Tài liệu Kinh tế đối ngoài trong thời kỳ quá độ nên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử Việt Nam cũng như thế giới đã chứng minh: một dân tộc biết khai thác tối đa sức mạnh của mình thì sớm hay muộn cũng chiến thắng, tấm gương thành công như các nước công nghiệp mới cũng chứng minh rằng chỉ khi nào thực sự tận dụng mọi thời cơ cũng như của bên ngoài thành sức mạnh của chính mình mới có thể gặt hái được thành công.
Nhờ sự đổi mới kịp thời không quá trễ của Đảng và nhà nước ta nên đã đưa kinh tế nước ta dần thoát ra khỏi khủng hoảng hơn nữa còn phát triển mạnh tr... Ebook Kinh tế đối ngoài trong thời kỳ quá độ nên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kinh tế đối ngoài trong thời kỳ quá độ nên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong thời kì hiện nay -giai đoạn công nghiệp hoá (CNH) của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa (TBCN). Đây là thời kì khó khăn nhất chúng ta cần phải vượt qua để tiến tới xây dựng thành công CNXH trong tương lai.
Thời kì quá độ là thời kì hỗn loạn, thời kì cái cũ vẫn tồn tại và cái mới đã và đang hình thành phát triển.Chúng đan xen đấu tranh lẫn nhau đặt ra cho chúng ta những thách thức lớn đòi hỏi không chỉ ở các cấp lãnh đạo, các cơ quan tổ chức điều hành mà cả ở mỗi người dân chúng ta đều phải có trách nhiệm và cần quan tâm đến các vấn đề diễn ra và cùng nhau có những hướng đi đúng. Có như vậy mới giúp cho đất nước ta không những không bị đi chệch hướng XHCN mà còn tiến tới xây dựng xã hội XHCN thắng lợi.
Nhận thức được những khó khăn đặt ra trong thời kì quá độ chúng ta mới có thể tìm ra những giải pháp hiệu quả. Đây là lí do mà em chọn đề tàiN: “Kinh tế đối ngoài trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở việt nam.”.
Mới bước vào môi trường học tập và nghiên cứu mới, trình độ hiểu biết còn hạn hẹp, phương pháp phân tích đánh giá còn nhiều thiếu sót, đề án được tìm hiểu thông qua các tài liệu nên còn ít tính sáng tạo và chỉ mang tính chất nghiên cứu tìm hiểu. Em mong được sự giúp đỡ của thầy cô sau đề án này để có thể làm tốt hơn ở các đề án tiếp theo.
NỘI DUNG
I. các khái niệm cơ bản về kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ xã hội ở việt nam.
1. Kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại hay còn gọi là kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, do đó thị trường của mỗi nước cần và có thể có nhiều mối quan hệ với thị trường thế giới.Do xu hướng toàn cầu hoá hiện nay hội nhập là một tất yếu khách quan thì vấn đề mở rộng mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới càng trở lên quan trọng Thị trường thế giới là lĩnh vực trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi thế giới. Nó có tác dụng thúc đẩy thị trường ttrong nước của các nước tham gia thị trường thế giới bị gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngày nay không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền kinh tế của mình.
Kinh tế đối ngoại gồm nhiều hình thức như: hợp tác sản xuất ( nhận gia công , xây dựng xí nghiệp chung, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kĩ thuật cao, …); hợp tác khoa học – công nghệ (trong đó có hình thức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài); ngoại thương; hợp tác tín dụng quốc tế; các hoạt động dịch vụ như du lịch quốc tế, giao thông vận tải thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ thu và trao đổi và chuyển giao ngoại tệ,liên doanh liên kết vơí các doanh nghiệp nước ngoài,đầu tư quốc tế; …Trong đó quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại thương và đầu tư quốc tế là những hình thức cơ bản nhất.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự định hướng của nhà nước. Tuy nhiên, đã là nền kinh tế thị trường thì việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập thị trường thế giới là một tất yếu kinh tế khách quan. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam đang trên lộ trình ra nhập WTO thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế đốu ngoại càng trở lên quan trọng
2. Đặc điểm kinh tế của thời kì quá độ
Nền kinh tế trong thời kì quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần. Lênin viết:” danh từ quá độ là gì? Vận dụng vào kinh tế có phải nó có nghĩa; là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảng của CNTB và CNXH không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”(1*)((1*): Lênin: Toàn tập, Nxb Matxcova 1978, tập 43, trang 247)
Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế thời kì quá độ vì thời kì quá độ là thời kì giáp gianh, chuyển tiếp từ sự thống trị của phương thức sản xuất (PTSX) cũ sang sự thống trị của PTSX mới cao hơn. Xét về kinh tế gồm các thành phần kinh tế do lịch sử để lại và QHSX mới được hình thành (QHSX XHCN).
Phân tích thức trạng nền kinh tế của nước Nga trong thời kì quá độ, Lênin rút ra có năm thành phần kinh tế:
1.Thành phần kinh tế nông dân gia trưởng
2. Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân tiểu thủ công cá thể và tiểu thương cá thể.
3. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân
4. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
5. Thành phần kinh tế XHCN
Trong đó có các thành phần kinh tế cơ bản là: kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế XHCN
Đây là 3 thành phần kinh tế chủ yếu mà bất cứ nước nào đi lên CNXH cần phải có.
Tương ứng với nền kinh tế quá độ nhiều thành phần trong XH cũng tồn tại nhiều giai cấp trong đó có 3 giai cấp cơ bản là giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, người lao động tập thể.
Trong thời kì quá độ mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH . Theo Lênin, thời kì quá độ bao gồm tất cả những đặc điểm đặc tính của CNXH và CNTB, là thời kì đấu tranh giữa CNTB đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn và CNXH mới ra đời nên còn non yếu. Chính vì tính chất quá độ đó nên trong nền kinh tế quá độ chưa có thành phần kinh tế thống trị chi phối, mới có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ địa vị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp vô sản phải xây dựng được chính quyền cách mạng, thiết lập chuyên chính vô sản để bảo vệ và xây dựng XH mới - xã hội XHCN.
3.Hai hình thức quá độ
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng có hai loại quá độ lên CNXH:
+Quá độ từ CNTB lên CNXH: loại quá độ này phản ánh quy luật phát triển tuần tự của xã hội loài người.
+Quá độ từ các hình thái kinh tế – xã hội trước CNTB lên CNXH: loại quá độ này phản ánh quy luật phát triển nhảy vọt của xã hội loài người. Từ một hình thái kinh tế thấp bỏ qua một vài bước phát triển đi lên hình thái kinh tế cao. Để biến khả năng thành hiện thực phải có điều kiện: Lênin chỉ ra hai điều kiện:
- Điều kiện bên ngoài: có một nhà nước xã hội tiên tiến giúp đỡ được một nhà nước tư bản phát triển hình thành xong một nhà nước vì muốn xây dựng CNXH phải xây dựng được các cơ sở kinh tế vật chất kỹ thuật (đây chính là cái khó khăn nhất), văn hoá tư tưởng... phải có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
- Điều kiện bên trong: có sự lãnh đạo của Đảng vô sản phải xây dựng được chính quyền, phải xây dựng được một khối liên minh công – nông – tri thức.
Theo Lênin phải có đủ hai điều kiện trên thì mới có thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB.
4. Các yếu tố ành hưởng tới kinh tế đối ngoại.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế đối ngoại tuy nhiên ngoại thương và đầu tư quan hệ quốc tế là có ảnh hưởng lớn nhất,và có vau trò quyết định nhất đến kinh tế đối ngoại và hiệu quả kinh tế đối ngoại
4.1 Ngoại thương.
Ngoại thương hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ (hàng hoá hữu hình và vô hình) giữa các quốc gia,các khu vực va đặc biệt đối với nước đang phát triển như nước ta, ngoại thương có tác dụng to lớn.Nó không những thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước hội nhập va phát triển , đưa hàng hoá của VN xuất khẩu ra thị trường quốc tế cụ thể là :
- Góp phần làm tăng của cải và sức mạnh tổng hợp của mỗi nước.
- Là một động lưc của sự tăng trưởng kinh tế quốc dân,thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế trong nước
- “Điều tiết thừa thiếu của mỗi nước”, chính nhờ cán cân xuất nhập khẩu mà thị trường trong nước va thế giới có sự cân bằng
- Nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước.
- Tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động trong nước,mọt ví dụ thực tế hiện nay là xuất khẩu lao động hiện nay đã và đang thu về cho đát nước nguồn ngoại tệ không nhỏ.
Nội dung của ngoại thương bao gồm: xuất khẩi và nhập khẩu hàng hoá hữu hình, vô hình , gia công tái xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ(bán hàng thu ngoại tệ trong nước) … Trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thương ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng.Tuy nhiên hiện nay chúng ta cần chú trọng tới vấn đè nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu ,cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường , đạc biệt là vấn đề chính sách và luật pháp, điều này có ý nghĩa hết sưc quan trọng,qua những vụ kiện về cá tra cá ba sa của VN ,tiếp đến là các doanh nghiệp dệt may , tôm ,da giầy…có như vậy thì hàng hoá của chúng ta mới có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới.
- Đặc điểm của ngoại thưong dưới tác động của khoa học công nghệ những năm gần đây:
Tốc độ tăng trưởng của ngoại thương quốc tế tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân,thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của VN những năm gần đây dã có những biến chuyển tốt,hàng hoá của VN dã có mặt ở thị trường nhiều nước va khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng của ngoại thương hàng hoá vô hình có xu hướng tăng nhanh hơn Tốc độ tăng trưởng của ngoại thương hàng hoá hữu hình do sự thay đổi cơ cấu kinh tế giữa ngành sản xuất vật chất và ngành dịch vụ trong mỗi quốc gia.
- Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi quan trọng. Thành phẩm công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với sản phẩm sơ chế.
- Phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của thương mại quốc tế diễn ra rất đa dạng không chỉ về mặt chất lượng mà còn về điều kiện giao hàng, bao hì, mẫu mã, thời hạn hạch toán, các dịch vụ bán hàng.
- Chu kì sống của từng loại sản phẩm được rút ngắn lại. Các hàng hoá có hàm lưọng công nghệ có cao có sức cạnh tranh so với các loại hàng hoá truyền thống.
Quá trình phát triển thương mại quốc tế đòi hỏi phải tự do hoá thương mại, đồng thời thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lí. Để biến ngoại thương thành đòn bẩy phát triển nền kinh tế quốc dân thì cần phải vận dụng thành thạo thuyết lợi thế so sánh, nguyên tắc lợi ích tưong đối.Chính vì vậy việc VN ra nhập tỏ chức WTO dang mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho kinh tế đối ngoại của nước ta.Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội và là vấn đề then chốt hiện nay.
4.2 Đầu tư quốc tế.
Đầu tư quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó là quá trình trong đó có hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư nhằm dưa lại lợi ích cho các bên tham gia.Hiện nay đầu tư quốc tế thể hiện ở sự khác nhau về quốc tịch của các bêntham gia đầu tư nhưng mọi hoạt động đầu tư quốc tế đều nhằm mục đích sinh lợi.Việc thu hút đầu tư nước ngoài đang thổi một nguồn lực vào nền kinh tế của nước ta hiện nay,theo thống kê thì vốn đầu tư nước ngoài o VN hiện nay dang tăng lên rát nhanh , đặc biệt là từ khi nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài,hàng loạt các DN liên doanh ,100%vốnđầu tư nước ngoài xuất hiện tạo ra thế và lực cho nền kinh tế nước ta.
-Tác động hai mặt của đầu tư quốc tế:
Tăng nguồn vốn, công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lí tiên tiến, tạo thêm việc làm, dào tạo tay nghề, khai thác tài nguyên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tiếp cận kinh tế thị trường hiện đại của thế giới.
- Nhưng với các nước nhận đầu tư là những nứơc kém phát triển, đầu tư quốc tế cũng có khả năng đẩy mạnh sựphân hoá giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các vùng trong lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, tăng tính lệ thuộc với bên ngoài
Có hai loại hình đâuf tư quốc tế:
- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư màquyền sở hữu và quyền sử dụng quản lí vốn của người đầu tư thống nhất với nhau. Tức người có vốn trực tiếp tham gia việc tổ chức quản lí và điều hành dự án, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận. Đây là hình thức đầu tư khá phổ biến ở các nước Phưong Tây và đang có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển. Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức:
+ Hơp tác kinh doang trên cơ sở hợp đồng. Hình thức này không cần thành lập một pháp nhân mới
+ Xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất định để hình thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành chung.
+ Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao công nghệ .
Thông qua các hình thức này mà các khu chế xuất, khu công nghiệp mới , khu công nghệ cao … sớm hình thành và phát triển.
- Đầu tư gián tiếp: Là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư, tưc là người có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức và điều hành dự án mà thu lợi dưới hình thức lợi tức cho vay (nếu là vốn cho vay) hoặc lợi tức cổ phần (nếu là vốn cổ phần) hoặc có thể không thu lợi trực tiếp (nếu cho vay ưu đãi). Đối với hình thức đầu tư gián tiếp ngưòi đầu tư không có quyền khống chế xí nghiệp đầu tư. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp rất đa dạng về chủ thể và hình thức. Trong đầu tư gián tiếp, chủ đầu tư thực chất là tìm đường thoát cho tư bản dư thừa, phân tán đầu tư nhằm giảm bớt rủi ro. Đối với nước được đầu tư thực chất là lợi dụng vốn của thế giới để thúc đẩy phát triển kinh tế của nước mình. Chủ thể đầu tư gián tiếp có thể là chình phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, … với các hình thức: viện trợ có hoàn lạo và không hoàn lại, cho vay ưu đãi hoặc không ưu đãi, … So với nguồn đầu tư trực tiếp thì nguồn vốn đầu tư gián tiếp không lớn. Trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, một bộ phận quan trọnglà viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ một số nước có nền kinh tế phát triển. Bộ phận này có tỷ trọng lớn và thường đi kèm với điều kiện ưu đãi
5. Tính tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Thị trường thế giới ngày nay có những bước phát triển mới vềquy mô, cơ cấu và cơ chế vận hành, …Nếu như trước đây, thị trường thế giới chủ yếu là lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia thì ngày nay bên cạnh việc trao đổi hàng hoá , trao đổi dichj vụ, chuyển giao công nghệ, lưu thông tiền tệ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trên thị trường thế giới. Tỷ trọng các sản phẩm công nghệ cao ngày càng tăng, tỷ trọng các sản phẩm nông nghiệp ngày càng giảm, … Phương thức thương mại quốc tế ngày càng phong phú, các quan hệ kinh tế thế giới càng đa dạng: toàn cầu và khu vực, đa phương và song phương, … Sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt. Trong khi hợp tác, các nước đều sử dụng mọi thủ đoạn cạnh tranh để giành giật thị trường, khống chế thị trường thông qua các công ty xuyên quốc gia xâm nhập thị trường nước khác.
Từ đó ta thấy rằng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là tất yếu đối với kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay.
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NƯỚC TA trong thêi kú qu¸ ®é
1. Những thành tựu của kinh tế đối ngoại nước ta.
- Việt Nam nằm trong một khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế thế giới, có thời cơ thuận lợi để hội nhập vào giao lưu kinh tế khu vực(ASIAN và AFTA) cũng như sẽ tham gia vào các tổ chức kinh tế quan trọng như APEC và WTO. Xu thế tự do hoá thương mại trong nền kinh tế thế giới gia tăng tạo thuận lợi cho một nước đang phát triển như Việt Nam xâm nhập vào các giao lưu kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây tốc độ tham gia của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và đạt được những thành tựu nhất định:
- Năm 1995 Việt Nam gia nhập vào ASEANkí hiệp định khung hợp tác kinh tế khoa học công nghệ với EU, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, và đồng thời gia nhập AFTA.
- Năm 1997 Việt Nam kí hiệp địnhbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với Mỹ.
- Cuối năm 1998 Việt Nam gia nhập APEC.
- Năm 2000 Việt Nam kí hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, và trong thời gian không xa Việt Nam sẽ gia nhập WTO.
- Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng. Đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 165 nước trên thế giới, đặc biệt có quan hệ bình thường với mọi cường quốc trên thế giới. Khoảng 150 quốc gia trên thế giới có quan hệ buôn bán với Việt Nam và đã có hàng nghìn doanh nghiệp thuộc 65 quốc gia đamg triểmn khai các dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Việt Nam đã kí hơn 60 hiệp định thương mại và hơn 40 hiệp định đầu tư song phương với các quốc gia trên thế giới.
- Việt Nam đã rút kinh nghiệm và học hỏi được được những bài học về mô hình phát triển kinh tế của các nuớc NICs, các nước ASIAN cũng như của Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Âu, SNG và nhiều quốc gia trên thế giới để tìm con đường phát triển phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan của nước ta.
2. Thuận lợi khó khăn và những thách thức của kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay
2.1. Thuận lợi
Để xác định đúng đắnchiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, ngưởi ta bắt đầu bằng nghiên cứu lợi thêso sánh tuyệt đối và tương đối của mỗi đất nước, trên cơ sở đó xác định đúng hướng phát triển xuất khẩu, nhập khẩu đầu tư và du lịch có hiệu quả kinh tế cao nhất.
*) Về vị trí địa lí:
Nước ta nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, là vùng đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, bình quân mỗinước ở khu vực này mức tăng trưởng kinh tế đạt 6 - 7%/năm. Vị trí của Việt Nam nằm trên đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước SNG, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sang các nước Nam Á, Trung Đông và Châu Phi.
*) Tài nguyên thiên nhiên:
- Nước ta có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng hơn các nước khác rất nhiều.
- Về đất đai: Diện tích nước ta khoảng 330.363Km2 trong đó có tới 50% đất đai dùng vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Thêm khí hậu nhiệt đới mưa nắng điều hoà cho phép chúng ta phát triển nông nghiệp. Bờ biển nước ta dài 3.260Km, trên mặt đất có 2.860 sông ngòi với diện tích 653.566ha, 394.000 ha hồ, 56.000 ha ao, …tài nguyên này cho phép ta phát triển ngành thuỷ sản xuất khẩu và phát triển thuỷ lợi, vận tải biển và du lịch.
- Về khoáng sản: Tuy chưa có số liệu công bố chính thức nhưng dầu mỏ hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại cho chúng ta hy vọng nhất với sản lượng khai thác hàng năm ngày càng gia tăng, ngoại tệ mang lại trên dưới 500 triệu USD/năm. Và đây là lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất.Theo các chuyên gia dầu khí thế giới tài nguyên dầu khí Việt Nam rất có triển vọng. Tài nguyên khoáng sản đứng thứ hai là than đá với trữ lượng ước khoảng 3.6 tỷ tấn, với mức xuất khẩu ngày càng tăng. Ngoài ra còn có nguồn than bùn ở đồng bằng sông Cửu Long ước chừng trữ lượng khoảng 500 triệu tấn, than nâu ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng khoảng 128 tỷ tấn. Về khoáng sản kim loại chúng ta có mỏ sắt với trữ lượng vài trăm triệu tấn ở vùng Thái Nguyên, Cao Bằng, Thạch Khuê(Hà Tĩnh), quặng bôxit ở vùng Tây Nguyên trữ lượng 6 tỷ tấn. Ngoài ra chúng ta còn có hàng chục loại khoáng sản kim loại tuy trữ lượng không nhiều.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Ở cả miền Bắc Trung Nam đều có nguồn Clanh-ke để sản xuất xi măng tương đối dồi dào,nước ta còn có một trữ lượng lớn vật liệu xây dựng như đá granit , đá vôi ,và rất nhiều các loại khác .
*) Nguồn lao động
Đây là thế mạnh của Việt Nam, hiện naydân số Việt Nam nước ta khoảng 85triệu người trong đó 40 triệu người trong độ tuổi lao động. Tốc độ phát triển của dân số lớn. Nên nguồn lao động của nước ta rất dồi dào không những thế giá nhân công rẻ. Đây là lợi thế cơ bản của Việt Nam để phát triển kinh tế đối ngoại thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên lực lượng lao động chưa được đào tạo và có trình độ ,kỹ thuật …đây là yếu tố cần phải khắc phục trong những năm tới.
2.2 Khó khăn
- Khó khăn đầu tiên phải nói tới là các nguồn lực phát triển kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng của Việt Nam còn bị hạn chế hoặc còn nằm trong tình trạng khó khai thác. Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn của nguồn lực này như tuy nguồn lao động dồi dào nhung tay nghề còn thấp, ít thợ lành nghề, lao động thiếu việc làm, tác phong công nghiệp còn yếu khả năng hợp tác trong công việc kém, tâm lý tản mạn, tuỳ tiện, manh mún, … của người lao động, kể cả bộ phận có trình độ chuyên môn cao, gây nên tác động xấu tới quá trình phát triển. Hoặc tuy nguồn tài nguyên phong phú nhưng trữ lượng không lớn, điều kiện khai thác khó khăn lại thiếu vốn và công nghệ nên chưa phát huy được hiệu quả. Những lợi thế của Việt Nam về giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào dễ bị san phẳng do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
- Khó khăn lớn nhất và rõ nét là sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn yếu trên thị trường thế giới. Sự yếu kém này không chỉ về chất lượng và giá cả mà còn ở phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, ở các dịch vụ sau bán hàng, ở khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp trong một chiến lược cạnh tranh thống nhất. Đằng sau năng lực cạnh tranh là trình độ công nghệ và trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn yếu kém, là sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa quản lý vĩ mô và quản lí vi mô. Mạt khác, năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn rát hạn chế, còn thiếu vẵng những công ty, tập đoàn kinh tế tầm cỡ quốc tế nên khả năng xâm nhập thị trường thế giới , việc thu thập thông tin về thị trường thế giới còn non yếu, chưa tạo đựoc những kênh phân phối phù hợp trên thị trường. Trong khi đó uy tín kinh doanh còn chua rõ nét, chua có nhiều những sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá mang đặc trưng Việt nam giữ vị trí đáng kể trên thị trường thế giới.
- Nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế các nước trong khu vực và nền kinh tế thế giới là một thách thức đáng kể đối với chúgn ta. Sự tụt hậu ở đây không chỉ về trình độ phát triển thể hiện ở chỉ tiêu GDP bình quân đầu người mà điều quan trọng là sự thấp kém về trình độ công nghệ, sự lạc hậu về cơ cấu kinh tế, sự chậm trễ về trình độ quản lý, sự bất cập của hệ thống luật pháp và một nền hành chính thiếu hiệu quả, ….Sự tụt hậu trên làm cho chúng ta phải đứng cuối trong mô hình “đàn nhạn bay”, mà trong mô hình đó kẻ đứng sau dễ phải hứng chịu những bất lợi trong quá trình phát triển như phải tiếp thu công nghệ lạc hậu và phải chịu sức ép lớn trong ccạnh tranh. Để tránh nguy cơ tụt hậu buộc các nước đi sau phải tìm mọi cách để đẩy nhanh tốc độ phát triển. Tuy nhiên điều đó có thể đưa tới những hậu quả như gây nên tình trạng phát triển thiếu bền vững, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trướng sinh thái. Nguy cơ tụt hậu và sự mở rộng khoảng cách đối với các nước phát triển càng gây nên khó khăn và thách thức mơis cho quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tếvà hội nhập quốc tế.
- Xu hướng tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ nhưng xu hướng bảo hộ mậu dịch cũng hết sức dày đặc với những công cụ bảo hộ mới. Các nước đi sau như Việt Nam vừa phải chịu sức ép của quá trình hội nhập quốc tế, của việc mở của tham gia vào các tổ chức mậu dịch quốc tế đa phương với sự cạnh trạnh gay gắt, vừa phải đối phó với hàng rào bảo hộ mậu dịch tinh vi thông qua các tiêu chuẩn kĩ thuật của các nước phát triển. Điều này lamf cho việc gia nhập các tổ chức thương mại đa phương trở thành thách thức lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
- Sự mất ổn định của môi trường kinh tế tài chính tiển tệ khu vực và toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các cường quốcvà trung tâm kinh tế quốc tế lớn, sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài … , sự đổ vỡ của một số mô hình phát triển hướng ngoại gây khó khăn cho việc chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, khó khăn cho việc lựa chọn mô hình và chính sách phát triển cho các nước đi sau trong đó có Việt Nam.
III. GIẢI PHÁP CHO VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
Để thực hiện có hiệu quả cao mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, cần có các giải pháp tổng thể bao gồm các giải pháp từ phía nhà nướccũng như giải pháp từ phía doanh nghiệp. Từ phía nhà nước các giải pháp tổng thể bao gồm việc xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế đối ngoại, bảo đảm sự ổn định của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, phát triển quan hệ hữu nghị và giữ gìn hoà bình cũng như bảo đảm các yếu tố về luật pháp, thể chế, trình độ của nguồn nhân lực, của hệ thống cơ sở hạ tầng cần phải tương xứng với mục tiêu đặt ra. Từ phía doanh nghiệp, các giải pháp tổng thể bao gồm việc thành lập và phát triển các tập đoàn kinh doanh mạnh, phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường quốc tế cũng như tạo lập các yếu tố về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực…Dưới đây em xin nêu một số giải phápcó ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới.
1. Thực hiện cải cách hành chính theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực.
Giải pháp này đã được nhận thức rất rõ ràng ở Việt Nam. Hiện nay, những cải cách kiểu này đang được thí nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh theo cơ chế quản lý “một cửa” đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Kết quả thực hiện thể hiện rất rõ triển vọng thành công, đuợc đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, đặc biệt là giới doanh nghiệp; tiết kiệm đáng kể những chi phí, thời gian không cần thiết; giảm rõ rệt nạn tiêu cực quan liêu … Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, trong thời gian tới việc vận dụng mở rộng trong cả nước có thành công được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo thống nhất, có định hướng rõ ràng của cấp lãnh đạo từ trung ương tới địa phương, trong đó cũng phải kể tới sự hưởng ứng nhiệt tình của quần chúng.
2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế.
Yêu cầu đạt ra đối với hệ thống luật pháp hiện nay là việc thông qua và ban hành luật luật phải kẻm theo các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện với mức độ cụ thể, chi tiết để có thể thi hành đựơc. Đồng thời phương pháp giáo dục tuyên truyền cần có những thay đổi phù hợp nhàm nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết và thi hành luật pháp.Việc thi hành luật cần có sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, của các trung tâm tư vấn và có sự kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống, giảm thiểu tình trạng hiểu sai, áp dụng sai,… Việc ban hành luật đã khó việc thi hành luật, áp dụng nó một cách nhất quán đồng bộ công minh còn khó hơn. Bởi vậy vấn đề quan trọng là cần tăng cường pháp chế đi đôi với việc soạn thảo và ban hành hệ thống văn bản pháp luật, từ cơ quan lập pháp đến hành pháp và tư pháp.
3. Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Điều kiện này đã được đề cập đến từ lâu nay ở nước ta nhưng kết quả đạt được hoàn toàn chưa phải như chúng ta mong muốn. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã có nhứng thay đổi cải thiện nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại của đất nước (phát triển thương mại và đầu tư quốc tế). Đó là do thiếu quy hoạch tổng thể, đồng thời những quy hoạch chi tiết cho từng bộ phận, từng vùng không được tuân thủ theo thực hiện nghiêm ngặt nên vốn đầu tư nhiều khi không sử dụng vào mục đích ban đầu, chất lượng công trình không bảo đảm, những vùng hoặc lĩnh vực ưu tiên lại không được thực hiện trước. Chính vì vậy các bước lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cần phải qua sự kiểm soát thường xuyên, chỉ đạo trực tiếp của chính phủ từ cấp trung ương đến địa phương và đến cơ sở thực hiện.
4. Bảo đảm việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ của người lao động.
Trước hết cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, đồng thời thực hiện cải cách cơ chế tuyển dụng công nhân - sử dụng người dúng mục đích, đúng năng lực. Bước đầu tiên cần khôi phục hệ thống các trường dạy nghề đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động phổ thông. Nếu chỉ hoàn toàn dựa vào khả năng trong nước thì mục tiêu đào tạo nghề phù hợp với thực tế và yêu cầu sử dụng khó có thể thực hiện được vì chúng ta thiếu vốn đầu tư, thiếu những chuyên gia lành nghề, đặc biệt là những nghề đòi hỏi kĩ thuật cao như công nghệ hoá dầu, điện tử, lắp ráp ô tô, … Một trong những cách tháo gỡ ở đây là thực hiện mô hình liên doanh, liên kết giữa các trường, trung tâm dạy nghề của Việt Nam với các tồ chứ hoặc các công ty, tập đoàn quốc tế nhằm kết hợp được các yếu tố về vốn, cõn người, cơ sở vật chất, địa bàn giữa hai bên cùng đào tạo hay cùng sử dụng số học viên sau khi ra trường.
5. Xây dựng và hoàn thiện các dịch vụhỗ trợ phát triển lĩnh vựckinh tế đối ngoại như dịch vụ tư vấn, pháp luật, tư vấn việc làm, tư vấn sản xuất và tiêu thụ…
Các dịch vụ này chỉ mang tính chất hỗ trợ nhưng có vai trò không nhỏ đối với hiệu quả đạt được của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Chẳng hạn nhủ nhờ có trung tâm tư vấn pháp luật sẽ giúp cho các nhà kinh doanh, nhất là các nhà kinh doanh nước ngoài khi đến Việt Nam gặp thuận lợi hơn khi tìm hiểu về luật pháp Việt Nam. Ngược lại, các nhà kinh doanh Việt nam cũng dễ dàng hiểu được những thông lệ và luật pháp quốc tế với sự giúp đỡ của các trung tâm tư vấn này, từ đó giảm thiểu những hành vi phạm pháp hoặc những quyết định sai lầm.Cac trung tâmtư vấn thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho các đối tác bạn hàng tìm đến nhau và hiểu nhau nhanh chóng hơn, vừa tiết kiệm cả thời gian và chi phí, đồng thời có thể tìm được những đối tác tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh…
Ngoài một số điều kiện đã nêu trên, để chính sách kinh tế đối ngoại của VIệt Nam thực hiện có hiệu quả cần phải thực hiện đồng thờicác giải pháp khác như: Cải cách các chính sách kinh tế cho phù hợpvới yêu cầu đổi mới nền kinh tế cũng như xu thế phát triển của khu vực và thế giới; Cải cách và phát triển hệ thống tổ chức ngân hàng- tài chính hiện đại hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi về vốn cũng như những giao dịch cho các nhà kinh doanh; cải tổ hệ thống doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp quốc doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của chúng.
6. Giải pháp về thu hút nguồn vốn của nước ngoài.
Mặc dù tích luỹ trong nuớc tăng đáng kể, nhu cẩu tài trợ từ bên ngoài của Việt Nam vẫn lớn. Với mức tổng dư nợ nước ngoài cao và khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam trong trung hạn vẫn còn hạn chế, phần lớn nhu cầu tài chính bên ngoài này cần phải ở dưới dạng nguồn vốn FDI và dưới dạng tài trợ với điều kiện ưu đãi.
Việt Nam vẫn là một nước được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý ví có một đội ngũ lao động siêng năng và chăm chỉ làm việc, vừa gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASIAN) và đang xin gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Tuy nhiên, khô._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10990.doc