Lập hồ sơ dự thầu xây dựng nhà kỹ thuật nghiệp vụ (nhà G) thuộc dự án xây dựng cải tạo mở rộng & nâng cấp bệnh viện E

Tài liệu Lập hồ sơ dự thầu xây dựng nhà kỹ thuật nghiệp vụ (nhà G) thuộc dự án xây dựng cải tạo mở rộng & nâng cấp bệnh viện E: ... Ebook Lập hồ sơ dự thầu xây dựng nhà kỹ thuật nghiệp vụ (nhà G) thuộc dự án xây dựng cải tạo mở rộng & nâng cấp bệnh viện E

doc257 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Lập hồ sơ dự thầu xây dựng nhà kỹ thuật nghiệp vụ (nhà G) thuộc dự án xây dựng cải tạo mở rộng & nâng cấp bệnh viện E, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là kể từ khi Nhà nước ban hành các chính sách mở cửa, ngành xây dựng Việt Nam đã không ngừng khởi sắc, đang dần bắt kịp với xu thế xây dựng chung của khu vực và thế giới, đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm ra của cải, cơ sở vật chất cho xã hội, tạo một diện mạo hoàn toàn mới cho đất nước trên con đường hội nhập. Xây dựng cơ bản được Nhà nước coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của quốc gia bởi những nguyên nhân chủ yếu: Xây dựng cơ bản là hoạt động duy nhất có nhiệm vụ tạo ra các công trình tức là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để thông qua đó các ngành sản xuất khác có điều kiện hoạt động bình thường. Xây dựng cơ bản tạo ra các công trình đưa vào sử dụng sẽ là điều kiện giải quyết tốt nhất các mối quan hệ phát sinh trong xã hội như: Quan hệ giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp, quan hệ phát triển kinh tế giữa trung ương và địa phương, quan hệ kinh tế và văn hoá, quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng. Xây dựng cơ bản sẽ trực tiếp đưa sử dụng nguồn vốn, sử dụng lực lượng lao động và máy móc thiết bị thi công lớn. Do vậy hoạt động này có hiêu quả cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến tính đặc thù của các sản phẩm xây dựng bởi đó là những yếu tố quyết định đến không chỉ chất lượng sản phẩm mà còn có tác động mạnh đến môi trường xã hội. Sản phẩm xây dựng có nhiều đặc điểm mang tính cá biệt cao, giá trị lớn, sản xuất đơn chiếc, khác nhiều với sản phẩm của ngành khác. Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp có ý nghĩa cao vệ mặt kỹ thuật, kinh tế, văn hoá xã hội, nó tồn tại lâu dài. Do vậy nếu sản phẩm xây dựng được tạo ra không tốt ngay từ khâu xác định mục tiêu đầu tư, qua giai đoạn đầu tư, thi công xây lắp … thì nó còn gây tác động không tốt tới nền kinh tế. Quá trình mua bán sản phẩm xây dựng xảy ra trước lúc bắt đầu sản xuất và còn được tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung gian cho đến khi quyết toán. Chính vì vậy sản phẩm xây dựng được tiêu thụ trực tiếp không qua khâu trung gian và chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh trong thị trường xây dựng xảy ra phổ biến dưới hình thức đấu thầu. Mặt khác sản phẩm xây dựng không có giá thống nhất nên chính sách chiến lược giá của các nhà thầu thường linh hoạt. Xây dựng cơ bản là quá trình sản xuất mà sẩn phẩm của nó có nét đặc thù riêng không giống các ngành kinh tế khác. Trongquá trình sản xuất, nó sử dụng một lượng lớn tiền vốn và vật tư đã làm nảy sinh nhu cầu về việc quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và hạn chế những thất thoát. Ngành xây dựng nằm trong xu thế phát triển, xu thế tiến bộ chung của xã hội, của đất nước, đó là xu thế hướng tới những sản phẩm chất lượng ngày càng cao với mức chi phí là tiết kiệm nhất. Sự ra đời của ngày càng nhiều các công ty xây dựng cùng với những đòi hỏi ngày càng cao từ phía thị trường đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực xây dựng. Các doanh nghiệp xây dựng muốn phát triển trong cơ chế thị trường bắt buộc phải tuân theo quy luật thị trường, một trong những quy luật cơ bản là cạnh tranh từ đó nảy sinh ra một phương thức mới phù hợp với các quy luật kinh tế là đấu thầu. Đấu thầu là một phương thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy và khách quan mang lại hiều quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường xây dựng thực sự là một công nghệ hiện đại. Đó là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành công cho chủ đầu tư thông qua tính tích cực , hiệu quả mang lại là hạ giá thành công trình, tiết kiệm kinh phí đầu tư, sản phẩm xây dựng được đảm bảo về chất lượng và thời hạn xây dựng. Đấu thầu đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật trong xây dựng, đổi mới công nghệ từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nhà nước. Từ trước năm 1954, hình thức đấu thầu kinh doanh phát triển mạnh. Các công trình của nhà nước và một số công trình của tư nhân được thực hiện dưới hình thức đấu thầu. Các nhà thầu xây dựng hoặc các doanh gia được gọi là các nhà thầu khoán hoặc cai thầu. Từ năm 1954–1975, miền Bắc chủ yếu áp dụng hình thức giao thầu và chỉ định thầu. Nhưng ở miền Nam đã được áp dụng rộng rãi và bắt buộc với những công trình do chính phủ và các tổ chức đoàn thể, cơ quan của chính phủ ngụy quyền đầu tư. Từ khi đất nước thống nhất năm 1975 cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội vận hành theo đường lối tập trung bao cấp. Kể từ tháng tư năm 1988 trở về trước quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta hầu như chỉ được tiến hành theo phương thức giao thầu. Mặc dù trong quy chế giao thầu và nhận thầu trong xây dựng cơ bản ban hành kèm theo quyết định số 217-HĐBT ngày 8/8/1985 có một số điều quy định về đấu thầu nhưng không có văn bản hướng dẫn cụ thể nên chỉ có một vài công trình đấu thầu không đáng kể. Ngày 9/5/1988 HĐBT ban hành quy định số 80– HĐBT về các chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản điều 7 của quyết định đã quy định “ Từng bước thực hiện đấu thầu trong xây dựng, trước mắt tổ chức đấu thầu trong xây lắp đối với công tác khảo sát thiết kế công trình. Tham gia đấu thầu là các tổ chức xây dựng có tư cách pháp nhân có đủ cán bộ thạo nghề nghiệp và cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện khuyến khích việc tuyển phương án thiết kế xây dựng”. Từ năm 1990 phương thức đấu thầu mới được áp dụng phổ biến. Ngày 12/2/1990 quyết định số 24/BXD-VKT của bộ trưởng bộ xây dựng ban hành quy chế đấu thầu trong xây dựng được coi là bước khởi đầu của công tác đấu thầu trong xây dựng. Thầu không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực xây dựng mà ngày nay còn có mặt ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Trên thực tế tình hình đấu thầu đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu chủ yếu ở miền Nam thời kỳ 1960-1975. Sau đại hội VII tình hình đấu thầu được áp dụng rộng rãi trên toàn đất nước. Tới năm 1996 nhà nước đã ban hành quy định chính thức về đấu thầu đó là NĐ 43/CP ngày 16/7/1996 của chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu. Lúc này quy chế đấu thầu được ban hành thống nhất quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước, bảo đảm tính đúng đắn khách quan, công bằng. Đấu thầu trở thành hoạt động chính trên thị trường xây dựng, nó tạo điều kiện để các nhà thầu trong nước có cơ hội làm quen dần với đấu thầu quốc tế nâng cao vai trò các cấp quản lý. Mục tiêu của công tác đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án hay đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Vai trò của nhà nước đối với ngành xây dựng tương đối lớn so với các ngành khác vì liên quan đến vấn đề đất đai, môi trường nguốn vốn công cộng. Ngày nay, do diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới và do cạnh tranh rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, hơn nữa hoạt động đấu thầu vẫn còn bỡ ngỡ đối với các nhà xây dựng nên việc nghiên cứu để tìm ra những quy luật mới trong hoạt động đấu thầu càng trở nên quan trọng, nó có tác động trực tiếp tới lợi ích của nhà thầu. Nhờ hoạt động đấu thầu mà trong những năm gần đây nhà nước đã tiết kiệm được một số lượng lớn vốn đầu tư cho các công trình do nhà nước làm chủ đầu tư, có thể nói sự chuyển biến của nền kinh tế dẫn đến sự chuyển biến trong ngành xây dựng nhất là phương thức đấu thầu bước đầu đã chứng minh được tính đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Do vậy nhà nước phải xây dựng, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về đấu thầu để ngăn chặn những hoạt động tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu cụ thể như việc bỏ giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến độ thi công hay hiện tượng móc ngoặc để thắng thầu…Chỉ có như vậy, chúng ta mới phát huy được triệt để thế mạnh của đấu thầu, để công tác đấu thầu thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi. Để có thể tìm hiểu đầy đủ hơn về hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng cũng như cách lập một hồ sơ dự thầu xây lắp hoàn chỉnh, em chọn đề tài đồ án tốt nghiệp là lập hồ sơ dự thầu xây lắp. Đề tài đồ án tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu xây dựng nhà kỹ thuật nghiệp vụ (nhà G) thuộc dự án xây dựng cải tạo mở rộng và nâng cấp bệnh viện E. Nội dung đồ án gồm các phần chính sau: Phần I- Giới thiệu chung về đấu thầu Phần II- Tính toán, Lập hồ sơ dự thầu xây dựng nhà kỹ thuật nghiệp vụ (nhà G) thuộc dự án xây dựng cải tạo mở rộng và nâng cấp bệnh viện E. Chương I- Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu Chương II- Giới thiệu nhà thầu và lập hồ sơ hành chính pháp lý, kinh nghiệm và năng lực nhà thầu Chương III- Lập và lựa chọn giải pháp kĩ thuật công nghệ Phần A- Phần ngầm Phần B- Phần kết cấu thân Phần C- Phần xây tường và hoàn thiện Phần D- Lập và thuyết minh tổng tiến độ thi công Phần E- Lập tổng mặt bằng thi công Chương IV- Tính toán và lập giá dự thầu PHẦN I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤU THẦU I. KHÁI NIỆM, CÁC YÊU CẦU TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 1) Khái niệm đấu thầu Trong lĩnh vực xây dung, đấu thầu là một phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn đơn vị nhận thầu đáp ứng các nhu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình. Theo điều 3 quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị đinh số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Xây lắp là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình hạng mục công trình. Như vậy đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện các công việc xây dựng và lắp đặt các công trình trên cơ sở các yêu cầu của HSMT và có giá thầu phù hợp nhất. 2) Các yêu cầu trong đấu thầu a) Yêu cầu đối với chủ đầu tư - Chủ đầu tư phải có văn bản về quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cho phép. - Phải có kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch đấu thầu bao gồm: đề nghị giá gói thầu, thời gian đấu thầu, danh sách các nhà thầu nếu là đấu thầu hạn chế. Phương thức lựa chọn nhà thầu, phương thức thực hiện hợp đồng, loại hợp đồng … - Chủ đầu tư phải có thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng và có hồ sơ mời thầu hợp lệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Yêu cầu đối với nhà thầu - Phía nhà thầu phải có những điều kiện nhất định mới được coi là dự thầu hợp lệ. - Nhà thầu phải là một tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp được thành lập theo quyết đinh của cấp có thẩm quyền. - Nhà thầu phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất (trong đấu thầu mua sắm). - Nhà thầu có đủ năng lực về kinh tế tài chính phù hợp với các yêu cầu của gói thầu. - Nhà thầu chỉ được tham gia một đơn dự thầu đối với một gói thầu dù đơn đó dưới dạng đơn phương hay liên doanh trường hợp một tổng công ty đứng ra đấu thầu thì các thành viên thuộc tổng công ty không được tham gia đấu thầu với tư cách là một thành viên độc lập. II. TRÌNH TỰ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU 1) Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu a) Lập kế hoạch đấu thầu Công việc lập kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư tiến hành sau đó trình duyệt lên người có thẩm quyền phê duyệt, nội dung bao gồm: - Phân chia dự án thành các gói thầu. - Ước tính giá của từng gói thầu. - Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi. - Phương pháp áp dụng: + Đấu thầu 1 túi hồ sơ + Đấu thầu 2 túi hồ sơ + Đấu thầu 3 túi hồ sơ - Thời gian tổ chức đấu thầu. - Thời gian thực hiện hợp đồng. b) Trình tự duyệt kế hoạch đấu thầu Trình tự duyệt kế hoạch đấu thầu lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được thực hiện các bước tiếp theo. c) Chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu Có thể lập tổ chuyên gia giúp việc chủ đầu tư trong việc đấu thầu bao gồm ba lĩnh vực: Kỹ thuật – công nghệ – tài chính, giá cả, chuyên gia về pháp lý hoặc thuê tư vấn. 2) Giai đoạn đấu thầu SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU XÂY LẮP (Theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01- 9- 1999 của Chính phủ) Sơ tuyển nhà thầu (nếu có) Lập hồ sơ mời thầu Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Mở thầu Đánh giá, xếp hạng nhà thầu Trình duyệt kết quả đấu thầu Công bố trúng thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng a) Sơ tuyển nhà thầu (nếu có) Việc sơ tuyển nhà thầu được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện đáp ứng đủ yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo các bước sau: - Lập hồ sơ sơ tuyển. - Thông báo mời sơ tuyển. - Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển. - Đánh giá hồ sơ dự tuyển. - Trình duyệt kết quả sơ tuyển. - Thông báo kết quả sơ tuyển. b) Lập hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu bao gồm: - Thư mời thầu. - Mẫu đơn dự thầu. - Các điều kiện ưu đãi (nếu có). - Các loại thuế theo quy định của pháp luật. - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo biên bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật. - Tiến độ thi công. - Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng một mặt bằng để xác định giá). - Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. - Mẫu bảo lãnh dự thầu. - Mẫu thoả thuận hợp đồng. - Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. c) Thư hoặc thông báo mời thầu Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm: 1. Tên và địa chỉ của Bên mời thầu. 2. Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác. 3. Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu. 4. Các điều kiện tham gia dự thầu. 5. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu. d) Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu - Nguyên tắc chung: Bên mời thầu chịu trách nhiệm nhận và bảo quản hồ sơ dự thầu theo quy chế bảo mật. - Niêm phong: Trong hồ sơ dự thầu cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt những quy định chi tiết trong hồ sơ mời thầu để tránh sai lầm đáng tiếc. - Hồ sơ muộn qua thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu được coi là không hợp lệ và được gửi nguyên trạng. - Sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu: chỉ được sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu bằng văn bản trước thời hạn nộp thầu cuối cùng được quy định trong hồ sơ mời thầu. - Bảo lãnh dự thầu: Nhà thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu cùng với hồ sơ mời thầu. Giá trị bảo lãnh dự thầu bằng 1%- 3% giá dự thầu. Nếu nhà thầu rút hồ sơ dự thầu khi đóng thầu sẽ không nhận lại bảo lãnh dự thầu. Nếu nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng cũng không nhận lại bảo lãnh dự thầu. e) Mở thầu Sau khi xác nhận nguyên trạng hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn và được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật” việc mở thàu được tiến hành công khai trong ngày, giờ và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu và không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu (trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật). Bên mời thầu mời đại diện của từng nhà thầu và có thể mời đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan đến tham dự mở thầu để chứng kiến. Việc mở thầu được tiến hành không phụ thuộc vào sự vắng mặt hay có mặt của các nhà thầu được mời. Thông qua biên bản mở thầu đại diện các bên và các cơ quan quản lý có liên quan ký vào hợp đồng (nếu có). Tổ chuyên gia và bên mời thầu ký xác nhận vào bản chính hồ sơ dự thầu trước khi đánh giá. f) Đánh giá, xếp hạng hồ sơ dự thầu Đánh giá hồ sơ dự thầu - Đánh giá sơ bộ: Việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đúng yêu cầu: + Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu. + Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu. + Làm rõ hồ sơ dự thầu nếu cần. - Đánh giá chi tiết: Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo hai bước: + Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. + Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại. Xếp hạng hồ sơ dự thầu Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo đánh giá và kiến nghị nhà thầu với giá trúng thầu tương ứng. Công việc này do bên mời thầu thực hiện hoặc thuê chuyên gia thực hiện. g) Thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu Kết quả đấu thầu phải được ngưòi có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt. Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng các nhà thầu qua các bước đánh gía tổng hợp của ngưòi có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền, bên mời thầu sẽ mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến thương thảo hợp đồng nhưng phải được cấp có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền chấp thuận và đưa đến ký kết hợp đồng. h) Phê duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng Nhà thầu trúng thầu sẽ phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên mời thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng. Nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi ký hợp đồng. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP Nội dung cơ bản của một hồ sơ dự thầu xây lắp được quy định cụ thể tại điều 38 chương IV của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ra ngày 1/9/1999 như sau. 1) Các nội dung hành chính, pháp lý - Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền). - Bản sao đăng ký kinh doanh. - Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ (nếu có). - Văn bản thoả thuận liên doanh (trường hợp liên doanh dự thầu). - Bảo lãnh dự thầu. 2) Các nội dung về kỹ thuật - Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu. - Bản vẽ về tiến độ thực hiện hợp đồng, mặt bằng tổ chức công tác thi công. - Đặc tính kỹ thuât, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. - Thuyết minh các biện pháp thi công, tổng tiến độ, các biện pháp bảo đảm chất lượng. 3) Các nội dung về thương mại, tài chính - Bảng thuyết minh, kèm theo bảng tính giá dự thầu của nhà thầu. - Điều kiện tài chính (nếu có). - Điều kiện thanh toán. IV. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP GIÁ DỰ THẦU 1) Khái niệm về giá dự thầu Theo điều 3 khoản 24 trong quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/*NĐ-CP ngày 1/9/1999 của chính phủ thì “Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu”. Trong nền kinh tế hàng hoá có thể hiểu “Giá dự thầu là mức giá cả mà nhà thầu (người bán) đòi hỏi chủ đầu tư (người mua) trả cho họ khi gói thầu được thực hiện xong, bàn giao cho chủ đầu tư theo đúng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu”. 2) Những cơ sở hình thành giá dự thầu xây lắp Bình thường giá dự thầu được xác định trên cơ sở sau: - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm của sản phẩm xây lắp và từng bộ phận của sản phẩm được nêu trong hồ sơ mời thầu. - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật – thi công hoặc thiết kế bản vẽ thi công kèm theo hồ sơ mời thầu. - Các giải pháp kỹ thuật - công nghệ và tổ chức thi công gói thầu mà nhà thầu thực hiện. - Định mức tiêu hao các nguồn lực ứng với biện pháp thi công đã chọn. - Các đơn giá vật liệu, đơn giá khoán nhân công và đơn giá ca máy của nhà thầu. - Định mức quản lý công trường, quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận bình quân mà nhà thầu có thể chấp nhận được. 3) Các phương pháp lập giá dự thầu xây lắp Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh xây dựng là sản xuất theo đơn đặt hàng thông qua đấu thầu và chỉ định thầu, tức là người bán (các nhà thầu) và người mua (chủ đầu tư) được biết rõ từ đầu. Nhà thầu xây dựng không thể bán sản phẩm xây dựng nhận thầu ấy cho người khác được. Do đó trong giá nhận thầu phải bao gồm đủ cả chi phí và lãi. - Phương pháp lập giá dự thầu: Là cách làm để nhà thầu tính được giá dự thầu một gói thầu là bao nhiêu thì đáp ứng được các yêu cầu, trên cơ sở dung hoà các mong muốn và và năng lực. Nhà thầu có thể tuỳ ý lựa chọn phương pháp lập giá dự thầu thích hợp với mình. - Phương thức thể hiện giá dự thầu: Là cách trình bày giá dự thầu và nhà thầu phải tuân theo quy định mà nhà thầu yêu cầu. - Phương pháp tính giá sản phẩm xây dựng hiện nay của các nhà thầu chủ yếu theo các phương pháp sau: Phương pháp phân chia theo các yếu tố khoản mục chi phí (phương pháp lập giá dự thầu trọn gói) Phương pháp dựa vào đơn giá tổng hợp Phương pháp phân chia theo chi phí cơ sở và chi phí tính theo tỷ lệ Phương pháp “tính lùi dần các chi phí” hoặc còn gọi là “tính từ trên xuống” a) Phương pháp phân chia theo các yếu tố khoản mục chi phí Cách này gần giống như cách lập dự toán xây lắp trên giác độ người mua về hình thức nhưng nội dung có nhiều điểm khác, đặc biệt là cách xác định chi phí sử dụng máy, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Công thức này được xác định như sau: GDTH = GTTH×(1+ TXLGTGT) Trong đó: GDTH, GTTH: Giá dự thầu đầy đủ và giá dự thầu trước thuế TXLGTGT: Thuế suất thuế gía trị gia tăng đầu ra theo quy định của nhà nước đối với sản phẩm xây lắp Giá dự thầu xây lắp trước thuế: GTTH= T + C + TL T: Chi phí trực tiếp hoàn thành gói thầu. T = VL + NC + M + TT (Theo TT04/2005/TT-BXD) C: Chi phí chung hoàn thành gói thầu TL: Thu nhập chịu thuế tính trước của gói thầu Trong đó VL, NC, M, TT là chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy và trực tiếp phí khác để hoàn thành gói thầu. * Chi phí vật liệu (VL) Chi phí vật liệu có hai cách tính: - Cách thứ nhất: Tính tổng chi phí vật liệu theo công thức: Trong đó: Qj: Khối lượng công tác xây lắp thứ j theo hồ sơ mời thầu hoặc theo biện pháp kỹ thuật thi công nhà thầu lựa chọn áp dụng (có m loại công tác xây lắp) Dvlj: Chi phí vật liệu để hoàn thành một đơn vị sản phẩm thứ j Svli: Số lượng loại vật liệu thứ i tiêu hao theo định mức nội bộ nhà thầu để hoàn thành một khối lượng sản phẩm thứ j (kể cả hao hụt thi công) dvli: Đơn giá bình quân loại vật liệu thứ i dự kiến nhà thầu khai thác trong thời gian thực hiện xây dựng công trình , tính giá tại hiện trường xây lắp Kvlpi: Hệ số kể đến chi phí vật liệu phụ so với vật liệu chính để thực hiện công tác thứ j n: Số loại vật liệu chính tiêu hao để hoàn thành công tác xây lắp thứ j Cách này có ưu điểm là chi phí vật liệu riêng rẽ cho từng công tác thứ j rất tiện lợi để thực hiện giá dự thầu sau này khi hồ sơ mời thầu yều cầu nhà thầu thể hiện giá dự thầu để thể hiện giá dự thầu xây lắp theo đơn giá tổng hợp. Nhưng đồng thời phương pháp này có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều công sức. - Cách thứ hai: Trong đó: Qj: Khối lượng công tác xây lắp thứ j theo hồ sơ mời thầu hoặc theo biện pháp kỹ thuật thi công nhà thầu lựa chọn áp dụng (có m loại công tác xây lắp) ĐMVLij: Định mức vật liêu chính thứ i để hoàn thành công việc chính thứ j n: Số loại vật liệu chính tiêu hao để hoàn thành gói thầu xây lắp KVLP: Hế số kể đến chi phí vật liệu phụ bình quân cho loại hình công trình đang dự thầu * Chi phí nhân công (NC) Trong đó: DNCF: Chi phí nhân công doanh nghiệp xây dựng trả trực tiếp cho công nhân khi hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác thứ j Trong đó: (ĐMLD)FBQ: Định mức lao động bình quân bậc F để hoàn thành một đơn vị công tác thứ j dFNC: Đơn giá nhân công bình quân bậc F Để đảm bảo độ ổn định trong quản lý, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng định mức hao phí lao động bình quân cho các loại công tác xây lắp. Cơ sở xác định là cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công tác thứ j dựa theo sự biên chế các tổ nhóm đã được tổng kết kiểm nghiệm qua nhiều công trình xây dựng. * Chi phí máy xây dựng (M) - Đứng trên giác độ lập dự toán chi phí thực hiện gói thầu thì chi phí sử dụng máy tự có gồm 3 phần: + Phần chi phí phải trả khi máy ngừng việc + Phần chi phí máy hoạt động (máy làm việc) + Phần chi phí một lần Theo TT04/2005/TT-BXD thì chi phí một lần được tính trong khoản mục trực tiếp phí khác. Về bản chất kinh tế, chi phí một lần là chi phí phân bổ cho máy nên ta vẫn để chi phí này nằm trong chi phí máy xây dựng. Từ đó xây dựng công thức tính chi phí sử dụng máy được tính như sau: M = M1 + M2 + M3 Trong đó: M1: Chi phí sử dụng máy khi máy làm việc SiLV: Số ca máy loại i khi làm việc DmiLV: Đơn giá ca máy loại i khi máy làm việc (không kể chi phí một lần) M2: Chi phí phải trả khi máy ngừng việc SiNV: Số ca máy loại i phải ngừng việc do biên pháp kỹ thuật, tổ chức gây ra DmiNV: Đơn giá ca máy loại i khi ngừng việc phải trả M3: Tổng chi phí một lần trong sử dụng máy M3i: Chi phí một lần của loại máy i phải chi tại công trường * Trực tiếp phí khác Khoản mục này được bổ sung theo TT04/2005/TT-BXD TT= 1.5%*(VL+NC+M) Trực tiếp phí khác bao gồm chi phí bơm nước, vét bùn, di chuyển nhân lực, máy móc, thiết bị đến công trường và trong phạm vi công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường… * Chi phí chung “Chi phí chung là các chi phí không thể tính trực tiếp cho từng công tác xây lắp, nhưng nó đảm bảo cho việc thi công toàn bộ công trình (hoặc hạng mục)” Cũng chính vì không tính được trực tiếp nên khoản mục này là một trong hai khoản mục khó khăn nhất trong việc tính gía dự thầu. Thông thường giá dự thầu của các nhà thầu có sự chênh lệch phần lớn do sự chênh lệch ở hai khoản mục chi phí chung và lãi. Doanh nghiệp xây dựng muốn thắng thầu mà không bị lỗ thì luôn luôn phải củng cố bộ máy quản lý từ cấp doanh nghiệp đến cấp công trường, sao cho bộ máy vận hành tốt với chi phí thấp nhất. Khi xác định giá dự thầu, tuỳ theo quỹ thời gian làm hồ sơ dự thầu, tuỳ theo yêu cầu chính xác của ban lãnh đạo doanh nghiệp, mà người ta lập giá dự thầu có thể xác định chi phí chung theo một trong hai cách sau: - Cách thứ nhất: Theo tỷ lệ bình quân so với một hoặc một số khoản mục chi phí trực tiếp. Công thức xác định chi phí chung theo trực tiếp phí: C= f1 x T f1: Tỷ lệ chi phí chung so với chi phí trực tiếp Hoặc công thức xác định chi phí chung theo nhân công: C = f2 x (NC) f2: Tỷ lệ chi phí chung so với chi phí nhân công Theo cách này việc xác định chi phí chung ít tốn sức, đáp ứng ngay yêu cầu xác định nhanh giá dự thầu, nhưng về số liệu mang tính thống kê, bình quân nên chưa sát với gói thầu cụ thể. - Cách thứ hai: Thiết kế bộ máy tổ chức, quản lý công trường rồi toán toán cụ thể từng khoản mục chi phí. Theo cách này có thể phân chi phí chung thành hai bộ phận: Phần chi phí quản lý cấp công trường (C1) Căn cứ vào thiết kế bộ máy tổ chức quản lý công trường, thời gian kế hoạch thi công, thiết kế tổng mặt bằng thi công, tính ra các khoản mục như sau: + Chi phí tiền lương và các koản phụ cấp của cán bộ viên chức quản lý trên công trường (TLgt) Trong đó: Sigt: Số lượng cán bộ viên chức có mức lương loại i Ligt: Tiền lương gồm cả phụ cấp của cán bộ viên chức gián tiếp loại i TiLV: Thời gian làm việc (theo tháng) của cán bộ viên chức có mức lương loại i + Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cho cán bộ viên chức gián tiếp công trường và công nhân xây lắp trực tiếp BH = (TLgt + NC) x M x K Trong đó: M: Mức bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động phải nộp cho cơ quan bảo hiểm theo luật định. K: Hệ số kể đến quan hệ giữa lương theo theo cấp bậc so với lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. + Chi phí khấu hao và phân bổ giá trị các dụng cụ, công cụ thi công (tài sản cố định thi công nhưng không phải là máy thi công như tời, kích, xe cải tiến) Trong đó: Gi: Giá trị công cụ loại i phục vụ thi công Ti: Thời gian sử dụng các công cụ loại (i) theo quy định của doanh nghiệp ti: Thời gian công vụ loại (i) làm việc tại công trường + Chi phí trả lãi vay tín dụng thương mại trong kinh doanh xây lắp Căn cứ vào hồ sơ mời thầu, phương án tài chính, thương mại dự kiến cho gói thầu sẽ dự trừ vốn phải đi vay để tính lãi phải trả. Lãi vay tính theo công thức: Trong đó: Vốn lưu động sử dụng trung bình phải vay ở đợt j (có m đợt vay) rj: Lãi suất vay vốn lơu động đợt j (tính theo tháng) Tj: Thời gian vay vốn lưu động đợt j (tính theo tháng) + Chi phí nhà tạm công trình tạm phục vụ thi công Căn cứ vào thiết kế tổng mặt bằng thi công: Tổng tiến độ thi công ta xác định được chi phí nhà tạm công trình tạm phục vụ thi công. Chi phí này theo TT04/2005/TT-BXD được tách ra thành một khoản mục riêng. Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng (nếu HSMT yêu cầu bên B mua) Chi phí bảo hiểm đến đối tượng thứ ba: Chi phí bảo hiểm lao động xây dựng. Căn cứ vào mức mua bảo hiểm (dự kiến) của nhà thầu để xác định cụ thể khỏan chi phí này. Chi phí chung khác tại công trường Những chi phí khác như tiếp khách, công tác phí, văn phòng phẩm, chi phí thuê bao điện thoại … có thể tuỳ thuộc vào công trình để lập chi tiết hoặc có thể tính theo một tỷ lệ phần trăm nào đó so với các khoản mục đã biết. Chi phí chung ở cấp doanh nghiệp (C2) Chi phí chung ở cấp doanh nghiệp phân bổ vào giá dự thầu của gói thầu bao gồm các chi phí chung toàn doanh nghiệp nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp như + Chi phí thuê nhà, đất làm trụ sở doanh nghiệp + Chi phí khấu hao sửa chữa các dụng cụ văn phòng + Lương và phụ cấp lương cho bộ máy quản lý doanh nghiệp + Chi phí bảo quản, tu sửa dụng cụ văn phòng, trụ sở doanh nghiệp và tài sản cố định quản lý + Văn phòng phẩm, chi phí thông tin, liên lạc, công tác phí + Chi phí ngiên cứu và phát triển + Trợ cấp thôi việc, nghỉ hưu, mất sức + Tiếp khách, đối ngoại, tiếp thị quảng cáo Muốn xác định được C2 doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các bước sau: - Bước 1: Phân loại loại hình sản phẩm xây dựng của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp chỉ chuyên nhận thầu một loại hình sản phẩm xây dựng thì không cần làm bước này. Nhưng thực tế hiện nay các doanh nghiệp phổ biến là nhận thầu nhiều loại công trình như xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp, xây dựng thuỷ lợi … - Bước 2: Mỗi loại hình sản phẩm của doanh nghiệp, ta chọn ra một số công trình có tính đại diện để khảo sát. - Bước 3: Xử lý số liệu thống kê rồi từ đó tính ra tỷ lệ phần trăm chi phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp so với chi phí trực tiếp (ký hiệu g2) đối với từng loại hình công trình. C2 = g2 x T * Xác định lợi nhuận dự kiến khi hoàn thành gói thầu (L) Thu nhập này được xác định chủ yếu căn cứ vào chiến lược tranh thầu của doanh nghiệp cho gói thầu đang xét. Do đặc điểm của sản xuất xây dựng là sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư vì vậy các doanh nghiệp xây dựng “gặp ít rủi ro hơn so với sản xuất kinh doanh các hàng hoá khác”. Cũng do sự hấp dẫn này mà các nhà đầu tư phải cạnh tranh gay gắt với nhau. Sự cạnh tranh theo kiểu 1 người mua nhiều người bán bao giờ cũng có xu hướng kéo giá bán xuống có lợi cho người mua. Đây là khoản mục khó khăn nhất khi doanh nghiệp quyết định giá dự thầu. Có thể có các trường hợp xảy ra như sau: Trường hợp 1 Doanh nghiệp tham dự đấu thầu gói thầu quen thuộc về loại công trình, địa hình công trình, địa bàn công trình, mức độ cạnh tranh bình thường… thì theo quan điểm “coi việc nhận thầu 1 gói thầu như việc thực hiện 1 dự án đầu tư”. Vì vậy khoản mục thu nhập trước thuế được lấy theo thu nhập trước thuế trung bình so với chi phí sản xuất của loại hình công ._.trình loại j (gvj) hoặc đơn giản hơn có thể tính chung cho toàn doanh nghiệp (gv) Lj = gjv * (Tj + Cj) giv tính theo công thức sau: Trong đó: Lj: Lợi nhuận dự kiến áp dụng cho gói thầu (công trình) j TLịj: Thu nhập trước thuế của loại hình công trình j ở năm thứ i Gvhịj: Giá vốn hàng bán của loại hình công trình j ở năm thứ i QLịj: Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho loại hình công trình j ở năm thứ i Trường hợp 2 Trong điều kiện thuận lợi, khi dự thầu những gói thầu có mức cạnh tranh thấp và doanh nghiệp có những lợi thế cao hơn đối thủ cạnh tranh khác như: Lợi thế về mặt công nghệ so với đối thủ, có uy tín đối với khách hang…thì thu nhập có thể tính cao hơn mức thu nhập trước thuế trung bình so với chi phí sản xuất bình quân của doanh nghiệp, phần cao hơn đó gọi là lợi nhuận trên trung bình (CL) Lj = gvj * (Tj + Cj) + CLj Trường hợp 3 Trường hợp khó khăn (tương đương với chiến lược giá thấp), doanh nghiệp lựa chọn mức thu nhập bằng không. Nhận xét về phương pháp áp dụng Ưu điểm của phương pháp này là giá dự thầu có mức sát thực cao, các thành phần chi phí đều được xác định cụ thể, chi tiết, sát với diều kiện thực tế sau này thực hiện gói thầu. Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, công sức để lập giá dự thầu. Vì vập phương pháp này được áp dụng cho những gói thầu có thời hạn làm HSDT tương đối dài, những gói thầu có kỹ thuật công nghệ phức tạp, thi công ở những loại hình công trình hoặc địa bàn mới lạ. b) Phương pháp dựa vào đơn giá tổng hợp Giá dự thầu được xác định theo công thức sau: Trong đó: Qj: Khối lượng công tác thứ j do bên mời thầu cung cấp trong HSMT hoặc nhà thầu tự xác định căn cứ vào hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công kèm theo HSMT Dj: Đơn giá tổng hợp (bao gồm cả thuế VAT đầu ra) công tác xây lắp thứ j do nhà thầu tự xác định theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng trên cơ sở các điều kiện của mình và giá cả thị trường mặt bằng giá được án định trong HSMT n: Số lượng công tác của gói thầu Mấu chốt của phương pháp này là việc xác định đơn giá dự thầu tổng hợp (Dj). Trong thực tế hiện nay việc xác định Dj có nhiều khuynh hướng khác nhau. * Khuynh hướng tính sẵn các đơn giá dự thầu tổng hợp (Dj) Theo khuynh hướng này, các doanh nghiệp xây dựng sẽ tiến hành lập ra một tập đơn gía dự thầu tổng hợp (Dj). Trong mỗi đơn giá dự thầu lại có một tập con Dij thể hiện việc sử dụng các công nghệ khác nhau. Các tập đơn giá này sẽ đựơc mã hoá và đựơc lưu trữ trong máy tính làm cơ sở cho việc tính giá dự thầu. - Ưu điểm của khuynh hướng này mang tính công nghệ cao, nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về việc xác định giá dự thầu. - Nhưng khuynh hướng này cũng có nhược điểm là: Các đơn giá dự thầu được xây dựng sẵn trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật và chiến lược tranh thầu ở mức đại diện khi vận dụng vào gói thầu cụ thể có thể chưa sát. * Khuynh hướng tính các đơn giá dự thầu tổng hợp (Dj) theo từng gói thầu cụ thể Đây là khuynh hướng khá phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp xây dựng dự thầu các gói thầu sử dụng vốn nhà nước. Xuất phát từ điều kiện trúng thầu phải là nhà thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của HSMT và có giá đánh giá tháp nhất, có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá giá gói thầu hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt. Nên các nhà thầu căn cứ vào định mức giá dự toán XDCB, giá cả các yếu tố đầu vào và các quy định tính theo tỷ lệ của nhà nước và khu vực, có giá giảm đôi chút cho nhỏ hơn giá dự toán nhằm tăng khả năng trúng thầu. - Ưu điểm của khuynh hướng này là: Giá dự thầu luôn luôn đảm bao các yêu cầu nhỏ hơn hoặc bằng giá gói thầu. Tiết kiệm thời gian làm hồ sơ dựu thầu. Phù hợp với yêu cầu thể hiện giá dự thầu của HSMT. - Nhược điểm của khuynh hướng này là: Các khoản mục chi phí trong giá dự thầu thường chưa bám sát các giải pháp công nghệ – kỹ thuật, biện pháp tổ chức quản lý đã lựa chọn và các định mức, đơn giá nội bộ của nhà thầu mà chủ yếu dựa vào cách tính dự toán xây lắp hạng mục công trình quy định của nhà nước rồi điều chỉnh giảm đi một số yếu tố để sao cho giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu. c) Phương pháp phân chia thành chi phí cơ sở và chi phí tỷ lệ * Nội dung của phương pháp này là Trong khoản mục chi phí tạo giá dự thầu, có những khoản mục tính được chi phí cụ thể như các khoản mục chi phí trực tiếp (T) gồm: Chi phí vật liệu: Ký hiệu VL. Chi phí nhân công: Ký hiệu NC. Chi phí sử dụng máy: Ký hiệu MTC. Cộng chi phí trực tiếp: Ký hiệu T. Đồng thời có những khoản mục khó xác định cụ thể như chi phí chung, thu nhập doanh nghiệp… và thường được tính theo tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp (T) được lấy làm chi phí cơ sở theo các công thức sau: C = c% *T. L = e% * (T + C). VAT = (T +C +L)* TSVAT. GDTH = (T + C + L) +VAT Trong đó: C, L, VAT: Lần lượt là chi phí chung, thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng c%, e% và TSVAT : Là tỷ lệ % chi phí chung, thu nhập doanh nghiệp và thuế suất giá trị gia tăng đối với xây lắp. c% và e% do nhà thầu ấn định trên cơ sở tổng kết các số liệu thống kê và chiến lược tranh thầu VAT do nhà nước quy định trong luật thuế * Nhận xét phương pháp áp dụng Ưu điểm của phương pháp này là tính toán nhanh. Chỉ cần tính 3 khoản chi phí trực tiếp rồi dựa trên các tỷ lệ đã xác định cho từng loại hình công trình và chiến lược tranh thầu là tính ngay được giá dự thầu. Nhược điểm của phương pháp này là mức độ sát thực của giá dự thầu phụ thuộc vào các tỷ lệ % như đã nói ở trên. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải có nhiều kinh nghiệm tích luỹ và phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với thực tế. Phạm vi áp dụng của phương pháp này thường được các doanh nghiệp sử dụng để tính các gói thầu nhỏ, kỹ thuật – công nghệ giản đơn, ít phức tạp. d) Phương pháp dựa vào giá gói thầu và lượng giảm giá * Nội dung của phương pháp này là Xuất phát từ quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước và quy chế đấu thầu hiện hành. Giá trúng thầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá gói thầu, nên nhà thầu tự xác định ra giá gói thầu là tương đối dễ dàng vì: Cở sở tính, phương pháp tính, các định mức, đơn giá… đều công khai hoá. Từ giá gói thầu dự toán (GGTH) mà nhà thầu sẽ trừ lùi đi một tỷ lệ x% nào đó nhằm mục đích trúng thầu sẽ ra giá dự thầu (GDTH), theo công thức sau: GDTH = GGTH – x%* GGTH Việc xác định x% là bao nhiêu phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu gói thầu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp và chiến lược tranh thầu của doanh nghiệp. V. CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP THEO HỒ SƠ MỜI THẦU Thông thường các hồ sơ mời thầu đều yêu cầu các nhà thầu phải thể hiện giá dự thầu theo đơn giá dự thầu tổng hợp và nhà thầu phải giải trình chi tiết đơn giá dự thầu tổng hợp cho từng công tác xây lắp. PHẦN II- TÍNH TOÁN, LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU XÂY DỰNG NHÀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ(NH À G) THUỘC DỰ ÁN XÂY DỰNG CẢI TẠO, MỞ RỘNG VÀ NÂNG CẤP BỆNH VIỆN E CHƯƠNG I- NGHIÊN CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU, MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU I. Giới thiệu tổng quát gói thầu 1. Tên gói thầu: XÂY DỰNG NHÀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ(NH À G) THUỘC DỰ ÁN XÂY DỰNG CẢI TẠO, MỞ RỘNG VÀ NÂNG CẤP BỆNH VIỆN E 2. Nguồn vốn: Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách XDCB tập trung của bệnh viện E. 3. Chủ đầu tư: Bệnh viện E Hà Nội. 4. Cơ quan quyết định đầu tư: Bộ Y Tế. 5. Địa điểm xây dựng: XÂY DỰNG NHÀ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ(NHÀ G) THUỘC DỰ ÁN XÂY DỰNG CẢI TẠO, MỞ RỘNG VÀ NÂNG CẤP BỆNH VIỆN E: Đường 69 – Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội. Mặt tiền nhà G hướng Đông. Phía Tây, Nam, Bắc giáp đường nội bộ của khu đất.Toàn bộ khu đất nằm sát đường 69 – Nghĩa Tân - Cầu Giấy... Tổng mặt bằng được bố trí hợp lý bằng hệ thống sân vườn, đường dạo, cây xanh quanh nhà. Công trình có vị trí tốt, góc nhìn đẹp phù hợp với kiến trúc chung của toàn khu. Ngoài ra các điều kiện về hạ tầng cơ sở cũng rất phù hợp với toàn khu của bệnh viện. 6. Phạm vi gói thầu Công trình nhà kỹ thuật nghiệp vụ (nhà G) công ty CP tư vấn và thiết kế kiến trúc Việt Nam khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng lập.Qui mô công trình: Công trình có diện tích xây dựng là 1.597 m2. Nhà G cao 7 tầng, mỗi tầng cao 4,2m. Điểm cao nhất là 32,1m.Công trình được xây dựng khá hiện đại, Gồm 3 thang máy và có 1 sân bay lên thẳng trên nhà phù hợp cho cấp cứu trong thời hiện đại. II. Những yêu cầu cơ bản của hồ sơ dự thầu 1) Về pháp nhân Chủ đầu tư không tiến hành sơ tuyển Nhà thầu, tất cả những Nhà thầu phải gưỉ kèm các thông tin và tài liệu sau đây cùng với đơn xin dự thầu và giá thầu - Bản sao các tài liệu gốc xác định sự thành lập hay tư cách pháp nhân, nơi đăng ký và nơi kinh doanh chính, văn bản uỷ quyền người ký hồ sơdự thầu để ràng buộc nhà thầu - Là nhà thầu chính đã thi công 3 công trình tương tự trong 3 năm gần đấy;hoặc đã đảm nhận phần việc tương tự ở trong liên doanh.Kinh nghiệm về các gói thầu có tính chất và quy mô tương tự, điều kiện thi công (về địa lý, tự nhiên, xã hội, kinh tế) các chi tiết về các gói thầu đang thực hiện hay đã có cam kết trong hợp đồng, các khách hàng mà có thể liên lạc để biết thêm thông tin về các hợp đòng đó - Kinh nghiệm tổ chức quản lý: Có hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng; đã và đang là tổng thầu xây dựng. 2) Về năng lực * Năng lực tài chính phải đảm bảo - Có khối lượng công việc thi công trong 3 năm gần đây từ 2002 – 2004 mỗi năm tối thiểu phải đạt giá trị là 100 tỷ đồng(Một trăm tỷ đồng). - Có tài sản lưu động hoặc tín dụng trừ các giao kèo hợp đồng khác và không kể đến các khoản tạm ứng trong hợp đồng, không ít hơn 3 tỷ đồng (Ba tỷ đồng). - Có kinh nghiêm là nhà thầu chính trong viếc các công trình của ngành Y Tế hoặc công trình có quy mô, giá trị, tính chất và sự phức tạp tương đương với công trình này trong 3 năm vừa qua (để theo đúng yêu cầu này, công trình nêu ra phải hoàn thành ít nhất 70%); Chủ đầu tư sẽ tiến hành xác minh các thoong tin của nhà thầu trong quá trình xét thầu * Năng lực thiết bị phải đảm bảo - Có những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng và hình thức bảo hành công trình phải có điều kiện ràng buộc.. 3) Tính hợp pháp vật tư sử dụng trong xây lắp công trình Vật tư cung cấp cho thực hiện hợp đồng này bắt buộc phải tuân thủ yêu cầu về quy cách chất lượng đã nêu trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được Bộ Y tế phê duyệt và trong phần III Tập 2 (yêu cầu kỹ thuật và chỉ định vật tư) của hồ sơ mời thầu. Mọi chỉ tiêu trong thực hiện hợp đồng này chỉ giới hạn trong các loại vật tư đó. Bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu phải chứng minh được nguồn gốc và chất lượng các loại vật tư sử dụng cho công trình theo tiêu chuẩn và quy phạm của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghiêm cấm sử dụng bất kỳ loại vật tư nào khác khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của chủ đầu tư trừ trường hợp nhà thầu chứng minh loại vật tư, vật liệu mình dự kiến sử dụng có chất lượng hơn hẳn so với loại vật tư mời thầu. Riêng với hỗn hợp bê tông, chủ đầu tư đặc biệt khuyến khích nhà thầu sử dụng bê tông thương phẩm để thi công những cấu kiện bê tông trong tiên lượng chào thầu sử dụng bê tông trộn tại công trường. Những nhà thầu cam kết sử dụng bê tông thương phẩm để thi công các phần việc này sẽ được ưu tiên trong việc xét thầu. 4) Yêu cầu về quy cách nội dung hồ sơ dự thầu a) Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu sẽ được bên mời thầu thực hiện đánh giá chi tiết đảm bảo các yêu cầu sau Đảm bảo tính pháp nhân của nhà thầu theo quy định tại mục 2 và tính phù hợp của vật tư sử dụng trong xây lắp tại mục 3. Quy cách hồ sơ dự thầu - Hồ sơ dự thầu 01 bản gốc và 03 bản sao phải chỉ rõ ngay tại bao niêm phong ngoài và bìa bên trong tại vị trí dễ nhìn.Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các bộ hồ sơ thì bộ gốc được xem là bộ chính - Bản gốc và tất cả các bản sao của Hồ sơ dự thầu phải được đánh máy hay viết bằng mực không tẩy được và phải được nhầ thầu hoặc người được uỷ quyền hợp pháp (có giấy uỷ quyền) ký. tất cả các trang của hồ sơ dự thầu nơi có sửa đổi phải được người ký Hồ sơ dự thầu ký và đóng dấu tại đó. - Chữ ký trong đơn dự thầu phải là chữ ký của người đại diện có thẩm quyền. Trường hợp uỷ quyền ký hồ sơ dự thầu phải kèm theo giấy uỷ quyền hợp lệ. - Hồ sơ dự thầu và tất cả hồ sơ liên quan, cũng như các văn bản trao đổi giữa nhà thầu và bên mời thầu phải bằng tiếng Việt. - Nhà thầu chỉ sử dụng tiền Việt Nam (đồng Việt Nam) trong quá trình lập giá dự thầu. Quá trình thanh toán cũng bằng tiền đồng Việt Nam. - Các loại thuế thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. - Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu có hiệu lực trong vòng 180 ngày kể tư ngày đóng thầu. Trường hợp đặc biệt cần gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ thông báo cho các nhà thầu sau khi được phép của cấp có thẩm quyền. Nếu nhà thầu không chấp nhận thì được hoàn trả tiền bảo lãnh dự thầu. - Bảo lãnh dự thầu Nhà thầu phải nộp kèm theo hồ sơ dự thầu bảo lãnh dự thầu: Bằng 300 Triệu đồng (Ba trăm đồng chẵn) bằng tiền mặt hoặc do một ngân hàng ký bảo lãnh. Bảo lãnh dự thầu phải có giá trị kéo dài 30 ngày sau thời gian hết hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu nào không có bảo lãnh dự thầu đúng như quy định sẽ được coi là phạm quy và bị loại. Bảo lãnh dự thầu của các nhà thầu không trúng thầu sẽ được trả lại sau thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu. Bảo lãnh dự thầu nhà thầu trúng thầu sẽ được trả lại sau khi nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo lãnh dự thầu khi + Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau khi mở thầu và trong thời hạn hiệu lực Hồ sơ dự thầu. + Nếu Nhà thầu không chấp nhận việc chỉnh sửa lỗi trong hồ sơ theo điều khoản 27 + Trong trường hợp nhà thầu trúng thầu , nếu trong giới hạn thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Thư chấp thuận. - Ký Hợp đồng - Cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng b) Hồ sơ dự thầu phải cung cấp đầy đủ các tài liệu sau đây - Đơn dự thầu (có giá chào theo tiên lượng mời thầu); - Bảo lãnh dự thầu; - Thông tin năng lực: +Thiết bị thi công sử dụng trong thi công gói thầu này, + Nguồn gốc, danh mục, chủng loại vật tư vật liệu sử dụng trong xây lắp công trình. + Khối lượng công trình đã thực hiện trong 03 năm gần đây. + Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt. + Tổ chức hiện trường, quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường trong thi công hạng mục này. + Báo cáo tài chính trong 03 năm vừa qua. + Khả năng ứng vốn của nhà thầu; Khả năng huy động các nguồn tài chính khác. + Các vụ bị kiện cáo, tranh chấp - Bảng dự toán dự thầu (dự toán chi tiết) theo tiên lượng mời thầu (có được ghi thành file sử dụng trên phần mềm Microsoft Excel được copy ra đĩa mềm nộp kèm theo). - Bảng phân tích đơn giá chi tiết - Dự toán phần bổ sung đối với khối lượng thừa/ thiếu do nhà thầu bóc tách theo hồ sơ thiết kế thi công so với tiên lượng mời thầu (nếu có). - Bản cam kết về chất lượng vật liệu, nguồn gốc, chủng loại, mã hiệu sử dụng cho công trình - Tiến độ và biện pháp kỹ thuật thi công - Biện pháp đảm bảo/ quản lý chất lượng thi công lắp đặt, an toàn lao động và vệ sinh môi trường - Biên pháp đảm bảo an toàn cho công trình hiện có và cách giải quyết cụ thể khi có những ảnh hưởng xấu đến công trình hiện có cũng như đối với các công trình xung quanh - Đề xuất biện pháp kỹ thuật (nếu có) - Hình thức bảo hành công trình – có điều kiện ràng buộc - Các bản vè minh hoạ - Danh mục quy cách vật tư. c) Đề xuất kỹ thuật - Nhà thầu phải để trình các đề xuất phù hợp với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, kể cả thiết kế kỹ thuật đã được chỉ ra trong bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật. Các phương án thay thế sẽ để tham khảm khi xây lắp với nhà thầu thắng thầu mà không đưa ra để xét thầu và phải tuân thủ điều sau - Nhà thầu muốn đề xuất các phương án thay thế về kỹ thuật theo các yêu cầu của hồ sơ mời thầu vẫn phải để trình một hồ sơ dự thầu phù hợp với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, kể cả thiết kế kỹ thuật đã được chỉ ra trong bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh việc đệ trình hồ sơ dự thầu cơ bản, Nhàn thầu phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đánh giá đầy đủ phương án thay thế, kể cả các tính toán thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, phân tích giá cả, các biện pháp thi công dự kiến và các chi tiết thích hợp khác. 5) Hình thức loại hợp đồng và phương thức đấu thầu - Hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi - Phương thức đấu thầu: Một túi hồ sơ, một giai đoạn - Loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói, không điều chỉnh giá 6) Chi phí dự thầu và chi phí lập hồ sơ dự thầu Nhà thầu chỉ phải mua một bộ hồ sơ mời thầu với giá 500.000 đồng/ bộ. Chi phí lập hồ sơ dự thầu do nhà thầu chịu. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm và không liên đới tới các chi phí này. 7) Thăm hiện trường Khuyến khích nhà thầu thăm hiện trường để khảo sát thực tế và tìm hiểu mọi thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và thi công sau này. Chi phí thăm hiện trường do nhà thầu chịu. Khi muốn thăm hiện trường, nhà thầu liên hệ với Ban QLDA Bệnh viện E. 8) Sửa đổi hồ sơ mời thầu - Vào bất kỳ thời gian nào trước khi hết hạn nộp hồ sơ dự thầu, Chủ đầu tư có thể bổ sung hồ sơ mời thầu bằng cách cung cấp các tài liệu bổ sung - Các ntài liệu bổ sung như vậy phải là một phần của hồ sơ mời thầu và được thông bảo bằng văn bản hay bằng điện tín đến tất cả những người mua hồ sơ mời thầu. Những nhà thầu dự thầu phải thông báo với chủ đầu tư bằng điện tín là đã nhận được các tài liệu bổ sung đó. - Để cho nhà thầu có đủ thời gian hợp lý để xem xét các tài liệu bổ sung trong việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu, Chủ đầu tư sẽ gia hạn thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để trình hồ sơ dự thầu. 9) Nộp hồ sơ dự thầu Nhà thầu nộp 4 bộ hồ sơ dự thầu gồm 1 bộ gốc và 3 bộ copy ghi rõ từng tài liệu “Bản gốc ” hay bản “ Bản Copy” bằng mực khó tẩy hồ sơ dự thầu gốc và bộ hồ sơ đấu thầu copy được bỏ vào từng phong bì niêm phong và đánh dấu “Bản gốc” và “Bản copy” ngoài mỗi phong bì ghi theo mẫu quy định. Các phong bì này được bỏ trong một phong bì lớn, niêm phong và bìa phong bì ghi đầy đủ rõ ràng từng loại. - Hạn cuối nộp Hồ sơ dự thầu là 13 giờ 30 phút ngày 30 tháng 06 năm2006. - Tại địa điểm: Phòng Ban QLDA Bệnh viện E - Khi giao nộp hồ sơ dự thầu bên mời thầu sẽ lập biên bản giao nhận và có ký xác nhận đầy đủ của hai bên (bên mời thầu và bên dự thầu). 10) Mở thầu Thời gian mở thầu 14 giờ 00 phút ngày 01 tháng 07 năm 2006 Bên mời thầu sẽ mở hồ sơ dự thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự đấu thầu vào thời điểm theo quy định và lập thành văn bản mở thầu với nội dung chính: Tên của nhà thầu, đơn dự thầu và bảo lãnh dự thầu hợp lệ hay không hợp lệ, giá dự thầu, thời gian thi công, thư giảm giá. Biên bản mở thầu phải được đại diện của bên mời thầu, các nhà thầu, các cơ quan liên quan ký. 11) Làm rõ hồ sơ dự thầu Trong quá trình kiểm tra đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có quyền chấp vấn và đề nghị các nhà thầu giải thích các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu. Mọi yêu cầu giải thích của bên mời thầu và trả lời của các nhà thầu đều phải bằng văn bản nhưng không làm thay đổi căn bản hồ sơ và giá bỏ thầu. 12) Thông báo quyết định trúng thầu Trước khi hết hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu bên mời thầu sẽ thông báo cho nhà thầu trúng thầu bằng điện tín hoặc bằng văn bản trong đó nêu rõ giá trúng thầu và thời gian thi công do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thông báo trúng thầu là một bộ phận cấu thành hợp đồng và nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên mời thầu. Chỉ sau khi nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bên mời thầu mới thông báo kết quả xét thầu cho các nhà thầu khác. 13) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Sau khi nhận được thông báo quyết định trúng thầu và trước thời điểm ký hợp đồng nhà thầu phải nộp cho bên mời thầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng với một khoản tiền tương ứng 10% (mười phần trăm) của tổng giá trị hợp đồng bằng đồng tiền Việt Nam (VNĐ) do một ngân hàng bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực đến khi công trình được bàn giao và chuyển sang chế độ bảo hành. Nếu đơn vị trúng thầu không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên của bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì bên mời thầu sẽ đề nghi cơ quan cấp trên (đã phê duyệt quyết định trúng thầu) huỷ bỏ quyết định trúng thầu và không hoàn trả bảo lãnh dự thầu. Bên mời thầu sẽ đề nghị cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt nhà thầu có hồ sơ xếp hàng tiếp theo trúng thầu. III. Nghiên cứu gói thầu và môi trường đấu thầu 1) Phân tích đặc điểm của gói thầu * Phạm vi gói thầu: Gói thầu xây dựng nhà kỹ thuật (Nhà G) thuộc khuôn viên bệnh viện E bao gồm các công việc: - Thi công xây dựng công trình - Hoàn công công trình - Thực hiện sửa chữa bảo dưỡng nếu có hư hỏng trong thời gian bảo hành * Đặc điểm kiến trúc: - Mặt bằng xây dựng có diện tích là:30,6 x 52,2 m2 với 9000m2 sàn cao tối đa 32,6 m - Khu nhà có 7 tầng với các chức năng khác nhau +Tầng1:Khoa chuẩn đoán hình ảnh. +Tầng2:Khoa HSCC - Hậu phẫu - Thận nhân tạo +Tầng3:Khoa phẫu thuật +Tầng4:Khoa huyết học truyền máu – Khoa nội soi – Thăm dò chức năng +Tầng5:Khoa sinh hoá - Vi sinh - Giải phẫu bệnh +Tầng6:Phòng phục hồi chức năng - Giảng đường – Trung tâm tin học +Tầng7:Tầng áp mái (Tầng kỹ thuật) * Về kết cấu - Nền:Gia cố nền bằng cọc BTCT 250x250 - Móng:Móng BTCT - Khung:Khung BTCT chịu lực - Sàn: Sàn BTCt toàn khối - Mái: Lợp tôn múi tráng kẽm; Mái BTCT + Các lớp vật liệu chống nóng và chống thấm - Bao che: Tường xây gạch đặc 2) Điều kiện tự nhiên Công trình nhà kỹ thuật nghiệp vụ (Nhà G) thuộc dự án xây dựng cải tạo, mở rộng và nâng cấp Bệnh viện E. Mặt tiền nhà G hướng đông giáp đường 69. Phía bắc, nam, tây giáp đường nội bộ của khu đất, phía tây bắc giáp bãi đỗ xe chung của khu.Tổng mặt bằng được bố trí hợp lý bằng hệ thống sân vườn, đường dạo, cây xanh quanh nhà. Công trình có vị trí tốt, góc nhìn đẹp phù hợp với kiến trúc chung của toàn khu. Ngoài ra các điều kiện về hạ tầng cơ sở cũng rất phù hợp với nhu cầu của một bệnh viện hiện đại. Công trình có được những thuận lợi cũng như gặp phải một số khó khăn mà kể đến là: * Khó khăn - Công trình nằm trong khuôn viên bệnh viện, hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân nên thi công cần đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo tiếng ồn. * Thuận lợi - Công trình nằm trên mặt bằng rộng, giao thông thuận tiện trong việc tập kết máy móc, thiết bị và vật tư. - Công trình nằm gần các nhà cung cấp vật liệu xây dựng nên sẽ dễ dàng trong việc đáp ứng vấn đề tiến độ đề ra. - Hệ thống trắc địa toàn khu vực công trình rõ ràng thuận lợi cho việc định vị công trình. Khí hậu khu vực xây dựng thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân ra 4 mùa tương đối rõ rệt. Thời tiết trong một năm tương đối ổn dịnh, lượng mưa trung bình. Qua số liệu khảo sát thì những năm gần đây tại khu vực không có động đất, lũ quét bão lớn…và các hiện tượng tự nhiên khác có thể ảnh hưởng đến công trình. Nhìn chung điều kiện khí hậu thuỷ văn là ổn định.Vì vậy yếu tố bất khả kháng xảy ra là rất thấp. Công trình giáp hồ nước và đường dây điện nên có thể tận dụng được những ưu điểm sẵn có. 3) Điều kiện kinh tế xã hội - Công trình nằm trong địa phận Quận cần giấy, là một khu vực phát triển, an ninh đảm bảo. - Mạng lưới công nghiệp, dịch vụ của khu vực thi công phát triển khá mạnh nên thuận tiện cho công tác cung cấp vật tư cho công trình. 4) Phân tích tình hình cạnh tranh Qua tìm hiểu về môi trường đấu thầu của công trình này, dự kiến số lượng các nhà thầu tham gia gói thầu như sau: - Công ty xây dựng Sông Đà 5 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà - Công ty xây dựng Tây Hồ – Bộ Quốc Phòng - Công ty xây dựng bưu điện Việt Nam - Công ty Xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh Sau đây nhà thầu phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, chiến lược cạnh tranh, biện pháp kỹ thuật công nghệ, chiến lược giá … mà các nhà thầu khác là đối thủ cạnh tranh đang gặp phải. a) Công ty XD Sông Đà 5 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà Công ty Sông Đà 5 là công ty chuyên làm đường, đập nước, thuỷ điện trạm điện, công trình trên sông, hầm lò… * Điểm mạnh: Đây là công ty mạnh của tổng công ty xây dựng Sông Đà có năng lực máy móc thiết bị, tài chính. Công ty này có nhiều thuận lợi là trụ sở chính gần công trình nên việc bố trí cán bộ giám sát kiểm tra tốt hơn. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng giỏi có nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề. Công ty xây dựng Sông Đà 5 XD mọi loại hình công trình kỹ thuật ngầm trong các địa chất địa hình phức tạp các công trình dân dụng, công nghiệp khác. * Điểm yếu: Những cái bất lợi nhất của công ty là năng lực kinh nghiệm trong những năm gần đây kém, họ chỉ chuyên môn thi công đường, thuỷ điện. Đồng thời họ đang thi công các công trình đường vào giai đoạn chính, nên tập chung tài chính nhân lực, máy móc lớn. Vì vậy công ty này khó có thể đáp ứng được yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. b) Công ty xây dựng Tây Hồ – Bộ Quốc Phòng Đây là công ty XD được thành lập để XD các công trình với mục đích quân sự, các công trình bí mật quốc gia. * Điểm mạnh: Công ty này được bảo hộ của Bộ Quốc Phòng nên tiềm lực về công nghệ, tài chính, thương mại rất lớn. Hiện nay công ty đang thi công một công trình có quy mô nhỏ nên việc tập trung cho công trình này là dễ dàng… * Điểm yếu: Do được xây dựng các công trình với mục đích quân sự, các công trình bí mật quốc gia (chủ yếu là chỉ định thầu) nên khả năng cạnh tranh của công ty này là rất kém so với các nhà thầu khác. Công ty này có chiến lược lợi nhuận lớn nên sẽ bỏ giá cao. c) Công ty xây dựng bưu điện Đây là công ty mới được thành lập dưới sự quản lý của Bộ Bưu Chính – Viễn thông. Công ty chuyên về XD các công trình dân dụng và công nghiệp. * Điểm mạnh: Do mới được thành lập nên công ty rất ít việc làm. Mục tiêu trúng thầu công ty này là duy trì sự tồn tại, tạo công ăn việc làm cho công nhân viên, dần dần tạo uy tín trên thị trường công ty có chiến lược giá thấp. * Điểm yếu: Công ty chưa có kinh nghiệm XD các công trình có giá trị lớn, năng lực máy móc thiết bị, nhân lực hạn chế vì vậy các giải pháp thi công sẽ không hợp lý. Mặt khác công ty này có vốn rất thấp nên khi thi công công trình này phải vay vốn và trả lãi ngân hàng rất cao nên khó đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu. Từ những phân tích trên nhà thầu thấy những đối thủ chính của công ty là công ty xây dựng số 5 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà nên công ty phải có biện pháp tổ chức thi công hợp lý để giảm giá thành thì có thể trúng thầu. Tuy vậy vẫn phải chú ý các công ty còn lại vì họ có thể sử dụng chính sách gía thấp để tìm kiếm việc làm mở rộng thị trường. Tuy nhiên công ty vẫn có thuận lợi hơn các công ty khác là hiểu biết về chủ đầu tư rõ hơn. IV. Kiểm tra tiên lượng mời thầu Nhà thầu đã tiến hành kiểm tra lại khối lượng đưa ra trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ và hồ sơ thiết kế mà nhà thầu nhận được nhà thầu đã tính toán lại khối lượng thấy mức độ chênh lệch giữa khối lượng chủ đầu tư cung cấp và khối lượng nhà thầu tính toán thì mức độ chênh lệch thấp (khoảng 10%) có thể bỏ qua đồng thời tiên lượng chủ đầu tư đưa ra không có sự thiếu sót công tác. Do đó nhà thầu quyết định lấy khối lượng chủ đầu tư cung cấp làm khối lượng để tính toán giá dự thầu công trình. CHƯƠNG II- GIỚI THIỆU NHÀ THẦU VÀ LẬP HỒ SƠ HÀNH CHÍNH PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM VÀ NĂNG LỰC NHÀ THẦU I. Giới thiệu nhà thầu Tên gọi : Công ty Xây Dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh Trụ sở chính: Phường Láng Hạ - Quận Đống đa - Hà Nội -Việt Nam. Điện thoại: 7629174 – 8327412 – 8327413 - 8327414 Fax: 8329026 Đơn vị chủ quản: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội * Các phòng ban chức năng - Phòng kinh tế kế hoạch - Trung tâm tư vấn và thiết kế xây dựng - Phòng quản lý dự án - Phòng kỹ thuật - Ban an toàn - Phòng tổ chức lao động tiền lương - Phòng tài chính - Phòng quản lý hành chính * Các đơn vị trực thuộc - Xí nghiệp xây dựng số 1 - Xí nghiệp xây dựng số 2 - Xí nghiệp xây lắp và hoàn thiện - Xí nghiệp xây dựng số 4 - Xí nghiệp xây dựng số 5 - Xí nghiệp xây dựng và phát triển nhà - Xí nghiệp xây dựng số 7 - Xí nghiệp xây dựng số 8 - Xí nghiệp xây dựng số 9 - Xí nghiệp xây dựng số 18 * Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ yếu 1. Xây dựng dân dụng 2. Xây dựng công nghiệp 3.Trang trí nội và ngoại thất 4. Sản xuất kết cấu bê tông cốt thép 5. Sản xuất vật liệu xây dựng . 6. San đắp nền 7. Xây dựng công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp 8. Thi công đường BT, đường cấp phối, đường rải đá và thấm nhập 9. Thi công công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp 10. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, tư vấn xây dựng các dự án nhà ở đô thịkhu công nghiệp và các công trình xây dựng 11. Phá dỡ các công trình kiến trúc, giải toạ mặt bằng xây dựng 12. Tư vấn thiết kế II. Lập hồ sơ hành chính pháp lý 1) Đơn dự thầu hợp lệ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN DỰ THẦU VÀ GIÁ DỰ THẦU CỦA NHÀ THẦU Kính gửi: Bệnh viện E - Bộ Y Tế Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu: XL01/2005: Nhà kỹ thuậtnghiệp vụ(nhà G) thuộc dự án xâydựng cải tạo, mở rộng và nâng cấp Bệnh Viện E,chúng tôi, những người ký tên dưới đây đề nghị được thực hiện gói thầu: Nhà kỹ thuật nghiệp vụ (Nhà G) thuộc Dự án xây dựng cải tạo, mở rộng và nâng cấp bệnh viện E và xin bảo hành sửa chữa bất kỳ một sai sót nào theo đúng qui đinh của hồ sơ mời thầu, đúng điều kiện hợp đồng với giá dự thầu là:................................ (Bằng chữ:........................................................................................................ ) Khả năng nhà thầu có thể ứng vốn:................................................................. Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi có thể chấp thuận, chúng tôi xin cam kết: Ngày khởi công.......................ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Thời gian hoàn thành công trình là:..............................................kể từ ngày khởi công Trường hợp chủ đầu tư chậm thanh toán phải trả lãi.........% Chúng tôi xác nhận rằng tài liệu kèm theo đây là các bộ phận của hồ sơ dự thầu của chúng tôi. Chúng tôi khẳng định rằng Hồ sơ đự thầu này tuân thủ đúng thời gian hiệu lực và Bảo lãnh dự thầu theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đự thầu của chúng tôi có hiệu lực đến ngày ....tháng...năm._.ại chỗ, Cốt thép cọc khoan nhồi trên cạn, Đường kính 25mm, Ra= 3600 kg/cm2 tấn 14.695 9,670,849 142,113,120 16 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép bê tông tại chỗ, Cốt thép cọc khoan nhồi trên cạn, Đường kính 28mm, Ra= 3600 kg/cm2 tấn 12.325 9,670,849 119,193,208 17 Sản xuất thép bản đầu cọc tấn 0.223 15,381,669 3,430,112 18 Sản xuất ống vách tấn 0.665 15,381,669 10,228,810 19 Lắp đặt ống thép bằng phương pháp hàn quét ống bằng sơn, ống dài 8 m, Đường kính ống 60mm 100m 29.925 7,908,876 236,673,122 20 Lắp đặt ống thép bằng phương pháp hàn quét ống bằng sơn, ống dài 8 m, Đường kính ống 110mm 100m 12.600 11,890,807 149,824,172 21 Sản xuất vữa bê tông qua dây truyền trạm trộn tại hiện trường, CS trạm trộn 50 m3/h m3 2.090 18,034 37,691 22 Vận chuyển vữa bê tông bằng ô tô chuyển trộn, Cự li vận chuyển 0,5km, ô tô 5 tấn 100m3 2.299 1,890,796 4,346,940 23 Đào móng bằng máy, đất cấp II 100m3 37.060 2,012,006 74,564,942 24 Khối lượng đào sửa đất móng bằng thủ công, đất cấp II m3 1,588.120 42,625 67,693,615 25 Vận chuyển đất thừa xa 15 km bằng ô tô 7 tấn 100m3 52.940 104,624 5,538,795 26 Phá bê tông đầu cọc m3 70.600 694,144 49,006,543 27 Xúc trạt bê tông thừa lên xe m3 70.600 46,828 3,306,060 28 Vận chuyển trạt bê tông xa 15 km bằng ôtô 7 100m3 0.710 262,640 186,474 29 Ván khuôn bê tông lót đài 100m2 1.460 1,282,380 1,872,275 30 Bê tông lót đài móng, vxm mác 100 m3 63.820 405,574 25,883,723 31 Ván khuôn giằng, đài móng 100m2 24.350 3,378,764 82,272,897 32 Cốt thép giằng, đài móng đường kính <=10 tấn 16.366 15,233,903 249,318,052 33 Cốt thép giằng, đài móng đường kính <=18 tấn 15.060 11,109,339 167,306,638 34 Cốt thép giằng, đài móng đường kính >18 tấn 104.121 10,585,503 1,102,173,148 35 Bê tông giằng, đài móng, bê tông thương phẩm vxm mác 300 đá 1x2 m3 983.210 798,721 785,310,269 36 Đắp cát chân móng, đắp cát trong mọi điều kiện m3 4,246.720 310,351 1,317,972,694 37 Đào đất bể nước, đào thủ công đất cấp II m3 136.510 150,431 20,535,395 38 Vận chuyển đất đổ đi xa 15km, đất cấp II 100m3 1.370 702,135 961,925 39 Ván khuôn bê tông lót, bê tông móng 100m2 0.090 1,282,380 115,414 40 Bê tông lót đáy bể, vxm mác 100 đá 1x2 m3 3.620 405,574 1,468,177 41 Ván khuôn bể nước 100m2 1.740 2,730,138 4,750,440 42 Cốt thép bể nước, đường kính <=10 tấn 1.340 12,863,682 17,237,334 43 Cốt thép bể nước, đường kính <=18 tấn 2.590 12,132,948 31,424,335 44 Bê tông bể nước, vxm mác 250 đá 1x2 m3 25.570 843,464 21,567,378 45 Trát bể lần 1, vxm mác 75 dày 1.5cm m2 173.500 14,829 2,572,816 46 Trát bể lần 2, vxm mác 75 dày 1cm m2 173.500 14,829 2,572,816 47 Đánh màu bể m2 106.240 33,213 3,528,580 48 Ngâm nước XM chống thấm m3 72.190 149,725 10,808,616 49 Chống thấm bể nước bằng phụ gia SIKA hoặc tương đương m2 106.240 304,722 32,373,700 50 Láng nắp bể, vxm mác 100 dày 2cm m2 33.810 37,899 1,281,365 51 Lấp cát chân bể, lấp cát trong mọi điều kiện m3 70.340 487,588 34,296,914 52 Làm nắp bể bằng tôn đen m2 1.280 1,147,850 1,469,247 53 Đào đất bể phốt, đất cấp II m3 175.010 348,968 61,072,894 54 Vận chuyển đất đi xa 15km, đất cấp II 100m3 1.750 1,327,755 2,323,572 55 Ván khuôn bê tông lót, bê tông móng 100m2 0.090 1,282,380 115,414 56 Bê tông lót đáy bể, vxm mác 100 đá 1x2 m3 7.100 405,574 2,879,574 57 Ván khuôn bể phốt 100m2 1.500 2,730,138 4,095,207 58 Bê tông bể phốt mác 250, đá 1x2 m3 24.980 843,464 21,069,734 59 Thép bể phốt, đường kính <=10 tấn 1.030 12,863,682 13,249,592 60 Thép bể phốt, đường kính <=18 tấn 1.360 12,132,948 16,500,809 61 Xây tường bể, gạch chỉ dày <=220, vxm mác 50 m3 27.020 635,875 17,181,335 62 Trát trong bể lần 1, vxm mác 75 dày 1.5cm m2 217.180 14,829 3,220,543 63 Trát trong bể lần 2, vxm mác 75 dày 1cm m2 217.180 14,829 3,220,543 64 Ngâm nước XM chống thấm m3 63.958 20,642 1,320,221 65 Trát ngoài bể, vxm mác 75 dày 1cm m2 123.118 14,829 1,825,706 66 Láng nắp bể, vxm mác 100 dày 2cm m2 62.550 14,829 927,548 67 Đánh mầu bể phốt m2 217.180 33,213 7,213,262 68 Lấp cát chân bể, lấp cát trong mọi điều kiện m3 68.830 487,588 33,560,657 69 Ván khuôn bê tông lót giằng cổ móng 100m2 0.170 1,282,380 218,005 70 Bê tông lót giằng cổ móng, vxm mác 100 m3 4.410 405,574 1,788,581 71 Ván khuôn giằng cổ móng 100m2 1.450 3,378,764 4,899,207 72 Cốt thép giằng cổ móng đường kính <=10 tấn 0.200 15,233,903 3,046,781 73 Cốt thép giằng cổ móng đường kính <=18 tấn 1.860 11,109,339 20,663,370 74 Cốt thép giằng cổ móng đường kính >18 tấn 0.380 10,585,503 4,022,491 75 Bê tông giằng cổ móng, bê tông thương phẩm vxm mác 300 đá 1x2 m3 20.950 798,721 16,733,201 76 Xây tường cổ móng dày <=330, vxm mác 50 m3 118.570 635,875 75,395,665 77 Tôn cát nền, lấp cát trong mọi điều kiện m3 285.570 290,975 83,093,655 78 Bê tông lót nền, vxm mác 100 đá 1x2 dày 10cm m3 81.590 405,574 33,090,771 79 Bê tông cột, Vữa mác300, Đá 1x2 m3 159.070 894,401 142,272,409 80 Bê tông dầm, giằng, Vữa mác 300, Đá 1x2 m3 692.640 846,257 586,151,167 81 Bê tông sàn M300 - BT thương phẩm m3 1,392.310 846,257 1,178,251,518 82 Bê tông tường vách M300, bê tông thương phẩm m3 868.820 894,401 777,073,708 83 Bê tông thang M300 Bê tông thương phẩm m3 55.380 768,735 42,572,525 84 Bê tông lanh tô M200 m3 43.380 768,735 33,347,709 85 Bê tông bể nước mái M300 m3 20.200 768,735 15,528,440 86 Cốp pha cột 100m2 11.290 2,597,601 29,326,913 87 Cốp pha dầm 100m2 62.390 2,799,546 174,663,700 88 Cốp pha sàn, mái 100m2 119.020 2,194,528 261,192,720 89 Cốp pha tường vách 100m2 73.170 2,262,114 165,518,900 90 Cốp pha cầu thang 100m2 5.780 2,872,966 16,605,743 91 Cốp pha lanh tô 100m2 16.310 1,787,444 29,153,212 92 Cốp pha bể mái 100m2 1.600 1,744,123 2,790,597 93 Tổng cộng thép cột trụ d<=10 tấn 11.290 11,956,401 134,987,772 94 Tổng cộng thép cột trụ d<=18 tấn 0.860 9,494,899 8,165,614 95 Tổng cộng thép cột trụ d> 18 tấn 35.800 8,783,685 314,455,910 96 Tổng cộng thép dầm, giằng d<=10 tấn 37.650 12,957,484 487,849,260 97 Tổng cộng thép dầm, giằng d<=18 tấn 14.920 9,628,938 143,663,753 98 Tổng cộng thép dầm, giằng d> 18 tấn 176.890 8,985,266 1,589,403,780 99 Tổng cộng thép sàn d<=10 tấn 139.790 11,286,072 1,577,680,010 100 Tổng cộng thép tường vách d<=10 tấn 24.700 11,085,276 273,806,330 101 Tổng cộng thép tường vách d<=18 tấn 50.240 10,980,342 551,652,389 102 Tổng cộng thép tường vách d> 18 tấn 180.280 9,529,844 1,718,040,331 103 Tổng cộng thép cầu thang d<=10 tấn 4.490 14,439,919 64,835,234 104 Tổng cộng thép cầu thang d<=18 tấn 1.620 12,841,005 20,802,428 105 Tổng cộng thép cầu thang d> 18 tấn 0.930 12,755,802 11,862,896 106 Tổng cộng thép lanh tô d<=10 tấn 1.230 17,190,851 21,144,747 107 Tổng cộng thép lanh tô d<=18 tấn 5.310 17,701,021 93,992,421 108 Tổng cộng thép bể mái d<=10 tấn 1.510 11,085,276 16,738,768 109 Tổng cộng thép bể mái d<=18 tấn 1.300 10,980,342 14,274,445 110 Tổng cộng thép bể mái d>18 tấn 1.350 9,529,844 12,865,290 111 Trát cột, trụ VXM 50 d=20 m2 1,015.880 44,144 44,844,547 112 Trát má dầm, giằng VXM50 (lấy dtvk dầm giằng) m2 6,239.240 29,371 183,250,453 113 Trát trần VXM 50 (lấy dt vk trần - 5% dt dưới trần) m2 11,307.160 26,731 302,256,063 114 Trát vách tường BT VXM50 m2 7,309.820 44,144 322,681,387 115 Trát dạ thang VXM75 d=20 m2 578.290 29,371 16,984,746 116 Bả ventonit vào dt trát: cột trụ, dầm, trần, vách, cầu thang m2 23,399.980 45,979 1,075,900,050 117 Lăn sơn vào dt bả m2 23,399.980 6,130 143,442,140 118 Trát ngoài bể mái VXM 50 d=20 m2 50.310 44,144 2,220,862 119 Lăn sơn tường ngoài bể 3 nước-Sơn JOTON m2 50.310 7,863 395,597 120 Trát trong bể VXM 75 dày 15 lần 1 m2 66.500 17,676 1,175,479 121 Trát trong bể VXM 75 dày 10 lần 2 m2 66.500 17,676 1,175,479 122 Đánh màu bể = XM nguyên chất m2 66.500 33,213 2,208,684 123 Ngâm XM chống thấm bể m3 38.570 20,642 796,162 124 Láng mặt bể VXM 75 d =20 m2 38.530 5,160 198,811 125 Sơn má dầm mặt ngoài-Sơn JOTON m2 954.140 7,863 7,502,580 126 Sơn tường vách mặt ngoài-Sơn JOTON m2 1,733.970 7,863 13,634,529 127 Sơn mặt ngoài má cột-Sơn JOTON m2 362.320 7,863 2,848,990 128 Sản xuất cửa sổ nhôm kính Việt Pháp S.HAL m2 596.010 700,000 417,207,000 129 Sản xuất cửa đi nhôm kính Việt Pháp S.HAL m2 209.280 850,000 177,888,000 130 SX vách nhôm kính ( kính an toàn d=10mm) Việt Pháp S.HAL m2 78.900 850,000 67,065,000 131 SX cửa đi nhôm kính tấm lớn (bản lề thuỷ lực) Việt Pháp S.HAL m2 98.760 1,200,000 118,512,000 132 SX cửa đi nhôm kính cánh trượt Việt Pháp S.HAL m2 185.760 850,000 157,896,000 133 Lắp dựng cửa nhôm kính m2 1,651.930 20,398 33,696,068 134 Tay nắm vuông bằng đồng cái 184.000 170,000 31,280,000 135 SX cửa khuôn sắt bịt tôn m2 54.000 300,000 16,200,000 136 Lắp dựng cửa sắt bịt tôn m2 54.000 20,398 1,101,492 137 Sơn 3 nước vào cửa sắt bịt tôn m2 108.000 7,522 812,376 138 SX cửa cuốn (CC) nhôm anod trắng bạc, cót Nhật 2 lớp nhóm RS3 m2 11.520 869,400 10,015,488 139 Lắp dựng cửa sắt cuốn m2 11.520 42,492 489,508 140 Sơn hoa sắt 3 nước m2 9.220 7,522 69,353 141 Mô tơ cuốn bộ 2.000 10,000,000 20,000,000 142 SX cửa đi chống cháy RS1 m2 31.680 683,100 21,640,608 143 Lắp dưng cửa chống cháy m2 31.680 20,398 646,209 144 SX cửa gỗ công nghiệp ( Cửa pano) m2 501.120 500,000 250,560,000 145 SX cửa pano gỗ chò chỉ m2 211.200 550,000 116,160,000 146 SX cửa panô kính gỗ chò chỉ m2 306.900 500,000 153,450,000 147 Khuôn cửa gỗ chò chỉ KT 140x60 md 2,891.900 100,000 289,190,000 148 Lắp dựng khuôn cửa m 2,891.900 14,786 42,759,153 149 Lắp dựng cửa vào khuôn m2 1,019.220 21,611 22,026,199 150 Sơn vào gỗ khuôn 3 nước m2 751.890 14,434 10,852,803 151 Sơn cửa panô 3 nước m2 1,466.880 13,827 20,282,005 152 Sơn cửa panô kính 3 nước m2 613.800 13,827 8,486,785 153 Bản lề cối mạ bộ 1,335.000 8,000 10,680,000 154 Chốt cửa mạ bộ 507.000 3,500 1,774,500 155 Khoá cửa Minh Khai cái 357.000 156,364 55,821,948 156 Trát má cửa VXM50 d=20 m2 1,754.300 30,742 53,930,691 157 Bả ventonit vào má cửa m2 1,754.300 45,979 80,660,388 158 Lăn sơn vào dt bả m2 1,754.300 6,130 10,753,879 159 Ngâm XM chống thấm sàn m3 5.910 20,145 119,057 160 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 57.710 41,139 2,374,132 161 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 39.420 47,540 1,874,040 162 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 39.420 175,822 6,930,903 163 Ốp tường gạch 20x25 m2 199.660 34,744 6,936,987 164 Ngâm XM chống thấm sàn m3 5.910 20,145 119,057 165 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 57.710 41,139 2,374,132 166 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 39.420 47,540 1,874,040 167 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 39.420 175,822 6,930,903 168 Ốp tường gạch 20x25 m2 199.660 34,744 6,936,987 169 Ngâm XM chống thấm sàn m3 6.360 20,145 128,122 170 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 63.420 41,139 2,609,035 171 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 45.250 47,540 2,151,200 172 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 45.250 175,822 7,955,946 173 Ốp tường gạch 20x25 m2 199.910 34,744 6,945,673 174 Ngâm XM chống thấm sàn m3 5.690 20,145 114,625 175 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 52.790 41,139 2,171,728 176 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 37.910 47,540 1,802,254 177 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 37.910 175,822 6,665,412 178 Ốp tường gạch 20x25 m2 160.310 34,744 5,569,811 179 Ngâm XM chống thấm sàn m3 10.790 20,145 217,365 180 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 87.470 41,139 3,598,428 181 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 71.910 47,540 3,418,625 182 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 71.910 175,822 12,643,360 183 Ốp tường gạch 20x25 m2 340.440 34,744 11,828,247 184 Ngâm XM chống thấm sàn m3 10.230 20,145 206,083 185 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 83.090 41,139 3,418,240 186 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 68.220 47,540 3,243,201 187 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 68.220 175,822 11,994,577 188 Ốp tường gạch 20x25 m2 351.780 34,744 12,222,244 189 Ngâm XM chống thấm sàn m3 7.450 20,145 150,080 190 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 68.880 41,139 2,833,654 191 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 49.520 47,540 2,354,197 192 SX + lắp dựng trần nhựa (lấy = dt lát nền) m2 49.520 175,822 8,706,705 193 Ốp tường gạch 20x25 m2 214.170 34,744 7,441,122 194 Ngâm XM chống thấm sàn m3 4.280 20,145 86,221 195 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 43.730 41,139 1,799,008 196 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 28.550 47,540 1,357,276 197 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 28.550 175,822 5,019,718 198 Ốp tường gạch 20x25 m2 164.010 34,744 5,698,363 199 Ngâm XM chống thấm sàn m3 5.760 20,145 116,035 200 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 55.610 41,139 2,287,740 201 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 38.410 47,540 1,826,024 202 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 38.410 175,822 6,753,323 203 Ốp tường gạch 20x25 m2 189.900 34,744 6,597,886 204 Ngâm XM chống thấm sàn m3 4.390 20,145 88,437 205 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 43.610 41,139 1,794,072 206 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 28.970 47,540 1,377,243 207 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 28.970 175,822 5,093,563 208 Ốp tường gạch 20x25 m2 159.180 34,744 5,530,550 209 Ngâm XM chống thấm sàn m3 4.390 20,145 88,437 210 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 43.610 41,139 1,794,072 211 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 28.970 47,540 1,377,243 212 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 28.970 175,822 5,093,563 213 Ốp tường gạch 20x25 m2 159.180 34,744 5,530,550 214 Ngâm XM chống thấm sàn m3 5.760 20,145 116,035 215 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 55.610 41,139 2,287,740 216 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 38.410 47,540 1,826,024 217 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 38.410 175,822 6,753,323 218 Ốp tường gạch 20x25 m2 189.900 34,744 6,597,886 219 Ngâm XM chống thấm sàn m3 11.590 20,145 233,481 220 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 111.390 41,139 4,582,473 221 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 77.290 47,540 3,674,392 222 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 77.290 175,822 13,589,282 223 Ốp tường gạch 20x25 m2 372.900 34,744 12,956,038 224 Ngâm XM chống thấm sàn m3 1.020 20,145 20,548 225 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 27.730 41,139 1,140,784 226 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 20.480 47,540 973,626 227 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 20.480 175,822 3,600,835 228 Ốp tường gạch 20x25 m2 80.380 34,744 2,792,723 229 Ngâm XM chống thấm sàn m3 1.180 20,145 23,771 230 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 11.290 41,139 464,459 231 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 7.850 47,540 373,192 232 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 7.850 175,822 1,380,203 233 Ốp tường gạch 20x25 m2 37.980 34,744 1,319,577 234 Ngâm XM chống thấm sàn m3 0.560 20,145 11,281 235 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 5.270 41,139 216,803 236 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 3.720 47,540 176,850 237 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 3.720 175,822 654,058 238 Ốp tường gạch 20x25 m2 17.020 34,744 591,343 239 Ngâm XM chống thấm sàn m3 1.220 20,145 24,577 240 Quét 2 lớp sika chống thấm: m2 11.480 41,139 472,276 241 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 8.160 47,540 387,929 242 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 8.160 175,822 1,434,708 243 Ốp tường gạch 20x25 m2 36.490 34,744 1,267,809 244 Xây tường gạch chỉ VXM50 dày11 m3 1.130 167,495 189,269 245 Trát tường VXM 50 d=20 m2 20.470 12,310 251,986 246 Trát má cửa VXM50 d=20 m2 1.550 30,742 47,650 247 Quét 2 nước sika chống thấm: m2 31.180 41,139 1,282,714 248 Lát nền gạch Ceramic chống trơn 20x20 m2 26.230 47,540 1,246,983 249 SX + lắp dựng trần PRIMMA (lấy = dt lát nền) m2 26.230 175,822 4,611,811 250 Ốp tường gạch 20x25 m2 67.360 34,744 2,340,356 251 Xây gạch chỉ VXM 75 m3 5.930 947,233 5,617,090 252 Trát lót bậc VXM 75 dày 20 m2 19.170 44,144 846,232 253 Ốp gạch granit nhân tạo (mặt + côt bậc) m2 20.960 114,977 2,409,918 254 Trát thành bậc VXM 75 d=20 m2 8.780 44,144 387,580 255 Sơn thành bậc, má tam cấp, má dốc (lấy = dt trên) m2 8.780 5,476 48,079 256 Láng bậc dốc VXM 75 d=20 m2 32.040 4,341 139,086 257 Khía tạo nhám mặt dốc (lấy = dt trên) m2 32.040 5,801 185,864 258 Bê tông đá dăm M200 mặt đường dốc (lấy = dt mặt dốc) m3 4.810 453,154 2,179,672 259 Cát đen lót nền đường dốc (lấy = dt mặt dốc) m3 6.410 60,717 389,196 260 BT gạch vỡ M50 lót móng m3 2.070 257,807 533,660 261 Đào đất làm dốc, tam cấp m3 3.940 69,624 274,319 262 Xúc, vận chuyển đất thừa 100m3 0.040 220,993 8,840 263 BTGV mác 50 lót móng chân thang m3 0.110 292,770 32,205 264 Xây bậc thang gạch chỉ VXM mác 50, cao >4m m3 5.850 248,613 1,454,386 265 Trát lót bậc thang vxm mác 50 dày 20 m2 121.060 44,144 5,344,018 266 Láng granitô bậc thang m2 121.060 176,538 21,371,690 267 Trát granitô mũi bậc thang m 287.040 29,043 8,336,573 268 Lát nền sàn gạch granitô chiếu nghỉ, chiếu tới m2 105.300 75,286 7,927,609 269 Xây tay vịn thang bằng gạch chỉ, vxm mác 50, dày <=110 m3 7.100 725,013 5,147,591 270 Trát tường tay vịn vxm mác 50 dày 20 m2 129.150 17,676 2,282,904 271 Bả ventônit vào tường tay vịn m2 129.150 26,995 3,486,404 272 Lăn sơn vào diện tích bả m2 129.150 3,392 438,077 273 BTCT giằng tay vịn cầu thang mác 200 đá 1x2 m3 0.960 819,161 786,395 274 Cốp pha giằng tay vịn 100m2 0.010 2,799,546 27,995 275 Cốt thép giằng tay vịn d<=10 tấn 0.090 12,957,484 1,166,174 276 Trát granitô tay vịn thang m2 32.760 173,485 5,683,385 277 BTGV mác 50 lót móng chân thang m3 0.120 86,819 10,418 278 Xây bậc thang gạch chỉ VXM mác 50, cao >4m m3 5.870 1,076,137 6,316,926 279 Trát lót bậc thang vxm mác 50 dày 20 m2 187.160 44,144 8,261,906 280 Láng granitô bậc thang m2 187.160 176,538 33,040,852 281 Trát granitô mũi bậc thang m 286.400 29,043 8,317,985 282 Lắp gioăng đồng để láng granitô cầu thang m 294.040 13,811 4,060,986 283 Sản xuất lan can tay vịn sắt hộp 30x30 tấn 1.940 2,582,441 5,009,936 284 Lắp dựng lan can sắt hộp m2 64.800 35,233 2,283,098 285 Sơn hoa sắt 3 nước m2 51.840 7,522 389,940 286 Sản xuất và lắp dựng tay vịn d=60 m 82.000 90,000 7,380,000 287 Sơn tay vịn 3 nước m2 15.420 7,522 115,989 288 Xây bậc thang gạch chỉ VXM mác 50, cao >4m m3 2.340 1,076,137 2,518,161 289 Trát lót bậc thang vxm mác 50 dày 20 m2 52.960 44,144 2,337,842 290 Láng granitô bậc thang m2 52.960 176,538 9,349,452 291 Trát granitô mũi bậc thang m 121.100 29,043 3,517,137 292 Sản xuất và lắp dựng con tiện gỗ tay vịn thang cao 0,8m cái 111.000 100,000 11,100,000 293 Sản xuất và lắp dựng tay vịn thang bằng gỗ kích thước 70x60 m 35.500 110,000 3,905,000 294 Xây bậc thang bằng gạch chỉ VXM mác 50 ở cốt +41.8m(4 bậc đã tính ở phần thang) m3 0.050 1,076,137 53,807 295 Trát lót bậc vxm mác 50, dày 20 m2 2.490 44,144 109,917 296 Láng granitô thang m2 2.490 176,538 439,580 297 Trát granitô mũi bậc m 3.390 29,043 98,457 298 Sản xuất lan can hoa sắt tấn 0.060 2,582,441 154,946 299 Lắp dựng lan can hoa sắt m2 1.660 35,233 58,487 300 Sơn lan can hoa sắt 3 nước m2 1.320 7,522 9,929 301 Vách kính khung nhôm liền cửa từ cốt +41.8m đến cốt +44.8m m2 14.040 850,000 11,934,000 302 Lắp dựng vách kính liền cửa m2 14.040 18,836 264,457 303 Trát má cửa thang máy vxm mác 50 dày 20 m2 35.570 44,144 1,570,186 304 Ốp má cửa bằng đá granit màu đen m2 35.570 679,883 24,183,438 305 Ốp mặt tiền thang máy bằng đá granit màu đen m2 98.200 679,883 66,764,511 306 Xây tường chắn vxm mác 75 dày <=220 m3 88.900 725,013 64,453,641 307 Trát tường chắn mái vxm mác 50, dày 20 m2 808.190 44,144 35,676,697 308 Quét lớp chống thấm vào tường mái - bằng sơn SIKA 2 lớp hoặc tương đương m2 808.190 41,139 33,248,128 309 Sơn tường 3 nước m2 808.190 5,476 4,425,648 310 Bê tông tấm đan chớp mái mác 200 đúc sẵn m3 3.430 852,842 2,925,250 311 Cốp pha tấm đan đúc sẵn 100m2 0.160 2,318,301 370,928 312 Cốt thép đan d<=10 tấn 0.150 1,786,528 267,979 313 Lắp dựng tấm chớp mái cái 34.000 15,695 533,630 314 Trát tấm đan chớp vxm mác 50, dày 15 m2 20.400 110,242 2,248,927 315 Quét lớp chống thấm vào diện tích trát - bằng SIKA 2 lớp hoặc tương đương m2 20.400 41,139 839,236 316 Lăn sơn vào diện tích trát m2 20.400 5,476 111,710 317 Xây hộp kỹ thuật(phần vượt mái) bằng gạch chỉ vxm mác 50 dày <=110 m3 3.620 725,013 2,624,546 318 Xây hộp kỹ thuật(phần vượt mái) bằng gạch chỉ vxm mác 50 dày <=220 m3 1.120 605,155 677,773 319 Trát hộp kỹ thuật vxm mác 50, dày 15 m2 76.000 44,144 3,354,940 320 Quét lớp chống thấm mặt ngoài hộp kỹ thuật - bằng SIKA 2 lớp hoặc tương đương m2 44.100 41,139 1,814,230 321 Lăn sơn vào diện tích chống thấm m2 44.100 5,476 241,492 322 Bê tông tấm đan nắp hộp kỹ thuật mác 200 m3 0.540 852,842 460,535 323 Cốp pha tấm đan đúc sẵn nắp hộp kỹ thuật 100m2 0.130 2,318,301 301,379 324 Láng nắp tấm đan VXM mác 75 dày 30 tạo dốc m2 10.750 7,419 79,754 325 Sản xuất và lắp dựng lưới chắn côn trùng m2 0.610 55,000 33,550 326 Quạt hút gió cái 1.000 1,500,000 1,500,000 327 Nắp chụp quạt bằng tôn cái 1.000 250,000 250,000 328 Ống thông hơi bằng tôn fi150, dài 1.5m cái 1.000 300,000 300,000 329 Bê tông xốp tạo dốc mái M1 m3 79.780 584,899 46,663,222 330 Bê tông chống thấm mác 200 dày 40 m3 31.910 584,899 18,664,119 331 Lưới cốt thép fi4 trong bê tông chống thấm (3kg/m2) tấn 2.390 1,786,528 4,269,802 332 Quét 2 lớp SIKA chống thấm hoặc tương đương m2 797.800 41,139 32,820,694 333 Láng mái bằng vxm mác 50 dày 30 m2 797.800 7,419 5,918,878 334 Lát mái bằng 1 lớp gạch rỗng m2 797.800 56,947 45,432,184 335 Tấm BT mác 150 kích thước 500x500 cái 3,191.000 36,739 117,234,149 336 Lắp đặt tấm BT mái bằng thủ công cái 3,191.000 9,416 30,046,456 337 Bê tông xốp tạo dốc mái M2 m3 6.610 584,899 3,866,181 338 Bê tông chống thấm mác 200 dày 40 m3 2.640 584,899 1,544,133 339 Lưới cốt thép fi4 trong bê tông chống thấm (3kg/m2) tấn 0.200 1,786,528 357,306 340 Quét 2 lớp SIKA chống thấm hoặc tương đương m2 66.100 41,139 2,719,288 341 Láng mái bằng vxm mác 50 dày 30 m2 66.100 7,419 490,396 342 Lát mái bằng 1 lớp gạch rỗng 6 lỗ m2 66.100 56,947 3,764,186 343 Lát 2 lớp gạch lá nem m2 132.200 42,690 5,643,667 344 Trát gờ chỉ móc nước tường chắn mái m 245.200 30,305 7,430,905 345 Phào bê tông phân tầng mác 300, dày 200 rộng 200 ở cốt +10.8m và 37.2m m3 13.200 242,917 3,206,504 346 Cốp pha đáy phào 100m2 0.660 2,799,546 1,847,701 347 Cốt thép trong bê tông, đường kính <=10 tấn 0.500 1,346,583 673,291 348 Cốt thép trong bê tông, đường kính <=18 tấn 2.090 1,000,670 2,091,400 349 Trát phào bê tông (tính đáy + trên) m2 132.000 66,757 8,811,978 350 Sơn 1 lớp SIKA chống thấm hoặc tương đương m2 132.000 41,139 5,430,348 351 Lăn sơn vào diện tích trát m2 132.000 5,476 722,832 352 Trát gờ móc nước phào bê tông m 330.000 30,305 10,000,810 353 Bê tông Cửa sổ S1 chớp bê tông tầng 1(10bộ) m3 1.750 298,260 521,955 354 Cốp pha tấm chớp 100m2 0.160 1,914,132 306,261 355 Cốt thép trong BT chớp d<=10 tấn 0.150 1,362,018 204,303 356 Lắp dựng tấm chớp bằng thủ công cái 70.000 15,695 1,098,650 357 Trát má cửa và chớp vxm mác 50, dày 15 m2 79.540 110,242 8,768,611 358 Quét 1 lớp SIKA chống thấm hoặc tương đương m2 79.540 25,314 2,013,476 359 Lăn sơn vào cửa chớp BT m2 79.540 5,476 435,561 360 Xây tường tầng 1 bằng gạch chỉ VXM50, h<=4m, dày 220 m3 159.520 605,155 96,534,310 361 Xây tường tầng 1 gạch chỉ VXM 50, h<=4m, dày 110 m3 1.450 725,013 1,051,269 362 Xây ốp trụ cửa gạch chỉ VXM 50, h<=4m m3 5.660 1,132,534 6,410,143 363 Xây kết cấu khác, Tầng 1 gạch chỉ VXm 50 m3 13.540 1,076,137 14,570,899 364 Xây tường bao gạch chỉ đặc VXM 50, h> 4m, dày 220 m3 72.000 605,155 43,571,153 365 Xây tường bao gạch chỉ đặc VXM 50, h>4m, dày 220. Tầng 3 -> 12 m3 719.990 605,155 435,705,477 366 Xây tường bao gạch chỉ đặc VXM50 dày 220( Tầng tum) m3 72.660 605,155 43,970,555 367 Xây tường ngăn tầng 2 bằng gạch rỗng, vxm mác 50, h>4m, dày 220 m3 63.130 605,155 38,203,429 368 Xây tường ngăn bằng gạch rỗng VXM50, h >4m, dày 220 từ T3 -> T12. m3 631.330 605,155 382,052,443 369 Xây tường ngăn bằng gạch rỗng VXM50, h >4m, dày 220 Tầng tum. m3 11.380 605,155 6,886,663 370 Xây tường ngăn gạch rỗng VXM50, h>4m, dày 110, Tầng 2 -> 12 m3 551.980 725,013 400,192,587 371 Xây kết cấu khác bằng gạch chỉ VXM50, h> 4m m3 91.620 605,155 55,444,292 372 Trát tường tầng 1 VXM50 d=20 m2 1,722.740 30,725 52,931,270 373 Trát trụ cửa + Hộp KT T1 m2 146.170 110,242 16,114,005 374 Sơn mặt ngoài tường T1: m2 373.780 5,476 2,046,819 375 Quét lớp sơn chống thấm tường mặt ngoàI T1 m2 373.780 5,476 2,046,819 376 Bả ventonit tường trong nhà T1 m2 1,328.490 26,995 35,862,588 377 Bả ventonit vào trụ, Hộp KT, tầng 1 m2 146.170 32,020 4,680,363 378 Lăn sơn vào dt bả m2 1,474.660 3,392 5,002,047 379 Trát tường bao VXM50 d=20, h>4m m2 7,860.460 17,676 138,944,426 380 Sơn mặt ngoài tường bao tầng 2 -> Tum. m2 3,930.230 5,476 21,521,939 381 Quét lớp sơn chống thấm mặt ngoài tường bao T2-> Tum. m2 3,930.230 5,476 21,521,939 382 Bả ventonit mặt trong tường bao T2 -> tum. m2 3,930.230 26,995 106,096,559 383 Lăn sơn vào dt bả tường bao T2 -> Tum m2 3,930.230 3,392 13,331,340 384 Trát tường ngăn VXM50, d=20 ( Tường xây = gạch rỗng) Tầng 2 -> Tum, m2 10,860.790 17,676 191,979,379 385 Bả ventonit vào tường m2 7,787.920 26,995 210,234,900 386 Lăn sơn vào dt bả tường T2 -> Tum m2 7,787.920 3,392 26,416,625 387 Trát hộp kỹ thuật, Trụ cửa, gờ cửa VXM 50, d20 m2 944.360 110,242 104,107,692 388 Bả ventonit vào dt trát hộp KT, Trụ cửa m2 944.360 32,020 30,238,407 389 Lăn sơn dt bả m2 944.360 3,392 3,203,269 390 Trát vét mạch lõm trang trí tường mặt ngoài từ T1 đến T3 m 3,218.800 9,245 29,757,806 391 Trát đắp gờ chỉ + Gờ phân tầng dày 20, rộng 50 VXM75 m 1,489.200 8,451 12,585,229 392 Sơn gờ chỉ 3 nước m2 59.570 5,476 326,205 393 Lát nền tầng 1 gạch Granitô 400x400, vxm lót mác 50 m2 529.980 120,452 63,837,370 394 Lát nền tầng 1 gạch Tarcera 20x20 lót VXM50 m2 339.340 44,045 14,946,280 395 Lát gạch Ceramic 40x40 lót VXM50 các căn hộ từ T2-> Tum m2 6,107.990 120,452 735,722,135 396 Lát gạch Ceramic 40 x40, h> 4m Các phòng kỹ thuật+ Thu rác m2 133.270 120,452 16,052,693 397 Lát gạch ceramic 40x40, h> 4m. Khu hành lang + Sảnh tầng 2 -> 12 m2 1,185.750 120,452 142,826,449 398 SX +LD trần thạch cao khu hành lang từ T2 -> 12 m2 1,185.750 159,997 189,716,443 399 SX + LD trần thạch cao tầng 1 ( lấy m2 trần = lát gạch granit 40x40 tầng 1, khu các phòng kỹ thuật m2 869.320 159,997 139,088,592 400 Ốp tường bếp gạch liên doanh 20x25 m2 353.970 34,744 12,298,334 401 Ốp bệ bếp đá granit m2 200.520 44,791 8,981,491 402 Bê tông cốt thép đan bếp M200 m3 12.160 584,899 7,112,369 403 Cốp pha đan bệ bếp 100m2 2.450 2,318,301 5,679,838 404 Cốt thép đan bếp d<=10. tấn 0.730 1,786,528 1,304,165 405 Xây tường đỡ bệ bếp bằng gạch chỉ VXM50 dày <=110 m3 14.600 725,013 10,585,187 406 Trát tường chân bếp VXM 50, d=20 m2 274.430 30,725 8,431,875 407 Sơn chống thấm tường đỡ bệ bếp m2 274.430 5,476 1,502,779 408 Lăn sơn vào tường bếp m2 274.430 5,476 1,502,779 409 Lát sàn ban công gạch ceramic chống trơn 20x20 m2 528.960 47,540 25,146,930 410 Xây chân lan can gạch chỉ VXM 50, dày <=110 m3 12.560 725,013 9,106,161 411 Trát chân lan can VXM 50, d=20 m2 285.450 44,144 12,600,890 412 Lăn sơn ban công m2 285.450 3,392 968,246 413 SX hoa sắt lan can BC = sắt hộp 30 x30 tấn 8.560 2,582,441 22,105,695 414 SX + Lắp dựng tay vịn BC bằng sắt hộp 30x60 m 380.610 90,000 34,254,900 415 Sơn vào sắt lan can 3 nước m2 68.510 7,522 515,332 416 Ốp chân tường ban công gạch CERAMIC chống trơn 20x20 m2 70.890 68,090 4,826,900 417 Trát phào trần các khu nhà ở tầng 2 đến tum m 7,378.760 49,674 366,529,544 418 Bả ventonit vào diện tích phào. m2 1,475.752 32,020 47,253,579 419 Lăn sơn vào dt bả phào m2 1,475.752 3,392 5,005,751 420 Ốp chân tường gạch ceramic 40 x13 (Các khu ở từ T2 -> Tum) 10m 550.650 170,763 94,030,457 Tổng cộng 28,922,767,197 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN223.doc