Liên kết tiên tưởng trong thơ Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- THÁI THỊ LAN ANH LIÊN KẾT LIÊN TƯỞNG TRONG THƠ VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, và động viên rất quý báu của thầy cô, gia đình, bạn bè và anh chị em đồng ng

pdf115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2716 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Liên kết tiên tưởng trong thơ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS Trần Hoàng, người thầy kính mến đã tận tâm hướng dẫn khoa học, hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và luôn động viên tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Xin cảm ơn phòng Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại trường. Cảm ơn Ban Giám hiệu và tổ Ngữ Văn trường THPT Trường Chinh, Quận 12, TPHCM đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. TPHCM, tháng 11 năm 2010 Thái Thị Lan Anh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là một loại chất liệu đặc biệt không thể thiếu trong quá trình sáng tạo văn chương, đặc biệt là thơ ca, bởi các tác phẩm văn chương, trước hết, là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Thơ ca Việt Nam được xem là bức tranh vô cùng phong phú và đa dạng, phản ánh trung thực đất nước, con người Việt Nam qua bao thời đại. Lời thơ cũng chính là tình cảm chân thành, sâu sắc của các tác giả. Các tác giả đã sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,… của mình. Và thông qua những hình tượng thẩm mĩ, thơ ca đã thể hiện phong phú và linh hoạt những suy tư, diễn biến tình cảm và nhận thức của con người. Văn chương là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Chúng ta tìm hiểu một tác phẩm văn chương không chỉ ở phương diện viết về cái gì mà còn ở phương diện viết như thế nào. Sức sống của những tác phẩm văn chương không thể thiếu những đóng góp ở phương diện viết như thế nào ấy. Do vậy, việc áp dụng những tri thức ngôn ngữ học nói chung và tri thức ngôn ngữ học văn bản nói riêng để tìm hiểu văn bản thơ ca là điều rất cần thiết. Nghiên cứu thơ ca từ góc độ ngôn ngữ học, đặc biệt là ngôn ngữ học văn bản cũng là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu thơ ca theo hướng này. Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam. Đây cũng là một trong những cách để đóng góp cho khoa học chuyên ngành. 2. Lịch sử vấn đề Nhìn chung, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thơ ca Việt Nam là dưới góc độ văn học, còn dưới góc độ ngôn ngữ học thì còn khá ít. Tìm hiểu thơ ca dưới góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi thấy có một số bài viết và công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Năm 1985, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã giới thiệu với bạn đọc công trình “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của Phan Ngọc [43]. Công trình gồm có mười chương bàn về các vấn đề như tư tưởng, phương pháp tự sự của Truyện Kiều, Truyện Kiều, tiểu thuyết phân tích tâm lí, một vài vấn đề nhận thức luận chung quanh Truyện Kiều, cách bố cục Truyện Kiều theo yêu cầu của kịch. Trong công trình này, đặc biệt phải kể đến các chương sau cùng: Chương 7 – Câu thơ Truyện Kiều; Chương 8 – Ngôn ngữ Truyện Kiều; Chương 9 – Ngữ pháp Truyện Kiều; Chương 10 – Phong cách học và phân tích văn học. Mặc dù công trình này chủ yếu bàn về mặt phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, không đề cập nhiều đến liên kết liên tưởng, nhưng có một số nhận định rất đáng lưu ý. Chẳng hạn, Phan Ngọc đã khẳng định “…Trong phong cách có nội dung, nhưng nội dung được xây dựng theo cái hình thức riêng thích hợp với phong cách này. Nó có hình thức, nhưng hình thức là để thích hợp với một loại nội dung nhất định, chứ không thích hợp với một nội dung khác. Nói khác đi, khi nó nói đến nội dung thì nó nói luôn cả hình thức hóa nội dung, và ngược lại khi nói đến hình thức thì nó nói luôn hình thức này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đã chọn”. Như vậy, theo ông, khi tìm hiểu một tác phẩm văn học dù dưới bất kì góc độ nào, đều phải chú trọng cả hai mặt nội dung và hình thức. Nghiên cứu liên kết liên tưởng trong thơ ca cũng không ngoại lệ. Năm 1987, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội đã giới thiệu với bạn đọc công trình “Ngôn ngữ thơ” của Nguyễn Phan Cảnh [6]. Công trình gồm mười hai chương. Chương 1 viết về “Ngôn ngữ giao tế và ngôn ngữ nghệ thuật”. Nội dung của chương 2 là Nghệ thuật ngôn ngữ và các loại hình nghệ thuật. Trong chương 3: Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, tác giả đã khẳng định “các nhà thơ tư duy trên chất liệu ngôn ngữ”. Chương 4: Các tín hiệu đơn. Chương 5: Cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ. Trong chương này, tác giả đã cho rằng “Một văn bản thơ, tuy bao gồm nhiều tín hiệu riêng lẻ với tư cách là những yếu tố tạo thành của tác phẩm, nhưng bản chất nghệ thuật của văn bản lại tùy thuộc một cách rất cơ bản vào phương thức liên tưởng của các tín hiệu ấy. Nói cách khác, nghệ thuật ngôn ngữ trước hết là nghệ thuật tạo những mối liên tưởng giữa các yếu tố riêng lẻ làm thành tác phẩm nhằm sử dụng một cách mỹ học chiều dày của chất liệu ngôn ngữi”. Chương 6 viết về bản chất của các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ. Trong chương này, Nguyễn Phan Cảnh đã khẳng định “quan niệm tri giác mỹ học như một quá trình, một phạm trù giãn nở, chú trọng đến tính chất động học của nó, lắp ghép chính là phương thức hướng dẫn sự chú ý và liên tưởng của người nhận một cách bắt buộc”. Trong chương 7, tác giả đề cập đến vấn đề nhạc thơ. Chương 8: Nét khu biệt và nét dư trong ngôn ngữ thơ. Chương 9: Thể loại hay ngưỡng âm tiết. Ở chương 10, tác giả chỉ tập trung viết về thể loại thơ lục bát. Chương 11 là vấn đề thơ dịch và dịch thơ. Chương 12 viết về Động học của thi pháp hay sự giãn nở của ngôn ngữ thơ. Có thể nói, công trình Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh là một trong những công trình nghiên cứu thơ ca dưới góc độ ngôn ngữ học rất có giá trị. Tuy nhiên, do tính chất bao quát, trong công trình này, vấn đề liên kết liên tưởng vẫn chưa được tìm hiểu kĩ. Trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 5 – 2000 có bài viết “Vầng trăng từ độ…” của Trần Hoàng [23]. Bài viết này đã đề cập đến những cách biểu đạt vầng trăng dựa trên sự liên tưởng. Tác giả đã khẳng định “sự liên tưởng càng độc đáo càng giàu tính sáng tạo, càng gây được nhiều rung cảm thẩm mĩ ở người đọc”. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng “qua cái liên tưởng ấy, ta hiểu được tâm hồn và cá tính của nhà thơ”. Rõ ràng, liên tưởng có vai trò rất quan trọng trong thơ ca. Năm 2006, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra mắt bạn đọc công trình “Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp [14]. Công trình gồm có năm chương. Trong đó, nội dung Việt ngữ học với việc nghiên cứu văn học ở chương 4 đã đề cập đến việc nghiên cứu văn học dưới góc độ ngôn ngữ học. Cụ thể là các chủ đề: Nghiên cứu văn học theo cách tiếp cận văn bản học; Nghiên cứu văn học theo cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc; Nghiên cứu văn học với tư cách là nghệ thuật ngôn từ; và Vận dụng những phương pháp của ngôn ngữ học thống kê và lí thuyết thông tin vào nghiên cứu văn học. Đây một trong những công trình quan trọng trong việc vận dụng kiến thức ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, công trình này cũng chưa đề cập nhiều đến phương thức liên kết liên tưởng trong thơ. Ngoài ra, rải rác trong các tạp chí chuyên ngành (Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và Đời sống…) cũng xuất hiện những bài viết chung về ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ văn chương hay một số khía cạnh nào đó của thơ ca Việt Nam… Liên quan đến đề tài còn có một số công trình nghiên cứu về liên kết văn bản tiếng Việt. Năm 1985 (tái bản vào năm 2006), công trình “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm [66] được công bố. Đây là công trình rất có giá trị và đánh dấu bước phát triển mới của ngôn ngữ học văn bản nói chung và các phương thức liên kết văn bản nói riêng. Công trình gồm có ba phần chính. Phần 1 gồm ba chương, đề cập đến các khái niệm và cái nhìn khái quát về “Liên kết văn bản”. Ở phần 2, cũng gồm có ba chương, tác giả bắt đầu đi vào “Các phương thức liên kết giữa các phát ngôn”. Phương thức liên kết liên tưởng được trình bày khá cụ thể và chi tiết ở chương 2. Dựa vào đặc điểm liên quan về nghĩa thông qua một số ít nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập giữa các phát ngôn, tác giả đã phân chia thành bảy kiểu liên kết liên tưởng. Đó là: liên tưởng bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên tưởng định lượng, liên tưởng định vị, liên tưởng định chức, liên tưởng đặc trưng và liên tưởng nhân quả. Còn ở phần 3, tác giả đề cập đến liên kết về mặt nội dung. Như vậy, đứng trên quan điểm phát ngôn, Trần Ngọc Thêm đã mô tả những đặc điểm cơ bản của các phương thức liên kết liên tưởng. Từ mô hình lí thuyết chung này, chúng tôi kế thừa có điều chỉnh để khảo sát các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ ca Việt Nam. Có thể nói, đây là một trong những công trình nghiên cứu sâu về các phương thức liên kết liên tưởng trong tiếng Việt. Năm 1999, Nhà xuất bản Giáo dục đã ra mắt bạn đọc công trình của Nguyễn Thị Việt Thanh [57] về “Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt”. Đối tượng nghiên cứu của công trình này là ngôn bản, đề cập khá sâu về những vấn đề chung liên quan đến liên kết lời nói. Tác giả chia liên kết lời nói thành hai phương thức: phương thức ngữ kết học và phương thức ngữ dụng học. Phương thức liên kết ngữ kết học lại được chia thành ba tiểu loại: liên kết duy trì chủ đề, liên kết phát triển chủ đề và liên kết logic. Nhìn chung, đóng góp chủ yếu của công trình này là nghiên cứu các phương tiện liên kết trên ngữ liệu lời nói. Năm 2006, quyển “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban [2] được tái bản (lần thứ ba). Trong công trình này, ở phần 2, tác giả đã đề cập đến “Liên kết trong tiếng Việt”, trong đó có phép liên tưởng (từ tr. 126-128). Lấy phát ngôn làm cơ sở như Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban cũng chia phép liên tưởng thành bảy kiểu cơ bản như: liên tưởng bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên tưởng định lượng, liên tưởng định vị, liên tưởng định chức, liên tưởng đặc trưng và liên tưởng nhân quả. Đặc biệt, ở phần một, tác giả đã đưa ra khoảng mười lăm cách hiểu khái niệm văn bản, phân biệt khái niệm văn bản với diễn ngôn, ngôn ngữ nói và viết, đồng thời nêu lên những đặc trưng về văn bản nói chung. Năm 2007, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã cho ra mắt bạn đọc quyển “Văn bản” của tác giả Diệp Quang Ban [3]. Công trình tuy khá bao quát các khía cạnh của văn bản, đề cập hầu hết các phương thức liên kết, nhưng nhìn chung chỉ là sự tổng hợp từ các công trình đi trước nên những đóng góp riêng của nó là không đáng kể. Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về liên kết văn bản thơ ca Việt Nam, nhất là về liên kết liên tưởng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã trình bày trên đây là những cơ sở lí thuyết quan trọng, được luận văn vận dụng vào nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam với mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, đồng thời cũng mong muốn có cái nhìn đầy đủ hơn đối với tác phẩm thơ ca. Trước hết, mỗi một tác phẩm là một văn bản, vì vậy, nó cũng là đối tượng của ngôn ngữ học văn bản chứ không phải chỉ là đối tượng của văn học. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm thơ ca Việt Nam trong trường phổ thông hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam, luận văn của chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Các ngữ liệu khảo sát là những văn bản thơ của một số tác gia tiêu biểu trong văn học thời kì trung đại và thời kì hiện đại. Đã là một tác phẩm văn học, mà cụ thể ở đây là tác phẩm thơ ca, thì nhất thiết phải có sự liên kết. Tuy nhiên, khi tìm hiểu vấn đề liên kết văn bản, chúng tôi không nghiên cứu tất cả các phương thức, phương tiện liên kết mà chỉ nghiên cứu phương thức liên kết liên tưởng. Chúng tôi cũng thử so sánh đối chiếu kết quả thu được sau khi tìm hiểu trên cứ liệu là các văn bản (tác phẩm) thơ ca của tác gia này với tác gia khác và hy vọng phát hiện thêm những điều mới mẻ thú vị về phong cách cá nhân của các nhà thơ được thể hiện ở phương diện mà chúng tôi đang nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu miêu tả, phân tích, đối chiếu và một số thủ pháp như phân loại, hệ thống hóa, và thống kê toán học. Trước hết, chúng tôi thu thập và phân loại cứ liệu, sau đó, tiến hành phân tích những phương thức liên kết liên tưởng trong các văn bản đã được thu thập được trên cơ sở xác định mỗi dòng thơ là một phát ngôn. Cuối cùng, chúng tôi lập bảng thống kê, thử đối chiếu kết quả thu được sau khi tìm hiểu trên cứ liệu là các văn bản (tác phẩm) thơ ca của tác gia này với tác gia khác và đưa ra những nhận xét. 6. Ý nghĩa của đề tài - Về lí thuyết: Nghiên cứu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam sẽ góp thêm một công trình vận dụng ngữ pháp văn bản vào nghiên cứu ngôn ngữ và nghiên cứu văn học. Đề tài sẽ làm rõ thêm cơ sở lí luận của ngôn ngữ học văn bản, cụ thể là phương thức liên kết liên tưởng. Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn có sự nhìn nhận xác đáng về liên kết liên tưởng, về liên kết văn bản, và về văn bản với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, góp phần làm sáng rõ những giá trị vốn đã lớn lao của thơ ca Việt Nam, đồng thời góp thêm một hướng nghiên cứu mới cho văn học. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào giảng dạy thơ ca Việt Nam trong nhà trường. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương. Nội dung của chương một là cơ sở lí thuyết, bao gồm vấn đề liên kết liên tưởng và đặc điểm liên kết liên tưởng trong thơ. Ở chương hai và chương ba, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát liên kết liên tưởng trong thơ của một số tác gia tiêu biểu của thơ ca Việt Nam trong thời kì trung đại và thời kì hiện đại. Cụ thể, trong chương hai, chúng tôi sẽ khảo sát liên kết liên tưởng trong thơ của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến; trong chương ba, chúng tôi sẽ khảo sát liên kết liên tưởng trong thơ của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và Xuân Quỳnh. Trọng tâm nghiên cứu của luận văn này nằm ở chương hai và chương ba. Chương 1: LIÊN KẾT LIÊN TƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LIÊN KẾT LIÊN TƯỞNG TRONG THƠ VIỆT NAM 1.1. Liên kết Theo quan niệm của ngôn ngữ học truyền thống, cả một thời gian dài, phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học không bao giờ vượt ra khỏi giới hạn câu. Do các lí thuyết ngôn ngữ học được xây dựng trong khuôn khổ câu nên càng về sau càng bộc lộ những hạn chế và bất lực trước những nhu cầu của lí luận và thực tiễn. Đó là: “Không đủ khả năng giải thích nhiều hiện tượng biểu hiện trong phạm vi câu nhưng lại có liên quan đến những cơ chế ngoài câu như: hiện tượng điệp, đối; việc lựa chọn quán từ; vai trò của đại từ, từ nối, từ chêm xen; bản chất và chức năng của các loại câu đặc biệt, câu vô nghĩa,… Không đủ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của việc xây dựng văn bản, trong đó có môn làm văn trong nhà trường. Không đủ giúp cho học sinh viết được những bài văn mạch lạc, đúng và hay. Không đủ khả năng phân tích và đề ra cách sửa chữa nhiều loại lỗi trong các bài viết của các em. Liên quan đến các vần đề này là những nhu cầu của công tác biên tập – xuất bản, công tác tuyên truyền, báo chí, phát thanh,… Không đáp ứng nhu cầu thực tiễn của việc phân tích tác phẩm văn học. Cái quan trọng đối với một tác phẩm văn học là cấu trúc văn bản hoàn chỉnh của nó thì lại là cái “ngoài rìa” đối với ngôn ngữ học”. Không đáp ứng những nhu cầu cấp bách của việc tự động hóa các quá trình xử lí thông tin ngôn ngữ: các bản dịch, các bài tóm tắt văn bản do máy tính điện tử làm ra theo những quy trình được xây dựng trên cơ sở của những thành tựu của ngôn ngữ học trong câu có thể gồm những câu đúng nhưng toàn văn bản thì không tránh khỏi tình trạng câu ngô nghê, rời rạc”. (Theo [66; 9-10]) Trước những nhu cầu của lí luận và thực tiễn, đòi hỏi ngôn ngữ học phải có một bước phát triển mới, phải đưa phạm vi nghiên cứu vượt qua khỏi giới hạn câu để đến với những đơn vị có qui mô và kích thước lớn hơn. Từ đó, ngữ pháp văn bản, hay rộng hơn ngôn ngữ học văn bản ra đời. Người ta nhận thấy rằng, văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Ta hãy xét ngữ liệu sau đây: “(1)Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. (2) Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hòa thuận hạnh phúc với cha mẹ. (3) Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. (4) Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. (5) Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. (6) Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân. (7) Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.” (Theo SGK Ngữ Văn 10, tập hai, Nxb GD, 2006, tr. 66) Rõ ràng, cả bảy câu trong đoạn văn trên đều đúng ngữ pháp. Nhưng cả đoạn văn vẫn chưa có được tính thống nhất, chặt chẽ. Vì thế cho nên, các câu trên chỉ là một chuỗi các câu hỗn độn mà thôi. Vậy thì cái gì đã làm cho một chuỗi các câu hỗn độn trở thành văn bản? Không thể nghiên cứu các câu độc lập, chỉ có thể quan sát trên tổng thể văn bản thì mới có thể tìm ra câu trả lời. Hãy xem xét từng câu trong ngữ liệu trên. Câu (1), câu mở đầu giới thiệu về cả hai nhân vật là Thúy Kiều và Thúy Vân. Thế nhưng, sang câu (2), người viết lại dùng đại từ thay thế là nàng – vốn dĩ chỉ để thay thế cho ngôi thứ ba số ít. Nên giữa câu (1) và (2) chưa có sự thống nhất với nhau. Tiếp tục, ở câu (3), lại dùng đại từ thay thế ở ngôi thứ ba số nhiều là họ. Chắc chắn là mọi người đọc đều hiểu rằng họ ở đây là Thúy Kiều và Thúy Vân. Như vậy, trật tự hợp lí của câu (3) là phải ngay sau câu (1) vì câu (1) giới thiệu về hai nhân vật này. Câu (3) có một phần nội dung là nói về cuộc sống của hai nhân vật nên ta phải đưa sống hòa thuận hạnh phúc với cha mẹ ở câu (2) vào để bổ sung thêm nội dung đó; và có một phần nội dung nói về nét đẹp xinh đẹp tuyệt vời của Thúy Kiều và Thúy Vân. Vậy nên, các câu tiếp theo phải là các câu lần lượt nói về nét đẹp của hai nhân vật này, đó là câu (4) và câu (5). Ngoài vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân, người viết còn muốn nhắc đến cái tài và số phận của Thúy Kiều. Nên câu tiếp theo phải là câu (2) và phải thay đại từ thay thế nàng bằng tên nhân vật cụ thể, ở đây là Kiều. Kế tiếp là câu (6) đã bỏ đi từ còn (vì nó không ở trong tình thế “sóng đôi” với câu phía trước) và câu (7) vẫn nằm ở vị trí sau cùng. Vì vậy, để cho ngữ liệu đó có thể trở nên thống nhất, chặt chẽ, thì chúng ta phải sắp xếp lại trật tự các câu, các vế câu và có thể thêm bớt hoặc thay đổi một số từ ngữ một cách hợp lí. Có thể viết lại đoạn văn trên như sau: “(1) Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. (2) Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, sống hòa thuận hạnh phúc với cha mẹ, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. (3) Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. (4) Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. (5) Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. (6) Về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân. (7) Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc”. Viết lại thế này thì chúng ta đã có một “văn bản” thống nhất, liên kết chặt chẽ. Câu (2) gắn kết được với câu (1) là do từ họ được dùng để thay thế cho Thúy Kiều và Thúy Vân. Câu (3) và câu (4) gắn kết được với câu (2) là do nó lần lượt triển khai cho những nét xinh đẹp tuyệt vời ở câu (2). Câu (3) và câu (4) gắn kết được với nhau là nhờ từ còn. Nếu câu (3) nói về nét đẹp, thì các câu (5), (6) và (7) nói về tài và số phận của Kiều. Nên các câu này cũng gắn kết được với nhau. Vậy, để có thể trở thành văn bản thì một chuỗi câu hỗn độn đó phải có những sợi dây liên hệ chặt chẽ với nhau. Sợi dây đó chính là tính liên kết trong văn bản. “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy.” (Theo [66; 19]) Không phải một sớm một chiều mà các nhà ngôn ngữ học đưa ra được khái niệm thống nhất nhau về sự liên kết. Liên kết là một hiện tượng dễ nhận biết, nhưng cách hiểu về liên kết cũng không hoàn toàn giống nhau ở các nhà nghiên cứu. Ở giai đoạn đầu, tính liên kết chủ yếu chỉ giới hạn ở những biểu hiện hình thức. Với cách hiểu như thế thì một chuỗi các câu có dấu hiệu liên kết với nhau về hình thức nhưng không cùng diễn đạt một nội dung nào vẫn được xem là một văn bản. Ta hãy cùng xem xét ví dụ sau: (1) Cắm bơi một mình trong đêm. (2) Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. (3) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. (4) Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. (5) Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. (6) Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc ở nước ta. (7) Nước ta bây giờ của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm [66;20]) Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau nhờ từ đêm. Câu (2) và câu (3) liên kết được với nhau nhờ từ (con) đường. Tương tự như vậy, câu (3) và câu (4) – từ xe; câu (4) và câu(5) – từ trăng; câu (5) và câu (6) – từ dãy (núi); câu (6) và câu (7) – từ nước ta. Về mặt hình thức, ta thấy các câu trên có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng đó chỉ là liên kết thuần hình thức. Nhìn tổng thể cả đoạn văn trên, ta không thấy các câu phối hợp nghĩa với nhau một cách lôgic, bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung. Nếu với cách hiểu một chuỗi các câu có dấu hiệu liên kết với nhau về hình thức nhưng không cùng diễn đạt một nội dung nào vẫn được xem là một văn bản thì không thể thuyết phục được. Ở giai đoạn hai, khi đã đi sâu vào tìm hiểu những đặc trưng của văn bản, các nhà nghiên cứu ngày càng chú ý đến vai trò của liên kết ngữ nghĩa. Tuy nhiên, nếu liên kết ngữ nghĩa được xem xét tách biệt với liên kết hình thức thì sẽ dẫn đến sự tách rời hoàn toàn hình thức khỏi nội dung. Điều này lại càng khiến cho nhiều cái gọi là “phi văn bản” cũng sẽ trở thành văn bản. Ví dụ: Phải loại bỏ những cảm tính tùy tiện, phải đấu tranh thay đổi những nguyên tắc lỗi thời. Có thể sẽ thất bại, nói bao giờ cũng giỏi hơn làm. Làm có khi thành khi bại, tốt hơn không làm. Chúng ta phải cố tìm ra cách làm tốt nhất, không thất bại. Các câu trong ví dụ trên rõ ràng là có liên kết nhau về mặt nội dung, nhưng cũng khó để chúng ta chấp nhận nó là văn bản. Cũng nội dung ấy, nếu thêm vào các phương thức liên kết về hình thức thì nó sẽ rõ ràng, chính xác và chặt chẽ hơn nhiều: Phải loại bỏ những cảm tính tùy tiện, đồng thời cũng phải đấu tranh thay đổi những nguyên tắc lỗi thời. Có thể sẽ còn thất bại, vì nói bao giờ cũng giỏi hơn làm. Nhưng làm mà có khi thành khi bại, vẫn tốt hơn không làm. Tất nhiên, chúng ta phải cố tìm ra cách làm tốt nhất, để không thất bại. (Nguyễn Mạnh Tuấn, Đứng trước biển) Do vậy, nên mới xuất hiện khuynh hướng thứ hai khi xem xét vấn đề liên kết ngữ nghĩa. Ở khuynh hướng này, người ta đòi hỏi văn bản nhất thiết phải có đầy đủ cả liên kết hình thức và liên kết ngữ nghĩa. Nhìn một cách khái quát, ta thấy rằng tính liên kết của văn bản có hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung. Liên kết hình thức và liên kết nội dung có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau; liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung. Chúng là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau, cho nên mỗi văn bản đều phải có đủ hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung. Liên kết hình thức là hệ thống các phương thức liên kết như phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính, phép thế đại từ, phép tỉnh lược và phép nối. Phương diện liên quan trực tiếp đến liên kết hình thức giữa các câu là phương diện nghĩa. Khái niệm liên kết nội dung rộng hơn khái niệm liên kết ngữ nghĩa. Nó nhấn mạnh nhiều hơn đến những nhân tố ngoài ngôn ngữ. Các câu được xem là có liên kết nội dung khi chúng đều phối hợp với nhau một cách hài hòa, bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung. Liên kết nội dung có hai phương diện chủ yếu là liên kết chủ đề và liên kết lôgic. Liên kết chủ đề là sợi dây kết nối hợp lí giữa những vật, những việc được nói đến trong các câu có liên kết với nhau. Liên kết chủ đề gồm duy trì chủ đề và triển khai chủ đề. Thứ nhất, duy trì chủ đề là nhắc lại cùng một vật, một việc nào đó trong các câu có liên kết với nhau. Ví dụ: - Sách giúp cho người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. (Theo Làm văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000) - Tiếng hát của các em lan trên các cánh đồng bay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ. (Nguyễn Thị Ngọc Tú, Buổi sáng) - Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và thương nhau lạ lùng. (Tô Hoài, Khác trước) Các phép liên kết dùng để duy trì chủ đề gồm có: phép lặp từ vựng, phép thế đồng nghĩa, phép thế đại từ và phép tỉnh lược. Lần lượt trong từng ví dụ trên, chủ đề sách và chủ đề tiếng hát được duy trì bằng phép lặp từ vựng, chủ đề người mẹ chồng và nàng dâu được duy trì bằng phép thế đại từ. Thứ hai, triển khai chủ đề là cùng với một (hoặc vài) chủ đề đã cho, đưa thêm vào một hoặc những chủ đề khác nữa có liên quan đến chủ đề ban đầu, theo tiêu chuẩn cần và đủ của lôgic để đảm bảo cho các câu chứa chúng liên kết được với nhau. Ví dụ: Những dải nắng mặt trời xuyên qua vòm cây như những sợi tơ năm sắc óng ánh giăng mắc khắp nơi. Núi rừng đang được sưởi ấm lại. (Trần Mai Nam, Vào xuân) Dải nắng mặt trời ở câu đầu là chủ đề, sưởi ấm ở câu sau là đặc trưng của chủ đề đó. Các phép liên kết dùng để triển khai chủ đề gồm có: phép liên tưởng và phép đối, trong đó, phép đối ít được dùng hơn. Trong liên kết chủ đề, các vật được biểu đạt bằng các danh từ, cụm danh từ xuất hiện trong chuỗi câu liên kết nhau (cũng như trong toàn văn bản) đều có khả năng diễn đạt chủ đề. Các vật, hiện tượng, các tính chất được biểu đạt bằng động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ hay một cụm chủ - vị, cũng có thể diễn đạt chủ đề trong liên kết chủ đề. Nếu liên kết chủ đề tập trung chú ý vào vật, việc được nói đến thì liên kết lôgic chú ý trước hết ở phần nêu đặc trưng của vật, việc được nói đến đó. Như vậy có thể hiểu liên kết lôgic là sợi dây nối kết hợp lí giữa vật, việc với đặc trưng của chúng trong một câu và giữa đặc trưng này với đặc trưng kia trong những câu liên kết nhau. Ví dụ: (1) Cắm đi một mình trong đêm. (2) Đúng như báo Đảng nói, đêm nay trời ít mây và có gió nhẹ. (3) Mùa xuân về trên rẻo cao đã làm nở những thứ hoa chỉ thơm ban đêm, kín đáo như nụ cười tình của một cô gái Mèo. (4) Tiếng kêu của một con hoẵng lạc bầy trong rừng khuya nghe như tiếng gọi tha thiết của một con người. (5) Cắm nghĩ chưa bao giờ anh nghe báo nói về tiếng kêu của con hoẵng đó. (6) Nhưng nói làm gì, trên khắp đất nước ta, có nơi nào mà một đêm mùa xuân lại không nghe thấy tiếng kêu tha thiết của một con hoẵng con? (7) Cắm xốc lại cây súng, nhưng không phải để bắn. (8) Anh đi nhanh trong đêm quen thuộc. (Nguyên Ngọc, Rẻo cao) Trong ví dụ trên, nội dung của các câu đều ăn khớp với nhau theo một lôgic chặt chẽ. Ở câu (1), vì Cắm đi, cho nên anh nhìn thấy trời mây ở câu (2) và ngửi thấy mùi hoa ở câu (3), nghe thấy tiếng muông thú ở câu (4). Và vì đi một mình nên anh có điều kiện để suy nghĩ về những điều đã nhìn và nghe thấy ở câu (5) và câu (6). Chi tiết xốc lại súng ở câu (7) cũng rất hợp lí, đúng chỗ và có thể được giải thích rõ ràng như sau: không phải để bắn con hoẵng, mà là để đi nhanh hơn. Ngay việc đi nhanh ở câu (8) này cũng không phải là ngẫu nhiên, mà nó là hệ quả của cả quá trình nhìn – nghe – suy nghĩ ở trên: yêu quê hương đất nước mình, anh đi nhanh để sớm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tóm lại, ngôn ngữ học văn bản đã đưa ra một phát hiện mới, đó là tính liên kết. Nhìn một cách khái quát, ta thấy rằng tính liên kết của văn bản có hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung. Trong liên kết nội dung lại tách ra hai bình diện: liên kết chủ đề và liên kết lôgic (trong liên kết chủ đề lại có thể thực hiện theo hai cách: liên kết duy trì chủ đề và liên kết triển khai chủ đề). Chính việc phân biệt hai bình diện này của liên kết nội dung cho phép liên kết không chỉ có khả năng phân biệt văn bản với chuỗi phát ngôn hỗn độn mà còn có khả năng bao quát hết các loại văn bản. Và nhắc đến tính liên kết là chúng ta nhắc đến một đặc thù chỉ có ở cấp độ trên câu. Có thể khái quát lại tính liên kết và các phương thức liên kết theo bảng tóm tắt sau: Bảng 1: Các phương thức liên kết L I Ê N K Ế T Liên kết hình thức Lặp Từ vựng Ngữ pháp Ngữ âm Đối Thế đồng nghĩa Liên tưởng Tuyến tính Thế đại từ Tình lược (yếu/mạnh) Nối (lỏng/chặt) Liên kết nội dung Liên kết chủ đề Liên kết duy trì chủ đề Lặp từ vựng Thế đồng nghĩa Thế đại từ Tỉnh lược (mạnh/yếu) Liên kết triển khai chủ đề Liên tưởng Đối Liên kết lôgic Cấp độ từ Tuyến tính Nối (lỏng/chặt) Cấp độ câu 1.2. Liên kết liên tưởng “Liên tưởng là nhân sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ tớ._.i sự việc, hiện tượng khác có liên quan”. (Theo [78;568]) Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng “sự liên tưởng là quan hệ giữa hai từ bất kì mà sự xuất hiện của từ này kéo theo sự xuất hiện của từ kia trong kí ức. Muốn thế, chúng chỉ cần có ít nhất một nét nghĩa chung, tức là thuộc cùng một trường nghĩa. Đó là liên tưởng theo nghĩa rộng”. Tuy nhiên, khi định nghĩa liên kết liên tưởng là gì thì tác giả Trần Ngọc Thêm lại định nghĩa liên tưởng theo nghĩa hẹp là “sự liên tưởng giữa hai từ thuộc cùng một trường nghĩa, không có nét đối lập và có một số ít nét nghĩa chung”. Từ đó, ông đưa ra định nghĩa “phép liên tưởng dựa trên sự liên tưởng theo nghĩa hẹp, nhưng không chỉ giữa các từ, mà còn giữa các cụm từ. Và không phải giữa một từ với các từ khác trong kí ức, mà là giữa các ngữ đoạn trong văn bản. Nói chính xác hơn, phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập”. (Theo [66; 122 – 123]) Trong khái niệm trên, ngữ đoạn tham gia phép liên tưởng nằm ở chủ ngôn thì được gọi là chủ tố, còn ngữ đoạn tham gia phép liên tưởng nằm ở kết ngôn thì được gọi là liên tố. Tùy theo tính chất và mối quan hệ giữa hai yếu tố liên kết này mà người ta phân loại được phép liên tưởng. Các yếu tố liên kết trong phép liên tưởng có thể quy về bảy loại theo ba dạng sau: 1)Động vật (loài người, loài vật); 2)Tĩnh vật (sự vật, hiện tượng, khái niệm); 3)Hoạt động (hành động, sự việc). Trong phép liên tưởng, nếu chủ tố và liên tố đều thuộc cùng một loại sẽ được gọi là liên tưởng đồng chất; và nếu chủ tố và liên tố không thuộc cùng một loại sẽ được gọi là liên tưởng không đồng chất. Theo tính chất của mối quan hệ giữa chủ tố và liên tố, phép liên tưởng có thể chia thành bảy kiểu xếp thành hai nhóm đồng chất và không đồng chất như sau: Liên tưởng đồng chất Liên tưởng không đồng chất Liên tưởng bao hàm Liên tưởng đồng loại Liên tưởng định lượng Liên tưởng định vị Liên tưởng định chức Liên tưởng đặc trưng Liên tưởng nhân quả Tiếp theo, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào từng kiểu liên tưởng trong mỗi nhóm. 1.2.1. Liên tưởng đồng chất 1.2.1.1. Liên tưởng bao hàm Trong kiểu liên tưởng này, chủ tố và liên tố chỉ những đối tượng có quan hệ bao chứa nhau. Quan hệ bao hàm ở đây là bao hàm giữa cái chung và cái riêng, cái bộ phận, chứ không bao hàm theo kiểu loại – hạng. Tuy trật tự giữa từ chỉ cái chung và từ chỉ cái riêng không cố định, nhưng thứ tự chung – riêng có tần số xuất hiện nhiều hơn thứ tự riêng – chung. Ví dụ: - Trong nhà có tiếng lẹp kẹp. Cửa từ từ mở. (Nguyễn Sáng, Sài Gòn dưới những tầng khói) - Mặt biển mở rộng dần và đã nối liền lại. Sóng gợn man mác, cái màu trắng buồn tẻ bao quanh càng man mác hơn. (Nguyễn Khải, Họ sống và chiến đấu) - Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân, Vợ nhặt) - Trâu đã già. Đôi sừng kềnh càng như hai cánh nỏ. (Chu Văn, Con trâu bạc) - Cứ xem cái ngôn ngữ của bọn địch ở đây đủ rõ. Gọi các lực lượng cách mạng ở bờ Nam những năm trước, chúng dùng các danh từ “phiến loạn”, “cộng phỉ”, “việt cộng”. Giờ thì là “Giải phóng”, là “Mặt trận”, đôi khi còn thêm hai chữ “các ông”. (Chế Lan Viên, Viên kim cương đầu giới tuyến) - Ban đầu lương thực, khí giới, chăn áo, thuốc men, cái gì cũng thiếu thốn. Bộ đội phải thường nhịn đói, nhưng vẫn hăng hái tươi cười. (Hồ Chí Minh, Kỉ niệm ngày thành lập GPQ Việt Nam, 12-1947) Kiểu liên tưởng bao hàm có độ liên kết mạnh nhất, vì nó dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. 1.2.1.2. Liên tưởng đồng loại Liên tưởng đồng loại là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất ngang hàng với nhau, không phân biệt cái nào bị bao hàm trong cái nào. Chúng đều là cái riêng của cùng một cái chung, những giống của cùng một loài. Chính nhờ những quan hệ đồng loại đó mà chúng tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa hai phát ngôn. - Sự vật: Anh đặt tờ giấy lên mặt vỏ hòm đạn gỗ ở đầu giường. Hai mắt tròn ra đờ đẫn, đôi môi dày cộm gồ lên suy nghĩ mà cái quản bút cứ xoay xoay trong miệng chưa đặt xuống viết ra một chữ. (Lê Lựu, Người cầm súng) - Hiện tượng: Mưa vẫn ồ ạt như vỡ đập. Ánh chớp lóe lên soi rõ khuôn mặt anh trong một giây. (Nguyễn Kiên, Anh Keng) - Loài người: Bộ đội xung phong. Du kích nhào theo. (Nguyễn Thi, Người mẹ cầm súng) - Loài vật: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tô Hoài, Hai con ngỗng) - Khái niệm: Chiều chạng vạng tối. Sợ tối, quân ta tiếp viện đánh ập lại, chúng nó ôm cả mớ văn chiêu hồi rút lui có trật tự. (Hồng Châu, Mùa thu ơi…) - Hành động: Mãi đến 10 giờ đêm, anh mới trở về, lăn vào giữa khẩu đội ngủ. Một lát, đã nghe anh ngáy đều đều. (Nguyễn Trọng Oánh, Nhật kí đảo anh hùng) Kiểu liên tưởng đồng loại khá gần với kiểu đối lâm thời. Khi bị giới hạn trong hai đối tượng và nhất là khi có từ nối tương phản đi kèm, thì nó sẽ chuyển thành kiểu đối lâm thời. 1.2.1.3. Liên tưởng định lượng Liên tưởng định lượng là kiểu liên tưởng giữa các đối tượng cùng một loại, mọi “chất liệu” của các đối tượng này sẽ được xem xét, tính đếm về mặt số lượng. Kiểu liên tưởng định lượng có thể chia thành hai trường hợp là liên tưởng định lượng hợp – phân và liên tưởng định lượng đối chiếu. a) Liên tưởng định lượng hợp – phân Kiểu liên tưởng này chỉ có mặt khi một trong hai yếu tố liên kết là một số từ chỉ số lượng chung, yếu tố liên kết kia là số lượng bộ phận. Khi số từ chỉ số lượng chung làm liên tố, ta sẽ có liên tưởng định lượng hợp. Và ngược lại, khi số từ chỉ số lượng chung làm chủ tố, ta sẽ có liên tưởng định lượng phân. Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và thương nhau lạ lùng. (Tô Hoài, Khác trước) Đây là ví dụ cho kiểu liên tưởng định lượng hợp. Số từ chỉ số lượng chung hai người nằm ở câu kết ngôn. Còn dưới đây là ví dụ cho kiểu liên tưởng định lượng phân, số từ chỉ số lượng chung nằm ở chủ ngôn. Ở đó, có hai mẹ con. Một bà mẹ anh hùng và một người con dũng sĩ. (Nguyễn Chí Trung, Cầm súng) Khi liệt kê các số lượng bộ phận bằng một thì nó có thể được thể hiện bằng số từ một hoặc bằng các danh từ đếm được số đơn. Khi nói từng số lượng bộ phận nói chung thì nó được thể hiện bằng các từ mỗi, từng. Ví dụ: Năm đứa chúng tôi như năm con ong thợ. Mỗi người đều tự giác nhận lấy phận sự của mình. (Hoàng Hữu Các, Vẫn còn chùm hoa phượng) b) Liên tưởng định lượng đối chiếu Đây là kiểu liên tưởng mà trong đó các số lượng được đối chiếu nhau, thường là theo một xu hướng nhất định (tăng dần hoặc giảm dần). Ví dụ: Cách năm trăm thước, chúng dừng lại, triển khai đội hình …[+ 11 phát ngôn]. Ba trăm thước, Nghiêu hơi ghé mắt lên bờ giếng … [+ 22 phát ngôn]. Một trăm thước rồi. Ba nói nhỏ [+ 2 phát ngôn]. Năm mươi thước. Vân ngắt vào đùi Nghiêu một cái … [+ 3 phát ngôn]. Ba mươi thước. (Nguyễn Trung Thành, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc) Đây là ví dụ cho kiểu liên định lượng mà trong đó các số lượng được đối chiếu nhau theo một xu hướng giảm dần. 1.2.2. Liên tưởng không đồng chất 1.2.2.1. Liên tưởng định vị Liên kết liên tưởng theo quan hệ định vị là sự liên tưởng giữa một động vật, một tĩnh vật hoặc một hành động ở vị trí tồn tại điển hình của nó trong không gian (hoặc cả trong thời gian). Phổ biến nhất là sự định vị cho người, sự vật trong không gian. Ví dụ: - Người ta không dắt Nghiêu về đơn vị mà dẫn anh đến trạm xá. Y sĩ Hoàng xem xét vết thương kĩ lưỡng. (Nguyễn Trung Thành, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc) Trên đây là ví dụ cho phép liên kết liên tưởng định vị cho người. Trong đó, không gian được định vị là một không gian rộng, không gian cố định: trạm xá, người được định vị trong không gian đó là y sĩ. - Đồng nước tràn ngập tiếng sóng vỗ rì rào xao động. Gió vi vút thổi ngang qua xuồng. (Đinh Quang Nhã, Nước) Đây là ví dụ cho phép liên kết liên tưởng định vị cho sự vật. Trong đó, không gian được định vị là một không gian cố định: đồng nước. Bên cạnh người, sự vật, đôi khi ta có thể gặp liên tưởng định vị cho hiện tượng. Ví dụ: Sáng rồi. Phương Đông rực rỡ một màu hồng chói lọi. (Nguyễn Trung Thành, Đường chúng ta đi) Cũng có trường hợp liên tưởng định vị giữa hành động và không gian điển hình cho hành động đó. Ví dụ: Tuy chưa buồn ngủ nhưng nằm đắp chăn cho ấm và buông màn cho khỏi muỗi thì vẫn tốt. Hai cái giường nhỏ kê song song, cách nhau một lối đi nhỏ. (Nam Cao, Đôi mắt) Đây là liên tưởng định vị cho hành động nằm trong không gian diễn ra hành động đó là giường. Liên tưởng định vị trong thời gian là trường hợp ít gặp hơn so với liên tưởng định vị trong không gian. Ta hãy xét ví dụ sau: Đêm lạnh, trời thăm thẳm. Sao vẫn xanh biếc đầy trời. Khó ngủ quá. (Hồ Phương, Thư nhà) Trong ví dụ trên, cặp liên tưởng đêm – sao là liên tưởng định vị thời gian – sự vật, còn cặp đêm – ngủ là liên tưởng định vị thời gian – hành động. 1.2.2.2. Liên tưởng định chức Liên kết liên tưởng theo quan hệ định chức là sự liên tưởng giữa một động vật, tĩnh vật, hoặc một hoạt động với chức năng điển hình của nó. Ví dụ: - Suốt một năm đầu, y là một ông thầy rất tận tâm. Y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kĩ càng… (Nam Cao, Sống mòn) Bên cạnh đó, còn có liên tưởng định chức của hiện tượng. Ví dụ: Những dải nắng mặt trời xuyên qua vòm cây như những sợi tơ năm sắc óng ánh giăng mắc khắp nơi. Núi rừng đang được sưởi ấm lại. (Trần Mai Nam, Vào xuân) Phần lớn các trường hợp liên tưởng định chức đều là quan hệ giữa một danh ngữ với một động ngữ. Tuy nhiên, cá biệt, ta cũng có thể gặp sự liên tưởng định chức giữa hai danh từ. Ví dụ: Trong công tác của tôi, thiếu chiếc đồng hồ chắc thật là tai hại. Đầu óc tôi lúc nào cũng nghĩ đến chuyện giờ giấc. (Hữu Mai, Người thợ chữa đồng hồ) Ngoài ra, cũng có thể nói đến liên tưởng định chức của hai hoạt động. Ví dụ: Hai thép rót rượu ra li. Anh nài nỉ mẹ Sáu phải uống một chút. (Anh Đức, Hòn đất) Liên tưởng định chức là kiểu liên tưởng phong phú nhất của phép liên tưởng. 1.2.2.3. Liên tưởng đặc trưng Liên kết liên tưởng theo quan hệ đặc trưng là sự liên tưởng giữa một tĩnh vật hoặc một hoạt động với dấu hiệu đặc trưng của nó. Khi dấu hiệu làm chủ tố thì sự liên tưởng đặc trưng thiên về khía cạnh giải thích. Khi dấu hiệu làm liên tố thì sự liên tưởng đặc trưng thiên về khía cạnh chứng minh. Ví dụ: - Tiếng reo mỗi lúc một xa. Đám rước đã đến ngã ba. (Chu Văn, Con trâu bạc) - Đại hội làng Tới họp lớn lắm. Tiếng chiêng nổi lên từ đêm hôm trước. (Nguyễn Chí Trung, Bức thư làng Mục) Đây là hai ví dụ về liên tưởng đặc trưng cho sự việc. Ví dụ một, liên tưởng đặc trưng thiên về khía cạnh giải thích, dấu hiệu đặc trưng là tiếng reo mỗi lúc một xa; câu sau giải thích cho sự việc đó là đám rước đã đến ngã ba. Ví dụ hai, liên tưởng đặc trưng thiên về khía cạnh chứng minh, dấu hiệu đặc trưng là tiếng chiêng nổi lên từ đêm hôm trước, nó chứng minh cho đại hội làng Tới họp lớn lắm ở câu trước. Bên cạnh đó, còn có các loại liên tưởng đặc trưng cho hiện tượng, khái niệm và hoạt động. Những ví dụ sau sẽ lần lượt minh họa cho các loại liên tưởng đặc trưng đó. - Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi. (Nguyễn Trung Thành, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc) - Những ngày làm việc, Dung rất thích mặc áo nâu. Thoạt nhìn, tôi đã nhận xét với ý nghĩ: giản dị. (Tiền phong, số 5-6, 1981) - Giá sách vẫn đầy và trên bàn vẫn không mất đi những dấu vết ngổn ngang bừa bộn rất đáng yêu của sách vở đang bị truy tìm lục lọi. Thư vẫn làm việc. (Lê Phương, Bạch đàn) Ở kiểu liên tưởng này, dấu hiệu thường được thể hiện bằng cụm từ. 1.2.2.4. Liên tưởng nhân quả Trong kiểu liên kết liên tưởng này, chủ tố thường diễn đạt nguyên nhân, liên tố thường diễn đạt kết quả. Các ví dụ sau lần lượt minh họa cho điều đó: - Trận lụt chưa rút. Nước vẫn mênh mông. (Nguyễn Quang Sáng, Một chuyện vui) - Ấm nước reo rồi ấm nước sôi sùng sục. Bà đồ dập bớt lửa rồi chạy ra sân. (Nam Cao, Đón khách) - Hà sống rất hồn nhiên. Ngoài việc cơ quan, nó say mê vẽ. Trên tường đầy tranh. (Triệu Huấn, Ánh sao băng) Chúng tôi đã vừa nêu sơ lược về các kiểu liên kết liên tưởng dựa trên cơ sở tiếp thu những thành quả của Trần Ngọc Thêm đã được trình bày trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Hầu hết những ví dụ minh họa của Trần Ngọc Thêm đều trích từ các tác phẩm văn xuôi. Và liệu trong thơ ca Việt Nam còn có thể có kiểu liên kết liên tưởng nào khác so với những kiểu trên hay không? Chúng ta hãy đến với các ví dụ sau đây: Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi! (Hàn Mặc Tử, Bẽn lẽn) Trăng, với Hàn Mặc Tử, như là một người bạn tâm giao, nó đã gợi lên trong thơ ca của Hàn những sự liên tưởng giàu tính sáng tạo, gây được nhiều rung động thẩm mỹ ở người đọc. Trong đoạn thơ trên, Hàn Mặc Tử đã có một sự liên tưởng rất độc đáo. Trăng được xem như một cô gái xuân thì lơi lả. Nhiều động ngữ xuất hiện liên tiếp nhau để rồi cùng diễn tả cái lơi lả của trăng, của lá như nằm sóng soãi, lả lơi, ngây tình. Vầng trăng đã gợi niềm thi hứng cho nhà thơ. Có thể thấy, cơ sở của sự liên tưởng này là dựa trên sự tương đồng. Ngoài liên tưởng dựa trên cơ sở tương đồng, trong thơ ca, đặc biệt là trong ca dao còn có liên tưởng phi lôgic. Chẳng hạn như sự liên tưởng trong câu ca dao sau: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình (Ca dao) Đây có thể là câu trả lời của cô gái khi được một chàng trai ngõ lời. Cô gái đã không nêu lên trực tiếp lời từ chối của mình, mà khéo léo mượn những liên tưởng phi lôgic để chàng trai có thể hiểu được hàm ý. Thực tế, sẽ không bao giờ xảy ra chuyện “ngược đời” như thế, cho nên chuyện ta lấy mình cũng là chuyện sẽ không xảy ra. Cái hay, cái độc đáo của câu ca dao trên là nhờ sự liên tưởng phi lôgic ấy. Quả thật, phép liên kết liên tưởng là phương thức liên kết có giá trị nghệ thuật cao. Vì vậy, khi nghiên cứu phép liên tưởng trong các văn bản (tác phẩm) văn học, ta không thể không xem xét ở thể loại thơ ca, một thể loại văn học rất giàu trí tưởng tượng và cũng rất giàu tính nghệ thuật. Nhắc đến thơ ca là chúng ta nhắc đến cả một thế giới của tài năng, của nghệ thuật, tâm hồn, tình yêu, ước mơ, và cả niềm vui hạnh phúc hay đau khổ,… Để có thể diễn đạt được hết tất cả những điều đó, tự bản thân mình, thơ ca đã phải “chắp đôi cánh” để được bay bổng trong thế giới của những sự liên tưởng bất ngờ và diệu kì. Chúng tôi nhận thấy rằng, nghiên cứu về liên kết trong thơ ca là một việc làm rất cần thiết và bổ ích nhưng không hề dễ dàng. Hy vọng rằng, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ phát hiện được thêm nhiều điều thú vị và bổ ích xung quanh vấn đề này. 1.3. Liên kết và liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam Như đã trình bày ở mục 1.1, khi ta nói đến liên kết trong văn bản nghĩa là ta đang nói đến cấp độ “trên câu”. Hay theo Trần Ngọc Thêm, đơn vị liên kết phải là phát ngôn. Và cũng theo Trần Ngọc Thêm, phát ngôn là “một bộ phận của đoạn văn, với một cấu trúc và nội dung nhất định nào đó (đầy đủ hoặc không đầy đủ), được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức: Ở dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt phát ngôn; ở dạng nói, nó được phát ra theo một kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng một quãng ngắt hơi; về mặt lượng, nó có thể kết thúc bằng một ngữ khí từ”.(Theo [66; 42]). Thế nhưng trong thơ ca, không phải ở văn bản (tác phẩm) nào ta cũng có thể dễ dàng phân định các phát ngôn. Do đó, trong luận văn này, chúng tôi chỉ tạm thời xem mỗi dòng thơ như là một phát ngôn, một đơn vị của sự liên kết. Xem xét liên kết trong thơ, có nghĩa là chúng tôi xem xét sự liên kết giữa các dòng thơ trong cùng một đoạn (khổ) thơ, hoặc một bài thơ cụ thể nào đó. Nói đến liên kết trong thơ, tất nhiên không thể không nêu ra khái niệm thơ. Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) thì thơ là “hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc”. (Theo [78; 954]). Khi nói đến liên kết trong thơ, điều mà người ta nghĩ đến trước tiên là sự liên kết về mặt ngữ âm. Đó là liên kết “bề nổi” dễ nhận thấy nhất và nó cũng là điều hiển nhiên vì nhịp điệu của thơ ca được tạo nên từ những giá trị mang tính ngữ âm. Các thể thơ Việt Nam có thể được phân chia thành ba nhóm chính: các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát và hát nói), các thể thơ Đường luật (ngũ ngôn, thất ngôn), các thể thơ hiện đại (năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi). Sự hình thành luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng. Ngay cả tên gọi các thể thơ cũng căn cứ vào số tiếng của dòng thơ. Tiếng gồm có ba phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước và dòng sau. Ví dụ: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng… (Ca dao) Mỗi tiếng có một trong sáu thanh điệu: ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Theo truyền thống, người ta phân chia các thanh bằng (thanh ngang và thanh huyền) và thanh trắc (thanh sắc, nặng, hỏi, ngã). Sự luân phiên đối xứng và hài hòa của các thanh bằng, trắc tạo nên nhạc điệu cho thơ. Sự liên kết về ngữ âm thể hiện qua cách hiệp vần, hài thanh, nhịp điệu. Cụ thể, ở thể thơ lục bát, chẳng hạn: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Mỗi bài thơ lục bát là sự kế tiếp nhau của một cặp gồm dòng lục (6 tiếng) và dòng bát (8 tiếng). Sự liên kết về ngữ âm thể hiện thông qua cách hiệp vần (ở tiếng thứ sáu của hai dòng và tiếng thứ tám của dòng bát với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo) và hài thanh (có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng hai, bốn, sáu trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám của dòng bát). Ở thể thơ song thất lục bát, ta cũng có thể thấy sự liên kết như thế về mặt ngữ âm. Ví dụ: Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non. Đưa chàng lòng dặc dặc buồn, Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền. (Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm) Ở thể thơ song thất lục bát, cặp song thất và cặp lục bát luân phiên nhau kế tiếp nhau trong toàn bài. Hiệp vần ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền. Các thể thất ngôn Đường luật có kết cấu, niêm luật chặt chẽ. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự liên kết về ngữ âm trong thể thơ này. Chỉ riêng cách hài thanh, ta có thể thấy được sự liên kết chặt chẽ như thế. Ví dụ trong bài thơ Ông phỗng đá của Nguyễn Khuyến, bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Ông đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không? Bài thơ này có cách hài thanh theo mô hình sau: Tiếng Niêm và đối 1 2 3 4 5 6 7 Đối Dòng 1 T B T Dòng 2 B T B Vần Đối Dòng 3 B T B Dòng 4 T B T Vần Bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan lại thuộc thể thơ thất ngôn bát cú. Nó cũng có sự liên kết về ngữ âm rất chặt chẽ. Bước tới đèo ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Mô hình hài thanh của bài thơ này như sau: Tiếng Niêm và đối 1 2 3 4 5 6 7 Dòng 1 T B T Vần Dòng 2 B T B Vần Đối Dòng 3 B T B Dòng 4 T B T Vần Đối Dòng 5 T B T Dòng 6 B T B Vần Dòng 7 B T B Dòng 8 T B T Vần Luật thơ thất ngôn bát cú rất chặt chẽ; một mặt là luật hài thanh, đối xứng giữa các tiếng hai, bốn, sáu (có thể theo thể trắc hoặc theo thể bằng); mặt khác, đòi hỏi phải niêm giữa các dòng 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7 và 1 – 8. Đây là những quy định giúp ta có thể dễ dàng nhận diện sự liên kết về hình thức. Về mặt nội dung ý nghĩa, bài thơ chia bố cục thành bốn cặp: hai dòng đầu là đề để vào bài, hai dòng tiếp theo là thực để giải thích rõ đề, hai dòng kế tiếp nữa là luận để bàn luận, hai dòng cuối là Niêm Niêm Niêm Niêm Niêm Niêm kết để kết bài. Như vậy, thơ Đường luật hết sức chặt chẽ, cũng vì vậy mà rất gò bó cả về mặt hình thức, nội dung lẫn diễn đạt. Các thể thơ hiện đại Việt Nam đã tiếp nhận ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới thơ cũ. Vì thế, chúng rất đa dạng và phong phú. Chúng vừa tiếp nối thơ truyền thống, vừa có sự cách tân. Thơ hiện đại gồm có các thể loại như: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi,… Như đã nói ở trên, khi nói đến liên kết trong thơ là người ta nghĩ ngay đến liên kết về mặt hình thức, đặc biệt là về mặt ngữ âm. Đó là loại liên kết có thể tìm thấy ở tất cả các bài thơ, các thể thơ. Sự liên kết này là liên kết “bề nổi” rất dễ nhận thấy. Nhưng liên kết trong thơ không chỉ thuần hình thức như vậy. Vì thế khi nghiên cứu liên kết trong thơ, phải chú trọng cả về hình thức lẫn nội dung. Và có thể nói liên kết liên tưởng là một trong những vấn đề quan trọng và thú vị khi nghiên cứu về liên kết trong thơ ca. Ở mục 1.2, khi nói về liên kết liên tưởng, chúng tôi đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm. Chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các ví dụ mà Trần Ngọc Thêm sử dụng để minh họa là các ví dụ được trích dẫn từ các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, thơ ca Việt Nam có chứa đựng hầu hết các kiểu liên kết liên tưởng theo sự phân loại của Trần Ngọc Thêm. Chúng tôi xin phép được sử dụng các tác phẩm thơ ca Việt Nam trong Sách giáo khoa môn Ngữ văn 12 – Ban cơ bản của chương trình THPT – tài liệu mà chúng tôi thường xuyên tiếp xúc trong quá trình giảng dạy – để làm ví dụ minh họa cho các kiểu liên kết liên tưởng ấy. Trước tiên là một đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi….. (Quang Dũng, Tây Tiến) Trong đoạn thơ trên, ta thấy có sự vận dụng liên kết liên tưởng theo nhiều kiểu khác nhau. Tây Tiến là đơn vị quân đội hoạt động ở địa bàn rừng núi Tây Bắc cheo leo, hiểm trở. Như vậy, khi nhắc đến Tây Tiến là nhắc đến rừng núi, sông Mã. Liên kết liên tưởng trong hai dòng thơ này là liên kết liên tưởng định vị. Các địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông lần lượt xuất hiện trong các dòng thơ là các yếu tố của phương thức liên kết liên tưởng định vị, vì nó chính là nơi mà đoàn quân Tây Tiến đã từng gắn bó, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ ngang hàng với nhau nên chúng cũng có liên tưởng đồng loại. Vùng đất gắn bó với Tây Tiến lúc nào cũng như ẩn hiện trong sương mờ, với địa hình rừng núi đầy vẻ hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Quang Dũng là nhà thơ có phong cách độc đáo, đọc thơ ông, người ta có thể thấy cảnh vật hiển hiện lên ngay trước mắt. Và trong đoạn thơ này, Quang Dũng cũng đã phác họa những nét đặc thù nơi đây. Nhắc đến Tây Tiến là nhắc đến những hình ảnh mang tính đặc trưng của nơi này đêm hơi, dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, cồn mây, mưa xa khơi,…. Như vậy, bên cạnh liên tưởng định vị, liên tưởng đồng loại, đoạn thơ trên còn có cả liên tưởng đặc trưng. Ví dụ thứ hai là đoạn thơ của Tố Hữu trích trong bài Việt Bắc: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu, Việt Bắc) Đây được xem là một trong những đoạn thơ hay trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Đoạn thơ đã miêu tả vẻ đẹp của Việt Bắc vào các mùa trong năm. Nó có thể được xem như là bức tranh tứ bình về thiên nhiên nơi này. Tất nhiên, trong đoạn thơ này, Tố Hữu cũng đã vận dụng sự liên tưởng, đã dùng phép liên kết liên tưởng để liên kết các dòng thơ với nhau. Mối quan hệ dễ nhìn thấy nhất ở đây là quan hệ ngang hàng của các sự vật, các đối tượng được nhắc đến, nên giữa các dòng thơ chứa chúng có sự liên tưởng đồng loại. Có thể có hai chùm liên tưởng là chùm hoa chuối (đỏ) – (hoa) mơ (trắng) – rừng phách (vàng) và chùm liên tưởng gồm những con người với lao động đặc thù hoặc với đặc trưng (người) dao gài thắt lưng, người đan nón, cô em gái hái măng, (người – cất) tiếng hát. Kiểu liên tưởng tiếp theo trong đoạn thơ trên là liên tưởng định vị. Vì căn cứ địa Việt Bắc gắn liền với vùng rừng núi, nên khi miêu tả vẻ đẹp của Việt Bắc, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của rừng vào bốn mùa trong năm rừng xanh, mơ nở trắng rừng, rừng phách, rừng thu. Theo chúng tôi, ta có thể xem đó là liên tưởng định vị mà cũng có thể xem đây là liên tưởng đặc trưng, vì vẻ đẹp đặc trưng của Việt Bắc cũng đồng thời là vẻ đẹp của những cánh rừng. Nếu như liên tưởng đặc trưng mà chúng tôi mà chúng vừa nhắc đến ở trên là đặc trưng chung của Việt Bắc, thì ở kiểu liên tưởng đặc trưng tiếp theo, chúng tôi muốn nói đến đặc trưng riêng của các mùa trong năm. Vậy, các chùm liên tưởng đặc trưng ở đây là mùa xuân – mơ, người đan nón; mùa hè – ve kêu, rừng phách đổ vàng, cô em gái hái măng; mùa thu – ánh trăng, tiếng hát và dùng phép loại suy, ta cũng có thể nhận biết chùm liên tưởng thứ tư là mùa đông – hoa chuối đỏ tươi, nắng ánh dao gài thắt lưng. Mỗi mùa được tác giả miêu tả bằng mĩ cảm của riêng mình, và bằng vẻ đẹp đặc trưng của nó. Vẻ đẹp đặc trưng của mỗi mùa chính là vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Ví dụ thứ ba là một đoạn thơ Đất nước trích từ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: Đất là nơi em đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Phép liên kết liên tưởng mà ta có thể dễ dàng nhận thấy ở khổ thơ này là liên tưởng bao hàm. Theo Trần Ngọc Thêm, trong liên tưởng bao hàm, trật tự giữa từ chỉ cái riêng và cái chung không cố định, nhưng thứ tự chung – riêng có tần số xuất hiện cao hơn so với thứ tự riêng – chung. Chúng tôi nhận thấy, trật tự của từ chỉ cái riêng và cái chung ở đây được sắp xếp theo cả hai kiểu riêng – chung và cả chung – riêng. Ở ba dòng đầu của đoạn trích trên, Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa hai cái riêng là đất và nước trước, sau đó mới đi đến định nghĩa về cái chung là đất nước. Bốn dòng tiếp theo thì nhà thơ lại định nghĩa theo trình tự ngược lại. Tức là, định nghĩa cái chung là đất nước trước, sau đó mới tách ra định nghĩa từng cái riêng là đất và nước. Kiểu liên tưởng thứ hai ở đây là kiểu liên tưởng định vị. Nhà thơ đã định nghĩa đất nước bằng cách nêu lên những không gian gần gũi, quen thuộc đối với tất cả mọi người. Dấu hiệu để chúng ta có thể nhận biết kiểu liên tưởng này là căn cứ vào phép điệp là nơi mà tác giả đã sử dụng trong đoạn thơ đó. Kiểu liên tưởng thứ ba, theo chúng tôi là liên tưởng đồng loại. Trong hai dòng cuối, để định nghĩa đất và nước tác giả đã dùng hai hình ảnh được xem có mối quan hệ ngang hàng nhau là con chim phượng hoàng và con cá ngư ông trong cùng một câu hò của Bình - Trị - Thiên. Nguyên văn của câu hò này là “Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc/ Con cá ngư ông móng nước ngoài khơi/ Gặp nhau đây xin phân tỏ đôi lời/ Kẻo mai kia con cá về sông vịnh, con chim nọ đổi dời về non xanh”. Đoạn thơ sau trong bài Dọn về làng của Nông Quốc Chấn cũng là một ví dụ cho liên kết liên tưởng trong thơ: Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ! Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà Giặc Pháp, Mĩ còn giết người, cướp của trên đất ta Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ. (Nông Quốc Chấn, Dọn về làng) Kiểu liên tưởng thứ nhất trong đoạn thơ trên là kiểu liên tưởng đặc trưng. Ta thấy ở ngay dòng đầu, có sự xuất hiện của dấu câu (!). Như vậy, ta có thể xem dòng thơ này có hai phát ngôn. Phát ngôn thứ nhất có hình tượng mặt trời và phát ngôn thứ hai có dấu hiệu đặc trưng của hình tượng này là sáng rõ rồi. Kiểu liên tưởng thứ hai trong đoạn thơ trên là liên tưởng sự kiện – nguyên nhân, một biến thể của liên tưởng nhân quả. Nguyên nhân là giặc Pháp, Mĩ còn giết người, cướp của trên đất ta, còn kết quả là con đi bộ đội. Kết cấu chỉ nguyên nhân xuất hiện sau kết cấu chỉ kết quả chứ không theo trật tự thông thường. Kiểu liên tưởng thứ ba là liên tưởng định chức. Đây là sự liên tưởng giữa bộ đội với chức năng điển hình của bộ đội là đuổi hết nó đi (nó ở đây là giặc Pháp và giặc Mĩ). Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi cũng là một ví dụ cho phép liên kết liên tưởng. Chúng tôi chỉ trích dẫn đoạn mở đầu của bài thơ này: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa (Nguyễn Đình Thi, Đất nước) Kiểu liên tưởng mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã vận dụng trong đoạn thơ trên là liên tưởng đặc trưng. Đối tượng cụ thể ở đây là mùa thu với những dấu hiệu đặc trưng của nó như sáng mát trong, gió thổi, hương cốm mới. Kiểu liên tưởng thứ hai là liên tưởng._.n đèn thắp sáng lúc hoàng hôn Mái phố cũ nhấp nhô trong khói nhạt. Ngã năm rộng, cỏ ven hồ xanh mướt Năm nay đào nở sớm, tháng giêng sang Tháng giêng bỡ ngỡ búp bàng non Nhiều trẻ con và nhiều chim sẻ. Đoạn thơ trên có phương thức liên kết liên tưởng định vị, định vị trong không gian và cả thời gian. Đó là những con đường Hà Nội vào tháng giêng. Những sự vật, hiện tượng được định vị trong không gian và thời gian đó là cây cơm nguội lá vàng, những ngọn đèn thắp sáng lúc hoàng hôn, mái phố cũ nhấp nhô trong khói nhạt, ngã năm rộng, cỏ ven hồ xanh mướt, đào nở sớm, búp bàng non, nhiều trẻ con và nhiều chim sẻ. Phương thức liên kết liên tưởng thứ hai là liên tưởng đặc trưng. Trong số những sự vật, hiện tượng tồn tại trong không gian và thời gian ấy có những dấu hiệu đặc trưng của Hà Nội, có những dấu hiệu đặc trưng cho tháng giêng, cho mùa xuân. Những dấu hiệu đặc trưng của Hà Nội là cây cơm nguội lá vàng, mái phố cũ, ngã năm rộng, cỏ ven hồ. Đó là những dấu hiệu rất riêng của Hà Nội, không nhầm lẫn với bất cứ nơi nào khác. Còn những dấu hiệu đặc trưng của tháng giêng, của mùa xuân là cỏ xanh mướt, đào nở, búp bàng non. Những hình ảnh đó đã gợi lên một bức tranh thiên nhiên tươi mát và tràn đầy sức sống mỗi độ xuân về. Mỗi mùa trong năm đều có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Mùa xuân là thế, mùa hạ cũng có những dấu hiệu đặc trưng riêng của mình. Và dưới đây là một đoạn ngắn trong bài thơ Tháng năm. Giấc ngủ vừa chợp qua Nắng đã về trước cửa Đêm ngắn phút gần nhau Ngày dài như nỗi nhớ. Trong đoạn thơ trên có những dấu hiệu đặc trưng của tháng năm và có cả những đặc trưng của tình yêu. Tháng năm có đặc trưng là ngày dài đêm ngắn, tình yêu có đặc trưng là nhớ nhung khi xa cách. Và đặc biệt là khi yêu, cảm giác được ở gần bên nhau bao giờ cũng ngắn ngủi, còn xa cách nhớ nhung thì dường như kéo dài hơn. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa còn được tái hiện trong bài thơ Mùa hạ. Đó là mùa của những tiếng chim reo Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả Đất thành cây, mật trào lên vị quả Bước chân người bỗng mở những đường đi. […] Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết? Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa. Mùa hạ được miêu tả bằng những dấu hiệu đặc trưng như tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả, quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa. Những màu sắc rực rỡ, những hoa trái ngọt ngào đó còn là hình ảnh ẩn dụ cho khát vọng tuổi trẻ. Tuổi trẻ với những khát vọng cống hiến, khát vọng được đến những miền đất xa lạ, đầy khó khăn thử thách để được trải nghiệm, để được dấn thân vì đất nước, vì dân tộc. Họ có thể lên rừng, xuống biển hay đến những hải đảo xa xôi để thỏa khát vọng của mình. Xuân Quỳnh cũng thế, và Những bông hoa đầu tiên ra đảo ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Chỉ có hoa mẫu đơn Ở lâu rồi trên đảo Dù lộng lẫy đến đâu Một mình thành đơn điệu Dù đẹp đến thế nào Một mình buồn cũng héo Giờ mới thêm hoa lựu Như đốm lửa vừa nhen Hoa ngâu còn mềm yếu Sống xa nhà chưa quen Lạc vài bông lay-ơn Như dáng người thành phố Cây ngọc lan còn nhỏ Nên mùi hương chưa về Phượng chưa đỏ mùa ve Hát trên miền đất lạ…. Phương thức liên kết liên tưởng bao trùm đoạn thơ này là liên tưởng đồng loại. Bài thơ viết về những bông hoa đầu tiên ra đảo. Những bông hoa đó là hoa mẫu đơn, hoa lựu, hoa ngâu, hoa lay-ơn, hoa ngọc lan, hoa phượng. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả những loài hoa này với những dấu hiệu đặc trưng riêng của chúng. Hoa mẫu đơn thì đẹp và lộng lẫy, hoa lựu thì như đốm lửa vừa nhen, hoa ngâu thì mềm yếu, hoa lay-ơn thì như dáng người thành phố, cây ngọc lan thì còn nhỏ, mùi hương chưa về, hoa phượng thì chưa đỏ. Đoạn thơ có phương thức liên kết liên tưởng đồng loại, liên kết liên tưởng đặc trưng và liên kết liên tưởng nhân quả. Hoa mẫu đơn có đẹp, có lộng lẫy nhưng vì ở một mình nên đơn điệu và buồn héo. Cây ngọc lan vì còn nhỏ nên mùi hương chưa về. Trên đây, chúng tôi đã tìm hiểu các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ của Xuân Quỳnh qua những bài thơ tình và những bài thơ khác. Ở mỗi loại thơ, chúng tôi chọn ra những đoạn trong mười bài bất kì và xem chúng như từng văn bản riêng lẻ để phân tích các phương thức liên kết liên tưởng. Kết quả khảo sát được chúng tôi trình bày trong bảng 8 dưới đây. Bảng 8: Thống kê phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Xuân Quỳnh Kiểu LKLT Thơ tình Những bài thơ khác Tổng cộng LT bao hàm 3 0 3 – 5,8% LT đồng loại 1 2 3 – 5,8% LT định lượng 0 0 0 – 0% LT định chức 3 1 4 – 7,8% LT định vị 4 2 6 – 11,4% LT đặc trưng 11 10 21 – 40,4% LT nhân quả 9 6 15 – 28,8% 52 Từ bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy trong các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Xuân Quỳnh, phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng có ưu thế nhất với có tần số xuất hiện là 21/52, chiếm tỉ lệ 40,4% trên tổng số các phương thức liên kết liên tưởng; phương thức liên kết liên tưởng định lượng là phương thức hạn chế nhất, không có trường hợp nào. Tiếp theo là các phương thức liên kết liên tưởng lần lượt có tần số xuất hiện từ cao đến thấp như sau: liên tưởng nhân quả (15 – 28,8%), liên tưởng định vị (6– 11,4%), liên tưởng định chức (4 – 7,8%), liên tưởng bao hàm và liên tưởng đồng loại (3 – 5,8%). Xuân Quỳnh là một nhà thơ có bản sắc tương đối rõ rệt. Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo và giàu lòng yêu thương. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh đẹp và trong sáng, nó không chỉ đơn thuần là tình yêu mà còn tượng trưng cho cái đẹp, cái cao quý, tượng trưng cho niềm khát khao tự hoàn thiện mình. Nói đến tình yêu, bà luôn có những liên tưởng mới mẻ, táo bạo và cũng rất đời thường. Từ những hình ảnh bình thường, quen thuộc của thiên nhiên như sóng, biển, mây trắng bay, chùm hoa nở trước hiên nhà, … đến những hình ảnh trong đời thường của người phụ nữ như bàn tay em, trái tim em, cuộc đời em …đều có thể trở thành phương tiện liên tưởng để diễn đạt tình yêu. Bên cạnh mảng thơ tình, Xuân Quỳnh còn viết về nhiều chủ đề khác nhau, mà ở mỗi chủ đề, bà lại có những phát hiện, đóng góp mới. Những hình ảnh, cấu tứ, cảm xúc và liên tưởng thường đến trong thơ Xuân Quỳnh một cách tự nhiên nhưng rất uyển chuyển và tinh tế. Chẳng hạn như trong Thơ viết cho mình và những người con gái khác hoặc Thơ vui về phái yếu, ta có thể thấy những hình ảnh liên tưởng là những hình ảnh bình thường, đơn giản, tưởng chừng như không thể nào thành thơ, thế nhưng với thơ Xuân Quỳnh, chúng đến tự nhiên và đầy xúc cảm. Hay như tiếng gà trưa bên xóm nhỏ có thể giúp ta liên tưởng đến cuộc sống yên bình của quê hương đất nước. Đó cũng chính là niềm tin, niềm hi vọng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cái hay, cái mới lạ, độc đáo trong thơ Xuân Quỳnh là ở chỗ từ những hình ảnh bình thường, quen thuộc tác giả có thể liên tưởng đến những vấn đề khác đẹp hơn, cao cả hơn, đó là tình yêu và sự sống của người phụ nữ. Thoáng nhìn, ta thấy hình ảnh trong thơ Xuân Quỳnh quá đỗi bình thường, nhưng bất kì hình ảnh nào trong thơ bà cũng đều có hai lớp nghĩa, một là lớp nghĩa thực, một là lớp nghĩa biểu tượng. Điều này cũng đã phần nào thể hiện phong cách, tài năng và trí tuệ của nhà thơ. Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh là sự trẻ trung, hồn nhiên cộng với cái thông minh, dân dã thể hiện qua những cảm xúc tinh tế, những nhận xét tinh vi, và hầu như lúc nào cũng pha chút hài hước, tinh nghịch tạo nên dấu ấn riêng về liên tưởng. 3.4. Tiểu kết Qua quá trình nghiên cứu các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ của một số tác gia văn học Việt Nam thời kì hiện đại, chúng tôi bước đầu có được những kết quả như trong bảng 9 sau đây:Bảng 9: Thống kê phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam hiện đại Kiểu LKLT Thơ Hàn mặc Tử Thơ Chế Lan Viên Thơ Xuân Quỳnh Tổng cộng LT bao hàm 5 1 3 9 – 6,8% LT đồng loại 4 1 3 8 – 6,1% LT định lượng 0 1 0 1 – 0,75% LT định chức 1 1 4 5 – 3,77% LT định vị 3 11 6 20 – 15,15% LT đặc trưng 13 11 21 45 – 34,1% LT nhân quả 16 13 15 44 – 33,33% 132 Vì điều kiện thời gian và dung lượng của một luận văn không cho phép chúng tôi tìm hiểu thơ ca của tất cả các tác gia văn học Việt Nam hiện đại, nên chúng tôi chỉ có thể chọn ba tác gia tiêu biểu để khảo sát. Và ở mỗi tác giả đó, chúng tôi cũng không đủ điều kiện để có thể xem xét toàn bộ các tác phẩm thơ ca của họ, mà chỉ tìm hiểu khoảng từ mười lăm đến hai mươi bài thơ. Từ bảng 9 trên đây, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Nhìn chung, tần số xuất hiện và tỉ lệ các phương thức liên kết liên tưởng mà cả ba nhà thơ đã vận dụng là không đồng đều. Ở cả ba tác gia, chúng tôi đã phân tích được tổng cộng là 132 phương thức liên kết liên tưởng. Phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng chiếm ưu thế nhất, với tần số xuất hiện là 45/132, chiếm tỉ lệ là 34,1%. Tiếp theo là phương thức liên kết liên tưởng nhân quả (44 – 33,33%). Các phương thức liên kết liên tưởng tiếp theo có tần số xuất hiện từ cao đến thấp là: liên kết liên tưởng định vị (20 – 15,15%), liên kết liên tưởng bao hàm (9– 6,8%), liên kết liên tưởng đồng loại (8 – 6,1%); liên kết liên tưởng định chức (5 – 3,77%) và phương thức liên kết liên tưởng được sử dụng hạn chế nhất là phương thức liên kết liên tưởng định lượng (1 – 0,75%). Hai phương thức liên kết liên tưởng có tần số xuất hiện nhiều nhất là liên kết liên tưởng đặc trưng và liên tưởng nhân quả. Đó là vì: trong khoảng đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam bắt đầu bước vào quá trình hiện đại hóa, thơ ca cũng không ngoại lệ. Các nhà thơ trong thời kì này đã có những cách tân mới mẻ cho thơ ca, thơ ca đã vượt ra khỏi tính quy phạm vốn có của thơ cũ. Các nhà thơ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thơ ca phương Tây, đặc biệt là thơ ca lãng mạn của Pháp. Đồng thời, thơ ca hiện đại cũng chịu tác động rất quan trọng của hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Thơ ca thời kì hiện đại không chỉ đơn thuần là thơ tả cảnh ngụ tình như thời kì trước, mà các nhà thơ đã tìm tòi và sáng tạo ra những cách diễn đạt, những liên tưởng mới mẻ và táo bạo để miêu tả cho đặc sắc các sự vật, sự việc và diễn tả một cách tốt nhất những tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của con người, vốn chịu ảnh hưởng từ nhiều trào lưu văn hóa khác nhau. Qua quá trình phân tích các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ ca Việt Nam hiện đại, chúng tôi cũng đã phần nào phát hiện được nét độc đáo trong phong cách thơ của từng tác giả. Trước hết, trong thơ của Xuân Quỳnh, đặc sắc hơn cả là những bài thơ tình. Tình yêu, hạnh phúc trong tình yêu và viết về điều đó là cả niềm đam mê và lẽ sống của nhà thơ. Xuân Quỳnh đã mượn nhiều hình tượng khác nhau từ thiên nhiên, từ cuộc sống để diễn tả cho tình yêu của mình. Những cách miêu tả và liên tưởng của nhà thơ đã tạo cho người đọc ấn tượng về một người phụ nữ chân thành, da diết trong tình yêu, luôn khao khát về hạnh phúc đời thường nhưng cũng chứa đựng nhiều âu lo khắc khoải. Những liên tưởng của Xuân Quỳnh có khi hồn nhiên, tinh nghịch nhưng cũng có khi mãnh liệt và đầy bão tố. Ta cũng có thể bắt gặp cái khắc khoải âu lo, cái dữ dội, đau đớn trong thơ của Hàn Mặc Tử. Thế giới liên tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử là cả một thế giới siêu thực. Yêu thương trong tưởng tượng và đớn đau, điên loạn cũng trong tưởng tượng. Trăng, máu và linh hồn là những nhân vật thường xuất hiện trong thơ ông. Trăng nhảy múa, trăng nằm sóng soãi, máu ràn rụa, hồn phiêu diêu,… Không gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử đã chứng tỏ một trí tưởng tượng phong phú, một tài năng nghệ thuật độc đáo có một không hai trong thơ ca hiện đại Việt Nam. Nếu thơ Hàn Mặc Tử là cả một thế giới siêu thực thì thơ Chế Lan Viên lại những vần thơ đầy tính triết lí. Một nét đặc sắc khác trong phong cách Chế Lan Viên là sự phong phú, đa dạng và đầy biến hóa của hình tượng thơ. Nhờ triết lí mà cái quen thuộc bỗng được lạ hóa, cái cảm thấy bỗng được nhận ra, để người đọc thấy giàu thêm về nhận thức và cảm xúc. Người đọc như có thêm nhiều trải nghiệm mới với thơ Chế Lan Viên. Những hình tượng trong thơ Chế Lan Viên thể hiện một khả năng liên tưởng thần bí, kì lạ. Một ảnh hưởng ghê gớm, một ý tưởng rùng rợn, nếu tác động vào xúc giác của Chế Lan Viên thì tức khắc chúng sẽ tự do biến hóa theo ý muốn của trí tưởng tượng. Vì thế, đọc thơ Chế Lan Viên, ta thấy nó như thực, như mơ, như ảo huyền, mộng mị, để hiểu được nó, ta phải dùng đến trí tưởng tượng cùng với trực giác của mình. Trong thơ Chế Lan Viên có hai loại hình ảnh, đó là loại có tính chất hiện thực và loại có tính chất ẩn dụ, tượng trưng. Tiêu biểu cho thế giới nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên là loại hình ảnh thứ hai. Hầu hết hình ảnh trong thơ ông đều tồn tại dưới dạng biểu tượng, tượng trưng, khái quát. Có thể nói, thơ Chế Lan Viên thể hiện một nguồn cảm hứng dồi dào cùng với một sức liên tưởng mãnh liệt. KẾT LUẬN 1. Nhìn chung, các phương thức liên kết liên tưởng được vận dụng trong thơ của các tác giả Việt Nam trung đại và hiện đại được lựa chọn khảo sát là không đồng đều nhau về số lượng và tỉ lệ. Phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng chiếm ưu thế nhất, với tần số xuất hiện là 81/275, chiếm tỉ lệ 29,45%. Tiếp theo là phương thức liên kết liên tưởng nhân quả (66 – 24%). Các phương thức liên kết liên tưởng khác có tần số xuất hiện lần lượt từ cao đến thấp là: liên kết liên tưởng định vị (44 – 16%), liên kết liên tưởng đồng loại (42 – 15,28%), liên kết liên tưởng bao hàm (23– 8,36%), liên kết liên tưởng định chức (15 – 5,46%); được sử dụng hạn chế nhất là phương thức liên kết liên tưởng định lượng (4 – 1,45%). Có thể hình dung như ở bảng 10 sau đây: Bảng 10: Thống kê các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam trung đại và hiện đại Kiểu LKLT Thơ ca thời kì trung đại Thơ ca thời kì hiện đại Tổng cộng LT bao hàm 14 – 9,8% 9 – 6,8% 23 – 8,36% LT đồng loại 34 – 23,78% 8 – 6,1% 42 – 15,28% LT định lượng 3 – 2,1% 1 – 0,75% 4 – 1,45% LT định chức 10 – 6,99% 5 – 3,77% 15 – 5,46% LT định vị 24 – 16,78% 20 – 15,15% 44 – 16% LT đặc trưng 36 – 25,17% 45 – 34,1% 81 – 29,45% LT nhân quả 22 – 15,38% 44 – 33,33% 66 – 24% Tổng cộng 143 132 275 Tất nhiên, sự so sánh trên chỉ là về lượng, còn về chất thì lại có sự khác biệt đáng kể. Riêng phương diện liên kết liên tưởng, mỗi nhà thơ đều đã có những sáng tạo vô cùng độc đáo. 2. Thơ Nguyễn Trãi thể hiện một tình yêu đằm thắm với cảnh sắc thiên nhiên và tấm lòng yêu nước nồng nàn. Ta có thể thấy nhiều nét đặc sắc, mới mẻ của Nguyễn Trãi ở ngay những vấn đề, đề tài dường như rất quen thuộc, rất chung của các nhà Nho là thú ẩn dật thanh nhàn, thói đời đen bạc, nhân tình thế thái,…. Hình ảnh liên tưởng trong thơ Nguyễn Trãi là những hình ảnh rất bình dị, gần gũi. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy những hình tượng, những liên tưởng mang màu sắc triết lí về lẽ sống, những chiêm nghiệm trong cuộc đời. Trong mảng thơ thiên nhiên, có cả những hình ảnh diễm lệ lẫn những hình ảnh giản dị, mộc mạc; đó có thể là những hình ảnh được miêu tả theo thủ pháp ước lệ tượng trưng vốn rất quen thuộc trong thơ ca trung đại, cũng có thể là những hình ảnh được miêu tả theo thủ pháp tả thực. Dù là ước lệ hay tả thực thì chúng đều là những yếu tố, những phương tiện để nhà thơ liên tưởng đến một nội dung ý nghĩa sâu sắc hơn: tình yêu đối với thiên nhiên, đối với quê hương đất nước. Nét đặc biệt trong thơ Nguyễn Trãi là giàu màu sắc triết lí. Có lẽ vì thế mà những hình tượng, những liên tưởng trong thơ ông dường như cũng vận động theo một quy luật nhất định: vận động đến cái đẹp, cái cao cả. Rõ ràng, các phương thức liên kết liên tưởng đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Trãi. 3. Liên tưởng trong thơ Hồ Xuân Hương thật độc đáo. Bà đã truyền sức sống và cái sắc sảo đa tình của mình cho những sự vật, sự việc rất bình thường. Đi vào thơ ca của bà, chúng đã mang tầng nghĩa mới đầy xúc cảm. Ta lại cũng có thể thấy ở Hồ Xuân Hương một khát vọng mãnh liệt về cuộc sống hạnh phúc, chống lại những gì ràng buộc con người, chống lại những cái giả dối hoặc trái tự nhiên. Điều mà bà khao khát là một cuộc sống tự do, thoải mái trong đó con người, đặc biệt là người phụ nữ, phải có quyền hưởng lạc thú chính đáng ở đời. Trong thơ Hồ Xuân Hương, ta thường thấy những liên tưởng tục mà thanh vốn rất quen thuộc trong văn học dân gian. Cách thức liên tưởng đầy tính nghệ thuật mà cũng rất đời thường đó đã tạo nên phong cách độc đáo cho thơ ca Hồ Xuân Hương: bác học nhưng cũng rất bình dân. 4. Như Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của nền văn học dân tộc. Nông thôn Việt Nam vốn dĩ rất đẹp, rất gợi cảm, nhưng qua thơ của Tam nguyên Yên Đổ lại xuất hiện thêm những góc nhìn mới. Những hình ảnh, những chi tiết từ hiện thực khách quan được nhà thơ quan sát, cảm nhận và đưa vào tác phẩm hết sức tinh tế. Ngôn ngữ thơ ông đã đi sát với đời sống thường ngày. Hình ảnh liên tưởng trong thơ Nguyễn Khuyến thường đơn sơ, khơi gợi, thể hiện qua những chi tiết bình dị, sống động. Nó nâng sức sống, làm tăng giá trị biểu cảm cho các câu thơ. Nguyễn Khuyến đã rất thành công trong việc chuyển đổi những tinh túy của đời thường thành thơ. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam chính vì những cảnh, người, vật qua cảm nhận, liên tưởng của ông đều đậm đà phong vị quê hương đất nước. 5. Thơ Hàn Mặc Tử là sự giằng xé của một con người khao khát tình yêu, cuộc sống và một con người đau thương, điên loạn, cô độc, bơ vơ trước cuộc đời. Hàn Mặc Tử có một trí tưởng tượng rất phong phú, nhạy cảm, tinh tế và phi thường. Vì thế mà liên tưởng trong thơ ông luôn gắn với những hình ảnh siêu thực. Thơ ông đầy những hình ảnh kì lạ mà lộng lẫy, đau thương mà hồn nhiên. Một đặc điểm khác trong thơ Hàn Mặc Tử là thường có yếu tố gợi tình. Nó len lỏi vào nhiều câu thơ, nhiều bài thơ có khi thể hiện ra bằng từ ngữ, có khi lại là những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, thậm chí là hơi ma quái. Cái hay, cái độc đáo của thơ ông còn là sự liên tưởng, sự mở rộng nhiều chiều của thời gian và không gian. Trường liên tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử là sự giao thoa giữa đời thực và mộng ảo. 6. Nói đến thơ Chế Lan Viên là nói đến thơ của hệ thống liên tưởng mang tính ẩn dụ. Thơ ông không có loại miêu tả hay giải thích hiện thực mà chỉ có thơ soi rọi từ chiều sâu, qua những nhận thức, suy nghĩ và liên tưởng. Liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên đặc biệt mang chất trí tuệ và vẻ đẹp triết lí. Một nét đặc sắc khác trong liên tưởng của Chế Lan Viên là sự phong phú, đa dạng và đầy biến hóa của hình tượng thơ. Những chi tiết hiện thực của đời sống vào thơ ông bao giờ cũng được hóa thân thành hình tượng thơ giàu mỹ cảm, hàm chứa tư tưởng. Thơ Chế Lan Viên luôn mở rộng trường liên tưởng, giàu tính khái quát và tượng trưng. Hiện thực vào thơ ông như được lọc qua tấm kính ngũ sắc, mới lạ hơn và có một sức hấp dẫn riêng. 7. Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ, và sự sống của một người phụ nữ. Với một hồn thơ như thế, trường liên tưởng trong thơ Xuân Quỳnh luôn là những hình ảnh, những yếu tố rất đỗi đời thường, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của người phụ nữ, hay những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc. Nói thế không có nghĩa là Xuân Quỳnh đem tất cả những gì đơn giản, bình thường nhất vào thơ ca, mà bà đã có những sự lựa chọn giàu chất trí tuệ. Nét đặc biệt là từ những hình ảnh đời thường, quen thuộc đó, Xuân Quỳnh đã gợi được ở người đọc sự đồng cảm và những liên tưởng bất ngờ đến một tình yêu nồng nàn, sâu lắng mà cũng đầy thảng thốt, âu lo… 8. Mặc dù mỗi một nhà thơ đều có những nét riêng trong liên tưởng, nhưng qua tìm hiểu, chúng ta vẫn nhận ra trong tác phẩm của họ một số điểm tương đồng. Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh là hai nhà thơ cùng có những khát vọng mãnh liệt về hạnh phúc trong tình yêu. Nhưng thông qua những liên tưởng trong thơ, ta thấy ở Hồ Xuân Hương có nỗi niềm chua xót rồi lại ngang tàng và bướng bỉnh, phản kháng; còn ở Xuân Quỳnh ta lại thấy sự trăn trở, lo âu. Hình ảnh và ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương thường theo môtip quen thuộc của dân gian tục mà thanh, còn hình ảnh và ngôn từ trong thơ Xuân Quỳnh thì lại không như thế, nó rất đời thường mà cũng rất thanh thoát. Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều có tấm lòng yêu nước thương dân nồng nàn và sâu sắc. Từ những sự vật, sự việc gần gũi, quen thuộc, qua liên tưởng của Nguyễn Trãi, chúng có thể trở thành nơi để nhà thơ kí thác tâm tư, tình cảm và cảm xúc, đặc biệt là tấm lòng yêu nước thương dân hoặc là biểu tượng của triết lí sống. Nguyễn Khuyến cũng cùng nỗi lòng với dân với nước như Nguyễn Trãi, nhưng ông đã thể hiện điều này qua những liên tưởng kín đáo hơn. Nguyễn Trãi và Chế Lan Viên là hai nhà thơ sống và sáng tác ở hai thời đại khác nhau, nhưng liên tưởng trong thơ ca của hai ông vẫn có nét tương đồng. Đó là tính triết lí được biểu đạt thông qua các hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, triết lí của Nguyễn Trãi gắn với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, còn triết lí của Chế Lan Viên lại gắn với những hình ảnh mang tính biểu tượng, tượng trưng. Chế Lan Viên đã đau thương, bi lụy với Điêu tàn, Hàn Mặc Tử cũng đớn đau và điên loạn với Thơ điên. Đặc điểm chung nhất liên kết liên tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử là những yếu tố siêu thực, còn trong thơ Chế Lan Viên là những hình ảnh giàu tính biểu tượng và tính triết lí. Giữa Hàn Mặc Tử và Hồ Xuân Hương cũng có điểm tương đồng. Cả hai cùng viết về những cảm xúc mang tính bản năng nhưng Hàn Mặc Tử liên tưởng bằng những hình ảnh siêu thực, còn Hồ Xuân Hương lại liên tưởng qua những hình ảnh ẩn dụ mang tính phồn thực. * Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn này, có thể khẳng định, phương thức liên kết liên tưởng là phương thức liên kết giàu tính nghệ thuật; vì vậy, trong thơ ca từ trung đại đến hiện đại, phương thức liên kết này luôn luôn có tần số xuất hiện cao, với những biểu hiện hết sức đa dạng và phong phú. Nó góp phần làm nên phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của từng tác giả, dĩ nhiên là với những tác giả thực tài. Chính sự sáng tạo của những nhà thơ tên tuổi trong văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại đã mang đến những giá trị ngữ nghĩa – ngữ dụng bất ngờ cho phép liên kết liên tưởng trong tiếng Việt. Chúng tôi cũng tự thấy, nghiên cứu về liên kết liên tưởng trong thơ ca Việt Nam nói riêng, thơ ca thế giới nói chung, là một việc làm rất thú vị và bổ ích nhưng cũng không hề dễ dàng. Đối với chúng tôi, luận văn này chỉ là bước đầu. Hy vọng chúng tôi sẽ có dịp trở lại với đề tài này ở một mức độ khác cao hơn, sâu hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Quang Ban (1989), “Khả năng xác lập mối liên hệ giữa phân đoạn ngữ pháp và phân đoạn thực tại câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4. 2. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục (GD). 3. Diệp Quang Ban (2007), Văn bản (Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nxb Đại học Sư Phạm. 4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb GD. 5. Võ Bình (1975), “Bàn thêm một số vấn đề về vần thơ”, Ngôn ngữ, số 3. 6. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Tài Cẩn – Vũ Đức Nghiệu (1980), “Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi (qua số liệu thống kê)”, Ngôn ngữ, số 3. 8. Nguyễn Tài Cẩn (1988) và Võ Bình, “Thử bàn thêm về thể thơ lục bát”, Văn hóa dân gian, số 3+4. 9. Nguyễn Tài Cẩn (2001), “Truyền thống gieo vần trong thơ chữ Hán ở Việt Nam”, trong Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội. 10. Mai Ngọc Chừ (1986), “Một số kết quả nghiên cứu vần thơ dưới ánh sáng ngôn ngữ học”. Trong Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông,Viện ngôn ngữ học, Hà Nội. 11. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb GD. 12. Hữu Đạt (1996), “Đặc điểm phong cách của thơ và ca dao”, Ngôn ngữ, số 4. 13. Nguyễn Thiện Giáp (1989), Ngôn ngữ văn hóa và Ngôn ngữ văn chương, KHXH, số 1. 14. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 15. M.A.K, Halliday and Ruqaiya Hasan (1976), Cohesion in English, Long man – London and New York. 16. M.A.K, Halliday (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb ĐHQG Hà Nội. (Hoàng Văn Vân dịch). 17. Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học (Người dịch: Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương), Nxb ĐHQG Hà Nội. 18. Tế Hanh (1998), “Chữ và nghĩa trong thơ”, Văn học, số 12. 19. Hồ Sĩ Hiệp (2002), “Cái vỏ hình thức thơ Đường trong SGK văn học”, Ngôn ngữ, số 8. 20. Lê Anh Hiền (1973), “Vần thơ và cái nền của nó trong thơ Việt Nam”, Ngôn ngữ, số 4. 21. Lê Trung Hoa, Hồ Lê (1990), Thú chơi chữ, Nxb Trẻ Tp HCM. 22. Trần Hoàng (1998), “Những sắc thái tình cảm tế nhị của dấu câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, số 1, tr 12-13. 23. Trần Hoàng (2000), “Vầng trăng từ độ….”, Ngôn ngữ và đời sống, số 9, tr 3-4. 24. Bùi Công Hùng (1981), “Các thành phần của câu thơ”, Văn học, số 3. 25. Tố Hữu (1998), “Tiếng Việt giàu và đẹp, phải biết khơi nguồn sáng tạo từ đó”, Văn học, số 12. 26. Đỗ Văn Hỷ (1993), Người xưa bàn về văn chương, Tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội 27. R. Jakobson (Trần Duy Châu biên khảo), Thi học và ngữ học, Nxb VH, Hà Nội, 2008. 28. Thụy Khuê (1995), Cấu trúc thơ, Nxb Văn nghệ. 29. Đông La (2001), “Đôi nét về thơ hiện đại và cách tiếp cận”, Ngôn ngữ, số 2. 30. Đinh Trọng Lạc (1975), “Về sự phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học trong nhà trường”, Ngôn ngữ, số 2. 31. Nguyễn Lai (1981), “Sự gắn bó giữa văn chương và chữ nghĩa”, Văn nghệ, số 51. 32. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo văn học và tiếp nhận văn học, Nxb GD. 33. Mã Giang Lân (2003), Thơ Hàn Mặc Tử và những lời bình, Nxb Văn hóa Thông tin. 34. Hồ Lê (1975), “Tính khác biệt và tính thống nhất giữa nghĩa văn bản và nghĩa tiềm tàng của câu”, Ngôn ngữ, số 1. 35. Nguyễn Thế Lịch (1997), “Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật”, Ngôn ngữ, số 4. 36. Nguyễn Thế Lịch (2000), “Ngữ pháp của thơ”, Ngôn ngữ, số 11. 37. Nguyễn Thế Lịch (2000), “Ngữ pháp của thơ”, Ngôn ngữ, số 12. 38. Nguyễn Thế Lịch (2001), “Ngữ pháp của thơ”, Ngôn ngữ, số 1. 39. Nguyễn Văn Lợi (2001), “Mấy suy nghĩ về nội dung và phương pháp giảng dạy một số tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình trung học phổ thông”, Ngôn ngữ, số 16. 40. Lê Đức Luận (2004), “Phương thức kết nối trong ca dao”, Ngôn ngữ, số 5. 41. Trần Nhuận Minh (2001), “Ngôn ngữ thơ hiểu thế nào cho phải?” , Ngôn ngữ, số 6. 42. Tôn Thảo Miên (2002), Hàn Mặc Tử - tác phẩm và dư luận, Nxb VH. 43. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb KHXH, Hà Nội. 44. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ. 45. Phan Ngọc (1998), “Diễn biến của hình thức song thất lục bát”, Văn học, số 12. 46. Phạm Thị Ngọc – Nguyễn Anh Vũ (2002), Chế Lan Viên – Điêu tàn, tác phẩm và dư luận, Nxb VH. 47. Bùi Văn Nguyên (1989), “Cấu trúc thơ thất ngôn cách luật trong văn chương Việt Nam”, Ngôn ngữ, số 3. 48. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1999), Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại, Nxb TpHCM. 49. Phan Đăng Nhật (1998), “Từ ngôn ngữ thông thường đến ngôn ngữ thơ ca: Lời nói vần”, Văn học, số 12. 50. Đái Xuân Ninh (1985), Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb TpHCM. 51. Tùng Phong (1957), “Vài lối điệp trong thi ca Việt Nam”, Văn hóa nguyệt san. 52. Nguyễn Xuân Sanh (1981), “Vài ý nghĩ về thơ và ngôn ngữ thơ”. Trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, T.1, Nxb KHXH, Hà Nội. 53. Trịnh Thanh Sơn (2001), “Bàn về ngôn ngữ thơ”, Ngôn ngữ, số 6. 54. Đào Thản (1985), “Tài chơi chữ của Nguyễn Khuyến”, Ngôn ngữ, số 1. 55. Đào Thản (1986), “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ Nôm”, Ngôn ngữ, số 1. 56. Đào Thản (1988), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb KHXH, Hà Nội. 57. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội. 58. Vũ Thanh (2003), Nguyễn Khuyến – về tác giả và tác phẩm, Nxb GD. 59. Tuấn Thành – Anh Vũ (2002), Nguyễn Trãi – tác phẩm và dư luận, Nxb VH. 60. Lý Toàn Thắng (2001), “Bằng trắc lục bát Truyện Kiều”, Ngôn ngữ, số 4. 61. Phạm Văn Thấu (2000), Cấu trúc liên kết của cặp thoại (trên cứ liệu tiếng Việt), Trường ĐHSP Hà Nội. (Luận án tiến sĩ). 62. Trần Ngọc Thêm (1980), “Một vài suy nghĩ về phương thức tổ chức văn bản trong ngôn ngữ của Bác Hồ”, Ngôn ngữ, số 2. 63. Trần Ngọc Thêm (1981), “Một cách hiểu về tính liên kết của văn bản”, Ngôn ngữ, số 2. 64. Trần Ngọc Thêm (1989), “Văn bản như một đơn vị giao tiếp”, Ngôn ngữ, số 1-2. 65. Trần Ngọc Thêm (1989), “Văn bản và việc nghiên cứu văn bản”, Ngôn ngữ, số 5. 66. Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb GD. 67. Nguyễn Đình Thi (1998), “Viết từ ngôn ngữ của cuộc sống tâm hồn mình”, Văn học, số 12. 68. Lưu Khánh Thơ – Đông Mai (2003), Xuân Quỳnh – cuộc đời và tác phẩm, Nxb Phụ nữ. 69. Nguyễn Hữu Tiến (1999), “Quan hệ liên câu trong văn bản tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 1. 70. Hoàng Trinh (1989), “Thơ và hình thức thơ”, Văn học, số 1. 71. Hoàng Trinh (1997) , Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Nxb Đà Nẵng. 72. Nguyễn Nguyên Trứ (1991), Thơ và thẩm bình thơ, Nxb GD. 73. Hoàng Tuệ (1970), “Ngôn ngữ học và môn giảng văn trong trường học”, Ngôn ngữ, số 3. 74. Hoàng Tuệ (1971), “Ngữ pháp Truyện Kiều”, Văn học, Hà Nội, số 3. 75. Chàng Văn (Chế Lan Viên) (1993), Vào nghề, Nxb VH. 76. Lê Trí Viễn (2002), Đến với thơ hay, Nxb GD. 77. Lê Trí Viễn (2003), Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Nxb GD. 78. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5131.pdf
Tài liệu liên quan