Học viện ngân hàng hà nội
Khoa kế toán kiểm toán
---------------
Tiểu luận
lý thuyết tiền tệ ngân hàng
Đề tài:
Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Giáo viên hưỡng dẫn : Trần Thị Lộc
Sinh viên : Nguyễn Thị Hương Lý
Lớp : 2022
Hà Nội 9 -2001
MụC LụC
Lời mở đầu 2
Phần A : Sơ qua lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng trên thế giới 3
Phần B : Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam 6
Chương I : Nền tài chính tiền tệ nước ta trước khi thành lập ngân hàng qu
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc gia Việt Nam 6
I - Giai đoạn trước cách mạng tháng 8-1945 6
II - Thời kỳ sau cách mạng tháng 8-1945 7
Chương II : Ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến 10
I - Những ngày đầu thành lập 10
II - Ngân hàng quốc gia Việt Nam phục vụ kháng chiến 11
Chương III : Ngân hàng nhà nước thống nhất phục vụ sự nghiệp cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975- 1986) 18
I - Những ngày đầu sau giải phóng 18
II - Giai đoạn khi đất nước thống nhất về mặt nhà nước 20
Chương IV : Hệ thống ngân hàng bước vào sự nghiệp đổi mới sau đại hộiVI
I - Đại hội VI và sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước 23
II - Hệ thống ngân hàng bước vào sự nghiệp đổi mới 23
III- Hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới phát triển trong thập Kỷ 90 25
IV- Ngân hàng Việt Nam bước vào thế kỷ mới 27
Phần C : Kết luận 33
Lời mở đầu
Thế kỷ 21 đang bước những bước đi đầu tiên - nền kinh tế Việt Nam cũng đang tiến những bước tiến để hoà mình vào thiên niên kỷ thứ III - thời đại của nền kinh tế tri thức.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đất nước Việt Nam mới đã đi qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt- những gì của ngày hôm qua của quá khứ, của lịch sử sẽ còn mãi đó trong tiềm thức của mỗi người dân. Cho dù hôm nay nước ta đang đứng trước những thế và lực mới để phát triển - đang cố gắng tận dụng hết những điều đó để có thể hoà mình vào guồng quay đầy quyết liệt của nền kinh tế thế giới .
Như chúng ta đã biết hiện nay xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang ngày một rầm rộ - mặc dù trên thế giới vẫn còn những cuộc biểu tình lớn để chống lại điều này song nó vẫn diễn ra như là một tất yếu.
Làm sao để mỗi đất nước đứng vào sân chơi toàn cầu hoá mà vẫn giữ cho mình được bản sắc riêng - đó chính là điều mỗi quốc gia luôn cân nhắc. Lịch sử của dân tộc thì không ai được phép quên và lịch sử của một dân tộc thì có nhiều giai đoạn khác nhau - mỗi giai đoạn có một ký ức rạng rỡ, đáng tự hào. Thế kỷ XX- thế kỷ vang dội của cách mạng Việt Nam - thế kỷ của thời đại Hồ Chí Minhvĩ đại sẽ luôn là giai đoạn lịch sử hào hùng nhất - vẻ vang nhất trong những trang vàng lịch sử Việt Nam !
Trong niềm tự hào đó - ngành ngân hàng Việt Nam đã băng qua khói lửa chiến tranh để phát triển và ngày 6/5/2001 là ngày ngành tròn 50 tuổi. Chúng ta thường nói nhiều đến các vấn đề liên quan trong lĩnh vực ngân hàng như lãi suất, sự hiệu quả của vốn cho vay, lạm phát... Những vấn đề đó là vấn đề hàng ngày được quan tâm nhất - Nhưng ắt hẳn trong tiềm thức của biết bao thế hệ cán bộ ngân hàng vẫn luôn ngời sáng quá khứ anh hùng.
Là sinh viên học viện ngân hàng em mong ước mình sẽ là cán bộ ngân hàng trong tương lai để mình có thể góp phần viết tiếp lịch sử của ngành. Bằng tình yêu và niềm tự hào trong khuôn khổ bài viết này em xin được trình bày đề tài “ Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam”. Với trịnh độ có hạn, tư liệu hạn chế em chỉ xin trình bày về các giai đoạn phát triển của hệ thóng ngân hàng Việt Nam - những đánh giá kiến nghị về hoạt động ngân hàng sẽ không được sâu sắc, bao quát. Em rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo.
Nhìn lại lịch sử chính là ta tự hiểu mình hơn - để có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc công tác tốt hơn - hiệu quả hơn. Học lịch sử ngành giúp ta yêu nghề của mình hơn theo em đó chính là điều quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác.
Bài viết tất nhiên sẽ không tránh khỏi những lỗi, hạn chế, em kính mong thầy cô hướng dẫn thêm để các bài viết sau có thể tiến hành tốt hơn.
Phần A
Sơ qua lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng trên thế giới
Ngân hàng là một khái niệm ra đời từ rất lâu trong lịch sử kinh tế thế giới. Ngân hàng chính là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - qua nhiều giai đoạn- các hình thái kinh tế xã hội khác nhau nhưng ngân hàng luôn phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế và nâng cao hơn nữa vai trò “chất nhờn” bôi trơn nền kinh tế của đồng tiền .
Ngay khi ra đời ngân hàng ở dạng sơ khai nó thực hiện chức năng một chiều là nhận bảo quản tiền gửi, vàng dự trữ của khách hàng. Cùng với sự phát triển của lịch sử những người chủ xưởng đúc tiền vàng - những ông chủ đầu tiên trong ngành ngân hàng nhận ra rằng không phải mọi người đều đến rút tiền gửi một lần, có người rút ra lại có người gửi vào như vậy trong kho của ngân hàng luôn có khoản tiền nhàn rỗi. Trước thực tế đó những người chủ ngân hàng nhận thấy rằng chỉ cần gửi một ít tiền mặt (theo một tỷ lệ nhất định ) để đề phòng khách rút tiền bất ngờ còn lại để cho vay như thế có lợi hơn nhiều. Từ đây hàng loạt ngân hàng bắt đầu tham gia quá trình cung ứng cho nền kinh tế.
Ta có thể minh hoạ sự khác nhau trong hai thời kỳ qua bảng cân đối của ngân hàng như sau:
Ngân hàng sơ khai Ngân hàng khi duy trì tỷ lệ dự trữ
Nợ
TGKH :100
Tổng :100
Có
Dự trữ tiền mặt : 200
Cho vay : (200-100)
Tổng cộng : 100
Nợ
TGKH: 100
Tổng :100
Có
Dự trữ tiền:100
Tổng cộng:100
Cho đến giai đoạn từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII- đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn này hoạt động thanh toán bù trừ ở dạng sơ khai trong cùng một ngân hàng và sau đó là hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. Nghiệp vụ chuyển ngân và bảo lãnh hình thành vào khoảng cuối thế kỷ X và sau đó, vào giai đoạn từ thế kỷ XI- XVII nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu bắt đầu phát triển. Cho đến thế kỷ thứ XVII các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng đã hoàn thiện như : nhận gửi cho vay, phát hành tiền, chiết khấu chuyển ngân, thanh toán bù trừ và bảo lãnh.
Sở dĩ ngân hàng có thể phát triển nhanh chóng như thế là do nền kinh tế phát triển nhanh chóng và hoạt động thương mại trong nước và quốc tế cùng diễn ra khá tấp nập - Trên thế giới các hệ thống ngân hàng đã hình thành : Hệ thống ngân hàng Anh, Pháp, Hoa Kỳ... Như vậy trên thế giới hệ thống ngân hàng của các quốc gia tư bản già cỗi đã bắt đầu vận hành guồng máy khổng lồ để thúc đẩy sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Nhưng thời kỳ này tất cả các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền, phát hành các giấy tờ có giá điều này khiến cho trong cùng một quốc gia có nhiều loại tiền và giá trị, sức mạnh của mỗi loại khác nhau, tác động trong từng phạm vi lãnh thổ khác nhau. Nhiều lúc tình trạng hỗn loạn xẩy ra và đòi hỏi các chính phủ có cái nhìn xa hơn là phải dùng quyền lực để tách hệ thống ngân hàng thành hai cấp: Ngân hàng chuyên phát hành và ngân hàng chuyên doanh.
Cùng với thời gian hệ thống ngân hàng phát hành được tập trung thành một ngân hàng với sự ưu tiên đặc biệt từ chính phủ. Các quốc gia đã có ngân hàng để thực hiện chức năng: phát hành tiền, kiểm soát lưu thông tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng trung gian là ngân hàng chính phủ, và vì vậy khái niệm “ ngân hàng trung ương” đã được nhắc đến.
Các ngân hàng chuyên doanh đã không ngừng phát triển, hoàn thiện các nghiệp vụ cổ điển thực thi nhiều nghiệp vụ, dịch vụ mới tiên tiến hiện đại hơn.
Như vậy hệ thống ngân hàng trên thế giới theo thời gian lâu dài gắn với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật đã phát triển không ngừng và hết sức nhanh chóng đến ngày nay các ngân hàng luôn cố gắng thực hiện tốt chức năng của mình. Hệ thống ngân hàng đã có lịch sử lâu đời bằng những tiềm lực của mình nó đã và đang tiếp tục phát triển trong tương lai khoa học kỹ thuật sẽ có những bước nhảy vọt do đó nhứng tiện ích mà nó đem lại cho con người sẽ lớn hơn rất nhiều, bằng sự nhanh nhạy hệ thống ngân hàng sẽ tiếp thu để tự trang bị cho mình những sức mạnh mới để có thể cạnh tranh với những tổ chức tài chính phi ngân hàng đang có những đổi thay mạnh mẽ.
Nhìn lại sơ qua lịch sử hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới để thấy được sự phát triển của nó và để đặt mình trong khía cạnh liên quan nào đó. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy ra đời khác biệt, phát triển trong những giai đoạn đặc biệt ( hai cuộc kháng chiến trường kỳ ) nhưng ngày nay cùng với các hệ thống ngân hàng khác đang đặt mình trong guồng quay của cơ chế kinh tế mới mà trong đó xu hướng quốc tế hoá ngày một rõ ràng. Phải đặt mình trong một tổng thể thì ngân hàng Việt Nam mới có thể tự vươn lên để hoà nhập được. Học hỏi -sáng tạo-tự chủ đó luôn luôn sẽ là phương thức của bất cứ ngành nào trong nền kinh tế và nhất là ngành ngân hàng ngành kinh doanh tiền tệ - ngành có tác động to lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Ngân hàng Việt Nam đã đi qua chặng đường 50 năm (1951- 2001) là khoảng thời gian ngắn ngủi so với lịch sử lâu dài của đồng tiền nhưng đây là giai đoạn vẻ vang nhất của sự nghiệp một ngành nghề trong thời đại Hồ Chí Minh vĩ đại. Ngân hàng Việt Nam đã băng qua khói lửa của hai cuộc chiến tranh để trưởng thành, khó khăn gian khổ thật nhiều nhưng những chặng đường đã đi qua thì không thể quyên và chúng mang tầm vóc của những bước ngoặt lịch sử lớn. Qua 50 năm không chỉ với ỹ nghĩa là con số tròn mà qua 50 năm đất nước ta đang đứng trước thế và lực mới để phát triển. Nhìn lại lịch sử không chỉ để ta tự hào về truyền thống tốt đẹp mà còn để rút ra bài học kinh nghiệm để giúp đất nước ta tiến xa hơn trong thế kỷ mới.
50 năm - có bao nhiêu điều đáng nhớ, bằng những hiểu biết của mình em xin trình bày những vấn đề sau đây.
Chương I
Nền tài chính - tiền tệ Việt Nam trước khi thành lập ngân
hàng quốc gia Việt Nam
I - Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 - 1945
Trước cách mạng tháng 8 Việt Nam là thuộc địa của Pháp không có đồng tiền riêng mà chỉ có đồng bạc Đông Dương do ngân hàng Đông Dương độc quyền phát hành cho ba nước thuộc địa.
Ngân hàng Đông Dương là tổ chức ngân hàng của các nhà tư bản Pháp có chi nhánh khắp các giải thuộc địa của Pháp. Ngân hàng Đông Dương bằng quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế đã thâu tóm toàn bộ hệ thống kinh tế quan trọng của các nước thuộc địa và đem lại nguồn lợi khổng lồ.
Ngân hàng Đông Dương với các chức năng đặc điểm:
1 - Là ngân hàng phát hành.
Ngân hàng Đông Dương được sự cho phép của chính phủ Pháp thực hiện chức năng phát hành tiền. Lúc đầu ngân hàng còn phát hành theo mức trữ kim nhất định nhưng sau đó do nhu cầu chi tiêu của chính quyền thực dân và nhanh chóng gia tăng phương tiện hoạt động của mình nó đã bất chấp tất cả phát hành tràn lan. Ngân hàng Đông Dương đã tạo thế độc quyền tuyệt đối trong phát hành từ đó sức mạnh của nó càng đựơc tăng cường không gặp một cản trở nào.
2 - Là ngân hàng thương mại, và ngân hàng đầu tư tài chính.
Ngân hàng Đông Dương có vốn là tư bản Pháp và của Anh, Mỹ ... Ngân hàng Đông Dương đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế quan trọng nhất và tất cả các ngành có lãi nhiều nhất ở Đông Dương. Ngân hàng, khai mỏ, đồn điền cao su, xi măng, giao thông, điện nước, rượu, diêm... Như vậy bằng sức mạnh tài chính, khả năng vốn lớn con bạch tuộc ngân hàng Đông Dương đã khống chế nền kinh tế của bán đảo Đông Dương thu về lượng lãi khổng lồ.
3- Ngân hàng Đông Dương lợi dụng ngân khố Đông Dương để phát hành tiền.
Ngân hàng Đông Dương bảo quản tiền gửi của ngân khố và sử dụng số tiền đó để kinh doanh. Nó là ngân hàng ngoại thương cho chính phủ Đông Dương nên nó tập trung trong tay đầy đủ ngoại tệ, vàng bạc của chính phủ ký gửi. Nhờ vào đó quyền lực của nó càng thêm ghê ghớm, sức mạnh tài chính của nó càng lớn mạnh, ngân sách của nó càng đầy chặt hơn trước đó hàng trăm lần.
Ngân hàng Đông Dương đã sử dụng quyền lực của mình một cách triệt để và được sự trợ giúp bảo hộ đặc biệt của chính phủ Pháp khiến nó càng mở rộng phạm vi của mình. Như đồng chí Trường Chinh đã nói: “ Chiếm độc quyền phát hành, thiết lập một hệ thống ngân hàng đồ sộ cho vay lãi, tư bản tài chính Pháp khác nào một con bạch tuộc già thò vòi sang Đông Dương hút máu, hút mủ nhân dân Việt Nam, và Việt Nam thật ra là thuộc địa của ngân hàng Đông Dương”.
II -Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 - 1945 đến 5/6/1951
Cách mạng tháng tám thành công, chính quyền dân chủ nhân dân mới được thành lập đã phải đương đầu với tình huống gay go phức tạp do thù trong giặc ngoài. Trong khi đó nền kinh tế tài chính ở tình trạng đổ nát cuộc sống nhân dân cơ cực sau hậu quả của nạn đói khủng khiếp 1945 đã làm chết 2 triệu đồng bào ta.
Trước tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” với ngân sách quốc gia trống rỗng Đảng, chính quyền đã ra sức chèo chống, phát động phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm, từng bước thực hiện xây dựng nền Tài Chính Tiền Tệ độc lập tự chủ. Trước hết cần phải phát hành đồng tiền riêng của Việt Nam sau đó tiến hành thành lập ngân hàng Quốc Gia Việt Nam khi có điều kiện.
Trong quá trình cách mạng ta đã không chiếm ngân hàng Đông Dương (do điều kiện lịch sử qui định) chính phủ ta buộc phải tạm thời cho lưu hành đồng tiền Đông Dương mặt khác kêu gọi nhân dân ủng hộ “tuần lễ Vàng”, “quỹ độc lập”. Kết quả là sau một thời gian ngắn nhân dân cả Nước đã đóng góp 20 triệu tiền Đông Dương và 170 Kg Vàng. Đây là nguồn thu đầu tiên của Tài Chính Nhà Nước nhưng so với nhu cầu chi tiêu của cách mạng thì nó thật là ít ỏi. Việc tiến hành kịp thời những giải pháp trước mắt để tháo gỡ khó khăn là cần thiết nhưng về lâu dài chính phủ ta xác định phải xây dựng cho được một nền tiền tệ độc lập của Việt Nam.
Công việc chuẩn bị in tiền Việt Nam được tiến hành hết sức khẩn trương trong điều kiện thiếu thốn về mọi mặt. Ngày 31/1/1946, Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà khoá I quyết định cho phát hành giấy Bạc trong phạm vi cả Nước. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ nhiều loại giấy Bạc Việt Nam đã được phát hành ra, lưu hành rộng ở Bắc Bộ, Trung Bộ và một phần ở Nam Bộ.
Để ngăn chặn sự trở lại bành trướng của ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ kháng chiến toàn Quốc, Nhà Nước ta đã cấm lưu hành đồng tiền Đông Dương trong vùng kháng chiến và nắm độc quyền sử dụng như một ngoại tệ thu hút những mặt hàng của vùng bị chiếm để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân.
Tiền ta, giấy Bạc tài chính ra đời tuy không có gì bảo đảm nhưng được nhân dân tín nhiệm vì mỗi người dân Việt Nam không ai là không mong muốn một nền độc lập, tự do trọn vẹn trên tất cả các lĩnh vực. Qua những cố gắng chính phủ ta đã tạo được một hệ thống tiền trên 3 khu vực khu vực riêng biệt phù hợp với tình hình chiến tranh còn lâu dài, gian khổ:
ở vùng tự do Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lưu hành giấy bạc tài chính do chính phủ trung ương ban hành.
ở liên khu V(bốn tỉnh tự do Nam Trung Bộ) lưu hành tín phiếu do uỷ ban kháng chiến hành chính Miền Nam Trung Bộ được phép phát hành.
ở Nam Bộ chính phủ trung ương cho phép phát hành giấy bạc riêng. Tiền Nam Bộ phát hành và lưu thông chủ yếu ở khu căn cứ Tây Nam Bộ.
Mặc dù buổi đầu có bao nhiêu khó khăn chồng chất Đảng và Nhà Nước ta đã giải quyết thành công một loạt vấn đề có tính chất lý luận tiền tệ, đưa Đất Nước ra khỏi khó khăn, ổn định tài chính tiền tệ Đảng ta xác định “thực chất của vấn đề chiếm lĩnh ngân hàng trong cách mạng là vấn đề nắm quyền phát hành giấy bạc”.
Lịch sử đã chứng minh chủ trương hình thành 3 khu vực tiền tệ riêng biệt là chủ trương độc đáo, vừa mang tính lý luận sâu sắc và mang tính thực tiễn sinh động. Sự hình thành các khu vực tiền tệ đã có tác dụng làm cho lưu thông tiền tệ phù hợp với lưu thông hàng hoá, đồng thời còn khắc phục được tình trạng giao thông vận tải khó khăn trong điều kiện chiến sự, bảo đảm kịp thời cho nhu cầu kháng chiến ở từng vùng. Bên cạnh đó, chủ trương này còn là giải pháp hữu hiệu chống lại âm mưu phá hoại tiền tệ của địch, ngăn chặn những hành động lợi dụng chênh lệch giá cả giữa khu vực này với khu vực kia để làm ảnh hưởng tới tình hình quản lý kinh tế tài chính và thị trường ở các khu vực khác nhau. Mặt khác nền kinh tế Nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhỏ, chủ yếu là hàng hoá do nông nghiệp và thủ công nghiệp sản xuất. Do vậy lưu hành đồng tiền ở 3 khu vực riêng biệt phù hợp từng điều kiện kinh tế khác nhau.
Tuy đồng tiền được nhân dân tín nhiệm nhưng không vì thế mà phát hành bừa bãi, yếu tố chính trị của đồng tiền phải được gắn với yếu tố kinh tế của nó về lâu dài yếu tố kinh tế sẽ trở thành cơ bản quan trọng nhất.
Điểm lại giai đoạn lịch sử khi ngân hàng Quốc Gia Việt Nam chưa ra đời ta thấy rõ rằng Đảng, chính phủ ta ngay từ đầu đã rât quan tâm coi trọng đến mặt trận tài chính - tiền tệ. Khát vọng độc lập tự chủ của nhân dân ta thể hiện qua sự nghiệp đấu tranh vũ trang cách mạng và nó cũng biểu hiện trong quá trình nhân dân ủng hộ hết lòng cho các chính sách tài chính tín dụng lớn của Đảng và chính phủ. Những khó khăn, vấn đề trước đã được Đảng chính phủ ta khéo léo giải quyết để từ đó tạo tiền đề cho phép ra đời ngân hàng Quốc Gia Việt Nam (6/5/1951).
CHƯƠNG II:
NGÂN HàNG QuốC GIA VIệT NAM RA ĐờI PHụC Vụ CHO Sự NGHIệP KHáNG CHIếN
I. Những ngày đầu thành lập.
1. Hoàn cảnh lịch sử.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển thì địch càng điên cuồng đánh phá. Các vùng giải phóng bị thu hẹp cùng với nhu cầu chi tiêu cho cuộc kháng chiến ngày càng lớn đã khiến tình hình tài chính rất gay go. Mặt khác năm 1949 đồng bạc tài chính đã bắt đầu mất giá nhanh chóng.
Như vậy, giấy bạc tài chính đã hoàn thành sứ mạng lịch sử vẻ vang của mình và để phục vụ cho giai đoạn kháng chiến mới Đảng ta có chủ trương “tăng thu, giảm chi, thăng bằng thu chi ngân sách, thống nhất quản lý tài chính; xây dựng ngân hàng và quản lý tiền tề; phát triển mậu dịch và quản lý giá hàng”.
Từ yêu cầu khách quan của thực tiễn và với nhìn nhận đúng đắn của Đảng, chính phủ về yêu cầu quản lý tiền tệ mà ngân hàng Quốc Gia Việt Nam ra đời.
2. Quá trình ra đời.
Ngày 6/5/1951 theo sắc lệnh số 15/SL do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký ngân hàng Quốc Gia Việt Nam (NHQGVN) được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu:
Phát hành giấy bạc, điều hoà sự lưu thông tiền tệ.
Huy động vốn của nhân dân, điều hoà và mở rộng tín dụng để nâng cao sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế của Nhà Nước.
Quản lỹ ngân quỹ quốc gia.
Quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài.
Quản lý kim dung bằng các thể lệ hành chính, thể lệ Vàng Bạc, thể lệ về quỹ của các doanh nghiệp quốc gia.
Đấu tranh tiền tệ với địch.
Nói chung NHQGVN làm những công việc để thi hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng và chính sách ngân hàng của chính phủ.
Ngay từ khi mới thành lập NHQGVN đã được xác định là cơ quan ngang bộ. Tổng giảm đốc ngân hàng là một thành viên trong hội đồng chính phủ nhưng NHQGVN thực hiện chức năng nửa quản lý hành chính kinh tế, nửa kinh doanh. Hồ Chủ Tịch đã chỉ thị: “ ngân hàng là một xí nghiệp kinh doanh, phải làm gương mẫu thực hiện tự túc ”.
Cùng với việc xác định cơ cấu tổ chức, định danh của ban quản lý, NHQGVN đã ra đời một cách trọn vẹn với chức năng, quyền hạn được xác định rõ.
3. Những hoạt động trong những ngày đầu thành lập.
Sau khi giấy bạc tài chính đã hết vai trò lịch sử của mình, NHQGVN có công việc đầu tiên đó là thực hiện thắng lợi việc phát hành “ giấy bạc ngân hàng quốc gia ” và thu hồi lại giấy bạc tài chính được phát hành trước đó.
Ta đã biết rằng để phù hợp với tình hình kháng chiến Đảng và Nhà Nước cho phép duy trì hệ thống tiền tệ ở 3 khu vực riêng biệt nên việc thu hồi, phát hành giấy bạc mới gặp nhiều khó khăn trở ngại. Để ngăn chặn tình trạng đầu cơ buôn tiền giữa các vùng và âm mưu phá hoại của địch ta đã chủ trương phát hành giấy bạc giữa các vùng theo từng bước khác nhau:-bước đầu Ngân Hàng Quốc Gia đã thu 80% tổng số tiền tài chính đã phát hành ở Bắc Bộ. Trên các tuyến xuất nhập khẩu công tác đấu tranh mậu dịch, thu thuế xuất nhập khẩu, công tác đấu tranh tiền tệ được thực hiện trên hai mặt đấu tranh tỷ giá và đấu tranh trận địa (trong đó lấy đấu tranh tỷ giá làm trung tâm trong suốt cuộc kháng chiến).
II . Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam phục vụ sự nghiệp kháng chiến
1. Kháng chiến chống Pháp.
Ngành Ngân Hàng tuy không trực tiếp tham gia kháng chiến nhưng bằng các hoạt động cực kỳ quan trọng đã tạo thế cân bằng cho nền kinh tế đồng nghĩa với việc tạo lập một hậu phương vững chắc phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Trên mặt trận nông nghiệp, năm đầu ngân hàng cho vay chủ yếu nhằm giúp đỡ nông dân nghèo mua sẵm phương tiện sản xuất chính nhằm tăng gia sản xuất và giúp nông dân ở những vùng có khả năng trồng cây công nghiệp phục vụ ngành công nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong chủ trương cho nông dân nghèo vay vốn hội nghị cán bộ ngân hàng toàn quốc tháng 2 -1952 đã quyết định chuyển hướng tín dụng từ cho vay trực tiếp nông nghiệp sang tập trung đại bộ phận vốn cho mậu dịch quốc doanh và mở rộng cho vay vận tiêu nông, lâm thổ sản mở luồng lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thực hiện cơ chế mới của nhà nước đặc biệt về phân phối lưu thông, đến năm 1953 ngân sách nhà nước lần đầu tiên bội thu, tài chính tiền tệ đi vào độc lập tự chủ, thị trường giá cả được giữ vững góp phần tích cực làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ -buộc Pháp ký hiệp định Giơ-Ne-Vơ công nhận nền độc lập cho dân tộc ta.
Tuy mới thành lập 3 năm (1951 -1954 ) nhưng cùng với sự cố gắng vượt bậc của anh chị em cán bộ và sự quan tâm của Đảng Chính Phủ ngành ngân hàng Việt Nam đã góp phần to lớn làm nên thắng lợi chung.
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ tiếp quản các vùng được giải phóng và khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1954 -1957). Chỉ trong một thời gian ngắn Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã tiến hành một loạt các công việc nhằm củng cố thị trường tiền tệ thống nhất ở Miền Bắc. Từ đây Ngân hàng quốc gia Việt Nam phục vụ cho giai đoạn mới, giai đoạn cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
2. Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam - một trong những công cụ đắc lực của Đảng và nhà nước trong công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH ở miền bắc
2.1 Giai đoạn 1955-1957
Tiếp quản các vùng đất mới được giải phóng không chỉ đơn thuần tiếp quản về mặt hành chính mà tiếp quản về mặt kinh tế xã hội cũng cực kỳ quan trọng
Từ nay thị trường tiền tệ ở Miền Bắc đã thuần nhất, việc phát hành tiền ta để chiếm lĩnh thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trên các mặt chính trị, kinh tế xã hội.
Tiếp quản, chiếm lĩnh thị trường còn là giải pháp hữu hiệu để chống âm mưu vỡ nợ của địch sau khi buộc phải rút khỏi miền bắc; đồng thời hỗ trợ cho mậu dịch quốc doanh tăng cường lực lượng hàng hoá, điều chỉnh thương nghiệp và bình ổn giá cả. Chẳng những thế, ta còn đủ tiền của địch để đổi tiền ta ở Miền Nam, đáp ứng nhu cầu chi tiêu chuyển quân tập kết từ Nam ra Bắc.
Trong 2 năm đầu 1955 -1957 thực hiện nghị quyết của bộ chính trị “hàn gán viết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân trước hết phục hồi phát triển nông nghiệp’’. NHQGVN đã kịp thời chuyển hướng từ cho vay vật tiêu lâm thổ sản sang trực tiếp cho vay nông nghiệp giúp đỡ nông dân ở những vùng đã cải cách ruộng đất. Đồng thời với cho vay nông nghiệp ngân hàng đã tập trung 90% vốn tín dụng cho ngành thương nghiệp đẩy mạnh giao lưu hàng hoá giữa nông thôn và thành thị củng cố lực lượng quốc doanh hợp tác xã mua bán, tạo điều kiện điều chỉnh công thương nghiệp tư bản tư doanh và bước đầu cải tạo chúng theo đường lối kinh tế XHCN.
2.2 .Giai đoạn 1958 - 1960.
Đây là giai đoạn cải tạo và phát triển kinh tế - văn hoá ở Miền Bắc. NHQGVN đã tập trung vốn phục vụ cho phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ưu tiên cho vay vốn với lãi suất thấp đối với các tổ vần công, đổi công và hợp tác xã đồng thời nhanh chóng mở rộng hợp tác xã tín dụng ở nông thôn, đi trước một bước để phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Từ 1957 nền kinh tế quốc dân đã bắt đầu chuyển động theo hướng kế hoạch hoá đầu tiên là chế độ hạch toán trong kinh tế quốc doanh thực hiện kiểm kê, xác định vốn, ban hành các chế độ kế toán.
Trong quan hệ tín dụng, đối với kinh tế quốc doanh, đồng thời với việc cải tiến biện pháp cho vay thương nghiệp và thực thi chủ trương giảm bớt tỷ trọng dư nợ trong lưu thông, NHQGVN đã mở rộng cho vay vốn vào các xí nghiệp công nghiệp theo nguyên tắc cho vay XHCN.
Đặc biệt trong giai đoạn này NHQGVN đã thực hiện thắng lợi cuộc thu đổi tiền lần thứ hai: thu hồi tiền ngần hàng cũ, phát hành tiền ngân hàng mới, quyết định này được tiến hành bắt đầu từ ngày 28/2/21959. Quá trình thu đổi tiền đã thúc đẩy chức năng quản lý và điều hoà lưu thông tiền tệ của NHQGVN phục vụ cải tạo XHCN. Qua thu đổi đã thay đơn vị tiền mới (1 đồng tiền mới bằng 1000 đồng tiền cũ) giúp đơn giản hoá hạch toán và thuận tiện cho lưu thông đồng thời giúp nhà nước nắm tình hình phân bố tiền tệ theo những tiêu trí nhất định để có chính sách cải tạo quản lý thích hợp.
Vai trò trung tâm thanh toán của ngân hàng được xác định thể hiện tỷ lệ chuyển khoản trong tổng doanh số tiền tệ chu chuyển tiền tệ qua quỹ ngân hàng đạt trên 78% (năm 1959 đạt 83%). Tín dụng ngân hàng được tập trung phục vụ công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh phát triển kinh tế quốc doanh.
Hoạt động quản lý và huy động vốn được tăng cường đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn tín dụng ngân hàng: tỷ lệ nguồn vốn ngân hàng dùng cho vay dài hạn từ 58,6% trong 1957 giảm còn 15,4% năm 1960 và tỷ lệ vốn phát hành cho tín dụng từ 49,5% cuối năm 1957 giảm còn 38,8% cuối năm 1960. Đến cuối 1960 về cơ bản nhà nước đã nắm trọn quyền quản lý ngoại hối theo đó thanh toán quốc tế qua ngân hàng được mở rộng.
Một trong những dấu ấn đậm nét của giai đoạn này là công tác đào tạo cán bộ được đẩy mạnh nhằm tăng cường trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên cho từng cán bộ ngân hàng để các chính sách tiền tệ, các chủ trương mới của Đảng được tiếp thu thực hiện nhanh gọn phục vụ đắc lực cho quá trình cải tạo CNXH.
Để phù hợp với quy định của hiến pháp được quốc hội thông qua năm 1959 tháng 1 năm 1960 NHQGVN được đổi tên thành ngân hàng nhà nước Việt Nam(NHNNVN). Đến tháng 10 năm 1961, hội đồng chính phủ đã ban hành nghị định số 171/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức ngân hàng Việt Nam. Theo nghị định này NHNNVN lần đầu tiên được xác định là cơ quan của hội đồng chính phủ.
Như vậy trong vòng 6 năm (1955-1960) với việc sử dụng công cụ tiền tệ tín dụng và ngân hàng song song với các công cụ khác, Đảng và nhà nước đã làm biến đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở miền bắc, xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ, cơ bản không còn chế độ người bóc lột người, có ngân sách bội thu, tiền tệ cơ bản được ổn định.
2-3. Giai đoạn 1961 -1965.
Đây là giai đoạn cả miền Bắc sôi nổi tiến hành công nghiệp hoá XHCN với kế hoạch 5 năm lần thứ I do đại hội Đảng lần III đã đề ra NHQGVN đã hết sức quan tâm đến công tác nguồn vốn, kết hợp chặt chẽ việc động viên và tập trung mọi nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế với việc phát hành có kế hoạch, kế hoạch hoá tiền mặt và tín dụng đáp ứng yêu cầu thực hiện kế hoạch hoá nhà nước.
Đối với kinh tế quốc doanh, tín dụng ngân hàng tham gia trên 70% vốn lưu động về hàng hoá của các xí nghiệp thương nghiệp và trên dưới 40% vốn lưu động sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp. Bên cạnh cung cấp tín dụng cho nền kinh tế ngân hàng nhà nước tăng cường quản lý tiền mặt, từng bước đi sâu đi sâu phân tích tài chính xí nghiệp.
Đối với kinh tế hợp tác, ngân hàng nhà nước tích cực thực hiện chính sách giúp đỡ về tài chính cho nông dân.
Trên đà phát triển toàn diện các mặt hoạt động, nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng và thanh toán, bộ máy tổ chức của ngân hàng nhà nước cũng được chấn chỉnh kịp thời, lề lối làm việc được cải tiến thêm một bước mới.
Đầu quỹ II năm 1963 Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã chính thức thành lập với tư cách là một ngân hàng kinh tế đối ngoại duy nhất của nước ta nó nằm trong hệ thống Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Trong giai đoạn này, công tác kế hoạch hoá, tín dụng và tiền mặt của Ngân Hàng Nhà Nước thể hiện như một cơ chế có hiệu lực trong việc phục vụ hoàn thành kế hoạch nhà nước và phản ánh tổng hợp những hiện tượng mất cân đối trong quá trình phát triển kinh tế.
Qua nội dung trên Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã thể hiện rõ chức năng của mình:
ã Trung tâm tiền mặt.
ã Trung tâm tín dụng.
ã Trung tâm thanh toán .
Ngân Hàng Nhà Nước đã thực hiện tốt ba chức năng để phục vụ để phục vụ tốt cho quá trình công nghiệp hoá XHCN ở Miền Bắc, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng đã được huy động và phục vụ cho quá trình kiến thiết xây dựng trên mặt trận công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
Trong khi cả Miền Bắc đang hăng hái tiến hành công nghiệp hoá hiện XHCN thì Mĩ đã tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ I. Từ nền kinh tế trong thời bình đã phải nhanh chóng chuyển sang thời chiến Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cũng chuyển mình để phù hợp với điều kiện mới của đất nước để có thể vừa tham gia kháng chiến vừa có thể thực hiện tốt chức năng của mình phục vụ đắc lực cho nền kinh tế. Sự nghiệp chống Mỹ cứu nước trở thành sự nghiệp cao cả hơn bao giờ hết.
3 . Ngân Hàng Nhà Nước trong sự nghiệp chông Mỹ.
Mỹ đã dùng các phương tiện chiến tranh hiện đại để phá hoại những thành quả mà Đảng Nhà Nước và nhân dân ta mới xây dựng được đồng thời ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc cho Miền Nam.
Trong điều kiện chiến tranh phá hoại hết sức ác liệt, đồng thời với việc hình thành lại các chi nhánh trung tâm ở các tỉnh để cơ động trong công tác chỉ đạo, Ngân Hàng Nhà Nước đã chuyển hướng mọi hoạt động nghiệp vụ, tập trung phục vụ bảo vệ và duy trì sản xuất, tích cực giúp đỡ các xí nghiệp và tổ chức kinh tế sơ tán, phân tán kịp thời để tiếp tục sản xuất. Đồng thời ngân hàng tích cực giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trước hết trang bị cơ khí nhỏ để bảo đảm thâm canh, tăng năng suất, các xí nghiệp công nghiệp địa phương và hợp tác xã thủ công nghiệp trang bị thêm máy móc thiết bị mới để đảm bảo “hậu cần tại chỗ ”. Trong thời gian này mạng lưới hợp tác xã tín dụng đã được sử dụng triệt để đảm bảo nhận phần quan trọng về hoạt động nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng ở nông thôn, nhất là công tác huy động tiền gửi tiết kiệm kể cả cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã nông nghiệp. Nhờ vào nỗ lực không ngừng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã giúp các hợp tác nông nghiệp đã giữ vững được sản xuất bù đắp lại những tổn thất do thiên tai địch hoạ gây ra.
Mặc dù chiến tranh hêt sức ác liệt nhưng kinh tế Miền Bắc vẫn phát triển ở một số mặt đó chính là thắng lợi to lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng góp phần làm nên chiến thắng c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34555.doc