Kỷ yếu hội thảo khoa học các nghiên cứu tiên tiến trong khoa học nhiệt và lưu chất

-1- BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO 1. PGS. TS. Bùi Trung Thành Trưởng khoa Trưởng ban 2. TS. Trần Đình Anh Tuấn Phó Trưởng khoa Phó Trưởng ban 3. GVC. Nguyễn Thị Tâm Thanh Phó Trưởng khoa Phó Trưởng ban 4. NCS. Phạm Quang Phú Trưởng bộ môn Thành viên 5. ThS. Võ Long Hải Trưởng bộ môn Thành viên 6. ThS. Trần Việt Hùng Trưởng xưởng Thành viên 7. ThS. Nguyễn Văn Dũng Bí thư Đoàn khoa Thành viên BAN KHOA HỌC VÀ BAN THƯ KÝ 8. PGS. TS. Nguyễn Minh Phú Giảng viên Trưởng ban 9. PGS. TS. Bùi

pdf288 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kỷ yếu hội thảo khoa học các nghiên cứu tiên tiến trong khoa học nhiệt và lưu chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung Thành Trưởng khoa Phó Trưởng ban 10. TS. Nguyễn Hiếu Nghĩa Giảng viên Thư ký 11. TS. Nguyễn Hoàng Khôi Giảng viên Thư ký 12. NCS. Phạm Bá Thảo Giảng viên Thư ký BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU KHOA HỌC 1. PGS. TS. Bùi Trung Thành 2. PGS. TS. Nguyễn Minh Phú 3. TS. Nguyễn Hiếu Nghĩa 4. TS. Nguyễn Hoàng Khôi -2- LỜI GIỚI THIỆU Hội nghị khoa học “Các nghiên cứu tiên tiến trong khoa học nhiệt và lưu chất” do Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh tổ chức nhân dịp chào đón năm học mới 2021-2022 cùng với sự kiện năm 2021 “Chào đón Tân sinh viên K17 ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt”. Hội nghị khoa học được diễn ra trong bối cảnh cả nước, đặc biệt tại Tp. Hồ Chí Minh đang trong thời gian đỉnh cao chống dịch COVID-19, nhưng đã được toàn thể quý thầy cô Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh, cùng các nhà khoa học đến từ 3 trường Đại học lớn tại các tỉnh phía Nam, đang đào tạo chuyên ngành công nghệ Nhiệt Lạnh cùng tham gia viết bài, và có các báo cáo khoa học tại Hội nghị. Hội nghị đã được tổ chức trực tuyến vào ngày 14/8/2021 với 260 đại biểu tham gia. Tại Hội nghị, các báo cáo khoa học đã được các nhà khoa học trình bày, và đã nhận được các ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi về các nội dung khoa học đã được trình bày. Cuốn kỷ yếu này là tập hợp những bài viết, những kết quả nghiên cứu trong thời gian Khoa gửi mời gọi viết bài tháng 4/2021 của các thầy cô giáo trong Khoa cùng các đồng nghiệp là các Keynote speakers đến từ 3 trường Đại học đang đào tạo chuyên ngành công nghệ Nhiệt Lạnh có quan hệ mật thiết với Khoa. Trong quá trình chuẩn bị, Ban Tổ Chức đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác Quốc tế của nhà Trường, và toàn thể các giảng viên trong Khoa. Ban Tổ Chức xin cám ơn các tác giả đã gửi bài và có các báo cáo tại Hội nghị. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn kỷ yếu không thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp trong và sau Hội nghị. Xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình và tâm huyết của các tác giả, nhóm tác giả! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 8 năm 2021 TM Ban Biên Tập PGS.TS. Bùi Trung Thành -3- Tiến sĩ Hà Anh Tùng Trưởng Bộ môn Công Nghệ Nhiệt Lạnh, Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Huỳnh Phước Hiển Sinh năm 1986. Tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Saga (Japan) tháng 03/2019. Giảng viên Bộ môn Công Nghệ Nhiệt Lạnh, Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Hướng nghiên cứu: ống nhiệt và ống nhiệt vòng (heat pipes and loop heat pipes), làm mát linh kiện điện tử (electronics cooling). Tiến sĩ Đặng Hùng Sơn Trưởng ngành Công nghê kỹ thuật Nhiệt, Khoa Cơ khí Động Lực. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Lê Minh Nhựt Sinh năm1976; Tốt nghiêp Tiến sỹ tại Đại học Quốc Gia Jeju Hàn Quốc. Phó trưởng khoa, Khoa Cơ khí Động Lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh. THÔNG TIN SƠ LƯỢC CÁC DIỄN GIẢ CHÍNH -4- Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thành Trung Trưởng Bộ môn Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh; Chủ nhiệm ngành Cao học Kỹ thuật Nhiệt, Khoa Cơ khí Động Lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh. Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Đức Trưởng Bộ môn Máy sau Thu hoạch và Chế biến, Khoa Cơ khí Công nghê, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Trung Thành Trưởng khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. THÔNG TIN SƠ LƯỢC CÁC DIỄN GIẢ CHÍNH -5- o Truyền nhiệt o Nâng cao truyền nhiệt o Dòng hai pha, ống nhiệt o Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng o Năng lượng tái tạo o Kỹ thuật sấy và bảo quản nông sản thực phẩm o Môi chất lạnh thế hệ mới o Công nghệ khí hóa o Kỹ thuật cháy o Máy lạnh hấp thụ và máy lạnh ejector o Làm lạnh bay hơi và hút ẩm CÁC CHỦ ĐỀ TRONG KỶ YẾU -6- CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO Phần khai mạc ▪ Thời gian: 14 tháng 08 năm 2021, 7:45 –8:15 ▪ Địa điểm: Trực tuyến qua Zoom Meetings Zoom ID: 936 2208 8668 Password: 963997 ▪ Chủ trì: Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh 1 Đón tiếp và kết nối đại biểu, các diễn giả chính, giảng viên và sinh viên MC dẫn nhập Hội nghị, giới thiệu thành phần tham dự Hội nghị 2 Phát biểu khai mạc của Trưởng khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh PGS. TS. Bùi Trung Thành 3 Phát biểu chào mừng từ đại diện lãnh đạo nhà trường Phó hiệu trưởng – PGS. TS. Đàm Sao Mai 4 Chụp ảnh lưu niệm -7- CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO Phần 1 ▪ Thời gian: 14 tháng 08 năm 2021, 8:15 – 9:35 ▪ Địa điểm: Trực tuyến qua Zoom Meetings Zoom ID: 936 2208 8668 Password: 963997 ▪ Người chủ trì: PGS. TS. Lê Anh Đức I-1 Các giải pháp lọc khí diệt khuẩn chống COVID-19 cho hệ thống điều hòa không khí trung tâm Anti-Covid virus air filtration solutions for central air conditioning systems Diễn giả chính: TS. Hà Anh Tùng – Trưởng bộ môn Công nghệ Nhiệt Lạnh, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh I-2 Tổng quan các phương pháp điều khiển hệ thống nước nóng năng lượng Mặt trời quy mô công nghiệp Overview of control methods of solar hot water systems in industry Diễn giả chính: TS. Lê Minh Nhựt – Phó khoa, Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh I-3 Thủy động học trong quá trình sấy khối hạt đường cát RS trong máy sấy tầng sôi xung khí Hydrodynamics of RS sugar granules drying processes in the pulsated fluidized bed dryer Người trình bày: ThS. NCS. Phạm Quang Phú I-4 Nghiên cứu xác định chế độ công nghệ của quá trình sấy hồng ngoại đối với sản phẩm mít Research to determine the technological mode of infrared drying process for jackfruit products Người trình bày: ThS. Đoàn Thị Hồng Hải -8- CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO Phần 2 ▪ Thời gian: 14 tháng 08 năm 2021, 9:45 – 11:30 ▪ Địa điểm: Trực tuyến qua Zoom Meetings Zoom ID: 936 2208 8668 Password: 963997 ▪ Người chủ trì: PGS. TS. Nguyễn Minh Phú II-1 Thử nghiệm ứng dụng hồng ngoại trong công nghệ xử lý nhiệt trà Ô Long Application of infrared radiation in heat treatment technology of Olong tea Diễn giả chính: PGS.TS. Lê Anh Đức, Trưởng bộ môn Máy sau thu hoạch và Chế biến, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh II-2 Gasification basis and development a gasification system for the heat and electriccal supplying of small rice mills in the Mekong delta. Diễn giả chính: PGS.TS. Bùi Trung Thành, Trường khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh II-3 Phân tích Δtmin khi ứng dụng kỹ thuật Pinch tính toán thiết kế bộ hoán nhiệt của máy nước đá ống Δtmin analysis when applying pinch technology to design heat recovery exchanger of tube ice machine. Người trình bày: TS. Nguyễn Hiếu Nghĩa II-4 Đặc tính quá trình cháy than và sinh khối trong hệ thống tầng sôi tuần hoàn quy mô nhỏ Combustion characteristics of coal and biomass in a pilot-scale circulating fluidized bed combustor Người trình bày: TS. Nguyễn Hoàng Khôi II-5 Nghiên cứu tính toán thiết kế mô hình sấy rau củ quả bằng năng lượng Mặt trời theo công nghệ sấy hiệu ứng nhà kính có cấp bổ sung nhiệt từ nguồn nhiệt tích trữ năng lượng Mặt trời Researching and calculating for designing a vegetable and fruit drying model using greenhouse technology with solar combined heat storage Người trình bày: ThS. Lê Đình Nhật Hoài -9- MỤC LỤC Phần 1: Bài báo toàn văn tại Hội thảo HNKH- 01 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ VẬT LÝ CỦA HẠT ĐƯỜNG RS ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY SẤY TẦNG SÔI XUNG KHÍ RESEARCH DETERMINES SOME PHYSICAL PARAMETERS OF THE SUGAR CANE RS TO USE IN CALCULATING AND DESIGN A MODEL OF PULSE FLUIDIZED BED DRYER Bùi Trung Thành, Phạm Quang Phú 13 HNKH- 02 MÁY LẠNH HẤP PHỤ SỬ DỤNG NHIỆT THẢI CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ĐỂ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRONG Ô TÔ ADSORPTION AIR CONDITIONER USING WASTE HEAT OF INTERNAL COMBUSTION ENGINE FOR FOR CAR AIR CONDITIONING Lê Văn Hiên, Nguyễn Thị Kim Liên 21 HNKH- 03 MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CẤP ĐÔNG FILLET CÁ TRA VIỆT NAM: BÀI TOÁN KẾT HỢP TRUYỀN NHIỆT VÀ TRUYỀN CHẤT SIMULATION OF THE FREEZING PROCESS FOR VIETNAMESE PANGASIUS: A SPECIAL APPLICATION OF COUPLED HEAT AND MASS TRANSFER Nguyễn Thị Tâm Thanh, Phạm Quang Phú 32 HNKH- 04 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SẤY KHỔ QUA SỬ DỤNG HALOGEN EXPERIMENTAL RESEARCH FOR BITTER GOURD BASED ON HALOGEN LAMP Trần Đình Anh Tuấn 44 HNKH- 05 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SẤY CÀ RỐT SỢI TRÊN MÔ HÌNH SẤY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐỐI LƯU CƯỠNG BỨC CÓ CẤP BỔ SUNG NGUỒN NHIỆT TÍCH TRỮ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI EXPERIMENTAL RESEARCH OF FIBERS CARROT DRYING ON A FORCED CONVECTION GREEN HOUSE MODEL WITH SOLAR ENERGY STORAGE HEAT SOURCE SUPPLEMENTARY Bùi Trung Thành, Nguyễn Trung Kiên, Phạm Quang Phú, Lê Đình Hoài, Nguyễn Minh Cường 51 HNKH- 06 TÍCH HỢP CFD VÀ DOE TRONG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHIỆT CFD AND DOE INTEGRATION IN THERMAL ENGINEERING STUDIES Phạm Bá Thảo, Nguyễn Minh Phú 62 HNKH- 07 SỬ DỤNG DẦU TRUYỀN NHIỆT ĐỂ TÍCH TRỮ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI BẰNG BỘ THU PARABOL USING HEAT TRANSMISSION OIL TO STORAGE SOLAR ENERGY WITH PARABOL COLLECTORS Nguyễn Văn Tuấn 68 HNKH- 08 ỨNG DỤNG BỘ HẤP THỤ MÀNG CHẢY TRÊN CHÙM ỐNG TRÒN NẰM NGANG VÀO MÁY LẠNH HẤP THỤ ĐỂ SẢN XUẤT NƯỚC ĐÁ APPLIED HORIZONTAL ROUND TUBE BANKS FALLING-FILM ABSORBER FOR ABSORPTION REFRIGERATION SYSTEM FOR MAKING ICE Nguyễn Hiếu Nghĩa 73 HNKH- 09 ĐẶC TÍNH QUÁ TRÌNH CHÁY THAN VÀ SINH KHỐI TRONG HỆ THỐNG TẦNG SÔI TUẦN HOÀN QUY MÔ NHỎ COMBUSTION CHARACTERISTICS OF COAL AND BIOMASS IN A PILOT-SCALE CIRCULATING FLUIDIZED BED COMBUSTOR Nguyễn Hoàng Khôi, Bùi Trung Thành 86 -10- HNKH- 10 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DUNG DỊCH CaCl2 TRONG CÔNG NGHỆ CẤP ĐÔNG CÁ RESEARCH USING CaCl2 SOLUTION IN FISHING LEVEL TECHNOLOGY Trương Quang Trúc 93 HNKH- 11 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ CỦA QUÁ TRÌNH SẤY HỒNG NGOẠI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÍT RESEARCHDETERMINE THE TECHNOLOGICAL MODE OF INFRARED RADIATION DRYING PROCESS OF JACKFRUIT Đoàn Thị Hồng Hải, Nguyễn Văn Dũng, Lê Trần Cảnh, Hồ Thị Khánh Phượng 100 HNKH- 12 ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CỦA CHU TRÌNH LẠNH MỘT CẤP DỰA TRÊN PHẦN MỀM MATLAB-SIMULINK AN EVALUATION OF SINGLE STAGE VAPOUR COMPRESSION REFRIGERATION SYSTEM BASED ON MATLAB-SIMULINK Trần Việt Hùng, Phạm Quang Phú 111 HNKH- 13 PHÂN TÍCH 4E (ENERGY, EXERGY, ECONOMIC, ENVIRONMENT) HỆ THỐNG NHIỆT 4E (ENERGY, EXERGY, ECONOMIC, ENVIRONMENT) ANALYSIS OF A THERMAL SYSTEM Nguyễn Minh Phú, Đoàn Thị Hồng Hải, Hồ Thị Khánh Phượng, Nguyễn Văn Dũng, Đinh Nho Anh, Võ Long Hải, Trương Quang Trúc 121 HNKH- 14 TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TRAO ĐỔI NHIỆT CỦA BỘ THU NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI GIA NHIỆT KHÔNG KHÍ EFFICIENCY ENHANCEMENT OF HEAT EXCHANGE OF THE SOLAR AIR COLLECTOR Phạm Bá Thảo, Nguyễn Minh Phú 131 HNKH- 15 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN THIẾT KẾ MÔ HÌNH SẤY RAU CỦ QUẢ BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THEO CÔNG NGHỆ SẤY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐỐI LƯU CƯỠNG BỨC CÓ CẤP NHIỆT BỔ SUNG RESEARCH, EVALUATION AND SELECTION TO DESIGNS A VEGETABLE AND FRUIT DRYING MODEL USING FORCED CONVECTION GREENHOUSE TECHNOLOGY WITH ADDITIONAL HEAT SUPPLYING Bùi Trung Thành, Nguyễn Trung Kiên, Lê Đình Nhật Hoài, Phạm Quang Phú, Nguyễn Hoàng Khôi, Trần Việt Hùng, Nguyễn Minh Cường, Dương Tiến Đoàn 142 HNKH- 16 THỦY ĐỘNG HỌC TRONG QUÁ TRÌNH SẤY KHỐI HẠT ĐƯỜNG RS TRONG MÁY SẤY TẦNG SÔI XUNG KHÍ HYDRODYNAMICS OF RS SUGAR CANE DRYING IN THE PULSATED FLUIDIZED BED Bùi Trung Thành, Phạm Quang Phú 154 HNKH- 17 ΔTmin ANALYSIS WHEN APPLYING PINCH TECHNOLOGY TO DESIGN HEAT RECOVERY EXCHANGER OF TUBE ICE MACHINE PHÂN TICH ΔTmin KHI ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PINCH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ HOÁN NHIỆT CỦA MÁY NƯỚC ĐÁ ỐNG Nghia - Hieu Nguyen, Truyen – Cong Duong 164 HNKH- 18 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA HẠT ĐƯỜNG CÁT RS ỨNG DỤNG TRONG SẤY TẦNG SÔI XUNG KHÍ EXPERIMENTAL STUDY DETERMINES THE GEOMETRICAL PARAMETERS OF RS SUGAR CANE PARTICLES TO APPLY IN PULSED FLUIDIZED BED DRYING Bùi Trung Thành, Phạm Quang Phú 173 HNKH- 19 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NHIỆT ĐỘ NGƯNG TỤ ĐỂ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP SOLUTIONS FOR CONTROL OF CONDENSATION TEMPERATURE TO SAVE ENERGY IN THE INDUSTRIAL REFRIGERATION SYSTEM Vũ Đức Phương, Lê Trần Cảnh, Đinh Nho Anh 180 -11- Phần 2: Bài trình bày của các diễn giả chính KN-01 ANTI-COVID VIRUS AIR FILTRATION SOLUTIONS FOR CENTRAL AIR CONDITIONING SYSTEMS Hà Anh Tùng 188 KN-02 EXPERIMENTAL RESULTS ON CO2 AIR CONDITIONING SYSTEMS USING COMPACT HEAT EXCHANGERS Đặng Thành Trung 219 KN-03 EXPERIMENTAL STUDY ON LOOP HEAT PIPE UNDER GRAVITY – ASSISTED CONDITION Huỳnh Phước Hiển 227 KN-04 APPLICATION OF SIX SIGMA ON HEAT TRANSFER DEVICES AND CASE STUDY Đặng Hùng Sơn 239 KN-05 OVERVIEW OF CONTROL METHODS OF SOLAR HOT WATER SYSTEMS IN INDUSTRY Lê Minh Nhựt 260 KN-06 GASIFICATION BASIS AND DEVELOPMENT A GASIFICATION SYSTEM FOR THE HEAT AND ELECTRICCAL SUPPLYING OF SMALL RICE MILLS IN THE MEKONG DELTA. Bùi Trung Thành 270 -12- Phần 1 Bài báo toàn văn tại Hội thảo Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -13- NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ VẬT LÝ CỦA HẠT ĐƯỜNG RS ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY SẤY TẦNG SÔI XUNG KHÍ BÙI TRUNG THÀNH1, PHẠM QUANG PHÚ1 1 Khoa CN Nhiệt Lạnh, Trường ĐHCN Tp.HCM buitrungthanh@iuh.edu.vn; phamquangphu@iuh.edu.vn Tóm tắt Để sấy được khối hạt vật liệu rời trong lớp tầng sôi nói chung và sấy tầng sôi xung khí nói riêng yêu cầu phải xác định được giá trị vận tốc không khí đi qua lớp hạt làm cho khối hạt giả lỏng tối thiểu và giả lòng hoàn toàn. Để xác định được các giá trị vận tốc khí này yêu cầu phải xác định được một số thông số vật lý cơ bản của hạt gồm: đường kính hạt (dp), khối lượng thể tích khối hạt(b), khối lượng riêng của hạt (p), độ xốp lớp hạt (). Nếu hạt vật liệu có dạng hình cầu, thì kích thước của hạt được mô tả rõ ràng bằng đường kính của nó, nhưng nếu là hạt vật liệu rời có hình dạng bất kỳ thì kích thước của hạt phải được tính tính thêm hệ số cầu tính () để đưa hạt sấy về dạng hạt tương đương hình cầu. Kế thưa các công bố và thông qua thực nghiệm, nghiên cứu đã xác định được khối lượng riêng của hạt đường RS p = 1598 kg/m3, khối lượng thể tích của khối hạt b =889 kg/m3, độ rỗng khối hạt trạng thái tĩnh là  = 0,44 và cầu tính của hạt là =0,85. Từ khóa: khối lượng riêng, khối lượng thể tích, độ rỗng khối hạt, cầu tính, sấy tầng sôi xung khí RESEARCH DETERMINES SOME PHYSICAL PARAMETERS OF THE SUGAR CANE RS TO USE IN CALCULATING AND DESIGN A MODEL OF PULSE FLUIDIZED BED DRYER BUI TRUNG THANH1, PHAM QUANG PHU1 1 Faculty of Heat and Refrigeration Engineering, Industrial University of Ho Chi Minh City buitrungthanh@iuh.edu.vn; phamquangphu@iuh.edu.vn Abstract In order to dry bulks of particles in the fluidized bed in general and on the impulse fluid bed in particular, it is required to determine the value of the suface air velocity which get the bulk of solid particles to become the minimum fluidization. For determination on these values of gas velocities, that required to determine some of basic physical parameters of the solid particle including: solid particle diameter (dp), Bulk density (b), density (p), porosity (). Incase the particle is spherical, the size of the particle is described by its diameter. In fact in nature and food processing solid particles has any shape and so that the size of the particle shall be included in the spherical factor () to bring theere solid particle to the equivalent spherical particle. The research in this paper has determined the density of sugar granules RS (p)is 1598 kg / m3, bulk density of particles (b) is 889 kg / m3, the porosity in stationary particle () is 0.44 and the sphericity of the particle is 0.85. keywords: density, bulk density, porosity, spherical, pulsated fluidized bed drying HNKH-01 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -14- GIỚI THIỆU Để sấy được khối hạt vật liệu rời trong lớp hạt dưới giả lỏng (fluidization), nghĩa là các hạt sấy sôi được trong dòng không khí nóng thì dòng tác nhân khí cấp vào lớp khối hạt cấp theo phương vuông góc với lớp hạt và phải đạt tới một giá trị vận tốc tối thiểu để làm lớp hạt giả lỏng tối thiểu. Việc tính đúng vận tốc không khí làm cho khối hạt giả lỏng tối thiểu và vận tốc khí làm cho khối hạt giả lỏng hoàn toàn hay còn gọi sôi hoàn toàn cũng như tính ra vận tốc khí tới hạn để không làm cuốn các hạt bay ra khỏi buồng sấy thì việc đầu tiên trong tính toán thiết kế một máy sấy tầng sôi nói chung và sấy tầng sôi xung khí nói riêng là phải xác định được các thông số vật lý cơ bản của hạt gồm: đường kính hạt, khối lượng thể tích khối hạt và khối lượng riêng của hạt, độ xốp lớp hạt. Nếu hạt vật liệu có dạng hình cầu, thì kích thước của hạt được mô tả rõ ràng bằng đường kính của nó, nhưng nếu là hạt vật liệu rời có hình dạng bất kỳ thì kích thước của hạt phải được tính tính thêm hệ số cầu tính để đưa hạt vật liệu sấy tương đương hình cầu. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả trình bày cách xác định một số thông số vật lý cơ bản khi của hạt đường RS. Việc xác định được các thông số vật lý cơ bản của hạt đường RS làm cơ sở cho việc thiết kế mô hình thực nghiệm sấy tầng sôi xung khí theo hướng nghiên cứu của nhóm tác giả. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Cầu tính của hạt có hình dạng bất kỳ Xét một khối hạt rời để ở trạng thái tự nhiên, các hạt luôn chịu lực dính lẫn nhau và trọng lực của hạt. Tại trạng thái này V = 0; dv/dt = 0. Tăng vận tốc dòng khí lên đến giá trị tối thiếu ta có phương trình cân bằng: F= G -A (1) A = Vh.ρh.g (2) Trong đó: G = m.g là trọng lực khối hạt, A-lực đẩy Archimedes, Vh-thế tích khối hạt, m3,- khối lượng riêng của hạt, kg/m3, g gia tốc trọng trường, m/s2 . Để khối hạt có thể giãn ra và chuyển động qua lại và có trạng thái linh động còn gọi là giả lỏng hay còn gọi là trạng thái lơ lửng thì vận tốc hạt lúc này được gọi là vận tốc cân bằng của hạt Vcb (m/s) được tính theo Công thức (1) [1] . p cb p g U k d   = (3) Trong đó: dp - đường kính hạt dạng cầu hoặc tròn, m; g – khối lượng riêng của khí, kg/m3;k là hệ số theo kích thước hạt; k = 10 khi dh =0,00001  0,07m; k = 170 khi dh = 0,005  0,07 m [1]. Theo [2] để lớp hạt giả lỏng hoàn toàn và sôi ổn định, vận tốc dòng khí qua lớp hạt Vg (m/s) được xác định qua tiêu chuẩn Reynolds: Re. . g g g p U d   = (4) Trong đó: g – Độ nhớt động lực học, N.s/m2 . Như vậy nếu hạt có dạng tròn hay hình cầu thì kích thước hạt rất dễ dàng được xác định và được mô tả bằng đường kính (dp) của nó. Theo [2], tốc độ cân bằng của hạt vật liệu có hình dạng bất kỳ được tính theo công thức 2 4 . ( ) / 3. p p g cb d g g d U m s C     − = (5) với: Cd - hệ số trở lực. Cd là hàm phụ thuộc vào chuẩn số Re và cầu tính  của hạt Cd = f(Re; ). Thực tế trong tự nhiên cũng như trong thực tế sản xuất, quy trình công nghệ lại không thể tạo ra được hạt cầu hoặc hiếm khi gặp, hầu hết các hạt đều có hình dạng bất kỳ. Do vậy bắt buộc khi tính toán ta phải quy kích thước các hạt bất kỳ về kích thước trung bình và tính toán giá trị kích thước hạt dựa trên khái niệm hệ số cầu tính  của hạt. Một hạt không có dạng hình cầu được xác định bằng định nghĩa “cầu tính” trong đó  là đại lượng không thứ nguyên [2] Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -15- 𝜙 = 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑘ℎố𝑖 𝑐ầ𝑢 𝑐ó 𝑐ù𝑛𝑔 𝑡ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑣ớ𝑖 ℎạ𝑡 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑏ề 𝑚ặ𝑡 𝑐ủ𝑎 ℎạ𝑡 (6) Theo [2] Tiêu chuẩn Anh BS 4359 (1970) cung cấp các giá trị đo lường về cầu tính của một số loại hạt thông dụng và có giá trị nằm trong khoảng từ 0,28 – 0,95 (Bảng 1). Việc đo diện tích bề mặt hạt yêu cầu phải có thiết bị và thực hiện trong phòng thí nghiệm. Bảng 1. Cầu tính một số hạt thông dụng [2] Cầu tính của hạt rất khó xác định được và chủ yếu dựa vào các kết quả từ các tài liệu sẵn có, tuy nhiên, nếu biết trước được vận tốc dòng khí qua khối hạt và độ rỗng của khối hạt thì có thể dựa vào quan hệ tương quan giữa tiêu chuẩn Archimedes và tiêu chuẩn Reynolds ở trạng thái sôi tối thiểu để xác định được cầu tính của hạt vật liệu [3]: 2 2 3 3 (1 ) 1,75 150 Re Re mf mf mf mf mf Ar      − = + (7) Trong đó: Ar – Tiêu chuẩn Archimedes. 3 2 . .( ).g p g p g g d Ar     − = (8) Remf – Tiêu chuẩn Reynolds ở trạng thái sôi tối thiểu Re g mf p mf g U d  = (9) mf – Độ rỗng ở trạng thái sôi tối thiểu. Khối lượng riêng của hạt và khối lượng thể tích khối hạt a. Khối lượng riêng của hạt Khối lượng riêng của hạt (density) sử dụng trong các phương trình tính toán khối hạt vật liệu giả lỏng được định nghĩa là khối lượng của một hạt chia cho thể tích thủy động của nó. Thể tích này “được thấy” bằng dòng lưu chất trong tương tác động học giữa lưu chất với hạt bao gồm thể tích của tất cả các lỗ rỗng kín và hở. Hình 1. Thể tích thủy động của một hạt [4]. Vật liệu Cầu tính Vật liệu Cầu tính Hạt cát (tròn) Hạt cát có cạnh Hạt than đá (nghiền) Hạt mica 0,92 0,66 0,6 – 0,75 0,28 Hạt nhôm oxyt Hạt đá vôi Hạt muối tinh Bột nghiền 0,3 – 0,8 0,5 – 0,9 0,84 0,89 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -16- p p p m V  = (10) Trong đó:p – Khối lượng riêng của hạt, kg/m3; mp – khối lượng của hạt, kg; Vp – Thể tích thủy động của hạt, m3. b. Khối lượng thể tích khối hạt Khái niệm khối lượng thể tích của hạt, b (bulk density) được đề cập để tính toán chính xác kích thước buồng sấy hạt và đặc biệt là trong tính toán các thông số thủy động học khi thiết kế lớp hạt hóa sôi. Khối lượng thể tích không dễ đo được một cách trực tiếp mặc dù Geldart (1972) [5] đã đề xuất nhiều phương pháp. Khối lượng thể tích được xác định bằng phương trình (11): b b b m V  = (11) Trong đó: b – khối lượng thể tích, kg/m3; mb – khối lượng của khối hạt, kg; Vb – Thể tích của khối hạt, m3 (bao gồm độ rỗng giữa các hạt). Độ rỗng Độ rỗng hay còn gọi độ xốp của một lớp hạt () là phần thể tích lớp hạt chiếm chỗ do khoảng không gian giữa các hạt rắn. Giá trị của độ rỗng phụ thuộc vào hình dạng hạt, dạng mà chúng sắp xếp trong lớp hạt (những hạt nhỏ có thể lấp đầy độ rỗng giữa các hạt lớn hơn), kích thước của lớp hạt (độ rỗng gần buồng chứa hoặc là bề mặt bên trong khác với độ rỗng ở giữa lớp hạt). Độ rỗng được phỏng chừng từ dạng hình học của các hạt đơn lẻ là thiếu tin cậy trong thực tiễn. Độ rỗng lớp hạt chỉ được tin cậy cao chỉ khi tiến hành thí nghiệm trong điều kiện cụ thể khi có tính đến độ ẩm của hạt. Theo [2] độ rỗng của khối hạt ở trạng thái tĩnh được xác định bằng công thức: 0 1 b p    = − (12) Nếu lớp hạt được xếp chặt hoặc được nén xuống, độ rỗng sẽ nhỏ hơn độ rỗng được tính ở trên. Theo [6], độ rỗng của lớp hạt ở trạng thái sôi tối thiểu có thể được tính bằng công thức thực nghiệm: 0 0 010%. 1,1.mf   = + = (13) Theo Kunii và Levenspiel [7] đưa ra phương trình tương quan về mặt cân bằng khối lượng: 0 0. (1 ) . (1 ) .p mf p mfg H A g H   − = − (14) Trong đó: g- gia tốc trong trường, m/s2 ; 0, mf - độ rỗng trong khối hạt trạng thái tĩnh và trạng thái lớp hạt giả lỏng tối thiểu; H0, Hmf - chiều cao của lớp hạt ở trạng thái tĩnh và chiều cao của lớp hạt ở trạng thái sôi tối thiểu, m; A - Diện tích ghi phân phối khí hay tiết diện lớp hạt sấy, m2. Như vậy chiều cao lớp hạt khi sôi tối thiểu (Hmf): 0 0 (1 ) (1 ) mf mf H H   − = − (15) Khi tính toán độ rỗng của lớp hạt ở trạng thái sôi ổn định, Zabrodsky được trình bày trong [8] đưa ra công thức tính theo tiêu chuẩn Reynolds và Archimedes như sau: 0,21 218Re 0,36Re s Ar   + =     (16) Khi lớp hạt bị dòng tác nhân khí lôi cuốn thì  = 1. PHƯƠNG TIỆN VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM Quá trình thực nghiệm được tiến hành bằng các loại dụng cụ đo bao gồm: Ống nghiệm của Đức sản xuất có thang chia vạch 1ml; Cân tiểu ly kỹ thuật số hiệu Ohaus PA214 của Mỹ sản xuất độ nhạy 0,0001g; Máy phân tích độ ẩm Axis AGS100 của Đức, sai số đo 0,01%,; Dụng cụ đo vận tốc gió Extech SDL350 của Đài Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -17- Loan sản xuất với sai số 0,01 m/s; Đồng hồ đo chênh lệch áp suất Extech HD350 của Mỹ sản xuất; Bộ điều khiển nhiệt độ Autonics TZN4M và bộ ghi PNTECH DDC-C46 của Nhật Bản được sử dụng để điều khiển và ghi dữ liệu nhiệt độ trong quá trình sấy phạm vi đo từ 0400C và sai số 0,5C; Thiết bị đo tần số Extech SDL350, sai số 0,01 dùng đo tần số xung khí cấp vào buồng sấy và dung dịch ethylene glycol. Hình 4. Các dụng cụ đo phục vụ thí nghiệm. Kết hợp với mô hình máy sấy tầng sôi xung khí, năng suất 5kg/mẻ được lắp đặt tại phòng thực hành X6.11, trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình có các thông số kỹ thuật như sau: Năng suất: 5kg/h (Kích thước (dài  rộng  cao): 1100mm  600mm  1500mm); Bộ gia nhiệt điện trở, công suất cực đại: 6 kW; Công suất quạt ly tâm cấp khí nóng: 1,5kW/3P/380V. 1- Tủ điện điều khiển; 2- Quạt cấp không khí; 3- Bộ gia nhiệt; 4- Buồng lắng; 5- Buồng sấy; 6- Buồng phân phối TNS; 7- Cửa lấy mẫu; T1, T2, T3: các vị trí đo nhiệt độ Hình 5. Mô hình máy sấy tầng sôi xung khí. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thực nghiệm xác định khối lượng riêng của hạt đường RS Đổ dung dịch ethylene glycol vào ống nghiệm, xác định được thể tích dung dịch, thực hiện cân của một mẫu đường RS bất kỳ từ bao đường, xác định chênh lệch thể tích trước và sau khi cho lượng đường RS vào Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -18- ống nghiệm. Từ các số liệu về khối lượng và thể tích đo được, sẽ xác định được khối lượng riêng của hạt đường RS dựa theo phương trình (10). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Kết quả đo khối lượng riêng đường RS. Thí nghiệm Thể tích dung dịch ban đầu (ml) Khối lượng đường (g) Thể tích hỗn hợp(ml) Khối lượng riêng (kg/m3) 1 5 6,3156 9 1578,9 2 15 8,020 20 1604,0 3 50 33,756 71 1607,4 4 100 47,050 130 1568,3 5 150 32,334 170 1616,7 6 250 232,2 395 1601,4 7 500 477,0 800 1590,0 8 1000 806,8 1500 1613,6 9 1500 639,8 1900 1599,5 Khối lượng riêng trung bình: 1597,8 Độ lệch chuẩn: 16,0 Kết quả đo đạc được là p = 1598 kg/m3. Theo [9] và [10], khối lượng riêng của hạt đường RS lần lượt là là 1590 và 1600 kg/m3 nên kết quả đo này là hợp lý và được sử dụng trong các tính toán liên quan. Thực nghiệm xác định khối lượng thể tích và độ rỗng Cũng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm như trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng, nhưng trong thí nghiệm này không sử dụng dung dịch ethylene glycol. Đường RS nguyên liệu lấy ngẫu nhiên được đưa thẳng vào ống nghiệm dưới trạng thái tĩnh tự nhiên thông qua một phễu. Trong thí nghiệm này, khối lượng thể tích khối hạt ρb; và độ rỗng trong khối hạt s được xác định bằng cách sử dụng công thức (11) và (12). Thí nghiệm được thực hiện trên 06 loại ống nghiệm khác nhau với dải thể tích thay đổi từ 9 – 2000 ml và cho kết quả như trong Bảng 3. Bảng 3. Kết quả đo khối lượng thể tích đường RS. Thí nghiệm Khối lượng (g) Thể tích chiếm chỗ (ml) Khối lượng riêng thể tích (kg/m3) Độ rỗng 1 8,0 9,0 888,9 0,444 2 13,3 15,0 886,7 0,445 3 17,0 19,0 894,7 0,440 4 17,8 20,0 890,0 0,443 5 45,0 51,0 882,4 0,448 6 71,2 81,0 879,0 0,450 7 88,6 100,0 886,0 0,446 8 103,8 120,0 865,0 0,459 9 133,8 150,0 892,0 0,442 10 182,8 204,0 896,1 0,439 11 224,8 250,0 899,2 0,437 12 269,4 300,0 898,0 0,438 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -19- 13 356,8 400,0 892,0 0,442 14 445,6 500,0 891,2 0,442 15 731,2 820,0 891,7 0,442 16 900,4 1010,0 891,5 0,442 17 1325,4 1500,0 883,6 0,447 18 1783,4 2000,0 891,7 0,442 Trung bình 888,9 0,444 Độ lệch chuẩn 7,956 0,005 Kết quả xác định được khối lượng thể tích khối hạt là b = 889 kg/m3. Theo [10], khối lượng thể tích của hạt đường RS là là 800 kg/m3 nên kết quả đo này là hợp lý và được sử dụng trong các tính toán liên quan. Thực nghiệm xác định cầu tính của hạt Như đã phân tích ở trên để tính toán được vận tốc cân bằng của hạt, vận tốc khí làm lớp hạt sôi tối thiểu, vận tốc sôi ổn định và vận tốc tới hạn của bất kỳ hạt vật liệu nào cũng như tính toán cụ thể cho trường hợp sấy đường RS phải xác định được cầu tính của hạt. Kết quả xác định giá trị cầu tính của một số loại hạt cho trong Bảng 1 trình bày trong [2] chỉ mang tính tham khảo cho các vật liệu rời tương ứng. Như vậy trong trường hợp sấy đường RS cụ thể phải có được số liệu cầu tính thông qua thực nghiệm. Dụng cụ thí nghiệm xác định cầu tính  cho trường hợp này được sử dụng như thí nghiệm trên, ngoài ra còn có thêm dụng cụ đo vận tốc tác nhân khí trên bề lớp hạt ở trạng thái sôi tối thiểu. Thừa nhận kết quả từ thí nghiệm xác định khối lượng riêng của hạt đường RS trình bày ở trên là ρp = 1598 kg/m3. Nhiệt độ của dòng tác nhân cung cấp cho thí nghiệm này được duy trì ổn định ở nhiệt độ ở 80C và chiều dày lớp hạt sôi trong thí nghiệm này được để ở mức H0 = 30mm. Thí nghiệm nhằm xác định vận tốc khí bề mặt ở trạng thái sôi tối thiểu theo vật liệu đường RS. Sử dụng công thức (8) và (9) xác định được các tiêu chuẩn Archimedes (Ar) và Reynolds (Remf) và và sau đó thay vào phương trình (7) để tìm ra kết quả cầu tính  của hạt đường RS cho từng trường hợp c...các sản phẩm cá cấp đông, việc tính toán chính xác các thông số cấp đông cho các hệ thống lạnh có thể làm giảm thiểu tiêu thụ điện năng ở quy mô công nghiệp. Do sự thay đổi tính chất nhiệt vật lý của nước có trong thực phẩm trong quá trình cấp đông mà quá trình này trở nên phức tạp hơn trong giai đoạn chuyển pha khi nước giải phóng nhiệt ẩn. Trong nghiên cứu này, mô hình truyền nhiệt và truyền chất kết hợp lần đầu tiên được sử dụng để mô tả các tính chất vật lý nhiệt của fillet cá tra dưới dạng ba chiều (3D) bằng cách sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Kết quả mô phỏng của bài toán kết hợp này từ bộ giải COMSOL Multiphysics đã chứng minh được những lợi ích của cách tiếp cận được đề xuất. Từ khóa. cấp đông, fillet cá tra, chế biến thực phẩm, mô phỏng không ổn định, phương pháp phần tử hữu hạn, COMSOL Multiphysics. SIMULATION OF THE FREEZING PROCESS FOR VIETNAMESE PANGASIUS: A SPECIAL APPLICATION OF COUPLED HEAT AND MASS TRANSFER Abstract. Food preservation technology plays a vital role in quality extension and shelf-life preservation. In the case of frozen fish products, the precise calculation of freezing parameters for the refrigeration systems can relieve the power-consuming on the industrial scale. Due to the variation of thermophysical properties of water contained in food during freezing process, this process become more complicated in phase-change period when water releases the latent heat. In this study, the coupled heat and mass transfer modeling is firstly employed to describe thermophysical properties of a three-dimensional Pangasius fillet using the Finite Element procedure. The numerical results of transient coupled problem are obtained from output of the COMSOL solver to demonstrate the benefits of the proposed approach. Keywords. freezing, Pangasius fillet, food processing, transient simulation, Finite Element Method, COMSOL. HNKH-03 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -33- Ký hiệu CF nồng độ ẩm (kg m-3) Ci nhiệt dung riêng thành phần (J kg-1 K-1) pC nhiệt dung riêng (J kg -1 K-1) C. ma trận nhiệt dung toàn phần D hệ số khuếch tán ẩm (m2 s-1) DF hệ số khuếch tán ẩm hiệu dụng (m2 s-1) F. vectơ lực toàn phần h hệ số truyền nhiệt đối lưu (W m-2 K-1) H. enthalpy (J kg-1) HF enthalpy của chất khuếch tán (J kg-1) H. ma trận enthalpy mK hệ số truyền chất đối lưu (m s -1) k hệ số dẫn nhiệt (W m-1 K-1) K. ma trận dẫn nhiệt toàn phần Fm lưu lượng khối lượng (kg m-2 s-1) M khối lượng phân tử (kg kmol-1) N. vectơ hàm cơ sở cho các phần tử hữu hạn S. Nguồ nhiệt bên trong (J m-3) T nhiệt độ (K) T. vectơ nhiệt độ tại các điểm nút t thời gian (s) X vectơ vị trí (m)  hệ số giãn nở nhiệt (K-1)  khối lượng riêng (kg m-3)  phần trăm nước trong thực phẩm (%) 1. GIỚI THIỆU Cấp đông là một trong những quá trình bảo quản thực phẩm phổ biến nhất được áp dụng để duy trì dinh dưỡng và độ tươi của các sản phẩm cá và các sản phẩm từ cá. Trong quá trình này, nhiệt độ thực phẩm giảm xuống mức thích hợp dưới điểm kết đông, khi nước được kết tinh từ trạng thái lỏng sang trạng thái [1]. Nhờ quá trình này, sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn và virus trong thịt, cá, rau có thể bị ức chế [2]. Tốc độ kết đông cũng liên quan đến chất lượng và độ tươi của thực phẩm vì sự phụ thuộc của thực phẩm vào nước trong quá trình cấp đông. Trước đây, việc kết đông chậm truyền thống thường gây ra sự biến tính protein - là một trong những nhược điểm không mong muốn nhất trong thực tế [3]. Tốc độ cấp đông nhanh thật sự cần thiết để giảm thiểu kích thước tinh thể băng, do đó bảo toàn được các thành phần dinh dưỡng và giảm thiệt hại cấu trúc cho các tế bào thực phẩm [4]. Tuy nhiên, cấp đông cá là một quá trình phức tạp bao gồm rất nhiều tính chất nhiệt vật lý chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố [5]. Do đó, kết cấu của hệ thống lạnh cần được thiết kế cẩn thận để đạt được hiệu quả cấp đông và tối ưu hóa chi phí điện năng. Sự phát triển của cấp đông thực phẩm có thể được mô tả từ vấn đề giá trị ban đầu trong toán học. Mô hình vật lý được thể hiện dưới dạng làm lạnh đối lưu với sự biến thiên phi tuyến của các tính chất nhiệt ở trạng thái không ổn [6]. Đối với bài toán đa giai đoạn trong kỹ thuật thực phẩm, quá trình truyền nhiệt đã được dự đoán cũng như được chứng minh trong nhiều bài toán mô phỏng [7]. Mặt khác, sự co rút của thực phẩm trong quá trình cấp đông cũng là một vấn đề phổ biến và khá quan trọng trong các bài toán mô phỏng cấp đông. Do sự bay hơi của nước qua bề mặt thực phẩm, nhiều tính chất nhiệt vật lý của vật liệu trong mô hình toán học sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến sự thay đổi các thông số kiểm soát trong mô phỏng. Do đó, cần phải thêm các hiện tượng truyền chất kết hợp với truyền nhiệt trong các mô hình toán để cải thiện kết quả mô phỏng. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -34- Trong sự kết hợp này, sự giải phóng nhiệt ẩn của nước nên được đưa vào điều kiện biên tại các bề mặt bên ngoài của thực phẩm [8]. Các mô hình toán học phổ biến được áp dụng trong việc xem xét quá trình kết đông được xây dựng từ phương trình khuếch tán đối với quá trình truyền nhiệt đối lưu tại bề mặt [910]. Người ta đã chứng minh rằng có một mối quan hệ phi tuyến giữa nhiệt độ với các tính chất nhiệt được giới thiệu trong mô hình kết hợp truyền chất và truyền nhiệt [11,12]. Vấn đề thiết kế trở nên phức tạp hơn trong giai đoạn thay đổi pha khi nước giải phóng nhiệt ẩn tại điểm bắt đầu kết đông. Trong lịch sử các phương pháp tính toán về cấp đông thực phẩm, có bốn cách tiếp cận khác nhau để mô hình hóa vấn đề này và dự đoán thời gian cấp đông cần thiết bao gồm: phương pháp giải tích, phương pháp thực nghiệm, phương pháp gần đúng và phương pháp số. Trong phương pháp giải tích, bài toán được kiểm tra ở các trạng thái đơn giản bằng cách loại bỏ một vài ràng buộc về hình học và điều kiện biên. Có một số phương pháp giải tích được sử dụng để xác định hệ số trao đổi nhiệt đối lưu và dự đoán mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian cấp đông [13,14] nhưng các mô hình toán phải được đơn giản hóa để có được lời giải chính xác. Kết quả giải tích có thể được sử dụng để đối chứng với các phương pháp khác. Phương pháp phần tử hữu hạn chỉ đáp ứng được trong trường hợp chỉ có truyền nhiệt hoặc truyền chất [1516]. Phương pháp phần tử hữu hạn cũng đã thực hiện để nghiên cứu sự truyền nhiệt của thực phẩm trong điều kiện tỏa nhiệt đối lưu đối với thực phẩm có dạng hình học đơn giản như tấm phẳng, hình trụ, hình cầu [1718]. Về cơ bản, hệ số truyền nhiệt là một trong những yếu tố tác động lớn nhất trong vấn đề tính toán thời gian cấp đông vì chúng thay đổi phi tuyến trong các quá trình không ổn định thực tế. Bên cạnh đó, đại lượng này có thể được đo và tính toán từ thực nghiệm [19] kê. 2. Quá trình cấp đông và mô hình toán học 2.1 Quá trình cấp đông Quá trình cấp đông thực phẩm điển hình theo thời gian được mô tả trongHình 1. Ở áp suất khí quyển, cơ chế cấp đông nước có thể được phân tách thành ba giai đoạn theo đường cong cấp đông của mẫu (Hình 1.1). Trong giai đoạn đầu tiên, mẫu nước được làm lạnh ở một tốc độ nhất định. Thông thường, điểm bắt đầu kết đông của nước tinh khiết là 0°C. Tuy nhiên, khi làm lạnh nhanh có thể làm cho nhiệt độ nước giảm xuống dưới điểm kết đông mà không bị chuyển sang trạng thái rắn. Ở giai đoạn này, nước đi vào vùng siêu lạnh và chỉ loại bỏ nhiệt hiện, khiến nhiệt độ giảm xuống. Chênh lệch nhiệt độ so với với điểm kết đông gọi là độ siêu lạnh [7]. Hình 1 Đường cong nhiệt độ thời gian trong giai đoạn kết đông. 2.2 Mô hình toán học Mô hình toán học được sử dụng để chứng minh sự phụ thuộc của các tính chất nhiệt vật lý của thực phẩm vào nhiệt độ. Chẳng hạn, đối với quá trình truyền nhiệt thuần túy trong môi trường rắn, phương trình Fourier cho dẫn nhiệt có thể được biểu thị bằng [20]: Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -35- ( ) ( ) pC T k T S t  =   +  (1) Phương trình này được gọi là bài toán Stefan cho các trường hợp bao gồm chuyển pha và giải phóng nhiệt ẩn. Trong cấp đông thực phẩm, truyền chất thường bị thúc đẩy bởi truyền nhiệt, dẫn đến thay đổi chất và giảm khối lượng thực phẩm. Do ảnh hưởng của việc truyền chất, cần phải thêm thuật ngữ khuếch tán ẩm trong phương trình truyền nhiệt: ( ) ( ) ( )F F H k T H m t  =   +   (2) trong đó H là enthalpy riêng, HF là enthalpy của chất khuếch tán, Fm là lưu lượng khối lượng tuân theo định luật Fick: F F Fm D C=  (3) Phương trình điều chỉnh truyền chất được biểu diễn dưới dạng nồng độ ẩm bằng biểu thức sau: ( ) ( )F F F C D C t  =    (4) 2.3 Phương pháp số để giải phương trình dẫn nhiệt Để giải quyết phương trình (1), miền tính toán trước tiên được rời rạc thành một tập hợp các phần tử hữu hạn. Các phương trình vi phân thông thường (ODE) sử dụng để biểu thị sự phân bố nhiệt độ thông qua các giá trị nút như, d d t + = T C KT f (5) trong đó C là ma trận nhiệt dung riêng, T là vectơ nhiệt độ, K được gọi là ma trận dẫn nhiệt toàn phần thu được từ hệ số dẫn nhiệt và lực toàn phần f thu được từ điều kiện biên và nguồn nhiệt từ bên trong. Trong Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), nhiệt độ tại vị trí x được nội suy thông qua xấp xỉ: ( ) ( ) ( )T,T t t=x N x T (6) trong đó N(x) là các hàm cơ bản cho các phần tử hữu hạn được tính tại x, T(t) là vectơ nút của nhiệt độ. Trong phiên bản Galerkin của FEM, các hàm cơ bản được sử dụng làm hàm trọng số: ( ) d 0p T C k T S t     −   −  =   N (7) Phương trình (6) và Phương trình (7) minh họa ảnh hưởng giữa các nút trong mỗi phần tử duy nhất. Các ma trận toàn phần sau đó được tập hợp từ thông tin nguyên tố cho bước giải phương trình tuyến tính. 3. Nhiệt ẩn và tính chất nhiệt vật lý thay đổi trong quá trình kết đông Một trong những trở ngại nhất trong việc thực hiện phương pháp số là các đặc tính nhiệt, đặc biệt là của nước ở các mức nhiệt độ quan trọng. Trên thực tế, thực phẩm sẽ có xu hướng giải phóng một lượng nhiệt ẩn lớn trên một khoảng nhiệt độ hẹp gần điểm kết đông. Các kỹ thuật hiện đại phổ biến trong phán đoán vấn đề này bao gồm phương pháp lưới di chuyển và phương pháp lưới [21]. Về cơ bản, các phương pháp lưới di chuyển có thể đưa ra dự đoán khá tốt cho vị trí phía trước kết đông và trường nhiệt độ nhưng sự linh hoạt kém hơn và điều chỉnh khó khăn cho các dạng hình học phức tạp và cũng là nhược điểm của các phương pháp này. Do đó, các phương pháp lưới cố định được ưu tiên sử dụng như được phân loại thành các phương pháp nhiệt dung riêng và phương pháp enthalpy trong nghiên cứu này. 3.1 Phương pháp nhiệt dung riêng Nhiệt dung riêng của thực phẩm được định nghĩa là lượng nhiệt cần thiết để thay đổi nhiệt độ của một đơn vị khối lượng thực phẩm trong một độ. Xác định nhiệt dung riêng của từng thành phần trong hỗn hợp là Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -36- điều kiện đủ để ước tính nhiệt dung riêng hiệu dụng của thực phẩm như trong Bảng 1. Nhiệt dung riêng thường được ước tính dựa trên phương pháp đo từng thành phần. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ cho thấy kết quả đáng tin cậy khi quá trình chuyển pha xảy ra ở một nhiệt độ nhất định và điểm chuyển pha không vượt quá phạm vi nhiệt độ cho phép. Phân tích nhiệt vi sai (DTA) có thể được sử dụng để tính toán nhiệt dung riêng hiệu dụng của thực phẩm tươi sống từ dữ liệu thực nghiệm của enthalpy và nhiệt độ. Bảng 1. Nhiệt dung riêng một phần của các thành phần trong thực phẩm thành phần biểu thức Carbohydratea 3 6 21.5488 1.9625 10 5.9399 10C T T− −= +  −  Cellulosea 3 6 21.8459 1.8306 10 4.6509 10C T T− −= +  −  Proteina 3 6 22.0082 1.2089 10 1.2139 10C T T− −= +  −  Lipita 3 6 21.9842 1.4733 10 4.8008 10C T T− −= +  −  Troa 3 6 21.0926 1.8896 10 3.6817 10C T T− −= +  −  Nướcb 3 6 24.0817 5.3062 10 9.9516 10C T T− −= −  +  Nướcc 3 6 24.0817 5.3062 10 9.9516 10C T T− −= −  +  Băng 32.0623 6.0769 10C T−= +  AT: -400C -1500C bT: -400C -00C cT: 00C -1500C Các thành phần trong thực phẩm (nước, protein, chất béo, hydrocarbon, cellulose, v.v.) phụ thuộc vào loại thực phẩm và nhiệt độ. Công thức chung để tính toán nhiệt dung riêng của thực phẩm theo nhiệt dung riêng của thành phần là: ,i iC C =  (8) trong đó Ci là nhiệt dung riêng thành phần, φi là tỷ lệ khối lượng của mỗi thành phần trong thực phẩm. Với mục đích của nghiên cứu này, các giá trị của nhiệt dung riêng được đo từ các thí nghiệm so với các công thức được áp dụng từ các nghiên cứu trước của Chen và Schwartzberg [22-24]. Hình 2 Mối quan hệ giữa nhiệt dung riêng và nhiệt độ của fillet cá tra. Trong phương pháp nhiệt dung riêng, người ta cho rằng nhiệt ẩn được hợp nhất với nhiệt hiện để đại diện cho đường cong nhiệt dung riêng. Do đó, một bước nhảy vọt được ghi lại trong hàm Cp khi nhiệt độ hướng về điểm kết đông ban đầu như được mô tả trong Hình 2. Do sự nảy lên đột ngột đó, dung dịch khó hội tụ gần điểm chuyển pha, dẫn đến một lỗi có thể xảy ra trong tính toán nhiệt ẩn. Vì lý do này, bất kỳ tính toán nào gần đỉnh của đường cong Cp phải được thực hiện bằng các bước thời gian rất nhỏ để hạn chế bất kỳ sự bất ổn định cục bộ nào trong ma trận C. Ngoài ra, dung sai còn lại trong mỗi vòng lặp trong bộ giải nên được điều chỉnh hợp lý để đảm bảo tốc độ hội tụ của bài toán. Một loạt các phương pháp đã được khuyến Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -37- nghị để dự đoán nhiệt dung riêng hiệu dụng xung quanh đỉnh [25-28 nhược [29]. Vì lý do này, độ chính xác của các phép giải được giải quyết bằng các phương pháp nhiệt dung riêng có thể không đảm bảo được độ chính xác trong một số trường hợp. 3.2 Phương pháp Enthalpy Phương pháp enthalpy được sử dụng để đánh giá sự trao đổi năng lượng tương ứng với sự biến đổi nhiệt độ. Enthalpy bao gồm cả nhiệt hiện và nhiệt ẩn dưới điểm kết đông ban đầu. Thông thường, enthalpy có thể được xác định từ định nghĩa của nhiệt dung riêng như sau: p H C T   =     (9) Từ định nghĩa này, phương trình dẫn nhiệt có thể được viết lại dưới dạng: ( ) ( ) H k T S t  =   +  (10) Các ODE tương ứng sẽ trở thành: d d t + = H M KT f (11) trong đó M là ma trận khối lượng và H đại diện cho vectơ của các nút enthalpy. Các lời giải phi tuyến cho Phương trình ((11)có thể đạt được bằng phương pháp lặp tại mỗi bước. Phương pháp Newton-Raphson thường được sử dụng để giải phương trình này do khả năng hội tụ nhanh. Ngoài ra, phương pháp Gauss- Seidel cũng là một phương pháp giải tốt cho phương trình này nhưng nó đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp và thời gian dài hơn để đạt được độ chính xác cao [30]. Hình 3 Sự thay đổi enthalpy trong quá trình cấp đông 3.3 Sự thay đổi của các tính chất nhiệt vật lý khác Hệ số dẫn nhiệt thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ truyền nhiệt và gradient nhiệt độ. Đối với thực phẩm, hệ số dẫn nhiệt phụ thuộc vào các thành phần, tính chất nhiệt vật lý và nhiệt độ của thực phẩm. Thông thương việc xác định hệ số dẫn nhiệt cho thực phẩm thường rất khó vì thành phần của chúng rất phức tạp. Đối với trường hợp fillet cá tra Việt Nam, giá trị hệ số dẫn nhiệt thay đổi theo nhiệt độ được biểu diễn trên Hình 4. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -38- Hình 4 Mối quan hệ giữa hệ số dẫn nhiệt và nhiệt độ. Hệ số khuếch tán nhiệt được mô tả trong phương trình Fourier là một thông số quan trọng trong quá trình truyền nhiệt. Đây cũng một trong những thông số phụ thuộc vào nhiệt độ như được mô tả trong Hình 5. Hình 5 Biến thiên hệ số khuếch tán nhiệt trong quá trình cấp đông 4. Kết quả và thảo luận 4.1 Dữ liệu thực nghiệm Sơ đồ của thí nghiệm cấp đông trong nghiên cứu này được thiết lập trên Error! Reference source not found.(a). Môi chất lạnh tuần hoàn trong hệ thống nhờ cụm máy nén – dàn ngưng (1). Không khí được thổi đến thiết bị bay hơi (2) để hạ nhiệt độ trước khi đưa vào buồng kết đông (3). Trong buồng cấp đông, fillet cá tra được giữ song song với dòng không khí bằng khay (5). Nhiệt độ của không khí lạnh được giữ ở - 30⁰C và vận tốc 5 m s-1. Toàn bộ mô hình được vận hành bởi một tủ điện điều khiển (6). Error! Reference source not found.(b) trình bày ảnh chụp thực tế hệ thống trong thí nghiệm này. Để đo thời gian kết đông, các cảm biến nhiệt độ được gắn ở tâm fillet cá tra như trong Hình 7(a). Điểm tham chiếu A được chọn để so sánh giữa lý thuyết và thực nghiệm khi nhiệt độ đạt đến -18⁰C. (a) (b) Hình 6 (a) Bố cục mô hình thử nghiệm và (b) thiết kế thực tế. 2 6 1 3 4 5 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -39- Hình 6thể hiện sự thay đổi nhiệt độ tại điểm đo trong quá trình thí nghiệm. Có thể thấy rõ dữ liệu nhiệt độ theo xu hướng như được mô tả trong Hình 1. Phải mất khoảng 2400 giây để hoàn thành ba bước giảm nhiệt và đạt được mức nhiệt độ mong muốn. Thông tin này sẽ được sử dụng để xác thực các kết quả mô phỏng được thực hiện trong mục tiếp theo. Hình 6 Thời gian cấp đông từ dữ liệu thực nghiệm đo tại điểm A 4.2 Kết quả mô phỏng Trong phần này, kết quả truyền nhiệt và khối lượng mẫu trong quá trình cấp đông được nghiên cứu với mẫu fillet cá tra có kích thước thực tế. Bài toán cấp đông được thiết lập trong một miền 3D giới hạn kích thước 210 x 110 x 15 mm như được biểu diễn trong Hình 7(a). Một phần của toàn bộ miền tính toán được ẩn với hai điểm quan sát. Lưới được sử dụng trong Hình 7(b) chứa 808.569 số bậc tự do (DOF), được tạo ra dựa trên giả thiết rằng truyền chất chỉ xảy ra tại lớp mỏng gần bề mặt, vị trí mà nước sẽ thăng hoa [2]. Trên thực tế, rất khó để thu thập dữ liệu tại điểm B bằng thực nghiệm vì tín hiệu đo bị ảnh hưởng bởi dòng không khí lạnh trên bề mặt của miếng cá. Hệ số truyền nhiệt lấy giá trị 26,3 Wm-2K-1 tương ứng với vận tốc không khí 5 m s-1 ở -30 ⁰C. Ban đầu, hàm lượng nước trong fillet cá tra là 67,3% và nhiệt độ ban đầu là 12⁰C. Nhiệt độ bắt đầu kết đông của cá là -2,2 ⁰C và các tính chất nhiệt được đề cập trong mục 3. (a) (b) Hình 7 Miền hình học trong (a) mô hình CAD và (b) Phần tử hữu hạn. Đường cong nhiệt độ tại các điểm quan sát được trình bày trong Hình 8. Mặc dù hai đường cong này vẫn theo xu hướng của đường cong cấp đông thực phẩm nhưng có sự khác biệt về tốc độ cấp đông (độ giảm nhiệt độ trong một đơn vị thời gian) giữa hai điểm A và B. Điều đó có nghĩa là ảnh hưởng của nhiệt ẩn trở nên rõ ràng hơn bên trong mẫu cá vì thời gian cần thiết cho giai đoạn chuyển pha của phần bên trong dài hơn phần bên ngoài. Tuy nhiên, kết quả cho thấy thời gian cấp đông cần thiết từ thí nghiệm và mô phỏng số là tương thích với nhau. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -40- Hình 8 Thời gian cấp đông mô phỏng tại hai điểm quan sát Với mục đích xem xét sự thay đổi của dữ liệu đầu ra một cách chi tiết, một số lát cắt dọc theo chiều dài miếng cá được tạo ra. Một số các kết quả mô phỏng của trường nhiệt độ được chụp sau mỗi 500 s như được trình bày Hình 9. Có thể nhận thấy rằng nhiệt độ của toàn bộ fillet cá tra sẽ giảm xuống dưới -18⁰C sau 2500 s. Điều đó có nghĩa là khu vực giảm nhiệt độ chậm nhất không nằm ở điểm A như dự đoán ban đầu. Thực tế này được thể hiện rõ ràng hơn trong Hình 10. Ở 2400s, một khu vực gần điểm A vẫn trong trong phạm vi nhiệt độ lớn hơn -18 ⁰C. Thời gian cấp đông cần thiết được tính từ khi bắt đầu quá trình cho đến khi vị trí cuối cùng trong miếng cá đạt được nhiệt độ mong muốn. Do đó, các phương pháp số nên được áp dụng cho các bài toán cấp đông ở quy mô công nghiệp, vì thời gian cấp đông là thông số không thể thiếu để tối ưu hóa chi phí năng lượng cho toàn bộ hệ thống. Hình 9 Phân bố nhiệt độ trên fillet cá tra trong quá trình mô phỏng Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -41- (a) (b) Hình 10 Phân bố nhiệt độ trên fillet cá tra ở (a) 2400 s và (b) 2500 s Bằng các quá trình truyền chất cục bộ gần các bề mặt như đã đề cập, độ ẩm của thực phẩm thay đổi theo thời gian là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế, nồng độ ẩm trên bề mặt giảm xuống đến giá trị nhỏ hơn khi đạt đến mức nhiệt độ mông muốn như 11. Từ dữ liệu này, hệ thống lạnh có thể được thiết kế lại để đáp ứng một số tiêu chí mới và duy trì chất lượng thực phẩm tốt hơn. 11 Nồng độ ẩm trong quá trình kết đông 5. Kết luận Các thông số nhiệt độ và nồng độ ẩm của fillet cá tra Việt Nam trong quá trình cấp đông đã được nghiên cứu dựa trên mô hình kết hợp truyền nhiệt và truyền chất theo phương pháp số. Kết quả cho thấy, thời gian cấp đông cần thiết theo mô phỏng khá tương thích với dữ liệu từ thực nghiệm. Mặc dù dữ liệu thực nghiệm cần thiết vẫn chưa đáp ứng đủ để so sánh với quá trình mô phỏng chính xác, nhưng phương pháp mô phỏng kết hợp giữa truyền nhiệt và truyền chất cũng cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng liên quan đến quá trình cấp đông fillet cá tra. Do đó, các phương pháp số có thể được sử dụng để cải thiện việc thiết kế hệ thống cấp đông đối với thực phẩm có hình học phức tạp. Điều này giúp tạo ra một hệ thống và quy trình bảo quản Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -42- thực phẩm tốt hơn với tỷ lệ sản phẩm hư hỏng thấp hơn. Ngoài ra, chi phí đầu tư thiết bị và chi phí thử nghiệm có thể được giảm tối thiểu nhờ sự hỗ trợ của các công cụ toán học, trong khi các phương pháp thực nghiệm đòi hỏi nguồn kinh phí và thời gian nhiều hơn. Hơn nữa, nghiên cứu này là một khởi đầu cho các nghiên cứu tiên tiến khác liên quan đến việc ứng dụng trường điện từ trong các quá trình cấp đông để cải thiện không chỉ chất lượng thực phẩm mà còn hiệu quả năng lượng cho quá trình sản xuất ở quy mô công nghiệp trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] P.J. Fellows, Food Processing Technology: Principles and Practices, second ed. (2000) Woodhead Publishing Ltd., London, pp. 418–439. [2] Q.T. Pham, Modeling heat and mass transfer in frozen foods: a review, International Journal of Refrigeration, 29 (2006), 876-888. [3] W.A. Johnston, F.J. Nicholson, A. Roge, and G. D. Stroud, Freezing and refrigerated storage in fisheries, FAO Fisheries Technical Paper 340 (1994), p. 143. [4] G. Petzold and J.M. Aguilera, Ice morphology: Fundamentals and technological applications in foods, Food Biophysics 4 (4) (2009) 378–396. [5] Q.T. Pham, Food Freezing and Thawing Calculations, New York: Springer, (2014). [6] D.J. Cleland, A.C. Cleland, R. L. Earle, S.J. Byrne, Prediction of freezing and thawing times for multi- dimensional shapes by numerical methods, International Journal of Refrigeration, 10 (1987c) 32–39. [7] Q.T. Pham, Effect of supercooling on freezing times due to dendritic growth of ice crystals, International Journal of Refrigeration, 12 (1989) 295–300. [8] A. Delgado, D.W. Sun, One-dimensional finite difference modeling of heat and mass transfer during thawing of cooked cured meat, J. Food Eng. 57 (2003) 383-389. [9] A.C. Cleland, R.L. Earle, The third kind of boundary condition in numerical freezing calculations, International Journal of Heat and Mass Transfer 20 (1997) 1029-1034. [10] S. Thorne, Mathematical Modeling of Food Processing Operations, Elsevier (1992), Essex. [11] M.A. Rao, S.S.H. Rizvi, Engineering Properties of Food, Marcel Decker (1995), New York. [12] R.C. Hsieh, L.E. Lerew, D.R. Heldman, Prediction of freezing times for foods as influenced by product properties, Journal of Food Process Engineering 1 (1997) 183-197. [13] Y.C. Hung, D.R. Thompson, Freezing time prediction for slab shape foods stuffs by an improved analytical method, Journal of Food Science 48 (1983) 555-560 [14] H.A. Wilson, R.P. Singh, Numerical simulation of individual quick freezing of spherical foods, International Journal of Refrigeration 10 (1987) 149-155. [15] A.C. Cleland, R.L. Earle, Assessment of freezing time prediction methods. J. Food Sci. 49 (1984) 1034-1042. [16] A.C. Rubiolo, Average and center time temperature vs time calculation for freezing and thawing rectangular foods, Journal of Food Engineering 30 (1996) 299-311 [17] V.M. Puri, R.C. Anantheswaran, The finite element method in food processing: a review, Journal of Food Engineering 19 (1993) 242-274. [18] D.D. Wang, E. Kolbe, Analysis of food block freezing using a PC-based finite element package, Journal of Food Engineering 21 (1994) 521-530. [19] V.M. Chavarria, D.R. Heldman, Measurement of convective heat transfer coefficients during food freezing processes, Journal of Food Science 49 (1984) 810-814. [20] L. Segerlind, Applied Finite Element Analysis, second ed. John Wiley and Sons, New York, 1984. [21] V.R. Voller, An overview of numerical methods for solving phase change problems, in: W.J. Minkowycz, E.M. Sparrow (Eds.), Advances in Numerical Heat Transfer 1 (1996) 341-375, Taylor & Francis, London. [22] C.S. Chen, Thermodynamic analysis of freezing and thawing of foods: enthalpy and apparent specific heat, Journal of Food Science 50 (1985) 1158-1162. [23] H.G. Schwartzberg, Effective heat capacities for the freezing and thawing of foods, Journal of Food Science 41 (1976) 152-156. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -43- [24] H.G. Schwartzberg, Mathematical analysis of the freezing and thawing of foods, Tutorial presented at the AIChE Summer Meeting (1981), Detroit, Michigan [25] G. Comini, S. Del Giudice, Thermal aspects of cryosurgery, Journal of Heat Transfer 98 (1976) 543- 549. [26] E.C. Lemmon, Phase change technique for finite element conduction code, in: R.W. Lewis, K. Morgan (Eds.), Numerical Methods in Thermal Problems, Pineridge Press, Swansea, (1979) 149-158. [27] D.J. Cleland, A.C. Cleland, R.W. Earle, S.J. Byrne, Prediction of rates of freezing, thawing and cooling in solids of arbitrary shape using the finite element method, International Journal of Refrigeration 7 (1984) 6-13. [28] K. Morgan, R.W. Lewis, O.C. Zienkiewicz, An improved algorithm for heat conduction problems with phase change, International Journal of Numerical Methods in Engineering 12 (1978) 1191-1195. [29] Q.T. Pham, Comparison of general purpose finite element methods for the Stefan problem, Numerical Heat Transfer Part B - Fundamentals 27 (1995) 417-435. [30] V.R. Voller, C.R. Swaminathan, B.G. Thomas, Fixed grid techniques for phase change problems: a review, International Journal of Numerical Methods in Engineering 30 (1990) 875-898. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -44- NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SẤY KHỔ QUA SỬ DỤNG HALOGEN TRẦN ĐÌNH ANH TUẤN*1, 1Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh-Trường Đại học Công nghiệp TpHCM Tóm tắt. Khổ quả “thuốc đắng dã tật” là một sản phẩm có nhiều tác dụng trong y học và là một sản phẩm được phổ biến rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Trong nghiên cứu này đã tiến hành thực nghiệm xác định chế độ sấy phù hợp cho Khổ Qua dạng lát, với công nghệ sấy đèn halogen. Thực nghiệm đã tiến hành khảo sát sự ảnh hường khác nhau của chế độ sấy đến sản phẩm khổ qua sấy dạng lát với các chế độ sấy cần khảo sát là nhiệt độ là 60oC, 65oC và 70oC, độ dày vật liệu sấy lần lượt là 3mm, 5mm và 7mm. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua hai yếu tố đó là độ ẩm sản phẩm sấy và màu sắc cảm quan. Kết quả, nghiên cứu đã xác định với Khổ Qua dày 5mm, nhiệt độ sấy 65oC trong thời gian sấy 9 giờ cho sản phẩm đạt độ ẩm 29.12% phù hợp với độ ẩm yêu cầu bảo quản và có màu sắc xanh tự nhiên. Từ khóa. Độ ẩm sản phẩm sấy, Halogen, Khổ qua, Nhiệt độ sấy, Sấy EXPERIMENTAL RESEARCH FOR BITTER GOURD BASED ON HALOGEN LAMP Abstract. In this study, we have conducted experiments to determine the suitable drying regime for Bitter gourd slice by employing halogen lamp technology. The experiment has investigated the effect of various parameters drying performance on the drying products. In which, the experiment established 03 temperature levels to be surveyed as 60oC, 65oC and 70oC with the drying products with thickness of 3mm, 5mm and 7mm respectively. Experimental results are assessed through two factors that are the drying product moisture content and the sensory color. As a result, research has determined that with the thickness of 5mm, the drying temperature of 65oC during the 9-hour drying time for the product to reach the moisture content of 29.12%, consistent with the required humidity for preservation and with natural green color and beautiful than when compared to products currently on the market. Keywords. Moisture content, Halogen Bitter gourd, Drying Temperature, Drying. 1. TỔNG QUAN Kỹ thuật sấy là một trong những kỹ thuật rất lâu đời và là một sự kết hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, công nghệ, nền tảng kiến thức thực tiễn (đúc kết từ quan sát thực nghiệm và yếu tố kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật vận hành). Cho đến hiện nay, sấy là lĩnh vực được ứng dụng rất rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp[1], sản xuất gốm sứ[2], hóa học[3], công nghệ dược phẩm[4], giấy, dệt may và đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm[5]. Khi một quá trình sấy xảy ra, dưới tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc, cũng như là tính chất, cấu trúc vật lý của bản thân vật liệu sấy, khi đó bên trong vật liệu sấy xuất hiện một cách đồng thời quá trình chuyển khối – nhiệ...hnologies. CRC Press, 2009. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -180- CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NHIỆT ĐỘ NGƯNG TỤ ĐỂ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP VŨ ĐỨC PHƯƠNG*, LÊ TRẦN CẢNH, ĐINH NHO ANH Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh *vuphuongdhcn@gmail.com Tóm tắt. Việc sử dụng hiệu quả năng lượng phụ thuộc rất nhiều từ khâu thiết kế, lắp đặt hệ thống lạnh, đặc biệt là quá trình vận hành hệ thống. Hệ thống lạnh làm việc hiệu quả giúp giảm chi phí năng lượng cho sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề cấp bách của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn còn góp phần giảm phát thải CO2 – là yếu tố chính tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trong bài báo này, các giải pháp kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ đã được áp dụng tại công ty Minh Đăng như lắp đặt biến tần cho quạt và bơm, lắp đặt thiết bị chống đóng cáu cặn, tính toán tổn thất áp suất, tách khí không ngưng và hạn chế dầu tại thiết bị ngưng tụ đã giúp nhiệt độ ngưng tụ giảm 5C tương ứng với tiềm năng tiết kiệm điện năng của toàn bộ hệ thống là 15%. Từ khóa. hệ thống lạnh công nghiệp, kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ, sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm năng lượng, công ty Minh Đăng SOLUTIONS FOR CONTROL OF CONDENSATION TEMPERATURE TO SAVE ENERGY IN THE INDUSTRIAL REFRIGERATION SYSTEM Abstract. The efficient energy using depends a lot on the design and installation of the refrigeration system, especially the system operation. The refrigeration system with efficient operating helps reduce energy costs for production thereby reducing product costs and increasing the competitiveness of enterprises is necessary problem of any enterprise. In addition, the efficient energy using also contributes to reducing CO2 emissions - the main factor causing the greenhouse effect and climate change globally. In this paper, solutions for control of condensation temperature have been applied at Minh Dang company such as installing inverters for fans and pumps, installing anti-fouling equipment, calculating pressure loss, separating non-condensing gas and oil restriction at the condenser have reduced the condensation temperature by 5C corresponding to a potential energy saving of 15% of the entire refrigeration system. Keywords. Industrial refrigeration system, control of condensation temperature, efficient energy using, energy saving, Minh Dang company. 1 GIỚI THIỆU Hệ thống lạnh đóng vai trò quyết định đến hoạt động của các nhà máy chế biến thực phẩm nói chung và nhà máy chế biến thuỷ sản nói riêng, hệ thống lạnh sử dụng trong các nhà máy là hệ thống lạnh liên hoàn và điện năng sử dụng cho hệ thống lạnh chiếm tỷ trọng 80-85% tổng năng lượng tiêu thụ của nhà máy Trong nhà máy chế biến thực phẩm để tăng thời gian bảo quản sản phẩm thì cần đưa nhiệt độ sản phẩm xuống dưới nhiệt độ hoạt hoá của đa phần enzyme và các vi sinh vật, việc đưa nhiệt độ của sản phẩm xuống nhiệt độ thấp bằng hệ thống lạnh. Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm mà thệ thống lạnh sẽ tạo ra môi trường có nhiệt độ khác nhau. Điện năng tiêu thụ của hệ thống giải nhiệt của thiết bị ngưng tụ chiếm khoảng 20-25% tổng điện năng tiêu thụ của hệ thống lạnh, điện năng tiêu thụ chiếm tỷ lệ tiêu thụ điện năng tương đối tuy nhiên nó lại quyết định đến hiệu suất của hệ thống lạnh Thông thường khi thiết kê hệ thống lạnh thường lựa chọn nhiệt độ ngưng tụ tk=40  43C nhưng nhiệt độ trung bình năm của các tỉnh phía Nam thường dao động từ 25-28C, hơn nữa khoảng một nửa thời gian trong năm có nhiệt độ môi trường dưới 26C. Việc giảm nhiệt độ ngưng tụ của môi chất, điều khiển công suất của quạt và bơm của thiết bị ngưng tụ theo nhiệt độ môi trường giúp HNKH-19 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -181- hệ thống lạnh hoạt động hiệu quả hơn, để đánh hiệu quả ta sử dụng hệ số hiệu quả năng lượng COP (Coeficient of Performance Cooling). 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết Việc tính toán nhiệt của các thiết bị ngưng tụ ta dựa vào hai phương trình cơ bản là [1]: - Phương trình cân bằng nhiệt: 𝐺1𝐶𝑝1( 𝑡′1 ′ − 𝑡1 ′′′) = 𝐺2𝐶𝑝2( 𝑡2 ′′ − 𝑡2 ′ ′) = 𝑄 W (1) - Phương trình truyền nhiệt: 𝑑𝑄 = 𝑘(𝑡1 − 𝑡2)𝑑𝐹 = 𝑘∆𝑡. 𝑑𝐹 W (2) Trong đó: + K: hệ số truyền nhiệt, [W/m2 độ] + t1- t2 = t Hiệu nhiệt độ trung bình logarit (K) Tích phân phương trình (2) trên toàn bề mặt thiết bị ngưng tụ ta được nhiệt lượng trao đổi tại thiết bị ngưng tụ: 𝑄 = ∫ 𝑘∆𝑡 𝑑𝐹𝐹 W (3) Đa số trường hợp sự thay đổi hệ số k không đáng kể ( k=const), nên phương trình (3) được viết lại: 𝑄 = 𝑘∆𝑡̅̅ ̅ 𝑑𝐹 W (4) Hệ thống lạnh liên hoàn ở các nhà máy chế biến thuỷ sản sử dụng thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi, nên môi trường làm mát là nước và không khí, từ đây ta xác định lưu lượng nước và không khí cần để giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ là: Lưu lượng nước được xác đinh bằng công thức 𝐺𝑛 = 𝑄𝑘 𝐶𝑛𝜌𝑛∆𝑡𝑛 kg/s (5) Trong đó: Cn – Nhiệt dung riêng của nước, kJ/(kg.K). n – Khối lượng riêng của nước, kg/m3. tn - Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, K Lưu lượng không khí được xác định bằng công thức: 𝐺𝑘𝑘 = 𝑄𝑘 𝐶𝑘𝑘𝜌𝑘𝑘∆𝑡𝑘𝑘 kg/s (6) Trong đó: + Ckk – Nhiệt dung riêng của không khí, kJ/(kg.K). + kk – Khối lượng riêng của không khí, kg/m3. + tkk - Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, K. COP là hệ số hiệu quả năng lượng (Coefficient Of Performance) tương đương với hệ số lạnh và được tính theo công thức sau: COPcooling = Q0 Ne (7) Trong đó: Q0: Năng suất lạnh hữu ích thu được ở thiết bị bay hơi, kW Ne : Công nén hữu ích, kW Thông thường ta tính hệ số COP chỉ tính riêng cho máy nén mà thôi nhưng trong thực tế hệ thống lạnh có rất nhiều các thiết bị cũng tiêu tốn điện năng như: quạt, bơm, điện trởvv. Do vậy để xác định hiệu suất của hệ thống ta phải cộng thêm điện năng tiêu tốn từ các thiết bị phụ trợ, đối với các nhà máy chế biến thuỷ sản thì người ta tính toán theo hệ số kWh/1 tấn sản phẩm. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống lạnh liên hoàn của công ty TNHH Minh Đăng tại Huyện Mỹ Xuyên – Tỉnh Sóc Trăng là đối tượng nghiên cứu, hệ thống liên hoàn sử dụng môi chất NH3 gồm: 01 máy nén N4A- 30kW; 04 máy nén N62B- 90kW; 05 máy nén N42B- 55kW; 01 máy nén SRM 1612 SL- 110kW; 01 máy nén SRM 2016 SL- 200kW; 01 máy nén N62WB- 90kW; 02 máy nén N62M- 90kW, hệ thống thiết bị ngưng tụ cho hệ Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -182- thống lạnh liên hoàn bao gồm: 01 dàn ngưng có công suất 584kW, 02 dàn ngưng có công suất 500 kW, 03 dàn ngưng có công suất 300 kW. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với hệ thống này là rất lớn nếu thực hiện tốt việc kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ của môi chất trong hệ thống. Hình 1:Hệ thống lạnh liên hoàn và dàn ngưng tụ kiểu bay hơi tại Công ty Minh Đăng 2.3 Các giải phát kiểm soát thiết bị ngưng tụ Khi tính toán thiết kế hệ thống lạnh thông thường lựa chọn thông số nhiệt độ mội trường ngày nóng nhất trong năm, ngoài ra coi như hệ thống hoạt động với công suất lớn nhất của hệ thống. Thực tế các nhà máy chế biến thuỷ sản thì tuỳ theo mùa vụ và đơn hàng mà có yêu cầu công nghệ phù hợp. Do vậy hệ thống lạnh hoạt động với hệ số đồng thời của các thiết bị sẽ thay đổi. Khí hâu khu vực Miền Tây Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng thường ban ngày nắng nhưng ban đêm thì nhiệt độ môi trường xuống thấp hơn, ngoài ra thời tiết vào mùa mưa thì nền nhiệt nói chung sẽ thấp hơn nhiệt độ trung bình của năm. Nếu ta có thể kiểm soát nhiệt độ ngưng tự theo nhiệt độ môi trường thì đây cũng là tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống lạnh liên hoàn [2]. 2.3.1 Lắp đặt biến tần cho quạt và bơm ở thiết bị ngưng tụ Thông thường quạt và bơm của thiết bị ngưng tụ các thông số là cố định theo nhà sản xuất, không điều chỉnh được lưu lượng không khí và nước được. Đối với trường hợp do yêu cầu sản xuất chỉ hoạt động một hệ thống IQF hoặc tủ đông tiếp xúc, đông gióvv thì không nhất thiết tất cả máy nén trong hệ thống hoạt động mà hoạt động theo yêu cầu tải lạnh thực tế. Có những trường hợp dù đã điều khiển giảm tải máy nén nhưng công suất giải nhiệt vẫn dư do lưu lượng không khí và nước cung cấp cho thiết bị ngưng tụ không đổi. Trường hợp nhiệt độ môi trường xuống thấp như ban đếm hay vào mua mưa thì cũng không điều chỉnh được công suất quạt và bơm để duy trì nhiệt độ ngưng tụ gây ra việc sử dụng năng lượng không hiệu quả. Hình 2: Lắp đặt biến tần cho quạt và bơm [3] Do vậy việc lắp biến tần cho quạt và bơm của thiết bị ngưng tụ sẽ giúp việc điều khiển lưu lượng của quạt và bơm sẽ linh động hơn. Tín hiệu đầu vào để điều khiển quạt và bơm là nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống lạnh, khi nhiệt độ ngưng tụ tăng thì biến tần sẽ tăng tần số để tăng lưu lượng của không khí và quạt, khi đã tăng tần số mà nhiệt độ vẫn vượt giá trị cài đặt thì sẽ đưa tín hiệu để dàn ngưng tiếp theo trong hệ thống hoạt động và ngược lại. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -183- 2.3.2 Lắp đặt thiết bị chống đóng cáu cặn cho thiết bị ngưng tụ Sau thời gian hoạt động của hệ thống lạnh có sự hình thành cáu cặn bám vào dàn ống của thiết bị ngưng tụ, khi cáu cặn hình thành làm giảm khả năng trao đổi nhiệt giữa môi chất và môi trường làm mát. Khi nhiệt độ ngưng tụ càng tăng đòi hỏi diện tích ngưng tụ phải tăng lên để đảm bảo khả năng trao đổi nhiệt, nhưng diện tích (F) không thể thay đổi vì vậy chỉ có phương án là phải duy trì hệ số trao đổi nhiệt đồng nghĩa với việc phải đảm bảo nhiệt độ ngưng tụ ở nhiệt độ thiết kế. Trong các vấn đề làm tăng nhiệt độ ngưng tụ thì bám bẩn cáu cặn ảnh hưởng lớn đến thiết bị ngưng tụ. Vì vậy để đảm bảo diện tích trao đổi nhiệt như thiết kế thì vấn đề loại bỏ cáu cặn là cần thiết để hệ thống được hoạt động ổn định [4]. Hình 3: Quá trình hình thành, phát triển và vỡ của bọt khí[5] Việc lắp đặt hệ thống chống đóng cáu cặn tại thiết bị ngưng tụ bằng siêu âm là giải pháp được rất nhiều công trình lắp đặt mang lại hiệu quả to lớn, giảm thiểu khả năng đóng cáu cặn, giảm chi phí nhân công bảo trì bào dưỡng hệ thống, ngoài ra để hiệu quả hơn thì ta có thể áp dụng thêm giải pháp khác như chạy hoá chất định kỳ. 2.3.3 Tính toán tổn thất áp suất ở thiết bị ngưng tụ Môi chất sau khi ngưng tụ cần phải đưa hết về bình chứa cao áp để giải phóng thể tích chiếm chỗ của môi chất lỏng, múc đích để diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ luôn là lớn nhất. Trong thực tế khi thiết kế - thi công các nhà thầu phụ thuộc nhiều vào không gian lắp đặt của nhà xưởng, hơn nữa giảm chi phí bằng cách tiết kiệm vật tư nên thường không quan tâm nhiều đến tổn thất áp suất khi lắp đặt dàn ngưng tụ. Chính tổn thấp áp suất trên đường ống làm giảm khả năng môi chất lỏng sau khi ngưng tụ đưa về bình chứa cao áp. Hình 4: Tính toán tổn thất áp suất và chiều cao của thiết bị ngưng tụ [6] Dựa theo phương trình Bernoulli thì nhận thấy nếu tổn thất áp suất tại thiết bị ngưng tụ là 0,1bar thì cần phải nâng độ cao của thiết bị ngưng tụ lên thêm 1700mm để bù lại tổn thất áp suất này, đảm bảo cho môi chất lỏng hồi về bình chứa cao áp triệt để. 2.3.4 Tách khí không ngưng Trong hệ thống lạnh công nghiệp bao giờ cũng tồn tại một lượng khí không ngưng trong hệ thống, khí không ngưng lọt vào hệ thống khi bảo trì –sửa chữa hệ thống, phân huỷ môi chất, dầu bôi trơn. Khi hệ Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -184- thống tồn tại khí không ngưng thì làm cho áp suất ngưng tụ tăng lên, giảm hiệu suất của hệ thống, giảm độ tin cậy của hệ thống. Hình 5: Vị trí khí không ngưng tồn tại ở thiết bị ngưng tụ [7] Thông thường các hệ thống lạnh đều đã có lắp đặt thiết bị tách khí không ngưng tuy nhiên giống như các thiết bị khác thường các nhà thầu tự thiết kế và chế tạo nên hiệu quả không cao, ngoài ra cách vận hành thiết bị tách khí này cũng chưa được quan tâm dẫn đến vẫn luôn tồn tại lượng khí không ngưng lớn trong hệ thống, dẫn đến hiệu suất của thiết bị ngưng tụ giảm, dẫn đến hiệu suất của hệ thống giảm theo [8]. 2.3.5 Hạn chế dầu tại thiết bị ngưng tụ Trong quá trình nén môi chất tại máy nén luôn có một lượng dầu bôi trơn nhất định đi theo môi chất, dù hệ thống lạnh nào cũng có bình tách dầu nhưng khả năng tách dầu không triệt để, đặc biết với thực tế tại Việt Nam các thiết bị tách dầu thường được tự chế tạo, không được tính toán thiết kế một cách khoa học nên lượng dầu được tách càng không triệt để [9]. Dầu khi theo môi chất đến thiết bị ngưng tụ sẽ tạo ra lớp trở nhiệt ngăn cản quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất và môi trường làm mát, dẫn đến giảm hiệu suất của thiết bị ngưng tụ. NH3 và dầu bôi trơn không hoà tan nên khi lượng dầu lên thiết bị ngưng tụ nhiều thì nó sẽ đọng lại ở thiết bị ngưng tụ, không gian lượng do dầu chiếm chỗ sẽ làm giảm diện tích trao đổi nhiệt thực tế của thiết bị ngưng tụ. Hình 5: Bình tách dầu trong hệ thống lạnh công nghiệp Hệ thống lạnh liên hoàn tại công ty Minh Đăng sư dụng bình tách dầu nằm ngang do nhà thầu tự thiết kế và chế tạo, hiện tại sử dụng bình tách dầu truyền thống kiểu thẳng đứng, đường kính ống không thay đổi từ ống gốp đến bình tách dầu. Bình tách dầu theo thiết kế mới theo kiểu nằm ngang bố trí nhiều tấm chắn hướng dòng, đường kính ống từ ống gộp và bình tách dầu được tăng lên để tăng hiệu quả tách dầu của thiết bị. Ngoài ra định kỳ tiến hành xả dầu từ vị trí tập trung dầu tại thiết bị ngưng tụ cũng góp phần giảm lượng dầu đọng lại ở thiết bị ngưng tụ Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -185- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Việc kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ nói chung và của hệ thống lạnh liên hoàn tại công ty Minh Đăng nói riêng phải áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng tốt nhất, các giải pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau để cùng duy trì nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống. 3.1 Đánh giá các giải pháp kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ Hệ thống lạnh liên hoàn tại công ty Minh Đăng đang được thiết kế với nhiệt độ ngưng tụ 40C, sau khi áp dụng các giải pháp đã nêu ở trên vào sẽ duy trì nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống là 35C. Với phương án lắp đặt biến tần do có thể điều khiển lưu lượng không khí và lưu lượng nước một cách linh động theo tín hiệu nhiệt độ ngưng tụ vào những thời điểm nhiệt độ môi trường thấp như: ban đêm, trời mưa hoặc linh động khi công suất lạnh theo yêu cầu sản xuất thay đổi có thể tiết kiệm 20% trên tổng năng lượng của bơm của quạt và bơm của thiết bị ngưng tụ. Bảng 1 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các dàn ngưng STT Thiết bị Công suất (kW) Công suất quạt (kW) Công suất bơm (kW) Tiềm năng tiết kiệm (%) 1 Dàn ngưng 1 500 20 3 20 2 Dàn ngưng 2 500 20 3 20 3 Dàn ngưng 3 300 12 3 20 4 Dàn ngưng 4 300 12 3 20 5 Dàn ngưng 5 300 12 3 20 6 Dàn ngưng 6 584 20 3 20 Với hệ số hoạt động trung bình của hệ thống thì thiết bị ngưng tụ 60-70% tải trong năm thì lượng điện năng cần cho bơm và quạt dàn ngưng là: 669.000 kWh, khi tiết kiệm được 20% tương ứng với điện năng tiêu thụ giảm 139.800 kWh. Giải pháp lắp đặt thiết bị siêu âm chống đóng cáu cặn sẽ giảm chi phí nhân công bảo trì bảo dưỡng hệ thống nhưng cũng đảm bảo hiệu suất trao đổi nhiệt của hệ thống lạnh. Giải pháp tách khí không ngưng là thay thế các bình tách khí không ngưng có hiệu suất thấp bằng thiết bị tách khí không ngưng có hiệu suất cao hơn đã được tính toán thiết kế phù hợp với công suất của hệ thống lạnh tại Minh Đăng. Hình 6 Thiết bị tách khí không ngưng. Tương tự như vậy cũng tiến hành thay thế bình tách dầu không được tính toán thiết kế đúng theo công suất của hệ thống bằng bình tách dầu được tính toán thiết kế, để đảm bảo giảm tối đa lượng dầu theo môi chất lên thiết bị ngưng tụ. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -186- Hình 7 Phân tích hiệu quả của bình tách khí cũ và bình tách khí mới Ngoài ra các giải pháp đều bổ trợ cho nhau để giảm nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống từ tk= 40C, xuống nhiệt độ ngưng tụ tk= 35C. 3.2 Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng Theo các nghiên cứu trước đây [7] khi ta cứ tăng nhiệt độ ngưng tụ 1C thì tương ứng năng suất lạnh giảm 1% và điện năng tiêu thụ tăng 3%. Do vậy khi áp dụng các giải pháp kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống ở nhiệt độ tk= 35C là giảm 5C so với ban đầu. Với nhiệt độ ngưng tụ giảm 5C tương ứng với tiềm năng tiết kiệm điện năng của toàn bộ hệ thống là 15%, tổng điện năng trung bình của công ty Minh Đăng là 3.564.064 kWh/ 1 năm thì tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với hệ thống lạnh này là rất lớn. Để hiệu quả cho việc kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp và tuân thủ nghiêm về quy trình vận hành bảo trì bảo dưỡng hệ thống để đảm bảo hiệu quả ổn định và lâu dài. 4 KẾT LUẬN Vấn đề nóng lên toàn cầu là vấn đề cấp bách hiện nay, tất cả các quốc gia đều phải chung tay để giảm phát thải khí CO2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Để góp phần giảm thiếu khí CO2 thì việc sử dụng hiệu quả năng lượng rất cần thiết. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với hệ thống lạnh hiện nay đang rât lớn, các hệ thống lạnh tại nhà máy chế biến thực phẩm thường là hệ thống lạnh liên hoàn với công suât lớn, các thiết bị trong hệ thống là một thể thống nhất có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp phải đồng bộ cho tất cả các thiết bị trong hệ thống. Do mối quan hệ mật thiết và thống nhất giữa các thiết bị trong hệ thống nên không thể tách rời từng thiết bị để nghiên cứu ngoài ra liên quan đến yếu tốt sản xuất nên sự đồng thời hoạt động của các thiết bị là không đồng nhất, nên tiềm năng tiết kiệm năng lượng 15% là giá trị ước tính tương đối khi phân tích các yếu tố liên quan dẫn đến các thông số hoạt động của hệ thống thay đổi theo. Đây cũng chính là hạn chế của hướng nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Đình Tín, Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật, 2001. [2]. Đỗ Hữu Hoàng. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh công nghiệp, 2016. [3]. Trần Văn Thịnh. Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, 2016. [4] Mai Xuân Sỹ, Báo cáo thiết kế, chế tạo máy rửa siêu âm tại Việt Nam, Viện ứng dụng công nghệ, Đề tài cấp Bộ năm 2008. [5] Báo cáo thiết kế, chế tạo máy rửa siêu âm tại Việt Nam, Khoa học và công nghệ viện ứng dụng công nghệ, Hà Nội – 2008 [6]. Tài liệu hãng Danfoss” Eka Kool”, 2010. [7]. Per Skaerbaek Nielsen, Mech. Engineer Danfoss A/S, Denmark. Effects of Water Contamination in Ammonia Refrigeration Systems, 2000. [8]. Nguyễn Đức Lợi. Môi chất lạnh. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2009. [9]. Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2005 [10] Nguyễn Đức Lợi, “Các thế hệ môi chất lạnh và cuộc chiến bảo vệ môi trường sống,” Hội khoa học kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Việt Nam, 2015. Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -187- Phần 2 Bài trình bày của các diễn giả chính Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -188- KN-01 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -189- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -190- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -191- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -192- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -193- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -194- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -195- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -196- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -197- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -198- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -199- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -200- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -201- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -202- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -203- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -204- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -205- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -206- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -207- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -208- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -209- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -210- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -211- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -212- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -213- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -214- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -215- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -216- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -217- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -218- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -219- KN-02 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -220- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -221- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -222- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -223- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -224- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -225- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -226- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -227- KN-03 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -228- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -229- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -230- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -231- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -232- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -233- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -234- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -235- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -236- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -237- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -238- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -239- KN-04 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -240- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -241- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -242- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -243- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -244- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -245- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -246- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -247- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -248- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -249- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -250- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -251- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -252- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -253- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -254- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -255- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -256- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -257- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -258- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -259- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -260- KN-05 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -261- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -262- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -263- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -264- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -265- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -266- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -267- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -268- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -269- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -270- KN-06 Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -271- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -272- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -273- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -274- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -275- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -276- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -277- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -278- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -279- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -280- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -281- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -282- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -283- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -284- Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh -285- -286-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_yeu_hoi_thao_khoa_hoc_cac_nghien_cuu_tien_tien_trong_khoa.pdf