A:LờI Mở ĐầU
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là một quá trình kế tiếp nhau đi từ thấp đến cao, từ cái đơn giản đến phức tạp tạo nên sự vận động và biến động không ngừng của các sự vật.
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, cũng là cơ sở của quy luật xã hội. Chính những quan hệ kinh tế khách quan tất yếu hình thành trong quá trình sản xuất dựa trên những trình độ nhất định của lực lượng sản xuất là cơ sở nảy sinh các quan hệ khác của đời sống xã hội, và chi phối
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi hoạt động xã hội của con người. Những quan hệ kinh tế đó, trong xã hội có đối kháng, biểu hiện về cơ cấu đối lập về lợi ích giữa các tập đoàn người, các giai cấp trong xã hội. Sự hoạt động theo đuổi những lợi ích đó thông qua đấu tranh giai cấp trở thành động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Vì vậy trong quá trình phát triển xã hội thì vai trò của kinh tế sản xuất càng quan trọng. Nó chính là hạt nhân đồng thời là động lựcthúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống. Cũng chịu sự tác động của quy luật biến đổi mà mỗi loại hình hàng hoá phản ánh trình độ phát triển của mọi mặt đời sống. Cũng chịu tác động của quy luật biến đổi mà mỗi loại hình hàng hoá phản ánh trình độ phát triển của mọi mặt đời sống, lịch sử xã hội. Tuy vậy trong cùng một thời điểm lịch sử xã hội có thể phát sinh nhiều hình thức phát triển kinh tế do đó để nhìn nhận và đánh giá hình thức nào tối ưu, phù hợp với từng mỗi cộng đồng thì là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng đều tìm ra được một hình thức kinh tế sản xuất đúng đắn, đặc biệt là khi áp dụng cơ chế hành chính quan liêu bao cấp trước đây. Chúng ta đã tốn nhiều thời gian, nhiều nhân lực, vật lực và tài lực song lại làm cho nền kinh tế nước ta ơ trong tình trạng trì trệ va khủng hoảng trầm trong trong một thời gian dài. Nó đòi hỏi chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, xác định rõ nguyên nhân của tình trạng đó từ đó tìm ra một hình thức kinh tế mới phải như thế nào?
Đặc biệt ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì nền kinh tế sản xuất cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Loại hình sãn xuất hàng hoá càng trở nên phong phú với nhiều hình thức khác nhau mà nổi bật là nền kinh tế thị trường. Đây là loại hình kinh tế khá tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao .
Thực tế hiện nay chúng ta đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường song lại đặt ra những câu hỏi: Nguyên nhân nào đưa chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường? Liệu có còn hình thức khác tối ưu hơn nữa không?Và phát triển nó thì như thế nào để phù hợp với nươc đi theo con đường chủ nghĩa xã hội như ở nước ta?
Tuy nhiên, đề tài chúng ta đang bàn là đề tài rất rộng lớn và phức tạp vì vậy đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc,nhất là những vấn đề giải pháp cụ thể. Có cái kết luận được,có cái chưa kết luận được,vì thực tiễn còn đang vận động, có việc còn đang trong quá trình vừa làm vừa mò mẫm,rút kinh nghiệm.
B: nội dung
I/ lý luận chung về kinh tế thị trường:
1/ Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá
-Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế-xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường.Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hoákhông phải để thoả mãn nhu cẩu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán,tức là để thoả mãn nhu cầu người mua đáp ứng nhu cầu xã hội.
-Kinh tế thị trường là trịnh độ phát triển caocủa kinh tế hàng hoá,trong đó toàn bộ các yếu tố"đầu vào"và"đầu ra"của sản xuất đều thông qua thị trường.Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau về trình độ phát triển.Về cơ bản chúng có cúng nguồn gốc với nhau và cùng bản chất.
2/ Cơ chế thị trường:
Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa theo yêu cầu của các quy luật khách quan trên thị trường nhằm xác định các vấn đề cơ bản của nền kinh tế là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai?sản xuất bao nhiêu?sản xuất như thế nào?Cơ chế thị trường được biểu hiện tập trung thông qua thị trường vậy nói đến cơ chế thị trường là nói đếncác yếu tố cấu thành tiền tệ:
-Hàng hoá,tiền tệ,người mua,người bán,cung-cầu là nói đến mối quan hệ kinh tế.
-H-T, mua-bán, cung- cầu.
-Môi trường cạnh tranh vì mục đích lợi nhuận.
-Quy luật kinh tế khách quancủa tiền tệ.
-Phạm trù kinh tế cơ bản như: giá cả, giá trị, lợi nhuận, lợi tức trong đó giá cả là phạm trù trung tâm, là phương tiện phát tín hiệu cho người kinh doanh biết sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào.
Còn lợi nhuận vừa là mục đích vừa là động lực của kinh doanh lợi nhuận sẽ lôi cuốn người kinh doanh vào hàng hoá có giá cả cao nhằm thu lại lợi nhuận cao và bỏ chống những mặt hàng thấp hoặc không lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường dưới sự tác độngcủa các quy luật kinh tế khách quan được biểu hiện tập trúng tác động cung cầu và giá cả làm cho nền kinh tế vận động một cách bình thường.Cơ chế thị trường có nhiều mặt tích cực song cũng có những mặt tiêu cực của nó.
a/ Mặt tích cực của cơ chế thị trường:
Sự điều tiết của cơ chế thị trường nhanh nhậy nó kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, đáp ứng nhanh, nhậy nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
-Thứ nhất: Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động có hiệu quả.
-Thứ hai: Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội.Nhờ đó ta có thể thoả mãn tốt nhu cầu tiêu dùng cá nhânvề hàng ngàn,hàng vạn sản phẩm khác nhau.
-Thứ ba: Cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.Sức ép cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất như không ngừng đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả.
-Thứ tư: Cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu.
-Thứ năm:Sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trưóưc những điều kiện kinh tế biến đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sẩn xuất xã hội với nhu cầu xã hội.
b/ Mặt hạn chế của cơ chế thị trường:
-Thứ nhất: Trong cơ chế thị trường cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến tất yếu độc quyền ,độc quyền làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
-Thứ hai: Cơ chế thị trường tạo ra sự ô nhiễm môi trường mà các doanh nghiệp không có sự trả tiền cho sự ô nhiễm đó.
-Thứ ba: Cơ chế thị trường không thể tránh khỏi tình trạng thất nghiệp lạm pháp.
-Thư tư: Cơ chế thị trường thường tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội phân hóa giàu nghèo tăng lên.
-Thư năm: Khuyết tật cơ bản của cơ chế thị trường là tính tự phát nên có thể đưa tới sự mất cân đối,gây tổn hại cho nền kinh tế.
3/ Vai trò của nhà nước:
Trong nền kinh tế thị trường để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt khuyết tật của cơ chế thị trường thì nhà nước phải can thiệp vào kinh tế mặt khác nhà nước ta là đại diện sở hữu của toàn dân do đó phải quản lý thành phần kinh tế nhà nước. Nhà nước ta là đại diện toàn xã hội do đó phải quản lý nền kinh tế vĩ mô. Vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện thông qua các chức năng sau:
-Nhà nước định ra và thực hiện luật pháp để buộc mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần kinh tế kể cả nhà nước đều phải thực hiện.
-Nhà nước tác động đến nền kinh tế để nền kinh tế hoạt động có hiệu quả tức là nhà nước đưa ra những quy tắc, những chính sách, những văn bản giấy luận...... để chống lại những thất bại thị trường luật chống ô nhiễm thị trường, chống lâm tặc khai thác rừng, luật chống độc quyền....
-Nhà nước có tác động để nền kinh tế phát triển ổn định để thực hiện chứ năng này nhà nước thực hiện 2 vũ khí chủ yếu cuả mình: Chính sáchtài chính và chính sách tiền tệ để chống khủng hoảng.
-Nhà nước cũng tác động nền kinh tế để thực hiện sự công bằng xã hội thông qua quá trình phân phối lại, thông qua chính sách xã hội nhà nước để thông qua nâng cao mức sống của người có thu nhập tháp. Chính sách xoá đói giảm nghèo, trợ cấp thất nghiệp. Đối với người giàu thực hiện thuế luỹ tiến.
2/ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việt nam:
a/ Đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một mặt vừa có tính chất chung của nền kinh tế thị trường:
-Một là: Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
-Hai là: Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
-Ba là: Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.... Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.
-Bốn là: Nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế. Mặt khác kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩacó những đặc trưng:
+Mục tiêu phát triển kinh tế.
+Nền kinh tế nước ta phát triển trên cơ sở hàng hoá nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
+Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.
+Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
+Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập.
b/ Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Thứ nhất: Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới do đó các doanh nghiệp phải dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh của cơ quan Nhà nước cấp trên từ phương hướng sản xuất, nguồn vật tư....
Thứ hai: Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm về vật chất đối với quyết định của mình.Những thiệt hại do các quyết định không đúng gây ra ngân sách nhà nước phải gánh chịu.
Thứ ba: Trong cơ chế cũ quan hệ hàng hoá - tiền tệ bị coi thường nhà nước quản lý nền kinh tế và kế hoạch hoá băng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Thứ tư: Bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian và kém năng động từ đó suy ra một đội ngũ kém năng lực quản lý.
Vì vậy với sự đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng ta đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế là nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thỉtường có sự quản lý của Nhà Nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.
III/ thực trạng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở việt nam:
1/ Thực trạng nền kinh tế thị trường ở việt nam:
-Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kếm phát triển mang nặng tính tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vânj động theo cơ chế thị trường. Thực trạng này nói lên điểm xuất phát thấp kếm ở nước ta biểu hiện là: sản xuất nhỏ phân tán lạc hậu cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém lao động thủ công là chủ yếu công nghệ lạc hậu.
-Các mối quan hệ kinh tế kém phát triển thị trường thu hẹp, phân công lao động thấp kém.
-Tăng trưởng kinh tế còn chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống ít được cải thiện.
-Trong một thời gian dài chúng ta tập trung quan liêu bao cấp nó đã triệt tiêu những điều kiện tiền đề của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường làm cho nền kinh tế của ta kém phát triển.
-Hệ thống thị trường mới được thực hiện chưa được đồng bộ biểu hiện: Thị trường nước ta mới phát triển trong những năm gần đây đặc biệt là các thị trường có vai quan trọng với sự phát triển kinh tế thị trường nhưng ở nước ta mới chỉ ở mức sơ khai nhưng thị trường tài chính tồn tại vốn, thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường bất động sản.
-Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế những bất lợi thường thuộc về Việt Nam vì sức cạnh tranh nước ta thấp.
-Quản lý nền kinh tế nước ta còn yếu kém lỏng lẻo sơ hở luật chưa đồng bộ, thực hiện luật pháp chính sách không liên minh.
2/ Thành tựa đã đạt được của nền kinh tế nước ta trong những năm qua:
Trong cơ chế kinh tế mới, tính năng động và sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội được khơi dậy và phát huy, người lao động chủ động hơn trong tìm việc làm va tăng thu nhập. Việc giao vốn cho các donh nghiệp Nhà nước và bước đầu đổi mới chính sách phân phối lợi nhuận, thực hiện cơ chế giá tiêu thụ hầu hét các sản phẩm theo quan hệ cung cầu trên thị trường đã làm cho các doanh nghiệp Nhà nước chuyển mạnh sang kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường từ đó xuất hiện ngày càng nhiều những doanh nghiệp Nhà nước chủ động tìm tòi mặt hàng, người tiêu thụ, vượt qua cả khó khăn chủ quan và khách quan để hoạt động có hiệu quả:
-Trước tiên ta nói đến nghành nuôi trồng thuỷ sản: Trong 5 năm trở lại đây nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh ở nhiều vùng trên cả nước đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế chung của nghành thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng: từ 887.500 ha năm 2001 lên khoảng 995.400 ha năm 2004. Theo đó , sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 879.000 tấn năm 2001 lên 1.420.000 tấn năm 2004, đạt mức tăng bình quân trên 20%năm. Tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng, đến nay đạt khoảng 50%. Tỷ lệ sản lượng nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản chiếm 39% năm 2001 đã tăng lên 48% năm 2004. Có những thành tựu trên là nhờ sự đầu tư có trọng tâm về khoa học công nghệ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong đó tập trung vào 2 khâu sản xuất giống và kỹ thuật nuôi.
-Theo Bộ thương mại, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam-Đức từ đầu năm đến nay đạt gần 1,12 tỉ USD,tăng 22,48% so với cùng kỳ năm 2003.Trong đó kim ngạch xuất khẩy của Việt Nam sang Đức đạt 716,6 triệu USD, tăng 30,29% so với cùng kỳ năm trước và tăng 52,14% vôiư cùng kỳ năm 2002. Những mặt hàng xuất khẩu củaViệt Nam sang Đức chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, cà phê, xe đạp....
- Làm góp phần tăng trưởng nền kinh tế ta cũng phải kể đến nghành công nghệp:
Công nghiệp chế biến phát triển nhanh là vì có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nhất là từ năm 2000 đến nay, tốc độ chuyển dịch nhanh hơn.Đến năm 2003 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 62,59%, công nghiệp chiếm 14,52% thuỷ sản chiếm 22,89% so với năm 1996 tương ứng là 67,9%; 11,77%;20,33% riêng công nghiệp chế biến nhờ được tập trung đầu tư nên phát triển khá nhanh, đến năm 2003 chiếm tỉ trọng 96,19%, tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Hiện năng lực chế biến thuỷ sản tăng gấp 3,5 lần so với năm 1996 và cũng nhờ phát huy 2 mũi nhọn kinh tế thuỷ sản, kinh tế vườn nên tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1996 đến nay phát triển khá nhanh,bình quân đạt 6,85% năm, riêng năm 2003 đạt 9,03%, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến, năm 2003 chiếm 82,87%, hàng nông sản 17,16% ước tính năm 2004, chế biến thuỷ sản xuất khẩu khả năng tăng nhanh chiếm từ 50% đến 55% kim ngạch xuất khẩu. Một số cơ sở đã đầu tư công nghệ mới vào sản xuất nên tạo được một số sản phẩm mới như nước uống tinh khiết , thủ công mỹ nghệ từ đó doanh thu sản xuất hàng năm tăng, đến năm 2003 đạt 329.655 tỷ đồng chiếm 23,81% so với donh thu sản xuất toàn nghành công nghiệp, đồng thời đã giải quyết việc làm cho 15.842 lao động và huy động 95,59 tỷ đồng vốn vào sản xuất, chiếm 97,32%so với vốn sản xuất kinh doanh.
-Tình hình thu hút và sủ dụng vốn đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2004 đạt kết quả đáng kích lệ.Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, vốn thực hiện của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng đầu năm nay đạt 2,37 tỷ USD, tăng 5,3%so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 86% so với dự kiến vốn thực hiện của cả năm(mục tiêu năm 2004là 2,75 tỷ USD). Tổng vốn đăng ký của dự án tăng vốn đạt 3.237 triệu USD, tăng 35,9%so với cùng kỳ năm 2003 và bằng 95%dự kiến kế hoạch năm 2004(3,4 tỷ USD). Trong tổng số các dự án tăng vốn, có 5 dự án có quy mô vốn tăng thêm trên 50 triệu USD,lớn nhất là công ty xi măng Chinfon Hải Phòng với số vốn tăng thêm161,7 triệu USD,Cty Sun Steel tăng 147 triệu USDvà hai Cty Canonvà Saigon Mas đều tăng vốn thêm 100triệu USD. Các dự án tăng vốn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng,chiếm 75%tổng vốn tăng thêm, trong đó Đài Loan, Nhật Bản và Singapore chiếm 69,51% tổng vốn tăng thêm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựngchiếm tỷ trọng lớn nhất 67,1% về số dự án và tăng 57,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 19,2%về số dự án và 34,7% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông,lâm, ngư nghiệp chiếm13,7%về số dự án và 7,5%về vốn đầu tư đăng ký.Các chỉ tiêu đều đạt mức cao,đứng đầu là xuất khẩu.Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đạt 7,06 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 22,2%.Doanh thu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ.
Có được kết qủa trên là do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định, an đinh được đảm bảo, chất lượng cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện....Đặc biệt, các hoạt động đối ngoại được tăng cường, nhất là thành công của ASEM 5.
3/ Bên cạnh đó ta cũng phải nói đến những mặt còn hạn chế của nền kinh tế nước ta:
Nghành công nghệ cao ở nước ta vẫn thua kém nhiều so với trình độ khu vực và thế giới theo Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc Hội trong báo cáo trình bày tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 9 ngày 25/10/2004 đã thẳng thắn thừa nhận:Trình độ công nghệ cao của nước ta một khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Điều này có thể thấy rõ qua một loạt các chỉ số được thống kê như Việt Nam đứng 53/53 nước được xếp hạng về chỉ số xã hội thông tin(ISI), đứng thứ 122/178 về chỉ số truy cập số (IDA), 97/173 về chỉ số chính phủ điện tử. Thậm chí Việt Nam còn chưa có tên trong bảng phân loại của báo cáo phát triển của Tổ chức phát triển của Liên hợp quốc về chỉ số thành tựu công nghệ. Phát triển công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn:Bên cạnh sự tụt hậu so với các nước trong khu vực, công nghệ cao ở Việt Nam vẫn chưa phải là khâu đột phá và chưa tạo được những công nghệ đặc thù mang tính thương hiệu Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu vẫn dừng ở quy mô phòng thí nhiệm chứ ứng dụng ở thực tế còn rất ít, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược phát triển nông nghệ cao để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóađất nước, quả lý nhà nước về khoa học và công nghệ nói chung và công nghệ cao nói riêng của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi cơ chế bao cấp để thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý, chính sách phát triển châm đổi mới, chưa gắn kết với khoa học và công nghệ để kích cầu cho sự phát triển công nghệ cao.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:Việt Nam chậm đổi mới tư duy, nội dung và phương pháp quản lý khoa học, công nghệ trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực này cũng chưa làm rõ được trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động khoa học và công nghệ mà Nhà nước phải thực hiện như nghiên cứu cơ bản. Việt Nam cũng chưa có được cơ chế chính sách phù hợp đối với các hoạt động khoa học công nghệ cần và có thể vận dụng cơ chế thị trường cũng như hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ. Vệ nhân lực, Việt Nam thiếu quá nhiều có trình độ công nghệ cao đặc biệt là thiếu tri thức trong việc chuyển từ kiến thức thành công nghệ. Nguồn đầu tư của Nhà Nước cho công nghệ tuy có nhưng rất thấp, phân tán, không dứt điểm, sử dụng chưa có hiệu quả.
Giải pháp để vượt những khó khăn trên trước hết cần phải sớm có chiến lược phát triển công nghệ cao trong thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá với những mục tiêu cụ thể: Do công nghệ cao có đặc điểm muốn giữ bí mật về công nghệ, đầu tư cho công nghệ là có phần tốn kém và mạo hiểm nên cần phải lựa chọn có trọng điểm một số hướng công nghiệp cao trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp để tập trung phát triển, tạo ra bước đột phá trong một số lĩnh vực, một số sản phẩm công nghệ cao có uy tín mang thương hiệu Việt Nam. Cần chú trọng phát triển các nghành, các chương trình bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, hoá dược. Cũng cần phải có cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi. Một trong những giải pháp nữa được đưa ra là đa dạng hoá các nguồn đầu tư, phát triển mạnh mẽ tiềm lực khoa học và công nghệ đến năm2010, đưa một số lĩnh vực công nghệ cao của nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Cộngvới các giải phát trên, cần sớm ban hành Luật chuyển giao công nghệ và Luật sở hữu trí tụê và nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh và công nghệ cao.
4/ Định hướng nền kinh tế Việt Nam đến 2010:
Quyết định 188/2004/QĐ-TTg ngày 2/112004 của Thủ Tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm2020. Theo QĐ188, GDP bình quân đầu người của thành phố vào năm vào năm 2005 sẽ đạt gấp 3,45 lần so với bình quân chung cả nước, sau đó sẽ tăng gấp 3,9 lần và 4,2 lần vào các năm 2010 và 2020. Tỷ trọng giá trị gia tăng của GDP trên địa bàn cũng tăng từ 29% so với cả nước vào năm 2005, lên 29,1% và 33,2% vào các năm 2010 và 2020.Tỷ trọng nghành công nghiệp, dịch vụ và các nghành khác trong kinh tế thành phố vào năm 2005 là 42,42%- 49.99%- 7,59%, sẽ tương ướng lần lượt là 39,28%- 54,13%-6,59% vào năm 2010, và 39,66%- 54,66%- 5,68% vào năm 2020. Số lao động trong công nghiệp thành phố cũng tăng từ 0,9 triệu người vào năm 2005 lên 1,2 triệu người(2010)và 1,55 triệu người(2020). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố trong giai đoạn từ nay đến 2020, cũng được xác định bằng 13%, 10,5% và 9% tương ứng với các giai đoạn (2001-2005),(2006-2010) và (2011-2020).QĐ188cũng chỉ rõ cơ cấu GTSXCN TPsẽ có những chuyển đổi tích cực. Nếu năm 2005 tỷ trọng các nghành CN khai thác khoáng sản, CN chế biến,CNsản xuất , phân phối điiện nước so với toàn nghành la 0,06%, 97,09%,và 2,85% thì vào năm 2010 cơ cấu này tương ứng là 0,04%, 97,68% và 2,28%. Trong đó các nghành CNcơ bản có độ chuyển dịch cao nhất, từ 47,25% so với toàn nghành (2005)lên 62,10%(2010), gồm:nghành cơ khí chế tạo máy và gia công kim loại từ 18,97% lên 29,58%, CN điện tử- CNTT từ 6,85% lên 10,69%, CN hoá chất từ 19,56% lên 20,66%.
III/ các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta:
để phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
-Giải pháp 1: thực hiện sự đa dạng hoá quan hệ sở hữu nhất quúan phát triển lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
+Để phát triển kinh tế hàng hoá phải thực hiện đa dạng hoá quan hệ sở hữu vì đây là điều kiện của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường.
+Phát triển nhiều hình thức sở hữu làm cho Tư Liệu Sản Xuất thuộc về từng nhóm trong xã hội và nó tăng cường thúc đẩy sự cạnh tranhphát triển nhanh nền kinh tế.
-Giải pháp2: Mở rộng phát triển phân công lao động xã hội. Ơ nước ta hiện nay phân công lao động hội không ngừng mở rộng phát triển biểu hiện là: nền kinh tế nước ta phát triển nhiều nghành nghề mới không ngừng ra đời và phát triển, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng dồi dào phong phú.
-Giải pháp3:hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường:
Thị trường là lĩnh vực trao đổi trong đó các chủ kinh tế tác động lẫn nhau nhằm xác định giá cả và sản lượng hàng hoá. Thị trường do sản xuất quyết định nhưng thị trường lại có tác động trở lại đối với sản xuất hàng hoá cụ thể:
+Nếu thị trường mở rộng phát triển phát triển nhanhcòn ngược lại thị trường kém phát triển nó sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất hàng hoá vì vậy muốn phát triển kinh tế thị trường chúng ta phải mở rộng hình thànhphát triển đồng bộ hệ thống thị trường, cả thị trường đầu vào và đầu ra đặc biệt chú ý phát triển các thị trường có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế thị trường nhưng nước ta còn ở trình độ sơ khai như:các mối quan hệ kinh tế kém phát triển thị trường thu hẹp, phân công lao động thấp kém.
+Phát triển thị trường thành thị, thị trường nông thôn, phát triển những trung tâm thương mại lớn, phát triển thị trường trong từng địa phương thống nhất trong nước và không ngừng mở rộng phát triển thị trường quốc tế.
-Giải pháp 4: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
Hệ thống kết cấu hạ tầng không phải yếu tố trực tiếp tác động vào đối tượng lao động nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế đó là những dự án to lớn phải đi trước kinh doanh vì vậy phải phát triển đồng bộ gồm:giao thông vận tải, điện nước, thông tin liên lạc.
-Giải pháp 5: Đổi mới tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước:
Đó chính là sự đổi mới về các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đó là:
Xây dựng pháp quyền kế hoach phù hợp với thị trường; kế hoạch ngắn hạn, dài hạn.
Các chính sách kinh tế đặc biệt đặc biệt chính sách tài chính tiền tệ.
Lực lượng kinh tế của nhà nước.
Công cụ kinh tế đối ngoại.
Hình thành phát triển đồng bộ hệ thống pháp luật và cải cách nền hành chính quốc gia: phải giảm bộ máy quản lý hành chính, nâng cao năng lực, giảm thiểu các giấy tờ.
C:kết luận
Sự lựa chọn của Đảng và Nhà nước về việc phát triển nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đó là một sự vận dụng sáng suốt vào công cuộc xây dựng đất nước. Chính sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tạo động lực lớn cho nước ta từng bước thúc đẩy kinh tế tạo điều kiện hội nhập với khu vực cũng như quốc tế. Điều quan trọng là phương pháp, bước đi để đạt mục tiêu lý tưởng từng bước một là phương thức, bước đi, như thế nào là tuỳ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng quy luật khách quan trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta và thởi đại của chúng ta. Nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là phải làm cho đất nước ta phát triển, kết hợp được dân giàu, nước mạnh với xã hội công bằng và văn minh.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0412.doc