Tài liệu Lịch sử tiền tệ: ... Ebook Lịch sử tiền tệ
18 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5108 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Lịch sử tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP ĐH23NH13
NHÓM 11
BÀI TIỂU LUẬN
Môn: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
Đề tài: LỊCH SỬ TIỀN TỆ
I. Lịch sử hình thành và các hình thái tiền tệ:
1. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ
Sự ra đời của tiền tệ là một quá trình phát triển xuất phát từ sự phát triển không ngừng các hoạt động kinh tế dưới những hình thức khác nhau của sản xuất và trao đổi sản phẩm. Việc trao đổi sản phẩm xuất hiện ngay trong lòng xã hội cộng đồng nguyên thủy, vào giai đoạn cuối của chế độ cộng xã nguyên thủy.
Khi cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ nhất xuất hiện, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trình độ sản xuất phát triển, số lượng và chủng loại sản phẩm ngày càng nhiều hơn, tạo ra khả năng trao đổi ngày càng lớn hơn. Đi đôi với việc cải tiến công cụ lao động và sự phát triển của 2 nghành trồng trọt và chăn nuôi, sản xuất cá nhân thay cho sản xuất cộng đồng, chế độ sở hữu tư nhân ra đời dần dần thay thế chế độ sở hữu công xã về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Đến giai đoạn này trao đổi không còn mang tính ngẫu nhiên và cá biệt nữa mà có tính chất thường xuyên hơn, phức tạp hơn và mang tính quy luật hơn.
Hình thức trao đổi ban đầu là trao đổi trực tiếp: hàng- hàng (H-H’). Giá trị của hàng hoá H không thể trực tiếp biểu hiện mà phải biểu hiện thông qua hàng hoá H’, H’ sẽ lấy một số lượng (giá trị sử dụng) nhất định của bản thân nó để phản ánh giá trị của hàng hoá H. Trong công thức này, hàng hoá H được biểu hiện giá trị bằng giá trị sử dụng bằng giá trị sử dụng của hàng hoá khác nên mang hình thái giá trị tương đối và hàng hoá H’ dùng giá trị sử dụng của nó để biểu hiện giá trị sử dụng của hàng hoá khác nên mang hình thái ngang giá như quả cân để đo trọng lượng, cây thước để đo chiều dài. Quan hệ trao đổi sơ khai này đã đánh dấu một tiến lớn khi xã hội công xã thoát khỏi tình trạng tự cung- tự cấp.
Điều kiện xảy ra trao đổi là phải có sự phù hợp về nhu cầu giữa những người tham gia trao đổi: phù hợp về thời gian, địa điểm, phù hợp về giá trị sử dụng của sản phẩm trao đổi nên khả năng thực hiện các quan hệ này rất hạn chế.
Sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển, làm cho số lượng và chủng loại hàng hoá ngày càng nhiều và đa dạng. Do đó nhu cầu trao đổi ngày càng trở nên bức thiết hơn. Vì vậy, trao đổi trực tiếp Hàng- Hàng không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải được thay thế bằng hình thức hoàn thiện hơn: trao đổi gián tiếp thông qua một vật trung gian. Sự xuất hiện của vật trung gian trong trao đổi đã khắc phục những hạn chế của trao đổi trực tiếp, góp phần đẩy nhanh quá trình trao đổi hàng hoá, tiết kiệm chi phí trao đổi hàng hoá nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Vật được chấp nhận làm môi giới trung gian trong trao đổi và làm phương tiện thanh toán các khoản nợ, được xã hội đặt tên là TIỀN TỆ.
Trong thời kì đầu, khi tiền tệ mới xuất hiện, ở những thời kì khác nhau, những địa phương khác nhau, dân tộc khác nhau có nhiều hàng hoá khác nhau kế tiếp đóng vai trò tiền tệ.
Do sự thoả thuận của công chúng, mỗi địa phương dùng một thứ hàng làm trung gian trao đổi (hoá tệ). Thứ hàng hoá được chọn có khả năng đáp ứng các điều kiện, như phải thông dụng, giản dị khiến cho mọi người dễ dàng chấp nhận, hàng phải có giá trị để mọi người ưa chuộng, có thể giữ được lâu ngày. Như trong thời cổ đại của Trung Quốc đã từng dùng lúc thì da, vỏ trai, châu ngọc, vàng, bạc, gạo, vải làm tiền tệ. Ở Hy Lạp, La Mã đã từng dùng súc vật, đồng … để làm tiền tệ. Ở Tây Tạng, Mông Cổ, Inđô nêxia đã từng dùng chè làm tiền tệ. Ở Bắc Mỹ có nơi dùng thuốc lá, có nơi dùng ngô làm tiền tệ. Các vương quốc miền Tây Châu Phi thì dùng ốc tiền và vàng… Hoá tệ là hình thái đầu tiên của tiền tệ và tính đến ngày nay nó là hình thái tiền tệ được áp dụng trong một thời gian khá dài so với các hình thái tiền tệ khác.
Theo đà phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, sự hình thành thị trường dân tộc và thị trường thế giới đòi hỏi cần phải có một vật trung gian trao đổi cố định, cùng chất, do đó tiền tệ dân tộc và sau đó là tiền tệ thế giới xuất hiện.
Khi đã có tiền “hàng hoá” làm trung gian trao đổi trong sản xuất và buôn bán, thương mại phát triển mạnh và hoạt động kinh tế bành trướng rất mau chóng. Một cách tự phát, các nhà sản xuất vàkinh doanh bắt đầu nghĩ về những tiêu chuẩn tiện lợi mà tiền - với tư cách là vật trung gian cho trao đổi - nên có. Những tiêu chuẩn tiện lợi tối thiểu đó là:
+ Loại tiền ấy phải có những giá trị thực tế.
+ Phải dễ sử dụng trong tự nhiên.
+ Dễ vận chuyển và không quá cồng kềnh.
+ Có thể chia nhỏ đến bao nhiêu cũng được để phục vụ cho những giao dịch nhỏ.
+ Tồn tại lâu dài và không hư hại.
Với những tiêu chuẩn như vậy, rất nhiều loại hàng hoá trước đây là tiền giờ đã không còn thích hợp nữa. Nhìn chung, hoá tệ có rất nhiều bất tiện: chỉ được địa phương này công nhận không lưu thông được ở địa phương khác; mau hư hỏng, khó phân chia thành những đơn vị nhỏ hay lớn hơn.
Vì những thuộc tính tự nhiên củ nó phù hợp nhất với việc phát huy tác dụng xã hội của tiền tệ, nên trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều thử thách thực tế, các hàng hoá khác dần dần bị đào thải, kim loại dần dần được chọn làm tiền tệ, thay cho các hàng hoá thông thường khác (kim tệ).
Bước quá độ từ các hàng hóa chuyển sang kim loại làm tiền tệ bắt đầu từ cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ 2 được thực hiện, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Đầu tiên kim loại được sử dụng làm phương tiện trao đổi dưới dạng thỏi, sau đó nó được đúc dưới dạng” tiền đúc” và được đưa vào sử dụng từ rất sớm như ở vùng Tiểu Á và Hy Lạp vào thế kỷ VII trước công nguyên, ở Trung Quốc vào cuối thế kỉ IV trước công nguyên, ở Châu Âu vào thế kỉ thứ nhất trước công nguyên…Ban đầu các kim loại sắt kẽm, thiếc, đồng được sử dụng để đúc tiền. Kim loại, nhất là đồng, đã được sử dụng làm tiền ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong một giai đoạn lịch sử rất dài. Thực thế, có lẽ đồng đã được sử dụng sớm nhất do các đồ đồng có niên đại khoảng năm 8.700 trước Chúa giáng sinh đã được tìm thấy nhiều nơi. Đồng cũng đã được ghi chép trong các tư liệu của một số nền văn minh cổ đại và nó có lịch sử sử dụng ít nhất là 10.000 năm trước công nguyên. Hoa tai bằng đồng đã được các nhà khảo cổ tìm thấy ở miền Bắc Iraq, có niên đại 8.700 năm trước công nguyên. Trong khi vàng, các dấu hiệu sớm nhất của việc sử dụng, chỉ vào khoảng 4.000 năm trước công nguyên mà thôi. Người ta còn tìm thấy đồ vật bằng đồng và đồng thau ở các thành phố người Sumériens, ở thung-lũng sông Euphrate, có niên-đại 3.000 năm trước công-nguyên và các đồ vật cổ đại của người Ai cập bằng đồng và hợp kim của đồng với thiếc, cũng có niên đại tương tự. Trong một kim tự tháp ở Ai cập, một hệ thống hàng đồng đã được tìm thấy, có niên đại 5.000 năm trước công nguyên. Người Ai cập cũng đã phát hiện ra rằng: nếu thêm một lượng nhỏ thiếc vào, sẽ làm cho kim loại trở nên dễ đúc hơn. Vì thế, các hợp kim đồng thau đã được tìm thấy ở Ai cập, gần như là đồng thời cùng với đồng. Đối với sắt, người Sumériens và người Ai cập, vào khoảng năm 4.000 trước công nguyên, cũng đã biết lấy từ các thiên thạch, để chế tạo những vũ khí như mũi giáo, mũi tên hoặc các đồ vật trang sức. Khoảng năm 1.500 trước Chúa giáng sinh, người Hittites, dân tộc Ấn Âu ở miền Trung Tiểu Á, đã xâm lược vùng Lưỡng Hà (Mésopotamie, Iraq ngày nay), khai thác các mỏ bạc, rồi đúc thành những thỏi nhỏ, nặng khoảng 500 gam, làm tiền để trả lương cho lính. Ở Trung Hoa cổ đại, việc sử dụng đồng, theo lịch sử ghi nhận, có nhiều đồ vật mang niên đại 2.000 năm trước công nguyên. Vào khoảng 1.200 năm trước công nguyên, Trung Hoa đã sản xuất được những đồ đồng thau hoàn hảo. Dần dần những kim loại này bị đào thải, thay thế bằng các kim loại quý là vàng và bạc.
Hai loại kim loại này có các chất lượng đáp ứng được nhiều nhất những gì mà một đồng tiền hàng hoá cần có . Chúng không bị phá huỷ, hoàn toàn đồng nhất về mặt vật chất và kinh tế, đều có thể chia nhỏ được, chúng tương đối hiếm, dễ dàng nhận biết, lưu giữ thuyên chuyển. Từ đó, vàng và bạc đã loại dần các kim loại kém giá, dễ bị rỉ sét để trở thành tiền kim loại phổ biến trong khoảng thế kỉ 18-19.
Kim loại chỉ được người bán chấp nhận sau khi đã cân và kiểm tra lại. Việc bắt buộc phải cân tiền với mỗi nghiệp vụ trao đổi là một phiền toái. Người ta đã tránh việc này bằng cách in trên mỗi kim loại dòng chữ xác nhận trọng lượng của chúng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các bên tiến hành trao đổi này không tranh cãi về trọng lượng và chất lượng của dòng chữ đó. Do vậy, việc in trên đồng tiền kim loại phải do những người có uy tín thực hiện. Vao thời buổi ban đầu đó chính là các thương gia và các nhà ngân hàng. Tong thời kì đầu, tiền kim loại ở dạng tuỳ ý hoặc thành thỏi hoặc những chiếc vòng, về sau những phát triển đã tiêu chuẩn hóa tiền tệ về trọng lượng chất lượng kim loại và nhãn mác. Những đồng xu mang những dấu hiệu về giá trị thao trọng lượng, và chất lượng của các đồng xu đuợc quốc gia bảo hộ. Do đó, hệ thống tiền đúc( tiền xu) đã tạo điều kiện cho các giao dịch và giúp những nhà buôn tiết kiệm được thời gian cho việc nhận dạng, định lượng, và đánh giá chất lượng kim loại.
Mặc dù tiền xu được đúc theo được đúc theo dấu hiệu riêng của từng quốc gia làm bằng chứng bảo đảm về nội dung và chất lượng kim loại, nhưng trong thực tế các quốc gia thường đúc những đồng xu hỗn hợp kim loại có giá trị thấp hơn. Các quốc gia ngày càng thường xuyên giảm tỷ trọng của vàng (hay bạc) trong các đồng xu làm cho các đồng xu mất giá trị dần trong lưu thông.
Kinh tế và các vấn đề xã hội khác càng phát triển, các câu hỏi và yêu cầu đặt ra càng cao hơn, người ta bắt đầu tìm kiếm những phương tiện tiện lợi hơn để dùng làm tiền. Thêm nữa, xã hội ngày càng trở nên thiếu tài nguyên do dân số trở nên đông đúc hơn,và vì mọi nguồn lực không phải là vô hạn, sự tiết kiệm các dạng như kim loại là rất cần thiết. Đó là 1 trong số những lí do giúp tiền giấy ra đời và phát triển nhanh chóng từ cuối những năm 1600 cho đến tận bây giờ.
Có thể phân biệt 3 giai đoạn lớn trong lịch sử của đồng tiền kim loại:
+ Giai đoạn chiếm ưu thế của vàng, trong đó kim loại này loại trừ tất cả các đối thủ cạnh tranh khác, nhất là bạc. Giai đoạn này kết thúc vào chiến tranh thế giới thứ nhất.
+Giai đoạn suy giảm vai trò của vàng với tư cách là đồng tiền có giá trị nội tại là giữa hai thế chiến
+Giai đoạn suy giảm vai trò của vàng với tư cách là đồng tiền quốc tế, giai đoạn này bắt đầu từ 1945 và vẫn đang tiếp tục.
Tiếp theo là sự xuất hiện giấy bạc ngân hàng (tiền giấy). Đầu tiên giai đoạn của tiền giấy khả hoán, nghĩa là tiền giấy có thể đổi ra vàng và bạc bất cứ lúc nào. Tiền giấy khả hoán tồn tại từ thế kỉ 17, được củng cố bởi học thuyết của David Ricardo, kéo dài cho đến tận những năm 30 của thế kỉ 20. Với chế độ tiền giấy khả hoán, thế giới từ bỏ thời kì hoá tệ chuyển sang thời kì tiền- kí hiệu. Đặc trưng cơ bản của thời kì tiền kí hiệu là tiền tệ không có giá trị nội tại, giá trị của nó nằm trong số vàng nó đại diện, uy tín của ngân hàng phát hành ra nó. Sau này, để kiểm soát việc phát hành tiền giấy, Nhà nước dần dần trao cho một ngân hàng duy nhất việc phát hành tiền giấy. Ngân hàng có đặc quyền phát hành tiền giấy trở thành ngân hàng trung ương. Do đó, ngày nay tiền giấy còn được gọi là tiền trung ương.
Thụy Điển là quốc gia Châu Âu đầu tiên phát hành tiền giấy. Năm 1661, ngân hàng Stockholm Banco của Johan Palmstruch là nơi tung ra những tờ tiền giấy đầu tiên. Tuy nhiên, đồng tiền này nhanh chóng mất giá và Palmstruch bị xử tử hình (sau đó được giảm án còn chung thân). Dù vậy nhiều nước Châu Âu bắt đầu phát hành tiền giấy.
Việc phát hành tiền cũng trở thành một đặc quyền của Nhà nước, trong nhiều trường hợp Nhà nước uỷ quyền cho một hoặc nhiều ngân hàng thông thường, rồi cho ngân hàng trung ương. Các ngân hàng mở rộng vai trò thu góp vốn bằng cách thoả thuận nhận gởi, giữ tiền giấy phát hành bởi những cơ quan có quyền làm việc đó (các ngân hàng thương mại được trao quyền phát hành hoặc ngân hàng trung ương). Những ngân hàng này cho phép khách hàng của mình viết các sec, lệnh chi, qua đó một người gửi tiền ra lệnh cho chủ ngân hàng của mình thanh toán cho người thứ ba số tiền bằng bản vị tiền tệ hiện hành. Việc quản lí những tiền gửi này cho phép cácngân hàng có phương tiện để thoả mãn các món tín dụng , và món tín dụng mới lại sinh những tiền gởi bổ sung.
Hệ thống tiền giấy được chuyển sang từ đồng tiền kim loại tiến triển thành tiền giấy bất khả hoán, loại tiền giấy mà chính phủ có uỷ nhiệm pháp lý, song không có khả năng chuyển thành kim loại và kim loại quý. Tiền ngày nay, thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa, vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền. Nhưng ngày nay, việc nầy không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hoá mà người ta có thể mua sắm được.
Kể từ năm 1931, sau cuộc khủng hoảng kinh tế , tất cả các nước áp dụng hệ thống không chuyển đổi được của đồng tiền. Tiền giấy bất khả hoán do nhà nước phát hành và được quốc gia quy định rằng tờ giấy này tương đương với một giá trị nhất định trong trao đổi và hoàn toàn không đổi ra vàng hay bạc được. Ở đây chính pháp luật đã gán cho tờ giấy một giá trị cao hơn giá trị của chính bản thân nó.
Từ khi tiền giấy ra đời nó dần dần chiếm chỗ của tiền kim loại vì sự tiện lợi cũng như tiết kiệm chi phí trong việc tạo ra tiền. Đến thế kỉ 20, giấy bạc ngân hàng thay thế hoàn toàn cho các loại tiền đúc bằng kim loại quý như vàng và bạc, không được đảm bảo bằng vàng và không được chuyển đổi ra vàng.
*Nguyên nhân chủ yếu khiến cả thế giới lần lượt chuyển sang sử dụng tiền giấy bất khả hoán phổ biến cho đến ngày nay là do:
+ Hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), các nước tham chiến đã dùng vàng để mua sắ vũ khí, làm cho dự trữ vàng trở nên cạn kiệt, không còn đủ lực lượng vàng để đổi cho công chúng
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) làm cho hàng ngàn ngân hàng bị phá sản và hàng loạt các ngân hàng rơi vào thế khủng hoảng, dẫn đến tâm lý lo sợ của công chúng, làn sóng đổi tiền giấy lấy vàng của công chúng dâng lên ào ạt, khiến các ngân hàng bế tắc không có đủ vàng để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi của công chúng. Trước tình hình đó các ngân hàng các nước lần lượt tuyên bố ngừng chuyển đổi tiền giấy lấy vàng và tiền giấy trở thành tiền giấy bất khả hoán…
Như vậy, chính sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã dẫn tới sự xuất hiện của tiền tệ, và cũng chính sự phát triển hàng hoá cùngvới sự can thiệp của Nhà nứơc, đã đã dẫn tới sự thay thế phương tiện trao đổi này bằng phương tiện trao đổi khác. Do đó,không thể có một hàng hoá nào độc chiếm vai trò tiền tệ trong suốt quá trinh phát triển và trao đổi hàng hoá.
2. Các hình thái tiền tệ:
2.1. Căn cứ vào giá trị của tiền tệ:
Căn cứ vào giá trị của tiền tệ, có thể chia hình thái tiền tệ thành 2 loại: Tiền thực và dấu hiệu giá trị.
Tiền thực (hoá tệ) là hình thái tiền tệ, có đầy đủ giá trị nội tại, lưu thông được là nhờ vào giá trị của chính bản thân.
Với loại hình thái tiền tệ này, giá trị trao đổi của tiền tệ phụ thuộc vào giá trị nội tại của chính bản thân nó, không phụ thuộc vào luật định hay sự quy ước của xã hội. Điển hình của loại hình thái tiền tệ này là tiền vàng và tiền bạc. Như vậy, nếu chi phí khai thác vàng và bạc, chi phí đúc tiền vàng và bạc thay đổi thì giá trị nội tại của vàng và bạc thay đổi, do đó giá trị của nó cũng thay đổi theo. Ngược lại, nếu giá trị nội tại của vàng không thay đổi thì giá trị trao đổi của nó sẽ ổn định.
Dấu hiệu giá trị (tín tệ) là hình thái tiền tệ lưu thông được không phải nhờ giá trị của bản thân, mà là sự tín nhiệm , sự quy ước của xã hội, của luật định đối với bản thân nó. Gọi là dấu hiệu giá trị, vì bản thân nó không có giá trị hoặc giá trị rất nhỏ nhưng nó là đại biểu của giá trị, nó có thể mua được giá trị lớn. Điển hình của loại hình thái tiền tệ này là tiền giấy và tiền đúc bằng các kim loại thường như: tiền đồng, tiền nhôm, tiền kẽm,… Đối với loại tiền này lưu thông không phải nhờ vào giá trị nội tệ của nó. Giá trị nội tại của nó thường nhỏ hơn nhiều so với giá trị trao đổi, thậm chí rất nhỏ ví dụ như tiền giấy, người ta thường coi như nó không có giá trị nội tại. Do đó trong điều kiện lưu thông các dấu hiệu giá trị, đặc biệt là tiền giấy, vai trò quản lí của Nhà nước, của ngân hàng trung ương là rất quan trọng, giúp cho việc hạn chế tiền giả và ổn định tiền tệ.
2.2. Căn cứ vào tính vật chất của tiền tệ
Có thể chia hình thái tiền tệ thành 2 loại: Tiền mặt và bút tệ
Tiền mặt là tiền vật chất, được quy định một cách cụ thể về hình dáng, kich thước, trọng lượng, màu sắc, tên gọi. Thế mạnh lớn nhất của tiền tệ là khả nhả năng thanh khoản cao nhất và nhanh nhất, nghĩa là có một sức mua có thể sử dụng được tức thì, mặc dù nó hoàn toàn không sinh lãi, thậm chí giá trị thực của nó có thể bị bào mòn trong trường hợp có lạm phát cao (nếu là dấu hiệu giá trị).
Tiền ghi sổ (bút tệ) là tiền tệ phi vật chất tồn tạidưới hình thức những con số, ghi trên tài khoản tại ngân hàng. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gởi tại ngân hàng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt giảm dần, quá trình thanh toán được tập trungđại bộ phận qua ngân hàng thông qua các bút toán chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản kí thác. Sự ra đời của tiền ghi sổ cùng với các phương tiện thanh toán như séc, lệnh chuyển tiền, giấy nhờ thu,… tạo điều kiện đa dạng các hình thức thanh toán và phương tiện thanh toán tiết kiệm chi phí giao dịch vì có nhiều khoản thanh toán có thể bù trừ cho nhau thông qua ngân hàng, tăng cường hiệu quả kinh tế do tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, giảm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, chi phí phát hành, kiểm đếm, bảo đảm an toàntrong việc sử dụng đồng tiền, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều tiết tiền tệ. Vì vậy,việc sử dụng tiền ghi sổ(tiền qua ngân hàng) ngày càng phát triển, trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế thời đại. Đặc biệt sự phát triển không ngừng với tốc độ nhanh của công nghệ điện tử và tin học cũng như sự ứng dụng của chúng trong công nghệ ngân hàng, hứa hẹn một hệ thống than toán hiệu quả trong đó việc sử dụng công cụ điện tư trở nên phổ biến.
Hiện nay,ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, đổng tiển ghi sổ chiếm từ 90%-95% trong tổng số lượng tiền cung ứng .
Như vậy, sự phát triển của tiền ghi sổ đã làm cho tiền tệ nói chung trở nên mềm dẻo và đa dạng hơn vì nó có thể tồn tại dưới dạng hơn vì nó có thể tồn tại dưới dạng phi vật chất. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng việc sử dụng tiền ghi sổ cũng không phải là không có những hạn chế, như: cần phải có thời gian để chuyển séc, thời gian cần thiết để có thể sử dụng số dư trên tài khoản, chi phí dàng cho việc xử lý các chứng từ thanh toán… Do đó, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, sự phát triển của công nghệ thanh toán qua ngân hàng là rất cần thiết và quan trọng.
II. Chế độ tiền tệ thế giới:
1. Chế độ song bản vị:
1.1. Khái niệm: là chế độ tiền tệ trong đó cũng một lúc có hai thứ kim loại (vàng, bạc) đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của một nước. Bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào khoảng thể kỷ 16 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 19.
1.2. Đặc điểm, hình thức:
+ Chế độ song bản vị bao gồm hai hình thức:
- Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông tự do theo giá thị trường.
- Chế độ bản vị kép: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định).
+ Đặc điểm:
- Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc.
- Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
1.3. Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị:
+ Ưu điểm:
- Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng.
- Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật.
+ Nhược điểm:
- Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia.
- Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông hàng hoá.
* *Quy luật Gresham: “tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Tức là, tiền nào có giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của nó trên thị trường dần dần bị quét khỏi lưu thông, nhường chỗ cho thứ tiền có giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị thực tế của nó. Nếu trong lưu thông chỉ còn một kim loại giữ vai trò làm tiền tệ thì điều đó cũng có nghĩa là chế độ song bản vị kết thúc nhường chỗ cho một chế độ bản vị mới.
2. Chế độ đơn bản vị:
2.1. Khái niệm:
Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý nào đó đóng vai trò là vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thong tiền tệ nước đó.
Trong lịch sử đã có những chế độ đơn bản vị cơ bản sau đây:
2.2. Chế độ bản vị bạc:
Chế độ đơn bản vị bạc là chế độ lưu thông tiền tệ lấy bạc làm cơ sở để xác định giá trị đồng tiền.
Chế độ đơn bản vị bạc đã tồn tại rất lâu tại nhiều quốc gia trong nhiều thế kỷ dưới chế độ phong kiến và trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, bạc dần dần bị mất giá, gây nhiều khó khăn trong quá trình lưu thông hàng hóa nên các nước lần lượt loại bạc ra khỏi công dụng làm tiền tệ.
2.3. Chế độ bản vị vàng cổ điển:
Là chế độ tiền tệ trong đó vàng là thứ kim loại được chọn làm bản vị.
2.3.1. Hoàn cảnh ra đời:
Nước Anh, nước tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ song bản vị mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVIII. Từ năm 1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng.
Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghiệp hóa, hầu hết các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã chuyển sang chế độ bản vị vàng. Trong khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả ba châu lục: Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước chậm phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc.
Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng Đông Dương mới chuyển sang chế độ bản vị vàng nhưng là chế độ bản vị vàng cắt xén.
2.3.2. Đặc điểm:
Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do Nhà nước quy định.
Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia. Ví dụ, trước chiến tranh thế giới 1USD có thể đổi được gần 1/20 lượng vàng, 1GBPcó thể đổi được gần 1/4 lượng vàng, nên tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là gần 5 đôla.
Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia, vừa là tiền tệ quốc tế.
Với những đặc trưng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa:
Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN
Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN
Tạo điều kiện phát triển ngoại thương
Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng có những hạn chế của nó như:
Chính phủ các nước không còn kiểm soát được chính sách tiền tệ của mình vì lượng cung ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi các luồng vàng được di chuyển giữa các nước.
Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc sản xuất vàng và việc phát hiện các mỏ vàng. Khi lượng vàng đủ cho lưu thông thì nền kinh tế phát triển tốt, không có lạm phát. Nhưng nếu lượng vàng cung ứng không ăn nhịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngược lại, nếu lượng cung ứng tiền vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên.
2.3.3. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển chính là những hạn chế trong chính bản thân nó. Từ đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị chiến tranh và cả tái thiết sau chiến tranh, họ mua quá nhiều hàng hóa, vũ khí đến mức không còn đủ vàng để trả và phải phát hành tiền giấy nhiều hơn là giới hạn được bảo đảm bằng vàng, đặt cược vào kết cục chiến tranh và thu bồi thường chiến tranh như nước Đức đã làm trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870. Đầu tiên, chính phủ các nước lớn ra sức tích trữ vàng, đình chỉ đổi tiền ngân hàng lấy vàng, đình chỉ xuất khẩu vàng, thực hiện chế độ bảo hộ mậu dịch... Chẳng hạn như Ngân hàng Anh không đổi tiền ra vàng kể từ năm 1914. Cho đến cuối Thế chiến, nước Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng “tiền luật định” như nộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ… Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách ấy không như mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quá nhiều. Lượng tiền mặt in ra quá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp, như siêu lạm phát ở Đức với tỷ lệ lạm phát 1000% và sau 2 năm giá cả hàng hóa tăng 30 tỷ lần. Bên cạnh đó, luồng vàng di chuyển giữa các nước không đồng đều, 2/3 lượng vàng trên thế giới tập trung vào 5 nước lớn là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, còn dự vàng các nước khác sụt giảm nghiêm trọng làm mất khả năng chuyển tiền giấy ra vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau hơn 40 năm đem lại sự thịnh vượng cho các nước.
2.4. Chế độ bản vị vàng mới:
Cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển, lưu thông tiền tệ giữa các nước gặp nhiều khó khăn. Để có một chế độ tiền tệ ổn định, hàng loạt các cố gắng của các nước trong thập niên 1920 để quay trở lại bản vị vàng mà đi đầu là Mỹ năm 1919. Ở Anh quốc, với sự tư vấn của các nhà kinh tế học bảo thủ, đồng bảng trở lại bản vị vàng năm 1925 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Winston Churchill dù ông làm việc này một cách miễn cưỡng. Bất kể giá vàng cao hơn và lạm phát nghiêm trọng sau Thế chiến thứ nhất chấm dứt chế độ bản vị vàng, Churchill đã trở lại bản vị vàng mức trước chiến tranh. Trong năm năm từ 1920 đến 1925, giá vàng bị hạn xuống dần tới mức trước chiến tranh, đồng nghĩa với nó là giảm phát của nền kinh tế. Tiếp theo đó là Thụy Sĩ, Pháp và các quốc gia Bắc Âu khác cũng lần lượt khôi phục lại chế độ bản vị vàng.
Tuy nhiên, hầu hết các nước lúc bấy giờ không còn đủ vàng để chế độ bản vị vàng theo kiểu cổ điển mà phải thực hiện chế độ bản vị vàng mới, không trọn vẹn hay còn gọi là chế độ bản vị vàng bị cắt xén. Chế độ bản vị vàng mới bao gồm chế độ bản vị vàng thoi và chế độ bản vị hối đoái vàng.
Những nước có dự trữ vàng lớn có khả năng chuyển đổi trực tiếp tiền lấy vàng thì thực hiện chế độ bản vị vàng thoi như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga… điển hình là Anh. Ngân hàng Anh không đúc những đồng GBP bằng vàng nặng 7,31gr nữa mà chỉ đúc những thoi vàng lớn nặng 400 ounce. Người Anh nào muốn giữ vàng phải đem 1.700 GBP đến Ngân hàng Anh để đổi.
Những nước có lượng dữ trữ vàng hạn chế thì thực hiện chế độ bản vị hối đoái vàng, tức là chuyển đổi gián tiếp lấy vàng thoi thông qua quan hệ hối đoái với đồng GBP. Các nước muốn có vàng thoi phải bán hàng cho Anh đổi lấy GBP bằng giấy hoặc GBP trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Anh, rồi từ đó sẽ chuyển đổi ra vàng thoi. Ngân hàng Anh trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế của toàn thế giới, London trở thành thị trường vàng và ngoại hối lớn nhất thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho hàng ngàn ngân hàng bị phá sản và hàng loạt ngân hàng rơi vào thế khủng hoảng, dẫn tới tâm lý lo sợ của công chúng, làn sóng đổi tiền giấy lấy vàng dâng lên ào ạt khiến các ngân hàng không còn đủ vàng để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi. Những nước giữ nhiều GBP (đứng đầu là Pháp) đã dùng GBP để săn vàng của Anh làm cho dự trữ vàng của Anh cạn dần. Đến ngày 21/09/1931, Ngân hàng Anh phải đình chỉ đổi tiền giấy lấy vàng, tuyên bố chấm dứt chế độ bản vị vàng thoi. Không săn được vàng của Anh, các nước chuyển sang săn vàng của Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ mất luôn 20% dự trữ vàng, Mỹ phải tuyên bố chấm dứt chế độ bản vị vàng vào năm 1933. Và các quốc gia khác cũng lần lượt buộc phải từ bỏ nó trong thời gian Đại khủng hoảng như ở Thụy Điển năm 1929, ở Bỉ vào tháng 3/1935, ở Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ vào tháng 10/1936…
Ngay từ khi ra đời, chế độ bản vị vàng mới đã bộc lộ tính chất không ổn định nên khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đã thật sự phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng. Đến đây, chế độ bản vị vàng mới hoàn toàn sụp đổ dưới mọi hình thức.
2.5. So sánh chế độ bản vị vàng cổ điển và chế độ bản vị vàng mới:
Chế độ bản vị vàng cổ điển là chế độ trong đó tiền giấy khả hoán được chuyển đổi thành vàng theo một định nghĩa chính thức. Ví dụ, vào năm 1930, 1USD = 1,504 gr vàng, 1FRF = 0,065gr vàng. Lượng tiền giấy phát hành luôn được đảm bảo bằng lượng vàng dự trữ. Trong chế độ tiền tệ này, mọi người được tự do đúc tiền, đổi tiền giấy hoặc vàng thoi lấy tiền vàng. Tiền tệ có giá trị trao đổi đúng bằng giá trị nội tại của nó. Giá trị thật sự của tiền đúng bằng giá trị ghi trên đồng tiền.
Trong chế độ bản vị vàng thoi, Nhà Nước hạn chế quyền tự do đổi tiền lấy vàng bằng cách chỉ cho chuyển đổi từ một khối lượng tối thiểu khá lớn, dưới hình thức vàng thoi. Tức là, vào thời kì này không còn tiền dưới hình thức những đồng tiền vàng mà chỉ có hình thức vàng thoi, tiền vàng không còn là phương tiện thanh toán chủ yếu trên thị trường nữa.
Còn chế độ bản vị hối đoái vàng là chế độ định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia theo đơn vị tiền tệ của nước khác. Đơn vị tiền tệ của nước được chọn để định nghĩa lại theo chế độ kim bản vị. Ví dụ, Ấn Độ đã định nghĩa đồng Roupie theo đồng bảng Anh, đồng bảng Anh lại được định nghĩa theo bản vị vàng.
3. Chế độ ngoại tệ bản vị:
3.1. Hoàn cảnh:
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cùng với việc các quốc gia lần lượt bãi bỏ chế độ tiền giấy khả hoán, chuyển sang chế độ tiền giấy bất khả hoán gây nhiều khó khăn trong thương mại quốc tế.
Để hổ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế, thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế quốc tế đòi hỏi phải thiết lập chế độ tiền tệ, với một thước đo, tiêu chuẩn chung giữa các quốc gia.
3.2. Khái niệm: là chế độ tiền tệ trong đó một nước quy định đơn vị tiền tệ của mình theo một ngoại tệ nhất định (thường là ngoại tệ mạnh). Có nhiều loại chế độ ngoại tệ bản vị, tồn tại đan xen nhau.
Chế độ ngoại tệ bản vị bao gồm những hình thức chủ yếu sau:
3.2.1. Chế độ tiền tệ theo khu vực: giai đoạn này, các nước đều phá giá tiền tệ của họ để canh tranh xuất khẩu và giành giật thị trường tiêu thụ hàng hoá. Để có thể đứng vững trong cạnh tranh, các nước đã tự tập họp thành các khu vực tiền tệ. mỗi khu vực do một nuớc lớn cầm đầu đối địch ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8001.doc