Lỗ Doanh nghiệp liên doanh - Nguyên nhân & giải pháp

Lời nói đầu Doanh nghiệp liên doanh-một hình thức đầu tư trực tiếp nớc ngoài chủ yếu ở nước ta trong thời gian qua đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nó đã góp nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế thông qua đó góp phần mở rộng thị trường của Việt Nam. Đồng thời, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH;HĐH đất nước , tạo ra hàng vạn lao động trực tiếp lẫn gián tiếp,

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lỗ Doanh nghiệp liên doanh - Nguyên nhân & giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
góp phần thay đổi bộ mặt đất nước... Tuy nhiên, cũng trong thời gian qua hàng loạt các doanh nghiệp liên doanh tuyên bố bị thua lỗ, kéo dài triền miên, kể cả các liên doanh có tiềm lực tài chính mạnh như liên doanh CoCa-CoLa NgọcHồi,Chương Dương, liên doanh ABB...cũng bị lỗ nặng. Kinh doanh trong cơ chế thị trường vấn đề lỗ,lãi là chuyện bình thường, nó có thể xảy ra ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào dù đó là doanh nghiệp có quy mô lớn hay quy mô bé, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp nội địa,doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp Nhà Nước...Nhưng để cho bị lỗ nhiều năm kéo dài triền miên lại là chuyện không bình thường,cần phải tìm ra nguyên nhân để hạn chế mức thấp nhất lỗ doanh nghiệp. Vấn đề lỗ doanh nghiệp liên doanh được Nhà Nước đặc biệt quan tâm và với mong muốn tìm vấn đề trên.Em đã quyết định lựa chọn đề án môn học với đề tài “ Lỗ Doanh nghiệp liên doanh: Nguyên Nhân và Giải Pháp”. Nội dung được chia làm ba chương như sau: ChươngI: Những vấn đề chung. ChươngII: Nguyên nhân. ChươngIII: Giải pháp. Cuối cùng em xin chân thành biết ơn các thầy cô trongkhoavàđặcbiệt dưới sự hướng hẫn tận tình của thầy giáo Ths Bùi Huy Nhượng đã giúp em hoàn thành đề án môn học của mình. Do sự hiểu biết có hạn nên khi thực hiện khó có thẻ tránh khỏi thiếu sót. Em tha thiết mong sự góp ý phê bình của thầy cô và bạn bè để lần sau hoàn thiện tốt hơn. Chương I Những vấn đề chung I. Khái niệm và đặc trưng của doanh nghiệp liên doanh. 1. Khái niệm. Xí nghiệp liên doanh là mội hình thức tổ chức các mối quan hệ giữa các bên tham gia mang quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu chung về vốn góp, cùng tham gia quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất, tiêu thụ, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chiển khai theo các điều khoản đực ghi trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia. 2. Đặc trưng của doanh nghiệp liên doanh. 2.1 Đặc trưng vè kinh tế. Xí nghiệp liên doanh là môt thực thể kinh doanh đọc lập, đươc thành lập dựa trên những sự khác biệt của các bên tham gia: sự khác biệt về cuốc tịch ,sự khác biệt về hệ thống pháp luật, sự khác biệt trong hẹ thống quản lý ,sự khác biệt về những tiêu chuẩn của hệ thống tài chính, sự khác biệt về công nghệ và những khác biệt về cá mức văn hoá. Do đó sự tồn tại của nó phải được dựa trên cơ sở phối hợp lỗ lự của các bên tham gia và thể hiên ở chỗ: Cùng sở hữu về vốn góp : các bên tham gia có thể igóp vốn bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, chi tiết, phụ tùng,đất ddai nhà xưởng, quyền sử dụng mặt nươc, mặt biển, các dịch vụ xây dựng , sản xuất, phục vụ các bằng phát minh, sáng chế...Ngoài ra các bên còn đóng góp khả năng, kinh nghiệm uy tín công ty hoặc nhãn hiệu hàng hoá ... Cùng tham gia quản lý : các bên tham gia cùng phối hợp xây dựng bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động liên doanh, đội ngũ công nhân và nhân viên phục vụ, đồng thời tạo ra môi trường hoạt động nội bộ liên doanh thích hợp với điều kiện của nước sở tại. Cùng phân phối lợi nhuận : các bên tham gia liên doanh cùng tiến hành phân phối các khoản lợi ích thu được từ doanh nghiệp theo những điều khoản được thoả thuận giữa các bên. Thông thường lợi nhuận của liên doanh phân phối giữa các bên căn cứ vào tỷ lệ tài sản đóng góp vào liên doanh. Cùng chia xẻ rủi ro ,mạo hiểm: quá trình hoạt động của liên doanh thường gặp phải những mrủi do quá trình thiết kế liên doanh không chu dáo, do những biên động của thị trường, do cạnh tranh hoặc những nguyên nhân bất ngờ khác. Thiệt hại này do các bên tham gia chịu. 2.2 Đặc trưng về pháp lý Một liên doanh là một hình thức pháp lý thông nhất, hoạt động theo luật pháp của nước của nước sở tại. Xí nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân. Quyền lợi của các bên tham gia liên doanh đươc ghi trong hợp đồng liên doanh . Doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới dạng công ty TNHHhoặc CTCP, đôi khi nó còn được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm vô hạn hoặc các hiệp hội hữu hạn.Mỗi bên tham gia liên doanh đều có tư cách pháp lý riêng-chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và tư cách pháp lý chung-chịu trách nhiệm với toàn thể liên doanh.Nừu hợp đồng liên doanh là điều kiện cần để hình thành nên doanh nghiệp liên doanh thì điều lệ hoatj động của doanh nghiệp liên doanh là điều kiện đủ để đảm bảo tính chỉnh thể, tính độc lập của thực thể pháp lý này,nó cũng là cơ sở để phân biệt thực thể kinh doanh này với thực thể kinh doanh khác. Như vậy, hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp là hai văn bản pháp lý cơ bản quy định về mặt pháp lý của doanh nghiệp liên doanh, mỗi loại văn bản đóng một vai trò nhất định trong việc hình thành tính pháp lý của doanh nghiệp liên doanh II Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp liên doanh của xí nghiệp liên doanh . Các liên doanh quốc tế được hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển của các quan hệ thương mại và ddaau8f tư quốc tế. Lúc đầu quá trình buôn bán diễn ra một cách tự nhiên giữa các nước, sau đó dần dần thúc đẩy sự ra đời của dòng đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế phát triển thúc đẩy quá trình buôn bán quốc tế. Nhiều nhà máy xí nghiệp của nước này được xây dựng ở nước khác hoặc nước này đi vay vốn của nước khác để tiến hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất nhằm thu lợi ở nước ngoài. Hoạt động đầu tư quốc tế ban đầu chỉ nhằm tìm kiếm lợi ích bổ xung, diễn ra hoàn toàn có tính chất tự nhiên, dần dần trở thành dòng vận động chính của quá trình hợp tác giữa các công ty hoặc các nước khác nhau. Nguồn gốc của sự vận động này là sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, sự mở rộng cả về mức độ và phạm vi của quá trình phân công lao động quốc tế. Phân công lao động quốc tế - một quy luật có tính chất tự nhiên - thể hiện sự tập chung chuyên môn hoá sự sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ vào một nước nhất định dựa trên ưu thế của nước đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học - công nghệ, chính trị - xã hội để đáp ứng nhu cầu của các nước khác thông qua trao đổi quốc tế, đã phá vỡ tính chất tách biệt của nền kinh tế từng nước, làm tăng sự liên hệ phụ lẫn nhau giữa nền kinh tế của các nước. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi căn bản hệ thống tư liệu sản xuất - vừa là tiền đề, vừa là điều kiện thúc đẩy phân công lao động quốc tế và dòng đầu tư quốc tế. Sự phân công lao động quốc tế, khi đạt đến một trình độ nhất định, mỗi quốc gia hoặc một xí nghiệp chỉ tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ mũi nhọn thì sự liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng càng lớn. Các quá trình sản xuất dan kết, thâm nhập lẫn nhau không chỉ nền kinh tế của các nước, mà còn giữa các xí nghiệp, công ty với nhau, hình thành những thực tế kinh doanh hợp nhất giữa các bên. Những thực tế kinh doanh này là mầm mống vật chất đầu tiên cuaar các liên doanh quốc tế. Như vậy liên doanh quốc tế xuất hiện là kết quả tất nhiên của sự vận động của dòng đầu tư quốc tế với nguồn gốc bên trong là sự phát triển của sự phân công lao động quốc tế. Lô - gich của sự ra đời liên doanh được thể hiện ở sơ đồ sau: Lô - gich của sự liên doanh quốc tế.Liên doanh quốc tế (xí nghiệp liên doanh) Hợp tác liên kết kinh tế quốc dân Các mối quan hệ kinh tế quốc tế Các mối quan hệ kinh tế Các mối liên hệ phổ biến III Kinh nghiệm thành lập và quản lý doanh nghiệp liên doanh ở một số nước Châu á. 1 Tại Đài Loan. 1.1 Về hình thức đầu tư. Theo luật công ty của Đài Loan thì có bốn hình thức pháp lý đối với các xí nghiệp liên doanh là: Công ty trách nhiệm vô hạn (được thành lập từ hai hay nhiều cổ đông phải chịu vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty). Công ty trách nhiệm hữu hạn ( có từ năm đến hai mươi cổ đông chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty theo mức vốn đông góp);Công ty có cổ đông tham gia hữu hạn và vô hạn (được thành lập từ một hoặc một số cổ đông có trách nhiệm vô hạn và một hoặc một số cổ đông có trách nhiệm hữu hạn , các cổ đông có trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu phần vốn góp của mình ); Công ty có số cổ phần hữu hạn ( có từ bảy cổ đông trở lên , vốn của công ty được chia thành các cổ phần và mỗi cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi cổ phần của mình ). 1.2 Quy định về tỷ lệ góp vốn. Theo luật của Đài Loan, một công ty không thể là một cổ đông có trách nhiệm hữu hạn trong liên doanh với tổng số vốn đầu tư không vượt quá 40% số vốn của liên doanh. Lượng vốn tối thiểu để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là :500.000NT$( tương đương với 65.000USD0vaf công ty có số cổ phần hữu hạn là:1.000.000NT$. Nếu công ty tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì số vốn tối thiểu phải là 5.000.000NT$ đối với cả hai loại. 2.Tại Thái Lan 2.1 Quy định về hình thức liên doanh và quy định về góp vốn. Theo luật kinh doanh nước ngoài và các bộ luật khác như Bộ luật đất đai, hầu hết các xí ngiệp liên doanh ở Thái Lan đều do các đối tác Thái Lan sở hữu đa số.Một số xí nghiệp liên doanh là một hình thức hợp tác giưa hai hoặc nhiều bên để thực hiện các hoạt động thương mại. Nó có thể là một quan hệ bạn hàng hay một công ty tránh nhiệm hữu hạn hoặc một hình thức phi công ty. Nếu là hình thức phi công ty một liên doanh thường được hình thành trên cơ sở một hợp đồng tư nhân, không đăng ký giữa hai bên. Thông thường các bên đều đóng góp vốn, một bên góp công nghệ và bí quyết còn bên kia đóng góp các điều kiện sản xuất và kinh nghiệm về maketinh. Vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân được chia thành các cổ phần có giá trị ngang nhau. Mỗi cổ phần có giá trị 5 Baht. 2.2 Vấn đề tài chính thuế. Có nhiều loại thuế áp dụng đối với các xí nghiệp liên doanh ở Thái Lan được quy định trong hai đạo luật quan trọng là đạo luật về thu nhập và đạo luật về thuế gía trị gia tăng. Theo đạo luật về thu nhập, các loại thuế áp dụng đối với các xí nghiệp liên doanh gồm có thuế thu nhập, thuế kinh doanh ,thuế đánh vào lợi nhuận chuyển về nước, lệ phí chứng thư,thuế thu nhập cá nhân. Đối với thuế thu nhập công ty ( thuế lợi tức ) tỷ lệ thuế áp dụng là 35% Để khuyến khính các công ty lieen doanh tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán, nếu công ty có đăng ký danh sách tại thị trường chứng khoán Thái Lan thì tỷ lệ thuế này là 305. Các phương pháp khấu hao “ gia tốc “ được áp dụng đối vơí các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong liên doanh thuế kinh doanh - thuế đánh vào tổng doanh thu - thuế đánh vào tổng doanh thu của liên doanh hiện áp dụng ở các mức từ 0,1% đến 50%. Các hàng hoá xuất khẩu được miễn giảm thuế kinh doanh. Đối với thuế đánh vào lợi nhuận chuyển về nước được chia làm 3 mức: 15%, 20%, và 25%. Các loại lệ phí chứng thư áp dụng cho hoạt động chuyển nhượng các cổ phiếu ( 0,1% giá trị danh ngiã của cổ phiếu chuyển nhượng ), hoạt động vay nợ 0,05% giá trị khoản nợ vay với mức vay tối thiểu là 10.000 Bath hoặc thuế công nhân (tỷ lệ 0,1%). Thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với các loại cá nhân kinh doanh ở Thái Lan, tỷ lệ từ 5% đến 50%. Từ tháng 1/1992, thuế kinh doanh được thay bằng thuế giá trị gia tăng (VAT). Tỷ lệ thuế tối thiểu là 10% nhưng chính phủ Thái Lan sẽ còn giảm mức thuế này xuống còn 7%. Các xí nghiệp liên doanh sẽ có trách nhiệm đăng ký nộp thuế với Cục thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động. 2.3 Môi trường pháp lý. Thủ tục thành lập các xí nghiệp liên doanh ở Thái Lan nói chung khá đơn giản.Một xí nghiệp liên doanh có thể được xét duyệt và được cấp giấy phép hoạt động trong vòng 30 ngày. Hội đồng đầu tư của thái lan là cơ quan quản lý việc thành lập các xí ngiệp liên doanh ở Thái Lan 3.Tại Hàn Quốc 3.1 Hình thức đầu tư và quy định về thể lệ góp vốn. Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1960 nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cho đền nay, luật đã sửa đổi một số lần theo hướng khuyến khích thành lập các xí nghiệp liên doanh, quy định 5 hình thức tổ chức xí nghiệp liên doanh với nước ngoài là công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm vô hạn, công ty có số thành viên trách nhiệm hữu hạn và vô hạn và hình thức tổ chức quan hệ bán hàng. Theo bộ luật thương mại, những vấn đề cơ bản của pháp luật đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc được quy định theo đạo luật thu thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chỉ có bốn hình thức tổ chức đầu mới hình thành một pháp nhân độc lập. Bốn loại hình tổ chức công ty này khác nhau ở tính chất hữu hạn hoạc vô hạn trách nhiệm của các thành viên về các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ của các công ty. Trách nhiệm của từng cổ đông trong công ty cổ phần giới hạn trong cổ phần của công ty. Tương tự, trách nhiệm của từng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn giới hạn trong phần đóng góp của họ trong công ty. Mặc dù có những đặc điểm giống nhau nhưng công ty cổ phần nói chung được xem là hình thức tổ chức thích hợp nhất với thực thể kinh doanh có quy mô lớn trong công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ thích hợp với loại hình quy mô nhỏ. ngoài ra còn có sự khác nhau ở số lượng tối thiểu các thành viên, khả năng chuyển nhượng cổ phần hoặc cổ phiếu, cơ cấu quản lý và quá trình ra quyết định. Hai loại hình công ty trách nhiệm vô hạn và công ty có số thành viên hữu hạn và vô hạn có số thanhf viên trách nhiệm vô hạn nhưng không yêu cầu số vốn ban đầu phải được đóng góp đầy đủ trong thời gian thành lập liên doanh. Loại hình doanh nghiệp liên doanh thứ năm chỉ là một quan hệ bạn hàng ít được sử dụng ở Hàn Quốc. Các đối tác nước ngoài chỉ có thể tham gia vào quan hệ bạn hàng với tỷ lệ góp vốn tối đa là 50%. 3.2 Về cơ cấu tổ chức. Việc hình thành cơ cấu hội đồng quản trị trong các liên doanh dưới hình thức cổ phần ít nhất là ba thành viên. Các thành viên được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số trong cuộc họp toàn thể các cổ đông. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị thông thường không quá 3 năm giám đốc công ty nước ngoài có thể tham gia làm giám đốc công ty của Hàn Quốc. 3.3 Vấn đề về thuế. Để khuyến khích các xí nghiệp liên doanh thành lập toà án ở Hàn Quốc do dự án sử dụng công nghệ tiên tiến,Chinhsw phủ Hàn Quốc áp dụng các biện pháp miễn và giảm thuế : Thuế lợi tức được giảm đối với phần tài sản của bên nước ngoài trtrong các xí nghiệp liên doanh trong năm thuế đầu tiên kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh hoặc giảm thuế trong 3 năm tiếp theo và giảm 50% đối với phần tài sản của nhà đầu tư nước ngoài trong 2 năm tiếp theo. Thuế thu nhập cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài của xí nghiệp liên doanh có đủ điều kiện được giảm 50% trong thời gian liên doanh. Các loại thuế liên quan đến tài sản dược giảm 50% đối với phần tài sản nhà đầu tư nưóc ngoài trong thời gian giảm thuế lợi tức.Đối với các tài sản của nhà đầu tư nước ngoài đã có từ trước khi thành lập nghiệp liên doanh ở Hàn Quốc thì mức thuế này sẽ áp dụng trong thời gian 5 năm đầu kể từ khi ngày đưa tài sản vào liên doanh . Các loại thuế hàng hoá tư bản nhập khẩu được giảm 50% trong những trường hợp nhất định nếu xí nghiệp liên doanh có đủ những điều kiên theo luật quy định. Việc ưu đãi về thuế cũng được áp dụng đối với các dự án liên doanh sử dụng công nghệ cao trên cơ sở danh mục các ngành công nghiệp chi tiết được Bộ tài chính Hàn Quốc quy định. Trong trường hợp xí nghiệp liên doanh tăng vốn bằng lợi nhuận thu được thì các khoản thuế trước đó sẽ được hoàn lại cho liên doanh kể từ ngày đăng ký tại tào án.Nếu liên doanh phát hành thêm cổ phiếu mới thì việc khuyến khích về thuế cũng sẽ được thực hiện giống như các cổ phiếu ban đầu. Chương II. Nguyên nhân I. Nguyên nhân khách quan. 1.Cung vượt quá cầu. Tuy nước ta có thị trường tiềm năng lớn với số dân gần 80 triệu người song nhu cầu có khả năng thanh toán không cao, số dân có thu nhập cao chưa nhiều, chưa ổn định. Hàng loạt các liên doanh ra đời cùng một số ngành với số vốn đầu tư lớn đã dẫn tới dư thừa năng lực sản xuất. Máy móc, thiết bị không được sử dụng hết công suất lại chịu sức ép của hao mòn vô hình làm tăng giá thành sản phẩm. Tình trạng này đang xảy ra ở một số ngành sản xuất quan trọng như mía đường, xi măng, thép cán, ô tô, xe máy, xe đạp, điện dân dụng, chất tảy rửa... Đây là hậu quả cấp giấy phép đầu tư ồ ạt, gây ra phát triển kinh tế “quá nóng” trong thời kỳ đầu. Em xin đưa ra dẫn chứng sau về ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam, ta sẽ thấy sự điêu đứng của các liên doanh trong ngành sản xuất này. Năm 1991, ngành sản xuất, lắp ráp xe ô tô ở Việt Nam có một liên doanh là Mêkông Auto, đến nay đã có 14 liên doanh được cấp giấy phép, trong đó 11 liên doanh đã đi vào sản xuất và đã có sản phẩm trên thị trường. Công suất thiết kế của các công ty tối thiểu là 10 ngàn xe/ năm. Trong khi đó, mức tiêu thụ ô tô các loại trong cả nước hiện nay (kể cả xe mới và xe đã qua sử dụng nhập khẩu) chỉ khoảng 20 ngàn chiếc/ năm. Năm 1997, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc( phần lớn là xe đã qua sử dụng đã chiếm tới 14 ngàn chiếc). Các nhà sản xuất ô tô trong nước phải chia nhau “ chiếc bánh’’ thị trường khoảng gần 6 ngàn chiếc. Chính tình trạng cấp giấp phép liên doanh sản xuất ô tô ồ ạt, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc quá lớn đang làm điêu đứng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong năm 1997 và quý I/1998 tất cả các liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều bị lỗ. Ngay cả xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình( VMC) - đơn vị dẫn đầu về số lượng ô tô bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải “ co’’lại, hoạt động cầm chừng. Theo ông Onishi – tổng giám đốc Mêkông Auto thì “để tồn tại các liên doanh phải tìm cách ăn thị phần của nhau” Một thực tế mà chung cùng cảnh quả trong các liên doanh khách sạn. Điều này cũng dễ hiểu, khi phòng thừa thì khách tha hồ lựa chọn và nguy hại hơn các khách sạn đang đi vào con đường phá giá chứ không phải hạ giá để khuyến mại. Qua số liệu khảo sát của Tổng cục du lịch, hiện nay hầu hết các khách sạn đều phải giảm giá phòng từ 50% - 70% so với giá khung tính thuế. Các cơ sở khách sạn cho thuê thì tìm đủ mọi cách để cạnh tranh nhau, còn khách trọ thì thay đổi liên tục chỗ thuê liên tục, làm cho tình hình kinh doanh khách sạn trở nên bất còn là vấn đề nhức nhối cho toàn nền kinh tế. Buôn lậu hàng thành phẩm, hoặc nhập linh kiện với thuế suất thấp về lắp ráp hoàn chỉnh tung ra thị trường đã làm ứ đọng sản phẩm, giảm doanh thu các doanh nghiệp liên doanh. Sự tiếp tay của một số cán bộ biến chất trong ngành hải quan, quản lý thị trường càng làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng. Hàng giả tồn tại ngày một tinh vi và phức tạp. Loại hàng nào bán chạy có lợi nhuận cao, lập tức bị bọn trục lợi bất chính tìm cách làm hàng g t trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến một loạt các doanh nghiệp liên doanh thời gian qua bị thua lỗ. Để làm rõ vấn đề này em xin trình bày các nội dung sau: 1.1. Hiểu bản chất “chuyển giá” là gì? “Định giá chuyển giao” là gì? và sự khác biệt giữa hai khái niệm này như thế nào? 1.2. Thực trạng “chuyển giá” trong các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Các công ty đa quốc gia theo đuổi chiến lược toàn cầu, mở rộng hoạt động của mình trên khắp thế giới, do đó, một sản phẩm có thể bao gồm nhiều bộ phận được sản xuất ở nhiều nước khác nhau và các sản phẩm hoàn thành sẽ được bán rộng rãi khắp toàn cầu. Vấn đề này là phát sinh các nghiệp vụ nội bộ công ty rất phức tạp. Giá mà tại đó hàng hoá hay dịch vụ được chuyển giao gọi là giá chuyển giao. Mặc dù là giá hình thành trong nội bộ (tức là dựa trên cơ sở “có quen biết”) nhưng thông thường, luật pháp quốc tế đòi hỏi giá chuyển giao này phải được đánh giá theo tiêu chuẩn giá thị trường có nghĩa là nó được thực hiện như với những doanh nghiệp khác không có liên kết trên thị trường. Như vậy, khi thực hiện một ngiệp vụ chuyển giao qua lại giữa các công ty trong môt công ty đa quốc gia, trước hết nảy sinh nhu cầu là phải tính toán giá chuyền giao. Theo thuật ngữ chuyên môn, công việc này được gọi là định nghĩa chuyển giao(transfer pricing). Khi các công ty đa quốc gia xác định giá chuyển giao trong nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hiện tượng chuẩn giá. Xét trên khía cạnh thuế, chuyển giá là một hành vi nhằm làm giảm đi số lợi tức, thu nhập mà các công ty con thực tế phải kê khai với cơ quan thuế Việt Nam để trốn và tránh thuế. Nhìn bề ngoài, hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam được nhận dạng qua một số dấu hiệu rõ nét sau đây: + Đối với các yếu tố đầu vào, một số doanh nghiệp FDI thực hiện kê khai tăng giá đối với tài sản góp vốn, chi phí nguyên, vật liệu, chi phí gián tiếp... + Đối với các yếu tố đầu ra, một số doanh ngiệp FDI kê khai giá hàng xuất bán thấp hơn giá thực tế. Để thực hiện mục đích của mình, các công ty đa quốc gia có thể tính giá các ngiêp vụ chuyển giao thấp hơn hoặc cao hơn giá thị trường. Các nghiệp vụ chuyển giao này có thể thực hiện dưới hai hình thức: + Chuyển giao giữa công ty mẹ với một công ty con và ngược lại. + Chuyển giao giữa c ác công ty con có quan hệ liên kết với nhau. Như vậy, và thực chất hai khái niệm “ định giá chuyển giao’’ và “ chuyển giá’’ là không đồng nhất với nhau, mặc dù, xét về một khía cạnh nào đó, chúng có những nội dung giống nhau, bởi lẽ: “ định giá chuyển giao’’ là một khái niệm về các khía cạnh tích cực của một chính sách định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia thực hiện đối với nước chủ nhà và với chính quốc. Còn “ chuyển giá là một hoạt động chủ quan của các công ty đa quốc gia nhằm tối thiểu hoá số thuế phải nộp thông qua việc xác định giá trị các ngiệp vụ chuyển giao trong nội bộ công ty đa quốc gia không đúng với giá thị trường. 1.2. Phần này em trình bày các nhà đầu tư nước ngoài trong các liên doanh “nâng giá’’ đầu vào như chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác như thế nào? Thứ nhất, với chi phi sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp liên doanh bao gồm: chi phí vật tư, nguyên liệu đưa vào sản xuất và chi phí về khấu hao tài sản cố định. Về chi phí vật tư, nguyên liệu. Theo qui định hiện hành, các doanh nghiệp liên doanh được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi thu nhập chịu thuế các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá (gọi chung là chi phí vật tư, nguyên liệu) liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ. Mức chi phí được xác định dựa vào định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế vật tư xuất kho. Về chi phí khấu hao tài sản cố định. Một vấn đề bức xúc đặt ra trong quản lý chi phí khấu hao TSCĐ của các doanh nghiệp liên doanh đó là việc kiểm soát, xác định giá trị (nguyên giá) đích thực của máy móc thiết bị góp vốn liên doanh của bên nước ngoài. Điều 9, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 quy định. Giá trị phần vốn góp của mỗi bên trong doanh nghiệp liên doanh được xác định trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm góp vốn. Giá trị thuết bị, máy móc dùng để góp vốn phải được tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ, trong trường hợp cần thiết cơ quan quản lý nhà nước và đầu tư nước ngoài có quyền chỉ định tổ chức giám định để giám định lại giá trị các khoản vốn góp của các bên, Tuy vậy, đã 13 năm qua, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến nay, chưa có cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào đứng ra ban hành những phương pháp và chuẩn mực làm căn cứ định giá, giám định và tái giám định giá trị và chất lượng tài sản cố định hữu hình, cũng như khung giá chuyển giao công nghệ ( tài sản cố định vô hình). Do đó, trong thời gian qua đã có không ít trường hợp các công ty quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài lúng túng, khó sử trước kết quả giám định và tái giám định khác nhau đối với cùng một dây truyền máy móc - thiết bị góp vốn liên doanh của nước ngoài hoặc đối với các hợp động chuyển giao công nghệ. Ai đúng, ai không đúng, đều không có chuẩn mực mà phán quyết. Đây chính là kẽ hở lớn nhất trong công tác quản lý nhà nước mà không ít nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng để khai tăng, khai không đúng giá trị máy móc thiết bị, công nghệ dùng góp vốn liên doanh, gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam.Dẫn chứng sau đây sẽ minh hoạ cho điều đó: Máy móc, thiết bị nhập về hoặc ở dạng đơn lẻ hay đồng bộ, mới hoặc đã qua sử dụng, theo tổng kết chung được khai với giá cao hơn thực tế từ 20 - 30. Đối với vật tư, linh kiện nhập về thường xuyên cho sản xuất, giá cả cũng luôn ở mức cao do phía nước ngoài trực tiếp đặt mua. Một số loại vật tư chất lượng kém, thậm chí sắp hết hạn sử dụng vẫn được nhập với giá cao để rồi phải thanh lý phần lớn, tăng chi phí không đáng cho sản xuất. Chẳng hạn, Khách sạn liên doanh giữa Sài Gòn Tourist và tập đoàn Vina Group đã quyết định quyết toán trị giá thiết bị, vật tư của tập đoàn Vina Group đưa vào liên doanh 4,34 triệu USD, nhưng sau đó một công ty giám định quốc tế giám định lại thì giá thiết bị vật tư chỉ còn 2,9 triệu USD. Sau khi nhà nước uỷ nhiệm cho công ty kiểm toán SGS giám định thí điểm 12 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn liên doanh thì có tới 6 đơn vị có chênh lệch về giá buôn thiết bị, cao hơn giá trị thực 14 triệu USD. Bộ công nghiệp khảo sát thí điểm ở 42 liên doanh đã thấy phía Việt Nam thiệt hại tới 50 triệu USD. Sau khi khảo sát ở 42 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã phát hiện 76% máy móc thiết bị thuộc thế hệ 50 – 60, trên 70% máy móc đã hết khấu hao, gần 50% thiết bị là loại tân trang, thậm chí có máy xeo giấy sản xuất từ năm 1905, nồi hơi chế tạo từ năm 1927. Thứ hai, về chi phí khác bao gồm: Như chi phí về quản lý, tiếp thị, quảng cáo,khuyến mại ,tiền lương người nước ngoài... Về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại là một nội dung của chi phí tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, làm một bộ phận chi phí kinh doanh cần thiết và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7% tổng số chi phí (riêng đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá bán ra) trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục kiến nghị đề nghị bỏ mức khống chế đối với các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại với lý do việc khống chế các chi phí này sẽ làm cho họ mất đi cơ hội tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường nhất là đối với những sản phẩm dịch vụ mới (?) Theo em cho rằng, việc giới hạn các chi phí được chấp nhận khi xác định thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp là vấn đề bình thường trong cơ chế, chính sách quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế thị trường khác. Chúng ta không phủ nhận quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp liên doanh, trong đó các doanh nghiệp liên doanh có quyền được định đoạt các chi phí cần thiết có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc một số doanh nghiệp đã lạm dụng quyền tự chủ đó để tiến hành cạnh tranh không lành mạnh, thực hiện các chiến dịch quảng cáo kéo dài với qui mô lớn, thực hiện khuyến mại tràn lan, thậm chí tới mức bán phá giá sản phẩm gây lỗ nặng cho doanh nghiệp, gây khó khăn cho đối tác bên Việt Nam, làm tổn hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, nhưng lại tăng được thị phần trong nước cho công ty mẹ, do loại được các đối thủ cạnh tranh yếu hơn về tiềm lực tài chính ra khỏi thị trường Việt Nam. Có thể dẫn ra một số trường hợp tiêu biểu sau: Liên doanh P&G Việt Nam (là liên doanh giữa công ty Phương Đông thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam và công ty PROCTER & GAMBLEAR EAST) chuyên sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp. Liên doanh này có số vốn đầu tư ban đầu là 37 triệu USD chỉ sau 2 năm hoạt động, liên doanh đã bị lỗ tới 28 triệu USD. Điều đáng nói ở đây là chi phí quảng cáo của liên doanh chiếm tới 31,2% giá thành sản phẩm. Hay công ty Coca- Cola Chương Dương là liên doanh giữa tổng công ty nước giải khát Chương Dương và Coca – Cola Indochina, với tổng số vốn đầu tư là 48,7 triệu đô la, vốn pháp định là 20,7 triệu USD. Liên doanh này mới đi vào hoạt động từ tháng 9/ 1995, nhưng đến 16/4/1998/ tức là chỉ qua hơn hai năm hoạt động đã lỗ tổng cộng 151 tỷ đồng. Chi phí tiếp thị của liên doanh Côca- Côla Chương Dương bằng 8,47% tổng chi phí và bằng 9,63% so với tổng doanh thu bán hàng. Côca- Côla Chương Dương đã xâm chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá. Đặc biệt, trong hai tháng 3 và tháng 4 /1998 Côca – Côla đã phá giá tới mức kỷ lục: 30%. Theo em việc khống chế các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại chung cho tất cả các loại hình doanh ngiệp, không tinh đến ngành nghề- sản phẩm kinh doanh đều ở mức 7% tổng chi phí là chưa thất hợp lý; nhất là đối với các doanh nghiệp liên doanh, để thực hiện các nghiệp quảng cáo trên các phương tiện đại chúng ( đài phát thanh, truyền hình, báo chí...) họ phải chịu mức giá cao hơn từ 3 –5 lần so với các doanh nghiệp trong nước. THIếU Chương III Giải pháp I Biện pháp chống chuyển giá 1. Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price Method- CUP) Phương pháp này được sử dụng thay cho phương pháp so sánh giá thị trường tự do theo thông tư 74TC/TCT. Thực ra “so sánh giá thị trường tự do” chỉ là một nguyên tắc hàng đầu trong định giá chuyển giao chứ không thể xem là một phương pháp thực thụ. Nội dung của phương pháp CUP là so sánh giá cả phải trả cho các hàng hoá, dịch vụ được chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển giao có kiểm soát với giá cả phải trả cho các hàng hoá, dịch vụ chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển giao tự do có thể so sánh được. Phương pháp này được thể hiện thông qua việc so sánh: + Doanh số bán của một công ty cho bên không liên kết. + Hoặc doanh số bán ra của một bên không liên kết cho một thành viên của công ty. + Hoặc doanh số bán giữa các bên không có liên hệ gì với nhau. Việc so sánh trên nhằm thực hiện nguyên tắc giá thị trường (tức là dữa trên quan hệ không quen biết) trong các nghiêph vụ chuyển giao. Khi thực hiện phương pháp cần lưu ý: Nếu không có sự khác biệt dữa các nghiệp vụ chuyển giao so sánh được, việc so sánh có thể diễn ra đơn giản và thuận lợi. Nêu có sự khác biệt không lớn lắm dữa các nghiệp cụ chuyển giao của bên có liên kết với nhau với bên không liên kết, có thể làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0702.doc
Tài liệu liên quan