Tài liệu Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội lần thứ VI( 15-18/12/1986) của Đảng đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý, nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản phẩm xã hội, thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên đất n... Ebook Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước ta chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(thông qua vào Đại hội Đảng lần thứ VII ngày 27/6/1991) đã đề ra: Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Trong đó việc phát triển kinh tế đối ngoại cũng được chú trọng phát triển. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại cũng được đề cập đến trong các kì đại hội sau. Gần đây nhất là đại hội Đảng lần thứ X(18/4-25/4/2006) Ban chấp hành trung ương Đảng đã nhận định: Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng; việc thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện các hiệp định hợp tác đa phương, song phương khác đã góp phần tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu.
Chính vì tầm quan trọng việc phát triển kinh tế đối ngoại hiện nay nên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.Hơn thế nữa em đang theo học chuyên ngành Kinh tế quốc tế cũng có liên quan đến vấn đề kinh tế đối ngoại, việc nghiên cứu này giúp em thu thập thêm nhiều kiến thức bổ ích cho việc học tập bây giờ cũng như cho thực tiễn khi làm việc sau này.
Kinh tế đối ngoại gồm rất nhiều hình thức như: ngoại thương, hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học-công nghệ, đầu tư quốc tế, hợp tác tín dụng quốc tế, các hoạt động dịch vụ như du lịch quốc tế, giao thông vận tải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ thu và chuyển ngoại tệ...tuy nhiên trong đề tài này em không thể đề cập đến tất cả các vấn đề mà chỉ đi vào những hình thức chủ yếu có hiệu quả nhất được coi trọng đó là: ngoại thương, đầu tư quốc tế và dịch vụ thu ngoại tệ.
Đây là đề tài đầu tay của em do đó còn nhiều thiếu sót, em rất mong có được sự góp ý bổ sung để bài thêm hoàn chỉnh.Cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành đề tài này.
NỘI DUNG
Phần I: Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng kinh tế đối ngoại.
I. Khái niệm.
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể của các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
II. Vai trò
Vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại được thể hiện qua các mặt:
- Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối kiền trị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA); thu hút khoa học, công nghệ, khai thác và ứng dụng những kinh nghiêm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta.
- Góp phần tích lũy vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệ lạc hậu, lên nước công nghiệp tiên tiến hiện đại.
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp,tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Kinh tế đối ngoại chỉ phát huy hết hiệu quả của nó khi vượt qua hết những thách thức của toàn cầu hóa và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
III. Cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại.
1. Phân công lao động quốc tế.
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cáo một hoặc một số sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia nhất định dựa trên cơ sở những lợi thế của các quốc gia đó về các điều kiện tự nhiên kinh tế, khoa học công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của quốc gia khác thông qua trao đổi quốc tế.
Hình thái phân công lao động quốc tế mới dựa trên nguyên tắc "chuỗi giá trị" hay "chuỗi cung ứng toàn cầu". Nước ta chỉ là một khâu trong một quá trình sản xuất ra một sản phẩm. Làm tốt hơn thiên hạ khâu nào thì ta sẽ dành được chỗ đứng trong hệ thống phân công lao động toàn cầu và khu vực ở khâu đó. Nhưng hiện nay, nhìn chung, Việt Nam mới tham gia vào sự phân công này ở những khâu có giá trị gia tăng thấp. Như vậy, mục tiêu đặt ra mang tính sống còn là, Việt Nam phải làm tốt khâu mình đang làm, nhanh chóng chuyển lên nấc cao hơn trên bậc thang giá trị đó.
2. Lý thuyết về lợi thế - cơ sở lựa chọn của thương mại quốc tế.
A.S.Mith, đã đưa ra lý thuyết lợi thê tuyệt đối, song lý thuyết này như David Ricardo nhận xét chỉ mới giải thích được một phần nhỏ sự phân công lao động và thương mại quốc tế, vì vậy ông đưa ra lý thuyết mới – lý thuyết lợi thế tương đối.Theo thuyết này một dân tộc có hiệu quả thấp hơn so với dân tộc khác trong việc sản xuất sản phẩm vẫn có cơ sở cho phép tham gia vào sự phân công lao động và thương mại quốc tế, tạo lợi ích cho dân tộc mình.
Một số nhà kinh tế sau David Ricardo đã làm rõ hơn bản chất và đưa ra cách lý giải về lợi thế tương đối như Các Mác, G.Haberler...Song cách lý giải đều đi đến một chân lý chung là lợi thế đối so sánh tồn tại là khách quan mà mỗi quốc gia phải lợi sụng để góp phần vào sự phân công lao động và thương mại quốc tế nhằm nâng cao hiểu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại.
3.Xu thế thị trường.
Toàn cầu hóa và khu vực hóa trở thành xu thế tất yếu của thời đại dẫn đến “mở cửa” và “hội nhập” của mỗi quốc gia vào cộng đồng quốc tế trong đó có xu thế phát triển của thị trường thế giới.Xu thế này liên quan đến phân công lao động quốc tế và vận cụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong thương mại các nước với nhau.
Biểu hiện của xu thế phát triển thị trường thế giới:
- Thương mại trong các ngành tăng lên: sự phân công giữa các ngành dần chuyển sang phân công nội bộ ngành, do đó thương mại trong các ngành phát triển mạnh.Các công ty xuyên quốc gia cũng phát triển nhanh, đã có sự giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con. Tại các công ty này đang diễn ra quá trình quốc tế hoá hoạt động nghiên cứu và phát triển một cách mạnh mẽ. Công nghệ mới ra đời từ các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp của TNC.
- Khối lượng thương mại trong nội bộ các tập đoàn kinh tế khu cực không ngừng mở rộng: Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU chiếm tỷ trọng 37,7% tổng giá trị xuất nhập khẩu của toàn thế giới(2001).Năm 2007 trị giá xuất khẩu của EU là 9 095 953 nghìn USD, trị giá nhập khẩu là 5 139 358 nghìn USD. Trị giá xuất khẩu của ASEAN trong năm này là 7 813 358 nghìn USD, nhập khẩu là 15 889 221 nghìn USD;
- Thương mại công nghệ phát triển nhanh chóng: Hiện nay nhiều nước đang phát triển đã xây dựng các cơ sở nghiên cứu chuyên sâu, các trung tâm nghiên cứu hoặc các khu công nghệ. Những quốc gia này đang trở thành những trung tâm thu hút FĐI chất lượng cao, do có đội ngũ nhân lực lành nghề và hạ tầng cơ sở khoa học công nghệ tương đối hiện đại. Những nước công nghiệp hoá mới cũng thành lập các cơ sở nghiên cứu tại một số quốc gia. LG của Hàn Quốc là một thí dụ khá điển hình. Tập đoàn này đã thiết lập các cơ sở hoạt động nghiên cứu và phát triển độc lập, hoặc liên kết với các công ty nước ngoài tại Tokyo, Califonia, Chicago, Germany và Ireland. Trên cơ sở đó để xây dựng các chiến lược liên minh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp theo Hàn Quốc, hàng loạt nước như Israel, Ấn Độ, đang lập các cơ sở hoạt động nghiên cứu và phát triển tại nước ngoài.
- Thương mại phát triển theo hướng tập đoàn hóa kinh tế khu vực: Do sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Cục diện thế giới thay đổi từ hai cực sang đa cực, so sánh sức mạnh thế giới cũng thay đổi rõ rệt. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật làm cho cơ cấu ngành trên quy mô thế giới thay đổi. Để duy trì lợi ích của mình mà nhiều nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đã tổ chức các loại hình liên minh như: Cộng đồng Châu Âu(EC); Khối thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA gồm Canada, Mexico, Mỹ; Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN...Xu thế tập đoàn hóa này đem lại cơ hội và cả những bất lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Tóm lại sự hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại mà cơ sở khoa học của nó chủ yếu là được quyết định bởi sự phân công và hợp tác lao động trên phạm vi quốc tế được các quốc gia vận dụng thông qua lợi thế so sánh để quyết định lựa chọn các hình thức kinh tế đối ngoại trong xu hướng toàn cầu hóa.
Phần II: Những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại.
I.Ngoại thương.
Ngoại thương hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ (hàng hóa vô hình và hàng hóa hữu hình) giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu.
Ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, thuê nước ngoài ra công tái xuất khẩu, trong đó xuất nhập khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại ở các nước nói chung và nước ta nói riêng.
Trong điều kiện nền ngoại thương của thế giới có nhiều đặc điểm mới ngoại thương Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế ,cải thiện cán cân thanh toán,tạo công ăn việc làm và giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với các nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.Xuất khẩu
a, Tình hình xuất khẩu
Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam bước đầu được mở rộng.
Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh. Đặc biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá hàng năm thời kỳ 1990-1999 đạt 20%; 2000-2006 là 19,3%, được xếp vào mức cao nhất khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc. Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập quốc dân (24% GDP năm 1991), đến nay xuất khẩu đã chiếm 64,9%, đứng thứ 5 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 ở châu Á, thứ 8 trên thế giới. Nếu như năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 14,5 tỉ USD, thì năm 2006 đã đạt 39,6 tỉ USD, gấp 2,7 lần năm 2000, đứng thứ 6/11 nước khu vực Đông Nam Á, 39/165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người năm 2006 gấp 2,5 lần so với năm 2000, tăng 20,7% so với năm 2005, đứng thứ 6 trong khu vực, thứ 25 ở châu Á, thứ 92 trên thế giới. Hệ số giữa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá với tốc độ tăng GDP đạt hơn 2,7 lần.. Đây là dấu hiệu tích cực đối với xuất khẩu, lượng hàng hóa xuất khẩu tăng thể hiện quy mô sản xuất đã được mở rộng, là yếu tố giúp duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ba năm 2004- 2006 (%)
KNXK tăng
(triệu USD)
Trong đó
Do tăng giá XK
Do tăng lượng XK
KN (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
KN (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Năm 2004
6,327.0
1,973.4
31.2
4,353.6
68.8
Năm 2005
5,730
3,294.1
57.5
2,436.2
42.5
Năm 2006
7,163.3
2,941.0
41.1
4,222.3
58.9
Nguồn: Bộ Thương mại
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 48,4 tỉ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp trong năm qua. Theo ước tính, nếu tính bằng USD tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt 67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay. So với năm trước, xuất khẩu tăng 21,5%. Đây là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ khu vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: Từ khi gia nhập WTO, chúng ta đã và đang chứng kiến những chuyển biến tích cực của nền kinh tế đất nước. Tăng trưởng GDP cao 8,48% so với năm 2006, XK đạt 48,56 tỉ USD, tăng 21,5%; quý I/2008, tổng kim ngạch XK ước đạt 13 tỉ USD, tăng 22,7%. Theo ông, việc gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc VN hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới và độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn với tổng kim ngạch XNK tương đương khoảng 160% GDP, trong đó nhập khẩu chiếm gần 90% GDP (Báo lao động)
b, Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong 15 năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 52,2% năm 1990 xuống còn khoảng 20,5% năm 2006. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tương đối ổn định: 33,9% năm 2001; 40,4% năm 2004 và 39,0% năm 2006. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản cũng dao động trong khoảng từ 21,6 % năm 2001 đến 24,7% năm 2005 và 23,4% năm 2006.
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2006 (%)
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Nông, Lâm, Thuỷ sản
24,3
23,9
22,1
20,5
21,1
20,5
Nhiên liệu,khoáng sản
21,6
20,5
19,9
22,7
24,7
23,4
CN và TCMN
33,9
40,0
40,5
40,4
38,4
39,0
Hàng hoá khác
20,2
15,6
17,5
16,4
15,6
17,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại 2005, 2006
Để thấy rõ hơn sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, có thể quan trắc cơ cấu của hàng xuất khẩu chế biến. Theo cách phân tích này hàng xuất khẩu chế biến được chia thành 3 nhóm chính: Ngành chế biến dựa vào nguồn tài nguyên; Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các cấu kiện, công nghệ trung bình; Các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn.
Bảng 3: Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 - 2004
Hàm lượng xuất khẩu
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng trưởng (%)
1985
2000
2005
1985 - 1990
1990 - 1995
1995 - 2000
2000-2005
1. Ngành chế biến dựa vào nguồn tài nguyên
74
17,6
17,8
21
23
5
4,8
2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các cấu kiện, công nghệ trung bình
21,7
77
76,0
34,3
102
20
18
3. Công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn
3,9
5,4
6,2
40
62,2
2,4
3,7
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, năm 2005 và tính toán của tác giả
Năm 2007 xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
c, Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam:
Đến năm 2006, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến 220 nước và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường chủ yếu của nước ta chủ yếu ở khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ tăng đều trong 3 năm qua (từ 21,3% năm 2004 lên 23,2% năm 2006). Thị trường Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính của Việt Nam về xuất khẩu với kim ngạch 8 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 86,8%, các nước khác chỉ chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Mỹ.
Trong khi đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn đối với xuất khẩu giày dép nhưng thị trường châu Âu vẫn duy trì được tỷ trọng 19-20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 2004 đến nay. Các nước EU chiếm tỷ trọng 89,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Âu (6,81 tỉ USD), tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2005.
Riêng châu Á, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn so với các châu lục khác, bởi đây là thị trường lớn nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, việc số liệu thống kê về xuất khẩu vào châu Đại Dương được tính gộp vào châu Á (kể từ năm nay) đã làm tăng thêm tỷ trọng của khu vực này (châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong đó, khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng 51,8%, đạt kim ngạch 10,79 tỉ USD; khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ trọng 31,5%, đạt kim ngạch 6,56 tỉ USD; châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 15,87%, đạt kim ngạch 3,3 tỉ USD... trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á.
Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%)
Khu vực thị trường
2000
2002
2003
2004
2005
2006
Châu Á
60,5
52,0
49,0
54,8
58,5
52,6
Châu Âu
23,0
23,0
22,0
20,4
18,1
19,3
Châu Mỹ
6,7
16,0
20,2
21,3
21,3
23,2
Châu Phi, Tây Nam Á
1,0
1,0
0,8
1,6
2,1
4,8
Châu Đại Dương
8,8
8,0
8,0
6,7
-
-
Tổng
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại
Cho đến nay, hàng Việt Nam đã thâm nhập được hầu hết vào các thị trường lớn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu ngày càng lớn, việc tăng trưởng xuất khẩu của nước ta chỉ còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất.
d, Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế:
Có thể thấy một điểm tích cực là trước đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI thường cao gấp 1,5 - 2 lần khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước, song năm 2006, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của hai khu vực này (20,5 và 23,2%). Đây là kết quả của quá trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp trong nước.
Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng kim ngạch (tr. USD)
14.455
15.027
16.706
20.176
26.503
32.442
39.605
Tốc độ tăng trưởng (%)
25,3
4,0
11,2
20,8
31,5
22,4
22,1
DN 100% vốn trong nước
7.646
8.228
8.834
10.015
12.017
13.889
16.740
- Tỷ trọng
52,9
54,8
52,9
49,6
45,0
43,0
42,0
- Tăng trưởng (%)
11,5
7,6
7,4
13,4
20,3
15,6
20,5
DN có vốn ĐTNN
6.809
6.799
7.872
10.161
14.486
18.553
22.865
- Tỷ trọng
47,1
45.2
47,1
50,4
55,0
57,0
58,0
- Tăng trưởng (%)
45,4
-0,2
15,8
29,1
42,6
28,1
23,2
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại
* Hạn chế:
- Tốc độ chuyển dịch theo hướng đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường và xu thế thế giới diễn ra còn chậm, tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn cao. Tỷ trọng nhóm hàng chế biến công nghệ cao còn quá nhỏ bé.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng còn chưa vững chắc. Vấn đề cơ cấu kinh tế sẽ còn chứa đựng nhiều nguy cơ làm chậm quá trình tăng trưởng. Trong những năm qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường ở nước ta diễn ra tương đối tốt. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa được định hướng trên một tầm nhìn dài hạn nên đã bộc lộ những điểm yếu.
- Việc tập trung quá lớn vào một số thị trường đã làm suy giảm khả năng thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mới, dẫn tới nguy cơ tự chúng ta đánh mất thị trường, khó có thể phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn.
- Với tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu chế biến hạn chế và chậm thay đổi như hiện nay, việc tăng trưởng xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn là rất hạn chế. Bởi vì không thể tăng trưởng dựa vào các mặt hàng hạn chế về năng suất, khả năng khai thác, đánh bắt và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.
- Với giá trị gia tăng thấp như hiện nay, nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh, chủ động nguồn nguyên liệu, trình độ công nghệ, chất lượng lao động, giảm chi phí trung gian thì rất khó có thể tạo ra được những đột phá nâng cao chất lượng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.
- Việc gia tăng xuất khẩu nhóm hàng công nghệ cao và sử dụng nhiều vốn, trước mắt có thể còn rất khó khăn nên phải nhanh chóng có chiến lược thực thi ngay từ bây giờ thì mới có thể xuất khẩu một cách bền vững và cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.
- Thủ tục hành chính trong vận hành xuất khẩu và xuất khẩu tuy đã được cải tiến nhiều, nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải "làm luật" mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi và qua cửa khẩu.
- Trong thương mại vẫn còn bị méo mó do can thiệp của các nước lớn. Từ tháng 2-2007, mặt hàng tôm Việt Nam, khi nhập khẩu vào Nhật, ngoài chất Chloramphenicol sẽ bị kiểm tra bổ sung 100% đối với chất AOZ. Chè Việt Nam có nhiều khả năng mất thị trường EU sau khi Anh và nhiều nước châu Âu (tháng 5- 2007) thông báo về dư lượng thuốc bảo về thực vật vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam mà Hoa Kỳ đang áp dụng đã và sẽ gây nên những thiệt hại khôn lường. Như vậy rào cản kỹ thuật, rào cản môi trường được xem như “binh pháp” trong thương mại sẽ là những lá chắn mà thương nhân Việt Nam phải tính đến mỗi khi xuất ngoại. Trong đó, rào cản chống bán phá giá cũng sẽ là một lực cản không dễ gì vượt qua trong một sớm một chiều.
*Giải pháp:
- Với mỗi thị trường, mỗi mặt hàng xuất khẩu phải có những nghiên cứu và giải pháp thật cụ thể, rõ ràng.
- Công tác thị trường ngoài nước và hoạt động của thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm cung cấp kịp thời tình hình chính trị, thị trường, chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu, rào cản....
- Xóa bỏ những biện pháp mang tính trợ cấp, cần tìm ra các biện pháp hỗ trợ mới. Theo đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác, thị trường mới, mặt hàng mới, thâm nhập các kênh phân phối, tham dự hội chợ, triển lãm... được xem là những việc cần làm ngay.
- Khả năng bị kiện hay trả đũa có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới, vì vậy việc chuẩn bị và minh bạch hoá sổ sách, kế toán, theo dõi thông tin, phối hợp công bố thông tin, nhân lực am hiểu luật lệ, vận động hành lang, ngoại giao... sẽ là những vấn đề doanh nghiệp phải chuẩn bị.
- Rà soát các thủ tục hành chính có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của từng ngành hàng, từng doanh nghiệp... để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Xây dựng quy hoạch, chính sách và giải pháp để xây dựng các vùng sản xuất và cung ứng nguyên liệu tập trung, các vùng sản xuất lớn cho các ngành, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
- Triển khai, phát triển nhanh công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
- Xây dựng quy trình và thực thi các biện pháp quyết liệt để kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu nhằm nâng cao uy tín và chất lượng hàng xuất khẩu Việt Nam.
- Đổi mới nhanh công nghệ, thiết bị, ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt để sản xuất sản phẩm xuất khẩu phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế.
- Đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá, đăng ký, bảo vệ thương hiệu nhằm duy trì vị thế của sản phẩm “Made in Vietnam“ trên trường quốc tế.
- Phát huy vai trò của các sàn giao dịch điện tử để tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch, đẩy nhanh quá trình lưu thông.
- Phát huy vai trò của Việt kiều trong việc quảng bá cho thương hiệu quốc gia và để hàng Việt Nam có thể lách chân vào các thị trường khác.
2.Nhập khẩu:
Nhập khẩu trong những năm qua tuy có tăng, nhưng tốc độ chậm dần. Chúng ta tập trung chủ yếu vào nhập nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, trong khi đã cố gắng giảm dần tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng. Một số mặt hàng trước đây vẫn phải nhập khẩu nay đã được thay thế bằng sản xuất trong nước, nhờ vậy giảm tương đối thâm hụt cán cân thương mại. Kim ngạch nhập khẩu trong những năm qua cũng đã có thay đổi về cơ cấu. Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể, trong khi tỷ trọng nhóm nguyên nhiên vật liệu tăng lên nhanh. Thay đổi này phản ảnh chính sách khuyến khích sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu những mặt hàng đã sản xuất trong nước có thể thay thế nhập khẩu được.
Trong giai đoạn 2001-2005, nhập khẩu cũng là nhân tố quan trọng, góp phần đảm bảo cung cấp công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 36,98 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu so với năm 2004 là 15,7%, là năm có tốc độ tăng kim ngạch thấp nhất trong 4 năm qua (năm 2002 so với năm 2001 là 21,8%, tương tự năm 2003 là 27,9%, năm 2004 là 26,5). Nhập khẩu dịch vụ cả năm ước đạt 5,3 tỷ USD.
Bộ Thương mại cho biết, nhập siêu trong giai đoạn 2001-2005 đạt 19,54 tỷ USD, trong đó năm 2005 nhập siêu khoảng 4,75 tỷ USD, giảm mạnh so với 5,11 tỷ USD năm 2003 và 5,45 năm 2004. Cũng trong giai đoạn 2001-2005, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 1.648.277 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 14,8%, vượt mục tiêu kế hoạch đặt ra cho giai đoạn này là 11-12%/năm.
Kim ngạch nhập khẩu năm tháng đầu năm 2006 ước đạt 16,0 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2005 và bằng 37,7% kế hoạch cả năm. Cũng giống như xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn nhập khẩu chung của cả nước. Tính chung trị giá nhập siêu về hàng hóa trong năm tháng đầu năm 2006 ở mức 930 triệu đô la Mỹ, giảm 67% so với cùng kỳ năm 2005 và chỉ bằng 6,2% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.(Nguồn Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 06/2006)
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD.
*Hạn chế
Nhập siêu cao là vấn đề nổi cộm của nền kinh tế nước ta. Chỉ tính riêng quý I/2008, tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của cả nước đã lên hơn 20 tỉ USD, trong khi xuất khẩu chỉ khoảng 13 tỉ USD, khiến lượng nhập siêu lên trên 7 tỉ USD, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2007.Nguyên nhân của tình trạng này là:
- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Năm 2006 thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục với nhiều nhà đầu tư lớn, tới năm 2007 con số đó còn tăng gấp rưỡi. Một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, và mới đây là thuỷ sản và ngành điều, muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên liêu. Trong số các nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu có khá nhiều chủng loại chúng ta có thể sản xuất được, nhưng vì nền công nghiệp phụ trợ trong nước còn kém phát triển, nên buộc phải nhập khẩu. Điều này đúng với cả nhiều ngành sản xuất hàng tiêu thụ nội địa.
- Giá và nhu cầu một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; phôi thép tăng 105 USD/tấn; phân bón tăng 21 USD/tấn; chất dẻo tăng 144 USD/tấn; sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với nhu cầu xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh đã đẩy trị giá nhập khẩu tăng thêm khoảng trên 7 tỉ USD. Trong khi đó, chúng ta không có mặt hàng nào tận dụng cơ hội này xuất khẩu đối ứng để “hạ nhiệt” nhập khẩu và nhập siêu.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Nhập siêu là hiệu số của kim ngạch nhập khẩu trừ (-) kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu là thương số của trị giá nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu. Mấy năm trước đây, xuất khẩu thường tăng nhanh hơn nhập khẩu, nhưng năm nay chẳng những không cùng tăng ở thế đồng hành, mà lại đổi ngôi nên kết cục trên là không tránh khỏi.
- Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao, nhất là tâm lý “sính” tiêu xài hàng ngoại khiến cho dòng hàng nhập khẩu càng có điều kiện đổ vào Việt Nam. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu, nghĩa là kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên, phụ liệu chiếm tuyệt đại bộ phận trong cấu thành nhập khẩu, nên chúng ta có thể yên tâm rằng, tuy nhập khẩu tăng (điều tất yếu trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu sản suất hướng tới xuất khẩu), nhưng là sự tăng lành mạnh. Về lâu dài, khi trình độ sản xuất trong nước khá lên, xu hướng trên vẫn tiếp diễn, chỉ có thay đổi cơ cấu nhập khẩu theo hướng hàm lượng nhập khẩu công nghệ cao tăng lên, nhằm theo kịp trình độ của thế giới.
*Giải pháp
Trước tình hình này, Bộ Công thương đã đề ra sáu giải pháp cơ bản để kiềm chế nhập siêu trong năm 2008.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản xuất chế biến, chế tạo các mặt hàng có lượng công nghệ và chất xám cao…
- Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nghành công nghiệp phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu. Bộ Công thương đề nghị các tập đoàn, các Tổng Công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may... vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.
Bộ đang tập hợp kiến nghị của các doan nghiệp đề nghị Chính phủ xem xét, có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước được tham gia với tỷ lệ ngày càng cao hơn trong xây lắp và cung cấp thiết bị đối với các công trình, dự án lớn (ví dụ cơ chế lựa chọn nhà thầu, phương thức mua sắm...)
- Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thương mại, nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước, phù hợp ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11965.doc