Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

Lời mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Hoạt động tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi Công ty và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của Công ty. Vai trò đó được thể hiện ngay từ khi thành lập Công ty, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động. Và để đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành một cách liên tục, thường xuyên và đạt hiệu quả cao trước hết và khâu đầu tiên là phải đảm bảo đầ

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đủ nhu cầu về vốn kinh doanh. Sự phát triển kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của các Công ty đòi hỏi phải có lượng vốn ngày càng nhiều. Vì thế, vấn đề đảm bảo vốn kinh doanh cho hoạt động của Công ty ngày càng có một vai trò quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế như ngày nay. Để đảm bảo có đủ vốn thì yêu cầu đầu tiên là phải xác định được nhu cầu vốn, khơi thông các nguồn vốn, lựa chọn phương pháp cũng như sử dụng hợp lý các hình thức huy động vốn và đây chính là nội dung của việc lập kế hoạch huy động vốn nhằm đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động của mỗi Công ty. Công ty Cổ Phần Đầu Từ và Xây dựng số 4 là Công ty Cổ phần, hoạt động về lĩnh vực xây dựng. Sản phẩm là các công trình và hạng mục công trình có đặc điểm khác hẳn với các sản phẩm công nghiệp khác, nhất là chúng giá trị rất lớn và thời gian hoàn thành kéo dài, do đó một vấn đề đạt ra không chỉ với Công ty Cổ phần Xây dựng số 4 mà với tất cả các Công ty thuộc ngành xây dựng là làm thế nào để có thể trang trải mọi chi phí trong suốt quá trình thực hiện dự án xây dựng. Chính vì vậy, mà sau thời gian thực tập tại Công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4” 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài: Xác định nhu cầu vốn cho các Công ty nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp huy động vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 Nhiệm vụ của đề tài: Để thực hiện được mục đích trên cần phải làm những việc sau: Làm rõ những vấn đề về vốn và nguồn vốn sản xuất kinh doanh thông qua các quyết định tài chính quan trọng của Công ty. Xác định nhu cầu sử dụng vốn của Công ty trong năm 2007, dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh Xác định các căn cứ cho việc huy động vốn Đưa ra kế hoạch huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 2. Đối tượng và phạm vi của đề tài Đối tượng của đề tài: Xác định nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn để đảm bảo hoạt hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 được diễn ra tốt. Phạm vi của đề tài: Giới hạn trong phạm vi về vốn nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4. 3. Phương pháp thực hiện Sử dụng các phương pháp tính toán và phân tích trong phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, bao gồm: phương pháp so sánh; phương pháp thay thế liên hoàn; phương pháp hệ số. 3. Kết cấu đồ án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lập kế hoạch huy động vốn Chương 2: Giới thiệu Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 và nhận dạng về các căn cứ cho việc huy động vốn Chương 3: Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 Chương 1 Cơ sở lý thuyết về Lập kế hoạch huy động vốn Khái niệm về vốn và nguồn vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, vốn và nguồn vốn kinh doanh là hai mặt khác nhau thể hiện cùng một nội dung là tài sản. Vốn kinh doanh là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích trong tương lai, nó liên quan tới kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, còn nguồn vốn là chỉ nguồn gốc để hình thành nên vốn hay nguồn vốn chính là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong phần cơ sở lý thuyết này, vốn và nguồn vốn kinh doanh được trình bày trong các quan hệ giữa đầu tư và tài trợ trong doanh nghiệp thông qua các quyết định tài chính quan trọng. 1.1.1 Vốn kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là một hàng hóa đặc biệt, nó giống với các hàng hóa khác ở chỗ là: nó có giá trị, được gắn liền với chủ sở hữu và được lưu thông trên thị trường nhưng điều đặc biệt mà các hàng hóa khác không có, đó là: chủ sở hữu có thể chuyển hóa vốn từ trạng thái này sang trạng thái khác hoặc có thể chuyển quyền sử dụng. Vốn kinh doanh được biểu hiện bằng tiền nhưng không phải mọi nguồn tiền đều là vốn, tiền được coi là vốn khi nó đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định và được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh để sinh lời. Vốn kinh doanh được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau vì thế khi huy động vốn không chỉ huy động vốn bằng tiền mà còn phải chú trọng đến các tài sản có sẵn trong từng doanh nghiệp và các giá trị vô hình. Vốn có giá trị về mặt thời gian do đó khi tính toán nhu cầu vốn, không chỉ tính toán tổng nhu cầu mà còn phải tính lượng vốn cần thiết để huy động trong từng thời kỳ Phân loại vốn kinh doanh Dựa vào công dụng kinh tế và tính chất vận động của vốn để phân loại vốn thành hai loại, đó là: Vốn dài hạn và Vốn ngắn hạn Vốn dài hạn Vốn dài hạn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản dài hạn của doanh nghiệp Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất Được biểu hiện dưới dạng tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó, Tài sản cố định ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các tài sản có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. Dựa vào hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư toàn bộ tài sản cố định được chia thành: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính. Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định, có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định, không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Vốn dài hạn liên quan tới quyết định đầu tư dài hạn, đó là một trong những quyết định có tính chất chiến lược rất quan trọng, có ảnh hưởng sống còn vì đòi hỏi vốn lớn, mỗi quyết định đầu tư đều ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài. Thông qua đầu tư sẽ tác động đến quy mô, trình độ trang thiết bị, công nghệ từ đó ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Quyết định này biểu hiện ở việc doanh nghiệp đầu tư vào tài sản dài hạn và gắn liền với việc xác định nhu cầu về vốn dài hạn, nó phụ thuộc trực tiếp vào mục tiêu sản xuất kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp Vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, gía trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Được biểu hiện dưới dạng tài sản lưu động và tài sản đầu tư ngắn hạn. Trong đó, tài sản lưu động ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các tài sản có gía trị nhỏ hơn 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng nhỏ hơn 1 năm. Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động gồm Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất gồm: nguyên nhiên vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến. Tài sản lưu động lưu thông bao gồm: các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển… Trong quá trình sản xuất kinh doanh các Tài sản lưu động sản xuất và các TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Vốn ngắn hạn có liên quan tới quyết định đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp, đó là là những quyết định liên quan đến các tài sản ngắn hạn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra hàng ngày tại doanh nghiệp như việc mua sắm nguyên vật liệu. Quyết định này gắn liền với việc xác định nhu cầu về vốn ngắn hạn và phụ thuộc vào qui mô sản xuất; trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng vốn; sự biến động giá cả vật tư, hàng hoá và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.4 Vai trò của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được các dự án kinh doanh, không tiếp cận được với các cơ hội kinh doanh tốt, do đó hiệu quả kinh doanh không cao và vì vậy doanh nghiệp sẽ không tồn tại và phát triển được. 1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh là những nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh 1.1.2.2 Đặc điểm của nguồn vốn kinh doanh Đặc điểm của nguồn vốn kinh doanh được thể hiện qua quyết định tài trợ của doanh nghiệp, thể hiện ở việc: doanh nghiệp sẽ huy động vốn từ những nguồn nào để thực hiện được các quyết định đầu tư, hay là những nguồn vốn đầu tư nào mà doanh nghiệp có thể khai thác được. Bao gồm: quyết định tài trợ dài hạn và quyết định tài trợ ngắn hạn. Trong đó, tài trợ dài hạn là sử dụng nguồn vốn dài hạn còn tài trợ ngắn hạn là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Có thể lựa chọn nguồn tài trợ theo các xu hướng cơ bản sau: Sử dụng toàn bộ nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho tổng tài sản của doanh nghiệp. Cách tài trợ này rủi ro thấp nhưng chi phí cao Sử dụng tài trợ dài hạn cho toàn bộ tài sản dài hạn và tài trợ ngắn hạn cho toàn bộ tài sản ngắn hạn. Cách tài trợ này có độ rủi ro cao nhưng chi phí thấp Toàn bộ tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Cách tài trợ này rủi ro trung bình và chi phí trung bình. Trong ba cách tài trợ trên không một cách nào là tốt nhất, mà cần phải lựa chọn cách nào là tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp và quan điểm đầu tư của chủ sở hữu. Do đó quyết định tài trợ liên quan tới việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý. Đó là một tỷ lệ giữa nợ và vốn cổ phần (Công ty Cổ phần) nhằm tối đa hoá lợi ích của các cổ đông của doanh nghiệp. Để thực hiện điều đó thì việc xem xét tác động của đòn bảy tài chính đến lợi nhuận và xác định cơ cấu vốn hợp lý là một trong những vấn đề quan trọng giúp thực hiện mục tiêu trên. 1.1.2.3 Phân loại nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp gồm hai loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền chi phối, sử dụng lâu dài cho các hoạt động kinh doanh của mình. Đây là nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp Nguồn vốn chủ sở hữu gồm: nguồn vốn điều lệ; nguồn vốn tự bổ sung; nguồn vốn liên doanh, liên kết; nguồn vốn huy động trên thị trường vốn. Trong đó: Nguồn vốn điều lệ: phản ánh số vốn do các chủ sở hữu đóng góp và được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ khác nhau: nếu là Doanh nghiệp Nhà nước thì vốn điều lệ là số vốn do nhà nước đầu tư; nếu là công ty cổ phần thì vốn điều lệ là vốn cổ phần… Nguồn vốn tự bổ sung: phản ánh số vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng cách trích từ lợi nhuận sau thuế để tăng vốn kinh doanh. Nguồn vốn liên doanh, liên kết: phản ánh số vốn hình thành trên cơ sở huy động vốn góp liên doanh, liên kết sản xuất. Nguồn vốn huy động trên thị trường vốn: là số vốn do doanh nghiệp phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu Nợ phải trả Nợ phải trả là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác, doanh nghiệp có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định vào các hoạt động kinh doanh của mình. Đây là nguồn vốn tài trợ tạm thời cho hoạt động của doanh nghiệp vì doanh nghiệp buộc phải trả nợ khi đến hạn, bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn: là những khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong vòng một năm hoặc trong vòng một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Các khoản nợ này được dùng để trang trải cho các tài sản lưu động như: vay ngắn hạn, thuế và các khoản khác phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên… Nợ dài hạn: là những khoản nợ mà thời hạn trả nợ sau một năm hoặc sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh như: vay dài hạn, phải trả dài hạn cho người bán…. 1.1.2.4 Vai trò của nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc hình thành một cơ cấu tài trợ cho doanh nghiệp. Một cơ cấu tài trợ tối ưu nhất tương ứng với một cơ cấu tài trợ chịu chi phí thấp nhất mà đem lại lợi ích cao nhất. Do đó, việc lựa chọn các nguồn vốn kinh doanh hợp lý để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp luôn là một vấn đề rất được quan tâm. 1.2 Nội dung của Lập kế hoạch huy động vốn 1.2.1 Quy trình Lập kế hoạch huy động vốn Mục đích của việc lập kế hoạch huy động vốn cho Công ty trong năm tài chính tiếp theo: đó là xác định được nhu cầu về vốn và đưa ra kế hoạch huy động vốn nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất kinh doanh đã được ban lãnh đạo Công ty đề ra. Việc xác định tổng nhu cầu vốn được xác định bằng tổng giữa nhu cầu vốn ngắn hạn và nhu cầu vốn dài hạn Nội dung các bước Lập kế hoạch huy động vốn Để thực hiện được nội dung trên, tiến hành các bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu vốn Xác định : đây là lượng vốn cần thiết để đầu tư cho các tài sản của doanh nghiệp ứng với kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đồ án này sử dụng mức kế hoạch về doanh thu dự kiến trong năm 2007 Xác định : là phần vốn mà doanh nghiệp có được một cách tự phát nhờ các nghiệp vụ thường kỳ của hoạt động kinh doanh tạo ra. Xác định = - Bước 2: Lập phương án huy động vốn ứng với nhu cầu vốn đã xác định được ở trên 1.2.1.2 Quy trình lập kế hoạch huy động vốn Các bước thực hiện việc lập kế hoạch huy động vốn được thể hiện trong sơ đồ sau: Hình 1: Quy trình lập kế hoạch huy động vốn Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động SXKD Kế hoạch SXKD Doanh thu kế hoạch Bảng CĐKT -Tài sản NH TS Dài hạn -Nguồn vốn NH Nguồn vốn DH Nhu cầu vốn ngắn hạn Nhu cầu vốn dài hạn Phương án huy động vốn (Căn cứ huy động vốn) Xác định lợi nhuận giữ lại (Báo cáo KQKD dự kiến) Bảng CĐ Kế Toán dự kiến Các Chỉ Tiêu Tài chính sau khi thực hiện kế hoạch huy động vốn 1 1 2 3 3 4 4 Phương pháp xác định nhu cầu vốn Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Nội dung của phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán trong kỳ Bước 2: Chọn các khoản mục chịu tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện được trong kỳ. Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh cho kỳ kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch Khi đó : là mức tăng của tài sản cần thiết ứng với doanh thu dự kiến : là mức tăng nguồn vốn tự phát Từ đó xác định được nhu cầu sử dụng vốn theo bước 1 trong phần các bước tiến hành phân tích nhu cầu sử dụng vốn. Xây dựng các căn cứ huy động vốn Cơ cấu vốn Để xác định cơ cấu vốn, xem xét mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính bởi vì đòn bẩy tài là mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số nợ và tổng số vốn hiện có, nó phản ánh trong một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ, đòn bẩy tài chính là hệ số nợ. Khi hệ số này càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi vì khi đó chủ sở hữu chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít, nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn. Đặc biệt khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên các khoản nợ lớn hơn so với số lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ tăng rất nhanh. Do đó đòn bẩy tài chính là công cụ khuyếch đại thu nhập của một đồng vốn Chủ sở hữu. Thể hiện trong công thức sau: P’c = =+ [] x (1- t %) Trong đó: P’c: doanh lợi vốn chủ sở hữu; : Mức doanh lợi trước thuế và lãi vay; V: vốn vay; C: vốn chủ sở hữu; r: lãi suất tiền vay; t%: thuế suất thuế thu nhập. Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chỉ phụ thuộc vào lãi suất vay, hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh, tỉ lệ giữa t ài sản được tài trợ bằng vốn vay và vốn chủ sở hữu Nếu > r: thì thu nhập ròng của một đồng vốn CSH bằng hệ số sinh lời của tổng vốn kinh doanh cộng thêm một lượng là , khi đó đòn bẩy tài chính dương. Nếu < r: thì thu nhập ròng của một đồng vốn CSH bằng hệ số sinh lợi của tổng vốn kinh doanh trừ đi một lượng là , khi đó đòn bẩy tài chính âm. Do đó doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn bằng cách gia tăng các khoản nợ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó huy động vốn vay với lãi suất làm cho đòn bẩy tài chính dương là điều mà các chủ sở hữu mong muốn nhất, nhằm gia tăng lợi nhuận cao, tuy nhiên, khi đòn bẩy tài chính âm sẽ làm kìm hãm sự gia tăng đó. Hệ số đòn bẩy tài chính: là mức thay đổi tính bằng tỷ lệ phần trăm của của lợi nhuận vốn chủ sở hữu ứng với mức thay đổi tính bằng phần trăm của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. (Hệ số đòn bẩy tài chính: DFL) Mức thay đổi tính bằng phần trăm của vốn CSH Mức thay đổi tính bằng phần trăm của LN trước thuế và lãi vay EBIT = EBIT – I DFL = EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay; I: lãi vay Hệ số đòn bẩy tài chính phản ánh nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi 1% thì lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi bao nhiêu %. Khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn để trang trải lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã đủ lớn để trang trải lãi vay thì chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng mang lại một sự biến động lớn về doanh lợi vốn chủ sở hữu. Các nguồn huy động Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, sự tăng trưởng sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải bổ sung vốn đầu tư. Đối với một doanh nghiệp nói chung thì vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn mà doanh nghiệp có thể huy động là: a. Nguồn vốn nhà nước Nguồn vốn của nhà nước được tài trợ cho hai loại hình doanh nghiệp: đó là doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần nhà nước. Trong đó: Đối với doanh nghiệp nhà nước: nguồn vốn ban đầu khi hình thành doanh nghiệp là toàn bộ vốn ngân sách cấp, đây là lượng vốn tối thiểu, cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường. Còn trong quá trình hoạt động, ứng với các kế hoạch sản xuất kinh doanh, thì giám đốc doanh nghiệp làm đơn xin cấp vốn. Hình thức hoạt động này thường kém hiệu quả, không phát huy được năng lực sản xuất của các nguồn lực của doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần có vốn chủ đạo là Nhà nước: vốn nhà nước được thể hiện trong cơ cấu vốn điều lệ của Công ty. Tỷ trọng vốn của nhà nước trong các Công ty Cổ phần này lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ, và tỷ trọng vốn này vẫn luôn được duy trì trong trường hợp Hội đồng quản trị Công ty có quyết định tăng vốn cổ phần. Nguồn vốn của nhà nước trong các Công ty này được sử dụng có hiệu quả b. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp còn gọi là nguồn vốn tự cấp phát là: Lợi nhuận hàng năm để lại nhằm tăng thêm vốn phát triển kinh doanh Một phần lợi nhuận của doanh nghiệp được giữ lại nhằm bổ sung vốn, tự đáp ứng cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại này có thể được sử dụng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh hoặc có thể sử dụng gián tiếp bằng cách trích qua các quỹ doanh nghiệp Đây là nguồn vốn có sẵn và doanh nghiệp không phải mất chi phí để huy động. Doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng bất cứ lúc nào c. Nguồn vốn từ bên ngoài Mỗi khi có nhu cầu về vốn, doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn vốn bên trong trước, chỉ khi nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng thì mới phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài. Đây là các nguồn vốn bên ngoài mà doanh nghiệp có thể huy động: Huy động vốn trên thị trường vốn: bằng cách phát hình cổ phiếu và trái phiếu. Thông qua hình thức này, doanh nghiệp có thể thu hút một số tiền nhàn rỗi tương đối lớn từ các tổ chức và tầng lớp dân cư. Hình thức này đang được các Công ty Cổ phần nước ta vận dụng. Trái phiếu là một công cụ vay nợ dài hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán cả gốc và lãi cho chủ sở hữu khi đến hạn. Ưu điểm: chi phí vay là cố định, không phụ thuộc vào kết qủa kinh doanh, và không phân chia quyền kiểm soát Công ty. Hơn nữa đây là hình thức vay nợ nên chi phí sử dụng tính vào chi phí hoạt động tài chính, là chi phí hợp lý tính vào chi phí chịu thuế. Nhược điểm: Có thời hạn và nếu bị lỗ, doanh nghiệp vẫn phải trả lãi Cổ phiếu: là hình thức góp vốn, có hai loại đó là: cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu đại chúng. Trong đó: Với cổ phiếu ưu đãi thì Công ty phải trả cổ tức cố định hàng năm cho các cổ đông mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và Công ty phải luôn đảm bảo quyền hưởng trước so với các Cổ Đông đại chúng. Nhưng ban lãnh đạo Công ty có thể khất nợ cổ tức ưu đãi, nhưng khi có điều kiện thanh toán thì phải ưu tiên thanh toán trước. Các Cổ Đông có thể được tăng thêm cổ tức nếu Công ty làm ăn phát đạt. Tuy nhiên, nếu Công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ chi trả cổ tức thì các cổ đông này có quyền bầu ban lãnh đạo khác. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành Cổ phiếu đại chúng sau một thời hạn nhất định. Với cổ phiếu đại chúng: không bắt buộc Công ty chi trả cổ tức nhưng các Cổ Đông có thể kỳ vọng vào mức lợi nhuận cao khi Công ty làm ăn tốt. Do không có kỳ hạn, nên cổ phiếu đại chúng là phần vốn bảo hiểm cho Công ty có thể huy động thêm vốn vay. Tuy nhiên, chi phí vốn của cổ phiếu đại chúng cao hơn nhiều so với trái phiếu và Cổ phiếu ưu đãi và Công ty lại phải chia sẻ quyền kiểm soát và lợi nhuận Huy động vốn góp liên doanh, liên kết: là hình thức mà các Công ty cũng hay sử dụng. Với các Công ty thiếu vốn thì đây là cách để các Công ty này có thể thực hiện được các dự án kinh doanh của họ. Còn với các Công ty dư vốn thì đây là hình thức để họ gia tăng lợi nhuận. Có nhiều hình thức liên doanh, liên kết có thể là: liên kết sản xuất, liên doanh với Công ty nước ngoài. Huy động vốn từ các nguồn tài trợ như: các quỹ tài trợ quốc tế hoặc các ngân hàng chính sách. Cách huy động này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vay vì doanh nghiệp thường không phải thế chấp khi vay hoặc vay với một lãi suất ưu đãi. Thuê tài chính: là một dạng của hoạt động tín dụng trung và dài hạn mà việc vay hoặc cho vay được thể hiện qua hợp đồng thuê và cho thuê máy móc, thiết bị hay những bất động sản. Lãi suất tiền vay được thể hiện trong khoản tiền thuê mà bên thuê có trách nhiệm thanh toán cho bên cho thuê theo hợp đồng. Vay vốn từ các tổ chức tài chính trung gian như: ngân hàng, các Công ty tài chính…. Đây là các khoản vay có tính đến hiệu quả kinh tế của Công ty, do đó vốn vay này thường được sử dụng có hiệu quả. Hơn nữa, các tổ chức này có tính linh hoạt cao, có khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn. Tuy nhiên, Công ty đi vay không những phải thực hiện đúng nguyên tắc về hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian quy định, mà còn chịu sự kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi vay. Các nguồn vốn chiếm dụng: như các khoản phải trả nhà cung cấp, phải thanh toán cho công nhân viên, các khoản phải nộp ngân sách…. Đây là khoản doanh nghiệp sử dụng mà không phải trả lãi. Do đó đòn bẩy tài chính luôn dương. Nhận xét: Trong các nguồn mà doanh nghiệp có thể huy động thì nguồn vốn bên trong là nguồn tốt nhất và doanh nghiệp phải sử dụng đầu tiên khi có nhu cầu vốn sau đó mới tìm kiếm thêm các nguồn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, các khoản vốn chiếm dụng cũng là một nguồn vốn có lợi cho doanh nghiệp nhưng nếu không có chính sách hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các nhân viên, từ đó làm cho hoạt động kinh doanh xấu đi. Lãi suất huy động vốn Theo phân tích hệ số nợi ở trên, nên lựa chọn mức lãi suất huy động có lợi nhất cho doanh nghiệp, đó là mức lãi suất nhỏ nhất có thể và mức lãi suất đó làm cho đòn bẩy tài chính dương Đề xuất kế hoạch huy động vốn Huy động vốn từ các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp trước, sau đó nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu vốn thì tiếp tục vay tín dụng ngân hàng và các đơn vị khác. Không huy động vốn thông qua thị trường vốn vì hình thức này rất phức tạp, chi phí cao hơn nữa nó rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam nên rủi ro cao. Một số chỉ tiêu tài chính Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tối đa hóa lợi ích hoặc tối thiểu hóa số vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA): còn gọi là hệ số hoàn vốn tổng tài sản: cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế Roa = hvts = Chỉ tiêu này phản ánh trên một đồng vốn đang hoạt động kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Tỷ suất thu hồi vốn góp (ROE): còn gọi là hệ số hoàn vốn Cổ phần của Cổ Đông. Đây là chỉ tiêu quan trọng để thu hút sự đầu tư cũng như nâng cao giá trị của Cổ phiếu của Công ty. Hệ số này càng cao càng tốt Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn chủ sở hữu bình quân RoE = hvcp = So sánh: nếu Hvcp > Hvts thì chứng tỏ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp đã có tác dụng tích cực (đòn bẩy tài chính dương), biết sử dụng vốn làm lợi cho chủ doanh nghiệp. Ngược lại, đòn bẩy tài chính âm thì cần xem xét lại các khâu quản trị tài chính. Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư: ROI: còn gọi là hệ số hoàn vốn đầu tư chung: là một thước đo tổng quát khả năng tài chính của hoạt động đầu tư. Hệ số này càng cao càng tốt Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Vốn đầu tư RoI = hvĐTC = = Vốn đầu tư x Doanh thu Lợi nhuận ST ROI = Vòng quay vốn x Mức doanh lợi Vốn đầu tư = Tổng tài sản – nợ ngắn hạn (gía trị bình quân) Có thể nâng cao hệ số này bằng nhiều cách khác nhau như: tăng vòng quay vốn, tăng năng lực lao động, tăng doanh số; giảm chi phí để tăng lợi nhuận… Chương 2 Giới thiệu Công ty Cổ phần đầu tư & xây dựng số 4 và nhận dạng các căn cứ cho việc huy động vốn Giới thiệu công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 và sự cần thiết của đề tài Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 Tên tiếng anh: INVESTMENT AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY No. 4 Tên viết tắt: INCON4 Địa chỉ: trụ sở chính tại 243 A Đê La Thành - Đống Đa - Hà nội. Điện thoại: (04)7668976 ; (04)7665773 Email: cc4-marketing@hn.vnn.vn 2.1.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 .1 Hình thức tổ chức quản lý của Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 là Công ty Cổ phần, được thành lập theo quyết định số 2370/QD-BXD ngày 26/12/2006 do sự cổ phần hoá của Công ty xây dựng số 4 – là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Vốn điều lệ khi thành lập là 45.000.000.000 đồng, tương ứng với 45.000.000 cổ phần, trong đó Cổ phần Nhà nước chiếm 52,03%; cổ phần ưu đãi cho người lao động chiếm 27,97%; còn lại là 20% là Cổ phần bán đấu giá. Công ty có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, phân tán trên nhiều vùng của đất nước. Tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng (phụ lục2) rất phù hợp với đặc điểm của Công ty, do đó vừa có tác dụng quản lý chặt chẽ, vừa phát huy được năng lực không chỉ riêng từng bộ phận mà của toàn bộ khối quản lý. Do đó, Công ty được coi là đơn vị có vị trí quan trọng trong Tổng Công ty Xây dựng Hà nội Bảng 1: Số liệu về sản lượng của công ty so với TCT ĐVT: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 Sản lượng của tổng cụng ty XD HN 2400 3116 4116 Sản lượng của CT cổ phần đầu tư và XD số 4 315 440 677 Tỷ trọng về sản lượng giữa cụng ty và TCT 0.13125 0.14120 0.164488 (Nguồn số liệu Phòng kinh tế thị trường) So với 30 Công ty xây dựng trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội thì giá trị sản lượng của Công ty chiếm một tỷ trọng tương đối cao từ 13,12% năm 2001 và 16,44% năm 2003 trong tổng giá trị sản lượng của Tổng Công ty. Chứng tỏ công ty rất có năng lực kinh doanh và là một trong số ít Công ty trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà nội đảm bảo chất lượng giai đoạn 2001-2005. Hoạt động sản xuất kinh doanh Lĩnh vực hoạt động: Công ty hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng, sản phẩm chủ yếu là các công trình xây dựng; ngoài ra còn kinh doanh phát triển nhà và đô thị; kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư xây dựng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Các công trình xây dựng rất đa dạng, khối lượng, kích thức rất lớn, cơ cấu phức tạp, thời gian thi công dài, luôn gắn liền với đất đai và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Do đó, một sản phẩm xây dựng hoàn thành không những phải đạt được những yêu cầu tổng hợp về đặc tính an toàn, bền vững, mỹ quan, kinh tế so với tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn phải đảm bảo những yêu cầu của hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư. Sản xuất đơn chiếc theo kiểu dự án. Quá trình bắt đầu sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư. Các phòng chức năng của Công ty, ban chỉ huy công trình, các đội công trình được chỉ định phải: lập kế hoạch cụ thể về tiến độ các phương án đảm bảo cung ứng vật tư, MMTB thi công; thiết kế tổ chức thi công hợp lý đảm bảo tiến độ, chất lượng như hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư Bộ phận thi công chịu trách nhiệm hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của công trình và an toàn trước Tổng giám đốc Công ty. Sau khi công trình hoàn thành được Công ty và chủ đầu tư nghiệm thu thì Công ty mới thực hiện bàn giao. Kết cấu sản xuất của Công ty không phân biệt đâu là bộ phận sản xuất chính, đâu là bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ. Lý do chính đó là: Một công trình, hạng mục công trình có thể do một bộ phận thực hiện một cách độc lập hoặc cũng có thể các bộ phận kết hợp với nhau. Một bộ phận sản xuất này có khi là bộ phận sản xuất chính, có khi là bộ phận sản xuất phụ là tùy thuộc vào tính chất của công trình và sự phân công thực hiện dự án xây dựng của Công ty. Hơn nữa, với hình thức sản xuất kinh doanh này, việc ghi nhận doanh thu ._.của doanh nghiệp cũng đặc biệt. Công ty chỉ được thanh toán theo hai hình thức: Chủ đầu tư thanh toán cho Công ty theo tiến độ kế hoạch công việc được xác định trong hợp đồng xây dựng, khi kết quả thực hiện được tính toán một cách tin cậy và được chủ đầu tư chấp nhận. Phần công việc thực hiện theo tiến độ được Công ty xác định bằng phương pháp: tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho Công ty theo tiến độ thanh toán. Việc ghi nhận doanh thu này không phụ thuộc vào tiến độ kế hoạch công việc hoàn thành, mà chủ đầu tư căn cứ vào thời gian thực hiện của nhà thầu để cung ứng tiền. Vì vậy, để thực hiện được các dự án xây dựng thì Công ty phải đảm bảo một lượng vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn để duy trì hoạt động cho tới khi được chủ đầu tư thanh toán tiền. Do đó nhu cầu về vốn là một vấn đề rất quan trọng đối với Công ty. Số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 2: Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2005, 2006 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Doanh thu BH và CC DV 588,599,560,660 483,739,493,918 -104,860,066,742 -17.82% Lợi nhuận từ HĐKD 3,387,595,146 6,434,102,272 3,046,507,126 89.93% (Nguồn số liệu phòng tài chính kế toán) So với năm 2005, trong năm 2006 doanh thu Bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 104,860,066,742 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 17,82%. Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 3,046,507,126 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 89,93%. Như vậy, hoạt động kinh doanh của Công ty là rất tốt, chứng tỏ Công ty đã quản lý rất tốt trong các khâu của quá trình sản xuất nên tiết kiệm nhiều khoản chi phí không cần thiết. Một số chỉ tiêu khái quát về Công ty Bảng 3: Bảng tóm tắt tài sản Có và tài sản Nợ trong năm 2005, 2006 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tổng tài sản có 546,247,375,333 623,250,185,572 77,002,810,239 14.10% Tài sản lưu động 472,309,313,018 514,420,984,850 42,111,671,832 8.92% Tổng tài sản nợ 546,247,375,333 623,250,185,572 77,002,810,239 14.10% Nợ phải trả 502,986,059,762 578,250,185,572 75,264,125,810 14.96% Nguồn vốn CSH 43,261,315,571 45,000,000,000 1,738,684,429 4.02% Nguồn vốn k.doanh 22,922,433,246 45,000,000,000 22,077,566,754 96.31% (Nguồn số liệu phòng tài chính kế toán) Qua 2 năm, tình hình tài sản của Công ty tăng lên. Trong đó tổng tài sản Có và tài sản Nợ tăng 14,1% tương ứng với 77,002,810,239 đồng. Tài sản lưu động tăng 8,92%, nợ phải trả tăng 14,96%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 4,02% tương ứng với 1,738,684,429 đồng, và Công ty đã sử dụng toàn bộ nguồn vốn Chủ sở hữu này đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, trong năm 2006 Công ty rất chú trọng để phát triển HĐKD của mình. Phân tích chung tình hình tài chính và sự cần thiết của đề tài 2.1.2.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng CĐKT Nhận xét chung Từ bảng CĐKT ta thấy, Tổng TS năm 2006 tăng 77,002,810,239 đồng so với năm 2005 tương ứng với 14,1%. Nguyên nhân là do cả Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn tăng trong đó tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn, xấp xỉ gấp 1,207 lần so với tài sản dài hạn, chứng tỏ Công ty rất cần lượng vốn ngắn hạn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho tăng mạnh nhất nguyên nhân là cuối năm 2006 nhiều công trình đã quyết toán nhưng chưa bàn giao. Nhìn chung tất cả các yếu tố tạo nên tài sản đều tăng lên bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho. Chỉ có tài sản ngắn hạn khác giảm nguyên nhân do khoản phải thu khác và các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn giảm điều này chứng tỏ quan hệ giữa khách hàng và Công ty là tương đối tốt. Nếu như so với đầu năm 2005 thì trong năm TTS tăng nhanh hơn trong năm 2006, cụ thể là tăng 79,798,365,957 đồng, trong đó Tài sản ngắn hạn tăng rất nhanh chiếm tới 9,16% tổng gía trị tài sản tăng, nguyên nhân là chủ yếu là do các khoản phải thu tăng rất nhanh, còn giá trị Hàng tồn kho giảm là do các công trình đã bàn giao nhưng khách hàng còn nợ nhiều. Nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng. Nếu so giữa năm 2006 và 2005 thì nợ ngắn hạn năm 2005 tăng nhiều hơn, cụ thể là năm 2005 tăng 82,918,800,506 đồng còn năm 2006 tăng 78,754,347,154 đồng trong khi đó nếu so sánh sự tăng lên của nguồn vốn giữa 2 năm thì chứng tỏ doanh nghiệp đã chủ động hơn về lượng vốn ngắn hạn, chứng tỏ tình hình huy động vốn ở năm 2006 tốt hơn. Phân tích cơ cấu tài sản Bảng 4: Cơ cấu tài sản tại thời điểm cuối năm của năm 2005, 2006 ĐVT: đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỷ trọng Chênh lệch 2005 2006 Giá trị tỷ lệ Tài sản ngắn hạn 472,309,313,018 514,420,984,850 0.865 0.825 42,111,671,832 8.9% Tiền, các khoản TĐ tiền 23,260,163,049 40,389,812,648 0.058 0.101 17,129,649,599 73.6% Các khoản phải thu 238,358,942,725 240,943,548,048 0.597 0.604 2,584,605,323 1.1% Hàng tồn kho 170,664,928,382 220,650,513,079 0.428 0.553 49,985,584,697 29.3% Tài sản ngắn hạn khác 40,025,278,862 12,437,111,075 0.100 0.031 -27,588,167,787 -68.9% Tài sản dài hạn 73,938,062,315 108,829,200,722 0.135 0.175 34,891,138,407 47.2% Tài sản cố định 51,539,187,315 69,163,325,722 0.766 1.028 17,624,138,407 34.2% Các khoản đầu tư DH 22,398,875,000 39,665,875,000 0.333 0.590 17,267,000,000 77.1% Tổng cộng tài sản 546,247,375,333 623,250,185,572 1.000 1.000 77,002,810,239 14.1% (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Cơ cấu tài sản thay đổi, cụ thể là năm 2005 tài sản ngắn hạn chiếm 86,5% tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm 13,5% còn năm 2006 tỷ trọng của tài sản ngắn hạn giảm, tỷ trọng tài sản dài hạn tăng, như vậy trong năm 2006 Công ty đã chú trọng hơn vào việc đầu tư mua sắm máy móc kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ SXKD Tổng tài sản năm 2006 tăng 77,002,810,239 đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng là 14,1% do các nguyên nhân sau: Tài sản ngắn hạn tăng 42,111,671,832 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,9%. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng 17,129,649,599 đồng, và tỷ lệ tăng là lớn nhất tương ứng với 73,6% so với năm 2005; các khoản phải thu tăng 2,584,605,323 đồng, Hàng tồn kho tăng 49,985,584,697 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng , riêng tài sản ngắn hạn khác giảm 27,588,167,787 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 31,1%. Tài sản dài hạn tăng 34,891,138,407 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 47,2%. Trong đó Tài sản cố định tăng 17,624,138,407 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,2%, các khoản đầu tư dài hạn tăng 17,267,000,000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 77,1%. Như vậy, so với năm 2005 thì trong năm 2006 Công ty đã mở rộng hoạt động của mình bằng các khoản đầu tư dài hạn đó là đầu từ vào Công ty liên kết. Tài sản ngắn hạn khác giảm là tốt, tuy nhiên hàng tồn kho tăng nhiều sẽ không tốt vì sẽ làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm Phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn cuối năm của năm 2005, 2006 ĐVT: đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỷ trọng Chênh lệch 2005 2006 Giá trị tỷ lệ Nợ phải trả 502,986,059,762 578,250,185,572 0.92 0.93 75,264,125,810 15.0% Nợ ngắn hạn 494,379,013,772 573,133,360,926 0.98 0.99 78,754,347,154 15.9% Nợ dài hạn 8,607,045,990 5,116,824,646 0.02 0.01 -3,490,221,344 -40.6% Vốn chủ sở hữu 43,261,315,571 45,000,000,000 0.08 0.07 1,738,684,429 4.0% Vốn chủ sở hữu 43,098,449,827 45,000,000,000 1.00 1.00 1,901,550,173 4.4% Nguồn KP&Q khác 162,865,744 0.00 0.00 -162,865,744 -100.0% Tổng nguồn vốn 546,247,375,333 623,250,185,572 1.00 1.00 77,002,810,239 14.1% (Nguồn tài liệu phòng Tài chính kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Cơ cấu nguồn vốn trong 2 năm tương đối ổn định, năm 2005 tỷ trọng của Nợ phải trả là 92,0%, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu là 8,0 %; còn năm 2006 tỷ trọng của nợ phải trả là 93%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 7%. Như vậy, so với năm 2005 thì năm 2006 hệ số tự tài trợ giảm. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, hơn nữa tỷ trọng này giảm trong năm 2006, chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của Công ty là giảm hay nói cách khác là khả năng tự tài trợ giảm. Nguồn vốn tăng lên là do các nguyên nhân sau: Nợ phải trả tăng 75,264,125,810 đồng, tỷ lệ tăng là 15%, trong đó nợ ngắn hạn tăng 78,754,347,154 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 15,9%, còn Nợ dài hạn giảm 3,490,221,344 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 40,6%. Vốn chủ sở hữu tăng 1,738,684,429 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,0 %, trong đó vốn chủ sở hữu tăng 1,901,550,744 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,4%, còn nguồn kinh phí và quỹ khác năm 2006 không có, nguyên nhân là do Công ty tiến hành cổ phần hoá vào năm 2006 nên mới tổng kết lại toàn bộ các quỹ. Việc gia tăng nguồn vốn là tốt vì nhờ đó mà tăng thêm nguồn tài trợ cho các tài sản dài hạn, phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất Bảng 6: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2005, năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Tài sản Nguồn vốn Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn 86,46 % Tài sản dài hạn 13,54 % Nợ ngắn hạn 90,5 % Nợ DH + VCSH 9,5 % Tài sản ngắn hạn 82,54 % Tài sản dài hạn 17,46 % Nợ ngắn hạn 91,96 % Nợ DH + VCSH 8,04 % (Nguồn số liệu từ phòng Tài chính kế toán) Theo số liệu trên, ta thấy: trong cả 2 năm Công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Như vậy là không hợp lý vì nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản dài hạn hay nói cách khác là: Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không đủ tài trợ cho tài sản, nên doanh nghiệp phải đi vay tạm thời (chiếm dụng vốn). Tuy nhiên cũng chưa hẳn là xấu vì trong một khoảng cho phép nào đó và nếu Công ty quản lý tốt các khoản vay và nợ thì vẫn có thể duy trì tốt hoạt động kinh doanh của mình. Cơ cấu tài sản trong năm 2006 đang tiến triển theo chiều hướng tốt vì Công ty đang chú trọng đầu tư cho tài sản cố định nhằm mục đích phát triển lâu dài, tuy nhiên nguồn tài trợ cho tài sản dài hạn vẫn chưa đủ mà phải sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn đầu tư. Do đó nhu cầu về nguồn tài trợ dài hạn là rất cần thiết Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo KQKD Nhận xét chung Qua bảng kết quả kinh doanh, nếu lấy chỉ tiêu kết quả là doanh thu thì hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2005 tốt hơn năm 2004 nhưng sang năm 2006 lại giảm, cụ thể là so với năm 2004 thì tổng doanh thu tăng 99,830,093,574 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,4%, còn năm 2006 lại giảm 104,860,066,742 đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ giảm là 17,8%. Bảng 7: số liệu về kết quả kinh doanh của Công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005-2004 Chênh lệch 2006,2005 giá trị tỷ lệ giá trị tỷ lệ Doanh thu 588,599,560,660 483,739,493,918 99,830,093,574 20.4% -104,860,066,742 -17.8% LN ST 2,420,400,712 987,624,496 52,213,094 2.2% -1,432,776,216 -59.2% (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Lợi nhuận sau thuế cũng tăng giảm cùng chiều với doanh thu nhưng tốc độ tăng giảm chậm hơn tốc độ tăng giảm của doanh thu. Cụ thể là trong năm 2005: doanh thu tăng 20,4%, còn lợi nhuận sau thuế tăng 2,2%. Năm 2006, doanh thu giảm 17,8% thì lợi nhuận sau thuế giảm 59,2 %. Nguyên nhân là năm 2006 lợi nhận từ hoạt động khác âm rất nhiều cụ thể là âm 5,062,401,583 đồng làm cho tổng lợi nhuận kế toán giảm mạnh, chính vì thế lợi nhuận sau thuế giảm mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng. Điều đó chứng tỏ các hoạt động kinh doanh khác ngày càng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty Phân tích lợi nhuận Bảng 8: số liệu về lợi nhuận của công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 TT Chênh lệch 2006-2005 2004 Giá trị Tỷ lệ Lợi nhuận từ HĐKD 3,078,401,409 3,387,595,146 6,434,102,272 0.936 3,046,507,126 89.9% Lợi nhuận khác 210,748,061 -25,927,490 -5,062,401,583 0.064 -5,036,474,093 19425.2% Tổng LN k/toán 3,289,149,470 3,361,667,656 1,371,700,689 1.000 -1,989,966,967 -59.2% (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Tổng lợi nhuận kế toán gồm có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Tỷ trọng của các thành phần lợi nhuận thay đổi qua các năm, cụ thể: năm 2004 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm 93,6% tổng lợi nhuận, Lợi nhuận khác chiếm 6,4%. Sang năm 2005 và 2006, chi phí hoạt động tài chính rất làm và không có thu nhập từ hoạt động khác nên lợi nhuận khác bị âm và làm cho tổng lợi nhuận kế toán giảm. Chi phí hoạt động tài chính gồm: chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán, chi phí do vi phạm hợp đồng. So với năm 2005, trong năm 2006 tổng lợi nhuận kế toán giảm 1,989,966,967 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 59,2%, nguyên nhân là do: Lợi nhuận khác âm rất lớn là 5,036,474,093 đồng (hoạt động đầu tư khác bị lỗ gấp (5,062,401,583/25,927,490) 195,2 lần so với năm 2005). Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 3,046,507,126 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 89,9%. Do tỷ lệ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chậm hơn nhiều so với tỷ lệ giảm của lợi nhuận khác nên làm cho tổng lợi nhuận kế toán giảm trong năm 2006. Sở dĩ lợi nhuận khác âm lớn như vậy là vì khoản chi phí cho các hoạt động này rất lớn trong khi đó lại không có doanh thu. Như vậy có thể nói, trong năm 2006 năng lực hoạt động của Công ty trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính là rất tốt và Công ty đang có xu hướng mở rộng hoạt động của mình vào các hoạt động khác mà Công ty kỳ vọng mang lại lợi ích trong tương lai. Phân tích chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh gồm: giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Bảng 9: số liệu về chi phí kinh doanh của Công ty qua các năm ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006-2005 Tỷ trọng giá trị tỷ lệ 2004 2005 2006 Giá vốn 555,169,914,975 450,928,562,444 -104,241,352,531 -18,2% 0.953 0.967 0.964 Chi phí BH 0.001 0.000 0.000 Chi phí QLDN 19,187,521,442 16,622,848,048 -2,564,673,394 -13,4% 0.046 0.033 0.036 Tổng 574,357,436,417 467,551,410,492 -106,806,025,925 -18,6% 1.000 1.000 1.000 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Cơ cấu chi phí kinh doanh: Giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Năm 2004, giá vốn chiếm 95,3%; năm 2005 tăng lên 96,7% tổng chi phí kinh doanh. Còn năm 2006 tỷ trọng này là 96,4% lại giảm so với 2005 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là trong năm 2006, nhiều công trình đã quyết toán xong nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư nên giá vốn giảm cũng tương ứng hàng tồn kho tăng cao. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Năm 2004, chi phí bán hàng chiếm 0.1% tổng chi phí kinh doanh, đến năm 2005, 2006 doanh nghiệp không phải tốn chi phí bán hàng nữa. Năm 2005 chi phí Quản lý doanh nghiệp chiếm khoảng 3,3%; năm 2006 chiếm 3,6%. Tổng chi phí kinh doanh năm 2006 giảm 106,806,025,925 đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ giảm là 18,6%. Nguyên nhân giảm chi phí kinh doanh là do: giá vốn giảm 104,241,352,531 đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 18,2% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,564,673,394 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,4%. Việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp là tốt vì điều đó chứng tỏ bộ máy quản lý của doanh nghiệp hoạt động có hiệu qủa hơn, còn giá vốn hàng bán giảm cũng không hoàn toàn là việc tốt vì giá vốn hàng bán thể hiện những chi phí để tạo ra sản phẩm xây lắp đã được bàn giao cho chủ đầu tư, ở đây giá vốn hàng bán giảm cũng vì lý do công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, thực tế của Công ty cho thấy: Công ty đã quản lý tương đối tốt các khoản chi phí kinh doanh làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2006 đạt 6,434,102,272 đồng, tăng 3,046,507,126 đồng so với năm 2005. 2.1.3 Nhận xét chung và đưa ra sự cần thiết của đề tài Từ thực tế phân tích tình hình tài chính của Công ty, ta nhận thấy rằng: việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh và các biện pháp huy động vỗn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong kinh doanh là vô cùng cần thiết. Bởi vì việc đảm bảo nhu cầu về vốn là điều kiện cần để phát triển hoạt động kinh doanh không chỉ ở 1 doanh nghiệp nào đó, mà với bất kỳ một doanh nghiệp nào, hay nói cách khác: hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể diễn ra một cách bình thường, liên tục nếu như không có sự gián đoạn của các yếu tố đầu vào, cũng có nghĩa là: Nguồn vốn kinh doanh có đầy đủ và kịp thời thì hoạt động kinh doanh mới tốt được. Và điều này có vị trí rất quan trọng đối với Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây dựng số 4 bởi vì một số lý do sau: Lý do 1: Trong cơ cấu tài sản, tỷ trọng của tài sản dài hạn nhỏ hơn nhiều tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Để Công ty phát triển lâu dài và bền vững thì yếu tố Tài sản cố định chính là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng, biểu hiện trình độ sản xuất kinh doanh của Công ty. Đây cũng là lý do mà Công ty ngày càng chú trọng đầu tư thêm tài sản cố định và điều tất nhiên, để đầu tư được tài sản cố định đó, Công ty cần có một nguồn tài trợ dài hạn tương ứng. Để xác định mức tài trợ dài hạn cần thiết, Công ty cần phải xác định được nhu cầu vốn dài hạn thực tế, ứng với mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Lý do 2: Tài sản lưu động của Công ty rất lớn, do đó nguồn tài trợ cho các TS này cũng rất lớn. Vì thế, việc lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn nào để tài trợ mà đem lại lợi ích lớn nhất cho Công ty là thực sự cần thiết. Và đó chính là một nội dung của việc huy động vốn. Lý do 3: Trong năm 2006, chi phí khác của Công ty tăng rất nhanh, trong khi không có doanh thu, làm cho lợi nhuận trước thuế giảm nhanh. Điều đó cho thấy, trong năm đó Công ty đã sử dụng một lượng vốn lớn để trang trải cho các hoạt động khác nhưng lợi nhuận từ các hoạt động này lại âm rất nhiều. Vậy, việc tài trợ vốn của Công ty đã hợp lý chưa? Do đó, việc phân tích và lựa chọn một cơ cấu tài trợ hợp lý cũng rất quan trọng và đây cũng là một vấn đề cần chú ý khi Công ty quyết định tài trợ. Lý do 4: Đối với bất kỳ một kế hoạch sản xuất kinh doanh nào, có thể được biểu hiện thông qua chỉ tiêu kết quả là: doanh thu hay lợi nhuận và ứng với mỗi loại hình Công ty hay đối với các Công ty trong cùng một ngành, sẽ có nhu cầu về vốn kinh doanh khác nhau. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng sản xuất kinh doanh của mỗi Công ty. Việc làm thế nào để xác định được đúng nhu cầu về vốn, huy động hay sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả sẽ là điều kiện giúp cho Công ty vừa có thể bảo toàn vốn, vừa phát triển và mở rộng vốn. Một số lý do trên càng chứng tỏ vai trò quan trọng và sự cần thiết của đề tài “Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4” Xác định nhu cầu vốn của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 năm 2007 Tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty năm 2006 2.2.1.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2006 Việc xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn như vậy để làm cơ sở để xác định nhu cầu vốn lưu động và nhu cầu vốn cố định trong năm 2007. Số dư bình quân được tính bằng cách: cộng số dư đầu năm 2006 với số dư cuối năm 2006 rồi chia 2. Sở dĩ phải tính số dư bình quân là vì các khoản mục trên bảng cân đối kế toán là giá trị thời điểm, mà cơ sở của phương pháp xác định nhu cầu vốn này là phải xác định được tỷ trọng của chúng với doanh thu tức là xác định mức độ ảnh hưởng của các khoản mục tới doanh thu. Bảng 10: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2006 ĐVT: đồng Tài sản Số dư bình quân Nguồn vốn Số dư bình quân Tài sản ngắn hạn 493,365,148,934 Nợ phải trả 540,618,122,667 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 31,824,987,849 I. Nợ ngắn hạn 533,756,187,349 2. Các khoản phải thu 239,651,245,387 1. Vay và nợ ngắn hạn 146,630,198,548 3. Hàng tồn kho 195,657,720,731 2. Phải trả người bán 219,747,847,635 4. Tài sản ngắn hạn khác 26,231,194,969 3. Người mua trả tiền trước 102,996,742,534 4. Thuế và các khoản khác 1,655,410,699 5. Phải trả công nhân viên 18,811,746,153 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 32,975,737,619 7. Chi phí phải trả 10,938,504,162 Tài sản dài hạn 91,383,631,519 II. Nợ dài hạn 6,861,935,318 Tài sản cố định ròng 60,351,256,519 Vốn chủ sở hữu 44,130,657,786 Đầu tư dài hạn 31,032,375,000 Nguồn vốn kinh doanh 33,961,216,623 Lợi nhuận chưa chia 10,169,441,163 Tổng 584,748,780,453 Tổng 584,748,780,453 (Nguồn số liệu phòng tài chính kế toán) Về cơ bản: tài sản ngắn hạn sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, đó là nợ ngắn hạn. Còn tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn, đó là nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, nợ ngắn hạn bao gồm các khoản sau: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản khác, các khoản phải nộp, phải trả khác, chi phí phải trả: đó là các khoản vay và chiếm dụng vốn ngắn hạn. Còn nợ dài hạn là các khoản vay và nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu gồm nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn Cổ phần được sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và lợi nhuận chưa chia là phần lợi nhuận giữ lại dưới hình thức lợi nhuận chưa chia và nguồn quỹ. Tình hình huy động và sử dụng vốn trong năm 2006 Dưới đây là những hình thức huy động vốn của Công ty trong năm 2006 Hình thứ 1: Công ty huy động vốn vay vốn của các tổ chức tín dụng và vay một số đối tượng khác. Việc huy động vốn được thực hiện như sau: Hội đồng quản trị quyết định hợp đồng vay vốn hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc quyết định các hợp đồng vay vốn gồm: vay vốn các tổ chức tín dụng và vay vốn các các cá nhân, tổ chức khác. Nguồn vốn tín dụng: Công ty chủ yếu vay vốn từ ba ngân hàng sau: Ngân hàng công thương Ba đình; Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội; Ngân hàng phát triển nông thôn bắc Hà nội. Đây là các ngân hàng giao dịch với Công ty, nguồn vốn của ngân hàng đã đảm bảo cung ứng lớn hầu hết nhu cầu hoạt động của Công ty - Nhược điểm: Các khoản vay trung và dài hạn từ ngân hàng bị giới hạn trong phạm vi định mức. Không những thế khi vay, doanh nghiệp cần có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh, và đó có thể coi là vật cản mà Công ty phải đáp ứng trước khi vay. - Ưu điểm: vì đó là các ngân hàng giao địch với Công ty nên mức lãi suất vay có được ưu đãi riêng đó là: lãi suất vay tối đa không vượt quá lãi suất thị trường tại thời điểm vay vốn. Có thể nói đây là một mức lãi suất tương đối thuận lợi cho Công ty. Chính vì vậy vay ngân hàng là một nguồn huy động quan trọng đối với Công ty trong suốt thời gian qua. - Về việc quản lý sử dụng: do phải chịu áp lực từ quan hệ vay và trả nợ cũng như chịu sử kiểm tra chặt chẽ của ngân hàng trước và trong khi cho vay, nên nguồn vốn tín dụng nói chung được quản lý tương đối chặt chẽ. Các dự án vốn vay trung và dài hạn để đầu tư đều được Công ty thẩm định kỹ càng hơn, phù hợp với năng lực sản xuất của Công ty. Vì thế, việc sử dụng vốn vay tín dụng là tốt Nguồn vốn vay theo hợp đồng đối với cá nhân và tổ chức kinh tế được tổ chức huy động theo sự thỏa thuận giữa Công ty với đơn vị cho vay. Khối lượng vốn huy động theo cách này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với hình thức vay ngân hàng. Hình thức 2: Chiếm dụng vốn, đây là một nguồn vốn rất quan trọng vì nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tất cả các nguồn tài trợ của Công ty. Các nguồn chiếm dụng bao gồm: Chiếm dụng vốn ngân sách là các khoản thuế và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước mà Công ty chưa nộp Chiếm dụng của người cho vay: nợ đến hạn trả nhưng Công ty chưa trả Chiếm dụng của người mua: khoản mà Công ty bắt người mua phải trả tiền trước để mua hàng hoặc khoản tiền người mua khi mua hàng còn thừa nhưng doanh nghiệp chưa trả kịp thời Chiếm dụng của người bán: Công ty đã nhận hàng hoặc dịch vụ cung ứng của người bán mà đến hạn trả nhưng chưa trả Chiếm dụng của công nhân viên: tiền lương và các khoản khác phải trả công nhân viên đến kỳ trả nhưng Công ty chưa trả Chiếm dụng của cơ quan quản lý BHXH: các khoản BHXH phải trích nộp cho cơ quan quản lý BHXH theo quy định nhưng Công ty chưa nộp Các nguồn chiếm dụng này, Công ty không phải trả lãi, do đó giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn khá lớn. Quy mô của các khoản chiếm dụng này ngày càng tăng, nhưng vượt quá một mức độ nào đó sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn trong các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của công ty, như là quan hệ giữa Công ty với các nhà cung cấp, mối quan hệ giữa Công ty với công nhân viên. Do đó vấn đề quan trọng của việc huy động vốn từ các nguồn vốn chiếm dụng là phải tìm kiếm các nguồn chiếm dụng vừa có lợi vừa không gây tác động xấu tới tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Hình thức 3: Vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như vậy, sẽ tạo cho Công ty chủ động hoạt động của mình. Do đó, với hình thức kinh doanh mới này là cơ hội để công ty có thể dễ dàng và thuận tiện hơn khi tiếp cận các nguồn vốn khác, hoạt động tốt hơn. Nếu so sánh tình hình huy động vốn của Công ty trong năm 2006 với năm 2005 thì có những điểm khác nhau, như trong số liệu phân tích sau: Bảng 11: Tình trạng huy động vốn của Công ty trong 2 năm Chỉ tiêu Giá trị bình quân Tỷ trọng Năm 2006 (đồng) năm 2005 (đồng) năm 2005 năm 2006 Vốn tín dụng 153,492,133,866 132,902,929,229 26.3% 26.2% Vốn chiếm dụng 387,125,988,801 331,056,066,996 65.4% 66.2% Vốn chủ sở hữu 44,130,657,786 42,188,088,890 8.3% 7.5% Tổng 584,748,780,453 506,147,085,115 100% 100% (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Theo số liệu trên, ta thấy cơ cấu của các hình thức huy động vốn trong hai năm 2005 và 2006 là rất ít thay đổi, vẫn bao gồm 3 hình thức huy động là: vốn tín dụng, vốn chiếm dụng và vốn chủ sở hữu. Nhưng có sự khác nhau ở vốn chủ sở hữu vì vốn chủ sở hữu năm 2006 là vốn cổ phần còn năm 2005 là vốn nhà nước cấp. Nguồn vốn huy động gia tăng từ 506,147,085,115 đồng lên đến 584,748,780,453 đồng. Sau đây là biểu đồ phản ánh tỷ trọng của các nguồn huy động Biểu đồ 1: Tỷ trọng của các nguồn vốn huy động trong năm 2006 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Biểu đồ 2: Tỷ trọng của các nguồn vốn huy động trong năm 2005 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Series 1: Vốn tín dụng và hợp đồng Series 2: Vốn chiếm dụng Series 3: Vốn cổ phần hóa Từ biểu đồ trên ta thấy, tại thời điểm cuối năm 2005 thì tỷ trọng của nguồn vốn chiếm dụng lớn nhất, chiếm 65.3% trong tổng số nguồn vốn, tiếp đó là vốn tín dụng và hợp đồng, chiếm 26.4%. Cuối cùng là nguồn vốn Cổ phần hóa chỉ chiếm có 8.3% trong tổng nguồn vốn của Công ty Còn 2005 thì tỷ trọng của nguồn vốn chiếm dụng lớn nhất, chiếm 66.2% trong tổng số nguồn vốn, tiếp đó là vốn tín dụng và hợp đồng, chiếm 26.2%. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 7.5% trong tổng nguồn vốn của Công ty Như vậy, có thể nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn chiếm dụng đối với hoạt động kinh doanh, đây chính là nguồi tài trợ chủ yếu cho tài sản ngắn hạn của Công ty Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm 2006 Căn cứ vào bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2006 ta xác định được tổng tài sản bình quân; vốn chủ sở hữu bình quân và vốn đầu tư bình quân bằng cách lấy số đầu kỳ + số cuối kỳ rồi chia 2. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, xác định được doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Sau đây là bảng số liệu cần thiết để tính các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn: Bảng 12: Số liệu để tính các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn ĐVT: đồng Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Giá trị bình quân Doanh thu 483,739,493,918 Lợi nhuận sau thuế 987,624,496 Tổng tài sản 546,247,375,333 623,250,185,572 584,748,780,453 Nợ ngắn hạn 494,379,013,772 573,133,360,926 533,756,187,349 Vốn chủ sở hữu 43,261,315,571 45,000,000,000 44,130,657,786 Vốn đầu tư chung 51,868,361,561 50,116,824,646 50,992,593,104 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Dựa vào số liệu trên, ta sẽ xác định được các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm 2006 như sau: Bảng 13: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn năm 2006 Chỉ tiêu Giá trị Hệ số hoàn vốn tổng tài sản 0.002 Hệ số hoàn vốn cổ phần 0.022 Hệ số hoàn vốn đầu tư chung 0.019 Vòng quay vốn 9.486 Mức doanh lợi 0.002 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Trong năm 2006, Hệ số hoàn vốn tổng tài sản bằng 0.2% tức là cứ một đồng vốn đầu tư cho tổng tài sản thì mang lại 0.002 đồng thu nhập. Hệ số hoàn vốn cổ phần bằng 2.2% có nghĩa là cứ một đồng vốn Chủ sở hữu đầu tư thì mang lại 0.022 đồng thu nhập. Như vậy là Hệ số hoàn vốn cổ phần lớn hơn hệ số hoàn vốn tổng tài sản chứng tỏ việc đầu tư bằng vốn Cổ phần sẽ mang lại thu nhập lớn hơn việc đầu tư chung, bằng tất cả các nguồn (thu nhập của một đồng vốn Chủ sở hữu đầu tư xấp xỉ bằng 13 lần so với thu nhập từ một đồng vốn đầu tư). Hệ số hoàn vốn đầu tư chung bằng 1.9% tức là cứ một đồng vốn đầu tư để đâu tư cho hoạt động kinh doanh thì sẽ mang lại 0.019 đồng thu nhập. Hệ số hoàn vốn đầu tư chung phụ thuộc vào hai nhân tố là vòng quay vốn và mức doanh lợi. Theo số liệu trên, thì vòng quay vốn của công ty là 9.486 tức là cứ một đồng vốn đầu tư sẽ mang lại doanh thu là 9.486 đồng, còn mức doanh lợi bằng 0.002 tức là cứ một trăm đồng doanh thu thì có 0.2 đồng lãi. Để nâng cao hệ số này, có thể tăng vòng quay vốn hoặc tăng mức doanh lợi. Giả sử Công ty muốn tăng hệ số này trong điều kiện doanh số và vốn Chủ sở hữu không thay đổi thì phải tìm biện pháp tăng lợi nhuận. Hoặc trong điều kiện cả doanh thu và lợi nhuận không đổi thì lúc đó vấn đề là chỗ giảm vốn sử dụng bình quân, nghĩa là phải sử dụng các biện pháp quản lý tài chính tốt hơn. Nếu so sánh với hiệu quả sử dụng vốn năm 2005, thì năm 2006 việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn, do các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn là: hệ số hoàn vốn tổng tài sản, hệ số hoàn vốn Cổ phần và hệ số hoàn vốn đầu tư chung đều giảm so với năm 2005. Theo các số liệu dưới đây: Bảng 14: Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua 2 năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch năm 2006 - 2005 Hệ số hoàn vốn tổng tài sản 0.005 0.002 -0.003 Hệ số hoàn vốn cổ phần 0.057 0.022 -0.035 Hệ số hoàn vốn đầu tư chung 0.045 0.019 -0.026 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Từ bảng số liệu trên ta thấy: So với năm 2005 thì tro._.g với Công ty đó là mức lãi suất thị trường. Đây là một điều rất thuận lợi cho Công ty khi cần giải quyết một nhu cầu vốn lớn cho các dự án có tính khả thi cao. Nội dung của kế hoạch huy động vốn Với hình thức này, Công ty cần phải huy động thêm một lượng vốn đó là 27,077,083,889 đồng và được thể hiện dưới bảng sau Bảng 29: Nhu cầu sử dụng vốn ĐVT: đồng Chỉ tiêu Cần huy động tiếp Tổng nhu cầu 27,683,741,865 Nhu cầu vốn dài hạn 2,356,171,115 Nhu cầu vốn ngắn hạn 25,327,570,750 Theo số liệu ở bảng trên thì nhu cầu vốn vay ngắn hạn ngân hàng là 25,327,570,750 đồng, còn nhu cầu vay dài hạn là 2,356,171,115 đồng. Trong đó vay ngân hàng đối với khoản vay dài hạn thì Công ty chỉ áp dụng vay tại các ngân hàng nhu ở phần trên giới thiệu, còn với khoản vay ngắn hạn, Công ty không chỉ vay các ngân hàng trên mà còn có thể vay thêm các tổ chức tín dụng khác hoặc đơn vị khác với mức lãi suất vay tối đa bằng với lãi suất thị trường. Như vậy, các khoản vay ngắn hạn từ các đơn vị khác sẽ có lợi hơn về mặt lãi suất, tuy nhiên trong những năm qua thì tỷ lệ các khoản vay này rất thấp. Trong giải pháp này, tôi mạnh dạn đưa ra trường hợp Công ty có thể vay ngắn hạn thêm được từ các tổ chức khác nhưng vẫn duy trì các hình thức vay ngân hàng cũ, bởi vì thực tế là các khoản đi vay được sử dụng tốt nên Công ty tạo được uy tín với bạn hàng vì thế có thể mở rộng phạm vi vay. Để thực hiện được điều đó, trước tiên là phải xác định được tỷ trọng của các khoản vay và mức lãi suất vậy: Tỷ trọng các khoản vay Đối với vốn vay dài hạn ngân hàng thì vay với số lượng là: 2,356,171,115 đồng Đối với vốn vay ngắn hạn: trong thực tế năm 2006 thì khoản vay từ đơn vị khác chiếm 8.6% tổng vốn vay ngắn hạn. Trong năm nay, giả sử Công ty có thể vay các đơn vị khác với tỷ lệ là 10% tổng vốn vay ngắn hạn. Số liệu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 30: Kế hoạch huy động vốn từ ngân hàng và các đơn vị khác Chỉ tiêu Tỉ trọng Giá trị (đồng) Vay dài hạn ngân hàng 2,356,171,115 Vay ngắn hạn 100% 25,327,570,750 Vay ngắn hạn ngân hàng 90% 22,794,813,675 Vay ngắn hạn từ các đơn vị khác 10% 2,532,757,075 Tổng vốn vay ngân hàng và các đơn vị khác 27,683,741,865 (Nguồn số liệu Phòng Tài chính kế toán) Vậy, khoản vay dài hạn ngân hàng là 2,356,171,115 đồng; khoản vay ngắn hạn ngân hàng là 22,794,813,675 đồng và khoản vay ngắn hạn từ đơn vị khác là 2,532,757,075 đồng Để có những khoản vay đó, yêu cầu đối với Công ty là phải trình cho ngân hàng những dự án có tính khả thi cao và phải có tài sản thế chấp; còn đối với các đơn vị khác thì có sự ưu đãi hơn chứ không chặt chẽ như ngân hàng nhưng cũng dựa trên tính khả thi và mức sinh lời của dự án. Sau khi xác định được mức độ của từng khoản vốn vay thì bước tiếp theo đó là xác định mức lãi suất có thể vay được. Lãi suất vay dài hạn hay ngắn hạn từ ngân hàng đều luôn biến động, vì thế để có được các hợp đồng vay vốn với lãi suất thấp hơn thì đòi hỏi công ty phải nhạy bén trước sự thay đổi của thị trường, song vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thống kê mức lãi suất của các ngân hàng giao dịch với Công ty ở thời điểm hiện nay, và mức lãi suất để tính trong toán trong phương án huy động vốn thứ 2 này là mức lãi suất bình quân của các ngân hàng đó, bởi vì đồ án chưa xác định được mức vốn vay đối với từng ngân hàng hơn nữa sự thay đổi lãi suất của các ngân hàng là khác nhau, có thể lãi suất vốn vay của ngân hàng này sẽ có ưu đãi hơn so với các ngân hàng khác tại các thời điểm khác nhau. Bảng 31: Lãi suất huy động vốn của ngân hàng Các ngân hàng/ lãi suất theo năm Kỳ hạn < 1 năm Kỳ hạn > 1 năm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 8.58 9.75 Ngân hàng Công thương Ba Đình 8.82 9.87 Ngân hàng nông thôn phát triển Bắc Hà nội 8.63 9.71 Lãi suất trung bình năm 8.68 9.78 Lãi suất trung bình theo tháng 0.723 0.815 (Nguồn số liệu tập hợp từ trang Web của các ngân hàng) Ta có thể lựa chọn mức lãi suất huy động vốn của doanh nghiệp là mức lãi suất lớn hơn mức lãi suất huy động của Ngân hàng và nhỏ hơn mức lãi suất thị trường. Như vậy, đối với việc vay vốn ngân hàng thì mức lãi suất để huy động ngắn hạn sẽ là 1.05%/tháng và mức lãi suất huy động dài hạn (kỳ hạn lớn hơn 1 năm) thì lãi suất là 1.15%/tháng. Với mức lãi suất như vậy, thì mỗi khoản vay ngắn hạn thì đều làm cho đòn bẩy tài chính dương còn vây dài hạn sẽ làm cho đòn bẩy tài chính âm. Như vậy, Công ty càng vay ngắn hạn nhiều thì Công ty càng có lợi (theo phân tích đòn bẩy) Còn đối với việc huy động từ các tổ chức khác cho các khoản vay ngắn hạn thì được ưu đãi về lãi suất hơn hoặc các điều kiện đi kèm không khắt khe bằng việc vay từ ngân hàng. Trong trường hợp này, giả sử là Công ty được hưởng mức lãi suất ưu đãi và lãi suất đó nhỏ hơn lãi suất vay ở các ngân hàng trên. Giả sử lãi suất vay ngắn hạn là 1.02%/ tháng. Sau đây là bảng kết quả huy động vốn bằng vay ngân hàng và các tổ chức khác Kết quả của của kế hoạch huy động vốn Bảng 32: Kết quả huy động vốn từ vay ngân hàng và các tổ chức khác Chỉ tiêu Giá trị Lãi vay một tháng (đồng) Vay dài hạn ngân hàng 1,749,513,139 27,095,968 Vay ngắn hạn ngân hàng 22,794,813,675 239,345,544 Vay ngắn hạn từ các đơn vị khác 2,532,757,075 25,834,122 Tổng 27,077,083,889 292,275,634 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Theo số liệu ở bảng trên, thì mỗi tháng Công ty phải chi trả mức lãi vay là 292,275,634 đồng. Đối với các khoản vay dài hạn ngân hàng thì chi phí sủ dụng vỗn vay sẽ bằng chi phí sử dụng vốn một tháng nhân với 12 tháng. Còn đối với những khoản vay ngắn hạn: do Công ty chủ yếu thực hiện các hợp đồng vay với thời gian vay là 6 tháng vì thế chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn trong năm sẽ bằng chi phí sử dụng vốn vay một tháng nhân với 6 tháng. Vậy chi phí sử dụng vốn dài hạn là 27,095,968*12 = 325,151,614 đồng và chi phí sử dụng vốn ngắn hạn là (239,345,544+ 25,834,122)*6 = 1,436,073,262+ 155,004,733 = 1,591,077,995 đồng. Vậy trong năm 2007 nếu Công ty sử dụng phương án huy động vốn như trên thì tổng chi phí sử dụng vốn là 1,916,229,608 đồng Kết quả chung của kế hoạch huy động vốn Từ kế hoạch huy động vốn ở phần trên ta có kết quả sau: Bảng 33: Kết quả của kế hoạch huy động vốn ĐVT: đồng Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị Chi phí sử dụng vốn Nhu cầu Vốn dài hạn 3,898,410,284 Lợi nhuận giứ lại 1,542,239,169 Vay dài hạn NH 2,356,171,115 325,151,614 Nhu cầu Vốn ngắn hạn 25,533,202,639 Lợi nhuận giữ lại 205,631,889 Vay ngắn hạn NH 22,794,813,675 1,436,073,262 Vay các tổ chức khác 2,532,757,075 155,004,733 Tổng 29,431,612,923 Tổng 29,431,612,923 1,916,229,608 (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Theo bảng số liệu trên: để huy động được 29,431,612,923 đồng thì Công ty phải bỏ thêm một khoản chi phí cho lãi vay, đó là 1,916,229,608 đồng. Trên đây là kế hoạch huy động vốn cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4, để xét xem giải pháp huy động đó có hiệu quả không? ta có thể xác định hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, thông qua các kết quả về huy động vốn dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 do Công ty đặt ra. Như vậy, với các chỉ tiêu kế hoạch là: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 là: 600.000.000.000 đồng; ta đã xác định được nhu cầu sử dụng vốn cần bổ sung thêm là 29,431,612,923 đồng. Xác định hiệu quả sử dụng vốn là xác định các chỉ tiêu sau: Hệ số hoàn vốn tổng tài sản; Hệ số hoàn vốn Cổ phần; Hệ số hoàn vốn đầu tư chung. Như vậy, cần phải xác định được lợi nhuận sau thuế đạt được bằng cách sử dụng các biện pháp huy động vốn đó và các giá trị của Tổng tài sản và tổng nguồn vốn Chủ sở hữu bình quân trong năm 2007. Xác định lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế được xác định dựa vào báo cáo KQKD của Công ty trong năm 2006, để xác định các khoản mục trên đó thì dựa vào tốc độ tăng của DT. Trong đó: Giá vốn; các khoản giảm trừ doanh thu tăng theo tỷ lệ tăng của doanh thu Chi phí lãi vay năm 2007 được xác định = chi phí lãi vay năm 2006 cộng với chi phí do huy động thêm vốn vay (trong phần giải pháp về vốn) Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 3.4% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (bằng cách tính tỷ trọng của chi phí QLDN với doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong hai năm 2005 và 2006 thì thấy chúng bằng nhau, nên trong năm 2007 cũng tính Chi phí QLDN theo cách đó) Chi phí khác và các khoản thu nhập khác giả sử vẫn giữ nguyên Sau đây là kết quả tính toán lợi nhuận sau thuế Bảng 34: Kết quả kinh doanh dự kiến theo các giải pháp về vốn ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 483,739,493,918 600,000,000,000 2. Các khoản giảm trừ 1,693,494,703 2,100,504,165 3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 482,045,999,215 597,899,495,835 4.Giá vốn hàng bán 450,928,562,444 559,303,387,191 5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 31,117,436,771 38,596,108,644 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8,060,486,451 9,976,716,059 Trong đó: chi phí lãi vay 8,060,486,451 9,976,716,059 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí QLDN 16,622,848,048 20,617,933,731 10. Lợi nhuận từ HĐKD 6,434,102,272 8,001,458,853 11. Thu nhập khác 1,023,890,172 1,023,890,172 12. Chi phí khác 6,086,291,755 6,086,291,755 13. Lợi nhuận khác -5,062,401,583 -5,062,401,583 14. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế 1,371,700,689 2,939,057,270 15. Thuế TNDN 384,076,193 0 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 987,624,496 2,939,057,270 Theo bảng trên thì lợi nhuận sau thuế thu nhập của Công ty trong năm 2007 đạt 2,939,057,270 đồng, như vậy là Lợi nhuận này vượt so với năm 2006 là 2,939,057,270 -987,624,496 = 1,951,432,774 đồng. Xác định tổng tài sản thông qua xác định tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (****) Vốn Chủ sở hữu = Vốn kinh doanh năm 2006 + Các khoản trích quỹ + Lợi nhuận trích trực tiếp. (*****) Các khoản trích quỹ được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trích quỹ nhân với lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, kết quả như sau: Bảng 35: Các khoản trích lập quỹ của công ty trong năm 2007 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ trích quỹ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,939,057,270 Qũy dự phòng tài chính 5% 146,952,864 Quỹ phúc lợi xã hội 5% 146,952,864 Quỹ đầu tư phát triển 10% 293,905,727 Lợi nhuận trích trực tiếp từ LNST 65% 1,910,387,226 Tổng 2,498,198,680 Theo tỷ lệ trích quỹ như trên thì tổng các khoản để lập quỹ là 745,970,527 đồng. Theo (*****) ta có Tổng vốn Chủ sở hữu là = 45,000,000,000+ 587,811,454 + 1,910,387,226 = 47,498,198,680 đồng. Xác định Nợ phải trả Nợ phải trả gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn, để xác định được các giá trị này thì dựa vào bảng cân đối kế toán năm 2006, tính cho các khoản đó tăng theo tỷ lệ tăng doanh thu; riêng với vay ngắn hạn và vay dài hạn được tính bằng cách: cộng vay ngắn hạn (vay dài hạn năm 2006) với khoản vay ngắn hạn thêm (vay dài hạn thêm) do kết quả huy động vốn mang lại. Dưới đây là kết quả tính toán Bảng 36: Xác định nợ phải trả năm 2007 ĐVT: đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007  Nợ phải trả 578,250,185,572 705,309,833,863 I. Nợ ngắn hạn 573,133,360,926 697,517,469,992 1. Vay và nợ ngắn hạn 159,647,713,026 184,975,283,776 2. Phải trả người bán 216,176,454,292 268,131,658,064 3. Người mua trả tiền trước 107,012,281,776 132,731,294,163 4. Thuế và các khoản khác phải nộp nhà nước 2,237,965,503 2,775,831,452 5. Phải trả công nhân viên 18,543,055,076 22,999,637,585 6. Chi phí phải trả 7,264,590,769 9,010,540,831 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ KH HĐXD 9.Các khoản phải trả, phải nộp khác 62,251,300,484 77,212,592,232 II. Nợ dài hạn 5,116,824,646 7,472,995,761 4. Vay và nợ dài hạn 5,116,824,646 7,472,995,761 5. Thuế TN hoãn lại phải trả (Nguồn số liệu phòng Tài chính kế toán) Theo bảng trên, tổng nợ phải trả dự kiến năm 2007 là 705,309,833,863 đồng Theo (****) Tổng nguồn vốn là = 47,498,198,680 + 705,309,833,863 = 752,808,032,543 đồng. Các chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng vốn trong năm 2007 được tính như trong phần phân tích thực trạng ở trên. Và kết quả được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 37: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn năm 2007 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Chênh lệch Doanh thu 600,000,000,000 Lợi nhuận sau thuế 2,939,057,270 Tổng tài sản bình quân 688,029,109,058 Nợ ngắn hạn bình quân 635,485,099,514 Vốn chủ sở hữu bình quân 46,249,099,340 Vốn đầu tư chung bình quân 52,544,009,543 Hệ số hoàn vốn tổng tài sản 0.004 0.0017 0.0026 Hệ số hoàn vốn cổ phần 0.064 0.0224 0.0412 Hệ số hoàn vốn đầu tư chung 0.056 0.0194 0.0366 Theo số liệu ở bảng trên, ta thấy: Các hệ số về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đều tăng lên; chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm 2007 là tốt. Trong đó hệ số hoàn vốn tổng tài sản là 0.004 tức là cứ một đồng đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu được thu được 0.004 đồng thu nhập, như vậy: cứ một đồng đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì mang lại lợi nhuận cao hơn 0.0026 đồng so với việc đầu tư 1 đồng vào sản xuất kinh doanh trong năm 2006. Tương tự: các hệ số hoàn vốn cổ phần và hệ số hoàn vốn đầu tư chung tăng lần lượt là 0.064 và 0.056. Như vậy, lợi ích của chủ sở hữu trong năm 2007 tăng rất nhanh. Điều này sẽ rất tốt cho chủ sở hữu nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro rất lớn vì tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn là = 47,498,198,680/752,808,032,543 = 0.67. Công ty sử dụng tỷ trọng nợ rất lớn để tài trợ cho tài sản nên dẫn tới rủi ro đối với lợi nhuận và do đó làm giảm giá trị cổ phiếu, tuy nhiên khi tỷ lệ nợ cao thì tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cao hay là hệ số thu hồi vốn Cổ phần cao tức là cổ tức cao, do đó lại làm cho giá cổ phiếu tăng lên. Điều đó càng chứng tỏ ý nghĩa của việc sử dụng đòn cân nợ của công ty: một mặt làm cho giá cổ phiếu giảm, mặt khác lại làm tăng giá Cổ phiếu. Do đó, khi sử dụng đòn cân nợ thì Công ty cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn một cơ cấu vốn mục tiêu cho Công ty mình. Như vậy, với kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra trong năm 2007 và việc lập kế hoạch huy động vốn đó, đã phần nào làm cho hiệu quả hoạt động của Công ty tốt hơn. Điều đó cũng chứng tỏ vị thế tài chính của Công ty được nâng cao Kết luận Thông qua các vấn đề đã được đề cập ở trên, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò đặc biệt quan trọng của vốn kinh doanh. Nếu hình dung nền kinh tế như một cơ thể sống thì có thể coi vốn cần thiết cho nền kinh tế như máu cần cho cơ thể. Trong hoàn cảnh và điều kiện nền kinh tế tăng trưởng như hiện nay thì nhu cầu vốn luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Thiếu vốn dẫn tới việc doanh nghiệp không thể thực hiện được các dự án, không thể tiếp cận được các cơ hội kinh doanh tốt…dẫn tới kết quả hoạt động kinh doanh xấu. Vì thế vấn đề về vốn cần được xem xét, phân tích toàn diện trên cả ba phương diện: Xác định nhu cầu vốn – huy động vốn – quản lý sử dụng vốn hiệu quả. Đây là những nội dung của hoạt động tài chính của doanh nghiệp Đồ án đã thực hiện việc xác định nhu cầu vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 bằng cách phân tích các quyết tài chính trong doanh nghiệp, đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối lợi nhuận, nhằm xác định mối quan hệ giữa tài sản đầu tư và nguồn vốn tài trợ để có cái nhìn đúng đắn hơn về thực trạng tài sản và nguồn vốn trong Công ty. Từ đó, xác định được nhu cầu vốn một cách chính xác tương ứng với một kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến. Công việc đầu tiên của lập kế hoạch huy động vốn đó là phải xác định được sự đảm bảo về vốn của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp dư thừa vốn thì cần phải được quan tâm, tổ chức hoạt động sử dụng khai thác số vốn còn dư đó, nếu thiếu vốn thì cần được huy động bổ sung vốn. Trong trường hợp, doanh nghiệp cần huy động thêm vốn thì công việc thực hiện đó chính là lập kế hoạch huy động vốn nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Công ty, cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồ án không chỉ dừng lại ở việc Lập kế hoạch huy động vốn ở một Công ty cổ phần xây dựng (như đã được đề cập ở trên) mà còn là cơ sở để có thể tiến hành và áp dụng cho các Công ty thuộc các lĩnh vực hoạt động khác. Kế hoạch huy động vốn có thể mở rộng hơn ra bên ngoài nhưng không phải lúc nào nó cũng tốt, do đó cần phải cân nhắc giữa chi phí sử dụng vốn với lợi ích thu được để có những kế hoạch huy động tối ưu hơn. Tuy nhiên, đồ án này cũng không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp của các Thầy, Cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Tài liệu tham khảo Quản trị tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính kế toán Quản trị tài chính – NXB Phụ nữ Hà Nội, 2006 Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội Sổ tay quản lý vốn trong doanh nghiệp – NXB Thống kê Hà Nội Tài chính doanh nghiệp – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2006 Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp – NXB Khoa học Kỹ thuật Cơ sở của quản ký tài chính doanh nghiệp Phụ lục 1: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 Kính gửi: - Phòng Kế hoạch đầu tư – Tổng Công ty Xây dựng Hà nội Cục Thống kế Hà nội Những chỉ tiêu định hướng năm 2007 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 STT Chỉ tiêu Đ.Vị Kế hoạnh Ghi chú 1 Giá trị sản xuất kinh doanh Tr.đg 960,000 - Giá trị sản lượng xây lắp Tr.đg 953,000 - GTSL kinh doanh VLXD Tr.đg - GTSL khảo sát, thiết kế, tư vấn Tr.đg 1,000 - Phục vụ thi công Tr.đg 6,000 2 CT và HMCT Bàn giao - Công trình và hàng mục công trình CT 50 3 Lao động tiền lương a. Lao động * Tổng số CBCNV Người 666 * Lao động sử dụng BQ (kể cả HĐ) Người 8,700 b. Tổng quỹ lương và BHXH Tr.đg 135,720 * BHXH trả thay lương Tr.đg 100 * Thu nhập BQ 1 người 1 tháng Tr.đg 1,3 c. Đơn giá tiền lương theo doanh thu % 22.6 4 Đầu tư xây dựng cơ bản - Vốn ngân sách Tr.đg - Vốn vay tín dụng Tr.đg 50,000 6 Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Tr.đg 8,000 7 Chỉ tiêu tài chính * Tổng doanh thu Tr.đg 600,000 * Tổng thu hồi vốn Tr.đg 570,000 * Tổng khấu hao cơ bản Tr.đg 15,000 Hà nội, ngày 28 tháng 11 năm 2006 Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây dựng số 4 Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức Công ty Hội đồng quản trị TGĐ điều hành Ban kiểm soát Phó tổng giám đốc P.Kinh tế TT Các đơn vị trực thuộc công ty Các phòng, ban chức năng Đại hội đồng cổ đông Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng P.TàI chính kế toán P.Tổ chức lao động Phòng dự án Văn phòng CT P.Kỹ thuật TC P.Cơ điện QL TBị Các ban QLDA Ban bảo hộ LĐ Các chi nhánh Tại Bắc Ninh Tại Bắc Giang Tại Miền Nam Tại Đà Nẵng Tại Thái Nguyên Các xí nghiệp XNXD số 1 XNXD số 3 XNXD và XL NM XNXD số 2 XNXD số 4 XNXD số 7 XNXD số 9 XNXD số 5 XNXD số 8 XNXDGT và HT XNTV và TKXD XNCG và SC XNPTCN và HT Các đội công trình Đội XD số 1 Đội XD số 2 Đội XD số 3 Đội XD số 4 Đội XD số 5 Đội XD số 7 Đội XD số 6 Phụ lục 3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 Chỉ tiêu MS TM Đầu năm Cuối năm 1.Doanh thu BH và cung cấp DV 1 588,599,560,660 483,739,493,918 2. Các khoản giảm trừ 3 1,089,722,186 1,693,494,703 3. DTT về BH&CC DV (10=01-03) 10 587,509,838,474 482,045,999,215 4.Giá vốn hàng bán 11 555,169,914,975 450,928,562,444 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 32,339,923,499 31,117,436,771 và cung cấp dịch vụ (20 =10-11) 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 9,764,806,911 8,060,486,451 Trong đó: chi phí lãi vay 23 9,764,806,911 8,060,486,451 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí QLDN 25 19,187,521,442 16,622,848,048 10. Lợi nhuận từ HĐKD 30 3,387,595,146 6,434,102,272 {30=20+(21-22)-(24+25)} 11. Thu nhập khác 31 290,215,901 1,023,890,172 12. Chi phí khác 32 316,143,391 6,086,291,755 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 -25,927,490 -5,062,401,583 14. Tổng Lợi nhuận kế toán 50 3,361,667,656 1,371,700,689 trước thuế (50=30+40) 15. Thuế TNDN 51 941,266,944 384,076,193 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60= 50-51) 60 2,420,400,712 987,624,496 Phụ lục 4: Bảng cân đối kế toán năm 2006 Tài sản MS Đầu năm Cuối năm 1 2 5 6 A. Tài sản ngắn hạn 100 472,309,313,018 514,420,984,850 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản t/đương tiền 110 23,260,163,049 40,389,812,648 1. Tiền 111 1,016,577,157 40,389,812,648 2. Các khoản tương đương tiền 112 22,243,585,892 II.Các khoản đầu tư tài chính NH 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán 129 đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu 130 238,358,942,725 240,943,548,048 1. Phải thu khách hàng 131 211,645,472,960 167,713,112,323 2. Trả trước cho ngời bán 132 26,263,742,767 33,867,909,365 3. Phải thu nội bộ 133 4. Phải thu theo tiến độ KH HĐ XD 134 5. Các khoản phải thu khác 138 449,726,998 39,362,526,360 6. Dự phòng các khoản phải thu KĐ 139 IV. Hàng tồn kho 140 170,664,928,382 220,650,513,079 1. Hàng tồn kho 141 170,664,928,382 220,650,513,079 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản Ngắn hạn khác 150 40,025,278,862 12,437,111,075 1. Chi phí phải trả trước ngắn hạn 151 5,492,783,549 12,437,111,075 2. Các khoản thuế phải thu 152 7,110,682,051 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 27,421,813,262 B. Tài sản dài hạn 200 73,938,062,315 108,829,200,722 (200=210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Phải thu nội bộ dài hạn 212 3. Phải thu dài hạn khác 213 4.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 51,539,187,315 69,163,325,722 1. Tài sản cố định hữu hình 221 27,417,907,897 13,164,530,291 Nguyên giá 222 94,350,564,278 83,210,451,016 Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -66,932,656,381 -70,045,920,725 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 9,613,063,652 7,908,656,652 Nguyên giá 225 13,724,951,452 13,724,951,452 Giá trị hao mòn luỹ kế 226 -4,111,887,800 -5,816,294,800 3. Tài sản cố định vô hình 227 42,513,246,250 Nguyên giá 228 42,513,246,250 Giá trị hao mòn luỹ kế 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 14,508,215,766 5,576,892,529 III. Bất động sản đầu tư 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn luỹ kế 242 IV.Các khoản đầu tư tài chính DH 250 22,398,875,000 39,665,875,000 1. Đầu tư vào công ty con 251 2.Đầu tư vào CT liên doanh, liên kết 252 22,398,875,000 39,655,875,000 3. Đầu tư dài hạn khác 258 10,000,000 V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí phải trả trước dài hạn 261 2.Tài sản thuế TN hoãn lại 262 3. Tài sản dài hạn khác 268 Tổng cộng tài sản 270 546,247,375,333 623,250,185,572 (270=100+200) Nguồn vốn Mã số 31/12/2005 31/12/2006 A. Nợ phải trả 300 502,986,059,762 578,250,185,572 (300=310+320) I. Nợ ngắn hạn 310 494,379,013,772 573,133,360,926 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 133,612,684,070 159,647,713,026 2. Phải trả người bán 312 223,319,240,978 216,176,454,292 3. Người mua trả tiền trước 313 98,981,203,291 107,012,281,776 4. Thuế và các khoản khác phải nộp NN 314 1,072,855,895 2,237,965,503 5. Phải trả công nhân viên 315 19,080,437,230 18,543,055,076 6. Chi phí phải trả 316 14,612,417,554 7,264,590,769 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ KH HĐXD 318 9.Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 3,700,174,754 62,251,300,484 II. Nợ dài hạn 320 8,607,045,990 5,116,824,646 1. Phải trả dài hạn người bán 321 2. Phải trả dài hạn nội bộ 322 3. Phải trả dài hạn khác 323 4. Vay và nợ dài hạn 324 8,607,045,990 5,116,824,646 5. Thuế TN hoãn lại phải trả 325 B. Vốn chủ sở hữu 400 43,261,315,571 45,000,000,000 (400=410+420) I.Vốn chủ sở hữu 410 43,098,449,827 45,000,000,000 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 22,922,433,246 45,000,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Cổ phiếu ngân quỹ 413 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 414 5. Chênh lệch tỷ giá kế toán 415 1,559,347 6. Quỹ đầu tư phát triển 416 3,276,419,658 7. Quỹ dự phòng tài chính 417 1,187,140,479 8. Quỹ khác thuộc vốn CSH 418 14,172,987,231 9. Lợi nhuận chưa phân phối 419 1,537,909,866 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 162,865,744 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 421 162,865,744 2. Nguồn kinh phí 422 3. Nguồn k/phí đã hình thành TSCĐ 423 Tổng cộng nguồn vốn 430 546,247,375,333 623,250,185,572 430=300+400 Phụ lục 5: Bảng cân đối kế toán tổng hợp ba năm Tài sản 1/1/2005 31/12/2005 31/12/2006 A. Tài sản ngắn hạn 399,177,206,662 472,309,313,018 514,420,984,850 I. Tiền và các khoản t/đương tiền 10,653,919,288 23,260,163,049 40,389,812,648 1. Tiền 355,425,218 1,016,577,157 40,389,812,648 2. Các khoản tương đương tiền 10,298,494,070 22,243,585,892 II.Các khoản ĐT tài chính NH III. Các khoản phải thu 157,542,711,177 238,358,942,725 240,943,548,048 1. Phải thu khách hàng 140,231,802,882 211,645,472,960 167,713,112,323 2. Trả trước cho người bán 18,412,055,512 26,263,742,767 33,867,909,365 3. Phải thu nội bộ 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hoạt động xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 216,785,260 449,726,998 39,362,526,360 6. Dự phòng các khoản phải thu KĐ -1,317,932,477 IV. Hàng tồn kho 185,887,174,624 170,664,928,382 220,650,513,079 1. Hàng tồn kho 185,887,174,624 170,664,928,382 220,650,513,079 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản Ngắn hạn khác 45,093,401,573 40,025,278,862 12,437,111,075 1. Chi phí phải trả trước ngắn hạn 3,287,772,293 5,492,783,549 12,437,111,075 2. Các khoản thuế phải thu 10,666,387,699 7,110,682,051 3. Tài sản ngắn hạn khác 31,139,241,581 27,421,813,262 B. Tài sản dài hạn 67,271,802,714 73,938,062,315 108,829,200,722 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 62,217,714,714 51,539,187,315 69,163,325,722 1. Tài sản cố định hữu hình 40,857,780,884 27,417,907,897 13,164,530,291 Nguyên giá 97,150,989,500 94,350,564,278 83,210,451,016 Giá trị hao mòn luỹ kế -56,293,208,616 -66,932,656,381 -70,045,920,725 2. Tài sản cố định thuê tài chính 7,878,907,820 9,613,063,652 7,908,656,652 Nguyên giá 9,004,465,820 13,724,951,452 13,724,951,452 Giá trị hao mòn luỹ kế -1,125,558,000 -4,111,887,800 -5,816,294,800 3. Tài sản cố định vô hình 42,513,246,250 Nguyên giá 42,513,246,250 Giá trị hao mòn luỹ kế 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 13,481,026,010 14,508,215,766 5,576,892,529 III. Bất động sản đầu tư IV.Các khoản đầu tư tài chính DH 5,054,088,000 22,398,875,000 39,665,875,000 1. Đầu tư vào công ty con 2.Đầu tư vào CT LD, liên kết 4,898,875,000 22,398,875,000 39,655,875,000 3. Đầu tư dài hạn khác 155,213,000 10,000,000 V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí phải trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế TN hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản 466,449,009,376 546,247,375,333 623,250,185,572 Nguồn vốn 1/1/2005 31/12/2005 31/12/2006 A. Nợ phải trả 424,931,932,688 502,986,059,762 578,250,185,572 I. Nợ ngắn hạn 411,460,213,266 494,379,013,772 573,133,360,926 1. Vay và nợ ngắn hạn 110,114,408,976 133,612,684,070 159,647,713,026 2. Phải trả người bán 180,549,820,147 223,319,240,978 216,176,454,292 3. Người mua trả tiền trước 103,894,543,720 98,981,203,291 107,012,281,776 4. Thuế và các khoản khác phải nộp nhà nước 744,270,035 1,072,855,895 2,237,965,503 5. Phải trả công nhân viên 9,660,384,602 19,080,437,230 18,543,055,076 6. Chi phí phải trả 3,899,465,288 14,612,417,554 7,264,590,769 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ KH HĐXD 9.Các khoản phải trả, phải nộp khác 2,597,320,498 3,700,174,754 62,251,300,484 II. Nợ dài hạn 13,471,719,422 8,607,045,990 5,116,824,646 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 13,471,719,422 8,607,045,990 5,116,824,646 5. Thuế TN hoãn lại phải trả B. Vốn chủ sở hữu 41,517,076,688 43,261,315,571 45,000,000,000 I.Vốn chủ sở hữu 41,277,727,953 43,098,449,827 45,000,000,000 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 21,790,587,773 22,922,433,246 45,000,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Cổ phiếu ngân quỹ 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 5. Chênh lệch tỷ giá kế toán 68,476,139 1,559,347 6. Quỹ đầu tư phát triển 2,930,369,958 3,276,419,658 7. Quỹ dự phòng tài chính 1,005,373,252 1,187,140,479 8. Quỹ khác thuộc vốn CSH 14,172,987,231 14,172,987,231 9. Lợi nhuận chưa phân phối 1,309,933,600 1,537,909,866 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 239,348,735 162,865,744 1. Quỹ khen thởng phúc lợi 239,348,735 162,865,744 2. Nguồn kinh phí 3. Nguồn k/phí đã hình thành TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn 466,449,009,376 546,247,375,333 623,250,185,572 Phụ lục 6: báo cáo kết quả kinh doanh kết hợp hai năm 2005 và 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu bán hàng và CC DV 488,769,467,086 588,599,560,660 483,739,493,918 2. Các khoản giảm trừ 523,247,649 1,089,722,186 1,693,494,703 3. DT thuần về BH và CC DV 488,246,219,437 587,509,838,474 482,045,999,215 4.Giá vốn hàng bán 454,188,137,461 555,169,914,975 450,928,562,444 5. LN gộp về BH và CC DV 34,058,081,976 32,339,923,499 31,117,436,771 6. Doanh thu hoạt động tài chính 14618879 7. Chi phí tài chính 8,660,302,692 9,764,806,911 8,060,486,451 Trong đó: chi phí lãi vay 8,660,302,692 9,764,806,911 8,060,486,451 8. Chi phí bán hàng 356700848 9. Chi phí QLDN 21,977,295,906 19,187,521,442 16,622,848,048 10. Lợi nhuận từ HĐKD 3,078,401,409 3,387,595,146 6,434,102,272 11. Thu nhập khác 824,269,149 290,215,901 1,023,890,172 12. Chi phí khác 613,521,088 316,143,391 6,086,291,755 13. Lợi nhuận khác 210,748,061 -25,927,490 -5,062,401,583 14. Tổng LN KT trước thuế 3,289,149,470 3,361,667,656 1,371,700,689 15. Thuế TNDN 920,961,852 941,266,944 384,076,193 16. LN sau thuế TNDN 2,368,187,618 2,420,400,712 987,624,496 Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 (70 trang) Lập kế hoạch huy động vốn năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2101.doc