Tài liệu Kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu: ... Ebook Kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3488 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cây Dó bầu còn gọi là cây Trầm hương, hay cây Kì nam, trong gỗ của nó có khả năng sinh ra một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm hương hay Kì nam. Trầm hương có rất nhiều công dụng đã được biết và sử dụng từ hàng ngàn năm qua, ở nhiều nước trên thế giới. Từ xưa đến nay Trầm hương và Kì nam là loại sản phẩm đặc biệt quý hiếm của rừng mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người. Chính vì vậy mà Trầm hương có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường. Điều này đã làm cho cây Dó bầu trở thành loài thực vật đặc biệt được nhiều nhà khoa học và người dân chú ý, có giá trị đặc biệt về mặt nghiên cứu khoa học ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.
Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính hệ thống về sự hình thành Trầm hương trên cây Dó bầu chỉ mới bắt đầu từ vài thập niên gần đây. Hầu hết các kết quả nghiên cứu được công bố đều chưa đưa ra được các quy trình tối ưu cũng như là cơ chế hình thành Trầm hương để có thể áp dụng rộng rãi ra sản xuất đại trà.
Trong khi đó cùng với sự mất rừng thì nguồn Trầm hương tự nhiên cũng ngày càng cạn dần. Các loài thuộc chi Aquilaria có khả năng cho Trầm bị khai thác cạn kiệt. Ở Việt Nam những người khai thác Trầm chặt đốn bừa bãi những cây Dó bầu ở bất kì độ tuổi nào. Với cách khai thác như vậy thì chỉ trong một thời gian ngắn những cây thuộc họ cây Dó bầu gần như bị diệt chủng.Trước tình hình đó Hội Đồng Bộ Trưởng (nay thuộc Chính Phủ ) đã ban hành Nghị Định số 18-HDBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và có chế độ bảo vệ, đã xếp cây Dó bầu vào danh mục nhóm 1A, tức là bảo vệ nghiêm ngặt.
Trước tình hình đó hiện nay ở nước ta đã và đang có rất nhiều tổ chức, cơ quan, cá nhân trồng cây Dó bầu đại trà, nhằm mục đích cải thiện kinh tế, phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần xóa đói giảm ngèo v.v… Tuy nhiên, phần lớn các dự án đó mới đang ở giai đoạn trồng và thử nghiệm gây tạo Trầm bằng các phương pháp khác nhau và các kết quả thu được đều chưa được khả quan lắm.
Mặt khác nếu để cây Dó bầu mọc ngoài tự nhiên (ở rừng tự nhiên) thì khả năng cho Trầm hương của cây Dó bầu rất hạn chế (khoảng 10%). Chỉ một số cây vì lí do nào đó các tác nhân từ bên ngoài tác động đến cây Dó bầu như mưa, gió, sét đánh làm gãy thân, cành… qua các vết thương đó, vi sinh vật sẽ xâm nhiễm vào cây. Và cảm ứng sự hình thành dần dần theo thời gian.
Vì những lí do kể trên đồng thời dưới sự phân công của bộ môn Công Nghệ Sinh Học và dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Văn Thế Vinh tôi đã thực hiện tiểu luận tốt nghiệp “Phương pháp cấy tạo Trầm trên cây Dó bầu”
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
+ Tổng quan về cây Dó bầu
+ Tìm hiểu qui trình kĩ thuật cấy tạo Trầm hương nhân tạo bằng phương pháp vi sinh và hóa học có hiệu quả.
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Do quỹ thời gian còn hạn chế nên tôi mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc hình thành Trầm hương trên cây Dó bầu ở mức độ tổng quan và một số thực nghiệm đã được nghiên cứu.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÂY DÓ BẦU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY DÓ BẦU:
Cây Dó bầu thuộc :
Lớp (Class): Magnoliopsida
Bộ (Order): Myrtales
Họ (Family): Thymelaeaceae
Giống Aquilaria có tất cả 24 loài (Species) khác nhau gồm:
Aquilaria beccariana van Tiegh
Aquilaria hirta Ridl
Aquilaria microcarpa Baill
Aquilaria cumingiana (Decne) Ridl
Aquilaria filaria (Oken) Merr
Aquilaria brachyantha (Merr) Hall.f
Aquilaria urdanetensis (Elmer) Hall.f
Aquilaria citrinaecarpa (Elmer) Hall.f
Aquilaria apiculata Elmer
Aquilaria parvifolia (Quis) Ding Hou
Aquilaria rostrata Ridl
Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
Aquilaria banaense Pham-Hoang-Ho
Aquilaria khasiana H.Hallier
Aquilaria subintegra Ding Hou
Aquilaria grandiflora Bth
Aquilaria secundana D.C
Aquilaria moszkowskii Gilg
Aquilaria tomentosa Gilg
Aquilaria bailonii Pierre ex Lecomte
Aquilaria sinensis Merr
Aquilaria apiculata Merr
Aquilaria acuminate (Merr) Quis
Aquilaria yunnanensis S.C Huang
Mới đây, tiến sĩ Lê Công Kiệt (Việt Nam) và tiến sĩ Paul Kessler (Hà Lan) vừa phát hiện loài thứ 25 ở cao nguyên Trung Bộ trong năm 2005 có tên khoa học là Aquilaria rugosa L.C.Kiet & PJ.A Kessler.
Cây Dó bầu thuộc loài Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
2.1.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI:
Tên thông thường:
Tùy theo mỗi quốc gia mà Trầm hương có tên khác nhau:
- Trung Quốc: Tuchenxiang (Tiếng phổ thông: Ch'en Hsiang).
- Pháp: Bois d'aigle, Bois d'aloes, Calambac, Calambour
- Anh: Agarwood hay Aloes wood, Malayan eaglewood
- Đức: Adlerhoiz.
- Hy Lạp: Agallochon.
- Ả Rập: Aghaluhy.
- Malaysia: Garu
- Campuchia: Kalampeahk chan, Crassna, KresnaKlampèoh.
-
Hình 2.1: Vườn cây Dó bầu được 5 tuổi
- Việt Nam: Cây Trầm hương, Dó bầu, Dó trầm, Cây Tóc…
-Indonesia: Gaharu, Tengkaras, Mengkaras
Tại Việt Nam cách gọi tên tiếng Việt cho mỗi loài rất khác nhau giữa các địa phương. Ở đảo Phú Quốc người ta chia cây Dó ra thành hai loài khác nhau, cây Dó nghệ gỗ có màu vàng nhạt và hơi cứng còn cây Dó bầu gỗ màu trắng và mềm. Ở các tỉnh Miền Trung thì chia cây Dó ra 4 loài: Dó bầu hương, Dó mẹ, Dó dây và Dó bầu thường. Ngoài ra, ở một số địa phương khác người ta còn chia cây Dó ra các loài như: Dó bầu, Dó niệt, Dó mẹ, Dó gạch…Với cách phân chia nêu trên chúng ta khó xác định được tên khoa học của mỗi loài.
* Mặc dù cách phân loại và đặt tên còn nhiều điểm bất đồng, chưa có khoa học, nhưng ở Việt Nam hiện nay cây Dó bầu (Tên khoa học: Aquilaria Crassna pierre ex Lecomte) được nông dân ưa chuộng và nhân giống rộng rãi vì có khả năng cho Trầm nhiều và chất lượng Trầm tốt nhất.
Dó bầu còn có tên gọi khác dựa vào những sản phẩm của chúng như cây Tóc, cây Trầm, cây Trầm hương, cây Kì Nam.v.v…Theo Nguyễn Hiền và Võ Văn Chi (1991) cây Dó bầu chính thức được đặt tên khoa học và công bố dựa vào những mẫu vật do nhà thực vật học người Pháp là Pierre thu nhập tại Phú Quốc (Việt Nam) và núi Aral tỉnh Samrongtong (Cambodia) vào tháng 05 năm 1870. Pierre đã dựa vào tên Cambodia là Karasna để đặt cho cây Dó bầu Aquilaria crassna nhưng nó chỉ là tên trần chưa có bảng mô tả và việc công bố chưa được chính thức hóa. Sau đó Henri Lecomte trong bộ sách Thực Vật Chí Đông Dương lần đầu tiên mô tả các loài thuộc chi Aquilaria ở Đông Dương và công bố chính thức trong thực vật học của Pháp năm 1914 và xếp chi này vào họ Trầm. Phạm Hoàng Hộ (1992) trong công trình gần đây nhất xác nhận ở Việt Nam, chi Aquilaria thuộc họ Trầm hương có ba loài được định danh là:
+ Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte: Dó bầu, Trầm; ghi nhận ở Phú Khánh,Bảo Lộc và Phú Quốc.
+ Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte: Dó baillon; ghi nhận ở rừng dầy ẩm Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng.
+ Aquilaria banaensae Phạm Hoàng: Dó Bà Na; ghi nhận ở rừng dầy ẩm Quảng Nam, Đà Nẵng.
Và mới đây, tiến sĩ Lê Công Kiệt (Việt Nam) và tiến sĩ Paul Kessler (Hà Lan) vừa phát hiện loài thứ tư ở cao nguyên Trung Bộ trong năm 2005 có tên khoa học là Aquilaria rugosa L.C.Kiet & PJ.A Kessler.
Các tác giả khác như GS. Lê Văn Kí (1993), các tác giả trong quyển “Cây Gỗ Rừng Việt Nam Tập IV” (1991); “Phân Loại Thực Vật” (Nxb Giáo dục,1972) và “Danh Mục Thực Vật Tây Nguyên” của đoàn điều tra thực vật (1984) đã ghi nhận cây Dó bầu với tên khoa học Aquilaria agallocha Roxd. Tuy nhiên, theo Vũ Văn Chiên (1976) trong “Tóm tắt đặc điểm họ cây thuốc” thì Aquilaria agallocha Roxd chỉ có ở Ấn Độ không có ở Việt Nam, không ghi nhận trong quyển “Thực Vật Chí Đông Dương” của Henri Lecomte. Một số công trình nghiên cứu khác “Định danh Dược thảo và Dược liệu Đông y” của đoàn Dược sĩ Việt Nam (xuất bản ở Sài Gòn, 1973) và “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” (Nxb.Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1981) lại cho rằng Aquilaria agallocha Roxd là đồng danh của Aquilaria crassna Pierre.
2.1.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY DÓ BẦU:
Những đặc điểm quan trọng về thực vật học của cây Dó bầu được nhiều tác giả ghi nhận như sau:
Dó bầu là một loại cây gỗ lớn, tán thưa, cao khoảng 20m (cũng có thể đạt được 40m). Đường kính ngang ngực 40-50cm (có thể đạt được 80cm). Vỏ mỏng khoảng 2-4mm, trong vỏ có nhiều sợi dài, bền. Lá đơn, mọc cách, hình ngọn giáo, dài 6-15cm, rộng 2-3cm, đầu mũi nhọn. Hoa tự hình tán, màu trắng. Quả mang hình trứng ngược, dài 3-5cm, rộng 2-3cm, có nhiều lông. Khi chín khai thành hai mảnh, và có từ một đến hai hạt màu đen, có hai phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở phía dưới, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên trong mềm có chứa nhiều dầu.
Một đặc điểm cần chú ý là hạt Dó bầu có đời sống rất ngắn. Cho đến nay việc nhân giống vẫn chủ yếu bằng hạt. Quả sau khi thu hái cần phơi trong bóng mát, chỉ sau vài ngày, vỏ quả sẽ nứt và hạt rơi ra. Mỗi quả chỉ chứa một hạt, cây có kích thước trung bình hàng năm chỉ cho chừng 2.000 hạt. Khối lượng trung bình của 1.000 hạt ở loài A. malaccensis nặng khoảng 670 gram. Hạt Trầm mất sức nảy mầm rất nhanh, do đó cần gieo hạt ngay sau khi thu hái. Sau khi gieo chừng 10 – 12 ngày, hạt đã bắt đầu nảy mầm; tuy nhiên thời gian nảy mầm cũng có thể chậm hơn, đôi khi tới trên một tháng. Những thử nghiệm tại Ấn Độ đã cho biết, thời gian bảo quản có ảnh hưởng lớn đến khả năng nảy mầm của hạt. Gieo hạt ngay sau khi thu hái thì tỷ lệ nảy mầm đạt khoảng 65%; nếu bảo quản hạt một tuần rồi mới đem gieo thì tỷ lệ nảy mầm giảm rõ rệt, còn khoảng 45%. Sau ba tuần bảo quản, tỷ lệ hạt nảy mầm chỉ còn có 5%.
Thời gian ra hoa kết trái: Cây Dó bầu sau khoảng 4-5 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa kết trái, tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra hoa có khác nhau. ở Miền Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 và trái chín vào tháng 7 dương lịch. Nhưng ở Miền Nam thời gian ra hoa tháng 2, trái chín tháng 5-tháng 6 dương lịch.
Ở giai đoạn vườn ươm, cây con cần giữ đủ ẩm, cần che bóng và phòng trừ sâu bệnh. Khi cây mạ đạt 40 – 45 ngày tuổi thì cây đã cao khoảng 3 – 4 cm, có thể đánh trồng vào bầu đất. Khoảng 10 – 12 tháng tuổi, cây con đã đạt độ cao 30 – 35 cm, lúc này có thể đưa ra trồng trên diện tích sản xuất. Tại Malaysia, việc trồng cây con trong bầu với bộ rễ nguyên vẹn đã đạt tỷ lệ sống rất cao.
Tại miền Đông Bắc Ấn Độ, thời vụ trồng Trầm trên diện tích sản xuất thường vào các tháng 5 – 6 và khoảng cách trung bình giữa các cá thể là 2,5 m x 2,5 m. Các quần thể Trầm của Malaysia đã được trồng theo khoảng cách 6 m x 2 m.
Thời gian đầu, việc làm cỏ, làm vệ sinh trong các quần thể Trầm là rất cần thiết. Năm đầu tiên thường phải làm cỏ đến 4 lần; các năm tiếp theo, khi Trầm đã sinh trưởng tốt thì số lần làm cỏ sẽ giảm dần. Khi Trầm đã đạt 5 – 6 năm tuổi, mỗi năm chỉ cần làm cỏ một lần. Sau thời kỳ này, việc tỉa thưa dần để tạo điều kiện dinh dưỡng, độ thông thoáng và ánh sáng cho cả quần thể là hết sức cần thiết. Các quần thể Trầm tại Malaysia ở giai đoạn 6-7 năm tuổi, mật độ trung bình chỉ có 31 cây/ha.
Trong rừng tự nhiên, để tạo điều kiện cho Trầm phục hồi và sinh trưởng, cần trồng dặm bổ sung hoặc phát quang loại bỏ dây leo và các cây khác có giá trị kém. Hiện vẫn chưa có thông tin gì về vấn đề sâu bệnh hại ở Trầm.
2.1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI:
Sự phân bố của Trầm hương trong tự nhiên:
- Trong tự nhiên giống cây Aquilaria, tức cây Trầm hương, phân bố khắp các nước
vùng Châu Á từ Trung - Cận Đông, Nam Á, Trung Quốc cho đến các nước Đông
Nam Á…
- Ở vùng Trung – Cận Đông cây Trầm hương mọc nhiều trên những rặng núi hiểm
trở phía Nam Ả Rập.
- Ở Trung Quốc Trầm hương mọc tập trung ở một số tỉnh Miền Nam, nhiều nhất là
Quảng Đông và Hải Nam, nhưng chất lượng trầm không cao (Thổ Trầm). Vùng này có 3 loài chính, đó là: Aquilaria grandiflora Bth, Aquilaria sinensis Merr, Aquilaria yunnanensis S.C. Huang.
- Ở vùng Nam Á cây Trầm hương có nhiều ở Ấn Độ, chủ yếu là loài Aquilaria
khasiana H. Hallier.
- Vùng Đông Nam Á bao gồm các quốc gia:
+ Malaysia: Có 4 loài: Aquilaria beccariana van Tiegh, Aquilaria microcarpa Baill, Aquilaria hirta Ridl và Aquilaria rostrata Ridl.
+ Thái Lan: Chủ yếu là loài Aquilaria subintegra Ding Hou.
+ Indonesia (Tập trung chủ yếu ở đảo Sumatra) Có 4 loài: Aquilaria beccariana van Tiegh, Aquilaria hirta Ridl, Aquilaria microcarpa Baill, Aquilaria moszkowskii Gilg.
+ Philippin: Bao gồm các loài: Aquilaria cumingiana (Decne) Ridl, Aquilaria filaria (Oken) Merr, Aquilaria apiculata Merr, Aquilaria acuminate (Merr.)Quis.
+ Singarpore: Chủ yếu là loài Aquilaria hirta Ridl.
+ Campuchia, Trầm hương thường mọc phân tán trong các khu rừng nằm ven biển, có 2 loài chính là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte.
+ Việt Nam Trầm hương có tất cả 4 loài, đó là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte, Aquilaria banaense Pham-hoang-Ho và loài Aquilaria rugosa L.C.Kiệt & PJ.A Kessler (do tiến sĩ Lê Công Kiệt (Việt Nam) và tiến sĩ Paul Kessler (Hà Lan) tìm thấy ở cao nguyên Trung Bộ). Đây là loài thứ 4 ở Việt Nam và thứ 25 trên thế giới.
Ở Việt Nam cây Trầm hương phân bố tại các địa bàn như:
+ Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.
+ Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Bình Thuận, Khánh Hòa.
+ Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, ĐăLăk, Lâm Đồng.
+ Miền Nam: Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa bãi của dân, đến nay chỉ còn thấy cây Dó bầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già.
Trong những năm gần đây, một số tác giả đã đề cập rải rác trong nhiều báo cáo nghiên cứu các vấn đề sinh thái và phân bố của cây Dó bầu (Vũ Văn Cầu và Vũ Văn Dũng, 1987). GS.Lê Văn Ký cho biết Dó bầu phân bố ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, và nhiều nước Châu Á nhiệt đới khác như Lào, Cambodia, Ấn Độ v.v…Ở Việt Nam cây Dó bầu mọc rải rác ở nhiều tỉnh từ Bắc đến Nam như: Lạng Sơn,
Hình 2.2: Vườn cây Dó bầu ở Bình Phước
Quảng Ninh, Hà Tuyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, và hầu hết các tỉnh phía Nam. Nhưng tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Duyên Hải và huyện đảo Phú Quốc.
Trong tự nhiên cây Dó bầu thường mọc trong vùng rừng nhiệt đới ẩm trên địa hình có độ cao so với mực nước biển từ 300-1000m, nhưng tập trung nhiều nhất ở độ cao 700m và rất thích hợp ở những nơi có độ dốc từ 250 trở lên. Tuy nhiên trong thực tế cây Dó bầu vẫn sinh trưởng tốt ở những nơi có độ cao trên dưới 40m so với mực nước biển. Nhìn chung, Dó bầu là loài thực vật ưa sáng, mọc rải rác trong các khu rừng nhiệt đới, mọc ở độ cao 50-1200m. Nơi cao nhất được tìm thấy ở núi Chu Yang Sinh thuộc tỉnh Đăklăk của Việt Nam. Thường thì cây Dó bầu mọc riêng lẻ nhưng cũng có khi tìm thấy một nhóm 5-6 cây mọc gần nhau. Theo Lê Mộng Châu (1995), Dó bầu là cây mọc nhanh, lượng tăng trưởng được ghi nhận là 1-1,2m/năm về chiều cao, và 1,2-1,5cm/năm về đường kính. Cây được 8 tuổi trở lên có khả năng cho hoa kết quả. Dưới tán rừng thứ sinh cây Dó bầu tái sinh kém. Thường thì gặp cây Dó bầu tái sinh ở những khoảng trống trong rừng như bìa rừng ven những con đường mòn … Ngoài ra thì Dó bầu cũng có khả năng tái sinh bằng chồi rất tốt. Việc nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành, có tác động của thuốc kích thích cũng được thực hiện, và phương pháp nuôi cấy mô cũng phổ biến rộng rãi.
2.1.4 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI :
+ Thân cây: Cây dó bầu là một loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30-40m, nhưng phổ biến
Hình 2.3: Thân cây Dó bầu
nhất là từ 15-25m, đường kính thân khoảng 60cm, vỏ ngoài nhẵn, màu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (cellulose) và dễ tách ra khỏi thân. Thịt gỗ màu vàng nhạt, chất gỗ mềm có tỉ trọng 0.395. Cành non phủ lông mềm màu vàng xám.
+ Lá: Lá đơn, mọc cách (so le), có hình bầu dục, hình trứng hay hình ngọn giáo, nhọn ở gốc thon hẹp ở đầu. Phiến lá mỏng dài 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Mặt trên phiến lá nhẵn bóng có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn có lông mềm. Cuống lá dài từ 4-5mm cũng có lông.
+ Hoa: Hoa lưỡng tính, hoa tự hình tán hay chùm mọc ở nách lá, hoa màu trắng tro. Đài hoa hình chuông (loa kèn) có lông ở miệng. Hình 2.4: Lá và hoa cây Dó bầu
+ Quả: Hình quả lê hơi dẹp, dài 4cm, rộng 3cm, dày 2cm. Vỏ quả mở thành hai mảnh xốp (khi chín tự tách ra), mỗi quả có từ 1-2 hạt.
+ Hạt: Có hai phần, phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở phía dưới. Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên trong mềm có chứa nhiều dầu. Hình 2.5: Quả cây Dó bầu
Một đặc điểm cần chú ý là hạt Dó bầu có đời sống rất ngắn, không lưu trữ lâu ngày được. Trong tự nhiên khi hạt chín và rụng xuống đất nếu gặp điều kiện ẩm độ thích hợp là nảy mầm ngay. Việc lưu trữ hạt kéo dài quá một tuần lễ, tỉ lệ nảy mầm sẽ giảm 80% hoặc không nảy mầm.
2.2. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DÓ BẦU: Hình 2.6. Quả cây Dó bầu khi chín và hạt
Do hạt Dó bầu có đời sống rất ngắn, không thể lưu trữ lâu ngày được nên hạt chỉ có vào mùa thu hoạch hạt.
Tùy vào thời tiết khí hậu của từng vùng mà thời điểm thu họach hạt có khác nhau, nhưng sớm nhất cũng bắt đầu vào tháng 6 dương lịch hàng năm.
Hiện nay hạt Dó bầu rất khan hiếm và giá rất đắt. Việc tìm mua hạt giống về để gieo ươm gặp một số khó khăn như:
+ Thời gian từ khi thu hoạch đến lúc gieo rất ngắn, chỉ trong vòng 7-10 ngày do đó công tác bảo quản hạt và khâu chuẩn bị đất gieo sẽ gặp nhiều trở ngại. Khó kiểm soát được chất lượng hạt giống như tỉ lệ nảy mầm, xuất xứ - nguồn gốc của giống…
Cách tốt nhất là nên mua cây con để trồng. Tuy nhiên nếu muốn nhân giống để bán cây con với số lượng lớn thì nên tìm mua hạt giống ở những nơi đáng tin cậy và phải có hướng chuẩn bị thật chu đáo.
2.2.1. GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM:
2.2.1.1 Chọn đất làm vườn ươm cây con:
- Vị trí vườn ươm cây con phải được đặt ở những nơi cao ráo, thoáng mát, kín gió…
- Phải có đủ nguồn nước sạch để tưới và đất phải thoát nước tốt.
- Vườn ươm phải gần đường giao thông để thuận tiện cho việc chuyên chở.
- Đất phải giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ (đất cát hoặc cát pha), pH 5-6.
2.2.1.2 Làm đất và thiết kế líp ươm:
- Đất làm vườn ươm cây con phải được cày bừa thật tơi xốp, sâu khoảng 25-30 cm và sạch cỏ dại.
- Lên líp ươm cao 15-20 cm so với mặt đất, chiều rộng 1m, chiều dài 10m, khoảng cách giữa 2 líp ươm từ 45-50 cm để tiện việc đi lại và chăm sóc.
- Hệ thống tưới-tiêu, đặc biệt là các mương thoát, phải bố trí một cách hợp lý và khoa học.
2.2.1.3 Xử lý đất và bón lót phân:
Trước khi gieo hạt 5-7 ngày, líp ươm phải được xử lý thuốc sát trùng và bón phân lót.- Thuốc sát trùng có thể dùng dung dịch Bordeaux 1% hoặc dung dịch CuSO4 0.5% tưới điều lên mặt líp.
- Phân bón lót gồm: Phân chuồng hoại (10kg/10m2/líp), super Lân (300-500 gr/10m2/líp). Có thể thay thế super Lân bằng DAP hoặc N-P-K với liều lượng từ 150-200gr/10m2/líp.** Chú ý:
Phân bón lót phải được nghiền thành bột, rải đều lên mặt líp, sau đó dùng cuốc xới, để trộn thật đều phân lót và thuốc sát trùng vào lớp đất sâu khoảng 5-7cm. Mặt líp phải bằng phẳng và tơi nhuyễn, không cỏ dại.
2.2.1.4 Gieo hạt:
Sau khi thu hoạch hạt phải gieo ngay. Nếu chưa gieo, phải bảo quản hạt trong cát ẩm theo tỉ lệ 2 phần cát một phần hạt (tính theo thể tích), để nơi thoáng mát, thường xuyên đảo hạt (tối thiểu 3 lần/ngày) và luôn giữ ẩm cho cát. Cách bảo quản này chỉ kéo dài trong khoảng từ 7-10 ngày, nếu kéo dài hơn thì tỉ lệ nảy mầm sẻ giảm.
Trước khi gieo nên xử lý hạt giống bằng cách ngâm hạt 3-4 giờ trong dung dịch thuốc tím có nồng độ 0,1%, sau đó rửa lại bằng nước sạch, nhặt hết hạt lép, thối rồi đem gieo.
Rải hạt đều trên mặt líp, hạt cách hạt khoảng 2cm (mật độ 200-250gr hạt/m2). Sau khi gieo rải một lớp cát dày 1cm để lấp hạt.
Trung bình 1kg hạt gieo được 4.500 - 6.000 cây con.
2.2.1.5 Làm giàn che cây con:
Tùy theo vật liệu sẵn có tại địa phương như rơm rạ, lá dừa …mà làm mái che cho vườn ươm cây con, nhưng phải bảo đảm độ che phủ từ 60 – 70% và chủ động được việc điều chỉnh ánh sáng khi cần thiết.
2.2.1.6 Tưới nước giữ ẩm sau gieo:
Luôn luôn giữ ẩm cho mặt líp để hạt nảy mầm và cây con phát triển tốt trong suốt giai đoạn vườn ươm.
Khoảng 15 ngày sau gieo hạt bắt đầu nảy mầm. Sau gieo khoảng 30 – 40 ngày, cây con cao 6 – 8 cm có 2 – 4 lá là nhổ cây cấy vào bầu.
2.2.2. GIAI ĐOẠN VƯỜN BẦU:
2.2.2.1 Vỏ bầu:
Sử dụng bao nylon kích cỡ tối thiểu 9cm x 14cm để làm bầu đất cho cây con và phải đục lỗ để thoát nước. Không nên sử dụng vỏ bầu quá nhỏ có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con. Ngược lại, nếu vỏ bầu quá lớn sẽ tăng giá thành cây con cũng như khi vận chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.2.2.2 Xử lý đất vô bầu (Ruột bầu):
Nên chọn những nơi có lớp đất mặt tơi xốp và giàu dinh dưỡng để làm đất bầu cây con. Trước tiên cần xới xáo đất cho thật tơi xốp, sau đó trộn đều 10-14% phân chuồng hoai, 1% super Lân (tính theo thể tích đất) và thuốc sát trùng như dung dịch bordeaux 1% hoặc CuSO4 0.5%. Cần chú ý là càng trộn đều phân bón vào đất bầu càng tốt. Một số nơi còn dùng hỗn hợp tro trấu với xơ dừa để làm đất bầu.
2.2.2.3 Thiết kế luống bầu:
- Luống bầu được thiết kế giống như líp ươm, chiều cao mặt luống so với mặt đất khoảng 15-20cm, ngang 1m, dài 10m, khoảng cách giữa 2 luống từ 45 – 50cm để tiện lợi cho việc đi lại chăm sóc. Trải PE lên mặt líp sau đó lấp một lớp đất dày từ 1-3cm với mục đích là ngăn không cho rễ cây con ăn sâu vào trong đất, tránh làm đứt rễ khi di dời bầu hoặc vận chuyển bầu ra trồng.
- Lượng đất vô bầu vừa phải không nên nén chặt.
- Bầu đất phải được đặt ngay ngắn theo từng hàng.
- Khoảng cách giữa các bầu tối thiểu 1cm.
- Xung quanh vườn bầu phải vét các mương thoát nước.
- Giàn che vườn bầu cũng giống như ở vườn ươm, tức là phải đảm bảo độ che phủ từ 50-60% và phải chủ động điều chỉnh ánh sáng khi cần thiết. Sau 8 tuần lễ kể từ khi cấy bầu tiến hành gỡ dần giàn che để huấn luyện cây con.
2.2.2.4 Cấy cây con vào bầu:
Trước khi cấy phải tưới nước cho bầu đất đủ ẩm. Đặt cây con phải ở giữa bầu đất, thân cây phải thẳng, rễ phải tiếp xúc với đất bầu. Không được cấy quá sâu hoặc quá cạn.
Hình 2.7: Cây Dó bầu trong vườn ươm
2.2.2.5 Tưới nước:
Thường xuyên kiểm tra và tưới nước giữ ẩm cho vườn bầu. Tùy vào điều kiện thời tiết, tuổi cây con mà ta điều chỉnh lượng nước tưới cho thích hợp.
2.2.2.6 Làm cỏ và bón thúc:
Kết hợp nhổ cỏ, phá váng và bón phân cho cây con. Phân bón thúc có thể dùng DAP hoặc NPK với liều lượng 1kg/200 lít nước (0.5%), tưới đều lên luống bầu ( 50 gr/10 lít nước/ 10 m2)
2.2.2.7 Đảo bầu và thay bầu:
Giai đoạn cây con ở trong vườn bầu khá lâu, từ 6 tháng trở lên, nếu kích cỡ bầu đất quá nhỏ không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho cây ở giai đoạn tiếp theo thì nên chuyển cây vào bầu lớn hơn.
Thông thường, trong quần thể cây con không có sự đồng đều về chiều cao cây, do đó khi tiến hành đảo bầu nên chọn cây nhỏ để riêng. Bằng cách này, chúng ta dễ chăm sóc và tạo cho vườn cây đồng đều hơn. Chú ý khi đảo bầu, nên đặt khoảng cách giữa các bầu thưa hơn lúc đầu, vì mật độ quá dày cây sẽ mọc vóng, nghĩa là thân cây cao nhưng đường kính thân nhỏ và ít rễ, khi đem ra trồng cây con kém thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Để tiết kiệm công lao động ta nên kết hợp việc đảo bầu với làm cỏ và phá váng cho cây bầu.
2.2.2.8 Phòng trừ sâu bệnh:
Đối với bệnh hại, vào mùa mưa cây con thường bị một số loại bệnh như thối đen thân, lở cổ rễ…Có thể dùng thuốc BAYPHYZAN liều lượng 3 – 4 ml/8 lít nước phun đều, mỗi lần phun cách nhau 15 – 20 ngày.
Đối với sâu cắn lá có thể bắt bằng tay kết hợp với phun thuốc theo định kỳ 20-30 ngày/lần.
2.2.3. GIAI ĐOẠN TRỒNG QUY MÔ LỚN:
2.2.3.1. Đất trồng:
Cây Dó bầu thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, trừ đất bị ngập úng, đất đá vôi hoặc đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn. Tuy nhiên, trước khi trồng nên chọn đất có các điều kiện như sau:
- Đất trồng phải giàu dinh dưỡng, tầng đất mặt dày 30–50cm, pH đất 5–6
- Đất phải thoát nước tốt vào mùa mưa và đủ nước tưới vào mùa nắng (cho 2-3 năm đầu).
- Đất trồng phải gần đường giao thông để thuận tiện cho vận chuyển và chăm sóc.
2.2.3.2. Thời vụ trồng:
Thời điểm để trồng cây Dó bầu thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa khi mật độ mưa tương đối đồng đều và đất đã đủ ẩm. Nên chọn những ngày có mưa nhỏ liên tục và thời tiết râm mát để trồng.
Không nên trồng quá muộn (giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa), vào thời điểm này trong năm ẩm độ đất rất thích hợp để cây con phục hồi và phát triển nhưng do quá cận với mùa nắng, cây con chưa đủ sức để chống chịu với điều kiện khô hạn kéo dài trong suốt mùa nắng.
2.2.3.3. Yếu tố khí hậu:
a/ Ánh sáng: Cây Dó bầu khi còn nhỏ rất thích hợp trong điều kiện râm mát. Ở giai đoạn vườn ươm, từ lúc nảy mầm đến 6 tháng tuổi cây con cần được che phủ ánh sáng từ 60-70%. Ở giai đoạn từ khi bắt đầu trồng đến khi cây được 2-3 năm tuổi, nếu được che bóng cây sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
b/ Nhiệt độ: Cây Dó bầu có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 150-300C nhưng thích hợp nhất là từ 220C-290C.
c/ Ẩm độ: Cây Dó bầu là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Ẩm độ thích hợp để cho cây phát triển là vào khoảng 80%. Khi còn nhỏ, khả năng chịu hạn của cây rất kém, nếu thiếu ẩm cây sẽ ngừng sinh trưởng hoặc chết. Việc duy trì ẩm độ cho cây vào mùa nắng là vô cùng quan trọng, nhất là cây ở giai đoạn 2-3 tuổi. Khi cây đã lớn, việc tưới nước cho cây là không cần thiết do bộ rễ đã ăn sâu vào trong đất để hấp thụ lượng nước sẵn có trong tự nhiên.
d/ Lượng mưa: Khí hậu ở Việt Nam chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa chỉ tập trung trong khoảng 6 tháng nhưng quyết định lượng nước cung cấp cho cây trong cả năm. Cây Dó bầu là loại cây chịu hạn kém, do đó lượng mưa nhiều hay ít đều có ảnh hưởng trực tiếp khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Trong tự nhiên, cây Dó bầu chỉ phân bố tập trung ở những vùng có lượng mưa trung bình trong năm từ 1200mm trở lên. Lượng mưa hang năm có ảnh hưởng trên một khu vực rộng lớn, đây là một trong những yếu tố có tính quan trọng khi lựa chọn và xác định vùng trồng.
2.2.3.4. Yếu tố đất đai:
Có thể nói cây Dó bầu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau ngoại trừ đất cát nghèo kiệt, đất đá vôi và đất bị ngập úng hoặc đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn.Về mặt lý tính, đất trồng phải có kết cấu từ trung bình đến tốt, nghĩa là tầng đất mặt phải tơi xốp, khả năng dữ ẩm và thoát nước tốt, pH đất từ 5-6. Về thành phần dinh dưỡng, đất phải giàu chất hữu cơ và các chất vô cơ.
Yếu tố đất đai không những có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu mà nó còn liên quan đến quá trình hình thành trầm hương ở trên thân gỗ của cây Dó bầu. Theo ông Nguyễn Hồng Lam (Viện Đặc Sản Rừng) thì sự hình thành Trầm hương trong tự nhiên có liên quan đến loại đất, một số nhân tố lập địa như đá mẹ, tỷ lệ đá lẫn trong đất, độ dốc…
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tự nhiên loại đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến sa thạch số cây có Trầm và mức độ hình thành Trầm đạt tiêu chuẩn thương mại cao hơn số cây phân bố trên loại đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Granit.
Thường những cây phân bố ở điều kiện lập địa có độ dốc lớn, tỷ lệ đá lẫn trong đất nhiều thì sản lượng Trầm khai thác được lớn, chất lượng Trầm cao và ngược lại.
Trong thực tế, sản lượng cũng như chất lượng Trầm hương thu được từ cây Dó bầu có sự khác nhau giữa các địa phương. Ở Việt Nam, sản lượng và chất lượng Trầm hương của các tỉnh Miền Trung luôn cao hơn những nơi khác. Đặc biệt ở tỉnh Khánh Hòa với địa danh nổi tiếng nhất từ trước đến nay là vùng Vạn Giã- Vạn Ninh, đây là nơi có loại Trầm hương, Kỳ nam tốt nhất thế giới.
Đó là sự khác biệt về địa lý của Trầm hương trong tự nhiên. Còn về Trầm hương nhân tạo thì cho đến nay các nhà khoa học chưa có kết luận gì về mối liên quan giữa chất lượng Trầm và các yếu tố địa lý.
2.2.3.5. Cây Dó bầu bị chết do thối rễ:
Đặc điểm của cây Dó bầu bị chết:
-Cây có độ tuổi khoảng từ 4 năm trở lên mới bị
-Thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa
-Tiến trình xảy ra rất là nhanh, từ khi nhận thấy lá cây bị ủ rũ (“buồn buồn’) thì trong vòng một tuần lễ là cây chết.
-Vùng thân cây cách mặt đất khoảng 15 cm bị mục, chỉ cần xô nhẹ là đổ ngang
-Bộ rể bị thối
Các tỉnh như: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai đã xảy hiện tượng cây Dó bầu trưởng thành bị chết rất nhiều.
Hình 2.8: Cây Dó bầu bị chết do thối rễ
2.3. TÌNH HÌNH TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN TRONG NƯỚC:
Đã từ lâu chất lượng Trầm hương của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, đây là loại Trầm được hình thành từ thân gỗ của cây Dó bầu (Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte) vốn chỉ có ở Việt Nam và Campuchia. Trầm hương Việt Nam được thị trường thế giới ưa chuộng và mua với giá rất cao trong khi đó nguồn khai thác Trầm hương trong tự nhiên đã cạn kiệt.
Kỹ thuật cấy tạo Trầm nhân tạo ngày nay đã trở nên phổ biến với chất lượng không thua kém Trầm trong tự nhiên nhưng với thời gian nhanh hơn (cây Dó bầu chỉ sau trồng từ 6-7 năm là có thể cấy tạo Trầm và sau thời gian từ 24-36 tháng kể từ khi cấy hóa chất là khai thác Trầm).
Mặt khác, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp để cây Dó bầu sinh trưởng và phát triển.
Những nguyên nhân trên đã làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển vườn Dó bầu ở Việt Nam.
Ngày nay nhiều nông dân ở Việt Nam đã làm giàu nhờ vào việc trồng và cấy tạo Trầm hương trên cây Dó bầu (trung bình, lợi nhuận thu được từ 50-150triệu/ ha/năm).
Việc nhân giống cây Dó bầu để bán cũng đã mang lợi nhuận rất cao cho nhiều nông dân (Có thời điểm giá một cây Dó bầu giống lên lên đến 25.000 đồng).
Theo số liệu thống kê của “Hội Trầm hương Việt Nam” tính đến cuối năm 2004 có khoảng 22 tỉnh trong cả nước đã trồng cây Dó bầu với diện tích trên 7000 hecta trong đó diện tích có thể khai thác Trầm hương vào khoảng 190 hecta.
Ở phía Bắc, một số tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ…vừa bắt đầu trồng trong năm 2004 do đó diện tích chưa cao.
Các tỉnh Miền Trung từ Hà Tĩnh cho đến Khánh Hòa đã trồng trên 3.240 hecta, trong đó nhiều nhất là Hà Tĩnh (840 hecta), Quảng Bình (740 hecta), kế đến là Quảng Nam (425 hecta), và còn lại các tỉnh khác.
Tây Nguyên tổng diện tích trồng khoảng 1.700 hecta bao gồm các tỉnh KonTum (325 hecta), Gia Lai (225 hecta), Đăklăk (615 hecta), ĐăkNông (226 hecta) và Lâm Đồng (265 hecta).
Các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trồng khoảng 1.743 hecta bao gồm Đồng Nai (345 hecta), Tây Ninh (218 hecta), Bình Dương (230 hecta), và nhiều nhất là Bình Phước (950 hecta).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm hai tỉnh An Giang và Kiên Giang (kể cả đảo Phú Quốc) với diện tích trồng khoảng 387 hecta.
Theo ước tính, đến 2010 diện trồng Dó bầu trên cả nước vào khoảng 30.000 hecta, trung bình hàng năm diện tích tăng t._.