Lập và phân tích dự án nuôi Nhím

Dự án:      “Lập và phân tích dự án nuôi Nhím” Nhóm thực hiện: Nhóm 5- CLB Nhà hoạch định tương lai. Phần 1:Giới thiệu dự  án.  I.Lý do thực hiện dự án: Ngày nay, đời sống xã hội của nhân dân đã cải thiện hơn trước rất nhiều. Theo đó, người dân ngày càng đòi hỏi những mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, những hộ nông dân vẫn gắn bó với nền nông nghiệp truyền thống, nay đã biết tìm hướng đi mới cho mình để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong xu thế mới ấy, có một số ng

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Lập và phân tích dự án nuôi Nhím, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười quyết định đầu tư nuôi nhím. Đây quả là quyết định táo bạo mà khôn ngoan, nhạy bén. Thật khó tưởng tượng khi nhím là động vật rất dễ nuôi (chi phí thấp, ít bệnh tật), nhưng lại cho lợi nhuận kinh tế cực kì cao. Hiện tại, do thấy rõ thị trường tiêu  thụ nhím thịt là rộng, nên người dân có nhu cầu cao về nhím giống để phát triển sản xuất. Sản phẩm nhím giống đang ở giai đoạn phát triển. Do đó, khi xây dựng trại nhím, chúng ta sẽ có đầu ra ổn định, đảm  bảo. Việc phát triển nuôi nhím sẽ tạo một phần thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi. Ngoài ra, ở các vùng nông thôn, một bộ phận dân cư đang di dân ra thành thị để tìm việc làm. Đặc biệt, thanh niên nông thôn thường có xu hướng dời bỏ nông nghiệp. Việc phát triển và nhân rộng mô hình sẽ có khả năng lôi kéo được một bộ phận thanh niên trở về quê hương lao động, góp phần cân bằng cơ cấu dân số và cơ cấu sản xuất.  Nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế cao, đã được Nhà nước khuyến khích, và nhiều địa phương xây dựng thành đề án phát triển kinh tế (VD: Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh). Nuôi nhím thực sự cho lợi nhuận cao. Làm thế nào để nắm bắt cơ hội tuyệt vời này? Làm thế nào để nuôi nhím có hiệu quả nhất? Chúng tôi xây dựng dự án : “Nhím” để đưa ra câu trả lời. II.Lĩnh vực sản phẩm:   Càng ngày đời sống càng nâng cao, những người sành ăn càng khắt khe, chọn lọc. Và những món ăn từ động vật hoang dã càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, muốn thưởng thức nhũng món ăn đó, dù có tiền, cũng rất khó khăn. Đó là do tính chất khan hiếm của nguồn hàng, và do cần phải tuân thủ những rào cản pháp luật. Nắm bắt nhu cầu đó, nghề nuôi nhím ra đời. Qua khảo sát thị trường, chúng tôi lập ra dự án này với định hướng sẽ cung cấp sản phẩm nhím giống và nhím thịt chất lượng. + Nhím giống: Bán cho người dân muốn phát triển nuôi nhím. Được bán theo đơn vị cặp, xuất chuồng khi nhím bắt đầu vào giai đoạn phát triển mạnh ( khoảng 2 tháng sau khi sinh). Là sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn đầu của dự án. + Nhím thịt: Chủ yếu bán cho các nhà hàng đặc sản. Nhím nuôi bán thịt được nuôi theo chế độ riêng, xuất sau khi sinh khoảng 8 tháng. Là sản phẩm thay thế nhím giống, được bán trong giai đoạn bão hòa nhím giống. Khi thị trường nhím giống suy thoái, dự án sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất kinh doanh nhím thịt.  III.Mô hình, địa điểm: Tên dự án: “Nhím” Mô hình: Trang trại nông nghiệp hộ gia đình. Địa điểm thực hiện: Phù Lãng – Quế Võ – Bắc Ninh. Vốn dự kiến: + Vốn tự có: Tiền mặt:120 (triệu Vnđ); Mặt bằng (đất):  225(triệu Vnđ)            + Vốn vay:           50 (triệu Vnđ) Phần 2:Phân tích dự  án.  I.Căn cứ hình thành dự án:  1.Điều kiện kinh tế  vĩ mô:       Ngày nay,khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển,con người luôn muốn nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần. Một trong những nhu cầu thiết yếu nhất đó là ăn uống. Xu hướng hiện nay với những người có điều kiện kinh tế cao,họ luôn muốn ăn ngon hơn,ăn những món lạ hơn,thậm chí họ sẵn sàng bỏ một lượng tiền không nhỏ để thoả mãn nhu cầu của mình. Có thể nhìn nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngày càng xuất hiện những nhà hàng,những quán ăn sang trọng hơn, chủ yếu họ thường kinh doanh món ăn đặc sản đánh vào dối tượng có thu nhập cao. Lẽ tất yếu đó là thị trường đầu vào cho các nhà hàn này cũng đang rất nóng. Đã có rất nhiều người dân ở các vùng nông thôn biết tận dụng thời cơ để lam giàu,tuy nhiên luôn xảy ra tình trạng cháy hàng,lý do là đầu ra của người nông dân không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà hàng đặc sản. Điều này đòng nghĩa với việc thị trường hàng đặc sản tại thị trường Hà Nội nói riêng cũng như tại Việt Nam nói chung là rất có tiềm năng (xã hội đang ngày một phát triển cho nên nhu cầu này sẽ không ngừng tăng lên,thậm chí trở thành một trào lưu)       - Hiện nay quá trình công nghiệp hoá đang phát triển nhanh, vì thế diện tích đất canh tác đất nông nghiệp đang bị thu hẹp.Cho nên người nông dân muốn chuyển dịch cơ cấu từ trồng trọt sang chan nuôi.Việc phát triển mô hình sẽ cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với một xu hướng mới đầy triển vọng. - Rõ ràng, nhím thịt là thị trường rất tiềm năng. chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều người nhận thấy điều này và đầu tư vào nuôi nhím. Do đó, đây thực sự là giai đoạn rất phát triển của thị trường nhím giống….         2 .Căn cứ pháp lý.  1. Các loài Nhím (Hýtriix spp.) được quy định trong phụ lục III công ước Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp).  2. Theo quy định tại nghị định số 11/2002/NĐ-CP, ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc: quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã; Thông tư số 123/2003/TT-BNN, ngày 14/11/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nghị định 11/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Ch1inh phủ; Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản; Công văn số 456/CV-KL-VP Cites ngày 17/5/2004 của Cục Kiểm lâm về việc: Tăng cường công tác quản lý các trại gây nuôi sinh sản các loài động, thực vật hoang dã.  Việc mua Nhím về gây nuôi phải thực hiện các thủ tục như sau:  1. Thủ tục vận chuyển Nhím:  1.1. Nếu mua Nhím của các tổ chức:  - Hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ tài chính. Trường hợp vận chuyển nội bộ thì phải có phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức;  - Bảng kê động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng do tổ chức lập.  - Xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.  1.2. Nếu mua của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân:   - Bảng kê động vật rừng hoặc bảng kê sản phẩm của chúng do cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lập.  - Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi có động vật rừng hoặc sản phẩm của chúng xác nhận.   2. Thủ tục đăng ký gây nuôi nhím:  Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi Nhím phải lập thủ tục đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm sở tại nơi gây nuôi, gồm:  a. Tên và địa chỉ của trại nuôi, chủ trại hoặc người quản lý trại.  b. Ngày thành lập.  c. Loài được nuôi sinh sản.  d. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của những con đực và con cái trong đàn giống sinh sản.  e. Tài iệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với công ước Cites và luật pháp quốc gia.  f. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của loài động vật nuôi và lý do.  g. Sản lượng sản xuất hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.  h. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.  i. Loại sản phẩm xuất khẩu hay bán ra thị trường (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hay dẫn xuất khác).  j. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: Diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.  3. Tiêu chuẩn trại nuôi;  a. Diện tích chuồng trại phù hợp với loài vật nuôi, phù hợp với năng lực sản xuất đã đăng ký.  b. Những loài động vật hoang dã được cơ quan thẩm quyền khoa học Cites Việt Nam xác nhận có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong điều kiện nuôi nhốt.  c. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và vật nuôi.  d. Có cán bộ chuyên môn để quản lý, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.  e. Có xác nhận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.  Cơ quan Kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm) chỉ chấp nhận và mở sổ đăng ký đầu vật nuôi cho các trại và hộ gia đình cung cấp đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện chuồng trại như đã hướng dẫn nêu trên.        .3.Môi trường tự  nhiên và tài nguyên thiên nhiên:   Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có mùa đông lạnh phù hợp với loài  nhím. Độ ẩm không cao lắm, nhiệt độ trên núi không cao lắm. Địa điểm chính xác là trong vườn nhà có cây che bóng mát (cây mít, vải, nhãn...)    4.Quy hoạch phát triển kinh tế:   Khu nuôi nhím gần với khu công nghiệp Quế Võ 3 nên rất thuận tiện giao thông vận tải. Chính vì thế nên có thể dễ dàng vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ và cũng thuận tiện trong việc khách hàng  tìm tới trang trại nuôi nhím. Khu công nghiệp Quế Võ 3 hiện đang được đầu tư xây dựng nên có thể nói là nơi thích hợp để nuôi trồng. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích nhân dân phát triển nghề chăn nuôi nhím. Hiện tại ở các nông thôn thì quá trình đô thị hoá rất cao nên thanh niên thường dời làng đi làm công nhân. Khi ta hình thành trang trại nuôi nhím thì trước hết giải quyết được một phần việc làm đồng thời giữ thanh niên ở lại lập nghiệp tại những vùng quê. Nhà nước đang có chính sách khuyến khích thanh niên lập nghiệp tại chính quê hương . II.Nghiên cứu khía cạnh thị trường về sản phẩm của dự án:  1.Đánh giá khái quát về thị trường tổng thể của sản phẩm:       Hiện nay nuôi nhím không còn quá xa lạ ở Việt Nam, điều đó cũng có nghĩa thị trường tiêu thụ đang ngày được mở rộng.Tuy nhiên,theo tìm hiểu thì nhím được nuôi chủ yếu tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và một số tại các tình vùng núi phía Bắc.Trong khi đó Hà Nội là một thị trường tương đối lớn,hơn nữa khu vực lân cận lại khan hiếm đầu vào cho nên sẽ rất mất công vận chuyển sản phẩm.. 2.Phân đoạn thị trường-Xác định thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng.      2.1.Phân đoạn thị  trường:          -Loại sản phẩm: Thị trường nhím là 1 thị trường mới. Hiện nay nhu cầu trên thị trường chủ yếu là nhím giống. Do nhím là một loại vật nuôi còn khá mới mẻ và có nguồn vốn  đầu vào lớn. Mấy năm gần đây, nhà nước có  chương trình khuyến khích các hộ gia đình nuôi nhím  để xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập. Do đó đã làm cho cầu về nhím giống thực sự tăng lên, gây mất cân bằng cung cầu. Lượng cầu quá nhiều trong khi cung không đủ. Ví dụ như trên địa bàn TPHCM sức cung chỉ bằng 1% lượng cầu. Vì vậy việc xâm nhập vào thì trường nhím giống là 1 biện pháp hữu hiệu bây giờ. Thị trường phân phối cũng khá  rộng do nhím dễ nuôi và dễ sống. Có  thể phân phối khắp miền bắc do ở miền bắc nhu cầu nhiều mà địa nhà cung cấp thì còn hạn chế. Ngoài cung về mặt hàng nhím giống, chúng ta sẽ xâm nhập vào thị trường nhím thịt. Mục đích của việc nuôi nhím là lấy thịt làm thực phẩm. Bây giờ nhu cầu thực tế là nhím giống. Nhưng trong vài năm nữa, khi thị trường đã bão hòa thì nhu cầu đích thị là nhím thịt. Mặt khác thịt nhím ăn ngon, chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, làm thuốc chữa bệnh cho người.          - Giá sản phẩm:Tuỳ  theo từng loại sản phẩm đã nêu ở trên sẽ  có từng mức giá khác nhau được chia theo chất lượng nhím.      2.2.Xác định thị  trường mục tiêu: Xác định việc đặt trang trại ở Bắc Ninh. Việc cung cấp các loại nhím giống cho các khu vực xung quanh như Bắc Giang, Lạng Sơn… hay các khu vực khác đều có cầu về  nhím cao. Lợi thế thứ 2 là mô hình này ở gần HN nơi có khả  năng tiêu thụ mạnh về mặt thịt nhím trong tương lai. Thị trường mục tiêu vẫn lấy Hà Nội làm chính. Do khu vực này đông dân cư, có nhiều đối tượng thu nhập cao. Họ sẵn sang trả chi phí cao để thỏa mãn nhu cầu của mình (thưởng thức đặc sản). Giới sành ăn cho rằng thịt nhím ngon ngọt, chắc thơm và là vị thuốc quý. Do đó cầu về thịt nhím của họ là rất lớn.          - Về nhím lấy thịt: thị trường được nhắm đến trước tiên sẽ là Hà Nội,cụ thể là các nhà hàng đặc sản.          - Về nhím giống:Thị  trường là tương đối rộng vì ta có thể  cung cấp cho bất kì ai,ở đâu có nhu cầu.      2.3.Xác định thị  trường tiềm năng:        Ngoài việc cung cấp nhím  ở miền bắc, chúng ta có thể mở rộng mô hình cung cấp nhím cho các tỉnh miền trung và  miền nam. Do nhím là động vật dế nuôi, lại sinh lời lớn nên có thể phân bổ được từ  Bắc đến Nam. 3. Dự báo cung cầu sản phẩm .     3.1 . Nhận định thị trường tiêu thụ nhím hiện tại .  Trước kia , nhím là loài thú rừng nằm trong danh sách cấm săn , bắt . Nhưng nhiều năm trở lại đây nhím đã trở thành vật nuôi trong các hộ gia đình và mở rộng ra trong các trang trại kinh doanh . Nhím là loài động vật dễ nuôi , ít bệnh , thị trường tiêu rhụ rộng lớn về : nhím giống , nhím thịt , một số bộ phận nội tạng của nhím còn dùng làm thuốc chữa bệnh , ngoài ra lông nhím còn có thể làm đồ thủ công mỹ nghệ . Chính vì vậy nhu cầu về nhím giống đang tăng cao , trong khi đó mức cung hàng năm dù tăng vẫn không đủ đáp ứng lượng cầu . Theo ước tính năm 2009 , lượng cung nhím chỉ đáp ứng được khoảng 5% lượng cầu đang không ngừng tăng lên . Chính vì vậy giá tiêu thụ nhím luôn ở mức cao và có xu hướng tăng lên . Năm 2003 giá 1 đôi nhím con là 1,2 triệu đồng, đến cuối năm 2003 là 1,8 triệu đồng, đến năm 2004 là 3 triệu đồng, sang năm 2005 là 5 triệu đồng, từ đầu năm 2006 là 6,5 - 7,5 triệu đồng, đến năm 2008 giá khoảng 9 triệu / cặp đến , năm 2010 giá của một cặp nhím giống vào khoảng 12-15 triệu đồng. Gía nhím thịt hiện tại cũng vào khoảng 500-550 nghìn đồng / kg. Trong năm 2010 ,có thêm nhiều hộ gia đình , cá thể kinh doanh tham gia vào thị trường với tư cách bên cung nhưng vẫn không thu hẹp được sự chênh lệch cung - cầu quá lớn như hiện nay . Nhiều người có ý định chăn nuôi nhím nhưng không thể tìm được nguồn cung vì nhím giống khan hiếm .       3.2 . Dự báo cung - cầu về nhím trong tương lai            3.2.1 . Cầu về nhím giống và nhím thịt tiếp tục tăng      Cầu về nhím giống và nhím thịt vẫn tiếp tục tăng bởi các nguyên nhân sau: - Quy định pháp lý về việc chăn nuôi cũng như tiêu thụ các sản phẩm từ nhím thông thoáng hơn - Nhà nước còn khuyến khích thanh niên , các hộ gia đình nuôi nhím nhằm tạo thêm việc làm đồng thời biến nó thành nghề giúp xóa đói giảm nghèo - Nhiều người còn e ngại việc chăn nuôi nhím do vốn đầu tư lớn và lo ngại rủi ro (nhím bị bệnh) do không nắm được thông tin cũng như thuật nuôi nhím. Với các điển hình cụ thể hành công trong chăn nuôi nhím cùng với việc phổ biến kỹ thuật nuôi nhím đến người dân làm tăng kỳ vọnh thu nhập khi nuôi nhím làm cầu tăng - Thịt nhím thơm, ngon là món ăn đặc sản nhiều người ưa thích -  Hiện nay trên thị trường Hà Nội cũng có 1 số cửa hàng kinh doanh thịt đặc sản, trong đó bao hàm cả thịt nhím. Nhưng do hiện nay, cung về nhím giống còn hạn chế khiến cho lượng nhím thịt không đủ bù đắp so với cầu về nhím thịt. Chính những nguyên nhân  đó đã làm đường cầu theo giá dịch chuyển sang phải.            3.2.2 . Cung về nhím giống và nhím thịt cũng đang tăng       Với thị trường vẫn ở dạng tiềm năng, chưa bão hòa như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định được cung về nhím tăng lên. Thị trường chưa bão hòa, hầu hết những người có nhu cầu về nhím giống đều muốn đầu tư vào chăn nuôi nhím giống với đầu ra cũng là nhím giống. Vì vậy cầu hiện nay sẽ một phần trở thành cung trong tương lai. Chính vì điều đó cũng làm đường cung theo giá dịch chuyển sang bên phải. Chính sự dịch chuyển cả đường cung và cầu sẽ xác lập một mức giá mới. Nhưng do sự dịch dịch chuyển của đường cầu lớn hơn nên mức giá sẽ tăng lên. Đặc biệt là trong ngắn hạn khi mức cung chỉ có thể thay đổi ít .       Dự đoán trong vòng 1 năm nữa thì thị trường này vẫn khó có  thể cân bằng được giữa cung và cầu. Cung vẫn chưa đáp ứng được hết lượng cầu. Nhím giống vẫn trở nên hấp dẫn, và thu hút nhiều nhà  đầu tư. Do đầu tư tốn kém  hạn chế được nhiều đối thủ cạnh tranh ban đầu), thu lợi nhuận cao và khả năng rủi ro ít (tầm 5%)..                3.2.3 . Dự báo cung cầu khi thị trường nhím giống bão hòa .       Khi thị trường nhím giống bão hòa (sau nhiều năm nữa), các hộ gia đình và cá thể kinh doanh sẽ chuyển hướng sang thị trường tiêu thụ thị nhím hoặc các chế phẩm từ nhím khác. Ước tính giá nhím thịt khi bão hòa sẽ vào khoảng 200-300 nghìn đồng / kg (do thịt nhím là đặc sản và được nhiều người ưa thích). Với mức giá đó cũng sẽ mang lại nguồn thu tương đối lớn cho người chăn nuôi .   4.Marketing sản phẩm.            -  Giữ uy tín với khách hàng sẽ là 1 cách lan truyền nhanh nhất. Vì trong chăn nuôi ngưới ta cần chất lượng cao.              - Quảng cáo qua báo chí và internet   Có nhiều cách để quảng cáo. Tuy nhiên hiện nay, cách quảng cáo thông dùng nhất là đăng tin trên báo và internet. Cách này dễ làm nhưng sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vì mọi người còn e dè về thông tin cung cấp trên đó, có thể sai sự thật.          -  Tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tự PR cho chính mình.              +Quảng bá sản phẩm qua truyền hình:  Có đề nghị với Đài truyền hình về việc tình nguyện tham gia chương trình Nông dân làm giàu (VTV1), Bạn của nhà nông, Cùng nông dân bàn cách làm giàu (VTV2), Nông nghiệp – Nông thôn (VTC16)…..Qua đó, phổ biến mô hình chăn nuôi hiệu quả, đồng thời nâng cao uy tín, quảng bá sản phẩm.              + Tham gia giới thiệu sản phẩm tại các hội trợ nông nghiệp.         -  Riêng đối với nhím thịt: Tiếp thị trực tiếp - đến tận các nhà hàng để giới thiệu -  Để khẳng định được thương hiệu của sản phẩm khi mới gia nhập thị trường, cần phải biết cách tiếp cận với các khách hàng mục tiêu và tiềm năng. Đối với thị trường nhím giống thì khách hàng mục tiêu chính là các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. Cách tiếp cận có thể là sự giao lưu,gần gũi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi nhím, tặng kèm sách hướng dẫn nuôi nhím khi họ mua nhím giống từ trang trại của mình.         -   Gây dựng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm: Có thể có hình thức khuyến mãi (ví dụ: tặng lồng chuyên dụng, giảm giá sản phẩm….) với những khách hàng quen thuộc. Mặt khác, khuyến khích khách hàng PR cho sản phẩm của mình nều họ thấy hài lòng về chất lượng.    -   Xây dựng mô hình hợp tác xã thanh niên nhằm gây, nuôi con đặc sản ở địa phương. Qua đó nhằm quy tụ những hộ chăn nuôi vào HTX để phổ biến kiến thức khoa học, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi,. Đặc biệt, mô hình sẽ thu hút được các bạn trẻ ham học hỏi, muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Mô hình này rất có ích đối với xã hội. Và qua đó chúng tôi cũng có thể tạo dựng, quảng bá uy tín, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.   5.Chiến lược phân phối - Nhím giống:     + Lúc đầu sau khi mới gia nhập thị trường: Một mặt, tự phân phối sản phẩm tới khách hàng. Hiện tại, do nhím giống khan hiếm, khách hàng thường đến tận nơi mua nhím và tự vận chuyển về. Với những người ở xa, gặp khó khăn về mặt đi lại, chúng tôi phân phối bằng cách giao hàng tận tay khách hàng. Mặt khác, đề nghị  hợp tác với  trại cung cấp nhím giống ban đầu cho dự án: Trại nhím của chúng tôi có khả năng cung cấp nhím giống, nhưng lại chưa có thị trường, chưa có uy tín. Trại nhím của họ đang ở trong tình trạng sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng. Chúng tôi đề nghị họ làm trung gian trong việc cung ứng sản phẩm.      + Sau khi đã tạo được thương hiệu chúng tôi đã có thị phần ổn định. Chúng tôi sẽ tự phân phối và có thể mở rộng mô hình kinh doanh. -    Với thị trường thịt nhím: cung cấp trực tiếp cho các cửa hàng đặc sản. Ban đầu thì phải tự liên hệ trên địa bàn TP Hà Nội. Sau đó có thể mở rộng ra các TP xung quanh như Hải Phòng, Nam Định,….   6.Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án:      6.1:Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:      -   Về đối thủ cạnh tranh: Chắc chắn đối thủ cạnh tranh của dự án sẽ là các trang trại,hộ gia đình đã và đang nuôi cùng loại nhím. Chủ yếu họ là các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. Họ không có chiến lược kinh doanh 1 cách cụ thể. Hoạt động riêng lẻ theo kiểu có bao nhiêu bán bấy nhiêu. Lợi thế của họ là gia nhập thị trường trước chúng ta nên có thể đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. -   Với các đối thủ tiềm năng: Do muốn gia nhập thị trường cần 1 nguốn vốn tương đối lớn nên vì vậy nó là 1 cản trở lớn đối với những ng muốn đầu tư vào ngành này.         -  Lợi thế của chúng tôi là vị trí địa lý: gần với địa bàn tiêu thụ chính nên sẽ dế dàng tiếp thụ cũng như cung ứng sản phẩm. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu và ứng dụng những phương pháp kĩ thuật chăn nuôi mới nhất để tạo nên một sản phẩm nhím có chất lượng nhất,đảm bảo và nâng cao uy tín.            6.2 Chiến lược kinh doanh - Chiến lược giá.  6.2.1 Chiến lược kinh doanh Xét sơ đồ các giai đoạn chu kì sống của sản phẩm:   Mỗi sản phẩm bất kì  đều có chu kì sống với 5 giai đoạn: 1, Quy hoạch sản phẩm 2, Tung ra thị trường 3, Phát triển 4, Bão hoà 5, Suy thoái    Tương ứng với mỗi giai đoạn trên là sự thay đổi mức tiêu thụ  cũng như lợi nhuận. Theo khảo sát sơ bộ thị  trường nhím giống, chúng tôi nhận thấy: a, Năm 2003 giá 1 đôi nhím con là 1,2 triệu đồng, đến cuối năm 2003 là 1,8 triệu đồng, đến năm 2004 là 3 triệu đồng, sang năm 2005 là 5 triệu đồng, từ đầu năm 2006 đến nay là 6,5 - 7,5 triệu đồng... Giá nhím giống lên 13triệu/đôi năm 2009, và chưa có dấu hiệu giảm. b, Mức tiêu thụ sản phẩm đang tăng mạnh. Bằng chứng là các trại nhím giống đều đang ở trong tình trạng không sản xuất kịp nhu cầu, người dân tìm mua nhím rất khó khăn. c, Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều trại cung cấp nhím giống. Số  lượng đối thủ cạnh tranh đang tăng lên.     Vậy sản phẩm nhím giống đang ở trong giai đoạn phát triển. Theo những người nuôi nhím có kinh nghiệm, giai đoạn này đã bắt  đầu 6 năm và còn kéo dài khoảng 4-5 năm nữa. Sau đó, sản phẩm sẽ bước vào giai đoạn bão hoà: mức tiêu thụ chậm lại, cạnh tranh gay gắt hơn, lợi nhuận giảm sút. Giai đoạn bão hoà kéo dài khoảng  5-7 năm nữa. Sau đó, sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái. Dựa vào sự phân chia giai đoạn như trên, có thể đưa ra chiến lược sản xuất như sau: 1.   Hai năm đầu -        Mua 2 cặp nhím giống thuần thục, 2 cặp nhím nhỡ (8-10 tháng tuổi), 2 cặp nhím nhỏ (2tháng tuổi) -        Số nhím con sinh ra là 20 cặp. Bán 10 cặp đầu tiên (để tranh thủ lúc giá nhím còn cao), 10 cặp tiếp theo để lại nuôi làm giống. 2.   Hai năm tiếp theo -        Ban đầu có 6 đôi, thêm 10 đôi nhím con, trại nhím có 16 đôi nuôi sinh sản. -        Trong 2 năm này, số lượng nhím con sinh ra là 70 đôi. Trong đó, bán 40 đôi nhím giống, giữ 4 đôi nuôi làm nhím giống, 26 đôi nuôi bán thịt. 3.   Hai năm tiếp -        Có 20 đôi nhím sinh sản. -        Số lượng nhím con sinh ra là 90 đôi. Bán 30 đôi nhím giống, giữ 10 đôi làm giống thay thế, giữ 50 đôi nuôi bán thịt 4.   Hai năm tiếp -        Có 30 đôi nhím sinh sản, giữ 20 đôi, cuối kì bán thịt 10 đôi. -        Số lượng nhím con sinh ra là 100 đôi. Bán 20 đôi nhím giống, giữ 80 đôi nuôi lấy thịt. 5.   Hai năm tiếp -        Có 20 đôi nhím sinh sản. -        Số lượng nhím con sinh ra là 80 đôi. Giữ 80 đôi này nuôi bán thịt     20 đôi nhím sinh sản tiếp tục để sinh sản.    6.2.2 Chiến lược giá Trong 2 năm đầu:    Giá nhím 2 tháng tuổi : 13tr/đôi    Giá nhím thịt: 6,5 tr/con ( 1con 13kg, giá 0.5tr 1 cân hơi) Trong 2 năm tiếp: Giảm giá một chút để thu hút khách hàng.    Giá nhím giống là  12tr/đôi    Giá nhím thịt: như  trên Trong 2 năm tiếp nữa: Tiếp tục giảm giá nhím giống, vì cầu đang giảm.    Giá nhím giống: 10tr/đôi     Giá nhím thịt: như  trên Trong 2 năm tiếp: Tiếp tục giảm giá nhím giống, vì cầu đang giảm.     Giá nhím giống: 8tr/đôi     Giá nhím thịt: 5tr/con ( 1 con 13kg, giá 0.4tr/kg) Trong 2 năm cuối:    Giá nhím giống: 6tr/đôi     Giá nhím thịt: như  trên III. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án :        Kỹ  thuật nuôi nhím khá đơn giản có thể áp dụng cho nuôi theo trang trại hoặc theo hộ gia đình .   Chuồng trại :                  1.1.  Địa điểm dựng chuồng trại :            Tuy nhím là động vật dễ nuôi và thích ứng với mọi điều kiện khí hậu khác nhau nhưng khi chọn địa điểm dựng chuồng trại chúng ta nên chọn : Địa điểm rộng Thoáng mát Có cây che phủ để tránh nắng cho nhím Nền cao hơn khu vực xung quanh tránh tụ nước                 1.2.   Mô tả  : Dãy chuồng liền tường theo hàng ngang 1 chuồng 2 con ( 1 cái , 1 đực ) Có hệ thống mái che Hệ thống ống dẫn thải Hệ thống chiếu sáng                 1.3. Các thông số kỹ thuật cụ thể                         1.3.1 . Chuồng    :        -     Kích thước : chiều dài (1m) , chiều rộng (1m ) cao (0.9m)       -      Khung đậy phía trên hàn bằng sắt vuông ( sắt 1 ) , các thanh ghép song song . Phía trong gắn cố định vào thành của chuồng ( có thể tận dụng để chứa thức ăn ) . Nửa bên ngoài có thể mở lên ( tiện cho việc cho ăn , chăm sóc , dọn dẹp )       -      Đáy chuồng dốc ra ngoài  : 5%  ( không bị đọng nước sau khi vệ sinh chuồng giúp chuồng luôn khô thoáng , tránh các bệnh về da cho nhím )        - Bát uống nước được gắn cố định vào góc chuồng                         1.3.2. Hệ thống mái che  - Mái tôn có khung sắt khỏe chống - Độ cao của mái so với thành trên chuồng khoảng hơn 1 m  - Vào mùa nắng phải che phủ cho mái tôn để tránh nóng cho nhím  - Phần thừa ra ngoài của mái tôn so với mép ngoài của chuồng khoảng 50 cm (khi có mưa sẽ không hắt vào chuồng đòng thời tiện cho việc chăm sóc vào những ngày mưa )  - Tốt nhất nên có cây tạo bóng râm, tránh những cây quá cao, to (khi có mưa bão dễ gây ảnh hưởng đến nhím), nên trồng cây dây leo giữ mát cho mái tôn .                        1.3.3. Hệ thống dẫn thải và xử lí chất thải - Ống dẫn thải : ống dẫn ra trước chuồng ,rồi ra một ống chạy dọc theo lối đi qua các chuồng , theo ống đó tới hố xử lý biogas - Ống dẫn thải dặt chìm dưới lối đi , có độ dốc hợp lý , tránh trường hợp tắc ống . - Đối với chất thải rắn được dọn bằng các dụng cụ chuyên dụng - Hầm Biogas: Có thể tận dụng mặt bằng phía trên để làm thêm chuồng nhím.                 1.3.4 . Hệ thống nước sạch vệ sinh chuồng trại         Là hệ thống ống nhựa PVC dẫn từ giếng, chạy dọc theo mái che . Cứ 5 chuồng  , trên ống chính có các nhánh nhỏ có van , khi rửa chuồng thì nối dây bơm cao su để dẫn nước rửa chuồng .               1.3.5. Hệ thống chiếu sáng   Một đèn neon dài / 5 chuồng  ( tiện cho việc chăm sóc )  Chi phí xây dựng 1 chuồng nhím (đơn vị: triệu đồng) STT Nội dung Đơn giá Số lượng Thành tiền 1 Mái che: Tôn 4 zem 3, Gia công khung sắt 0.155 1,5m2 0.2325 2 Xây chuồng 0.3 1 0.3 3 Rãnh dẫn nước thải 0.1 1.m 0.1 4 Lưới đậy trên mặt chuồng 0.3 1m2 0.3 5 Tổng 0.9325 Chi phí mua và lắp đặt các thiết bị phụ trợ: STT Nội dung Đơn giá Số lượng Thành tiền 1 Hầm Biogas 3 1 3 2 Máy bơm nước (Model: JB 150M của hãng SEALAND ITALY) 4.4 1 4.4 3 Bóng đèn (Compact 2U/11W) 0.0247 5 0.1235 4 Vỏ bao tải 0.001 100 0.1 5 Ống dẫn nước PVC 27 – thoát, Nhựa Tiền Phong 0.0056 60m 0.336 6 Dây điện ruột đồng 0.00115 60m 0.069 7 Chi phí lắp đặt 2 Tổng 10.0285 Dụng cụ  : Chổi quét (2 chiếc) và xẻng hót cán dài (1 chiếc) ( dọn dẹp chất thải rắn ) Xô có nắp đậy ( ngâm ngô trước khi cho nhím ăn )  : 3 xô , dung tích 10L/xô Chậu to ( rửa rau ) (2 chiếc) Rổ to : 2 chiếc Bình sục ozôn  ( khử độc trước khi cho nhím ăn ) Lồng và vợt bắt nhím chuyên dụng (đặt gia công ) Chi mua công cụ dụng cụ ban đầu:   STT Tên Đơn giá Số lượng Thành tiền 1 Lồng chuyên dụng 0.1 2 0.2 2 Vợt chuyên dụng 0.02 2 0.04 3 Xẻng cán dài 0.03 1 0.03 4 Chổi cán dài 0.03 2 0.06 5 Xô có nắp  đậy 0.05 3 0.15      6 Chậu to 0.05 1 0.05   7 Rổ 0.03 1 0.03 8 Bình sục ozon 5 1 5 Tổng 5.56 3 . Kỹ thuật chăm sóc :       3.1 . Cho ăn             3.1.1 . Loại thức ăn :      Nhím thuộc lớp động vật gặm nhấm ( giống chuột ) , nó có thể ăn hầu hết các loại củ quả và lá cây , chính vì vậy nguồn thức ăn của nhím rất dồi dào . Tuy vậy nhím rất có thể mắc các bệnh về đường ruột nếu ăn những loại thức ăn không sạch , có sâu bọ , thuốc sâu hoặc các thuốc kích thích khác . Chính vì vậy , trước khi cho nhím ăn chúng ta phải sơ chế thức ăn nhằm loại bỏ cácchất độc hại đồng thời bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào thức ăn . -   Đối với thức ăn dạng hạt khô như : ngô , khoai sắn khô …Chúng ta phải ngâm muối 2 ngày 2 đêm (để khử mốc và tăng lượng muối ) sau đó phải chiêu sạch nước chua . -    Đối với thức ăn là rau , củ : Phải rửa sạch , loại bỏ sâu bọ .sục ôzôn để khử độc . Sau đó ngâm khoảng 15 phút rồi cho ăn           3.1.2 . Khẩu phần ăn và cách thức cho ăn    Cho nhím ăn thành 3 bữa cố định    - Bữa sáng 8h : cho ăn rau củ : 0.5 mớ / con hoặc 0.5 củ su hào/con ; 1 củ cà rốt / con.    - Bữa chiều 17h : cho ăn ngô hoặc các loại hạt khô 80g/con    - Bữa tối 20h   : cho ăn gấp đôi lượng thức ăn của bữa sáng     Ngoài ra chúng ta có thể đổi khẩu phần ăn với lượng dinh dưỡng hợp lý cho nhím . Đối với nhím nuôi thịt hoặc nhím chửa , trong thời gian nuôi con nên tăng lượng thức ăn hợp lý . Đối với nhím nuôi để không nên cho ăn quá nhiều , nếu cho ăn quá nhiều nhím sẽ không đẻ .    Cho nhím uống nước 1bát nước / chuồng / ngày                 3.2 . Kỹ thuật chăm sóc nhím để và tách con sau đẻ -Trong một chuồng là  một cặp nhím ( 1 đực , 1 cái ) . Khi nhím vào tuổi sinh sản ( 14 – 17 tháng  ) cho ăn điều độ sao cho tăng trọng 1 kg/ tháng( với nhím thịt thì có  thể tăng từ 2-3kg/tháng ) . Nếu cho ăn quá  nhiiêù , nhím sẽ béo nhím non sẽ dễ bị chết ngạt trong bụng mẹ .   - Nếu thấy nhím không đẻ khi đã nuôi lâu rồi nên đảo con đực   - Nhím mang thai 3-5 tháng , trong khoảng thời gian này , không đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt , chỉ cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho nhím mẹ .   - Khi nhím sinh con không cần tác động của con người   - Nhím con sau khi sinh 1 tháng bắt đầu tập ăn , sau 2 tháng có thể tách mẹ    - Khi tách nhím con chú ý đảo cặp tránh hiện tượng giao phối cận huyết sau này    - Nhím đẻ trung bình 5 lứa / 2 năm ; 1-3con / lứa      3.3 . Các bệnh thường gặp ở nhím và các biện pháp phòng tránh         Nhím rất ít mắc bệnh ( theo kinh nghiệm của những người đã từng nuôi) . Tuy vậy nhím có thể mắc một số bệnh ( thường có nguyên nhân do thức  ăn không sạch hoặc chuồng trại không thông thoáng , những bệnh này thường dễ phòng tránh và dễ chữa )        3.3.1. Bệnh về đường ruột :       - Nguyên nhân : do thức ăn có thuốc trừ sâu , thuốc kích thích , có sâu bọ , nấm mốc ….        - Biểu hiện bệnh : nhím bỏ ăn , yếu ớt        - Các chữa trị và phòng tránh :   Khi phát hiện nhím bị bệnh cần liên hệ với bác sĩ thú y hoặc với người có kinh nghiệm tránh việc tự ý chữa trị khi không cơ sở .   Cần phòng tránh bằng cách sơ chế kỹ thức ăn kỹ trước khi cho nhím ăn         3.3.2 . Bệnh ngoài da :  - ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25459.doc
Tài liệu liên quan