Lãi suất cơ bản của ngân hàng và sự điều hành lãi suất trong nền kinh tế Việt Nam

lời nói đầu Ngày nay cơ chế thị trường là mội cơ chế đúng đắn mà hâù hếi các nước trên thế giới đi theo.Chỉ có đi theo cơ chế thị trường mới thoả mãn được mọi nhu cầu của toàn xã hội, mới tạo điều kiện cho mỗi người,mỗi xí nghiệp,và toàn bộ nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên không phải nước nào đi theo cơ chế thị trường cũng chung một con đường, chung một cách vận dụng, mà tuỳ thuộc vào thể chế hoàn cảnh kinh tế mỗi nước mà có cách vận dụng khác nhau. Định hướng của Việt Nam được xác định từ Đạ

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lãi suất cơ bản của ngân hàng và sự điều hành lãi suất trong nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hội VI là đi theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước. Trong cơ chế thị trường có nhiều thị trường khác nhau, mỗi thị trường đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi khác nhau của con người. Trong đó thị trường tài chính tiền tệ là mội thị trường đặc biệt, nó làm thoả mãn nhu cầu sử dụng vốn của các hộ gia đình,các xí nghiệp, các doanh nghiệp.Không những thế thị trường tài chính tiền tệ còn là công cụ để cho NHNN quản lý thị trường tài chính tiền tệ.Có thể nói thị trường tài chính tiền tệ như là mạch máu của nền kinh tế, nếu mạch máu này chảy càng đều,tốc độ lưu thông càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Mạch máu này len lỏi đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển kinh tế. Đứng trên góc độ vĩ mô đó là Nhà nước thì việc điều hành, quản lý thị trường tài chính tiền tệ này mới quan trọng. Bởi vì chỉ có quản lý tốt sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn mới đem lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Như chúng ta đã biết ba công cụ của chính sách tiền tệ đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách lãi suất. Trong ba công cụ đó thì chính sách lãi suất là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ, vấn đề của các nhà cầm quyền là làm sao vạch ra được một chính sách lãi suất hợp lý để có thể góp phần vào việc điều tiết quản lý sử dụng ngày một hiệu quả hơn các nguồn vốn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Đứng trước vấn đề này, với tư cách là một sinh viên khoa Ngân hàng - tài chính trường Đại học kinh tế quốc dân, được sự giảng dạy của các thầy cô khoa Ngân hàng tài chính cùng với sự tham khảo các tài liệu liên quan đến vấn đề tài chính tiền tệ, tôi xin đóng góp mội số ý kiến về vấn đề sử dụng chính sách lãi suất cơ bản để điều hành trường tài chính tiền tệ. Bằng việc nghiên cứu đề tài: "Lãi suất cơ bản của ngân hàng và sự điều hành lãi suất trong nền kinh tế Việt Nam" Là một sinh viên vừa mới tiếp cận với môn chuyên ngành chắc chắn trong khi nghiên cứu không thoát khỏi những vướng mắc tôi mong thầy cô cùng bạn đọc tham khảo đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Phần I: Lý thuyết chung về lãi suất và vai trò của nó trong nền kinh tế I. Lãi suất. Lãi suất được hiểu theo cách chung nhất đó là giá cả của tín dụng_ giá cả của quan hệ vay mượn,hoặc cho thuê những dịnh vụ về vốn dưới dạng tiền tệ hoậc các dạng thức tài sản khác nhau.Khi đến hết hạn người đi vay chả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi.Tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi trên số vốn vay gọi là lãi suất. Thế còn lãi suất cơ bản là lãi suất như thế nào,nhận thức về lãi suất cơ bản của Việt Nam có gì khác so với thế giới ? Khái niệm lãi suất cơ bản xuất hiện khoảng 60 năm trước đây các ngân hàng lớn trên thế giới đã xác định lãi suất cho vay với tên gọi là lãi suất cơ bản_ là lãi suất mà ngân hàng cho vay ngắn hạn các khách hàng có uy tín tín dụng tốt nhất. Theo định nghĩa từ điển bách khoa tài chính - ngân hàng : Lãi suất cơ bản(prime rate) là lãi suất đầu tư với mức rủi ro hầu như không có điều này chứng tỏ lãi suất trái phiếu chính phủ cũng có thể được coi là lãi suất cơ bản.Trong lãi suất cơ bản gồn mức lợi nhuận mong muốn của ngân hàng và kể cả chi phí hoạt động và quản lý của ngân hàng Tuy nhiên vào những năm 1970 trở đi thì ưu thế của lãi suất cơ bản để cho vay bị Châu Âu ) và do càng ngày hệ thống tài chính tiền tệ trên thế giới càng phát triển do đó lãi suất cơ bản còn được lấy là lãi suất sibor ( lãi suất liên ngân hàng tại Singapore). Ta thấy lãi suất cơ bản trên thế giới được tự do hơn nó thường do các tổ chức tín dụng tài chính tiền tệ phát triển nhanh chóng dẫn đến các ngân hàng thương mại trên thế giới có thể tự đặt ra một lãi suất cơ bản cho riêng mình trên cơ sở sao cho cạnh tranh có lợi nhất và đảm bảo ngân hàng không bị lỗ,phá sản. Thông thường khi nói đến lãi suất cơ bản ngưới ta thường đề cập đến ba loại lãi suất cơ bản : T Lãi suất tiền gửi : Là lãi suất mà NHTM trả cho người gửi tiền trên số tiền ở tài khoản tiền gửi tiết kiệm. tuy vậy ở một số nước đang phát triển khác,tiền gửi không thời hạn để phát hành séc cũng có thể được trả lãi suất tiền gửi nhằm mục đích khuyến khích cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi suất tiền gửi được xác định qua công thức : itg = icb + ii. Trong đó itg là lãi suất tiền gửi, icb là tỷ lệ lãi cơ bản,ii là tỷ lệ lạm phát T Lãi suất cho vay: là tỷ lệ lãi suất mà ngân hàng cho khách hàng vay,lãi suất cho vay cũng bao gồm nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chấc của món vay và thời gian vay vốn,tuy vậy lãi suất cho vay thường được tính dựa trên lãi suất tiền gửi : icv = itg + Xi. Trong đó icv là lãi suất cho vay, itg là lãi suất tiền gửi, Xi là chi phí nghiệp vụ ngân hàng bao gồm tất cả các khoản chi phí hoạt động phát triển vốn và dự phòng rủi ro v. v. Đối với các nước phát triển Xi được xác định bởi thị trường, còn đối với Việt nam Xi được xác định bởi nhà nước. T Lãi suất liên ngân hàng : Ngoài lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, liên quan đến hoạt động liên ngân hàng trên phạm vi thị trường tiền tệ có lãi suất liên ngân hàng, là lãi suất mà các ngân hang cho nhau vay tiền nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ. Lãi suất LIBOR hay PIBOR..., ( Lon don or Paris Inter - bank offered Rates) tương ứng là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng London hay Paris ở Việt Nam lãi suất cơ bản do ngân hàng trung ương quy định( 0.65-0.85) và dựa vào đó các ngân hàng thương mại xác định một lãi suất thích hợp cho mình lãi suất này được dao động trong một biên độ nào đó điều này làm cho các ngân hàng chủ động hơn trong việc huy động vốn. Đối với Việt nam do chậm đổi mơí trong việc điều hành nền kinh tế cũng như thị trường tài chính tiền tệ, do đó vấn đề nhận thức về lãi suất cơ bản cũng còn hạn chế so với khu vực và thế giới.Tuy nhiên từ việc nhận thức những sai lầm trong cơ chế tập chung quan liêu bao cấp ở Đại hội VI nhà nước ta đã có bước thay đổi cơ bản trong quản lý nền kinh tế nhất là thị trường tài chính tiền tệ đó là việc đổi mới chính sách lãi suất cho ngày càng phù hợp với hoàn cảnh mới. Theo luật Ngân hàng Việt Nam xác định:" Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh". Như vậy ta thấy NHNN điều hành lãi suất trên nguyên tắc vĩ mô, ấn định một khung lãi suất và để cho các tổ chức tín dụngtự chủ trong kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường. Nhà nước không can thiệp quá sâu vào quá trình kinh doanh của các tổ chức tín dụng, dần tiến tới tự do hoá lãi suất II. vai trò của lãi suất 1. ở tầm vi mô Lãi suất là cơ sở để các cá nhân cũng như các doanh nghiệp,xí nghiệp đưa ra quyết định kinh tế của mình.Chi tiêu tăng cường đầu tư hay dành gửi tiết kiệm, đầu tư vốn tích luỹ được vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác. Có nên mở rộng quy mô sản xuất hay không....Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng cả nền kinh tế của một đất nước. Bởi vì các doanh nghiệp như là các tế bào của nền kinh tế,nếu các doanh nghiệp phát triển vững mạnh thì tất yếu sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. 2. ở tầm vĩ mô Lãi suất là một công cụ điều tiết nền kinh tế rất nhạy bén vàhiệu quả.Thông qua việc thay đổi cơ chế lãi suất trong từng thời kỳ nhất định chính phủ có thể tác động lên quy mô tỷ trọng của từng loại danh mục đầu tư,từ đó tác động lên cơ cấu kinh tế,tốc độ tăng trưởng,sản lượng tỷ lệ thất nghiệp và mức độ lạm phát. Mặt khác trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở chính sách lãi luất còn tác động đến các nguồn vốn đi vào và đi ra đối với một đất nước. Đứng trên góc độ vĩ mô NHNN chủ yếu sử dụng ba công cụ của chính sách tài chính tiền tệ để quản lý điều tiết thị trường tài chính tiền tệ,thông qua đó mà NHNN quản lý được các nguồn vốn trong nước và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 3. Cách nhìn nhận vai trò của lãi suất ở Việt Nam trước đây và bây giờ. Trước đây do chúng ta theo đuổi chính sách kiềm chế trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp cho nên vai ttò của lãi suất không được phát huy.Thời gian đầu lãi suất luân nằm trong tình trạng lãi suất âm bởi vì thời gian này lạm phát ở nước rất cao có lúc lên tới 774%do đó lãi suất ngân hàng không thể bù đắp được sự tăng lên nhanh chóng của lạm phát. Nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng chậm phát triển,đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn,trong khi đó tình trạng quan liêu tham nhũng xảy ra ở mọi nơi và nó cũng chính là sai lầm cơ bản trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nó là lực cản vô hình đối với nền kinh tế. tuy nhiên đảng và nhà nước ta cũng đã xớm nhận ra sai lầm,đặc biệt trong đại hội vi đảng ta đã nhận rõ những sai lầm khuyết điểm trong cơ chế cũ, định ra đường lối phát triển mới cho nền kinh tế Viêt nam đó là:" từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước " Từ lúc đó chính sách lãi suất đã bắt đầu phát huy đúng vai trò của nó trong cơ chế thị trường. phần II: Tình hình lãi suất ở Việt nam trong những năm qua - Sự thay đổi trong cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng TW(NHTW): I. Những điểm nổi bật trong lãi suất của Việt nam, trong những năm qua: Như chúng ta đã biết,Việt nam của chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm,giải phóng dân tộc. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược nước ta với giọng điệu là khai hoá nước ta nhưng thực chất là bọn chúng muốn tăng cường bóc lột sức lao động của nhân dân lao động, vơ vét tài nguyên khoáng sản của nước ta làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng kiệt quệ,nhân dân đói khổ.Sau bọn thực dân Pháp, chúng ta lại phải đối đầu với một tên đế quốc mạnh nhất đó là Mỹ Chính cuộc chiến tranh chống Mỹ đã làm cho chúng ta không còn thời giờ để phát triển nền kinh tế theo khu vực và thế giới.Chúng ta đành phải dồn hết sức lực vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đem lại độc lập tự do cho đất nước. Khi ước nguyện giải phóng dân tộc của chúng ta đã thành hiện thực thì đất nước của chúng ta đã bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, kém phát triển.Lúc đó nền kinh tế nước ta chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu rất nhiều so với thế giới.Trong khi đó, thế giới đã trải qua các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và nền kinh tế của họ là nền kinh tế hàng hoá,có nền công nghiệp phát triển,đi đầu trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.Chính vì họ có nền kinh tế hàng hoá phát triển sớm nên thị trường tài chính tiền tệ của họ cũng ra đời sớm và rất phát triển.Trong khi đó nước ta mới bắt đầu có được tự do và đang bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Do những điều kiện như vậy nên chúng ta không thể thoát khỏi những sai lầm vướng mắc trong đường lối phát triển kinh tế.Đất nước chúng ta đi theo con đường XHCN, nên đường lối phát triển kinh tế cũng đi theo định hướng đó.Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là không đúng nhưng điều kiện nước ta lúc đó áp dụng đường lối phát triển kinh tế của phe XHCN một cách dập khuôn, máy móc là hoàn toàn không phù hợp.Điều này đã dẫn đến những hậu quả to lớn cho nền kinh tế. Như chúng ta đã biết trước đây nền kinh tế nước ta tổ chức theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp.Nền kinh tế đựơc điều khiển bằng mệnh lệnh,đó là những chỉ tiêu, những con số, các thành phần kinh tế cũng như các doanh nghiệp chỉ biết làm theo mệnh lệnh còn ngoài ra không quan tâm gì đến chất lượng hay đầu ra cho sản phẩm.Hơn thế nữa bộ máy tổ chức thì rườm rà quan liêu nên đã dẫn đến nền kinh tế ngày càng đình đốn kiệt quệ. Cũng chính vì điều đó mà thị trường tài chính tiền tệ không được nhìn nhận một mức.Nhất là vai trò điều hành của lãi suất đối với nền kinh tế hoàn toàn bị bỏ qua,nó không phản ánh đúng cung cầu tiền tệ của thị trường như vai trò của nó là giá cả của tín dụng,nên nó phải được xác định bởi cung và cầu.nhưng ở đây lãi suất mang nặng tính chất bao cấp về tài chính,được xác định và điều hành bởi nhà nước,kìm hãm sự phái triển kinh tế. Trước khi cải cách hệ thống ngân hàng tài chính Việt nam (1988-1989) ta thấy lãi suất của Việt nam nổi cộm lên những đặc điểm chính như sau: - Do tình trạng lạm phát phi mã,có lúc lên tới 774% dẫn đến lãi suất thực âm,nghĩa là lãi suất của ngân hàng trả cho những khoản gửi tiết kiệm hay lãi suất cho vay mà ngân hàng nhận được không đủ bù đắp cho sự tăng lên nhanh chóng của giá cả. - Lãi suất trần mà nhà nước áp dụng là cố định, thấp thậm chí âm dẫn đến ngân hàng kinh doanh không có lãi, NHNN đã in ra quá nhiều tiền để bù đắp do đó dẫn đến lạm phát gia tăng kéo theo thất nghiệp tăng làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. - Những nhà cầm quyền lúc bấy giờ tư tuởng của họ mang nặng tính chất bao cấp, và một phần vì quá tự hào với xã hội chủ nghĩa không chịu học hỏi xem xét nền kinh tế tư bản chủ nghĩa coi tư bản chủ nghĩa là kẻ thù không đội trời chung dẫn đến vấn đề điều hành phát triển kinh tế hoàn toàn trái ngược với tư bản chủ nghĩa.Lãi suất được quy định cứng nhắc bởi Nhà nước,ưu tiên cho những doanh nghiệp quốc doanh,kìm hãm sự phát triển kinh tế của tư nhân dẫn đến chính sách lãi suất bị đông cứng vai trò không được phát huy tác dụng. - Hơn thế nữa cấu trúc rủi ro, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất cũng không được xem xét nghiên cứu một cách đúng mức dẫn tới NHNN áp dụng lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi do đó ngân hàng thương mại hoạt động lỗ không đủ bù đắp chi phí buộc NHNN phải cấp thêm vốn bằng cách in thêm tiền dẫn đến lạm phát ngày càng tăng. Lẽ ra lãi suất khoản vay dài hạn phải lớn hơn lãi suất ngăn hạn thì ở đây lãi suất ngắn hạn lớn hơn lãi suất dài hạn điều này dẫn đến hoạt động của ngân hàng càng rủi ro hơn. Chính sách điều hành quản lý thị truờng tiền tệ ngày càng đi vào thế bế tắc không hiệu quả. Nhưng cuối cùng Đảng ta cũng kịp nhận ra những sai lầm và kịp sửa chữa.Trong đại hội VI (1986), Đảng đã nhận ra những sai lầm và sửa chữa đó là xoá bỏ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Sau cuộc cải cách hệ thống ngân hàng (1988-1989),chính sách lãi suất đã ngày một nới lỏng và dần trở thành công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ để NHNN điều hành nền kinh tế phát triển. II. Quá trình đổi mới lãi suất ở Việt Nam. Lãi suất là giá cả tín dụng-giá cả của quan hệ vay mượn sử dụng vốn. Nên lãi suất được xác định bởi quan hệ cung - cầu vốn, nó tuân theo quy luật cung - cầu. Lãi suất gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời gắn liền với hoạt động kinh tế liên quan đến gửi tiền và vay tiền, không những thế lãi suất còn là công cụ của chính sách tiền tệ của NHTW mỗi nước. Như chúng ta đã biết vai trò của lãi suất rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ mà chính sách lãi suất tác động đến cơ cấu đầu tư, định hướng phát triển kinh tế dẫn đến chính sách này thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế. Vai trò của nó được thể hiện ở tầm vi mô & vĩ mô. ở tầm vi mô chính sách lãi suất có tác động đến các doanh nghệp lựa chọn cho mình có một phương án sử dụng vốn thích hợp, các doanh nghiệp nên đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hay là sử dụng vốn đó gửi vào ngân hàng để ăn lợi nhuận. Không những thế chính sách lãi suất còn cho biết buộc các doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay một cách hiệu quả, có lãi nhất. Bởi vì hoạt động kinh doanh có thể gặp nhiều rủi ro, nếu như các doanh nghiệp không tính toán đúng thì xẽ bị lỗ vốn dẫn đến phá sản. Qua đây ta thấy chính sách lãi suất đă gián tiếp tác động đến các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển dẫn đến làm cho nền kinh tế phát triển. ở tầm vĩ mô chính sách lãi suất là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.NHTƯ có thể áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hay lới lỏng để tác động đến tổng cung tiền tệ (MS) từ đó tác động đến tình trạng lạm phát,tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu đầu tư tình hình tăng trưởng của đất nước. Chính sách lãi suất rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nhất là thị trường tài chính tiền tệ bây giờ rất phát triển.NHNN đã sớm nhận ra những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tê kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.Từng bước cải cách chính sách lãi suất cho ngày càng phù hợp với thị trường tài chính tiền tệ đất nước và thế giới,từng bước tiến tới một chính sách lãi suất thị trường. Cuối năm 1988 đầu 1989 chúng ta đã tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng cho ngày càng phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới.Điều này được thể hiện : Nghị định 53 /HĐBT ngày 26-3-1988, tiếp theo là hai pháp lệnh về ngân hàng 10/90.Ngành ngân hàng nước ta đến nay đã trải qua hơn 10 năm cải cách và đổi mới.Trong thời gian đó chúng ta không ngừng đổi mới chính sách điều hành lãi suất của NHNN,theo hướng dần tiến đến một lãi suất thị trường khi điều kiện kinh tế và tiền tệ cho phép. Trong thời gian đó ta có thể điểm qua các bước đổi mới chính sách lãi suất qua các giai đoạn cụ thể để chúng ta hình dung rõ nết hơn về các bước đi của chính sách lãi suất của nước ta trong thời gian qua. 1. Giai đoạn từ trước tháng 3/1989. Về cơ bản là thời kỳ điều hành theo cơ chế lãi suất âm: Tại sao trong thời kỳ này chính sách lại âm?Và điều hành theo cơ chế lãi suất âm nghĩa là gì? Như chúng ta đã biết trong thời kỳ này đất nước ta lâm vào tình trạng lạm phát rất nặng, lạm phát đã trở lên phi mã,có lúc lên tới 500%,mức cao nhất là 774%. Chính vì thế mà mà lãi suất ngân hàng không thể bù đắp được mức tăng lên nhanh chóng của giá cả dẫn đến lãi suất thực âm vì : ir = in - ii với ii<=10% ir= (in - ii)/(in+ 1) với ii > 10% Trong đó ir là lãi suất thực, ii là tỷ lệ lạm phát,in là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất của ngân hàng trả cho những món vay,hay lãi suất cho vay của ngân hàng nhận được từ khách hàng cho dù có lên tới 20%,30% cũng không thể bù được sự mất giá của đồng tiền dẫn tới lãi suất âm. Trong giai đoạn này lscv(lsuất cho vay)< lstg(lsuất tiềngửi) < tỷ lệ lạm phát,đây là một điều hoàn toàn trái ngược với chính sách lãi suất là phải đảm bảo lãi suất thực dương kinh doanh của ngân hàng có lãi, trong thời gian này có khi lãi suất cho vay chỉ 10% tháng,khi đó lãi suất tiền gửi lên tới 15% tháng tỷ lệ lạm phát là774%. Điều hành theo cơ chế lãi suất âm đã dẫn đến nhiều tiêu cực đối với nền kinh tế ở cả mức độ vi mô và vĩ mô.ở mức độ vi mô : đó là các doanh nghiệp,xí nghiệp sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng trì trệ,làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản bởi vì do lạm phát quá cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp là lợi nhuận giả tạo hay nói cách khác lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp âm.Nếu xí nghiệp,doanh nghiệp không lắm bắt được tình hình lạm phát của nền kinh tế thì sẽ nhanh chóng dẫn tới phá sản bởi kinh doanh không đủ bù lỗ,mặt khác điều hành theo cơ chế lãi suất này đã làm cho nhu cầu vay vốn của người dân tăng lên không thực chất dẫn đến định hướng hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng sai lệch so với thực tế dẫn đến ngân hàng kinh doanh thua lỗ lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí,ngân hàng lại in thêm tiền vào lưu thông,lạm phát tăng nhanh. Hơn thế nữa đi theo cơ chế này làm cho khả năng chống lạm phát kém,ngày càng trở nên khó khăn.Bởi vì khả năng huy động vốn đi đôi với rút bớt tiền lưu thông, giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hóa bị hạn chế rất nhiều.Lãi suất âm lạm phát ngày càng tăng dẫn đến đồng tiền mất giá trị nhanh chóng,người dân luôn bị ám ảnh bởi lạm phát dẫn đến họ luôn tăng giá hàng,chỉ số giá tiêu dùng tăng lên nhanh chóng nhà nước không thể kiềm chế được,nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Trong thời gian này do ngân hàng thực hiện bao cấp về lãi suất cho khách hàng dẫn tới tạo ra những khoản lỗ không đáng có cho ngân hàng.Do bao cấp về lãi suất dẫn đến vai trò của lãi suất dường như không có dẫn đến tình trạng trì trệ tắc nghẽn trong sản suất kinh doanh.Ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ một cách bình thường được,kinh doanh của ngân luôn nằm trong tình trạng lỗ. 2. Từ tháng 3/1989. Ngân hàng nhà nước đã chủ động sử dụng công cụ lãi suất,chuyển từ lãi suất âm qua lãi suất dương.Để thu hút tiền thừa trong lưu thông về,kiềm chế lạm phát tránh bao cấp qua lãi suất,NHNN đã nâng lãi suất huy động lên một mức rất cao trong một thời kỳ ngắn, lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn 9% tháng - tức là 109% năm;lãi suất tiết kiệm 3 tháng là 12% tháng tức là 144% năm. Nhờ vậy đã: - Thu hút một khối lượng tiền lớn trong lưu thông,tăng nguồn vốn tín dụng giảm áp lực lạm phát - Chuyển lãi suất âm qua lãi suất dương,tức là lãi suất tiến gửi cao hơn lạm,lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động , xử lý hài hoà lợi ích của người gửi tiền,người vay vốn và tổ chức tín dụng - Xoá bỏ bao cấp qua lãi suất ngân hàng chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh thưc sự - Tuy nhiên ở giai đoạn này hệ thống lãi suất còn phức tạp có nhiều mức lãi suất tiền gửi và cho vay ; + Đối với ngành kinh tế (công nông nghiệp ) có mức lãi suất riêng + Đối với các thành phần kinh tế (quốc doanh,ngoai quốc doanh)còn có sự phâp biệt lãi suất. 3. Từ 1/10/1993. NHNN vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay) vừa áp dụng lãi suất thoả thuận : T Đối với trần lãi suất: Cho vay doanh nghiệp nhà nước là 1.8%tháng,kinh tế ngoài quốc doanh là 2.1% tháng. T Đối với lãi suất thoả thuận ; Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận.Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là0,2%tháng và cho vay cao hơn mức trần là 2,1% tháng. Trên thực tế khoảng 30%-60% tổng dư nợ lúc bấy giờ là tư khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân,với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5% tháng.Với cơ chế lãi suất thoả thuận,có thể hiểu là tự do hoá một phần lãi suất "cứng" đi đôi với biên độ nhất định. Trong lãi suất thoả thuận mức chênh lệch giữa sàn và trần rất lớn khoảng từ 0,7%-1%tháng,làm cho các NHTM có mức lợi nhuận quá cao,trong khi đó doanh nghiệp và hộ nông dân gặp nhiều khó khăn.Từ thực tế này,Quốc hội khoá IX trong kỳ họp thứ 8,tháng 8/1995,cùng với nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng,đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phi hoạt động và khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay là 0,35% tháng.Đây là duyên cớ để ra đời lãi suất trần hoàn toàn và bãi bỏ lãi suất cho vay thoả thuận từ 01/01/1996. 4. Chuyển lãi suất thoả thuận qua trần lãi suất. a. Việc quy định lãi suất và quy định mức chênh lệch 0,35% thực chất là vừa quy định trần lãi suất vừa quy định sàn lãi suất.Vì thế từ 1/11996 NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch là 0,35% thay cho việc điều hành lãi suất cho vay,lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thoả thuận trước đó. Do quy mô và địa bàn hoạt động khác nhau,nhu cầu sử dụng vốn khác nhau,chi phí hoạt động khác nhau,nên NHNN có quy định trần lãi suất có phân biệt như sau: - Trần lãi suất cho vay ngắn hạn : là mức lãi suất thấp nhất áp dụng cho khu vực thành thị, - Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn : cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một ít do thời hạn dài dễ gặp rủi ro; - Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn : Cao hơn tràn lãi suất ngắn hạn và trung hạn do điều kiện hoạt động ở nông thôn khó hơn thành thị - Trần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành viên: là trần lãi suất cho vay cao nhất do QTD mới lập thí điểm,quy mô nhỏ bé chi phí hoạt động cao. b. Từ ngày 21/1/1998 đến nay, tại kỳ họp thứ 2 tháng 12/1997 Quốc hội khoá IX cho phép bỏ mức chênh lệch 0,35% tháng, đồng thời để thu hẹp sự tách biệt giữa lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn NHNN quy định các mức lãi suất mới, rút từ 4 trần xuống còn 3 trần và không quy định mức chênh lệch 0,35% tháng nữa: -Trần lãi suất cho vay ngắn hạn là 1,2% tháng -Trần lãi suất cho vay trung hạn là 1.25% tháng -Trần lãi suất QTD cho vay thành viên 1,5% tháng Việc quản ký lãi suất theo trần có ưu điểm sau: + Trong phạm vi trần, các tổ chức tín dụng tự do ấn định mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể,linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh doanh thực hiện chính sách khách hàng tự chủ trong kinh doanh,thực hiện cạnh tranh lành mạnh từng bước tự do hoá lãi suất. + Phù hợp với đặc điểm chi phí hoạt động ở các địa bàn khác nhau. + Tạo mặt bằng chung về lãi suất trong cả nước,xoá bỏ lãi suất thoả thuận vượt quá xa mức lãi suất do NHNN quy định + có trần khống chế sẽ bảo vệ lợi ích người vay,TCTD và người gửi tiền + Đảm boả vai trò quản lý của nhà nước của NHNN về lãi suất trong giai đoạn đầu của thị trường tiền tệ mới hình thành trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên quản lý lãi suất theo cách quản lý "cứng" trong nền kinh tế thị trường chưa phát huy hết mặt tích cực,nhạy cảm của nó lợi dụng mức khống chế cứng nhiều tổ chức tín dụng cho vay ngay theo mức tối đa,đụng trần lãi suất để đạt lợi nhuận cao.Nó ít linh hoạt khó điều chỉnh theo quan hệ cung cầu vốn và điều kiện khó khăn hay thuận lợi từng vùng. III. vấn đề hiểu và cơ sở xác định lãi suất cơ bản trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. 1. Cách hiểu lãi suất cơ bản. Chính sách lãi suất là một trong ba công cụ điều hành của chính sách tiền tệ ( chính sách lãi suất,dự trữ,thị trường mở ), chính sách lãi suất là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng chính sách tiền tệ để điều hành thị trường tiền tệ.Bởi vì vậy việc hoạch định một chính sách lãi suất đúng đắn ngoài việc quan tâm đến các luận điểm khoa học,còn phải tính toán đến bối cảnh và điêù kiện chính trị xã hội kinh tê trong mỗi thời kỳcủa mỗi nước ở những nước khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về lãi suất cơ bản.Có nước cho rằng lãi suất cơ bản(lscb) là lãi suất thị trường,có nước khẳng định lscb là tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành kinh tế.Nhiều nhà khoa lại dẫn chứng cụ thể lscb là lãi suất của thị trường liên ngân hàng libor ở anh,ở pháp...Môt số nước có nền kinh tế phát triển cao,lãi suất được tự do hoá.Như ở Pháp dùng lãi suất của thị trường liên ngân hàng làm lãi suất chỉ đạo (pibor) vì pháp là một nước mà lượng vốn ngân hàng nhiều hơn lượng vay vốn qua thị trường tài chính.Do đó mà viêc đảm bảo nhu vốn là do các ngân hàng lớn đảm nhận các ngân hàng lớn cho nhau vay vốn để đảm bảo thoả mãn cung cầu vốn trên thị trường. hồng kông có mức tăng trưởng kinh tế tới 12,3% năm 1997 từ năm 1981 tới 1988 bình quân là 7,1% năm. Hông kông thi hành chính sách lãi suất ba tầng. Có ba loại định chế được phép nhận tiền gưỉ của công chúng : Ngân hàng được cấp giấy phép,công ty nắm giữ tiền gửi được cấp giấy phép,công ty nắm giữ tiền gửi đã đăng ký.Hồng kông là một nền kinh tế thị trường tự do phương đông,vì vậy chính sách lãi suất ngân hàng cũng thả nổi.Các quan chức tiền tệ trung ương không có. ViênToàn quyền và hội đồng lập pháp chịu trách nhiệm công việc tài chính tiền tệ.Bí thư tài chính và Bí thư tiền tệ ra quyết định về công việc hàng ngày.Họ cũng được uỷ quyền làm chức năng của ngân hàng trung ương.hồng kông đuợc có chính sách lãi suất độc lập trong dài hạn.Một các ten hoạt động từ năn 1960.Hiệp hội ngân hàng Hồng kông đặt ra lãi suất tiền gửi tối đa các ngân hàng căn cứ vào đó mà tự do định lãi suất cụ thể.Việc không đánh thuế vào lãi suất được bãi bỏ trong hai năm1982,1983. Đối với Singapore: thị trường liên ngân hàng có hai thành phần cấu thành thị trường liên ngân hàng thực sự và thị trường triết khấu. Thông thường ngân hàng nội địa với số tiền gửi to lớn, là người cho vay thực, còn ngân hàng là người đi vay. Hoạt động của thị trường liên ngân hàng ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, đến giữa năm 1975 lãi suất này do Cacten ngân hàng dàn xếp. Cũng năm 1975, khi các chứng chỉ tiền gửi khả nhượng ra đời thì lãi suất được tự do hoá. Còn đối với Nhật Bản: Vào giai đoạn phát triển với tốc độ cao,thị trường tiền tệ của Nhật chỉ dành cho các liên ngân hàng và một số vị trí tài chính được chính thức công nhận sau này khi mở rộng thị trường tiền tệ cho các thành phần khác tham gia,thị trường liên ngân hàng gồm hai loại :thị trường mua tiền tệ (call money maket ) và thị trường thương phiếu (bills maket).Trước tháng 5/1971 chỉ có thị trường mua tiền tệ,dành cho những giao dịch cực ngắn hạn.Từ tháng 5/1971 số giao dịch dài hạn yếu ớt đổi thành thị trường thương phiếu mới thành lập.Thị trường mua tiền tệ chỉ trở lại phục phụ cho thương mại. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng cung cấp một lãi suất tham chiếu cho mọi định chế tài chính.Lãi suất này được kiểm soát rất chặt chẽ bởi sự điều chỉnh của nhà nước bằng chính sách lãi suất nhân tạo ( lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1997 tới nay của nhật chỉ có 0,29% năm,lãi suất của thị trường tiền tệ chỉ có 0,39% năm). Nói chung mỗi nước có cách hiểu lãi suất cơ bản khác nhau và có cách điều lãi suất khác nhau,tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế,tình hình phát triển của thị trường tài chính tiền tệ các nước. Đối với Việt nam ta nền kinh tế còn kém phát triển,thị trường tài chính tiền tệ chưa phát triển cao, cơ chế lãi suất mặc dù đã được điều chỉnh ngày một thích ứng với thị trường tài chính nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Qua hơn 10 năm đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, chính sách lãi suất đã ngày càng thích ứng với hoàn cảnh trong nước và khu vực vai trò của lãi suất ngày một phát huy,thị trường tài chính tiền tệ ngày càng đóng vai trò cao trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Từ việc xem xét kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và phân tích tình hình kinh tế xã hội ở Việt nam thì tại điều 18 luật NHNN Việt nam quy định :" NHNN xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn " Điều 9 luật NHNN Việt nam xác định :" Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh " Như vậy ta thấy NHNN điều hành lãi suất trên nguyên tắc vĩ mô ấn định một khung lãi suất và để cho các TCTD tự chủ trong kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường.Nhà nước không can thiệp quá sâu vào quá trình kinh doanh của các tổ chức tín dụng dần tiến tới tự do hoá lãi suất. 2. Căn cứ xác định lãi suất ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35166.doc
Tài liệu liên quan