Tài liệu Lạm phát trong nền kinh tế Thị trường: ... Ebook Lạm phát trong nền kinh tế Thị trường
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Lạm phát trong nền kinh tế Thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI : LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Lời mở đầu .
Trong lịch sử và hiện tại, lạm phát luôn là một vấn đề nóng bỏng với từng nước dù nước đó là một nước có nền kinh tế phát triển hay một nước có nền kinh tế kém phát triển, nó luôn tồn tại song song với nền kinh tế thị trường và được xem như là một vấn đề lớn đối với tất cả các nước ,khi tồn tại nó trong nền kinh tế nó ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các mặt của một nên kinh tế như sự ổn định của một nền kinh tế các vấn đề khác như tăng trưởng , thất nghiệp ổn định chính trị xã hội …..và đã có rất nhiều hậu quả xấu do lạm phát gây ra . Trong lịch sư đã chứng kiến những “cơn” lạm phát ,tiêu biểu như siêu lạm phát ở Đức ( 1921-1923 ) các nước mỹ la tinh (1980-1990 ) siêu lạm phát ở việt nam cuối thập kỉ 80 …Những hậu quả mà lạm phát cao gây ra cho nền kinh tế các nước đã chịu là rất to lớn nên chính phủ các nước luôn luôn tìm mọi cách để khống chế lạm phát ở mức có thể kiểm soát được .Các nhà kinh tế học các nhà kinh tế học đã tìm rất nhiều chứng cứ biện pháp, giải pháp đê luận giải và kiểm soát lạm phát ở mức có thể để giữ cho nền kinh tế ổn định và có thể phát triển .Và việc kiểm soát lạm phát như thế nào là vấn đề hàng đầu trong các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế .
..Vì vậy việc nghiên cứu về lạm phát luôn luôn được quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế thị trường ..để cho nó phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế .
Trong đề án này chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề lạm phát thực chất nó như thế nào khi xãy ra trong nền kinh tế thì nó sẽ diễn biến trong nền kinh tế với hình thái ra sao nó sẽ tác động đến những gì trong nền kinh tế và điều đặc biệt quan trọng là khi tồn tại nó trong nền kinh tế thị trường thì do những nguyên nhân gì và từ đó chúng ta sẽ có những giải pháp để khắc phục tình trạng đó và dự đoán cũng như có những dự trù trước cho những chính sách về các lĩnh vực trong nền kinh tế trong tương lai . và chúng ta sẽ nghiên cứu về những cuộc lạm phát đã điễn ra trong quá khứ.. Những nguyên nhân , hậu quả và những gì đã làm của các nước để đối phó với nó . Đồng thời sẽ có những định hướng riêng cho từng nền kinh tế cho từng nước
Với đề án này nhằm giúp cho người đọc có thể hiểu một cách tổng quan về vấn đề lạm phát bản chất ,nguyên nhân và hậu quả và rõ hơn về thực tế lạm phát tại việt nam qua các giai đoạn và có thể định hướng về mức lạm phát trong tương lai
Phần hai : Nội dung của đề án .
. Cơ sở thuyết :
lạm phát là gì ? Mọi hàng hóa trên thị trường đều có giá cả của nó , giá của hàng hóa được đo bằng lượng tiền phải bỏ ra để trao đổi .Người ta gọi một cuốn sách có giá 20000 VND vì nếu muốn sở hửu cuốn sách đó phải bỏ ra 20000 VND để trao đổi . Nếu cũng cuốn sách đó vào thời điểm hiện tại có giá 20000 VND nhưng vào đúng ngày này năm sau nó có giá lên đến 25000 VND người ta gọi một cách dân dã đó là sách đã lên giá .Đây là đối với một hàng hóa cá biệt nhưng nếu giá cả của tất cả các loại hàng hóa khác trên thị trường ( có thể là ở những tỷ lệ khác nhau ) chứ không riêng đối với sách , thì người ta gọi hiện tượng đó là lạm phát giá cả ,hay nói cách khác là nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát giá cả .như vậy ta có thể hiểu lạm phát là tình trạng giá cả của tất cả các mặt hàng tăng lên so với một thời điểm bất kì trước đó . Tiền có giá cả ,giá cả của tiền là số lượng đơn vị hàng hóa mà mỗi đơn vị tiền có thể trao đổi được .Nếu gọi giá cả của hàng hóa là P,thì giá cả của một đơn vị tiền tệ sẽ bằng :1 ∕ P , như vậy các hàng hóa dùng đơn vị tiền tệ để đo lường giá cả , thì tiền tệ, ngược lại sử dụng các đơn vị hàng hóa để đo lường giá cả của chính nó. Đẳng thức trên cho ta thấy khi giá cả P của các hàng hóa càng lớn thì giá cả của một đơn vị tiền tệ càng nhỏ,tiền bị mất giá trầm trọng .Do vậy chúng ta lại có thể hiểu lạm phát theo cách thứ hai là tình trạng mất giá của tiền tệ . Ví dụ: tháng 1/1922 một cốc nước ngọt ở Đức có giá là 1 DM thế nhưng đến tháng 20/1923 1 cốc nước ngọt như vậy có giá là 192 triệu DM như vậy ngày tháng 1/1922 giá cả của 1 DM là 1/P =1/1 hàng hóa (cốc nước ngọt ) và tháng 10/1923 giá của một DM là 1/192000000 (cốc nước ngọt ) .Gía trị của DM hay sức trao đổi thành nước ngọt giảm xuống một cách khủng khiếp trong vòng 22 tháng. Như vậy có thể hiểu một cách khái quát rằng : lạm phát là sự giảm giá trị hay sức trao đổi thành hàng hóa khác của tiền. Vậy để làm rõ hơn thực chất lạm phát là gì ? Trong lịch sử đã có rất nhiều quan điểm về thực chất lạm phát là gì ,để có được cái nhìn toàn diện hơn về lạm phát ta xem xét một số quan điểm sau :
a. Quan điểm về lạm phát
- Quan điểm của Mác về lạm phát : Quan điểm của Các Mác : Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển và cận đại thì lạm phát dưới chủ nghĩa tư bản là sự tràn ngập trên các kênh và các luồng những tờ giấy bạc thừa gây nên sự tăng lên của giá cả của các mặt hàng trong nền kinh tế ,đại biểu cho quan điểm này là Mac, Ông quan niệm rằng lạm phát là do nhà nước tư bản tạo ra để nhằm bóc lột giai cấp công nhân ,lạm phát hoàn toàn mang tính chất chính trị , như vậy theo ông muốn loại bỏ hoàn toàn lạm phát thì phải tiêu diệt nhà nước tư bản vì chính nhà nước tư bản là gốc rể sinh ra lạm phát nhưng trên thực tế lại cho thấy lại hoàn toàn khác ở các nước CNXH cũ thì lạm phát vẫn tồn tại như các nước đông Âu ,Liên xô cũ ,việt nam …do vậy có thể chắc chắn mà khắng định rằng lạm phát không mang tính chích trị mà lạm phát là một hiện tượng kinh tế ,muốn tìm hiểu về lạm phát phải quan sát dưới góc độ và các phương pháp phân tích kinh tế phù hợp ,đây là một quan điểm không toàn diện về lạm phát vì Mác không xem xét lạm phát dưới góc độ là một hiện tượng kinh tế
- Quan điểm của phái tiền tệ (Milton Friedman): thứ nhất chúng ta hãy nhìn kết quả của việc cung tiền tệ tăng lên và kéo dài , khi sử dụng cách phân tích của phái tiền tệ ( Hình 1 ) :ban đầu nền kinh tế ở điểm cắt nhau của AD1 và AS1 với sản phẩm ở tại mức tỷ lệ tự nhiên và mức giá cả tại P1 .Nếu cung tiền tệ tăng lên đều đặn và dần dần trong suốt cả năm thì đường tổng cầu di chuyển dần dần sang phải đến AD2 .Trước tiên trong một thời gian rất ngắn ,nền kinh tế có thể chuyển động đến điểm 1’ và sản phẩm có thể tăng lên trên mức tỷ lệ tự nhiên đến Y’,nhưng kết quả giảm thất nghiệp xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên sẽ làm cho lương tăng lên và đường tổng cung sẽ nhanh chóng di chuyển vào ,nó sẽ dừng di chuyển khi nào đạt đến AS2, tại thời điểm đó nền kinh tế quay trở lại mức tự nhiên của sản phẩm trên đường tổng cung dài hạn , ở điểm cân bằng mới ,điểm 2 mức giá tăng từ P1 lên P2
Nếu năm sau đó cung tiền tệ tăng lên ,đường tổng cầu sẽ lai di chuyển đến AD3 và đường tổng cung sẽ di chuyển vào tư AS2 đến AS3 nền kinh tế sẽ chuyển động sang điểm 2’và sau đó sang 3 ,tại đây mức giá cả tăng đến P3 .Nếu cung tiền tệ tiếp tục trong những năm tiếp theo ,thì nền kinh tế sẽ tiếp tục chuyển động đến mức giá càng cao hơn nữa. Khi mà cung tiền tệ còn tăng thì quá trình này sẽ tiếp tục và lạm phát sẽ xãy ra.
AS4
P AS3 (mức giá) AD4 hình1
P4 AD3 AS2 AD2
P3 AD1 AS1
P2 P1 ( tổng Sản phẩm)
0 Yn Y
Các nhà tiền tệ có tin rằng một mức giá cả tăng kéo dài có thể do bất kì nguyên nhân nào khác ngoài việc tăng cung tiền tệ gây nên không ? Câu trả lời là “không” .Trong cách phân tích của phái tiền tệ cung tiền tệ được coi là nguyên nhân duy nhất làm di chuyển đường tổng cầu ,do vậy không có cái gì nữa có thể làm cho nền kinh tế chuyển từ điểm 1 sang 2 ,3 và xa hơn nữa. Cách phân tích của phái tiền tệ chỉ ra rằng lạm phát nhanh có thể do sự tăng cao của cung tiền tệ thúc đẩy .
- Quan điểm của phái Keynes : cách phân tích của phái Keynes chỉ ra rằng cung tiền tệ tăng kéo dài sẽ có ảnh hưởng sẽ có ảnh hưởng như nhau đối với đường tổng cầu và đường tổng cung mà chúng ta thấy trong hình 1; đường tổng cầu sẽ dichuyển sang phải và đường tổng cung sẽ di chuyển vào ,giống như kết luận của phái tiền tệ việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá tăng kéo dài với tỷ lệ cao ,do vậy gây nên lạm phát .
Chính sách tài chính tự nó có thể gây nên lạm phát không ? để xem xét vấn đề này chúng ta hãy xem hình 2 (minh họa ảnh hưởng của việc tăng thường xuyên từng đợt chi tiêu của chính phủ- chẳng hạn như từ 500 tỷ VND lên 600 tỷ VND) đối với tổng sản phẩm và mức giá cả . Lúc đầu chúng ta đang ở điểm 1,tại đó sản phẩm ở mức tự nhiên và mức giá cả P1. Tăng lên trong chi tiêu của chính phủ di chuyển đường tổng cầu ra đến AD2 và chúng ta chúng ta chuyển đến điểm 1’ tại đó sản phẩm ở trên mức tự nhiên tại Y1 .Đường tổng cung sẽ bắt đầu di chuyển vào ,cuối cùng đạt đến điểm AS2 tại đó nó cắt đường tổng cầu AD2 tại điểm 2 ở đó sản phẩm lại ở mức tự nhiên và mức giá tăng lên đến P2
P AD2 AS2
AD1 AS1
Hình2 P2 2
1’
P1 1
0 Y1
Kết quả của việc tăng thường xuyên từng đợt chi tiêu của chính phủ là việc tăng thường xuyên từng đợt của mức giá cả .Khi có một đợt tăng chí tiêu mới của chính phủ thì dẫn đến việc sẽ có một tỷ lệ lạm phát dương (từ 1 lên 1’) ,nhưng cuối cùng chúng ta đến điểm 2 thì tỷ lệ lạm phát quay trở lại bằng không .Nên ta có thể thấy rằng việc tăng một đợt trong chi tiêu của chính phủ chỉ đưa đến một đợt gia tăng tạm thời của lạm phát chứ không phải một mức lạm phát mà trong đó mức giá cả tăng kéo dài
Tuy nhiên nếu chi tiêu của chính phủ gia tăng kéo dài thì chúng ta sẽ có một mức lạm phát tăng kéo dài ,nhưng việc tăng chi tiêu kéo dài không phải là một việc có thể dễ dàng thực hiện được vì có giới hạn của ngân sách chính phủ . Tuy nhiên điều này cho chúng ta thấy rằng có thể bác bỏ quan điểm của Friedman là lạm phát lúc nào cũng là kết quả của sự tăng trưởng tiền tệ
Tóm tắt : Việc phân tích tổng cung và tổng cầu của chúng ta cho thấy rằng các quan điểm của các trường phái Keynes và trường phái tiền tệ về quá trình lạm phát không khác nhau lắm , cả hai đều tin rằng lạm phát cao có thể xảy ra chỉ với một tỷ lệ tiền tệ tăng trưởng cao . Thừa nhận rằng lạm phát có nghĩa là một sự tăng kéo dài của mức giá cả với tỷ lệ nhanh ,đại đa số các nhà kinh tế đều tán thành với Milton Friedman rằng :”Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”
- Quan điểm của các nhà kinh tế học tân cổ điển (P.Samelson): lạm phát chính là sự tăng lên của giá bánh mỳ ,giá ô tô tăng, chi phí sản xuất tăng tất cả các thứ này cho chúng ta biết rằng lạm phát chính là sự gia tăng của mặt bằng giá cả của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế . “Đọc cuốn Kinh tế học của Paul A. Samuelson và W.D. Nordhaus.. thì chúng ta sẽ bắt gặp khái niệm “lạm phát giá cả” và những luận giải của ông về quan điểm của mình .
Sau khi đã tìm hiểu các quan điểm của các nhà kinh tế học ,các trường phái kinh tế chúng ta có thể hiểu được thế nào là lạm phát và bản chất kinh tế của lạm phát một cách tương đối đầy đủ . Như theo R.Jackman.C.Muley và J.Trevithich thì “Lạm phát có thể được định nghĩa đúng nhất là xu hướng duy trì mức giá chung cao”. Hoặc “lạm phát là một quá trình tăng giá liên tục ,tức là mức giá chung tăng lên hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá “…….
b. Phân loại lạm phát : Ta có thể phân loại lạm phát về theo mặt định tính hoặc định lượng . Về mặt định tính chúng ta sẽ chia lạm phát thành : lạm phát thuần túy ,lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng ….nhưng trong thực tế chúng ta thường hay sử dụng đó là cách phân loại lạm phát trên mặt định lượng là chủ yếu …Chúng ta sẽ tiếp cận lạm phát trên mặt định lượng
Dựa trên độ lớn nhỏ của tỉ lệ % lạm phát tính trên năm người ta chia lạm phát tính trên năm ,người ta chia lạm phát làm các loại :
lạm phát một chữ số (lạm phát vùa phải): đây là loại lạm phát nhỏ hơn 10% một năm ,nếu nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát ở mức này thì có thể nói đây là một nền kinh tế khá ổn định . Ở mức lạm phát này không những nó không ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế mà nó còn ảnh hưởng một cách tích cực nhiều hơn ,nó đảm bảo công ăn việc làm ,duy trì lực lượng lao động và tình trạng thất nghiệp , kích thích các doanh nghiệp sản xuất với mức sản lượng lớn hơn . Đối với loại này thì tuỳ theo chiến lược và chiến thuật phát triển kinh tế mỗi thời kỳ mà các Chính phủ có thể chủ động định hướng mức khống chế trên cơ sở duy trì một tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu để gắn với một số mục tiêu kinh tế khác: Kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng cường xuất khẩu và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các năm tài khoá nhất định
Lạm phát hai chữ số (lạm phát phi mã ) : khi giá cả bắt đầu tăng đến hai chữ số mỗi năm , Đây là tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của NHTW thì lạm phát sẽ trở thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập thực tế ,nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và để lại những hậu quả xấu cho nền kinh tế như thất nghiệp,phân phối thu nhập , tệ nạn với sản lượng của nền kinh tế ,tới nợ nước ngoài …v..v..nó sẽ trở thành nỗi lo ngại đối với các nền kinh tế ..
Siêu lạm phát (lạm phát trên 100%) :Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều “cơn “lạm phát ở rất nhiều nước lên tới trên ba chữ số như lạm phát ở Bolivia năm 1985 đến 11000 %/năm, đó là tình trạng vào 1/1/1985 nếu một chiếc bánh ngọt có giá bằng 1 đồng Bolivia ,thì đến 1/1/1986 (sau một năm ) nó có giá là 111 đồng (hay tăng lên gấp 111 lần ) và điển hình nhất là siêu lạm phát ở Đức (1922-1923) kể từ tháng 11/1922 đến tháng 11/1923 giá cả hàng hóa bình quân ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với mức trước năm 1914 ,điều đó tương đương với việc mua một con tem vào năm 1914 có giá là 29 xen MỸ thì đến năm 1923 con tem ấy có giá là 435 USD . Rồi siêu lạm phát ở việt nam vào những năm 80 của thế kỉ trước lên tới hơn 700% và hậu quả nó gây ra cho các nền kinh tế là rất to lớn
c . Đo lường lạm phát : Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế , Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm . Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này ,
Điều này được thể hiện qua công thức sau : Lt = ( Pt-Pt-1 ) / Pt-1 .
Trong đó : Lt – tỷ lệ lạm phát giai đoạn t
t - là giai đoạn tính lạm phát
Pt - là tổng giá cả giai đoạn t
Pt-1 –là tổng giá cả giai đoạn t-1
( t-1 và t là hai giai đoạn kế tiếp nhau )
Trên thực tế không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm : Trong thực tế đa số ở các nước trên thế giới người ta thường sử dụng hai chỉ số chủ yếu :đó chính là chỉ số giá tiêu dùng và hệ số điều chỉnh GDP :
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số quan trọng mà một số nước thường lấy để đo tỷ lệ lạm phát và được xem là để đo lường chi phí liên quan đến rổ hàng hóa và dịch vụ cụ thể được người tiêu dùng mua . Chỉ số giá tiêu dùng (CPI ) được tính theo công thức sau
CPI = ( ∑ Pit.Qio) / ( ∑ Pio.Qio)
Trong đó : Pit – là giá hàng hóa sản phẩm i trong giai đoạn t
Pio - là giá hàng hóa sản phẩm i trong giai đoạn cơ sở
Qio – là tổng lượng hàng hóa sản phẩm i ( i=1 đến n ). Trong giai đoạn cơ sở( rổ hàng hóa được ấn định đối với một năm cơ sở và Q là trọng số ,n là tổng sản phẩm ).
Cách tính CPI không phải là cộng các giá cả lại và chia cho tổng khối lượng sản phẩm mà là cân nhắc từng mặt hàng theo tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế
- Chỉ số giảm phát GDP được coi là chỉ số phản ánh bình quân giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước . Do vậy ,chỉ số này có thể nói là toàn diện hơn chỉ số giá GDP vì nó bao quát hết tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế .Chỉ số này được dùng để tính giảm phát GDP danh nghĩa và GDP thực tế . Có thể tính chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau :
LGDP = GDP(danh nghĩa) / GDP ( thực tế ) = ( ∑ Pit. Qit ) / ∑ Pio.Qit )
Trong đó : LGDP – là chỉ số giảm phát GDP (chỉ số Paasche)
Qit - là lượng hàng hóa sản phẩm i ( i=1 đến n) trong giai đoạn t
- Ngoài hai chỉ tiêu quan trọng trên thì trong thực tế người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như : - Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI)
Chỉ số giá sản xuất ( PPI )
Chỉ số giá bán buôn
Chỉ số giá hàng hóa
Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân ( PCEPI ).
Trên đây là các chỉ số để đo lường lạm phát trong nền kinh tế ,trong từng nền kinh tế ,từng điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà họ sẽ sử dụng những chỉ số khác nhau để đo lường mức lạm phát của nước mình ,các chỉ số này cho biết mức lạm phát chung của mình cũng như mức độ tăng giá của từng mảng trong nền kinh tế ( như mảng về sản xuất ,tiêu dùng …).
2 . Nguyên nhân của lạm phát
Sau khi đã hiểu về bản chất của lạm phát là như thế nào thì đặt ra cho chúng ta câu hỏi tại sao lại có lạm phát ? Nguyên nhân gì đã sinh ra lạm phát ?
Trên thực tế thì lạm phát ở các nước khác nhau ,xãy ra ở những thời kì khác nhau là do những nguyên nhân khác nhau ..Tuy nhiên không vì thế mà lạm phát không có những nguyên nhân cụ thể ,..bằng việc tổng hợp ở nhiều nước trên thế giới và qua nhiều thời kì ,giai đoạn phát triển khác nhau của các nền kinh tế thì theo các nhà kinh tế học hiện đại nguyên nhân của lạm phát được xuất hiện từ ba nhóm chủ yếu sau : Đó là nhóm do cơ cấu , do tăng trưởng tiền tệ và do thâm hụt ngân sách nhà nước …..
Thứ nhất : Nguyên nhân do cơ cấu . Trong nhóm nguyên nhân gây ra lạm phát này chúng ta sẽ đi vào hai nguyên nhân đó là hiện tượng Cầu kéo và hiện tượng chi phí đẩy
Hiện tượng Cầu kéo :lạm phát do cầu kéo thực chất là do sự mất cân đối giữa tông cung và tổng cầu hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế ,do những cú sốc về cầu diễn ra đột ngột
Xét một nền kinh tế đang ở mức tiềm năng Q1 tại đó mức giá chung của nền kinh tế là tại P1 đột nhiên nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng của một cú sốc cầu ,có thể là trong nước hay quốc tế (Ví dụ : như chiến lược phát triển kinh tế của một nước chẳng hạn làm cho cầu đầu tư tăng lên một cách đột biến ,làm đường tổng cầu của nền kinh tế dịch sang phải (từ AD1 sang AD2 ) ,sau một thời gian làm cho mức cân bằng của nền kinh tế chuyển sang một trạng thái mới ( được giả thiết là nền kinh tế đang ở mức toàn dụng nhân công do đó không có sự thay đổi của tổng cung đường tổng cung không thay đổi ) ,tại đó mức sản lượng của nền kinh tế tăng lên mức Q2 ( Q2 lớn hơn Q1) và mức giá chung của nền kinh tế lên đến mức P2( P2 lớn hơn P1)…Nhưng mà trong thực tế thì khi cầu tăng sẽ làm cho cung tăng một lượng chút ít ,sự gia tăng của cung nhỏ hơn rất nhiều so với sự gia tăng của cầu do những giới hạn về nguồn lực, con người (Gía tăng làm các hãng tăng cường sản xuất để thu lợi nhuận lớn hơn làm cho đường tổng cung của nền kinh tế dịch chuyển sang phải ( từ AS1 sang AS2 ) .. lạm phát do cầu kéo sẽ làm mức sản lượng của nền kinh tế tăng lên và mức giá chung của nền kinh tế cũng tăng lên theo đó ……Đây là theo kinh tế học của Keynes về phân tích tổng cung ,tổng cầu ( AD-AS ).
p AS1 AS2 P2 P1 AD2
AD1
0 Q1 Q2 Q3 Q
Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.
Hiện tượng chi phí đẩy : Chi phí của sản xuất là yếu tố cấu thành nên giá cả hàng hóa cho nên sự biến động của chi phí sản xuất là nguyên nhân thứ hai có thể gây ra lạm phát,..các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất là : Nguyên vật liệu (do tính chất khan hiếm của NVL ,được khai thác trong tự nhiên nên khi trữ lượng giảm xuống sẽ làm giá cả của nó tăng lên ). Thứ hai là chi phí để mua sức lao động .Thứ ba là chi phí vốn ( hiện nay chi phí huy động vốn ngày một cao hơn ) . Ngoài ra thì doanh nghiệp còn bị rất nhiều áp lực từ phía nhà nước có thể làm giá sản phẩm tăng cao (như phí và thuế thu nhập..)
Các chi phí sản xuất này khi tăng trong cả nền kinh tế sẽ làm cho mặt bằng giá cả của hàng hóa sẽ tăng cao gây nên lạm phát :
( Mức giá)
P AS2
` P2
P1 AS1
(sản lượng )
0 Q2 Q1 Q
Khi các yếu tố chi phí trên tăng lên ,làm cho tại mỗi mức giá lượng cung sẽ giảm xuống làm đường tổng cung của nền kinh tế dịch chuyển sang phải (AS1 lên AS2 -hình trên ) tại điểm cân bằng mới của nền kinh tế , sản lượng giảm từ Q1 xuống Q2 và mức giá tăng từ P1 lên P2 nền kinh tế rơi vào vừa suy thoái vừa lạm phát ..
Ví dụ : Năm 1973 , 1978 OPEC nâng giá dầu mỏ ,năm 1990-1991 khủng hoảng vịnh persian ,cả ba lần giá cả hàng hóa bình quân ở hầu hết các nước trên thế giới đều tăng
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu nguyên nhân thứ nhất của lạm phát đó là lạm phát do cơ cấu (cầu kéo và chi phí đẩy ) ,tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân thứ hai sinh ra lạm phát đó là nguyên nhân do nguyên nhân từ phía tiền tệ .
Nguyên nhân thứ hai : Nguyên nhân tăng trưởng tiền tệ .
Khi có nền kinh tế có sự tăng trưởng tiền tê một cách quá mức và kéo dài thì cũng gây nên hiện tượng lạm phát ( khi Y tăng 1% thì lượng tiền cung ứng cần thiết cho lưu thông hàng hóa chỉ cần tăng nhỏ hơn 1% ,nhưng trong thực tế khi Y tăng lên 1% thi lượng cung tiền thực tế thường tăng với một mức độ lớn hơn 1% đây chính là tăng quá mức và quá trình này kéo dài thì sẽ gây nên lạm phát do tăng trưởng tiền tệ ) :
Nếu gọi Ms là mức cung tiền danh nghĩa P là giá cả bình quân và L là mức cung tiền thực tế thì : Ls= ( Ms / P )
Gọi M1 là nhu cầu về tiền danh nghĩa thì Ld sẽ là nhu cầu về tiền thực tế ,với : Ld = ( Md / P )
Milton Friedman đặt tên cho các khái niệm này vào thập niên 50 của thế kỉ trước .Và nhu cầu tiền thực tế trong nền kinh tế Ld được xác định bởi công thức : Ld = Md / P =a.Y^b
Thị trường tiền tệ chỉ quân bình khi lượng cung về tiền thực tế là tương đương với lượng cầu tiền thực tế . nghĩa là : Ls = Ld + a.Y^b . Vì a và b theo Friedman – là những hắng số khá ổn định về mặt dài hạn ,nên thị trường chỉ cân bằng nếu Ls và Ld tăng gần tương đương với mức tăng của Y . Do vậy khả năng ngược lại là khi Y cố định về mặt ngắn hạn ,sự tăng cung tiền tệ Ms sẽ chỉ có thể được cân đối nếu có sự tăng tương ứng của cầu tiền tệ danh nghĩa Md. Vì thị trường tiền tệ luôn luôn có xu hướng quay về cân bằng ở vị trí mà : Ms / P = Md / p = a.Y^b
Nếu Y không đổi ,a và b không đổi ,thì Ms chỉ tăng nếu một trong ba trường hợp sau xảy ra : - Md phải tăng tương ứng để tạo thế cân bằng
P phải tăng
Md và P cùng tăng
Vì Md là cố đinh vào những lúc Ms tăng đột ngột cho nên chỉ có trường hợp 2 xãy ra là một cách phổ biến nhất :giá cả phải tăng để tạo thế cân bằng trên thị trường tiền tệ
Về mặt thực tế khi cung ứng tiền danh nghĩa tăng một tỷ lệ là ∆Ms , nó sẽ gây ra lạm phát với tỷ lệ chính thức là bằng tỷ lệ tăng của cung ứng tiền danh nghĩa trừ đi tỷ lệ tăng của nhu cầu tiền danh nghĩa chia cho tổng của 1 cộng với tỷ lệ tăng trong nhu cầu tiền về danh nghĩa
Rõ ràng dù nhu cầu tiền danh nghĩa có tăng hay không thì mọi sự tăng lên của cung ứng tiền tệ danh nghĩa – về mặt ngắn hạn –đều nhanh chóng gây nên lạm phát … Đây là một nguyên nhân khá phổ biến gây nên hiện tượng lạm phát ở các quốc gia trên thế giới
c. Nguyên nhân thứ ba : Bội chi ngân sách nhà nước (Nguyên nhân từ phía chính phủ ) .
Đây là một nguyên nhân mà chúng ta thường đã thấy rất nhiều trong lịch sử của các nước mà làm cho mức lạm phát của các nước có thể lên rất cao .Đó là nguyên nhân chủ quan từ phía chính phủ bằng cách chi tiêu quá mức của mình chính phủ đôi khi đã làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát nghiêm trọng điển hình là cuộc lạm phát ở Đức (1921-1923 ) ….
Nhu cầu chi tiêu của chính phủ là rất lớn ,cho rất nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế : chi tiêu để kích cầu ,thực hiện các chính sách ,rồi các khoản chi mua thường xuyên thường có quy mô rất lớn ..để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của mình thì có rất nhiều con đường khác nhau và chính phủ có thể lựa chọn trong đó có các con đường chủ yếu là : tăng thuế , phát hành các chứng khoán nhà nước ( trái phiếu chính phủ…), do nắm đặc quyền trong tay về tài chính nên có một cách dễ dàng và nhanh chóng mà có thể tài trợ một cách dễ dàng cho ngân sách đó là phát hành thêm tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình , tuy nhiên chỉ trong trường hợp ngân sách nhà nước bị thâm hụt nhiều thì khả năng phát hành tiền để đáp ứng cho chi tiêu mới xảy ra .Trong thực tế về ngân sách của các nước trên thế giới rât hiếm khi có thặng dư (nếu có thì chỉ có trong rất ngắn hạn ,tạm thời và thặng dư thường rất nhỏ ) ,mà tình trạng chung của ngân sách các nước là luôn luôn lâm vào tình trạng thâm hut lớn
Dưới đây là tình hình thu chi ngân sách việt nam qua các năm
Năm
2000
2001
2002
2003
Tổng thu
90749
103888
123860
152274
Tổng chi
108961
129773
148208
181183
Thâm hụt
18212
25885
24348
28909
Chúng ta đã thấy được phần nào về tình hình thu chi của việt nam trong những năm gần đây..để tài trợ cho thâm hụt ngân sách thì chính phủ có thể tăng thuế hoặc phát hành trái phiếu chính phủ ,nhưng cách thứ nhất có thể làm giảm sản lượng của nền kinh tế , hai cách này chỉ có hiệu quả trong dài hạn , độ trễ dài ..do đó cách dễ dàng nhất là phát hành thêm tiền để chi tiêu cách này vừa có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu tức thời của chính phủ một cách nhanh chóng và với chi phí thực hiện là thấp nhất ..
Do vậy một nguyên nhân nữa mà thường xuyên gây nên lạm phát ở các nước đó là in tiền để chi tiêu của chính phủ…đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giới
Ngoài ra trong thực tế có rất nhiều nhà kinh tế đứng trên những góc độ khác nhau họ quan niệm có những nguyên nhân khác nhau gây nên lạm phát ,nhưng một cách cơ bản mà nói thì những nguyên nhân nêu trên là những nguyên nhân chủ yếu và phổ biến trong thực tế
. Tác động của lạm phát : Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu tác động của lạm phát cao gây ra đối với nền kinh tế . Như chúng ta đã biết lạm phát có ba mức độ : lạm phát vừa phải , lạm phát phi mã và siêu lạm phát .Trong ba mức độ của lạm phát này khi bàn đến hậu quả của lạm phát thì chúng ta sẽ tiếp cận từ hai mức độ lạm phát cuối cùng vì mức độ lạm phát vừa phải không ảnh một cách tiêu cực nhiều như hai mức độ còn lại , trái lại nó còn có mặt tích cực của mình đối với nền kinh tế để thấy rõ hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế . Lạm phát tác động một cách trực tiếp và chủ yếu đến các đối tượng sau :
Tác động của lạm phát đối với sản lượng của nền kinh tế : Khi mới bắt đầu bước vào lạm phát thì một điều đặc biệt là lạm phát có thể làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên ,điều đó là do khi mới bắt đầu lạm phát giá cả có tăng nhưng không nhiều khi đó các doanh nghiệp bán được hàng hóa với giá cao làm cho doanh thu của họ tăng lên làm họ đầu tư thêm để mở rộng sản xuất .Lúc đó đôi khi tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế còn giảm xuống do có nhiều doanh nghiệp thuê thêm công nhân để tăng cường sản xuất …. Nhưng sau đó một thời gian không dài do giá tiếp tục tăng rất nhanh không ngừng ,các doanh nghiệp đều thấy rằng ,nếu mà họ để hàng hóa lại ,để NVL lại và đợi cho tăng giá thì họ sẽ bán ,lúc đó chắc chắn rằng họ sẽ có được nhiều tiền hơn là sản xuất ,chính vì vậy sản lượng của nền kinh tế giảm xuống một cách nhanh chóng ,các doanh nghiệp cất giữ NVL để chờ giá tăng nên thất nghiệp trong nền kinh tế tăng lên một cách nhanh chóng
Tác động của lạm phát đối với hàng hóa và lưu thông tiền tệ : Lưu thông hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế trở nên ách tắc đình đốn
Về phía hàng hóa : do sự tích trữ hàng hóa để chờ tăng giá ,và tình trạng tìm kiếm hàng dể mua tích trữ gây nên sự khan hiếm hàng hóa ,cầu giả tạo ..chính điều này sẽ làm cho tình trạng lạm phát sẽ trở nên nóng bỏng hơn ,gây nên sự leo thang của giá cả ở chu kì sau ..
Về lưu thông tiền tệ : Bị rút ra khỏi hệ thống ngân hàng để mua hàng hóa dự trữ hoặc chuyển đổi sang dạng phi tài chính , tiền tệ không quay trở lại được với ngân hàng ,trong nền kinh tế lúc này có một hiên tượng đó là hiện tượng “thiếu tiền “ nói ra có lẽ hơi lạ nhưng sự thật đúng là như vậy : Hệ thống ngân hàng thiếu tiền để cho vay và tiền bị rút ra nhiều , các doanh nghiệp thiếu tiền để mua hàng hóa .
Lạm phát với kinh tế đối ngoại: - Trong quan hệ kinh tế đối ngoại những khoản nợ quốc gia của chính phủ đối với các nước sẽ trở nên trầm trọng hơn trước vì : % tăng,giảm tỷ giá VND/ngoại tệ =% lạm phát của việt nam -% lạm phát của ngoại tệ .Nên khi lạm phát ở nước ngoài thấp hơn việt nam thì tỷ giá sẽ tăng ,tiền việt bị mất giá, do vậy số nợ tính trên VND sẽ tăng lên do lạm phát .
Lạm phát với các vấn đề xã hội : - Lạm phát làm tình hình xã hội rối loạn làm cho đời sống người dân đặc biệt là những người làm công ăn lương giảm sút nghiêm trọng điều này là do tốc độ của tăng giá tăng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lương ,tiền lương danh nghĩa không thể điều chỉnh cho kịp với tốc độ tăng của lạm phát .Chính vì vậy tiền lương thực tế của những người công nhân luôn ở mức rất thấp và không ngừng giảm xuống một cách nhanh chóng ..
Lạm phát làm phân phối lại một cách bất hợp l: Lạm phát đã “móc”túi của những người cho vay chuyển sang túi của những người đi vay (với mức lạm phát lớn hơn dự kiến ) và ngược lại điều này làm phân phối bất công bằng trong nền kinh tế ,và những người có tiền họ mua hàng hóa và bán với giá cao họ sẽ giầu lên nhanh chóng ,còn đối với những người nghèo thì ngược lại .Do vậy lạm phát có thể làm tình trạng phân hóa giầu nghèo trở nên sâu sắc ...
. Các biện pháp phòng và chống lạm phát : Như đã biết nguyên nhân của lạm phát và những hậu quả mà lạm phát để lại nếu nền kinh tế trong tình trạng lạm phát như vậy phải có cách phòng chống và khắc phục tình trạng này ..Về thực tế mà nói thì không có giải pháp nào là chung cho mọi nền kinh tế vì mỗi nền kinh tế khác nhau , trong những giai đoạn khác nhau thì khác nhau .nên chúng ta chỉ có thể rút ra được một số bài học mang nguyên l chung sau:
Các giải pháp ngắn hạn ,tạm thời : - Đông kết giá cả :khi nền kinh tế có dấu hiệu của sự lạm phát thì cơ quan đại diện nhà nước sẽ kí những hợp đồng với các doanh nghiệp ,các NHTM, các tổ chức kinh tế không tăng giá cả không tăng lương ,không tăng lãi suất trong một thời gian nhất định bù vào đó họ sẽ được nhận lại từ nhà nước là các ưu đãi như giảm thuế cho phép đầu tư ,bảo hộ ,đại diện ….Vì trong thực tế lạm phát bao giờ cũng trải qua hai giai đoạn :giai đoạn thứ nhất khi ∆ Ms > ∆ P (do tốc độ nhận thức của công chúng chưa bắt kịp với tốc độ tăng tiền)..ở giai đoạn này áp dụng đông kết giá cả sẽ ngăn cản lạm phát không chuyển sang giai đoạn hai.Đây chính là phương pháp trì hoãn để nhà nước thực hiện các biện pháp chống ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4811.doc