Phần mở đầu
Sau năm 1991 cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa(XHCN) ở Đông Âu, nền kinh tế – chính trị thế giới đã chuyển từ trạng thái hai cực đối đầu sang nền kinh tế chính trị đa cực, đa phương hoá, đa dạng hoá theo xu hướng hoà bình, đối thoại, hợp tác phát triển cùng có lợi.
Trong bối cảnh đó, từ việc nhận thức đúng đắn trong thực tiễn và lý luận với mục tiêu đưa nước ta phát triển hội nhập với khu vực và thế giới. Ngay từ đại hội Đảng VI, Đảng ta đã xác đ
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh “Chuyển đổi mô hình kinh tế chỉ huy mang nặng tính bảo thủ trì trệ sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ”. Hiện nay nền kinh tế nước ta bao gồm 6 thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với các thành phần kinh tế tập thể tạo nên một nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.
Sau 17 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất sôi động mở ra cho nước ta nhiều vận hội mới, đồng thời cũng phát sinh không ít khó khăn và thách thức. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những khó khăn trước mắt. Báo cáo chính trị đại hội Đảng IV một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà Nước ta “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần” và nói rõ thêm “Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Là những nhà kinh tế, là những cán bộ quản lý kinh tế trong tương lai thì việc sinh viên kinh tế tìm hiểu về kinh tế Nhà nước (KTNN) và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết bởi qua đó sẽ nâng cao được trình độ và nhận thức về KTNN đồng thời tạo hành trang vững chắc cho những tư duy và hoạt động kinh tế của mình sau này.
Với tư cách là một sinh viên của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân tôi xin đưa ra đề án của mình trong việc nghiên cứu KTNN và vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam. Tuy nhiên do lần đầu tiên tiếp xúc với một vấn đề kinh tế có tính chất khá rộng và quy mô nên trong đề án này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tôi rất mong có sự nhận xét, đóng góp ý kiến nhiệt tình của thày cô bộ môn và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phần nội dung
I – Khái quát chung về thành phần kinh tế Nhà nước
1- Thành phần kinh tế Nhà nước
Hiện nay có nhiều ý kiến và có nhiều quan điểm khác nhau quan niệm về kinh tế nhà nước (KTNN), tuy nhiên chúng ta không thể đồng nhất một cách giản đơn KTNN với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Bởi lẽ, ta biết rằng khu vực KTNN bao gồm mọi hoạt động của Nhà nước mà trong đó DNNN là bộ phận không thể tách rời và hoạt động của nó là một trong những hoạt động chủ yếu. Đây là lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước.
1.1 Khái niệm thành phần kinh tế nhà nước
Do tính chất rộng lớn và đa dạng của thành phần KTNN bao chùm nền kinh tế nên khái niệm về thành phần KTNN cũng mang tính chất tương đối. Nên xét về khía cạnh hình thức tổ chức, thì khu vực KTNN bao gồm:
- Các DNNN hoạt động kinh doanh và các DNNN hoạt động công ích
- Các doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước chi phối hoặc có cổ phần đặc biệt của Nhà nước (theo quy định của Luật DNNN)
- Các doanh nghiệp có vốn đóng góp của Nhà nước
- Các tổ chức sự nghiệp kinh tế của Nhà nước
Còn nếu xét về khía cạnh của lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế thì khu vực KTNN bao gồm các hoạt động của Nhà nước trong việc.
- Quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên
- Đầu tư, quản lý và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường xá , bến bãi, cảng, các khu công nghiệp tập trung vv…)
- Các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, trong lĩnh vực tài chính, tính dụng, ngân hàng …
1.2 Cơ sở hình thành kinh tế nhà nước
KTNN mà trước tiên là các DNNN được hình thành trên cơ sở:
- Nhà nước đầu tư xây dựng
- Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư bản tư nhân
- Góp cổ phần khống chế với các doanh nghiệp tư nhân
Ngoài ra với bản chất XHCN của mình Nhà nước ta đã xác định: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài chính, ngân hàng …Do Nhà nước nắm giữvà quản lý với mục đích chi phối và điều tiết dịnh hướng sự phát triển kinh tế xã hội
1.3 Đặc điểm của TPKTNN
Đặc điểm cơ bản, nổi bật nhất của thành phần KTNN là nó thuộc sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên ở đây ta phải phân biệt ro ràng giữ phạm trù sở hữu Nhà nước với phạm trù quyền sử dụng của thành phần KTNN.
Sở hữu Nhà nước là một phạm trù rộng lớn hơn nếu ta đem so sánh với phạm trù KTNN với lý do: Đã nói đến thành phần KTNN thì trước hết nó phải thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhưng sở hữu của Nhà nước có thể do các thành phần kinh tế khác sử dụng, ví dụ như đất đai là tài sản mà Nhà nước đại điện cho toàn dân về sở hữu, nhưng kinh tế hộ gia đình (cá thể tiểu chủ), các hợp tác xã nông nghiệp, hay doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác vẫn được Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài, chính việc này đã giải thích được việc mua bán đất đai trên thị trường hiện nay. Về thực chất thì đây chỉ là việc mua bán quyền sử dụng đất bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên con người không thể tiến hành sản xuất ra nó được. Và ngược lại những tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thì không hẳn đã phải là do thành phần KTNN sử dụng, mà các thành phần kinh tế khác vẫn có thể sử dụng. Ví dụ như việc Nhà nước góp vốn, cổ phần ở các thành phần kinh tế khác thông qua việc liên doanh, liên kết mà từ đó hình thành nên thành phần kinh tế tư bản Nhà nước.
Đặc điểm thứ hai của thành phần KTNN là các doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, xoá bỏ dần sự bao cấp của Nhà nước.
Đặc điểm thứ ba nữa là trong thành phần KTNN thực hiện phân phối theo lao động và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đây là một đặc điểm rất quan trọng của các doanh nghiệp thuộc thành phần KTNN, là hình thức phân phối can bản và là nguyên tắc phân phối chủ yếu, thích hợp với các thành phần dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay.
2. Sự khác nhau giữa KTNN và kinh tế tư bản (KTTB) độc quyền.
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế hàng hoas phát triển theo cơ chế thị trường đang có bước tiến mạnh mễ đem lại hiều thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện cuộc sống con người. Tuy nhiên song hành với nó là những tiêu cực hạn chế vốn thuộc về bản chất của cơ chế thị trường. Điều đó đòi hỏi cần có một chủ thể kinh tế đủ vững mạnh để đứng ra điều tiết nền kinh tế phát huy những mặt tích cực khắc phục những quyết điểm của cơ chế thị trường và Nhà nước chính là một chủ thể kinh tế quan trọng có khả năng nhận thức và vận dụng những quy luật kinh tế khách quan vào nền kinh tế, đồng thời Nhà nước đưa ra các chính sách vĩ mô nhằm khắc phục nhưng hạn chế của cơ chế thị trường tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế vv…Vì thế mà Samuelson đã nhận định “Thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế chẳng khác nào vỗ tay bằng một bàn tay”. Dựa trên những chế độ chính trị xã hội khác nhau mà vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế và những công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước cũng khác nhau. Nếu KTNN ở Việt nam là đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì KTTB độc quyền Nhà nước lại là đặc trương của nền kinh tế thị trường của các nước TBCN. Giữa chúng có những điểm khác nhau căn bản sau đây:
Thứ nhất, quan điểm lý luận của các nước XHCN thừa nhận rộng rãi tính chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế là đặc trưng cơ bản để phân biệt thể chế kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường TBCN. Trên cơ sở đó KTNN hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực quan trọng, then chốt của xã hội. Không những thế KTNN còn nắm vai trò chủ đạo trong những ngành hoạt động khác, vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là phục vụ cho lợi ích toàn xã hội như: quốc phòng, giáo dục, y tế vv…ở các nước TBCN ở thời kỳ độc quyền Nhà nước thì Nhà nước luôn phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, các hoạt động của Nhà nước tác động vào các quá trình kinh tế nhằm đêm lại lợi nhuận độc quyền, các tổ chức này luôn hoạt động trong lĩnh vực độc quyền của mình và thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Thứ hai, nếu xét về bản chất sự ra đời của tư bản độc quyền Nhà nước không làm thay đổi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà chỉ là sự kết hợp về con người giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước, các tổ chức độc quyền chỉ đem lại lợi ích chủ yếu cho một số người trong xã hội. Còn KTNN ở nước ta là thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trong đó Nhà nước là người đứng ra đại diện sở hữu cho toàn dân. Do đó các thành phần KTNN được tổ chức sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kế toán kinh tế, phân phối theo lao động và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời thành phần KTNN còn có vai trò hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, tạo ra cơ sở và tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN.
II. Sự hình thành và phát triển KTNN ở Việt Nam
Sau cách mạng tháng tám nước ta quá độ từ chế độ nửa phong kiến thực dân lên XHCN bỏ qua giai đoan TBCN. Với chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam.
Cùng với công cuộc xây dựng đất nước. KTNN đã được ra đời với mục đích:
- Quốc hữu hoá XHCN. Xoá bỏ toàn diện triệt để chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, tịch thu, quốc hữu hoá đất đai tài sản của địa chủ, tư bản. Thực nguyên tắc tài sản thuộc về giai cấp công dân và nhân dân lao động.
- Cải tạo XHCN: cải tạo, xoá bỏ tàn dư của chế độ cũ xây dựng một Nhà nước của dân do dân và vì dân.
- Đầu tư xây dựng mới: trong giai đoạn qua độ lên CNXH thì KTNN là lực lượng lòng cốt chủ lực đi đầu trong công cuộc công nghiệp háo hiện đại hoá đất nước, xây dưng cơ sở vật chất cho XHCN.
Từ đó đến nay KTNN ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển qua các giai đoạn:
1. Giai đoạn 1945-1960
Sau khi hoà bình lặp lại ở miền Băc, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam. Theo chủ trương đó công cuộc cải tạo XHCN bắt đầu được thực hiện ở miền Bắc với nhiệm vụ thủ tiêu kinh tế tư nhân, xây dựng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.điều đó đã dẫn đễn việc thu hẹp và xoá bỏ kinh tế tư nhân và chuyển sang hình thức sở hữu toàn dân, xây dựng các xí nghiệp quốc doanh, tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp và sản xuất nhỏ ở thành thị. Kết quả đến năm 1960 đã có:
-Trong công nghiệp:
+ Số xí nghiệp quốc doanh thuộc KTNN: 1012
+ Các xí nghiệp quốc doanh tạo ra 53,3% giá trị tổng sản lượng công nghiệp.
- Trong nông nghiệp:
+ Số nông trường quốc doanh: 56
+ Sử dụng 74800 ha đất nông nghiệp.
+ Kinh tế quốc doanh tạo ra 2% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp.
- Thương nghiệp quốc doanh chiếm:
+ 93,6% tổng mức bán buôn.
+ 51% tổng mức bán lẻ.
Kinh tế quốc doanh đã thu hút và sử dụng lực lượng lao động gồm 477000 người. Như vậy, kinh tế quốc doanh từ chỗ rất nhỏ bé vươn lên trở thành lực lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Với chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đi lên CNXH, vai trò chủ đạo, chủ lực đã được giao cho kinh tế quốc doanh.
2. Giai đoạn từ 1960-1975
Với chủ trương công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý” nhà nước tiếp tục đầu tư xây dựng kinh tế quốc doanh ngày càng lớn mạnh về số lượng. Bên cạnh các khu công nghiệp cũ đã được cải tạo ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, 1 loạt các khu công nghiệp mới ra đời như Thượng Đình, mỏ Minh Khai, Đông Anh Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh…Trong giai đoạn này KTQD phát triển mạnh mẽ trong các ngành điện lực, cơ khí, hoá chất khai thác. Đến năm 1975 lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã có 1357 xí nghiệp quốc doanh, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có 72 nông trường quốc doanh, tổng số cán bộ công nhân viên là 1753400 người. Lực lượng kinh tế quốc doanh đã cùng với kinh tế tập thể đã ra 84,4% thu nhập quốc dân.
Xét trên phương diện kinh tế, vai trò của kinh tế quốc doanh trong giai đoạn này được thể hiện không chỉ như là một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chủ trương công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và chiến đấu cho cả hậu phương và tiền tuyến mà còn như là một tấm gương phản ánh sự thành công của quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Còn xét trên phương diện chính trị, xã hội, kinh tế quốc doanh luôn được quan niệmk là lực lượng tiến bộ xã hội, là đội quân tiên phong trong việc tăng cường và mở rộng quan hệ sản xuất mới và quan hệ sản xuất XHCN.
3.Giai đoạn từ 1975 đến đầu những năm 80.
Cùng với chủ trương tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất XHCN và công nghiệp hoá XHCN công cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam đã làm cho số lượng xí nghiệp quốc doanh ở tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp đều tăng lên một cách nhanh chóng, đến năm 1980 nước ta đã có:
+ Công nghiệp: 2627 xí nghiệp quốc doanh.
+ Nông nghiệp: 232 nông trường quốc doanh.
+ Thương nghiệp: 10915 điểm bán hàng của thương nghiệp quốc doanh.
Trong giai đoạn này kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất mới XHCN, cũng như trong công cuộc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, xét trên giác độ kinh tế, sức đóng góp của kinh tế quốc doanh đã giảm so với trước. Đến năm 1980 công nghiệp quốc doanh chỉ tạo ra được 68,6% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh chiếm 29,8% tổng mức bán lẻ.
4. Giai đoạn từ 1980-1985.
Trong những năm 1980-1985 mặc dù nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn so với trước, năng lực sản xuất của kinh tế quốc doanh nói riêng và sức sản xuất xã hội nói chung không được sử dụng hết do thiếu vật tư một cách nghiêm trọng song xuất phát từ quan niệm truyền thống về quan hệ sản xuất XHCN nên các giải pháp tháo gỡ trong giai đoạn này vẫn tập trung chủ yêu vào cải tiến quản lý đối với xí nghiệp quốc doanh. ở giai đoạn này cơ chế kế hoạch hoá tập trung thuần tuý đã được cải tiến dần trên nguyên tắc phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế, song kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò tuyệt đối đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các xí nghiệp quốc doanh nắm toàn bộ các nghành then chốt như : điện, luyện kim, khai thác, xi măng, gang thép, hoá chất cơ bản…Tuy nhiên đóng góp của các xí nghiệp quốc doanh vào tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân đã giảm, tính đến năm 1985 kinh tế quốc doanh chỉ tạo ra được 37% tổng sản phẩm xã hội và 28% thu nhập quốc dân.
5. Giai đoạn từ 1985-1990.
Giai đoạn bắt đầu thực hiện đổi mới kinh tế, tư tưởng xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần được đưa ra. Trong quá trình hình thành kinh tế nhiều thành phần công tác quản lý kinh tế quốc doanh vẫn tiệp tục được cải tiến theo hướng phi tập trung hoá, kế hoạch hoá và quản lý đối với kinh tế quốc doanh. Điểm nổi bật trong cải tiến quản lý ở giai đoạn này là việc tách bạch giữa quyền quản lý nhà nước về kinh tế và quyền quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quan điểm mới nổi bật ở giai đoạn này là quan niệm không phải nền kinh tế quá độ nên CNXH ở nước ta chỉ có kinh tế quốc doanh, chủ trương của đảng và nhà nước ta không chỉ bó hẹp trong phạm vi cải tiến quản lý đối với kinh tế quốc doanh mà còn phát huy sức sản xuất của kinh tế tư nhân, cá thể cũng như các thành phần kinh tế khác. Trong cơ chế kinh tế mới đó kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng không phải độc tôn. Năm 1990, kinh tế quốc doanh tạo ra 66% tổng sản phẩm xã hội.
6.Giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
Chúng ta khẳng định chủ trương lâu dài là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Chủ trương này được biến thành thực tế bởi quá trình ban hành và hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất.
Đến năm 1996, Trong công nghiệp còn 6032 DNNN số doanh nghiệp này tạo ra 41% GDP (doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạo ra 59%). Trong cơ chế kinh tế mới DNNN vẫn giữ vai trò chủ đạo và chủ lực: Trên giác độ kinh tế, DNNN nắm giữ toàn bộ những ngành trọng yếu như điện, than sạch, thép cán, xi măng, dầu thô, giấy…
Như vậy, lịch sử phát triển của KTNN từ sau cách mạng tháng tám đến nay đã hình thành một hệ thống DNNN trên khắp đất nước. Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước này nhiều về số lượng, nắm giữ các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân, sử dụng lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ cao, lực lượng DNNN đã đóng vai trò rất quan trọng, mở đường và hướng dẫn đối với việc phát triển nền kinh tế nước ta trước đây và ngày nay. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, hệ thống DNNN vẫn đóng vài trò chủ đạo đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
III. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Tính tất yếu của vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại đồng thời nhiều thành phần kinh tế những nền kinh tế nhiều thành phần ở những nước có chế độ chính trị khác nhau lại mang những đặc điểm khác nhau rất căn bản. Nếu như trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thành phần kinh tế tư bản tư nhân giữ vai trò thống trị thì trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như ở nước ta thì thành phần KTNN giữ vai trò chủ đạo và KTNN cùng với kinh tế tập thể được xây dựng và phát triển để ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cho sự đi lên và phát triển của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta sở dĩ thành phần KTNN giữ vai trò chủ đạo bởi vì những lý do chính sau:
Thứ nhất, chúng ta đều biết “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế ”. Nền chính trị của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với mục tiêu dưa nước ta tiến lên CNXH, thực hiện “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Thành phần KTNN của nước ta mà trước hết là các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải phục vụ cho nhiệm vụ này.
Trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta do hạn chế của trình độ lực lượng sản xuất phát triển còn thấp, các quan hệ sở hữu còn tồn tại dưới nhiều hình thức, do đó nền kinh tế nước ta ở giai đoạn này là một nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy vây, cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm to lớn của nó mà không ai có thể phủ nhận thì nó cũng tồn tại những khuyết tật như: gây ra sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, khủng hoảng kinh tế, các tệ nạn xã hội vv… điều đó đòi hỏi cơ chế thị trường phải có bàn tay quản lý, điều tiết của Nhà nước. Và công cụ hữu hiệu nhất mà thông qua nó nhà nước thể hiện vai trò điều tiết của mình đó là thành phân KTNN. Chỉ có KTNN mới có thể bảo đảm vững chắc định hướng XHCN, đảm bảo cho lợi ích của người lao động, khắc phục những tiêu cực, khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường, phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng là động lực thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế, gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công băng xã hội. Vai trò đó của KTNN đã được chứng minh qua thưc tiễn phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở nước ta sau đổi mới đến nay:
Đầu những năm 1990 mặc dù gặp phải hoàn cảnh hết sức khó khăn, khắc nghiệt như: thể chế xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực 1997 – 1998 tác động mạnh, thiên tai liên tiếp xảy ra việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN có những thời cơ và thuận lợi mới nhưng bao hàm cả những khó khăn thách thức. Song chúng ta vẫn đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng GDP năm 2000 tăng gấp 2 lần năm 1990, tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, quốc phòng an ninh được tăng cường, sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với 10 năm trước. Kết quả trên có được là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trong đó KTNN góp phần rất to lớn. Năm 2000 DNNN làm ra 39,5% GDP và đóng góp 39,2% tổng thu ngân sách, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu DNNN là đối tác chủ yếu trong hợp tác đầu tư nước ngoài, chiếm 98% số dự án liên doanh với nước ngoài. DNNN có năng lực sản xuất kinh doanh lớn, cơ cấu ngày càng hoàn thiện và từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Các tổng công ty có quy mô lớn tuy chỉ chiếm 24,8% tổng số DNNN nhưng nắm giữ 65% tổng số vốn và 61% số lao động, trình độ công nghệ quả lý có nhiều tiến bộ. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của DNNN được nâng lên, góp phần chủ yếu để KTNN thực hiện được vai trò chủ đạo, đảm bảo ổn định chính trị – xã hội. Đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo sản xuất dịch vụ thiết yếu cho an ninh quốc phòng. Có thể khẳng định KTNN nói chung và các DNNN nói riêng đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội. Đứng vững trước những tác động của khủng hoảng kinh tế quốc tế, khu vực. Tạo tiền đề cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN.
Thứ hai là KTNN luôn nắm giữ những vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân do đó chỉ có KTNN mới có khả năng chi phối, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, đảm bảo được các mục tiêu phát triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH trong điều kiện thị trường vẫn chưa hoàn thiện, người dân có thu nhập thấp, tích luỹ không đủ tạo nguồn đầu tư cơ bản, kinh tế tư nhân còn nhỏ bé thì DNNN có vai trò huy động vốn đầu tư xây dựng những công trình lớn, hiện đại. Mặt khác với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng tốt để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Nhưng thường thì những ngành này đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm hoặc có lãi suất thấp như các ngành: giao thông vận tải, giáo dục, y tế, năng lượng vv…Để thực hiện được điều đó đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực này nhằm củng cố thêm nội lực cho thành phần KTNN để đạt được các mục đích: dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách toàn diện, vững chắc, chống khủng hoảng kinh tế, ngăn ngừa những đột biến xấu trong nền kinh tế. Ngoài ra DNNN là lực lượng vật chất chủ lực để nhà nước can thiệp, bình ổn thị trường, hạn chế ảnh hưởng xấu của ngành nghề độc quyền tự nhiên có tác hại lớn cho nền kinh tế.
Thứ ba, trong xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ có DNNN là những đơn vị tổ chức kinh tế lớn của quốc gia là có đủ khả năng hợp tác liên doanh với các công ty lớn quốc tế đồng thời làm đối trọng với họ trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của đất nước.
Không chỉ riêng Việt Nam mà Trung Quốc cũng là nước chủ trương xây dựng CNXH thông qua phát triển nền kinh tế thị trường mà KTNN giữ vai trò chủ đạo, với tỉ trọng trên70% của chế độ công hữu trong toàn bộ nền kinh tế song Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới, đạt khoảng trên dưới 10% liên tục trong nhiều năm và đang có dự báo cho rằng trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số một thế giới, lớn hơn cả Mỹ về giá trị tuyệt đối. Ngay chính ở các nước tư bản, DNNN cũng còn có vai trò không nhỏ. Theo đánh giá của UNDP, DNNN trong các nước tư bản phát triển vẫn còn chiếm khoảng 10%.
Từ những lý do trên ta có thể khẳng định KTNN có vai trò chủ đạo và sự tồn tại của KTNN là một tất yếu khách quan và chỉ có phát huy vai trò chủ đạo của KTNN thì chúng ta mới có một nền kinh tế độc lập tự chủ. Bởi vì KTNN nắm giữ phần lớn tài sản của nền kinh tế cho nên tạo ra khối lượng hàng hoá dịch vụ công cộng lớn chi phối giá cả thị trường, dẫn đát giá cả thị trường bằng chính chất lượng, giá cả của sản phẩn dịch vụ do mình cung cấp. Thông qua đó Nhà nước có thể kiểm soát được thị trường, xây dựng nền kinh tế nước ta trở thành một nền kinh tế vững mạnh toàn diện luôn chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
1.Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Như chúng ta đã biết vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất yếu khách quan và trong thời kỳ quá độ hiên nay vai trò ấy lại được thể hiên sâu sắc và cấp thiết hơn bao giờ hết. Đại hội Đảng VIII đã khẳng định KTNN có 4 vai trò:
- Làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
- Mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
- Là lực lượng vật chất để thực hiện chức năng quản lý điều tiết vĩ mô.
- Tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới.
Với hình thức tổ chức đa dạng và phạm vi rộng khắp ở các lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế đất nước. Tính chất chủ đạo của KTNN thể hiện qua các nội dung chính sau đây:
Nội dung thứ nhất cũng là nội dung quan trọng nhất của KTNN đó là KTNN thực hiện chức năng điều tiết hệ thống kinh tế xã hội thông qua các công cụ xã hội khác nhau trong đó DNNN là công cụ thiết yếu.
ở nước ta các DNNN được hình thành ở các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh được coi là không hấp dẫn bởi khả năng sinh lời thấp. Chẳng hạn là khu vực sản xuất sản phẩm công cộng. Thực hiện chức năng điều tiết của DNNN theo hướng này tạo ra tính cân đối giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Với tư cách là công cụ điều tiết, việc hình thành và tồn tại của các DNNN trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào đó không cố định, luôn được nhà nước thực hiện theo phương châm: ở đâu, khi nào nền kinh tế kinh quốc dân dang cần mở rộng sản xuất kinh doanh một mặt hàng cụ thể nào đó mà các doanh nghiệp dân doanh hoặc không đủ sức kinh doanh hoặc chối từ thì ở đó và khi đó cần có sự có mặt của DNNN. Đến một lúc nào đó khi các doanh nghiệp dân doanh đã đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường, DNNN có thể rút khỏi thị trường đó nhường chỗ cho các doanh nghiệp dân doanh, quá trình đó diễn ra một cách liên tục, lặp đi lặp lại ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế hình thành vai trò điều tiết của DNNN.
Chức năng điều tiết của DNNN còn thể hiện ở việc điều tiết kinh tế trong phạm vi từng vùng. ở từng vùng cũng diễn ra hiện tượng các doanh nghiệp dân doanh chỉ đổ xô vào kinh doanh các mặt hàng dễ sinh lợi nhuận nên dẫn đến những mất cân đối trong sản xuất kinh doanh của từng vùng. Chính DNNN cũng phải xuất hiện ở các ngành mà những vùng kinh tế của đất nước đang đòi hỏi nhằm điều tiết cung cầu ở các vùng đó. Chức năng điều tiết vùng của DNNN đặc biệt quan trọng đối với các vùng xa, vùng sâu và vùng nông thôn.
Nội dung thứ hai. Do KTNN nắm giữ phần lớn tài sản của nền kinh tế nên tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ công cộng khả dĩ chi phối được giá cả thị trường, dẫn dắt giá cả thị trường bằng chính chất lượng và giá cả của sản phẩm và dịch vụ do mình cung cấp đồng thời tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có tác dụng thúcđẩy các ngành và các thành phần kinh tế khác phát triển.
Nội dung thứ ba. KTNN kiểm soát các hoạt động của thị trường vốn và thị trường tiền tệ để đảm bảo khả năng ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng là các công cụ chính yếu của nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô.
Như vậy, thành phần KTNN thể hiện vai trò chủ đạo ở chỗ: chi phối các thành phần kinh tế khác, làm biến đổi các thành phần kinh tế khác theo đặc tính của mình (dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN) tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế hàng hoá, chiếm giữ các ngành kinh tế then chốt và trọng yếu của xã hội, làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn xã hội. Do đó xác định nội dung chủ đạo của khu vực KTNN theo các tính chất nêu trên sẽ giúp chúng ta trong việc định hướng đúng việc sắp xếp lại các tổ chức kinh tế hiện có, định hướng cho hoạt động đầu tư của Ngân Hàng Nhà Nước và thiết lập các định chế yểm trợ phát triển chung
IV. Thực trạng của kinh tế nhà nước hiện nay
1. Quy mô và tổ chức của các doanh nghiệp nhà nước
Chỉ tính trong 10 năm từ 1990 – 2000. Chúng ta đã 3 lần thực hiện việc cải cách đổi mới DNNN. Lần thứ nhất thực hiện vào những năm từ 1990 – 1993 với mục đích tổ chức lại sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh. Lần thứ hai từ năm 1994 – 1997, chúng ta đã thành lập 18 Tổng công ty 91 và 77 Tổng công ty 90. Lần thứ ba chúng ta thực hiện cổ phần hoá các DNNN và ngay sau đó là việc giao bán, khoán và cho thuê các DNNN.
Sau 3 lần cải cách đổi mới DNNN thì năm 2000 so với năm 1990 quy mô của các doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ 12300 doanh nghiệp xuống còn 5280, những doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 76,1%. Tuy có sự giảm sút về quy mô nhưng các DNNN vẫn đạt được mức tăng trưởng mạnh. Trong 5 năm từ 1991-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN đạt 11,7%. tỉ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân GDP đạt 40,3%. Đồng thời quá trình tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã mở rộng quy mô vốn của các doanh nghiệp, giảm được sự tài trợ đáng kể của ngân sách nhà nước, một số ngành mới đã và đang áp dụng công nghệ cao thực sự mang lại hiệu quả đáng kể như: dầu khí, năng lượng, bưu chính viễn thông vv… Trong đó quyền chủ động của các sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phát huy.
Tuy vậy cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như việc doanh nghiệp hoạt động chông chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý. Còn các doanh nghiệp cùng thuộc một ngành thì phân bố rất phân tán, manh mún thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Ví dụ như ở địa bàn Hà Nội các ngành sản xuất thiết bị có 35 đơn vị, trong đó có 27 doanh nghiệp do Trung ương quản lý nhưng lại được tập trung vào 7 đầu mối quản lý khác nhau. Bộ Công nghiệp có 8 doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 8 doanh nghiệp và Bộ Xây dựng có 7 doanh nghiệp.
2. Kỹ thuật và công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước
Kể từ khi chúng ta chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp (mô hình kinh tế chỉ huy hướng nội) sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23072.doc