Ký kết - Thực hiện hợp đồng xuất khẩu và việc vận dụng ký kết - thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty may Thăng Long

A. Lời mở đầu Ngành may mặc ở nước ta đã có từ lâu đời. Đó là một trong những ngành nghề truyền thống của dân tộc. Trước đây các sản phẩm dệt may chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp thủ công và chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, ngành may mặc đã có bước phát triển đáng kể, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại hơn, sản phẩm sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao. Đó là kết quả thực hiện đúng đắn về đẩy mạnh xuất khẩu. Ký kết và thực

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ký kết - Thực hiện hợp đồng xuất khẩu và việc vận dụng ký kết - thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện hợp đồng xuất khẩu là khâu quan trọng trong hợp đồng ngoại thương của mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Có thể nói, khâu giao dịch và ký kết hợp đồng sẽ quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi hoạt động xuất nhập khẩu. Nhận thức được vai trò và lợi ích của việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Tôi đã chọn đề tài “ký kết - thực hiện hợp đồng xuất khẩu và vận dụng trong ký kết - thực hiện hợp đồng xuât khẩu hàng may mặc tại công ty may Thăng Long". B. Nội dung 1. Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương. 1.1. Khái niệm về hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hoặc hợp xuất nhập khẩu, là sự thoả thuận giữa các chủ thể có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau, theo đó người bán (người xuất khẩu) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua (người nhập khẩu), người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận. Điều 80 luật luật thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: Hợp đồng thương mại hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Trong thực tế xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu rất đa dạng như: Tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, gia công quốc tế … Tuy nhiên, tính chất quốc tế (hay yếu tố nước ngoài) của hợp đồng mua bán ngoại thương được hiểu không giống nhau tuỳ theo pháp luật của từng nước, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội, tập quán… Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương được xác định băng nhiều cách, nhưng thông qua sự công nhận của quốc gia, căn cứ vào nơi kinh doanh, nơi thường trú của đối tác, căn cứ vào hợp đồng của nhiều quốc gia, liên quan đến sự lựa chọn luật ở các nước khác nhau để xác định cho hợp đồng. Tại Việt Nam trong ( điều 1 phần một ) quy chế tạm thời 4794/ NT – XNK ngày 31/07/1991 của bộ thương nghiệp ( nay là bộ thương mại) đưa ra 3 tiêu chuẩn để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán ngoại thương như sau: - Chủ thể hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau. Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được chuyển từ nước này sang nước khác. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả 2 bên trong hợp đồng. 1.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua bán ngoại thương muốn có hiệu lực phải thoả mãn bốn điều kiện hiệu lưc luật định. Luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng đó là chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp; Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp; hình thức của hợp đồng phải hợp pháp và đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp. 1.2.1 Điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp. Khi muốn trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương thì phải có những điều kiện nhất định mà pháp luật quốc tế và pháp luật Quốc gia đã quy định. Luật thương mại Việt Nam năm 1997 quy định “ thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân tổ hợp các hộ gia đình có đăng kí hợp đồng kinh doanh thương mại một cách độc lập, thường xuyên” (điều 5 khoản 6 luật thương mại đã dẫn ). Tại nghị định số 57/1998/ ND - CP của chính phủ ban hành ngày 31/7/1998 cũng quy định “thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế dược thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng kí trong giấy chứng nhận kinh doanh”. Trước hết phải thoả mãn các điều kiện chung theo quy định của pháp luật Quốc tế và các điều kiện để một tổ chức trở thành một pháp nhân( thành lập một cách hợp pháp, có tài sản độc lập, có tư cách tố tụng độc lập). 1.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thươmg phải hợp pháp. Hàng hoá - đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá mà 2 bên mua, bán trao đổi với nhau. Nó chỉ là đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương khi nó phù hợp với pháp luật quốc gia liên quan, hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ không hợp pháp nếu đối tượng của nó thuộc diện hàng hoá cấm xuất nhập khẩu. Vấn đề này pháp luật Việt Nam quy định: “ Hàng hoá theo hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá được phép mua bán theo quy định pháp luật của nhà nước bên mua và nước bên bán”.Nếu hàng hoá thuộc danh mục quản lý bằng hạn ngạch thì hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị khi và chỉ khi bên Việt Nam có phiếu hạn ngạch do bộ thương mại phân bổ. Doanh nghiệp được cấp phiếu hạn ngạch không được mua bán chuyển nhượng, trao đổi hạn ngạch mà chỉ được ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương theo giá trị, thời hạn được quy định trong hạn ngạch. 1.2.3 Hình thứ của hợp đồng phải hợp pháp. Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị hiệu lực khi nó được thể hiện dưới một hình thức hợp pháp nhất định. Vấn đề này pháp luật Việt Nam quy định:Hợp đồng mua bán ngoại thương “phải được làm bằng văn bản”. Mọi thoả thuận bằng miệng hoặc văn bản không có chữ ký của người thẩm quyền của các bên không có giá trị hiệu lực( khoản 4 điều 81 luật thương mại VN) “ Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản. 1.2.4 Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp. Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương là thẻ hiện sự thoả thuận, biểu hiện ý trí tự nguyện của các chủ thể nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể các bên đối tác với nhau. Do nhiều nguyên nhân khác nhau lên pháp luật của các nước cũng có những điểm khác nhau khi quy định tính hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng. ở một số nước ( Anh, Mĩ) quy định, hợp đồng sẽ hợp pháp về mặt nội dung khi nó chứa đựng điều khoản về đối tượng mua bán của hợp đồng phải hợp pháp. Đối với Việt Nam hợp đồng mua bán ngoại thương được coi là hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng thì phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng. Ngoài các nội dung chủ yếu nói trên các bên có quyền thoả thuận những điều khoản khác của hợp đồng như: điều khoản về trọng tài, trường hợp bất khả kháng… miễn là các điều thoả thuận này không trái với quy định của pháp luật. Về điều khoản tên hàng: phải ghi đầy đủ tên thương mại và nhãn hiệu thưong mại của hàng hoá khi cần thiết phải ghi cả công dụng hàng hoá. Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá không bị cấm lưu thông và chưa được phép lưu thông, nếu không hợp đồng sẽ trở thành vô hiệu. Về điều khoản quy cách chất lượng: để hạn chế tranh chấp, các bên thoả thuận rõ ràng về quy cách, chất lượng hàng hoá mua, bán bằng một trong những phương pháp sau: Trong trường hợp hàng hoá đã được tiêu chuẩn hoá, các bên có thể căn cứ vào tiêu chuẩn đã được công nhận để xác định chất lượng của hàng hoá và ghi vào hợp đồng. Trong trường hợp hàng hoá chưa được tiêu chuẩn hoá các bên phải mô tả tỉ mỉ, cụ thể đặc điểm, công dụng…,của hàng hoá trong hợp đồng mua bán ngoai thương. Về điều khoản giá cả: các bên thoả thuận về đơn vị tính giá, đồng tiền tính giá, phương pháp định giá phù hợp với từng loại của hợp đồng đặc biệt trong hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài. Về điều khoản thanh toán: cấc hình thức thanh toán thường được áp dụng trong quan hệ mua bán hàng hoá gồm: Thanh toán bằng hàng hoá( thực chất là hàng đổi hàng ); uỷ nhiệm chi( chuyển tiền); thanh toán bằng séc; thanh toán bằng thư tín dụng(L/C). Chứng từ thanh toán, hợp đồng mua bán ngoại thương giao cho bên bán có nghĩa vụ chuẩn bị một chứng từ hoàn hảo. 1.3 Thủ tục kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 1.3.1 Xác định người có thẩm quyền đàm phán kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương giữa các cá nhân với nhau thì người có thẩm quyền ký kết là chính họ hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân. Việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương giữa các pháp nhân với nhau hoặc giữa các pháp nhân với cá nhân. Họ là những người đứng đầu tổ chức pháp nhân đó do pháp luật quy định hay do các thành viên trong công ty bầu cử ra. Những người này là những người đại diện theo luật dịnh cho tổ chức. pháp nhân đó trong giao dịch đối nội cũng như đối ngoại. 1.3.2 Trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Trường hợp 1: Các bên chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương có điều kiên gặp mặt trực tiếp để giao kết hợp đồng ngoại thương với nhau thì việc giao kết hợp đồng diễn ra đơn giản trên cơ sở các bên cùng đàm phán trực tiếp. Trường hợp 2: Các bên chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương không có điều kiện gặp mặt trực tiếp để đàm phán và ký kết hợp đồng. Với hình thức ký kết gián tiếp, biên bản phải tiến hành tìm kiếm bạn hàng phù hợp rồi gửi chào hàng thông qua thư, fax,… bên đưa ra chào hàng bao giờ cũng muốn tranh thủ bằng cách gửi cho nhiều người. Bên được chào hàng lai muốn đảm bảo rằng mình giành được hợp đồng từ lời chào hàng đó. Chào hàng tự do ( còn gọi là chào hàng không cam kết) được gửi cho nhiều bạn hàng cùng một lúc. Nó không dàng buộc trách nhiệm người phát ra đơn chào hàng, họ có quyền sửa đổi rút lại bất cứ lúc nào trước khi có sự chấp nhận. Việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện của chào hàng tự do không có nghĩa là hợp đồng đã dược ký kết. Muốn có hợp đồng đòi hỏi phải có sự chấp nhận của người phát ra đơn chào hàng. Chào hàng cố định ( có cam kết): hợp dồng được coi là đã ký kết khi người chào hàng nhận được lời chấp nhận của người được chào hàng. 1.4 Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. 1.4.1. Điều khoản giao nhận nguyên phụ liệu, thành phẩm. Bên A: cung cấp đầy đủ nguyên phụ liệu đúng số lượng, đúng thời gian, đúng phẩm chất như hai bên đã thoả thuận với định mức tiêu hao là 3% cho cả nguyên liệu và phụ liệu, thời gian giao nhận nguyên phụ liệu thường được hai bên thống nhất vào một khoảng thời gian nào đó chứ không ấn định một ngày cụ thể. Ví dụ: Ngày đàm phán ký hợp đồng là 05/08/2004, thời gian giao nguyên phụ liệu có thể quy định là tuần đầu tiên của tháng 10/2004 hoặc cuối tháng 10/2004. Nếu bên A cung cấp nguyên phụ liệu chậm hơn so với thời gian quy định, bên B sẽ giao hàng thành phẩm lùi lai so với thời gian tương ứng và trong trường hợp sự chậm trễ gây thiệt hại cho bên B ( ngừng sản xuất vì chờ đợi nguyên phụ liệu) thì bên A phải bồi thường mọi thiệt hại đó. Sau khi xếp hàng lên tàu trong vòng 3 ngày bên A phải fax cho bên B bộ chứng từ ( B/L, C/O,invoice, packinglist ) đồng thời gửi bộ chứng từ gốc theo đường chuyển phát nhanh dể bên B làm thủ tục nhập khẩu. Số lượng của mỗi loại chứng từ phải quy định cụ thể, nếu việc gửi chứng từ chậm dẫn đến hàng hoá bị lưu kho cảng thì bên A phải chịu toàn bộ chi phí lưu kho đó. Trách nhiệm của bên B ( người mua): Làm thủ tục nhập khẩu và bảo quản nguyên phụ liệu an toàn trong suốt quá trình sản xuất trong vàng 7 ngày sau khi nhận nguyên phụ liệu về kho, bên B phải lập biên bản kiểm tra xác định về tình trạng nguyên phụ liệu và gửi cho bên A một bản. Giao hàng đúng số lượng, đảm bảo chất lượng như mẫu hai bên dã xác nhận. Trong vòng 3 ngày kể từ khi giao hàng phải fax cho bên A toàn bộ chứng từ xuất khẩu ( B/L, invoice, packinglist.C/O, giấy chứng nhận chất lượng ) và trong vòng 7 ngày phải gửi hộ chứng từ đó cho bên A hoặc người đại diện của bên A tại Việt Nam. Giao hàng thành phẩm trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận nguyên phụ liệu về kho. Trong quá trình sản xuất, nếu bên B làm hỏng, làm mất nguyên phụ liệu thì phải chịu bồi thường theo trị giá ghi trên hoá đơn. 2. Vận dụng trong ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tai công ty may Thăng Long. Tình hình sản xuất của công ty từ năm 1991 đến nay . Thị trường nước ngoài : Từ giữa năm 1991 , khi Liên Xô và hệ thống các nước XHCN tan rã , công ty may Thăng Long đã đứng trước những khó khăn và thách thức vô cùng to lớn , mất thị trường truyền thống, thiếu việc làm ,công nhân thu nhập thấp, khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường thấp do máy móc thiết bị đã xuống cấp , trình độ quản lý hạn chế. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường , lãnh đạo công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới để có thể sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao hơn , đáp ứng được nhu cầu của thị trường . Từ năm 1990 , công ty được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp , sản phẩm của công ty được xuất khẩu đi các thị trường mới như Pháp chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu còn thị trường Hà Lan chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu , công ty xuất khẩu sang thị trường khác chiếm khảng 38,2% tổng kim ngạch xuất khẩu . Trong năm 2000, với thị trường Nhật việc xuất khẩu đã đem lại cho công ty 30.165.406,24 triệu usd đó là thị trường lớn và có tiềm năng đối với công ty . Mặt hàng chủ yếu mà công ty xuất khẩu sang thị trường nhập đó là: áo sơ mi nam , sơ mi nữ ,T_shirt, quần dài , quần áo lót,…các mặt hàng này với số lượng chiếm khoảng 80 đến 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và thị trường Nhật . Từ năm 1996 đến năm 2000 , việc thực hiện xuất khẩu các mặt hàng đó đã tăng 1,3 lần .Trong năm 2000 các mặt hàng đã đem về cho công ty 4.400.000triệu USD. Song song với việc sản xuất và xuất khẩu, công ty còn thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu với nhiều kế hoạch ở nhiều nước khác nhau ( Đài Loan, Singapore). Thông qua việc thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu đã góp phần tăng thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua . Xu hướng thị trường thế giới ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao. Nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong những năm gần đây công ty đã tích cực chủ động khai thác mọi nguồn vốn đầu tư mới , hiện đại hoá công nghệ hơn nữa để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao . _ Thị trường nội địa : Trong thời gian qua công ty may Thăng long đã không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, cả thị trường trong nước và nước ngoài . Cùng với việc mở rộng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, mạng lưới đại lý bán hàng trong cả nước , cũng như việc tiếp xúc với khách hàng thế giới đã làm cho doanh thu của công ty tăng cao . Từ năm 94 công ty đã bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường trong nước và sản phẩm của công ty được nhiều người ưa chuộng . Doanh thu trong nước của công ty năm 94 là 4 tỷ VN Đ đến năm 98 là 20tỷ VNĐ và năm 2000 là 40,2 tỷ VNĐ . Đối với việc tìm kiếm khách hàng thì công ty đã sử dụng phương pháp phổ biến đó là gửi bản chào hàng đến cho khách hàng, chủ yếu dùng chào hàng cố định . Các điều khoản hợp đồng mà công ty thường thiết lập : Tên hàng ( commodity ) Giá cả ( price ) Số lượng ( quantity ) Chất lượng ( quatity ) Điều khoản giao hàng ( delivery terms ) Điều khoản thanh toán ( payment ) Kiểm tra hàng và khiếu nại ( inspection claim ) Nhãn hiệu thương mại ( trade marks ) Nguyên phụ liệu ( stock matetials and accessories ) Mẫu ( samples ) Sau khi các bên đã thoả thuận xong các điều kkoản và đi ký kết hợp đồng, khi hợp đồng được ký kết xong thì được làm thành 2 bản và mỗi bên giữ lại 1 bản . Công ty may Thăng Long chủ yếu thanh toán bằng L/ C ( letter of credit ) . Sau khi hoàn thành thủ tục để giao hàng thì công ty yêu cầu đối tác của mình mở L/C ở ngân hàng đại diện .Ngân hàng đại diện của bên mua thông báo cho ngân hàng đại diện của công ty là L/C đã được mở thì lúc đó công ty sẽ giao hàng. C. Kết luận Trong kinh tế đối ngoại, có rất nhiều loại hợp đồng như: hợp đồng gia công chế biến, hợp đồng vận tải,… hợp đồng mua bán ngoại thương có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự hợp tác giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, trên cơ sở đó mà kinh tế mỗi nước phát triển đi lên hội nhập với kinh tế thế giới. Mua bán hàng hoá quốc tế là một lĩnh vực phức tạp, hợp đồng mua bán ngoại thương là một dạng hợp đồng mua bán đặc biệt mang đặc trưng "mua bán có yếu tố nước ngoài". Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương thường ở cách xa nhau, việc ký kết hợp đồng hầu như cũng không được thực hiện trực tiếp. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một khâu quan trọng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài, nó được đánh giá cao như một khâu tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng nếu muốn xuất khẩu mà không làm được việc này thì việc như tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, … đều là vô nghĩa. Việc đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng được gọi là tốt khi hợp đồng được ký kết trên tinh thần hai bên cùng có lợi cho nên khâu ký kết thực hiện hợp đồng là khâu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu, nhập khẩu. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của tôi không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Trần Hoè đã giúp tôi hoàn thành bài viết này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Luật quốc tế (Trường Đại học Luật Hà Nội). 2. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Vũ Hữu Tử (Trường Đại học Ngoại thương). 3. Giáo trình ngoại thương - Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28393.doc
Tài liệu liên quan