Mục lục
Trang
Phần Mở Đầu
Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện rõ vai tích cực của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá trên thế giới. Đặc biệt trong những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, khi thuyết tự do hoá được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước và trào lưu cải cách, mở cửa thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phương thức chính thức thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển và đặc biệt là nền kinh tế đang chuyển đổi, kinh tế tư nhân một lần nữa đang khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Điều này cũng không ngoại lệ đối với Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế tư nhân tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan. Kinh tế tư nhân đang ngày càng chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đi từ nhận thức đến thực tiễn, kinh tế tư nhân Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc kể từ trước thời kỳ đổi mới cho đến nay, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Từ khi có chính sách của Đảng trong Đại Hội Đảng khoá VI năm 1986, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã được xác nhận là một trong những thành phần kinh tế quan trọng của đất nước. Cho đến nay, nhà nước cũng đã có nhiều chính sách, chủ trương và biện pháp tạo điều kiện cho khu vực này hoạt động ngày càng sâu rộng. Ngày 1/1/2000, luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực, đó là bước đột phá vượt bậc của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được mở rộng phát triển nhanh cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số bất cập và hạn chế đối với khu vực kinh tế có nhiều triển vọng này. Vẫn tồn tại một số ý kiến bất đồng chưa thông suốt về kinh tế tư nhân. Trong đà phát triển kinh tế hiện nay, kinh tế tư nhân đang được chú ý quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về nền kinh tế Việt Nam trong thời đại mới, em đã chọn đề án môn học với tên:
“ Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Với những ý kiến được học và thông qua tìm hiểu nghiên cứu, đề án nhằm nêu lên quan điểm về kinh tế tư nhân tính tất yếu khách quan, thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam để có cái nhìn tổng quan hơn về khu vực kinh tế này, đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị để phát triển khu vực kinh tế này ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề án thuộc vĩ mô về nền kinh tế tư nhân ở Việt Nam và do điều kiện không cho phép, đề án đã sử dụng các số liệu thứ cấp trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về khu vực kinh tế này trong những năm gần đây.
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu trên, kết cấu đề án bao gồm các phần chính sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
I) Lý luận về kinh tế tư nhân
II) Thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
III) Một số kiến nghị giải pháp
Phần 3:Kết Luận
Nội Dung
I ) Lý luận chung về kinh tế tư nhân
1. Quan điểm về kinh tế tư nhân - Đặc điểm
1.1) Các quan niệm về kinh tế tư nhân.
Trong lịch sử kinh tế nhân đã xuất hiện từ rất lâu, từ khi loài người ra khỏi “ xã hội bầy đàn “ cho đến nay và sẽ về sau nữa. Tuy nhiên dưới các chế độ khác nhau, tính chất của chúng hoàn toàn không giống nhau, do ảnh hưởng của quan hệ sản xuất thống trị tác động và kiến trúc thượng tầng của chế độ đang sinh tồn chi phối nó. Cho đến nay, xét theo cách tiếp cận khác nhau cũng có nhiều quan điểm không giống nhau về khu vực kinh tế này.
Trong các văn kiện của Đảng thường không nói đến kinh tế tư nhân nói chung mà đề cập đến các thành phần kinh tế như cá thể, tiểu thủ và tư bản tư nhân. Đó là một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong giới nghiên cứu cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên để phù hợp với nhu cầu khách quan của kinh tế thế giới ngày nay, thì nền kinh tế được phân chia theo hướng tiếp cận mới – khu vực kinh tế. Theo hướng tiếp cận này nền kinh tế được phân chia theo hai khu vực: Khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm tất cả các doanh nghiệp nhà nước được xây dựng trên cơ sở sở hữu nhà nước, sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Khu vực kinh tế nhà nước có mục đích khắc phục kinh tế khuyết tật của kinh tế thị trường và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển hiệu quả hơn. Còn khu vực kinh tế tư nhân bao gồm toàn bộ các đơn vị và cá nhân sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động dịch vụ dựa trên cơ sở tư nhân về tư liệu sản xuất tồn tại dưới dạng Doanh nghiệp tư nhân công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể, trong đó bao gồm cả kinh tế Hợp tác xã.
1.2) Đặc điểm của kinh tế tư nhân.
Bản chất của kinh tế tư nhân là dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Mặc dù vậy, nội dung của kinh tế tư nhân rất rộng cả về hình thức sở hữu lẫn ngành nghề và các chủ thể đó tham gia vào sản xuất kinh doanh. Trong kinh tế kế hoạch hoá tập trung, căn cứ vào tính chất phi xã hội chủ nghĩa nhiều hay ít mà kinh tế tư nhân được chia ra làm các thành phần: kinh tế cá thể, tiểu thủ và kinh tế tư bản tư nhân. Sự phân loại này mang nặng tính chủ qua. Trong nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân bao gồm: các loại hình kinh tế cá thể và doanh nghiệp tư nhân trong đó bao hàm cả kinh tế Hợp Tác Xã.
Kinh tế cá thể là một loại hình kinh tế hộ gia đình hay cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người sở hữu, việc thuê mướn lao động không có hoặc không nhiều, không thường xuyên. Tổ chức hoạt động phổ biến với các hình thức là các hộ kinh doanh mang tính chất gia đình (hộ cá thể và hộ tiểu thủ). Trong đó chủ hộ có toàn quyền làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối lợi ích sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước.
Kinh tế tư bản tư nhân là loại hình kinh tế được tổ chức quy mô, theo hình thức doanh nghiệp trong kinh tế thị trường(doanh nghiệp, công ty, tập đoàn…), hoạt động dựa trên sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất và thuê mướn lao động làm thuê. Doanh nghiệp tư nhân phần lớn đều thuộc loại quy mô vừa và nhỏ, phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi lực lượng sản xuất và phân công lao động đã phát triển ở trình độ cao, sản xuất hàng hoá dịch vụ cung cấp cho thị trường với mục đích nhằm thu lợi nhuận và đạt được giá trị thặng dư. Doanh nghiệp tư nhân là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường nói chung định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng, vai trò của hợp tác xã cũng rất quan trọng. Nó là sự liên kết của các chủ thể sản xuất kinh doanh làm giảm áp lực cạnh tranh, đảm bảo cho quá trình sản xuất được thuận lợi và hiệu quả. Các Hợp tác xã được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện với sự đóng góp cổ phần của các xã viên, trên cơ sở sở hữu tập thể của những người xã viên về các tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện phân phối theo lao động. Về thực chất hợp tác xã là một hình thức hợp doanh đặc biệt giữa các chủ sở hữu tư nhân và bộ phận thuộc kinh tế tư nhân.
Nhìn chung, kinh tế tư nhân thường phát huy được thế mạnh trong những ngành những lĩnh vực mà hoạt động kinh doanh thuần tuý vì mục tiêu lợi nhuận. Nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân tập chung vào những ngành này để vừa góp phần thoả mãn nhu cầu của xã hội, giảm gánh nặng về ngân sách cho nhà nước…
2). Tính tất yếu khách quan và vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.1) Sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật:
Quy luật của sự phát triển kinh tế yêu cầu: Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. C.Mác đã từng chỉ rõ “ không thể tuỳ tiện xoá bỏ một quan hệ sản xuất nào đó khi lực lượng sản xuất chưa đòi hỏi”. Đại hội VI của Đảng cũng khẳng định: “ lực lượng sản xuất không chỉ bị kìm hãm khi quan hệ sản xuất lạc hậu, mà nó cũng bị kìm hãm khi quan hệ sản xuất bị đẩy lên vượt trước yêu cầu của lực lượng sản xuất”. Trình độ lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp kém và không đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực nên thích ứng với nó phải là quan hệ sản xuất có nhiều sở hữu với trình độ xã hội hoá khác nhau.
Đặc trưng của thời kỳ quá độ là thời kỳ cùng tồn tại lâu dài, đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau giữa các yếu tố, thành phần …của nền kinh tế cũ,tư hữu, với những yếu tố, thành phần…của nền kinh tế mới, công hữu. Trong đó, kinh tế tư nhân là thành tố quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế thời kỳ quá độ, trong đó có Việt Nam.
Sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hoá cùng với xu thế và đặc điểm thời đại về mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là môi trường và điều kiện cho kinh tế tư nhân phát huy các ưu thế, hiệu quả của nó trong nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2) Vai trò của kinh tế tư nhân:
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc gia. Kinh tế tư nhân đóng vai trò rất quan trọng tri phối rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Vai trò đó được thể hiện ở những điểm sau:
-Khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên công ăn việc làm, góp phần ổn đĩnh xã hội: các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế này thường dể dàng được tạo lập với số vốn không lớn. Mặt khác lại dể thích ứng với sự thay đổi của thị trường nên đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho xã hội, chiếm 70-90% việc làm trong xã hội.
-Kinh tế tư nhân cung cấp lượng hàng hoá và dịch vụ lớn cho xã hội, đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: do số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực này rất lớn đã tạo ra một lượng sản phẩm và thu nhập đáng kể cho xã hội, đóng góp khoảng 40-60% thu nhập quốc dân.
-Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân đối và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ: các doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên xây dựng thành từng cụm khu công nghiệp – dịch vụ tổng hợp, ở các vùng đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế xã hội. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần tạo lập sự cân đối trong sự phát triển giữa các vùng, giúp vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn tận dụng được ưu thế của mình.
- Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực ở địa phương: Các doanh nghiệp tư nhân không đòi hỏi nhiều vốn lại linh động trong các hoạt động huy động vốn phân tán nằm im trong dân cư. Đồng thời các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, vừa lại phân tán hầu hết ở các địa phương nên có khả năng sử dụng các tiềm năng về nguồn nguyên liệu, lao động và kinh nghiệm trong các ngành nghề truyền thống ở địa phương.
-Kinh tế tư nhân tạo động lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế: sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân làm cho cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt tạo cho nền kinh tế thị trường phong phú đa dạng, sôi nổi và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
-Kinh tế tư nhân góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại hiện đại hoá sản xuất: tăng nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời mở rộng khả năng và là đối tác để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, nhập máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến…Tạo tiền đề khai thác, tận dụng các tiềm năng, nguồn lực rộng lớn trong nhân dân cho phát triển sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế.
3. Bài học lịch sử về sự phát triển kinh tế tư nhân rút ra từ một số nước trên thế giới.
3.1)Tư tưởng của Lê Nin:
Sau khi kết thúc nội chiến cuối năm 1920, nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết đất nước, do đó cần phải thực hiện lại kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội do Lê Nin đề ra năm 1918, phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. Đại hội X của Đảng cộng sản BônSêVích Nga ( 8-16/3/1921) đã đa ra chính sách “kinh tế mới” của Lê Nin .
Nội dung của chính sách “kinh tế mới” là:
-Thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế.
-Phát triển mạng lới thương nghiệp, sử dụng quan hệ hàng – tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế. Cho phép các thương nhân được tự do hoạt động (chủ yếu là trên lĩnh vực bán lẻ) để góp phần khôi phục kinh tế, cũng cố lại lu thông tiền tệ trong nước. Thực chất đó là sự phát triển của kinh tế hàng hoá, sử dụng kinh tế hàng hoá để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân, cho phép tư nhân thuê hay mua lại những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hoá (chủ yếu là xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng).
-Các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển sang chế độ hoạch toán kinh tế. Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất cả thành thị và nông thôn. Vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính chất hàng hóa và có nhiều thành phần, trong đó các thành thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã được chú trọng phát triển. Nhờ chính sách kinh tế này mà nền kinh tế Liên Xô đã được khôi phục nhanh chóng. Đến cuối năm 1922, Liên Xô đã vượt qua được nạn đói và đến năm 1925, nông nghiệp Liên Xô đã vượt mức trước chiến tranh. Đến trước năm 1926 công nghiệp khôi phục được 100%, ngành điện và cơ khí chế tạo vượt mức trước chiến tranh. Thơng nghiệp được chú trọng và được tăng cường mạnh mẽ. Trong gần 60 năm tiếp theo, cùng với các chính sách, kế hoạch 5 năm liên tục, nền kinh tế Liên Xô vẫn tiếp tục phát triển và phát triển cao và trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới, thành công đó phải kể đến vai trò không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân.
Như vậy, chính sách kinh tế mới đã đem lại mức tiến dài trong lịch sử phát triển của Liên Xô. Chính sách kinh tế này không những có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế Liên Xô mà còn mang tầm ý nghĩa quốc tế. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội đó là vận dụng tinh thần cơ bản của chính sách: quan hệ hàng tiền, nguyên tắc liên minh công nông, sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
3.2) Sự phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc.
Hiện nay ở Trung Quốc, khái niệm khu vực kinh tế tư nhân đang có nhiều điểm không giống nhau, có năm khái niệm thông dụng ở Trung Quốc đó là: khu vực kinh tế phi nhà nước, phi nông nghiệp, khu vực tư nhân, khu vực tư nhân trong nước và doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời người ta cũng rất ít quan tâm đến sự phân chia cụ thể các loại hình kinh tế tư nhân, mà cũng thường dùng khái niệm khu vực ”kinh tế phi công hữu”, bên cạch khu vực “kinh tế công hữu”.
Dù cho quan niệm của người Trung Quốc có khác nhau như thế nào thì cũng không thể phủ nhận được vai trò của nền kinh tế tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Từ năm 1949 đến năm 1979, khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển không đồng đều. Những năm đầu, chính phủ kiểm soát khu vực tư nhân thông qua biện pháp quốc hữu hoá. Đến năm 1953, với đường lối chung cho thời kỳ quá độ, cải tạo xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp tư nhân và các hộ công nhanh chóng đẩy mạnh. Thời gian sau những năm 1956, Chính phủ đã mở cửa cho các doanh nghiệp cá thể quy mô nhỏ, nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa được xem xét đến. Vào những năm 1980, hộ cá thể phát triển mạnh, đạt tới 23,05 triệu hộ chiếm 10% tổng lao động phi nông nghiệp toàn quốc. Sự phát triển của các hộ cá thể đặt nền móng vững chắc cho sự xuất hiện chính thức của doanh nghiệp tư nhân năm 1988. Cuối năm 1989 số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên. Giai đoạn 1992 – 1994 là thời kỳ hoàng kim nhất của các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc, nhờ chương trình tư nhân hoá trên nhiều vùng, khu vực kinh tế tư nhân đã cho thấy tính hiệu quả của sở hữu tư nhân, 80% doanh nghiệp đã được tư nhân hóa. Năm 1995, với chính sách “năm lớn thả nhỏ”, nhà nước chỉ chú trọng vào 500 – 1000 doanh nghiệp lớn, còn cho thuê và bán các doanh nghiệp nhỏ. Đến năm 1999, lao động phi nông nghiệp tăng 23,8% đã tăng khá mạnh trong 20 năm qua, đạt 5800 tỷ nhân dân tệ năm 1999. Lực lượng lao động cũng tăng dần, tính đến năm 2000, tổng khu vực kinh tế này lên tới 74.5 triệu người. Tỷ trọng GDP phi nhà nước đạt 71%, doanh nghiệp tập thể chiếm 38%, hơn 40% là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp tư nhân.
Trong giai đoạn 1991 – 2000, tốc độ tăng trưởng hàng năm về số doanh nghiệp, lực lượng lao động và sản lượng của kinh tế tư nhân đạt tương ứng: 38,1%, 34,4%, và 59,4%. Riêng năm 2000, có 1,76 triệu doanh nghiệp đăng ký với 24,1 triệu lao động và sản lượng đến năm 1999 đạt 3.100 tỷ nhân dân tệ.
Ngày nay, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, phạm vi hoạt động mở rộng theo xu hướng hội nhập cảu kinh tế thế giới. Cùng với các chủ trương phát triển kinh tế đất nước, để đạt mục đích trở thành một siêu cường về kinh tế trong thời gian tới, chính quyền Trung Quốc đã và đang nổ lực hoàn thiện mình và đặc biệt chú trọng đến khu vực kinh tế tư nhân. Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc uỷ ban kinh tế và thương mại nhà nước đã được thành lập, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp tư nhân và đa ra các khuyến nghị về chính sách phát triển khu vực kinh tế này lên chính phủ.
Sự phát triển của nền kinh tế tư nhân Trung Quốc đó là một minh chứng cụ thể cho tư tưởng trong chính sách “kinh tế mới” của Lê Nin: vận dụng vào kinh tế hàng hoá, các quan hệ hàng tiền, sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần trong đó chú trọng đến các thành phần thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là những bài học kinh nghiệm qúy báu cho nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay.
II. Thực trạng khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
1. Tiến trình phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam
1.1.Thời kỳ trước đổi mới
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), miền bắc được giải phóng nhưng đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Đảng và nhà nước đã đề ra kế hoạch phục hồi kinh tế 3 năm (1955-1957), với nội dung chủ yếu là cải cách ruộng đất và phát triển kinh tế quốc doanh, khôi phục sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đảng chủ trương tận dụng mọi nguồn lực để khôi phục nhanh chóng nền kinh tế, theo đó “công thương nghiệp tư nhân nhất loạt được bảo hộ, khuyến khích công thương , tư doanh phát triển”.
Thực hiện chủ trương trên của Đảng, nhà nước công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc diễn ra nhanh và được gọi là thành công. Đến cuối năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc coi như đã hoàn thành.
+Nông nghiệp: đến cuối năm 60 hầu hết các hộ nông dân cá thể miền Bắc đã được đa vào hợp tác xã (khoảng 85,8% tổng số hộ nông dân và 68,1% tổng diện tích canh tác). Sự vận dụng vào ồ ạt đó đã không tránh khỏi những vi phạm nguyên tắc tự nguyện, dân chủ chạy theo thành tích.
+Tiểu thủ công nghiệp: việc cải tạo căn bản hoàn thành năm 1960, cuối năm có 2760 Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
+Thương nghiệp: cải tạo những hộ kinh doanh thương nghiệp dài hơn và kém hiệu quả nhất. Đến giữa năm 1961 có 180 000 tiểu thương được tổ chức lại.
Về cơ bản đến năm 1960 kinh tế tiểu nông, tiểu chủ, tiểu thương đã bị xoá bỏ. Theo công bố chính thức, có 783 hộ tư sản công nghiệp (100%), 862 tư sản thương nghiệp (97%), và 319 hộ tư sản vận tải cơ giới (99%). Nhìn chung, kinh tế tư bản công nghiệp và giai cấp tư sản dân tộc đều được cải tạo bằng phương pháp hoà bình. Xét về mục tiêu lâu dài thì cải tạo nhanh chóng đã dẫn đến chủ quan nóng vội.
-Ở miền Nam 1954-1975, chịu sự kiểm soát của Mỹ – Nguỵ. Kinh tế tư bản miền Nam thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Trình độ mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này cao hơn so với thời Pháp thuộc. Đặc biệt ở thành thị giai cấp tư sản đông lên, có thế lực kinh tế, có khả năng chi phối lũng đoạn nền kinh tế miền Nam, có mối quan hệ rộng rãi với tư bản nước ngoài và các thành phần kinh tế khác. Sau năm 1975, đất nước bước vào thời kỳ mới độc lập thống nhất cùng tiến lên xã hội chủ nghĩa. Đảng đã chỉ đạo chặt chẽ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế tư bản chủ nghĩa và các loại hình kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Về căn bản vẫn sử dụng mô hình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trước đây để đáp ứng cho miền Nam. Công cuộc cải tạo này không thu được kết quả như mong đợi, kinh tế tư nhân miền Nam cải tạo không triệt để, đồng thời làm tràn ra miền Bắc rất nhanh, bởi nhiều kênh nhiều hình thức khác nhau, như dưới dạng các hình thức “kinh tế ngầm”. Dù có cải tại được một phần kinh tế tự nhiên, song không xoá bỏ được kinh tế thị trường, không áp đặt được mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Như vậy trước đây do nhận thức sai lầm về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nên Đảng ta đã từng đề ra chủ trương “công hữu hoá, xoá tư hữu”, coi công hữu kinh tế tư nhân là “phi chủ nghĩa xã hội” và cần phải cải tạo loại bỏ. Nhưng trên thực tế, kinh tế tư nhân vẫn bột phát và tồn tại dưới các hình thức “kinh tế ngầm” và là nền tảng cho nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.2) Sau đổi mới
Từ khi có chủ trương đổi mới nền kinh tế đất nước 1986 đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã được chú trọng và phát triển ngày càng mạnh, đóng góp rất lớn cho các lĩnh vực: hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu…thu hút vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài, đóng góp lớn vào GDP, tỷ trọng tăng trưởng và ngân sách nhà nước.
Thời gian đầu sau đổi mới, do cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn thấp kém đã là một trở ngại rất lớn cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời do quan niệm phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế vẫn còn rất khắt khe, nên khu vực kinh tế tư nhân khó có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Nhưng nhìn chung khu vực kinh tế nước ngoài quốc doanh cũng đã có những sự biến đổi khá nhanh. Kinh tế tư nhân hoạt động dưới các hình thức khác nhau (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, đã tăng nhanh chóng từ 132 doanh nghiệp vào cuối năm 1991 lên 42,393 doanh nghiệp vào cuối năm 1999. Kinh tế cá thể và tiểu thủ cũng rất phổ biến, tính đến năm 1995 có gần 2 triệu hộ kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, hơn 3 triệu hộ gia đình nông dân cá thể. Kinh tế hợp tác cũng có những biến chuyển mới. Từ năm 1988 đến 1994, cả nước đã giải thể 2.998 hợp tác xã yếu kém, chiếm 17,4% tổng số hợp tác xã) và 33804 tập đoàn sản xuất. Tính đến năm 1997 cả nước có 13000 Hợp tác Xã nông nghiệp, 38000 tổ hợp tác. Nhiều hợp tác nông nghiệp đang chuyển đổi sang mô hình Hợp Tác Xã kiểu mới.
Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vừa có ý nghĩa trong việc tận dụng và lao động, tự tạo việc làm, tăng thu nhập, đóng góp GDP lớn…
2) Đánh giá khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.1) Khả năng thu hút vốn, tạo việc làm
Khu vực kinh tế tư nhân có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội. Tính đến cuối năm 2004, đầu tư của kinh tế tư nhân chiếm 29% tổng đầu tư tổng xã hội Việt Nam (khoảng 10 tỷ USD) cao hơn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với việc phát triển kinh tế địa phương.Như đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh ở thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 38% tổng số vốn đầu tư xã hội trên địa bàn, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước và ngân sách gộp lại (36,5%)
Khả năng huy động vốn của khu vực kinh tế tư nhân rất lớn, nguồn vốn được huy động nhiều từ nguồn vốn dư đọng trong dân cư, như kinh tế cá thể, chủ thể huy động vốn từ những người trong gia đình, thân quen…Hình thức huy động vốn trong dân c cũng rất đa dạng: hổ trợ, đi vay, huy động tín dụng khác…
Sự ra đời của doanh nghiệp ở nông thôn đã thu hút một lượng vốn xã hội đáng kể vào sản xuất kinh doanh theo đánh giá của tổng cục thống kê, trong 3 năm 2001 đến năm 2003, tổng vốn của các doanh nghiệp ở nông thôn tăng bình quân 14,6%, trong đó vốn tự có của các doanh nghiệp chiếm 50%. Doanh nghiệp nông thôn tuy còn ít về số lượng nhưng đóng vai trò lớn trong việc tạo việc làm mới cho lao động nông thôn.
Khả năng huy động vốn của khu vực kinh tế tư nhân vẫn sẽ tiếp tục tăng cao trong đà tăng trưởng phát triển kinh tế thị trường như hiện nay. Trong đó phải kể đến nguồn vốn huy động từ nước ngoài. Các doanh nghiệp tư nhân khá linh hoạt và nhạy bén trong xu thế hội nhập của Việt Nam vào WTO, tuy nhiên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp vừa nhỏ ở Việt Nam còn khá ít, chưa đáp ứng với nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Nguyên nhân phần lớn là do các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đều được huy động sử dụng cho các dự án mang tầm quốc gia. Vấn đề này cần phải được chỉnh lại.
Trong điều kiện nước ta vấn đề lao động và tạo việc làm đang là cấp bách, khu vực kinh tế tư nhân đang là nơi thu hút, tạo việc làm mới cho xã hội, do số lượng doanh nghiệp nhiều, loại hình hoạt động phong phú và đa dạng. ở Việt Nam cũng như ở bất cứ nước nào trong khu vực, số việc làm tạo ra trên mỗi đơn vị đầu tư ở khu vực kinh tế tư nhân lớn hơn nhiều so với khu vực nhà nước. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể (phi nông nghiệp) đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội (tính đến tháng 4 năm 2005) với khoảng hơn 6 triệu người. Trong 4 năm, 2000-2004, các doanh nghiệp dân doanh và hộ cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 2 triệu chổ làm mới. Hiện nay khu vực kinh tế tư nhân vẫn là khu vực sử dụng nhiều lao động nhất với khoảng 91% tổng lực lao động toàn xã hội.
Như vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân không chỉ tạo việc làm mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang mất cân đối ở nước ta hiện nay.
2.2) Loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34% giai đoạn 2000-2004. Trong thời gian đó, tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 66%. Tính đến cuối tháng 12/2004, có khoảng 7165 công ty cổ phần đăng ký thành lập, gấp 10 lần so với giai đoạn 1991-1999. Đặc biệt là khi chính phủ ban hành luật doanh nghiệp ngày 1/1/2000 đã tạo nên bước đột phá vượt bậc của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, đến cuối năm 2004 đã có gần 110000 doanh nghiệp mới đăng ký, đa tổng số đăng ký lên khoảng 155000 doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài các hộ kinh doanh cá thể, chủ thể, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường tồn tại dưới các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Dưới đây là bảng thống kê số lượng doanh nghiệp theo các loại hình đăng ký:
Số doanh nghiệp đăng ký mới:
1991-1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Doanh nghiệp tư nhân
26708
2427
6412
2229
6532
7085
10240
C.ty TNHH
12163
3147
7304
7179
12627
15120
20145
Cty cổ phần
316
208
726
1243
2305
3715
6470
Doanh nghiệp hợp doanh
2
0
0
1
7
Cty TNHH một thành viên
0
0
59
88
125
Tổng
39180
5782
14444
21040
21523
26009
36990
2.3) Quy mô doanh nghiệp
Ở Việt Nam hiện nay do trình phát triển kinh tế còn chưa đồng đều, trên thị trường tồn tại chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cùng với đà phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, quy mô doanh nghiệp cũng ngày càng tăng, thể hiện ở vốn đăng ký bình quân của các doanh nghiệp đã tăng lên qua các thời kỳ. Thời kỳ 1991-1999 vốn đăng ký bình quân (doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2002 là 1,8 tỷ đồng; 7 tháng đầu năm 2003 là 2,12 tỷ đồng. Doanh nghiệp đăng ký vốn thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng (hơn 13 triệu USD). Nhìn chung, số vốn đăng ký cao nhất phổ biến ở các địa phương khoảng 10 tỷ đồng. ở Quảng Nam, mức vốn đăng ký bình quân / doanh nghiệp thấp nhất (422 triệu đồng), tiếp đó là Nam Định 544 (triệu đồng); mức vốn đăng ký bình quân / doanh nghiệp cao nhất là ở Hng Yên (gần 3 tỷ đồng), tiếp đó là Quảng Ninh và Hải Dương gần 2,5 tỷ đồng; mức vốn đăng ký bình quân / doanh nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1,25 tỷ đồng.
2.4) Trình độ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân:
Khu vực kinh tế tư nhân đang thu hút một lực lượng lao động rất đông trong xã hội. Do đặc điểm của khu vực này rất đa dạng, nên thành phần lao động cũng rất đa dạng và phong phú, đủ các đối tượng lao động từ phổ thông tới lao động tay nghề cao. Theo đó trình độ lao động cũng phân hoá khá phức tạp. Trong kinh tế tiểu chủ và cá thể, chủ yếu vẫn là các lao động phổ thông ít qua đào tạo, hoặc lao động thủ công làm theo nghề nghiệp gia truyền. Số các hộ gia đình, hộ cá thể phát triển thành các doanh nghiệp đang nhiều lên qua các năm, nên lao động trong khu vực này cũng ngày càng được nâng cao về trình độ, mặc dù vậy số lao động phổ thông và thủ công vẫn chiếm tỷ lệ rất cao. Đại đa số các lao động có kỷ năng cao hơn đều do tự nâng cấp, đào tạo, tự thực hành theo công việc.
Trong kinh tế tư bản tư nhân, số doanh nghiệp có quy mô và trình độ cao hơn, số lao động được đào tạo nhiều hơn. Đa số các doanh nghiệp đều có lao động có trình độ cao, nhất là trong hoạt động quản lý. Tuy nhiên, số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng cao. Nhất là trong hoạt động sản xuất trực tiếp.
3) Những vấn đề cần quan tâm của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay.
3.1) Những khó khăn đang gặp phải.
Một số nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp dân doanh dường như phát triển chậm về quy mô (cả quy mô về vốn và lao động). Nguyên nhân là do một số khó khăn mà các doanh nghiệp này thường gặp phải, đó là:
a) Khó khăn về vốn:
Tình trạng thiếu vốn rất phổ biến do bản thân các doanh nghiệp của tư nhân mới được thành lập và phát triển trong những năm gần đây, nên vốn đầu tư và tài sản ít, không đủ thế chấp cho các khoản vay cần thiết, chưa đủ uy tín để vay và không cần thế chấp. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn vốn tự có hay vay nhanh, vay nóng của bạn bè, người thân.Với nguồn vốn ngân hàng, việc tiếp cận ít, do tâm lý của các ngân hàng mà nòng cốt là ngân hàng thương mại quốc doanh thường ngần ngại cho các doanh nghiệp tư nhân vay vốn. Doanh nghiệp tư nhân vay vốn cần phải thế chấp tài sản, đồng thời cá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35800.doc