khái quát thành một số giải pháp cơ bản sau:
2.1 Phát âm đúng để viết đúng CT
Phát âm đúng đƣợc hiểu là "phát âm theo những phân biệt đã đƣợc ghi
nhận trong CT" [20, tr.234]. Chẳng hạn đối với ngƣời Hà Nội khi phát âm rất
khó phân biệt các chữ cái ghi phụ âm Ch và Tr, S và X, R với D và Gi...,
ngƣời Huế rất khó phân biệt giữa các dấu ghi thanh ngã (~) và thanh hỏi (?),
các con chữ ghi phụ âm cuối T và phụ âm cuối C...; ngƣời Sài Gòn rất khó
phân biệt giữa các con chữ ghi phụ âm cuối V với D và Gi...Nếu không phân
biệt đƣợc trong phát âm các yếu tố CT nhƣ vậy - cụ thể ở đây là các con chữ
và các dấu thanh - thì sẽ dẫn đến nói sai và viết sai CT.
Ngƣời khởi xƣớng quan điểm này có thể kể tới tác giả Đỗ Thận (1929). Ông
chủ trƣơng dạy viết chữ kết hợp với cách đánh vần từng chữ trong bảng chữ cái
Tiếng Việt. Tác giả Lê Văn Nựu (1942) trong cuốn "Lƣợc khảo Việt ngữ" cũng
hƣớng đến giải pháp tập phát âm đúng để viết CT đúng. Theo ông, đối với học sinh
nhỏ tuổi, trong các giờ tập đọc nếu đƣợc "luyện tập cách phát âm cho đúng thì dần
dần chúng sẽ sửa chữa đƣợc những chỗ sai lầm và khi phát âm đƣợc đúng mỗi vần,
mỗi tiếng thì viết ra tự nhiên hợp cách không còn khó khăn ngần ngại gì nữa" [21,
tr.63]. Đồng quan điểm này còn có các tác giả nhƣ Nguyễn Châu với "Việt ngữ
CT" [23, tr.8], Hoàng Phê với "Vấn đề cải tiến và chuẩn hóa CT" [24]...
Đây là phƣơng pháp có tính khả dụng, tuy vậy không phải là không gặp
khó khăn. Tác giả Phan Ngọc với "Dạy HS viết đúng CT" cho rằng: "Cách
chữa lỗi thƣờng nói đến là tập phát âm cho đúng. Nhƣng cách này đòi hỏi quá
nhiều thời gian. Vả lại, đây là đặt cái cày trƣớc con trâu" [4, tr.398]. Bởi vì
muốn phát âm đúng trƣớc hết phải nắm đƣợc CT, phải nhớ đƣợc các yếu tố CT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
mình phát âm sai, nếu không những điều học đƣợc sẽ nhanh chóng bị thói quen
có sẵn xóa tan mất. Thậm chí có khi phải làm ngƣợc lại, cần phải học cách viết
CT đúng, sau đó nhờ viết CT đúng sẽ giúp ngƣời ta phát âm chuẩn. Chƣa kể,
do ảnh hƣởng của phƣơng ngữ và thổ ngữ, việc thay đổi thói quen phát âm sẽ
mất rất nhiều thời gian, thậm chí là chuyện không tƣởng. Tục ngữ có câu:
"Chửi cha không bằng pha tiếng" là vì thế. Thêm nữa, trên thực tế, có nhiều HS
tuy vẫn nói giọng địa phƣơng, nhƣng lại không viết sai CT.
Nhƣ vậy, đây là một giải pháp chƣa phải là ƣu việt và càng không phải
là giải pháp duy nhất mà chỉ có thể là giải pháp bổ trợ trong dạy học CT.
2.2 Học mẹo CT để viết đúng CT
Các mẹo CT có ý nghĩa tƣơng đƣơng nhƣ những "thang thuốc" mà các
nhà ngôn ngữ học đã "bốc" cho chúng ta bằng cách hệ thống hóa các tri thức
ngôn ngữ trừu tƣợng thành những công thức giản tiện để ứng dụng khi học CT.
Theo tác giả Phan Ngọc, "Cách đây 40 năm, Nguyễn Đình đã nói đến
luật hỏi ngã" [1, tr.152]. Tác giả đã phát hiện ra quy luật hòa phối thanh điệu
trong từ láy Tiếng Việt, đó là cơ sở của mẹo CT. Năm 1954 Trần Văn Thanh
công bố một công trình có giá trị về ngôn ngữ học, đó là: "Đồng âm dẫn giải
và Mẹo luật CT" [16, tr.290], trong đó có 26 mẹo CT bao gồm mẹo về phụ
âm đầu, vần, thanh cho từ thuần Việt và từ Hán Việt. Năm 1972, Lê Ngọc Trụ
có "Việt ngữ CT tự vị" [15, tr.6-7] đã bổ sung thêm một số mẹo luật về hỏi
ngã. Năm 1982 Phan Ngọc trong "Chữa lỗi CT cho HS" đã cho ra 14 mẹo CT.
Theo ông, mẹo CT "cung cấp những biện pháp khiến ngƣời đọc làm việc
thành công ngay lập tức" [1, tr.12]. Năm 1994 Lê Trung Hoa đã tổng hợp
những thành tựu về mẹo luật CT trƣớc đó, hoàn thiện và sáng tạo thêm đƣa
vào công trình "Mẹo luật CT" 36 mẹo luật. [10, tr.159]
Các giáo trình Tiếng Việt thực hành hiện nay đều coi mẹo là một giải pháp
để chữa LCT. Có thể kể đến nhƣ tác giả: Hà Thúc Hoan [11, tr.12 - 13], Đỗ Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Hùng [27, tr.227 - 228], Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong "Tiếng
Việt thực hành" [26, tr.243]...Tuy nhiên, đến nay chƣa có một công trình chuyên
khảo nào tiến hành đo nghiệm đƣợc mức độ hiệu quả của các mẹo CT nói trên.
Mặt khác, không có một mẹo CT nào là vạn năng, mỗi mẹo chỉ có thể
giúp chữa một loại lỗi nào đó. Chẳng hạn mẹo phân biệt hỏi/ngã, mẹo phân biệt
Ch/Tr, mẹo phân biệt S/X,...Do vậy, để giải quyết tất cả các LCT cần phải có
rất nhiều mẹo khác nhau và việc nhớ đƣợc các mẹo đó cũng lại là một vấn đề
khó. Theo tác giả Nguyễn Quý Thành thì "một điều dễ nhận ra là số mẹo quá
nhiều (chƣa kể ngoại lệ). Khó có thể thuộc hết cả trăm mẹo đƣợc. Theo chúng
tôi, đối với HSTH, mẹo không là giải pháp tối ƣu".[23, tr.12 - 13].
Nhƣ vậy, mẹo CT vừa có ƣu điểm, vừa có nhƣợc điểm, theo chúng tôi
cần phải tiếp thu có chọn lọc, có sự gia công sƣ phạm để phát huy đƣợc các
thành quả nghiên cứu và phù hợp với năng lực tiếp thu của HSTH.
2.3 Học CT bằng cách nhớ từng chữ một
Dùng từ nào thì phải viết đúng chữ ghi từ đó - là mục tiêu cuối cùng
phải đạt của học CT. Phần lớn ngƣời viết CT đúng hiện nay đều sử dụng
phƣơng pháp này. Theo tác giả Phan Ngọc thì đây "là cách rèn luyện đòi hỏi
những cố gắng quá lớn, thời gian tập dƣợt quá dài, lại không bao giờ có thể
xem là kết thúc..." [13, tr.7]. Nguyễn Đức Dƣơng cũng cho rằng: "nhớ từng
chữ một thì buộc HS phải học thuộc lòng mặt chữ khoảng 6.100 âm tiết Tiếng
Việt hiện dùng, một công việc vừa chẳng lý thú tý nào, vừa rất mất công" [9,
tr.66]. Tuy vậy Nguyễn Đức Dƣơng cũng nhấn mạnh: "trong số hơn sáu ngàn
âm tiết Tiếng Việt, chỉ có hơn một nửa là thông dụng (thƣờng gặp)", do vậy,
đây vẫn có thể đƣợc coi là giải pháp khả dụng, đặc biệt là đối với HSTH.
Nguyễn Quý Thành lại có một quan điểm khá thực tiễn: "đối với học
sinh tiểu học (HSTH) có thể sử dụng giải pháp nhớ từng chữ một theo phƣơng
châm sai gì học nấy có cấp độ hóa cho từng khối lớp và gắn với từng vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
phƣơng ngữ" [23, tr.12]. Đối với HSTH, mỗi chữ khó đƣợc luyện viết đi viết
lại nhiều lần, do vậy theo chúng tôi đây cũng là một giải pháp có nhiều ƣu điểm
cần đƣợc nghiên cứu và ứng dụng và có sự phối hợp với một số giải pháp khác.
Nhƣ vậy, qua sự trình bày ở trên, các giải pháp đƣa ra, mặc dù còn có
những hạn chế nhất định, song ít nhiều đã giúp cho ngƣời dạy cũng nhƣ ngƣời
học hoàn thiện đƣợc kỹ năng dạy và học CT. Mỗi giải pháp đều có những ƣu
điểm, mặt trội của nó, do vậy cần có sự gia công sƣ phạm thêm để cho phù
hợp với trình độ nhận thức của từng đối tƣợng HS.
Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả các giải pháp nêu trên cần phải có
sự điều tra nghiên cứu thực trạng LCT của HS trên từng vùng lãnh thổ để có
đƣợc cơ sở thực tiễn khoa học cho việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất
cho HS ở vùng lãnh thổ đó.
Hải Hậu cũng là một trong những địa phƣơng không chỉ ở HS mà ngay
cả đối với ngƣời lớn vẫn còn phổ biến tình trạng viết sai CT, do vậy thực
trạng của tình hình này là gì, nguyên nhân của vấn đề là do đâu và cần phải
làm gì để khắc phục? Suy ngẫm và đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi nhƣ
vậy, cho đến nay, vẫn chƣa có ai trong các cơ quan nghiên cứu và ngành giáo
dục quan tâm, tìm hiểu. Kế thừa thành tựu của các công trình có liên quan của
các tác giả đi trƣớc, căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát tình hình LCT của
ngƣời dân và HS Hải Hậu, chúng tôi chọn vấn đề "Lỗi chính tả của học sinh
tiểu học Hải Hậu - Nam Định" làm đề tài nghiên cứu.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài "Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải Hậu - Nam Định"
nhằm 3 mục đích sau:
- Tìm hiểu thực trạng LCT của học sinh tiểu học huyện Hải Hậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
- Tiến hành tìm hiểu, phát hiện, và phân tích đánh giá những nhân tố văn
hóa - xã hội ảnh hƣởng tới thực trạng đó.
- Phân tích lỗi, tìm hiểu xu thế sử dụng ngôn ngữ của cƣ dân địa phƣơng,
hƣớng tới đề xuất và kiến nghị nhằm khắc phục LCT, giúp HS nói và viết
Tiếng Việt ngày càng tốt hơn, theo kịp chuẩn mực chung của xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng LCT của HSTH Hải Hậu.
- Phát hiện các nhân tố ảnh hƣởng đến LCT của HSTH Hải Hậu và đề
xuất phƣơng hƣớng khắc phục chúng.
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các LCT của HSTH ở một địa bàn cụ thể là huyện Hải Hậu, Nam Định
4.2 Khách thể điều tra
HSTH đƣợc khảo sát ở các khối lớp 1, 3, 5. Đây là các khối lớp đầu,
giữa và cuối cấp mang tính đại diện cho HS của toàn bậc tiểu học.
5. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Lần đầu tiên , LCT của HSTH huyện Hải Hậu đƣợc thu thập , khảo sát,
phân tích, miêu tả
- Lần đầu tiên nguyên nhân của các lỗi này đƣợc cố gắng chỉ ra
- Từ đó, đề xuất phƣơng hƣớng khắc phục LCT của HSTH huyện Hải
Hậu, giúp các em nói và viết tiếng Việt tốt hơn.
6. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Tƣ liệu: Tƣ liệu của Luận văn đƣợc chính chú ng tôi thu thập trực
tiếp trên các sản phẩm hoạt động học tập của HSTH ở huyện Hải Hậu, cụ thể
là: các bài thi, bài kiểm tra, vở ghi bài... Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
liệu phiếu điều tra đƣợc soạn theo mục đích nghiên cứu của đề tài để phát cho
HS rồi yêu cầu các em tự điền vào.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u :
Để thƣ̣c hiện đề tài này , tác giả luận văn áp dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu ngôn ngữ và thủ pháp nghiên cƣ́u sau :
6.2.1. Phương pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học
Để có đƣợc tƣ liệu thống kê, phân tích, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều
tra xã hội ngôn ngữ học trên thực địa. Bằng phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng
các thủ pháp: chọn mẫu khảo sát và phân tích, kết hợp việc quan sát, tiếp cận, đàm
thoại, phỏng vấn sâu... Quan sát khoa học là phƣơng pháp tri giác đối tƣợng một
cách có hệ thống nhằm thu thập thông tin về đối tƣợng. Tiếp cận, quan sát tổng thể,
đàm thoại, phỏng vấn, theo dõi những mặt biểu hiện trong quá trình học tập của HS,
giáo viên (GV) tiểu học huyện Hải Hậu để tìm hiểu LCT của các em. Trên cơ sở
các lỗi đó mà phát hiện các nhân tố ảnh hƣởng đến LCT của HSTH Hải Hậu.
6.2.2. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học:
Sau khi có các tƣ liệu nghiên cứu điền dã thực địa, đề tài áp dụng
phƣơng pháp thống kê ngôn ngữ học để tìm ra đƣợc những quy luật kết hợp
của các đơn vị ngôn ngữ, những mối quan hệ giữa các đơn vị trong cùng một
cấp độ với nhau. Đồng thời, áp dụng phƣơng pháp thống kê ngôn ngữ vào
việc thống kê LCT của HS để có cái nhìn khách quan về thực trạng, về tần số
mắc lỗi của HS. "Chỉ có trên cơ sở thống kê mới có thể biết đƣợc một cách cụ
thể nhiều hay ít là nhƣ thế nào (...) Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ thể
hiện rất khác nhau trong sự hoạt động ngôn ngữ. Và cùng một đơn vị nhƣng ở
các phong cách cụ thể, ở các địa phƣơng cụ thể và ở các cá nhân cụ thể cũng
khác nhau. Do đó cần dùng phƣơng pháp thống kê để nghiên cứu ngôn ngữ
cũng nhƣ sự hoạt động ngôn ngữ" [7, tr.13 - 14]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
"Có thể nói rằng, tần số của hiện tƣợng ngôn ngữ phản ánh đặc điểm
chức năng của hiện tƣợng đó. Nếu thực hiện thống kê với một số lần đủ lớn
theo đúng yêu cầu và phƣơng pháp bộ môn thì từng đặc trƣng số lƣợng của
một dạng thức sẽ đi tới đặc trƣng chất lƣợng của nó" [7, tr.15]
6.2.3. Phương pháp miêu tả
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng nhất nhằm phân tích, đánh giá các
tƣ liệu thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu. Các thủ pháp luận giải bên trong và
luận giải bên ngoài nhƣ: phân loại, tổng hợp tƣ liệu, miêu tả, đối lập, so sánh... các kiểu
loại LCT ở các trình độ khác nhau, chất lƣợng học tập khác nhau của các em HSTH.
Bên cạnh đó, đề tài còn chú trọng đến phƣơng pháp phân tích miêu tả cấu âm - âm học
các đơn vị đoạn tính trong việc phân tích cấu trúc âm tiết và các âm tiết tiếng Việt
nhằm chỉ ra nét đồng nhất và khác biệt giữa chúng trên chữ viết về phƣơng diện phát
âm thƣờng bị tập quán phát âm địa phƣơng làm lẫn lộn. Từ đó, giải quyết mối quan hệ
giữa phát âm và chữ viết, tránh viết sai CT do ảnh hƣởng của phát âm gây ra.
Ngoài các phƣơng pháp nghiên cứu trên, đề tài còn áp dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu quy nạp, diễn dịch - những phƣơng pháp của lô gích trong
quá trình miêu tả, cũng nhƣ một vài phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu của
các ngành khoa học khác.
7. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1 Ngữ âm và chữ viết tiếng việt – cơ sở để đánh giá chính tả
của học sinh tiểu học Hải Hậu
Chƣơng 2 Thực trạng lỗi chính tả của học sinh tiểu học Hải Hậu
Chƣơng 3 Nguyên nhân lỗi chính tả - cách chữa và một số kiến nghị, đề
xuất nhằm khắc phục lỗi chính tả cho học sinh tiểu học Hải Hậu
Phần III: Kết luận đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1
NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT - CƠ SỞ ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HẢI HẬU
1.1 ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết đƣợc tách bạch rõ ràng
trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời, cách
biệt nhau. Ví dụ: "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh" (9 âm tiết).
Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, âm tiết có vị trí hết sức quan trọng.
Âm tiết là sự biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc điểm của
tiếng Việt về mặt ngữ âm. Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu
nhất định (trong số 6 thanh: huyền(\), sắc(/), hỏi(?), ngã( ), nặng(.) và
thanh ngang - không có kí hiệu dấu ghi thanh trên chữ viết. Khi viết chữ
phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính hoặc bộ phận chính (đối với âm
chính là nguyên âm đôi).
Cấu tạo âm tiết tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết
tiếng Việt có cấu tạo với 4 đơn vị đoạn tính (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối)
và một đơn vị siêu đoạn tính (thanh điệu) đƣợc chia thành hai bậc nhƣ sau:
Bậc 1: Âm đầu, và Bậc 2: Vần (bao gồm âm đệm, âm chính, âm cuối)
nhƣ mô hình dƣới đây:
Thanh điệu
Âm đầu Vần
âm đệm âm chính âm cuối
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu đƣợc
trong bất kỳ một âm tiết nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Trên chữ viết, cách xác định ký hiệu ghi âm tiết nhƣ sau:
Âm tiết -
chữ viết
Âm đầu
Vần
Thanh điệu
Âm đệm Âm chính Âm cuối
À
án
oản
toan
kiện
quyền
thuế
hoãn
ze ro
ze ro
ze ro
t
k
q
th
h
ze ro
ze ro
o
o
ze ro
u
u
o
a
a
a
a
iê
yê
ê
a
ze ro
n
n
n
n
n
ze ro
n
huyền
sắc
hỏi
ngang
nặng
huyền
sắc
ngã
Khi xác định đƣợc ký hiệu ghi âm chính trong âm tiết (tiếng, chữ), ta ghi
dấu thanh điệu lên trên hoặc dƣới con chữ ghi nguyên âm đó, ví dụ: tan, tàn,....
Trong trƣờng hợp có hai con chữ (nguyên âm) biểu thị âm chính (nguyên
âm đôi), ngƣời ta thƣờng ghi dấu thanh điệu lên trên hoặc dƣới những con
chữ có dấu phụ, kiểu: tiên, tiền, tiến, tiển, tiễn, tiện.
Trong trƣờng hợp cả cả hai con chữ (nguyên âm) cùng ghi nguyên âm
làm âm chính không có dấu phụ, ngƣời ta thƣờng ghi dấu thanh điệu lên con
chữ nguyên âm đầu tiên (từ trái sang phải): mua, múa, mùa ...
Nhƣng với những trƣờng hợp cả hai con chữ (nguyên âm) cùng ghi
nguyên âm làm âm chính đều có dấu phụ, ngƣời ta thƣờng ghi dấu thanh điệu
lên trên hoặc dƣới con chữ nguyên âm thứ hai (từ trái sang phải): bươi, bưởi...
Từ mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt ở trên, chúng ta có thể lần lƣợt đi tìm
hiểu các nguyên tắc ghi các thành phần âm vị trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
1.1.1 Âm đầu
Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt có 22 phụ âm, bao gồm:
+ Âm vị âm đầu đƣợc ghi bằng một chữ cái là: 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
+ Âm vị âm đầu đƣợc ghi bằng nhóm hai chữ cái là: 06
+ Âm vị âm đầu có hai cách ghi bằng một chữ cái và hai chữ cái là: 03 (/z/, //, //)
+ Âm vị âm đầu có hai cách ghi bằng nhóm hai chữ cái và nhóm ba chữ
cái là: 01 (//)
+ Âm vị âm đầu ghi bằng 03 chữ cái khác nhau: 01 (/k/)
Âm vị âm đầu có số lƣợng nhiều nhất: 22 âm vị.
Chữ viết tiếng Việt là loại chữ ghi âm bằng chữ cái. Âm vị phụ âm đầu
đứng ở vị trí số một trong âm tiết với tổng là 22 phụ âm. Trong đó:
TT Âm vị Chữ cái Ghi chú
1 /b/ b
2 /m/ m
3 /f/ ph
4 /v/ v
5 / t/ th
6 /t/ t
7 /d/ đ
8 /n/ n
9 /s/ x
10 /z/ d ví dụ: "con dao, da trâu"
gi
theo cách phát âm phổ biến, đứng trƣớc "i, iê, ia";
riêng trong: giì, giiếng bị tinh giản thành "gì,
giếng", "gia đình, thầy giáo"
11 /l/ l
12 // tr
13 // s
14 // r theo cách phát âm miền bắc: "rực rỡ"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
TT Âm vị Chữ cái Ghi chú
15 /c/ ch
16 // nh
17 /k/ k
khi đứng trƣớc các nguyên âm dòng trƣớc /i, e,
ie/: "ký, kể, kẻ, kiếp..."
q khi đứng trƣớc âm đệm /u/: "quả, quê"
c trong các trƣờng hợp còn lại: "cá, cờ cốm..."
18 /ŋ/ ngh
khi đứng trƣớc các nguyên âm dòng trƣớc: /i, e,
ie/ (nghiên cứu, nghe ngóng)
ng trong các trƣờng hợp còn lại: ngủ ngon, ngọt bùi
19 // kh
20 // gh khi đứng trƣớc /i, e, /: "ghi, ghế, ghẻ"
g trong các trƣờng hợp khác: "gà gô, gỗ gụ"
21 // (khuyết)
22 /h/ h
CT tiếng Việt dựa trên nguyên tắc ngữ âm học: phát âm thế nào, viết
thế ấy; giữa phát âm và chữ viết có sự phù hợp cao, một âm vị đƣợc biểu thị
bằng một hình thức chữ viết. Tuy nhiên, giữa âm vị và chữ viết tiếng Việt đôi
khi còn có chỗ bất hợp lý nhƣ một âm vị có thể đƣợc biểu thị bằng nhiều chữ
cái. Ví dụ: một âm vị phụ âm đầu đƣợc ghi bằng nhiều con chữ nhƣ các âm vị
đƣợc ghi bằng "ngh", "ch", "th", "ph"; một âm vị phụ âm đầu đƣợc biểu thị
bằng nhiều các cách viết khác nhau nhƣ: /g/ :g, gh; /k/: c, k, q, v.v.
+ Ghi là c khi viết trƣớc các ký hiệu ghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Viết âm đầu /k/
- Viết âm đầu /ŋ/
- Viết âm đầu //
nguyên âm (bộ phận ghi nguyên âm đôi) /a/,
/ă/, //, //, //, /u/, /o/, //, /uo/, // (ca,
căn, cơ, câu, cƣ, cu, cô, co, cua, cƣa, cƣơi,
cuôi...)
+ Ghi là k khi viết trƣớc các nguyên âm hàng
trƣớc /i/, /e/, /ε /, /ie/ (ki, kê, ke, kia, kiên..)
+ Ghi là q khi viết trƣớc âm đệm: /u/ (quả,
quang, quăng... Riêng trƣờng hợp ka ki, theo
thói quen k vẫn viết trƣớc a có lẽ do vay mƣợn)
+ Ghi là ng khi viết trƣớc các ký hiệu ghi
nguyên âm hàng giữa, hàng sau /a/, /ă/, //,
//, //, /u/, /o/, //, /uo/, //, và đứng trƣớc
âm đệm /u/: (nga, ngăn, ngơ, ngây, ngƣ, ngu,
ngô, ngo, ngựa, nguyên, ngoa...)
+ Ghi là ngh khi viết trƣớc các ký hiệu ghi
nguyên âm hàng trƣớc: /i/,/ε/, /e/, /ie/ (nghi,
nghê, nghe, nghĩa, nghiên...)
+ Ghi là g khi viết trƣớc các ký hiệu ghi
nguyên âm hàng giữa, hàng sau: /a/, /ă/, //,
//, //, /u/, /o/, //, /uo/, //, và đứng trƣớc
âm đệm /u/: (ga, găn, gơ, gây, gƣ, gu, gô, go,
guôt, gƣơm, góa...)
+ Ghi là gh khi viết trƣớc các ký hiệu ghi
nguyên âm hàng trƣớc: /i/,/ε/, /e/, /ie/ (ghi, ghê,
ghe, ghiên...)
1.1.2 Âm đệm: Bán âm /u/ và // (zêrô)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Âm đệm đứng ở vị trí thứ hai trong âm tiết và vị trí số một trong phần
vần, đƣợc gọi là âm nối liền âm chính. Trong tiếng Việt chỉ có bán âm /u/ và
(zêrô) là âm vị âm đệm. Bán âm /u/ có đặc điểm giống nguyên âm [u]. Trên
chữ viết, bán âm /u/ có sự bất hợp lý ở chỗ nó là một âm nhƣng đƣợc biểu
thị bằng hai hình thức viết khác nhau, khi viết là "u", khi viết là "o"; còn âm
vị âm đệm zêrô thì không đƣợc biểu thị trên chữ viết.
- Viết là chữ cái o
khi đứng trƣớc các nguyên âm
- Viết là chữ cái u
khi đứng trƣớc các nguyên âm
+ /a/ (oa, oan, oai, oang, ...
+ /ă._./ (oăc, oăm, oăn, oăng, oăt...)
+ /ε/ (oe, oen, oeng, oeo, oep, oanh, oách...
+ // (uâc, uât, uây, uâng...)
+ /e/ (uê, uên, uêt,...)
+ /i/ (uy, uyn, uynh,...)
+ /ie/ (uya, uyên, uyêt,...)
1.1.3 Âm chính: Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, tức vị trí thứ
hai trong phần vần. Âm vị đảm nhiệm vị trí này là các nguyên âm đơn và nguyên
âm đôi, bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi, cụ thể nhƣ sau:
TT Âm vị Chữ cái Ghi chú
1 /i/ i bị, ít khi
y ý kiến, y tế
2 /e/ ê ghế, tế
3 /ε / e nhe, mẻ
4 // ƣ tƣ, nhử
5 // ơ bơ, bớ
6 // â bất, bật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
TT Âm vị Chữ cái Ghi chú
7 /a/ a ca, tá
8 /ε / a (anh, ách)
9 /a/ a ay, au
a bắt, cắp
10 /u/ u ngu, thù
11 /o/ ô cô, bố
ôô (từ phiên âm)
12 // o quanh co
oo xoong chảo, rơ moóc
13 // o (ong, oc)
14 /ie/ ia chia cắt, bia cỏ
ya đêm khuya
iê buổi chiều
yê khuyên bảo
15
//
ƣa
ƣơ
cơn mƣa, quả dừa
tƣơi tốt, tƣơm tất
16 /uo/ ua Chua
uô Chuông
Phần lớn các nguyên âm đảm nhiệm vị trí âm chính đƣợc biểu thị bằng
một hình thức chữ viết (a, ă, â, ê, ƣ, o...). Chỉ có một số âm vị nguyên âm đơn
đƣợc biểu hiện bằng hai hay nhiều hình thức chữ viết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Chẳng hạn:
- Nguyên âm /ε /
đƣợc biểu thị là:
+ Chữ cái e trong các vần có âm cuối
(trừ các âm cuối là // ng,/k/ c
+ Chữ cái a trong các âm tiết có âm
cuối là phụ âm // nh, và /k/ c
- Âm vị nguyên âm đơn /i /
đƣợc biểu thị là:
+ Chữ i trong các vần vắng âm đệm là
bán âm /u/
+ Chữ y trong các âm tiết có vần chứa
âm đệm là bán âm /u/ hoặc âm tiết
vắng âm đầu, âm đệm, âm cuối (y,
uy, tuy,...)
Có 03 nguyên âm đôi giữ vị trí là âm chính và đƣợc biều thị bằng nhiều
hình thức viết:
- Nguyên âm đôi /ie/:
- Nguyên âm đôi /uo/:
- Nguyên âm đôi //:
+ iê ở âm tiết có âm cuối: chiến, tiêu tiếng...
+ yê ở âm tiết có âm đệm và âm cuối:
tuyên truyền, quyên...; hoặc khi mở
đầu âm tiết: yên, yết...
+ ia viết ở âm tiết không có âm cuối:
chia, phía...
+ ya ở âm tiết có âm đệm, không có
âm cuối: khuya.
+ ua ở âm tiết không có âm cuối: ủa,
của, múa...
+ uô viết ở âm tiết có âm cuối: suối,
suốt, chuối...
+ ƣa ở âm tiết không có âm cuối:
chƣa, thừa...
+ ƣơ ở âm tiết có âm cuối: nƣớc, thƣơng...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Riêng về trƣờng hợp I, Y làm âm chính thì hiện nay sự phân bố vị trí
giữa i và y chƣa rõ ràng, còn tồn tại cách viết nƣớc đôi: kĩ thuật/ kỹ thuật, mỹ
học/ mỹ học, quí/ quý...Cụ thể là:
+ i viết sau âm đầu: bi, phi, kĩ, mĩ, kính, minh...
+ y viết sau âm đệm: quy, quynh, duy ...
Khi đứng một mình viết i đối với các từ thuần Việt: ỉ eo, ầm ĩ..., viết y
đối với các từ gốc Hán: y tá, ý kiến...
1.1.4 Âm cuối:
Âm cuối ở vị trí cuối vần và cũng là vị trí cuối của âm tiết, đƣợc dùng
để kết thúc âm tiết. Âm vị đứng ở vị trí này là bán âm cuối hoặc phụ âm cuối.
- Phụ âm cuối gồm có:
TT Âm vị Chữ cái Ghi chú
1 /p/ p
- xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc{/}, thanh nặng {.}
2 /t/ t
- xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc{/}, thanh nặng {.}
3
/m/
m
- xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc{/}, thanh
huyền{\}, thanh hỏi{?}, thanh ngã{~}, thanh nặng
{.} và thanh không
4
/n/
n
- xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc{/}, thanh
huyền{\}, thanh hỏi{?}, thanh ngã{~}, thanh nặng
{.} và thanh không
5 /k/ c
- xuất hiện trong các âm tiết (trừ các âm tiết có âm
chính là nguyên âm hàng trƣớc: /i/, /e/, /ε /, /ie/:
các, cóc)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
TT Âm vị Chữ cái Ghi chú
ch
- Xuất hiện trong các âm tiết có âm chính là nguyên
âm đơn hàng trƣớc: /i/, /e/, /ε/ ích, ếch, ách...
6 /ŋ/ ng
- Xuất hiện trong các âm tiết (trừ các âm tiết có âm
chính là nguyên âm hàng trƣớc:/i/, /e/, /ε /: tung,
tông, túc...)
7
//
nh
- Xuất hiện trong các âm tiết có âm chính là nguyên
âm đơn hàng trƣớc: /i/, /e/, /ε /: inh, kênh, xanh...
- Bán âm cuối gồm có:
TT Âm vị Chữ cái Ghi chú
1
/u/
u
- "u" ghi bán âm cuối /u/ trong các âm tiết có các
nguyên âm (trừ /a/, / ε /) nhƣ: cau, đâu, nêu, niêu,
tiu nghỉu...
o
- "o" ghi bán âm cuối /u/ trong các âm tiết có âm
chính là nguyên âm /a/, / ε / nhƣ: cao, chèo, béo, đảo...
2 /i/ i
"i" ghi bán âm cuối trong các âm tiết có các
nguyên âm (trừ /ă/, //), nhƣ: mai, tôi, cúi, hoài...
y
chỉ xuất hiện sau nguyên âm /ă/, // nhƣ: cay, hay,
cây, đẩy, ngoe nguẩy...
// (zêrô) khuyết con chữ
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống
chữ cái La tinh, là chữ viết ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức
là nói sao viết vậy. Bộ chữ này đƣợc các cha cố Dòng Tên du nhập vào nƣớc
ta từ đầu thế kỷ XVII, bao gồm 26 ký hiệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Aa Bb Cc Dd Ee Ff Gg Hh Ii
Jj Kk Ll Mm Nn Oo Pp Qq Rr
Ss Tt Uu Vv Ww Xx Yy Zz
Tuy nhiên, so với bảng chữ cái La tinh, bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay
có một số khác biệt: Từ gốc là các chữ cái La tinh, chữ Quốc ngữ đã đƣợc sử
dụng theo nguyên mẫu là chữ đơn, hoặc chữ ghép, hoặc thêm dấu phụ vào chữ
cái để có thể thể hiện âm vị, nhƣng cũng có trƣờng hợp thể hiện biến thể của
âm vị. Ngoài ra, vì tiếng Việt có 6 thanh điệu nên chữ Quốc ngữ đã có thêm 5
ký hiệu huyền(\), sắc(/), hỏi(?), ngã( ), nặng(.) ghi trên các chữ âm tiết để
biểu thị các thanh tƣơng ứng. Cụ thể chữ cái trong chữ Quốc ngữ nhƣ dƣới đây:
- Không sử dụng các ký hiệu: Ff, Jj, Ww, Zz để ghi âm;
- Ghép các con chữ để ghi một âm vị:
+ Ghép chữ c với h thành ch ghi âm /c/;
+ Ghép chữ g với h thành gh ghi âm // khi đứng trƣớc nguyên âm
hàng trƣớc /i, ê, e/
+ Ghép chữ k với h thành kh ghi âm / /
+ Ghép chữ n với h thành nh ghi âm //;
+ Ghép chữ t với h thành th ghi âm /t/
+ Ghép chữ t với r thành tr ghi âm //
+ Ghép g với i thành gi ghi âm /z/
+ Ghép chữ n với g và h thành ngh ghi âm //
+ Ghép p với h thành ph ghi âm /f/
- Sử dụng các dấu phụ:
+ Thêm dấu (-) vào chữ cái d để đƣợc chữ đ để ghi phụ âm /d/; và dùng
chữ d ghi âm /z/, dùng đ ghi âm /d/
- Thêm dấu râu () vào u (vốn ghi âm /u/) thành ư để ghi âm //
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
- Thêm dấu râu () vào o (vốn ghi âm //) thành ơ ghi âm //
- Thêm dấu mũ ( ) vào trên chữ e (vốn ghi âm /ε/) thành ê để ghi âm /e/
- Thêm dấu mũ ( ) vào trên chữ o (vốn ghi âm //) thành ô để ghi âm
/o/
- Thêm dấu ( ) vào trên chữ a (vốn ghi âm /a/) thành â để ghi âm //
- Ghép i với a > ia; i với ê > iê; ghép y với a > ya; y với ê thành yê để
ghi các biến thể vị trí của nguyên âm đôi /ie/
- Ghép u với a;> ua; u với ô > uô để ghi các biến thể vị trí của nguyên
âm đôi /uo/
- Ghép ư với a > ưa; ư với ơ > ươ để ghi các biến thể vị trí của nguyên
âm đôi //.
Nhƣ vậy, về cơ bản, chữ viết Tiếng Việt bao gồm các chữ cái sau:
Aa Ăă Ââ Bb Cc Dd Đđ Ee Êê
Gg Hh Ii Kk Ll Mm Nn Oo Ôô
Ơơ Pp Qq Rr Ss Tt Uu Ƣƣ Vv
Xx Yy
Trong đó chia ra, có 11 con chữ nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư;
Có 23 con chữ ghi phụ âm: b, c (k, q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n,
nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
Để viết đúng CT cần viết đủ các nét cơ bản (nét khu biệt) cùng những nét
liên kết trong mỗi chữ cái và giữa các chữ cái với nhau (chẳng hạn chữ "a"
không viết nhầm lẫn với chữ "c", chữ "i" không viết lẫn với chữ "ô"...). Việc
viết đúng CT cũng đồng thời phải tuân thủ cách ghi các dấu thanh và dấu câu,
viết đúng quy cách hệ thống chữ số quy định.
Nói chung, chữ Quốc ngữ có các ƣu và nhƣợc điểm sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
(i) Về ưu điểm:
- Chữ Quốc ngữ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc âm vị học, về căn bản
đa số các trƣờng hợp đảm bảo đƣợc tƣơng ứng "1 - 1" giữa âm và chữ. Để
đảm bảo nguyên tắc này, chữ Quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện:
một là, mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị; hai là, mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ
có một giá trị, tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ.
- Cách viết thành âm tiết rời, xét về mặt CT, cũng làm cho sự kết hợp
giữa các chữ cái thành đơn giản, tiện lợi.
(ii) Về nhược điểm:
Chữ Quốc ngữ có một số những rắc rối trong CT, đƣợc chia làm 2 loại:
loại không phụ thuộc vào ngữ âm và loại phụ thuộc vào ngữ âm:
- Không phụ thuộc vào ngữ âm là trƣờng hợp “d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k”.
Có thể sự khác biệt trên chữ viết này đã từng phản ánh sự khác biệt về ngữ âm
của tiếng Việt trong lịch sử. Hiện nay sự khác biệt này trong phát âm không
còn nữa, song do tính chất bảo thủ của CT và sự khu biệt nghĩa của từ, chúng
ta vẫn phải phân biệt d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k trong viết CT. Do đó, có thể kết
luận rằng: không thể đơn thuần dựa vào phát âm để viết đúng CT trong các
trƣờng hợp này.
- Phụ thuộc vào cách phát âm là các "bất hợp lý" về CT do chữ Quốc ngữ
là một thứ chữ ghi âm xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức nói sao viết
vậy, luôn bị ảnh hƣởng bởi cách phát âm mang tính đặc trƣng vùng miền
(không tuân theo chuẩn) cho nên dẫn đến viết CT dựa theo phát âm phƣơng
ngữ. Ví dụ, theo phát âm chuẩn nói "con trâu", nhƣng thổ ngữ Hải Hậu - Nam
Định phát âm là "con tâu" nên HS cũng viết là "con tâu"; hoặc thổ ngữ Hải
Hậu - Nam Định không có sự phân biệt "tr” và “ch" trong phát âm nên khi
viết dẫn đến sai CT nhƣ "cây chuối" viết thành "cây truối" v.v.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những ngƣời sáng tạo ra chữ
Quốc ngữ đã không tuân thủ đƣợc một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của
nguyên tắc âm vị học trong chữ viết, tạo ra những bất hợp lý về CT. Cụ thể là
dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ: âm /k/ đƣợc biểu thị bằng 3 ký
hiệu: c, q, k; âm // đƣợc biểu thị bằng 2 ký hiệu: g, gh, v.v. Hoặc dùng một
ký hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ
với những âm trƣớc và sau nó. Ví dụ chữ a chủ yếu dùng để biểu thị âm /a/;
nhƣng khi đứng trƣớc u và y ở cuối âm tiết lại biểu thị âm /ă/ (lau, lay); còn
trong tổ hợp IA (mía), thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /ie/;
trong tổ hợp UA (mua) thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /uo/;
v.v... Chữ Quốc ngữ cũng dùng nhiều dấu phụ nhƣ trong các con chữ: ă, â, ô,
ơ, ư; và các dấu ghi thanh điệu là: huyền(\), sắc(/), hỏi(?), ngã( ), nặng(.)
ghi trên các chữ âm tiết để biểu thị các thanh tƣơng ứng. Chữ Quốc ngữ cũng
ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm nhƣ: ch, gh, kh, ngh, ph, th, tr.
Từ những sự trình bày trên, có thể thấy rằng: nói (phát âm) nhƣ thế nào
thì viết nhƣ thế ấy - đó là vấn đề “phiền hà” trọng yếu của CT tiếng Việt. Do
đó, một nguyên tắc quan trọng trong dạy CT tiếng Việt cho HS là phải hết sức
chú ý đến phát âm và đặc biệt là tính địa phƣơng - phƣơng ngữ, thổ ngữ trong
tiếng nói của các em.
1.3 ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
1.3.1 Đặc điểm
CT, theo định nghĩa của từ điển, là cách viết đúng, hợp với chuẩn và
những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngôn ngữ nói sang dạng thức
ngôn ngữ viết. Theo GS. Hoàng Phê [Từ điển tiếng Việt, 1994, tr 175] thì:
"CT - đó là cách viết chữ được coi là chuẩn", nhƣ vậy có thể hiểu: những
cách viết chữ không đúng so với chuẩn đƣợc coi là sai CT. CT, đó là những
quy định mang tính xã hội cao, đƣợc mọi ngƣời trong cộng đồng chấp nhận,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
mọi ngƣời đều phải tuân thủ. Những quy định đó thƣờng là thói quen trong sự
vận dụng thực tiễn, nhƣng cũng có thể do các tổ chức, cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền ban hành và đƣợc xã hội chấp nhận; đƣợc coi là chuẩn mực nói
chung, là chuẩn CT nói riêng.
Nhƣ vậy, chuẩn CT là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ,
là những quy định buộc mọi ngƣời sử dụng tiếng Việt phải tuân theo. Quy
định ấy thƣờng bao gồm các nội dung sau:
- Quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết.
- Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm.
- Quy định chuẩn về viết các dấu câu
Chuẩn CT là sự biểu hiện của tính khuôn mẫu, tính chuẩn mực; do vậy,
khi đƣợc hình thành và áp dụng vào thực tế, chuẩn CT thƣờng mang một số
đặc điểm là:
a. Chuẩn CT có đặc điểm cơ bản là mang tính chất bắt buộc gần nhƣ
tuyệt đối. Viết đúng CT là một yêu cầu phổ biến đối với mọi ngƣời chứ không
chỉ riêng ai. Đối với CT, yêu cầu cao là sự thống nhất, cần có những chuẩn
CT đƣợc xác định rõ ràng, tránh những trƣờng hợp mập mờ, hạn chế những
trƣờng hợp trung gian.
b. Nói đến chuẩn CT là nói đến vấn đề ổn định, ít thay đổi. Chữ viết CT
thƣờng có tính bảo thủ. Tính ổn định cao của chữ viết và CT cũng kéo theo sự
ổn định cao của những quy định chuẩn CT. Vì thế, trên thực tế sử dụng ngôn
ngữ chúng ta thƣờng thấy những thói quen viết chữ đã ăn sâu vào tiềm thức
của ngƣời sử dụng nên khi có sự biến đổi nào đó, ngƣời sử dụng cảm thấy khó
khăn trong cách viết, khó thay đổi ngay đƣợc cách viết mới. Tính ổn định cao
của chữ viết đôi khi cũng gây rắc rối cho CT. Khi ngôn ngữ đã có sự thay đổi
và phát triển khác trƣớc (mặt ngữ âm) mà CT vẫn giữ nguyên không thay đổi
thì rất dễ nảy sinh các mâu thuẫn, tạo nên những bất hợp lý. Chẳng hạn trƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
đây, trong Tiếng Việt có sự phân biệt phát âm giữa D và Gi nhƣng đến nay
không còn sự phân biệt nữa. Ở góc độ chữ viết, việc phân biệt giữa D và Gi
vẫn là quy định về CT. Điều này tạo nên sự khó khăn về CT mà trên thực tế,
chuẩn CT cũng đành để ở dạng trung gian.
c. Mặc dù có tính ổn định cao, song chuẩn CT không phải là bất biến. CT
có tính ổn định cao, tuy nhiên trong quá trình vận động nó vẫn có sự biến đổi với
mức độ chậm. Sự biến đổi của CT ít nhiều kéo theo sự thay đổi về chuẩn CT.
Những chuẩn CT trong thời điểm này đƣợc coi là hợp lý nhƣng đến một thời
điểm khác không còn phù hợp nữa thì tất yếu phải thay đổi.
d. Chuẩn CT thƣờng mang tính truyền thống và số đông. Điểm xuất phát
của chuẩn CT là những thói quen phổ biến trong xã hội, vì thế, chuẩn CT thực
chất là kết quả của một sự lựa chọn - lựa chọn của nhiều hình thức CT đang tồn
tại. Chẳng hạn do thói quen phát âm của đa số ngƣời trong xã hội mà có thể tạo
thành những chuẩn thể hiện trên chữ viết nhƣ: "chỏng ngọng" (tuy theo từ nguyên
phải là "chổng gọng"); "đại bàng" (tuy theo từ nguyên phải là "đại bằng").
Đặc trƣng số đông thể hiện rõ nhất trong chuẩn CT Tiếng Việt là "khi
trong thực tế đang tồn tại hai hai hình thức ngữ âm mà chƣa xác định đƣợc
một chuẩn duy nhất thì có thể tạm thời chấp nhận hai hình thức ấy, cho đến
khi nào thói quen nghiêng hẳn về một hình thức" [27, tr.265]. Chẳng hạn nhƣ
nghĩa "eo sèo" và "eo xèo"; "sứ mạng" và "sứ mệnh".
1.3.2 Các quy tắc CT Tiếng Việt hiện hành
CT Tiếng Việt cơ bản là CT ngữ âm, mối liên hệ âm - chữ biểu hiện trực
tiếp qua cách viết và cách đọc. Hơn nữa, CT Tiếng Việt lại chủ yếu là CT âm
tiết. Các quy tắc CT tập trung cao ở dạng thức viết của cấu trúc âm tiết. Biết viết
đúng, viết thành thạo âm tiết là có thể nói đã có kỹ năng CT Tiếng Việt.
Nói đến các quy tắc CT hiện hành của Tiếng Việt, thƣờng ngƣời ta hay
nói đến trƣớc hết các quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
âm tiết và các quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm. Sau đây ta sẽ lần
lƣợt xem xét chúng.
a. Quy tắc viết tên riêng Tiếng Việt
Trong tiếng Việt, chữ Hoa có chức năng cơ bản sau:
- Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
- Ghi tên riêng của ngƣời, địa danh, cơ quan, tổ chức...;
- Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người...
Về cách viết chữ hoa tên riêng của Việt Nam, nhìn chung đã có những
chuẩn mực chung đƣợc hình thành, hiện có những quy định sau(1):
- Tên ngƣời và tên địa lý: viết hoa tất cả các âm tiết và không dùng gạch
nối: Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Hải Phòng, Nam Định, v.v...
- Tên tổ chức, cơ quan: chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp dùng làm
tên: Trường đại học bách khoa Hà Nội, Trường đại học sư phạm Thái
Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, v.v...
b. Quy tắc viết tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài
Về cách viết các từ tiếng nƣớc ngoài, hiện nay nhìn chung đang còn rất
phức tạp, chƣa có những chuẩn mực chung đƣợc quy định chính thức; hiện có
mới chỉ có những quy định tạm thời.
Công việc này liên quan đến hai vấn đề chính của CT tiếng Việt:
- Phiên âm tên riêng;
- Phiên âm thuật ngữ khoa học - kỹ thuật.
Cả hai vấn đề trong CT tiếng Việt đều chƣa đƣợc xử lý nhất quán.
Về tên riêng, thì trên các sách báo tiếng Việt tồn tại nhiều cách viết khác
nhau: viết theo nguyên ngữ nhƣ Lothar Matthäus (Đức), Michel Platini
(Pháp); viết theo cách chuyển tự nhƣ: Moskva, Kiev..., viết theo phiên âm trực
tiếp: Mátxcơva, Napôlêông,...; viết theo phiên âm qua ngôn ngữ khác: Anh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Pháp (qua Hán Việt), phiến quân Taliban (qua Anh)... Tuy nhiên, cũng đã có
một số quy định đối với tên riêng không phải Tiếng Việt:
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái La tinh thì giữ đúng nguyên
hình trên chữ viết nhƣ trong nguyên ngữ (kể cả các chữ cái f, j, w, z; dấu phụ
ở một số chữ cái có thể lƣợc bỏ: Petöfi - Petofi) Paris, London,...(chỉ viết hoa
chữ cái đầu của âm tiết đầu).
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng hệ thống chữ cái khác chữ cái La
tinh thì dùng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái La tinh: Lomonosov,
Moskva,... (chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu).
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi âm bằng chữ
cái thì dùng lối phiên âm chính thức bằng chữ cái La tinh: Tokyo (chỉ viết hoa
chữ cái đầu của âm tiết đầu).
- Những tên riêng có hình thức phiên âm Hán Việt quen dùng trong
Tiếng Việt thì nói chung không thay đổi, trừ một số trƣờng hợp: Anh, Pháp,
Bắc Kinh, Lỗ Tấn...(Ý - Italia; Úc - Australia; Nam Triều Tiên - Hàn Quốc...)
(viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết của tên riêng phiên âm Hán Việt).
Về các thuật ngữ khoa học kỹ thuật gốc nƣớc ngoài cũng tồn tại những
cách viết khác nhau, rất không nhất quán: axit - acid, gam - gram v.v. đòi hỏi
phải có những quy định chuẩn hóa. Hiện có một số quy định nhƣ(1):
- Đƣợc sử dụng các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu âm tiết (p, z,
w...bl, cr, str...) và những phụ âm cuối (b, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z...) vốn không
đặc trƣng cho âm tiết Tiếng Việt: acid, sulfur, parabol...
- Tôn trọng mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa các thuật ngữ: fluor, fluorur.
- Có thể chấp nhận những điều chỉnh rút gọn nhƣ: met, gram...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
1.4 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HÓA - XÃ HỘI,
NGÔN NGỮ HUYỆN HẢI HÂU
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội huyện Hải Hậu
Huyện Hải Hậu là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Nam Định, tọa độ địa lý
khoảng 20o7 vĩ độ bắc, và 106o15 kinh độ đông. Phía bắc, phía đông giáp huyện
Xuân Trƣờng, Giao Thủy. Từ đông bắc xuống tây nam là sông Ninh Cơ, địa giới
giáp huyện Trực Ninh, Nghĩa Hƣng. Phía Nam là Biển Đông với 32 km bờ biển.
Dân sô 293.105 ngƣời, đƣợc phân bố ở 32 xã, 3 thị trấn. Mật độ trung bình
1.270 ngƣời/ km2, đồng bào công giáo chiếm gần 40% dân số. Huyện lỵ đặt ở thị
trấn Yên Định, cách thành phố Nam Định 36 km, cách thủ đô Hà Nội 130 km.
Vào thời Lê Thuận Thiên (1428 - 1433), bốn dòng họ, đứng đầu là các thủy
Tổ: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập tới đây khởi nghiệp mở đất. Tiếp đến
đầu thế kỷ XVII An phủ sứ Vũ Duy Hòa, thế kỷ XIX Doanh điền sứ Nguyễn
Công Trứ, Doanh điền sứ Đỗ Tông Phát tập hợp nhân dân đẩy mạnh sự nghiệp
khai hoang, lấn biển. Ngày 27/12/1888, huyện Hải Hậu đƣợc thành lập.
Nhân dân huyện Hải Hậu vốn là cƣ dân lấn biển, trải qua hơn 5 thế kỷ tạo
dựng đã hun đúc nên giá trị truyền thống nét đẹp văn hóa đặc sắc: "Nếp nhà nhân
hậu, phúc, đức, cần, kiệm; mây sáng trời trong, con cháu thảo hiền", "Thiện tục
khả phong", "Mỹ tục khả phong", tinh thần đoàn kết, gắn bó yêu thƣơng, đùm bọc
lẫn nhau trong lao động, sản xuất và bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1929 đã có cơ sở Đảng ở Hội Khê
Ngoại, sau Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành lập chi bộ, tháng 6/1947,
thành lập Huyện ủy. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Hải
Hậu cùng với cả nƣớc lập nên những chiến công vang dội, trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc đã bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 3 tàu chiến mỹ, Nhà
nƣớc phong tặng huyện và 9 xã, thị trấn danh hiệu anh hùng lực lƣợng vũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
trang. Riêng xã Hải Quang còn vinh dự đƣợc nhận danh hiệu anh hùng Lao
động. Cả huyện có 11 anh hùng lực lƣợng vũ trang.
Thời kỳ đổi mới, Huyện đƣợc phong tặng danh hiệu anh hùng lao động,
anh hùng lực lƣợng vũ trang, huân chƣơng độc lập hạng ba. Từ năm 1978 đến
nay liên tục giữ vững danh hiệu điển hình văn hóa cấp huyện của cả nƣớc.
Đảng bộ huyện Hải Hậu xây dựng và trƣởng thành gắn liền với lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, là một Đảng bộ đƣợc tôi luyện trong quá trình cách
mạng, lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị; xây dựng chính quyền
vững mạnh, các đoàn thể tiên tiến. Đảng bộ vinh dự đƣợc Trung ƣơng công
nhận là một trong 3 Đảng bộ "bốn tốt" đầu tiên của miền Bắc, một trong 51
Đảng bộ vững mạnh đợt đầu của cả nƣớc và đến nay liên tục là Đảng bộ trong
sạch, vững mạnh. Giữ vững và phát huy truyền thống đó, Đảng bộ đang tập
trung lãnh đạo nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì
mục tiêu "Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
Thành tích về giáo dục: năm 2001, toàn huyện đƣợc công nhận hoàn
thành mục tiêu phổ cập trung học cơ sở và đạt phổ cấp trung học cơ sở đúng
độ tuổi vào năm 2004. Đến năm 2005 toàn huyện đã có 6 trƣờng mầm non, 30
trƣờng tiểu học, 3 trƣờng trung học cơ sở và trƣờng PTTHA Hải Hậu đạt
chuẩn quốc gia. Tỷ lệ tốt nghiệp ở các cấp học luôn đạt 99%, tỷ lệ HS giỏi đạt
giải cao luôn xếp hạng nhất, nhì tỉnh.
1.4.2 Đặc điểm về tiếng nói
Đã từng có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về các phƣơng ngữ,
thổ ngữ, đảo thổ ngữ Tiếng Việt. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi,
dƣờng nhƣ chƣa có một công trình, bài viết nào nghiên cứu về tiếng Hải Hậu.
Là một vùng đất ven biển, những cƣ dân thuộc bốn họ Trần, Vũ, Hoàng,
Phạm đã về đây mở đất lập nghiệp từ thế kỉ XV. Có thể nói, đến nay, tiếng nói
Hải Hậu còn lƣu giữ nhiều đặc điểm khá cổ về phƣơng diện ngữ âm, từ vựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Tiếng Hải Hậu có thể đƣợc phân thành hai vùng thổ ngữ chính. Sự khác biệt
giữa hai vùng này chủ yếu dựa vào sự khác biệt nguyên âm // ở các bối cảnh
khác nhau. Sự khác biệt về ngữ điệu cũng thể hiện khá rõ giữa hai vùng.
Vùng 1: Bao gồm một số xã thuộc phía bắc huyện (trừ các xã Hải Anh,
Hải Bắc, Hải Phƣơng, thị trấn Yên Định) có đặc trƣng phát âm ngữ điệu câu
ngắn hơn, nguyên âm // trong âm tiết có âm cuối có biến thể là một nguyên
âm [e] bị đôi hóa, tức có sắc thái [ie] hay [ea].
Vùng 2: bao gồm phần lớn các xã ở phía nam và các xã Hải Anh, Hải
Phƣơng, Hải Bắc, thị trấn Yên Định có đặc trƣng phát âm ngữ điệu câu dài
hơn, nguyên âm // trong âm tiết có âm cuối có biến thể là một nguyên âm [e]
bị đôi hóa, tức có sắc thái [ie] hay [ea]. Ví dụ:
Ngôn ngữ văn học Vùng 1 Vùng 2
em [em1] [eam1/ iem1] [em1]
tép [tep
5
] [teap
5
/tiep
5
] [tep
5
]
Nếu so sánh với ngôn ngữ văn học (NNVH) thì trong hệ thống ngữ âm
(khẩu ngữ) Hải Hậu hiện nay, theo quan sát của chúng tôi, có sự khác biệt khá
lớn. Số lƣợng các âm vị trong hệ thống âm đầu ở tiếng Hải Hậu ít hơn nhiều
so với hệ thống âm đầu trong ngôn ngữ văn học. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Không có dãy phụ âm quặt lƣỡi //, //, /r/ đối lập với các phụ âm
đầu lƣỡi bẹt /t/, /s/, /z/. Phụ âm // này đã chuyển thành các âm đầu lƣỡi bẹt
[t] tƣơng ứng, ví dụ:
NNVH tiếng Hải Hậu
trâu tâu
trắng tắng
Ta có thể thấy hiện tƣợng này qua câu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
"Con trâu trắng cọc bờ tre trụi. Nó ăn no bụng tròn nhƣ cái trống treo"
thì lại đƣợc ngƣời Hải Hậu phát âm và ghi CT thành "con tâu tắng cọc bờ te
tụi. Nó ăn no bụng tòn nhƣ cái tống teo". Theo PSG. TS Đoàn Văn Phúc [18]
thì đây là dấu vết của hiện tƣợng biến đổi một kiểu tổ hợp phụ âm cổ xƣa [tl,
bl...] ở tiếng Việt thành một phụ âm [t] và đƣợc lƣu giữ ở tiếng Hải Hậu. Còn
phụ âm // ở NNVH thì tƣơng ứng với phụ âm [t] ở tiếng Hải Hậu, ví dụ:
(khẩu) súng [u5] (khẩu) thúng [tu5]
(buổi) sáng [a5] (buổi) tháng [ta5]
sống sót [o5 t5] thống thót [to5 tt5]
Riêng phụ âm /r/, /z/ đã nhập và chuyển thành phụ âm đầu lƣỡi rung [r],
ví dụ:
rõ ràng [r5 ra2] [r5 ra2]
rơm rạ [rm1 ra6] [rm1 ra6]
dẫn đƣờng [zn3 d2] [rn3 d2]
nông dân [no1 zn1] [no1 rn1]
- Bên cạnh hiện tƣợng phụ âm đầu lƣỡi quặt [] (s) lại đƣợc chuyển
đổi thành một phụ âm bật hơi [t], đồng thời có hiện tƣợng chuyển đổi ngƣợc
lại [t] thành [s], kiểu nhƣ:
sáng sớm [a5 m5] [ta5 tm5]
giần sàng [zn2 a2] [rn2 ta2]
thịt thà [tit6 ta2] [sit6 sa2] ...
Và cũng giống nhƣ nhiều thổ ngữ Bắc bộ khác, ở Hải Hậu cũng có sự
nhập hai phụ âm đầu lƣỡi, xát bên /l/ và phụ âm đầu lƣỡi lợi /n/ thành [n], ví dụ:
lợn nợn
la mắng na mắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
lông (lợn) nông (nợn)
(quả) na na
Hay sự chuyển đổi // (tr) thành /z/ (gi)/ hoặc [t], kiểu nhƣ:
trời [j2] > giời [zj2] hay > tời [tj2]
Về phƣơng diện từ vựng, ở tiếng Hải Hậu ngoài vốn từ tiếng phổ thông
ở vùng Bắc bộ còn có một vốn từ địa phƣơng "đặc sệt Hải Hậu" mà không
thấy có ở NNVH, ở các vùng, các thổ ngữ Bắc bộ khác.
Ví dụ:
NNVH Tiếng Hải Hậu
vắt (chanh, cam) chói
đũa cả đũa chá, đũa giá
cái mai cái móng
lúa cạn, lúa nƣơng núa nốc ...
đƣờng lầy đƣờng đáng
ăn thua ăn xua
thập thò sập sò
1.5 TIỂU KẾT CHƢƠNG I
Âm tiết có vị trí hết sức quan trọng trong tiếng Việt. Âm tiết là sự biểu hiện
tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc điểm của tiếng Việt về phƣơng diện ngữ
âm. Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết đƣợc tách bạch rõ ràng
trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời, cách
biệt nhau. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ, thƣờng bao gồm các thành
phần âm vị có vị trí cố định kết hợp theo một trật tự không thay đổi.
Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm đƣợc xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức nói
sao viết vậy. Tuy nhiên có những âm vị lại đƣợc biểu thị bằng nhiều con chữ khác nhau
khiến cho ngƣời viết CT khó phân biệt khi viết. Mặt khác, mỗi âm tiết Tiếng Việt đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính
(hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết, v.v. Những trở
ngại này chỉ có thể khắc phục khi ngƣời viết CT tuân thủ các nguyên tắc, quy tắc CT
hiện hành. Việc tuân thủ các nguyên tắc, quy tắc CT hiện hành còn khắc phục đƣợc vấn
đề CT do ảnh hƣởng của phƣơng ngữ, thổ ngữ (nói sai so với phát âm chuẩn).
Nhƣ vậy, chuẩn CT là một vấn đề cần phải đƣợc chú trọng trong dạy
CT cho HS. Nó là thƣớc đo để đánh giá chất lƣợng CT - mức độ đúng/sai CT
của HS. Căn cứ chuẩn chúng ta có thể phân loại, đánh giá chất lƣợng CT của
HS, là cơ sở cho việc dạy học CT Tiếng Việt đạt chất lƣợng và hiệu quả cao.
Đối với HSTH Hải Hậu, các em đƣợc sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có
lịch sử anh hùng: qua nhiều đời quai đê lấn biển, kiên cƣờng trong xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, con ngƣời Hải Hậu luôn vƣợt khó vƣơn lên, biết giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp đƣợc hun đúc qua nhiều thế hệ. Nhân dân
huyện Hải Hậu luôn tự hào vì thành tích 31 năm liên tục giữ vững danh hiệu điển
hình văn hóa cấp huyện của cả nƣớc. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của tính chất vùng
miền, trong văn hóa giao tiếp (nói và viết), ngƣời dân Hải Hậu phát âm theo thổ ngữ
địa phƣơng rất khu biệt (giọng Hải Hậu trộn trấu không lẫn). Và lẽ tất nhiên HSTH
cũng bị ảnh hƣởng từ thổ ngữ mẹ đẻ trong viết CT với các đặc trƣng cơ bản mà
chúng tôi đã trình bày ở mục 1.4.2 - đặc điểm về tiếng nói của nhân dân Hải Hậu.
Đây chính là các dấu hiệu để nhận biết văn hóa và giọng nói của ngƣời dân Hải Hậu,
và nó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên LCT của HSTH Hải Hậu.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vẫn giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa tiếng
nói của địa phƣơng, vừa đảm bảo các nguyên tắc, quy tắc CT hiện hành trong
dạy học CT cho HSTH ở Hải Hậu. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm mà chúng tôi muốn hƣớng tới trong luận văn tốt nghiệp của mình.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG LCT CỦA HSTH HỌC HẢI HẬU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
2.1 TIẾN HÀNH KHẢO SÁT LCT CỦA HSTH HẢI HẬU
2.1.1 Mục đích khảo sát: Để đánh giá khách quan thực trạng LCT của
HSTH huyện Hải Hậu, chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích sau:
- Tìm hiểu thực trạng LCT của HSTH huyện Hải Hậu
- Tìm hiểu và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến LCT của HSTH Hải Hậu
- Tìm hiểu biện pháp khắc phục LCT cho HSTH Hải Hậu của GV.
2.1.2 Địa điểm và đối tượng khảo sát:
* Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi đã khảo sát theo phƣơng pháp chọn
mẫu - ngẫu nhiên nhƣng có tính định hƣớng trong chọn địa điểm và tƣ liệu. Chúng
tôi chọn các trƣờng thuộc khu trung tâm, cận trung tâm và xa trung tâm. Đó là:
- 2 trƣờng ở k._.viết phải
chú ý đến vị trí của nó trong âm tiết, nếu viết sai sẽ làm ảnh hƣởng đến nghĩa
của từ vì chức năng của thanh điệu là làm biến đổi âm sắc của âm tiết.
Tính kỷ luật đƣợc thể hiện trƣớc hết qua các quy tắc CT, nếu nhƣ các em
không có tính kỷ luật đồng nghĩa với các em coi việc sai CT là chuyện bình
thƣờng. Ví dụ, quy tắc viết hoa yêu cầu sau dấu chấm phải viết hoa, xuống
dòng phải viết lùi vào một chữ cái và viết hoa chữ cái đầu tiên...Nếu không có
tính kỷ luật, các em sẽ không chú ý đến quy tắc viết hoa, do vậy sẽ viết hoa
lung tung, bừa bãi. Ngoài ra, chúng ta còn phải chú ý rèn luyện cho các em tƣ
thế, tác phong khi viết CT nhƣ tƣ thế ngồi viết, cách để vở, cách cầm bút; kỹ
năng nghe đúng, viết đúng, kỹ năng viết đẹp, kỹ năng viết nhanh v.v.
- Thứ hai: Xuất phát từ nội dung từng bài học CT để giáo dục
Nội dung bài học CT không chỉ đơn thuần là giúp HS rèn luyện CT mà
trong đó bao giờ cũng mang nội dung giáo dục và tƣ tƣởng hay. Việc giảng
giải các nội dung tƣ tƣởng có tính giáo dục đó sẽ giúp HS có ý thức phải viết
và đọc đúng CT, vì nếu viết sai, đọc sai CT thì sẽ làm mất đi nội dung tƣ
tƣởng tốt đƣợc chứa đựng trong nội dung bài CT. Ví dụ, câu thơ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu quê hƣơng đất
nƣớc của tác giả đƣợc gửi gắm vào trong bức tranh thủy mặc với những nét
chấm phá rất tinh tế. Nếu nhƣ HS viết sai CT dù chỉ một từ, ví dụ các em viết
thành: "Tiếng hát chong nhƣ tiếng hát sa" sẽ làm hỏng đi ý nghĩa của câu thơ,
làm mất đi vẻ đạp lãng mạn của nó. Việc phân tích ý nghĩa của câu thơ nhƣ
vậy đã có tác dụng giáo dục cho HS có tình cảm, rung động trƣớc cái hay, cái
đẹp và vì thế HS sẽ có ý thức cao hơn khi viết. Vì vậy, việc bồi dƣỡng tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
tƣởng, tình cảm tốt đẹp cho HS thông qua bài học là việc làm không nên xem
nhẹ để khắc phục LCT cho HS.
3.4.2 Quan tâm đặc biệt tới HS yếu kém trong dạy học CT
Kết quả khảo sát thực trạng LCT của HSTH Hải Hậu, LCT tập trung chủ
yếu ở nhóm đối tƣợng có kết quả bài thi chất lƣợng đạt 7 điểm trở xuống và
có học lực xếp loại trung bình, yếu. Muốn nâng cao chất lƣợng môn học CT,
chúng ta cần có sự quan tâm đặc biệt đến nhóm đối tƣợng HS này. Trong dạy
học cần thực hiện phân hóa năng lực HS để có biện pháp tác động chuyên biệt
cho phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức của từng em. Các em thƣờng
xuyên sai CT cần đƣợc GV quan tâm đặc biệt với các phƣơng pháp dạy học
đặc trƣng, không nên đánh đồng các đối tƣợng HS với nhau trong giờ học CT.
3.4.3 Cần giúp HS được làm quen với chữ viết đúng
Nhƣ chúng tôi đã trình bày, đối với HSTH, tƣ duy cụ thể ở các em đang
phát triển mạnh, các em rất dễ ấn tƣợng đối với các vấn đề cụ thể. Trong dạy
học môn CT nếu chúng ta để các em tiếp xúc với các từ sai CT sẽ để lại ấn
tƣợng rất khó phai, do vậy không nên lạm dụng việc dùng những từ sai ở các
em để so sánh, đối chiếu. Trong dạy CT chỉ nên để các em tiếp xúc là làm
quen với các từ viết đúng, chúng ta không nên đánh đố hoặc cài bẫy HS, vì
khi sa vào bẫy thì rất khó để thoát ra. Nói tóm lại, chúng ta phải có ý thức
giúp HS thƣờng xuyên đƣợc làm quen và tiếp xúc với các chữ viết đúng.
Sở dĩ chúng tôi đƣa ra kiến nghị này vì trên thực tế đã có không ít giáo
GV tiểu học do chƣa ý thức đƣợc vấn đề nên đã thƣờng xuyên để HS tiếp xúc
với các chữ viết sai trong giờ học CT. Ví dụ viết các từ sai CT lên bảng để
cho HS so sánh, mục đích là để cho các em nhận ra cái sai để sửa nhƣng chính
điều này lại không khoa học, không mang tính giáo dục tốt đối với các em HS
ở lứa tuổi tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Khi giảng đến từ khó, chúng ta phải có chủ ý làm rõ cho HS hiểu ngay từ đầu,
không để các em tự mò mẫm để tránh gây ấn tƣợng xấu. Để HS nhớ lâu, chúng ta
cần phát huy các giác quan của các em khi học CT nhƣ nghe, nhìn, đọc, viết.
3.4.4 Cần giúp HS được làm quen với cách phát âm đúng
Chữ quốc ngữ ghi âm tiếng Việt ra đời vào thế ký XVII là một thành tựu
hết sức to lớn của nền văn hóa Việt Nam, là một thứ chữ rất dễ đánh vần, dễ
đọc, rất tiện lợi cho việc dạy và học. Mặt khác, giữa chữ viết và ngôn ngữ,
giữa chữ và âm có một sự phù hợp ở mức độ cao nên nguyên tắc cơ bản của
CT tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học: phát âm thế nào thì viết thế ấy. Đặc
điểm này có ảnh hƣởng trực tiếp đến nội dung và phƣơng pháp dạy học CT.
Thày đọc đúng thì trò sẽ đọc nhẩm và viết đúng theo, thày đọc sai trò sẽ đọc
nhẩm và viết sai theo. Muốn dạy CT có chất lƣợng tốt, cần phải chú trọng rèn
luyện cách phát âm đúng cho HS; GV cần chú ý phát âm chuẩn, chính xác
làm mẫu để HS rèn luyện và tự phát âm theo. Qua dự giờ, chúng tôi thấy các
GV đều có ý thức dạy HS cách phát âm đúng, nhất là ở HS khối lớp 1. Khi
GV dạy HS phát âm các từ dễ nhầm lẫn, hoặc trong các giờ đọc chép CT,
nhiều em ngộ nghĩnh gọi cô giáo: "Cô ơi, cô quay mồm lại đây!". Mục đích là
các em nhìn mồm cô giáo, nhẩm cách phát âm theo cô mà viết CT cho đúng.
Sự phù hợp giữa phát âm và chữ viết tiếng Việt giúp thuận lợi cho dạy
học CT. Tuy nhiên còn một số trƣờng hợp không đảm bảo sự thống nhất này
và nó đã trở thành một trong các nguyên nhân của sai CT ở HS. Trong các
trƣờng hợp nhƣ vậy, cần dựa vào các quy tắc CT.
3.4.5 Phải chú ý đến đặc điểm phương ngữ, thổ ngữ trong dạy CT
Nhƣ chúng ta đã biết, ở mỗi vùng lãnh thổ khác nhau ngƣời dân lại có
một cách phát âm rất đặc trƣng, các nhà ngôn ngữ học gọi sự đặc trƣng trong
phát âm ở mỗi địa phƣơng là phƣơng ngữ, thổ ngữ. Ở góc độ văn hóa, có thể
coi hiện tƣợng này là bản sắc văn hóa của mỗi địa phƣơng và ngƣời dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
thƣờng có ý thức giữ gìn nó một cách cẩn thận, giữ lấy cái gọi là "đất lề quê
thói". Do vậy họ không chấp nhận có sự lai căng trong phát âm, ngƣời ta quan
niệm: "chửi cha không bằng pha tiếng". Tuy nhiên, sự phát âm của mỗi vùng
phƣơng ngữ có thể chuẩn hoặc không chuẩn, những từ phát âm không chuẩn
dễ dẫn đến viết sai CT. Trong dạy học CT, GV cần có ý thức rà soát các từ dễ
viết sai do ảnh hƣởng của cách phát âm ở địa phƣơng, giúp HS ý thức đƣợc
các đặc trƣng phát âm này để trên cơ sở đó có sự so sánh với cách phát âm
chuẩn để nhận ra quy luật để viết theo phát âm đúng.
3.4.6 Đảm bảo tính liên thông trong rèn luyện CT cho HS
Trên thực tế, đa số GV chỉ chú ý dạy CT cho HS trong giờ học CT, các
giờ học khác thì không đƣợc coi trọng. Quan sát của chúng tôi qua vở ghi, bài
kiểm tra của các môn học khác, LCT của HS không đƣợc GV để ý tới. Cũng
nhƣ vậy, GV chỉ rèn HS phát âm trong giờ tập đọc, các giờ học khác, HS phát
âm sai GV cũng không kịp thời giúp các em uốn nắn.
Đảm bảo tính liên thông trong rèn luyện CT cho HS còn thể hiện ở chỗ
giúp các em rèn luyện liên tục từ cấp tiểu học đến các cấp học cao hơn. Tránh
quan niệm, việc rèn luyện CT cho HS là nhiệm vụ của cấp học tiểu học, các
cấp học khác không cần phải dạy nữa. Trên thực tế, HS ở các cấp học cao hơn
vẫn thƣờng xuyên viết sai CT, thậm chí có ở cả đối tƣợng là sinh viên đại học.
3.5 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC LCT CHO HSTH HẢI HẬU
3.5.1 Xác định hệ thống CT phương ngữ, thổ ngữ trong dạy học
Hệ thống CT phƣơng ngữ, thổ ngữ là các yếu tố CT mà HS viết sai do ảnh
hƣởng của phát âm giọng địa phƣơng. Đối với GV dạy CT, việc xác định các
yếu tố CT mà HS viết sai do ảnh hƣởng của phát âm giọng địa phƣơng là
không khó. Tuy nhiên cần hệ thống các yếu tố CT để trên cơ sở đó phân loại
tần suất sai từ cao đến thấp để có ƣu tiên rèn luyện cho HS đƣợc phù hợp. Kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
quả nghiên cứu qua 57 yếu tố CT trong luận văn có thể coi là một nguồn tƣ liệu
đáng tin cậy để các GV tiểu học ở Hải Hậu có thể tham khảo trong dạy học CT.
Trong mỗi giờ học GV cần có ý thức chủ động xác định các yếu tố cần
chú trọng trong bài giảng để có những biện pháp tối ƣu cho giờ giảng của
mình. Đối với HSTH Hải Hậu các em rất hay sai các từ có phụ âm đầu là L,
các em thƣờng viết L thành N do ảnh hƣởng từ phát âm, ví dụ các em nói:
"con nợn, cây núa, neo tèo..." (con lợn, cây lúa, leo trèo) nên khi viết cũng
viết nhƣ vậy: "con nợn, cây núa, neo tèo..." Khi xác định đƣợc các yếu tố CT
trong bài học có trong hệ thống CT thổ ngữ Hải Hậu, GV sẽ có sự định hƣớng
tốt hơn trong giờ giảng của mình, chủ động trong quá trình luyện phát âm và
luyện viết CT cho HS.
3.5.2 Giúp HS ý thức đầy đủ hệ thống CT phương ngữ, thổ ngữ
Trong dạy học, GV rất cần đƣợc trang bị đầy đủ và nắm chắc hệ thống
các yếu tố CT của địa phƣơng để quán triện mọi yêu cầu ngăn ngừa và sửa
chữa lỗi cho HS. Tuy vậy cần phải làm thế nào đó để cho chính HS cũng ý
thức đƣợc hệ thống các yếu tố CT mà các em thƣờng mắc phải. Việc HS nắm
đƣợc hệ thống CT phƣơng ngữ giúp các em cũng giống nhƣ ngƣời lái xe hình
dung trƣớc những trở ngại, từng khúc ngoặt trên đƣờng dễ xảy ra tai nạn để
cẩn thận khi đi qua.
3.5.3 Tăng cường tri giác chữ viết bằng thị giác ở HS
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ bao giờ cũng có ngƣời nói (phát tin) và
ngƣời nghe (nhận tin). Viết chữ là một hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ
viết. Có thể phát tin theo hai cách: Một là từ ý nghĩa “mã hóa” sang âm
thanh (lời nói) rồi theo đó mà ghi âm ra chữ viết; Hai là đi tắt từ ý nghĩa
(trong đầu óc) chuyển thẳng đến chữ viết (giản lƣợc giai đoạn phát âm).
Nguyên tắc ngữ âm học của chữ Quốc ngữ quy định viết chữ theo
phƣơng thức ghi âm. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan hoặc khách quan mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
nhiều khi nguyên tắc này không đƣợc quán triệt, hoặc là do cùng một cách
phát âm nhƣng có nhiều cách ghi âm (g và gh, ng và ngh, gi và d, c và k...),
hoặc là do ảnh hƣởng phát âm phƣơng ngữ của ngƣời viết.
Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, ngƣời viết không chỉ dựa vào âm đọc mà còn
phải dựa vào các quy tắc CT. Muốn viết đúng một chữ nào đó, HS cần tri giác
nó bằng tổ hợp các giác quan nghe, nhìn. Khi nghe GV giảng bài, HS phải
phân biệt đƣợc những nét khác biệt giữa chữ này với chữ khác có âm đọc
giống nhau bằng mắt. Hình ảnh thị giác về đƣờng nét, cấu tạo của chữ viết
càng in sâu trong trí nhớ bao nhiêu, HS càng ít sai chính tả bấy nhiêu. Muốn
chống việc quên mặt chữ, HS phải đƣợc gặp gỡ, diện kiến nó nhiều lần - đây
chính là quy trình luyện tập để nâng cao kỹ năng, kỹ xảo đọc và viết CT.
Kiểu bài CT nghe đọc mà hiện nay chúng ta đang dùng ít nhiều có phần
chủ quan với ảnh hƣởng phát âm phƣơng ngữ của ngƣời viết (cũng nhƣ hiện
tƣợng cùng một cách phát âm nhƣng có nhiều cách ghi âm: g và gh, ng và
ngh, gi và d, c và k...) nên đã hình thành thói quen "mất cảnh giác" ở HS trong
khi học CT. Nó làm cho HS lƣời tri giác bằng thị giác vì ỷ lại vào âm đọc, yên
tâm với nguyên tắc "đọc thế nào viết thế ấy". Những "hạt sạn chính tả" trong
bài viết của HS, theo kết quả chúng tôi điều tra đƣợc từ năm 1984 đến nay,
chủ yếu đều do một nguyên nhân: các em mắc lỗi vì quên "mặt chữ" đành hạ
bút ứng phó theo đối sách "đọc sao viết vậy", một cách xử lý từng in đậm
trong ký ức họ thông qua cách "học đánh vần" ngay từ khi cắp sách đến
trƣờng lần đầu tiên trong đời" [9, tr.66]
Nhƣ vậy, muốn phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực ở HS cần giúp các
em tăng cƣờng tri giác chữ viết khi tiếp nhận chữ trong quá trình học CT bằng
cách giảm nghe - đọc, tăng nhìn - hiểu. Đối với bƣớc đầu tiên, khi tiếp xúc
với ngữ liệu, HS không nghe - đọc mà tự mình quan sát, ví dụ: Mục I - Đọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
thầm: Em hãy đọc thầm đoạn văn sau, tìm và gạch chân những chữ có phụ
âm đầu là L...
Đây là một quy trình chống đƣợc thói quen xấu, hình thành nên thói quen
tốt. Bằng cách học này, HS là ngƣời tự mình đi tìm kiếm kiến thức, tự mình
ghi nhớ, không dựa dẫm vào thày cô, bạn bè, vì thế chất lƣợng CT đƣợc cải
thiện đáng kể.
3.5.4 Lấy HS làm trung tâm trong giờ học CT
Để chuyển tải nội dung một bài học CT, ngƣời GV có thể sử dụng nhiều
phƣơng pháp dạy học khác nhau, có ngƣời giảng bài theo phƣơng pháp diễn
giảng, có ngƣời giảng bài theo phƣơng pháp đàm thoại, có ngƣời giảng bài
theo phƣơng pháp thuyết trình...
Đối với phƣơng pháp diễn giải, ƣu điểm là có thể truyền tải đƣợc một
dung lƣợng kiến thức tƣơng đối lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nhƣng
nhƣợc điểm của nó là HS dễ bị thụ động khi tiếp thu kiến thức. HS có thể bị
"dội" kiến thức lên một cách áp đặt. Đối với phƣơng pháp giảng dạy này, theo
quan sát của chúng tôi, mặc dù GV rất tận tình, kỹ lƣỡng trong giờ giảng
nhƣng kết quả kiểm tra cuối giờ học vẫn thấp. Nguyên nhân là ở phƣơng pháp
giảng dạy này GV khó phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của HS.
Để HS nắm chắc cách viết của từng chữ, từng từ GV cần giảm thời lƣợng
diễn giảng và cần kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp dạy học để làm sao đó
giúp HS tự mình tri giác bằng mắt, tự tay phân tích chữ viết để ghi nhớ chắc
chắn, lâu bền và chính xác. Tâm lý học lứa tuổi và thực tiễn dạy học đã chứng
minh, đối với HSTH từ lớp 2 trở đi hoàn toàn đã có khả năng phân tích chữ.
Nếu quá thiên về diễn giảng, phân tích chữ cho HS thì học sinh sẽ ỷ lại thầy
cô, còn nếu HS tự phân tích chữ, sự hiểu biết sẽ tỏ tƣờng, ấn tƣợng ghi nhớ
chắc chắn sẽ sâu đậm, lâu bền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Đối với phƣơng pháp đàm thoại có ƣu điểm là giúp cho giờ học sôi động
hơn vì HS cùng tham gia trao đổi bài. Tuy nhiên đối với môn học CT thì nói
nhiều lại là một nhƣợc điểm nếu phát âm không chuẩn (mà đối với HS Hải
Hậu thì phát âm không chuẩn là phổ biến vì bị ảnh hƣởng từ thổ ngữ mẹ đẻ).
Để khắc phục tình trạng này cần giúp HS nhìn nhiều hơn nghe, viết nhiều hơn
nói. Do vậy, nếu HS phát biểu sôi nổi trong giờ học CT thì chƣa thể đảm bảo
chắc chắn về chất lƣợng chữ viết của các em.
Trong tất cả các phƣơng pháp và biện pháp dạy học CT nêu trên, HS
chƣa thực sự là ngƣời trong cuộc. Quan sát giờ học CT, khi GV gõ thƣớc ra
hiệu, HS giơ bảng lên cho cô giáo quan sát trong vài giây rồi hạ bảng xuống.
Mỗi lớp học có khoảng 30 HS, trong một khoảng khắc ngắn nhƣ vậy, có
nhiều LCT mà GV không thể bao quát hết, chƣa kịp nhận ra lỗi thì HS đã xóa
bảng. Đây là việc làm chiếu lệ, ít hiệu quả. Khi HS viết vào vở, GV thƣờng
chữa bằng một số cách: Chữa bằng mực đỏ đè lên chỗ sai, chữa lên trên,
xuống dƣới hoặc bên cạnh chữ sai, chữa ra ngoài lề...Có những bài viết, cô
giáo chữa đỏ cả vở ghi của HS song lỗi của các em vẫn đâu vào đấy.
Với các phƣơng pháp và biện pháp kể trên, mặc dù GV đã rất tận tình,
tốn nhiều công sức nhƣng HS hầu nhƣ không ý thức đƣợc điều mà GV chỉ
bảo, các em trở nên "vô cảm" trong việc chữa lỗi nên các em rất dễ dàng
quyên lỗi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để HS ý thức đƣợc lỗi, tự mình chữa
lỗi thì sự ghi nhớ các chữ đúng sẽ vững chắc hơn.
CT là môn học dạy HS giao tiếp bằng chữ viết. Mục đích cuối cùng là
giúp các em sử dụng chữ viết để giao tiếp với xã hội đúng chuẩn CT. Để đạt
đƣợc mục đích này, cần lấy HS làm trung tâm trong giờ học CT.
Khi chấm bài, GV chỉ cần cho HS thấy loại lỗi mà HS thƣờng mắc, có
thể yêu cầu các em thƣờng mắc lỗi trả lời các câu hỏi nhƣ:
- Trong bài CT của mình em mắc những lỗi nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
- Những lỗi đó nằm ở bộ phận nào trong chữ (tiếng)?...
Khi đã ý thức đƣợc loại lỗi mình thƣờng mắc, nếu gặp những chữ "có
vấn đề" HS sẽ thận trọng hơn khi viết, nhất là những chữ bị ảnh hƣởng từ
phƣơng ngữ, thổ ngữ mẹ đẻ. Trong bƣớc soát lại bài viết, GV đƣa ra mẫu
đúng, yêu cầu HS phân tích âm tiết đúng rồi đối chiếu với chữ mình viết, các
em sẽ thấy đƣợc lỗi của mình và tự chữa, GV kiểm tra việc tự chữa lỗi của
HS, dần dần hình thành năng lực tự kiểm tra, tự chữa lỗi ở các em.
Với cách làm này chúng ta đã để HS đóng vai trò trung tâm, giúp các em
trở thành ngƣời học tích cực và chủ động trong giờ học CT. Đây chính là một
phƣơng pháp dạy học mới mà các nhà giáo dục học hiện nay đang nghiên cứu
và ứng dụng vào trong dạy học nói chung, trong dạy học CT nói riêng. Chừng
nào HS càng tích cực, càng chủ động trong học tập thì chừng đó chất lƣợng
và hiệu quả học tập ở các em càng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Phần III
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
CT là môn học dạy HS hoàn thiện ngôn ngữ viết. Viết đúng CT không
chỉ nói lên trình độ tƣ duy ngôn ngữ của HS, mà nó còn phản ánh trình độ văn
hóa, ý thức kỷ luật và sâu xa hơn là tính cách của một con ngƣời. Tuy nhiên,
muốn viết đúng CT đòi hỏi ngƣời viết phải đƣợc học tập, rèn luyện theo
những cách thức nào đó.
3.1 Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm đƣợc xây dựng theo nguyên tắc ngữ
âm học, tức nói sao viết vậy. Tuy nhiên có những âm vị lại đƣợc biểu thị bằng
nhiều con chữ khác nhau khiến cho ngƣời viết CT khó phân biệt khi viết. Mặt
khác, mỗi âm tiết Tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết
chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với
âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết, v.v. Đây chính là các trở ngại buộc
ngƣời viết phải vƣợt qua khi viết CT.
Ngay từ khi chữ Quốc ngữ bắt đầu đƣợc truyền bá mạnh mẽ ở Việt
Nam, vấn đề CT và sửa LCT đã luôn luôn đƣợc các nhà nghiên cứu, các nhà
văn hóa và giáo dục quan tâm. Đã có nhiều trƣờng phái nhằm khắc phụ LCT
khi viết nhƣ: Phát âm đúng để viết đúng CT, học mẹo CT để viết đúng CT,
học CT bằng cách nhớ từng chữ một v.v. Giải pháp mà các trƣờng phái đƣa ra
mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song ít nhiều đã giúp cho ngƣời dạy
cũng nhƣ ngƣời học hoàn thiện đƣợc kỹ năng dạy và học CT. Mặt khác CT
cũng là một phạm trù phản ánh trình độ nhận thức, văn hóa của mỗi cá nhân,
của cộng đồng và của cả dân tộc, nó luôn có sự vận động biến đổi theo dấu ấn
thời gian; do đó phải không ngừng tìm hiểu nghiên cứu, hoàn thiện các giải
pháp để khắc phục LCT cho ngƣời viết. Đề tài "LCT của HSTH huyện Hải
Hậu - Nam Định" đƣợc thực hiện không ngoài mục đích này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
3.2 Đối với HSTH Hải Hậu, các em đƣợc sinh ra và lớn lên ở một vùng
quê có lịch sử anh hùng trong lao động chiến đấu để xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Qua nhiều thế hệ quai đê lấn biển, con ngƣời Hải Hậu luôn vƣợt khó
vƣơn lên, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp
của quê hƣơng với 31 năm liên tục giữ vững danh hiệu điển hình văn hóa cấp
huyện của cả nƣớc, là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về thành tích
giáo dục. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của tính chất vùng miền, trong văn hóa
giao tiếp (nói và viết), ngƣời dân Hải Hậu phát âm theo thổ ngữ địa phƣơng
rất khu biệt (giọng Hải Hậu trộn trấu không lẫn). Và lẽ tất nhiên HSTH cũng
bị ảnh hƣởng từ thổ ngữ mẹ đẻ trong viết CT với các đặc trƣng cơ bản mà
chúng tôi đã trình bày ở mục 1.4.2 - đặc điểm về tiếng nói của nhân dân Hải
Hậu. Đây chính là các dấu hiệu để nhận biết văn hóa và giọng nói của ngƣời
dân Hải Hậu, và nó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên LCT
của HSTH Hải Hậu.
3.3 Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, dựa trên cơ sở
lý luận mới và tiến hành điều tra, khảo sát qua bài thi chất lƣợng, vở ghi bài
của HS và phiếu khảo sát (đƣợc thiết kế theo ý đồ của ngƣời nghiên cứu),
Luận văn đã thu đƣợc một số kết quả tập trung vào mấy vấn đề sau đây:
Thứ nhất, LCT của HSTH Hải Hậu mang tính quy luật, lặp đi, lặp lại
giữa các lần khảo sát. Yếu tố CT nào có tần suất mắc lỗi cao ở bài thi chất
lƣợng của HS thì cũng mắc cao ở vở ghi bài của các em và trên phiếu điều tra.
Thứ hai, LCT của HSTH Hải Hậu tập trung ở các yếu tố có ảnh hƣởng
sâu sắc từ thổ ngữ mẹ đẻ. Tiêu biểu nhƣ lỗi ở phụ âm đầu có sự nhầm lẫn giữa
N > < R
v.v. Ngoài ra HS còn mắc LCT do chữ viết cẩu thả hoặc do chƣa nắm vững
đặc điểm chữ viết cũng nhƣ các quy tắc CT tiếng Việt (chữ quốc ngữ). Đây là
hai nhóm lỗi cơ bản mà HSTH Hải Hậu thƣờng mắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Thứ ba, LCT của HSTH Hải Hậu tập trung chủ yếu ở nhóm đối tƣợng có
học lực trung bình và yếu. Trong tổng số 240 bài thi chất lƣợng thì có 191 bài
có điểm số từ 3 - 7 điểm với tổng số LCT là 1085 lỗi. Ngƣợc lại với 529 bài
thi chất lƣợng có điểm số từ 8 - 10 điểm thì chỉ có 514 LCT. Ở nguồn tƣ lệu
là vở ghi bài cũng cho kết quả tƣơng tự, LCT của HSTH tập trung chủ yếu ở
nhóm đối tƣợng có học lực trung bình và yếu, nhóm đối tƣợng có học lực khá
và giỏi mắc LCT ít hơn.
Thứ tƣ, LCT của HSTH Hải Hậu có sự phân bố không đồng đều giữa các
vùng thổ ngữ. HS ở các xã xa trung tâm huyện lỵ mắc LCT nhiều hơn HS ở
các xã cận trung tâm và ở trung tâm huyện. Một trong các lý do đó là HS ở
các xã xa trung tâm bị ảnh hƣởng bởi thổ ngữ mẹ đẻ trong viết CT nhiều hơn
so với HS ở các xã cận trung tâm và trung tâm huyện; một nguyên nhân nữa,
cũng có thể là chất lƣợng giáo dục của các trƣờng ở cận trung tâm và trung
tâm huyện thƣờng tốt hơn các trƣờng xa trung tâm.
Kết quả nghiên cứu về thực trạng nói trên đã giúp làm sáng tỏ thêm một số
vấn đề lý luận đã đƣợc tổng hợp trong đề tài. Đây là cơ sở thực tiễn, làm nền tảng
giúp chúng tôi đƣa ra đề xuất và kiến nghị nhằm sửa LCT cho HSTH Hải Hậu.
3.4 Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy LCT của HSTH Hải
Hậu bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố sau: thổ ngữ mẹ đẻ, nội dung dạy học, năng
lực học tập của HS, năng lực sƣ phạm của GV. Mặc dù GV đã có ý thức rèn
luyện sửa lỗi cho HS song cách thức thực hiện còn đơn giản ở việc giúp học
sinh đọc đi đọc lại, chép đi chép lại nhiều lần từ dễ sai. Cách làm này đã đƣợc
chúng tôi mô tả trong mục 2 - lịch sử vấn đề nghiên cứu (đã đƣợc đề xƣớng
nhƣ: học CT bằng cách nhớ từng chữ một, phát âm đúng để viết đúng CT, học
mẹo CT để viết đúng CT), tuy có những ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng
dạy học CT cho HS, nhƣng nó cũng còn những hạn chế và vẫn chƣa có biện
pháp khắc phục thích hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
3.5 Căn cứ kết quả khảo sát LCT của HSTH, chúng tôi đã chỉ ra có 2
nguyên nhân cơ bản: đó là do ảnh hƣởng từ thổ ngữ mẹ đẻ và do chữ viết cẩu
thả hoặc do chƣa nắm vững đặc điểm chữ viết cũng nhƣ các quy tắc chính tả
tiếng Việt (chữ quốc ngữ). Xuất phát từ những nguyên nhân này, chúng tôi đã
cố gắng chỉ ra cách thức chữa LCT cho HSTH Hải Hậu đối với từng yếu tố
mắc lỗi cụ thể. Các cách chữa lỗi này không bị chi phối bởi các yếu tố khách
quan, chỉ cần có sự quyết tâm là có thể thực hiện đƣợc.
3.6 Để đảm bảo chất lƣợng dạy học CT cho HSTH Hải Hậu, chúng tôi đã
mạnh dạn đƣa ra các kiến nghị và đề xuất đó là:
- Phần kiến nghị tập trung ở các vấn đề sau:
+ Đảm bảo tính giáo dục toàn diện, rèn luyện cho HS các đức tính và
kỹ năng cần thiết trong môn học CT.
+ Quan tâm đặc biệt tới HS yếu kém trong dạy học CT
+ Cần giúp HS đƣợc làm quen với chữ viết đúng
+ Cần giúp HS đƣợc làm quen với cách phát âm đúng
+ Phải chú ý đến đặc điểm phƣơng ngữ, thổ ngữ trong dạy
+ Đảm bảo tính liên thông trong rèn luyện CT cho HS
- Phần đề xuất tập trung ở các vấn đề sau:
+ Xác định hệ thống CT phƣơng ngữ, thổ ngữ trong dạy học
+ Giúp HS ý thức đầy đủ hệ thống CT phƣơng ngữ, thổ ngữ
+ Tăng cƣờng tri giác chữ viết bằng thị giác ở HS
+ Lấy HS làm trung tâm trong giờ học CT
Các kiến nghị và đề xuất của chúng tôi có căn cứ dựa trên cơ sở lý luận
và kết quả khảo sát LCT của HSTH Hải Hậu. Hy vọng nó là nguồn tƣ liệu
tham khảo có giá trị giúp khắc phục LCT cho HSTH Hải Hậu nói riêng, các
địa phƣơng khác nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ
thảo), NXBGD, Hà Nội.
2. Hoàng Trọng Canh (1995), “Một vài nhận xét bước đầu về âm và
nghĩa trong từ địa phương Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ ,(1), tr. 31- 46.
3. Nguyễn Phan Cảnh (1978), “Bản chất cấu trúc âm tiết tính: Dẫn luận vào
một miêu tả không phân lập đối với âm vị học Việt Nam”, Ngôn ngữ ,(2), tr. 5-18.
4. Hoàng Thị Châu (1988), “Về bốn phụ âm ngạc hoá còn lại trong tiếng
Việt vùng Bắc Bình Trị Thiên”, trong "Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam
Á”, NXBKHXH, Hà Nội, tr.19-22.
5. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước,
NXBKHXH, Hà Nội.
6. Nguyễn Châu, Việt ngữ chính tả, Quy Nhơn, 1958
7. Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ học thống kê, NXBĐH và THCN, Hà Nội, 1984
8. Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, Báo Tiền phong, số 1760, ngày 18 tháng 1 năm 1960
9. Nguyễn Đức Dƣơng, Về chiến lược dạy chính tả, trong "sách giáo
khoa bậc tiểu học hiện hành và chƣơng trình tiếng việt bậc tiểu học sau năm
2000", Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc, Hà Nội 1997
10. Lê Trung Hoa, Mẹo luật chính tả, Sở Văn hóa thông tin Long An, 1984
11. Hà Thúc Hoan, Kỹ thuật hành văn, rèn luyện kỹ năng viết, NXB
Đồng Nai, 1995
12. Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, NXB
Thanh niên, Hà Nội, 2000
13. Phan Ngọc, Chữa lỗi chính tả cho học sinh, NXBGD, Hà Nội, 1982
14. Đức Nguyên, Thủ pháp giúp học sinh phân biệt để nói và viết cho
đúng nên hay lên, Ngôn ngữ, số 2, 2002, tr. 78 - 80.
15. Lê Văn Nựu, Lược khảo Việt ngữ, Hà Nội, 1942
16. Hoàng Phê, Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ, NXBVH, Hà Nội, 1961
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
17. Đoàn Văn Phúc, Cứ liệu ở các thổ ngữ Việt liên quan tới nguồn gốc
chữ D trong chữ quốc ngữ : BCKH / Đoàn Văn Phúc // "Hội nghị khoa học
mừng GS Nguyễn Tài Cẩn 80 xuân", Tp HCM. - 12/2005. - tr: 75 - 80.
18. Vài đặc điểm âm đầu và thanh điệu các thổ ngữ An Lộc và Thịnh Lộc với
nghiên cứu lịch sử tiếng Việt : BCKH / Đoàn Văn Phúc // trong "Ngữ học trẻ, Diễn
đàn học tập và nghiên cứu", Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, 2005. - tr: 80 - 86.
19. Một vài cứ liệu các thổ ngữ Việt liên quan nguồn gốc chữ D trong
chữ Quốc ngữ và các phụ âm tiền mũi Việt - Mường : BCKH / Đoàn Văn
Phúc // "Những vấn đề Ngôn ngữ học" (Kỷ yếu Hội nghị khoa học Viện Ngôn
ngữ học, 2005). - H. - KHXH. - 2006. - tr: 25 - 43.
20. Lý Toàn Thắng, Một vài cơ sở ngôn ngữ học của vấn đề chữ viết,
Ngôn ngữ, số 3 + 4, 1979, tr. 184 - 185.
21. Lý Toàn Thắng, Tự pháp và quy tắc chính tả tiếng Việt, Ngôn ngữ, số
1, 1982, Phụ trƣơng, tr. 23 - 27.
22. Trần Văn Thanh, Đồng âm dẫn giải và Mẹo luật chính tả, Sài Gòn, 1953
23. Nguyễn Quý Thành, Góp phần nâng cao chất lượng dạy chính tả cho
học sinh tiểu học, Tạp chí GDTH, Số 1 - 1996
24. Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại họcQGHN, Hà Nội.
25. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng việt thực hành,
NXB ĐHQG, Hà Nội, 1997
26. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng việt thực hành,
NXBĐHQG, Hà Nội, 1997
27. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng, Tiếng việt thực hành,
NXBGD, Hà Nội, 1997
28. Lê Ngọc Trụ, Việt ngữ chính tả tự vị, Thanh Tân, Sài Gòn, 1959
29. Trung tâm từ điển học, Viện Ngôn ngữ học (2000) Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà
Nẵng.
30. Haudricourt A.G. (1991), “Về nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt”,
Ngôn ngữ,(1), tr. 23-31.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
Phụ lục
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN HẢI HẬU
TRƢỜNG TIỂU HỌC XÃ HẢI ......
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC TẬP
Họ và tên: ...........................................................
Lớp: ....................................................................
Môn học: Chính tả.
Nội dung phiếu
I. Câu hỏi:
1, Môn chính tả, theo em học dễ hay khó? Vì sao?
.....................................................................................................................
2, Em thích nhất loại bài chính tả nào?
.....................................................................................................................
II. Bài tập: Hãy điền các chữ cái phù hợp vào chỗ trống.
1, Điền L/N hay R vào chỗ trống:
- ...ông dân ...àm việc ...ặng nhọc, không nhàn ...ỗi.
- ...am, ...ữ học sinh ...ớp em chăm ...o học tập.
- Hôm ...ay trời nắng to, không ...âm mát.
- Nằm ...ặng giữa ...ừng cây.
- Đổ thêm dầu, ngọn ...ửa, cháy ...ừng ...ực.
2, Điền S/X hay Th vào chỗ trống
- ...ông ...âu có kẻ ...uống dò.
- Đội bóng đá lớp mình ...ắng hay ...ua?
- Làn ...ƣơng ...a ....uống mặt hồ.
- Con cua ...ập ...ò trong cửa lỗ.
- Khẩu ...úng bắn chim.
- Cánh đồng ...a ...a, ...anh mƣớt, ...ẳng cánh cò bay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
3, Điền CH/TR hay T
- Chúng tôi đều ...ăm ...ú xem con ...âu đang cày ruộng.
- Cô giáo em ...e ...ẻ.
- Bụi ...e đã ...e lấp chuồng ...âu.
- Cỏ non xanh rợn ...ân ...ời.
- Đàn cừu đi ...ậm ...ễ
- ...ời mƣa to, nƣớc ...út xối xả làm thành ...ì bị đổ.
4, Điền D/GI hay R
- Lửa cháy ...ừng ...ực, không ai ...ám vào.
- Ngƣời nông ...ân bận ...ộn đi ...eo hạt ...ống.
- Trong ...an nhà ...ộng ...ãi càng nhớ ...a ...iết tiếng cƣời trẻ thơ.
- Ông ...ám đốc ngồi ...am mình trên chiếc ghế ...a.
5, Điền C/Q hay K
- ...uyền dân chủ ...ủa nhà nƣớc ...iểu mới đƣợc xác lập.
- ...uân đội ta bất khuất ...iên ...ƣờng.
- Con ...á ...ủa để đàn ...iến bâu đầy mình rồi nhảy tõm xuống ao.
- Ngƣời ta đã ...iến thiết ...ông viên nƣớc hình ...uân cờ.
- Chúng ta đã ...uyên góp từng cái ...im, sợi chỉ cho ...uộc kháng chiến.
6, Điền G/NG hay GH/NGH
- Họ ...i ...ờ cho Tùng ăn trộm con ...à, mà khiến nó ...i lòng, tạc dạ.
- Em bé ...e nhạc ...ủ ...ật, bố để ...é sát vào ngƣời mình cho khỏi ngã.
- Bàn ...ế ...ồi học phải thỏa mái, khi ...e cô giảng bài không đƣợc cúi
xuống ...ầm bàn làm việc riêng.
- Các ...ành học cần ...anh đua với nhau để ...i điểm thành tích đến kết
thúc kỳ ..ỉ hè.
- Tôi thƣờng hay ..ĩ ...ợi về chuyện đã làm vỡ bình ...ốm sứ mà có ...i trên
đó bài thơ của Lý Bạch.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9134.pdf