Lời mở đầu
Trên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu - từ khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nhưng hoạt động kiểm toán chuyên nghiệp chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 300 năm, khởi đầu do cuộc Đại Cách mạng Công nghiệp. Do cuộc Cách mạng này đã có sự tách biệt giữa chức năng sở hữu và chức năng quản lý, đồng thời làm xuất hiện khái niệm chủ nhân và người quản lý. Vì v
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy đã làm nảy sinh nhu cầu kiểm tra để phát hiện các gian lận của người quản lý và người làm thuê. Đến năm 1844, nước Anh ban hành Luật Công ty cổ phần - là luật Công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới, cùng với đó là sự xuất hiện khái niệm kiểm toán viên. ở Việt Nam kiểm toán mới thật sự xuất hiện sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế.
Cùng với xu thế chung của thời đại quốc tế hoá và sự hợp tác hoá, nước ta cũng đang cuốn theo dòng xoáy sự phát triển hội nhập nền kinh tế thế giới. Sự gia nhập của nước ta vào WTO đánh dấu bước phát triển và thách thức lớn đó là sự cạnh tranh tự do và mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế, thị trường chứng khoán ngày càng bùng nổ. Trong bối cảnh đó, kiểm toán là một trong những ngành, một trong những lĩnh vực thương mại dịch vụ được quan tâm trong đàm phán. Việc công khai hoá các bản khai tài chính được chứng nhận trung thực hợp lý bởi một bên hoàn toàn độc lập đã khiến cho kiểm toán ngày càng trở nên phổ biến đối với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
Từ đó vấn đề kiểm toán viên, nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên là hết sức cần thiết cho việc một báo cáo tài chính minh bạch. Vì vậy em đã chọn đề tài ”Kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên” làm đề tài cho đề án môn học của mình.
Những kiến thức có được và qua thời gian nghiên cứu trong đề án em xin được trình bày trong 2 phần :
Phần I: Cơ sơ lý luận về kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên
Phần II: Thực trạng kiểm toán và tính độc lập của kiểm toán viên tại Việt Nam hiện nay.
Phần I: Cơ sở lý luận về kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên
1.1 Những yêu cầu và vai trò của kiểm toán viên
Tuy mới chỉ chính thức xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với sự ra đời của các Công ty kiểm toán độc lập song kiểm toán đã nhanh chóng chứng tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăng cường và nâng cao hiệu quả của quản lý. Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, khách hàng và những người quan tâm. Nó góp phần hướng dẫn nghiệp vụ củng cố nền nếp hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung. Hơn hết kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
Theo nghĩa tổng quát nhất kiểm toán là một phương tiện mà nhờ đó con người được đảm bảo bằng một người khác về chất lượng điều kiện hay tình trạng của một vấn đề nào đó mà sau này sẽ được xem xét. Nhu cầu kiểm toán như vậy được phát sinh là bởi vì có người được nhắc đến đầu tiên nghi ngờ về chất lượng, điều kiện hay tình trạng của vấn đề và không có khả năng tự mình gạt bỏ mối nghi ngờ hay điều không chắc chắn đó. Từ đó hình thành nên bộ máy kiểm toán mang tính khoa học và nghệ thuật trong đó kiểm toán viên là yếu tố cơ bản cấu thành bộ máy kiểm toán. Kiểm toán viên là khái niệm chung chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó. Theo nghĩa hẹp, từ kiểm toán viên ( Auditor) thường gắn với chức danh kế toán viên công chứng (CPA). Tuy nhiên trong cả lý luận và thực tế, khái niệm kiểm toán viên cũng bao gồm kiểm toán viên nhà nước và kiểm toán viên nội bộ.
Kiểm toán viên nội bộ thường là những người làm nghề kiểm toán không chuyên nghiệp, họ có thể là những kế toán viên giỏi những nhà quản lý có kinh nghiệm, kĩ thuật viên có hiểu biết về những lĩnh vực liên quan đến kiểm toán đặc biệt là các loại hình công nghệ, quy trình kĩ thuật, các định mức... Tuy nhiên những người này cũng cần có trình độ nghiệp vụ tương xứng. Hơn nữa trong nhiều trường hợp kiểm toán viên nội bộ cũng có thể là những kiểm toán viên chuyên nghiệp như những giám định viên trong hệ thống kiểm toán ở Tây Âu...
Kiểm toán viên độc lập là những người hành nghề kiểm toán. Để hành nghề họ phải có đủ các điều kiện hành nghề như:
Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có bằng chứng chỉ kế toán viên công chứng ( CPA)
Về phẩm hạnh: Phải là người không có tiền án, tiền sự
Về pháp lý: Phải đăng kí hành nghề ( tại Bộ tư pháp – riêng ở Việt Nam tại Bộ Tài Chính)
Về xã hội: Không có chung lợi ích , không có quan hệ ruột thịt (thường là 3 đời) với khách thể kiểm toán.
Kiểm toán viên độc lập thường có hai chức danh :
Kiểm toán viên: thường là đã tốt nghiệp đại học và sau 4 năm làm thư ký (hoặc trợ lý) kiểm toán và đã tốt nghiệp kì thi tuyển kiểm toán viên ( quốc gia hoặc quốc tế ) để lấy bằng ( chứng chỉ ) kiểm toán viên ( CPA ). Trên thực tế, phải có khả năng độc lập thực hiện công việc kiểm toán cụ thể .
Kiểm toán viên chính: là người từng qua kiểm toán viên (thường từ 3-5 năm) và qua kì thi nâng bậc. Về chuyên môn phải là người có khả năng tổ chức một nhóm kiểm toán viên tiến hành một công việc kiểm toán có quy lớn Những kiểm toán viên độc lập được hành nghề trong một tổ chức (công ty) hoặc văn phòng tư tuỳ điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
Kiểm toán viên nhà nước là những công chức (viên chức nhà nước) làm nghề kiểm toán. Do đó, họ được quyền chọn và hoạt động do tổ chức kiểm toán nhà nước phân công. Đồng thời, họ được xếp vào các ngành bậc chung của công chức theo tiêu chuẩn cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ):
Kiểm toán viên.
Kiểm toán viên chính
Kiểm toán viên cao cấp
Chức năng và quyền hạn cụ thể của từng ngành bậc cũng được quy định cụ thể tuỳ theo từng nước song nói cung cũng có sự gần gủi giữa các quốc gia và có mối quan hệ tương ứng với các chức danh của kiểm toán viên độc lập. Riêng kiểm toán viên cao cấp thường giữ cương vị lãnh đạo trong cơ qua kiểm toán nhà nước hoặc là những chuyên gia cao cấp có chức năng và quyền hạn trong kiểm toán, trong tư vấn (kể cả soạn thảo văn bản pháp luật) thậm chí trong phán xử (như một quan toà) ... tuỳ theo quy định cụ thể của từng nước.
Tuy có sự khác nhau giữa kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ nhưng các kiểm toán viên đều có vai trò như nhau và có những yêu cầu như nhau đối với một kiểm toán viên.
1.1.1 Vai trò của kiểm toán viên
Trong cuộc sống vấn đề xã hội cũng như vấn đề kinh tế, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều quyết định. Có những quyết định đúng đắn, kịp thời có thể mang đến thành công, nhưng cũng có những quyết định sai lầm có thể mang đến hậu quả xấu và có thể dẫn đến thất bại. Vậy làm thế nào để có một quyết định đúng khi mà xã hội, con người ngày càng phức tạp, hệ thống thông tin bị những yếu tố xã hội chi phối, không khách quan và ngày càng bị bóp méo. Để đạt dược một quyết định sáng suốt thì nguồn thông tin đảm bảo, tin cậy kịp thời là vô cùng cần thiết. Còn đối với các cổ đông, họ rất cần đảo bảo chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính. Hơn nữa không còn cách nào khác để mọi cá nhân cổ đông đều có cơ hội xác minh nội dung của một loạt những báo cáo tài chính. Chính kiểm toán là giải pháp cho những vấn đề này.
Một cách khác nữa mà người sử dụng thông tin có thể sử dụng là chia sẻ rủi ro thông tin cùng với ban quản trị doanh nghiệp. Ban quản trị có trách nhiệm cung cấp thông tin đáng tin cậy cho người sử dụng. Nếu người sử dụng dựa trên các báo cáo tài chính không chính xác và điều này dẫn tới những thiệt hại về mặt tài chính thì người sử dụng có căn cứ để kiện ban quản trị. Điều trở ngại trong việc người sử dụng chia sẻ rủi ro thông tin với ban quản trị là họ có khả năng không thu hồi được khoản lỗ. Nếu một công ty không có khả năng thanh toán nợ vì bị phá sản thì không chắc rằng ban quản trị sẽ có đủ tiền để thanh toán cho người sử dụng. Cách hiệu quả nhất trong trường hợp này để hạn chế rủi ro thông tin là sử dụng các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Mặt khác mục đích của kiểm toán không phải là cung cấp thông tin bổ sung. Nó chỉ nhằm cho phép những người sử dụng có thể tin tưởng nhiều hơn thông tin đã được người khác chuẩn bị. Kiểm toán một báo cáo tài chính đã công bố là một cách giải quyết vấn đề đại diện. Các cổ đông, ban quản trị đòi hỏi phải có một phương tiện nào đó đảm bảo chắc chắn rằng những thông tin được họ lấy làm cơ sở cho những quyết định của mình là đáng tin cậy, ý kiến của kiểm toán viên giúp tạo nên sự tin cậy vào các báo cáo tài chính đó. Các kiểm toán viên sẽ tiến hành các cuộc kiểm toán để thu thập và đánh giá các bằng chứng nhằm đảm bảo rằng các thông tin trên báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu. Thông tin đã kiểm toán sau đó sẽ được sử dụng trong quá trình ra quyết định với giả định là thông tin tương đối đầy đủ, chính xác và vô tư. Không những thế, nếu có các kiểm toán viên tiến hành kiểm tra thông tin sẽ tiết kiệm hơn việc những người cá biệt sử dụng thông tin tự mình kiểm tra.
Xã hội ngày càng phức tạp thì sự tin cậy vào kiểm toán viên để làm giảm rủi ro thông tin càng tăng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò đó của kiểm toán viên ngày càng quan trọng. Nó góp phần làm lành mạnh hoá nền tài chính, nâng cao tính minh bạch của các thông tin tài chính, từ đó nâng cao hiệu lực của quản lý nói riêng và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên người sử dụng không nên cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là một sự đảm bảo khả năng tồn tại trong tương lai của doanh nghiệp hay một ý kiến về hiệu suất hay hiệu quả mà ban lãnh đạo đã thực hiện các công việc của doanh nghiệp.
1.1.2. Những yêu cầu đối với kiểm toán viên
Kiểm toán viên là một nghề, giống những nghề khác như bác sĩ, giáo viên, kĩ sư. Nó đòi hỏi trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Kiểm toán viên làm công việc là kiểm tra độc lập, bày tỏ ý kiến về các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Đây là một lĩnh vực khoa học chuyên môn có phạm vi rộng, đòi hỏi người làm kiểm toán có một trình độ chuyên môn nhất định. Có như vậy, kiểm toán viên mới có thể đưa ra đuợc những ý kiến kiểm toán đúng đắn hữu ích trong việc ra quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, có thể thấy kiểm toán là một lĩnh vực hoạt động mang tính chủ quan, bởi căn cứ vào các bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên dựa trên các kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra ý kiến về các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Chất lượng của một cuộc kiểm toán sẽ có ảnh hưởng lớn đến những người sử dụng kết quả kiểm toán trong việc ra quyết định tài chính, trong khi những người sử dụng báo cáo tài chính thông thường không thể đánh giá được công việc kiểm toán. Với tầm quan trọng của kiểm toán viên trong vấn đề kiểm toán nên mỗi quốc gia đều có những yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm nghề kiểm toán.
1.1.2.1 Yêu cầu về trình độ chuyên môn
Năng lực chuyên môn là nhân tố quan trọng đối với kiểm toán viên. Năng lực chuyên môn cao hay thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cuộc kiểm toán, bởi nó ảnh hưởng đến khả năng của kiểm toán viên trong việc đánh giá tính trung thực hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính, phát hiện ra các sai phạm và đưa ra ý kiến kiểm toán hợp lý. Do đó kiểm toán viên phải có năng lực, kĩ thuật và kĩ năng đặc biệt. Điều đó đạt được thông qua việc kết hợp giữa quá trình đào tạo phổ thông với các hiểu biết về nghiệp vụ đạt được thông qua tự nghiên cứu và các chương trình đào tạo chính thức được kết thúc bằng các kì thi có cấp chứng chỉ cũng như các kinh nghiệm thực tiễn đã được kiểm nghiệm đúng đắn. Hơn nữa, kiểm toán viên phải tiếp tục nhận thức được sự phát triển về kế toán, kiểm toán qua các văn bản chuyên ngành thích hợp do quốc gia và quốc tế công bố cũng như các quy định có liên quan và các yêu cầu của pháp luật.
Trình độ chuyên môn còn yêu cầu về kinh nghiệm làm việc. Cần phải mất vài năm để trở thành một kiểm toán viên trình độ. Tuy các tổ chức có những quy tắc hơi khác nhau nhưng nhìn chung, mọi tổ chức đều có nhưng yêu cầu tối thiểu để kết nạp thành viên. Sau khi trở thành một kế toán viên đủ trình độ người đó vẫn chưa được phép làm kiểm toán viên, mọi tổ chức chuyên nghiệp đều chủ trương là các thành viên của mình không được làm các dịch vụ kế toán trừ khi họ đã có chứng chỉ hành nghề. Trong thực tế rất ít kế toán viên chuyên nghiệp được cấp chứng chỉ hành nghề mà cam chịu sử dụng nghề nghiệp của mình để làm thuê cho các văn phòng chuyên nghiệp hay trong ngành.
Ngoài ra, trong điều kiện nền kinh tế tài chính thế giới ngày càng quốc tế hóa sâu rộng, kiểm toán viên cần phải thông thạo ngoại ngữ để có thể trao đổi với khách hàng để công việc kiểm toán có thể diễn ra thuận lợi và các báo cáo kiểm toán có giá trị quốc tế. Mặt khác khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, máy tính trở nên phổ biến kiểm toán viên cần phải có kĩ năng tin học, thành thạo các phần mềm kế toán… Kĩ năng giao tiếp cũng là một kĩ năng quan trọng của kiểm toán viên. Có được một nghệ thuật giao tiếp tốt, kiểm toán viên sẽ tránh được những hiểu lầm, tạo thuận lợi trong việc thu thập các số liệu làm bằng chứng kiểm toán và nhất là có thể duy trì một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa công ty kiểm toán và khách hàng kiểm toán.
1.1.2.2. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên
Trình độ chuyên môn là một yêu cầu không thể thiếu của kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến của mình đối với báo cáo tài chính. Song bên cạnh đó kiểm toán hoạt động mang tính chủ quan, kiểm toán viên căn cứ vào những bằng chứng thu thập được và kiểm toán viên dựa vào những kinh nghiệm nghề nghiệp và óc phán xét để đưa ra những ý kiến nhận xét trên báo cáo tài chính. Do vậy thì chỉ trình độ chuyên môn chưa đủ kiểm toán viên cần phải có một cái tâm trong sáng.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên với niềm tin của công chúng đang là vấn đề thách thức với nghề kiểm toán trong thế kỉ 21 này_ sau ảnh hưởng của vụ bê bối tài chính năm 2001 và 2002. Đây không phải là vấn đề mà chỉ một số nước gặp phải mà là vấn đề của tất cả các tổ chức của tất cả các nước.
Chúng ta hẳn vẫn chưa quên chuyện một số cá nhân kiểm toán viên thông đồng với tập đoàn viễn thông Worldcom ở Mỹ chưa lâu và ở nước ta, mới đây thôi là việc gian lận trong báo cáo tài chính của công ty Tiếp thị và Đầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đó chính là những ví dụ rõ ràng nhất về sự cần thiết của phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề kiểm toán. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên là vấn đề bức thiết cần xem xét.
Chuẩn mực kiểm toán số 200 về “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính” có quy định: “Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như sau: độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bí mật, tư cách nghề nghiệp, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn”.
1.1.2.2.1 Tính độc lập
“ Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên” . Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu mọi kiểm toán viên và thành viên nhóm kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán (dịch vụ đảm bảo), công ty kiểm toán phải độc lập với các khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán.
Tính độc lập được xem như là phẩm chất chủ yếu nhất của kiểm toán viên. Bởi thái độ độc lập phụ thuộc vào hai yếu tố là bản chất thực của kiểm toán viên và cách nhìn nhận công chúng đối với kiểm toán viên. Có thể bản chất cua kiểm toán viên là không cho phép bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng tới tính độc lập của mình, ngay cả khi kiểm toán viên có dính líu về mặt kinh tế hoặc tình cảm với đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên chỉ bản chất thì vẫn chưa đủ mà phải đảm bảo về mặt hình thức thể hiện. Chẳng hạn, một kiểm toán viên có dính líu về mặt kinh tế hoặc quan hệ nhân thân thì dù có thực bản chất của kiểm toán viên là độc lập, công chúng vẫn cho rằng không đảm bảo tính độc lập. Những người sử dụng báo cáo kiểm toán phải tin vào tính độc lập và sự vô tư của kiểm toán viên trong việc đánh giá và đưa ra ý kiến trên báo cáo tài chính coi nó như là một căn cứ về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những quyết định tài chính kinh tế đúng đúng đắn.
1.1.2.2.2 Tính chính trực, khách quan
Kiểm toán viên phải là người thẳng thắn, trung thực và có lương tâm nghề nghiệp, phải là người trong sáng không được phép để cho sự định kiến thiên lệch lấn át tính khách quan. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định chính trực là kiểm toán viên phải thẳng thắn, trung thực trong tư tưởng, có chính kiến rõ ràng, đồng thời phải công bằng, tín nhiệm, không có xung đột về lợi ích. Khách quan là kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến thiên vị.
Kiểm toán viên căn cứ vào những bằng chứng thu thập được và dựa vào những kinh nghiệm, óc phán xét của mình, để đưa ra những ý kiến của mình về báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên không được chú tâm phản ánh sai sự việc, không được để sự phán xét của mình lệ thuộc vào người khác. Trong quá trình cuộc kiểm toán, việc áp dụng và lựa chọn những đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo nguyên tắc khách quan là rất quan trọng đối với kiểm toán viên. Một số truờng hợp vi phạm đến tính khách quan của kiểm toán viên như: áp lực từ ban quản lý, ban giám đốc… hay có quan hệ gia đình hay cá nhân. Kiểm toán viên không nên nhận, hoặc tặng quà chiêu đãi có thể ảnh hưởng đến đánh giá nghề nghiệp, ảnh hưưỏng đến tính chính trực khách quan, ảnh hưởng đến danh tiếng kiểm toán viên.
Hành vi cho mượn danh kiểm toán viên hành nghề cũng được coi là vi phạm tư cách nghề nghiệp và tính chính trực được quy định trong Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp. Các kiểm toán viên cũng ý thức rằng, việc cho mượn danh để hành nghề sẽ đem đến nhiều rủi ro cho “kiểm toán viên cho mượn danh” như: sẽ làm giảm sự tín nhiệm của kiểm toán viên đối với xã hội nói chung, đối với khách hàng, đồng nghiệp nói riêng.
1.1.3.2.3 Tính thận trọng
Chuẩn mực này đòi hỏi kiểm toán viên phải luôn đa nghi nghề nghiệp chẳng hạn như luôn đặt ra những câu hỏi cho các dấu hiệu nghi ngờ, phân tích các bằng chứng và đánh giá hoặc để khẳng định, hoặc loại bỏ những nghi ngờ đó. Thận trọng nghề nghiệp thích đáng cho phép kiểm toán viên đảm bảo một cách hợp lý rằng các các báo cáo tài chính không còn tồn tại các sai phạm trọng yếu.
Sự thận trọng gắn liền với trình độ chuyên môn, thận trọng trong việc lập kế hoạch và giám sát chuyên môn. Thận trọng đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán. Mặt khác kiểm toán viên được khuyến cáo là tránh trước những mâu thuẫn quyền lợi, vì vậy họ nên thận trọng khi làm thêm các dịch vụ ngoài kiểm toán. Ví dụ, họ đồng ý thương lượng một hợp đồng vay tiền, thì kiểm toán có thể bị cám dỗ chấp nhận một loạt báo cáo tài chính giả dối. Kiểm toán viên cũng phải hết sức thận trọng, tránh tham gia vào việc chuẩn bị các báo cáo tài chính hay những sổ sách kế toán cơ bản làm cơ sơ cho báo cáo tài chính. Để giảm rủi ro kiểm toán, giảm bớt trách nhiệm của kiểm toán viên thì thận trọng là một nguyên tắc không thể thiếu trong khi hành sự kiểm toán.
1.1.2.2.4 Tính bảo mật
Tính bảo mật của kiểm toán viên là phải tôn trọng các bí mật của những thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được để lộ bất cứ thông tin kiểm toán nào cho người thứ ba khi không có sự uỷ quyền đặc biệt hoạc có trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầu phải công bố. Như vậy, trong quá trình tiến hành cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thu được một số lượng đáng kể thông tin bảo mật, gồm cả lương của các viên chức, quá trình định giá sản phẩm, các kế hoạch quảng cáo, và số liệu chi phí sản phẩm... Nếu kiểm toán viên tiết lộ những thông tin này cho những người ở bên ngoài hoặc cho các nhân viên của công ty khách hàng (là những người không được quyền tiếp cận với các thông tin đó), thì mối quan hệ giữa kiểm toán viên, công ty kiểm toán với ban giám đốc công ty khách hàng sẽ bị căng thẳng nghiêm trọng và trong trường hợp cực đoan có thể sẽ làm phương hại đến công ty khách hàng. Vì những lý do trên, việc cẩn trọng để bảo vệ các bản tư liệu mật của công ty khách hàng là rất quan trọng.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định kiểm toán viên có nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc bảo mật các thông tin về khách hàng thu được trong quá trình kiểm toán, kể cả sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán. Trừ khi thông tin cần được cung cấp cho cơ quan chức năng có liên quan hoặc trách nhiệm nghề nghiệp hoặc luật pháp yêu cầu phải báo cáo, kiểm toán viên không được tiết lộ thông tin, không được sử dụng các thông tin này để thu lợi cá nhân hoặc thu lợi cho bên thứ ba. Kiểm toán viên không được công bố thông tin bảo mật về khách hàng kể cả thông tin khác nếu không được sự đồng ý của công ty khách hàng. Như vậy, kiểm toán viên có thể cung cấp thông tin cho người khác chỉ khi được sự cho phép của công ty khách hàng. Đây là một điều kiện bắt buộc, kể cả trong trường hợp kiểm toán viên bán kết quả làm việc của mình cho một công ty kiểm toán khác hoặc muốn cho phép người kiểm toán viên kế tục xem xét tư liệu lập cho công ty khách hàng trước đây.
1.1.2.2.5. Tư cách nghề nghiệp và tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định kiểm toán viên phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.
Hành vi làm mất tín nhiệm không được định nghĩa rõ ràng trong các nguyên tắc của chuẩn mực, một vài hành vi sau của kiểm toán viên có thể được xem là ví dụ (theo văn bản hướng dẫn thi hành chuẩn mực đạo đức của Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ):
Kiểm toán viên giữ lại sổ sách của khách hàng sau khi một đòi hỏi không được đáp ứng là một hành vi làm mất tín nhiệm. Ví dụ, giả sử ban quản trị công ty khách hàng không trả thù lao cho công ty kiểm toán và do đó các kiểm toán viên từ chối trả lại sổ sách của khách hàng.
Một công ty kiểm toán phân biệt đối xử giữa các chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, hoặc quốc tịch cũng được xem là một hành vi làm mất tín nhiệm.
Nếu một kiểm toán viên đồng ý thực hiện kiểm toán ở một cơ quan Nhà nước, mà cơ quan này qui định các thể thức kiểm toán khác với các chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận, thì trách nhiệm đối với uy tín nghề nghiệp thể hiện ở chỗ kiểm toán viên phải tuân thủ cả các thể thức của cơ quan Nhà nước đó và các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận, trừ khi báo cáo kiểm toán được diễn đạt bằng một cách khác.
Trong tất cả mọi ngành nghề, chuẩn mực chính là những nguyên tắc hay quy tắc tối thiểu mà các thành viên của một nghề tuân theo và xem đó như là cơ sở để đánh giá chất lượng công việc. Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung chất lượng công việc kiểm toán và dùng để điều tiết những hành vi của kiểm toán viên và các bên hữu quan theo hướng đạo và mục tiêu xác định. GAAS là những chuẩn mực có hiệu lực mà kiểm toán viên phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán và là cách thức đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán. Có 3 nhóm chuẩn mực chính mà kiểm toán viên cần phải tuân thủ là:
Nhóm chuẩn mực chung
Nhóm chuẩn mực thực hành
Nhóm chuẩn mực báo cáo
1.2 Tính độc lập của kiểm toán viên
1.2.1. Khái niệm về tính độc lập của kiểm toán viên
Một vấn đề cực kì quan trọng là kiểm toán viên phải được người sử dụng báo cáo kiểm toán tin tưởng. Và họ không thể tin vào báo cáo kiểm toán nếu họ cảm thấy nội dung của báo cáo đó đã chịu ảnh hưởng của ban giám đốc. Theo một số định nghĩa thì kiểm toán là “ việc kiểm tra độc lập và trình bày ý kiến về các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp…” Và để tăng thêm mức độ tin cậy của báo cáo tài chính thì người đọc báo cáo kiểm toán tin rằng kiểm toán viên không chịu ảnh hưởng của ban giám đốc. Vậy ở đây độc lập là gì? Độc lập được mô tả như là: “ luôn luôn có thái độ suy nghĩ chính trực và có quan điểm khách quan trong công tác nghiệp vụ”. Cũng có ý kiến cho rằng: “ đối với kiểm toán viên hai đức tính quan trọng nhất là tính thẳng thắn và tính cách mạnh mẽ “ , điều này có nghĩa là sự độc lập tuy là quan trọng, song cũng rất khó đo lường. Bởi không thể nào quan sát được quan điểm ở trong đầu của một người hay bản chất trung thực của cá nhân người đó. Tuy nhiên những chỉ dẫn đối với kiểm toán viên còn đi xa hơn nữa. Kiểm toán viên phải và phải tỏ ra là không có bất kì một quyền lợi nào mất đi tính khách quan. Nhưng điều đó thì vẫn chưa đủ để đảm bảo kiểm toán viên đó là độc lập. Người đó phải đảm bảo chắc chắn sẽ không có bất kì điều gì có thể gây nghi ngờ về sự vô tư của mình. Và tất nhiên là cần phải đảm bảo chắc chắn rằng kiểm toán viên được xem là độc lập. Rất khó làm cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán tin cậy vào sự trung thực của một người mà họ không quen biết trực tiếp nhất là nếu người đó có thể sẽ được lợi trong việc lừa dối họ. Dù cho kiểm toán viên có khả năng tiếp cận với nhiệm vụ được giao trong đó phải đương đầu với một mâu thuẫn quyền lợi với thái độ hoàn toàn khách quan thì người sử dụng báo cáo vẫn không thể hoàn toàn không nghi ngờ gì về tính khách quan của người đó. Sự nghi ngờ đó sẽ làm tan vỡ hoàn toàn sự tin cậy mà kiểm toán cần bổ sung cho các báo cáo tài chính.
Độc lập bao gồm độc lập về tư tưởng và độc lập cả về hình thức. Độc lập về tư tưởng là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá nghề nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp. Độc lập về hình thức là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của nhân viên công ty hay thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không được duy trì.
Sự độc lập về tư tưởng yêu cầu kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán, phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan trong việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá... Mặt khác kiểm toán viên cũng phải tránh tình huống mối quan hệ cá nhân với một hay nhiều thành viên trong số cán bộ nhân viên của khách hàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của mình và kiểm toán viên không được vừa làm dịch vụ kiểm toán vừa làm dịch vụ kế toán( như trực tiếp ghi chép, giữ sổ kê toán, lập báo cáo tài chính) cho cùng một khách hàng.
Ngoài ra một kiểm toán viên không thể được xem là độc lập, nếu người đó phụ thuộc quá nhiều vào thù lao do khách hàng trả. Quy định đối với tiền thù lao do bất kì khách hàng nào trả cũng không được vượt quá 15% mức tổng thu nhập lệ phí lặp đi lặp lại theo thông lệ.
1.2.2 Các hình thức của tính độc lập
Có rất nhiều lý do làm cho kiểm toán viên có thể đi đến mâu thuẫn với ban giám đốc. Kiểm toán viên có thể được xem là độc lập nếu giải quyết mâu thuẫn này một cách thành thực, không lẫn trốn trách nhiệm của mình trước người sử dụng báo cáo kiểm toán. Điều này có thể đòi hỏi phải yêu cầu ban giám đốc thay đổi quan điểm của mình về một vấn đề kế toán hay kiên quyết công bố báo cáo kiểm toán biểu lộ thái độ dè dặt về những con số mà các giám đốc đã công bố. Có rất nhiều cách để tính độc lập của kiểm toán viên có thể bộc lộ tính độc lập nhưng trong đó có ba hình thức chính đó là: độc lập trong việc lên chương trình, độc lập điều tra và độc lập làm báo cáo. Môi điều này đều có nghĩa vô cùng quan trọng đối với tin cậy của kiểm toán viên.
1.2.2.1 Độc lập trong việc lên chương trình
Hiển nhiên là báo cáo kiểm toán sẽ ít có giá trị, Trừ khi nó dược xác nhận bằng những kết quả điều tra kĩ lưỡng. Tuy nhiên đièu này có thể làm bất lợi cho các giám đốc, doanh nghiệp. Nếu như họ muốn che giấu điều gì đó, thì họ sẽ muốn giảm đến mức tổi thiểu khả năng khám phá ra nó. Ngay cả khi họ không có điều gì muốn che giấu, thì các giám đốc vẫn có thể muốn giảm bớt phí kiểm toán hay công bố sớm nhất các báo cáo tài chính ngay sau khi kết thúc năm. Nếu kiểm toán viên có thể thuyết phục giảm bớt việc điều tra tìm hiểu, thì điều đó có tác dụng tốt đến việc giảm chi phí hay đến thời hạn hoàn thành việc kiểm toán
Do vậy kiểm toán viên phải tự do sắp xếp theo cách mà họ thấy là thích hợp. Cách tiếp cận của kiểm toán viên phải thay đổi cho phù hợp khi công ty khách hàng phát triển lên và mở ra những hoạt động mới. Hơn nữa cá kĩ thuật kiểm toán không ngừng được phát triển lên, kiểm toán viên có thể lựa chọn những chiến lược cơ bản mà họ có ý định vân dụng vào công việc của mình, từ đó lên chương trình kiểm toán thích hợp
1.2.2.2 Độc lập điều tra
Việc độc lập trong việc lên chương trình đảm bảo cho việc kiểm toán viên có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho công việc kiểm toán của mình. Độc lập điều tra sẽ đảm bảo cách thức họ thực hiện chiến lược đó. Kiểm toán viên phải có quyền tự do tiếp cận các tài liệu và sổ sách ghi chép của công ty. Mọi câu hỏi mà họ đặt ra cho công ty về hoạt đông kinh doanh hay cách thức hạch toán giao dịch đều phải được trả lời.
Việc nhấn mạnh luận cứ cho rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán là ý tưởng cho rằng việc kiểm toán cần được thực hiện với sự hợp tác đầy đủ của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của công ty đó. Nếu kiểm toán viên có khó khăn trong việc thu thập những thông tin mà họ cần thì việc kiểm toán trở nên tốn kém hơn và việc cản trở có thể có hại cho quyền lợi cuả các giám đốc vì có thể gây ấn tượng cho việc muốn che giấu hành vi của họ.
1.2.2.3 Độc lập làm báo cáo
Nếu các giám đốc muốn làm sai lệch những thông tin kế toán cho người sử dụng thì họ sẽ ngăn cản kiểm toán viên công khai những thông tin chính thực. Đó là lúc mà sự độc lập của kiểm toán viên trở nên cực kì quan trọng. Điều này có thể dẫn đên sự bất đồng , tuy nhiên nếu kiểm toán viên ngả theo giám đốc trong tất cả những ý kiến bất đồng thì việc tiến hành kiểm toán không còn ý nghĩa nữa.
1.2.3 Những hạn chế và những quy định về sự độc lập
Độc lập là nhân tố rất quan trọng, tính độc lập là điều mà các công ty kiểm toán cũng như người sử dụng. Tuy nhiên đó là nhân tố mang tính chủ quan, về mặt khách quan thì cái gì cũng có những hạn chế của nó, và tính độc lập cũng vậy và vì vậy có những quy định để bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên.
1.._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36029.doc