MỤC LỤC
Lời nói đầu
Ngành kinh doanh theo mạng, bán hàng đa cấp đã phát triển trên thế giới hơn nửa thế kỉ qua. Quá trình đó đã chứng minh một cách không thể chối cãi rằng đây là một trong những ngành kinh tế có nhiều ưu đãi.
Kinh doanh theo mạng – cơ hội kiếm tiền hợp pháp. Kinh doanh theo mạng là phương pháp bán lẻ thông dụng, trong đó hàng tiêu dùng được bán không phải trong các cửa hàng mà bởi các Phân phối viên. Là một phân phối viên, bạn có thể kiểm soát thời gian của mình và kiếm tiền
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng cách bán các sản phẩm được công ty đưa ra thị trường.
Trong tổ chức kinh doanh theo mạng, bạn có thể xây dựng và quản lý công việc của mình thông qua việc tuyển dụng, hỗ trợ, và huấn luyện những người khác cũng bán được những sản phẩm đó. Thành quả của bạn nhận được sẽ bao gồm một tỷ lệ phần trăm nhất định trên doanh số bán hàng của mạng lưới cộng với thu nhập riêng của bạn từ việc bán lẻ. Cơ hội này đã khiến kinh doanh đa cấp trở thành phương thức khởi nghiệp hấp dẫn cho những ai có số vốn ban đầu khiên tốn.
Chương 1: Khái niệm chung về vấn đề kinh doanh đa cấp.
1-Kinh doanh đa cấp là gì?
Network Marketing, tại Việt Nam thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau như “Kinh doanh theo mạng”, “Kinh doanh đa cấp”, “Bán hàng đa cấp”, “Tiếp thị đa tầng”… dùng để chỉ một phương thức bán hàng có tên gọi là bán hàng trực tiếp (Direct Selling Activity-DSA). Trong đó, việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hoá) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.
Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, mà là đối tác phân phối hàng hoá cho công ty. Họ là các doanh nhân kinh doanh độc lập, giới thiệu sản phẩm tới những khách hàng và nhờ đó họ có khoản thu nhập nhất định. Ngoài ra họ còn giúp đỡ những người khác cùng tham gia doanh nghiệp Kinh doanh đa cấp, huấn luyện người này cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình.Mạng lưới đó được gọi là Downline (tuyến dưới).
Trong “nghị định về giám sát hoạt động bán hạng đa cấp” do chính phủ Việt Nam ban hành, tại điều 2 đã định nghĩa: “Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.”
2-Lịch sử của ngành Kinh doanh theo mạng.
2.1 Lịch sử của ngành kinh doanh theo mạng trên thế giới.
-Sự ra đời của ngành Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) gắn liền với nhà hoá học người Mỹ Karl Renborg (1889-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng Kinh doanh theo mạng vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được coi là có triển vọng nhất trong thế kỉ 21.
Karl Renborg có thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty khác nhau. Giữa những năm 1920-1930 ông bị bắt khi chính quyền thuộc về tay Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn, ông đã nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối với sức khoẻ của con người. Để khắc phục điều kiện sống thiếu thốn dinh dưỡng, ông đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chế đinh gỉ cho vào khẩu phần ăn dành cho người tù và thoả thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau bổ xung vào khẩu phần ăn hàng ngày. ông và một số ít người bạn tù làm theo phương pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót được đến ngày trở về quê hương.
Năm 1927, ông Renborg về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ xung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ đinh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác.Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiêm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thất bại, không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh gía tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng và ngày nay ý tưởng đó đã phát triển thành một ngành kinh doanh với doanh thu hàng tỷ đô la.
Ông Renborg đề nghị các bạn của mình giới thiệu chất bổ xung dinh dưỡng này cho người quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông sẽ trả họ hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ.
Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ xung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác, và bạn của bạn của bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này.
Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra công ty “Vitamins California” và nhờ phương pháp phân phối hàng mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (Distributor-Nhà phân phối độc lập), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi…) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao cao hơn.
Cuối năm 1939 đầu 1940, ông Renborg đổi tên công ty thành “Nutrilite Products” theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những cộng tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra.
Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng của ông chính là khởi điểm của ngành kinh doanh theo mạng, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của mô hinh Kinh doanh theo mạng và Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.
-Lịch sử tiếp theo của kinh doanh theo mạng (Network Marketing) gắn liền với tên tuổi của hai cộng tác viên của “Nutrilite Products” là Rich De Vos và Jey Van Andel. Sau một thời gian làm việc có hiệu quả với công ty hai ông đã nhận thấy sức mạnh to lớn của Kinh doanh theo mạng, vad đã sáng lập ra công ty riêng của mình mang tên “American Way Corporation’, viết tắt là Amway và hiện nay Amway đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong ngành Kinh doanh theo mạng với chi nhánh trên 125 nước trên toàn thế giới.
Vào những năm đầu của thập niên 70, Kinh doanh theo mạng chịu nhiều sức ép lớn. Năm 1975 trong hội đồng liên bang Hoa Kì có những người phản đối Kinh doanh theo mạng và quy kết Kinh doanh theo mạng với hình tháp ảo là hình thức bất hợp pháp bị cấm tại Hoa Kì, đây là đòn đánh đầu tiên của chính phủ. Bắt đầu cuộc chiến của các công ty Kinh doanh theo mạng để khẳng định chân lý, tính đúng đắn của mình. Công ty Amway đứng mũi chịu sào, suốt 4 năm liền hầu toà từ năm 1975-1979. Cuối năm 1979 toà án thương mại liên bang Hoa Kì công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là hình tháp ảo và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó bộ luật đầu tiên về Kinh doanh theo mạng đã ra đời tại Mỹ.
Trong cuối: “Kỷ nguyên của Kinh doanh theo mạng” đã chia Kinh doanh theo mang ra làm các thời kỳ:
+Làn sóng thứ nhất (thời kì thứ nhất): Từ 1940-1979 là thời kì bắt đầu hình thành của ngành Kinh doanh theo mạng, chỉ có khoảng 30 công ty ra đời tại Mỹ.
+Làn sóng thứ hai (thời kì thứ hai): từ 1979-1990 là thời kì bùng nổ của Kinh doanh theo mạng. Mỗi đêm ngủ dậy có hàng trăm công ty Kinh doanh theo mạng bố cáo thành lập với đủ loại sản phẩm và sơ đồ kinh doanh. Đây là thời kì phát triển và chọn lọc tự nhiên.
+làn sóng thứ ba (thời kì thứ ba): từ 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin, truyền thông,Kinh doanh theo mạng đã mang một màu sắc mới. Các nhà phân phối độc lập có thể đơn giản hoá công việc nhờ vào điện thoại, điện đàm, hội thảo, vô tuyến, internet và nhiều phương tiện khác. Nếu như ở thời kì thứ 2, những nhà phân phối độc lập giỏi phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như con thoi đến các mạng lưới thì ở thời kì thứ 3, bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia Kinh doanh theo mạng. Hàng ngàn công ty đã áp dụng mô hình Kinh doanh theo mang để truyền bá sản phẩm của mình. Các công ty áp dụng phương pháp bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp Kinh doanh theo mạng để phân phối những mặt hàng độc đáo của mình.
2.2 Những con số thông kê:
+Trên thế giới có hơn 30000 công ty phân phối hàng theo mô hình Kinh doanh theo mạng. Doanh số toàn ngánh đạt hơn 400 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20%-30%
+Mỹ hiện có 2000 công ty hoạt động và cứ 10 gia đình thì có một người làm trong ngành kinh doanh theo mạng chiếm khoảng15% dân số, có 500000 người trở thành triệu phú nhờ Kinh doanh theo mạng.
+Nhật Bản có 90% hàng hoá và dịch vụ được phân phối thong qua ngành Kinh doanh theo mạng, có 2,5 triệu nhà phân phối đạt doanh thu 30 tỷ USD.
+Đài Loan cứ 12 người thì có 1 người làm trong ngành kinh doanh theo mạng.
+Malaysia có hơn 1 triệu nhà phân phối đạt doanh thu 1 tỷ USD.
+Australia doanh thu từ Kinh doanh theo mạngđạt 1,5 tỷ USD
+Đức, Pháp, Italia mỗi nước đạt trên 2 tỷ USD
+Anh doanh thu đạt trên 1 tỷ USD
+Nga có trên 100 công ty hoạt động theo mô hình kinh doanh theo mạng, với hơn 2 triệu nhà phân phối.
+Việt Nam hiện nay có trên 30 công ty Kinh doanh theo mạng và trên 100000 nhà phân phối. Con số này đang tăng lên từng giờ sau khi luật cạnh tranh chính thức có hiệu lực từ sau ngày 1/7/2005.
+Mỗi ngày trên thế giới có 60000 người tham gia vào ngành Kinh doanh theo mạng.
+Cư 100 người là triệu phú trên thế giới thì có đến 40 người xuất phát từ ngành kinh doanh theo mạng, và dự báo trong thế kỉ 21 thì 70% hàng hoá và dịch vụ sẽ được phân phối theo phương thức này.
3- Đặc điểm của ngành kinh doanh theo mạng.
3.1 Đặc điểm chung:
-Việc lưu hành bán và phân phối sản phẩm được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập với nhau.
-Hàng hoá từ nhà sản xuất đến trực tiếp người tiêu dùng thông qua lực lượng chính đó lá các nhà phân phối, các nhà phân phối này lại thông qua các mối quan hệ của mình để tiêu thụ sản phẩm.
-Mỗi một nhà phân phối đều hoat động độc lập, không chịu sự chi phối của người trên mình.
-Đến 90% những nhà Kinh doanh theo mạng đều làm việc như 1 doanh nghiệp bán thời gian. Như vậy việc điều hành những công ty Kinh doanh theo mạng có 1 vạn thậm chí hàng trăm ngàn nhà phân phối làm việc bán thời gian trong những tổ chức bán hàng của họ ngày nay hoàn toàn không còn là chuyện hiếm hoi. Người ta đến, tham gia và bỏ doanh nghiệp khi họ muốn có công việc mới,kết hôn, chuyển chỗ ở hay thay đổi tình trang sống.
-Mô hình kinh doanh theo mạng chủ động không hợp tác với cấc khâu trung gian như các đại lý bán buôn, các cửa hàng bán lẻ,cắt giản tối đa khâu quảng cáo (chiếm đến 70% gia thành sản phẩm).
3.2 Lợi thế của mô hình Kinh doanh theo mạng.
Nghiên cứu cho thấy một số lí do phổ biến mà mọi người chọn Kinh doanh theo mạng là:
Kinh doanh theo mạng tạo điều kiện để gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người.
Kinh doanh theo mạng đề suất những chương trình làm việc rất linh hoạt.
Là phương cách tốt nhất để kiếm thêm thu nhập.
Với kinh doanh theo mạng bạn có thể sở hữu một doanh nghiệp riêng.
Thu nhâp tương xứng với công sức bỏ ra (làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu).
Ai cũng có thể làm được
Không đòi hỏi bằng cấp, kinh nghiệm, khả năng tài chính và mặt bằng.
Mọi người từ mọi độ tuổi, mọi tầng lớp đều có thể thành công trong Kinh doanh theo mạng.
Phân phối viên là những nhà kinh doanh độc lập. Bạn là ông chủ của chính mình . Điều đó có nghĩa là bạn có thể:
Làm việc toàn/bán thời gian theo cách mà bạn muốn.
Tự đặt mục tiêu riêng và tự quyết định làm thế nào để đạt mục tiêu.
Thu nhập tương xứng với sự nỗ lực của bạn. Mức độ thành công phụ thuộc vào ý chí và cường độ làm việc của bạn
Sở hữu doanh nghiệp riêng với vốn nhỏ hoặc không cần vốn.
Nhận được sự hỗ trợ và đào tạo của công ty mà bạn tham gia.
Mọi người thích mua hàng thông qua hệ thống kinh doanh theo mạng.
Theo khảo sát gần đây, 55% người Mỹ đã mua hàng hoá và dịch vụ thông qua hề thống bán hàng thực tiếp. Tỷ lệ này lớn hơn cả số người mua hàng thông qua truyền hình và mua hàng trực tuyến cộng lại. Người ta công nhận giá trị của các sản phẩm được cung cấp bởi hệ thống bán hàng trực tiếp và 45% người Mỹ muốn mua hàng qua hệ thống này.
Kinh doanh theo mạng là ngành kinh tế đang phát triển.
Doanh số ngành kinh doanh này tại Mỹ đã tăng gấp đôi trong thập kỷ trước với mức 25 tỷ USD. Còn hiện nay doanh số toàn cầu đã lên đến mức 82 tỷ USD.
Nhiều người xuất thân từ mọi tầng lớp, độ tuổi, đã thành công với Kinh doanh theo mạng
Nhiều người làm bán thời gian về sau thì bỏ công việc chính khi mà thu nhập trong Kinh doanh theo mạng của họ nhiều hơn.
3.3 Sự khác nhau giữa Kinh doanh truyền thống và Kinh doanh theo mạng
-Kinh doanh theo mạng là một kỹ thuật có sức tác động lớn nhằm giới thiệu sản phẩm nhãn hiệu mới, Đặc biệt là những mặt hàng yêu cầu sự kết quả cụ thể hoặc được chứng nhận. Nó phát triển mạnh mẽ thông qua sự “truyền miệng” của các phân phối viên, và chia sẻ sự ưa thích của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ của công ty.
-Kinh doanh truyền thống thì không, chỉ có thể quảng bá sản phẩm qua các dịch vụ truyền thông như tivi, đài, internet…,quảng cáo hay tiếp thị. Phạm vi hoạt động hẹp hơn.
-Hoa hồng được chi trả trên doanh số bán thực tế và vì thế khẩu ngữ thay thế những chiến dịch quảng cáo tốn kém, phân phối theo Kinh doanh theo mạng là một phương thức hiệu quả và kinh tế để tiếp thị một sản phẩm hoạc dịch vụ.
-Kinh doanh truyền thống thì không, thường thì lương chi trả cho công nhân viên không đúng với thực tế và công sức mà họ bỏ ra.
Chương 2:Sự phát triển Kinh doanh theo mạng tại Việt Nam.
1-Thực trạng của mô hình Kinh doanh theo mạng tại Việt Nam.
1.1. Mặt tiêu cực:
Mãi đến cuối thập kỷ 90, ở nước ta mới bắt đầu xuất hiện một số công ty kinh doanh theo hình thức này. Điều khác thường ở Việt nam là các công ty này bị lên án nhiều hơn là được ung hộ.
Việc phương thức này xuất hiện ở Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng thời gian qua chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ, bị biến tướng và bóp méo bởi một số thương nhân làm ăn không chân chính nhằm phục vụ mục đích tư lợi cá nhân.
Cùng với phương thức Kinh doanh theo mạng chân chính, biến tướng của nó – mô hình “kim tự tháp”, một kiểu kinh doanh lừa đảo người tham gia đang bị nhiều nước trên Thế giới ngăn cấm. Mô hình kinh doanh “kim tự tháp” có bề ngoài rất giống phương thức kinh doanh theo mạng thông thường nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc người tham gia. Theo các chuyên gia, tiêu chí để nhận dạng các công ty ap dụng kiểu “kim tự tháp”, tức là bán hàng đa cấp bất chính thường là doanh nghiệp bán hàng yêu cầu người muốn tham gia phỉa đặt cọc một khoản tiền để được quyền tham gia vào mạng lưới bán hàng nhưng không được nắm giữ hàng hoá. Đây chính là điểm mà nhiều người dễ bị lừa đảo vì các công ty bất chính này thường đưa ra mồi nhử là một khoản hoa hồng rất cao (có khi đến 50 – 60%). Sau khi nhận được tiền đặt cọc, công ty không hoạt động nữa, thậm chí bỏ trốn và ẵm luôn tiền của những người đã đặt cọc. Tại thị trường Việt Nam đã từng xảy ra vụ Công ty Thế giới mới lừa đảo chiếm đoạt hơn 6 ỷ đồng của gần 200 người tham gia mạng lưới. Bằng thủ đoạn yêu cầu người tham gia vao mạng lưới phải đặt cọc từ 1,8 -3,6 triệu đồng hoặc mua đủ 3 sản phẩm với giá 120 USD, đã để công ty ôm trọn 6 tỷ đồng của những người nhẹ dạ rồi bỏ trốn.
Một cách khác các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường yêu cầu người tham gia phải bán được một lượng hàng hoá nhất định trong một tháng để duy trì quyền tham gia của người đó. Việc này tạo sức ép khiến người tham gia phaỉ bán được hàng cho doanh nghiệp, nếu không sẽ mất ngay lập tức cái quyền tham gia mà họ đã có được bằng cách mua một lượng sản phẩm nhất định ban đầu. Trên thực tế có những tháng người tham gia không thể bán đủ số hàng cần thiết, nhưng lo sợ mất quyền của mình đã phaỉ vay mượn để tự mua đủ lượng hàng cần bán. Nếu sau đó họ không bán được số hàng hoá đó, không thu hồi được tiền thì những người này rất dễ trở thành con nợ…ở nước ta đã có trường hợp một công ty yêu cầu người tham gia phải bán được mỗi tháng 2 sản phẩm, tương đương 6 triệu đồng để được duy trì quyền tham gia, từ đó mới được hưởng hoa hồng. Trước đây họ phải mất 6 triệu đồng để mua quyền tham gia. Nếu trong tháng họ chỉ bán được 1 sản phẩm, do đó nếu không muốn bị mất 6 triệu đồng kia, họ buộc phải tự bỏ ra 3 triệu để tự mua một sản phẩm nữa (mà không có nhu cầu sử dụng) cho đủ số. Giả sử thánh tiếp theo, họ cũng chỉ bán được 1 sản phẩm và không thể có thêm 3 triệu đồng để mua hàng, họ sẽ mất luôn quyền tham gia. Được biết, để bảo vệ người tham gia, luật của tất cả các nước đều yêu cầu các Doanh ngiệp bán hàng đa cấp phải mua lại số hàng chưa bán được đó của người tham gia
Thủ đoạn tiếp theo của daonh ngiệp bán hang đa cấp bất chính là cho người tham gia được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, hay lợi ích kinh tế khác chỉ từ hoặc chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Mục đích của việc bán hàng nói chung và bán hàng đa cấp nói riêng là phaỉ đưa được hàng hoá ra thị trường, đến người tiêu dùng. Người môi giới bán hàng cũng nhằm làm cho hàng hoá được bán ra cho khách hàng. Nếu chỉ giới thiệu người khác tham gia sẽ dẫn đến tình huống những người tham gia trước không quan tâm đến việc bán hàng mà chỉ tìm cách dụ dỗ cành nhiều người tham gia vào mạng lưới càng tốt. Những người bị dụ dỗ phải trả tiền mua “quyền tham gia” như đã nói ở trên và chưa chắc đã nhận được hoa hồng vì chưa biét có bán được hàng hay không. Như vậy, công ty được lợi vì không cần bán hàng đến người tiêu dùng mà vẫn tiêu thụ dược hàng với giá cả cao hơn nhiều so với chất lương sản phẩm (khi người tham gia buộc phải mua hàng để có quyền tham gia), người tham gia trước được hưởng hoa hồng từ việc giới thiệu trong khi người tham gia bị dụ dỗ thì không thu đươc lợi ích gì vì không bán được hàng mà còn có thể bị mất một số tièn lớn
Từ năm 2000 đến cuối năm 2004, trong số các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp đã cá biệt có một vài doanh nghiệp lợi dụng việc chưa có pháp luật điều chỉnh phương thức kinh doanh này và sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng nên đã có hàng vi kinh doanh trục lợi và gây ra những vấn đề xã hội lớn.
Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh trung thực cũng đã giới thiệu những sản phẩm tốt tại thị trường Việt Nam và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đây là tính hại mặt của hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp.
Do hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp rất mới đối với Việt Nam , nên việc phân biệt doanh nghiệp kinh doanh chân chính và doanh nghiệp kinh doanh bất chính là không dễ dàng.
Đứng từ góc độ người tiêu dùng và đại đa số công chúng, tiêu chí thiết thực nhất là chất lượng của sản phẩm: Sản phẩm có được người tiêu dùng chấp nhận không. Nếu sản phẩm không được người tiêu dùng chấp nhận thì thực tế giao dịch bán hàng không được thực hiện, mà chỉ tồn tại một hệ thống những người tự ôm hàng. Đây là hàng vi kinh doanh bất hợp pháp theo mô hình kim tự tháp, phát triển song song với hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp. Điều này gây thiệt hại cho đa số những người tham gia hệ thống bán hàng và gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung.
Điều này xuất phát từ các lý do chủ yếu: Pháp luật chưa ban hành kịp thời tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hợp pháp và kiểm soát hoạt động bất hợp pháp; Nhận thức của cộng đồng về loại hình kinh doanh này còn ở mức sơ khởi; Chính các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp muốn làm ăn lâu dài tại thị trường Việt Nam có thể chưa có cơ chế quản lý hữu hiệu theo kịp sự phát triển thị trường hoặc chưa đầu tư thoả đáng cho những người tham gia hệ thống để tạo ra nền tảng kinh doanh lâu dài và đạo đức kinh doanh trung thực; Nhiều phân phối viên hoạt động và phát triển tự phát, chưa được đào tạo hoặc chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, hoặc hạn chế về hiểu biết xã hội và kinh doanh….; Các mặt hàng chủ yếu liên quan đến sức khoẻ con người, nên dễ bị lợi dụng trong việc thông tin khi bán hàng.
1.2 Mặt tích cực:
Với sự nỗ lực và sự tin tưởng vào thành công của mô hình kinh doanh mới mẻ này, các công ty kinh doanh theo mạng tiên phong cũng như cộng đồng nhà phân phối đã cố gắng hết sức mình. Và công sức bỏ ra đã đến mùa thu hoạch. Hiện nay nhà nước đã công nhận Kinh doanh theo mạng là một ngành kinh doanh hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Theo Phó giáo sư tiến sĩ Đặng Văn Thanh- Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và Ngân sách quốc hội, nếu chỉ vì một vài hiện tượng cá biệt mà không thừa nhân sự tồn tại của phương thức kinh doanh đa cấp cũng như những tác động tích cực của nó trong việc kính thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tăng cường lưu thông hàng hoá để thúc đẩy kinh tế phát triển sẽ là một quan điểm sai lầm và không phù hợp với chủ trương hội nhập kinh tế.
Cũng theo ông Thanh “Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có thể quản lý được hoạt động kinh doanh này một cách có hiệu quả và đưa nó vào quỹ đạo lành mạnh, góp phần củng cố hệ thống phân phối hàng hoá của Việt nam hiện nay và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân”.
Phương thức bán hàng đa cấp đã có trên thế giới và mới du nhập vào Việt Nam từ năm 2000. Cho tới nay theo số liệu thống kê của bộ Thương mại có khoảng 20 doanh nghiệp kinh doanh bán hạng đa cấp. Mặt hàng được kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người như thực phẩm bổ dưỡng, máy mát xa, máy lọc không khí, hoặc mỹ phẩm.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý độc quyền cho các công ty hoặc tập đoàn nước ngoài kinh doanh bán hàng đa cấp.
Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh bán hàng đa cấp đều đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp với ngành hàng mua, bán và phân phối mặt hàng tương ứng. Quan hệ pháp lý giữa doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp với các phân phối viên là quan hệ hợp đồng đại lý về tiêu thụ sản phẩm, mà không phải là quan hệ lao động.
Từ khi luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan tới quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực thi hành, tạo nên khung pháp lý để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng tiến hành quản lý, kiểm tra, và xử lý các hoạt động bán hàng đa cấp trái pháp luật, nhằm đưa hoạt đọng bán hàng đa cấp đi vào nề nếp, phát triển đúng pháp luật.
Tuy đến nay chưa có khảo sát chính thức, nhưng có thể nhận thấy những hiện tượng lộn xộn trong bán hàng đa cấp vừa qua giảm bớt đi rất nhiều.
2-Cơ sở luật pháp.
Hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp lần đầu tiên chính thức được pháp luật Việt nam điều chỉnh theo quy định của Luật Cạnh tranh, được Quốc Hội thông qua ngày 3/12/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2005.
Luật canh tranh, Nghị định 110/2005/NĐ-CP và thông tư 19/2005/TT-BTM đã quy định rất nhiều biện pháp khác nhau để cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành giám sát và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Tại điều 3.11 của Luật Cạnh tranh, bán hàng đa cấp được xác định là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá đáp ứng các điều kiện sau: việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhánh khác nhau; hàng hoá được người tham gia bán hàng đa cấp tiệp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc, hoặc địa điểm khác….; người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghịêp bán hang đa cấp chấp thuận.
Luật cạnh tranh cũng quy định bán hàng đa cấp bất chính là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị pháp luật cấm (điều 39.9)
Điều 48 của luật Cạnh tranh quy định đó là các hành vi nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp gồm: yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại; cho người tham gia nhận tiền hoa hồng tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia.
Luật cạnh tranh quy định bán hàng đa cấp bất chính nhằm phòng ngừa và loai bỏ các hành vi trục lợi hoặc lừa đảo trong hoạt động bán hàng trực tiếp.
Ngày 6/5 Bộ Thương mại đã tổ chức buổi toạ đàm lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó, các hành vi thoả thuận để hạn chế cạnh tranh như sau có thể bị phạt tối đa đến 10% tổng doanh thu : Thoả thuận ấn định giá hàng hoá dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp; Thoả thuận phân chia thị trường, nguồn cung cấp hàng hoá, thoả thuận để ngăn cản, kiềm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường; Thoả thuận để loại bỏ những doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, thông đồng để thắng thầu…
Bà Đinh Thị Mỹ Loan- Cục trưởng cục Quản lý cạnh tranh cho rằng đây là hình thức phạt nặng nhất từ trước tới nay ở nước ta. Riêng đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính (mang tính lừa đảo) có thể phạt đến 100 triệu đồng. Các hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha doanh nghiệp khác, quảng cáo khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh… cũng sẽ bị phạt từ 5-50 triệu đồng.
Một doanh nghiệp phải có giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp mới được tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp, yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của mình . Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ thường xuyên giám sát thông qua nhiều kênh khác nhau và sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm của doanh nghiệp và người tham gia.
Hiện nay các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang tiến hành đề nghị cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Cục Quản lý cạnh tranh cùng các sở thương mại/ sở thương mại du lịch và các cơ quan chức năng khác đang cố gắng thực thi tốt những quy định pháp luật đã ban hành để sớm đưa hoạt động này đi vào nề nếp.
3- Sự phát triển kinh doanh đa cấp tại Việt Nam.
Đã có một bước tiến lớn trong tư tưởng xây dựng pháp luật, một sự thay đổi trong phương thức kinh doanh cũng như nhận thức của người dân về kinh doanh bán hàng đa cấp.
Quyền và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang được Bộ Thương mại dự kiến mở rộng thông qua sự “cởi bỏ” hoàn toàn tư duy “cấm đoán” của luật pháp đối với phương thức kinh doanh khá đặc thù này
Đây được đánh giá là một “cuộc cách mạng” trong tư tưởng xây dựng pháp luật nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng, khẳng định chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh, cũng như củng cố và cải tổ hệ thống phân phối hàng hoá của Nhà nước.
Theo Dự thảo Nghị định Giám sát hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất vừa được Ban soạn thảo đưa ra, các doanh nghiệp có quyền kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp đối với mọi loại hàng hoá, trừ những hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm lưu thông,danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh hàng giả,hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp cũng được phép thực hiện mọi hành vi kinh doanh trừ những hành vi mà pháp luật cấm do có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng.
Đánh giá về dự thảo các quy định này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Chí, chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, nguyên là Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thương mại, Phó trưởng ban soạn thảo Luật Cạnh tranh cho rằng, đây là một bước tiến lớn trong tư tưởng xây dựng pháp luật, đặc biệt là đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh phương thức kinh doanh vốn được coi là khá phức tạp và nhạy cảm này.
Phân tích cụ thể nhận định trên, ông Chí đưa ra một dẫn chứng điển hình về sự thay đổi cơ bản trong tinh thần của Dự thảo Nghị định so với các văn bản trước đây, đó là việc thể hiện quan điểm doanh nghiệp được quyền kinh doanh mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm thay vì tư duy truyền thống là doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh những gì mà pháp luật cho phép.
Theo ông Chí, với sự thừa nhận này, pháp luật Việt Nam không chỉ hoàn toàn công nhận tính hợp pháp của phương thức bán hàng đa cấp như là một trong những hình thức phân phối hàng hoá, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp mở rộng quyền và phạm vi kinh doanh một cách lành mạnh theo đúng pháp luật.
Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh này đang dần được cập nhật và hoàn thiện.
Thời cơ đã đến, các công ty bán hàng đa cấp nước ngoài ồ ạt kéo vào thị trường Việt Nam, và những công ty Việt Nam chân ướt chân ráo cũng đang trong quá trình hình thành và phát triển với một khí thế vũ bão.
Thông tin từ Cục Quản lý Cạch tranh (Bộ Thương Mại) cho biết, đến nay có 7 doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc được cấp giấy đăng lý tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp.
Đó là các doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Sinh Lợi, Công ty TNHH Tân Hi Vọng, Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân, Công ty TNHH Thế giới Toàn Mỹ, Công ty TNHH Thương mại Lô Hội, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch ích Lợi, và Công ty TNHH Mỹ phẩm Avon. Trong đó Công ty Sinh Lợi có địa bàn hoạt động rộng nhất với gần 25 tỉnh/ thành phố.
Và hơn 20 Công ty kinh doanh bán hàng đa cấp đang chờ được cấp giấy đăng ký tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp.
Như vậy, sau hàng loạt những vấn đề được đặt ra kể từ khi hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện đầu những năm 2000, khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh này đang dần được cập nhật và hoàn thiện.
Kinh doanh theo mạng – cơ hội kiếm tiền hợp pháp. Kinh doanh theo mạng là phương pháp bán lẻ thông dụng, trong đó hàng tiêu dụng được bán không phải trong các cửa hàng mà bởi các phân phối viên. Là một phân phối viên, bạn có thể kiểm soát thời gian cuả mình và kiếm tiền bằng cách bán các sản phẩm tiêu dùng được công ty đưa ra thị trường.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0678.doc