Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

Tài liệu Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa: ... Ebook Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Æt VÊn ®Ò C¸ch ®©y kho¶ng hai thËp kû, ng­êi ta cßn kh¸ m¬ hå vÒ Kinh tÕ thÞ tr­êng vµ kh¸i niÖm nµy hÇu nh­ kh«ng ®­îc nãi ®Õn. Nh­ng nh÷ng n¨m gÇn ®©y, viÖc nghiªn cøu vÒ Kinh tÕ thÞ tr­êng ®· trë nªn phæ biÕn kh«ng chØ trong ®éi ngò gi¸o s­, tiÕn sü mµ cßn nh©n réng ra trong ®«ng ®¶o sinh viªn. Kinh tÕ thÞ tr­êng lµ mét s¶n phÈm chung cña v¨n minh nh©n lo¹i. Bµn vÒ kinh tÕ thÞ tr­êng, §¶ng ta kh¼ng ®Þnh “ Ph¸t triÓn kinh tÕ thÞ tr­êng lµ mét tÊt yÕu lÞch sö” VËy, ®Ó tËn dông triÖt ®Ó nh÷ng ­u thÕ vèn cã cña nã vµ kh¾c phôc nh÷ng mÆt cßn tån t¹i nh­ thÕ nµo ®Ó sö dông nã nh­ mét c«ng cô tiÕn lªn x©y dùng thµnh c«ng Chñ nghÜa x· héi lµ mét vÊn ®Ò lín mµ ®Ò ¸n ®Ò cËp ®Õn, tuy ch­a hoµn toµn ®Çy ®ñ nh­ng ®ã lµ nh÷ng hiÓu biÕt cña c¸ nh©n vÒ Kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng X· héi chñ nghÜa. RÊt mong nhËn ®­îc sù ®ãng gãp tõ phÝa c¸c thµy, c« gi¸o còng nh­ c¸c b¹n sinh viªn ®Ó ®Ò ¸n nµy ®­îc hoµn thiÖn h¬n. Néi dung c¬ b¶n PhÇn 1: Lý luËn chung vÒ kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng XHCN 1.1-Xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là tất yếu khách quan của thời kì quá độ Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời từ quá trình đổi mới, từ quá trình xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, từ bối cảnh khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng chúng tôi chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trên cơ sở mô hình tổng quát của nền kinh tế thị trường, đường lối kinh tế là : đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh. 1.2-Bản chất của nền KTTT định hướng XHCN : Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là "công nghệ", là "phương tiện" để phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế - xã hội, nó không chỉ bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế - xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường ở nước ta với các nước khác.Thể hiện: Mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước và nhân dân đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động của nền kinh tế: Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: - Do nhân dân lao động làm chủ. - Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. - Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới" Cương lĩnh cũng xác định rõ mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là "xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh". Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta được xác định là giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả. Sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là ở chỗ đem thành quả của tăng trưởng kinh tế cao đến với mọi người bằng cách không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm tốt các vấn đề xã hội và công bằng, bình đẳng trong xã hội. Chủ trương của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Bởi vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ba điểm rất cơ bản là: +Lấy chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu làm nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân +Kết hợp nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế +Thực hiện tốt các chính sách xã hội; Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa nguồn lực bên trong và bên ngoài để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. 1.3- C¸c quan niÖm vÒ Kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng XHCN sau ®æi míi ë n­íc ta. Tõ 1986, tư duy của chúng ta có sự thay đổi lớn: - Khi phê phán nghiêm khắc cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và đề ra chủ trương đổi mới quản lý kinh tế (một bộ phận của đường lối đổi mới toàn diện), Đại hội VII xác định: “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước”. - Coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội. “Thị trường và kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại”. Theo nhận định này, thị trường, kinh tế thị trường đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau. Như vậy, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường còn tồn tại là tất yếu. Vấn đề ở đây là liệu kinh tế thị trường có đối lập với chủ nghĩa xã hội không, và liệu việc xây dựng chủ nghĩa xã hội có đi đến phủ định kinh tế thị trường để rồi tạo nên một nền kinh tế hoàn toàn khác về chất là kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận động theo các quy luậtd dặc thù của chủ nghĩa xã hội hay không? Câu trả lời là không. Quan điểm này cũng chính là quan điểm của Đại hội VIII (1996) khi Đại hội chủ trương: “Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng, xã hội chủ nghĩa”. - Coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội IX của Đảng (2001) ghi rõ: Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Theo Nghị quyết của Đại hội IX, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần đó bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. PhÇn 2: kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng XHCN ë ViÖt Nam 2.1 M« h×nh kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng x· héi chñ nghÜa ë ViÖt Nam. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Đây là giai đoạn các yếu tố xã hội chủ nghĩa đang phát triển từng bước từ thấp lên cao. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là: "Hệ thống luật pháp, thể lệ, quy định,... của Nhà nước và các chủ thể kinh tế tham gia thị trường được xây dựng, vận hành và hoạt động sao cho vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn". Do đó, mô hình thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với những bộ phận cấu thành phương thức sản xuất đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xét về mặt kinh tế, định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều khâu, từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ việc vạch ra đường lối chính sách, luật pháp đến quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện. Kinh tế thị trường chỉ xuất hiện và phát triển khi lực lượng sản xuất đã phát triển tới trình độ cho phép đạt được khối lượng lao động thặng dư và tương ứng với nó là khối lượng sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều. Do đó, ở nước ta hiện nay, muốn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Còn nếu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cốt để khai thác được nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và sức lực của người lao động nhằm thu lợi nhuận tối đa, bất chấp hậu quả về xã hội và môi trường là đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề rất cơ bản có ảnh hưởng lớn tới định hướng xã hội chủ nghĩa là phải phân bố lực lượng sản xuất như gắn kết một cách hợp lý tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Nếu phân bố theo cơ chế thị trường tự phát, người ta chỉ phân bố lực lượng sản xuất tập trung vào ngành, vùng có nhiều lợi nhuận, không quan tâm đến một số ngành, vùng khác, dù đó là ngành, vùng xung yếu. Hậu quả là tạo nên sự cách biệt quá xa về trình độ phát triển và tình trạng chênh lệch quá mức về thu nhập và đời sống giữa các tầng lớp dân cư. Những vấn đề kinh tế khác như hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế tự chủ, giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng v.v... đều có quan hệ trực tiếp đến định hướng xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện tập trung nhất và thước đo cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là ở quan hệ sản xuất. Trong quan hệ sản xuất thì vấn đề sở hữu là quan trọng nhất. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay là: sở hữu công cộng đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, ở những lĩnh vực huyết mạch, những vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân do Nhà nước nắm. Kinh tế nhà nước cần thông qua hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế với các thành phần kinh tế khác mà phát huy vai trò chủ đạo để cùng với kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã, hợp thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Cùng với nền tảng đó là đa dạng hóa các hình thức sở hữu, chú trọng phát triển hình thức sở hữu cổ phần, đa dạng hóa các thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế phi công hữu đều là những bộ phận cấu thành quan trọng, tất yếu của nền kinh tế quốc dân. Cùng với việc xác định vị trí của chế độ sở hữu công cộng và cơ chế thực hiện thì cần phân định các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế. Vì đây là một công cụ rất quan trọng trong thực thi lãnh đạo, quản lý nền kinh tế. Có phân định, chúng ta mới thấy được tỷ trọng của mỗi loại hình sở hữu và của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó có giải pháp sát hợp, hữu hiệu trong lãnh đạo, quản lý. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta về mặt tổ chức quản lý phải bảo đảm được sự gắn kết hợp lý giữa 3 yếu tố cơ bản: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng, phát triển đất nước và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh đúng xu thế khách quan của thời đại và điều kiện cụ thể của đất nước. Sự quản lý, điều hành phù hợp, có hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân bằng một hệ thống đồng bộ luật pháp, các chính sách, công cụ, phản ánh đúng ý Đảng, lòng dân và thực lực kinh tế của Nhà nước. Vai trò làm chủ và tham gia quản lý của nhân dân lao động thực sự được phát huy thông qua thực hiện quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của họ đối với những tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cá nhân, đối với vốn cổ phần, đối với những tư liệu sản xuất được Nhà nước phân giao quyền sử dụng và kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế có liên quan. Đây là những yếu tố cấu thành tất yếu về tổ chức quản lý trong mô hình thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Trong mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải đề cao nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và các nguồn lực khác đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Vì định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối sẽ làm nổi bật tính ưu việt của chế độ ta trong điều kiện sức sản xuất còn thấp kém. Điều này được thể hiện thu nhập giữa những người hưởng lương, chính sách tiền lương không để cách nhau quá xa giữa bậc lương thấp nhất và cao nhất. Trong quá trình xử lý vấn đề tiền lương đã không ngừng nâng mức lương tối thiểu, đã chú trọng các nghề cần khuyến khích; chú ý lao động nặng nhọc, độc hại... Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối còn là tạo ra các nguồn lực xã hội hóa trợ giúp người có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, góp phần làm cho hố ngăn cách mức sống không bị doãng ra, tỷ lệ đói nghèo được giảm xuống một cách nhanh chóng. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối không chỉ là cho người nghèo "con cá", như trong thời kỳ bao cấp trước đây, mà quan trọng hơn là phải tạo cho họ cái "cần câu cá", tức là tạo cho họ cơ hội và phương tiện để tham gia các hoạt động kinh tế đem lại thu nhập để bảo đảm cuộc sống, khắc phục những tư tưởng trông chờ, ỷ lại một cách thụ động vào sự cứu trợ của Nhà nước và xã hội. 2.2-Những thành quả và bài học kinh nghiệm 20 năm đổi mới (1986 - 2005) đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu. Những bài học đổi mới do các Đại hội 6,7,8 của Đảng nêu lên đến nay vẫn còn có giá trị lớn, nhất là những bài học sau đây: Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đứng trước những khó khăn, thử thách, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Đảng ta luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn, bảo vệ những truyền thống quý báu của dân tộc và những thành tựu cách mạng đã đạt được, giữ vững độc lập dân tộc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Dù gặp khó khăn, vấp váp, vẫn nhất quán thực hiện đổi mới, không dao động, không xa rời mục tiêu đã chọn. Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo. Tiến hành đổi mới xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, không sao chép bất cứ một mô hình có sẵn nào; đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để với những bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải thường xuyên tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, có những điều chỉnh, bổ sung và phát triển cần thiết về chủ trương, phương pháp, biện pháp; tìm và lựa chọn những giải pháp mới, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt cái mới, tận dụng thời cơ, khắc phục sự trì trệ, làm chuyển biến tình hình. Nhân dân cần cù và thông minh, tự giác và tích cực thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực, tạo ra nhiều điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hay và nhân tố mới, từ đó Đảng có cơ sở để tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận, đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên. Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để công cuộc đổi mới thành công phải động viên được mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế tích cực tham gia. Đổi mới phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Công cuộc đổi mới của nhân dân ta diễn ra vào lúc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hoá ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển và cuộc sống các dân tộc, cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội vì một trật tự chính trị, kinh tế thế giới thật sự dân chủ, công bằng, hợp lý đang dâng cao. Tiến hành đổi mới, chúng ta ra sức tranh thủ tối đa mọi cơ hội tốt do những xu thế nói trên tạo ra, ngăn chặn mặt tiêu cực, phát huy nội lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, luôn luôn tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, hoàn thiện đường lối của đổi mới. Thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo ra sự thống nhất về quan điểm, ý chí và hành động trong toàn Đảng; lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng thời lãnh đạo xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh là cơ sở để tiếp tục đổi mới thu kết quả tốt. 2.3 ChiÕn l­îc x©y dùng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng XHCN ë n­íc ta. Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đều lớn, đan xen nhau. Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục phát triển mạnh theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia phân công lao động toàn cầu. Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hợp tác trong khu vực, nhất là ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường; các tranh chấp, xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các nước lớn cạnh tranh quyết liệt vì lợi ích kinh tế và tìm cách áp đặt các rào cản trong thương mại với các nước nghèo và đang phát triển. Thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả thế giới còn diễn biến phức tạp. Các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu, khoảng cách giàu nghèo... sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Ở trong nước, chúng ta có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới, nhưng cũng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm; trong khi yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn. Những đặc điểm tình hình nêu trên đặt ra cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 5 năm tới nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải có quyết tâm rất cao, với các giải pháp thật quyết liệt mới có thể thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra. 2.3.1)- Mục tiêu tổng quát Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. 2.3.2)- Các nhiệm vụ chủ yếu (1) Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp. (2) Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta. (3) Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. (4) Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. (5) Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường. (6) Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. (7) Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. (8) Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.3.3)- Các chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu Về kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%. Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP. Mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân. Về xã hội Năm 2010, tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%/năm. Lao động nông nghiệp năm 2010 chiếm dưới 50% lao động xã hội. Tạo việc làm cho 8 triệu lao động; tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%. Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 - 11% vào năm 2010. Năm 2010, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; giáo dục đại học và cao đẳng đạt 200 sinh viên /10.000 dân; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội. Tỉ lệ bác sĩ đạt 7 người/10.000 dân. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2010 đạt 72 tuổi. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 16%o; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 20%; tỉ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dưới 60/100.000 trẻ đẻ sống. Về môi trường Đưa tỉ lệ che phủ rừng vào năm 2010 lên 42 – 43%. Năm 2010, 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước sạch. Năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; 80 - 90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. 2.3.4-Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là: - Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16 - 17%, công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%. - Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn 1,1%. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn (thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn khoảng 80-85%); nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Người có bệnh được chữa trị; giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống khoảng 20%; tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện. - Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá. - Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống đê xung yếu được củng cố vững chắc; hệ thống thủy nông phát triển và phần lớn được kiên cố hóa. Hầu hết các xã được sử dụng điện, điện thoại và các dịch vụ bưu chính - viễn thông cơ bản, có trạm xá, trường học kiên cố, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao. Bảo đảm về cơ bản cơ sở vật chất cho học sinh phổ thông học cả ngày tại trường. Có đủ giường bệnh cho bệnh nhân. - Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, phát triển, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả. - Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tăng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung, đóng góp lớn vào tăng trưởng của cả nước và lôi kéo, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng có nhiều khó khăn, cùng phát triển. Tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập khẩu. Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả phát triển, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh, học tập, làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hóa. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới, sự tiến bộ của phụ nữ; đặc biệt chăm lo sự phát triển và tiến bộ của trẻ em. Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển. - Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết. KÕt luËn Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh; có thể chế kinh tế thị trường định ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0073.doc