Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: tiếp tục đẩy mạnh xắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức canh tranh của các doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trương hoàn thành kế hoạch xắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu nhà nước đóng vai trò chi phối. Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty, nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vồn nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tang lên, đồng thời thu hút mạnh các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, công ty cổ phần hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực thiết yếu bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ giữ 100% vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hoạt động bảo đảm an ninh quốc phòng và những doanh nghiệp sản xuất cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa cổ phần hoá được. Chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay nhiều thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước. Đối với những tổng công ty lớn chưa thực hiện cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty, thực hiện cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển các doanh nghiệp thành viên còn lại sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một hay nhiều thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước; đồng hời, chuyển các tổng công ty này sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ- công ty con. Tổ chức lại hội đồng quản trị để thực sự là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại tổng công ty. Đặt các doanh nghiệp có vốn nhà nước vào môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả và sức canh tranh. Thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Có cơ chế giám sát và chính sách điều tiết đối với những doanh nghiệp chưa xoá bỏ được vị thế độc quyền kinh doanh. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước khi hội nhập đủ các điều kiện và trong những lĩnh vực sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thật cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội và chủ yếu dưới hình thức công ty cổ phần. Để thực hiện mục tiêu này, việc đổi mới, cải cách chính sách đòi hỏi phải có cách nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn; chính xác và phát hiện những thế mạnh và hạn chế, những khiếm khuyết của khu vực kinh tế nhà nước (KTNN), nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế, từ đó có những chính sách khuyến khích, thúc đẩy khu vực KTNN phát triển. Việc phối hợp chặt chẽ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ kinh tế giữa khu vực KTNN và các khu vực kinh tế khác sẽ tạo điều kiện phát huy nội lực, gắn kết các thành phần kinh tế với nhau, tạo động lực và nguồn sức mạnh để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu việc phát triển KTNN ở nước ta còn cho chúng ta thấy sự tác động qua lại giữ khu vực KTNN và các thành phần kinh tế khác là sự tác động tương hỗ, tạo điều kiện và làm tiền đề cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Từ đó có những sự thay đổi về nhận thức cũng như chính sách đối sử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Song đây là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn. Điều quan trọng là xem xét, phân tích để đánh giá đúng những tác động tích cực hoặc những mặt còn phải khắc phục của sự phát triển của khu vực KTNN với tư cách là thành viên của nền sản xuất kinh tế xã hội; là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; từ đó có thể đề ra các biện pháp kiểm soát, định hướng, thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu, và đề ra phương hướng giải quyết vấn đề phát triển KTNN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở định hướng, điều chỉnh, bổ sung chiến lược và chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Xuất phát từ vấn đề thực tế nêu trên, em lựa chọn đề tài “Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”. Đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài: đây là Đề tài lớn. Trong khuôn khổ Tiểu luận và thời gian có hạn, Em chỉ tập chung trình bày những vấn đề hết sức cơ bản của sự phát triển KTNN ở Việt Nam hiện nay và quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản trong phát triển KTNN ở Việt Nam. 3- Phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lô-gích, thu thập thông tin, phân tích tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch. Tuy nhiên trong nội dung đề tài này, bao gồm nhiều vấn đề lý luận liên quan đến chính sách phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước, mặt khác do điều kiện thời gian học tập, nghiên cứu có hạn, các tài liệu tham khảo chưa đầy đủ và trong quá trình học tập, nghiên cứu có những hạn chế khách quan, chủ quan cho nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Bản thân em rất mong được sự chỉ bảo của Thầy giáo để có thể tiếp thu, chỉnh sửa được đầy đủ hơn giúp bản thân nắm vững nội dung cả về lý luận và thực tiễn để tiếp tục vận dụng có hiệu quả trong quá trình học tập, nghiên cứu tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn ! B. NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KTNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1.1. Các thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta. Đại hội Đảng lần thứ IV khẳng định nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế đan xen nhau là tiền đề và là động lực thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển, đó là kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đó chính là sự tồn tại khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta; vì trong thời kỳ quá độ chúng ta chưa thể có ngay một LLSX phát triển ở trình độ cao; mà trái lại LLSX của chúng ta phát triển ở nhiều trình độ khác nhau, cơ cấu kinh tế không đồng đều trong nước và các ngành, các vùng, vì vậy để phù hợp với LLSX cần có những mô hình QHSX khác nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 1.2. Vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước (KTNN) được xác định là những hoạt động kinh tế mà nhà nước là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền định đoạt, tổ chức, quản lý và chi phối theo mục tiêu đã định đoạt. Nếu xét về lĩnh vực hoạt động, KTNN một mặt trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác, hoạt động nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất xã hội. Như vậy KTNN bao gồm các hoạt động kinh tế của nhà nước trong việc quản lý, khai thác, bảo tồn các nguồn tài nguyên nhằm mục đích phát triển; đầu tư, quản lý và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật; hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp nhà nước... Kinh tế nhà nước bao gồm nhiều bộ phận. 1.2.1. Tài chính nhà nước Bao gồm tất cả các hoạt động thu chi mang tính kinh tế của nhà nước, phần tín dụng nhà nước và phần tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Nếu nhìn nhận theo nghĩa hẹp thì tài chính nhà nước chỉ bao gồm các hoạt động thu chi ngân sách. Tuy nhiên trong đề tài này chỉ đề cập chủ yếu tới việc chi ngân sách cho các dự án lớn của Nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia (thuộc nhóm chi đầu tư phát triển), là nhóm chi lớn chi phối tới ngân sách Nhà nước. 1.2.2. Các quỹ quốc gia khác Như quỹ xoá đói, giảm nghèo, Quỹ phòng chống thiên tai, quỹ phòng chống AIDS,...Đây là một bộ phận của KTNN phục vụ cho các hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên đây là những quỹ được thành lập và hoạt động vì mục tiêu xã hội, phi lợi nhuận, vì vậy phạm vi đề tài sẽ không đi sâu phân tích nội dung này. 1.2.3. Dự trữ quốc gia Là bộ phận cấu thành của sở hữu nhà nước, nó chính là công cụ điều hành vĩ mô của nhà nước nhằm điều tiết ổn định thị trường, ổn định xã hội, không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh không trực tiếp nằm trong các hoạt động kinh tế, định hường XHCN không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế, vì vậy phạm vi đề tài sẽ không đi sâu phân tích nội dung này. 1.2.4. Tài sản công Bao gồm các tài sản cố định và lưu động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật.....Các tài sản công phân bố trên phạm vi rộng. Đối với đất đai, phạm vi đề tài chỉ xác định những nguồn đất tham gia vào các hoạt động kinh tế như một nguồn lực. Các tài sản khác nằm trong các hoạt động kinh tế như tài nguyên, khoáng sản dầu mỏ, than đá.... Nhà nước đã giao cho các chủ thể, các tổ chức, các doanh nghiệp nên sẽ phân tích chung trong phần doanh nghiệp nhà nước. 1.2.6. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Đây được xem như là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất của kinh tế nhà nước - Một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước. Tiêu chí để xác định là DNNN khi sở hữu vốn nhà nước chiếm tỷ trọng trên 51% hoặc nhà nước giữ cổ phần khống chế. Chức năng của KTNN được xác định bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ cơ bản là lợi ích của chủ thể. KTNN lấy lợi ích công cộng, quốc gia làm căn bản; lấy việc điều tiết nhằm ổn định vĩ mô làm chức năng chủ yếu, lấy việc phân bổ công bằng lợi ích công cộng làm trọng tâm, lấy việc tạo dựng hệ thống kết cấu hạ tầng làm mục tiêu chính. Cần phải khẳng định rằng vai trò của KTNN là cốt vật chất của nền kinh tế quốc dân, là trụ cột để phát triển kinh tế nhiều thành phần, là lực lượng kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế vạn hành một cách thông suốt có hiệu quả . KTNN là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng định hướng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách và lực lượng vật chất, trong đó DNNN, lực lượng dự trữ quốc gia có ỹ nghĩa quan trọng, vốn tín dụng và các nguồn lực của nhà nước để dập tắt hoặc giảm theo cơn sốt hay đóng băng giá.....đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định. KTNN tạo lập môi trường dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, KTNN đảm nhận những ngành, lĩnh vực trọng yếu mà các thành phần kinh tế khác chưa có điều kiện thực hiện hoặc thực hiện chưa có hiệu quả. KTNN thể hiện vai trò đầu tàu trong các lĩnh vực cần nhiều vồn đầu tư , có hàm lượng khoa học cao và một số lĩnh vực mới hình thành. Trong bối cảnh nước ta nhu cầu hình thành những lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản, phát triển thị trường chứng khoán.... trong khi kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, chứ có khả năng đầu tư lớn nên KTNN cần đảm nhiệm trong một thời gian nhất định. KTNN thức đảy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bằng lực lượng tài chính nhà nước, chủ yếu bằng NSNN và hệ thống DNNN nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của đất nước. KTNN thể hiện vai trò cung ứng các hàng hoá công cộng và kết cấu hạn tầng. Mặt khác KTNN là công cụ để nhà nước khắc phục một số khuyết tật của cơ chế thị trường, thực hiện chính sách xã hội, văn hoá, y tế, xó đói giảm nghèo, CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH TẾ NHÀ NƯỚC 1. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ngân sách cho các chương trình phát triển, mục tiêu quốc gia. Trong những năm qua vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách cho phát triển từng bước đã có sự thay đổi theo hường dần thu hẹp đầu mối, tập trung vào các chương trình, dự án được lực chọn và huy động các nguồn vốn từ các chủ thể khác cùng thám, gia. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Đơn vị tính: % Chỉ tiêu thực hiện Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn đầu tư thuộc NSNN 22.6 22 21.6 23.6 22.7 Vốn tín dụng đầu tư 17.1 17.4 131. 11.2 10 Vốn đầu tư của DNNN 17.7 16.9 17.7 18.2 19.7 Vốn dân cư và tư nhân 23.5 25.3 26.7 26.9 28.7 Vốn FDI 19 18.5 16.5 17.1 14.3 Vốn huy động khác 0 0 4.1 3 4.6 Cộng 100 100 100 100 100 Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ NSNN so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng Chi trực tiếp từ ngân sách cho đầu tư phát triển đã từng bước cân đối ngành, vùng, bảo đảm phát triển bền vững. Tính trung bình trong 5 năm (2001-2005), tuỷ trọng đầu tư từ ngân sách cho một số lĩnh vực như sau: nông, lâm, ngu nghiệp: 22,6%; Giao thông vận tải - Bưu điện: 27,5%; Giáo dục đào tạo: 8,9%; Y tế- xã hội: 6,9%; Văn hoá thể thao: 4,3%; Khoa học công nghệ: 3,1%. Nhờ đầu tư trực tiếp của NSNN mà chúng ta đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh trong hội nhập kinh tế quốc tế; dần hình thành cơ cấu kinh tế quốc dân hợp lý. Hầu hết các chương trình lớn đều đã tính toán đến mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên; nâng cao chất cuộc sống; gắn với đảm bảo quốc phòng và an ninh trong ngắn hạn cũng như dài hạn. 2- Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư nhà nước và sử dụng tài sản công 2.1. Hoạt động tín dụng đầu tư nhà nước Đây là quan hệ tín dụng ưu đãi đầu tư giữa Nhà nước và chủ thể nhận tín dụng; là chủ đầu tư các dự án phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế lớn của Nhà nước cần khuyến khích đầu tư. Nhà nước thực hiện hoạt động này dưới nhiều hình như cho vay đầu tư; hỗ trợ lại xuất đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư. Công cụ chủ yếu là hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam. Với số vốn ban đầu là 3.000 tỷ đồng; đến nay khoảng 5.000 tỷ đồng; đã cho vay ưu đãi đầu tư 3.213 dự án với tổng số vốn vay đăng ký là 58.360 tỷ đồng; bằng cả nguồn vốn tự có và vốn huy động. Tình hình thực hiện vốn tín dụng đầu tư Nhà nước Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng Qua 17 năm thực hiện, tín dụng đầu tư Nhà nước góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá bao cấp trong đầu tư, tăng đáng kể năng lực sản xuất của nền kinh tế. Nhờ có nguồn vốn này mà một số cong trình kết cấu hạ tầng sớm đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. 2.2. Sử dụng, quản lý tài sản công Trong nhóm tài sản công, việc xác định các bộ phận nằm trong các hoạt động kinh tế chỉ là tương đối; phạm vi đề tài chỉ phân tích các bộ phận chủ yếu của tài sản công là : Hệ thống kết cấu hạ tầng; tài sản cố định trong khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN), bao gồm đất đai và các tài sản cố định khác được Nhà nước cấp hoặc Nhà nước mua sắm trực tiếp; dự trữ quốc gia. Một số giá trị tài sản công tính đến 1/1/2003 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Tài sản khu vực HCSN 374.408 1.1 Đất đai 243.756 1.2 Nhà cửa, trang thiết bị làm việc 130.752 2 Tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp 107.800 3 Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc gia (không bao gồm các công trình văn hoá, di tích lịch sử, giá trị đất, cảng biển, hệ thống đê chống lũ…) 230.000 3.1 Hệ thống đường bộ 165.000 3.2 Hệ thống đường sắt 3.000 3.3 Hệ thống đường bộ 62.000 Cộng 712.208 Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan đã sát sao hơn trong việc quản lý tài sản công; các cơ quản quản lý công sản đã có những biện pháp cụ thể trong quy trình lập kế hoạch mua sắm, phân bổ, sử dụng có hiệu quả tài sản công. 3. Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước Về tổng thể doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đáng kể (một nửa về số lượng) trong quá trình đổi mới; vừa thay đổi cơ chế quản lý, vừa tổ chức xắp xếp lại nhiều đợt trong điều kiện chuyển đổi kinh tế. Tuy nhiên DNNN vẫn có tốc độ tăng trưởng cao và giữ vị trí then chốt trong toàn bộ nền kinh tế. Tình hình thực hiện vốn đầu tư của DNNN Đơn vị: nghìn tỷ đồng Kết quả hoạt động một số tổng công ty 91 giai đoạn 2001-2003 Tổng công ty Số doanh nghiệp thành viên (đơn vị) Số doanh nghiệp SXKD (đơn vị) Số doanh nghiệp có lãi (đơn vị) 2001 2002 2003 2001 2002 2003 2001 2002 2003 Hàng hải 22 18 18 18 18 21 16 17 Thép 12 14 14 14 14 12 14 13 Điện lực 32 53 53 34 34 32 34 34 Công nghiệp tàu thuỷ 27 41 46 41 46 26 41 46 Giấy 18 13 13 13 13 18 9 Cao su 34 36 36 32 32 34 32 32 Cà phê 61 56 56 56 56 2 23 37 Than 38 39 40 39 40 35 36 38 Lương thực miền nam 34 35 17 35 17 15 27 Xi măng 14 17 17 14 14 12 15 15 Dầu khí 12 18 18 11 11 12 11 11 Lương thực miền bắc 35 18 17 18 17 35 18 17 Hàng không 14 14 14 14 14 12 13 13 Thuốc lá 13 15 16 14 15 13 15 15 Hoá chất 39 39 Dệt may 48 40 40 40 40 46 32 Bưu chính viễn thông 86 94 94 84 81 86 84 84 Đường sắt 48 48 28 28 48 48 Cộng 539 569 557 505 493 451 468 420 Mặc dù còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng nhìn chung, mô hình TCT (chủ yếu là các tổng công ty 91) đã thực hiện được một số nhiệm vụ chủ yếu, bước đầu đã phát huy vai trò nòng cốt của kinh tế Nhà nước; (các TCT 91 có 1.534 đơn vị thành viên, nắm giữ 66% vốn, 55% lao động, trên 90% giá trị kim ngạnh xuất khẩu, 80% nộp ngân sách của DNNN; các TCT này sản xuất 94% sản lượng điện, 97% sản lượng than, 64% thép, 59% xi măng, 50% giấy…). Đây là điều kiện rất lớn để thực hiện thành công các dự án lớn, có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Trong việc thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu (cổ phần, giao, bàn khoán, cho thuê), mặc dù tiến hành còn chậm nhưng kết quả đáng khích lệ, với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển đổi sở hữu, đặc biệt là cổ phần hoá. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp được cổ phần hoá đều chứng minh tính đúng đắn của chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong DNNN. Tình hình thực hiện cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2001-2005. đơn vị: doanh nghiệp 2001 2002 2003 2004 2005 Sau 5 năm thực hiện quyết liệt việc chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các DNNN, đã có 3.572 doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi; trong đó 2.378 doanh nghiệp cổ phần. Tuy nhiên đây là các doanh nghiệp nhỏ, chưa có tổng công ty nào được cổ phần. Trong 4 năm 2001-2004 giải thể 134 doanh nghiệp; phá sản 18 doanh nghiệp. Đáng chú ý là có nhiều DNNN do địa phương quản lý xin làm thành viên tổng công ty để chốn việc chuyển đổi nhưng vẫn được các tct tiếp nhận, điều này đã thoả mãn yêu cầu của một số địa phương là giữ được DNNN, vừa có lợi cho TCT vì có thêm doanh nghiệp thành viên, quy mô thêm lớn, có thêm lý do xin bô xung vốn. Sau nhiều lần xắp xếp lại, vốn trong các DNNN tăng lên đáng kể, đây là một tiềm năng lớn cho sự đổi mới công nghệ của các DNNN. Tính đến hết tháng 4/2005 tổng vốn Nhà nước trong các DNNN dạt 214.000 tỷ đồng, trong đó 7 TCT có kế hoạch phát triển thành tập đoàn chiếm tỷ trọng rất lớn đó là; Bưu chính Viễn thông: 32.000 tỷ đồng; Dầu khí: 45.000 tỷ đồng; Điện lực: 36.000 tỷ đồng; Than: 2.500 tỷ đồng; Dệt may: 2.500 tỷ đồng; Công nghiệp xây dựng: 7.000 tỷ đồng. Riêng với Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước số vốn nhà nước dự kiến khoảng 65.000 tỷ đồng.. Theo điều tra của Viện Bảo hộ lao động năm 2003; trên 60% máy móc, thiết bị của DNNN đã hết khấu hao, trong dó gần 50% đã được tân trang, duy tu, bảo dưỡng; các thiết bị này đã lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm thậm chí 30 năm như co khí sản xuất phôi… Đây là do tình trạng khó khăn về tài chính, thiếu thông tin về công nghệ mới, thiếu dôi ngũ lao động kỹ thuật cao mà còn nguyên nhân quan trọng là dọi ngũ lãnh đoạ các dơn vị này thiếu động lực cho việc đổi mới công nghệ; chư coi úng dụng công nghệ và đổi mới công nghệ là vấn đề bức thiết Tình hình sắp sếp DNNN giai đoạn 2001-2005 đơn vị: doanh nghiệp Chỉ tiêu Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Cổ phần hoá 205 164 532 753 724 Giao doanh nghiệp 18 34 51 24 12 Bán doanh nghiệp 16 17 24 19 18 Sáp nhập 85 83 154 68 40 Hợp nhất 34 44 48 7 10 Giải thể 22 27 50 35 30 Phá sản 0 2 4 12 12 Chuyển thành công ty TNHH một thành viên 0 0 14 41 60 Thành lập mới 0 37 18 12 12 Cộng 380 408 895 971 918 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA VAI TRÒ KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA. I. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN cho, chương trình quốc gia, các dự án phát triển. 1. Việc lập và thẩm định chương trình, dự án Để đạt mục tiêu bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 7.5-8%/năm của kế hoạch 5 năm 2006-2010 nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 1.850-1960 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn từ NSNN khoảng 409-417 nghìn tỷ đồng. Việc lập kế hoạch vốn cho các chương trình quốc gia cần xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn trên cơ sở phân tích dự báo xu hướng vận động của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khắc phục tình trạng hệ thống tư liệu, số liệu hiện nay không đủ căn cứ vững chắc để lập kế hoạch của dự án, đặc biệt là các dự án lớn như thuỷ điện Sơn La, các dự án xi măng, dầu khí… Nâng cao năng lực thẩm định và lập chương trình cho hoạt động đầu tư ở tất cả các cấp, các ngành, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định kế hoạch đầu tư. Bên cạnh đó khắc phục tình trạng buộc phải phê duyệt kế hoạch cho kịp tiến độ báo cáo. 2.Về việc tổ chức thực hiện chương trình dự án 2.1. Tổ chức thực hiện Công khai hoá vốn đầu tư, các hạng mục đầu tư, đấu thầu và thi công để các bên liên quan có điều kiện giám sát, đặc biệt chú ý đến sự giám sát của nhân dân. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý các dự án, chương trình đầu tư giữa các bộ, ban ngành, và các địa phương. Khắc phục tình trạng chính quyền cấp tỉnh không quan tâm đùng mức đến các dự án thuộc cấp quản lý của trung ương, dẫn đến khó khăn trong khi vận hành dự án. Tăng cường trách nhiệm của cơ quản quản lý nhà nước cấp tỉnh trong quá trình lập- đệ trình- thẩm định dự án. Tổ chức đấu thầu thực hiện các dự án theo hạng mục, công khai và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. 2.2. Kiểm tra giám sát Tăng cường rà soát danh mục các công trình, xác định lại các công trình cần ưu tiên thực hiện sơm. Kịp thời phát hiện và giải quyết nhanh chóng những tiêu cực và tình trạng lãng phí nguồn vốn của dự án. Tiếp tục giám sát tốt chất lượng các công trình đã hoàn thành, bên cạnh giám sát đơn giá, định mức được duyệt. II. Giải pháp quản lý tín dụng đầu tư Nhà nước 1. Đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư Nhà nước và quản lý tài sản công Kế hoạch quản lý nguồn vốn đầu tư cần chuyển đổi theo hướng: Chính phủ quyết định danh sách các ngành, vùng, lĩnh vực, chương trình kinh tế thuộc nhóm dối tượng đầu tư, quyết định nguồn vốn và tổng mức đầu tư co các dự án nhóm A. Như vạy chỉ các dự án nhóm này mới đưa vào kế hoạch tín dụng. Các dự án nhóm B, C không cần thiết đưa vào kế hoạch tín dụng, vì nó chỉ được hưởng ưu đãi hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư. 2. Nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan quản lý tín dụng đầu tư nhà nước Tiếp tục cải cách tiến tới thu gọn quá trình xét duyệt đầu tư; cải cách nhằm thu gọn, giải quyết nhanh các thủ tục xét duyệt, khắc phục sự chạm trễ đối với việc thực hiện các chương trình, dự án, gắn với việc thực hiện cải các hành chính. Đẩy mạnh việc hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ đầu tư, có sự phan công phân nhiệm cần thiết, rà soát bổ xung, ban hành những quy định còn thiếu, không phù hợp, tiến tới thực hiện chế độ “một cửa” trong việc xét duyệt đầu tư, giải quyết thắc mắc…Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ mới trong công tác quản lý đầu tư tín dụng nhà nước; nhằm sử lý nhanh, ra quyết định chính xác kịp thời, đặc biệt trong công tác thẩm định dự án và giám sát tín dụng. Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương về việc sử dụng và quản lý vốn tín dụng đầu tư Nhà nước. 3. Giải pháp nâng cao việc quản lý, sử dụng tài sản công Cần lập kế hoạch tổng thể và chi tiết khai tác sử dụng tài sản công một cách có hiệu quả; quản lý khai thác và sử dụng tài sản theo định mức và phân cấp quản lý phù hợp; Thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định đầu tư xây dựng, mua sắm, sủa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản khu vực HCSN. Thúc đảy cơ chế khoán trong sửa chữa, duy tu tài sản và điều tra đo dạc đất đai, điều tra các nguồn tài nguyên khoán sản thay cơ chế lập dự toán, cấp phát theo khối lượng hoặc theo chương trình hiện nay. Khai thác kết cấu hạ tầng phải đảm bảo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện tốt quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; tiến hành đinh giá tài sản công phải tôn trọng nguyên tắc của thị trường. III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN 1. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước và DNNN gắn với việc đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với DNNN Đẻ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, chức năng quản lý doanh nghiệp đòi hỏi phải tách bạnh giữa chử sở hữu và doanh nghiệp thành các chủ thể pháp lý khác nhau và tổ chức, quản lý DNNN theo mô hình công ty. Theo đó, DNNN có tư cách pháp nhân trong kinh doanh có trách nhiệm bảo toàn vốn, trả lợi ích cho chủ sở hữu. Bên cạnh đó càn thực tốt quyền sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động tốt Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước đối với việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp. Phạm vi quản lý can thiệp của chủ sở hữu chỉ nên quản lý bằng giá trị và hành chính ở một cấp độ nhất định. Nhóm chủ thể hành chính (Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh) chỉ thực quyền sở hữu mang tính hành chính (gián tiếp) đối với các tập đoàn, tổng công ty chưa thực hiện việc chuyển đổi. Các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu và hình thức pháp lý, giao lại cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước để đảm bảo cho DNNN thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Hạn ché việc thành lập mới DNNN bằng các quy định chặt chẽ về ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn hoạt động … Thực hiện cơ chế đầu tư vốn thay vì giao vốn. DNNN và người chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm về số vốn của nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. 2. Tiếp tục cơ cấu lại DNNN Về phạm vi và quy mô doanh nghiệp trọng tâm là cổ phần hoá mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở mở rộng diện, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn. Tạo lập cơ chế đầu tư vốn có hiệu quả cần có tổ chức chịu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Tổ chức này phải được hình thành và hoạt động tôn trọng các nguyên tắc thị trường, mà không thể bằng mệnh lệnh hành chính để vốn nhà nước được sử dụng đúng chỗ, đem lại hiệu quả cao. Theo mô hình Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước đầu tư vốn cho công ty mẹ là chủ sở hữu nguồn vốn này. Công ty mẹ nhạn vốn từ TCT Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, chịu trách nhiệm về phần vốn được đầu tư, và là đại diện chủ sở hữu nguồn vốn nhà nước tại tổ chức đó (TCT, tập đoàn, doanh nghiệp). Đẩy mạnh các biện pháp chuyển đổi sở hữu, trong đó cổ phần hoá là giải pháp chủ yếu nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp; để đồng vốn nhà nước được sử dụng một cách có hiệu quả và sinh lời tối đa. Giám sát chặt chẽ quy trình thực hiện cổ phần hoá qua thị trường chứng khoán. Kiên quyết sử lý những trường hợp trá hình, lợi dụng cổ phần hoá nhằm trục lợi. Cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy trình cổ phần hoá ngay từ khâu định giá, phân tích và đánh giá năng lực tài chính, hệ thống thông tin về doanh nghiệp cung cấp cho nhà đầu tư gắn chặt với việc hoàn thiện và đưa vào vạn hành đẩy đủ thị trường chứng khoán. C. KẾT LUẬN Qua hơn hai mươi năm đổi mới, với những đóng góp đáng kể và sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, kinh tế nhà nước đã, đang và sẽ là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước - là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động, phương hướng phát triển kinh tế nhà nước trong thời gian tới, cần xác định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước. Vai trò và hiệu quả của kinh tế nhà nước sẽ từng bước được nâng cao khi thực hiện đồng bộ các giải pháp với sự nỗ lực của các bộ, ban, ngành hữu quan và của toán xã hội với một thể chế kinh tế thị trường từng bước được hoàn thiện, phát huy hơn nữa vai trò nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm dan biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Với nội dung đề tài rộng, trong khi đó khả năng bản thân có hạn, song trên cơ sở thực tiễn và kiến thức môn Kinh tế chính trị; Em chọn Đề tài này với mong muốn hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề "Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam" để vận dụng vào thực tiễn công tác. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO 1. Các mác: Giáo trình Kinh tế chính trị, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội 2006, 2. Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc VI, VII, VIII, IX, X. 3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5, 6 Khoá X 4. Tạp chí Cộng sản tháng 6, 7 ,8, 9, 10 ,11/2007. 5. Tạp chí xây dựng Đảng tháng 8, 9 ,10, 11/2007. 6. Website các Báo điện tử: Báo Đầu tư; Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc; Bộ Công nghiệp; Bộ Kế hoạch; Bộ Nông nghiệp; Bộ Thương mại; Cục Bản quyền tác giả; Cục phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cục Sở hữu trí tuệ; Diễn đàn kinh tế; Tạp chí Xây dựng Đảng; Thời báo kinh tế; Văn phòng Quốc hội. MỤC LỤC Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36126.doc
Tài liệu liên quan