Lời nói đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rỡ như tốc độ tăng trưởng bình quân của những năm 90 đạt trên 7%, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải nắm quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự quyết định phải sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Đồng thời xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đ
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Lộ trình Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do Asean (Afta), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài guồng quay đó. Việt Nam đang tích cực , chủ động hoà nhập vào nền kinh tế thế giới bằng việc gia nhập tổ chức ASEAN, tổ chức APEC, thực hiện cam kết AFTA, nộp đơn xin gia nhập WTO… Tất cả điều này đã góp phần tạo nên một thị trường hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng như hiện nay. Đặc biệt thị trường bánh kẹo đang phát triển vô cùng mạnh mẽ với sự góp mặt của cả hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập. Sắp tới, trước cánh cửa thực hiện cam kết AFTA thị trường này sẽ còn sôi động hơn nữa với những sản phẩm từ các nước trong khu vực có mức giá cạnh tranh hơn.
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước đã sản xuất bánh kẹo lâu năm và có uy tín. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam sẽ bước đầu thực hiện cam kết AFTA, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn lao đối với Công ty và các doanh nghiệp khác trong ngành. Theo đề án “ Lộ trình Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA)” của bộ tài chính , xét về khả năng cạnh tranh của các ngành hàng thì mặt hàng bánh kẹo thuộc nhóm 2 : nhóm các ngành hàng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Để cạnh tranh thành công , Công ty Hải Châu và các doanh nghiệp khác trong ngành cần có những chuẩn bị kỹ càng trên nhiều phương diện như tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, tăng cường khả năng quản lý, tăng qui mô vốn kinh doanh…
Phần I: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty mía đường I- Bộ Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tên giao dịch : Công ty bánh kẹo Hải Châu
Hải Châu Confectionery Company
Điện thoại : 8624826 – 8621664 Fax : 84.4.8621520
Website : www.haichau.com.vn
Địa điểm: 15 Mạc Thị Bưởi – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Diện tích mặt bằng : 55.000 m2
Gồm : - Nhà xưởng 23.000 m2
- Văn phòng 3.000 m2
- Kho bãi 5.000 m2
- Phục vụ công cộng 24.000 m2
1.1.Giai đoạn 1 (1965-1975)
Ngày 02/09/1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc), Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy bánh kẹo Hải Châu.
Năm 1972, nhà máy bánh kẹo Hải Châu tách phân xưởng sản xuất kẹo sang nhà máy miến Tương Mai và sau này thành lập nên nhà máy bánh kẹo Hải Hà. Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu trong giai đoạn này là sản xuất thực phẩm và chế biến lương thực phục vụ cho cuộc chiến tranh và thực hiện một số công tác dân vận khác. Số lao động bình quân là 850 người/năm.
1.2. Giai đoạn 2 (1975-1986)
Năm 1976, với việc sát nhập nhà máy chế biến sữa Mậu Sơn (Lạng Sơn), nhà máy bánh kẹo Hải Châu có thêm 2 phân xưởng sấy phun để sản xuất sữa đậu nành và sữa bột trẻ em. Hai loại sản phẩm này kinh doanh không hiệu quả nên nhà máy chuyển sang sản xuất bột canh và sản phẩm này đã trở thành sản phẩm truyền thống của Công ty.
Năm 1982, nhận thấy nhiệm vụ sản xuất của nhà máy cần được thay đổi, nhà máy quyết định thanh lý 6 dây chuyền sản xuất mì lương thực và bổ sung hai lò thủ công sản xuất bánh kem xốp. Giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu không phải là sản xuất phục vụ chiến tranh mà là thực hiện các kế hoạch từ cấp trên. Các yếu tố đầu vào và đầu ra đều được Nhà nước đảm bảo, máy móc và công nghệ đều được các nước anh em giúp đỡ. Tuy vậy nhà máy vẫn gặp nhiều khó khăn.
Số lao động bình quân 1250 người/năm.
1.3.Giai đoạn 3 (1986 đến nay)
Từ năm 1986 đến nay nhà máy đã đầu tư và lắp đặt thêm nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại có công suất cao như:
+ Năm 1991 lắp đặt thêm dây chuyền bánh quy của Đài Loan với công suất 2,5 đến 2,8 tấn/ca. Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, được thị trường chấp nhận.
+Năm 1993 lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của CHLB Đức với công xuất 1 tấn/ca. Đây là dây chuyền sản bánh kem xốp hiện đại nhất trong ngành bánh kẹo Việt Nam.
+Năm 1994 đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ sôcôla cũng của CHLB Đức, công suất 0,5 tấn/ca. Sản phẩm bánh kem xốp phủ sôcôla là loại sản phẩm cao cấp nhất trong nghành bánh kẹo Việt Nam.
Ngày 29/9/1994, nhà máy có quyết định đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Châu cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ kinh doanh.
+Năm 1996 một bộ phận của Công ty đã liên doanh với một Công ty của Bỉ thành lập một Công ty liên doanh sản xuất sôcôla chủ yếu là để xuất khẩu ( trên 70%). Cũng trong năm này, Công ty đã đầu tư lắp đặt mới hai dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức : dây chuyền kẹo mềm có công suất 3 tấn/ca và dây chuyền kẹo cứng có công suất 2,4 tấn/ca.
+ Năm 1998 Công ty mở rộng dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu lên 4 tấn/ca.
+ Năm 2001 Công ty triển khai dự án nâng công suất dây chuyền bánh kem xốp của CHLB Đức từ 800 kg/ca lên gấp đôi là 1600 kg/ca với số vốn đầu tư là 10 tỷ đồng. Ngoài ra Công ty cũng tiếp tục đầu tư chiều sâu, bổ sung thiết bị sản xuất sản phẩm sôcôla thanh và sôcôla viên có giá trị đầu tư trên 7 tỷ đồng với công suất 200 kg/ca.
+ Năm 2002 Công ty tiếp tục hoàn thiện dự án khả thi đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp của Châu Âu.
Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu luôn đạt mức tăng trưởng cao từ 15% đến 20% tương ứng với mức tổng sản lượng trên 15.000 tấn/năm.
Tính tới thời điểm hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu sản xuất kinh doanh chủ yếu có các mảng sau:
+ Kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo bao gồm :
Kẹo các loại bao gồm 36 loại khác nhau về mùi vị, cách đóng gói..như kẹo mềm, kẹo xốp, kẹo cứng, kẹo Caramen, kẹo trái cây…
Bánh quy các loại gồm 16 loại gồm các sản phẩm truyền thống của Công ty như bánh Hương Thảo, bánh Vani, các loại bánh quy kem, quy bơ…
Bánh kem xốp cũng có 14 loại sản phẩm như kem xốp vừng, kem xốp đậu xanh, kem xốp sôcôla, .. với nhiều kích cỡ bao gói khác nhau phục vụ nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng. Đây là sản phẩm thế mạnh và có truyền thống lâu dài của Công ty rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Lương khô là sản phẩm truyền thống , có từ lúc Công ty được thành lập. Hiện nay Công ty có đưa ra nhiều loại lương khô có hương vị mới như lương khô cacao, lương khô đậu xanh , lương khô dinh dưỡng..
Sôcôla thanh và sôcôla viên là những sản phẩm mới của Công ty
+ Sản xuất và kinh doanh bột canh thường, bột canh Iốt. Sản phẩm bột canh của nhà máy có hương vị riêng và tạo được uy tín đối với khách hàng. Hiện nay, sản phẩm này đã chiếm lĩnh thị trường miền Bắc.
+ Kinh doanh vật tư, nguyên liệu , bao bì nghành công nghệ thực phẩm.
+ Xuất khẩu trực tiếp những mặt hàng mà Công ty được phép kinh doanh.
Sau 10 năm đổi mới Công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn , phát triển đi lên, trở thành một Công ty làm ăn có hiệu quả. Sản phẩm của Công ty đã tham gia nhiêu triển lãm, hội chợ cả trong và ngoài nước và đạt được 15 Huy chương vàng tại các hội chợ, danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1996 đến năm 2001 khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của Công ty .
2. Nguồn nhân lực
Hiện nay, tổng số lao động trong Công ty là 950 người. Lao động trong biên chế chủ yếu là lao động gián tiếp, tập trung ở các phòng ban chức năng. Hiện tại họ đều có bằng đại học, cao đẳng, cao học hoặc đang đi học đại học. Tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 80%-81%, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn (thường là 1 hoặc 2 năm ), ngoài ra mỗi năm thu hút thêm hàng trăm lao động mới theo các hợp đồng thời vụ. Bậc thợ bình quân của Công ty là 4,5. Công ty tổ chức thi tay nghề cho công nhân theo quý và theo năm. Người lao động được nghỉ lễ 8 ngày/ 1 năm và nghỉ phép 12 ngày / năm. Đồng thời thực hiện đóng BHXH và BHYT, được hưởng các chế độ theo quy định.Thu nhập bình quân hàng năm được nâng lên từ 10 –15%. Năm 1998-1999, Công ty đảm bảo mức thu nhập bình quân từ 850.000 đến 900.000 đồng/ người/tháng.
3.Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Hải Châu.
3.1. Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm 2 cấp: cấp Công ty và cấp phân xưởng. Cấp Công ty cơ cấu tổ chức quản trị được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng, mô hình này rất phù hợp với Công ty có qui mô vừa và nhỏ đồng thời nó kết hợp được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. ở cấp Công ty bao gồm : Ban Giám đốc và 8 phòng ban chức năng, cấp phân xưởng có 7 phân xưởng : 5 phân xưởng sản xuất chính và 2 phân xưởng sản xuất phụ trợ.
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức ở trang bên ta thấy:
Giám đốc: phụ trách chung và các mặt cụ thể như công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương (phòng tổ chức); các công tác hành chính quản trị (phòng hành chính); tổ chức, vận động các phong trào thi đua, xét duyệt khen thưởng..(ban thi đua); công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ..(phòng xây dựng cơ bản) .
Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách công tác kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân, công tác bảo hộ lao động, điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng..
Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách công tác điều phối sản xuất và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm (phòng kế hoạch- vật tư), công tác kế toán -thống kê- tài chính (phòng tài vụ) .
Phòng tổ chức: thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, các công tác đào tạo , tuyển dụng và lưu trữ hồ sơ nhân sự...
Phòng kỹ thuật: thực hiện các công tác chuyên môn như : quản lý, xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị; giám sám, kiểm tra các qui trình kỹ thuật và qui trình công nghệ; tham gia đào tạo công nhân và đảm bảo an toàn lao động...
Phòng tài vụ: thực hiện công tác kế toán - thống kê- tài chính.
Phòng kế hoạch - vật tư : tiến hành kế hoạch giá thành; điều động sản xuất hàng ngày; cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm; các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch tác nghiệp...
Sơ đồ: Cơ cấu quản lý Công ty bánh kẹo Hải Châu
(Số trong ngoặc là số CBCNV thường xuyên ở các phòng ban, phân xưởng)
Phó giám đốc kinh doanh
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng HCQT
phòng khvt
Phòng tổ chức
Phòng tài vụ
Ban bảo vệ-tự vệ
Ban xdcb
Phòng kỹ thuật
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Vp đại diện tphcm
Vp đại diện tpđn
Px
Phục vụ
Px
kẹo
Px
Bột canh
Px
BánhI
Px
Bánh II
Px
Bánh III
Các px mới
Phòng hành chính: thực hiện các công tác hành chính quản trị, chăm sóc đời sống, y tế , sức khoẻ CB-CNV.
Ban bảo vệ và thi đua: tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, công tác tự vệ và nghĩa vụ quân sự, theo dõi thi đua của toàn Công ty.
Các phân xưởng: được điều phối trực tiếp của phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật nên luôn đảm bảo đầy đủ nguyên liệu, sản xuất hợp lý và đúng kỹ thuật.
-Phân xưởng bánh I sản xuất các loại bánh quy: hương thảo, hải châu, hướng dương, lương khô, quy bơ, quy hoa quả, quy kem.
-Phân xưởng bánh II sản xuất các loại bánh kem xốp: kem xốp thường, kem xốp thỏi , kem xốp phủ sôcôla
-Phân xưởng bánh III sản xuất các loại bánh quy : bánh hương cam, bánh đống hộp cao cấp...
-Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo xốp..
-Phân xưởng bột canh sản xuất các loại bột canh gà, bò, cua; bột canh cao cấp, bột canh Iốt.
-Phân xưởng cơ điện gồm tổ nguội, tổ sủa chữa lò hơi và tổ điện. Phân xưởng cơ điện gồm các công nhân kỹ thuật và các kỹ sư chuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cho các phân xưởng sản xuất được đúng công suất và an toàn.
-Phân xưởng in điện tử in ngày sản xuất và hạn sử dụng cho các sản phẩm của Công ty.
Các phân xưởng do phòng kế hoạch điều phối sản xuất và phòng kỹ thuật giám sát sản xuất. Hoạt động sản xuất thường xuyên chia làm 3 ca, trong những thời điểm mùa vụ công nhân được huy động làm thêm ca hoặc tuyển thêm công nhân hợp đồng ngắn hạn để đảm bảo sản xuất đủ nhu cầu tiêu thụ.
3.2.Quy trình sản xuất tổng quát của một số sản phẩm chính :
Quy trình sản xuât bánh kem xốp
Đưa nguyên
liệu vào
Phối liệu
Trộn nguyên
liệu
Cán thành
hình
Đưa vào lò nhiệt
Cuối lò gạt bánh và phân loại
Bao gói
Đóng hộp
Nhập kho
Quy trình sản xuất kẹo
Phối,trộn nguyên liệu
Nấu kẹo
Làm nguội
Quật kẹo
Vuốt kẹo
Cắt và bao gói
Đóng gói thành phẩm
Quy trình sản xuất bột canh
Rang muối
Nghiền nhỏ
Trộn Iốt
Trộn phụ
gia
Bao gói
đóng hộp
Sàng lọc
Trộn phụ
gia
Bao gói
đóng hộp
Các qui trình sản xuất bánh kẹo hiện nay được thực hiện trên những máy móc thiết bị hiện đại hàng đầu tại Việt Nam nên sản phẩm luôn đảm bảo vệ sinh và có chất lượng cao. Tuy nhiên sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cấu của thị trường trong những thời điểm mùa vụ nên bị mất một phần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh.
Sản phẩm bột canh của Công ty là sản phẩm hàng đầu trên thị trường hiện nay nhưng công nghệ sản xuất còn nhiều khâu thủ công nên có số công nhân đông nhất trong các phân xưởng trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên sản phẩm của Công ty có mùi vị rất đặc trưng, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và có thể nhận ra sự khác nhau giữa sản phẩm của Công ty với các sản phẩm khác cùng loại. Công ty mới cho ra nhiều sản phẩm bột canh có hương vị khác nhau để phục vụ người tiêu dùng ngay càng tốt hơn. Sản phẩm bột canh được tiêu thụ quanh năm nên phân xưởng này luôn hoạt động quanh năm, công nhân chia 3 ca, 4 kíp để duy trì sản xuất liên tục.
II. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu.
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty .
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một Công ty nhà nước có truyền thống trên 35 năm thành lập và phát triển. Khi chuyển từ bao cấp sang hạch toán độc lập trong nền kinh tế thị trường Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như trang thiết bị máy móc lạc hậu, năng lực quản lý kém, thiếu vốn sản xuất kinh doanh…Qua quá trình lao động sáng tạo và nỗ lực của cán bộ lãnh đạo, đội ngũ công nhân viên, Công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường, các sản phẩm chính của Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Trong những năm gần đây, cùng sự đi lên của đời sống nhân dân nói chung, Công ty cũng có những bước phát triển mới, liên tục đổi mới trang thiết bị và công nghệ cho ra đời nhiều sản phẩm mới rất phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng và tinh tế của người tiêu dùng. Do đó sản lượng tiêu thụ trong nhiều năm luôn tăng với tốc độ 10% đến 15%. Các sản phẩm chính của Công ty luôn được tiêu thụ nhanh, đặc biệt trong thời vụ luôn thiếu hàng để cung cấp cho các đại lý. Sản lượng tồn kho cuối năm rất thấp.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Theo sản phẩm
(Từ năm 1999 – 2001)
TT
Sản phẩm
1999
2000
2001
2002
Ls(tấn)
%
Ls(tấn)
%
Ls(tấn)
%
00/99
01/00
I
1
2
3
Bánh các loại
4879
38.87
5851
39.33
6584
39.03
119.92
112.53
Bánh quy
2898
23.09
3521
32.67
3968
23.52
121.5
112.70
Kem xốp
681
5.43
750
5.04
857
5.08
110.13
114.27
Lương khô
1300
10.36
1580
10.62
1759
10.43
121.54
111.33
II
1
2
Kẹo các loại
1127
8.98
1447
9.73
1765
10.46
128.39
121.98
Kẹo cứng
812
6.47
996
6.7
1143
6.78
122.66
114.76
Kẹo mềm
315
2.51
451
3.03
622
3.69
143.17
137.92
III
1
2
Bột canh các loại
6545
25.23
7577
50.94
8519
50.5
115.77
112.43
Bột canh thường
2991
23.83
3365
22.62
3878
22.99
112.5
115.25
Bột canh Iốt
3554
28.32
4212
28.32
4641
27.51
118.51
110.19
Tổng
12551
100
14875
100
16868
100
118.52
113.4
Báo cáo tiêu thụ của những năm gần đây cho thấy tổng sản lượng tiêu thụ qua các năm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu không ngừng tăng lên ở cả ba loại sản phẩm chính: năm 2000 tăng 19%; năm 2001 tăng 13%. Cụ thể trong năm 2000 sự tiêu thụ các sản phẩm của Công ty đều tăng nhanh. Sản lượng tiêu thụ các loại bánh tăng từ 4879 tấn lên 5851 tấn tương ứng tăng 20% so với năm 1999, trong đó bánh quy và lương khô tăng nhiều: bánh quy tăng 21% do trong năm 2000 Công ty cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới và có nhiều loại bao gói khác nhau phục vụ các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng; lương khô cũng tăng 21% do Công ty cho ra đời ccá sản phẩm lương khô có hương vị mới như ca cao,đậu xanh…Về sản phẩm bánh kem xốp, năm 1999 tiêu thụ được 681 tấn, tăng 12,1% so với năm 1998; năm 2000 con số này là 750 tấn tăng 10% so với năm 1999; năm 2001 là 857 tấn tăng 14%so với năm 2000. Các con số cho thấy lượng tiêu thụ kem xốp luôn tăng trên 10%/năm do Công ty luôn chú ý nghiên cứu phát triển sản phẩm này, đến nay bánh kem xốp là mặt hàng chủ lực của Công ty trên các thị trường dặc biệt là thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc .
Bên cạnh đó, các sản phẩm kẹo cũng có sự tăng trưởng đáng kể, trung bình trên 20% /năm. Sản phẩm kẹo mềm rất phù hợp với người tiêu dùng và có nhiều bao bì đẹp nên lượng tiêu thụ tăng lên rất nhanh: năm 2000 tăng 43%, năm 2001 tăng 38%. Tỷ trọng lượng tiêu thụ kẹo đang tăng lên trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty mặc dù đây không phải là sản phẩm truyền thống của Công ty và có sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường.
Một sản phẩm truyền thống khác của Công ty trong nhiều năm qua là bột canh. Sản phẩm luôn giữ được uy tín với khách hàng nên lượng tiêu thụ luôn có mức tăng ổn định. Sản phẩm bột canh Iốt của Công ty khi đưa ra rất được người tiêu dùng tín nhiệm và phù hợp với phong trào “ Toàn dân dùng muối Iốt ”.
2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế ở trong và ngoài nước, Công ty vẫn đạt được chỉ tiêu là trên 10% đó là một thành tích đáng khích lệ, thành tích đó được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ba năm trở lại đây.
Chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng cho thấy, giá trị tổng sản lượng của Công ty ttong những năm qua liên tục tăng, tăng từ 104,58 tỷ đồng năm 1999 lên 119,52 tỷ đồng năm 2000, tức là năm 2000 tăng 14% so với năm 1999. Năm 2001 Công ty đạt 134,27 tỷ đồng tăng 12,34% so với năm 2000 nhưng giảm so với năm 1999. Kết quả cho thấy Công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.
Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công ty
Bánh Kẹo Hải Châu
(1999 – 2001)
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tuyệt đối
99/98
Số tuyệt đói
00/99
Số tuyệt đói
01/00
1
GT tổng s.lượng
Triêu đ
140.58
112.76
119.52
114
134.27
112.34
2
Doanh thu
Triêu đ
129.58
110.21
150.106
116
153.62
102.34
3
Nộp NSNN
Triêu đ
7.245
84.24
7.275
100
7.29
100.24
4
Lợi nhuận
Triêu đ
2.6
395.74
3.6
138.4
4.08
113.2
5
TNBQ tháng/người
1000đ
850
113.33
1000
117.6
1100
110
6
s.lượng spchủ yếu
Triêu đ
22.1
216.67
23.54
106.52
27.98
118.86
7
Bánh các loại
Tấn
12551
116
14875
118.52
16868.00
113.40
Kẹo các loại
Tấn
4879
142.36
5851
119.92
6584.00
112.53
B.canh các loại
Tấn
1127
109.68
1447
128.39
1765.00
121.98
Tấn
6545
113.95
7577
115.77
8519.00
112.43
Chỉ tiêu doanh thu cho biết tốc độ tiêu thụ sản phẩm qua các năm: năm 1999 đạt 129,58 tỷ đồng, năm 2000 tăng 16% đạt 150,11 tỷ đồng, năm 2001 tăng 9% đạt 163,62 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng cao chứng tỏ hướng đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới và chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty áp dụng đã có hiệu quả.
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Lợi nhuận vừa là mục tiêu đầu tiên, vừa là mục đích cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Qua các năm từ 1999 đến 2001 lợi nhuận phát sinh của Công ty đều tăng. Mức lợi nhuận năm 2000 đạt 3.6 tỷ đồng tăng 38,4% so với năm 1999. Năm 2001 lợi nhuận đạt 4,08 tỷ đồng bằng 113,2% năm 2000. Lợi nhuận của Công ty liên tục tăng là do hai dây chuyền kẹo mới lắp đặt và đưa vào sản xuất đã phát huy tác dụng, sản lượng kẹo tăng lên. Nguồn nguyên liệu chính trước đây nhập từ Châu Âu hiện nay chuyển sang nhập từ các nước Đông Nam á nên chi phí giảm.
Công ty cũng luôn chú ý phát triển công nghệ sản xuất, thay đổi dây chuyền sản xuất tiếp cận với những máy móc hiện đại để có được năng suất và chất lượng cao. Số vốn Công ty dành cho đầu tư xây dựng cơ bản tăng liên tục trong ba năm qua.
Bên cạnh việc củng cố vị thế trên thị trường, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc sản xuất, Công ty còn quam tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên. Điều đó thể hiện qua mức tăng thu nhập bình quân trong tháng. Trong ba năm gần đây, mức lương của cán bộ công nhân viên tăng trung bình hàng năm đều tăng lên 10%. Ngoài việc tăng tiền lương, Công ty còn thưởng cho cán bộ công nhân viên trong những dịp lễ tết và khen thưởng cho những lao động sáng tạo, tổ chức các hoạt động ngoại khoá bổ ích như : hội thi thợ giỏi, thi bóng bàn, bóng đá… Các hoạt động này giúp người lao động sống vui- khoẻ- lành mạnh, đảm bảo năng suất lao động.
3. Các chính sách-chiến lược kinh doanh của Công ty Hải Châu
3.1. Chiến lược sản phẩm – mặt hàng kinh doanh.
Hiện nay, sản phẩm của Công ty chia làm ba nhóm chính:
Bánh các loại.
Bột canh các loại.
Kẹo các loại.
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm bánh kẹo với chất lượng và chủng loại khác nhau. Người tiêu dùng là người quyết định có mua sản phẩm hay không. Họ chỉ mua sản phẩm khi thực sự tin tưởng sản phẩm đó đạt chất lượng. Vì vậy, Công ty luôn coi trọng công tác đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhận thấy thị trường có xu hướng thích các sản phẩm có hương vị trái cây tự nhiên như cam, nho, dứa… Công ty đã nghiên cứu tìm tòi những nguyên liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh dầu các loại hoa quả và tinh dầu chịu nhiệt vào chế biến nhằm tạo hương vị hấp dẫn cho các sản phẩm mới. Công ty đã đưa ra các sản phẩm có hương trái cây: các loại kẹo mềm, kẹo xốp, bánh quy.. có hương cam, dứa, dâu, táo, mơ mật ong…Các sản phẩm này đã được người tiêu dùng chấp nhận. Bên cạnh đó Công ty cũng đưa ra nhiều loại bao gói có trọng lượng khác nhau: 125gram, 200 gram, 300gram…và cả loại đóng bao 5kg, 9kg…để phục vụ cho nhu cầu hội nghị, đám cưới,. rất tiện lợi cho người tiêu dùng.
Bên cạnh việc cho ra đời nhiều sản phẩm mới Công ty vẫn duy trì các loại sản phẩm truyền thống như bánh Hương Thảo, bánh Vani.. hầu như trong suốt 30 năm qua không có nhiều sự thay đổi. Các loại bánh này được nướng bằng than có được vị thơm và màu sắc rất riêng nên cho dù bánh có khá dày nhưng vẫn được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Sản phẩm bột canh là loại sản phẩm rất khó thay đổi, công nghệ sản xuất lại phần lớn là thủ công nên Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đưa ra thị trường các loại bột canh Iốt, bột canh có hương vị gà, cua, bò..phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.
Sản phẩm bánh kem xốp của Công ty hiện là sản phẩm có chất lượng hàng đầu . Bánh của Công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất trong cả nước. Gần đây sản phẩm cũng được cải tiến nhiều về hình thức đóng gói và kích thước bao gói như kem xốp thanh đóng gói 170 , 150, 125, 270, 340, 450 gram..
Sản phẩm sôcôla thanh và viên là những sản phẩm mới nhất của Công ty được thị trường đánh giá cao.
3.2. Chính sách phối phân
3.2.1. Hệ thống kênh phân phối.
Cùng với sự phát triển đi lên của Công ty, các hoạt động tiếp thị, nghiệp vụ Marketing và mở rộng kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh và có hiệu quả hơn. Để duy trì và phát triển các thị trường hiện có cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đồng thời từng bưóc xâm nhập vào những thị trường mới, Công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối trong khắp cả nước. Công ty xây dựng hệ thống 4 kênh phân phối sản phẩm. Trên mỗi kênh đều có đặc điểm riêng và khối lượng tiêu thụ trên mỗi kênh cũng khác nhau .
Hệ thống kênh phân phối của Công ty bánh kẹo hải châu
Công
ty
Bánh kẹo Hải Châu
Cửa hàng
giới thiệu
sản phẩm
Người bán lẻ
Bán buôn
Bán lẻ
Người
tiêu
dùng
cuối
cùng
Đại lý
Bán buôn
Bán lẻ
ă Kênh I _ Kênh phân phối trực tiếp
Kênh I là kênh phân phối từ Công ty thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trực tiếp do Công ty quản lý đặt tại các tỉnh thành hay trung tâm tiêu thụ. Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty bao gồm :
- 2 cửa hàng ở Hà Nội : một đặt ngay tại trước cổng Công ty và một đặt trên đường Minh Khai.
-1 cửa hàng ở TP HCM : khai trương tháng 11/1999 tại số 123 đường Lê Thị Hồng Gấm – Q1–TPHCM
-1 cửa hàng ở Đà Nẵng : khai trương vào quý II/2001 để điều tiết hoạt động tiêu thụ ở miền Trung
Tổng giá trị tiêu thụ của kênh này chiếm khoảng từ 5 - 7% tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ hàng năm của Công ty. Mặt khác, để tích cực tìm hướng xuất khẩu sản phẩm, Công ty đã xúc tiến thương mại với nhiều bạn hàng nước ngoài như Lào , Mông Cổ ; gửi hàng giới thiệu sản phẩm tới nhiều nước ở Châu Âu, Châu á, Châu Phi, bước đầu có nhiều tiến triển tốt.
Đây là hệ thống kênh phân phối trực tiếp của Công ty nhưng chưa chiếm được vị thế mạnh trong hệ thống phân phối sản phẩm do số lượng còn quá ít và bố trí mỏng nên chưa mang lại kết quả cao. Kênh phân phối trực tiếp yếu cho thấy Công ty còn bị phụ thuộc nhiều vào khách hàng là các đại lý và nhà bán buôn. Đó cũng là một thách thức cho hoạt động tiêu thụ của Công ty.
ăKênh II – Người bán lẻ
Qua kênh II, sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua những người bán lẻ lấy hàng trực tiếp tại Công ty, họ là những người buôn bán nhỏ gần Công ty và hệ thống của hàng bán lẻ tại gia đình cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong năm 2000, Công ty đã có thêm 15 cửa hàng như vậy ở cả nội và ngoại thành Hà Nội.
Đây là mô hình mới rất phù hợp với điều kiện kinh doanh sản phẩm của Công ty, có ý nghĩa to lớn với việc phát triển hình ảnh và uy tín của Công ty đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cán bộ công nhân viên trực tiếp tham gia phân phối và giới thiệu sản phẩm của Công ty không những nâng cao trách nhiệm của họ đối với công việc mà còn góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, hơn nữa tăng lòng tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ trên kênh này còn nhỏ. Do đó Công ty đã áp dụng những chế độ ưu đãi về giá và vận chuyển cho đối tượng khách hàng này.
ă Kênh III và kênh IV
Đây là hai kênh phân phối chủ yếu của Công ty, hàng năm tiêu thụ trên 75% tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty. Kênh III là một kênh phân phối mạnh của Công ty với nhiều bạn hàng mua số lượng lớn và thường xuyên ở khắp các tỉnh thành như: Hà Nội, Hoà Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Cần Thơ, An Giang, Lâm Đồng...
Hiện nay, kênh IV phân phối qua hệ thống các đại lý của Công ty là kênh mạnh nhất với trên 300 đại lý trải rộng trên khắp cả nước.
- Vùng Đông Bắc : 50 đại lý
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ : 80 đại lý
- Vùng duyên hải : 50 đại lý
- Vùng Tây Bắc : 40 đại lý
- Vùng từ Quảng Bình đến Tây Nguyên : 20 đại lý
- Vùng đồng bằng Nam Bộ : 20 đại lý
Qua tổng kết năm 2000 :
Có 8 đại lý có doanh thu cao trên 3 tỷ đồng trong đó 5 đại lý ở Hà Nội, 1 đại lý ở Thanh Hoá, 1 đại lý ở Nghệ An, 1 đại lý ở Thái Nguyên.
có 6 đại lý có doanh thu trên 2 tỷ đồng trong đó 4 đại lý ở Hà Nội, 1 đại lý ở Hải Phòng, 1 đại lý ở Thái Nguyên.
- Có 45 đại lý có mức doanh thu trên 1 tỷ đồng ở nhiều tỉnh và thành phố như Quảng Ninh, Vinh, Ninh Bình, Thanh Hoá..
- Vùng thị trường mới, sự hiểu biết của người tiêu dùng về Công ty còn ít, chi phí tiếp thị và giới thiệu sản phẩm còn hạn chế, song với nỗ lực, kinh nghiệm của chính mình, các đại lý đã từng bước phủ rộng sản phẩm của Hải Châu và trụ vững trên thị trường. Đặc biệt là thị trường Tây Nguyên, các đại lý đã có nhiều cố gắng năm 2000 đã nâng cao doanh thu lên 10% so với năm 1999.
Qua những thống kê trên ta thấy hệ thống phân phối của Công ty ở miền Bắc và Trung hoạt động khá hiệu quả, còn thị trường miền Nam với nhu cầu lớn và nhiều đối thủ cạnh tranh đang còn đặt ra nhiều thách thức cho Công ty. Hệ thống đại lý là kênh phân phối chính của Công ty, đóng góp to lớn vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. áp lực từ hệ thống phân phối đối với Công ty là rất lớn, do đó Công ty cần xây dựng mối quan hệ tốt với những bạn hàng lâu dài này.
3.2.2. Chính sách xây dựng mối quan hệ với khách hàng của Công ty
Công ty thiết lập mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở trao đổi thông tin, tìm kiếm mối quan hệ với các đối tác khách hàng trong việc vận chuyển và thanh toán dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Hiện nay Công ty có 3 hình thức vận chuyển :
+ Công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng
+ Công ty thuê xe vận chuyển ngoài cho khách
+ Công ty hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng theo từng tuyến đường, từng cây số với từng đơn giá vận chuyển
Quá trình phục vụ và phân phối sản phẩm được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đặc biệt với những khách hàng là đại lý lớn và lâu dài của Công ty.
Ngoài ra, Công ty còn áp dụng chế độ thưởng cho các đại lý có khối lượng tiêu thụ lớn, khuyến mại bằng sản phẩm ( tức là tăng số lượng sản phẩm trong mỗi thùng với mức giá không đổi ); tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm và trao quà tặng cho các khách hàng.
Công ty cũng áp dụng chính sách giá chiết khấu theo phương thức thanh toán (thanh toán ngay bằng tiền mặt và thanh toán sau ) và đối tượng khách hàng ( khách hàng Hà Nội và khách hàng ngoại tỉnh).
Hà Nội
Ngoại Tỉnh
Bánh
Kẹo
Bánh
Kẹo
Thanh toán ngay
1.30%
4.30%
2.30%
5.30%
Thanh toán sau
1%
4%
1.30%
4.30%
Xây dựng chế độ chiết khấu theo vùng cho các loại sản phẩm. Hỗ trợ tăng chiết khấu cho các đại lý ở vùng xa, vùng sâu, vùng cần ưu tiên để phát triển thị trường. Thực hiện chính sách thưởng chiết khấu thêm cho khách hàng tiêu thụ tốt các sản phẩm ở các thời điểm khó tiêu thụ. Đối với những sản phẩm xâm nhập thị trường còn yếu, Công ty đều tăng mức chiết khấu từ 1% đến 2%. Điều chỉnh cước phí vận chuyển cho phù hợp với giá xăng dầu và từng vùng thị trường. Thực hiện chế độ thanh toán cước phí chuyển tiền cho các đơn vị và cá nhân thanh toán tiền hàng bằng điện chuyển tiền và tiền chuyển khoản với giá trị trên 100 triệu đồng.
Ngoài chính sách đối với các đại lý cấp I, Công ty còn quan tâm đến các đại lý cấp II bằng hình thức khuyến mại trong thùng ( tăng thêm trọng lượng đóng trong mỗi thùng). Các đại lý cấp II sẽ được hưởng phần tăng thêm trong mỗi thùng khi tiêu thụ. Chính sách n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33644.doc