Lịch sử hệ thống Ngân hàng thế giới

Trường Đại học Ngân hàng TPHCM Lớp ĐH23NH13 Nhóm 14 BÀI TIỂU LUẬN : LỊCH SỬ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Ngân hàng được hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài, trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội của lịch sử. Trong mỗi giai đoạn, hệ thống ngân hàng lại có những chuyển biến trong hình thái và hoạt động, đưa đến hình thái cuối cùng ngày nay được định nghĩa như sau: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doan

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Lịch sử hệ thống Ngân hàng thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác (Luật các tổ chức tín dụng). Danh từ “Ngân hàng” xuất phát từ chữ La Tinh là “Bancus”. “Bancus” là một chiếc bàn dài có nhiều hộc được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền, tài sản thời đó sử dụng để ngồi làm việc, giao dịch, cất giữ tiền, tài sản và sổ sách. Ở đế quốc La Mã các hoạt động mua bán, trao đổi, cho vay tiền được tiến hành trên những chiếc ghế dài gọi là “banca”. Trước công nguyên, hoạt động này đã được một số người gọi là hình thức “Ngân hàng”. A.LỊCH SỬ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI: I. Thời kỳ tiền sử và thượng cổ: Từ 3500 trước Công nguyên (TCN) trở về trước, có rất ít tư liệu về hoạt động mà ngày nay ta gọi là “hoạt động ngân hàng”. Trong giai đoạn khi mà các định chế nhà nước, pháp luật, tổ chức xã hội và kỷ cương đều chưa rõ ràng, đời sống và tinh thần con người còn khá thuần phát, các cộng đồng người sống Địa Trung Hải, ven các con sông lớn ở Châu Âu, Á và Bắc Phi tồn tại và sinh hoạt chủ yếu thông qua trao đổi Barter, tức trao đổi trực tiếp hàng-hàng, hầu như chưa có quan hệ buôn bán, sự chuyên môn hóa hay phân chia giai cấp trong cộng đồng chưa rõ rệt. Đến khoảng 3500 TCN đã có một vài cộng đồng sử dụng các loại phương tiện trung gian trao đổi tuy mức độ phổ biến chưa rộng. Từ thời gian này cho đến 1800 TCN nghĩa là trước cuộc chiến thành Troy (1500-1000 TCN), tư liệu đã cho biết có một vài hoạt động mang tính chất khá tương tự như một sô hoạt động của ngân hàng. Lịch sử gọi đây là giai đoạn của các ngân hàng sơ khai. Các ngân hàng này ra đời khi các tổ chức xã hội bắt đầu hình thành. Ngân hàng vào thời kỳ này chưa có tên. Vào thời điểm mà cương vực của các công đồng chưa được phân định, chiến tranh và cướp bóc giữa các quần cư với nhau xảy ra ở khắp nơi. Những gia đình có của cải vật sản thừa từ quá trình sản xuất và trao đổi trở thành mục tiêu của cướp chỉ tìm thấy sự an tâm cho các tài sản khi đem gửi nó vào nhà thờ, cho các nhà quyền quý và các thợ vàng. Một cách tự phát, một số nhà thờ, người có quyền thế và các thợ vàng trở thành nơi cất giữ của cải và tài sản cho công chúng, được công chúng ký gửi tài sản của mình mà không sợ bị mất. Các hoạt động “ngân hàng sơ khai” ấy được thực hiện tại các nhà thờ vì 3 lý do: +Nhà thờ là nơi an toàn, có hầm có tủ sắt khó bị trộm cướp; +Nhà thờ là nơi thiêng liêng, được nhân dân kiêng nể không dám xâm phạm; +Nhà thờ là trung tâm khu vực thương mại của thành phố. Hình thức hoạt động các “ngân hàng sơ khai” như sau: Công chúng gửi tài sản vào đầu kỳ, lúc đó nhà thờ, các nhà quyền quý và thợ vàng nhận lấy, vào sổ, xuất biên nhận và chỉ việc cất thật kỹ cho đến cuối kỳ. Đến ngày hẹn hoặc khi cần đột xuất, chủ nhân đến nhận tài sản trả biên nhận cho nhà thờ kèm theo khoản tiền thù lao tiền công cất trữ và bảo quản. Việc ghi sổ được thực hiện với bảng kế toán đơn giản: Tài sản nợ Tài sản có Của cải sản vật do công chúng gửi 1000 Dự trữ cho đến hết cuối kỳ 1000 Tổng nợ 1000 Tổng có 1000 Tại Ai Cập và Mesopotamia, vàng được gửi vào các đền thờ. Nhưng những tài sản quý giá này lại ngủ yên trong đó, trong khi, ở bên ngoài xã hội, các nhóm thương nhân và hoàng tộc lại rất cần sử dụng chúng. Các nhà khảo cổ học tìm được những tàng tích cho thấy tới đầu thế kỷ 18 trước công nguyên, tại Babylon, dưới thời trị vì của Hammurabi, thầy tu trông giữ đền thờ bắt đầu cho các nhà buôn mượn tài sản cất trữ trong đền. Khái niệm ngân hàng ra đời Dọc theo thời gian, tổ chức xã hội phát triển, phân công lao động, chuyên môn hóa bắt đầu ở một vài cộng đồng ven Địa Trung Hải. Các loại phương tiện trao đổi trung gian ra đời. Đã có một số vùng có tiền tệ bằng vàng bạc, đồng. Như vậy thương mại đã được mở rộng giữa một vài cộng đồng. Tiền tệ ra đời, thương mại phát triển là cơ sở hình thành nghề kinh doanh tiền tệ - tiền thân của nghề ngân hàng. Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời từ sự phát triển quan hệ thương mại giữa các vùng lãnh địa, giữa các quốc gia. Trong khi đó, từng lãnh địa, từng quốc gia lại lưu hành một đồng tiền riêng đã gây trở ngại cho việc buôn bán thanh toán và rất phức tạp trong việc chuyển đổi bảo quản tiền tệ. Quá trình đó đã thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức kinh doanh tiền tệ để đảm nhận chức năng riêng biệt cho lưu thông tiền tệ như: đổi tiền vùng này ra vùng khác, nước này ra nước khác, đổi tiền lấy vàng, bạc và ngược lại, nhận bảo quản vàng bạc, giữ hộ tiền, nhận tiền gửi. Theo đà phát triển của trao đổi hàng - tiền, các đơn vị sản xuất kinh doanh tích lũy ngày càng lớn số lượng tiền kim loại. Từ đó phát sinh nhu cầu giữ tiền được an toàn. Những nhu cầu này dẫn đến dịch vụ giữ và bảo đảm an toàn cho tài sản của những người có tiền vàng. Nghề ngân hàng ra đời từ dịch vụ giữ tiền cho khách hàng. Có 3 phát kiến quan trọng đã biến những tiệm cầm đồ, những người giữ tiền, bảo quản quý kim trở thành các “ngân hàng sơ khai” : 1. Dân chúng đem tiền hoặc quý kim gửi ở “tiệm cầm đồ”, ”tiệm vàng”, những nơi này cấp cho họ giấy chứng nhận tài sản, đại diện cho lượng tiền hoặc quý kim mà nơi này giữ hộ, bảo quản. Những người ký gửi bắt đầu dùng chứng thư như phương tiện thanh toán trong giao dich trao đổi. Chứng thự này đầu tiên được chấp nhận dè dặt. Nhưng dần dần nó được chứng nhận rộng rãi hơn vì người nhận thanh toán thấy rằng họ hoàn toàn có thể đến “ngân hàng” để đổi lại tiền. Hơn nữa cất giữ tài khoản và bảo quản chứng thư hoặc mang theo người vừa nhẹ nhàng, dễ dàng an toàn hơn các loại tiền hoặc tài sản khác, tạo điều kiện cho các “ngân hàng sơ khai” phát hành rộng rãi chứng thư làm phương tiện thanh toán. Ngân hàng phát triển thêm chức năng thanh toán giữa các ngân hàng thông qua chứng thư gửi vàng trong các tài khoản ngân hàng. Các thân chủ của ngân hàng dùng các chứng thự này mua bán chuyển nhượng ,trao đổi thay cho tiền. Càng về sau các chứng thư này tách rời từng bước các tài sản mà khách hàng gửi ở các “ngân hàng sơ khai”. Nghiệp vụ này đã làm cho các ngân hàng có khoản dự trữ tăng lên rất phong phú, tạo điều kiện ban đầu để phát triển các nghiệp vụ cho vay. 2. Lúc đầu người chủ bảo quản phải đảm bảo trả lại chính những đồng tiền vàng mà họ được chuyển giao để bảo quản. Dần dần xã hội phát triển, người gửi tiền chỉ yêu cầu trả lại tổng số tiền mà họ đã gửi. Chỉ khi đó mới xuất hiện khả năng sử dụng số tiền khách hàng gửi để cho vay thu lợi tức. 3. Ngân hàng bắt đầu thực hiện các hoạt động cho vay các khoản tiền gửi của công chúng. Các ngân hàng nhanh chóng nhận thấy rằng trong mỗi đơn vị thời gian có người đến rút tiền trả lại chứng thư nhưng đồng thời cũng có rất nhiều người mới đến gửi tiền vào. Sự chênh lệch giữa tổng khoản gửi và tổng khoản rút thường không lớn và về dài hạn các khoản rút ra và gửi vào thường triệt tiêu nhau. Do vậy tiền được cất giữ trong kho hầu như không thay đổi,trong khi đó có nhiều người rất cần vay tiền để kinh doanh. Nhận thấy điều đó, các “chủ ngân hàng sơ khai” bắt đầu dùng tiền của công chúng gửi để cho vay. Các hoạt động ngân hàng nói trên được tiếp tục qua nhiều thế kỷ tại các nước ven biển Địa Trung Hải. Tại Hy Lạp, La Mã và tại các đô thị lớn trên con đường tơ lụa nối liền Trung Đông và Trung Hoa…. Hy Lạp Người Hy Lạp cổ đại nắm giữ những bằng chứng xa xưa nhất về hoạt động ngân hàng. Đến thời kỳ nền văn minh Hy Lạp vào TK 6 TCN, hoạt động ngân hàng không còn hạn hẹp trong phạm vi các đền thờ mà đã được mở rộng: bên cạnh nhà thờ còn có tư nhân và khu vực công. Hoạt động ngân hàng của khu vực công lúc đó giống như hoạt động của kho bạc nhà nước là thu nhận tài nguyên của công quỹ và chi trả thay cho nhà nước. Các ngân hàng của người Hy Lạp vận hành đa dạng và phức tạp hơn bất kỳ xã hội nào trước đó. Các đền thờ Hy Lạp cũng như các cá nhân và tổ chức hành chính tại các thành đô đã biết tới những giao dịch tài chính như cho vay, gửi tài sản, trao đổi tiền tệ, và định giá tiền đúc thông qua xác định khối lượng và mức độ thuần khiết của kim loại. Thậm chí, người Hy Lạp đã sử dụng các giao dịch tín dụng ghi sổ. Tại các hải cảng, nơi tập trung nhiều hoạt động giao thương, người cho mượn tiền viết giấy tín dụng cho người cần sử dụng tiền. Người cầm giấy này có thể "đổi'' lại thành tiền khi đến thành phố khác. Nhờ vậy mà người ta tránh được việc phải mang theo một lượng tiền lớn trong các chuyến buôn bán giữa các thành bang Pythius nổi tiếng là người lập ra và điều hành ngân hàng thương nhân (merchant bank) khắp vùng Tiểu Á đầu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Nhân vật này được các nhà sử coi là nhà ngân hàng tư nhân đầu tiên. Một điểm đáng chú ý là tại các thành bang Hy Lạp, rất đông chủ ngân hàng là người lai hoặc người nước ngoài. Vào khoảng năm 371 trước công nguyên, Pasion, một nô lệ, đã trở thành nhà ngân hàng Hy Lạp giàu có và nổi tiếng nhất, đã được tự do và được công nhận tư cách công dân của Athena. Địa Trung Hải Hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ thứ 4 TCN ở vùng Địa Trung Hải. Tại Ai Cập, từ rất sớm, ngũ cốc đã được sử dụng như một loại tiền tệ bên cạnh kim loại quý (vàng và bạc). Các kho chứa ngũ cốc của triều đình thực hiện chức năng của ngân hàng. Khi đế chế Hy Lạp chinh phục Ai Cập, thời kỳ trị vì của hoàng gia Ptolemies (330-323 B.C.), những kho chứa nằm rải rác được tổ chức lại thành một hệ thống ngân hàng ngũ cốc, và được quản lý tập trung tại Alexandria - nơi ghi chép và lưu trữ tài khoản của các tất cả các ngân hàng ngũ cốc. Mạng lưới ngân hàng này hoạt động như hệ thống tín dụng thương mại, trong đó, việc thanh toán được thực hiện bằng ghi sổ từ tài khoản này sang tài khoản khác mà không cần chuyển tiền trên thực tế. Đây chính là bản chất và hình thức đầu rõ ràng nhất của các nghiệp vụ bù trừ hay thanh toán điện tử của các ngân hàng hiện đại. Cuối thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, đảo Delos ở vùng đất Aegean cằn cỗi, trở thành trung tâm ngân hàng quan trọng của vùng Địa Trung Hải. Nơi đây cũng nổi tiếng với hải cảng sầm uất và đền thờ thần Apollo tráng lệ. Cũng giống như tại Ai Cập, giao dịch bằng tiền được thay thế bởi các hóa đơn tín dụng và việc thanh toán được thực hiện dựa trên những chỉ dẫn đơn giản với các tài khoản giữ riêng cho mỗi khách hàng. La Mã Sau khi người La Mã chinh phạt các đối thủ cạnh tranh là Carthage và Corinth, Delos càng trở nên quan trọng. Hệ thống ngân hàng của Delos gần như được các ngân hàng ở Rome sao chép lại. Dưới thời đế quốc La Mã (TK 5 TCN-TK 5 SCN) hoạt động ngân hàng có những bước tiến về mặt ngân hàng so với thời trước: - Các ngân hàng áp dụng phương pháp bù trừ (compentation) : chỉ có những chủ nợ cùng một loại tiền hay tài sản thì được phép thanh toán chuyển nhượng lẫn nhau trong mua bán ở cùng một ngân hàng giữa họ và kể cả với các đối tác tại các ngân hàng khác. Nợ đáo hạn được bù trừ, kết số dư là nợ thu hồi. - Ngân hàng áp dụng việc ghi sổ sách và tài khoản, như sổ quỹ ghi nhận thu chi. Sổ sách kế toán được thông tư cho tòa án để làm bằng chứng trong các cuộc tố tụng. - Trong việc chuyển đổi tiền ngân hàng đã áp dụng việc chuyển ngân, tức là chuyển tiền từ nơi này đi nơi khác và người ta đã biết lấy tiền ở một nơi xa nơi ký thác bằng cách xuất trình các hối phiếu (chuyển ngân). -Ngân hàng làm nghiệp vụ bảo lãnh là biểu hiện ban đầu của hình thức thuận nhận (acceptation) trong nghiệp vụ ngân hàng hiện nay (bảo lãnh). II. Thời kỳ trung cổ (thế kỷ V-XV SCN): Từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 10 SCN, khi đế chế La Mã suy vong, các hoạt động thương mại, kinh tế xã hội, nền kinh tế giảm đáng kể nên các ngân hàng cũng không còn cần thiết. Nền kinh tế đóng khung ở nông thôn, thuần túy là kinh tế nông nghiệp, khép kín tự cung tự cấp. Thêm vào đó, giáo lý Cơ đốc cổ ngăn cấm thực hiện các giao dịch khi La Mã sụp đổ, hoạt động ngân hàng bị cấm tại Tây Âu và chỉ được phục hồi trở lại vào thời điểm các cuộc thập tự chinh xuất hiện. Đến thế kỷ thứ 10, tình hình chung bắt đầu sáng sủa. Đời sống đô thị khởi sắc, thương do là nhà thờ cấm cho vay lấy lời. Ảnh hưởng của nhà thờ thời kỳ này quá lớn gây khó khăn, gây trở ngại cho hoạt động cung cấp tín dụng. Trong quan điểm của giáo hội La Mã, cho vay lấy lãi là hình thức ăn cướp và bóc lột. Xuất phát từ cách nghĩ rằng mọi hình thức sản xuất chân chính phải là quá trình sáng tạo ra nhũng vật phẩm có thật, thấy được, sờ được và cần thiết cho cuộc sống con người. Người cho vay với việc xuất ra một khoản tài sản, tiền A để rồi sau một thời gian nhất định lấy về một số lượng khác là A’=A+a. Các giáo sĩ gọi a, phần phát sinh thêm mà sau này chúng ta gọi là tiền lãi, là khoản ăn cướp, bởi vì phần tài sản thực chỉ là A mà thôi. Với cách nghĩ như vậy, giáo hội La Mã cho rằng các ngân hàng không sáng tạo được gì cho xã hội, không sản xuất ra bất kỳ tài sản nào có lợi mà chỉ tìm cách bóc lột của cải của những người tạo ra nó như: nông dân, người dệt vải, thợ thuyền. Tuy vậy, hoạt động ngân hàng vẫn lén lút được tiến hành khi mà trong nền kinh tế, nhu cầu tiền để kinh doanh vì thiếu vốn của các thương gia, các nhà sản xuất càng ngày càng lớn và nhu cầu muốn sinh thêm lợi tức bằng hình thức cho vay lấy lãi và nhất là cho vay nặng lãi của nhiều bộ phận có tiền hoặc tài sản thừa vẫn còn tồn tại. Theo Do Thái giáo, người Do Thái không được tính lãi trong các khoản vay với người Do Thái. Lãi suất chỉ được áp dụng trong giao dịch với những kẻ vô thần hoặc không thuộc Do Thái giáo. Phần lớn các tôn giáo có nguồn gốc tại vùng Cận Đông không cản trở hành vi cho vay động vật. Tại các vùng châu thổ lưỡng hà (Mesopotamia), vùng đất khởi thủy của đạo Do Thái Hitties, vùng Canaan và Ai Cập, việc tính lãi vay được coi là hợp pháp và triều đình thường đặt ra một mức lãi suất cố định. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thương mại dẫn đến sự thành lập 2 trung tâm tài chính ở Italia và Tây Ban Nha Vài nét về hoạt động ngân hàng ở Italia: Trong suốt thế kỷ 13, các nhà ngân hàng ở bắc Italy, được biết tới tên gọi chung ''những người Lombards''. Lombard, tiếng Latinh viết là Langobardi, còn được gọi biết tới với tên Langobards hay Longobards, là nhóm người có nguồn gốc chủng tộc German, đến từ phía bắc châu Âu và định cư tại vùng lưu vực sông Danube. Họ dần thay thế vai trò của người Do Thái trong hoạt động truyền thống: cung cấp tiền bạc cho những người giàu có và quyền lực, các hoàng gia châu Âu. Kỹ năng kinh doanh của ngân hàng được phát triển với phát kiến : + Nghiệp vụ ghi sổ kép + Cách thức bù trừ nghĩa vụ tín dụng của khách hàng trên ghi chép sổ sách giữa các ngân hàng trong hệ thống, vốn được các ngân hàng ở Genoa áp dụng từ thế kỷ 12. Cách thức kế toán sáng tạo này giúp họ tránh được “tội lỗi” cho vay nặng lãi được qui định trong giáo lý Cơ đốc. Lợi nhuận của khoản vay được ghi trong các tài khoản dưới dạng quà tặng tự nguyện của người vay hoặc phần thưởng cho những rủi ro mà nhà ngân hàng đã trải qua. Hẳn nhiên, những món quà và phần thưởng của các hoàng tộc đứng đầu châu Âu không bao giờ có giá trị nhỏ. Hệ thống ngân hàng Florence thống lĩnh hệ thống tài chính quốc tế nhờ đồng tiền vàng florin nổi tiếng. Được đúc lần đầu tiên vào năm 1252, đồng florin nhanh chóng nhận được sự tín nhiệm và công nhận rộng rãi, thực sự trở thành đồng tiền mạnh (hard currency) vào thời đó. Các chủ ngân hàng thời này ở Florence đã bắt đầu áp dụng nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu.Có hai hình thức chiết khấu: - Thương nhân mang toàn bộ chứng từ hàng hóa và chứng tứ gửi hàng-thương phiếu ngày nay- đến ngân hàng đề nghị thế chấp để vay.Khi có tiền thương nhân đem tiền vay và lãi đến trả cho ngân hàng,nhận thương phiếu về và đem hàng hóa ra bán - Thương nhân có thể mang thương phiếu đến ,gần như bán hẳn cho ngân hàng với giá trị thấp hơn giá trị thực tế của lô hàng để ngân hàng có lãi.Nếu chấp nhận ngân hàng sẽ xuất tiền cho thương nhân và sở hửu thương phiếu Ngân hàng không giữ thương phiếu ấy lâu,trong vòng 2,3 ngày thì bán nó đi.Một thương phiếu vì thế được mua bán qua tay rất nhiều người.Toàn bộ quá trình đó gọi là chiết khấu thương phiếu. Tới đầu thế kỷ 14, hai dòng họ Bardi và Peruzzi là những người giàu có nhất tại Florence nhờ vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Họ tổ chức việc thu và chuyển tiền dựa trên các hệ thống phong kiến quyền lực nhất, đặc biệt là nhờ Đức Giáo hoàng. Hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện với những hóa đơn trao đổi (bill of exchange) mà nhà Bardi và Peruzzi cấp cho các thương nhân. Khi xuất trình những hóa đơn này, thương nhân có thể nhận được tiền ở bất kỳ ngân hàng trong hệ thống (Đây là hình thức tương đồng với việc sử dụng cheque ngày nay). Các ngân hàng xứ Florence đảm bảo dịch vụ này nhờ số lượng đầu thế kỷ 14, hệ thống ngân hàng Bardi đã hiện diện tại Barcelona, Seville và Majorca; Paris, Avignon, Nice và Marseilles; London, Bruges, Constantinople, Rhodes, Cyprus và Jerusalem. Quyền lực của xứ Florence còn được củng cố bởi những khoản nợ lớn mà các chủ ngân hàng ở đây đang nắm giữ. Con nợ, không ai xa lạ, chính là các vị Hoàng đế uy quyền bậc nhất châu Âu. Cũng chính vì lẽ đó, không lâu sau, các ngân hàng này rơi vào cảnh tồi tệ. Năm 1340, vua Edward III của nước Anh thực hiện thương vụ cực kỳ tốn kém: cuộc chiến với nước Pháp, sự khởi đầu của một thế kỷ chiến tranh. Vị Hoàng đế vay rất nhiều tiền từ xứ Florence Nhà Peruzzi cho vua Edward III vay 600.000 florin vàng còn nhà Bardi cung cấp khoản vay 900.000 florin vàng. Tới năm 1345, nhà vua vỡ nợ và cả hai dòng họ ngân hàng Florence cũng lâm vào cảnh phá sản. Vào những năm 1480 ,hoạt động ngân hàng bành trướng sang các đô thị các vùng Đức và Thụy Sĩ ngày nay.Từ đó đến cuối thế kỷ XVII ,hoạt động ngân hàng đã phát triển vô cùng nhanh chóng theo sự bành trướng của thương mại quốc tế,hệ quả từ việc tìm ra Châu Mỹ cũng như các vùng đất mới và sự suy tàn ảnh hưởng của giáo hội La Mã III. Thời kì phục hưng (Thế kỉ XV-XVIII): Vào thế kỉ 15, châu Âu kết thúc thời kì ở trung cổ và bước sang thời kì phục hưng, kinh tế thị trường, hàng hải và ngoại thương phát triển . Các nhà hàng hải khám phá ra châu Mỹ mở đường biển vòng quanh thế giới. Các trung tâm kinh tế thế giới lần lượt xuất hiện là: Venise (1380-1500), Anvers (1500-1569), Amsterdam (1569-1780), London (1783-1918), New York (1918-1973). Thời kì phục hưng thương mại phát triển mạnh, nhất là thương mại với phương Đông, các thương gia nhận thấy cần có những cơ quan chuyên môn để giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc tài trợ nền thương mại nên họ xúc tiến việc tổ chức các cơ quan chuyên nghiệp về ngân hàng như Banco di realto (Venise, 1587), ngân hàng Amsterdam (Hà Lan, 1609). Đến giai đoạn này, Ngân hàng thật sự được công nhận như một doanh nghiệp hữu hình, chính thức có những tổ chức và cách thức hoạt động đặc biệt trong nền kinh tế. Thời kỳ này, Giáo hội La Mã suy tàn, chấm dứt tình trạng cấm đoán việc cho vay lấy lời; Châu Mỹ được khám phá cùng với sự bành trướng của thương mại quốc tế là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Đồng thời chính sự phát triển của thương mại đã đưa đến nhiều bước tiến quan trọng đối với hoạt động kỹ thuật ngân hàng : 1. Hoàn thiện những phương pháp chi trả mà không dùng tiền , thực hiện việc chi trả qua trung gian của thương phiếu hoặc bằng phương pháp bù trừ , nghiệp vụ bảo lãnh cũng được áp dụng trong thời gian này Nghiệp vụ bảo lãnh trong thời kì này có thể khái quát thành 2 loại: + Một là, với những đối tượng đặc biệt, ngân hàng sẵn sàng cấp trước thư bảo lãnh cho thương nhân cầm thư từ La Mã, qua Ai Cập, Hy Lạp hoặc Ba Tư hay ngược lại để mua hàng đem về bản xứ tiêu thụ. Sau đó họ có thế đem nộp tiền cho ngân hàng để thanh toán hoặc thanh toán trực tiếp với chủ hàng. Với nghiệp vụ này, cả ngân hàng và thương nhân cùng chia lãi với nhau, và cả hai đều thỏa mãn. + Hai là, trong một số trường hợp, nếu không tin tưởng lắm ở lời cam kết của thương nhân, ngân hàng vẫn bảo lãnh nhưng nó đứng ra trực tiếp bán hoặc theo dõi việc bán hàng của thương nhân cho đến khi thu đủ nợ về phần nó. àToàn bộ thao tác bảo lãnh nói trên ngày nay gọi tên là thư tín dụng 2. Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, chuyển ngân, tín dụng, bù trừ 3. Một đặc điểm khác là trong thời kỳ này các nhà tư bản nông, công, thương nghiệp thường không chịu vay vốn của ngân hàng bởi vì lãi suất quá cao , nếu vay vốn họ có thể sẽ mất hết toàn bộ lợi nhuận và một phần vốn tự có của họ vì thế họ áp dụng cách bán hàng hóa chịu cho nhau hoặc cho nhau vay với mức lãi suất thấp hơn lợi nhuận bình quân. Bên cạnh đó họ còn hùn vốn với nhau lập ra các ngân hàng, hội tín dụng để cho vay vốn ở mức lãi có thể chấp nhận được. Cuối thế kỉ 17, Ngân hàng Anh ở Luân Đôn ra đời (ngân hàng Anh là một công ty cổ phần lớn kinh doanh tín dụng tư bản với mức lãi suất cho vay là 6%/năm ). Chính sự ra đời của ngân hàng này làm cho các ngân hàng cho vay nặng lãi từ thời trung cổ bắt buộc phải hạ lãi suất theo và chuyển sang kinh doanh như các ngân hàng tư bản . Nổi bật nhất trong lịch sử ngân hàng thời phục hưng thế kỉ XVII là sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nổi tiếng đặc biệt là ngân hàng Amsterdam (Hà Lan -1609-1819) và ngân hàng Anh Quốc (1694). Ngân hàng Amsterdam (1609 – 1819): Năm 1609, một ngân hàng lớn chính thức được nhà nước cấp giấy phép hoạt động, có tổ chức hẳn hoi ra đời ở Amsterdam (Hà Lan). Sự xuất hiện của ngân hàng này được xem là khởi điểm của kỷ nguyên ngân hàng hiện đại. Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhận những đồng tiền hay nén vàng, bạc do khách hàng đến kí gởi và trao cho khách hàng một chứng chỉ (billet) xác nhận số vàng , bạc đã kí gởi và quyền được hoàn lại số quý kim đó (Nếu giá trị của quý kim tăng thì giá trị của tờ giấy cũng tăng theo, những tờ giấy này cũng được đem ra giao dịch ). Đây được xem như biểu hiện đầu tiên của việc phát hành tiền giấy khả hoán. Vế sau, ngân hàng này còn phát hành tiền giấy, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, bảo lãnh, bù trừ, chiết khấu, giữ tài sản cho chính quyền và công chúng, cho chính quyền thành phố và các công ty vay những khoản tiền lớn. Năm 1819, Ngân hàng Amsterdam sụp đổ sau 210 năm hoạt động, kéo theo sự khốn đốn của một loạt các thương gia và các nhà kinh doanh. Nguyên nhân của sự sụp đổ này là do việc chính quyền các thành phố và công ty Đông Ấn ở Hà Lan đã vay những khoản tiền lớn và không trả nổi, dẫn đến việc thân chủ của ngân hàng rút hết tiền vàng về khiến ngân hàng không còn vốn hoạt động và tuyên bố phá sản. Ngân hàng Anh Quốc (1694) Năm 1694 Quốc Hội Anh chấp nhận cho phép thành lập Ngân hàng Anh Quốc trên cơ sở một công ty cổ phần do công chúng mua vốn cổ phần được ấn định ban đầu là 1.200.000 bảng Anh. Số tiền này đã nộp hoàn toàn cho hoàng gia với tính cách là tiền ứng trước. Đổi lại, ngân hàng được phép phát hành giấy bạ , chiết khấu hồi phiếu, nhận tiền kí gởi của công chúng có trả lãi là 4%/năm (Khi gởi quý kim vào ngân hàng, người gởi được trao cho những tiền giấy hoặc người gởi được mở tài khoản, được ký phát những chứng chỉ để lấy dần hay lấy một lần số tài sản được ký gởi). Ý nghĩa của ngân hàng Anh trong hệ thống ngân hàng thế giới: Ngân hàng Anh quốc đã có những cống hiến to lớn cho kỹ thuật ngân hàng và sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Đây là một kiểu mẫu hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn ngân hàng Amsterdam. Có thể nói về cơ bản, những nền tảng và nguyên tắc hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại được thiết lập từng bước qua thực tế vận hành và phát triển của ngân hàng Anh quốc, hoạt động ngân hàng hiện đại gắn khá chặt với những ảnh hưởng từ ngân hàng Anh quốc Quá trình hoạt động của các ngân hàng mới này đã liên tục bổ sung củng cố và hoàn thiện hoạt động ngân hàng từ thao tác nghiệp vụ, tổ chức cho đến các nhận thức về một lý thuyết khoa học ngân hàng hay ngân hàng học. Từ đó đến cuối thế kỷ XVII, hoạt động ngân hàng đã phát triển vô cùng nhanh chóng theo sự bành trướng của thương mại quốc tế. Trong hơn 200 năm nói trên, hàng loạt hệ thống ngân hàng ở các vùng khác ra đời. Và chính quà trình hoạt động của các ngân hàng mới này liên tục được bổ sung, củng cố và hoàn thiện. IV.Thế kỷ XVIII-XX (giai đoạn đương đại): Thời kỳ XVIII - XX nổi bật với sự thay đổi trong nhận thức của các chính quyền, trong giới sản xuất kinh doanh châu Âu về vai trò của tiền và hoạt động ngân hàng cũng như ảnh hưởng to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc gia. Ngân hàng đã thực sự được công nhận như một doanh nghiệp hữu hình, hoạt động tạo thành hệ thống, chính thức có những tổ chức và cách thức hoạt động đặc biệt trong nền kinh tế. Nó dần khẳng định vai trò cầu nối trung gian giữa những người tạm thời thừa vốn đến những người tạm thời thiếu vốn. Mục đích của các ngân hàng đều giống nhau, đó là tìm kiếm lợi nhuận, với phương thức hoạt động nhận tiền ký gởi có hoàn trả lãi và cho vay lại với lãi suất cao hơn, tạo ra phần chênh lệch là lợi nhuận các ngân hàng. Ngoài ra, số tiền ký gởi còn được sử dụng vào việc đầu tư vào các tài sản khác tạo lợi nhuận. Hoạt động lưu thông hàng hóa thời kỳ này được mở rộng và bắt đầu phát triển mạnh. Trong bối cảnh đó, việc các ngân hàng phát hành nhiều loại giấy bạc khác nhau đã làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế cũng như chi phối hoạt động của Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Các ngân hàng thời kỳ này ngoài hoạt động nhận tiền gởi, cho vay còn xuất ra thị trường các loại chứng thư tiền gửi, được một số cộng đồng chấp nhận như phương tiện thanh toán trong giao dịch và trao đổi. Đến thế kỷ XVIII, các chứng thư ấy lại phát triển hơn và được sử dụng rộng rãi như “tiền”. Lúc đầu, các chứng thư chỉ được phát hành khi có một khoản gởi mới vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân vào ngân hàng bằng tiền vàng hoặc tiền đúc. Tuy nhiên, đến giai đoạn này một tình trạng khác phát sinh trong giới ngân hàng. Do các chứng thư tiền gởi được chấp nhận một cách hết sức rộng rãi, đôi khi nhu cầu về một loại chứng thư nào đó tăng bất ngờ vượt qua số lượng hiện có. Các ngân hàng có máu mạo hiểm bắt đầu xuất thêm các chứng thư tự do khi chưa có người gởi tiền vào thêm. Vào giai đoạn thứ nhất không có gì trục trặc, bởi vì mỗi ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình đều tích lũy được nhiều tài sản. Những tài sản đó, cộng với vốn cổ đông góp vào tạo thành những khoản đảm bảo cho số lượng tiền – chứng thư tự do nói trên. Hơn nữa, lúc đầu loại chứng thư này được đưa ra rất dè dặt và nhanh chóng được thu hồi. Mỗi khi người dân cần đổi ra tiền vàng, các ngân hàng đều đáp ứng rất mau lẹ. Vì thế, người ta bắt đầu quen dần với ý nghĩ tiền chứng thư do các ngân hàng phát ra cũng chẳng khác nào những đồng tiền vàng. Khi đại đa số nhân dân đã quen dần với ý nghĩ đó và chấp nhận chứng thư một cách tin tưởng, không do dự, các ngân hàng vì nhu cầu hoạt động của mình dần phát ra nhiều hơn loại tiền này, vào thời kỳ đó được gọi là “tiền ngân hàng” và nghiệp vụ phát ra các loại tiền ngân hàng ngày nay được gọi là nghiệp vụ phát hành. Đến đầu thế kỷ XVIII, gần như mọi ngân hàng lớn đều thi hành những “công việc tổng hợp”, bao gồm nhận tiền gởi từ công chúng, cho vay và phát hành tiền ngân hàng. Tình trạng được phép phát hành tiền ngân hàng chẳng bao lâu đã bị lạm dụng. Năm 1837, ở tiểu bang Massachusetts của Mĩ, một ngân hàng tư nhân đã phát hành ra 500.000 USD tiền ngân hàng trong khi chỉ có dự trữ 86,48 USD vàng trong kho của mình để bảo chứng. Và đến trước cuộc nội chiến năm 1861, ở Hoa Kỳ có tất cả 7000 loại tiền ngân hàng khác nhau cùng lưu thông, trong đó chỉ có 5000 loại có đảm bảo thực sự bằng vàng. Khi ấy, các ngân hàng tư nhân (trong đó chỉ có một số rất ít có cổ phần của Nhà nước) đua nhau phát hành tiền không có đảm bảo, bất chấp khả năng mà một lúc nào đó, nhân dân cùng nhau đến ngân hàng đổi giấy lấy tiền vàng. Tình huống này có khả năng dẫn đến sụp đổ tài chính và hoảng loạn, gây tác hại nặng nề đến các công dân gởi tiền, tình hình kinh tế, thương mại và sản xuất trong một khoảng thời gian dài. Mặt khác, trong trường hợp giả định các ngân hàng đều có lượng vàng trong kho đủ để bảo đảm cho lượng tiền giấy họ phát hành thì việc mọi ngân hàng đều có quyền phát hành tiền sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông có lúc quá thừa, có lúc quá thiếu, không ổn định và không thống nhất, dẫn đến kết quả là nên sản xuất, thương mại và giá cả thay đổi bấp bênh. Đến năm 1819, sau ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Ngân hàng Amsterdam (Hà Lan), chính quyền các nước và ngay cả giới ngân hàng đều ý thức được rằng việc giới hạn quyền phát hành rõ ràng là một việc làm cần thiết. Chính phủ nhiều nước đã ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng ngân hàng được phép phát hành giấy bạc và dần dần giữ cho các ngân hàng trung tâm độc quyền phát hành tiền, quyền kiểm soát dự trữ vàng, kiểm soát tín dụng và thực hiện việc điều hòa thanh toán cho cả hệ thống ngân hàng trong nước. Lúc này, hệ thống ngân hàng được chia ra thành 2 nhóm ngân hàng với các nghiệp vụ khác nhau: - Thứ nhất, nhóm các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành. - Thứ hai, nhóm các ngân hàng không được phép phát hành tiền và chỉ thực hiện các nghiệp vụ cho vay chiết khấu nhận tiền gửi, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán,… gọi là ngân hàng trung gian. Không phải bỗng nhiên người ta đi đến việc thành lập ngay một ngân hàng phát hành. Thật ra, ngân hàng phát hành thường thoát thai từ một ngân hàng thương mại. Khởi đầu, một ngân hàng thương mại nào đó chiếm một địa vị quan trọng trong hệ thống ngân hàng, được Nhà nước giao cho nhiệm vụ phát hành tiền tệ. Mô hình ngân hàng quốc gia lần đầu xuất hiện tại Venice đầu thế kỷ 17. Trong lịch sử, ngân hàng đầu tiên phát hành tiền theo nghĩa hiện đại là ngân hàng Riskbank của Thụy Điển thiết lập từ năm 1656 và được cải tổ vào năm 1670 được phát hành tiền. Mặc dầu vậy, các nhà ngân hàng vẫn xem Ngân hàng Anh Quốc (Bank of England) là ngân hàng phát hành đầu tiên vì đã áp dụng những kỹ thuật và thi hành những nghiệp vụ được coi như là những nguyên tắc cơ bản của một ngân hàng ương hiện đại, là ngân hàng phát hành kiểu mẫu, có ảnh hưởng sâu rộng đến các ngân hàng ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8000.doc