Kiểm toán thuế trong kiểm toán tài chính tại Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam

Lời nói đầu Xu thế chung của thế giới trong giai đoạn hiện nay là khu vực hoá các nền kinh tế. Liên minh Châu Âu (EU) là một điển hình về xu thế nay, các nước Châu Âu đã xây dựng cho mình một thị trường chung với một đồng tiền thống nhất. Nhận thấy tính đúng đắn của xu thế này, Việt Nam đã tích cực tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) từ 10 năm nay và sắp tới sẽ là khu vực mậu địch tự do ASEAN (AFTA) với mẫu hình là EU kết hợp những điều kiện và đặc trưng của khu vực Đông Nam. Nh

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kiểm toán thuế trong kiểm toán tài chính tại Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư vậy, một đòi hỏi mang tính bắt buộc là tất cả các doanh nghiệp phải công khai hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cho các bên quan tâm để tận dụng mọi nguồn lực kinh tế có thể mang lại trong quá trình hội nhập. Kiểm toán đã hình thành và phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây để đáp ứng đòi hỏi khách quan đó. Do mới hình thành lại phải đáp ứng một lượng rất lớn khách hàng với những điệu kiện khác nhau nên kiểm toán Việt Nam phải không ngừng học hỏi và hoàn thiện mình. Ra đời trong điệu kiện đó, Công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) được thành lập bởi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có tầm nhìn sáng suốt, đã có hướng đi đúng đắn nhằm nhằm đáp ứng những điều kiện thực tế. Tuy mới được thành lập (2001) nhưng công ty đã có những dấu ấn tích cực trong lòng khách hàng. Với những việc đã làm được kết hợp với đường lối phát triển đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, VAE nhất định sẽ tạo dựng được thương hiệu của mình trong thị trường kiểm toán Việt Nam. Được thực tập tại công ty kết hợp với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đinh Thế Hùng và các anh chị trong phòng nghiệp vụ 3, em hy vọng mình sẽ hiểu thêm về nghành nghề mình đã lựa chọn và tiếp thu những kiến thức thực tế bổ ích. Nhờ những kiến thức được nhà trường trang bị và kinh nghiệm thực tế thu nhận được trong thời gian đầu thực tập tại công ty, em đã phần nào hiểu được về tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các đoanh nghiệp. Do đó, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam” làm đề tại thực tập tốt nghiệp của mình. Đây một là khoản mục quan trọng trong hầu hết các báo cáo tài chính nên trong quá trình kiểm toán sẽ đặc biệt chú ý. Mặc dù đây là một đề tài khó nhưng với nổ lực của bản thân cộng với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo và các bác, các anh chị trong công ty kiểm toán và định giá Việt Nam, em hy vọng mình sẽ hoàn thành đề tài của mình một cách xuất sắc. Đề tài của em bao gồm 3 phần chính: Phần1: Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp. Phần 2: Thực trạng kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và định giá Việt Nam. Phần 3: Một số nhận xét và những kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục thuế do Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện. Phần I Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp 1.1. Những vấn đề cơ bản về Thuế 1.1.1. Khái niệm Lịch sử phát triển của loài người cho thấy khi loài người còn sống hoang sơ chưa biết tập hợp thành những quần thể lớn thì chưa có nhà nước, chưa có thuế. Khi loài người phát triển đến thời kỳ biết tập hợp, thống trị thì thuế đã hình thành. Xã hội càng văn minh tiến bộ thì thuế khoá càng phát triển và phương thức đánh thuế càng tinh vi. Sự xuất hiện của nhà nước đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện cho nhà nước tồn tại và thực hiện chức năng của mình. Nhà nước định quyền lực hiến định để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làm căn cứ phân phối tổng sản phẩm xẵ hội và thu nhập quốc dân thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu tạo khả năng va nguồn thu để thuế tồn tại va phát triển. Như vậy, thuế là khoản đóng góp bắt buộc được nhà nước quy định thành luật để mọi người dân ở trong diện nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước dùng chi tiêu cho những việc công ích. Khoản đóng góp này bằng tiền chứ không thể trả bằng hiện vật hay dịch vụ và đóng góp bằng tiền trực tiếp. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời,tồn tại và phát triển của nhà nước. Từ khái niệm trên, ta thấy thuế có những đặc điểm sau: Do pháp luật quy định các đối tượng nộp thuế phải nộp. Thuế thu một cách vĩnh viễn, không hoàn trả, không trả lãi Không có đối phần hay đền bù nhưng ngược lại một phần số thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước được trả về cho người dân một cách gián tiếp qua những tiện nghi của xã hội như y tế, trường học, đường xá, và các quỹ phúc lợi khác. Thuế là một hình thức điều tiết thu nhập công bằng, tránh tình trạng người có thu nhập quá cao, người có thu nhập quá thấp để giảm sự bất công và chênh lệch trong xã hội. 1.1.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Nền tài chính vững chắc và lành mạnh dựa vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó thuế nội địa phải trở thành nguồn thu chính góp phần tăng thu ngân sách. Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối điều tiết lợi tức quốc dân, thuế là công cụ quan trọng để góp phần tích cực vào giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội và chuẩn bị đIều kiện cho phát triển kinh tế lâu dài. Với nền kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế phải áp dụng thống nhất, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế. Bao quát hết hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi thu nhập chịu thuế. Thuế cần khai thác từ thu nhập quốc dân do sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thuế phải góp phần tích cực vào việc bội dưỡng và khai thác nguồn thu thuế ngày càng phát triển. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Thuế có vai trò quan trọng trong việc quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, nâng đỡ những hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh, với mọi thành phần kinh tế. Thông qua công tác quản lý các ngành chịu thuế, nhà nước sẽ: Khuyến khích nâng đỡ những hoạt động kinh tế cần thiết, làm ăn có hiệu quả cao. Thu hẹp, không khuyến khích những ngành nghề, mặt hàng xa xỉ, lãng phí. Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Hướng dẫn và khuyến khích hợp tác đầu tư với nước ngoài và đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu đồng thời bảo vệ sản xuất nội địa. Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống thuế được áp dụng thông nhất giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội. Tất cả các cá nhân và các tổ choc kinh tế đều có nghĩa vụ đóng thuế theo luật thuế quy định.Người có thu nhập thuế cao phải đóng thuế cao hơn người có thu nhập thấp, tuy nhiên phải cho người có thu nhập cao chính đáng được hưởng hiệu quả lao động của mình thì mới khuyến khich được họ phát triển sản xuất kinh doanh, tức la cơ quan thuế phảI tinh thue thu thuế theo luật thuế quy định, tránh lạm thu, tránh trùng lắp để đảm bảo công bằng xã hội. Với những vai trò quan trọng của mình, thuế đã trở thành vấn đề quan tâm của bất cứ ai trong xã hội và đặc biệt là các nhà kinh doanh. 1.1.3. Giới thiệu một số loại thuế 1.1.3.1.Thuế giá trị gia tăng (GTGT) Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tiêu thụ,do người tiêu thụ phải trả khi mua hàng hoá, sản phẩm hay hưởng thụ các dịch vụ. Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ưu điểm của loại thuế này là tính thuế không có sự trùng lắp vì khi tính thuế GTGT phảI nộp, cơ sở sản xuất kinh doanh được khấu trừ số thuế GTGT đã nộp ở khâu trước. Việc khai, nộp thuế và tính thuế tương đối đơn giản. Hiệu năng của thuế (số thu nhập của một quốc gia có thể thu được do việc áp dụng thuế GTGT) cao. Đối tượng nộp thuế có thể tự kiểm soát nhau. Khuyết điểm làm tăng giá cả tiêu thụ, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế vì chinh người tiêu thụ la người phảI chịu số thuế ở giai đoạn mua hàng. Đối tượng chịu thuế và không chịu GTGT thuế Theo quy định tại điều 2, nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 của chính phủ đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Các đối tượng hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT, Điều 4 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ và quy định nêu tại mục II, phần A Thông tư số 122/2000/TT - BTC ngày 29/12/2000 và một số thông tư bổ xung của Bộ tài chính. Hiện nay các đối tượng chịu thuế được quy định mới nhất tại luât sửa đổi bổ xung một số điều Luật thuế GTGT ngày 17/6/2003 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004. Đối tượng nộp thuế Theo quy định tại luật thuế GTGT, tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh ( gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức kinh doanh có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT ( gọi chung là người nhập khẩu ) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước và luật hợp tác xã. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh tế khác. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá trị thuế và thuế suất thuế GTGT Giá tính thuế GTGT Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Giá nhập khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế nhập khẩu. Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này. Đối với hoạt động cho thuê tài sản không phân biệt loại tài sản và hinh thức cho thuê là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền trả từng kỳ hoặc trả trước. Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp tính theo giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó bán trả một lần, không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế ( bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công). Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện; trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo tiến độ hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao. Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa có thuế là căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho ( 1+(%) thuế xuất của hàng hoá, dịch vụ đó). Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua, bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng, giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ các hoạt động này. Thuế suất thuế GTGT Có các mức thuế suất đối với hàng hoá dịch vụ: 0%, 5%, 10%, 20% Theo Luật sửa đổi bổ sung , một số đIều Luật thuế GTGT hiện nay thì chỉ có mức thuế: 0%, 5%, 10% Phương pháp tính thuế GTGT Phương pháp trực tiếp - áp dụng với các đối tượng sau: Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam, tổ chức cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế theo phương pháp cấu trừ thuế, cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Xác định số thuế phải nộp: = x = - Phương pháp khấu trừ áp dụng với các đối tượng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT đã nói ở trên. Xác định số thuế phải nộp: = - Trong đó: Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ, số thuế ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng nhập khẩu ( hoặc nộp thay cho phí nước ngoàI ) và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % quy định tại các thông tư theo thông tư 122/2000/TT – BTC, thông tư 82/2002/TT – BTC, thông tư 102/2003/TT – BTC. Từ 1/1/2004 thuế GTGT sẽ áp dụng theo Luật sửa đổi bổ sung một số Luật thuế, nghị định số 158/2003/NĐ - CP, thông tư 120/2003/TT – BTC 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT. 1.1.3.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế Là các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trừ các đối tượng sau: Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tac xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trừ các hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao theo quy định( có giá trị sản lượng hàng hoá trên 90 triệu đồng/ năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/ năm). Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế và thuế suất Thuế thu nhập doanh Thu nhập chịu Thuế suất thuế thu nghiệp phải nộp = thuế x nhập doanh nghiệp Thu nhập chịu thuế Bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuât, kinh doanh dịch vụ ở nước ngoài Xác định thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý co lien quan đến thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, lãi về chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, … Doanh thu và chi phí hợp lý hợp lệ để tính thu nhập chịu thuế được quy định chi tiết tại Thông tư số 18/2002/TT – BTC ngày 20/2/2002 của bộ tài chính về việc hướng dẫn chi tiết thi hành luật thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10/5/1997). Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam la 32%. Cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải đang nộp thuế lợi tức với thuế suất 25%, nay nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32% mà dang có khó khăn được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn 3 năm, kể từ khi luật có hiệu lực. Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại thì sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32% mà phần thu nhập còn lại so với vốn chủ sở hữu hiện co cao hơn 20% thì số vượt trên 20% phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với mức thuế suất 25%. Đối với dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất 25%, 20%, 15% do chính phủ quy định. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo mức thuế suất quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân trong nước tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí là 50%, khai thác tài nguyên quý hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Trong năm 2003, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/7/2003 áp dụng từ ngày 1/1/2004 trong đó có sửa đổi về mức thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp ( 28% đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, và từ 28% đến 50% đối với các cơ sở tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các tài nguyên quý hiếm khác trên, mức cụ thể sẽ được chính phủ quy định chi tiết phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh). Kê khai thuế Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 tháng 1 năm tiếp theo. Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định thuế tạm nộp cả năm, có chia ra từng quý để thông báo cho co sở kinh doanh nộp thuế. Nộp thuế: Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng tháng đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, thời hạn nộp thuế hàng quý được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày cuối quý. Doanh nghiệp có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do bộ tài chính quy định, nộp đầy đủ đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. Từ 1/1/2004, các doanh nghiệp sẽ áp dụng theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09, ngày 17/6/2003, Nghị định số 164/2003/NĐ - CP ngày 22/12/2003 của chính phủ, Thông tư số 128/2003/TT – BTC ngày 22/12/2003 của bộ tài chính quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.1.3.3 Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế thu vào một số thu nhập chính đáng của cá nhân. Đây là loại thuế trực thu, thu vao cá nhân có thu nhập cao trên khởi điểm tính thuế thu nhập. Đối tượng nộp thuế bao gồm: Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác ở nước ngoài có thu nhập. Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập ( gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam). Người nước ngoài co thu nhập tại Việt Nam: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài, các cá nhân hành nghề độc lập. Người nước ngoài tuy không hiện diện ở Việt Nam nhưng co thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong các trường hợp như: thu nhập từ chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Các loại thu nhập này được quy định cụ thể tại thông tư số 05/2002/TT – BTC ngày 17/1/2002 của Bộ tàI chính. Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất. Đối với thu nhậo thường xuyên: Thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 78/2001/NĐ - CP tính bình quân trong năm. Thuế suất đối với thu nhập thường xuyên áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên của công dân Việt Nam và cá nhân người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam: Biểu 1: Thuế thu nhập thường xuyên đối với người Việt Nam Đơn vị: nghìn đồng Bậc Thu nhập bình quân tháng/ người Thuế suất (%) 1 đến 3.000 0 2 Trên 3.000 đến 6.000 10 3 Trên 6.000 đến 9000 20 4 Trên 9.000 đến 12.000 30 5 Trên 12.000 đến 15.000 40 6 Trên 15.000 50 Đối với cá nhân sau khi đã nộp thuế thu nhập theo quy định tại biểu thuế này, nếu phần thu nhập còn lại bình quân trên 15 triệu đồng/ tháng thì thu bổ sung 30% số vượt trên 15 triệu đồng. Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài: Biểu 2: Thuế thu nhập thường xuyên đối với người nước ngoài ở Việt Nam Bậc Thu nhập bình quân tháng/ người Thuế suất (%) 1 đến 8.000 0 2 Trên 8.000 đến 20.000 10 3 Trên 20.000 đến 50.000 20 4 Trên 50.000 đến 80.000 30 5 Trên 80.000 đến 120.000 40 6 Trên 120.000 50 Đối với người nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 128 ngày, áp dụng thuế suất thống nhất 25% trên tổng số thu nhập. Đối với người Việt Nam co thời gian làm việc ở trong nước và ở nước ngoài thì nộp thuế theo biểu tương ứng. Đối với thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thông thường xuyên chịu thuế là số thu nhập của từng cá nhân không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài trong từng lần phát sinh thu nhập theo quy định tại khoản 2 Điều 2 nghị định số 78/2001/NĐ - CP cụ thể: Thu nhập về quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về tính trên trị giá quà biếu, tặng từng lần, kể cả truờng hợp người nhận là chủ doanh nghiệp tư nhân. Thu nhập về chuyển giao công nghệ, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp tính theo giá trị quyết đoán từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả. Thu nhập về trúng thưởng xổ số tính theo từng lần mở và nhận giải thưởng. Thuế suất đối với thu nhập không thương xuyên Thuế suất 5% trên tổng thu nhập áp dụng đối với: Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 2 triệu đồng/ lần Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về trên 2 triệu đồng/lần. Thuế suất 10% trên tổng số thu nhập áp dụng đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số trên 12,5 triệu đồng/ lần. Thu nhập không thường xuyên áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần,trừ thuế suất quy định ở 2 mục trên: Biểu 3: Thuế thu nhập không thường xuyên Bậc Thu nhập bình quân tháng/ người Thuế suất(%) 1 đến 2.000 0 2 Trên 2.000 đến 4.000 5 3 Trên 4.000 đến 10.000 10 4 Trên 10.000 đến 20.000 15 5 Trên 20.000 đến 30.000 20 6 Trên 30.000 30 Thuế thu nhập thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Các trường hợp khác, cơ quan thuế tổ chức trực tiếp thu. 1.1.3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, thuế được thu đối với một số mặt hàng đã được liệt kê vào danh mục. Thuế đã được gộp vào trong giá bán do người tiêu thụ phải gánh chịu khi mua hàng, nhưng được thu qua các cơ sở ( tổ chức, cá nhân ) co sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là nguồn thu quan trọng của nhà nước, nó có tác dụng điều tiết thu nhập, đIều tiết hạn chế sản xuất kinh doanh, tiêu dùng một số mặt hàng co tính chất xa xỉ, có hại cho sức khoẻ. Đối tượng chịu thuế ( được quy định tại điều 1, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngay 20/5/1998). Hàng hoá, dịch vụ sau đây là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng hoá: Thuốc lá điếu, xì gà; Rượu; Ô tô dưới 24 chỗ ngồi; Xăng các loại, nap-ta( maphtha), chế phẩm tái hợp ( reformade component ) và chế phẩm khác để pha chế xăng; Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã; hàng mã. Dịch vụ: Kinh doanh vũ trường, mát xa, ka-ra-ô-kê Kinh doanh các ca-si-nô (casino), trò chơI bằng máy giắc-pốt(jackpot); Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe; Kinh doanh gôn (golf), bán thẻ hội viên, vé chơi gôn. Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biêt Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Giá tính thuế: Đối với hàng hoá sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời đIểm giao hàng. Đối với dịch vụ giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với hàng hoá dịch vụ để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này. Đối với rượu sản xuất trong nước, kinh doanh ca-si-nô, trò chơI bằng máy giắc- pôt, kinh doanh gôn, giá tính thuế do chính phủ quy định cụ thể. Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt Xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: = x Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có trách nhiệm thực hiện kê khai đầy đủ, đúng thời gian quy định, đúng mẫu tờ khai theo hướng dẫn của Bộ tài chính và chịu trach nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Nộp thuế: Cơ sở sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước tại nơi sản xuất, kinh doanh theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo thuế chậm nhất không quá 20 ngày của tháng tiếp theo. Cơ sở nhập khẩu hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu. Vừa qua Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngày 17/6/2003, Luật này có hiệu lực từ ngay 1/1/2004 trong đó có sửa đổi bổ sung về đối tượng chịu thuế và thay đổi mức thuế suât của một số mặt hàng chịu thuế tiêu thu đặc biệt, thời hạn nộp thuế,…luật được hướng dẫn thực hiện chi tiết tại Nghị định số149/2003NĐ - CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ, Thông tư 119/2003/TT – BTC ngày 12/12/2003. 1.1.3.5. Thuế xuất nhập khẩu Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào các mặt hàng dược phép xuất khẩu, nhập khẩu. Mục đích của thuế: tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ hàng nội địa và sản xuất trong nước, tạo điều kiện để sản phẩm sản xuất trong nước có thể xuất khẩu với giá đủ cạnh tranh. Đối tượng chịu thuế : Là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua của khẩu biên giới Viêt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trương trong nước. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép mua bán, trao đổi, vay nợ với nước ngoài. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hàng hoá tại hai mục trên đựơc phép xuất khẩu vào các khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của các xí nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Hàng hoá xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm. Hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại. Hàng hoá vượt qúa tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cưả khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng là quà biếu, quà tặng vượt qua tiêu chuẩn miễn thuê của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại. Hàng hoá xuất nhập khẩu vượt qua tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của cá nhân người nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hàng là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam và của cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở ngước ngoài. Đối tượng không chịu thuế: Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam, hàng chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ. Hàng viện trợ nhân đạo. Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nhập thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu căn cứ trên hợp đồng ngoại thương và kết quả kiểm hoá hàng xuất nhập khẩu. Giá tính thuế: được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bán có đủ chứng từ hợp lệ và thanh toán qua ngân hàng. Đối với hàng xuất khẩu, giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu (giá FOB) không bao gồm phí vận tảI (F), phí bảo hiểm (I) từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu đến. Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế là giá thực tế mua tại cửa khẩu nhập (giá CIF) gồm cả chi phí bảo hiểm từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu nhập. CIF = C (giá FOB của hàng hoá) + I + F Thuế suất của mặt hàng: được quy định cụ thể tại các biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Xác định số thuế suất nhập khẩu: = x x 1.1.4. Đặc điểm hạch toán thuế Trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước về các khoản phải nộp trong đó có các loại thuế. Hạch toán thanh toán với nhà nước phải thực hiện được các nhiệm vụ hạch toán sau: Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho nhà nước theo đúng chế độ quy định. Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời kê khai hoặc số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thông bảng kê khai, sổ chi tiết các khoản thanh toán và hệ thống ghi nhật ký, sổ cái tổng hợp. Giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp. Kê khai chính xác khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng trợ giá của nhà nước. Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi một số ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm nộp. Để hạch toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước , kế toán sử dụng tài khoản 333-thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Các sổ sách, chứng từ phục vụ cho kế toán thuế : Sổ Cái tài khoản 333, sổ chi tiết theo dõi các loại thuế, các hoá đơn , bảng khai thuế... Sau đây là cách thức hạch toán một số loại thuế thường áp dụng trong các doanh nghiệp. 1.1.4.1.._. Hạch toán thuế giá trị gia tăng * Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Tài khoản sử dụng : TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ. TK 3331- Thuế GTGT phải nộp. Sơ đồ 1 : sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ TK111,112,131 TK511 TK911 TK154,632 TK111,112,331 TK152,156,211 TK111,112 TK3331 TK133 (5) (7) (3) (6) (2) (4) (1) Chú thích : Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ, nhập kho theo giá thực tế chưa có thuế GTGT đầu vào. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp ngân sách nhà nước. Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế GTGT phải nộp Nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước. * Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Tài khoản sử dụng : TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. TK642.5 TK3331 TK111,112 TK154,632 TK152,156,211 TK111,112,331 TK111,112,131 TK511 TK911 (3) (4) (2) (1) Chú thích : 1.Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập kho có thuế GTGT đầu vào. 2. Doanh thu bán hàng, dịch vụ có thuế GTGT phải nộp. 3. Thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước. 4. Nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước. 1.1.4.2. Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng : TK 3334-Thuế thu nhập doanh nghiệp. Sơ đồ 3 :Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. TK3334 TK421 TK111,112 (2) (1) Chú thích : Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.1.4.3. Hạch toán thuế thu nhập cá nhân. Tài khoản sử dụng : TK3338 – Các loại thuế khác. Sơ đồ 4 : Sơ đồ hạch toán thu thu nhập cá nhân. TK3338 TK111,112 TK334 (3) (1) TK1388 (4) (2) Chú thích : 1. Xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp trừ thu nhập phải trả người lao động. 2. Nộp hộ thu thu nhập cá nhân cho người lao động 3. Nộp thu thu nhập cá nhân vào ngân sách. 4. Thu tiền nộp thuế hộ người lao động. 1.1.4.4. Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt. Tài khoản sử dụng : TK 3332. Sơ đồ 5 : Sơ đồ hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt. TK 111,112 TK 3333 TK 511,512 TK 111,112,331 TK 151,152, 153,156,211 (4) (2) (1) (3) Chú thích : Xác định doanh thu hàng hoá dịch vụ chịu thuế tiêu đặc biệt. Thu tiêu thụ đặc biệt hàng hoá dịch vụ bán ra. Thu tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu. Nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.1.4.5. Hạch toán thuế xuất nhập khẩu. Tài khoản sử dụng : TK 3333- Thuế xuất nhập khẩu. * Hạch toán thuế nhập khẩu. TK 111,112 TK 3333 TK 151,152,156,211 (1) (2) TK 111,112 Chú thích Xác định số thuế nhập khẩu phải nộp. Nộp thuế nhập khẩu. 1.2. Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là khâu rất quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán bởi đó chính là những cơ sở để cuộc kiểm toán có thể diễn ra một cách có hiệu quả. Vì vậy, đây là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cuộc kiểm toán. 1.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Trước hết kiểm toán cần đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Kiểm toán viên phải đánh giá việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro trong hoạt động của kiểm toán viên hay làm tổn hại đến uy tín của Công ty kiểm toán hay không. Để làm được điều này, kiểm toán viên phải xem xét tới: Hệ thống kiểm toán chất lượng: cần đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên và khả năng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, xem xét tới tính liêm chính của ban giám đốc khách hàng, liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm. Để biết được thêm thông tin cần quan tâm, kiểm toán viên cần nhận diện lí do kiểm toán của khách hàng vì điều này ảnh hưởng tới số lượng bằng chứng cần thu nhập và mức độ chính xác của các kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Việc nhận diện lý do được thực hiện bằng phỏng vấn, kinh nghiệm hoặc tìm hiểu suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Công ty cần lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thích hợp. Nhóm kiểm toán phải có những người có khả năng giám sát các nhân viên mới chưa có kinh nghiệm. Đồng thời họ cũng là những người am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán đối với khách hàng đó. Đây là vấn đề quan trọng vì chất lượng của kiểm toán viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc kiểm toán. Tiếp theo, hợp đồng kiểm toán được thiết lập. Trong đó cần xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo, thời hạn thực hiện, các điều khoản về phí kiểm toán và xử lý khi tranh chấp hợp đồng. Khi hợp đồng đã được ký kết, công việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ được bắt đầu. Thu nhập thông tin cơ sở Kiểm toán viên phải thu thập những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, công việc kinh doanh của khách hàng, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội bộ, các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Đây là những thông tin ban đầu giúp cho kiểm toán viên có những hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, từ đó có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét thích hợp về rủi ro, xác định mức sai sót trọng yếu của doanh nghiệp. Việc thu thập thông tin cơ sở có thể được thực hiện bằng các cách: Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các sản phẩm sản xuất kinh doanh, từ đó biết được các đặc thù của doanh nghiệp, các chính sách pháp luật ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Riêng đối với thuế ta có thể hiểu được các chính sách về thuế mà doanh nghiệp phải áp dụng đối với hoạt động kinh doanh. Kiểm toán viên sẽ xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung. Qua đó kiểm toán viên có thể tìm thấy những thông tin hữu ích về số liệu và sự biến động của chúng trên các báo cáo tài chính được kiểm toán. Kiểm toán viên cũng thấy được những rủi ro thường gặp đối với doanh nghiệp để có thể xác định được hướng kiểm toán hợp lý. Thông qua tham quan nhà xưởng kiểm toán viên sẽ có những nhận định ban đầu về phong cách quản lý của Ban giám đốc, tính hệ thống trong việc tổ chức, sắp đặt công việc. Kiểm toán viên cũng cần nhận diện được các bên hữu quan để bước đầu dự đoán về vấn đề phát sinh với các bên hữu quan để hoạch định kế hoạch kiểm toán thích hợp. Nếu lĩnh vực kinh doanh của đơn vị là đặc thù, kiểm toán viên cần sử dụng đến ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo việc kiểm toán diễn ra hiệu quả. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Những thông tin này sẽ được thu thập sau khi đã thu thập thông tin cơ sở, chúng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được những thông tin về mặt pháp lý ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh và được thu thập thông qua quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốc Công ty khách hàng. Các thông tin bao gồm: Giấy phép thành lập và Điều lệ Công ty, các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban giám đốc, cũng như các hợp đồng, cam kết quan trọng. Thực hiện các thủ tục phân tích Khi đã có được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Kiểm toán viên thường sử dụng 2 loại thủ tục phân tích cơ bản: Phân tích ngang: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên Báo cáo tài chính Để tìm ra các xu hướng biến động và các thay đổi có tính chất bất thường kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích: Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính: - So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước trên các báo cáo tài chính, phân tích các tỷ suất về khả năng thanh toán… - So sánh số thuế trong kỳ (thuế đầu vào, đầu ra, được hoàn lại, phải nộp, đã nộp,…) với số thuế năm trước để tìm ra các biến động bất thường. Tuy nhiên kiểm toán viên phải đặt các biến động trong mối tương quan với những thay đổi của doanh thu, dịch vụ mua vào… - So sánh số thuế phải nộp của doanh nghiệp với các doanh nghiệp có điều kiện tương tự (về ngành nghề, điều kiện kinh doanh…) - So sánh các tỷ suất: Thuế GTGT đầu ra , Thuế GTGT đầu vào , Doanh thu chịu thuế GTGT Giá trị hàng mua chịu thuế GTGT Thuế tiêu thụ đặc biệt ,… với các mức thuế suất để xem có các chênh lệch bất thường không Doanh thu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Đánh giá trọng yếu và rủi ro Với những thông tin thu thập từ 3 bước trên kiểm toán viên sẽ có căn cứ để đánh giá, nhận xét về trọng yếu và rủi ro nhằm đưa ra kế hoạch thích hợp. Đây là thủ tục phức tạp và hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công việc kiểm toán. Kiểm toán viên phải đánh giá được mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính đó cũng chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục. Việc phân bổ giúp cho kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục với chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với khoản mục, kinh nghiệm kiểm toán của các kiểm toán viên và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục. Kiểm toán viên cần xác định được rủi ro mong muốn, rủi ro cố hữu và kiểm soát từ đó để tính được rủi ro phát hiện. Trong khi thực hiện đánh giá rủi ro đối với kiểm toán thuế, chúng ta cần tâm tới các sai sót thường gặp đối với tài khoản này như sau: - Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước thường bị ghi giảm trên Báo cáo tài chính nhưng lại bị ghi tăng trong quá trình hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông. - Một số khoản thuế thường bị phân loại sai hoặc trình bày sai lệch - Thuế bị doanh nghiệp tính sai do áp dụng thuế suất sai một cách vô tình hoặc cố ý. Rủi ro cụ thể đối với từng khoản thuế sẽ được trình bày trong quá trình thực hiện kiểm toán thuế. 1.2.1.2. Lập chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán, thời gian hoàn thành và sự phân công công việc giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán các thủ tục kiểm toán được thực hiện đối với bộ phận hay khoản mục được kiểm toán. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư. Các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc nghiệm sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng chu trình hoặc từng tài khoản để đáp ứng được các mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục. Chương trình kiểm toán thuế được thiết kế bao gồm: Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị - Sổ cái tài khoản 333 - Sổ chi tiết của các tài khoản chi tiết 3331, 3332, … (nếu có) - Tờ khai thuế theo mẫu của cơ quan thuế - Biên bản quyết toán thuế các năm trước - Các tài liệu khác liên quan Các văn bản về thuế áp dụng riêng đối với đơn vị: quyết định về miễn, giảm thuế,… Các chứng từ liên quan Mục tiêu kiểm toán Như đã trình bày ở phần trên, mục tiêu kiểm toán thuế hướng tới bao gồm: tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính tuân thủ, tính chính xác, tính trình bày Các thủ tục kiểm toán áp dụng Các thủ tục kiểm toán sẽ được kết hợp theo những trình tự nhất định để đảm bảo thoả mãn được các mục tiêu kiểm toán. 1.2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu nhập bằng chứng kiểm toán. Đây là một quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của kiểm toán viên để có những kết luận xác đáng về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính. Chương trình kiểm toán thuế đưa ra chỉ là những chỉ dẫn hướng đi cho kiểm toán viên trong việc thực hiện kiểm toán, các kết quả đạt được còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và những xét đoán chủ quan của kiểm toán viên. Chương trình kiểm toán là sản phẩm được lập từ những hiểu biết trước khi thực hiện kiểm toán nên nó chỉ có tính hướng dẫn, khi bắt tay vào thực hiện công việc, kiểm toán viên sẽ bắt gặp những vấn đề mới phát sinh, do đó cần phải tăng cường hoặc có thể giảm bớt các thủ tục kiểm toán. Ví dụ: việc chọn mẫu trong kiểm toán chi tiết, số mẫu có thể tính được sẽ rất nhỏ, nhưng theo xét đoán và nhận định của kiểm toán viên, cần tập trung và mở rộng mẫu chọn, thì kiểm toán viên sẽ tăng số mẫu kiểm toán lên để tăng cường sự phát hiện. Chương trình kiểm toán cũng có thể sẽ phải thay đổi khi thực hiện kiểm toán nếu việc lập chương trình đó được đánh giá là không phù hợp trong quá trình thực hiện kiểm toán. Các kiểm toán viên sẽ thực hiện kết hợp các thủ tục kiểm toán đối với kiểm toán thuế như sau: 1.2.2.1. Xem xét số dư đầu kỳ Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính kỳ trước, với số dư đầu kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính kỳ này. Thu thập các biên bản quyết toán, bản xác nhận về thuế của cơ quan thuế để xác định số thuế còn phải nộp của kỳ trước theo từng loại thuế: Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đồng thời đối chiếu với số dư đầu kỳ trên bảng cân đối, với báo cáo kết quả kinh doanh và sổ sách của năm nay. Nếu có sự chênh lệch thì phải điều chỉnh theo số đã được quyết toán với cơ quan thuế. 1.2.2.2. Xem xét số phát sinh trong kỳ Lập bảng tổng hợp số phát sinh trong kỳ các khoản thuế phải nộp, đối chiếu với các năm trước xem có biến động bất thường gì không, nếu có phải đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân. Tiếp theo thực hiện kiểm tra đối với các loại thuế: * Thuế giá trị gia tăng: - Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Kiểm toán viên thực hiện tính toán thuế GTGT đầu vào dựa trên chi phí hàng hoá dịch vụ mua vào phân theo các loại thuế suất. Kiểm toán viên thu nhập: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, các hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của người cung cấp. Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các hoá đơn theo số mẫu chọn cần thiết: Kiểm tra, đối chiếu từ bảng kê, tài khoản kế toán tổng hợp đến các hoá đơn chứng từ theo các chỉ tiêu giá hàng hoá mua vào chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. * Thuế GTGT đầu: Kiểm toán viên căn cứ vào doanh thu chịu thuế GTGT đã được phân loại theo các mức thuế suất để thực hiện tính toán lại thuế GTGT đầu ra. Thu thập tờ khai thuế GTGT, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, đặc biệt bán ra, thông báo nộp thuế GTGT và các hoá đơn bán hàng. Kiểm toán viên kiểm toán các hoá đơn theo mẫu chọn cần thiết: kiểm toán viên tiến hành đối chiếu các hoá đơn với việc ghi chép trên các sổ chi tiết, bảng kê chi tiết và thuế suất áp dụng cho từng loại hàng hoá. Tính toán số thuế phải nộp ngân sách Nhà Nước Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Trường hợp hàng hoá mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì kiểm toán viên phải kiểm tra xem đơn vị có hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào không. Nếu không hạch toán riêng phải kiểm tra việc tính toán số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ tương ứng với doanh thu từng loại được thực hiện trong kỳ. Kiểm toán viên cần kiểm tra việc hạch toán của kế toán của quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xem việc hạch toán có đúng theo quy định không. - Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Kiểm toán viên thu nhập tờ khai thuế GTGT thông báo nộp thuế và các hàng hoá bán hàng hoá dịch vụ của người cung cấp, hoá đơn nhập khẩu, hoá đơn bán hàng của đơn vị để xác định thuế GTGT phải nộp (kiểm toán viên kiểm toán các hoá đơn theo mẫu chọn cần thiết) Sau khi đối chiếu kiểm tra, tính toán giữa hoá đơn với các sổ chi tiết, các bảng kê, kiểm toán viên xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và trình tự hạch toán kế toán thuế GTGT. * Thuế thu nhập doanh nghiệp Kiểm toán viên sử dụng kết quả của việc kiểm toán doanh thu và chi phí để tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ. Kiểm toán viên cần lập một bảng kê chi tiết các khoản phí có thể không được coi là hợp pháp (khấu hao vượt mức quy định, tiếp khách, quảng cáo vượt mức quy định, các chi phí không đảm bảo về mặt thủ tục và các chứng từ mà Nhà Nước quy định…). Từ kết quả đó, kiểm toán viên trao đổi với doanh nghiệp để dự báo cho họ biết về khả năng số phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ được cơ quan có thẩm quyền xác định lại theo đúng quy định của Nhà Nước, và gợi ý cho doanh nghiệp số thuế dự phòng phải nộp. * Thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập mức lương bình quân và các khoản thu nhập khác của các bộ phận, xem xét cách tính lương của đơn vị để tìm ra những người có thu nhập cao phải tính thuế thu nhập. Kiểm toán viên cần thu thập bảng tổng hợp phản ánh tình hình thu nộp thuế thu nhập cá nhân, đối chiếu với sổ cái và Báo cáo tài chính. Xem xét việc tính toán của đơn vị có phù hợp với quy định không, có tính đủ các thu nhập phải tính thuế không. Kiểm tra chọn mẫu một số đối tượng, tính toán lại số thuế phải nộp theo luật thuế quy định và so sánh với số đã tính toán của đơn vị. * Thuế tiêu thụ đặc biệt: Dựa trên kết quả kiểm toán đối với thu nhập chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế tiêu thụ đối với từng loại mặt hàng, kiểm toán viên tiến hành tính toán lại số thuế phải nộp, rồi so sánh với số đã tính của đơn vị được trình bày trên sổ cái và Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu giữa số được ghi nhận trên sổ sách với số trên bảng kê khai thuế để đảm bảo thuế tiêu thụ đặc biệt đã được kê khai đầy đủ đúng kỳ. * Thuế xuất nhập khẩu: Thu nhập các bảng kê khai thuế với cơ quan hải quan, thông báo nộp thuế của cơ quan thuế để tính ra số thuế phải nộp. Kiểm tra chi tiết từ các bảng kê khai tới ghi chép trên sổ sách để đảm bảo số thuế phải nộp đã được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán. Đối với khoản nộp đang có ý kiến tranh chấp (ý kiến khác nhau) giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà Nước thì phải nghiên cứu kỹ, nắm vững các quy định của Nhà Nước, ý kiến của doanh nghiệp, của cơ quan Nhà Nước để làm rõ đúng sai và có ý kiến tư vấn cho doanh nghiệp và cơ quan Nhà Nước trực tiếp quản lý và biện pháp giải quyết. 1.2.2.3. Xem xét số đã nộp Nhà Nước trong kỳ báo cáo Lập bảng kê chi tiết các khoản đã nộp về thuế trong kỳ báo cáo Đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán (số đã được kiểm tra) với số liệu trên Báo cáo tài chính để xem có chênh lệch không, nếu có cần tìm nguyên nhân. Đối chiếu số liệu trên với số đã nộp trên biên bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế. Thực hiện việc kiểm tra chi tiết nộp tiền: đối chiếu kiểm tra ghi chép sổ sách với chứng từ kế toán (phiếu chi, uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước), nhằm xác định xem việc ghi chép có đầy đủ, chính xác và có chứng từ hợp lệ chứng minh không. Xem xét việc nộp thuế có đúng thời hạn theo quy định không 1.2.2.4. Xem xét số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ Nếu việc kiểm toán số phải nộp phát sinh trong kỳ, số đã thực hiện trong kỳ đã được đảm bảo được yêu cầu đúng đắn, chính xác thì công việc còn lại cần làm là chỉ kiểm tra việc tính toán, cân đối giữa số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ để xác định được đúng số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ. Sau khi đã thực hiện những thủ tục kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên sẽ có được những chênh lệch đối với những thông tin do khách hàng cung cấp hoặc phát hiện. Từ đó tổng hợp, tìm nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý thích hợp. 1.2.3. Kết thúc kiểm toán Với các kết quả thu được từ kiểm toán thuế, kiểm toán viên sẽ đưa kết quả và bằng chứng vào hồ sơ kiểm toán, cùng với kết quả của các phần hành khác để hình thành nên các kết luận trong Báo cáo kiểm toán. Trước khi đưa ra Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát: Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến: đây là các khoản công nợ mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn chưa thể xác định là có chắc chắn xảy ra không và số tiền là bao nhiêu, ví dụ: các sự kiện chưa xét xử lý do vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của tranh chấp. nợ này, kiểm toán viên cần trao đổi với các nhà quản lý, yêu cầu họ cung cấp thư giải trình là đã công bố đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự kiến, phỏng vấn các luật sư, xem xét các biên bản họp giám đốc, hội đồng quản trị. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ: có hai loại sự kiện xảy ra là các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính đòi hỏi phải điều chỉnh Báo cáo tài chính là sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần phải công bố trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần thực hiện: kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại thời điểm giao của các kỳ quyết toán, xem xét các biện pháp nhà quản lý áp dụng để đảm bảo mọi sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều được xác minh, đọc và so sánh các Báo cáo tài chính định kỳ gần nhất của doanh nghiệp, phỏng vấn các luật sư… Xem xét về giả định hoạt động liên tục: khi kiểm toán nhất là khi đánh giá kết quả công việc, kiểm toán viên cần đề phỏng khả năng giả định hoạt động liên tục không được thực hiện, khả năng này có thể xảy ra, kiểm toán viên cần thực hiện những thủ tục cần thiết nhằm thu thập bằng chứng để đảm bảo giả định này sẽ không bị vi phạm (trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký Báo cáo). Nếu vẫn còn nghi vấn, kiểm toán viên sẽ phải xem xét đến Thuyết minh báo cáo tài chính để đưa ra từng loại ý kiến trong Báo cáo kiểm toán. Khi cần thiết, kiểm toán viên cần nêu rõ giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp là không đúng đắn, chính sự công bố này giúp kiểm toán viên hạn chế được trách nhiệm pháp lý. Cuối cùng, kiểm toán viên thực hiện đánh giá tổng quát lại các kết quả thu thập được: Kiểm toán viên sẽ áp dụng thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực hợp lý của toàn bộ Báo cáo tài chính, đồng thời đưa vào đó cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung. Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán: kiểm toán viên cần rà soát lại các kết luận kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán đã thu thập trình bày trên giấy tờ làm việc xem chúng có đáp ứng được các mục tiêu kiểm toán đề ra. Tổng hợp các sai sót phát hiện được: từ các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tổng hợp, đánh gấnhh tới Báo cáo tài chính, đề nghị bút toán điều chỉnh. Kiểm toán viên cần trao đổi với đơn vị về việc điều chỉnh để từ đó quyết định xem có điều chỉnh không và ảnh hưởng của việc không điều chỉnh tới ý kiến của kiểm toán viên trong Báo cáo kiểm toán. Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của ban Giám đốc, kiểm tra các công bố trong thuyết minh Báo cáo tài chính và xem xét các thông tin khác trong báo cáo thường niên. Sau khi đã thực hiện các bước trên, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chính thức của mình trong Báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên có thể đưa ra một trong bốn loại ý kiến tuỳ thuộc vào kết quả của cuộc kiểm toán. ý kiến chấp nhận toàn phần: khi kiểm toán viên cho rằng Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành. ý kiến chấp nhận từng phần: khi kiểm toán cho rằng Báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc tuỳ thuộc mà kiểm toán viên đưa ra trong Báo cáo kiểm toán. ý kiến bác bỏ: khi có sự bất đồng nghiêm trọng với Giám đốc đơn vị về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán hay có sự không phù hợp của các thông tin trong Báo cáo tài chính, Thuyết minh báo cáo tài chính. ý kiến từ chối: khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức kiểm toán viên không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Phần II Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam 2.1 Khái quát về Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kiểm toán và định giá Việt Nam. 2.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam. Nền kinh tế nước ta đang phát triển với một tốc độ rất cao, với nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới mẻ. Cùng sự phát triển đó là sự đầu tư mạnh mẽ không những của những nhà đầu tư trong nước mà còn có cả sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên mọi lĩnh vực. Nhu cầu tất yếu của những nhà quản lý, nhà đầu tư là đòi hỏi những thông tin tài chính, kế toán chính xác, khách quan, kịp thời nhất để phục vụ cho nhu cầu quản lý và đầu tư của mình. Mô hình các công ty Kiểm toán độc lập ra đời (vào tháng 5/1991) đã góp phần giúp các nhà quản lý, những người quan tâm đến thông tin tài chính kế toán có được những thông tin đúng đắn và khách quan nhất phục vụ cho nhu cầu quản trị và đầu tư. Cho đến nay với hơn 14 năm hình thành và phát triển, trên thị trường kiểm toán của Việt Nam ngày càng có nhiều các công ty Kiểm toán độc lập với nhiều hình thức khác nhau được thành lập, từ công ty trách nhiệm hữu hạn, cho đến công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty 100% vốn nước ngoài… Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam được thành lập bởi những người có tầm nhìn sáng suốt, lòng quyết tâm, với những kinh nghiệm lâu năm trong nghành kiểm toán. Mặt khác sự ra đời của công ty cũng là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu mà thị trường còn rất thiếu cả về số lượng các công ty Kiểm toán và chất lượng kiểm toán. 2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển chính của công ty Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam ra đời ngày 21/12/2001 và hoạt động kinh doanh theo: -Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH 10 ngày 12 tháng 6 năm 1999 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. -Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số: 0103000692. Tên công ty: Công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam. Tên giao dịch : Vietnam Auditing and Evaluation Join Stock Company. Tên viết tắt: VAE., JSC. Vốn điều lệ: 2.000.000.000(VND). Người đại diện theo luật pháp của công ty: - Ông Nguyễn Đình Thới Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty đã nhiều lần thay đổi địa điểm trụ sở chính như: -2001-2002: Đặt trụ sở tại nhà khách của Ban cơ yếu Chính phủ. Trong giai đoạn này công ty gặp rất nhiều khó khăn do mới thành lập, khách hàng chưa nhiều, trụ sở kinh doanh chưa thuận lợi. Tuy vậy nhưng với lòng quyết tâm của các nhà lãnh đạo, công ty vẫn phát triển mạnh mẽ, đi lên, tạo được uy tín với khách hàng. - 2002-2005: Đặt trụ sở tại số 54 đường Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội. Tại đây công ty đã có những bước phát triển tương đối vững chắc, khẳng định được tên tuổi của mình. -Mới đây nhất (ngày 24/1/2005) công ty đã quyết định chuyển về: Tầng 11, toà nhà Sông Đà, 165 Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: 844.2670492 844.2670491 Email : vae_co@fpt.vn Việc thay đổi trụ sở chính nhằm mục đích tăng cường hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy mỗi lần chuyển địa điểm là rất khó khăn và vất vả nhưng với nỗ lực của toàn thể công ty và đặc biệt là của ban giám đốc, công ty đã không ngừng cố gắng để tìm địa điểm phù hợp và thuận lợi cho việc kinh doanh. Và nỗ lực đó đã được đền đáp khi công ty đã tìm được một địa điểm phù hợp và lâu dài. Chắc chắn sau khi đã “an cư” rồi thì công ty sẽ ngày càng đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng và tạo dựng dược uy tín của mình. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn có hai văn phòng đại diện tại thị xã Sơn La và Hà Giang. Kế hoạch sắp tới của công ty là mở văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.1.3 Mục tiêu hoạt động của công ty: Mục tiêu hoạt động của công ty được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tốt nhất, chiếm được cảm tình của khách hàng: -Góp phần làm trong sạch nền tài chính quốc gia, giúp các đơn vị kinh tế có một bảng khai tài chính đúng đắn, được trình bày hợp lý, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư -Tăng cường tích luỹ phát triển kinh doanh -Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông -Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước 2.1.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây: Biểu 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 (9 tháng đầu năm) Doanh thu BH, cung cấp DV 2.150.315.190 2.267.273.333 2.148.840.326 1. Doanh thu thuần 2.150.315.190 2.267.273.333 2.148.840.326 2. Giá vốn 960.890.830 633.529.663 313.271.670 3. LN gộp 1.189.424.360 1.633.743.670 1.835.568.656 4. Doanh thu hoạt động TC 5.993.147 10.112.217 12.796.733 5. Chi phí hoạt động TC 0 0 0 6. Chi phí bán hàng 0 0 0 7. Chi phí QLDN 559.451.384 522.930.114 366.594.729 8. Lợi nhuận hoạt động KD 635.966.123 1.120.925.773 1.481.770.660 9. Thu nhập khác 12.190.000 0 0 10. Chi phí khác 9.000.000 0 0 11. Lợi nhuận khác 3.190.000 0 0 12. Lợi nhuận trước thuế 639.156.123 1.120.925.773 1.481.770.660 Tình hình sản xuất của công ty những năm gần đây tăng rất nhanh và đều. Lợi nhuận trước thuế năm 2003 so vơí năm 2002 tăng gần gấp đôi, một con số rất lí tưởng đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuy năm 2004 chưa được quyết toán nhưng đến hết quí 3 lợi nhuận trước thuế đã vượt qua con số của năm 2003, đây là một tín hiệu đáng mừng của công ty. Với uy tín và nỗ lực của toàn thể công ty thì công ty sẽ tiếp tục phát triển và ._. định của năm trước vá các công văn liên quan đến thuế giữa khách hàng và cơ quan thuế để lưu ý những vấn đề đặc biệt và những vấn đề đang vướng mắc. Lưu ý: Tất cả các công việc kiểm toán được thực hiện phải thể hiện rõ hoặc chỉ ra các nội dung sau: Mục tiêu của các công việc đã thực hiện; Các công việc được thực hiện đã nằm trong kế hoạch kiểm tra và phương pháp kiểm toán được chọn để kiểm tra; Kết quả công việc kiểm toán; Kết luận Mục tiêu: Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ sổ sách, kiểm toán viên phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán. Mục tiêu phải đảm bảo các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác và tính trình bày cụ thể là: Các khoản thuế thu nhập khẩu có được ghi chép đầy đủ không ? Xác định xem số dư thuế thu nhập khẩu còn phải nộp, được hoàn lại trình bày trên Báo cáo tài chính là hợp lý và được tính toán theo đúng luật thuế và các văn bản quy định của Nhà nước. Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu I Kiểm tra hệ thống kiểm soát 1 Kiểm tra qui chế kiểm soát các khoản thuế thu nhập cá nhân của Công ty thực hiện như thế nào II Phân tích soát xét 1 So sánh biến động về thuế thu nhập khẩu cá nhân phải nộp trong năm so với năm trước,so với biến động về lao động, những thay đổi về chính sách tiền lương và thu nhập …..để xác định số người phải nộp thuế thu nhập trong năm. III Kiểm tra chi tiết 1 Lập bảng tổng hợp về sự biến động của thuế thu nhập cá nhân phải trả của các tháng trong năm. Giải thích sự biến động của thuế thu nhập so với sự biến động của mức lương 2 Soát xét kỹ bút toán điều chỉnh thuế thu nhập cuối năm. 3 Tổng hợp lương và các khoản phụ cấp của từng người cho cả năm nhằm: Tính lại số thu nhập chịu thuế của từng người (bình quân tháng). Đối chiếu số thuế thu nhập phải nộp của từng người cả năm với số thuế đã tính lại trong năm. Xác định số thuế nộp thừa, nộp thiếu của từng người. 4 Kiểm tra việc hạch toán thuế thu nhập cá nhân xem thuế thu nhập cá nhân có được khấu trừ tiền lương của người lao động hay người lao động tự nộp thuế. 5 Đối chiếu cac khoản thu nhập chịu thuế đang có vấn đề tranh cãi giữa khách hàng và cơ quan thuế, phải tiến hành trao đổi với khách hàng và cơ quan thuế về giải pháp thực hiện. Kết luận Trên cơ sở kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trọng yếu và các nghiệp vụ không trọng yếu, theo ý kiến của tôi các ghi chép kế toán về các khoản thuế thu nhập là đầy đủ và hợp lý. Tôi khẳng định rằng tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện, được ghi chép trên các giấy tờ làm việc theo các thủ tục kiểm toán của hãng và cung cấp đầy đủ bằng chứng cho kết luận đưa ra. Tôi khẳng định rằng các sai sót và yếu điểm cũng như các kiến nghị đã được nêu ra để đưa vào thư quản lý gửi cho khách hàng. Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các qui trình kiểm toán đã thực hiện, chúng tôi thấy có đủ tin tưởng kết luận rằng số dư khoản thuế thu cá nhân phải nộp………………của Công ty trên sổ sách và báo cáo kế toán là phản ánh tương đối chính xác và hợp lý cho kỳ hoạt động từ ngày……. đến ngày……… 2.2.3. Thực hiện kiểm toán Sau khi kế hoạch đã được phổ biến cho các thành viên của đoàn kiểm toán, các kiểm toán viên đến khách hàng và bắt đầu thực hiện kiểm toán. Quá trình kiểm toán khoản mục thuế được kiểm toán viên tiến hành theo trình tự của chương trình kiểm toán mẫu. 2.2.3.1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát. Do đây đều là khách hàng lâu năm nên thủ tục này không cần thiết phải kiểm tra kỹ. Tiếp theo công việc kiểm tra hệ thống kiểm soát kiểm toán viên bắt đầu đi đến thủ tục phân tích soát xét . Trong phần này kiểm toán viên nhận thấy số thuế phải nộp cuối kỳ trên báo cáo tài chính , cũng như trên tờ kê khai thuế cuối năm; So sánh số thuế phải nộp năm trước là không có biến đổi lớn nên kiểm toán viên có thể bỏ qua thủ tục này chuyển ngay sang thủ tục kiểm tra chi tiết. 2.2.3.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết Đầu tiên trong thủ tục kiểm tra chi tiết , KTV phải thu thập thông tin chung về thuế của Công ty khách hàng. * Hợp doanh TH: Join stock com VAE Cụng ty kiểm toỏn và định giỏ Việt Nam Viet Nam Auditing and Estimate company Khỏch hàng : Hợp doanh TH Kỳ …….31/12/2004 Nội dung : Ghi chỳ hệ thống về thuế Người lập : …..NĐH……… Người soỏt xột :…………….. Người soỏt xột : ……………. Ngày : 15/03/2005 Ngày :……………… Ngày : ……………... Các loại thuế mà đơn vị phải nộp bao gồm: Thuế GTGT : Phương pháp tính thuế : khấu trừ thuế. Các mặt hàng của hợp doanh chịu thuế GTGT như sau: Khuôn ép nhựa : 5% Các sản phẩm nhựa , hàng hoá khác và gia công : 10% Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hợp doanh thực ra không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ do các bên hợp đoanh chi trả dựa trên phần lợi nhuận được phân chia. Phía Công ty H của Hàn Quốc sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế 25% và thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 7% trên phần lợi nhuận được chia (70%) lợi nhuận. Thuế thu nhập cá nhân. Do doanh nghiệp chịu thuế thu nhập cá nhân cho người lao động đối với khoản thu nhập đo hợp oanh chi trả tính vào chi phí . Người lao động phải trả thuế đối với khoản thu nhập do bên ngoài chi trả, đơn vị tổng hợp và tính trừ vào lương của người lao động. Mức thuế suất theo biểu thuế quy định tại thông tư số 05/2002/TT-BTC với thu nhập thường xuyên của người Việt Nam. Thuế xuất nhập khẩu. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của hợp doanh là hạt nhựa để sản xuất nhựa cao cấp, thuế được kê khai và nộp theo từng lần nhập theo tờ khai hải quan. *Kiểm toán thuế GTGT: Kiểm toán viên lập Bảng tổng hợp về thuế GTGT của đơn vị được kỉêm toán rồi đối chiếu với sổ Cái và Báo cáo tài chính để đảm bảo thuế GTGT được hạch toán, trình bày và kê khai bảng kê khai thuế Join stock com VAE Cụng ty kiểm toỏn và định giỏ Việt Nam Viet Nam Auditing and Estimate company Khỏch hàng : Hợp doanh TH Kỳ …….31/12/2004 Nội dung : Tổng hợp thuế giỏ trị gia tăng được khấu trừ , được hoàn lại Người lập : …..NĐH……… Người soỏt xột :…………….. Người soỏt xột ……………. Ngày : 15/03/2005 Ngày :……………… Ngày : ……………... Chỉ tiờu Mó số Số tiền Thuế GTGT được khấu trừ. Số thuế GTGT cũn được khấu trừ, cũn được hoàn lại đầu kỳ Số thuế GTGT được khấu trừ phỏt sinh. Số thuế GTGT đó được khấu trừ, đó hoàn lại, thuế GTGT hàng mua trả lại và khụng được khấu trừ. Trong đú : Số thuế GTGT đó khấu trừ. Số thuế GTGT đó hoàn lại. Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giỏ hàng mua. Số thuế GTGT khụng được khấu trừ. Số thuế GTGT cũn được khấu trừ, cũn được hoàn lại cuối kỳ. Thuế GTGT hàng bỏn nội địa. Thuế GTGT hàng bỏn nội địa cũn phải nộp đầu kỳ. Thuế GTGT đầu ra phỏt sinh. Thuế GTGT đầu vào đó khấu trừ. Thuế GTGT hàng bỏn nội địa đó nộp vào ngõn sỏch nhà nước . Thuế GTGT hàng bỏn nội địa cũn phải nộp cuối kỳ. Điều chỉnh thuế GTGT Điều chỉnh số thuế được khấu trừ thiếu. Điều chỉnh số thuế GTGT đầu ra đơn vị hạch toỏn nhầm Số thuế GTGT hàng nội địa cũn phải nộp cuối kỳ sau điều chỉnh. 10 11 12 13 14 15 16 17 40 41 42 45 46 4.875.742.935 4.875.742.935 4.774.074.201 101.668.734 33.129.419 4.547.775.332 4.785.742.938 143.873.928 -349.712.115 -12.625.845 -13.394.774 768.774 -362.337.960 Kiểm toán viên đã đưa ra các bút toán điều chỉnh : Nợ TK 333/Có TK 133 : 13.394.619 do điều chỉnh số thuế được khấu trừ thiếu. Nợ TK 632/Có TK 333 : 768.774 do Hợp dồng hạch toán nhầm thuế GTGT bán hạt nhựa Kiểm toán viên sẽ kiểm tra tính đầy đủ của thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. Join stock com VAE Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VietNam Auđiting an estimate company Khách hàng Hợp doanh TH Kỳ : …….31/12/2004……. Nội dung : …Tổng hợp Tk 133 Người lập : ……..NĐH……. Người soát xét : ……… Người soát xét :…………. Date/Ngày : 14/03/2005 Date/Ngày : ………….. Date/Ngày : ………. Số tiền Thuế suất Số thuế Doanh thu bán sản phẩm (Trừ Daewoo và Sam Sung xuất khẩu không chịu thuế) Doanh thu bán hàng hoá Trong đó Tiền điện Phí triển lãm Bán máy tính Tổng cộng Số thuế đơn vị tính toán Chênh lệch 42.570.908.100 3.066.000.495 2.186.375.913 879.624.582 257.629.380 28.783.980 3.755.740 10% 10% 5% 10% 10% 5% 4.527.090.810 218.637.591 43.981.229 25.762.938 2.878.398 178.787 4.548.538.753 763.421 Chênh lệch là do thuế GTGT bán hạt nhựa, hợp doanh hạch toán nhầm khi bán hạt nhựa không ghi nhận doanh thu mà ghi giảm TK 627 sẽ làm ảnh hướng đến giá thành của sản phẩm nên kiẻm toán viên sẽ điều chỉnh vao TK 632 Bút toán điều chỉnh : Nợ Tk 632/ Có TK 333 : 768.774 Chú ý : Doanh thu bán hàng cho Deawoo và Samsung đã đối chiếu với tờ khai xuất khẩu các thủ tục kiểm tra khác đã được thực hiện tại phần kiểm toán doanh thu. Tiếp theo Kiểm toán viên sẽ kiểm tra tính hiện hữu của thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Kiểm toán viên tiến hành thu thập Bảng khai thuế GTGT hàng tháng , đối chiếu số liệu với số trên sổ sách và giải thích các chênh lệch nếu có để đảm bảo số thuế GTGT đầu vào đã được kê khai đúng kỳ Join stock com VAE Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VietNam Auđiting an estimate company Khách hàng Hợp doanh TH Kỳ : …….31/12/2004……. Nội dung : …Tổng hợp Tk 133 Người lập : ……..NĐH……. Người soát xét : ……… Người soát xét :…………. Date/Ngày : 14/03/2004 Date/Ngày : ………….. Date/Ngày : ………. Tháng Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thuế GTGT đầu vào mua hàng Tổng số trên tờ khai thuế 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 189.865.746 54.878.329 303.972.796 99.876.732 252.976..754 153.879.467 261.974.953 276.798.430 365.983.784 539.469.240 178.936.321 106.783.938 72.830.937 63.983.762 51.863.784 114.867.338 117.685.397 169.763.915 220.915.304 198.635.937 334.982.730 132.793.632 86.353.465 325.690.245 262.696.683 118.862.091 355.836.580 214.744.070 370.662.151 523.643.382 482.890.257 475.434.367 700.946.654 672.262.872 265.289.786 432.474.182 Cộng 2.785.376.489 2.090.366.446 4.8752.742.935 Số thuế không được khấu trừ Tổng cộng Số ghi trên sổ kế toán -101.668.734 4.774.074.201 4.774.074.201 Chênh lệch 0 Trong số tiền thuế 101.668.734 không được khấu trừ, Hợp doanh đã ghi nhầm số thuế 9.848.985 đồng thuế GTGT được khấu trừ tháng 10 , hợp doanh dề nghị điều chỉnh tờ khai ngày nhưng chưa hạch toán khấu trừ. Bút toán đề chỉnh : Nợ TK 333 / Có TK 133 : 13.394.619 Kết luận : Thuế GTGT đầu vào được kê khai đúng khớp với sổ sách Đối với thuế GTGT đầu vào sai sót thường thấy là bị khai tăng lên so với số thực tế do đó kiểm toán viên sẽ kiểm tra một số nghiệp vụ thuế GTGT đầu vào trên Bảng kê khai thuế GTGT hàng tháng để đảm bảo các nghiệp vụ này có đủ chứng từ chứng minh. Join stock com VAE Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VietNam Auđiting an estimate company Khách hàng Hợp doanh TH Kỳ : …….31/12/2004……. Nội dung : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào Người lập : ……..NĐH……. Người soát xét : ……… Người soát xét :…………. Date/Ngày : 14/03/2005 Date/Ngày : ………….. Date/Ngày : ………. Số chứng từ Nội dung Số tiền Chứng từ gốc 436 425 428 427 489 Chi phí gia công tháng 12/2004 Chi phí gia công Chi phí gia công Watson Gioăng cao su Nhựa PP 600F ... 105.263.339 56.154.162 7.157.398 9.197.158 9.858.575 ă ă ă ă ă Chứng từ gốc (ă): Đã kiểm tra tới hoá đơn tài chính , phiếu nhập kho (nếu hàng hoá nhập kho ) và được kê khai đúng số thuế GTGT đầu vào. Kết luận : Các mẫu chọn kiểm tra được kê khai có cơ sở hợp lý Tiếp theo kiểm toán viên kiểm tra chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu Join stock com VAE Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VietNam Auđiting an estimate company Khách hàng Hợp doanh TH Kỳ : …….31/12/2004……. Nội dung : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu Người lập : ……..NĐH……. Người soát xét : ……… Người soát xét :…………. Date/Ngày : 14/03/2005 Date/Ngày : ………….. Date/Ngày : ………. Số chứng từ Nội dung Số tiền Chứng từ gốc TBT879 TBT832 TBT3198 TBT9357 TBT3815 TKHQ số : 758 NKD TKHQ số : 485 NKD TKHQ số : 568 NKD TKHQ số : 214 NKD TKHQ số : 478 NKD ... 38.500.758 42.560.203 57.362.200 28.629.500 33.201.582 ă ă ă ă ă Chứng từ gốc (ă): Đã kiểm tra tới hoá đơn tài chính và được kê khai đúng số thuế GTGT phải nộp. Kết luận : Các mẫu chọn kiểm tra được kê khai có cơ sở hợp lý Cuối cùng kiểm toán viên kiểm tra tình hình nộp thuế GTGT tại Hợp doanh TH Join stock com VAE Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VietNam Auđiting an estimate company Khách hàng Hợp doanh TH Kỳ : …….31/12/2004……. Nội dung : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu Người lập : ……..NĐH……. Người soát xét : ……… Người soát xét :…………. Date/Ngày : 14/03/2005 Date/Ngày : ………….. Date/Ngày : ………. Số chứng từ Nội dung Số tiền Chứng từ gốc CTNH38/1 CTNH55/3 CTNH15/4 CTNH84/9 CTNH47/11 Cộng Nộp thuế GTGT vào ngân sách Nộp thuế GTGT vào ngân sách Nộp thuế GTGT vào ngân sách Nộp thuế GTGT vào ngân sách Nộp thuế GTGT vào ngân sách 32.911.100 5.348.379 37.868.739 20.867.348 46.878.362 143.873.928 ă ă ă ă ă Chứng từ gốc (ă): Đã kiểm tra tới uỷ nhiệm chi, giấy báo số dư ngân hàng, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Kết luận : Các mẫu chọn kiểm tra được kê khai có cơ sở hợp lý Khi xem xét các Bảng kê khai thuế GTGT đầu vào hàng tháng kiểm toán viên đã chú ý xem xét và không thấy có hoá đơn nào kê khai khấu trừ muộn quá 3 tháng. Với các kết quả đạt được từ kiểm toán thuế GTGT kiểm toán viên sẽ tổng hợp các bút toán điều chỉnh và đưa ra các kết quả đạt được kết luận của kiểm toán viên : Thuế GTGT của hợp doanh sau khi điều chỉnh đã không có sai sót trọng yếu. Như vậy việc thực hiện kiểm toán của kiểm toán viên đã đảm bảo tuân thủ được các thủ tục kiểm toán chi tiết của chương trình kiểm toán đề ra và thu thập đủ bằng chứng chứng minh cho các ý kiến về số dư thế GTGT *Thuế thu nhập doanh nghiệp: Trước hết , từ sổ chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp Kiểm toán viên thực hiện lập Bảng tổng hợp thuế thu nhập doanh nghiệp để thấy được tình hình thuế thu nhập doanh nghiệp và đối chiếu với báo cáo tài chính. Join stock com VAE Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VietNam Auđiting an estimate company Khách hàng Công ty CL Kỳ : …….31/12/2004……. Nội dung : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu Người lập : ……..NĐH… Người soát xét : ……… Người soát xét :…………. Date/Ngày : 14/03/2005 Date/Ngày : ………….. Date/Ngày : ………. Chỉ tiêu Số tiền Số dư đầu năm Số phải nộp trong năm Trong đó Thuế tương ứng với lợi nhuận thu được trong năm Số thuế điều chỉnh giảm theo kiểm toán nhà nước Số đã nộp trong năm Số đư cuối năm 1.843.928.379 9.678.937.893 9.748.622.461 -69.684.568 6.397.967.836 5.124.898.436 Việc kiểm toán thuế thu nhập đoanh nghiệp thường dựa vào kết quả doanh thu và chi phí. Khi kiểm toán doanh thu, chi phí , được cho là thực hiện tốt thì việc còn lại chỉ là việc tính toán lại thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu và chi phí đã được kiểm toán. Theo yêu cầu thì kiểm toán thuế TNDN phải lập bảng chi ra được các khoản chi phí không hợp lý hợp lệ, tuy nhiên điều này được thực hiện bởi người kiểm toán chi phí khi thực hiện các thủ tục phân tích chi phí và kiểm tra chi tiết chi phí. Kiểm toán viên thực hiện tính toán lại thuế TNDN rồi so sánh với số đã được đơn vị tính toán để đảm bảo thuế TNDN của họ đã được phản ánh hợp lý và đánh giá kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện kiểm toán ở các phần hành có thể có sự điều chỉnh về doanh thu và chi phí, những chi phí này sẽ được tổng hợp lại và tính ra sự ảnh hưởng của chúng tời thuế TNDN. Kiểm toán viên sẽ tiến hành điều chỉnh thuế TNDN với qui dịnh hiện hành. Join stock com VAE Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VietNam Auđiting an estimate company Khách hàng Công ty CL Kỳ : …….31/12/2004……. Nội dung : …Tổng hợp Tk 133 Người lập : ……..NĐH……. Người soát xét : ……… Người soát xét :…………. Date/Ngày: 14/03/2005 Date/Ngày: ………….. Date/Ngày : ………. Nội dung Số tiền Thu nhập trước điều chỉnh 30.464.445.197 Điều chỉnh Thu nhập trước thuế sau điều chỉnh 30.464.445.197 Thuế suất 32% Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 9.748.622.463 Chênh lệch -2 Kết luận : khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã được tính toán đúng Đồng thời kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra lại việc thực hiện thuế thu nhập của công ty để đảm bảo rằng số thuế thu nhập đã nộp trình bày trên báo cáo là có thật. Trong trường hợp này, Kiểm toán viên kiểm tra chi tiết việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Join stock com VAE Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VietNam Auđiting an estimate company Khách hàng Công ty CL Kỳ : …….31/12/2004……. Nội dung : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu Người lập : ……..NĐH……. Người soát xét : ……… Người soát xét :…………. Date/Ngày : 14/03/2005 Date/Ngày : ………….. Date/Ngày : ………. Số chứng từ Nội dung Số tiền Chứng từ gốc 24NH/1 18NH/4 36NH/7 45NH/10 75NH/12 Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 72.937.486 1.324.385.965 1.248.397.638 1.135.685.873 2.616.560.874 ă ă ă ă ă ă Chứng từ gốc (ă):Đã kiểm tra tới số uỷ nhiệm chi, giấy báo số dư ngân hàng, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Kết luận :Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp được đơn vị phản ánh hợp lý. Phần III Một số nhận xét và những kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán thuế tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam 3.1. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán thuế tại VAE. 3.1.1 Những thuận lợi * Các chính sách về thuế Trong những năm qua, nhà nước ta luôn có những biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế nhờ đó có thể chống được tình trạng thất thu thuế, tạo ra sự cân bằng, công bằng giữa, bình đẳng giữa những người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Điều này được thể hiện bằng việc ban hành các chính sách thuế mới: thuế GTGT thay cho thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức,... Và các chính sách này liên tục được bổ sung khắc phục những nhược điểm trong quá trình thực hiện. Nhà nước đã có những cải tiến đáng kể khi ban hành các văn bản, chính sách mới tạo điều kiện cho các đối tượng dễ dàng nắm bắt thông tin, các văn bản hướng dẫn rất cụ thể để đảm bảo hiểu đúng tinh thần của văn bản. Các thông tư hướng dẫn đưa ra là hướng dẫn cho tất cả các văn đang có hiệu lực giúp cho các đối tượng quan tâm không phải sử dụng nhiều văn bản một lúc,... * Các chính sách về kế toán và kiểm toán. Luật kế toán được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 19/05/2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về kế toán . Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán trên , Hiện tại đã có 16 chuẩn mực kế toán và 21 chuẩn mực kiểm toán được ban hành. Những văn bản pháp qui này ra đời đã phục vụ đắc lực cho hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán thuế nói riêng . * Môi trường kinh doanh. Hiện nay trên cả nước có khoảng gần 50 công ty kiểm toán lớn nhỏ hoạt động. Do vậy tính cạnh tranh rất cao , đứng trước bối cảnh đó VAE đã chú trọng tới uy tín của mình thông qua các cuộc kiểm toán có chất lượng cao. Do đó , tuy mới thành lập nhưng Công ty đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng . Ngoài ra do qui định mới của Chính phủ sắp tới số lượng công việc sẽ nhiều lên đòi hỏi Công ty phải có những chính sách phát triển hợp lý để đáp ứng yêu cầu đó. 3.1.2. Những khó khăn Hiện tại đã có 21 chuẩn mực kiểm toán nhưng vẫn chưa có chuẩn mực về kiểm toán thuế . Do đó khi kiểm toán thuế tại các doanh nghiệp các kiểm toán viên phải căn cứ chủ yếu vào các văn bản hướng dẫn của cơ quan thuế, chính vì vậy đã gây khó khăn cho quá trình kiểm toán. Do chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống tài chính nói chung cũng như hệ thống kế toán, kiểm toán nói riêng nên không thể tránh khỏi có tình trạng không thống nhất giữa các văn bản hiện tại. Vẫn còn hiện tượng văn bản về thuế qui định một đường nhưng chuẩn mực lại qui định một nẻo gây khó khăn rất lớn cho công tác kế toán tại đơn vị. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm toán thúê. Do tình trạng kế toán nói chung của nước ta hiện nay là không cao mà kế toán thuế là một trong những lĩnh vực khó nhất nên có rất nhiều sai sót trong kê khai thuế. Chính vì vậy mà rủi ro kiểm toán thuế rất cao, dẫn dến công việc kiểm toán cần phải tập trung nhiều vào kiểm tra chi tiết nên mất rất nhiều thời gian. Trong quá trình hội nhập báo cáo tài chính đã được kiểm toán , được rất nhiều đối tượng sử đụng, do đó chất lượng của báo cáo kiểm toán đòi hỏi phải tiến tới sự hoàn hảo vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của công ty. Mặt khác, do đây là một ngành mới trong các nhà trường nên việc đào tạo sinh viên cho chuyên ngành này chưa được sát với thực tế vì thực chất giáo viên cũng chưa được thực tế nhiều . Công tác đào tạo nhân viên sau khi nhận tốn nhiều tiền của và công sức 3.2. Một số nhận xét về quá trình kiểm toán thuế do VAE thực hiện 3.2.1.Ưu điểm Với trình độ chuyên môn vững vàng, khả năng sáng tạo cao trong công việc , qui trình kiểm toán khoản mục thuế được xây dựng và thực hiện cho từng đơn vị cụ thể luôn đạt chất lượng cao và có những ưu điểm nổi bật sau: Thứ nhất, qui trình kiểm toán khoản mục thuế do VAE thực hiện được tiến hành theo đúng trình tự kiểm toán mà kế hoạch đã xây đựng dựa trên thực tế Việt Nam và qui trình kiểm toán mẫu của Công ty kiểm toán lớn trên thế giới. Do vậy , qui tình kiểm toán của VAE rất phù hợp với các đơn vị được kiểm toán. Thứ hai , có sự kết hợp hiệu quả kết quả kiểm toán giữa các phần hành. Số liệu đã được kiểm toán trong phần doanh thu với phần kiểm toán thuế có sự kết hợp Thứ ba, trong quá trình thực hiện kiểm toán thủ tục được kiểm toán viên áp dụng để ước tính thuế của đơn vị. Đây là một thủ tục đem lại hiệu quả cao và phù hợp với đơn vị có số phát sinh lớn. Với số thuế phát sinh lớn , việc ước tính thuế dựa trên số liệu doanh thu , giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào đã được kiểm toán giúp cho Kiểm toán viên dự toán được phần lớn số thuế phát sinh, tiết kiệm được thời gian , hạn chế được việc thực hiện kiểm ta chi tiết. Do vậy, nâng cao hiệu qua cuộc kiểm toán. Thứ tư, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán vien luôn nhận được sự trợ giúp có hiệu quả từ phòng tư vấn về các thắc mắc , rắc rối về thuế của khách hàng. Thứ năm , soát xét chất lượng cuộc kiểm toán nói chung và khoản mục thuế GTGT nói riêng được thực hiện nghiêm túc bởi các kiểm toán viên có trình độ cao. Đầu tiên là trưởng nhóm kiếm toán tiếp thoe là chủ nhiệm kiểm toán và cuối cùng là một trong những thành viên của Ban giám đốc. Vậy nên, có thể nói dịch vụ kiểm toán do VAE cung cấp luôn đảm bảo chất lượng , uy tín cho khách hàng và những ngưòi quan tâm. Thứ sáu, kiểm toán viên luôn được cập nhật các kiến thức mới về kế toán, kiểm toán và về thuế…Trong các kỳ đào tạo thường xuyên tại VAE. Do vậy , chương trình kiểm toán các khoản mục nói chung và khoản mục thuế GTGT nói riêng luôn được cập nhật và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam Tuy nhiên , trong khi thực hiện kiểm toán các khoản mục thuế GTGT tại VAE bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau đây cần khắc phục. 3.2.2. Nhược điểm Chúng ta biết rằng kiểm toán khoản mục thuế là một phần công việc trong một cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, tình trạng chung của các Công ty kiểm toán là đánh giá phần kiểm toán khoản mục thúê mức trọng yếu không cao bằng các phần kiểm toán khác như doanh thu, chi phí...nên có phần xem nhẹ. Hơn nữa khi kiểm toán thuế thì kiểm toán viên phải lấy số liệu từ các phần kiểm toán khác để so sánh, đối chiếu. Chính vì vậy mà công việc kiểm toán thuế được các kiểm toán viên làm rất nhanh. Bên cạnh đó có nhiệu phương pháp chọn mẫu kiểm toán viên đã được đào tạo như: Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng, chọn mẫu theo nguyên tắc giá trị luỹ tiến, chọn mẫu dựa trên mức độ trọng yếu, chọn mẫu theo xét đoán của kiểm toán viên...Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kiểm toán , hầu hết các kiểm toán viên đều đựa vào xét đoán của bản thân để chọn mẫu kiểm toán. Do vậy có thể sẽ không bao quát được các rủi ro khi mẫu chọn không có tính đại diện cao cho quần thể. Nhược điểm tiếp theo xuất phát từ điều kiện Công ty. Vì Công ty mới thành lập nên lượng nhân viên chỉ có khoảng 50 người nên tình trạng khi đến mùa kiểm toán các kiểm toán viên phải tha hồ “chạy xô” để kịp với yêu cầu của hợp đồng đã ký. Do vậy , tình trạng kiểm toán viên bị căng thẳng đầu óc , mệt mỏi về thân thể có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các cuộc kiểm toán. 3.2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế do VAE thực hiện Để nâng cao chất lượng kiểm toán khoản mục thuế rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước, Quốc hội, Bộ Tài chính… Do vậy, để tiếp tục sự nghiệp đổi mới kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới trước mắt là phát huy cao nhất các nguồn lực, các tiềm năng, lợi thế, khắc phục khó và những vấn đề nảy sinh, tạo sự phát triển nhanh, bền vững. Với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, kiểm toán, các chính sách về thuế cần tiếp tục được hoàn thiện, phát triển trên cơ sở các giải pháp sau: Trước hết, cần nâng cao nhận thức về kế toán trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Với Nhà nước, kế toán là công cụ để kiểm kê, kiểm soát tài sản quốc gia, ngân quỹ công, ngân sách Nhà nước. Với các nhà quản lý, các đơn vị thủ trưởng ngân quỹ, các chủ doanh nghiệp, kế toán là phương tiện phản ánh, tổng kết tình hình tài sản, vốn, nguồn vốn và sự vận động của chúng, làm căn cứ tin cậy cho các quyết định quản lý. Với các công ty kiểm toán, kế toán tại đơn vị khách hàng là đối tượng chính để các công ty kiểm toán làm việc để đi đến báo cáo kiểm toán. Với các nhà đầu tư người góp vốn, người vay… Số liệu và tài liệu kế toán là căn cứ kinh tế cho các quyết sách thiết lập, duy trì hoặc từ bỏ các quan hệ kinh tế. Do vậy, để các quyết định kinh tế được duy trì, thiết lập hay từ bỏ có vai trò rất lớn của ngành kiểm toán. Thứ hai, tạo dựng đầy đủ và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán, đảm bảo cho công việc kế toán, kiểm toán tổ chức bộ máy kế toán, hành nghề kế toán, kiểm toán được thực hiện theo luật pháp và điều chỉnh chế tài bằng luật pháp, luật kế toán được Quốc hội thông qua Khoá 11 ngày19/05/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về kế toán. Mặc dù đã được quy định khá chi tiết với 7 chương và 64 điều, nhiều chế tài của Luật có thể áp dụng được ngay không cần quy định thêm, không cần phải hướng dẫn. Tuy nhiên kế toán là chuyên ngành, là nghiệp vụ đặc thù, có phạm vi áp dụng rộng rãi, yêu cầu rất cao về sự phù hợp, thích ứng, với sự rõ ràng rành mạch. Cho nên, nhiều nội dung rất cần sự quy định, hướng dẫn cụ thể chi tiết. Do đó, cần sớm ban hành các văn bản dưới Luật về kế toán Nhà nước, kế toán doanh nghiệp, về ngành nghề kế toán. Đặc biệt là cần tiếp tục soạn thảo và công bố các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, hoàn thiện các hệ thống kế toán áp dụng cho từng lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế. Thứ ba, Nhà nước cần tổ chức tốt việc triển khai Luật kế toán trong cả nước. Các cấp, các ngành và đặc biệt là ngành tài chính, đội ngũ những người làm kế toán, kiểm toán cần coi đây là sự kiện chính trị, là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành kế toán, kiểm toán. Cần triển khai biện pháp, nhiều hoạt động để nâng cao vị thế, nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán. Toàn thể những người làm kế toán, kiểm toán và từng kế toán viên, kiểm toán viên phải đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, gương mẫu, nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện các quy định của Luật kế toán, các Nghị định, các Thông tư, chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán và chủ động nâng cao chất lượng kế toán. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước Bộ Tài chính, Tổng cục thuế v.v thì nhân tố nội lực tại các công ty kiểm toán được đánh giá là mang tính quyết định để nâng cao chất lượng kiểm toán. Để quá trình kiểm toán tại VAE có hiệu quả hơn thì VAE cần phải: Thứ nhất, trong mùa kiểm toán do số lượng khách hàng quá đông và trải rộng trên toàn nước làm cho công ty không đáp ứng được đủ số lượng nhân viên hoặc nhân viên phải di chuyển xa, làm việc với cường độ cao ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán. Thứ hai, ngoài phương pháp chọn mẫu theo xét đoán, các kiểm toán viên nên áp dụng các phương pháp chọn mẫu khác để đảm bảo mẫu được chọn có tính đại diện cao đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán phức tạp. Bởi vì tính đại diện của mẫu chọn không chỉ phụ thuộc vào quy mô, giá trị phát sinh mà còn phụ thuộc vào tính chất của mẫu chọn. Một số sai sót nhỏ nhưng lại là sai sót có hệ thống thì đó lại là sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu. Do đó, kiểm toán viên nên sử dụng thêm các phương pháp chọn mẫu khác ngoài phương pháp chọn mẫu theo xét đoán của kiểm toán viên để đảm bảo mẫu được chọn có tính đại diện cao. Kết luận Kiểm toán khoản mục thuế đóng một vai trò quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Nhưng do những yếu tố khách quan và một phần là do chủ quan nên mảng này chưa được quan tâm đúng mức. Nên điều kiện cấp thiết hiện nay là phải có một chuẩn mực về kiểm toán khoản mục thuế. Mặt bằng chung về kiểm toán ở Việt Nam nói chung ngày càng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng lớn mạnh và cũng không kém phần phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, Công ty Kiểm toán và định giá Việt nam luôn nỗ lực hết mình nhằm tạo dựng thương hiệu trên thị trường. Với một ban lãnh đạo có kinh nghiệm và tầm nhìn sáng suốt kết hợp với một đội ngũ nhân viên được đào tạo có bài bản và có khát vọng vươn lên không ngừng, VAE chắc chắn sẽ thành công trên con đường phát triển của mình. Do trình độ hạn chế nên mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng bài viết của em không tránh khỏi còn thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo cùng các anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1074.doc
Tài liệu liên quan