A. Phần mở đầu
Thời đại ngày nay là thời đại của văn minh tri thức, thời đại mà toàn thể nhân loại đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn lao trong quá trình hình thành và phát triển của mình, đó là sự tiến bộ vượt bậc tạo ra những bước nhảy vọt trong lức lượng sản xuất cùng với quan hệ sản xuất phù hợp với nó, điều này được thể hiện trong đời sống như văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội… theo đúng quy luật khách quan, xã hội loài người luôn biến đổi không ngừng, chuyển từ xã hội này sang x
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kinh tế Nhà Nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội khác, xã hội sau tiến bộ hơn xã hội trước. Thực tiễn Việt Nam chúng ta từ khi có đảng lãnh đạo đã xác định đấu tranh xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đưa đất nứơc phát triển đi lên theo đúng quy luật khách quan và xu thế của thời đại. Thực tiễn qua 15 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn trong đường lối của Đảng đồng thời giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên CNXH ở nước ta con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa, những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là về khoa học công nghệ để phát triển LLSX xây dựng nền kinh tế hiện đại, xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Trong thời kỳ quá độ có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nứơc theo định hướng XHCN, đó là nền kinh tế thị trường XHCN, là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXN. Do mỗi chế độ xã hộ đều dựa trên cơ sở kinh tế nhất định, nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng XHCN vì vậy kinh tế Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới XHCN. Kinh tế Nhà Nước đại diên cho phát sản xuất tiên tiến cho nền kinh dựa trên chế độ công tức là sở hữu toàn dân, chính vì vậy mà vai trò của thành phần kinh tế này rất cần thiết, nó quyết định đến sự phát triển xã hội. Trong thời kỳ nay nước ta đang thực hiện CNH-HDH đất nước, vai trò của kinh tế nhà nước lại càng cần thiết hơn, đó là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nên kinh tế.
Trước bối cảnh quốc tế và thực trạng nước ta hiện nay, đê cho đất nước phát triển toàn diện đúng định hướng, chúng ta phải tìm hiểu xem xét và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò của kinh tế Nhà Nước, đó cũng chính là lý do tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Kinh tế Nhà Nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam”.
B. Nội dung
I. Lý luận chung về kinh tế Nhà Nước.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, thành phần kinh tế nhà nước luôn khẳng định được vait trò chủ đạo của mình trong điều tiết nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước khi đi vào các vấn đề cụ thể của thành phần kinh tế này trong thực tiễn nền kinh tế Việt Nam, chúng ta hãy tìm hiểu và có một cách nhìn tổng quan về nó.
1. Kinh tế Nhà Nước.
1.1. Khái niệm.
Thành phần kinh tế Nhà Nước là những đơn vị, tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu Nhà Nước hoặc phần của Nhà Nước chiếm tỷ lệ khống chế.
1.2. Cơ sở hình thành kinh tế Nhà Nước
Thành phần kinh tế Nhà Nước được hình thành trên cơ sở là sở hữu toàn dân.
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà Nước đầu tư vào các xí nghiệp công trình thuọoc các ngành và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa hoc kĩ thuật, ngoại giao, quốc phòng an ninh... Nhà Nước là người đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu nhân dân, Nhà Nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản đó, chính phủ là người thống nhất quản lí và đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
1.3. Đặc điểm của thành phần kinh tế Nhà Nước.
Thành phần kinh tê Nhà Nước dựa trên sowr hữu toàn dân, viẹc tổ chức sản xuất kinh doanh fđược tiến hành theo nguyên tắc hạch tyóan kinh tế, thực hiện phân phối theo lao động.
Thành phần kinh tế Nhà Nước được sử dụng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế theo định hướng của Nhà Nước.
1.4. Các bộ phận cấu thành của kinh tế Nhà Nước.
Kinh tế Nhà Nước bao gồm các DNNN, các tài sản thuộc sở hữu Nhà Nước và các doanh nghiệp Nhà Nước góp vốn.
Trong đó các DNNN và các doanh ngiệp cổ phần được hình thành trên cơ sở:
Nhà Nước đầu tư xây dựng
Quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân
Góp cổ phần khống chế đối cới các doanh nghiệp tư nhân.
2. Tính tất yếu tốn tại và phát triển kinh tế Nhà Nước.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà Nước. Muốn đạt được mục tiêu định hướng nền kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa thì việc tồn tại và phát triển kinh tế Nhà Nước ở nước ta là một tất yếu, kinh tế Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân việc xxác lập vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước là vấn đề có tính nguyên tắc và lá sự khắc nghiệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
2.1. Tính tất yếu tồn tại và phát triển kinh tế Nhà Nước trong nền kinh tế Việt Nam.
Mỗi chế độ xã hội đều dựa trên cơ sở kinh tế nhất định, nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy kinh tế Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo tạo nền tảng cho chế độ xã hộ mới xã hội chủ nghĩa .
Kinh tế Nhà Nước đại diện cho phát triển sản xuất tiên tiến cho nền kinh tế dựa trên chế đọ công hữu.
Kinh tế Nhà Nước nắm những ngành, những vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước làvấn đề có tính nguyên tắc để đảm bảo cho nền kinh tế phát trển thoe định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2. Kinh tế Nhà Nước trong đường lối chỉ đạo của Đảng ta.
2.2.1. Kinh tế Nhà Nước là lực lưpợng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà Nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thành phần kinh tế Nhà Nước nắm trong tay các nguồn lực vật chất to lớpn để cung ứng cho nền kinh tế, thực tế cho thấy ở nước ta trong những năm qua đó là một trong những nguồn lực quan trọng nhất đảm cho nền kinh tế phát triển.
Thành phần kinh tế Nhà Nước nắm trong tay những ngành, nhứng lĩnh vực chủ yếu thông qua đó để truyền các tác động của Nhà Nước vào các thành phần kinh tế khác nhằm điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế không chệch hướng đã định.
2.2.2. Phải đổi mới cơ chế hoạt động của kinh tế Nhà Nước để phù hợp với nhiệm vụ mới.
Trước hết cần hoàn thiện chế độ chính sách luật pháp đảm bảo DNNN thực sự là mọt đơn vị sản xuất hàng hóa có tư cách pháp nhân. Phân định dứt khóat quyền sở hữu Nhà Nước với quyền đại diện chủ sở hữu Nhà Nước; Quyền sở hữu Nhà Nước với sử dụng quản lí... tách bạch rõ ràng chức năng quản lí kinh tế với quản lí tài sản của Nhà Nước và quản kí kinh doanh của dioanh nghiệp.
3. Các bộ phận của kinh tế Nhà Nước.
3.1. Doanh nghiệp Nhà Nước.
DNNN là một bộ phận của kinh tế Nhà Nước bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước, các doanh nghiệp cổ phần trong đó vốn Nhà Nước chiếm tỉ trọng khống chế. DNNN là căn bản, chính yếu cho kinh tế Nhà Nước, nó lại gồm hai loại doanh nghiệp doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích.
3.2. Tài sản thuộc sơ hữu của Nhà Nước.
Là các tài sản như đất đai, tài ngyên, ngân hàng, tài chính, dự trữ quốc gia... mà Nhà Nước có quyền huy động và sử dụng khi cần cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Tài sản này được Nhà Nước quản lí và sử dụng để thực hiện các chứcnăng nhiệm vụ của mình.
3.3. DNNN Nhà Nước góp vốn.
Đó là các doanh nghiệp mà trong đó có sự đóng góp cổ phần của Nhà Nước.
4. Kinh tế Nhà Nước và các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế Việt Nam.
4.1. Mối quan hệ giữa kinh tế Nhà Nước và các thành phần kinh tế khác.
Nền kinh tế hàng hóa quá độ trong đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những kiểu sản xuất hàng hóa không cùng bản chất, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Tính thống nhất của các thành phần kinh tế thể hiện: Một là, các thành phần kinh trong quá trình hoạt động không biệt lập nhau, mà gắn bó đan xen xâm nhập lẫn nhau thông qua các mối quan hệ kinh tế vì chúng đều là các bộ phận của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất.
Hai là, mỗi thành phần kinh tế- xã hội và đều chịu sự quản lý thống nhất của hệ thống các qui luật kinh tế đang tác đọng trong thời kì quá độ và thị trường thống nhất.
Tuy nhiên, các thành phần kinh tế này tồn tại trong mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa ccác thành phần kinh tế với nhau thể hiện: ở những mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu; giữa tư nhân và tập thể với Nhà Nước giữa xu hướng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Mâu thuẫn là động lực của mọi sự vận động và phát triển. Trong hệ thống thống nhất của nền kinh tế hướng đối lập, một mặt phủ đinhj bài trừ lẫn nhau, cạnh tranh nhau, mặt khác chúng thống nhất với nhau, thâm nhập, nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển thông qua hợp tác và cạn tranhh, liên doanh liên kết:
Tùy khả năng và trình độ xã hội hóa từng thành phần kinh tế và sự đan xenliên kết đa dạng lẫn nhau giữa chúng, giải phóng mọi khả năng lực lượng sản xuất kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất phát triển sản xuất và lưu thông, phát triển và mở rộng thị trường tạo ra công ăn việc làm, khối lượng sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong quá trình cạnh tranh và hợp tác, từng thành phần với tư cách là đơn vị sản xuất hàng hóa để vươn lên tự khẳng định mình và phát triển theo quĩ đạo chung chịu sự quản lí của Nhà Nước.
Như vậy, toàn bộ hoạt động của Nhà Nước thực hiện trước hết bằng pháp luật các chủ chương chính sách kinh tế – xã hộ,cơ chế quản lí, các biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện... Không thể không tính đến sự nhất quán giữa các thành phần kinh tế và sự phân biệt giữa chúng. Trong sự thống nhất đã chứa đựng sự phân biệt và phân biệt để thông nhất.
4.1.1.Kinh tế Nhà Nước và các thành phần kinh tế khác đèu chịu sự điều tiết thống nhất của cơ chế thị trường.
Nền kinh tế trong thời kì quá độ là nền kinh tế hàng hóa vì vậy cơ chế hoạt động của nó là cơ chế của thị trường có sự quản lí của Nhà Nước, các đơn vị kinh tế dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng đều chịu sự điều tiết thống nhất của cơ chế thị trường.
4.1.2. Kinh tế Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo hướng các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì trong nền kinh tế của thời kì quá độ kinh tế Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo hướng các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời nền kinh tế trong thời kì này chịu sự thỗng nhất quản lí của Nhà Nước, Nhà Nước định hướng và điều tiết để nền kinh tế hoạt động đúng theo mục tiêu phương hướng đã đề ra.
4.2. Tiếp tục đổi mới, củng cố và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước trong thời kì mới.
Để đổi mới và phát triển kinh tế Nhà Nước phải phân loại và sắp xếp lại hệ thống cá DNNN theo hướng:
Một là, xác định các DN công ích cần thiết họat động không vì lợi ích là mục đích chính như các doanh nghiệp phục vụ an ninh, quốc phoòng, giao thông công cộng, trường học, bệnh viện... cần có chính sách, cơ chế phù hợp để quản lí và sử dụng có hiệu quả của các nguồn lực được đầu tư, đảm bảo mục tiêu chính trị xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển nhằm nâng cao đời sông nhân dân
Hai là, những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, tập trung kiện toàn và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp hoạt động tôt, có khả năng canh tranh và tham gia thị trường thế giới, phải trở thành những doanh nghiệp mạnh toàn diện, là đầu đàn về công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, đi đầu về đảm bảo xã hội, phát huy giúp đỡ và ảnh hưởng tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội bằng tính chất xã hội chủ nghĩa của mình, tạo ra sự chuyển bviến vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đối với các DNNN nhỏ và quá nhỏ, những doanh nghiệp không có vai trò quan trọng không có hiệu quả htì phải xử lý thích hợp như chuyển hình thức sơ hữu cổ phần hóa, khoán, giải thể hoặc phá sản theo luật.
Những doanh nghiệp mang tính độc quyền hoặc các doanh nghiệp có chức năng ổn định thị trường, giá cả càn phải xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và sự điều tiết của Nhà Nước, nhằm đảm bảo công bằng trong phát triển, tạo môit trường cho sự cạnh tranh và phục vụ cho sự định hướng nền kinh tế.
Ba là, mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng các hình thiức tổ chức quản lí trong các DNNN. Tăng cường hoạt động của kinh tế Nhà Nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông, từng bước xây dựng văn minh thương nghịêp, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Bốn là, vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới kinh tế Nhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh đó là vấn đề cán bộ và lực lượng lao động. Cần hoàn thiện hệ thống chính sách tuyển dụng đãi ngộ, gắn trách nhiệm với quyền hạn và nghĩa vụ, sớm tiêu chuẩn hóa các chức danh.
Đổi mới kinh tế Nhà Nước theo hướng trên một mặt khắc phục được sự bảo thủ muốn duy trì kinh tế quốc doanh kiểu cũ, jém hiệu quả, mặt khác chống tư tưởng muốn tư nhân hóa tràn lan nền kinh tế, coi nhẹ kinh tế Nhà Nước.
II. Thực trạng kinh tế Nhà Nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
Thành phần kinh tế Nhà Nước ở nước ta đã trải qua quá trình hình thành,biến đỏi và phát gtriển đã khẳng định được vai trò của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần. Chúng ta hãy xem xét thực trạng của thành phần kinh tế này ở nước ta ra sao.
1. Quá trình đổi mới kinh tế Nhà Nước trong thời gian qua.
1.1. Đổi mới về DNNN.
1.1.1. Tình hình chung của các DNNN trong thời gian qua.
Vốn vẫn là khó khăn với các DNNN, có một nghịch lý chớ trêu: ngân hàng thừa vốn cho vay, còn các doanh nghiệp lại không vay được hoặc không giám vay.
Về vấn đề này có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nhưng có thể tóm tắt dưới mấy lý do sau:
Doanh nghiệp thiếu các điều kiện thế chấp an toàn các doanh nghiệp thiếu sự bảo đảm về tài sẳn thế chấp.
Các doanh nghiệp thiếu vốn vay chung và dài hạn, còn ngân hàng chủ yếu là thừa vốn cho cay ngắn hạn.
Các doanh nghiệp đang đọng do sản phẩm không tiêu thụ được, các doanh nghiệp đã có hướng giải quyết khó khăn về vốn bằng cách vay vốn nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm (mở L/C) song do khoản này có lớn làm cho khối lượng hàng hóa trên thị trường nhiều hơn nhu cầu và sức mua của nhân dân. Mặt khác một bộ phận doanh nghiệp, nhập khẩu trốn thuế, bán giá thấp…, tất cả những cái đó làm cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước không tiêu thụ được khối lượng sản phẩm tồn kho lớn.
Tiếp theo là tình trạng tồn đọng hàng hóa, sản phẩm sản xuất trong nước, đặc biệt là những mặt hàng cơ bản như mía đường, giấy, phân bón, xi măng, thép…
Sản lượng mía ước khoảng 7,6 triệu tấn mặc dù các nhà máy đẫ tận dụng hết công xuất ép mía nhưng vẫn không tiêu thụ hết. Giá mía có lúc xuống rất thấp gây khó khăn cho người sản xuất.
Giấy thì bị ứ đọng khối lượng lớn: tính đến đầu tháng 7 năm 1996 tổng công ty giấy Việt Nam tồn kho 16 nghìn tấn giấy trị giá 140 tỷ đồng trong đó công ty giấy 7900 tấn, thêm vào đó, tồn đọng hơn 60000 m gỗ nguyên liệu dùng sản xuất giấy. Sở dĩ co tình trạng trên la do:
Lượng giấy nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 6 đầu năm 96 lên tới 60.000 tấn tương đương với khối lượng dự kiến sản xuất trong năm của công ty giấy bãi Bằng, cộng với 59.000 tấn giấy sản xuất trong nước đã khiến thị trường giáy trở nên bế tắc, thị trường ế ẩm nhiều nhà máy trở nên thua lỗ do không có tiền trả lãi vay ngân hàng. Ta lại nhập những sản phẩm mà trong nước sản xuất được. Giá giấy trên thị trường thế giới giảm mạnh trong năm qua( như giấy in giảm từ 910 USD/tấn xuống còn 510USD/ tấn ), trong khi đó, giá thành sản xuất trong nước cao hơn giấy nhập khẩu.
Các nhà máy giấy đã phẩi giảm giá giấy như giấy viết bãi bằng tại kho giảm từ 10660 ngàn đồng nhưng lượng tiêu thụ vẫn chỉ đã có 2 nhà máy giấy ở Việt Nam phải tạm đình chỉ sản xuất mộtt thời gian.
Sản xuất phân bón còn gặp khó khăn: đến đầu tháng 6 theo số liệu của tổng công ty phân bón và hóa chất Việt Nam nhà máy phân đạm Hà Bắc đã đọng 20000 tấn phân đạm, nhà máy phân lân Ninh Bình đọng 15000 tấn phân lân trong đó 9000 tấn thành phẩm công ty super phốt phát lâm thao đọng khoảng 29000 tấn, nhà máy phân lân Long Thành là 12000 tấn. Nguyên nhân do tốc độ tiêu thụ rất chậm, chẳng hạn tại nhà máy phân lân Hà Bắc lượng phân bán ra chỉ đạt 60-70 tấn một ngày trong khi một ngày nhà máy sản xuất 450 tấn. Lượng phân bón cần nhập năm nay theo kế hoạch của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là 1,4 triệu tấn nhưng đến trước tháng 4/1996, lượng phân nhập về đã là 1,5 triệu tấn
Mỗi năm, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước sản xuất đủ đáp ứng 60-70% nhu cầu, nhưng thực tế năm 1996, các nhà máy như phân lân Văn Điển, Ninh Binh, Long Thành mới chỉ chạy 1/2 công xuất đã ứ đọng. Trong khi đó tổng công ty vât tư nông nghiệp nơi nhập hơn 40% lượng phân bón nhập khẩu đang lỗ 26-27 tỷ đồng và buộc phải dự trữ lưu thông 100 nghìn tấn để đề phòng thiếu hụt trọng nước theo quy địng của nhà nước.
Trong năm 1996, thép và xi măng cũng là 2 mặt hàng bị tồn với khối lượng lớn, thép tồn đọng do giá thép của các xí nghiệp liên doanh cao hơn giá thép nhập khẩu cùng loại. mặt khác thép nhập khẩu quá nhu cầu, nhất là thép tấn và thép lá làm cho lượng thép tồn kho lên tới 450-500 nghìn tấn. Xi măng tồn đọng do 2 nguyên nhân: khoảng 500 nghìn tấn tồn đọng do cuối năm 1995 nhập khẩu tràn lan, mùa xây dựng năm nay đến chậm và tiến bộ xây dựng những tháng đầu năm này không tăng nhanh bằng các năm trước.
Một số sản phảm khác như: cao su, cà phê, gạo do thị trương thế giới giảm giá nên cũng tiêu thụ chậm, ảnh hưởng nhiều đễn người sản xuất.
Những tháng cuối năm, nhờ sự điều chỉnh vĩ mô của nhà nước một số sản phẩm đã được giải tỏa như xi măng, sắt thép… nên tình hình có khá hơn. Nhưng nhìn chung, tốc độ tiêu thụ sản phẩm vẫn châm mặc dù giá cả có tăng đôi chút.
Mặc dù năm 1996, có nhiều yếu tố bất lợi, khu vục doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng vẫn có bước phát triển nhẩt định. Nhiều ngành có tốc độ tăng trên 14% như điện, bia,vải, thép và tốc độ tăng của toàn ngành công nghiệp có thể đạt14% như mục tiêu đạt ra.
1.1.2. Cải cách DNNN.
Sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, chúng ta đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển. Tuy nhiên do những khó khăn khách quan và chủ quan như hậu quả của chiến tranh, xuất phát điểm quá thấp của nền kinh tế sự bất ổn trong quan hệ với các nước láng giềng, và nhất là những sai lầm trong chính sách kinh tế nên đến năm 1985 nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tính chung trong 10 năm thu nhập quốc dân chỉ tăng bình quân 3,7% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp chỉ tăng bình quân mỗi năm 3,8%, còn giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tăng trung bình là 5,2%. Sản xuất tăng trưởng chậm và lạm phát đã tăng lên mức 3 con số, năm1986 siêu lạm phát đã đạt tới đỉnh cao 774,7%, đại hội Đảng lần thứ VI đã đưa ra đường lối kinh tế nhằm thoát khỏi khủng hoảng và xác định trong đông cơ chủ yếu của cải cách là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Công cuộc đổi mới nền kinh tế đã mang lại những thành tựu quan trọng, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển.
Cuộc cải cách kinh tế cho thấy vai trò của khu vực quốc doanh ngày càng quan trọng. Trước năm 1986 khu vực quốc doanh chiếm 38% GDP thì đến năm 1998 đã chiếm 40,2% GDP tốc độ tăng bình quân của khu vực quốc doanh trong năm này là 10,5% trong khi khu vực ngoại quốc doanh chỉ tăng 6,1%. Khi chuyển sang cơ chế hoạt động mới phần các DNNN đều thiếu vốn, kỹ thuật và lúng túng trong phương thức hoạt động. Chính vì thế một trong những nội dung cơ bản trong cải cách khu vực quốc doanh là cơ cấu lại và sắp xếp lại các DNNN nhằm khắc phục sự dàn trải và năng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Để thực hiện việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước, nhiều biện pháp đã được thực hiện như đăng ký lại doanh nghiệp, giải thể các đơn vị hoạt động yếu kém, cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổ chức các tổng công ty…. Nhìn chung những biện pháp thực hiện đã có những kết quả nhất định. Quá trình sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành qua các giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn 1 :(trước năm 1990) tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12.1986) Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và của thị trường. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã bị phê phán triệt để, khẳng định doanh nghiệp chuyển sang hẳn hạch toán kinh doanh. tRong thời gian náy một số các chính sách đổi mới xí nghiệp quốc doanh được ban hành như quy định tạm thời về quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị KINH Tế cơ sở( quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987)…Trong 6hời kì này các DOANH NGHIệP được thành lập trên một quy mô rộng lớn cả cấp huyện, và không có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trung ưng và địa phương. Đến cuối nam 1989 cả nước có 12296 DNNN, và đặc tẻưng cơ bản của doanh nghiệp trong thời kì này là quy mô nhỏ , vốn ít và công nhệ lạc hậu. Sự dàn trải của các doanh nghiệp làn cho nguồn vốn đầu tư của Nhà nước không thể tập trung để phát triển cho các ngành trọng điểm dẫn tới sự thiếu hụt vè vốn thường xuyên. Hơn nữa với cơ chế bao cấp , các doanh nghiệp ít phát huy được tính sáng tạo và hoạt đọng một cách thụ động.Từ sau đại hội DDảng lần thứ 6, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chês thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước thì các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cũng được Nhà nước bảo hộ quuyền và lợi ích hợp pháp. Để có thể hoạt động một cách có hiệu quả và khẳng định vai trò nòng cốt của mình, các DNNN cần phải có những cải cách mạnh mẽ và triệt để. Luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân ra đoừi vào năm 1990 là các mốc quan trtọng trong nền kinh tế quốc dan.
Giai đọan 2 (1990 -1994): chủ yếu hướng vào việc tổ chức lại các doanh nghiệp, giải thể các doanh nghiệp yếu kém, củng cố các doanh nghiệp có khả năng hoạt đọng tốt. Chính phủ đã ban hành nghị định 388/ HĐBT. Quyết định 315 HĐBT và chỉ thị 500/TTG nhằm sắp xếp lai các DNNN đã giảm bớt đangs kể các DNNN hoạt đọng yếu kém. Nếu năm 1989 cả nước có 12296 DNNN thì đến năm 1995 còn lại 6310 doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp bị mất đi có 35% bị giải thể và 65% là sát nhập vào cac doanh nghiệp khác. Đa số cac doanh nghiệp bj giải thể là các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động không hiệu quả và thua lỗ triền miên. Việc tổ chức lại DNNN là làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đưa số doanh nghiệp thua lỗ từ 35A% tổng số doanh nghiệp vào năm 1990 xuống còn 9,7% năm 1994,và đưa số doanh nghiệp có lãi từ 63,5% trong năm 1991 lên 78% trong năm 1995 so với tổng số doanh nghiệp.Lãi dòng trong khu vực này từ 3275 tỷ đồng năm 1992 lên 7157 tỷ đồng năm 1994 và tăng 13480 tỷ đồng trong năm 1995. Hiệu quả sử dụng động vố củng tăng lên đáng kể, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 19,2% và trên doanh thu đạt 5,55% trong năm 1995.Đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước còn làm giảm gánh nặng trợ cấp trực triếp từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp, tỷ lệ các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp, giảm từ 8,5% GDP xuống 0,5% GDP trong khi đó đóng góp của dnnn vào GDP lại tăng từ 32% trong năm 1994 lên 42% trong năm 1995. Trong gia đoạn này, công tác đôpỉ mới sắp xếp các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào việc tổ chức quản lý và xây dựng cơ chế tự chủ cho các doanh nghiệp, sáp nhập , giải thể để tạo ra mmột hệ thống hợp lý các doanh nghiệp cho nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thực hiện được. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn ở quy mô nhỏ, cơ cấu ngành vùng lảnh thổ chưa hợp lý.
Giai đọa 3(từ năm 1994 đế nay). Tiến hành sắp xếp tổng thể các doanh nghiệp để tạo ra một hệ thống các doanh nghiệp hợp lý và có hiệu quả, đảm nhận vai trò chủ đạo trong sự phát triển của toàn bộ nền king tế. Trong thời gian này chính phủ đã thành lập một số tổng công ty có quy mô quốc gia nhằm tập trung vốn, kỹ thuật để tăng cường sức cạnh tranh và định hướng chiến lược của Nhà nước trong các ngành kinh tế quan trọng. Các tổng công ty Nhà nước này thu hút 750 doanh nghiệp Nhà nước là thành viên hyạch toán độc lập và phụ thuộc, chiếm khoảng 30% tổng số doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động và khoảng 70% doanh nghiệp do trung ương quản lý. Các tổng công ty Nhà nước hiện nay chiếm khoảng 80% sản lượng và vốn của khu vực doanh nghiệp Nhà nước , có khả năng chi phối toàn bộ nèn kinh tế việt nam hiện nay cả nước có 5952dn Nhà nước ,mặc dù số lượng doanh nghiệp giảm gần 50% so với năm 1989 song doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong các ngành công nghiêp, giao thông vận tải , viễn thông. Một trong những nhiệm vụ của cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong thởi kỳ này là tiếp tục thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước hàng loạt những chíng sách về cổ phần hóa ra đời, tính đến giữa năm 1999 có 172 doanh nghiệp có quyết định chuyển thành công ty cổ phần và có 4 doanh nghiệp trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Hiẹn nay các bộ , ngành , địa phương đang tích cực triển khai phân loại doanh nghiệp để thục hiện phương án sắp xếp lại doanh nghiệp theo chỉ thị số 20/1998/CT của htủ tướng chíng phủ. Qua các đợt sắp xếp đổi mới doanh nghiệp , số lượng các doanh nghiệp có giảm hẳn nhưng mục tiêu cơ cấu lại các doanh nghiệp theo ngành và địa bàn để có một hệ thống hợp lý các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Trong những năm gần đây, tuy quy mô đầu tư lớn nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước không tăng lên tương ứng. Số doanh nghiệp thua lỗ tăng từ 22% năm 1996 lên 25% năm 1998. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tuy có những chuyển biến tích cực và có những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn những trở ngại và những nhược điểm làm cản trở các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, có thể nêu ra các nhược điểm chính như sau:
Sauk hi sắp xếp lại vẫn còn nhiều DNNN hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ. Tính đến đầu năm 1997 trong hơn DNNN chỉ có khoảng 3000 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và đóng góp hơn 80% tổng số nộp ngân sách của tất cả DNNN số còn lại làm hoạt động kém hiệu quả, them chí có doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản.
Cơ cấu doanh nghiệp trong các ngành nghề còn bất hợp lí và có sự dàn trải trong các ngành nghề, các địa phương. Cơ cấu ngành và vùng vẫn có sự trồng chéo và số lượng các doanh nghiệp Nhà nước vẫn có nhiều về số lượng và nhỏ về qui mô, vượt khỏi khả năng nguồn lực hiện có của Nhà nước. chỉ riêng việc bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp để đạt được mức 30% như chính phủ qui định đã phải cần 100000 tỉ đồng, trong khi Nhà nước chỉ hỗ trợ được khoảng 200 tỉ mỗi năm chiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực không nhất thiết cần phải có DNNN .
Các DNNN hiện đang ở tình trạng thiếu vốn trầm trọng, mặc dù qui moo vốn bình quân của các doanh nghiệp đã tăng từ 3,1 tỉ đồng nên 11,3 tỉ đồng nhưng hiện vẫn có khoảng 25% DNNN có số vốn bình quân dưới 1tỉ đồng. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chỉ đảm bảo khoảng 10% vốn lưu động tức là còn thiếu khoảng 20% để đạt được mức tối thiểu về vốn lưu động hoạt đọng tình trạng này dẫn tới các doanh nghiệp phảiv ay vốn ngắn hạn và chịu lãi suất cao nên hiệu quả đầu tư thấp, khó thu hồi vốn và khó trả nợ đến hạn, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Trình độ công nghệ kĩ thuật của các doanh nghiệp còn lạc hậu, trung bình trình độ công nghệ của các DNNN lạc hậu so với mặt bàng công nghệ thế giới là khoảng 20 năm. Có những doanh nghiệp có trang thiết bị quá lạc hậu cách đây gần 50 nămnhwng vẫn không được đổi mới. Các DNNN thuộc trung ương có tới 50,3% ở trình độ phổ thông 41% ở trình dộ cơ khí và chỉ có 4,7% ở trình độ tự động hóa các DNNN thuộc địa phương trình độ còn thấp hơn. Vì trình đọ kĩ thuật kém nên năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thấp làm khả năng cạnh tranh của các DNNN bị ảnh hưởn rất lớn.
Cơ chế quản lí của các DNNN còn những hạn chế và chưa theo kịp sự phát triển chung, có nhiều cơ quan quản lí doanh nghiệp nhưng lại không có những cơ quan nào chịu trách nhiệm về những hậu quả do các doanh nghiệp gây ra, Nhà nước chưa có những biện pháp có hiệu quả để thúc đẩy động lực hoạt động của các công ty, nhằm sư dung hơp hí và toói ưu những nguồn lực mà các công ty hiện có. Xuất hiện tình trạng sử dụng các nguồng lực cua công ty, thực chất là nguồn lực của Nhà nước, vào việc phục vụ những lợi ích cá nhân và nhóm người hoạt độngtrong các doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng đồng vốn giảm dần. Nếu năm 1995, một đồng vốn tạo được 3,46 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận thì đến năm 1998 tương ứng là 3 đồng doanh thu và 0,16 đồng lợi nhuận. Số lao động dư thừa năm 219995 là 15% tăng nên 28% 1998.
Những yếu kiếm của các DNNN nêu trên có thể kể ra từ những nguyên nhân chính sau:
Chưa nhận thức đầy đủ về vai trof chủ đạoc của DNNN trong nền kinh tế thị trường nênm chưa có một hệ thống các chính sách vĩ moo hợp lí. Hệ thống pháp luật liên quan đến DNNN chưa thực sự hoàn thiệt chưa tạo điều kiện cho các DNNN chủ đọng hoàn toàn trong sẩn xuất kinh doanh, như những vấn đề về cơ cấu tổ chức, moo hình các caông ty,tổ chức quản lí các doanh nghiệp …
Những ảnh hưởng của cơ chế cũ vẫn còn tác động đến các doanh nghiệp. sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lí Nhà nước vào hoạt động của các doanh nghiệp, còn quá nhiều đầu mối quản lí và các cấp trung gian trong việc điều hành các doanh nghiệp,việc phân cấp của các cơ quản lí doanh nghiệp còn trông chéo gây phiền nhiễu cho các doanh nghiệp.
Việc sắp xếp và đổi mới các DNNN vẫn còn chậm, việc chuyển đổi doanh nghiệp trong cơ cấu ngành còn chưa đạt mục tiêu. vấn đề cổ phần hóa và chuyển đổi cơ cấu sở hữu của DNNN còn diễn ra chậm, chưa tương song với nhu cầu phát triển.
Các doanh nghiệp còn có hiện tượng ỷ lại vào Nhà nước, nhiều doanh nghiệp còn chưa thích nghi tốt với cơ chế tị trường, chưa ppphát huy được tiềm năng của mình trong sản xuất kinh doanh.
Cơ chế hoạt động của các tổng công ty vẫn còn mang nặng hình thức hình thức hành chính, tổ chức còn ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35519.doc