BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------
LÊ THỊ HỒNG MINH
KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2006
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu ..........
171 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Ký hoàng phủ ngọc tường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................2
3. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................3
4. Đóng góp của luận văn ....................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................7
6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... . 7
Chương 1: Hoàng Phủ Ngọc Tường và ký Việt Nam hiện đại
1.1 Hoàng Phủ Ngọc Tường - con người và sự nghiệp . .......................................8
1.2 Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt Nam hiện
đại .................................................................................................................13
1.2.1 Khái quát về thể “ký” .......................................................................13
1.2.2 Đặc điểm ký Hoàng Phủ Ngọc Tường ..............................................17
1.2.3 Vị trí ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt
Nam hiện đại ....................................................................................24
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
2.1 Cảm hứng thiên nhiên ..................................................................................32
2.1.1 Một thiên nhiên tươi đẹp với nhiều dáng vẻ phong phú khác nhau . 33
2.1.2 Một thiên nhiên đầy khắc nghiệt, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh
và
con người ............................................................................................42
2.2 Cảm hứng văn hoá - lịch sử ..........................................................................45
2.2.1 Luôn hướng đến chiều sâu văn hóa ................................................. 46
2.2.2 Những khám phá mới về lịch sử ...................................................... 55
2.3 Cảm hứng trữ tình công dân .........................................................................60
2.3.1 Ca ngợi con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm 60
2.3.2 Ca ngợi con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước ...................................................................................................64
2.3.3 Ca ngợi sự lựa chọn thái độ sống đúng đắn của người trí thức Việt
Nam
trước những bước ngoặc của lịch sử . ................................................ 67
2.4 Cảm hứng phê phán và cảm hứng thời sự ...................................................71
2.4.1 Phê phán tội ác diệt chủng và diệt môi trường sống của kẻ thù xâm
lược ....................................................................................................71
2.4.2 Trăn trở với những vấn đề thời sự nóng hổi đáng báo động .............75
Chương 3: Phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 81
3.1.1 Sự tự biểu hiện của cái Tôi trữ tình ...................................................81
3.1.2 Thế giới nhân vật phong phú, sinh động ...........................................86
3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu .......................................................................90
3.2.1 Kết cấu “phi cốt truyện” .................................................................. 90
3.2.2 Kết cấu theo trường liên tưởng ..........................................................96
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu .............................................101
3.3.1 Ngôn ngữ .........................................................................................101
3.3.2 Giọng điệu ... ....................................................................................113
3.4 Cách ứng xử nghệ thuật đối với từng tiểu loại ...........................................118
3.4.1 Với bút ký .........................................................................................118
3.4.2 Với tùy bút ..................................................................................... . 121
3.4.3 Sự xâm nhập giữa hai thể loại ........................................................ 124
KẾT LUẬN ............................................................................................ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 131
PHỤ LỤC ............................................................................................... 139
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1 Ký là một bộ phận hợp thành của hầu hết các nền văn học hiện đại.
Được xem là một thể loại rất cơ động, linh hoạt, nhạy bén, ký ngày càng khẳng
định vị trí quan trọng của mình trong việc phản ánh hiện thực của đời sống con
người và xã hội ở cái thế trực tiếp và tươi mới nhất, đồng thời vẫn giữ được
những giá trị nghệ thuật cơ bản của một tác phẩm văn học. Bằng vốn sống, sự
hiểu biết và tài năng sáng tạo, các nhà văn viết ký thực sự đã khẳng định vai trò
không thể thiếu của mình trong việc góp phần xây dựng một nền văn học hoàn
chỉnh.
1.2 Trong những gương mặt viết ký tiêu biểu của văn học Việt Nam
hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) nổi lên như một hiện tượng đáng chú
ý với một phong cách viết vừa trữ tình, lãng mạn vừa thâm trầm, triết lí rất độc
đáo, tài hoa.
Vốn được sinh ra và lớn lên ở Huế - một trong những trung tâm văn hóa
lâu đời của đất nước, do đó, hơn ai hết, HPNT rất am hiểu về thiên nhiên, lịch
sử, văn hóa và con người nơi đây. Bởi vậy, những trang viết của ông luôn được
gắn với vùng đất Huế vừa thẩm mỹ vừa ruột thịt. Bên cạnh đó, với vốn kiến thức
uyên bác, phong phú trên nhiều lĩnh vực có được bằng sự tích lũy kiến thức qua
những chuyến điền dã đến mọi miền của Tổ quốc, từ rừng hồi Lạng Sơn đến tận
đất Mũi Cà Mau…, HPNT đã sáng tạo được những trang ký vừa chuyển tải được
những vấn đề thời sự nóng hổi, đáng quan tâm đang diễn ra trong cuộc sống vừa
thể hiện cái nhìn của một con người luôn muốn tìm hiểu, khám phá sự kiện ở
chiều sâu của nó.
2
Chính vì thế, những tác phẩm ký HPNT thực sự đã khẳng định giá trị của
mình theo thời gian, gây được sự chú ý cho công chúng gần xa và những nhà phê
bình, nghiên cứu văn học .
Từ năm 2003, ký HPNT đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình
Văn 12 thí điểm phân ban ở cả 2 bộ sách (bộ 1 do Trần Đình Sử chủ biên; bộ 2
do Phan Trọng Luận chủ biên) với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
Đây là một sự ghi nhận đáng kể vị trí của ký HPNT đối với nền văn học nước
nhà.
1.3 Là một người giảng dạy văn học, lại vốn có sự yêu thích về bản chất
phản ánh “người thật, việc thật” của thể ký và niềm say mê về truyền thống văn
hóa xứ Huế, tôi đã tìm đến những trang ký của HPNT. Bởi tôi mong rằng, qua
những trang ký đầy “ánh lửa” đó, tôi phần nào cảm nhận được những truyền
thống văn hóa - lịch sử đặc sắc của xứ Huế, của dân tộc, mở rộng tầm nhìn của
mình đến mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là về mảnh đất miền Trung đầy
thương đau và khói lửa trong chiến tranh. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu ký
HPNT sẽ trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết và bổ ích trong việc giảng
dạy tác phẩm ký của ông ở THPT.
Đó chính là những lý do tôi muốn đi sâu vào những tác phẩm ký của nhà
văn HPNT để khám phá những giá trị tiềm ẩn, cũng như muốn khẳng định sự
đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Mặt khác, nếu thành công, tôi
xem như đây là một kỷ niệm trân trọng dành cho ông.
2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Giới hạn của đề tài:
Có thể nói, văn chương HPNT thực sự là một mảnh đất còn đang bỏ ngỏ.
Do thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm
3
nhằm rút ra những đặc điểm chủ yếu của ký HPNT trong sự nghiệp sáng tác của
ông trên hai phương diện nội dung cảm hứng và phương thức biểu hiện.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận văn này, người viết tập trung khảo sát các tác phẩm ký của
HPNT, chủ yếu là bút ký và tùy bút, được tuyển chọn trong tập 2 và 3 của
“Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” (trọn bộ 4 tập) do Nhà xuất bản Trẻ TP
Hồ Chí Minh phát hành năm 2002. Tổng số là 80 tác phẩm.
Tuy nhiên, để bao quát hơn, chúng tôi tham khảo thêm các tác phẩm của
HPNT đã được in riêng: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, “Rất nhiều ánh
lửa”, “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Bản di chúc của cỏ lau”, “Hoa trái
quanh tôi”, “Huế di tích và con người”, “Ngọn núi ảo ảnh”, “Trong mắt tôi”,
“Rượu hồng đào chưa nhắm đã say”, Tập 1 “Tuyển tập HPNT” (tuyển chọn
những bài Nhàn đàm), “Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé”…
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Có thể xem HPNT là một hiện tượng văn học miền Trung và rộng hơn là
văn học cả nước sau năm 1975. Các tác phẩm của ông tạo nên một sức hấp dẫn
riêng, đặc biệt là đối với những người đã từng gắn bó với Huế. Những năm gần
đây, các bài phê bình, bình luận tác phẩm HPNT đã được đăng nhiều trên các
báo, tạp chí trong và cả ngoài nước. Ngoại trừ những bài viết bình bàn về thơ (vì
không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài) thì chúng tôi có trong tay những bài
viết sau liên quan ít nhiều đến nội dung đề tài cần khảo sát:
Bước vào văn đàn Việt Nam không bao lâu, HPNT đã nhanh chóng tạo
dựng một chỗ đứng vững chắc cho mình với những tập bút ký giàu giá trị nội
dung và nghệ thuật. Và có lẽ, theo chúng tôi, Nguyễn Tuân là người đầu tiên có
một cái nhìn rất bao quát nhưng đầy chính xác về giá trị của ký HPNT: “Ký
4
HPNT có rất nhiều ánh lửa” [99, tr. 3]. Còn Trần Đình Sử thì nhìn nhận một
cách cụ thể hơn: “Bút ký của HPNT là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát
hiện bề dày văn hóa và lịch sử của các hiện tượng đời sống… Văn anh giàu những
tư liệu lấy từ sử sách, tri thức khoa học, huyền thoại và ký ức cá nhân làm cho
hình tượng lóe lên những ánh sáng bất ngờ” [77, tr.298]. Phạm Xuân Nguyên khi
đưa HPNT vào “Chân dung văn học Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sau
1975” đã đánh giá: “Bất cứ viết về cái gì và viết về nơi đâu, tôi thầm nghĩ, HPNT
chỉ đặt bút xuống trang viết khi đã tìm được mạch liên tưởng của nơi này với nơi
kia, hôm nay và ngàn xưa, nhất thời và muôn thuở và khi đã quyết được với mình
là từ những trang viết đó khả dĩ có được một chút gì đấy còn lại với người, với
đời cho dù sự kiện đã vĩnh viễn bị vùi lấp trong dòng thời gian”, bởi vậy mà “Ký
của Hoàng Phủ Ngọc Tường là từ thực tế thoát ra khỏi thực tế, sau khi đã ngoảnh
vào lịch sử văn hóa hiện trở ra đời” [64, tr.76-78]. Không chỉ thế, Nguyễn Đăng
Mạnh còn đưa HPNT vào bộ sưu tập 90 chân dung nhà văn Việt Nam hiện đại
trong “Tác giả Văn học Việt Nam” (Tập II) cùng với những nhận xét đáng quý:
“Trong số không nhiều nhà văn đã dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của
mình cho thể ký hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đặc sắc” và
chính “sự nhạy bén trong việc nắm bắt hiện thực cuộc sống và nhanh chóng lẩy
ra những vấn đề đáng quan tâm, đáng bình luận là một nguồn gốc tạo nên thành
công ở các trang kí của nhà văn” [51, tr.38].
Một trong những yếu tố của ký HPNT mà các nhà phê bình hay đề cập
đến là cảnh sắc thiên nhiên. Lê Xuân Việt trong bài “Cảnh sắc thiên nhiên
trong bút ký HPNT”, có viết: “Với HPNT, cảnh sắc thiên nhiên Huế in rõ bản
sắc, bút pháp trong sáng tác của anh. Anh viết về sông Hương, Bạch Mã, về
“thành phố vườn” của Huế với những liên tưởng phong phú, đa dạng mang dấu ấn
của một cây bút tài hoa trong hư cấu, sáng tạo hình tượng đầy tính nghệ thuật ít
lẫn với những người viết khác” [126, tr.80]. Lê Đức Dục thì nhấn mạnh: “Thiên
5
nhiên vốn có mặt trong mỗi số phận con người, nhưng thiên nhiên hóa thân thành
máu thịt đời người, trở thành ám ảnh khôn nguôi đối với Hoàng Phủ Ngọc
Tường” và “Đọc những bút ký của anh, ta luôn bắt gặp một HPNT luôn hiền kính
như con chiên trước một đấng tối cao là chim muông - hoa lá - đất trời gọi tên là
thiên nhiên” [17, tr.96-97]. Còn Lê Thị Hường thì tinh tế, cụ thể hơn: “Là thi sĩ
của thiên nhiên, HPNT nhạy cảm với cỏ, hoa, ngàn thông, chim sẻ. Trong thơ anh
xuất hiện nhiều hình ảnh hoa dại, cỏ gai, chim trời… như là biểu tượng của thiên
nhiên trong trẻo, thuần khiết. Là thi sĩ của thiên nhiên, những trang ký của HPNT
mang đến cho người đọc những miền không gian xanh thẳm, ẩn chìm những vết
trầm tích văn hóa từ thiên nhiên” [42, tr.69].
Một khía cạnh khác mà các nhà nghiên cứu, phê bình cũng hay chú ý, đó
là chất Huế, văn hóa Huế trong các tác phẩm HPNT. Hoàng Ngọc Hiến khi viết
“Ký và tiểu luận (et-xe)” đã phát hiện rằng “trong Hoa trái quanh tôi của
HPNT, vườn An Hiên được chiêm ngưỡng bằng những suy tư về “bản sắc Huế”, về
quan niệm triết học Con người - Thiên nhiên và rộng hơn nữa, về vị thế của con
người trong vũ trụ…” [32, tr.19]. Đặng Nhật Minh thì nhìn nhận: “Cái làm nên
giá trị văn chương của HPNT theo tôi nghĩ, lại không nằm trong những kiến thức
văn hóa uyên thâm ấy, mà nằm trong cái chất Huế của con người anh” [56, tr.65].
Trần Thùy Mai khi đặt vấn đề “Ký văn hóa của HPNT” đã nhấn mạnh: “Huế
trong ký văn hóa của HPNT không giới hạn ở những thành quách, lăng mộ, sông
núi, hay những chuyện vua chúa hậu phi chép dài dài trong những sách sử” mà
“điều anh quan tâm là con người, và với sự hiểu biết khoa học của mình anh đã
dựng lại diện mạo tâm hồn của Huế xưa, điều mà không một nhà Huế học nào
làm được” [50, tr.56].
Bên cạnh đó, vốn kiến thức uyên bác, sâu rộng về các vấn đề của đời
sống xã hội của nhà văn - cái mạch ngầm tạo nên sức sống, sức hấp dẫn cho các
tác phẩm HPNT cũng được các nhà phê bình, nhà văn đặc biệt nhấn mạnh. “Đọc
6
Ngọn núi ảo ảnh của HPNT”, Hoàng Cát đã nhận định: “HPNT có một phong
cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học,
triết học, lịch sử, địa lý… sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm
nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được” [12, tr.69].
Còn Nguyên Ngọc khi “Đọc HPNT” thì nhận xét: “HPNT là người thường hay
suy nghĩ về lịch sử. Và những mô tả của anh, cố gắng thật tỉnh táo, bao giờ cũng
được “chống đỡ” bởi những suy nghiệm sâu xa và ẩn ngầm về lịch sử; chính vì
vậy mà những mô tả ấy thật khách quan nhưng không hề hời hợt” [63, tr.11]. Nhà
thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng nhấn mạnh: “Anh là một nhà văn hóa hành văn vô
cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế, và đôi khi như một triết gia uyên
thâm lãng tử”, “Đọc anh, ta không chỉ thâu nhận đời sống, lịch sử, triết học, kinh
tế hay chính trị mà còn cảm nhận được cả một tình yêu lớn đối với con người, dân
tộc và cách mạng” [85, tr.65]. Ngay cả Đặng Tiến, một Việt kiều sống ở Paris,
sau khi “Đọc tuyển tập HPNT” cũng đã đánh giá: “Đặc điểm trong tác phẩm
HPNT là chất trí tuệ, dựa trên vốn kiến thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn học
kết hợp với lý luận sắc bén, được phô diễn trong hành văn súc tích, say đắm và
hào hoa. Tình cảm dành cho đất nước, quê hương, bè bạn, thiên nhiên và nhân
đạo vượt ra khỏi khuôn sáo văn chương, trở thành sinh lực lay chuyển tâm tư
người đọc” [95, tr.8].
Có thể nói, với sự thông tuệ kiến thức đời sống, lịch sử, văn hóa cổ kim
Đông - Tây, HPNT đã ngày càng khẳng định vị trí của mình bằng một phong
cách ký rất độc đáo, rất riêng. Lê Viết Thọ “Trong miền hoài niệm” của mình
đã ngẫm thấy: “Ngòi bút của nhà văn đẫm đầy chất thơ, chất trữ tình sâu lắng
làm cho bài bút ký như trở thành một essai (tiểu luận) với những trang sâu sắc
triết luận, miêu tả nghệ thuật tinh tế, một lượng tri thức, liên tưởng và một kiến
văn phong phú” [90, tr.62]. Rồi Đặng Hiển, người giới thiệu tác phẩm “Ai đã
đặt tên cho dòng sông” trong Ngữ văn 12, Tập 2, Ban KHTN, khi trình bày
7
những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HPNT cũng đã nhấn mạnh:
“Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông (HPNT) là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa khách quan và chủ quan, giữa trữ tình và chính luận, sử thi
hóa cảm hứng lịch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng” [47, tr.37].
Bởi vậy, “Trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường tuy không nhiều nhưng là
những trang rực lửa, một cây bút xuất sắc của miền Trung xứ Huế” - Trần Mạnh
Thường đã đi đến kết luận như vậy khi giới thiệu ông trong “Từ điển tác gia
văn học Việt Nam thế kỷ XX” [94, tr.279].
Nhìn chung, những tài liệu đã được tiếp cận dù chưa phải là những công
trình nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về HPNT và sáng tác của ông nhưng ít
nhiều cũng đã chạm vào những vấn đề mà luận văn đặt ra. Chúng tôi xin ghi
nhận tất cả các ý kiến trên và xem đó như những gợi ý quý báu để đi sâu vào
việc tìm hiểu vấn đề, từ đó rút ra những đặc điểm chủ yếu của ký HPNT.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
- Luận văn tập trung tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể loại ký (chủ yếu là
bút ký và tùy bút) trong sự nghiệp sáng tác của HPNT để có một cái nhìn bao
quát trên hai phương diện nội dung cảm hứng và phương thức biểu hiện.
- Hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị những trang ký “rất nhiều
ánh lửa” của HPNT, sự đóng góp của ông đối với bộ phận văn học ký Việt Nam
nói riêng cũng như văn học đương đại Việt Nam nói chung.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu loại hình: ở đây là thể loại ký, chủ yếu là
bút ký và tùy bút để làm cơ sở lý luận vững chắc nghiên cứu ký HPNT.
8
5.2 Phương pháp lịch sử: nhằm tìm hiểu những dấu ấn lịch sử của thời
đại được ghi nhận trong các tác phẩm, là nguồn tư liệu quý giá để nhà văn có
thể viết về những “người thật, việc thật” - một đặc trưng cơ bản của thể ký.
5.3 Phương pháp hệ thống - cấu trúc: người viết khảo sát ký HPNT trên
tinh thần kết hợp các yếu tố tương đồng về nội dung, nghệ thuật, đồng thời xem
xét chúng trong mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác như văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật, triết học… để từ đó rút ra nhận định đánh giá tác phẩm.
5.4 Phương pháp so sánh: đặt nhà văn trong mối quan hệ đồng đại và
lịch đại để vấn đề được xem xét, đánh giá khách quan hơn.
5.5 Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong quá trình
khảo sát các tác phẩm ký của HPNT để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, tìm
hiểu.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần Mở đầu trình bày những vấn đề mang tính trường quy, trọng
tâm luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hoàng Phủ Ngọc Tường và ký Việt Nam hiện đại
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chương 3: Phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cuối cùng là Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
9
Chương 1:
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VÀ KÝ
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1 Hoàng Phủ Ngọc Tường - Con người và sự nghiệp
1.1.1 Con người
Nhà văn HPNT sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế. Ông
người làng Bích Khê, xã Triệu Phong, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị. Hiện
nay, ông đang sinh sống tại Huế cùng với người bạn đời của mình là nhà thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ - một trong những gương mặt tiêu biểu của làng thơ nữ Việt
Nam hiện đại.
Từ lúc còn nhỏ đến hết bậc Trung học, HPNT đều học tại Huế. Suốt
những năm học ở cấp II và cấp III, ông học ở Trường Trung học phổ thông Quốc
học. Đến khi học Đại học, ông chuyển vào Sài Gòn. Từ năm 1957 đến năm
1960, HPNT là một trong những sinh viên đầu tiên của ban Việt Hán Đại học Sư
Phạm Sài Gòn khoá I. Sau đó, ông về dạy các môn Văn và Triết tại trường Quốc
học Huế từ năm 1960 đến 1966. Trong thời gian này, ông tiếp tục hoàn thành
tấm bằng cử nhân thứ hai của mình tại khoa Triết Đại học Văn khoa Huế (1964).
Trong những năm sống dưới chế độ Mỹ Diệm, từ những ngày còn đi học
(1963), HPNT đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi hòa bình và thống
nhất Tổ quốc của học sinh sinh viên và trí thức Huế. Ông đã từng làm Tổng thư
ký Hội Sinh viên Huế, từng bị Diệm bắt giam rồi được thả tự do sau đó nhân vụ
đảo chánh tháng 11/1963 của quân đội Sài Gòn.
10
Từ năm 1964 đến 1966, ông tham gia vào phong trào chống Mỹ Nguỵ của
Phật tử Huế, từng làm Chủ tịch lực lượng giáo chức tranh đấu Huế. Cũng trong
thời gian này, ông được bầu làm Tổng thư ký toà soạn báo “Sinh viên Huế”, báo
“Dân” và tạp chí “Việt Nam, Việt Nam” của phong trào Huế.
Từ năm 1966 đến 1975, ông lên hoạt động ở chiến khu, hoạt động ở
vùng rừng núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, tham gia trực tiếp vào cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và tiếp tục làm báo “Cờ giải phóng” của Thành uỷ
Huế.
Từ năm 1968 đến 1975, ông được giữ các chức vụ sau: Tổng thư ký Liên
minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình thành phố Huế, Tổng thư ký
hội Văn học nghệ thuật khu Trị Thiên Huế, ủy viên ủy ban nhân dân cách mạng
tỉnh Quảng Trị kiêm Trưởng ty văn hóa thông tin tỉnh Quảng Trị của Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, HPNT vừa sáng tác vừa tham gia
công tác quản lý tại các Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và Quảng Trị với những
chức danh: Chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp
chí Sông Hương, sau đó là Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Ông được công nhận là Hội viên hội nhà văn Việt Nam năm 1975. Và là
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1998, trong chuyến công tác về văn hóa Huế ở Đại học Duy Tân,
Đà Nẵng, nhà văn không may bị tai biến mạch máu não. Ông được chuyển vào
nằm ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng ba tháng (hai tháng hôn mê). Người thân và
bạn bè của ông có lúc tưởng chừng như đã mất hết hy vọng. Thế rồi, ông đã qua
khỏi được hiểm nguy và được chuyển về bệnh viện Huế.
Trong dịp này, Đảng và Nhà nước quyết định tặng thưởng cho nhà văn
Huân chương Độc lập hạng 3. Và đại diện Hội nhà văn Việt Nam thay mặt Đảng
11
và Nhà nước mang Huân chương từ Thủ đô Hà Nội vào trao cho ông tại bệnh
viện Huế đúng ngày sinh nhật của ông (09/09/1998).
Từ đó đến nay, với sự giúp đỡ đầy nhiệt tình của các y bác sĩ và bạn bè
trong và ngoài nước, cùng với sự nỗ lực của bản thân, sức khỏe của ông đã được
hồi phục rất nhiều.
Hiện nay, HPNT vẫn luôn luôn đến với độc giả cả nước bằng sự nỗ lực
vượt qua bệnh tật và bằng những áng văn chương sâu thẳm.
1.1.2 Sự nghiệp
Tóm tắt về đời văn của nhà văn HPNT, nhạc sĩ Trần Hoàn đã dùng 7
chữ T: có Tầm, có Tình, có Tài, có Thực Tiễn và luôn Trung Thực với chính
mình và với nhân dân của mình.
Tuy rất thích làm thơ, xem thơ như là một sự trải nghiệm nỗi lòng của
mình, và là một nhà thơ có phong cách độc đáo, nhưng HPNT lại đạt được nhiều
thành công ở mảng văn xuôi hơn, nhất là ở thể bút ký. Không chỉ thế, với vốn
kiến thức uyên bác về tất cả các lĩnh vực văn học, triết học, lịch sử, địa lý…, ký
HPNT vừa giàu chất trí tuệ, triết học, vừa mang đậm chất thơ. Bởi vậy, ông được
xem là một cây bút ký uyên bác, độc đáo, tài hoa.
Ông viết văn, làm báo ngay từ những năm còn đi học (khoảng những
năm 60 của thế kỷ XX), khi đang tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi
hòa bình và thống nhất Tổ quốc của học sinh sinh viên. Năm 1959, truyện ngắn
“Chuyện một người đi qua sa mạc” viết từ phong trào trên đã báo hiệu sự có
mặt của ông trên văn đàn. Tuy nhiên, phải đến năm 1971, khi Nhà xuất bản Văn
nghệ giải phóng cho in tập truyện ký “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” thì tên
tuổi HPNT mới được công chúng cả nước biết đến và nhà văn coi đây là tác
phẩm “khai sinh” cho sự nghiệp văn học của mình.
12
Đối với HPNT, có lẽ, ngòi bút của ông hầu như chỉ dành riêng cho đất
nước và con người Việt Nam. Ta có thể bắt gặp mọi miền của Tổ quốc trong
những trang ký nồng nàn tình yêu quê hương, đất nước và con người của ông. Đề
tài ký của HPNT thực sự rộng lớn, đi từ rừng hồi Lạng Sơn đến tận mảnh đất
mũi Cà Mau, từ Nguyễn Trãi đến công chúa Diana, nhưng có lẽ những bài viết
về Huế hay Thuận Hóa và hai tỉnh tình nghĩa giáp ranh Quảng Trị, Quảng Nam
là những trang ký hàm súc nhất.
Là một người được sinh ra và lớn lên tại thành phố Huế - từng là kinh đô
của nước ta, một trung tâm văn hóa có bề dày lịch sử, nhà văn HPNT chịu ảnh
hưởng rất nhiều của văn hóa và con người xứ Huế. Do đó, ông dành phần lớn
những trang viết của mình để nói về thiên nhiên, con người xứ Huế cũng như
những truyền thống văn hóa đặc sắc của chốn kinh kì xa xưa. Bởi vậy, Trần
Mạnh Thường đã nhận xét: “Nếu nhà văn Tô Hoài biết từng ngõ ngách của phố
phường và nếp sống sinh hoạt của làng xã Hà Nội, còn Sơn Nam - nhà văn Nam
Bộ thì biết hết căn tơ kẽ tóc của đất trời con người Sài Gòn - Bến Nghé thì nhà
văn Hoàng Phủ Ngọc Tường “trầm cả tâm hồn mình trong khuôn mặt cuộc đời
cùng với đất trời sông nước của Huế”” [94, tr.279].
Và ông thực sự là “một cuốn từ điển sống về Huế” (Nguyễn Trọng Tạo)
[85, tr.64].
Với bản chất của một tâm hồn Huế thâm trầm, sâu lắng, nhà văn HPNT
cứ lặng lẽ viết ra những dòng chữ bình dị nhất, nhưng đồng thời cũng là tâm
huyết nhất trong trái tim một nhà văn đầy tài năng. Có khi ông còn tự ví mình
như một con dế hát nỉ non trong ngôi nhà của nỗi buồn. Nhưng đấy không phải
là nỗi buồn tan vữa mà chính là một nỗi buồn lớn đầy tính nhân văn, mang theo
khát vọng của con người. Đó như là một “nỗi buồn sáng trong” khiến cho tâm
hồn con người trở nên thanh cao, tốt đẹp hơn.
13
Có lẽ vì thế mà văn chương HPNT ngự trị trong lòng người đọc như một
sự chia sẻ, đồng cảm sâu sắc. Đọc văn ông, chúng ta không chỉ thâu nhận đời
sống, lịch sử, văn hóa, triết học, kinh tế hay chính trị mà còn cảm nhận được cả
một tình yêu lớn đối với con người, dân tộc và cách mạng.
Ngay cả những năm lâm trọng bệnh, với sự giúp đỡ của những người
thân, HPNT vẫn sáng tác, viết báo và cho xuất bản nhiều cuốn sách có giá trị.
Ông thật sự là một tấm gương sáng về sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi.
Tất cả những điều đó đã làm cho HPNT trở thành “một nhà văn tầm cỡ,
một nhân vật lịch sử của văn hóa Huế cuối thế kỷ XX và còn ảnh hưởng sâu sắc
tới nhiều thế hệ sau” (Nguyễn Trọng Tạo) [85, tr.66].
Các tác phẩm đã xuất bản:
* Các tập bút ký
1. Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
2. Rất nhiều ánh lửa (1979).
3. Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984).
4. Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký - 1991).
5. Hoa trái quanh tôi (1995).
6. Huế di tích và con người (1995).
7. Ngọn núi ảo ảnh (1999).
8. Trong mắt tôi (2001).
9. Rượu hồng đào chưa nhắm đã say (truyện ký - 2001).
* Nhàn đàm
1. Nhàn đàm (1997).
14
2. Người ham chơi (1998).
3. Miền gái đẹp (2001).
* Thơ
1. Những dấu chân qua thành phố (1976).
2. Người hái phù dung (1995).
Còn rất nhiều tác phẩm khác được đăng rải rác trên các báo và tạp chí
trong và ngoài nước.
Năm 2002, Nhà xuất bản Trẻ và công ty văn hóa Phương Nam đã xuất
bản bộ “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” gồm 4 tập dày dặn và sang trọng,
tuyển chọn những tác phẩm đặc sắc (cả về văn và thơ) mà ông đã sáng tác từ
trước đến nay.
Sang năm 2004, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục cho in tập bút ký “Trịnh
Công Sơn và cây đàn Lya của hoàng tử bé” - tác phẩm tập hợp những bài viết
về cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Đây có thể xem như một kỷ niệm đáng quý và
đáng trân trọng mà tác giả muốn dành cho người bạn thân đã quá cố của mình.
Cũng cần phải kể đến những giải thưởng văn học mà ông đã đạt được:
- Giải văn học Bông sen trắng lần thứ nhất của Hội văn học nghệ thuật
Bình Trị Thiên.
- Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam trao cho tập bút ký
“Rất nhiều ánh lửa” - 1980.
- Giải thưởng văn học của ủy ban liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật
Việt Nam trao cho tập bút ký “Ngọn núi ảo ảnh” - 2000.
- Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam cho tập “Miền gái
đẹp” - 2002.
15
Đây là sự ghi nhận tài năng cũng như những đóng góp quý báu của HPNT
đối với nền văn học nước nhà.
1.2 Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt
Nam hiện đại
1.2.1 Khái quát về thể “ký”
Được xem là một thể loại văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn
học, bộ phận văn học thể ký ngày càng phát huy tính năng động, linh hoạt của
mình trước mọi biến động của xã hội nhằm góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng,
phong phú của đời sống văn học.
Theo những nhà biên soạn “Từ điển thuật ngữ Văn học”, ký là thể loại
văn học có đặc điểm là “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư
cấu” và “Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời
sống được phản ánh trong tác phẩm” [30, tr.137]. Còn các tác giả của “Từ điển
Tiếng Việt” thì cho rằng, ký là loại “thể văn tự sự có tính chất thời sự, trung
thành với hiện thực đến mức cao nhất” [68, tr.501]. Đây là những khái quát rất cụ
thể về đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Với quan điểm là tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, ký được
xem như là một thứ vũ khí nhẹ, có khả năng cơ động lớn, ứng chiến kịp thời,
phản ánh được trực tiếp những biến cố thời sự, những vấn đề nóng bỏng đang
được đặt ra trong cuộc sống. Nó là một thể loại bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu
loại” khác nhau: bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận, ký sự, phóng sự, tùy bút,
tạp văn, tản văn (ét - xe)…vv..
Tùy theo tính chất của từng “thể” hay “tiểu loại” mà cảm hứng trữ tình
của người tự thuật (thường đứng ở ngôi thứ ba trong tác phẩm - nhân vật Tôi) có
16
nhiều sắc độ khác nhau. Từ phóng sự mang nhiều tính khách quan qua du ký, bút
ký, hồi ký đến tùy bút ngày càng mang đậm tính chủ quan.
Đặc trưng cơ bản nhất của ký là trần thuật “người thật, việc thật” đã xảy
ra. Đó là sự trần thuật một cách xác thực. Tuy nhiên, người tự thuật luôn tìm
cách thoát khỏi “tình trạng quanh quẩn” giữa những người thật, việc thật đó để
mở rộng “hoàn cảnh văn học đến những chân trời xa xôi khác” (Hoàng Phủ Ngọc
Tường) [120, tr.175] bằng cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức… Đây chính
là sự hư cấu của tác phẩm ký. Và hư cấu có thể được quyền sử dụng rộng rãi
trong tác phẩm ký ở những “t._.hành phần không thật xác định” như nội tâm của
nhân vật, những cảnh sắc thiên nhiên trong cảm xúc trữ tình của nhân vật và cả
những nhân vật phụ xuất hiện trong tác phẩm.
Như vậy, dù ở dạng này hay dạng khác, hư cấu vẫn tồn tại trong ký như
một phẩm chất mỹ học. Nhờ đó, tác phẩm ký vừa đảm bảo sứ mệnh thông tin
của mình, vừa có thể đạt được những yêu cầu giá trị nghệ thuật khác của một tác
phẩm văn học như tính khái quát, tính hoành tráng, tính hình tượng… gây xúc
động sâu xa tâm hồn người đọc. Chính đây là điểm phân biệt ký văn học (được
diễn đạt bằng một văn bản “đa nghĩa”, chỉ cần chân thực, phải mang tính thẩm
mĩ) với ký báo chí (được diễn đạt bằng một văn bản “đơn nghĩa”, phải tuyệt đối
xác thực, kịp thời thông tin rành rọt, khách quan).
Để có được một bài ký hay “có thể tái hiện được sự thật chân chính”
(Pôlêvôi) [49, tr.426], đòi hỏi người viết ký phải có nguồn kiến thức uyên bác
trực tiếp từ những quan sát, những trải nghiệm trong cuộc sống thực tại. Nói như
Hoàng Phủ Ngọc Tường, phải “tai nghe, mắt thấy, tay sờ”, “không đi đến tận
thực tế thì không thể viết được, mà cũng đừng nên viết” [120, tr.177]. Bằng bản
lĩnh và tài năng, nhà văn sẽ “nhào nặn” vốn kiến thức có được từ những chuyến
đi thực tế đó để không chỉ đem đến cho người đọc những khoái cảm mỹ học mà
17
còn gây những “khoái thú thuần trí tuệ” (Hoàng Ngọc Hiến) [32, tr.11] qua việc
cung cấp những tri thức giúp người đọc mở rộng vốn kiến thức của mình về các
lĩnh vực của đời sống xã hội, nó như “một quả táo Niu - tơn rơi xuống tâm hồn
người đọc” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) [120, tr.171].
Trong lịch sử văn học nhân loại, ký ra đời từ rất sớm. Nhưng phải đến
thế kỷ XVII, đặc biệt là từ thế kỷ XIX, khi đời sống các dân tộc ngày càng phát
được nâng cao, khi kỹ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học xé rào thâm
nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của xã hội và nhà văn có ý thức
tham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội, ký mới thực sự phát triển.
ở Việt Nam, ký xuất hiện khá sớm. Các tác phẩm ký khá nổi tiếng xuất
hiện trong thời kỳ đầu có “Thanh hư động ký” (Nguyễn Phi Khanh, 1384), “Lam
Sơn thực lục” (Nguyễn Trãi), “Ô Châu cận lục” (Dương Văn An), “Bắc Sứ thông
lục” (Lê Quý Đôn), “Nam triều công nghiệp diễn chí” (Nguyễn Khoa Chiêm),
“Trần Khiêm Đường niên phả lục” (Trần Tiến, 1764), “Thượng kinh ký sự” (Lê
Hữu Trác, 1783), “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái, giữa thế kỷ
XVIII), “Vũ Trung tùy bút” (Phạm Đình Hổ, cuối thế kỷ XVIII) …
Sang những năm đầu thế kỷ XX, xuất hiện những tác phẩm thuộc thể
loại du kí như “Chuyến đi Bắc kỳ năm ất Hợi” của Trương Vĩnh Ký, “Pháp du
hành trình nhật ký” của Phạm Quỳnh… Đến những năm 20, trong văn học cách
mạng, thể ký cách mạng cũng bắt đầu xuất hiện với những sáng tác của Nguyễn
ái Quốc như tập “Truyện và kí”. Đặc biệt, giai đoạn 30 - 45 là sự nở rộ của thể
loại phóng sự, Tam Lang với “Tôi kéo xe”, Ngô Tất Tố với “Việc làng”, “Tập án
cái đinh”, Vũ Trọng Phụng với “Cạm bẫy người”, “Cơm thầy cơm cô”, “Kỹ nghệ
lấy Tây”, “Lục xì”… Trong giai đoạn này, tùy bút cũng bắt đầu phát triển.
Nguyễn Tuân được xem là một bậc thầy của thể tùy bút với “Tùy bút I”, “Tùy
18
bút II”, “Người lái đò sông Đà”, Ngoài ra, còn có Thạch Lam với “Hà Nội - 36
phố phường”, Xuân Diệu với “Trường ca”…
Sau cách mạng tháng Tám, trong giai đoạn 30 năm chống Mỹ cứu nước
và đất nước bị chia cắt, ký phát triển mạnh mẽ. Các tác giả như muốn tái hiện
lại cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, tinh thần chiến đấu kiên cường của
quân và dân ta cũng như bày tỏ những tình cảm tha thiết, đằm thắm đối với quê
hương, đất nước. Tiêu biểu là các tác phẩm: “Truyện và kí sự” của Trần Đăng,
“ở rừng” của Nam Cao, “Kí sự Cao Lạng” của Nguyễn Huy Tưởng, “Người mẹ
cầm súng” của Nguyễn Thi, “Những ngày nổi giận” của Chế Lan Viên, “Đường
chúng ta đi” của Nguyễn Trung Thành, “Họ sống và chiến đấu” của Nguyễn
Khải, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” của Nguyễn Tuân, “Thương nhớ 12” của Vũ
Bằng, “Đường lớn” của Bùi Hiển, “Rất nhiều ánh lửa” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường ..vv…
Sau ngày đất nước thống nhất và nhất là những năm bước vào thời kỳ
đổi mới, các chủ đề của ký ngày càng đa dạng phong phú hơn, ngoài chủ đề về
sự khẳng định bản lĩnh sống của dân tộc, các tác giả chuyên về ký, đặc biệt là
bút ký và tùy bút còn hướng ngòi bút của mình đến việc ghi nhận thực tại cuộc
sống ngày càng cụ thể, nhân bản, đậm tính dân tộc hơn đồng thời còn thể hiện
cái Tôi của tác giả ngày càng rõ nét, sâu sắc và phong phú hơn. Tiêu biểu có
Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Hoa trái quanh tôi”, “Ngọn núi ảo ảnh”… Ngoài ra,
còn có “Làng giáo có gì vui” của Hoàng Minh Tường, “Người đàn bà quỳ” của
Trần Khắc, “Lời khai của bị can” của Trần Huy Quang, “Chuyện làng ngày ấy”
của Võ Văn Trực, tạp văn Nguyễn Khải…
Đặc biệt, vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, nở rộ thể hồi ký văn
học mang đậm yếu tố tự truyện, như: “Cát bụi chân ai” của Tô Hoài, “Một giọt
nắng nhạt” của Nguyễn Khải, Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn, Hồi Ký Đặng Thai
19
Mai, “Từ rừng U Minh lên Cần Thơ” của Sơn Nam… Những hồi ký này đều có
giá trị văn học, thu hút sự chú ý của người đọc đã chứng tỏ cái thế mạnh của tác
phẩm ký: “Ký đáp ứng yêu cầu nào đó của nghệ thuật và tự khẳng định ký không
phải là thừa so với truyện ngắn, cũng không phải là thiếu so với tiểu thuyết”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường) [120, tr.166].
Có thể nói, ký là một hình thức nghệ thuật biểu hiện của cuộc sống trong
trạng thái trôi chảy vận động và đã phát huy được sức mạnh của thể loại vào
những khúc quanh, bước ngoặc của lịch sử. Trải qua quá trình phát triển lâu dài,
ký ngày càng khẳng định vị trí quan trọng, không thể thiếu được của mình trong
một nền văn học hoàn chỉnh. Và những nhà văn viết ký luôn có sự phấn đấu bền
bĩ không ngừng để sáng tạo ra những tác phẩm có sức sống lâu bền trong đời
sống văn học.
1.2.2 Đặc điểm ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đối với HPNT, từ mong muốn chứng minh khả năng đảm nhận nhiều
chức năng của văn học ký cũng như muốn thể nghiệm năng lực của mình mà ký
HPNT là sự phức hợp của nhiều thể loại văn học. Điều này thể hiện ở khả năng
phối hợp nhiều thể loại rất điệu nghệ của HPNT trong từng tác phẩm.
Trong trọn bộ “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” thì tập 2 được xem
là sự tập hợp những tác phẩm bút ký văn học viết về chiến tranh. Còn tập 3,
theo sự phân loại của HPNT thì đây là tập ký phê bình, và theo người tuyển
chọn thì đó là “phần nối dài của tập 2, được dành cho những bút ký thiên về
chính luận, biên khảo và bút ký nhân vật” (Trần Thức) [120, tr.5].
Trước hết, có thể nói, mỗi tác phẩm của HPNT là một phức thể của nhiều
tiểu loại ký (bút ký, tùy bút, hồi ký, ký sự, truyện ký, ét - xe …). Nhưng có lẽ, bút
ký và tùy bút là hai tiểu loại mang phong cách chủ đạo ở hầu hết các tác phẩm
của ông. Cả hai tiểu loại thuộc loại ký trữ tình, cho nên chất cảm xúc trữ tình
20
chiếm một vị trí quan trọng. Bởi loại ký này chủ yếu thể hiện những cảm xúc và
suy nghĩ chủ quan của nhà văn trước những sự kiện của đời sống khách quan,
hoặc xen kẽ kết hợp giữa việc biểu hiện, bình luận, suy tưởng với miêu tả, kể
chuyện.
Theo các tác giả biên soạn “Từ điển Văn học” (Bộ mới), bút ký là “thể
trung gian giữa ký sự và tùy bút” thuộc “nhóm thể tài ký nhằm ghi lại sự việc, con
người, cảnh vật… mà nhà văn mắt thấy, tai nghe, thường là trong một chuyến đi,
một lần tìm hiểu nào đó” [124, tr.173]. Trong bút ký, tuy có những nhận xét, suy
nghĩ, liên tưởng của tác giả nhưng ít phóng túng triền miên như thể tùy bút mà
tập trung thể hiện một tư tưởng chủ đạo nhất định. Sức hấp dẫn của và thuyết
phục của bút ký tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khả năng
biểu đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập nhằm “phát hiện những khía
cạnh nổi bật, những ý tưởng mới mẻ và sâu sắc” [22, tr.429]. Có thể nói, làm nổi
bật giá trị nhận thức là ý nghĩa hàng đầu của thể loại.
Với ký HPNT, chúng ta có thể kể đến những tác phẩm mang đậm phong
cách của bút ký như Đất Mũi, Miếng trầu đỏ, Đứa con phù sa… Bằng cái tôi
trữ tình vừa quan sát vừa cảm nghĩ, thông qua việc tái hiện những vấn đề phong
phú, phức tạp trong đời sống xã hội và những nhân vật chọn lọc, tiêu biểu được
minh chứng bằng những tư liệu chính xác, cụ thể và những mẩu chuyện kể có
thật, nhà văn bày tỏ chính kiến của mình về những vấn đề đã trình bày. Chẳng
hạn, trong tác phẩm “Đất Mũi”, qua chuyến đi thực tế về Cà Mau, được tận mắt
chứng kiến những đổi thay trong cuộc sống của bà con vùng Mũi và được nghe
kể lại những chiến tích anh hùng trong thời kỳ đánh giặc Mỹ của dân quân nơi
đây …, HPNT đã bày tỏ sự ngưỡng mộ, khâm phục của mình đối với “những con
người ở mỏm đất cực Nam này”. Trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ,
họ đã “ đứng trụ giữa bùn cát và giông bão, đã nắm lấy luật biển dâu để đưa lịch
21
sử đi tới những cứu cánh đã quyết tâm”. Để khi rời khỏi đất Mũi, với tấm lòng
“trĩu nặng ơn đất ơn người”, nhà văn đã có “một cử chỉ thật thành kính không ai
hay biết, đưa tay lên trán, ngã mũ, lặng lẽ chào khu rừng nước mặn cố cựu đứng
kiễng chân trên đất mặn”. Cũng viết về Cà Mau trong những ngày chống Mỹ,
nhưng Nguyễn Tuân trong “Vẫn cái tiếng dội Cà Mau ấy” có cách xử lí thông
tin sự kiện và bộc lộ cảm xúc khác với HPNT. Tuy chưa từng đến Cà Mau nhưng
ông đã dựa vào thông tin trên báo, đài để đưa ra những số liệu cụ thể, chính xác
về sự thiệt hại của quân Mỹ ở Cà Mau. Xen vào đó là những đối chiếu, liên
tưởng về các địa danh ở Bạc Liêu với vùng đất căn cứ xưa của Hoàng Hoa Thám
trên miền Bắc, hay những câu chuyện về ông Đại giết cọp, ông Hùng giết sấu…
qua đó, nhà văn muốn nhấn mạnh một điều rằng chính sự dũng cảm, nghĩa khí,
hảo hớn của con người nơi đó đã “tạo thanh, tạo hình” cho “Cà Mau! Cái Cấm!
Cái Nước! Cái Cùng”. Tự nhận mình là người có tâm trạng sống trong cảnh “một
chốn hai quê”, Nguyễn Tuân luôn khắc khoải, mơ tưởng đến ngày Mỹ cút về
nước, đất nước hòa bình thống nhất để có thể dùng mìn của miền Nam phục vụ
cho chiến dịch mở đường miền núi trên miền Bắc, để được nhanh chóng vào
thăm Cà Mau cũng như để cho những chuyến tàu của người Cà Mau có thể đến
được bãi biển Sa Vĩ Móng Cái. Đối với Nguyễn Tuân, sự cách trở không gian chỉ
làm cho lòng ông lại “đùng đùng gió lên nỗi nhớ thương vòi vọi” những bờ cát
cực Nam và “những con người thân thích ruột rà” ở cái chốn “cuối trời cuối đất”
ấy.
Bên cạnh bút ký, HPNT cũng tạo cho mình một phong cách viết tùy bút
với những nét đặc sắc riêng bằng những trang viết giàu liên tưởng và giàu kiến
thức. Được xem là “một thể loại văn xuôi phái sinh từ thể loại ký, gần với bút ký,
nhưng cách viết tự do và tùy hứng nhiều hơn” [124, tr.1888], tùy bút là một thể
ký khó sáng tác nhất trong các thể ký văn học. Nó đòi hỏi người viết phải có bản
lĩnh riêng với những cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc đời. Cách phát
22
hiện, đề cập và lí giải vấn đề luôn phải có sự sáng tạo, mới mẻ. Đây là một “thể
giàu chất trữ tình nhất trong các loại ký” bởi “bản ngã của của nhà văn được thể
hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình” [124, tr.1888]. Nhà văn thường kết
hợp, xen kẽ việc miêu tả đối tượng khách quan với việc bộc lộ cảm xúc chủ
quan. Phải nói rằng những nhận xét, bình giá, bàn luận và liên tưởng của tác giả
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Và giá trị của tùy bút là ở những suy nghĩ thâm
trầm sâu sắc rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường.
Có thể kể đến những tùy bút đặc sắc của HPNT như: Ai đã đặt tên cho
dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Sử thi buồn, Mùa xuân thay áo trên cây… ở
những tác phẩm này, HPNT viết với cảm hứng trữ tình nồng hậu đan xen với yếu
tố chính luận và triết lí bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và tràn đầy chất thơ. Chẳng
hạn, trong tác phẩm “Hoa trái quanh tôi”, với mục đích giải bày mối quan hệ
gắn bó, khắng khít giữa con người và cây cỏ trong đời sống tinh thần người Huế,
HPNT đã dẫn giải bằng những yếu tố mang tính triết lí về mối tương quan giữa
con người và cây cỏ trong truyền thống triết lý phương Đông nói chung cũng như
trong tâm thức người Huế nói riêng, từ đó, ông đi đến một triết lí thể hiện bản
sắc văn hóa xứ sở “Người Huế lập vườn, trước hết như là nơi cư ngụ của tâm hồn
mình giữa thế gian, ước mong sẽ là chút di sản tinh thần để đời cho con cháu”.
Với tấm lòng của một người Huế yêu mến thiên nhiên tha thiết, ông không chỉ
để tâm hồn mình từng bước hòa điệu cùng bản nhạc giao hưởng của cây cỏ trong
vườn An Hiên vào bốn mùa quanh năm, mà còn hồi tưởng lại lịch sử hình thành
và phát triển của kinh đô Huế trong suốt hơn 350 năm xây dựng để có được mô
hình “thành phố vườn” như bây giờ. Từ đáy lòng mình, ông nghiệm ra một điều
rằng “mỗi con người quanh tôi, trĩu nặng một nỗi lòng thương cây nhớ cội, và nét
điềm tĩnh của mảnh đất mà họ đang cày cuốc và gieo hạt”.
23
Tất nhiên sự phân định hai thể bút ký và tùy bút như trên chỉ mang tính
chất tương đối. Bởi có nhiều tác phẩm tuy mang phong cách của bút ký nhưng ở
một số đoạn lại hiện diện phong cách của tùy bút, chẳng hạn Đánh giặc trên
hàng rào điện tử, Chế ngự cát, Hành lang của người và gió, Đất nước… ngược
lại, có những tác phẩm là tùy bút nhưng lại đan xen với bút ký, chẳng hạn Ngọn
núi ảo ảnh, Côn Sơn, Đêm chong đèn nhớ lại, Rừng hồi… (Điều này chúng tôi
sẽ trình bày rõ hơn ở phần 3.4.3 ).
Ngoài hai tiểu loại chính là bút ký và tùy bút, trong tập 2 và 3 của
“Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường”, còn có nhiều tác phẩm nghiêng về thể
ký sự, như Chế ngự cát, Đánh giặc trên hàng rào điện tử, Vành đai trong
lửa… Nhà văn vẫn bám theo những sự kiện người thật, việc thật nhưng những
yếu tố liên tưởng, nghị luận không nhiều hơn sự kiện. Nhiều bài nghiêng về thể
truyện kí, như Bản di chúc của cỏ lau, Như con sông từ nguồn ra biển… Tác giả
dựa trên cơ sở người thật việc thật để tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp của con
người có tiếng tăm, có công trạng đối với xã hội, lịch sử, đồng thời bày tỏ những
suy nghĩ chủ quan của mình về con người đó. Nhiều bài nghiêng về thể hồi ký,
như Đứa con phù sa, Đêm chong đèn nhớ lại… Khi viết về những con người, sự
kiện của hôm nay mà ông luôn có sự hồi tưởng, suy nghĩ về những con người, sự
kiện đã xảy ra trong lịch sử, tạo nên sự liên hệ gắn bó giữa quá khứ và hiện tại.
Và còn những tác phẩm nghiêng về thể tản văn (ét - xe). Đây là một
“thể loại ký đặc biệt nhưng chưa được ý thức đầy đủ” (Hoàng Ngọc Hiến) [32,
tr.16]. Trong tản văn, những gì được biểu hiện đều mang đậm dấu ấn cảm nhận,
cảm nghĩ của nhà văn. Có thể nói, chính lối tư duy phóng khoáng, luôn tạo được
những điều bất ngờ, thú vị dù không chuyên về một lĩnh vực nào của tác giả đã
tạo nên sự độc đáo cho tiểu loại này. Với HPNT, người đọc đã từng biết đến
những tản văn của ông qua một mục nhỏ trên báo Thanh Niên có tên gọi là
24
“Nhàn đàm”. Theo thời gian, tản văn của HPNT đã trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu của rất nhiều độc giả. Bằng sự kết hợp những ưu thế vốn có của
mình khi viết ký với chất tài hoa, lãng tử của một hồn thơ bay bổng, HPNT đã
sáng tạo được những tác phẩm vừa sâu sắc, hàm súc, vừa đẹp đẽ, bay bổng. Tuy
các tản văn của ông chủ yếu tập trung ở những tập nhàn đàm nhưng trong
“Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” (tập 2 và 3), chúng ta cũng bắt gặp
những tản văn đặc sắc như Côn Sơn, Lý chuồn chuồn, Chuyện nhà Nguyễn,
Những cuốn sách tôi đã đọc hồi còn bé… (hầu hết tập trung ở tập 3). Có khi, ta
còn thấy bóng dáng của tản văn lẫn trong những trang ký dài hơi của nhà văn
như Đời rừng, Ngọn núi ảo ảnh, Hoa trái quanh tôi…
Bên cạnh đặc điểm sự phức thể của nhiều tiểu loại ký, ký HPNT còn mang
dấu ấn của các thể loại văn học khác như thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu
thuyết… Chất thơ thể hiện ở sự khéo léo trong việc xâu chuỗi thông tin sự kiện
đến nỗi, nếu là người đọc vô tâm sẽ bị cuốn hút vào cách biểu diễn ngôn từ và ý
tưởng triết lí đã tan hòa thành tâm hồn như đọc một bài thơ dài. Ví như những
đoạn văn sau: “Chính trong những giờ phút bồng bềnh giữa cõi thức và cõi thơ
ấy, tôi đã nhận ra cái âm hưởng sâu thẳm cả Huế trên mỗi trang truyện Kiều:
dòng sông đáy nước in trời và những nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi u hoài
của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những mùa thu quan san,
những vầng trăng thắm thiết… Một trăm năm mươi năm (rồi nửa ba trăm năm
sau), nhà thơ đã qua đời, mà vẫn trời ấy, vẫn đất ấy, cỏ hoa vẫn y nguyên quanh
chỗ tôi ngồi” (Ai đã đặt tên cho dòng sông); “Và tất cả thành phố bằng kiến
trúc Châu ÂÂ u đó đắm mình trong một không gian huyền nhiệm kiểu phương
Đông, với thiên nhiên đầy hoa rừng mùa Xuân, nắng rực rỡ màu Hè, và sương
khói mộng ảo mùa thu; nơi đó cây và đá sạch như vô nhiễm, mây trời và tiếng
suối reo khẽ đánh động trong tâm linh giấc mộng tiền thân, tuồng như con người
đã quên đi từ lâu” (Ngọn núi ảo ảnh)... tất cả chúng khi đọc đều mang âm
25
hưởng trầm bổng, du dương như một đoạn thơ, bài thơ. Còn có nhiều tác phẩm
khi đọc, người đọc có cảm giác như đang đọc một truyện ngắn, ví dụ Như con
sông từ nguồn ra biển, Rất nhiều ánh lửa, “Diễm xưa” của tôi… Các tác phẩm
này có cốt truyện tương đối hoàn chỉnh nhưng câu chuyện diễn ra chỉ giới hạn ở
một vài nhân vật và trong một khoảng thời gian, không gian nhất định. Như
trong tác phẩm “Như con sông từ nguồn ra biển”, tác giả chỉ tái hiện lại một
đoạn đời của Giao từ những ngày còn dạy học ở Blao với tâm trạng cô đơn, bế
tắc, không tự xác định được mục đích sống của cuộc đời mình cho tới khi giác
ngộ được lí tưởng cách mạng; kết cấu tác phẩm khá đơn giản, chủ yếu xoay
quanh những cuộc đối thoại của Giao và nhân vật Tôi, giữa Tôi và Bê, trong đó
đan xen cả những hồi ức, liên tưởng của Tôi nhưng chúng chỉ chiếm một dung
lượng nhỏ.
Ngoài ra, còn có những tác phẩm mang dáng dấp của một truyện dài.
Cũng là những tác phẩm có cốt truyện tương đối hoàn chỉnh nhưng các nhân vật,
sự kiện được tái hiện trong mối quan hệ chồng chéo, phức tạp như quan hệ đối
nghịch của hai nhóm nhân vật ở hai chiến tuyến khác nhau, một bên đại diện
cho cách mạng còn một bên là phản cách mạng như trong “Hành lang của
người và gió”, “Đất Mũi”; có khi chỉ là một nhân vật nhưng số phận, tính cách,
cuộc đời của nhân vật được tác giả khắc họa một cách hoàn chỉnh, như Bình
trong “Bản di chúc của cỏ lau”. Và còn có những tác phẩm mang dáng dấp của
một tiểu thuyết, ví dụ: Vành đai trong lửa, Đánh giặc trên hàng rào điện tử …
Với dung lượng tương đối lớn, các tác phẩm tái hiện lại nhiều sự kiện, vấn đề ở
nhiều khoảng không gian, thời gian khác nhau với số lượng nhân vật rất đông
đảo. Ngay như nhà văn Nguyên Ngọc đã từng xem tác phẩm “Vành đai trong
lửa” là “một thứ tiểu thuyết độc đáo” bởi “hình như từ trước đến nay chưa có
được cuốn tiểu thuyết nào viết về cuộc chiến đấu ở cái vùng nông thôn Điện Bàn
26
kỳ lạ ấy hiện thực, phong phú, sinh động đến thế, sấu sắc và hiển hiện đến thế,
“tiểu thuyết” đến thế” [63, tr.10].
Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng, ký HPNT có khả năng đảm
nhận nhiều chức năng, bởi nó là sự hòa điệu một cách nhuần nhuyễn giữa rất
nhiều yếu tố thể loại. Mỗi tác phẩm ký của ông đều thể hiện sự thống nhất của
một phong cách thể loại: sự phức thể của nhiều tiểu loại ký và các thể loại văn
học khác. Đây là một sự khám phá mới và thể nghiệm thành công của HPNT đối
với thể loại ký văn học. Khi viết thể loại này, ông đã bộc lộ một sự phối hợp
tuyệt vời giữa tư duy lý luận, logic của ký với tư duy phóng khoáng, lãng mạn
của thơ trữ tình siêu thực (vốn là tư chất riêng của nhà văn), mà trong đó chất trữ
tình chiếm vị trí quan trọng tạo nên linh hồn cho tác phẩm. Do vậy, có thể gọi ký
HPNT là một dạng ký trữ tình - chính luận.
Với Nguyễn Tuân thì khác, bởi cái chất tài hoa tài tử và sở thích, thói
quen tìm cách nói mới lạ, không giống ai, luôn mong muốn “phải chứng tỏ cho
được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình” (Nguyễn Đăng Mạnh) [53, tr.147]
mà trong sự nghiệp sáng tác cả trước và sau cách mạng, Nguyễn Tuân đã tự tìm
đến thể tài tùy bút như một tất yếu. Trước cách mạng, người đọc đã từng biết
Nguyễn Tuân với Tùy bút 1, Tùy bút 2, Vang bóng một thời, Một chuyến đi,
Chiếc lư đồng mắt cua, Thiếu quê hương… Có thể nói, đây là loại tùy bút trữ
tình tâm trạng, thể hiện cái Tôi rất ngông của con người đề cao lối sống vị kỷ,
chỉ thích hưởng lạc, đề cao mọi thứ chủ nghĩa mà bao trùm là chủ nghĩa độc đáo.
Chính nó đã dẫn đến lối sống lập dị trong sáng tác thể hiện ở lối ăn nói bất chấp
nội dung ý nghĩa nghiêm túc, tha hồ phóng bút để tạo ra những gì kỳ lạ, oái
oăm, cầu kỳ, rắc rối, để cuối cùng cho ra đời những tác phẩm “yêu ngôn” với
những hình tượng thần bí, kỳ quái. Nhưng sau cách mạng, cái ngông của ông
không còn lý do để tồn tại nữa, ông đã tìm ra con đường giải thoát cho cuộc sống
27
và nghệ thuật của mình. Bởi vậy mà từ Lột xác, Đường vui, Tình chiến dịch
đến Sông Đà, Ký chống Mỹ…, người đọc có thể cảm nhận được giọng văn tin
yêu, đôn hậu, hồ hởi của con người đang chứng kiến được sự đổi thay của đất
nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, tùy bút của Nguyễn Tuân
trong giai đoạn này là dạng tùy bút hiện thực pha bút ký. Tuy nhiên, dù viết ở
dạng cảm hứng nào thì tùy bút của ông trước và sau cách mạng luôn mang tính
chất truyện. Nói như Nguyễn Đăng Mạnh “Nghĩa là có dùng nhiều đến trí tưởng
tượng để dựng cảnh, dựng truyện và mô tả tâm lý, khắc họa tính cách nhân vật
đến một chừng mực nào đấy” [53, tr.155]. Hiện thực trong tác phẩm tùy bút của
Nguyễn Tuân đều mang nhiều yếu tố truyện, đồng thời, cũng mang đậm chất ký,
nghĩa là ghi chép sự thật và thông tin thời sự, chính xác. Đó là “một thứ tùy bút
pha du kí, kí sự hay phóng sự điều tra” [53, tr.156]. Chính vì vậy, tùy bút Nguyễn
Tuân luôn hấp dẫn người đọc ở lối hành văn, dẫn truyện biến hóa linh hoạt,
lượng thông tin phong phú, hình tượng chồng chất đa dạng.
1.2.3 Vị trí ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học
Việt Nam hiện đại
Kể từ “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971) cho đến nay, với các
tập bút ký đã được xuất bản trong hơn ba mươi năm cầm bút, HPNT đã thể hiện
sự tìm tòi đáng kể của mình trong lĩnh vực bút ký, tùy bút. Bằng ý thức và trách
nhiệm của một nhà văn, với mong muốn tái hiện lại một cách chân thực sự đa
dạng, muôn màu, muôn vẻ của đất nước và con người Việt Nam, ông đã dành
trọn sự nghiệp văn xuôi của mình cho thể loai bút ký. Trọn bộ “Tuyển tập
Hoàng Phủ Ngọc Tường” gồm 4 tập (có dung lượng là 1600 trang) thì riêng tập
2 và 3 (với dung lượng là 1259 trang) đã dành cho bút ký, còn tập 1 tuy tuyển
những bài nhàn đàm những thực chất đó cũng là những bút ký ngắn (còn gọi là
28
bút ký mi-ni). Điều này đã chứng tỏ được sự say mê tìm tòi sáng tạo của nhà văn
đối với thể loại văn học mang tính chất thời sự này
Trong sáng tạo nghệ thuật, điều quan trọng làm nên sắc diện cho một
nhà văn chính là việc khẳng định phong cách riêng của mình: “Nhà văn chỉ có
thể nói một lời mới mẻ khi anh ta có được tiếng nói riêng của mình. Vì tiếng nói
đó càng mạnh bao nhiêu, cá tính sáng tạo của nhà nghệ sĩ hiện thực càng rõ nét
bao nhiêu thì cống hiến của anh ta vào nghệ thuật càng lớn bấy nhiêu” [43,
tr.220]. Vậy thì điều gì đã làm nên bản sắc riêng của ký HPNT, trong khi trước
đó đã có một Vũ Bằng nức tiếng với những “Miếng ngon Hà Nội” và một nỗi
niềm “Thương nhớ 12”, một Nguyễn Trung Thành nổi tiếng với “Đường chúng
ta đi” tràn đầy cảm hứng sử thi, anh hùng, lãng mạn và trữ tình, đặc biệt còn có
một Nguyễn Tuân với tài năng độc đáo của mình đã đóng một dấu triện riêng đỏ
thắm trên văn đàn ký Việt Nam hiện đại? ý thức được điều đó, HPNT đã tìm lấy
cho mình một lối đi riêng để không dẫm lên bước chân của người đi trước. Nhà
văn thường khai thác những cái gì thuộc về chiều sâu “tâm hồn” (người viết
nhấn mạnh) của sự kiện. Tất nhiên, không ai phủ nhận tính chất thời sự nóng hổi
trong phản ánh hiện thực của thể ký. Nhưng với HPNT, đó là hiện thực đã lắng
lại từ lịch sử cuộc sống, từ chính bản thân nhà văn qua những gì mà ông gắn bó,
trải nghiệm. Chẳng hạn, khi dựng lại truyền thống anh hùng, bất khuất của dân
tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, HPNT không tập trung tái hiện
lại không khí hào hùng, bi tráng của thế trận “chiến tranh nhân dân” như những
trang ký của Trần Đăng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Vũ Kỳ Lân… mà cố gắng
đi tìm, lí giải và phản ánh cái đã làm nên sức mạnh đó của dân tộc. Rất giản dị,
đó là tình yêu mảnh đất, căn nhà, nơi mình sinh ra và lớn lên và những người
ruột thịt mà mình gắn bó sâu nặng trong cả cuộc đời. Tình yêu ấy đã trở thành
máu thịt, rất đỗi thiêng liêng và thành kính trong tâm hồn mỗi người. Bởi thế,
29
khi bị xúc phạm, nó sẽ hóa thành ngọn lửa đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng.
Chỉ có thể lí giải bằng tình yêu đó, người đọc mới có thể hiểu vì sao giữa chốn
rừng xanh núi thẳm, khi lâm vào tình cảnh bị cắt đứt liên lạc hoàn toàn với hậu
phương và tính mạng bị đe doạ bởi cái đói và cái rét, các chiến sĩ biệt động ở
trại Cây Thị vẫn tỉnh táo và gay gắt tự đấu tranh với chính mình để “không ăn
cắp bò của giáo sĩ” vì một lẽ đơn giản: bảo vệ nhân cách của người chiến sĩ
cách mạng trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào như lời Bác Hồ đã dạy (Bản di
chúc của cỏ lau). Và cũng chính vì tình yêu sâu sắc và mạnh mẽ đó mà hơn một
vạn dân ba xã vùng Mũi đã bồng bế nhau vào rừng “cất lấy từng giọt mồ hôi
nước mặn đầm lầy thành nước uống để tự nuôi sống và đánh giặc” để trụ vững
được giữa đám lầy rừng đước suốt 13 năm chống lại chiến dịch “Sóng tình
thương” của giặc cho đến ngày chiến thắng (Đất Mũi).
Như vậy, qua những trang ký của HPNT, người đọc nhận ra rằng Tổ
quốc không còn là một khái niệm gì trừu tượng, chung chung nữa mà Tổ quốc
chính là máu xương của nhân dân đã ngã xuống, là ngọn lửa nhân cách ấp ủ và
bền bĩ trong mỗi mảnh đời cụ thể.
Tổ quốc đối với HPNT còn là thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ, là người
mẹ lớn nuôi dưỡng và chở che những con đất Việt ưu tú, đầy dũng cảm của
mình. Qua những trang viết của ông, người đọc càng có cơ hội mở rộng tầm
nhìn, sự hiểu biết của mình về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên trong suốt chiều
dài đất nước, đặc biệt là về thiên nhiên Huế. Từ những trang viết về rừng hồi
Lạng Sơn, rừng tùng A Sao đến rừng đước ở tận đất mũi Cà Mau mà tuổi đời của
rừng ngang tầm với “một thành phố văn hoá lâu đời” (Đời rừng), hay khi tác giả
đang dõi theo “cuộc biến ảo của Xuân, Hạ, Thu, Đông qua bộ lịch vĩnh hằng của
tự nhiên trên cây cỏ” (Mùa xuân thay áo trên cây), người đọc không chỉ cảm
nhận được những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp làm thoả mãn thị giác, những
30
thông tin nghiên cứu khoa học chính xác bổ sung tri thức cho trí tuệ, mà hơn thế
nữa, họ còn ngộ ra những điều thiêng liêng thuộc về tâm linh sâu thẳm “Thiên
nhiên Việt Nam cũng có sức sống dẻo dai như con người Việt Nam” (Đời rừng).
Bởi vậy, ký HPNT không chỉ là những trang viết giàu có về tri thức mà còn ám
gợi bởi những thôi thúc của nội tâm sâu sắc. Vì thế mà Lê Thị Hường đã nhận
xét: “Là thi sĩ của thiên nhiên, những trang ký của HPNT mang đến cho người
đọc những miền không gian xanh thẳm, ẩn chìm những vết trầm tích văn hóa từ
thiên nhiên” [42, tr.69].
Khi chọn ký làm mảnh đất để ký thác tâm hồn mình, hơn ai hết, HPNT ý
thức được rằng phẩm chất đạo đức của một nhà viết ký là phải tôn trọng sự thật
của cuộc sống. Đó không chỉ là yêu cầu có tính nguyên tắc mà còn là điều căn
cốt làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của một bài ký. Chính ông đã từng nói:
“những gì có ý nghĩa mà anh nói đến thì không chỉ là có lí, mà còn phải có thực,
tất cả phải được đảm bảo bằng thực chứng” (Một vài suy nghĩ về thể ký). Người
viết ký phải luôn luôn tự đặt mình trước những kỷ luật hết sức khắc khe: phong
phú trong tư liệu, chính xác trong hiểu biết. HPNT đã cần mẫn gom nhặt từng chi
tiết, sự kiện, thổi vào đó một đời sống nội tâm phong phú để làm lóe sáng “sức
mạnh vĩnh cửu của các sự kiện được lưu giữ trong cõi thực, vốn là bản gốc của
tác phẩm” (Một vài suy nghĩ về thể ký). Bên cạnh đó, nhà văn rất quan tâm
đến việc lựa chọn và thể hiện các chi tiết nghệ thuật có sức mạnh thanh lọc tâm
hồn con người. Đây được xem là một trong những thế mạnh của nhà văn. Như
chi tiết Hoàng - người chiến sĩ biệt động thành, trong một cố gắng cuối cùng
trước khi chết, đã lục tìm cuốn sổ ghi chép quen thuộc của mình và cố viết nhanh
lên đó lời vĩnh biệt đồng đội bằng chính máu của mình “TO QUOC MUON NAM
CAC DONG CHI TIEN LEN!”, “Ngón tay trỏ của Hoàng vẫn chìa ra trên trang
giấy theo cái dáng đang viết tiếp, đầu ngón tay có vết máu đã khô trên dòng chữ
không kịp đánh dấu” (Bản di chúc của cỏ lau); hay chi tiết mẹ cô La, một bà mẹ
31
Huế suốt đời chằm nón bài thơ nuôi con lớn lên, đã trốn khỏi trại tập trung, tất tả
chạy về làng, tìm đến chỗ miệng hầm mà bà biết chắc rằng con gái mình, sau
nhiều ngày đói khát vẫn còn ở dưới hầm, giữa trảng cát bát ngát và suốt ngày
chỉ có tiếng máy bay chiêu hồi, để chỉ ngồi xuống và nói với con một điều gan
ruột, tưởng như nói với mặt cát quạnh hiu: “Con phải cố gắng chịu đựng, có chết
cũng phải cho tiết sạch, giá trong, con đừng nghe bọn hắn mà ra chiêu hồi, con
mà làm nhục ông cha thì thà con giết mạ đi, con nghe không, mạ lạy con” (Vành
đai trong lửa). Có thể nói, đó là những chi tiết đắt giá, đã chuyển tải được trọn
vẹn ý nghĩa vốn có của sự kiện, góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Sự gạn lọc, lựa chọn các chi tiết trong quá trình tái hiện sự kiện, con
người đã chứng minh cho quan điểm mới mẻ của nhà văn, rằng “hư cấu là sự bớt
đi” (Một vài suy nghĩ về thể ký).
Sự tồn tại, phát triển của đất nước, dân tộc trong thời đại mới là mảnh
đất màu mỡ những cũng nhiều gai góc cho ký bước chân vào tìm hiểu, khám ._.hán trên tinh thần xây dựng, HPNT đã cập nhật
những vấn đề thời sự nóng hổi cần đáng lên tiếng báo động để xã hội được
“thiết kế trở lại trên ấm no, công bằng và nhân phẩm”. Điều này đã thể hiện tính
thời sự cập nhật của những trang ký HPNT cũng như tấm lòng của nhà văn đối
với đất nước, nhân dân trong thời kỳ đổi mới.
3. Về phương diện nghệ thuật, có thể nói, HPNT đã khẳng định được
phong cách riêng của mình qua cách xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu, thể
hiện ngôn ngữ, giọng điệu và cách ứng xử nghệ thuật đối với từng thể ký. Với tư
chất của con người có cá tính phóng khoáng, tự do, rất nghệ sĩ, HPNT luôn đứng
ở vị trí là người kể chuyện trực tiếp trong tác phẩm để có thể dễ dàng bày tỏ
những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc, thấm thía về lẽ đời. Đồng thời, bằng sự
tái hiện những nét đẹp độc đáo thuộc về tính cách, tài năng, nhân vật trong ký
HPNT hiện lên vừa gần gũi, bình dị nhưng lại vẫn toát ra những nét khí khái
riêng, mang tư chất của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Không chỉ thế, với cách tổ chức tác phẩm theo kết cấu “phi cốt truyện”
và kết cấu trường liên tưởng cùng với sự vận dụng linh hoạt các yếu tố lịch sử,
yếu tố dân gian, truyền thống dân tộc đan xen với những huyền thoại, HPNT
càng có cơ hội bộc lộ cá tính vừa trữ tình, phóng khoáng vừa logic, trí tuệ cũng
như vốn kiến thức uyên bác của mình về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngôn ngữ ký HPNT cũng thể hiện một nét đẹp độc đáo riêng. Đó không
chỉ là một ngôn ngữ đầy chất thơ, giàu cảm xúc, mang đậm tính triết lí, nghiệm
suy đã tạo nên sự tầng bậc về ý nghĩa, sức lan truyền cảm xúc của ngôn từ, mà
đó còn là một ngôn ngữ rành mạch, chính xác, khúc triết của tư duy khoa học,
làm tăng sức thuyết phục của những “khoái thú thuần trí tuệ” ở người đọc. Bên
cạnh đó, giọng điệu sử thi huyền thoại và giọng điệu trò chuyện trầm tư, trữ tình
149
trong ký HPNT cũng góp phần thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm, giãi bày
rất thâm trầm, sâu sắc của tâm hồn con người luôn trăn trở, khắc khoải với
những lẽ đời, những triết lí nhân sinh trong cuộc sống.
Và bằng kinh nghiệm của sự từng trải, HPNT đã cố gắng tạo ra những
đột phá mới lạ trong cách ứng xử nghệ thuật đối với từng tiểu loại bút ký, tùy
bút. Có thể nói, chính sự kết hợp khéo léo, hài hòa giữa yếu tố trữ tình và chính
luận, chủ quan và khách quan mà HPNT luôn đem lại sự mới lạ, độc đáo cho
từng tác phẩm bút ký, tùy bút và cả những tác phẩm hòa trộn cả hai phong cách
tiểu loại.
4. Trên cơ sở tiếp nối kinh nghiệm của những người đi trước, HPNT đã
tạo cho ký của mình một phong cách riêng, một hơi thở mới. Có lẽ, do cá tính
thích trầm tư, suy ngẫm mà ký HPNT thiên về khám phá những mạch ngầm của
cuộc sống từ trong lịch sử, văn hóa hơn là những gay gắt trong cuộc sống thường
nhật. Bởi vậy, ký của ông rất nhẹ nhàng, chứa đựng nhiều thông tin, giàu chất
văn hóa, mang những rung cảm sâu sắc của tâm hồn con người đối với cuộc đời
và đậm chất nhân văn. Đây có thể xem là một nét độc đáo đã tạo nên “bản sắc”
về nội dung cảm hứng trong những sáng tác của ông. Hơn thế nữa, sự có mặt của
ký HPNT trong văn học dân tộc còn là một đóng góp rất lớn về mặt thể loại với
nhiều phương thức biểu hiện nghệ thuật mới lạ, góp phần làm tăng sức phát triển
của văn học. Với những trang ký giàu giá trị nội dung và nghệ thuật như vậy,
HPNT đã trở thành một trong số không nhiều những nhà văn viết ký hiện nay
mà tác phẩm luôn gây được sự chú ý, hấp dẫn đối với người đọc nói chung và
giới phê bình nói riêng.
5. Nhà văn lớn là một nhà văn có tài năng, đóng góp cho nền văn học
nước nhà những tác phẩm văn học có giá trị, có sức sống lâu bền. Bằng những
trang ký tràn đầy “ánh lửa” của mình, HPNT đã thực sự tạo được một chỗ đứng
150
xứng đáng, vững chắc trong làng ký Việt Nam hiện đại cũng như trong nền văn
học nước nhà.
Với mong muốn được góp phần tìm hiểu ký HPNT trên phương diện nội
dung cảm hứng và phương thức biểu hiện nghệ thuật, chúng tôi đã mạnh dạn đi
vào vùng đất “chưa được khai phá” nhằm khẳng định giá trị của ký HPNT trong
quá trình phát triển của ký Việt Nam đương đại. Từ đó, có thể hướng đến nghiên
cứu, phát hiện những yếu tố đặc thù trong phong cách nghệ thuật của HPNT trên
cơ sở quan niệm phong cách là tổng hợp các đặc điểm mang tính độc đáo, xuyên
suốt nội dung và hình thức tác phẩm cũng như trong sự khảo sát, đối chiếu phong
cách ký HPNT với phong cách ký của những nhà văn khác trong mối quan hệ
đồng đại, lịch đại. Hướng nghiên cứu này có thể đánh giá những thành tựu đầy
sáng tạo của nhà văn để qua đó nhìn thấy những vấn đề lớn đặt ra trong sự phát
triển văn học của một giai đoạn.
Bởi vậy, dù chưa đầy đủ, nhưng chúng tôi hy vọng luận văn sẽ góp một
phần nhỏ trong việc tìm hiểu sự nghiệp văn chương của HPNT, một “cây bút
xuất sắc của miền Trung xứ Huế” (Trần Mạnh Thường).
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thuận An (2001), “Từ yến tiệc Hoàng cung đến nét tinh tế trong
món ăn Huế”, Tạp chí Sông Hương, (150), tr.85-88.
2. Bảo Anh (2002), “Những trang viết từ than đá dồn nén”, Quảng Nam chủ
nhật, (31), tr.8.
3. Tạ Duy Anh (2001), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nhà xuất bản
Thanh Niên, Hà Nội.
4. Lại Nguyên Ân (1992), 150 Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
5. Đỗ Bang, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Văn Hảo, Phan Thuận An, Mai
Khắc Ưng (1983), Nguyễn Huệ - Phú Xuân, Nhà xuất bản Thuận Hóa,
Huế.
6. Vũ Bằng (1990), Miếng ngon Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
7. Vũ Bằng (2000), Thương nhớ mười hai, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
8. Đặng Việt Bích (1996), “Huế - một cái nhìn khái lược về văn hóa”, Tạp
chí Sông Hương, (12).
9. Phan Thanh Bình (1994), “Sự gợi tưởng trong tác phẩm điêu khắc của
Điềm Phùng Thị”, Tạp chí Sông Hương, (5).
10. Nguyễn Văn Bổng (1981), “Văn xuôi 79”, Tạp chí văn nghệ, (19), tr.2.
11. Nguyễn Văn Bổng, Tô Nhuận Vỹ, Thanh Quế, Cao Duy Thảo (1998),
Văn miền Trung thế kỷ XX (Tập 1), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.
12. Hoàng Cát (2000), “Đọc Ngọn núi ảo ảnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường”,
Tạp chí Cửa Việt, (70), tr.68-71.
13. Nguyễn Minh Chương (1963), “Mấy suy nghĩ về vấn đề điển hỡnh trong
thể ký”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (6).
14. Ngô Thị Kim Cúc (2002), “Hoàng Phủ Ngọc Tường - người say mê Tổ
quốc”, Thanh Niên chủ nhật, (146), tr.10.
15. Lê Cung (2001), Phong trào đô thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ, Nhà
xuất bản Thuận Hóa, Huế.
16. Lê Đức Dục (1998), “Dừng lại và đi tiếp anh Tường ơi”, Kiến thức ngày
nay.
152
17. Lê Đức Dục (2000), “Hoàng Phủ Ngọc Tường - người lễ độ với thiên
nhiên”, Tạp chí Cửa Việt, (65), tr.95-98.
18. Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học, văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ, Nhà
xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
19. Đức Dũng (1996), Các thể kí báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
20. Phạm Xuân Dũng (2002), “Người ham chơi nói thật”, Kiến thức ngày nay,
(390), tr.41-43.
21. Trần Thanh Đạm, Hoàng Nhân (1991), Tuyển tập thơ văn Huế - Bình Trị
Thiên, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh.
22. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX: những vấn
đề lịch sử và lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
23. Bùi Minh Đức (2004), Từ điển tiếng Huế, Nhà xuất bản Văn học, Trung
tâm nghiên cứu quốc học.
24. Hà Minh Đức (chủ biên) (1980), Kí viết về chiến tranh cách mạng và xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
25. Hà Minh Đức (1985), Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
27. Hồ Văn Đức (2001), “Một số đặc điểm thể loại tùy bút Nguyễn Tuân sau
cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Nha Trang, (69).
28. Văn Giá (2000), Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
29. Hồ Thế Hà (2002), “Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí
Sông Hương, (161), tr.61-64.
30. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1997), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học - vấn đề
và suy nghĩ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
32. Hoàng Ngọc Hiến (1998), Năm bài giảng về thể loại: kí, bi kịch, trường ca,
anh hùng ca, tiểu thuyết; Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
33. Ngô Minh Hiền (2004), “Văn hóa qua cái nhìn lịch sử trong văn xuôi
Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (3).
153
34. Nguyễn Duy Hiền, Lê Văn Thuyên (1999), Phú Xuân - Huế: từ đô thị cổ
đến hiện đại, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
35. Nguyễn Văn Hoa, Phạm Hồng Việt (sưu tầm và nghiên cứu) (1997), Hiểu
thêm về lịch sử qua các hồi ký, kí sự, tùy bút, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
36. Nguyễn Văn Hoa (2003), “Phải chăng sau Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc
Tường thì tác giả coi như giang hồ gác kiếm?”, Tạp chí Sông Hương,
(168), tr.123-125.
37. Tô Hoài, Chế Lan Viên, Trần Cư, Vũ Đức Phúc (1966), “Trao đổi ý kiến
về thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật”, Tạp chí Văn học, (8).
38. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội.
39. Nguyễn Xuân Hoàng (2003), “Hoàng Phủ Ngọc Tường trong mắt tôi”,
Kiến thức ngày nay, (450), tr.3-5.
40. Trần Hoàng (2006), “Một giờ trò chuyện cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường”, Tạp chí Giáo dục và thời đại, (45), tr 12.
41. Lê Thị Hường (2000), “Dòng sông, bóng núi, địa linh và lời đồng vọng
Huế”, Tạp chí Cửa Việt, (71), tr.68-71.
42. Lê Thị Hường (2002), “Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một
thi sĩ của thiên nhiên”, Tạp chí Sông Hương, (161), tr.68-72.
43. M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
của văn học, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội.
44. Tôn Thất Dương Kỵ, Lê Văn Hảo, Nguyễn Văn Bổng, Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Đoàn Minh Tuấn (1974), Trên đất mới: tâp văn xuôi và thơ của
nhiều tác giả trong và ngoài nước viết về vùng Quảng Trị giải phóng, Nhà
xuất bản Văn nghệ giải phóng.
45. Thủy Lê (1998), “Người hái phù dung được nhiều ánh lửa”, Tạp chí Tia
sáng, (161).
46. Tạ Ngọc Liễn (2002), “Văn, kí, chí, lục”, Tạp chí Văn nghệ trẻ, (5).
47. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2003), Ngữ văn 12 (Tập 2), Sách giáo khoa
thí điểm, Ban Khoa học tự nhiên, Bộ 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
48. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2003), Ngữ văn 12 (Tập 2), Sách giáo khoa
thí điểm, Ban Khoa học xã hội và nhân văn, Bộ 2, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
154
49. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (chủ biên) (1997), Lí luận
văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
50. Trần Thùy Mai (2002), “Ký văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp
chí Sông Hương, (161), tr.56-57.
51. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1992), Tác giả văn học Việt Nam (Tập 2),
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
52. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
53. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và
phong cách, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
54. J. K. Melvil (1997), Các con đường của triết học phương Tây hiện đại, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
55. Tôn Thảo Miên (tuyển và giới thiệu) (1998), Nguyễn Tuân - về tác gia và
tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
56. Đặng Nhật Minh (2002), “Hoàng Phủ Ngọc Tường - một tâm hồn Huế”,
Tạp chí Tia Sáng, (6), tr.47-65.
57. Ngô Minh (2002), “Vài suy nghĩ về Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường”,
Tạp chí Sông Hương, (161), tr.65-68.
58. Ngô Minh (2003), “Những điều tôi học được từ văn chương Hoàng Phủ
Ngọc Tường”, Tạp chí Cửa Việt, (108).
59. Ngô Minh (2005), “Hoàng Phủ Ngọc Tường - đau đáu nỗi lòng”, Báo
Thừa Thiên Huế Xuân 2005.
60. Lê Trà My (2003), “Về việc giảng dạy thể ký và ký của Hoàng Phủ Ngọc
Tường trong chương trình Văn trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục
và thời đại, (49), tr.28-29.
61. Lê Trà My (2003), “Một dòng chảy của tản văn đương đại”, Tạp chí Diễn
đàn Văn nghệ, (2), tr21-23.
62. Dạ Ngân (2002), “Hoàng Phủ Ngọc Tường nỗi niềm của lửa”, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, (5), tr.20-21.
63. Nguyên Ngọc (2001), “Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Rượu hồng đào
chưa nhắm đã say , tr.4-16.
64. Phạm Xuân Nguyên (1989), “Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Chân dung
văn học Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sau 1975, tr. 75-78.
155
65. Hoàng Sĩ Nguyên (2001), “Đọc Nhàn đàm của Hoàng Phủ Ngọc Tường”,
Tạp chí Sông Hương, (147), tr.78-81.
66. Vĩnh Nguyên (2003), “Ông Tường”, Tạp chí Cửa Việt, (103).
67. Vương Trí Nhàn (1997), “Nguyễn Tuân và thể tùy bút”, Tạp chí văn học,
(6).
68. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà
xuất bản Đà Nẵng.
69. Nguyễn Khắc Phê (2002), “Giải thưởng lớn cho Hoàng Phủ Ngọc
Tường”, Tuổi Trẻ chủ nhật, (18), tr.7.
70. Phạm Phú Phong (1986), “Ai đã đặt tên cho dòng sông - Nghĩ về chặng
đường sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí Sông Hương,
(20).
71. Phạm Phú Phong (2002), “Hoàng Phủ Ngọc Tường - Người kể chuyện cổ
tích chiến tranh”, Tạp chí Sông Hương, (161), tr.58-60.
72. Ngô Văn Phú, Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách (1999), Nhà văn Việt Nam
thế kỉ XX, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.
73. Nguyễn Phúc (2004), Văn học: sáng tạo và thẩm định, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội.
74. Huỳnh Như Phương (1994), “Những ánh lửa của lòng yêu nước”, Những
tín hiệu mới, tr.52-62.
75. G.N. Pôpêlốp (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
76. Trần Đức Anh Sơn (2004), Huế - Triều Nguyễn: một cái nhìn, Nhà xuất
bản Thuận Hóa, Huế.
77. Trần Đình Sử (1987), “Ai đã đặt tên cho dòng sông - Bút ký sử thi của
Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí Văn nghệ, (7).
78. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nhà xuất bản Hội nhà
văn, Hà Nội.
79. Trần Đình Sử (1998), “Vai trò sáng tạo văn hóa của văn học”, Tạp chí
Văn học, (6).
80. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
81. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp Truyện Kiều, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
156
82. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Ngữ văn 12 (Tập 1), Sách giáo khoa thí
điểm, Ban Khoa học tự nhiên, Bộ 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
83. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Ngữ văn 12 (Tập 1), Sách giáo khoa thí
điểm, Ban Khoa học xã hội và nhân văn, Bộ 1, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
84. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, Nhà xuất bản TP
Hồ Chí Minh.
85. Nguyễn Trọng Tạo (2002), “Lễ hội riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường”,
Tạp chí Cửa Việt, (93).
86. Nguyễn Trọng Tạo (2002), “Từ A đến Z với Hoàng Phủ Ngọc Tường”,
Tạp chí Sông Hương, (161), tr.52-55.
87. Ngô Thảo (1981), “Từ một số sáng tác văn xuôi được giải thưởng 1978 -
1979”, Tạp chí văn nghệ, (41).
88. Thanh Thảo (2002), “Hoàng Phủ Ngọc Tường - người hái phù du”, Tạp
chí Sông Hương, (158), tr.65-67.
89. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản
Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
90. Lê Viết Thọ (2000), “Trong miền hoài niệm”, Tạp chí Sông Hương, tr.62-
63.
91. Hoàng Trung Thông, Phong Lê, Vũ Tuấn Anh (biên soạn) (1979), Văn
học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản khoa học xã hội, ủy ban
KHXH Việt Nam, Viện Văn học.
92. Nguyễn Khắc Thuần, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Quang Uyển, Huỳnh
Kim, Phạm Phú Hạt, Hoàng Sơn (1998), Gò nổi đất học, Nhà xuất bản
Đà Nẵng.
93. Trần Thức (chủ biên) (2005), Viết trên đường tranh đấu: tuyển tập thơ văn
yêu nước của tuổi trẻ Huế trong phong trào đô thị 1954 - 1975, Nhà xuất
bản Thuận Hóa, Huế.
94. Trần Mạnh Thường (2003), Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX,
Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.
95. Đặng Tiến (2002), “Đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí
Diễn đàn Paris, (123), tr.1-2.
96. Ngọc Trai (1981), “Lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí Văn nghệ,
(19), tr.4.
157
97. Lê Quang Trang, Trần Bảo Hưng (1995), Thai nghén tác phẩm: những
mẩu chuyện về quá trình hình thành một số tác phẩm truyện ngắn, tùy bút
trong văn học Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Hội nhà văn.
98. Trung tâm nghiên cứu Quốc học (2002), Bản sắc dân tộc trong văn hóa
văn nghệ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
99. Nguyễn Tuân (1980), “Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh
lửa”, Tạp chí Văn nghệ, (25), tr.3.
100. Nguyễn Tuân (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân (Tập 1, Lữ Huy Nguyên
tuyển), Nhà xuất bản Văn học.
101. Nguyễn Tuân (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân (Tập 2, Lữ Huy Nguyên
tuyển), Nhà xuất bản văn học.
102. Nguyễn Tuân (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân (Tập 3, Lữ Huy Nguyên
tuyển), Nhà xuất bản Văn học.
103. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1971), Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Nhà
xuất bản Văn nghệ Giải phóng.
104. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1976), Những dấu chân qua thành phố, Nhà xuất
bản Văn nghệ giải phóng.
105. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1979), Rất nhiều ánh lửa, Nhà xuất bản Tác
phẩm mới, Hà Nội.
106. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1984), Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản
Thuận Hóa, Huế.
107. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1984), Bản di chúc của cỏ lau, Nhà xuất bản
Thuận Hóa, Huế.
108. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1987), Bài thơ thôn Vĩ: thơ viết về Huế trước
1945, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh.
109. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1992), Người hái phù dung, Nhà xuất bản Hội
nhà văn, Hà Nội.
110. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1995), Huế, di tích và con người, Nhà xuất bản
Thuận Hóa, Huế.
111. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1995), Hoa trái quanh tôi, Nhà xuất bản Trẻ, TP
Hồ Chí Minh.
112. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1997), Nhàn đàm, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí
Minh.
158
113. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1998), Người ham chơi, Nhà xuất bản Thuận
Hóa, Huế.
114. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1999), Ngọn núi ảo ảnh, Nhà xuất bản Thanh
niên.
115. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2001), Miền gái đẹp, Nhà xuất bản Thuận Hóa,
Huế.
116. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2001), Trong mắt tôi, Nhà xuất bản Thuận Hóa,
Huế.
117. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2001), Rượu hồng đào chưa nhắm đã say, Nhà
xuất bản Đà Nẵng.
118. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2002), Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tập
1) (Trần Thức tuyển chọn) , Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
119. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2002), Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tập
2) (Trần Thức tuyển chọn) , Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
120. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2002), Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tập
3) (Trần Thức tuyển chọn) , Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
121. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2002), Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tập
4) (Trần Thức tuyển chọn), Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
122. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2004), Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng
tử bé, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ chí Minh.
123. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Trần Thiết, Phan Thị Thanh Nhàn
(1985), Tại sao Tổ quốc lại là mẹ, Nhà xuất bản Phụ nữ.
124. Bằng Việt, Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2005), Từ điển văn học (Bộ mới),
Nhà xuất bản Thế giới.
125. Lê Xuân Việt (1981), Nghệ thuật viết ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường
trong “Rất nhiều ánh lửa”, Tạp chí văn học, (4), tr.143-145.
126. Lê Xuân Việt (1999), “Cảnh sắc thiên nhiên trong ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường”, Tạp chí Cửa Việt, (60), tr.80-85.
127. Trần Quốc Vượng (1994), “Bản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái Huế”,
Tạp chí Sông Hương, (5).
128. Nguyễn Đắc Xuân (1997), Cố đô Huế: bí ẩn và khám phá, Nhà xuất bản
Thuận Hóa, Huế.
159
PHỤ LỤC
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (tháng 01/2006)
160
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và người thực hiện luận văn (tháng 01/2006)
161
Những tác phẩm của HPNT được KHẢO SÁT trong luận văn
* Tập 2 - “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường”
1. Như con sông từ nguồn ra biển
2. Châu thổ ngàn năm
3. Chế ngự cát
4. Rất nhiều ánh lửa
5. Rừng nước mặn
6. Đất Mũi
7. Miếng trầu đỏ
8. Đánh giặc trên hàng rào điện
tử
9. Còn mãi đến bây giờ
10. Ai về châu xưa
11. Rừng hồi
12. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
13. Đời rừng
14. Hoa trái quanh tôi
15. Cồn Cỏ ngày thường
16. Đứa con phù sa
17. Vành đai trong lửa
18. Bản di chúc của cỏ lau
19. Đêm chong đèn nhớ lại
20. Sử thi buồn
21. Tiếc rừng
22. Tuyệt tình cốc
23. “Dệt gấm” với thủy quân lục
chiến ở Cửa Việt
24. Ngọn núi ảo ảnh
25. “Diễm xưa” của tôi
26. Côn Sơn
27. Mùa Xuân thay áo trên cây
28. Rừng cười
29. Lý chuồn chuồn
30. Người Mỹ trở lại
31. Hành lang của người và gió
* Tập 3 - “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường”
32. Trung tâm thành Châu Hóa
33. Tính cách Huế
34. Đôi điều về văn hóa Huế
35. Mấy đặc trưng của “văn hóa
ăn” vùng Huế
36. Chuyện nhà Nguyễn
37. Lý tưởng anh hùng trong thơ
Việt Nam thời Nguyễn sơ
38. Báo động về môi trường Huế
dưới góc nhìn văn hóa
39. “Thành phố lịch sử” một cơ
may cứu vãn Huế
162
40. Trường Thanh niên tiền tuyến
và thế hệ Giải phóng quân
Huế đầu tiên
41. Đất nước
42. Làng quê văn hiến
43. Rượu Hồng Đào chưa nhắm
đã say
44. Qua bài thơ “Vịnh Tam Tài”
của Trần Cao Vân thử tìm quẻ
Nhân trong Kinh Dịch
45. Những cuốn sách tôi đã đọc
hồi còn bé
46. Một thời làm báo
47. Một vài suy nghĩ về thể ký
48. Mượn đá để ngồi
49. Nguyễn Trãi trước ngã ba
thời đại
50. Thầy Đào Duy Từ
51. Nguyễn Huệ với chiến lược
con người
52. Chim huyền hạc
53. Tay chơi
54. Thăm mộ Nguyễn Công Trứ
55. Nhân Euro 2000, lại nghĩ về
một nhà thơ cổ
56. “Từ thụ yếu quy” - cuốn sách
hàng đầu về chống tham
nhũng ở thế kỷ 19
57. Thành kính tưởng niệm Trần
Cao Vân
58. Thảo Am Nguyễn Khoa Vy
59. Ưng Bình Thúc Giạ Thị
60. Tống biệt Lưu Nguyễn về Trời
61. Đứa con không quên lời mẹ
dặn
62. Phùng Quán lạy dưa
63. Cảm nhận thơ Ngô Kha
64. “7 chữ cái” Điềm Phùng Thị
65. Hành tinh yêu thương của
Hoàng tử Bé
66. Mùa thu lá bay
67. Nơi không có hoa hồng
68. Người uống rượu - một cuộc
rượu vô tiền khoáng hậu của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
69. Bùi Giáng trong tôi
70. Nhớ hoài
71. Về chiếc panh-xô và khẩu
súng của Trường
72. Lang thang với Trần Quốc
Vượng
163
73. Không gian
74. Vẻ trầm mặc của đất đá
75. Đà Lạt - Noel 1965 và Đinh
Cường
76. Lâm Triết và cõi mộng du
77. Đồng dao Nguyễn Trọng Tạo
78. Đốt lò hương giở phím đồng
ngày xưa
79. Khái niệm Lê Minh Ngọc
80. Tưởng niệm Diana
Phân loại tác phẩm theo các kiểu cốt truyện
∗ Kiểu cốt truyện tâm lí: có 13 tác phẩm
1. Hoa trái quanh tôi
2. Rừng nước mặn
3. Ai đã đặt tên cho dòng sông
4. Châu thổ ngàn năm
5. Đời rừng
6. Ngọn núi ảo ảnh
7. “Diễm xưa” của tôi
8. Lý chuồn chuồn
9. Mùa Xuân thay áo trên cây
10. Hành lang của người và gió
11. Đất nước
12. Những cuốn sách tôi đã đọc
hồi còn bé
13. Một vài suy nghĩ về thể ký
∗ Kiểu cốt truyện chỉ là sự tập hợp một hệ thống sự kiện dưới một
chủ đề nào đó: có 15 tác phẩm.
1. Vành đai trong lửa
2. Đánh giặc trên hàng rào điện
tử
3. Rừng cười
4. Tiếc rừng
5. Trung tâm thành Châu Hóa
6. Tính cách Huế
7. Đôi điều về văn hóa Huế
8. Lý tưởng anh hùng trong thơ
Việt Nam thời Nguyễn Sơ
9. Báo động về môi trường Huế
dưới góc nhìn văn hóa
10. “Thành phố lịch sử” - một cơ
may cứu vãn Huế
164
11. Chuyện nhà Nguyễn
12. Mấy đặc trưng của “văn hóa
ăn” vùng Huế
13. Trường Thanh niên Tiền
tuyến và thế hệ Giải phóng
quân Huế đầu tiên
14. Làng quê văn hiến
15. Một thời làm báo
∗ Kiểu cốt truyện xoay quanh một vấn đề đáng chú ý hay một
nhân vật có tiếng tăm trong xã hội, trong đó đan xen không ít những
suy nghĩ, liên tưởng của nhà văn: có 47 tác phẩm
1. Chế ngự cát
2. Đất Mũi
3. Còn mãi đến bây giờ
4. Ai về châu xưa
5. Rừng hồi
6. Cồn Cỏ ngày thường
7. Đứa con phù sa
8. Đêm chong đèn nhớ lại
9. Sử thi buồn
10. Tuyệt tình cốc
11. “Dệt gấm” với Thủy quân lục
chiến ở Cửa Việt
12. Côn Sơn
13. Qua bài thơ “Vịnh Tam Tài”
của Trần Cao Vân thử tìm
quẻ Nhân trong Kinh Dịch
14. Một thời làm báo
15. Mượn đá để ngồi
16. Nguyễn Trãi trước ngã ba
thời đại
17. Thầy Đào Duy Từ
18. Nguyễn Huệ với chiến lược
con người
19. Chim huyền hạc
20. Tay chơi
21. Thăm mộ Nguyễn Công Trứ
22. Nhân Euro 2000, lại nghĩ về
một nhà thơ cổ
23. “ Từ thụ yếu quy” - cuốn
sách hàng đầu về chống
tham nhũng ở thế kỷ 19
165
24. Thành kính tưởng niệm
Trần Cao Vân
25. Thảo Am Nguyễn Khoa Vy
26. Ưng Bình Thúc Giạ Thị
27. Tống biệt Lưu Nguyễn về
Trời
28. Đứa con không quên lời mẹ
dặn
29. Phùng Quán lạy dưa
30. Cảm nhận thơ Ngô Kha
31. “7 chữ cái” Điềm Phùng Thị
32. Hành tinh yêu thương của
Hoàng tử Bé
33. Mùa thu lá bay
34. Nơi không có hoa hồng
35. Người uống rượu - một cuộc
uống rượu vô tiền khoáng
hậu của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn
36. Bùi Giáng trong tôi
37. Nhớ hoài
38. Về chiếc panh-xô và khẩu
súng của Trường
39. Lang thang với Trần Quốc
Vượng
40. Không gian
41. Vẻ trầm mặc của đất đá
42. Đà Lạt - Noel 1965 và Đinh
Cường
43. Lâm Triết và cõi mộng du
44. Đồng dao Nguyễn Trọng
Tạo
45. Đốt lò hương giở phím đồng
ngày xưa
46. Khái niệm Lê Minh Ngọc
47. Tưởng niệm Diana
∗ Kiểu cốt truyện tương đối hoàn chỉnh : có 5 tác phẩm
1. Bản di chúc của cỏ lau
2. Rất nhiều ánh lửa
3. Như con sông từ nguồn ra
biển
4. Miếng trầu đỏ
5. Người Mỹ trở lại
1
Trò chuyện cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Khi tiến hành làm đề tài này, tôi đã rất hứng thú nghĩ rằng mình sẽ
nhanh chóng ra Huế gặp nhà văn để trao đổi trực tiếp về các vấn đề liên quan
đến đề tài, và nhân dịp đó đi tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng
của mảnh đất kinh kì mà tôi chưa từng được đặt chân đến. Nhưng rồi, vì bận
công việc nhà trường, gia đình và lo tìm tài liệu cho đề tài, mãi đến tháng 01/
2006, tôi mới tranh thủ thu xếp đi Huế được. Trước khi đi, tôi có gọi điện thoại
cho nhà văn để xin phép một cuộc hẹn và ông đã rất vui mừng khi biết kế hoạch
của tôi. Vừa đến Huế lúc 9 giờ sáng, thì đến 3 giờ chiều, tôi đã được cô Lâm Thị
Mỹ Dạ đón tiếp nồng nhiệt tại nhà riêng của họ, một căn nhà xinh đẹp nằm
trong con hẻm nhỏ gần chùa Từ Đàm trên đường Phan Bội Châu. Vừa vào nhà,
cô đã nói ngay với tôi: “Bác Tường đã trông cháu từ hôm qua khi cháu gọi điện
báo tin sẽ ra đây” và rồi cô đưa tôi lên lầu 2 để gặp nhà văn. Sau những lời thăm
hỏi sức khỏe, chúng tôi đi vào vấn đề chính:
NTHLV: Vì sao bác lại gắn nghiệp văn của mình với thể ký?
NV HPNT (chậm rãi): Bác nghĩ rằng chỉ có thể ký mới đảm bảo được sự trung
thực của việc tái hiện sự kiện, con người. Làm sao mình viết mà
người ta đọc cảm thấy như có một thân phận của họ trong đó, đây
chính là bản chất phản ánh “người thật, việc thật” của thể ký. Để có
được điều này, đòi hỏi người viết ký phải đi thực tế rất nhiều. Và cái
gian khổ của họ cũng là ở đó.
NTHLV: Bác đã chọn cho mình một phong cách viết ký như thế nào?
NV HPNT: Bác đã thử thể ký trong nhiều thể loại văn học khác. Bởi vậy mà ký
của bác có sự hiện diện của nhiều thể loại văn học, như chất thơ thay
thế cho thơ, hay có những tác phẩm đọc có cảm giác như là một
truyện ngắn, một truyện dài, và cả như một tiểu thuyết…
2
NTHLV: Bác quan niệm như thế nào về thể bút ký, tùy bút?
NV HPNT: Theo bác, tùy bút là một cách viết mà trong đó người ta phải dùng lí
trí để cầm nắm lấy thực tế. Cái Tôi của nhà văn trong tùy bút là cái
Tôi của lí trí, phân tích sự vật. Còn trong bút ký, nhà văn sử dụng cái
Tôi của bản lĩnh mỹ học vừa cảm xúc vừa quan sát, cảm nghĩ. Bởi
vậy mà trong các tác phẩm bút ký, bác hay sử dụng những câu như:
Tôi nghĩ rằng…, Tôi thấy rằng… vv.. Thông qua đó, bác muốn bày tỏ
chính kiến, quan điểm của mình đối với các vấn đề được trình bày.
Bởi vậy mà trách nhiệm của người viết bút ký rất lớn, họ phải gánh
vác mọi sự kiện sẽ xảy ra trong tác phẩm.
NTHLV: Vậy đối với những tác phẩm hòa trộn cả hai phong cách bút ký và tùy
bút, bác có cách ứng xử như thế nào?
NV HPNT: Đối với những tác phẩm thuộc dạng này, thì cách đặt vấn đề, nhập
đề của bác bao giờ cũng là tùy bút, còn khi đi vào đề tài chính mà
mình miêu tả thì lại là bút ký và phần luận thì sẽ trở lại với tùy bút.
Tuy nhiên, không phải tất cả tác phẩm nào bác cũng đều đi theo một
cách viết như vậy…
NTHLV: Vì sao trong các tác phẩm của mình bác hay viết về những người trí
thức trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc?
NV HPNT: Lúc nào bác cũng cảm thấy rằng mình có nghĩa vụ chưa làm đối với
họ, và bác cảm thấy có lỗi với họ, bởi so với họ, bác là người may
mắn được sống sót.
NTHLV: Nhân vật trong ký của bác có đặc điểm gì?
NV HPNT: Ký của bác có người chứ không có nhân vật. Nếu có chỉ là bác ấn
vào để đọc xong, người đọc cảm thấy ghi nhớ nhân vật. Có khi vài
3
ba người có thật hợp lại thành một nhân vật, có khi là nhân vật được hư cấu
nhưng chỉ là nhân vật phụ.
Với âm hưởng chậm rãi, từ từ (điều này cũng giống như nhịp điệu bút ký
của ông), HPNT thong thả trao đổi với tôi về nhiều vấn đề nổi bật trong tác
phẩm của ông. Ông nói mà không hề biết mệt mỏi. Đã vậy, lâu lâu, ông lại nhắc
cô Mỹ Dạ thay nước trà gừng mới để tôi uống cho ấm người. Nói chuyện gần
được hai tiếng, tôi ngại ông mệt nên xin phép ra về. Ông tần ngần như không
muốn kết thúc câu chuyện. Nhưng khi nghe tôi nói hôm sau lại đến thì ông vui
vẻ hẳn và ân cần bảo: “Cháu không phải ngại gì cả. Bởi cháu đã đi từ Nha Trang
ra tận đây để thăm bác là điều rất đáng quý”. Trên đường về, nghĩ tới thái độ
tiếp đón nồng nhiệt, chu đáo của hai vợ chồng nhà văn mà tôi cảm thấy ấm
lòng, quên đi cả cái rét tháng giêng ở Huế vốn dĩ làm tôi tê tái từ khi bước
xuống tàu.
Sáng hôm sau, tôi lại đến thăm nhà văn thì được cô Mỹ Dạ báo tin là
ông đã bị viêm một bên phổi. Điều này khiến tôi rất ray rứt cảm thấy như đó là
lỗi của mình. Nhưng cô Dạ liền gạt ngay ý nghĩ đó của tôi, cô ngồi tâm sự với
tôi nhiều điều về gia đình, công việc, con cái …rồi cô còn nhiệt tình lục tìm cho
tôi một số tài liệu nói về ký HPNT… Tất cả những điều đó đã ghi đậm trong tôi
một ấn tượng sâu sắc không thể nào quên được trong quá trình làm luận văn của
mình.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7119.pdf