LỜI CAM KẾT
Tôi SV: Nguyễn Văn Minh.
SV: Lớp Kinh Tế Phát Triển 48B
Khoa: Kế hoạch – Phát Triển
Trường: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Xin cam kết bài viết dưới đây là công trình nghiên cứu của tôi, do tôi tự tìm hiểu và sưu tầm, không ăn cắp, sao chép bản thảo của bất kỳ ai. Trong bài viết tôi có sử dụng một số tài liệu đã có danh mục ở cuối. Nếu có gì sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
SV: Nguyễn Văn Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển kinh tế ổn định và duy trì tăng trưởng luôn là mục tiêu
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Lạm phát ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và định hướng của mọi quốc gia. Với Việt Nam chúng ta, nền kinh tế còn chậm phát triển thì duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng mang tính quyết định để nâng tầm nền kinh tế. Tuy nhiên vấn đề lạm phát lại là một trở ngại, thách thức, khó khăn để có thể đạt được các mục tiêu kinh tế của đất nước. Thậm chí, Lạm Phát còn gây tác động tiêu cực đến mọi mặt của kinh tế và xã hội đất nước.
Năm 2009, là năm chúng ta đã đạt được thành công trong việc kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả. Tuy nhiên, giai đoạn trước đó lại là một giai đoạn đầy biến động, phức tạp của thị trường trước tác động của lạm phát. Lạm phát đã gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến kinh tế và xã hội nước ta, những nó cũng đã cho chúng ta thấy còn nhiều yếu kém trong một nền kinh tế, cũng như sự chưa chặt chẽ trong điều hành chính sách vĩ mô của nước ta. Hãy cùng nhìn lại thực trạng lạm phát ở nước ta thời gian qua để thấy rõ tác động của nó, và có được những bài học kinh nghiệm quý báu, cũng như giải pháp hợp lý trong việc đối phó với lạm phát trong tương lai của đất nước. Hướng tới một Việt Nam phát triển bền vững và ổn định.
ĐỀ TÀI: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
Trong bài viết còn nhiều thiếu sót và hiểu biết hạn chế, mong thầy, cô bỏ qua và góp ý kiến để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn.
LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LẠM PHÁT.
1.Khái niệm về lạm phát.
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới vấn đề lạm phát đã và đang là một vấn đề hết sức phức tạp đặt ra cho các quốc gia. Lạm phát không chỉ xảy ra ở những nước kém phát triển mà ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển nền kinh tế cũng có bóng dáng của lạm phát. Lạm phát tác động đến giá cả thị trường. Nhưng chủ yếu không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi. Nói cách khác là việc tác động vào thị trường không phải là để triệt tiêu hoàn toàn lạm phát mà kìm giữ nó ở một tỉ lệ nhất định vì bản thân lạm phát là yếu tố quan hệ mật thiết với vấn đề thất nghiệp và tiền tệ. Như vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ nó sinh ra cùng với việc mở rộng hệ thống tài chính, các loại tiền tệ theo sự phát triển của nền kinh tế từ công xã nguyên thuỷ sang nền kinh tế tự do và đặc biệt là sự xuất hiện của tiền giấy, đó là hiện tượng đặc trưng của sự thay đổi mức giá chung, khi mức giá tăng lên hay sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
Theo một cách hiểu khác thì Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. Ở đâu còn sản xuất hàng hoá, còn tồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn tiềm ẩn khả năng xảy ra lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị vi phạm.
Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C. Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình". Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.
2. Thước đo lạm phát:
Q là rổ hàng hóa bao gồm hang hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. Pt là giá hàng hóa năm t. P0 là giá hàng hóa năm gốc. Qt là rổ hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP năm t.
Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước (DDGP). CPI biểu thị biến động về mức giá chung của một rổ hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước biểu thị sự biến động về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia.
àng
DGDPt
CPI nhằm giúp theo dõi mức tăng giảm giá của hàng hóa tiêu dùng, các nhóm hàng quan trọng nhất có ảnh hưởng đến đời sống cũng như tâm lý của dân chúng. CPI có thể đo lường hằng tháng, không như chỉ số giảm phát cho GDP có tính tổng hợp hơn nên chỉ có thể đo lường hằng quý ở mức tin cậy hạn chế và nếu muốn đạt độ tin cậy cao thì phải là chỉ số hằng năm vì lúc đó thống kê mới có thể thu thập đầy đủ. CPI thường theo rất sát chỉ số giảm phát GDP vì tiêu dùng chiếm một tỷ lệ rất lớn trong GDP. Vì vậy CPI được coi là thước đo lạm phát, các nước trên thế giới cũng đang sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ lạm phát. Lạm phát hay tăng giá đối với các nhà kinh tế là đồng nghĩa.
CPI là chỉ số thông dụng nhất trong đo lường lạm phát ở các nước trên thế giới. Tuy vậy, CPI không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo để đánh giá sự thay đổi chi phí sinh hoạt. Thứ nhất, nó không tính đến độ chênh thay thế, đó là sự thay đổi cơ cấu rổ hàng hóa tiêu dùng khi một số mặt hàng tăng giá nhanh hơn các mặt hàng khác. Thứ hai, nó không phản ánh sự xuất hiện của các hàng hóa mới. và cuối cùng, nó không đo lường được sự thay đổi về chất lượng hàng hóa. Tóm lại, CPI có xu hướng phóng đại sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt.
Ngược lại, chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước có xu hướng đánh giá thấp sự thay đổi trong chỉ số giá.
3. Phân loại lạm phát.
Lạm phát được phân loại dựa trên 2 tiêu thức, đó là định lượng và định tính.
3.1. Theo định lượng.
- Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kì này nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: Giá cả tăng chậm, lãi xuất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn …
Có thể nói đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được, những tác động của nó là không đáng kể. Mặt khác, lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu ổn định, ít rủi ro và sẵn sàng đầu tư cho sản xuất kinh doanh .
- Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 con số 1 năm . Ở mức 2 con số thấp: 11,12% thì nói chung các tác động tiêu cực không đáng kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó không nhỏ. Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế.
- Siêu lạm phát: 3 con số một năm xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ rất nhanh, tỷ lệ lạm phát cao. Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền luơng thục tế của người lao động bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất khin doanh lâm vào tình trạng rối loạn, mất phương hướng. Tóm lại ,siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra.
3.2. Theo định tính.
- Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói chung.
- Lạm phát không cân bằng: Tốc độ tăng giá không tương ứng với tốc độ tăng thu nhập của người lao động. Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra. Khi đó mức sống thực tế của người lao động bị giảm sút.
- Lạm phát dự đoán trước : là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn .Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý ,người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống ,đến kinh tế .
- Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện .Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý ,đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi .Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút.
4. Nguyên nhân của lạm phát:
4.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ:
Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá… có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chẳng hạn thời tiết không thuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng lên. Giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá hàng tiêu dùng tăng lên. Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất cũng tăng theo, dẫn đến giá các mặt hàng cũng tăng. Tăng lương đẩy giá lên cao. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách.
- Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền.
- Theo học thuyết Keynes, lạm phát xảy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo).
- Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sản xuất (chi phí đẩy).
Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau.
Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong đẳng thức tỷ lệ lạm phát, mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp. Trong việc chống lạm phát, các ngân hàng Trung ương luôn giảm sút việc cung tiền.
Tăng cung tiền có thể đạt được bằng 2 cách:
- Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanh tốt), hoặc
- Các ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng.
Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí. Về mặt trung hạn và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng. Nếu cung không tăng tương ứng với cầu, thì việc dư cầu sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm. In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng.
4.2. Lạm phát cầu kéo.
Xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tổng cung tăng chậm hơn tổng cầu.
Có nhiều nguyên nhân làm tăng tổng cầu:
- Do tăng chi tiêu của các hộ gia đình và tăng đầu tư của các doanh nghiệp. Khi đó có một lượng tiền lớn được tung ra mua hàng hóa và dịch vụ gây ra sự thừa tiền trong lưu thông, dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá.
- Do tăng cán cân thương mại, khiến cho nước ngoài tăng mua hàng trong nước, còn người trong nước giảm mua hàng nước ngoài.
- Do Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế. Nếu chính phủ tăng chi tiêu của mình dành cho hàng hoá và dịch vụ, lượng tiền mà chính phủ chi mua hàng hoá và dịch vụ sẽ được đưa trực tiếp vào nền kinh tế, làm tăng tổng cầu. Nếu Chính phủ giảm thuế hoặc tăng chi chuyển nhượng thì sẽ làm tăng thu nhập khả dụng, từ đó làm tăng tiêu dùng của hộ gia đình, tức là tăng cầu. Hiện nay, nguyên nhân tăng chi tiêu của Chính phủ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao.
- Do việc kiểm soát lượng cung tiền của ngân hàng trung ương còn hạn chế. Ngân hàng trung ương không kiểm soát được lượng cung tiền hợp lí, cung tiền tăng làm tăng lãi suất, kích thích tăng đầu tư tư nhân làm tăng cầu.
4.3. Lạm phát chi phí đẩy.
Xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lực sản xuất của quốc gia bị giảm sút, trong cả hai trường hợp đều tạo ra áp lực giá.
Chi phí sản xuất tăng có thể do các nguyên nhân sau: do gia tăng tiền lương danh nghĩa, tăng giá nguyên-nhiên-vật liệu,... Do chi phí sản xuất tăng nên doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm nhằm bảo đảm lợi nhuận, cuối cùng, thị trường cân bằng tại mức giá cao hơn ban đầu.
Năng lực sản xuất của quốc gia giảm có thể do các nguyên nhân như: giảm sút nguồn nhân lực, do sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, do sự biến động chính trị, chiến tranh, thiên tai,... Do năng lực sản xuất suy giảm nên khả năng đáp ứng nhu cầu giảm, gây khan hiếm hàng hoá và tăng giá cả.
Cả hai trường hợp nêu trên tuy có cơ chế tác động khác nhau nhưng cùng có một kết quả sau cùng: nền kinh tế vừa bị lạm phát vừa giảm sản lượng.
4.4. Lạm phát dự kiến.
Kỳ vọng về lạm phát là những dự kiến, dự đoán của người dân về mức giá chung trong tương lai. Kỳ vọng về mức giá trong tương lai của công chúng có tác động giống như một cú sốc đối với nền kinh tế. Kỳ vọng mức giá trong tương lai là cơ sở để ra quyết định trong hiện tại. Nếu công chúng dự kiến lạm phát cao, những nhà sản xuất muốn tăng mức giá hàng hóa của họ, người công nhân sẽ đấu tranh đòi tăng tiền lương danh nghĩa, người cho vay sẽ yêu cầu một mức lãi suất danh nghĩa cao hơn, mọi người đến ngân hàng rút tiền nhiều hơn. Và kết quả là lạm phát thực tế ở mức cao hơn. Những phân tích vừa rồi sẽ đảo chiều trong trường hợp mọi người kỳ vọng một mức lạm phát thấp trong tương lai.
Lý thuyết giá cả cứng nhắc nhằm giải thích sự dốc lên trong ngắn hạn của đường tổng cung mang những hàm ý về sự phụ thuộc của cung về hàng hóa và dịch vụ vào nhận thức, tiền lương, giá cả và tất cả đều được ấn định dựa trên mức giá dự kiến. Có thể biểu diễn tổng cung bằng công thức toán học:
Y = Y* + α(P – Pe)
Trong đó, Y là mức sản lượng cung ứng trong ngắn hạn, Y* là mức sản lượng tiềm năng, P là mức giá thực tế, Pe là mức giá kỳ vọng và α là hệ số biểu diễn độ dốc của đường tổng cung (0<α<1).
Mức giá kỳ vọng càng lệch so với mức giá thực tế sẽ làm tổng cung càng lệch so với sản lượng tiềm năng. Theo phương trình này, một mức giá kỳ vọng cao giống như một cú sốc cung bất lợi làm giảm sản lượng và tăng lạm phát.
4.5. Một số nguyên nhân khác.
Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ tiền gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi loại hàng hoá có thể dự trữ gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá lên cao.
Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân thông qua tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát mạnh là điều chắc chắn.
Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của Nhà nước, chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý. Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào, nguyên nhân do nước ngoài.
5. Tác động của lạm phát.
5.1. Tác động về kinh tế.
5.1.1. Tác động đến lĩnh vực sản xuất:
Ở vị trí các nhà sản xuất, khi tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm cho vô hiệu hoá hoạt động hoạch toán kinh doanh. Hiệu quả sản xuất – kinh doanh ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi gây ra những biến động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.
Tuy nhiên xét ở góc độ nào đó, khi tỷ lệ lạm phát thấp ,không gây ảnh hưởng đến kinh tế thì có thể sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất, sản lượng sẽ tăng lên. Ngoài ra cũng khuyến khích tiêu dùng, cầu tiêu dùng tăng lên, do đó hàng hoá bán chạy và cũng làm sản lượng tăng .
5.1.2. Tác động đến lĩnh vực lưu thông:
Lạm phát tăng lên cao thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Lúc này những người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình để vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường giá cả hàng hoá tăng lên nhiều hơn .
Ngoài ra khi tỷ lệ lạm phát khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải những rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở lên hỗn loạn. Tiền vừa ở trong tay người bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng .
5.1.3. Tác động đến lĩnh vực tiền tệ tín dung:
Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng, luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM.
Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện.
Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động.
Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng.
5.1.4. Tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Về lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng; hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ đều cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát; đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp.
- Suy thoái và lạm phát, tình trạng nền kinh tế vừa có những dấu hiệu của lạm phát, mà cơ bản nhất là giá cả leo thang, tiền mất giá nhưng lại vừa có những biểu hiện của suy thoái như sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, lạm phát cao, tăng trưởng thấp.
- Lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế.
Rất khó có thể đạt cùng một lúc cả 2 mục tiêu, bởi 2 mục tiêu này là hai đại lượng "chế ước" lẫn nhau. Để tăng trưởng, phải tăng mạnh đầu tư. Muốn tăng mạnh đầu tư, phải hạ lãi suất cho vay, đẩy tiền ra lưu thông. Khi đó, lạm phát sẽ gia tăng. Hơn nữa, khi lạm phát gia tăng thì phải tăng lãi suất huy động để hút tiền từ lưu thông vào, nếu không sẽ không bảo đảm nguyên tắc lãi suất thực dương của kinh tế thị trường; khi lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay không thể không tăng lên được; khi lãi suất cho vay tăng thì chi phí sản xuất tăng, làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh, thậm chí còn "thắng ít trên sân người mà thua nhiều trên sân nhà", làm giảm tăng trưởng kinh tế.
5.1.5. Tác động đến cán cân ngân sách và chính sách kinh tế tài chính nhà nước.
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát xảy ra thì những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả và làm cho thị trường bị rối loạn. Khi đó người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời làm cho nhà nước thiếu vốn, các khoản thu cho ngân sách nhà nước không tăng. Do đó, nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội, các nghành, các lĩnh vực dự định được chính phủ đầu tư hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện để thực hiện.
5.2. Tác động đến xã hội.
5.2.1. Làm giảm thu nhập thực tế.
Thu nhập thực tế được đo lường bằng lượng hàng hóa và dịch vụ mà một người có thể mua được từ khoản thu nhập danh nghĩa của mình.
w = W/P Trong đó, w là thu nhập thực tế, W là thu nhập danh nghĩa, P là giá hàng hóa.
Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát làm giảm thu nhập thực tế của người lao động theo cùng một tỷ lệ.
Tất nhiên, khi giá cả tăng, mọi người đều có cơ hội có được mức thu nhập cao hơn nhờ việc bán hàng hóa và dịch vụ với mức giá cao hơn, kể cả lao động. Nhưng các hợp đồng lao động thường được kí kết trong một khoảng thời gian dài: 6 tháng, 1 năm hay 3 năm…..với mức lương thỏa thuận nhất định và người lao động chỉ có thể được điều chỉnh tiền lương vào thời điểm ký kết hợp đồng mới, hoặc thông qua các thỏa thuận đòi tăng lương, đấu tranh công đoàn, đình công….Trong khi đó, giá cả tăng từng ngày, và như vậy người lao động bị thiệt thòi một cách tương đối trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi như tiền mặt mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Điều này xảy ra là do chính sách thuế của chính phủ được tính trên cơ sở thu nhập danh nghĩa. Lạm phát tăng cao kéo theo lãi suất danh nghĩa tăng cao làm cho tiền lãi danh nghĩa cũng tăng và khoản phải nộp thuế cũng tăng theo. Kết quả là tiền lãi thực tế giảm. Tương tự như vậy đối với các tài sản cổ phiếu hay trái phiếu. “ lãi vốn” là thu nhập có được từ việc bán một tài sản cao hơn giá mua nó. Lãi vốn danh nghĩa là đối tượng chịu thuế. Trong trường hợp lạm phát ở mức cao lãi vốn danh nghĩa sẽ cao hơn mức lãi thật rất nhiều, như thế người nộp thuế sẽ chịu thiệt trong khi chính phủ được lợi.
5.2.2. Lạm phát làm phân phối thu nhập bất bình đẳng.
Trong quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, khi lạm phát tăng cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt còn người đi vay thì được lợi. Vậy là phân phối thu nhập không công bằng. Hơn thế nửa, lạm phát còn thúc đẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi. Những người nhiều tiền, giàu có dùng tiền của mình vơ vét, thu gom hàng hóa, tài sản…nạn đầu cơ xuất hiện. Tình trạng này làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường, đẩy cơn sốt giá lên cao hơn. Và những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những người nghèo. Lạm phát như một mức thuế vô hình đánh vào người nghèo, trong số giá cả hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ liên tục tăng thì mức thu nhập thấp của họ không thể nào tăng kịp với mức tăng của lạm phát. Với những người nông dân thì tình hình càng tồi tệ hơn. Khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập, mức sống giữa người nghèo và người giàu càng bị phân hóa đẩy bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội lên gay gắt hơn.
5.2.3. Lạm phát làm tăng các khoản nợ quốc gia.
Lạm phát làm cho chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân. Tuy nhiên với nợ quốc gia, những khoản nợ nước ngoài thì sẽ trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. Lý do là lạm phát đã làm đồng nội tệ mất giá nhanh hơn so với đồng ngoại tệ đẩy tỷ giá tăng cao. Những khoản nợ nước ngoài quy ra đồng nội tệ sẽ tăng vọt và trở nên khổng lồ. Điều này trở nên nghiệm trọng và nguy hiểm đối với các nước đang phát triển, những nước thường phải vay nợ đáng kể để đầu tư, xây dựng, phát triển trong nước.
PHẦN II
LẠM PHÁT VÀ CÁC TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
1. Đánh giá kinh tế VIỆT NAM qua các thời kỳ cùng chỉ số lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng từ 1976 đến 1992 và lạm phát năm 1986.
Bối cảnh kinh tế.
Bối cảnh nền kinh tế từ 1976 đến 1985 là giai đoạn hết sức phức tạp và đầy biến động. Nền kinh tế vốn bị tổn thương nặng bởi chiến tranh, khi hợp nhất đã không chú ý đầy đủ những khác biệt cơ chế nên nhiều khó khăn mới nảy sinh. Phát sinh các chiến dịch cải tạo công thương nghiệp, cải tạo nông nghiệp làm rối loạn sản xuất, lưu thông.
Cũng những năm này đất nước lại có 2 cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam rồi đến biên giới phía Bắc, trận lũ lụt lịch sử ở ĐBSCL.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế 1977-1985
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
Tỉ lệ tăng dân số
2,55
2
2,02
2,4
2,24
2,26
2,14
2,23
2,08
Tỉ lệ tăng TNQD
2,8
2,3
-2
-1,4
2,3
8,8
7,2
8,3
5,7
Trong đó:
- CN
11,7
9,4
-5,3
-12,2
0,5
9,7
6,8
13,2
11,1
- NN
-1,1
-3,3
1,6
6,3
4,5
10,5
8,5
3,2
5,2
- TM
0,7
7
-5
-2,9
0,1
6,2
2,6
16,6
-5,7
S lượng LT(tr.tấn)
12,62
12,26
13,98
14,41
15,01
16,83
16,99
17,8
18,2
Bq/người (kg)
250
238
266
268
273
299
296
303
304
Thu/chi NS (%)
64,6
66,2
56,6
60,5
65,6
65,9
75,4
83,3
54,8
XK(triệu R-USD)
322,5
326,9
320,5
338,6
401,2
526.6
616,5
649,6
698,5
Nhập siêu
-896
-976
-1205
-976
-981
-946
-910
-1095
-1159
Nhập siêu/XK(%)
-278
-299
-376
-288
-244
-179
-147
-168
-166
Nguồn: Kinh tế Tài chính Việt Nam 1986-1990 & Niên giám TK 1982. Dr. Tran Hoang Kim "Economy of Vietnam", Statistical Publishing House, Hanoi 1994.
Chỉ 2 năm đầu sau 1975 là có tăng trưởng khá, sau đó thì nền kinh tế bị trượt dài. Tăng trưởng tính theo Thu nhập quốc dân từ 1977-1980 là 0,4 %. Trong đó 2 năm 1979 âm 2%, năm 1980 âm 1,4%. Thâm hụt ngân sách lớn, thu chỉ đáp ứng 60% nhu cầu chi tiêu. Xuất khẩu đạt rất thấp, nhập khẩu lại cao nên mức thâm hụt lên đến hàng tỉ US dollar mỗi năm. Sản xuất đã không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, ngân sách thâm hụt lớn, phải vay muợn và in thêm tiền cho chi tiêu. Tình hình đó tác động mạnh đến giá cả hàng hóa.
Bảng 2: Chỉ số giá hàng tiêu dùng 1977-1986
(% năm sau so năm trước, 1976=100))
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
Chỉ số chung
118,6
120.9
119,4
125,2
169,6
195,4
149,5
164,9
191,6
578,2
LT&TP
126,1
124,5
126,4
133,8
152,0
182,1
155,1
155,0
191,6
653,2
Lương thực
129,7
125,3
118,1
121,0
146,8
152,8
134,4
162,0
288,3
354,2
Hàng tiêu dùng khác
106,6
104,4
118,0
117,8
195,1
205,4
138,8
179,9
190,8
522,7
Vật tư nông nghiệp
118,6
133,3
134,2
131,8
127,0
194,3
119,7
139,3
204,4
750,8
Chỉ số chính thức
101,1
104,3
103,3
109,8
202,0
241,8
142,8
155,8
210,8
557,4
LT&TP
100,5
108.8
108.9
116.7
160.0
217.9
150.1
155.1
210.8
646.4
Lương thực
100.0
99.7
100.1
105.7
144.1
168.3
135.0
151.7
365.2
327.9
Hàng tiêu dùng khác
101.9
100.0
100.8
107.1
236.0
245.9
130.9
157.2
210.3
495.5
Vật tư nông nghiệp
100.0
100.0
100.0
101.4
122.0
250.0
101.5
153.2
220.9
692.0
Chỉ số TT tự do
138.0
134.1
140.0
143.8
147.4
165.0
157.5
176.3
154.7
682.3
LT&TP
143.0
133.5
138.1
142.5
147.8
164.2
159.5
154.5
160.2
668.9
Lương thực
164.7
153.3
131.1
131.9
148.6
143.8
134.1
173.9
147.0
558.3
Hàng tiêu dùng khác
123.8
123.0
185.0
148.5
154.0
163.9
150.8
217.4
146.8
636.1
Vật tư nông nghiệp
124.4
145.5
148.6
141.1
131.1
166.0
163.9
126.9
179.5
891.7
Nguồn: Report No. 8249-VN; Vietnam Stabilization and Structural Reforms, April 30,1990, Document of the Wordbank
Trong Niên giám thống kê 1993, Tổng cục Thống kê đã điều lại chỉ số giá hàng tiêu dùng các năm từ 1986 đến 1988, theo đó CPI năm 1986 là 876% và cũng bỏ thống kê chỉ số giá thị trường có tổ chức và thị trường tự do.
Chỉ số giá hàng tiêu dùng (chỉ số giá chung) năm 80 tăng 25%, năm 81 tăng 69,5%, năm 82 lại tăng 95%. Trong chuỗi tăng liên tục, đến năm 85, năm đổi tiền thì chỉ số giá chung đã tăng lên đến 92%. Hàng lương thực, thực phẩm với mức tăng rất cao: 52% năm 81 và 92% năm 85; hàng tiêu dùng cũng tăng vọt, với chỉ số tăng giá 95% năm 81 và 105% năm 1982. Vào lúc đó thị trường được phân thành 2 mảng: thị trường có tổ chức thì chỉ số giá của năm 80 tăng chỉ 10%, trong khi đó ở thị trường tự do là 44%. Những năm sau đó chỉ số tăng giá ở thị trường có tổ chức lại cao hơn rất nhiều so thị trường tự do. Năm 1985 chỉ số tăng giá ở thị trường có tổ chức là 110,8% thì ở thị trường tự do là 54,7%. Từ sau đổi tiền, khan hiếm hàng hóa và giá cả tăng vọt đã xóa đi cái gọi là thị trường có tổ chức, mặc dù cơ chế 2 giá vẫn còn tồn tại nhiều năm sau đó. Như vậy trước khi lạm phát bùng lên vào năm 1986 thì nền kinh tế đã bị lạm phát và với mức tăng rất cao. Gọi là lạm phát năm 86 bởi đó là năm lạm phát đạt mức cao nhất trong nhiều năm từ 1977 đến 1990, trước được kiềm chế.
Lạm phát phi mã bùng nổ.
Năm 1986 nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ lạm phát phi mã với tỉ lệ tăng đến 3 chữ số và kéo dài trong 3 năm 86, 87, 88 với tỉ ._.lệ 775%, 223% và 394%. Năm 1989 chỉ số tăng giá tuy có giảm xuống còn 35% nhưng 2 năm sau đó lại tăng lên với tỉ lệ 67% năm Chỉ đến năm 1992 lạm phát mới kiềm lại được ở mức 17,5% và năm 1993 còn 5,2% Năm 1992, mặc dù lạm phát vẫn còn cao, nhưng so với nhiều năm trước đó thì 17,5% là con số rất thấp, có thể coi đó là năm chấm dứt giai đoạn lạm phát kéo dài 7 năm tính từ năm 1985, năm đổi tiền đẩy lạm phát lên đỉnh cao.
Hình 1: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế các năm 1986- 1992.
Nguyên nhân.
* Lạm phát chi phí đẩy và tăng quá thừa mức cung tiền.
Những nguyên nhân chính đưa đến lạm phát cuối năm 80 là do sản xuất nông nghiệp suy yếu, giá lương thực và thực phẩm tăng vọt; thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại cao, phát hành tiền cho nhu cầu chi tiêu. Nhung nguyên nhân của các nguyên nhân là từ một các chính sách sai lầm thời đó kể cả việcchậm trễ trong việc ra các quyết sách chống lạm phát.
Lạm phát đã xuất hiện nhiều năm trước 1986, nhưng vào lúc đó không thừa nhận có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vấn đề lớn và tác động sâu rộng như vậy nhưng không được đưa ra bàn luận. Không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, trao đổi. Từ “lạm phát” như cái gì đó cấm kỵ không được nhắc đến trên các phương tiện thông tin. Không ai dám đề cập nếu không phải là ở vị trí lãnh đạo cấp cao.
Một vấn đề khác, cũng có thể là nguyên nhân đưa đến đánh giá thấp ảnh hưởng và tác động của lạm phát bởi nền kinh tế ở miền Bắc chưa trải qua những năm tháng bị lạm phát hoành hành như ở miền Nam, chưa có kinh nghiệm gì trong việc đối phó với lạm phát. Cách tổ chức phân phối hàng hóa với 2 hệ thống khác biệt: hệ thống tem phiếu với các cửa hàng quốc doanh và hàng hóa trên thị trường tự do. Thị trường tự do là cho mọi người dân còn hệ thống tem phiếu và các cửa hàng mậu dịch quốc doanh chuyên phân phối hàng hóa cho cán bộ. Cấp bậc, chức vụ càng cao thì được mua nhiều hàng với giá phân phối rẻ, nên lãnh đạo càng ở cấp cao càng khó cảm nhận được khó khăn do vật giá gia tăng. Đến khi hiểu được, cảm nhận được thì tình hình đã hết sức nghiêm trọng.
Tình hình càng lúc càng bất lợi, cuối cùng biện pháp cũng được đưa ra vào tháng 9/1985 là đổi tiền. Đây là lần đổi tiền thứ 3 kể từ lúc thống nhất đất nước năm1975. Đổi tiền lần thứ nhất ở miền Nam vào tháng 8/1975 để thống nhất tiền tệ, đổi tiền lần thứ 2 vào năm 1978 trên phạm vi cả nước trong chiến dịch cải tạo công thương nghiệp ở các thành phố và đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp ở nông thôn miền Nam. Sau đổi tiền năm 75 và 1978 thì giá cả đều tăng vọt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều đình trệ, lưu thông hàng hoá khó khăn. Cả hai lần đổi tiền trước đó đều đưa đến hậu quả hết sức tiêu cực nhưng không có bài học nào được rút ra.
Đổi tiền năm 1985 xuất hiện trong bối cảnh lạm phát đã rất cao, điều mà ngày hôm nay là rất khó hiểu, nhưng lúc đó có thể cho rằng với đồng tiền đã bị mất giá, chỉ cần nâng mệnh giá đồng bạc Việt Nam bằng cách đổi tiền thì có thể chấm dứt đà tăng giá, như vậy lạm phát sẽ không còn. Quyết định số 01/HĐBT-TĐ của Chủ tịch HĐBT vào ngày 13/9/1985 về việc phát hành tiền mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ quy định: “sức mua của đồng tiền mới bằng 10 lần sức mua của đồng tiền cũ”.
Kết quả sau đổi tiền CPI năm 1985 tăng 92 %, năm 1986 tăng 775%, lạm phát phi mã với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài thêm 2 năm sau đó với tỉ lệ tăng 223% rồi 394%. Đến năm 1989, sau nhiều biện pháp tập trung cho sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, nhập khẩu vàng, điều chỉnh cơ chế tỉ giá, lãi suất tiết kiệm, hạn chế lưu thông tiền mặt thì lạm phát mới bước đầu được kiềm chế.
Tác động từ bên ngoài.
Gánh nặng ngân sách của cuộc chiến.
Lạm phát là hậu quả của nhiều tác động từ thâm hụt ngân sách, thâm hụt các cân thanh toán, cơ cấu nền kinh tế. Lạm phát cũng còn do công tác lãnh đạo điều hành và có cả yếu tố tác động từ bên ngoài.
Việc xem xét các yếu tố bên ngoài vào nền kinh tế trong nước các năm 80 có rất ít tài liệu đề cập đến vì liên quan đến chiên tranh. Chẳng hạn chiến tranh biên giới Tây – Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 vốn ít được đề cập khi xem xét các ảnh hưởng về mặt kinh tế. Do nhiều yếu tố, có thể là nhạy cảm, hoặc không đủ tư liệu về chi phí của cuộc chiến tranh năm 1979 chống lại sự xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc và với Khơmer đỏ ở biên giới phía Nam. Sau đó là chi phí để duy trì quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia trong thời gian những năm 80 để ổn định bộ máy chính quyền mới thành lập sau khi đánh đuổi lực lượng Khơmer đỏ.
Các số liệu về ngân sách được công bố vẫn chưa rõ là đã phản ánh đầy đủ các phí tổn này hay chưa nhưng đã cho thấy tình trạng thâm hụt rất lớn trong những năm có chiến tranh này. Cho dù số liệu chưa phản ánh đầy đủ thì thực chất của vấn đề vẫn không thay đổi, phí tổn này đã chuyển thành gánh nặng lớn lao mà nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu. Đó là những nguyên nhân từ bên ngoài và Việt Nam không thể lường trước và cũng không thể dự trù đuợc phí tổn của nó.
Kết cấu ngoại thương và việc mất thị trường truyền thống.
Ngoại thương với khu vực đồng Rouble (loại tiền sử dụng ở nga) chiếm đến 70% tổng kim ngạch 2 chiều trong những năm đầu 80, giảm còn 60% trong các năm 86-90, nhưng đột ngột xuống chỉ còn 30% trong 2 năm 90 và 91, đến năm 92 thì chấm dứt. Đây là cú sốc rất nặng, nó đủ làm sụp đổ cả một nền kinh tế, nói đó lại là nền kinh tế mới vừa thoát ra khỏi chiến tranh lại gặp phải tình trạng đương đầu với chiến tranh mới. Bù đắp khoảng trống trên là việc gia tăng xuất khẩu sang khu vực đồng tiền chuyển đổi với bước tăng đột biến vào năm 1989 nhưng cũng trồi sụt thất thường trong 2 năm sau đó (đến năm 92 mới lấy lại được mức của năm 90, và từ đó trở đi ngoại thương VN thực hiện với thị trường các nước thanh toán bằng Dollar).
Lạm phát tăng cao trong các năm này có phần từ thâm hụt thương mại và thiếu hụt hàng hóa do kết cấu trao đổi ngoại thương không hợp lý.
Ngoại thương của Việt Nam sau năm 1975 được thực hiện với cả 2 khu vực thị trường: khu vực đồng Rouble và với khu vực đồng tiền chuyển đổi (USD).
Với khu vực đồng Rouble thực hiện theo Hiệp định giữa các chính phủ, cụ thể bằng các Nghị định thư hàng năm. Với cơ chế kế hoạch, hàng hóa nhập khẩu được đưa vào danh mục để ký kết mà đa phần trong đó là vật tư, nhiên liệu. Hàng hóa cho tiêu dùng ít được quan tâm và thiếu cơ chế linh hoạt để bổ sung. Nhập siêu với khu vực này thì lớn nhưng thiếu hụt hàng hóa cho tiêu dùng vẫn rất nghiêm trọng.
Các hoạt động buôn bán với khu vực đồng tiền chuyển đổi hầu hết do các công ty ở miền Nam thực hiện với các thị trường gần (Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Nhật…), phương thức thanh toán chủ yếu là hàng đổi hàng (barter), nhập hàng trước xuất hàng trả nợ sau.
Bối cảnh ra đời của phương thức này là tình trạng thương mại của Việt Nam lúc đó: yếu kém của hệ thống ngân hàng, lệnh cấm vận của Mỹ, các công ty xuất khẩu cũng không vay được vốn từ ngân hàng nên cần phải có lượng hàng hóa ứng trước để trao đổi lấy hàng nông sản xuất khẩu.
Vào lúc đầu các họat động xuất nhập khẩu chỉ thực hiện ở Tp. Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng dần với các tỉnh. Khi buôn bán mở rộng thì thương nhân một số nước như Pháp, Đức, Hàn Quốc… thấy tiềm năng thị trường họ cũng nhập cuộc làm cho ngoại thương với khu vực đồng tiền chuyển đổi gia tăng rất mạnh. Xuất khẩu ở khu vực này tăng trung bình 38% năm trong các năm 86-90 (81-85 là 19% năm). Vào lúc này việc đổi hàng trực tiếp ít đi, thay vào đó thanh tóan qua bảo lãnh của ngân hàng. Do hạn chế tín dụng các công ty ngọai thương trong nước vẫn dựa chủ yếu vào hàng hóa nhập khẩu ứng trước (với bảo lãnh của Ngân hàng), xuất khẩu thu được tiền sẽ trả nợ sau.
Hàng tiêu dùng nhập về được bán ra thị trường lấy tiền mua hàng xuất khẩu trả nợ, vật tư thì giao cho nhà máy sản xuất, lấy hàng từ nhà máy đổi lại với nông sản để xuất khẩu trả nợ. Với phân bón, xăng dầu thì hợp đồng giao nông dân sau đó thu lại lúa, xay thành gạo xuất khẩu trả nợ. Đó là cách làm trong tình thế khan hiếm tiền mặt, khan hiếm hàng hóa và trong bối cảnh bị cấm vận, lạm phát hoành hành nhưng lại đầy rủi ro khi có một mắc khâu nào đó trong chuỗi bị ách tắc, nhất là khi các ưu tiên trong chính sách thay đổi. Và điều này đã xảy ra!
Vào các năm cuối của giai đoạn lạm phát, đà trượt giá bị chận lại, diễn biến tỉ giá hết sức phức tạp: lúc tăng lên rất cao, lúc giảm xuống cũng rất đột ngột. Hàng loạt công ty bị phá sản. Đầu tiên là các công ty cấp huyện, các công ty ở cấp xã, các hợp tác xã ở xã bị lỗ, mất khả năng thanh toán bị thưa kiện, nhiều vị giám đốc bị đi tù. Không có cơ chế phá sản các khoản nợ chuyển dần lên vai các công ty đang còn hoạt động nên tình hình tài chính của hầu hết các công ty ngoại thương hết sức bê bối.
Năm 1992, nền kinh tế bước vào chu kỳ phục hồi, nhưng năng lực hoạt động của các công ty thì bị suy yếu bởi tình trạng nợ nần trói buộc. Công nợ chồng chéo, quấn chân nhau, Chính phủ ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thanh toán công nợ quốc gia. Đây là một sáng kiến để giải quyết việc hết sức đặc thù: Chính phủ xử lý nợ của các DN. Sau nhiều năm làm sổ sách đối chiếu, cuối cùng thì thanh toán bù trừ được thực hiện. Công ty nào bị nợ nần thì cuối cùng cũng bị suy yếu, không thể gượng dậy được. Chỉ trừ các công ty nhà nước độc quyền, không thiếu vốn thì tổn thương ở mức thấp, sau đó được nhà nước tái cấp vốn để cấu trúc lại thì trụ được và đi lên. Sự khát vốn ở giai đoạn điều chỉnh từ lạm phát cao sang ổn định rất lớn nhưng lãi suất ngân hàng lúc đó cũng rất cao. Hàng loạt công ty đổ vỡ, lao động làm việc từ khu vực kinh tế nhà nước được cho nghỉ, một phần trong số đó chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh. Đó cũng là các năm tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước từ hơn 12 nghìn doanh nghiệp (1989) giảm còn 6 nghìn (1994).
Hậu quả của tan vỡ thị trường truyền thống chiếm đến 70% khối lượng mua bán có nguy cơ gây ra cuộc đổ vỡ của toàn bộ nền kinh tế nhưng cuối cùng nó được giải quyết bằng chính thị trường mà trước đó nó không được ưu đãi, bị rất nhiều rào cản từ bên trong (các qui định về tỉ giá, cho vay, hợp đồng giao hàng, pháp nhân được quyền kinh doanh ngoại thương, mặt hàng không cho xuất, hoặc hạn chế xuất khẩu…) lẫn bên ngoài (cấm vận của Mỹ…).
Trong khó khăn đã nảy sinh những cách làm mới và cơ chế mới hình thành. Chính cơ chế mới phù hợp đã đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn và trải nghiệm bài học đầu tiên về lạm phát.
Chỉ số hàng tiêu dùng từ 1993 đến 2008.
a.Từ lạm phát thấp đến giảm phát.
Đây là khoảng thời gian dài lạm phát từ chỗ bị khống chế trong các năm đầu đến giảm trong các năm cuối thập niên 90. Ban đầu là tình trạng giảm chỉ số giá trong một số tháng trong năm (các năm 93, 95) đến giảm liên tục nhiều tháng trong năm (97, 99, 2000). Vào nửa giai đoạn đầu thập niên 90 (từ 92-96), tăng trưởng của nền kinh tế rất cao (bình quân gần 9% năm), lạm phát thấp. Năm 1993 CPI chỉ tăng 5,2% và xuất hiện chỉ số giá âm 6 lần trong năm (tháng 3, 4, tháng 6, 7 và tháng 9, 10), tốc độ tăng GDP năm này là 8,1%. Các năm cuối của giai đoạn trên (97-2001) lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế cũng thấp. Năm 1997, lạm phát ở mức 3,6% là tỉ lệ thấp nhất từ sau năm 1975, tăng trưởng kinh tế chậm hơn so năm trước (8,1%), cũng từ năm này tăng trưởng kinh tế bị chậm lại kéo dài cho đến năm 2001.
b.Giảm phát và suy thoái.
Sau 2 năm chỉ số giá thấp (96 và 97), năm 98 CPI tăng lên 9,2% nhưng tăng trưởng kinh tế chỉ còn 5,8%. Dấu hiệu của giảm phát và suy thoái càng lúc càng rõ ràng hơn. Trong 8 tháng, từ tháng 3 đến tháng 10 năm 99 CPI đều âm và kết cục chỉ số giá cả năm tăng 0,1%, tăng trưởng kinh tế chỉ còn 4,8% thấp nhất kể từ 1990. Năm 2000, CPI âm (-0,6%), năm 2001 chỉ tăng 0,8%. Giảm phát đã gây những tác động xấu đến tình hình phát triển kinh tế kéo dài từ 1998 cho đến 2001. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế của Việt Nam nhận biết được giảm phát với những tác động và ảnh hưởng của nó.
Hình 2: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ 1992 đến 2001
c.Lạm phát trở lại.
Năm 2002 CPI tăng 4% chấm dứt giai đoạn giảm phát. Năm 2003 chỉ số tăng giá vẫn thấp (3%) nhưng năm 2004 đã có dấu hiệu thay đổi. Ngay từ các tháng đầu năm CPI đã tăng khá mạnh: tháng 1 tăng 1,1% sang tháng 2 tăng đến 3%, các tháng còn lại đều tăng. Năm 2005, tiếp tục đà tăng của năm 2004, ngay ở 2 tháng đầu năm mức tăng lần lượt là 1,1 rồi 2,5%, tất cả các tháng còn lại đều tăng. Với mức tăng 9,5% năm 2004 và 8,4% trong năm 2005 đã gây nên một số lo ngại lạm phát trở lại. Năm 2007, tín hiệu lạm phát đã được phát ra ngay từ 2 tháng đầu năm với mức tăng 1,2% và 2,2%, tháng 3 giảm nhẹ một chút rồi sau đó nóng dần lên đặc biệt là ở 2 tháng cuối năm với mức tăng 1,2% rồi 2,9% là mức tăng cao nhất của một tháng kể từ năm 1992. Lạm phát đã trở lại sau 15 năm, kể từ 1992.
Hình 3: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ 2002-2008
d.Lạm phát và giảm phát trong cùng một năm 2008.
Đầu năm 2008 giá cả tiếp tục tăng vọt, CPI tháng 3 đã tăng đến 9,2% so tháng 12 năm 2007. Tháng 4 CPI cũng duy trì ở mức rất cao, qua tháng 5 với cú sốc về giá lương thực lại đẩy CPI tăng lên đến con số chóng mặt là 3,91%. Vào lúc đó giá xăng dầu trong nước vẫn chưa tăng mặc dù giá quốc tế đã tăng trên 140 USD/ thùng, tâm lý lo sợ lạm phát và khủng hoảng kinh tế đã bao trùm đẩy giá USD và các ngoại tệ khác tăng lên. Giá USD trên thị trường có lúc gần đến 20.000 VNĐ ăn một USD. Đến tháng 6, lạm phát đến 18,4%, hầu hết các dự báo đều chỉ đến con số 30 đến trên 30% vào cuối năm. Các biện pháp chống lạm phát được đưa ra vào cuối tháng 3, đến tháng 4 thì khẩn trương và dồn dập. Đến tháng 7 giá cả bắt đầu hạ nhiệt, tỉ lệ tăng CPI lần đầu trong nhiều tháng dưới mức 2%. Việc điều chỉnh giá xăng vào ngày 21/7 với mức tăng 33% đã đẩy chỉ số giá tăng trở lại trong tháng 8 với mức tăng 1,6%. Vào lúc Việt Nam điều chỉnh giá xăng dầu trong nước thì giá dầu thế giới từ đỉnh cao 147USD/ thùng bắt đầu hạ nhiệt, giá lương thực trên thị trường quốc tế cũng giảm, một số nguyên liệu cơ bản như sắt thép, xi măng, nhựa cũng giảm đã tác động đến giá trong nước. Tháng 9, CPI chỉ tăng 0,18% và trong khoảng 25%. Vào tháng 11, CPI âm tháng thứ 2 thì các lo lắng về lạm phát lắng đi, thay vào đó là nỗi lo giảm phát và suy thoái kinh tế. Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ: giảm lãi suất cơ bản và tỉ lệ dự trữ bắt buộc với bước đi hết sức thận trọng. Các dự báo mới về CPI cả năm ở mức 21% và Chính phủ đưa ra mục tiêu năm 2009 kiềm chế lạm phát ở mức dưới 15% và tăng trưởng kinh tế 6,5%
Hình 4: Diễn biến lạm phát năm 2008
Đến tháng 12, CPI tiếp tục âm 0,68% đã đưa mức lạm phát cuối năm dưới mức 20%. Nếu tách năm 2008 ra thành 2 nửa thì 6 tháng đầu năm lạm phát cao, bình quân mỗi tháng tăng 2,2%. Sáu tháng cuối năm lạm phát rất thấp chuyển sang giảm phát bình quân mỗi tháng tăng 0,2% trong đó 3 tháng cuối lạm phát âm. Giảm phát kèm theo suy thoái thể hiện khá rõ trong các tháng cuối năm 2008. Quí IV, tăng trưởng GDP chỉ còn khoảng 5,4%, thấp nhất so các quí trong năm.
Các tác động của lạm phát đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Bảng 3: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế qua các năm.
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tốc độ lạm phát (%)
9,5
8,4
6,6
12,36
22,4
6,88
Tốc độ tăng trưởng (%)
7,79
8,43
8,17
8,5
6,2
5,32
GDP giá hiện hành(tỷ đồng)
715307
839211
973791
1144553
1482195
1680000
GDP đầu người (triệu đồng)
8,72
10,01
11,58
13,4
17,16
19,25
Ở quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường tăng trưởng lại cực kỳ khó khăn. Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữ vững được trong dài hạn, vì bản thân tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí dẫn tới khủng hoảng. Nổi bật nhất là hiện tượng tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng và không phải quốc gia nào cũng tìm được cách “hạ nhiệt” an toàn. Trung Quốc cũng đã nhiều lần tìm các giải pháp để hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, có lúc lên tới hai con số. Bên cạnh đó, tính chu kỳ của nền kinh tế không chừa bất kỳ quốc gia nào, ngay cả đối với những nền kinh tế được gọi là “thần kỳ”.
Nền kinh tế nước ta mới chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy thời gian chưa nhiều, đủ để phát hiện và khảo sát tính chu kỳ của nền kinh tế, song những biểu hiện của nó đã xuất hiện tương đối rõ. Kể từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế đã trải qua 4 giai đoạn thăng trầm: năm 1986 – 1991 chỉ tăng trưởng 4,7%/năm; năm 1992 – 1997 tăng trưởng tới 8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP tăng 9,5%; năm 1998 – 2001 lại hạ xuống còn khoảng 6%/năm và năm 2002 – 2005 phục hồi với trên 7,6%/năm.
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, có nhiều nước dựa vào mô hình tăng nhanh đầu tư, dù phải chấp nhận gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, nghĩa là tăng trưởng cao bằng mọi giá. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 2 con số, đồng thời lạm phát cũng gia tăng, nền kinh tế phát triển quá “nóng”, các nhân tố khủng hoảng kinh tế - tài chính xuất hiện và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng hoảng không thể tránh khỏi. Tuy vậy, một số nhà kinh tế vẫn ủng hộ quan điểm chấp nhận khủng hoảng (khủng hoảng lạm phát cao, khủng hoảng nợ, khủng hoảng thâm hụt ngân sách nhà nước) và coi đó như một nhân tố thúc đẩy cải tổ cơ cấu nhanh hơn, có hiệu quả hơn và do đó tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tóm lại, đây là mô hình tăng trưởng nhanh “lồi lõm” nhưng xu hướng chung vẫn đưa nền kinh tế đạt trình độ cao hơn.
Quan điểm thứ hai đang được nhiều nước ủng hộ là tăng trưởng ổn định. Từ góc độ kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ sở vững chắc cho những bước phát triển trong tương lai, hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế “theo đường thẳng”, nghĩa là không có hay giảm thiểu khủng hoảng. Bản chất của nền kinh tế thị trường thường xuyên phát sinh ra những nhân tố gây khủng hoảng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, nên các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhạy cảm và thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với tình hình. Đây không phải là một việc dễ dàng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng chỉ có thể duy trì được dài hạn nếu ở mức vừa phải, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng mức đó không quá 6 – 8%/năm. Muốn quy mô GDP năm 2010 gấp đôi so với năm 2000 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm phải đạt 7,2%, tức là nằm trong khung 6 - 7%/năm.
Bài toán khó giải nhất hiện nay là kiềm chế tăng giá trong khi vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Theo quy luật kinh tế chung, tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát tăng thường song hành với nhau. Kinh nghiệm cho thấy lạm phát chỉ cản trở tăng trưởng khi lên đến mức 2 con số, do đó, trong giai đoạn năm 2006 – 2010 nói chung, năm 2008 nói riêng cần cân nhắc phương án đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát, trong đó, nên ưu tiên mục tiêu tăng trưởng. Vì thế Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao 8 – 9%/năm, đồng thời, kiềm chế tốc độ lạm phát dưới 2 con số nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát có thể là động lực thúc đẩy kinh tế ngược lại cũng có thể là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế. Bởi thế việc cân đối và hài hòa 2 vấn đề này mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững cho Việt nam.
Lạm phát và tác động đối với hệ thống tài chính tiền tệ.
Đối với tiền tệ, tín dụng.
Hình 5: Chỉ số giá tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng
1986-1992 (%).
Nguồn: Niên giám thống kê.
“IMF là viết tắt của quỹ tiền tệ quốc tế”
Năm 86, 87 và 88 tiền mặt trong lưu thông tăng vọt bình quân 400% năm cũng là những năm lạm phát 3 chữ số. Khi lượng tiền mặt giảm trong các năm 89 đến 92, cũng là lúc tỉ lệ lạm phát giảm còn 2 chữ số.
Các năm 1995 đến 1998 cung ứng tiền và tín dụng giảm so các năm trước và xoay quanh tỉ lệ 20% năm. Từ 1998 đến 2000 là các năm giảm phát và suy thoái kinh tế, tín dụng và tiền tệ tăng mạnh trong năm 1999 do chủ trương kích cầu nhưng cũng đã giảm trở lại ngay năm sau đó. Năm 2006 và 2007 cả tín dụng và tiền tệ đều tăng rất mạnh so các năm trước và lạm phát trở lại .
Lạm phát và tiền tệ đi với nhau như hình với bóng. Trong những năm lạm phát cao (86-88) tổng phương tiện thanh toán tăng trung bình 400 đến 450% năm. Tốc độ cung tiền tăng chậm lại các năm sau đó, chỉ số giá cũng tăng chậm lại. CPI cũng giảm tương ứng.
Báo cáo của IMF về mối liên hệ này trong khoảng thời gian từ 89-93 và 9 tháng đầu năm 94 cho biết lượng cung ứng tiền là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam. Có lẽ cũng từ bài học này, trong những năm lạm phát thấp (93-97) chính sách tiền tệ tỏ ra khá thận trọng.
Các năm 93-97 là thời kỳ lạm phát thấp, tỉ lệ tăng cung tiền và tín dụng trung bình 22-25% năm. Khi lạm phát giảm đến mức thấp nhất trong các năm 1999-2001 cũng là lúc nền kinh tế ở vào giai đoạn trì trệ. Đỉnh cao tăng trưởng GDP năm 96 không duy trì được trong năm 97, đến năm 98 tăng trưởng chỉ còn 5,7%, năm 99 còn 4,8%. Chính sách kích cầu được thực hiện đã đẩy cung tiền và tín dụng tăng lên đến 56% trong năm 99 và 38% trong năm tiếp theo. Nhưng CPI không tăng trong các năm 1999, mà đến năm 2000 còn giảm 0,6%. Các nhà kinh tế gọi đây là thời kỳ giảm phát cùng với nó là suy thoái kinh tế.
Cung tiền và tín dụng không phải là yếu tố duy nhất gây nên lạm phát. Nó là nguyên nhân quan trọng, nhưng cũng là hệ quả của nhiều nhân tố khác: thâm hụt ngân sách và cấu trúc kinh tế.
Tín dụng cũng đóng góp vào lạm phát trong những năm này khi Chính phủ đã sử dụng 15%, có năm lên đến 40% tổng tín dụng trong nước (88-89, 90 và 91). Tình trạng này giảm đáng kể từ các năm 1999-2000 trở về sau.
Từ năm 2004 cả tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đều tăng trở lại với mức trên 30% trong tình trạng qui mô tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế đã gấp đôi đến gấp 3 so năm 2000. CPI năm 2004 tăng lên gần10%, năm 2005 là 8,4%. Các dấu hiệu cảnh báo lạm phát xuất hiện nhưng tốc độ gia tăng vẫn liên tục. Cung tiền và tín dụng tăng mạnh do nhu cầu đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sự phân bố nguồn vốn cho thấy yếu kém trong cấu trúc kinh tế. Hơn 80% vốn tín dụng thuộc các doanh nghiệp nhà nước trong các năm 86-92, khu vực tư nhân chỉ chiếm phần còn lại trên dưới 10%. Các số liệu tiền tệ chưa cho biết các doanh nghiệp nhỏ chiếm được bao nhiêu phần % trong tổng tín dụng, họ có thực sự là người được hưởng lợi từ các chính sách cải cách.
Những cải cách các năm sau này đã gia tăng tín dụng cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước với hơn 50% trong các năm 98-2001 và gần 70% tổng các năm gần đây. Nhưng với sự xuất hiện các tập đoàn tư nhân, nhóm kinh doanh địa ốc, bất động sản thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn vô cùng khó khăn để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Tín dụng tăng mạnh là nguyên nhân quan trọng của lạm phát cuối năm 2007, đầu 2008 do đổ vào bất động sản, chứng khoán. Phần lớn sự gia tăng này lại từ các ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển đổi.
2.2.2. Đối với lãi suất.
Từ 1988 đến 1992 có rất nhiều loại lãi suất khác nhau (cơ chế đa lãi suất): lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, có kỳ hạn 6 tháng, có kỳ hạn 1 năm cho hộ gia đình và cho tổ chức kinh tế. Lãi suất cho vay thì qui định áp dụng cho từng ngành: các ngành sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp được vay với lãi suất thấp, các ngành kinh doanh phải chịu lãi suất cao. Từ 1993 lãi suất cho vay gom lại thành 2 loại: lãi suất cho vay vốn cố định và cho vay vốn lưu động, đến 1994 đổi thành cho vay ngắn hạn và vay dài hạn. Ngoài các loại lãi suất cơ bản nói trên ở khu vực nông thôn nơi các Quỹ tín dụng hoạt động được áp dụng lãi suất tín dụng ở nông thôn cao hơn các loại lãi suất nói trên.
Bảng 4: Lãi suất ngân hàng từ 1988-1995
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Tháng
12
3
12
12
12
3
9
3
8
9
Lãi tiền gửi
Không kỳ hạn – hộ gia đình
9
5
2,4
2,1
2,1
1,2
1
0,7
0,7
Kỳ hạn 3 tháng – hộ gia đình
6
12
7
4
3,5
3,5
2,3
2
1,4
1,4
Lãi suất cho vay
2,1
2,1
Nông nghiệp
2,5
10,5
3,7
2,4
3,3
3,3
2,5
2,5
Công nghiệp & giao thông
3
10,5
3,8
2,7
3
3
2,8
2,6
Thương mại & du lịch
3,6
10,5
3,9
2,9
3,7
3,7
3,2
2,7
Chênh lệch LS gửi và cho vay
-3
-1.5
-3,3
-1,3
-0,5
-0,5
0,5
0,6
0.7
0,7
Lạm phát
7,2
7,3
2,7
7,7
4,8
3,4
0.2
1
0.9
0.2
Lãi suất thực
Tiết kiệm 3 tháng hộ gia đình
4,7
4,3
-3,7
-1,3
0,1
2,1
1
0.5
1,2
Cho vay: - CN & GT
-4,2
3,2
1,1
-5
-1,8
-0,4
2,6
1,6
1,2
1,9
- Vốn cố định
-6,9
-0,4
-2,6
1
0,8
0,8
1,5
Nguồn: Việt Nam chương trình phát triển ngành tài chính, NXB Thế giới, tháng 3/95& Niên giám thống kê 1995.
Từ cuối năm 1988 có sự thay đổi chính sách về lãi suất trong một loạt các giải pháp chống lạm phát. Tháng 12/1988 lãi suất có kỳ hạn 3 tháng cho hộ gia đình được nâng lên là 6%, lãi suất cho vay nâng lên ở mức trung bình là 3% (bảng 5.1). Đến tháng 9/1989 lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn nâng lên 9%, có kỳ hạn là 12%. Lãi suất cho vay được thống nhất là 10,5%. Đến tháng 12/89 lãi suất tiền gửi được điều chỉnh giảm xuống còn 5% với không kỳ hạn và 9% với kỳ hạn 3 tháng cho hộ gia đình. Lãi suất vay giảm còn xấp xỉ 4% tháng. Điều gây ngạc nhiên là cơ chế lãi suất huy động lại cao hơn so lãi suất cho vay mà mức chênh lệch có thể đến gấp đôi.
Lãi suất tiết kiệm thay đổi cùng cơ chế hết sức thoáng là việc cho phép thành lập các quỹ tín dụng cấp xã, phường. Với cơ chế lạ lùng này hàng loạt quỹ tín dụng ra đời để Huy động vốn, nhưng chỉ có thể cho vay lòng vòng để rồi sau một thời gian thì đổ bể, vỡ nợ.
Lãi suất tăng đã thu hút mạnh tiền vào ngân hàng, kiềm chế lạm phát nhưng tạo nên hiện tượng đổ xô gửi tiết kiệm để hưởng lợi. Người vay rất ngần ngại, vì không hoạt động kinh doanh nào có được tỉ suất lợi nhuận bằng với lãi suất tiết kiệm. Đến năm 1992, khi lãi suất tiết kiệm giảm xuống mức thấp hơn nhiều so trước đó đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của những người sống nhờ tiền gửi tiết kiệm trong thời kỳ lãi suất lạ lùng.
Cuối cùng thì đổ vỡ hàng loạt cũng xảy ra. Đầu tiên là các quỹ tín dụng phuờng, xã, tiếp là hàng loạt công ty từ cấp huyện đến cấp tỉnh, nhà máy xí nghiệp vỡ nợ, phá sản nhưng không có luật phá sản xử lý. Từ 12.000 doanh nghiệp nhà nước giảm còn trên 6.000 là một cuộc tái cấu trúc lớn sau cuộc chiến chống lạm phát các năm 90.
Bảng 5: Lãi suất tiền gửi và cho vay, % theo năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Tháng (*)
9
12
1
12
2
Tiền gửi DN
1.2
8.7
6.2
4.9
4.6
5.4
6.2
6.2
Tiết kiệm tháng
18.2
18.2
8.7
7.4
8.1
9.1
10
10
Vay ngắn hạn
28.3
28.3
16.1
12.7
12.7
15
15.4
14
Vay trung và dài hạn
22.4
22.4
17.5
14
14
15
16
14.7
Cho vay ngoại tệ
9
9.5
9.5
8.5
8.5
8.5
7.5
7.5
Lạm phát
13.9
14.3
3.7
3.6
3.8
3.8
9.4
9.1
Nguồn: World Bank (*) Các năm 94, 95 và 96 lãi suất cuối kỳ
Cuối năm 1995 Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 381/QĐ-NH (28-12-1995) theo đó lãi suất trần trở thành công cụ điều hành chính sách tiền tệ, cơ chế đa lãi suất được thu hẹp. Quyết định này cũng đưa ra một quy định gây nhiều tranh cãi lúc đó là tỉ lệ chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn với lãi suất cho vay không quá 0,35% tháng. Năm 1996 Ngân hàng Nhà nước ban hành 4 quyết định điều chỉnh lãi suất, các ngân hàng thương mại phải liên tục điều chỉnh trong khi biên độ của mỗi lần điều chỉnh chỉ từ 0,1- 0,2%.
Bảng 6: Tóm tắt lãi suất trong các năm 1999-2001
1999
2000
2001
Tháng trong năm
2
6
10
8
3
5
10
Lãi suất cơ bản (a)
1.1
1.15
0.85
0.75
0.725
0.65
0.6
Lãi suất tái cấp vốn
1
1
0.5
0.4
0.4
Lãi suất cho vay USD (*b)
7.5-8.5%
Sipore+
Sipore+
Dự trữ bắt buộc (%)
7
6
5
5
3
Lãi suất tính theo tháng, trừ lãi suất ngoại tệ tính theo năm. (a) lãi suất do Ngân hàng Nhà nước qui định. Lãi suất trần áp dụng từ năm 1995. Lãi suất áp dụng ở khu vực nông thôn cao hơn so khu vực thành thị. Các HTX tín dụng có lãi suất cho vay cao gấp rưỡi so các Ngân hàng TM. Từ năm 2000 áp dụng lãi suất cơ bản. Lãi suất các Ngân hàng thương mại được +0,3% với cho vay ngắn hạn, 0,35% với cho vay dài hạn, năm 2001 thì +0,5% với cho vay dài hạn. ( b) Lãi suất USD tính theo năm. Lãi suất cho vay theo lãi suất trên thị trường Sigapore +1,5% với cho vay ngắn hạn, +2,5% với cho vay dài hạn.
Năm 1999 với 5 lần điều chỉnh lãi suất trần cho vay, 4 lần điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn mà mỗi lần như vậy biên độ cũng chỉ 0,1%. Lãi suất tiết kiệm cũng được điều chỉnh giảm vào cuối năm: với tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn 0,15% tháng, kỳ hạn 3 tháng 0,3% tháng, kỳ hạn 6 tháng 0,45% tháng, kỳ hạn 1 năm 0,55% tháng. Lãi suất tiền gửi giảm nhưng tổng huy động tăng vào khoảng 20% so cuối năm 1998.
Tháng 8/2000, NHNN chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, hàng tháng công bố mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Các NHTM quy định các mức lãi suất cho vay theo biên độ xoay quanh lãi suất cơ bản với biên độ +0,3%.
Năm 2001 tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) 11 lần cắt giảm lãi suất từ mức 6,5% đầu tháng 1 còn 1,75% năm vào tháng 12 được coi là thấp nhất trong lịch sử 40 năm của Mỹ.
Lãi suất cơ bản VNĐ trong năm giảm 4 lần từ 0,75% trước tháng 3/2001 còn 0,6% tháng vào tháng 10. Lãi suất cho vay được giữ theo biên độ +0,3% với ngắn hạn và 0,5% với dài hạn.
Năm 2004 đã có dấu hiệu lạm phát trở lại, mặc dù vậy lãi suất vẫn được giữ ổn định. Tháng 7 năm 2004, Ngân hàng Nhà nước quyết định vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản là 7,5%. Dự trữ bắt buộc tăng lên là 2% đối với tiền gửi có kỳ hạn (12 đến 24 tháng) và 5% đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng.
Tăng trưởng kinh tế năm 2004 đạt 7,8%, lạm phát 9,6% chưa vượt qua ngưỡng của 2 chữ số. Điều này đã làm các nhà điều hành chính sách tiền tệ phần nào yên tâm. Sau năm 2005, năm 2006 lạm phát chỉ còn 6,6% càng làm cho mức độ tự tin các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tăng lên. Nhưng điều này có thể đã gây nên những trở ngại trong quyết sách khi diễn biến năm 2007 phức tạp hơn là những._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31431.doc