Kiến trúc sư frank lloyd wright và những sáng tạo vượt thời gian

Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 67 KIẾN TRÚC SƢ FRANK LLOYD WRIGHT VÀ NHỮNG SÁNG TẠO VƢỢT THỜI GIAN ThS. KTS. Lê Đàm Ngọc Tú Phó Trưởng Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Kiến trúc sư Frank Lloy Wright (1867 – 1959) được biết đến như kiến trúc Mỹ vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông là một kiến trúc sư, người đã khiến cho trường phái “Kiến trúc hữu cơ” được phát triển rộng rãi, người tiên phong của trào lưu “Nhà thảo nguyên”, còn là một chuyên gia

pdf6 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kiến trúc sư frank lloyd wright và những sáng tạo vượt thời gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết cấu với nhiều giải pháp sáng tạo như “Cấu trúc pho-mát”, nguyên tắc “Trụ cô lập”, và cũng là một người thiết kế nội thất chuyên nghiệp với rất nhiều m u thiết kế bàn ghế, vải, đèn, tranh tường, Đồng thời, ông còn là một nhà giáo dục và triết gia với 20 cuốn sách và vô số các bài báo. Từ khóa: Frank Lloy Wright, kiến trúc hữu cơ, nhà thảo nguyên, cấu trúc pho-mát, trụ cô lập, sàn nấm. Mừng trường Đại học Xây dựng Miền Trung đã có những khóa đào tạo kiến trúc sư đầu tiên. Trong khuôn khổ bài báo, tôi xin giới thiệu về Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright, cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới, ông là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng nhất trong nửa đầu thế kỷ 20. Frank Lloyd Wright sinh ngày 8/6/1867 trong một gia đình nhiều đời làm nghề chăn nuôi gia súc ở Richland Center (bang Winconsin, nước Mỹ). Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã sáng tạo 1141 đồ án thiết kế, trong đó 532 đồ án đã trở thành hiện thực. Wright là người đã khiến cho trường phái “Kiến trúc hữu cơ” được ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới, là người tiên phong của trào lưu kiến trúc “Nhà thảo nguyên”. Năm 1991, Wright được Viện Kiến trúc Hoa Kỳ tôn vinh là “Kiến trúc sư Mỹ vĩ đại nhất của mọi thời đại”. Tuy nhiên, sự sáng tạo của Wright không chỉ dừng lại trong nghệ thuật kiến trúc, ông còn thiết kế bàn ghế, vải, kính nghệ thuật, đèn, nghệ thuật đồ họa, Ngoài ra, ông còn là một tác giả với hơn 20 cuốn sách và vô số bài báo, là một nhà giáo dục và triết gia. Ông đã thuyết giảng khắp nơi trên đất Mỹ, ở Châu Âu và đã phát triển mô hình quy hoạch phi tập trung Thành phố Thôn (Broadacre city) với các cộng đồng dân ở phân tán có sự kiểm soát của kiến trúc sư mà cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi trong giới học giả. 1. Trƣờng phái “Kiến trúc hữu cơ” và phong cách “Nhà thảo nguyên” Nổi tiếng nhất trong loạt “Nhà thảo nguyên” là ngôi nhà Robie (1907-1909) ở Chicago. Ngôi nhà này đã diễn đạt được những nguyên tắc của phong cách này gồm 9 điểm mà Wright đã tổng kết như “Một không gian duy nhất, các mặt bằng vươn ra song song với mặt đất, loại bỏ buồng hình hộp, chỉ làm bằng một loại vật liệu, đồ đạc gắn bó với kiến trúc ngôi nhà, loại bỏ trang trí, ”. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 68 Hình 1. Ngôi nhà Robie, 1907-1909 Cuối những năm 1920 và những năm 1930, phong cách kiến trúc hữu cơ của Wright đã lên đến đỉnh cao thể hiện qua các công trình tiêu biểu như điền trang Graycliff, Nam Buffalo, New York (1926-1931), biệt thự trên thác (Kaufmann House) ở Bear Run, Pennsylvania (1936), ngôi nhà riêng thứ hai Taliesin – West ở Scottdale, Arizona (1938), đồ án ý tưởng Thành phố Thôn dã (Broadarce city, 1932) * Biệt thự trên thác (Kaufmann House) ở Bear Run, Pennsylvania (1936) Công trình này được coi là bản Tuyên ngôn của trường phái “Kiến trúc hữu cơ”. Ngôi nhà như mọc ra từ những vách đá, những tấm bê tông bay bổng theo dòng nước của thác Bear Run. Cấu trúc của nhà gồm một loạt các ban-công và sân thượng đưa ra ngoài. Ông dùng đá vôi thiên nhiên khai thác tại chỗ cho các cột đứng và bê tông cho phương vị ngang. Bên trong nhà, các cột và lò sưởi xây bằng đá gồ ghề có vẻ đẹp tạo hình ấm áp và gần gũi với con người, do vậy, người ta không cần treo tranh ảnh trên tường, Wright phát biểu “Tranh ảnh làm hỏng tường”. Hình 2. Mặt bằng và mặt cắt biệt thự Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 69 2. Wright và các sáng tạo vƣợt thời gian * Khách sạn Hoàng gia, Tokyo (1913-1919) Bên cạnh hàng loạt công trình thiết kế bay bổng và gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, Wright còn nổi tiếng với các kết cấu rất sáng tạo. Từ năm 1916 đến 1922, ông sống ở Nhật Bản và đã để lại một tác phẩm đáng kinh ngạc là khách sạn Hoàng Gia ở Tokyo (Imperial Hotel). Về kỹ thuật, Wright đã đề xuất một loại kết cấu chịu động đất mà ông gọi là “Cấu trúc pho mát”, hệ thống cấu trúc này cho phép các bộ phận của ngôi nhà có thể chuyển vị theo chiều đứng trong trận động đất mà không làm hại đến tổng thể ngôi nhà. Đầu tháng 9/1923, Tokyo đã xảy ra một trận động đất dữ dội, Wright đã nhận được một bức điện từ Tokyo: “Khách sạn Hoàng gia đứng nguyên không bị hư hại, như một đài kỷ niệm thiên tài của Ngài”. Hình 3. Nội thất bên trong khách sạn Hoàng Gia Tokyo. * Nhà hành chính (1936-1939) và tháp thí nghiệm (1950) của Hãng Johnson- Wax, bang Wisconsin Từ nửa sau những năm 30, thành công của Biệt thự trên thác đã kích thích sự sáng tạo của Wright, ông đã sáng tạo nhiều kiệt tác với sự phong phú và rực rỡ đáng kinh ngạc. Năm 1936, Wright đã thiết kế nhà hành chính của hãng Johnson - Wax (ở Racine, bang Wisconsin, 1936 - 1939). Độc đáo nhất là phòng làm việc lớn áp dụng kết cấu sàn nấm bằng bê tông cốt thép. Các cột cách nhau 6,08m, khoảng trần giữa các đầu cột lát bằng kính cho ánh sáng thiên nhiên lọt vào. Rừng cột mảnh mai đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật rực rỡ. Bao theo chu vi của phòng ông sử dụng những ống thủy tinh để ánh sáng thiên nhiên lọt vào làm căn phòng sáng lên rực rỡ. Tháp thí nghiệm (1950) của hãng này cũng là một kiến trúc độc đáo. Tường bao quanh tháp được làm bằng một hệ thống ống thủy tinh để cho ánh sáng thiên nhiên tràn vào phòng. Cấu trúc chính của tháp là một trụ lớn, ở chính giữa có các sàn tầng nhà hình tròn bám vào trụ. Đây là nguyên tắc “trụ cô lập” mà Wright rất ưa thích và áp dụng cho nhiều công trình cao tầng sau này. Hình 4. Nội thất tòa nhà hành chính với cấu trúc sàn nấm Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 70 Hình 5. Mặt cắt tháp thí nghiệm hãng Johnson-Wax với cấu trúc “trụ độc lập” * Tháp Price, ở Bartlesville, bang Oklahoma (1953-1955) Tòa tháp 18 tầng này được Wright thiết kế sử dụng kết cấu cơ bản là “trụ độc lập”, nhưng mặt bằng hình vuông được xoay đi một góc 300 so với trụ cô lập hình chữ nhật ở Trung tâm nhằm tạo nên sự phong phú ở mặt ngoài công trình. Wright phát biểu: “Ngôi nhà chọc trời nhẹ nhàng này đã trốn khỏi thành phố lớn về sống ở nông thôn một tỉnh nước Mỹ”. Hình 6. Mặt đứng và mặt bằng tháp Price Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 71 * Bảo tàng Solomon R. Guggeheim, New York, Mỹ (1956-1959) Bảo tàng này là một kiệt tác được Wright thiết kế và xây dựng vào lúc cuối đời, khi ông đã bước sang tuổi 90. Ông đã mất 16 năm để thiết kế và xây dựng (1943-1959). Điểm nổi bật của bảo tàng chính là dây chuyền công năng: khách vào bảo tàng được đưa lên tầng trên cùng bằng thang máy, từ đó khách theo đường xoắn ốc rất thoải đi xuống, vừa đi vừa ngắm các tác phẩm hội họa treo trên tường một cách rất thoải mái mà không cần nhìn xuống chân mình vì không có bậc thang. Nội thất của bảo tàng khiến khách tham quan sững sờ vì vẻ đẹp của đường xoắn ốc khi nhìn từ trên xuống hay từ dưới lên. Ánh sáng xuyên qua vòm kính trên nóc nhà làm cho toàn phòng trưng bày sáng rực rỡ. Hình 7. Bảo tàng Solomon R. Guggeheim, New York, Mỹ * Phƣơng án tòa nhà cao một dặm (The Mile Illinois) Năm 1956, ông đề xuất phương án này và đưa ra khái niệm “Ngôi nhà – Thành phố” hay “Thành phố - Ngôi nhà” để giải tỏa cho các đô thị đông đúc. Ngôi nhà cao 1609m, có 528 tầng, số người ở là 20 vạn, có các cửa hàng, đủ loại dịch vụ và chỗ đỗ cho 15.000 xe ô tô. Kết cấu chủ yếu là hệ thống “trụ cô lập” quen thuộc với một trụ thép siêu cứng ở trung tâm. Trong ngôi nhà có 56 thang máy chia ra nhiều nhóm với tốc độ di chuyển khác nhau trên những chặng đường khác nhau. Mô hình tổng thể Mặt cắt khối trưng bày chính Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 72 Hình 8. The Mile Illinois Frank Lloyd Wright từ trần ngày 9/4/1959 tại Taliesin – West (Bang Arizona), ông không bao giờ nghỉ hưu trong suốt sự nghiệp của ông. Năm 1957, khi đã bước sang tuổi 90, ông còn nhận 40 lời mời thiết kế chỉ trong 1 năm, một con số kỷ lục. Wright tin rằng một nền kiến trúc Mỹ có thể đạt được từ cảnh quan Mỹ hơn là những phong cách du nhập từ nước ngoài. Những thiết kế của ông đã thay đổi quan niệm và cách sống của mọi người bởi đáp ứng được tốt nhất nhu cầu ở, mang đến ánh sáng, không gian mở vào công trình khác hẳn với tiền lệ. Ông là một trong những gương mặt sáng chói của kiến trúc hiện đại thế giới, di sản đồ sộ của Wright vẫn còn sống mãi thông qua các quan niệm, sinh viên và đặc biệt là những công trình của ông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thắng Vu (chủ biên). 2005. Những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới – Tập 1, NXB Kim Đồng. [2] Trang web [3] Trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_truc_su_frank_lloyd_wright_va_nhung_sang_tao_vuot_thoi.pdf
Tài liệu liên quan