LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam không còn đứng trước ngưỡng cửa hội nhập mà đang dần hòa mình cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế khu vực và thế giới. Những thay đổi trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế thế giới đã tạo nên nhiều cơ hội và thách thức cho các tổ chức kinh tế Việt Nam. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý kinh tế thì không thể không nhắc tới vai trò của các dịch vụ kiểm toán, tài chính và tư vấn. Các công ty kiểm toán ngày càng khẳng định được tầm quan trọng
104 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst và Young Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình trong quá trình lành mạnh hóa các thông tin tài chính và nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế. Nhắc tới các công ty kiểm toán lớn thì không thể bỏ qua Ernst & Young. Là một trong bốn đại gia trong làng kiểm toán quốc tế, Ernst & Young ngày nay đã khẳng định được tên tuổi của mình tại tất cả các nước và khu vực hoạt động. Tại Việt Nam, qua hơn mười năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam đã có được vị thế vững chắc so với các công ty kiểm toán trong và ngoài nước khác, góp phần quan trọng trong việc gây dựng tên tuổi của Ernst & Young toàn cầu.
Dịch vụ kiểm toán tài chính là dịch vụ chủ yếu tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Giai đoạn cuối cùng trong một cuộc kiểm toán tài chính là phát hành báo cáo kiểm toán, trong đó nêu lên ý kiến về tính trung thực và hợp lý của đối tượng kiểm toán. Suy cho cùng, mọi bước công việc trong quá trình kiểm toán đều nhằm mục đích thu thập được những thông tin, tài liệu làm cơ sở hình thành nên ý kiến kiểm toán. Những thông tin, tài liệu này chính là các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một cuộc kiểm toán tài chính nào. Việc thu thập đầy đủ những bằng chứng phù hợp và đáng tin cậy là một trong những nhân tố giúp nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Hơn nữa, bằng chứng kiểm toán còn tạo ra cơ sở pháp lý cao trong việc giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn phát sinh trong và sau quá trình kiểm toán. Việc thu thập bằng chứng sẽ khác nhau đối với từng khoản mục, từng chu trình, từng ngành nghề kinh doanh và với từng khách hàng.
Xuất phát từ yêu cầu và tầm quan trọng của việc thu thập các bằng chứng kiểm toán, trong quá trình thực tập tại Công ty THHH Ernst & Young Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài “Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam”. Do những nguyên nhân khách quan như sự hiểu biết về đặc điểm, môi trường hoạt động hay hệ thống kiểm soát nội bộ còn hạn chế nên việc thu thập bằng chứng kiểm toán đối với những khách hàng mà Công ty kiểm toán năm đầu tiên sẽ có nhiều khác biệt so với những khách hàng truyền thống.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa đã hướng dẫn tận tình trong quá trình hoàn thiện chuyên đề thực tập này. Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Phần 2: Thực tiễn thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính năm đầu tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Phần 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Trong xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu, dịch vụ kiểm toán đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, là thông tin và cơ sở xác minh đáng tin cậy trợ giúp cho người sử dụng thông tin tài chính ra quyết định trong quá trình quản lý kinh tế. Nói đến các hãng kiểm toán lớn trên thế giới thì không thể không nhắc tới Ernst & Young (EY). EY là một trong những công ty dịch vụ chuyên ngành hàng đầu về kế toán, kiểm toán và tư vấn trên thế giới với hơn 125.000 nhân viên làm việc tại hơn 700 thành phố trên 140 quốc gia. Từ nhiều năm nay, EY được biết đến như là một công ty kiểm toán toàn cầu. Với chuyên môn và bề dày kinh nghiệm hoạt động, danh tiếng và uy tín của Công ty đã được khẳng định trên tất cả các nước mà Công ty cung cấp dịch vụ. Chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của EY.
Tên EY xuất phát từ hai người có công lớn trong việc tạo nền móng ra đời của Công ty: A.C. Ernst và Athus Young. Họ cùng thành lập Công ty tài chính Ernst và Young vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX. Trước đó, đã có một loạt sự liên minh giữa các tổ chức, trong đó tổ chức đầu tiên Harding & Pullein ra đời năm 1849 được coi là tiền thân cho sự ra đời của EY sau này. Cũng trong năm 1849, Harding & Pullein liên kết Frederick Whinney. Đến 1894, Công ty đổi tên thành Whinney Smith & Whinney. Năm 1903, hãng Ernst & Ernst được thành lập bởi A.C. Ersnt. Năm 1906, Arthur Young, là doanh nhân người Scotland thành lập Công ty Brthur Young & Company. Năm 1924, hai công ty này liên minh với các công ty tài chính khác của Anh: Ernst với Whinney Smith & Whinney, và Young với Broads Peterson. Đây là bước ngoặt đầu tiên trong việc thiết lập mạng lưới liên minh cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp trên toàn cầu. Và đến năm 1929, Công ty đổi tên thành Ernst & Young, đánh dấu sự ra đời chính thức của EY toàn cầu.
Năm 2007 là năm chứng kiến sự thay đổi vượt bậc số lượng nhân viên trong hệ thống EY toàn cầu. Số lượng nhân viên tại các khu vực như sau:
Châu Mỹ: 42.756 người;
Châu Âu/ Phi: 43.393 người;
Châu Á Thái Bình Dương: 14.812 người.
Biểu 1.1: Số lượng nhân viên trên toàn cầu của EY năm 2007
Đơn vị: người
Lĩnh vực hoạt động
Năm 2007
Năm 2006
Thay đổi năm 2007 so với năm 2006
1. Kiểm toán
69.521
63.475
+10%
2. Tư vấn thuế
22.071
19.921
+11%
3. Tư vấn doanh nghiệp
5.692
4.762
+20%
4. Bộ phận quản lý hành chính
27.051
26.121
+4%
Tổng
124.335
114.279
+9%
Các nhân viên của EY làm việc tại 3 mảng chính: Kiểm toán (Assurance and Advisory Business Service – AABS); Tư vấn doanh nghiệp (Transaction Advisory Service – TAS); Tư vấn thuế (TAX). Trong đó, lĩnh vực kiểm toán bao giờ cũng tạo ra doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hoạt động của Công ty và luôn chiếm tỷ trọng trên 50% so với tổng doanh thu. Tiếp đó là dịch vụ Tư vấn thuế và Tư vấn doanh nghiệp.
Biểu 1.2: Doanh thu năm 2007 của EY toàn cầu
Đơn vị: tỷ USD
Lĩnh vực hoạt động
Năm 2007
So với năm 2006
So với tổng doanh thu
1. Kiểm toán
14.530
+16%
64%
2. Tư vấn thuế
5.566
18%
25%
3. Tư vấn doanh nghiệp
2.463
+19%
11%
Tổng
22.559
+15%
100%
EY là một thành viên trong “Bộ tứ” (Big 4) – 4 công ty kiểm toán toàn cầu lớn và chất lượng nhất trên thế giới, cùng với Pricewaterhouse-Coopers (PwC), Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), và KPMG. Với phương châm hoạt động “Chất lượng trong mọi việc chúng tôi làm” (Quality In Everything We Do), EY đã khẳng định được tên tuổi và được biết tới với vai trò dẫn đầu trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng của các dịch vụ chuyên nghiệp như: kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và các dịch vụ khác. Công ty luôn đặt mục tiêu hoạt động là trở thành “Người cung cấp mọi giải pháp”- giải đáp và cung cấp tất cả những dịch vụ mà khách hàng cần và muốn trên cơ sở uy tín và chất lượng.
Với những dịch vụ mà Công ty cung cấp trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó phải kể đến các danh hiệu như: Những công ty đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính trong 10 năm qua; một trong 10 nơi làm việc tốt nhất cho các bà mẹ do tạp chí Working Mothers bình chọn; tiếp tục là một trong 100 Công ty tốt nhất cho công việc (vị trí cao nhất trong Big 4) do tạp chí Fortune bình chọn, và là một trong 4 công ty làm việc tốt nhất (Tháng 3/2007 – tờ báo Sunday Times).
Tại Việt Nam, EY bắt đầu hoạt động từ năm 1992. Tuy nhiên từ năm 1989, Công ty đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam. EY chính thức trở thành công ty kiểm toán và dịch vụ chuyên nghiệp đầu tiên thành lập với 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính tại Việt Nam từ theo giấy phép đầu tư số 448/GP ngày 03/11/1992 và Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 448/GPDC1 ngày 23/01/2002 do Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Công ty có văn phòng tại 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính đặt tại lầu 8, trung tâm Sài Gòn Riverside Office – 2A-4A Tôn Đức Thắng – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng tại Hà Nội đặt tại tầng 15, trung tâm thương mại Daeha – 360 Kim Mã, Hà Nội.
Tên giao dịch tại Việt Nam:
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế:
Ernst & Young VietNam Limited
Tên viết tắt:
E & Y
Website chính thức:
http:// www.ey.com/global
Hơn 10 năm chính thức hoạt động ở Việt Nam, EY Việt Nam đã không ngừng mở rộng quy mô. Khi mới thành lập, tổng số nhân viên của Công ty mới chỉ có 10 người, nhưng đến nay, Công ty đã có hơn 300 nhân viên, với trình độ chuyên môn và kiến thức nghề nghiệp cao. Chính vì vậy, có thể nói rằng, EY Việt Nam ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ thông qua việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Nhờ có chiến lược kinh doanh hiệu quả mà số lượng khách hàng của Công ty đã tăng cao qua các năm, bao gồm cả các công ty trong nước, các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài. Có thể tóm tắt lịch sử phát triển của Công ty qua các giai đoạn sau:
1.1.1. Giai đoạn thứ nhất- Từ năm 1992 đến năm 2002
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình hoạt động của EY tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, Công ty đã bước đầu xây dựng được uy tín thông qua việc tìm hiểu thị trường và xây dựng các chiến lược kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ.
Nền kinh tế Việt Nam lúc này hiện đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, do vậy, có nhiều sự biến chuyển trong môi trường kinh doanh. Song song là sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy, lĩnh vực kiểm toán tuy còn mới mẻ nhưng rất có tiềm năng phát triển trong tương lai. Nắm bắt được thời cơ đó, EY Việt Nam xác định được bước đầu tiên là cần phải xây dựng được hình ảnh riêng cho mình trên cơ sở tìm hiểu thị trường Việt Nam so với các công ty kiểm toán độc lập khác đang cùng hoạt động như: các công ty kiểm toán nước ngoài như KPMG Peat Marwick Vietnam, Pricewaterhouse-Coopers Vietnam, Arthur Andersen Vietnam, các công ty kiểm toán liên doanh với nước ngoài,và các công ty kiểm toán trong nước khác …
Trong giai đoạn này, EY Việt Nam tập trung vào việc xây dựng đội ngũ nhân sự và hình thành các phương pháp kiểm toán thích hợp với nền kinh tế Việt Nam. Vì nhân sự bao giờ cũng là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ tổ chức kinh tế nào, đặc biệt lại mới gia nhập thị trường như EY. Trong EY Việt Nam, các nhân sự đều được tuyển chọn kỹ càng trước khi bắt đầu làm việc tại Công ty. Đặc biệt đối với những nhân viên trực tiếp làm việc tại khách hàng thì họ phải là những người có chuyên môn, tận tâm và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. EY đặc biệt coi trọng nhân tố “Chia sẻ thông tin” trong quá trình làm việc, vì hầu hết công việc kiểm toán sẽ làm theo nhóm nên việc chia sẻ thông tin thật sự cần thiết để tạo ra sự thống nhất, giúp các nhân viên học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức một cách nhanh chóng nhằm nâng cao chất lượng công việc. Ngoài ra, Công ty xây dựng chính sách đãi ngộ rất cụ thể cho nhân viên. Mỗi nhân viên đều được trang bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết, kiến thức chuyên môn, cùng với việc được đào tạo liên tục về thực tiễn kinh doanh, đã góp phần tạo nên đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao và đạt được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng.
Trên cơ sở lấy việc xây dựng uy tín và tên tuổi lên hàng đầu, Công ty chú trọng tìm hiểu thị trường, xây dựng quan hệ tốt với khách hàng bằng việc cung cấp các dịch vụ với chi phí vừa phải, nhằm tạo điều kiện cho việc nghiên cứu tiềm năng các dịch vụ mà công ty mình cung cấp. Do vậy, thông qua việc biến các khách hàng tiềm năng thành các khách hàng truyền thống, số lượng các khách hàng trong các năm của Công ty đã tăng lên đáng kể.
Kết quả của giai đoạn đầu tiên đánh dấu một tín hiệu kinh doanh tốt đẹp cho Công ty, trở thành một trong số những công ty hàng đầu về lĩnh vực kiểm toán và tư vấn với một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp, hết mình và nghiêm túc trong công việc.
1.1.2. Giai đoạn thứ hai- Từ năm 2002 đến năm 2004
Đây là giai đoạn EY Việt Nam dần đi vào ổn định. Sau 10 năm hoạt động, uy tín và tên tuổi của Công ty đã được khẳng định, do vậy, mục tiêu chính của Công ty trong giai đoạn này là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp kiểm toán mới, tiếp tục xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cấp hệ thống cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Bên cạnh đó việc tìm hiểu các thị trường mới cũng là một nhiệm vụ quan trọng.
1.1.3. Giai đoạn thứ ba- Từ năm 2004 đến nay
Giai đoạn này đánh dấu một bước phát triển mới cho EY Việt Nam. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ra ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập đã tạo những cơ hội mới cho các công ty kiểm toán độc lập nói chung và EY Việt Nam nói riêng. Nghị định này tạo sự thuận lợi về mặt pháp lý, cùng với quy định chuyển từ việc khuyến khích sang việc bắt buộc đối với một số đối tượng kiểm toán, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, các dự án nhóm A và đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước – thành phần kinh tế cơ bản và chủ đạo của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Điều này cũng có nghĩa là, thị trường của các công ty kiểm toán độc lập sẽ được mở rộng hơn nhiều so với trước, mở ra một triển vọng mới cho các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán. Cũng xuất phát từ Nghị định này mà kiểm toán ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế trong nước.
Trong giai đoạn này, tiềm năng phát triển của EY Việt Nam càng rõ ràng khi có rất nhiều công ty nước ngoài, các công ty liên doanh liên kết, các khu công nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam do nhu cầu đầu tư tại Việt Nam được mở rộng, khuyến khích bởi các chính sách ưu đãi trong đầu tư. Nhưng đi đôi với việc thị trường được mở rộng, thì Công ty cũng phải đối mặt với nhiều thử thách mới. Đó là yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng ngày càng cao, cùng với sự cạnh tranh của các công ty kiểm toán độc lập khác. Chính vì vậy, Công ty luôn đặt ra phương châm hoạt động có hiệu quả và ưu tín cao, không chỉ phù hợp với thị trường trong nước và còn có thể hòa nhập với thị trường quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các tổ chức kinh doanh đang không ngừng mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh thông qua liên kết, góp vốn với các tổ chức nước ngoài. Điều này cũng đòi hỏi Công ty tìm được các phương pháp thích hợp và hiệu quả để gắn kết giữa Báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực Kế toán quốc tế. Nói cách khác, đây là một thị trường tiềm năng mà Công ty hiện nay đang cung cấp dịch vụ.
1.2. Đặc điểm các loại hình dịch vụ và khách hàng của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
1.2.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ
Là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, EY Việt Nam có tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm là hơn 10%, dẫn đầu trong “Bộ tứ”. Ban đầu, Công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với việc mở rộng thị trường cũng như quy mô hoạt động, dịch vụ mà Công ty cung cấp cũng được đa dạng hóa. Các dịch vụ chính có thể phân theo 3 nhóm sau:
1.2.1.1. Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn kinh doanh
Đây là nhóm các dịch vụ chính của Công ty, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các nhân viên làm việc tại Công ty. Hiện tại, Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán trong 2 mảng chính: Ngân hàng (Banking) và phi Ngân hàng (Non-Banking). Song song với dịch vụ kiểm toán là dịch vụ Tư vấn kinh doanh.
Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn kinh doanh được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao cùng những chuyên gia tư vấn tài chính doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, có khả năng đánh giá, hoạch định chiến lược cung cấp cho khách hàng những giải pháp phù hợp và hiệu quả, giúp họ cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức công tác kế toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Có thể tóm tắt các dịch vụ mà Công ty cung cấp trong nhóm các dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn kinh doanh như sau:
Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định và kiểm toán báo cáo tài chính cho các tập đoàn;
Dịch vụ Kiểm soát rủi ro công nghệ và bảo mật (TSRS);
Kiểm toán theo thủ tục thỏa thuận trước và kiểm toán cho mục đích đặc biệt;
Soát xét báo cáo tài chính;
Kiểm toán chẩn đoán;
Dịch vụ Kiểm soát rủi ro kinh doanh (BRS);
Dịch vụ Kế toán;
Tư vấn và hỗ trợ về Kế toán quốc tế và Kế toán Việt Nam.
1.2.1.2. Dịch vụ Tư vấn giao dịch kinh doanh
Đây cũng là dịch vụ thường xuyên mà Công ty cung cấp. Mục tiêu trong việc cung cấp các dịch vụ này là đem đến tính hiệu quả và hiệu năng trong hoạt động của khách hàng thông qua việc phân tích nguồn lực của khách hàng để đưa ra các giải pháp thích hợp, tư vấn và xây dựng cho khách hàng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Nói cách khác, dịch vụ này đem tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cho khách hàng. Vì vậy, song song với việc tạo dựng uy tín của Công ty bằng việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng, EY Việt Nam cũng đem lại uy tín và chất lượng trong hoạt động kinh doanh thông qua tư vấn cho khách hàng.
Các dịch vụ Tư vấn giao dịch kinh doanh bao gồm:
Đánh giá sơ bộ tình hình tài chính;
Tái cơ cấu doanh nghiệp, đánh giá sự phù hợp và hiệu quả;
Nghiên cứu tính khả thi và xin giấy phép;
Tư vấn quản lý, bao gồm phân tích chẩn đoán, lập chiến lược kinh doanh, xây dựng ngân sách kinh doanh;
Tư vấn sáp nhập và chuyển nhượng doanh nghiệp;
Định giá doanh nghiệp;
Cổ phần hóa và chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán.
1.2.1.3. Dịch vụ Tư vấn thuế
Thuế là nội dung quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh đều phải quan tâm. Thuế liên quan đến môi trường pháp lý và kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, thuế còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong tiến trình chung của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay có nhiều loại thuế và các luật thuế khác nhau. Có thể nói rằng hệ thống luật thuế Việt Nam là một hệ thống phức tạp. EY Việt Nam nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đang ngày càng mở rộng, nâng cao chất lượng công việc trong các dịch vụ về Tư vấn thuế. Các dịch vụ Tư vấn thuế bao gồm:
Chiến lược tham gia thị trường, lập cơ cấu đầu tư;
Tuân thủ các quy định về luật thuế: lập cơ cấu thuế hiệu quả; kiến nghị giảm thuế đối với các cơ quan thuế;
Cơ cấu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, và các loại thuế gián thu khác;
Tư vấn về các cơ hội giảm thiểu tiền thuế;
Làm việc với các cơ quan thuế thay cho khách hàng;
Cung cấp thông tin về thuế và tư vấn các vấn đề khác liên quan đến thuế.
Là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam, EY Việt Nam cam kết đem đến cho các khách hàng trong nước và quốc tế các dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn có chất lượng cao, và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển nền kinh tế bền vững của Việt Nam. Trong những năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, có thể nói EY Việt Nam đã bước đầu đạt được mục tiêu hoạt động là không ngừng hỗ trợ khách hàng trong việc đạt được các mục tiêu của họ trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng được nguyện vọng thăng tiến của các nhân viên và tăng trưởng của Công ty.
1.2.2. Khách hàng chủ yếu
EY Việt Nam có một lực lượng khách hàng đông đảo, phần lớn là những công ty có tên tuổi hoạt động ở nhiều lĩnh vực như: ngân hàng, thương mại, sản xuất, bảo hiểm, viễn thông, công nghiệp, xây dựng, dầu khí, nhà hàng, khách sạn … ở các loại hình như:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Các doanh nghiệp nhà nước.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Biểu 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của EY Việt Nam
Tổng Giám đốc (Partner)
Phó Tổng Giám đốc (Partner)
Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận hành chính
Phòng tư vấn thuế
Phòng tư vấn kế toán và tài chính
Phòng kiểm toán
Bộ phận bổ trợ kiến thức thương mại
Bộ phận tin học
Bộ phận quản lý nhân sự
Bộ phận kế toán
Mô hình tổ chức của EY Việt Nam được áp dụng chung trên hệ thống EY toàn cầu. Đây là mô hình quản lý tập trung, và có thể thay đổi để phù hợp với môi trường và điều kiện tại Việt Nam.
Đứng đầu Công ty là Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người quản lý toàn diện các hoạt động của Công ty, quyết định các chiến lược kinh doanh, các giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng các dịch vụ cung cấp. Tổng Giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ tài chính về pháp luật và các hoạt động tại Công ty.
Phó Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng Hồ Chí Minh, thực hiện các chiến lược phát triển chung của Công ty, tổ chức thực hiện tất cả các dịch vụ tại văn phòng tại Hồ Chí Minh, có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của văn phòng tại Hồ Chí Minh cho Tổng Giám đốc.
Hệ thống các phòng ban của Công ty có thể được chia thành 2 bộ phận chính: Bộ phận hành chính và Bộ phận nghiệp vụ.
1.3.1. Bộ phận hành chính
Bộ phận hành chính của Công ty bao gồm các bộ phận sau:
Bộ phận Quản lý nhân sự: Chịu trách nhiệm và phụ trách các vấn đề về tuyển dụng nhân sự. Theo dõi công việc của từng nhân viên, thực hiện và báo cáo các chính sách về lương, thưởng, quản lý thời gian và chi phí, đánh giá kết quả hoạt động thông qua chương trình PMDP (Performance Management and Development Process).
Bộ phận Tin học (IT): Quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin trong Công ty, chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị phần cứng, phần mềm quản lý, đảm bảo hoạt động mạng nội bộ ổn định, trợ giúp nhân viên các vấn đề liên quan đến kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn và bảo mật các thông tin lưu trữ trên hệ thống máy tính.
Bộ phận Kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế dịch vụ phát sinh tại Công ty một cách chính xác, kịp thời để nâng cao hiệu quả quản lý trong Công ty, giúp theo dõi tình hình tài chính một cách xác đáng để xây dựng kế hoạch cân đối thu-chi, phối hợp với các bộ phận khác trong việc hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại Công ty. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận kế toán liên quan đến lợi ích nhân sự là tính và trả lương, thưởng, tiền tạm ứng, các khoản phí khác liên quan tới gặp gỡ khách hàng.
1.3.2. Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận Bổ trợ kiến thức thương mại (CBK): Cung cấp thông tin về đặc điểm các nghành nghề kinh doanh, tình hình kinh doanh của các công ty lớn trên thế giới và cập nhật các thông tin mới nhất trong khu vực và trên thế giới thông qua hệ thống Lotus Notes với một loạt các công cụ tìm kiếm như Factiva, ISI Emerging Market, Company Infocator. Bộ phận bổ trợ kiến thức thương mại là bộ phận trợ giúp đắc lực cho công tác tìm hiểu thông tin về khách hàng trong quá trình thiết lập các thủ tục kiểm toán cần thiết.
Bộ phận Kiểm toán là bộ phận chuyên về cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Đây là bộ phận có số lượng nhân viên lớn nhất trong Công ty, bao gồm cả nhân viên trong nước và nhân viên nước ngoài có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, chuyên thực hiện kiểm toán trong các lĩnh vực như ngân hàng, sản xuất, khách sạn, xây dựng cơ bản,…
Bộ phận Tư vấn kế toán và tài chính là bộ phận thực hiện tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán và tài chính doanh nghiệp, tư vấn cho khách hàng các giải pháp liên quan đến kế toán và tài chính như: nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ, thẩm định doanh nghiệp, cải thiện hệ thống nhân sự, tư vấn các vấn đề liên quan đến cơ cấu vốn… nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Bộ phận Tư vấn thuế là bộ phận cung cấp các dịch vụ về thuế. Bộ phận tư vấn có trách nhiệm cập nhật các kiến thức về thuế, hiểu rõ các quy định liên quan trong các luật thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thuế.
Nhìn chung, bộ máy quản lý của EY Việt Nam được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Bằng việc tổ chức bộ máy quản lý tập trung mà các bộ phận và phòng ban trong Công ty được phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, tránh chồng chéo, nhưng vẫn đảm bảo được sự phối hợp giữa các bộ phận độc lập với nhau dưới sự điều hành chung của Tổng Giám đốc, là nhân tố quan trọng trong sự thành công của EY.
1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kiểm toán
Biểu 1.4: Sơ đồ tổ chức của một nhóm kiểm toán
Partners/Principals
Managers/Senior Managers
Seniors
Staffs
Như đã nói ở trên, hoạt động kinh doanh của EY được thực hiện thông qua 3 phòng nghiệp vụ: Phòng Kiểm toán, Phòng Tư vấn Kế toán và tài chính, và Phòng Tư vấn thuế. Trong mỗi phòng nghiệp vụ, các nhân viên của Công ty được phân chia làm việc theo từng nhóm. Mỗi nhóm nghiệp vụ được tổ chức theo chiều dọc từ cấp trên đến cấp dưới. Việc phân chia công việc theo từng nhóm tạo điều kiện cho việc theo dõi tiến độ và chất lượng công việc của từng nhóm, từ đó đưa ra những biện pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả làm việc cho từng cá nhân trong nhóm, thông qua báo cáo công việc của cấp dưới cho cấp trên và ngược lại, cấp trên sẽ theo dõi từng bước công việc của cấp dưới một cách thường xuyên.
Staffs: Là những trợ lý kiểm toán, thực hiện các công việc do các kiểm toán viên cấp cao hơn giao cho. Hiện nay, nhằm khuyến khích các nhân viên, trợ lý kiểm toán chỉ gồm 2 cấp: trợ lý kiểm toán cấp 1 và trợ lý kiểm toán cấp 2 (trước đây, có cả trợ lý kiểm toán cấp 3). Trợ lý kiểm toán cấp 1 là những nhân viên mới làm việc tại công ty với thời gian dưới 1 năm. Trợ lý kiểm toán cấp 2 là những nhân viên có thời gian làm việc tại công ty từ 1 đến 2 năm.
Người chịu trách nhiệm lớn nhất trong một nhóm kiểm toán đó là Senior (Người giám sát). Người giám sát là những nhân viên có thời gian làm việc tối thiểu 2 năm tại Công ty. Người giám sát có trách nhiệm hướng dẫn cho trợ lý kiểm toán hoàn thành tốt công việc của mình cùng với việc kiểm tra, soát xét lại kết quả công việc của các nhân viên cấp dưới. Kết quả cuối cùng, người giám sát phải báo cáo lại với chủ nhiệm kiểm toán cấp cao hơn (Manager/Senior Manager).
Managers/Senior Managers: Là các chủ nhiệm kiểm toán hay chủ nhiệm kiểm toán cấp cao, phụ trách những lĩnh vực kiểm toán khác nhau như: ngân hàng, sản xuất, khách sạn,…Đây là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trên 5 năm, có chứng chỉ kế toán viên công chứng quốc tế ACCA, hay chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề do tổ chức quốc tế hoặc Bộ tài chính Việt Nam cấp.
Partners/Principals: Đây là các chủ phần hùn, là những người góp vốn vào Công ty và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước khách hàng về các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Chủ phần hùn cũng là người điều hành hoạt động kinh doanh và quản lý của Công ty.
Có thể nói rằng, thông qua cách tổ chức công việc theo nhóm như trên, công việc sẽ được phân công cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm, gắn kết công việc với trách nhiệm được giao cho mỗi thành viên, đảm bảo họ hoàn thành theo như kế hoạch kiểm toán đã định trước. Ngoài ra, việc liên kết các cá nhân trong một nhóm với người giám sát sẽ tạo điều kiện theo dõi công việc một cách hiệu quả, giúp các thành viên trong nhóm thực hiện theo đúng nguyên tắc và thủ tục, đảm bảo cho những người có trách nhiệm đưa ra được các điều chỉnh cần thiết và quyết định đúng đắn.
Việc tổ chức các nhóm kiểm toán tùy thuộc vào quy mô của khách hàng và yêu cầu của cuộc kiểm toán. Trong EY Việt Nam, lĩnh vực kiểm toán được chia thành hai mảng chính là: Ngân hàng (Banking) và phi Ngân hàng (Non-Banking). Trong đó, hầu hết các khách hàng trong mảng ngân hàng của Công ty đều có quy mô rất lớn. Do vậy, thông thường một cuộc kiểm toán (job) ngân hàng thường có số lượng nhân viên lớn hơn nhiều so với một cuộc kiểm toán trong lĩnh vực sản xuất, dự án…Thời gian để hoàn thành xong cuộc kiểm toán ngân hàng cũng dài hơn kiểm toán phi ngân hàng, số lượng kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán ngân hàng thường từ 20 đến 40 người và được chia thành nhiều đội (team) nhỏ, phụ trách các công việc khác nhau tại Hội sở chính của ngân hàng, ở Sở giao dịch hay tại các chi nhánh của ngân hàng trên phạm vi cả nước. Một cuộc kiểm toán ngân hàng thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Trong khi đó, khi kiểm toán lĩnh vực sản xuất, khách sạn, dự án,…do quy mô của khách hàng thường nhỏ nên một cuộc kiểm toán thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 tuần, và số lượng kiểm toán viên cho mỗi cuộc kiểm toán thường là 5 đến 6 người.
Tuy số lượng kiểm toán viên trong từng cuộc kiểm toán là khác nhau, nhưng việc phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán đều theo một quy định chung của EY Việt Nam, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của các kiểm toán viên. Các công việc cụ thể được phân chia cho các thành viên trong từng cấp bậc kiểm toán như sau:
Tổng Giám đốc (Partner): Là người đưa ra ý kiến cuối cùng trên Báo cáo kiểm toán và ký Báo cáo kiểm toán. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo tuân thủ các chính sách quản lý rủi ro và kiểm soát chất lượng trong cuộc kiểm toán.
Chủ nhiệm kiểm toán/Chủ nhiệm kiểm toán cấp cao (Manager/Senior Manager) phụ trách hai vai trò quan trọng là chuyên gia kiểm toán (Audit Specialist) và người quản lý cuộc kiểm toán (Project Manager). Chủ nhiệm kiểm toán cùng với Giám đốc bộ phận kiểm toán là những người lập kế hoạch kiểm toán và quyết định các mức độ trọng yếu cho cuộc kiểm toán đó. Ngoài ra, chủ nhiệm kiểm toán còn phải kiểm soát để đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng chương trình đã đề ra, tuân thủ các chính sách kiểm toán của Công ty. Chủ nhiệm kiểm toán cũng phụ trách việc tạo dựng mối quan hệ với các cấp quản lý của khách hàng và tư vấn cho khách hàn._.g về các vấn đề tài chính kế toán phức tạp.
Kiểm toán viên phụ trách (Senior in charge): Là người trực tiếp quản lý công việc kiểm toán tại khách hàng, thiết kế các thủ tục kiểm toán, tiến hành phân công các công việc theo kế hoạch cho từng thành viên trong nhóm, hướng dẫn các cách thực hiện các thủ tục kiểm toán cho các trợ lý kiểm toán viên. Tất cả các vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm toán đều được các thành viên trong nhóm kiểm toán thông báo với kiểm toán viên phụ trách. Kiểm toán viên phụ trách sẽ xem xét và thông báo lại với chủ nhiệm kiểm toán nếu cần thiết. Ngoài ra, kiểm toán viên còn soát xét, kiểm tra công việc của các thành viên trong nhóm, đảm bảo các thủ tục, giấy tờ kiểm toán và các tài liệu khác tuân theo đúng quy định của EY Việt Nam.
Các kiểm toán viên thành viên (Senior 1/Senior 2): sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ cho kiểm toán viên phụ trách. Mỗi kiểm toán thành viên sẽ phụ trách một vài phần hành hay bước kiểm toán, và báo cáo kết quả công việc với kiểm toán viên phụ trách.
Các trợ lý kiểm toán viên (Staff): Đây là những kiểm toán viên có kinh nghiệm dưới 1 năm. Họ thường tham gia vào giai đoạn thực hiện kiểm toán, tiến hành các thử nghiệm tuân thủ và kiểm tra chi tiết theo kế hoạch có sẵn dưới sự giúp đỡ và giám sát của các kiểm toán viên thành viên khác.
1.4.2. Quy trình kiểm toán đang được áp dụng tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Biểu số 1.5: Quy trình kiểm toán tại EY Việt Nam
Lập kế hoạch kiểm toán và xác định rủi ro kiểm toán
Lập chiến lược và đánh giá rủi ro kiểm toán
Thực hiện các thủ tục kiểm toán
Kết thúc công việc kiểm toán và ra Báo cáo kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán là dịch vụ chủ yếu mà EY Việt Nam đang cung cấp cho khách hàng. Để đạt chất lượng cao trong hoạt động của mình, Công ty áp dụng quy trình kiểm toán chuẩn được áp dụng chung trên phạm vi toàn cầu dựa trên phương pháp kiểm toán GAMx. Việc thực hiện quy trình kiểm toán chuẩn tạo ra sự thống nhất trong việc thực hiện các bước công việc cần thiết, như là quy tắc chung được áp dụng tại các EY trên tất cả các nước. Tuy nhiên, quy trình này mang tính linh động, ngoài sự thống nhất chung, dựa vào điều kiện và đặc điểm môi trường kinh doanh tại từng thị trường, từng quốc gia mà quy trình kiểm toán có thể thay đổi mà vẫn đảm bảo được mức độ thống nhất nhất định với quy trình kiểm toán chung.
Ở EY Việt Nam hiện nay, quy trình kiểm toán gồm 4 bước.
1.4.2.1. Giai đoạn 1 - Lập kế hoạch kiểm toán và xác định rủi ro kiểm toán
Sau khi thực hiện các công việc trước khi kiểm toán do các trưởng nhóm kiểm toán và các lãnh đạo cấp cao hơn nhằm xác định các yếu tố sau: nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, khả năng chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các khách hàng lần đầu và tiếp tục kiểm toán cho các khách hàng truyền thống, ký kết hợp đồng và thảo luận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán; xác định và phân công trách nhiệm cho các thành viên tham gia vào cuộc kiểm toán cụ thể…; các trưởng nhóm và các cấp cao hơn cũng có nhiệm vụ lên kế hoạch kiểm toán và nhận diện các rủi ro kiểm toán. Trong giai đoạn này bao gồm các công việc chủ yếu sau:
Xem xét khả năng chấp nhận hay tiếp tục kiểm toán;
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng: thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, các thông tin về môi trường pháp lý, loại hình sở hữu, mục tiêu kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chính sách kế toán hay nhân sự đang được áp dụng…;
Đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống được thiết lập nhằm đảm bảo các mục tiêu: bảo vệ tài sản, đảm bảo tính tin cậy và chính xác của thông tin, đảm bảo tuân thủ pháp luật, và nâng cao hiệu quả, hiệu năng họat động của doanh nghiệp. Do vậy, hệ thống kiểm soát có vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Nhận diện ban đầu về những gian lận và sai sót tồn tại của khách hàng. Thông qua đó xác định những rủi ro kiểm toán mà Công ty có thể gặp phải.
Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và mức trọng yếu cho các khoản mục riêng lẻ.
Kiểm toán viên xác định các mức trọng yếu: PM (Planning materiality)- mức trọng yếu đối với toàn bộ báo cáo tài chính, TE (Tolarable error)- mức trọng yếu đối với từng khoản mục, SAD (Summary of audit differences)- tổng sai sót của các tài khoản trong khoản mục đó. PM thường bằng khoảng 50-75% tổng lợi nhuận trước thuế, TE được xác định bằng 50% PM và SAD bằng 5% PM. Tổng những sai sót nhỏ của từng tài khoản (Nominal amount) sẽ được tổng hợp lại và nếu số tổng lớn hơn SAD thì những sai sót của khoản mục này có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Xác định các khoản mục quan trọng trong quá trình kiểm toán (Significant Accounts) và các cơ sở dẫn liệu quan trọng liên quan đến các khoản mục kiểm toán có liên quan.
1.4.2.2. Giai đoạn 2 - Lập chiến lược và đánh giá rủi ro kiểm toán
Giai đoạn này cụ thể hóa các công việc đã được lên kế hoạch trong giai đoạn trước. Có thể nói đây là bước thực hiện các thủ tục kiểm toán đầu tiên. Những công việc trong giai đoạn này bao gồm:
Xác định các loại nghiệp vụ cần chú ý trong quá trình kiểm toán cùng các chính sách, quy định liên quan đến các nghiệp vụ này;
Hiểu rõ quy trình của các nghiệp vụ, những rủi ro dẫn đến sai sót và các thủ tục kiểm soát liên quan đến các nghiệp vụ;
Tiến hành kiểm toán toàn bộ (Walkthroughs);
Hiểu rõ và đánh giá tổng quan về báo cáo tài chính;
Lựa chọn các thủ tục kiểm soát để kiểm tra;
Hiểu rõ và đánh giá những hoạt động kiểm soát về hệ thống công nghệ thông tin của khách hàng;
Đánh giá rủi ro kiểm toán chung;
Thiết kế thử nghiệm kiểm soát;
Thiết kế thử nghiệm nhằm kiểm tra các bút toán chung và các thủ tục cơ bản nhằm phát hiện gian lận và sai sót;
Thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết;
Xây dựng các thủ tục kiểm toán chung;
Chuẩn bị và lưu trữ các tài liệu ghi nhớ liên quan đến cuộc kiểm toán.
1.4.2.3. Giai đoạn 3 - Thực hiện các công việc kiểm toán
Trước tiên, kiểm toán viên sẽ xem xét các sự kiện quan trọng xảy ra liên quan tới năm tài chính của khách hàng cũng như kết quả của cuộc kiểm toán giữa kỳ để xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung hay thay thế.
Trong giai đoạn này, các công việc chính bao gồm:
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát;
Thực hiện kiểm tra các bút toán hạch toán và các thủ tục chung nhằm phát hiện các gian lận và sai sót khác;
Tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán trên cơ sở cập nhật liên tục thông tin về khách hàng;
Thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết;
Thực hiện các thủ tục kiểm toán chung đã được xác định trong giai đoạn trước đó.
1.4.2.4. Giai đoạn 4 - Kết thúc công việc kiểm toán và ra Báo cáo kiểm toán
Đây là bước công việc cuối cùng trong quá trình kiểm toán tại EY Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên ý kiến kiểm toán về đối tượng kiểm toán của khách hàng. Trong giai đoạn này, tất cả các trắc nghiệm kiểm toán đã được hoàn tất. Nhóm kiểm toán sẽ họp (Wrap-up the Engagement) để đánh giá toàn bộ các công việc đã được thực hiện trong quá trình kiểm toán. Cũng trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp kết quả từ các nhân viên, lập Thư quản lý và Báo cáo kiểm toán trình lên cấp cao hơn để xét duyệt.
Công việc cuối cùng là Công ty sẽ họp với khách hàng để thông báo và thống nhất trong việc ra Báo cáo kiểm toán.
PHẦN 2: THỰC TIỄN THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM
Việc thực hiện kiểm toán theo một quy trình chuẩn sẽ giúp cho các kiểm toán viên thu thập được đầy đủ các bằng chứng phù hợp để đưa ra kết luận về đối tượng kiểm toán. Xét cho cùng thì mọi công việc thực hiện trong các bước trên đều nhằm mục đích thu thập thông tin và tạo cơ sở đưa ra kết luận để lập báo cáo kiểm toán. Các khách hàng của Công ty bao gồm các khách hàng tiềm năng và các khách hàng truyền thống. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên đối với những khách hàng mới sẽ khác so với các khách hàng đã được kiểm toán nhiều năm do những hiểu biết về đặc điểm môi trường, ngành nghề kinh doanh, và môi trường kiểm soát nội bộ còn hạn chế. Kiểm toán tài chính năm đầu tiên rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và liên quan đến mục tiêu biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng truyền thống của Công ty. Xuất phát từ điều này, EY Việt Nam đã xây dựng được những yêu cầu và phương pháp thu thập bằng chứng riêng trong kiểm toán tài chính đối với những khách hàng mới. Nhưng trước tiên, người viết muốn đề cập qua về mặt lý luận, cụ thể là vai trò và ý nghĩa của bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính.
2.1. Vai trò, ý nghĩa của bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 500- Bằng chứng kiểm toán: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác”. Như vậy, có thể nói rằng, bằng chứng kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một cuộc kiểm toán tài chính nào. Đây là cơ sở để hình thành nên ý kiến về đối tượng được kiểm toán. Những công việc được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán đều nhằm mục đích thu thập những thông tin, hiểu biết liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nếu không thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán phù hợp thì cũng có nghĩa cuộc kiểm toán chưa hoàn tất vì thiếu cơ sở để đưa ra kết luận về các thông tin tài chính của khách hàng. Thông thường, trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, bằng chứng được thu thập thông qua các thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết. Nếu một kiểm toán viên tiến hành một trong hai hoặc cả hai thử nghiệm này cùng lúc thì cũng có nghĩa kiểm toán viên đang tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán. Chính vì vậy, việc thu thập các bằng chứng kiểm toán đều phải căn cứ vào mục tiêu kiểm toán, và đến lượt mình, các bằng chứng kiểm toán lại giúp cho kiểm toán viên đạt được các mục tiêu kiểm toán đã định trước. Trong kiểm toán tài chính thì mục tiêu đó chính là nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính. Có thể nói rằng, bằng chứng kiểm toán chính là căn cứ để đưa ra kết luận về đối tượng được kiểm toán trên cơ sở phù hợp với mục tiêu kiểm toán.
Như vậy, bằng chứng kiểm toán có ý nghĩa đặc biệt trong mối quan hệ với kết luận kiểm toán. Trên thực tế, có nhiều loại bằng chứng kiểm toán và cách thức thu thập các bằng chứng kiểm toán cũng khác nhau. Bằng chứng có nhiều loại, và mỗi loại bằng chứng sẽ ảnh hưởng khác nhau đến kết luận kiểm toán. Chính vì vậy, nhiệm vụ của kiểm toán viên là phải chọn lựa được các phương pháp thu thập bằng chứng phù hợp với mục tiêu và đối tượng kiểm toán. Việc thu thập bằng chứng còn đặt trong mối quan hệ giữa thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán. Giới hạn về thời gian và chi phí đòi hỏi việc thu thập bằng chứng phải được thực hiện khoa học, hợp lý và phù hợp với đối tượng kiểm toán.
Không chỉ có ý nghĩa trong quá trình ra kết luận kiểm toán, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giải quyết mâu thuẫn giữa công ty kiểm toán và khách hàng sau cuộc kiểm toán. Vì là những thông tin được thu thập trong quá trình kiểm toán nên những bằng chứng kiểm toán chính là minh chứng cho công việc đã thực hiện của kiểm toán viên. Đây là căn cứ đánh giá chất lượng công việc của từng kiểm toán viên nói riêng cũng như của công ty kiểm toán nói chung. Nhà quản lý sẽ kiểm soát chất lượng kiểm toán thông qua xem xét tính đầy đủ và phù hợp của bằng chứng kiểm toán.
2.2. Những vấn đề liên quan đến thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
2.2.1. Các quy định, hướng dẫn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên
2.2.1.1. Trong giai đoạn xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán một khách hàng mới
Việc xem xét khả năng chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho một khách hàng mới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu không đánh giá thận trọng dựa trên những yêu cầu của EY toàn cầu thì rủi ro kiểm toán đối với Công ty sẽ cao, và do vậy ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của EY toàn cầu. Thông thường, trước khi chấp nhận kiểm toán một khách hàng mới, những yếu tố mà Công ty xem xét bao gồm:
Tính liêm chính của khách hàng;
Rủi ro kinh doanh của khách hàng;
Khả năng thực hiện kiểm toán: liệu có đủ điều kiện và dữ liệu cần thiết cho kiểm toán hay yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm của kiểm toán viên về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng…;
Tính độc lập của Công ty với khách hàng;
Phí kiểm toán.
Thông qua việc phân tích các yếu tố trên, Công ty ban đầu sẽ đánh giá được những rủi ro kiểm toán có thể gặp phải. Nếu rủi ro kiểm toán không cao và ở mức có thể chấp nhận được thì hợp đồng kiểm toán sẽ được ký kết. Tại EY Việt Nam, những chính sách nguyên tắc cần phải được tuân thủ khi xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán khách hàng mới là:
Chỉ có Chủ phần hùn (Partner) mới có quyền quyết định chấp nhận kiểm toán một khách hàng mới;
Trước khi chấp nhận một khách hàng mới, Công ty cần phải xem xét đến các chính sách khác của EY khu vực hay EY toàn cầu vì hợp đồng kiểm toán mới có thể ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của hệ thống EY toàn cầu.
Khi Chủ phần hùn nhận thấy có những yếu tố chưa rõ ràng trong hoạt động kinh doanh hay trong việc hình thành và phát triển của khách hàng thì Chủ phần hùn phải bàn bạc với các Chủ phần hùn cấp cao của khu vực (Area Managing Partner) hay Người dẫn đầu trong việc quản trị chất lượng và rủi ro kiểm toán trong khu vực (Area Quality and Risk Management Leader) trước khi chấp nhận kiểm toán một khách hàng mới.
2.2.1.2. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Một yêu cầu rất quan trọng trong EY Việt Nam khi chấp nhận kiểm toán một khách hàng mới là việc lập kế hoạch kiểm toán. Vì kiểm toán năm đầu tiên nên những thông tin về khách hàng còn hạn chế, do vậy, việc lập kế hoạch cần phải chi tiết và tuân theo những hướng dẫn về kế hoạch kiểm toán của hệ thống EY toàn cầu. Thông thường, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Công ty yêu cầu chỉ cần thu thập những thông tin chung nhất về đặc điểm hoạt động kinh doanh, các thủ tục ghi chép kế toán và những người chịu trách nhiệm trong công tác kế toán. Kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán sẽ không phải hiểu quá chi tiết về môi trường bên ngoài doanh nghiệp, những nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng hay cơ cấu và sự vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong trường hợp khách hàng mới đã được kiểm toán năm trước đó thì việc lập kế hoạch sẽ đơn giản hơn nhiều so với chưa được kiểm toán do có thể thu thập được các thông tin thông qua việc liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm. Hơn nữa, khách hàng đã có hiểu biết về công việc của công ty kiểm toán và biết cách chuẩn bị cho một cuộc kiểm toán nên sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong kiểm toán tài chính năm hiện hành. Kiểm toán tài chính năm đầu tiên chắc chắn sẽ không thể thuận lợi như kiểm toán tài chính định kỳ đối với khách hàng lâu năm của Công ty.
2.2.1.3. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán
Những thủ tục kiểm toán được miêu tả trong thanh công cụ Phương pháp kiểm toán (E&Y Audit Methodology) thông thường được ứng dụng trong các cuộc kiểm toán định kỳ hàng năm và dựa trên giả định rằng Công ty đã kiểm toán tài chính khách hàng năm trước. Tuy nhiên, khi Công ty đã ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng và bắt đầu kiểm toán năm đầu tiên thì trong suốt quá trình hình thành nên ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính, chắc chắn, việc tiến hành thêm các thủ tục khác là hết sức quan trọng và cần thiết. Những thủ tục kiểm toán bổ sung phải nhằm ba mục đích sau:
Thu thập những hiểu biết ban đầu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến lịch sử phát triển và cách thức tổ chức kinh doanh của khách hàng;
Xác định những chính sách và nguyên tắc kế toán được áp dụng tại khách hàng trong năm trước và xem xét sự nhất quán so với những chính sách và nguyên tắc kế toán được áp dụng trong năm hiện hành;
Kiểm tra tính chính xác của số dư các tài khoản tại thời điểm đầu năm kiểm toán.
Việc hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung khi kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty không chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng kiểm toán mà còn đảm bảo tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 510- Số dư đầu năm (ISA 510- Opening Balance) và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510- Kiểm toán năm đầu tiên- Số dư đầu năm tài chính (VSA 510). Phần lớn các khách hàng mới của EY Việt Nam đều là khách hàng đã được kiểm toán năm trước đó bởi một công ty khác. Vì vậy mà hầu hết trong các cuộc kiểm toán tài chính năm đầu tiên, Công ty đều đưa ra yêu cầu đối với các thành viên trong nhóm kiểm toán là phải thu thập được đầy đủ các bằng chứng phù hợp liên quan đến số dư đầu năm thông qua việc soát xét lại tài liệu làm việc của kiểm toán viên tiền nhiệm. Đồng thời, cũng phải xét đến trình độ và chuyên môn của kiểm toán viên tiền nhiệm. Những thủ tục được tiến hành khi kiểm toán số dư đầu năm nhằm xác định xem kiểm toán viên có thể dựa vào kết quả của kiểm toán viên tiền nhiệm không hay cần phải có những điều chỉnh cần thiết đối với số dư đầu năm đã được kiểm toán. Kiểm toán viên cũng nên chú ý đến những phát hiện của công ty kiểm toán trước để xác định ảnh hưởng đến số dư đầu năm tài chính và số dư cuối năm tài chính, vì hầu như những sai sót sẽ không được khách hàng điều chỉnh trong thời gian ngắn. Trong trường hợp, báo cáo tài chính của khách hàng năm trước chưa được kiểm toán thì các thành viên trong nhóm kiểm toán cần phải tiếp tục có các thủ tục khác để xem xét tính chính xác của số dư đầu năm, phục vụ cho việc kiểm toán trong năm tài chính năm hiện hành.
Việc thu thập những thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán trước hết sức cần thiết và sẽ giảm được khối lượng công việc cho kiểm toán tài chính năm hiện hành. Quá trình thu thập thông tin gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm.
Giai đoạn 2: Thu thập kết quả công việc của kiểm toán viên tiền nhiệm.
Giai đoạn 3: Kiểm tra các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên tiền nhiệm thông qua các thủ tục kiểm toán.
Mức độ tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước sẽ phụ thuộc vào kết quả của các thủ tục kiểm toán này. Nếu kiểm toán viên thấy tin tưởng thì những tài liệu thu thập được thông qua quá trình liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm sẽ được lưu lại thành giấy tờ làm việc của năm hiện hành và giống như bằng chứng kiểm toán cho kiểm toán tài chính năm hiện hành. Các thủ tục kiểm toán với báo cáo tài chính năm trước sẽ dừng ở đây và bắt đầu kiểm toán đến các thông tin, dữ liệu xảy ra trong năm hiện hành. Ngược lại, nếu những thủ tục, công việc mà kiểm toán viên tiền nhiệm thực hiện trong năm tài chính trước không phù hợp và chính xác và do vậy mà kết quả kiểm toán năm trước không đáng tin cậy thì kế hoạch kiểm toán năm nay sẽ coi báo cáo tài chính của khách hàng năm trước đó chưa được kiểm toán.
Có thể nói rằng, kế hoạch kiểm toán năm đầu tiên sẽ thuận lợi và đơn giản hơn rất nhiều nếu khách hàng đã được kiểm toán năm trước đó và báo cáo kiểm toán năm trước có độ chính xác cao. Tuy nhiên, cho dù có độ tin cậy cao hay không thì các thành viên trong nhóm kiểm toán đều cần phải thu thập đầy đủ những bằng chứng cần thiết, phục vụ cho việc ra kết luận kiểm toán năm hiện hành.
2.3. Những vấn đề liên quan đến kiểm toán tài chính năm đầu tiên
2.3.1. Số dư đầu năm
Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 510 “Số dư đầu năm” thiết lập các nguyên tắc và hướng dẫn liên quan đến báo cáo tài chính đuợc kiểm toán tài chính năm đầu tiên. Kiểm toán viên sẽ phải thu thập đầy đủ những bằng chứng phù hợp nhằm xác định số dư đầu năm có chính xác và liệu có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính năm được kiểm toán hay không. Khi kiểm toán số dư đầu năm, việc thu thập bằng chứng liên quan đến số dư đầu năm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Chính sách kế toán áp dụng tại khách hàng;
Báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán chưa và nếu được kiểm toán rồi thì có những điều chỉnh gì liên quan đến số dư cuối năm trước hay không. Việc điều chỉnh số dư cuối năm trước có thể giúp kiểm toán viên đánh giá phần nào tính chính xác của số dư tài chính năm hiện hành;
Tính chất của các tài khoản được sử dụng tại khách hàng và rủi ro tồn tại các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính năm hiện hành;
Tính trọng yếu của các số dư đầu năm liên quan đến số dư cuối năm trong báo cáo tài chính.
Việc tiến hành các thủ tục bổ sung đối với số dư đầu năm trong cuộc kiểm toán tài chính năm đầu tiên để xác định các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu cuối năm trước có được trình bày trung thực, hợp lý và tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và nguyên tắc kế toán được áp dụng tại Việt Nam. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng sẽ thực hiện các thủ tục nhằm xác định tính nhất quán của các chính sách kế toán được áp dụng trong năm hiện hành so với năm trước. Nếu kiểm toán viên đánh giá là có thể tin tưởng vào độ chính xác và tin cậy của số dư đầu năm đã được kiểm toán viên tiền nhiệm kiểm toán năm trước, kiểm toán viên cần phải thu thập, kiểm tra tài liệu và hồ sơ kiểm toán năm trước. Ngược lại, nếu không thấy tin tưởng vào công việc của kiểm toán viên tiền nhiệm, hay đơn giản đây là năm đầu tiên mà khách hàng được kiểm toán thì kiểm toán viên phải thực hiện thêm một số thủ tục bổ sung. Những thủ tục bổ sung này sẽ chủ yếu nhằm xác định ảnh hưởng của số dư cuối năm trước đến những khoản mục được coi là trọng yếu trong năm kiểm toán hiện hành.
2.3.2. Số dư cuối năm
Việc đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng chủ yếu thông qua các báo cáo tài chính. Mục đích kiểm toán chính là xác định xem các khoản mục trình bày trên các báo cáo tài chính có được trình bày trung thực và hợp lý và có ảnh hưởng trọng yếu đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán hay không. Số dư cuối năm được hình thành từ số dư đầu năm, cùng những biến động tăng giảm trong năm. Do vậy, khi kiểm toán số dư cuối năm, cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với kiểm toán số dư đầu năm.
2.4. Thực tiễn thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
2.4.1. Đối với báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã kiểm toán nhưng kiểm toán viên không thấy thỏa mãn
Công ty A là một công ty liên doanh với 70% vốn góp từ nước ngoài và 30% vốn góp từ Việt Nam được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 2005. Công ty A chuyên kinh doanh các sản phẩm thủy hải sản và thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường trong nước.
Khác với kiểm toán thường niên đối với những khách hàng truyền thống, ngoài việc tìm hiểu những thông tin theo hướng dẫn của EY toàn cầu nói chung như: bản chất doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp, nguyên tắc và chính sách kế toán…khi kiểm toán Công ty A- là công ty mà báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán, kiểm toán viên đã tăng cường thực hiện một số thử nghiệm thay thế nhằm kiểm tra tính chính xác của số dư đầu năm. Đây là bước công việc quan trọng vì những điều chỉnh liên quan đến số dư đầu năm (nếu có) ảnh hưởng rất nhiều đến số dư cuối năm được kiểm toán.
2.4.1.1. Trong giai đoạn chấp nhận kiểm toán
Việc chấp nhận kiểm toán Công ty A là do các chủ phần hùn của EY Việt Nam đảm nhiệm. Quy trình đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Công ty A được tiến hành theo những quy định chung của EY toàn cầu. Trước khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, chủ phần hùn phụ trách việc ký kết hợp đồng với Công ty A sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để đánh giá những yếu tố liên quan đến kiểm toán tài chính năm đầu tiên theo quy định của EY toàn cầu (ví dụ: những thông tin tổng quan nhất về Công ty A, những biến động lớn trong hoạt động kinh doanh từ lúc thành lập đến bây giờ, loại hình ý kiến kiểm toán năm trước (nếu có), những nhân tố ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Công ty A trên thị trường, những yếu tố có thể làm giảm rủi ro kiểm toán, những yếu tố có thể tin tưởng vào tính liêm chính của Ban quản lý…Ngoài ra, một phần quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán là xem xét các nhân tố rủi ro liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kiểm toán sau này: thái độ của Ban Giám đốc, môi trường nội bộ và bên ngoài, tình hình tài chính, chức năng của tài chính và kế toán, các bên khác có liên quan).
Tất cả những câu hỏi liên quan đến những yếu tố trên sẽ có trong mẫu giấy tờ phục vụ cho công tác đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Việc thực hiện các thủ tục trong giai đoạn này được thực hiện bởi chủ phần hùn thông qua nói chuyện với Ban quản lý Công ty A và trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm năm trước và chỉ có chủ phần hùn mới có quyền quyết định chấp nhận kiểm toán hay không.
Chủ phần hùn có trách nhiệm đánh giá là “có”, hay “không”, rồi tích dấu “x” vào “Y” hoặc “N”. Sau khi xem xét tổng hợp các yếu tố trên, chủ phần hùn đánh giá rủi ro kiểm toán nói chung và chấp nhận kiểm toán Công ty A. Mẫu giấy tờ này cũng được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán.
2.4.1.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Năm trước, Công ty A chưa được kiểm toán, do vậy khi tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên đã chú trọng vào việc thực hiện các thủ tục bổ sung đối với số dư đầu năm.
a, Khoản mục tiền
Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm của khoản mục tiền bao gồm:
Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền;
Kiểm tra bảng chỉnh hợp số dư tiền gửi ngân hàng; xem chi tiết những khoản trọng yếu; đảm bảo sự khớp đúng giữa sổ sách kế toán và sổ phụ ngân hàng;
Gửi thư xác nhận tiền gửi ngân hàng (số dư đầu năm);
Kiểm tra tiền thu vào, chi ra, tiền đang chuyển được ghi đúng niên độ.
b, Khoản mục đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn)
Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm của khoản mục đầu tư ngắn hạn bao gồm:
Thu thập bảng tổng hợp chứng khoán tại thời điểm đầu năm tài chính.
Kiểm tra giá trị chứng khoán, các khoản lãi lỗ được ghi nhận phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 25 “Kế toán các khoản đầu tư”.
Kiểm tra giá trị thị trường và giá trị của chứng khoán đầu năm tài chính.
Thu thập bằng chứng xác nhận quyền sở hữu và sự hiện hữu của chứng khoán từ người nắm giữ chứng khoán.
Tính lại lãi và cổ tức dồn tích đã được ghi nhận đúng vào đầu năm tài chính.
Để kiểm tra quyền sở hữu chứng khoán vào đầu năm, kiểm toán viên đã chú ý đến ngày hiệu lực và ngày đáo hạn của chứng khoán. Phiếu thu lãi và cổ tức cũng cung cấp bằng chứng về quyền sở hữu chứng khoán đầu năm tài chính.
c, Khoản mục nợ phải thu
Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm của khoản mục nợ phải thu bao gồm:
Kiểm tra danh sách các khoản phải thu theo tuổi nợ, đối chiếu số dư trên danh sách với sổ cái, sổ chi tiết phải thu khách hàng.
Thu thập danh sách thương phiếu phải thu; kiểm tra những khoản mục bất thường, đối chiếu số dư giữa sổ chi tiết thương phiếu phải thu với sổ cái.
Kiểm tra các khoản đã thu được sau ngày lập báo cáo tài chính có được ghi đúng niên độ hay không.
Chọn một vài hóa đơn và vận đơn đường biển trước và sau ngày đầu năm tài chính để kiểm tra xem doanh thu bán hàng có được ghi đúng niên độ hay không.
Kiểm tra lãi dồn tích được ghi nhận đúng vào ngày đầu năm tài chính.
Kiểm tra các khoản phải thu bất thường với người sở hữu doanh nghiệp, giám đốc, cổ đông, và các công ty có liên quan.
Kiểm tra lại việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi bằng cách tham khảo danh sách các khoản phải thu theo tuổi nợ, các khoản phải thu khó đòi đã được thu hồi, bút toán điều chỉnh các khoản phải thu vào đầu năm tài chính.
Kiểm tra những quy định về chiết khấu thanh toán, những bút toán điều chỉnh cho các khoản chiết khấu, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán … đã được ghi chép đúng niên độ.
d, Khoản mục hàng tồn kho
Khó khăn lớn nhất khi kiểm toán năm đầu tiên đối với khoản mục hàng tồn kho liên quan đến số dư hàng tồn kho vào đầu năm. Những thủ tục thay thế và bổ sung có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoạt động và mức độ phức tạp của khoản mục hàng tồn kho, tùy huộc vào tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, tính trọng yếu của khoản mục hàng tồn kho. Kiểm toán viên sẽ phán đoán để đưa ra các thủ tục cần thiết trong từng trường hợp cụ thể. Kiểm toán viên có thể kiểm lại số dư đầu năm của khoản mục hàng tồn kho nếu :
Khách hàng tiến hành kiểm kê hàng tồn kho vào ngày bắt đầu niên độ kế toán và tiếp tục theo dõi chi tiết hàng tồn kho nhập xuất trong năm.
Khách hàng ghi nhận hàng tồn kho thường xuyên và điều chỉnh hàng tồn kho khi kiểm kê định kỳ, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính vào ngày kết thúc niên độ nhằm chứng minh tính chính xác của việc ghi nhận hàng tồn kho.
Trong những trường hợp này, kiểm toán viên áp dụng cùng một thủ tục kiểm toán. Một số thủ tục có thể thực hiện:
Đối chiếu số lượng hàng tồn kho nhập, xuất từ đầu năm đến thời điểm kiểm kê thực tế và tính ra hàng tồn kho đầu năm.
Kiểm tra số lượng hàng tồn kho nhập, xuất trước và sau thời điểm đầu năm tài chính được ghi chép đúng niên độ.
Phân tích số liệu thống kê về số vòng quay hàng tồn kho, số lượng hàng tồn kho vào thời điểm đầu năm tài chính.
Thảo luận, phỏng vấn nhân viên chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý, kiểm kê hàng tổn kho.
Thủ tục kiểm toán nhằm đánh giá và kiểm tra tính chính xác về số học của hàng tồn kho đầu năm thường giống như những thủ tục kiểm toán hàng tồn kho cuối năm. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra xem các hoạt động nhập xuất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho có được ghi chép đúng niên độ. Thí dụ: hàng tồn kho được bán ra tiếp theo thời điểm đầu năm tài chính với giá thấp hơn giá vốn, nguyên nhân giá bán thấp hơn giá vốn đã được biết chính xác vào thời điểm đầu năm nhưng hàng tồn kho vẫn chưa được đánh giá thấp hơn giá trị thị trường tại thời điểm đầu năm.
Một số thủ tục phân tích được áp dụng để kiểm toán số dư đầu năm của hàng tồn kho:
So sánh lợi nhuận gộp, số vòng quay hàng tồn kho, đá._.ục để phù hợp với đặc điểm khách hàng và điều kiện của cuộc kiểm toán nhằm thu thập được những bằng chứng cần thiết và có độ tin cậy cao nhất cho quá trình ra kết luận kiểm toán.
3.1.3. Nhận xét về các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 510 (ISA 510), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 (VSA 510) cùng những quy định, hướng dẫn của EY liên quan tới kiểm toán tài chính năm đầu chính là những cơ sở để kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán khi kiểm toán năm đầu tại Công ty A và Công ty B.
3.1.3.1. Nhận xét chung về cách thức sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng
Khi thực hiện kiểm toán tài chính năm đầu tiên, kiểm toán viên đã sử dụng nhiều các phương pháp thu thập bằng chứng như: phỏng vấn, điều tra, quan sát, tính toán lại, gửi thư xác nhận, thủ tục phân tích. Các phương pháp này luôn được kết hợp với nhau trong quá trình thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục cụ thể. Điều này giúp nâng cao tính tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu được.
Những phương pháp được sử dụng kết hợp khi kiểm toán các khoản mục cụ thể bao gồm:
Đối với khoản mục tiền: thủ tục phân tích, gửi thư xác nhận, điều tra, tính toán lại tài liệu;
Đối với khoản mục hàng tồn kho: thủ tục phân tích, điều tra, tính toán lại tài liệu, quan sát;
Đối với khoản mục phải thu khách hàng và phải trả người bán: thủ tục phân tích, gửi thư xác nhận, điều tra, tính toán lại tài liệu;
Khoản mục tiền lương: thủ tục phân tích, điều tra, phỏng vấn, tính toán lại tài liệu;
Khoản mục thuế, khấu hao tài sản cố định: thủ tục phân tích, điều tra, tính toán lại tài liệu…
Ba phương pháp thu thập bằng chứng thông qua điều tra, tính toán tài liệu kết hợp với phân tích dữ liệu được sử dụng nhiều nhất, trong tất cả các chu trình và khoản mục.
3.1.3.2. Nhận xét về cách thức sử dụng từng kỹ thuật thu thập bằng chứng
a, Thu thập bằng chứng thông qua phỏng vấn, quan sát
Kiểm toán viên đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khi kiểm toán tài chính năm đầu tiên. Vì là năm đầu tiên thực hiện kiểm toán nên những hiểu biết về khách hàng còn rất hạn chế. Khâu tìm hiểu khách hàng đóng một phần quan trọng trong việc đánh giá rủi ro, xác định bản chất và quy mô những khoản mục kiểm toán. Kiểm toán viên đã tiến hành tìm hiểu khách hàng thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc, nhân viên, liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm và quan sát để mô tả hệ thống kế toán, công tác quản lý hàng tồn kho, quá trình mua hàng- ghi nhận hàng mua…Quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ cũng phụ thuộc phần nào vào việc báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước hay chưa. Tuy nhiên, việc thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua phỏng vấn khách hàng chưa được thống nhất trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên thường chỉ sử dụng Bảng câu hỏi để thu thập những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, ít sử dụng lưu đồ.
b, Thu thập bằng chứng thông qua xác nhận
Việc gửi thư xác nhận được kiểm toán viên áp dụng đối với các khoản mục: tiền, phải thu khách hàng, phải trả người bán, hàng gửi bán. Khi sử dụng phương pháp này, kiểm toán viên chỉ quan tâm tới việc gửi thư xác nhận cho số dư của các khoản mục này vào thời điểm 30/11, mà không gửi thư xác nhận đối với số dư tại thời điểm 31/12. Ngoài ra, việc xác định mẫu các khoản gửi thư xác nhận là do phần mềm Microstart của EY toàn cầu thực hiện. Dựa vào đó, kiểm toán viên thường sẽ chọn những tài khoản có số dư lớn để yêu cầu khách hàng gửi thư xác nhận cho bên thứ ba (các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp). Việc lựa chọn những khoản gửi thư xác nhận có thể dẫn tới rủi ro do kiểm toán viên bỏ qua những tài khoản có số dư nhỏ hơn, vì có thể nếu xảy ra sai sót nhỏ, nhưng tổng hợp và lũy kế của sai sót này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính được kiểm toán.
Khi kiểm toán Công ty A, kiểm toán viên không tiến hành gửi thư xác nhận đối với hàng tồn kho do bên thứ ba nắm giữ do tại Công ty A thì tài khoản 157- Hàng gửi bán không có số dư. Tuy nhiên, tại Công ty B, tài khoản này còn số dư. Việc kiểm toán viên chỉ gửi thư xác nhận số dư tài khoản này tại thời điểm 30/11 có thể có những rủi ro nhất định. Kiểm toán viên sẽ không chứng kiến và quan sát được những hàng tồn kho này, và do vậy, có thể một số cơ sở dẫn liệu liên quan đến hàng tồn kho này bị trình bày lệch lạc (tính hiện hữu, tính giá và đo lường). Chính vì vậy, loại thư xác nhận hàng tồn kho được nắm giữ bởi bên thứ ba có thể không có độ tin cậy cao.
c, Thu thập bằng chứng thông qua kiểm kê
Khi kiểm toán Công ty A và Công ty B, kiểm toán viên đều không thực hiện kiểm kê tiền mặt tại quỹ và kiểm kê hàng tồn kho. Kiểm toán viên chỉ tiến hành thu thập các Biên bản kiểm kê tiền và Biên bản kiểm kê hàng tồn kho của khách hàng vào thời điểm 30/11 và 31/12. Sau đó, căn cứ vào các chứng từ tăng giảm liên quan đến các tài khoản tiền và hàng tồn kho từ thời điểm 30/11 đến 31/12, kiểm toán viên sẽ xác định được số dư của các tài khoản này tại thời điểm 31/12. Có thể nhận thấy, kiểm toán viên đã không tham gia vào quá trình kiểm kê tại khách hàng, do vậy, sẽ khó chắc chắn được là số dư trên Biên bản kiểm kê có chính xác hay không. Mặt khác, có một rủi ro nữa có thể xảy ra đối với kiểm toán viên là việc tồn tại những sai sót và gian lận đối với những tài liệu, chứng từ hạch toán từ 30/11 đến 31/12 (liên quan đến tính hiện hữu và trọn vẹn của những nghiệp vụ tăng giảm tiền mặt và hàng tồn kho).
d, Thu thập bằng chứng thông qua điều tra, tính toán lại tài liệu
Phương pháp này thường được áp dụng đối với khoản mục Tài sản cố định, Khấu hao tài sản cố đinh. Thông thường, kiểm toán viên sẽ kiểm tra đối với số dư tài khoản tại thời điểm 30/11 và cũng dựa vào các chứng từ hạch toán liên quan đến các nghiệp vụ tăng giảm từ 30/11 đến 31/12 để tính ra số dư của tài khoản 31/12. Đối với các nghiệp vụ tăng, giảm trong năm, kiểm toán viên thông thường sẽ lựa chọn những nghiệp vụ có số phát sinh lớn để tiến hành kiểm tra chi tiết, phục vụ cho công tác tình toán lại. Việc lựa chọn những khoản này cũng có rủi ro giống như phần lựa chọn những khoản để gửi thư xác nhận. Kiểm toán viên đã bỏ qua nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ, và nếu xảy ra sai phạm đối với những nghiệp vụ này thì sai sót tổng cộng hoặc lũy kế có thể ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính đang được kiểm toán.
đ, Thu thập bằng chứng thông qua thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được sử dụng đối với hầu hết các chu trình và khoản mục. Đây là phương pháp thu thập bằng chứng đơn giản, tốn ít thời gian nhưng hiệu quả. Thông qua phân tích các thông tin trên báo cáo tài chính liên quan, kiểm toán viên có thể dễ dàng nhận thấy những biến động bất thường liên quan đến khoản mục đang phân tích. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho những biến động bất thường đó. Thông thường, đầu tiên, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích biến động chung đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, sau đó sẽ sử dụng thủ tục phân tích đối với tất cả các tài khoản chi tiết liên quan đến khoản mục hay chu trình đó (dựa trên việc đối chiếu khớp đúng với sổ cái và báo cáo tài chính). Những biến động mà kiểm toán viên tìm hiểu được thông qua thủ tục phân tích này sẽ làm căn cứ để kiểm toán viên lựa chọn những tài khoản chi tiết quan trọng để thực hiện những thủ tục kiểm toán khác. Nhìn chung, kiểm toán viên sử dụng cả phân tích ngang, phân tích dọc, phân tích tỷ suất. Trong đó, phân tích ngang là chủ yếu (so sánh số liệu năm này với cùng kỳ năm trước, so sánh số liệu cuối tháng này với cuối tháng trước).
3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
3.2.1. Kiến nghị chung về mặt phương pháp luận
Như đã nói ở trên, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 510 (ISA 510) và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 (VSA 510) thiết lập những nguyên tắc chung nhất cho một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên. Tại EY Việt Nam, ngoài việc tuân thủ hai chuẩn mực này thì còn phải tuân thủ những chính sách khác của hệ thống EY toàn cầu. Tuy nhiên, những nguyên tắc, chính sách này còn rất chung chung, không cụ thể đối với từng nước, với từng loại hình khách hàng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán tài chính năm đầu tiên đối với những khách hàng mới, Công ty nên có những quy định, hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn, phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ứng với những lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau.
3.2.2. Kiến nghị đối với việc thực hiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên
3.2.2.1. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua phỏng vấn, quan sát
Trong quá trình phỏng vấn, quan sát hoạt động thực tế tại khách hàng, kiểm toán viên chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi để mô tả lại hệ thống kế toán, công tác quản lý hàng tồn kho, quá trình mua hàng- nhận hàng- ghi nhận hàng mua,…Việc sử dụng lưu đồ là rất ít. Hơn nữa, cách thức sử dụng lưu đồ còn chưa thống nhất. Do vậy, Công ty nên sử dụng các ký hiệu thống nhất để vẽ lưu đồ trong các cuộc kiểm toán. Đây sẽ là cách thu thập những thông tin về khách hàng một cách hiệu quả, dễ sử dụng và trên hết là tạo được sự thống nhất trong các cuộc kiểm toán khác nhau.
3.2.2.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua gửi thư xác nhận
Đối với tài khoản tiền, phải thu khách hàng, phải trả người bán, kiểm toán viên thường sẽ tiến hành gửi thư xác nhận tại thời điểm 30/11. Kiểm toán viên thường chọn những đối tượng có số dư lớn. Để giảm thiểu rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên nên mở rộng quy mô mẫu chọn, lựa chọn ngẫu nhiên thêm những khoản để gửi thư xác nhận, không bao gồm những khoản có số dư lớn. Việc làm này có thể phát hiện ra được những sai phạm nhỏ nhưng tổng hợp hoặc lũy kế của sai phạm này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Ngoài ra, kiểm toán viên cũng nên tăng cường gửi thư xác nhận tại thời điểm 31/12 đối trong tất cả các cuộc kiểm toán, kết hợp với việc kiểm tra bảng đối chiếu số dư cuối kỳ người mua, nhà cung cấp, ngân hàng với số dư cuối kỳ của khách hàng. Trong trường hợp số lượng người mua, người bán, ngân hàng nhỏ thì kiểm toán viên nên tiến hành gửi thư xác nhận đối với tất cả những đối tượng này.
Đối với tài khoản hàng gửi bán: Kiểm toán viên nên kết hợp với phương pháp kiểm kê để tăng tính tin cậy cho số dư cuối kỳ của hàng gửi bán.
3.2.2.3. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua kiểm kê
Kiểm toán viên không trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm kê đối với khoản mục tiền mặt tại quỹ và hàng tồn kho. Do vậy, rủi ro kiểm toán liên quan đến các cơ sở dẫn liệu như tính trọn vẹn, hiện hữu và định giá có thể cao.
Việc không trực tiếp kiểm kê mà chỉ tiến hành thu thập các biên bản kiểm kê của khách hàng đồng nghĩa kiểm toán viên không thể tận mắt quan sát quá trình kiểm kê hay quan sát thực trạng, đếm số lượng tiền mặt tồn quỹ và hàng tồn kho thực tế. Hơn nữa, có thể tồn tại những sai phạm liên quan đến các chứng từ hạch toán tăng giảm từ thời điểm 30/11 đến 31/12, và do vậy, nếu các biên bản kiểm kê của khách hàng có độ tin cậy cao thì việc tính toán lại số dư cuối kỳ của kiểm toán viên sẽ có thể không chính xác. Để giảm thiểu rủi ro này, kiểm toán viên nên yêu cầu thêm khách hàng thực hiện các cuộc kiểm kê khác, có sự chứng kiến trực tiếp của kiểm toán viên. Có như vậy, kiểm toán viên mới thu thập được những bằng chứng có độ tin cậy cao nhằm chứng minh cho sự hiện hữu của tiền mặt tại quỹ hay hàng tồn kho.
Kiểm toán viên cũng nên thực hiện kiểm kê đối với hàng tồn kho do bên thứ ba nắm giữ (kết hợp kiểm tra lại tài liệu liên quan giữa hai bên) để tránh trường hợp số hàng tồn kho đó không có thật hay không thuộc quyền sơ hữu của khách hàng.
3.2.2.4. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua điều tra, tính toán lại tài liệu
Như đã phân tích ở trên, kiểm toán viên khi sử dụng phương pháp thu thập bằng chứng thông quan điều tra, tính toán lại tài liệu đã lựa chọn những nghiệp vụ có số phát sinh lớn để tiến hành kiểm tra chi tiết rồi tính toán lại. Rủi ro trong trường hợp này cũng giống như rủi ro khi chọn mẫu để gửi thư xác nhận. Vì vậy, kiểm toán viên nên tăng cường số lượng mẫu để thực hiện kiểm tra chi tiết kết hợp với việc tính toán lại những dữ liệu liên quan đến nghiệp vụ đó. Đối với những nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định, do số lượng các nghiệp vụ phát sinh ít nên kiểm toán viên nên lựa chọn tất cả các nghiệp vụ để kiểm tra. Cách thu thập bằng chứng theo cách này nên được tiến hành phối hợp với các kỹ thuật khác như: kiểm kê, quan sát.
3.2.2.5. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua sử dụng các thủ tục phân tích
Có thể nói rằng thủ tục phân tích rất hữu ích trong việc nhận biết những biến động bất thường của khoản mục nói chung và của các tài khoản cụ thể nói riêng. Khi thực hiện kiểm toán Công ty A và Công ty B, kiểm toán viên đã thực hiện rất nhiều các thủ tục phân tích đối với những số dư cuối năm tài chính hay đối với những biến động tăng, giảm trong năm. Phương pháp thu thập bằng chứng này thường là: so sánh số liệu giữa các thời kỳ với nhau, tính ra một số tỷ lệ của các chỉ tiêu có liên quan với nhau như tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay phải thu khách hàng, tỷ lệ nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, thành phẩm trên hàng tồn kho…Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục đối với số dư đầu năm, kiểm toán viên không sử dụng thủ tục phân tích. Do vậy, để tăng độ tin cậy bằng chứng thu được về số dư đầu năm, kiểm toán viên nên tăng cường sử dụng thêm các thủ tục phân tích. Cụ thể:
Kiểm toán viên có thể so sánh số liệu đầu năm với số liệu kế hoạch, dự toán tại thời điểm cuối năm trước (đầu năm kiểm toán) để thấy được những chênh lệch, và xu hướng điều chỉnh năm nay của khách hàng.
So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với những chỉ tiêu bình quân ngành cũng có thể giúp kiểm toán viên hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cần chú ý sự khác biệt về quy mô, về việc áp dụng chính sách kế toán giữa các đơn vị.
Trong quá trình so sánh, nếu phát hiện được các biến động bất thường, chẳng hạn như khi có những sai biệt lớn, các tỷ lệ ngoài dự kiến, những thông tin tài chính không nhất quán với các bằng chứng kiểm toán thu thập được…kiểm toán viên cần tiến hành điều tra xác minh bằng cách:
Phỏng vấn người quản lý đơn vị, hoặc xác minh lại các giải trình của đơn vị.
Cân nhắc và sử dụng các thủ tục kiểm toán khác để có được kết luận hợp lý.
Nhìn chung, việc sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng tại EY Việt Nam là rất tốt. Kiểm toán viên đã tuân thủ đúng theo những chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam hay những hướng dẫn của EY toàn cầu trong khi thực hiện kiểm toán tài chính năm đầu tiên. Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lượng kiểm toán, giúp Công ty tạo niềm tin cho khách hàng trong những năm kiểm toán tiếp theo. Hoàn thiện phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán sẽ là một nhân tố quan trọng giúp Công ty đạt được mục tiêu kinh doanh của mình là “Người cung cấp mọi giải pháp”, và trong việc thực hiện được mục tiêu biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng truyền thống.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các công ty kiểm toán đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong việc lành mạnh hóa thông tin tài chính. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đang thật sự đi vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới. Có thể nói rằng, tên tuổi của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam góp phần không nhỏ trong việc xây dựng uy tín và hình ảnh của Ernst & Young toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp. Ernst & Young Việt Nam đang cùng với Ernst & Young tại các khu vực khác mở rộng quy mô, và đổi mới phương pháp hoạt động để nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Điều này xứng đáng với những danh hiệu mà Công ty được trao tặng cùng với phương châm hoạt động “Chất lượng trong mọi việc chúng tôi làm” và chính sách “Con người là trên hết”. Ernst & Young xứng đáng là thương hiệu dẫn đầu trong làng kiểm toán tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Ngày nay, các dịch vụ kiểm toán ngày càng khẳng định được tầm quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên môn có chất lượng cao. Báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán chính là cơ sở cho quá trình ra quyết định quản lý kinh tế vĩ mô, quản lý kinh doanh hay đầu tư. Do vậy, việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán tài chính có uy tín và chất lượng là mục tiêu hàng đầu của các công ty kiểm toán hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa, các công ty phải không ngừng hoàn thiện các phương pháp kiểm toán. Trong đó, hoàn thiện các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán là một trong những nhân tố hàng đầu, giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận chính xác về đối tượng kiểm toán. Có thể nhận thấy, tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụng hiệu quả, đặc biệt, Công ty đã phát triển hợp lý dựa trên những chuẩn mực chung kiểm toán chung và những quy định hướng dẫn của Ernst & Young toàn cầu trong quá trình kiểm toán tài chính năm đầu tiên.
Quá trình kiểm toán tài chính năm đầu tiên sẽ có khác biệt nhiều so với những cuộc kiểm toán thường niên, do có nhiều hạn chế về khách hàng. Để nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, giảm thiểu rủi ro, tạo niềm tin cho các khách hàng mới thì các công ty kiểm toán phải cân nhắc sử dụng các phương pháp thu thập bằng chứng một cách có hiệu quả nhất, nhằm thu thập được đầy đủ các bằng chứng có độ tin cậy cao nhất.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề thực tập này.
Sinh viên
Phạm Thị Hương Giang
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu xác nhận các khoản phải thu
[Ngày]
[Tên khách hàng]
[Địa chỉ]
Kính gửi Quý Công ty,
Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young đang tiến hành kiểm toán các Báo cáo tài chính của Công ty chúng tôi và muốn xác nhận các khoản Quý Công ty còn nợ Công ty chúng tôi vào [ngày]. Đề nghị Quý Công ty so sánh số dư của chúng tôi với số dư trên sổ của Quý Công ty, và xác nhận rằng số dư này là đúng, hoặc cung cấp chi tiết các khoản chênh lệch. Sau đó, Quý Công ty ký vào đề nghị xác nhận này và gửi lại bằng phong bì kèm theo trực tiếp cho Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi.
Đề nghị Quý Công ty đồng thời gửi xác nhận số dư này trực tiếp qua fax về Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi trước hoặc vào ngày.......................theo địa chỉ dưới đây, đến người nhận.......................
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Trung tâm thương mại Deaha
Tầng 15, 360 Kim Mã
Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-8315 100
Fax: 84-4-8315 090
Sổ sách của Công ty chúng tôi ghi nhận vào [ngày] có [số tiền] phải thu từ Quý Công ty. Đề nghị xác nhận này không phải là yêu cầu trả tiền và các khoản thanh toán cũng không được chuyển cho Ernst & Young.
Chúng tôi rất mong nhận được trả lời sớm của Quý Công ty.
Kính thư,
[Tên khách hàng]
XÁC NHẬN
Đồng ý ------- Không đồng ý: ------- (Chi tiết kèm theo)
Chữ ký và dấu: ----------------------------------------- Ngày:-------------
Họ và tên (viết hoa): -----------------------------------------
Chức vụ : -----------------------------------------
Phụ lục 2: Mẫu xác nhận các khoản phải trả
[Ngày]
[Tên nhà cung cấp]
[Địa chỉ]
Kính gửi Quý Công ty,
Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young đang tiến hành kiểm toán các Báo cáo tài chính của Công ty chúng tôi và muốn xác nhận các khoản mà Công ty chúng tôi còn nợ Quý Công ty vào [ngày]. Đề nghị Quý Công ty so sánh số dư của chúng tôi với số dư trên sổ của Quý Công ty, và xác nhận rằng số dư này là đúng, hoặc cung cấp chi tiết các khoản chênh lệch. Sau đó, Quý Công ty ký vào đề nghị xác nhận này và gửi lại bằng phong bì kèm theo trực tiếp cho Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi.
Đề nghị Quý Công ty đồng thời gửi xác nhận số dư này trực tiếp qua fax về Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi trước hoặc vào ngày.......................theo địa chỉ dưới đây, đến người nhận.......................
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Trung tâm thương mại Deaha
Tầng 15, 360 Kim Mã
Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-8315 100
Fax: 84-4-8315 090
Sổ sách của Công ty chúng tôi ghi nhận vào [ngày] có [số tiền] phải trả cho Quý Công ty. Đề nghị xác nhận này không phải là yêu cầu trả tiền và các khoản thanh toán cũng không được chuyển cho Ernst & Young.
Chúng tôi rất mong nhận được trả lời sớm của Quý Công ty.
Kính thư,
[Tên nhà cung cấp]
XÁC NHẬN
Đồng ý ------- Không đồng ý: ------- (Chi tiết kèm theo)
Chữ ký và dấu: ----------------------------------------- Ngày:-------------
Họ và tên (viết hoa): -----------------------------------------
Chức vụ : -----------------------------------------
Phụ lục 3: Mẫu xác nhận các số dư tiền gửi ngân hàng
(xin đề nghị Công ty điền địa chỉ, số fax và số điện thoại của các ngân hàng có tài khoản vào đây)
GIẤY YÊU CẦU XÁC NHẬN NGÂN HÀNG
Kính gửi Quý Ngân hàng,
Công ty Kiểm toán Quốc tế Ernst & Young đang tiến hành kiểm toán đối với các Báo cáo Tài chính của Công ty chúng tôi cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và mong muốn Quý Ngân hàng cung cấp các thông tin liên quan tới tài khoản của Công ty chúng tôi vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 như sau:
Số dư cuả tất cả các tài khoản, bao gồm cả các khoản tiền được đặt cọc.
Lãi đã phát sinh nhưng chưa tính vào số dư trên.
Chi tiết các khoản vay, thấu chi và các hình thức tín dụng khác, chỉ rõ các khoản bảo đảm hay không cũng như tính chất của các bảo đảm tín dụng nếu có.
Trái phiếu Ngân hàng giữ để chiết khấu.
Cổ phiếu, chứng khoán Ngân hàng giữ, nói rõ có các bảo đảm hay không, nếu là các trái khoán vô danh thì chúng được đăng ký dưới tên ai.
Các khoản bảo lãnh mà Công ty dành cho Ngân hàng và các khoản mà Ngân hàng bảo lãnh cho Công ty.
Bất cứ một quyền khấu trừ nào có liên quan đến bên thứ ba mà Ngân hàng đã được Công ty dành cho.
Những cam kết cho những hợp đồng có kỳ hạn, trao đổi ngoại hối.
Danh sách chữ ký đăng ký vào ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Chân thành sự cảm ơn hợp tác của Quý Ngân hàng.
Nếu trả lời cho bất kỳ khoản mục nào ở trên là “Không”, xin vui lòng ghi rõ.
Xin vui lòng trả lời trực tiếp bằng FAX hoặc thư về Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi trước ngày... tháng... năm theo địa chỉ dưới đây, đến người nhận .........................
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Trung tâm thương mại Deaha
Tầng 15, 360 Kim Mã
Quận Ba Đình, Hà Nội
ĐT : 84-4-8315100
FAX : 84-4-8315090
Phụ lục 4: Biểu mẫu xác định tính chính xác của khoản phải thu khách hàng tại thời điểm 31/12/2007 (Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
STT
Tài khoản
Tên khách hàng
Số dư theo sổ sách của khách hàng tại thời điểm 30/11/2007
Biến động số dư tài khoản từ thời điểm 30/11 đến 31/12
Số dư tại thời điểm 31/12 theo biến động tăng, giảm
Số dư tại thời điểm 31/12 theo sổ sách
Chênh lệch
Ghi chú
Biến động tăng
Biến động giảm
1
131301
Công ty Honda Việt Nam
9,707,263,008
11,703,290,293
9,707,263,008
11,703,290,293
11,703,290,293
0
Không
2
131302
Công ty TNHH Yamaha Motor VN
14,297,149,482
15,508,967,639
14,297,149,482
15,508,967,639
15,508,967,639
0
Không
3
131303
Công ty phụ tùng xe máy ôtô Goshi Thăng Long
17,831,573,100
17,169,276,135
17,831,573,100
17,169,276,135
17,169,276,135
0
Không
4
131306
Công ty HH chế tạo CN&GCCB hàng XK VN (VMEP)
2,472,720,904
1,833,975,000
2,472,720,904
1,833,975,000
1,833,975,000
0
Không
5
131307
Công ty TNHH Điện Stanley Việt nam
785,950,000
864,642,900
785,950,000
864,642,900
864,642,900
0
Không
6
131113
Công Ty TNHH TM Lâm Long
327,965,691
245,204,983
327,965,691
245,204,983
245,204,983
0
Không
7
131131
Quách Việt Hùng(Việt Long)
293,332,936
260,732,822
293,332,936
260,732,822
260,732,822
0
Không
Tổng
45,715,955,121
47,586,089,772
45,715,955,121
47,586,089,772
47,586,089,772
0
Phụ lục 5: Bảng tổng hợp tài sản cố định tăng tháng 12/2007
(Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
Mã đơn vị sử dụng
Các thông tin có liên quan
Tên đơn vị
Ngày nhận
Nguyên giá tăng
Ghi chú
Mã tài sản
Số tài sản
Cao su công nghiệp
2,082,027,998
12
01
024
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
[1]
12
01
025
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
[2]
12
01
026
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
[3]
12
01
027
Cao su công nghiệp
05/11/2007
375,228,317
[4]
12
01
028
Cao su công nghiệp
05/11/2007
85,414,444
[5]
12
01
029
Cao su công nghiệp
05/11/2007
38,306,244
[6]
Phòng thí nghiệm
7,535,510
40
01
040
Phòng thí nghiệm
01/12/2007
7,535,510
Khuôn lốp
193,678,036
07
01
227
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,017,409
[7]
07
01
228
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,017,409
[8]
07
01
229
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,821,609
[9]
07
01
230
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,821,609
[10]
KHSX- Lập kế hoạch
7,683,160
20
01
019
KHSX- Lập kế hoạch
01/12/2007
7,683,160
Phòng kế toán
6,977,400
50
01
085
Phòng kế toán
01/12/2007
6,977,400
Nhân sự
7,535,510
51
01
010
Nhân sự
01/12/2007
7,535,510
Phòng mua hàng
7,535,510
56
01
011
Phòng mua hàng
01/12/2007
7,535,510
Tổng
2,312,973,124
Phụ lục 6: Bảng tổng hợp tài sản cố định giảm tháng 12/2007
(Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
Ngày tháng
Diễn giải
Loại tài sản cố định
Nguyên giá giảm
31/12/2007
Ghi giảm 01 khuôn màng 17
Thiết bị sản xuất
79,457,772
31/8/2007
Bán thanh lý ôtô Daihatsu-88LD0016
Phương tiện vận tải
153,075,810
31/8/2007
Bán thanh lý ôtô Suzuki-88LD0015
Phương tiện vận tải
145,125,550
31/8/2007
Bán thanh lý ôtô Labo-88LD0060
Phương tiện vận tải
83,278,571
30/4/2007
Bán thanh lý máy photocopy Xerox Vivace 250
Thiết bị văn phòng
52,100,000
31/8/2007
Ghi giảm máy lọc nước 02A
Tài sản cố định khác
14,295,500
Tổng
527,333,203
Phụ lục 7: Bảng tính lại chi phí khấu hao tháng 12
(Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
Số TS
Tên đơn vị
Ngày nhận
Nguyên giá
Theo khách hàng
Thời gian SD
Theo EY
Cao su công nghiệp
2,082,027,998
14,458,528
14,458,528
24
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
3,664,535
12
3,664,535
25
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
3,664,535
12
3,664,535
26
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
3,664,535
12
3,664,535
27
Cao su công nghiệp
5/11/2007
375,228,317
2,605,752
12
2,605,752
28
Cao su công nghiệp
5/11/2007
85,414,444
593,156
12
593,156
29
Cao su công nghiệp
5/11/2007
38,306,244
266,016
12
266,016
Phòng thí nghiệm
7,535,510
125,592
125,592
40
Phòng thí nghiệm
1/12/2007
7,535,510
125,592
5
125,592
Khuôn lốp
193,678,036
3,227,967
3,227,967
227
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,017,409
800,290
5
800,290
228
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,017,409
800,290
5
800,290
229
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,821,609
813,693
5
813,693
230
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,821,609
813,693
5
813,693
KHSX- Lập kế hoạch
7,683,160
128,053
5
128,053
19
KHSX- Lập kế hoạch
1/12/2007
7,683,160
128,053
128,053
Phòng kế toán
6,977,400
116,290
5
116,290
85
Phòng kế toán
1/12/2007
6,977,400
116,290
116,290
Nhân sự
7,535,510
125,592
5
125,592
10
Nhân sự
1/12/2007
7,535,510
125,592
125,592
Phòng mua hàng
7,535,510
125,592
5
125,592
11
Phòng mua hàng
1/12/2007
7,535,510
125,592
125,592
Tổng
2,312,973,124
18,307,614
18,307,613
Phụ lục 8: Phân tích biến động khoản phải thu khách hàng thông qua báo cáo tuổi nợ (Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
Phân loại khách hàng theo thời gian nợ
Tại thời điểm 31/12/2006
Tỷ lệ so với tổng các khoản PTKH cuối 2006
Tại thời điểm 31/12/2007
Tỷ lệ so với tổng các khoản PTKH cuối 2007
Dưới 30 ngày
51,040,593,852
99.27%
40,638,096,475
97.93%
Từ 30 ngày đến 60 ngày
357,709,614
0.70%
633,146,439
1.53%
Từ 60 ngày đến 90 ngày
(8,427,253)
-0.02%
0.00%
Trên 90 ngày
24,824,635
0.05%
225,276,669
0.54%
Tổng
51,414,700,848
100.00%
41,496,519,583
100.00%
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kiểm toán tài chính - Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam năm 2007
Luận văn tốt nghiệp năm 2004, đề tài “Hoàn thiện phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam”- Trần Hằng Nga, Lớp Kiểm toán 43B, Đại học Kinh tế quốc dân.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu 1.1:
Số lượng nhân viêc của Ernst & Young toàn cầu năm 2007
Biểu 1.2:
Doanh thu năm 2007 của Ernst & Young toàn cầu
Biểu 1.3:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ernst & Young Việt Nam
Biểu 1.4:
Sơ đồ tổ chức của một nhóm kiểm toán
Biểu 1.5:
Quy trình kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam
Biểu 2.1:
Bảng kiểm soát thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng tại thời điểm 30/11/2007
Biểu 2.2:
Biểu kiểm soát thư xác nhận các khoản phải trả người bán tại thời điểm 30/11
Biểu 2.3:
Bảng kiểm soát số dư tiền mặt
Biểu 2.4:
Bảng kiểm soát số dư tiền gửi
Biểu 2.5:
Bảng tính số dư tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm 31/12
Biểu 2.6:
Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2007
Biểu 2.7:
Bảng tính khấu hao giảm trong tháng 12/2007
Biểu 2.8:
Bảng phân tích biến động số dư khoản mục tiền năm 2007
Biểu 2.9:
Bảng phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng năm 2007
Biểu 2.10:
Bảng phân tích biến động vòng quay các khoản phải thu
Biểu 2.11:
Bảng phân tích biến động khoản mục phải trả người bán
Biểu 2.12:
Bảng phân tích biến động số vòng quay các khoản phải trả người bán
Biểu 2.13:
Bảng tóm tắt tình hình biến động của hàng tồn kho
Biểu 2.14:
Bảng phân tích vòng quay nguyên vật liệu
Biểu 2.15:
Bảng phân tích vòng quay thành phẩm
Biểu 2.16:
Bảng tổng hợp chi phí tiền lương trực tiếp theo tháng năm 2007
Biểu đồ 2.1:
Bảng phân tích biến động chi phí tiền lương trực tiếp
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28909.doc