Kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu SV đào tạo bậc Đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế

lời nói đầu Trong bối cảnh của sự hợp tác và liên kết giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới yêu cầu phải có nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực trong các lĩnh vực và cơ cấu ngành nghề khác nhau. Trong thời gian qua, giáo dục bậc đại học của chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc xây dựng một cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ. Cơ cấu thị trường và những nhân tố khách quan đã tác động mạnh đến việc hình thành và phát triển cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đ

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu SV đào tạo bậc Đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại học.Việc xây dựng một cơ cấu đào tạo đó có tính hiệu quả cao với yêu cầu của nền kinh tế - xã hội là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có sự định hướng bằng các chính sách điều chỉnh có chủ định của Nhà nước trong hiện tại và thời gian tới. Nhằm phân tích thực trạng cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học của Việt Nam hiện nay, sự tác động của cơ cấu sinh viên đó đến phát triển kinh tế và sự tác động có ý thức của Nhà nước đến cơ cấu sinh viên đó thông qua các chính sách hỗ trợ kinh tế. Nên tôi đã chọn đề tài. "Một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt nam trong thời gian tới" làm luận văn tốt nghiệp. Bố cục đề tài gồm : Lời nói đầu Chương I : Sự cần thiết phải có một cơ cấu sinh viên bậc Đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và vai trò của các chính sách hỗ trợ kinh tế. Chương II : Thực trạng cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học của Việt nam và các chính sách hỗ trợ kinh tế hiện nay. Chương III : Phương hướng điều chỉnh chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm tạo sự phù hợp giữa cơ cấu sinh viên đào tạo Đại học với yêu cầu phát triển kinh tế. Kết luận Đây là một đề tài lớn, phức tạp liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Vì thế, luận văn không có tham vọng đưa ra được những giải pháp cụ thể, tối ưu để giải quyết vấn đề. Luận văn chỉ mong muốn góp một phần công sức vào việc gợi mở hướng cần thiết cho việc hoạch định các chính sách kinh tế hỗ trợ giáo dục của Nhà nước. Tuy nhiên do thời gian có hạn mà nguồn thông tin, số liệu rất hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, không hoàn chỉnh. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, và các bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tận tình của : - Ban Nghiên cứu phát triển Đại học thuộc Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. - Thầy cô trong khoa kinh tế phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô. Thầy giáo hướng dẫn thực tập : Thạch sỹ Vũ Cương. Thầy giáo hướng dẫn tại Viện : Nguyễn Đông Hanh. Đã tận tính giúp đỡ tôi trong việc xây dựng và hoàn thành đề tài này. Chương I Sự cần thiết phải có một cơ cấu sinh viên Đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và vai trò của các chính sách hỗ trợ kinh tế I - Cơ cấu sinh viên hợp lý với sự phát triển kinh tế xã hội : 1. Khái niệm và phân loại cơ cấu sinh viên : 1.1. Khái niệm cơ cấu sinh viên. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà trí tuệ con người là tài sản quý giá nhất của các dân tộc thì “đi lên bằng giáo dục” là chân lý của sự phát triển. Mặt bằng dân trí càng cao cùng với những đỉnh cao về trí tuệ là điều kiện tiên quyết quyết định sự thắng lợi của mỗi quốc gia trong qúa trình hội nhập và phát triển về kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật mang tính toàn cầu hiện nay. Giáo dục luôn theo sát với sự vận động, phát triển của mỗi giai đoạn lịch sử, đáp ứng một phần yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo cho các lĩnh vực kinh tế của xã hội đó. Đồng thời,hoạt động giáo dục là công cụ phục vụ mục tiêu chính trị của mỗi giai cấp thống trị. Giáo dục đào tạo những con người có phong cách đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị theo đường lối của giai cấp thống trị. Theo quy luật đó, nền giáo dục Việt Nam phải là công cụ phục vụ mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam với giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân. Trong gia đoạn hiện nay, mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước ta là tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước, rút ngắn khoảng cách của sự phát triển giữa nước ta với các nước khác trên thế giới và trong khu vực. Vì thế, việc xây dựng và đổi mới hệ thống giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao và nâng cao mặt bằng dân trí nhân tài cho đất nước...v.v là vấn đề mang tính thiết yếu. Hệ thống giáo dục Đại học là nhân tố cấu thành quan trọng của hệ thống giáo dục. Nó đóng vai trò là cung cấp nguồn đầu vào lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, quản lý cao cho nền kinh tế. Với vai trò đó, việc đổi mới hệ thống giáo dục Đại học là vấn đề thiết yếu cần được chú trọng công cuộc đổi mới hệ thống giáo dục, nhằm tạo ra sự thích ứng với nền kinh tế và mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Đổi mới hệ thống giáo dục bậc Đại học là đổi mới cơ cấu khối lượng, cơ cấu sinh viên, cơ cấu giảng viên và những nội dung khác của hệ thống. Hệ thống giáo dục bậc Đại học với tính chất là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao cho nhu cầu về nhân lực của các ngành kinh tế vì thế đổi mới và xây dựng cơ cấu sinh viên phù hợp, hợp lý là điểm chủ yếu trong chiến lược đổi mới. Chúng ta phải xây dựng một cơ cấu phải đảm bảo về số lượng và nội dung với điều kiện kinh tế. Trong điều kiện Việt nam, tầng lớp nông dân chiếm một số lượng lớn trong tổng số dân cả nước, thì lượng sinh viên xuất thân từ tầng lớp nông dân phải chiếm một tỷ trọng tương ứng, làm cho tỷ lệ sinh viên đó tương xứng với vị trí của lực lượng lao động nông nghiệp trong lực lượng lao động của toàn xã hội. Do tính chất, vai trò của cơ cấu sinh viên đào tạo trong chiến lược phát triển, đổi mới hệ thống giáo dục bậc Đại học nên cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học phải có sự nhìn nhận chuẩn xác. Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học là trạng thái cấu thành nội bộ của hệ thống giáo dục bậc Đại học. Cơ cấu sinh viên đó bao gồm: Cơ cấu ngành nghề theo khối trường, cơ cấu phân theo địa lý, cơ cấu giới tính, cơ cấu văn hoá, cơ cấu độ tuổi... Việc phân tích cơ cấu sinh viên bậc Đại học xét trên tất cả về các khía cạnh về cơ cấu là một vấn đề rộng và phức tạp. Vì thế, bài viết chỉ xin tập trung vào hai khía cạnh lớn của cơ cấu sinh viên. * Cơ cấu sinh viên theo khối trường học. * Cơ cấu sinh viên theo vùng . 1.2. Phân loại cơ cấu sinh viên : 1.2.1. Cơ cấu sinh viên theo khối trường học. Cơ cấu sinh viên theo khối trường học là trạng thái khối lượng sinh viên cấu thành hệ thống giáo dục đào tạo bậc Đại học của nhóm trường dựa trên tiêu thức phân định nhóm trường bậc Đại học của mỗi quốc gia. 1.2.2. Cơ cấu sinh viên theo vùng. Trong tiêu thức cơ cấu sinh viên phân theo vùng, cơ cấu sinh viên được phân làm hai tiêu thức : 1.2.2.1 Cơ cấu sinh viên phân theo vùng kinh tế Cơ cấu sinh viên phân theo vùng kinh tế là trạng thái số lượng sinh viên cấu thành cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học dựa trên tiêu thức phân định địa giới vùng kinh tế của mỗi quốc gia. 1.2.2.2. Cơ cấu sinh viên phân theo khu vực thành thị - nông thôn. Cơ cấu sinh viên phân theo khu vực thành thị - nông thôn là trạng thái số lượng sinh viên bậc Đại học thuộc khu vực đó, dựa trên sự phân định tiềm thức thành thị- nông thôn của mỗi quốc gia. 1.3. Tiêu thức đánh giá tính hợp lý của cơ cấu sinh viên : Như trên đã phân tích, sự phát triển nền kinh tế đặt ra yêu cầu về sự phù hợp của nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao đối với hệ thống giáo dục bậc Đại học, có nghĩa là phải có một cơ cấu sinh viên hợp lý. Hiện nay còn có nhiều quan niệm khác nhau về tính hợp lý của cơ cấu sinh viên. Trên khía cạnh nền kinh tế, cơ cấu sinh viên hợp lý là sự phù hợp với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao. Tính hợp lý này của cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học được đánh giá trên một số tiêu thức sau. * Sự cân đối giữa số lượng đào tạo của hệ thống giáo dục bậc Đại học và sử dụng của thị trường lao động nhằm đảm bảo đào tạo đến đâu sử dụng với hiệu suất tối đa đến đó. Tránh tình trạng thất nghiệp và chờ việc không tự nguyện của nguồn nhân lực có trình độ ở mức cao. * Cơ cấu sinh viên đó phải phù hợp yêu cầu của nền kinh tế với việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong từng thời kỳ, để tạo ra sự phát triển đầu tiên của ngành kinh tế mũi nhọn đó. Cơ cấu phải đáp ứng được về số lượng chất lượng của nguồn nhân lực đó. * Cơ cấu sinh viên đó phải phù hợp với cơ cấu giai tầng xã hội. Cụ thể là giữa khu vực thành thị và nông thôn, vùng kinh tế trọng điểm và không trọng điểm, đảm bảo sự công bằng trong phát triển kinh tế xã hội. * Tỷ trọng của số lượng sinh viên đào tạo trong các nhóm ngành đào tạo phải có sự cân đối với yêu cầu của ngành đó trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Số lượng sinh viên phục vụ đúng chuyên ngành đào tạo phải cao. 2. Mối quan hệ giữa cơ cấu sinh viên : 2.1. Đặc điểm của cơ cấu sinh viên. Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học được cấu thành bởi các phân tử đó chính là các sinh viên. Các sinh viên này tồn tại và phát triển dưới sự tác động của hàng loạt nhân tố chính trị, văn hoá, đời sống v.v. Mặt khác các sinh viên này trong tương lai là sản phẩm của hoạt động giáo dục đối với thị trường lao động. Những nguyên nhân đó của đối tượng sinh viên đã tác động và tạo ra cho cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học những đặc điểm.: *Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học hình thành và phát triển một cách khách quan theo yêu cầu của thị trường lao động. Điều kiện phát triển và thay đổi của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển khac nhau đòi hỏi một sự đáp ứng khác nhau về nhân lực của hệ thống giáo dục bậc Đại học. Các nhóm ngành trong nền kinh tế thay đổi làm cho nhu cầu về nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao trong nền kinh tế thay đổi. Điều đó tác động đến sự lựa chọn nhóm ngành theo học của sinh viên và cơ cấu sinh viên đào tạo trong hệ thống giáo dục bậc đại học.Sự lựa chọn nhóm ngành học của sinh viên căn cứ vào triển vọng của ngành nghề đó với các điều kiện ở hiện tại như thu nhập,mức sống,cơ hội thăng tiến... Trong điều kiện của Việt Nam ở những năm đầu tiên của thập kỷ 90, cơ chế kinh tế thị trường thực sự phát triển trong nền kinh tế nước ta. Thời gian này, các ngành kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh mẽ tạo ra nhu cầu về đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh và sự am hiểu các chính sách quản lý. Điều kiên đó đã tạo ra cho các cán bộ quản lý làm việc trong lĩnh vực này có một điều kiện về thu nhập, đời sống, cơ hội thăng tiến cao. Sự thể hiện trong thu nhập, đời sống v.v của nhóm ngành này là tiêu chí cho sinh viên trong thời gian đó lựa chọn khối trường kinh tế - luật để theo học. Việc theo học cao làm cho cơ cấu sinh viên của khối trường kinh tế -luật trong giai đoạn này tăng cao, đồng thời nó cũng tác động đến tỷ trọng của cơ cấu sinh viên trong các khối trường khác. Vậy cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học cũng thành cách khách quan theo đúng tính chất của sản phẩm (sản phẩm giáo dục) trong thị trường (thị trường lao động). * Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học có độ trễ cao trong quá trình sản xuất của hệ thống giáo dục bậc Đại học. Khoảng thời gian cho ra đời một sản phẩm của hệ thống giáo dục bậc Đại học là 4 - 5 năm do đó cơ cấu sản phẩm đó có một độ trễ tương đương với khoảng thời gian đó. Khoảng thời gian này đối với các sản phẩm hàng hoá thông thường thì nó vừa đủ khép kín một vòng đời sản phẩm và bước sang giai đoạn. Với sản phẩm giáo dục bậc Đại học thì đó chỉ là khoảng thời gian trang bị kiến thức nhằm hoàn thiện sản phẩm. Nhân tố độ trễ tạo ra khoảng cách giữa đào tạo hiện tại với nhu cầu trong thời gian tới là 4 - 5 năm, do đó những gì mà cơ cấu sinh viên căn cứ để hình thành cơ cấu có hiện nay có thể sau khi ra trường không đúng nữa. Nguyên nhân về độ trễ làm cho chúng ta phải có những dự báo dựa trên định hướng phát triển kinh tế trong khoảng thời gian từ 4 - 5 năm hoặc dài hơn là từ 5 - 10 năm cho cơ cấu sinh viên. * Đặc điểm không tuân thủ một cách khách quan theo thị trường lao động đó chính là yếu tố đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của người sinh viên trong cơ cấu đào tạo. Những nhân tố đạo đức, lối sống v.v là nhân tố không định hình trong sinh viên, nó luôn được chú trọng và xây dựng trong mỗi cá nhân ngày càng tốt hơn và không có giới hạn nào cho mình. Do đó, thị trường lao động không thể nêu ra mức cầu là bao nhiêu với nhân tố đạo đức, lối sống v.v khi yêu cầu với nguồn lao động có trình độ kỹ thuật, quản lý cao, và càng không thể tác động nhằm xây dựng một định chuẩn về đạo đức, lối sống v.v gắn với cơ cấu nhân lực có trình độ bậc Đại học. Nhân tố không định hình về đạo đức, lối sống v.v luôn thể hiện trong những hoạt động của đời sống thường ngày, tác động đến sự phát triển trong đời sống văn hoá - tinh thần của xã hội. Bên cạnh những đặc điểm về sự hình thành mang tính khách quan, độ trễ, hay sự không định hình của đạo đức, lối sống của cơ cấu sinh viên, thì cơ cấu sinh viên còn có những đặc điểm về giai tầng, trình độ nhận thức, độ tuổi v.v. Những đặc điểm đó tạo cho cơ cấu sinh viên có đặc điểm giống đặc điểm của sản phẩm thông thường và cũng có sự khác biệt với các sản phẩm thông thường trong thị trường. 2.2. Vai trò của cơ cấu sinh viên hợp lý với sự phát triển kinh tế. Vai trò của giáo dục với sự phát triển ngày càng thể hiện rõ thông qua các dấu ấn trực tiếp của sản phẩm giáo dục trong bất kỳ một sản phẩm nào dưới dạng hàm lượng trí tuệ và kỹ năng lao động cần thiết để làm gia sản phẩm đó. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển còn được thể hiện ở hệ thống giáo dục bậc Đại học thông qua một cơ cấu đào tạo hợp lý với yêu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. - Cơ cấu sinh viên đào tạo hợp lý tạo ra động lực phát triển cho nền kinh tế thông qua tính hiệu quả làm việc của các thành viên trong cơ cấu khi làm việc. Giáo dục bậc Đại học cung cấp cho nền kinh tế những con người lao động có trình độ và khả năng thích ứng cao. Trình độ, năng lực, khả năng làm việc tốt đã mang lại cho họ một năng suất cao trong lao động. Năng suất làm việc cao và tổ chức công việc khoa học đã làm cho quy trình sản xuất đạt hiệu quả , tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhờ đó quốc gia có thể đẩy mạnh tối đa sự tăng trưởng của mình và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Cơ cấu sinh viên đào tạo hợp lýkhắc phục sự thiếu hụtnguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật,quản lý cao trong hoạt động sản xuất của các ngành sản xuất. Điều đó tạo ra sự phát triển cân đối về trình độ sản xuất của đội ngũ lao động trong các ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển cân đối với các ngành khác trong nền kinh tế. Vì thực tế, trong nền kinh tế, các nhóm ngành sản xuất nằm trong sự liên hệ mang tính tương hỗ,một số ngành yếu kém trong trình độ sẽ gây ra tình trạng kém hiệu quả trong sản xuất và không đáp ứng được yêu cầu của các nhóm ngành khác. Nguyên nhân đó gây ra những cản trở trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Cơ cấu sinh viên đào tạo hợp lý tạo ra nguồn lực phát triển mới cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Hàng năm, lượng ngân sách Nhà nước chi cho phát triển giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư phát triển. Cơ cấu sinh viên hợp lý sẽ tạo ra sự cân đối giữa đào tạo và sử dụng giảm tối thiểu tình trạng thừa thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao giữa các nhóm ngành. Điều đó tiết kiệm cho ngân sách đầu tư giáo dục bậc Đại học và đồng thời nguồn vốn đó có thể di chuyển sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế,mục đích tạo sự phát triển tốt hơn cho lĩnh vực đó trong những giai đoạn mà yêu cầu phải có sự phát triển cao về số lượng và chất lượng. - Cơ cấu sinh viên hợp lý góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong lực lượng lao động làm phát triển về mặt xã hội. Đội quân thất nghiệp có trình độ có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến vấn đề xã hội.Đội ngũ này tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, gây rối kích động v.v làm cho xã hội ngày càng phức tạp trong quá trình phát triển. Điều đó cũng xuất phát từ nguyên nhân là họ chán nản trong cuộc sống bao nhiêu hoài bão và ước vọng khi còn theo học trở thành con số không khi ra trường, bên cạnh đó gánh nặng về kinh tế trong cuộc sống và tâm lý thất nghiệp của họ khi ra trường đối với gia đình. Chính vì thế, một cơ cấu sinh viên đào tạo hợp lý làm cho tỷ lệ thất nghiệp và chờ việc không tự nguyện sau khi ra trường giảm. Con số thất nghiệp qua đào tạo giảm cũng góp phần giải quyết phần nào những tồn tại về mặt xã hội. - Cơ cấu sinh viên hợp lý còn tác động đến sự phát triển về mặt xã hội thông qua sự phù hợp cơ cấu giai tầng trong xã hội. Cơ cấu hợp lý tạo ra sự phát triển bình đẳng trong mặt bằng dân trí giữa các giai tầng trong xã hội. Cơ cấu sinh viên hợp lý đó góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí của khu vực nông thôn - thành thị, vùng kinh tế trọng điểm với vùng kinh tế khó khăn bằng chính lực lượng cán bộ có trình độ kỹ thuật và quản lý phù hợp với sự phát triển của từng vùng kinh tế và khu vực khác nhau. Từ đó, nâng cao nhận thức trong mỗi người dân về vai trò và quyền lợi của họ, đồng thời khuyến khích họ tham gia tích cực hơn để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và xã hội. Nhận thức được vai trò của cơ cấu sinh viên hợp lý trong sự phát triển kinh tế xã hội làm cho các quốc gia luôn quan tâm chú trọng đến việc hình thành và xây dựng một cơ cấu sinh viên hợp lý với giai đoạn phát triển của mình. II - Vai trò của các chính sách kinh tế đến việc hình thành một cơ cấu sinh viên hợp lý : 1. Nhân tố chung tác động đến sự hình thành cơ cấu sinh viên. Cơ cấu sinh viên nằm trong tổng thể hệ thống giáo dục bậc Đại học nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung, nên sự hình thành và phát triển của nó chịu ảnh hưởng mạnh của các nhân tố khách quan tồn tại trong xã hội. Các nhân tố đó tác động đến việc hình thành cơ cấu sinh viên trong từng nhóm ngành và từng vùng với chất lượng, số lượng cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó cơ cấu sinh viên còn là một sự vận động nội thân của bản thân nó. Các nhân tố khách quan tác động sự hình thành và phát triển của cơ cấu sinh viên chủ yếu bao gồm các nhân tố sau : * Nhân tố khoa học kỹ thuật : Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Đổi mới và phát triển khoa học kỹ thuật làm cho các yếu tố đời sống cơ cấu xã hội biến đổi về nội dung. Trong điều kiện đó, sự hình thành và phát triển cơ cấu sinh viên đào tạo Đại học cũng không tránh khỏi sự tác động của nhân tố khoa học kỹ thuật. Hàng loạt các ngành nghề đào tạo mới ra đời nhằm tiếp thu những thành tựu của khoa học kỹ thuật và nâng cao đời sống xã hội. Đáp ứng yêu cầu phát triển của những ngành nghề đó phải có một đội ngũ lao động có trình độ và kỹ thuật cao, do đó đã tác động đến sự hình thành và phát triển cơ cấu sinh viên trong các nhóm trường Đại học. Trong thực tế, với yêu cầu lực lượng cán bộ trong những ngành công nghiệp mới như điện tử, viễn thông thông tin học v.v đã thu hút một lượng lớn sinh viên theo học các ngành mới này. Sự phát triển các ngành mới này làm cho số lượng sinh viên theo học các ngành thuộc khối trường kinh tế tăng lên, tỷ trọng cơ cấu sinh viên của khối trường này cũng tăng lên trong toàn bộ hệ thống giáo dục Đại học. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế trình độ quản lý kinh tế cũng mang nhiều nội dung và sắc thái mới. Việc áp dụng tin học, các lý thuyết kinh tế mới vào quản lý đã góp phần phát triển năng suất trong nghiều doanh nghiệp, đòi hỏi sinh viên phải được trang bị một trình độ quản lý khoa học hơn, có áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật sẽ thu hút nhiều hơn lượng sinh viên theo học trong các khối trường kinh tế - luật. Nhân tố xã hội : Sự tác động của các nhân tố xã hội trong việc hình thành và phát triển cơ cấu sinh viên cũng thường xuyên thay đổi trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác so với định hướng phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế quản lý tập trung.Sự biến đổi làm thay đổi cơ cấu hành chính, các khuôn khổ pháp luật để phù hợp với yêu cầu phát triển v.v. Điều này đòi hỏi phải có một lực lượng lớn cán bộ am hiểu được luật pháp trong nước cũng như luật pháp quốc tế. Điều đó đã thu hút sinh viên theo học các trường luật hay chuyên ngành về quan hệ quốc tế trong các nhóm trường . Nhân tố khác là mặt bằng dân trí, trong điều kiện xã hội mới, yêu cầu đặt ra là phải có sự nâng cao trình độ dân trí trong các giai tầng xã hội. Điều đó tác động đến cơ cấu sinh viên giữa các giai tầng xã hội và vùng kinh tế. Số sinh viên của các vùng kinh tế, khu vực xét trên tiêu thức dân số tăng lên. Ngoài ra sự tác động của nhân tố xã hội đến cơ cấu sinh viên còn thể hiện ở số lượng dân số, mức tăng dân số thông qua sự biến đổi về cơ cấu giới tính, trình độ văn hoá, cơ cấu độ tuổi của cơ cấu sinh viên v.v. * Nhân tố giáo dục : Quy luật của giáo dục hay quy luật trong đào tạo cũng có sự tác động đến sự hình thành và phát triển cơ cấu sinh viên trong hệ thống giáo dục bậc Đại học. Các quy luật đó như quy luật xã hội hoá giáo dục, quy luật học để tồn tại hay quy luật học để biết đã làm cho số lượng sinh viên tăng lên, đáp ứng yêu cầu của các ngành khác nhau trong xã hội. Quy luật xã hội hoá giáo dục làm tăng số lượng sinh viên và làm biến đổi cơ cấu sinh viên đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Điều này phản ánh qua sự đa dạng của các loại hình trường đào tạo như dân lập, quốc lập, tại chức, trường học buổi tối v.v... Quy luật học để tồn tại đã thu hút sinh viên theo học các nhóm trường khối ngành mà khả năng kiếm việc làm và mức thu nhập cao trong xã hội. Do đó, cơ cấu sinh viên có sự biến đổi mạnh, thiên về những nhóm trường có khả năng hấp dẫn cao sau khi ra trường làm cho tỷ trọng và số lượng sinh viên tăng lên trong toàn bộ hệ thống. Trong điều kiện nước ta ở giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới với sự hấp dẫn trong các lĩnh vực kinh tế và luật pháp đã thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học trong khi đó thì số lượng sinh viên trong nhóm ngành sư phạm tăng nhưng không cao. Vậy nhân tố giáo dục cũng ảnh hưởng trong việc hình thành và phát triển cơ cấu sinh viên theo một hướng nhất định đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự phát triển. *Nhân tố kinh tế : Nhân tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong hàng loạt các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của cơ cấu sinh viên. Sự thay đổi của nền kinh tế làm cho cơ cấu ngành nghề thay đổi ,với sự phát triển của một số nhóm ngành mũi nhọn nhằm tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế và sự giảm tỷ trọng của những ngành không thiết yếu. Sự tăng giảm tỷ trọng giữa các ngành đặt ra một yêu cầu mới về nguồn nhân lực cho sự phát triển của nó. Do đó, nói thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực theo học các khối trường của mà ngành nó cung cấp nhân lực . Sự tăng giảm đã làm cho cơ cấu sinh viên phân theo tiêu thức các khối trường thay đổi tương ứng. Trong sự phát triển của nền kinh tế, các vùng kinh tế và khu vực trọng điểm kinh tế luôn được coi trọng do đó nó thu hút một lượng lớn lao động có trình độ tương ứng vào đây. Làm cho cơ cấu đào tạo thay đổi về khu vực ,vùng kinh tế.Sự thay đổi trong yêu cầu về nguồn nhân lực đã làm cho cơ cấu đào tạo đa dạng hơn về trình độ văn hoá, lứa tuổi..., phát triển theo sự phát triển của lĩnh vực mà nó liên quan. Cơ cấu sinh viên bậc Đại học còn chịu sự tác động của các nhân tố khác như chính trị văn hoá truyền thống, sự hợp tác quốc tế v.v những nhân tố này làm cho cơ cấu sinh viên phát triển để thích nghi với yêu cầu trong nền kinh tế. Sự phát triển đó đã hình thành cơ cấu đào tạo bậc Đại học theo nhóm ngành và theo một số tiêu thức như khu vực vùng kinh tế. 2.2. Chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên. Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học hình thành một cách khách quan theo nhu cầu của thị trường lao động ở thời hiện đại, và độ trễ của thời gian đào tạo đã làm cho cơ cấu sinh viên đào tạo Đại học có thể không đúng với yêu cầu của thị trường trong thời gian tới. Để cơ cấu đó phát huy hiệu quả cao trong việc đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thì Nhà nước phải có sự can thiệp có chủ định nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đó. Một trong những biện pháp xác định là chính sách hỗ trợ kinh tế. 2.2.1. Chính sách đầu tư giáo dục. Giáo dục đào tạo theo nghĩa hẹp về học tập là bao gồm mọi dạng học tập của con người dưới bất kỳ hình thức nào. Trong phạm vi hẹp, giáo dục đào tạo được chuyên môn hoá trong một tổ chức gọi là trường học. Trong hệ thống giáo dục nước ta trường học là trung tâm giáo dục quan trọng nhất, phổ biến và là nơi thu hút nguồn đầu tư ngân sách chủ yếu của Nhà nước trong hoạt động đầu tư cho giáo dục. Hoạt động đầu tư cho giáo dục luôn được các học giả đánh giá cao trong hoạt động đầu tư phát triển. Vì thế hoạt động đầu tư giáo dục luôn được coi là sự đầu tư cho tương lai. Grry Becher nhà kinh tế học Hoa Kỳ, giải thưởng Nobel năm 1992, đã khẳng định "không có nguồn đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư giáo dục" vì : * Sản phẩm của hoạt động giáo dục có giá trị tiêu dùng cao. * Làm năng suất lao động tăng cao. * Làm giảm quá trình tái sản xuất dân số. Hoạt động đầu tư giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao sẽ khuyến khích phát triển sản xuất. Đồng thời với sự hỗ trợ một cách nhất quán các chính sách kinh tế khác sẽ đem lại lợi ích cao nhất cho xã hội. Trong hoạt động đầu tư giáo dục nguồn vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng. Nguồn vốn đó được phân định theo hai tiêu thức đó là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tập trung xây dựng cơ sở vật chất giáo dục, đào tạo "cú huých" ban đầu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ giáo viên của những ngành quan trọng và có một sự ưu tiên cho các khu vực khác nhau. Nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước là của các tổ chức, các khâu, vốn viện trợ nhân đạo của các nước phát triển ,vay của các nước v.v. Nguồn vốn này cũng góp phần mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và đồng thời tạo điều kiện xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục. Nguồn vốn ngoài ngân sách này của mỗi quốc gia là sự bù đắp một phần cho việc đầu tư giáo dục của ngân sách quốc gia. Trong hệ thống giáo dục đào tạo Đại học, nguồn vốn đầu tư giáo dục nhằm giúp việc mở rộng quy mô đào tạo của khối trường, quy mô ngành nghề, xây dựng và thành lập các loại hình trường lớp, cơ sở mới. Từ đó, chúng ta thu hút sinh viên theo học nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo trong từng khối trường, vùng kinh tế hay khu vực nông thôn thành thị. Sự phát triển của hoạt động giáo dục là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế. Nguồn vốn đầu tư cho giáo dục sẽ tăng lên trong điều kiện phát triển kinh tế cả số lượng và tỷ trọng trong nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách, nhằm đáp ứng sự định hướng trong phát triển giáo dục của chúng ta hiện nay. Giáo dục đào tạo bậc Đại học cũng chịu sự ảnh hưởng đó. Nguồn vốn đầu tư tăng giúp cho việc mở rộng các cơ sở trường lớp thu hút lượng lớn sinh viên theo học. Sự tăng lên về số lượng sinh viên đã ảnh hưởng đến cơ cấu sinh viên. Tỷ trọng sinh viên trong nhứng nhóm ngành mới và những nhóm trường có cơ sở thuận tiện thích ứng cao với nhu cầu học tập của sinh viên sẽ tăng lên. Đầu tư nguồn vốn xây dựng các khối trường trọng điểm qua việc tăng chỉ tiêu đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho sinh viên v.v. Đó chính là sự tác động của hoạt động đầu tư giáo dục tới cơ cấu sinh viên theo khối trường với cơ cấu sinh viên phân theo vùng, trong đó là cơ cấu sinh viên phân theo khu vực thành thị - nông thôn và các vùng kinh tế thì chính sách đầu tư giáo dục bậc Đại học sẽ phát triển hình thức xây dựng các trường Đại học tại chính khu vực và vùng kinh tế đó. Qua cách làm đó đã thu hút lượng sinh viên trong các khu vực và vùng kinh tế đó theo học, dần dần khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu sinh viên phân theo vùng kinh tế trọng điểm với các vùng kinh tế khác và khu vực nông thôn thành thị. Đồng thời đối với vùng đã có trường Đại học, có thể dùng nguồn vốn đầu tư giáo dục Đại học để mở rộng và tăng quy mô đào tạo trong các khối ngành thuộc các trường. Vậy hoạt động của các chính sách đầu tư giáo dục bậc Đại học đã tác động nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên trong thời khối trường và các vùng kinh tế, thông qua việc sử dụng nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiện mới cho việc học tập của sinh viên. 2.2.2. Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất. Giáo dục đào tạo Đại học là một trong những hoạt động tạo ra phúc lợi xã hội mà mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng thụ lợi ích do nó đem lại. Khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động phúc lợi đó không chỉ phát triển về số lượng mà còn tăng lên về chất lượng tạo ra lợi ích cao hơn cho mọi người. Nhưng bên cạnh đó, sự phân cực về đời sống trong nền kinh tế đã làm cho một số người không được hưởng hoạt động phúc lợi đó. Điều đó xảy ra với tầng lớp nông dân, gia đình ở các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn.Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải có những biện pháp khuyến khích giúp đỡ vật chất, nhằm tạo tính công bằng trong việc tham gia hưởng thụ phúc lợi đó. Trong thời gian hiện tại, chúng ta dùng chính sách khuyến khích vật chất để làm điều đó . Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất nhằm tạo ra điều kiện hỗ trợ một phần cho nhứng nhóm đối tượng có sự hạn chế trong hoàn cảnh sống, giúp họ khắc phục những khó khăn trong học tập để tiếp thu những kỹ năng cần thiết cho sự tham gia hoạt động sản xuất của họ sau này. Các chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất chủ yếu gồm có : * Chính sách miễn giảm học phí và học bổng hiện hành. * Chính sách cho vay tín dụng sinh viên của hệ thống Ngân hàng. Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất đã góp phần điều chỉnh cơ cấu sinh viên trong các khối trường của hệ thống giáo dục Đại học,vì trong điều kiện nền kinh tế thị trường, lượng lớn sinh viên theo học các khối trường mà nó có nhiều khả năng và cơ hội sau khi ra trường. Sự thu hút một lượng lớn sinh viên theo học làm cho cơ cấu sinh viên của khối trường đó tăng lên, tác động một phần đến việc giảm tỷ trọng cơ cấu sinh viên của các khối trường khác. Bên cạnh đó cũng tạo ra xu hướng là số những người giỏi sẽ theo học những khối trường sư phạm, khoa học cơ bản, nông lâm ngũ nghiệp v.v sẽ giảm, tác động đến chất lượng của đội ngũ lực lượng đào tạo trong khối trường Sư phạm và khoa học cơ bản. Để thu hút và nhằm điều chỉnh cơ._. cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học cho phù hợp chúng ta đã sử dụng các chính sách học bổng và miễn học phí trong các khối trường thiết yếu. Chính sách miễn giảm học phí và học bổng đã thu hút lượng lớn sinh viên theo học trong các khối khối trường Sư phạm và khoa học cơ bản, và nó còn động viên khuyến khích những người có ở hoàn cảnh khó khăn theo học vì nó giúp họ giảm được một phần gánh nặng về tài chính trong quá trình học tập.Sự tăng lên về số lượng sinh viên trong khối trường này đã làm cho tỷ trọng cơ cấu sinh viên của nó tăng lên một cách tương đối khắc phục sự chênh lệch quá lớn về tỷ trọng với các khối trường khác. Đồng thời thông qua chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất đã thu hút được đối tượng sinh viên theo học các nhóm trường mà xã hội cần. Đối với sinh viên theo khu vực thành thị nông thôn hay vùng kinh tế, chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất đã điều chỉnh cơ cấu sinh viên giữa các khu vực và vùng kinh tế nhằm xây dựng một cơ cấu hợp lý với điều kiện kinh tế và yếu tố xã hội. Thông qua các hình thức miễn giảm học phí, cho vay tín dụng với sinh viên nghèo, thuộc khu vực nông thôn đã tạo điều kiện cho sinh viên thuộc các đối tượng này khắc phục sự hạn chế trong điều kiện tài chính để theo học. Đồng thời, các chính sách trên cũng tạo điều kiện cho họ vươn lên trong học tập với kết quả cao. Sự tác động đó đã làm cho một lượng lớn đối tượng học sinh trong các khu vực khó khăn, vùng kinh tế xa xôi theo học. Sự tăng lên về số lượng sinh viên trong các vùng, khu vực này đã làm giảm sự cách biệt về tỷ trọng của cơ cấu sinh viên giữa các vùng, khu vực. Qua đó tạo điều kiện về nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao cho các vùng kinh tế khó khăn và khu vực nông thôn. Đồng thời sự tăng tỷ trọng cơ cấu sinh viên của các vùng còn tạo điều kiện nâng cao dân trí của vùng đó và phát triển các điều kiện xã hội có liên quan. Vậy chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất đã tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu sinh viên bằng cách giúp đỡ họ khắc phục những khó khăn trong điều kiện tài chính để theo học. Nó khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng đều vào theo học các khối trường thiết yếu cho sự nghiệp phát triển đất nước. Nó góp phần tạo ra cơ cấu sinh viên hợp lý giữa các khối trường, khu vực nông thôn - thành thị, các vùng kinh tế. chương II Thực trạng cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học của Việt nam và các chính sách hỗ trợ kinh tế hiện nay Sự phát triển nhanh của các nước Châu á và hệ thống giáo dục của các nước này đã được thế giới chứng kiến từ 3 thập kỷ gần đây. Số lượng trẻ em đến trường hàng năm và số lượng người theo học ở các cấp học hàng năm tăng lên, chất lượng giáo dục đào tạo cũng không ngừng được nâng cao. Sự phát triển đó làm cho nhận thức của học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng ở một số nước Châu á, đặc biệt ở khu vực Đông Nam á có thể ngang hàng hoặc thậm chí cao hơn sơ với trình độ của các nước phát triển (Điều kỳ diệu ở Đông Nam á - Ngân hàng thế giới 1993). Thế giới đang trong thời gian thực hiện bước chuyển giao quan trọng từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin trí tuệ. Hàm lượng trí tuệ trong các loại hình hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng lên, điều đó đòi hỏi các nước phải thực sự quan tâm tới nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý và chuyên môn cao trong các lĩnh vực. Đối với các nước Châu á( đặc biệt là các nước Nam á), việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ và nghiệp vụ luôn được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi . Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á nên chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của sự phát triển này trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bối cảnh đó đặt ra cho chúng ta những thách thức và cơ hội mới trong sự nghiệp giáo dục để phát triển nguồn nhân lực có trình độ. Do đó, trong thời gian qua hoạt động giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, đúng như quan điểm của Đảng trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành khoá VIII có nêu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Điều đó đã nâng dần vị thế của nước ta trong quá trình phát triển . Xét theo chỉ số HDT (chỉ số phát triển nguồn nhân lực) thì năm 1997, vị trí của chúng ta là 121 trong tổng số 178 nước trong khi chúng ta chỉ đứng ở vị trí 156 trong thứ hạng về thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Hiện nay, chúng ta có khoảng 88% dân số là biết chữ, số người trong độ tuổi từ 15 trở lên là biết chữ chiếm 91%,và trong lực lượng lao động con số biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 34 là 94%. Bên cạnh đó, chúng ta có khoảng 3 - 4 triệu người tốt nghiệp các trường trung học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Đại học và Cao đẳng hàng năm. Con số đó đã góp phần làm tăng đội ngũ lao động đã qua đào tạo của chúng ta trong lực lượng lao động từ 6,3% trong giai đoạn 1990 - 1996 lên đến 8,41% trong giai đoạn 1996 - 1998. Tốc độ tăng trưởng đó gấp 3 lần trong cùng thời kỳ của lực lượng lao động. Số lượng nhân lực qua đào tạo đó là nguồn lực quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển và tiếp thu những thành tựu của các nước đi trước để đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Số lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục đào tạo bậc Đại học của chúng ta đã đạt được một số kết quả khả quan trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục đào tạo thì trong giai đoạn từ 1991 - 1992 đến 1995 - 1997 số lượng sinh viên chính quy bậc Đại học tăng 2,7 lần . Năm học 1997 - 1998 con số đào tạo bậc Đại học của chúng ta đạt ở mức 194.499 người, với mức 25,35 sinh viên bậc Đại học lượng chính quy tên 1 vạn dân, và 74 sinh viên (cả chính quy và không chính quy bậc Đại học - Cao đẳng) trên 1 vạn dân trong năm 1996. Trong khi đó, số lượng này chỉ đạt 11,5 người và 29 người trong năm 1992. Bên cạnh những thành tựu đã làm được, trong hệ thống giáo dục bậc Đại học còn một số hạn chế. * Sự mất cân đối trong cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học đang xảy ra. Nhận định về vấn đề này, văn kiện Hội nghị lần thứ hai - Ban chấp hành Trung ương khoá VIII có nêu : "Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu xã hội, cơ cấu vùng của đội ngũ sinh viên, học sinh các trường Đại học có sự chưa hợp lý". Cụ thể, lượng sinh viên trong các khối trường kinh tế - luạt, ngoại ngữ tăng nhanh ồ ạt, trong khi đó lượng sinh viên theo học các khối trường Sư phạm, khoa học cơ bản, nông lân ngũ nghiệp hàng năm tăng chậm gây ra hiện tượng cơ cấu sinh viên của các khối trường kinh tế - luật chiếm tỷ trọng cao và các khối trường khác thì ngược lại. * Tỷ trọng đào tạo bậc Đại học không cần xứng với các cấp đào tạo khác. Cơ cấu đào tạo lực lượng lao động có trình độ của ta theo cơ cấu Đại học - Cao đẳng /Trung học chuyên nghiệp/Công nhân kỹ thuật đi theo hình tháp ngược. Quy mô đào tạo bậc Đại học trong cơ cấu chiếm tỷ lệ cao, trong khi lực lượng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật là ít. Trong các năm 1995 - 1996 cơ cấu lao động có trình độ phân theo tiêu thức Đại học - Cao đẳng /Trung học chuyên nghiệp/ Công nhân kỹ thuật của ta là 1/1,61/4,3 và trong năm 1997 thì cơ cấu này là 1/1,33/4,17. Cơ cấu lao động của ta so với mức chuẩn về cơ cấu lao động được đào tạo của các nước phát triển là 1/4/10 thì chúng ta thừa một lượng lớn cán bộ bậc Đại học trong cơ cấu lao động qua đào tạo và thiếu trầm trọng người trực tiếp làm việc. Sự mất cân đối trong cơ cấu lao động qua đào tạo của chúng ta vẫn tồn tại mà việc giải quyết nó còn gặp nhiều vấn đề, trong khi đó khối lượng theo học bậc Đại học của chúng ta ngày càng tăng mạnh so với các bậc đào tạo khác : Ví dụ năm 1997 số lượng đào tạo bậc Đại học chính quy và không chính quy là 716,8 ngàn người (xấp xỉ 195 ngàn sinh viên hệ chính quy), và lượng trung học chuyên nghiệp chỉ đạt 75,8 ngàn người. Vậy để thực sự phát huy vai trò của hệ thống giáo dục bậc Đại học trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế thì việc điều chỉnh và xây dựng một cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học hợp lý với các cấp đào tạo lao động khác, và trong chính bản thân nó là một vấn đề quan trọng. I - Cơ cấu sinh viên phân theo khối trường học : Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và chiến lược phát triển đất nước theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu ngành nghề trong các nhóm trường đào tạo và cơ cấu sinh viên trong các nhóm trường đó. Nhiều khối trường có lĩnh vực đào tạo mới có nhu cầu phát triển như tin học, điện tử viễn thông, quản trị kinh doanh v.v thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học. Trong khi đó một số khối trường với các lĩnh vực đào tạo ngành nghề truyền thống, những ngành có tính tương tự cao hơn trong các lĩnh vực sản xuất về chuyên môn có thể thu hẹp dần hoặc xát nhập với các trường khác có cùng nhóm ngành để nâng cao tính hiệu quả trong giáo dục đào tạo. "Danh mục các ngành đào tạo" thuộc bậc Đại học nước ta ban hành theo quyết định số 2301/QĐ 213 ngày 22/12/1990 của Bộ Giáo dục Đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng đào tạo ở bậc học này, quyết định cho phép các trường mở những ngành nghề cụ thể trong phạm vi khung 127 ngành thuộc 37 nhóm ngành. Theo tài liệu thống kê, Việt nam có 64 trường Đại học, và hơn 70 trường Cao đẳng, và hệ thống đào tạo bậc Đại học theo 37 nhóm ngành mà Bộ quy định được phân theo 7 nhóm trường khác nhau : Bảng 1 : Nhóm trường Đại học của Việt nam STT Tên nhóm trường 1 2 3 4 5 6 7 Kỹ thuật công nghệ Khoa học cơ bản - Ngoại ngữ Nông lâm ngư nghiệp Kinh tế - Luật Y tế - thể thao Văn hoá - nghệ thuật Sư phạm (Nguồn - Viện chiến lược - Bộ kế hoạch đầu tư ) Ngoài 7 nhóm trường thì trong số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học còn có số lượng sinh viên đào tạo trong khối Quân đội an ninh. Nhận định về các phân loại này ta thấy nó mang tính tổng quát vì trong thực tế cách phân định chưa phân loại được hoàn toàn về tính chất của các nhóm ngành trong các trường : Ví dụ khối ngành kinh tế thì xét trong một số trường khoa học kỹ thuật như Giao thông, Xây dựng nhóm ngành đó là có. Nếu xếp trong khối kinh tế thì không phù hợp vì 80% nội dung học là liên quan đến giao thông, xây dựng do đó đặt nó trong khối trường Giao thông và Xây dựng. Bảng 2 : Số lượng sinh viên chính quy đào tạo bậc Đại học giai đoạn từ năm học 1993 - 1994 đến 1997 - 1998 Nguồn - Số liệu thống kê Đại học - Bộ giáo dục đào tạo STT Khối trường 1993 - 1994 1994 - 1995 1995 - 1996 1996 - 1997 1997 - 1998 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Kỹ thuật công nghiệp 29344 31,007 28834 27,577 37062 28,788 43955 28.944 57789 29,711 2 Khoa học cơ bản - Ngoại ngữ 10538 11,135 13908 13302 18265 14,188 23375 15.392 31684 16,29 3 Nông lâm - ngư nghiệp 9701 10,251 11391 10,894 10861 8,436 13744 9.05 16596 8,553 4 Kinh tế – Luật 19537 20,644 24003 22,957 33087 25,7 32641 21.494 41625 21,401 5 Y tế - Thể thao 11706 12,369 10709 10,242 11055 8,587 11376 7.491 12068 6,205 6 Văn hoá - nghệ thuật 2683 2,835 3267 3,125 2538 1,971 2881 1.897 3220 1,655 7 Sư phạm 11024 11,649 12361 11,822 15775 12,253 23795 15.669 31391 16,139 8 Quân đội - An ninh 103 1,08.10-3 85 0,081 96 0,075 93 0,061 126 0,065 Cả nước 94636 100 104558 100 128739 100 151860 100 194499 100 * Qua số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo về lượng sinh viên đào tạo chính quy bậc Đại học qua các năm học 1993 - 1994 đến năm học 1997- 1998,số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học đã có sự tăng cao. Với con số tuyệt đối, tổng sinh viên đào tạo chính quy trong 7 khối trường (chủ yếu) tăng gấp 2 lần và ở mức xấp xỉ 100 ngàn người (99863 người) trong giai đoạn từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 1997 - 1998. Số lượng của một số khối trường tăng cao như Sư phạm tăng 2,87 lần, Kinh tế - luật tăng 2,13 lần, Kỹ thuật công nghiệp tăng 1,969 lần. Kết quả đào tạo đó cho thấy. - Sự đáp ứng của hệ thống giáo dục bậc Đại học với yêu cầu về lao động có trình độ kỹ thuật, quản lý cao của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại. Nó thể hiện ở sự tăng cao của sinh viên trong khối Kinh tế - luật, Kỹ thuật công nghiệp. Nền kinh tế mở cửa, hợp tác đầu tư với nước ngoài đã thu hút một lượng lớn các công ty và tổ chức nước ngoài liên kết và hợp tác làm ăn với chúng ta. Điều đó làm cho nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao tăng lên nhằm đáp ứng yêu câù về trình độ trong việc sử dụng các thiết bị máy móc có liên quan, do đó nó làm cho số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học trong khối trường Kỹ thuật công nghiệp tăng cao. Số lượng sinh viên đào tạo của khối trường này trong năm học 1993 - 1994 chỉ là 29344 người thì đến năm 1997 - 1998 con số đó lên đến 57789 người. Trong đó, số lượng sinh viên đào tạo trong các nhóm ngành công nghệ mới như tin học, điện tử, bưu chính viễn thông v.v tăng cao hàng năm trong tổng số sinh viên của khối trường. Về quản lý kinh tế, nhu cầu về lực lượng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao cũng đã được đáp ứng phần nào với sự tăng lên của số lượng sinh viên đào tạo của khối trường này, Trong năm học 1993 - 1994, số lượng sinh viên trong khối kinh tế - luật là 19537 người thi đến năm học 1997 - 1998 con số đó lên đến 41625 người. Điều đó cho thấy sự đáp ứng nhu cầu về nhân lực qua đào tạo bậc Đại học của giáo dục bậc Đại học thông qua sự chuyển hướng sang đào tạo mạnh nguồn nhân lực mà thị trường lao động cần. - Số lượng sinh viên đào tạo tăng lên cũng phản ánh một phần sự tăng một cách có chiều sâu trong trình độ dân trí của người dân. Vì trong khoảng thời gian trước trong quan niệm học của các cái nhân là để biết đọc, viết theo nghĩa thông dụng liên quan đến cuộc sống hàng ngày chứ không nhất thiết phải học cao. Do đó, trình độ dân trí của chúng ta vẫn ở mức thấp. Sự tăng lên của số lượng sinh viên làm cho tỷ lệ sinh viên trên một tiêu thức dân số tăng lên, làm cho sự nhận thức của người dân tăng lên thông qua sự tác động trực tiếp và gián tiếp của lực lượng có trình độ Đại học này. - Sự tăng lên của khối lượng sinh viên trong hệ thống cũng thể hiện vai trò của các yếu tố mang tính chất chủ định của Nhà nước nhằm khắc phục các yếu tố khách quan cản trở người học. Sự tăng trưởng cao của số lượng sinh viên cũng phản ánh sự hiệu quả của các chương trình xã hội liên quan đến giáo dục như xã hội hoá giáo dục, mở rộng giáo dục đào tạo bậc Đại học. * Tỷ lệ tăng liên hoàn của số lượng sinh viên qua các năm luôn ở mức cao. Điều đó góp phần tạo sự cân đối giữa tốc độ tăng nguồn nhân lực qua đào tạo với tấc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bảng 3 : Tốc độ tăng tỷ lệ sinh viên chính quy đào tạo bậc Đại học qua các năm STT Năm học Số lượng 1000 người Tỷ lệ tăng Liên hoàn (%) Tốc độ tăng GDP (%) 1 2 3 4 5 1993 1994 1995 1996 1997 94,663 104,558 128,739 151,860 194,499 - 10,48 23,13 17,96 8,08 8,07 8,84 9,5 9,34 8,15 (Nguồn:Niên giám thống kê năm 1997 Số liệu thống kê Bộ Đại học ) * Cách tính tốc độ tăng liên hoàn Pt - P(t-1) t= P(t-1) Trong đó : t : là tốc độ tăng liên hoàn (%) Pt : là số lượng sinh viên năm t (người). P(t-1) : là số lượng sinh viên năm t -1 (người). Tốc độ tăng liên hoàn của số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học tăng khá cao thúc đẩy sự tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo của chúng ta hàng năm trong việc đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Theo FM Harbison, tốc độ tăng nhu cầu lao động có kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Trong một thời gian dài tốc độ tăng việc làm của lao động qua đào tạo thường bằng 2 - 3 lần tốc độ của GDP. Trong giai đoạn 1991 - 1995 và 1996 - 2000 tới với ước tính tốc độ tang trưởng đạt mức tăng trưởng đạt 8,2% và 7% vậy yêu cầu đặt ra tốc độ tăng nguồn nhân lực qua đào tạo phải đạt mức tăng trưởng từ 16,5 đến 24%/năm và 14 - 21%/năm. Trong khi đó nguồn nhân lực đã qua đào tạo trong các giai đoạn trên của chúng ta chỉ đạt mức tăng trưởng 4,45% và 8,4%/năm và chủ yếu là số lượng bậc Đại học. Vậy số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng nguồn nhân lực qua đào tạo của chúng ta. Bên cạnh, tốc độ tăng chung của lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học nhằm thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực qua đào tạo cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế thì tốc độ tăng nguồn nhân lực qua đào tạo trong một số khối trường không có sự cân đối một cách liên tục và chưa phù hợp với tốc độ tăng của nhóm ngành mà nó liên quan. Ví dụ đối với nhóm ngành công nghiệp trong giai đoạn 1993 đến 1997 tấc độ tăng GDP của ngành qua các năm là : 13,13% ; 14,02% ; 13,3% ; 13,85% ; 13,07%. Trong khi đó tốc độ tăng liên hoàn qua các năm của khối trường khoa học kỹ thuật tính từ năm học 1993 - 1994 dến năm học 1997 - 1998 là - 1,7% ; 28,4% ; 18,6% ; 31,7%. Tốc độ tăng không đều qua các năm, đặc biệt trong năm học 1993 - 1994 tốc độ đó là âm. Mặt khác cơ cấu lao động kỹ thuật qua đào tạo của chúng ta luôn có tỷ trọng cao của đào tạo bậc Đại học nên sự tăng trưởng của nó chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của số lượng đào tạo bậc Đại học. Theo FM Harbison thì tốc độ tăng nguồn nhân lực qua đào tạo của khối ngành này phải đạt từ 26,26% đến 39,39% trong năm 1993. Vậy cơ cấu đào tạo của khối trường Kỹ thuật công nghiệp thực sự chưa cân đối với yêu cầu thực tế của ngành liên quan. Cơ cấu đào tạo bậc Đại học của các khối trường đã tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo của đất nước, nhưng cơ cấu đó vẫn còn tồn tại một số yếu tố hạn chế. Tỷ trọng của cơ cấu sinh viên giữa các khối truờng chưa phù hợp với yêu cầu thực tế về cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ cao của các ngành. Bảng 4 : Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu sinh viên các khối trường qua các năm Sự chưa phù hợp đó thể hiện qua một số nhóm trường như Nông lâm ngư nghiệp, Khoa học cơ bản, Kinh tế - Luật. Trong điều kiện hiện tại của nước ta và trong thời gian tới ,vai trò của nông nghiệp và các ngành lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển nền kinh tế, vì số lượng dân số ở vùng nông thôn chiếm 80% và lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp xấp xỉ 72% lực lượng lao động của cả nước. Nhưng cơ cấu đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này lại chiếm tỷ trọng không cao. Số lượng sinh viên đào tạo trong khối trường Nônglâm ngư nghiệp trong năm học 1993 - 1994 chỉ đạt 9701 người trong tổng số 94.636 sinh viên của cả nước, đến năm học 1997 - 1998 con số đó cũng chỉ đạt 16596 người trong tổng 194.499 người. Số lượng đào tạo đó làm cho tỷ trọng của cơ cấu sinh viên đào tạo trong khối trường này chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn hệ thống.Trong thực tế số liệu điều tra, lực lượng lao động có trình độ trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 5,06% lực lượng lao động có trình độ của cả nước. Trong năm 1997, theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển nông thôn - Trường Đại học kinh tế quôc dân Hà Nội tại 8 tỉnh đại diện thì mỗi tỉnh số lượng cán bộ có trình độ đại học trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp mà Sở quản lý chỉ có 35 người.Mặt khác nhu cầu về nguồn lao động có trình độ bậc Đại học của mỗi Sở nông nghiệp này là trên 50 người. Bên cạnh đó, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ở các tỉnh thì có sự thiếu hụt lớn đội ngũ lao động kỹ thuật ở cấp đào tạo trung học chuyên nghiệp , trung cấp theo số liệu điều tra thì số lượng đối tượng này hầu như không có. Điều đó gây ra tình trạng thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ đại học và các cán bộ có trình độ kỹ thuật trong thực tế,ảnh hưởng đến việc xây dụng và thực hiên các chỉ tiêu nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất và xuất khẩu lương thực. Yếu tố khách quan thị trường tác động đến việc hình thành cơ cấu sinh viên của các khối trường, gây ra tính không hiệu quả trong công tác đào tạo sử dụng lượng sinh viên tốt nghiệp của các khối trường. Với định hướng đi học là kiếm một việc làm ổn định nhằm đảm bảo về điều kiện sống, thu thập, điều kiện thăng tiến trong xã hội thì việc lựa chọn những khối trường có độ hấp dẫn cao là điều tất yếu. Sự lựa chọn đó đã tác động đến nguồn đầu vào trong khối trường này, làm cho cơ cấu đào tạo có sự chênh lệch khá cao so với các khối trường khác.Những khối trường có số sinh viên theo học ngày càng cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đào tạo là Kinh tế - Luật. Trong thời gian qua, khả năng tìm kiếm việc làm và mức thu nhập đối với sinh viên tốt nghiệp thuộc khối trường này là cao nên đã thu hút một số lớn sinh viên theo học. Trong năm học 1993 - 1994 con só đào tạo của khối trường này là 19537 người thì đến năm học 1997 - 1998 con số đó lên đến 41.625 người, và con số tốt nghiệp ở khối trường này ở mức gần 10.000 người một năm. Số lượng sinh viên đào tạo tăng cao và lượng tố nghiệp hàng năm lớn sẽ có thể dẫn đến hiện tượng dư thừa cao trong khoảng thời gian tới và dư thừa mang tính cục bộ, làm trái ngành nghề chuyên môn đã được đào tạo. Một số lớn sinh viên kinh tế tốt nghiệp nay làm không đúng các ngành nghề của mình như các công việc tiếp thị, bán hàng, trực văn phòng hay đánh máy thuê v.v. Với khối ngành luật trong thời gian qua con số tốt nghiệp hàng năm luôn ở mức cao từ 2000 - 3000 sinh viên, nhưng con số thất nghiệp trong mấy năm gần đây cũng luôn ở mức cao khoảng 1000 sinh viên (con số thống kê 1997 của Viện chiến lược). Họ phải làm các công việc như gia sư, bán hàng, tiếp thị v.v. Trong khi đó, hàng năm chúng ta phải chi lượng lớn ngân sách Nhà nước để đào tạo lại đội ngũ các cán bộ luật cho thích ứng với những khuôn khổ luật pháp mới trong điều kiện hội nhập nền kinh tế. Một số lượng lớn sinh viên đào tạo trong khối trường nhưng mức độ hiểu biết luật pháp trong dân chũng cũng chưa cao, ngay cả với các đối tượng mà các điều luật gắn với quyền lợi của họ thì cũng chiếm một số ít. Theo số liệu điều tra của Viện chiến lược-Bộ Kế hoạch-Đầu tư về mức độ hiểu biết luật của các cán bộ quản lý kinh tế của chúng ta thì thấy : Chỉ có 25% chủ doanh nghiệp biết luật công ty và luật doanh nghiệp, 44% biết các luật thuế, 25 biết luật lao động, 22% biết luật phá sản, có 8% biết luật đầu tư và 60%không biết luật này. Điều đó gây nên tính không hiệu quả trong cơ cấu đào tạo với việc sử dụng nó. Bên cạnh những khối trường số lượng sinh viên đào tạo tốt nghiệp dư thừa và phải làm những công việc trái ngành thì một số khối ngành liên quan đến các khối trường độ ngũ kế cận thiếu hụt nghiêm trọng. Điều đó thể hiện trong khối trường Khoa học cơ bản. Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học công nghệ- môi trường về tỷ lệ cán bộ khoa học cơ bản có mặt đến ngày 1 - 7 - 1995 thì con số ra đi chiếm 12% trong khi đó nguồn đầu vào chỉ chiếm 8,5% lượng cán bộ đang công tác. Vậy sự chênh lệch giữa nguồn đầu vào và lượng về hưu hay chuyển ngành v.v là khá cao 3,5% trong 1 năm. Một mặt khác, con số đào tạo đội ngũ kế cận của khối trường tăng châm qua các năm. Theo số liệu thống kê qua các năm học 1993 - 1994 con số đào tạo là 7560 người và đến năm học 1997-1998 con số đó là 14970 người , chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu chỉ đạt ở mức thấp không tương xứng với yêu cầu về trình độ của nhà khoa học cơ bản trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cơ cấu đào tạo bậc Đại học của chúng ta so với các cấp đào tạo lao động kỹ thuật khác như Trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật luôn chiếm tỷ trọng cao nó đi ngược lại với xu hướng chuẩn. Nhưng so với các nước khác trong khu vực thì cơ cấu đào tạo và số lượng đào tạo qúa nhỏ không tương ứng với đièu kiện phát triển của đất nước. Bảng 5 : Số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học của Việt nam trên 1 vạn dân STT Năm Các chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1 Số sinh viên đại học (1000 người) 94,636 104,558 128,739 151,86 194,499 2 Dân số (1000 người) 71.025,6 72.509,5 73.962,4 75.355,2 76.709,6 3 Số sinh viên đạo tạo bậc Đại học/1vạn dân (người) 13,32 14,42 17,41 20,15 25,35 4 Số sinh viên trên 1 vạn dân (*) 33 45 55 74 - (Nguồn : Số liệu thống kê Đại học Bộ giáo dục, Niên giám thống kê năm 1997) (*) Cả lượng chính quy và không chính quy bậc Đại học - Cao đẳng Bảng 6 : Số lượng sinh viên trên 1 vạn dân của một số nước STT Năm Malaysia Inđônêxia Thái Lan Phillipin Hàn Quốc 1 1993 68 100 203 281 425 2 1994 85 103 203 270 476 3 1995 88 103 210 271 493 4 1996 92 107 210 271 522 (Nguồn Statistical Yearbook 1996 - UNESCO World Development Report 1995 - 1997) Đối với các nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Phillipin thì số sinh viên trên một vạn dân của họ là một sự cách biệt khá cao so với chúng ta. Trong năm 1993 số lượng sinh viên cả chính quy và không chính quy của các nước này là 425, 203, 281 sinh viên trên 1 vạn dân và đến năm 1996 con số này là 522, 210, 271 sinh viên trên 1 vạn dân. Trong khi đó, con số của chúng ta chỉ ở mức 33 người và 74 người và 74 người trên 1 vạn dân của các năm tuơng ứng. Với Malaysia là quốc gia có số lượng sinh viên trên 1 vạn đân xấp xỉ với chúng ta thì hiện tại đang gặp sự thiếu hụt lớn về nguồn lao động có trình độ Đại học trong quá trình phát triển, và sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực đó. Điều đó buộc họ phải điều chỉnh cơ cấu đào tạo và mở rộng quy mô cho phù hợp với nền kinh tế. Trước những kinh nghiệm của các nước đó đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp tăng quy mô và chất lượng đào tạo cho phù hợp với yêu cầu trong thời gian tới, và có sự kết hợp một cách đồng bộ nhất quán đối với các cấp trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật của chúng ta. Số lượng sinh viên trên 1 vạn dân tăng lên cho tương ứng với các nước khi mức thu nhập quốc nội đầu người ngang với các nước. Tính hợp lý của cơ cấu sinh viên với nhu cầu của nền kinh tế còn thể hiện ở chất lượng đào tạo của cơ cấu sinh viên đó. Trong những năm qua chúng ta đã đầu tư đổi mới sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy, trang bị thêm các tài liệu và thiết bị kỹ thuật có liên quan nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc học tập. Nhưng thực tế trình độ lao động, khả năng thích ứng với công việc cả nguồn nhân lực đào tạo bậc Đại học của chúng ta chưa cao. Ví dụ theo số liệu của Trung tâm cung ứng lao động và Ban quản lý khu chế xuất Tan Thuận và Linh Trung cho biết : Trong hai năm 1994 và 1995, trung tâm chỉ tuyển được 8000 hồ sơ trong tổng mức yêu cầu là 20.000. Còn với khu công nghiệp Đồng Nai thì con số chỉ đạt 1/3 của lượng nhu cầu là 25.000 - 30.000. Nguyên nhân là do trình độ của lực lượng đăng ký không đáp ứng được yêu cầu của công việc và không đáp ứng đúng ngành nghề mà khu công nghiệp cần....Số lượng đơn xin việc và đăng ký trong một số ngành như điện tử, tin học, viễn thông...đạt số lượng lớn. Một số ngành như cơ khí, chế tạo máy...thì quá ít không đáp ứng đủ yêu cầu. 2-/ Nguyên nhân tác động đến sự hình thành cơ cấu sinh viên theo khối trường. Những mặt làm được của cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học đã góp phần thúc đẩy việc cung ứng nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao cho nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học vẫn còn tồn tại một số hạn chế như đã nêu ở trên là do một số nguyên nhân chính sau đây. - Sự nhận thức của người học về khối trường và ngành nghề còn nhiều sai lệch và không định hướng chính xác. Trong thời gian đầu của tiến trình đổi mới, các tổ chức và công ty nước ngoài vào làm ăn hợp tác với chúng ta đã tạo ra nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ trong lĩnh vực kinh tế, luật. Nguyên nhân đó làm cho số lượng người đăng ký và theo học trong các khối trường kinh tế luật tăng cao, và con số hằng năm chiếm một số lượng lớn. Bên cạnh đó, sự tăng đột biến trong các khối trường kinh tế - luật sẽ làm giảm tương đổi lượng sinh viên theo học các khối trường như Khoa học cơ bản, Nông lâm ngư nghiệp, Sư phạm...Số lượng đào tạo đó sẽ gây ra hiện tượng thừa nguồn nhân lực có trình độ Đại học trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, Nông lâm ngư nghiệp... trong thời gian tới. - Do các quyết định theo học của cá nhân là dựa trên điều kiện thị trường lao động hiện tại, những để hoàn thành chương trình đào tạo bậc Đại học thường trung bình 4 - 5 năm. Do đó, cơ cấu sinh viên khi ra trường thì mức yêu cầu của thị trường lao động lại thay đổi theo một cơ cấu khác, không còn phù hợp như cơ cấu trước đây khi nó hình thành. Nguyên nhân đó xuất phát từ việc chúng ta không có một dự báo thường xuyên về nhu cầu đối với cơ cấu lao động của các ngành nghề trong nền kinh tế. - Sự hình thành và phát triển của cơ cấu đó còn chịu tác động của các nhân tố khác như yếu tố văn hoá, chính trị hay dân số v.v. Ngoài những nguyên nhân tác động mang tính chất khách quan của nền kinh tế, xã hội đến sự hình thành và phát triển cơ cấu viên thì cơ cấu đó còn chịu ảnh hưởng của các chính sách điều chỉnh có ý thức của Nhà nước. * Chính sách đầu tư giáo dục. Để hệ thống giáo dục đào tạo bậc Đại học thực sự đóng vai trò đầu tầu trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý cao cho nền kinh tế thì việc xây dựng, đầu tư nguồn vốn phát triển là vấn đề cấp thiết. Đầu tư ngân sách cho giáo dục để phát triển số lượng đào tạo trong những nhóm ngành mà xã hội cần và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực đó. Trong thời gian qua, sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bậc Đại học tăng lên qua các năm. Bảng 7 : Đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục qua các năm STT Năm Danh mục 1993 1994 1995 1996 1997 1 Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục (109đ) 3509 5011 6640 9600 12100 2 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 42,8 32,5 44,5 26 3 Đầu tư cho giáo dục đại học trong tổng số (109đ) 491,26 601,32 996 1440 - 4 Tỷ lệ trong tổng đầu tư ngân sách cho giáo dục (%) 14 12 15 15 - (Nguồn: Bộ Tài Chính) Số lượng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bậc Đại học tăng cao qua các năm. Trong năm 1993 là 491,26 tỷ đồng thì đến 1996 con số đó là 1440tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đó đã khắc phục được phần nào những hạn chế về cơ sở vật chất như trường học, trang bị dụng cụ học tập, điều kiện sinh hoạt cho sinh viên và giáo dục... qua đó dần nâng cao và mở rộng quy mô đào tạo trong các khối trường chủ đạo trong quá trình phát triển. Nhưng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0095.doc