lạm phát và các giải pháp chống lạm phát
ở Việt Nam hiện nay
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế đi liền với nền kinh tế thị trường. Lạm phát luôn diễn ra và tác động đến nhiều mặt đối với nền kinh tế đất nước bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, các nước đã từ lâu theo đuổi nền kinh tế thị trường và cả các nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển trở lại sau một th
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Lạm phát và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời gian dài thiểu phát từ 1999 đến 2003 thì đến giai đoạn 2004-2005 lại lâm vào thời kỳ lạm phát mới, đe doạ sự ổn định và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đối với mỗi người, lạm phát tác động trực tiếp tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Giữ tỷ lệ lạm phát ở mức nền kinh tế có thể chấp nhận được bằng các chính sách kiềm chế lạm phát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều hành vĩ mô nền kinh tế. Thấy được tính cấp thiết của vấn đề lạm phát và ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề trên, vận dụng những kiến thức đã đọc được cộng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn _ thầy Nguyễn Văn Ký, người viết đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ lạm phát và các giải pháp chống lạm phát ỏ Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận cho môn học, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề lạm phát, một vấn đề kinh tế- xã hội có tính thời sự đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Đối tượng nghiên cứu mà bài viết muốn làm rõ là bản chất của vấn đề, những nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp chống lạm phát.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thấy rõ được những lý luận về lạm phát, những nguyên nhân, tác động và giải pháp khắc phục, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp thống kê để đưa ra những số liệu dẫn chứng minh hoạ cho lý luận của mình, phương pháp điều tra tình hình lạm phát của Việt Nam và một số nước khác. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp lịch sử để thấy rõ từng giai đoạn lịch sử lạm phát ỏ Việt Nam.
3. ý nghĩa của đề tài
Đề tài đã góp phần củng cố những kiến thức em đã được học và nghiên cứu, đặc biệt là đối với môn kinh tế chính trị. Đề tài cũng giúp hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về các đường lối, chính sách , chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, đề tài có liên quan rất nhiều tới ngành học ngân hàng của em, đề tài đã giúp em thêm yêu thích ngành học của mình hơn.
4. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận có ba phần chính:
Phần I: Tổng quan về lạm phát và lạm phát ở Việt Nam
Phần II: Nguyên nhân và các tác động của lạm phát
Phần III: Một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
Đây là một đề tài khó và rất phức tạp. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những phản hồi từ thầy cô và bạn bè cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Phần nội dung
Phần I
Tổng quan về lạm phát và lạm phát ở Việt Nam
Trong đời sống hàng ngày, lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô, đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công chúng. Việc kiểm soát lạm phát như thế nào là vấn đề hàng đầu trong việc tranh luận về chính sách kinh tế. Vậy lạm phát là giì? Do đâu mà có lạm phát? tại sao lại cần quan tâm tới lạm phát? Để trả lời những thắc mắc trên trước tiên cần phải làm rõ thuật ngữ “ lạm phát “
1/ Lạm phát
Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ này, nhưng nói chung chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Trong khi đó, lạm phát diễn ra và tác động đến nhiều mặt đối với nền kinh tế đất nước. Có hiện tượng đó là do tính phức tạp của bản thân hiện tượng kinh tế này- một hiện tượng kinh tế có khả năng tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của hang triệu triệu con người trong nhiều quốc gia khác nhau nhưng lại bao hàm và chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về lạm phát thuộc các nhà kinh tế khác nhau. Theo Karl Marx thì lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết. V.L.lenine cho rằng :” lạm phát là sự thừa ứ trong lưu thông”. Vào thập niên 60 , Friedman khẳng định rằng” lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”.Theo thuyết trọng tiền – một trường phái lớn về khoa kinh tế vĩ mô cho rằng, cần phải chú ý đến mức tổng chi tiêu của xã hội và việc cung ứng tiền cho chi tiêu đó. Thuyết trọng tiền cho tiền tệ là trung tâm của nền kinh tế , và việc cung ứng tiền là yếu tố quyết định những sự vận động ngắn hạn của tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa và nó là nhân tố quyết định đến giá cả về lâu dài.
Không nhất thiết bắt nguồn từ nguyên nhân tiền tệ, tức là tăng lượng tiền cung ứng quá mức đối với nền kinh tế. Nhiều cuộc lạm phát diễn ra lại bắt nguồn từ giá hoặc xuất phát từ sự suy giảm trong tổng cung của chính nền kinh tế đó. R.Dornbusch và Fischer cho rằng: lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.
Nếu căn cứ vào biểu hiện của nó, ta có thể đưa ra một khái niệm chung về lạm phát như sau: lạm phát diễn ra khi giá cả của tư liệu sản xuất tăng lên, cùng với việc tăng giá hàng hoá tiêu dùng một cách liên tục và vững chắc. Bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa biểu hiện như là giá cả của sức lao động có xu hướng như là tăng lên, tuy nhiên, thu nhập thực tế của người lao động nói chung có lúc tăng tương đối với lạm phát nhưng nhìn chung là suy giảm một cách nghiêm trọng.
Có nhiều cách phân loại lạm phát dựa trên các tiêu chí khác nhau. Thường người ta phân chia ba loai lạm phát như sau:
1.1/ Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải hay lạm phát một con số, có tỉ lệ lạm phát dưới 10%. Lạm phát ỏ mức độ này không gây ra những tác động nguy hiểm đối với nền kinh tế mà trái lại nó còn có tác đong kích thích sản xuất , thúc đẩy các hoạt động đầu tư.
1.2/ Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã hay con goi là lạm phát bột phát là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Với loại lạm phát này, khi đã trỏ nên vững chắc sẽ gây ra nhưng biến dạng kinh tế nghiêm trọng,biểu hiện bằng đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực giảm xuống dưới số 0 và vó nơi lãi suất thực giảm xuống đến 50% ,_100% và do vậy, nhân dân tránh giữ tiền mặt mà muốn bảo tồn của cải dưới dạng tài sản phi tiền tệ.
Chính điều đó đã làm cho lạm phát càng trở nên trầm trọng hơn, đôi khi dẫn đến hiện tượng “ xoáy trôn ốc” rất nguy hiểm đối với nền kinh tế. Thị trường tài chính có nguy cơ suy sụp trong tình hình đó.
Trong thập niên 80 có nhiều nước đã lâm vào tình trạng lạm phát phi mã như ở Việt Nam lạm phát là 700%.
1.3/ Siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc đọ cao vượt xa lạm phát phi mã, với tốc độ tăng giá trên 1000%. Chẳng hạn như ở Đức vào tháng 11/1923 với tỉ lệ lạm phát la 1.000.000.000% so với thang 1/1922, hay ở Bolivia vào 1985 với tỉ lệ 50.000%.
2/ Những biểu hiện của lạm phát
Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại , một nền kinh tế đã tiền tệ hoá ở mức độ cao, mở cửa và lưu thông với thế giới bên ngoài , theo hướng phân công lao động và hợp tác quốc tế diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện và do đó mỗi quốc gia luôn luôn gắn kết – ở mức độ này hay mức độ khác – với phần còn lại của thế giới- khi mà các bộ phận của thị trường tài chính ngày càn hoàn thiện và hiện đại hoá …thì biểu hiện của lạm phát còn biểu hiện qua một số nhân tố mới
2.1/ Sự mất giá liên tục của các loại đồng tiền có giá
Cùng với sự tăng giá liên tục mà các loại hàng hoá thông thường , giá trị của các loại giấy tờ có giá bị sụt giảm mạnh.
Cắt nghĩa cho hiện tượng này người ta đi tìm giá trị thực của tiền tệ của các tài sản tài chính. Người ta mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, tín phiếu… là nhằm để thu các loại lợi tức khi đáo hạn hoặc trong từng thời kỳ. Nhưng vì giá trị của tiền tệ sụt giảm một cách hết sức nhanh chóng, từ đó, lợi tức của tiền tế cũng bị sụt giảm theo, có khi về với lợi tức âm, từ đó, người ta không còn động lực để đầu tư vào các loại giấy tờ có giá mà đi tìm tích trữ vàng hay ngoại tệ mạnh để không bị mất giá.
2.2/ Sự giảm giá của đồng tiền so với ngoại tệ và vàng
Cùng với việc mất giá liên tục của các loại giấy tờ có giá, trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, vàng và ngoại tệ được coi như đồng tiền chuẩn để đo lường sự mất giá của nội tệ. Đồng nội tệ càng giảm giá so với vàng và ngoại tệ bao nhiêu thì nó càng tác động nâng giá hàng hoá thông thường lên cao bấy nhiêu. Trong bối cảnh đó, người ta bán hàng hoá thông thường trên cơ sở quy đổi giá vàng và ngoại tệ mạnh mà không căn cứ vào nội tệ nữa.
2.3/ Khối lượng bút tệ tăng lên
Trong điều kiện hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng được mở rộng, lạm phát còn thể hiện ở chỗ khối lượng bút tệ tăng lên, bên cạnh khối tiền giấy phát hành ra lưu thông. Từ hiện tượng này phát sinh một hệ quả: khi khối lượng bút tệ tăng lên, có tác động đến nền kinh tế theo hướng tăng trưởng. Như vậy , trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, lạm phát kéo theo sự gia tăng của các phương tiện thanh toán, trong đó, khối lượng tín dụng ra tăng nhanh chóng.
3/ Lạm phát ở Việt Nam ( từ năm 1986 đến năm 2004)
Nền kinh tế nước ta đã qua nhiều bước đường thăng trầm từ khủng hoảng trầm trọng với tăng trưởng thấp, đời sống nhân dân khó khăn , tỷ lệ lạm phát phi mã tới ổn định và phát triển cao, rồi lại đứng trước thách thức nguy cơ tác động của các cuộc khủng hoảng ở các nước trong khu vực và trên thế giới với tăng trưởng chậm co nguy cơ suy thoái. Nước ta một số năm lạm phát ở mức thấp nhưng đến nay lạm phát lại có nguy cơ tiềm ẩn và tái phát cao. Cân đối các chỉ tiêu vĩ mô đóng vai trò quyết định sự ổn định nền kinh tế, trong đó đặc biệt là giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Trước khi đi vào thời kỳ lạm phát ở nước ta hiện nay, cần nhìn lại các thời kỳ lạm phát trước kia để có một cái nhìn tổng quan về lạm phát ở Việt Nam cũng như tìm ra phương hướng khắc phục lạm phát.
3.1/ Thời kỳ trước đổi mới( trước năm 1986 )
Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp nên vấn đề giá cả chưa chịu tác động của quy luật thị trường, mà được định ra theo những mệnh lệnh và quy định, do vậy lạm phát không xuất hiện. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn 1976-1985 nền kinh tế đã có nhiều biểu hiện suy thoái, khủng hoảng và lạm phát. Sản xuất đình đốn, kinh doanh kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, chi phí vật chất cao, thu nhập quốc dân tăng không đáng kể, đời sống nhân dân giảm sút, giá cả ở thị trường chính thức và thị trường chợ đen có khoảng cách khá xa. Nông nghiệp với tỷ trọg chiếm trên 40% tổng sản phẩm xã hội và khoảng 50% thu nhập quốc dân, nhưng gía trị sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 3,8%/ năm. Công nghiệp tăng bình quân 5,2%/năm. Dịch vụ thì hầu như không phát triển, xuất khẩu thì nhỏ bé.
Thời kỳ này, tình trạng đất nước làm không đủ ăn, tình hình kinh tế- xã hội khó khăn không thể kể hết.
3.2/ Thời kỳ bước vào đổi mới và lạm phát cao (1986-1990 )
Sau Đại hội đảng lần thứ VI, công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều kết quả bước đầu rất đáng khích lệ, nhất là từ năm 1989. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn ở trong tình trang khủng hoảng kinh tế- xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3,9%/ năm trong khi dân số tăng 2,3%. Trong thời kỳ này, lạm phát ở mức cao, thu nhập người dân lại không tăng, vì vây mức sống thực của người dân đã thấp nay còn thấp hơn.
3.3/ Thời kỳ kinh tế đi vào ổn định và lạm phát thấp( 1991- 1995 )
Giai đoạn này, tình hình kinh tế- xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, liên tục và toàn diện, nền kinh tế đã bắt đầu vượt ra khỏi khủng hoảng để đi vào thế ổn định. Điểm nổi bật là sự tăng trưởng kinh tế vượt trội hơn các giai đoạn trước đó với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và liên tục.
Thành công trong quá trình đổi mới của nền kinh tế giai đoạn 1991-1995 là bước đầu chặn được lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 67,1% năm 1990 xuống 12,7% năm 1995. Nămm 1991, tỷ lệ lạm phát là 67,5%, năm 1992 là 17,5%, năm 1993 là 5,2%, năm !993 la 14,4% và năm 1995 là 12,7%. Mặc dù tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức hai con số song đây là một chỉ số giá rất nhỏ bé so với các năm trước đó
3.4/ Thời kỳ kinh tế có xu hướng giảm phát ( 1996-2000)
Bước vào giai đoạn 1996-2000, các cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta.Thiên tai lại liên tiếp xảy ra trong nước…
Tuy vậy, một điều đáng lưu ý trong giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chững lại thì tỷ lệ lạm phát lai đi xuống và chuyển sang giai đoạn thiểu phát. Điều này thể hiện ở chỗ năm 1995 tỷ lệ lạm phát là12,7% thì đến năm 2000 là -0,6% đi cùng với chỉ số giá tiêu dùng ở mức 0,1% năm 1999 và -0,6% năm 2000.
Thời kỳ này cho ta thấy khi lạm phát thấp hay giảm phát thì mức tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, ảnh hưởng không tốt đối với nền kinh tế. Chính vì vậy trong giai đoạn này chúng ta đã áp dụng các biện pháp kích cầu để đẩy nhanh tăng trưởng lên.
3.5/ Thời kỳ kinh tế có sự thay đổi mới ( 2001-2005 )
Với những vấn đề nêu trên, những năm đầu của giai đoạn này, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát, kích cầu nhằm đưa tỷ lệ lạm phát lên một mức hợp lý . Trong bốn năm, nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, cơ chế kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi mặt xã hội được cải thiện và phát triển. Tỷ lệ lạm phát tăng từ -0,6% năm 2000 lên 9,5% năm 2004.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh của nền kinh tế trong giai đoạn 2001-2004 thì lạm phát lại có nguy cơ tái diễn. Năm 2004, tình hình biến động trên thị trường thế giới và biến động trên thị trường trong nước, lạm phát lại như một bóng ma một lần nữa lại rình rập gây bất ổn định nền kinh tế. Với chỉ số giá 9,5% năm 2004 là một gianh giới mỏng manh giữa lạm phát kiểm soát được và lạm phát cao.
Phần II
Nguyên nhân và các tác động của lạm phát
Trong phần II này, người viết muốn đem đến cái nhìn tổng quan nhất về nguyên nhân và các tác động chung cua lạm phát đối với xã hội và kinh tế, trước khi đi sâu tìm hiểu nguyên nhân lạm phát ở nước ta trong thời gian vừa qua.
1/ Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát khởi thuỷ từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ- tín dụng – ngân hàng. Bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hoặc tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát
Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan như chính trị, xã hội, thiên tai, bão lụt, tình trạng thất nghiệp, nền sản xuất.. do chịu tác động của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như vậy nên lạm phát diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi trong quá trình chống lạm phát có chiến lược đúng đắn để lạm phát luôn nằm trong quỹ đạo mà nền kinh tế có thể chấp nhận được
Những nguyên nhân khách quan và chủ quan đó có thể tóm gọn lại như sau
1.1/ Lạm phát để bù đắp các thiếu hụt của ngân sách
Đây là nguyên nhân thông thường nhất do sự thiếu hụt ngân sách chi tiêu của Nhà nước( y tế, giáo dục, quốc phòng) và do nhu cầu khuyếch trương nền kinh tế. Nhà nước của một quốc gia chủ trương phát hành thêm tiền vào lưu thông để bù đắp cho các chi phí nói trên đang thiếu hụt.
Nguyên nhân của lạm phát ở đây được xác định là lạm phát do cầu hàng hoá vượt qua cung. Hàng hoá bị săn đuổi bởi lượng chi tiêu quá lớn, mà bản chất của nó là sự chi tiêu quá nhiều trong lúc lượng cung hàng hoá bị hạn chế.
1.2/ Lạm phát do nguyên nhân chi phí
Trong điều kiện hiện nay, xu hướng tăng giá cả của các loại hàng hoá và tiền lương luôn luôn diễn ra trước khi nền kinh tế đạt được một khối lượng công ăn việc làm nhất định. Điều đó có nghĩa là chi phí sản xuất đã đẩy giá cả tăng lên ngay cả trong các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng đầy đủ, lạm phát xảy ra.
Lạm phát như vậy có nguyên nhân là do sức đẩy của chi phí sản xuất.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy rằng nếu tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng lên, có nghĩa là chi phí tiền công trong một đơn vị sản phẩm tăng lên. Thực chất ở các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa khi các cuộc đấu tranh của công đoàn đạt được một thoả thuận về mức lương mới thì các nhà tư bản lại tìm cách lấy lại khoản mà họ đã mất đi do tăng tiền lương cho công nhân bằng cách nâng giá bán hàng hoá lên.
1.3/ Lạm phát ỳ
Lạm phát ỳ là một khái niệm của các nhà kinh tế tư bản, là lạm phát chỉ tăng với một tỷ lệ không đổi hàng năm trong một thời gian dài. ở những nước có lạm phát ỳ xảy ra , có nghĩa là nền kinh tế ở nước đó có một sự công bằng mong đợi, tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ được trông đợi và được đưa vào các hợp đồng và các thoả thuận không chính thức. Tỷ lệ lạm phát đó được ngân hàng trung ương, chính sách tài chính của Nhà nước, giới tư bản và cả giới lao động thừa nhận và phê chuẩn nó. Đó là một sự lạm phát nằm trong kết cấu biểu hiện một sự cân bằng trung hoà và nó chỉ biến đổi khi có sự chấn đông kinh tế xảy ra. ( Lúc đó lạm phát ỳ có thể tăng hoặc giảm).
2/ Tác động của lạm phát
Tìm hiểu về những tác động của lạm phát đối với các mặt của đời sống kinh tế – xã hội là cần thiết để từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn, hợp lý và hiệu quả chống lại lạm phát.
Lạm phát được nhận diện về tác động của nó lại hết sức khác nhau, xét về nhiều góc độ khác nhau, biểu hiện ở nhiều trường phái kinh tế khác nhau, bao gồm cả những sự lên án gay gắt, cùng sự thừa nhận vai trò tích cực của nó đối với nền kinh tế. Vậy nên nhìn nhận vấn đề về tác động của lạm phát theo hướng nào?
Với những người lên án lạm phát, tất thảy đều cho rằng lạm phát là thứ thuế phi lí nhất, vô nhân đạo nhất, và do đó cũng là tàn nhẫn nhất. Cơ sở của sự lên án này là lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền, tạo ra sự phân phối thu nhập tiền tệ, làm cho người giàu ( sở hữu nhiều tài sản ) thì giàu thêm và người nghèo ( không hoặc sở hữu ít tài sản ) thì nghèo thêm, với sự phê phán này, lạm phát chính là sự cố ý hay không cố ý gây ra bởi Nhà nước- chỉ có Nhà nước- người điều hành và quản lý nền kinh tế- mới gây ra họăc không gây ra mà thôi, và do đó, cùng với các sắc thuế mà nhà nước định ra và hành thu thì đây cũng là sự tước đoạt phần thu nhập chính đáng của họ- qua giảm sức mua của tiền tệ- và người gây ra không ai khác là Nhà nước- mà đại diện là ngân hàng trung ương- cơ quan độc hành phát hành tiền.
Khác với những phê phán nói trên, một trường phái kinh tế khác cho rằng, không phải bất kỳ một loại lạm phát nào cũng đều là xấu, mà tuỳ thuộc vao từng loại lạm phát. Người ta cho rằng, điều lên án trên chỉ ám chỉ lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Với lạm phát vừa phải không những không có hại mà ngược lại, còn cần đối với nền kinh tế, nhiều khi nó như là một loại chất kích thích, có khả năng giúp nền kinh tế tăng trưởng . Đại diện cho quan điểm này là Benjamin Franklin với câu nói sau đây: “ vào khoảng thời gian có tiếng kêu… đòi có nhiều tiền giấy hơn… tôi đã đứng về phía phát hành thêm vì tôi tin chắc rằng, số lượng nhỏ đầu tiên in vào năm 1723 đã đem lại nhiều điều tốt, thúc đây buôn bán, tạo thêm công ăn việc làm đối với số dân ở các tỉnh. Tính lợi ích của số tiền đó, qua thời gian và kinh nghiệm, đã hiển nhiên đến mức không ai tranh cãi giì nhiều… tuy nhiên… có những giới hạn của nó mà vượt khỏi giới hạn đó thì lợi biến thành hại”.
Ngày nay, các quan điểm đã được kiểm chứng tính đúng đăn của nó trong đời sống của nhiều nền kinh tế khác nhau. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì làm phát bao giờ cũng gây ra những tác động đối với đời sống, đặc biệt là lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Các tác động của nó là:
2.1/ Làm phân phối lại thu nhập và của cải giữa các giai cấp khác nhau
Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người cho vay nợ là có lợi nhất. Vì giá cả các loại tài sản và hàng hoá đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Những người làm công ăn lương, những người gửi tiền là bị thiệt hại.
Vì vậy để tránh thiệt hại một số nhà kinh tế đưa ra bài tính đơn giản là lãi suất cần phải được điều chỉnh cho phù hợp và đúng với tỷ lệ lạm phát . Ví dụ lãi suất thực tế là 3%, tỷ lệ tăng gía cả là 9% thì lãi suất danh nghĩa phải là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được ở mức lạm phát thấp, lạm phát một con số một năm.
Khuynh hướng chung là khi dự đoán có lạm phát các người làm ăn” kinh tế ngầm” họ thường dự trữ vàng, đầu tư vào bất động sản và ngồi chờ lạm phát xảy ra. Trong khoảng thời gian 1987-1988 và đầu năm 1989 nhiều người đâù cơ vàng và bất động sản ở Việt Nam đã giàu lên nhanh chóng. Còn những người làm công ăn lương thì cũng nghèo đi nhanh chóng như vậy. Khi giá vàng bị đẩy lùi trở lại, những người đầu cơ vàng vẫn không bị thiệt hại giì bởi vì giá vàng so với các loại hàng hoá khác cao cấp như tủ lạnh, ti vi… và ngoại tệ thì vẫn không suy giảm chút nào cả. Vì vậy trong thời kỳ giá vàng bị đẩy lùi trở lại xuống mức rất thấp họ âm thầm mua vàng và lại bán ra khi ra vàng được nâng lên.
Trong thời kỳ này những người gửi tiền tiết kiệm là bị thiệt hại nhiều nhất. ở thời kỳ lạm phát các nhà nướcthấy rằng họ giảm bớt được các gánh nợ nần của chính phủ. Song họ sẽ bi áp lực chính trị của khối đông quần chúng nhân dân lao động bị thiệt hại do lạm phát xảy ra.
ở thời kỳ lạm phát như vậy nếu Nhà nước mở rộng khối cung tiền tệ để đáp ứng yêu cầu của đầu tư thì nó sẽ kích thích các nhà đầu tư, vì người vay tiền luôn có lợi và kinh tế sẽ có khả năng phát triển, nhưng nếu chi tiêu của Nhà nước chỉ nhằm vào các khoản phi sản xuất thì nền kinh tế sẽ tồi tệ đi. Các nhà kinh doanh có khuynh hướng ngâm hàng để hưởng lợi, bởi nếu tiếp tục sản xuất chưa chắc đã có lợi bằng việc giữ hàng.
2.2/ Đối với vấn đề thất nghiệp
Đối với kinh tế tiền tệ, khi lạm phát xảy ra nói chung nó có tác động làm tăng trưởng nền kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm, vì vậy tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Nhưng trong nền kinh tế bao cấp thì không như vậy, vì việc sản xuất nhiều hay ít đều do nhà nước quyết định, chỉ tiêu giá cả đều do nhà nước quy định, nên sự thúc đẩy của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế là không có. Tất nhiên sản xuất không ra tăng thì khối lượng công ăn việc làm cũng không nhiều lên và từ đó thu nhập danh nghĩa từ lương không thể đủ sống, do vậy có hiện tượng họ làm lấy lệ rồi tìm một việc giì đó có thu nhập để kiếm thêm, có khi thu nhập này còn lớn hơn cả tiền lương.
Trong cơ chế thị trường lạm phát làm biến dạng giá cả tương đối, đặc biệt là tiền tệ bị mất giá nghiêm trọng, lãi suất thực tế bị giảm đến mức dưới 0. Ví dụ những người gửi tiền trong năm 1980 ở Đức thu được lãi suất thực tế bằng-12,6%. Lý do là giá cả của đầu vào được định theo các quy tắc lâu dài, còn giá cả đầu ra thì không chịu theo quy tắc đó
Tuy nhiên, cần lưu ý là tuỳ vào mức độ lạm phát mà sự thiệt hại của lạm phát sẽ như thế nào. Lạm phát thấp vừa phải sẽ gây ra những tác động vừa phải. lạm phát cao sẽ có những tác hại lớn hơn. Về khía cạnh chính trị lạm phát làm nhân dân phẫn nộ. Xung đột giai cấp sẽ xảy ra ở các nước tư bản , ở các nước XHCN nhân dân sẽ phản ứng do việc phân phối không công bằng: bộ phận sản xuất luôn được tăng thu nhập, bộ phận hành chính sự nghiệp thu nhập bị giảm sút.
2.3/ Tác động của lạm phát dự kiến
Chúng ta sẽ tìm hiểu về loại lạm phát dự kiến
Giả sử mỗi tháng giá cả tăng 1%. Loại lạm phát ổn định và biết trước 12%/ năm này gây ra những tổn thất cho xã hội
Thứ nhất là tác dụng gây biến dạng thuế lạm phát đối với số tiền mà mọi người đang giữ.
Thứ hai , tổn thất của lạm phát sinh khi lạm phát cao buộc các dạn phải thay đổi biểu giá thường xuyên hơn. Việc thay đổi giá đôi khi cũng tốn kém
Thứ ba, tổn thất của lạm phát sinh ra do các doanh nghiệp tránh điều chỉnh giá cả thường xuyên khi chi phí cho việc điều chỉnh đó phát sinh, vì vậy, lạm phát càng cao , sự biến động của giá tương đối càng lớn. lạm phát gây ra sự biến động giá cả tương đối. Vì nền kinh tế thị trường dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, nên lạm phát dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên giác độ vi mô.
Loại tổn thất thứ tư của lạm phát do luật thúê gây ra. Nhiều điều khoản của luật thuế không tính đến lạm phát. lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, thường trái với ý định người làm luật.Một ví dụ về thất bại của luật thuế trong việc đối phó với lạm phát là cách sử lý của thuế đối với lãi về vốn.
Tổn thất thứ năm của lạm phát là sự bất tiện của cuộc sống trong một thế giới mà giá cả thị trường thường xuyên thay đổi. Tiền là thước đo mà chúng ta dựa vào để tính toán các giao dịch kinh tế. Khi có lạm phát phát, cái thước này co giãn. Khi mua người nào đó đo bằng thước, chúng ta cần xác định xem anh ta đo bằng thước đo năm 1995 hay 1996. để so sánh chiều dài qua các năm người ta cần điều chỉnh “lạm phát “. Cũng như vậy, đồng đô la là cái thước kém tác dụng hơn khi giá trị của nó thường xuyên thay đổi.
Phần III
Nhìn nhận lạm phát ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
Do nôi dung bài tiểu luận có hạn, không cho phép phân tích được một cách toàn diện các cuộc lạm phát ở Việt Nam trong tất cả các năm trở lại đây, vì vậy trong phần III sẽ chỉ đi sâu vào phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam trong 2 năm( 2004 – 2005)
Trong vài năm qua nền kinh tế Việt Nam có những nét có vẻ ngày càng khởi sắc, chẳng hạn như tốc độ phát triển kinh tế đã từ 4,8% năm 1999 lên đến trên 7% năm 2003, nhưng phân tích kỹ hơn ta thấy có những đám mây mù dường như đang kéo lại từ phía chân trời.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở Châu á năm 1997, Việt Nam chủ trương kích cầu nhằm giảm bớt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và bù lại mức giảm đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Ta thấy mức đầu tư nhanh chóng đưa lên từ tỷ lệ 27,6% GDP năm 1999 lên tới 35%GDP năm 2003. Đây cũng là tỷ lệ đầu tư kỷ lục trên thế giới, thế nhưng do hiệu quả sản xuất thấp vì chính sách đầu tư vẫn tập trung vào khu vực Nhà nước, tốc độ phát triển cũng chỉ đạt được 7,35. Trong đầu tư, chính sách của Nhà nước vẫn là tập trung phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu( thay thế sắt thép, xi măng, đường) ,kể cả v iệc đưa tới việc bảo vệ thị trường nội địa cho đầu tư nước ngoài( xe hơi, xe gắn máy ), thay vì việc tập trung phát triển sản xuất nhằm xuất khẩu. Do chính sách kinh tế trên, thiếu hụt cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cao, tăng từ 0% GDP năm 1999 lên 13,5 % năm 2003.
Chính sách kích cầu, đi liền và đòi hỏi ngân hàng tín dụng đã đưa lạm phát đến mức báo động. Cả năm 2003 lạm phát là 3%. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2004 lạm phát đã lên tới 7,2 % và cho cả năm 2004. Việc tăng tiền lương không bắt kịp với tỷ lệ lạm phát .
Từ “Lạm phát “ là dịch nghĩa của chữ inflation. Về chữ nghĩa thì “lạm phát “ là lạm phát in tiền. Do đó có thể lý luận một cách vô nghĩa rằng tăng giá không nhất thíêt là do lạm phát tiền. Nhưng lý thuyết tiền tệ đã chỉ ra rằng tăng gía nói chung cho cùng là tăng vấn đề về tiền tệ
Mặc dù trong thời gian 2004 và đầu năm 2005 tình hình lạm phát đang ở mức có thể kiểm soát được, nhưng nguy cơ bùng nổ lạm phát vẫn ở mức cao đe doạ sự ổn định và phát triển của kinh tế Việt Nam.
1/ Tình hình biến động giá cả
Từ những tháng đầu năm 2004, tình hình giá cả trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp, giá một số vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao ảnh hưởng xấu tới sản xuất và đời sống.
Chỉ số giá tiêu dùng hầu như tăng liên tục trong cả năm 2004. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm : tháng 1 tăng 1,1 %, tháng 2 tăng 3 %, tháng 3 tăng 0,8 %, tháng 4 tăng 0,5 %, tháng 5 tăng 0,9 %, cao hơn tháng 2, 3, 4.
Chỉ số giá tiêu dùng đầu năm 2004 đã tăng 7,2 % so với tháng 12/2003. Sau một loạt các biện pháp được áp dụng thì tình hình giá cả được cải thiện. Giá cả 6 tháng cuối năm có tăng chậm và thấp hơn so với 6 tháng đầu năm và chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2004 so với thagn 12 năm 2003 tăng 9,5 % , trong đó giá lương thực thực phẩm vẫn là tăng cao nhất ( 15,5%).
Mức độ tăng gía 6 tháng và cả năm 2004 chỉ tập trung vào các nhóm hàng lương thực thực phẩm, thuốc tân dược , giá nhà ở và vật liệu xây dựng. 6 tháng đầu năm 2004 giá nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng cao nhất là 12,3%, trong đó giá lương thực tăng 11,5%, thực phẩm tăng 14,6 %. Tình hình giá cả cả năm 2004 cũng phản ánh xu thế như 6 tháng đầu năm tuy có chuyển biến đôi chút. Việc giá thực phẩm tăng cao được giải thích do dịch cúm gà nên gây ra tổng cung thực phẩm thấp hơn tổng cầu thực phẩmvào các tháng đầu năm. Còn giá lương thực các tháng cuối năm tăng chậm lại do giảm bớt xuất khẩu lương thực nên giảm bớt sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu. Mặt khác, 6 tháng cuối năm nhờ có các chính sách chống đầu cơ thuốc và luật đất đai có hiệu lực, cũng như có nhiều công trình xây dựng nhà đang dần đưa vào cuộc sống hơn nên đã làm cho mức giá các mặt hàng này giảm xuống.
Quan sát 6 tháng đầu năm 2004 thì thấy có đến 4 nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng 5/2004. Đó là nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng . Ngoài ra một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhẹ như may mặc, giày dép, mũ nón( tăng 2,1%), thiết bị và đồ dùng gia đình cũng tăng 1,6% so với tháng 12/2003. Tháng 6, chỉ số giá đôla Mỹ vẫn giữ nguyên trong khi giá vàng đã giảm tới 1,4%. Nhưng đến tháng 7/2004 thì giá các mặt hàng tăng không đáng kể so với thang6 trừ giá dược phẩm và y tế tăng 0,7 %, giá lương thực thực phẩm giảm 0,3%, chỉ có gia phương tiện đi lại và bưu điện vẫn tăng cao là 3%, giá vang tăng 0,5% và gía đô la giảm 0,1%.
Theo thông báo của cục thống kê, tình hình giá cả bốn tháng đầu năm 2005, tuy còn cao nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2004. Nếu đến tháng 2 năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng là 3,0% thì tháng 2 năm 2005 chỉ số này chỉ ở mức 2,5%, thấp hơn 0,5%. Đến tháng 3 thì dấu hiệu sáng sủa hơn ở chỗ chỉ số giá tháng 3 năm 2005 chỉ tăng 0,1% , trong khi tháng 3 năm 2004 chỉ số này là 0,85. Xét cả 4 tháng cho thấy chỉ số giá ở mức 4,3% thấp hơn hẳn chỉ số này so với 4 tháng đầu năm 2004(5,4%), tức là chỉ bằng 79,6% của 4 tháng đầu năm 2004.
Sở dĩ chỉ số giá chung 4 tháng đầu năm 2005 tăng thấp hơn 4 tháng đầu năm 2004 là do giá lương thực thực phẩm giảm khá. Tốc độ tăng gía lương thực 4 tháng đầu năm 2005 (5,4%) chỉ bằng 64,2 % mức tăng giá trong 4 tháng đầu năm 2004(8,4%).
Tình hình giá cả và chỉ số giá 4 tháng đầu năm 2005 tăng thấp hơn 4 tháng đầu năm 2004 có thể lý giải ngay là do ngay từ đầu năm chung ta đã có nhiều biện pháp chống lạm phát và đẩy lùi lạm phát , đẩy mạnh phát triển sản xuất. Thứ nhất là nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Thứ hai, sản xuất công nghiệp có tăng cao hơn trước, giá trị sản xuất công nghiệp ba tháng đầu năm tăng 13,4%. Thứ ba, sản xuất nông ng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35730.doc