Tài liệu Kiểm toán nội bộ với hiệu quả kinh doanh trong Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4: LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán nội bộ là công cụ kiểm tra, đánh giá hoạt động doanh nghiệp ở từng bộ phận, ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau quá trình kinh doanh, là công việc thuờng xuyên theo nhu cầu và chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp . Nếu không có kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp sẽ không đánh giá được năng lực, hiệu quả kinh doanh của mình, không thể tiết kiệm được nguồn lực, chi phí. Đối với các báo cáo tài chính, nếu không được kiểm tra kịp thời thì khi lập báo cáo sẽ gây khó khăn cho do... Ebook Kiểm toán nội bộ với hiệu quả kinh doanh trong Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kiểm toán nội bộ với hiệu quả kinh doanh trong Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp . Khi hoạt động kinh tế mạnh và có uy tín thì các báo cáo của doanh nghiệp sẽ đợc tin tưởng hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc bạn hàng, nhà đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất xâm nhập thị trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, môi trường cạnh tranh khốc liệt thị trường thay đổi hàng ngày, vai trò của kiểm toán nội bộ lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đặc biệt là trong vần đề kiểm soát thông tin tài chính. Với tinh thần đó đề tài “Kiểm toán nội bộ với hiệu quả kinh doanh trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4” hi vọng có thể phần nào nói lên được mối quan hệ giữa hoạt động của kiểm toán nội bộ với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
- Phần I. Một số lí luận cơ bản về kiểm toán nội bộ và hiệu quả kinh doanh trong trong doanh nghiệp.
- Phần II. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
- Phần III: Ý kiến đánh giá và giải pháp
PHẦN I: MỘT SỐ LÍ LUẬN CĂN BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Sự hình thành và phát triển
1.1.1 Khái niệm
Một cách cơ bản có thể hiểu Kiểm toán nội bộ là một bộ phận được lập ra trong một đơn vị,do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành nhằm mục đích rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ có liên quan, kiểm tra lại các thông tin kinh tế do kế toán cung cấp, kiểm tra tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị. Thực hiện chức năng giám sát này giúp cho các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị đó gia tăng được quyền lực của mình để quán xuyến được các hoạt động đã và đang diễn ra trong đơn vị, bao gồm: những qui tắc đặt ra có được tuân thủ không? tài sản có được sử dụng hợp lý không? Cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả không? các qui định hiện hành có còn phù hợp khi điều kiện thay đổi ? Xác định tính chính xác của các báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
Như vậy, Kiểm toán nội bộ hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu quản lí của bản thân doanh nghiệp . Kiểm toán nội bộBộ là chức năng đánh giá một cách độc lập và khách quan cơ cấu kiểm soát nội bộ của Doanh nghiệp . Phạm vi của kiểm toán nội bộbộ bao gồm tất cả mọi mặt hoạt động của Doanh nghiệp ở tất cả các cấp quản lí khác nhau. Kiểm toán nội bộ xem xét, đánh giá và báo cáo về thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những phân tích, kiến nghị , tư vấn mang tính chuyên ngiệp để lãnh đạo Doanh nghiệp có cơ sở tin cậy trong việc quản lí thành công các hoạt động của Doanh nghiệp
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trên thế giới
-Hoạt động của kiểm toán nói chung đã xuất hiện từ lâu trên thế giới cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế và xã hội cũng như nhiều mặt khác của mỗi quốc gia . So với kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước thì loại hình kiểm toán nội bộ ra đời muộn hơn, bắt đầu từ năm 1940 mới xuất hiện khái niệm Kiểm toán nội bộ . Nhưng nó có sự phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt trong công việc quản trị doanh nghiệp . Các đơn vị kiểm toán cơ sở phát hiện ra rằng hệ thống Kiểm toán nội bộ là phương tiện quản lí có hiệu quả và là công cụ đắc lực giúp các nhà quản lí giám sát được toàn bộ hoạt động của đơn vị mình. Không những thế, trong các cơ quan nhà nước việc hình thành các bộ phận Kiểm toán nội bộ để kiểm tra thường xuyên các hoạt động trong cơ quan đang tỏ ra có nhiều tác dụng thiết thực.
-Với sự lớn mạnh và gia tăng quy mô các doanh nghiệp vài thập niên gần đây, tầm quan trọng của Kiểm toán nội bộ cũng lớn mạnh một cách tương ứng, làm cho nó trở thành yếu tố chính trong việc thiết lập hệ thông kiểm soát và kiểm tra nội bộ.ở một số nước, cơ quan lập pháp đã đưa ra những văn bản pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho Kiểm toán nội bộ hoạt động và phát triển. bộ phận Kiểm toán nội bộ đã phát triển cực nhanh ở Mĩ cũng như ở châu Âu từ những năm 60. Sự phát triển này đă được khuyến khích bởi sự thành lập của tổ chức kiểm toán nội bộ (IIA) năm 1944 tại New York, tổ chức này đã xác định bản chất, mục tiêu và phạm vi hoạt động của bộ phận Kiểm toán nội bộ. Tổ chức Kiểm toán nội bộ là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), đồng thời nó nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho các kiểm toán viên nội bộ.
Tại Việt Nam
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng và cần thiết nhưng những hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này còn quá ít so với kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập. Trên thực tế , hầu như có rất ít các công trình hay đề tài nghiên cứu khoa học một cách hệ thống và sâu sắc về Kiểm toán nội bộ. Trong điều kiện đó, vướng mắc về nhận thức là lẽ đương nhiên; việc triển khai thực hiện hoạt động Kiểm toán nội bộ ở các Doanh nghiệp lại càng lúng túng.
Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam đã xuất hiện những nhu cầu và điều kiện cần thiết cho việc thiết lập hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các đơn vị. Tuy nhiên vì là giai đoạn đầu nên việc hình thành mới được rất ít và chậm chạp, chủ yếu tập trung ở các tổng công ty lớn, các Doanh nghiệp có qui mô lớn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn thế nữa, Kiểm toán nội bộ bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức và hoạt động, bộ phận Kiểm toán nội bộ còn quá mỏng manh so với cả một khối lượng công việc khổng lồ.
Có thể thấy rằng hiện nay hệ thống Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển mà vẫn ở giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Lực lượng kiểm toán viên còn quá ít, hệ thống chính sách, qui chế về Kiểm toán nội bộ chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán của Doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa cao. Mặc dù vậy, hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích các Doanh nghiệp nhà nước hình thành bộ phận Kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp. Theo điều 36, chương 5- nghị định số 59/NĐ-CP ngày 3/10/1996 qui định : “ Doanh nghiệp tự tổ chức Kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính của mình hoặc thuê kiểm toán độc lập nếu thấy cần thiết” chính là nhằm tạo cho Doanh nghiệp(nhà nước) cơ hội lựa chọn việc có nên tổ chức bộ phận Kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp hay không. Mặt khác giữa thực trạng phát triển Kiểm toán nội bộ trong các Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu đòi hỏi của nhà nước về khía cạnh pháp lý còn có một số mâu thuẫn. Theo điểm 3, mục I- thông tư 73 TC/TC Doanh nghiệp ngày 12/11/1996 của Bộ tài chính: “ Báo cáo tài chính được lập được coi là hợp pháp, hợp lệ khi có đủ chữ kí của người lập, người kiểm toán, kế toán trưởng, giám đốc và đóng dấu Doanh nghiệp ”, trong điều kiện hiện nay khi lực lượng cán bộ kiểm toán và hệ thống Kiểm toán nội bộ chưa thực sự hoàn thiện và phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán của tất cả các Doanh nghiệp thì việc qui định như vậy là chưa thoả đáng.
Vào tháng 10 năm 1997, kiểm toán nội bộ lần đầu tiên được ban hành quy chế hoạt động theo quyết định Số 832 TC-QD-TKC của Bộ Tài chính trên cơ sở luật ngân sách, quy chế quy định đầy đủ về loại hình kiểm toán từ các ràng buộc trách nhiệm đến các quy định về nội dung, trình tự, phương pháp cũng như tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện của kiểm toán nội bộ. Nhìn chung Quyết định 832 đã đề cập tương đối đầy đủ và rõ ràng về các yếu tố liên quan đến Bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, xứng đáng là một trong nhưng văn bản pháp quy đầu tiên trong lĩnh vực này.
Xét đến cùng, kiểm toán nội bộ Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn hình thành và phát triển, việc thí điểm mới chỉ dừng lại ở các Tổng công ty, các Doanh nghiệp có qui mô lớn .Việc hình thành mô hình Kiểm toán nội bộ nói chung còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các Doanh nghiệp ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi khách quan và cần thiết vì sự tồn tại và hưng thịnh của chính các Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường khốc liệt.
Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp
Kiểm toán nội bộ là nhu cầu tự thân của các Doanh nghiệp nên phạm vi hoạt động của nó rất biến động và tuỳ thuộc vào qui mô, cơ cấu của Doanh nghiệp cũng như nhu cầu quản lí đơn vị, do vậy Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của Doanh nghiệp
Phạm vi và mục tiêu của kiểm toán nội bộ :
Kiểm toán nội bộ là nhu cầu tự thân của các Doanh nghiệp nên phạm vi hoạt động của nó rất biến động và tuỳ thuộc vào qui mô, cơ cấu của Doanh nghiệp cũng như nhu cầu quản lí đơn vị, do vậy Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của Doanh nghiệp , thông thường, kiểm toán nội bộ haọt động trên các lĩnh vực
Kiểm toán hoạt động
Kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền vốn..., lợi thế kinh doanh...)... của doanh nghiệp;
Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; phân phối và sử dụng thu nhập; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.
Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp , chính sách, chế độ tài chính, kế toán; chế độ quản lý của Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc;
Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trỡnh nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của từng khâu công việc, của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ;
Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, chuẩn mực kế tóan từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, đến lưu trữ tài liệu kế toán...;
Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị
Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy của báo cáo tài chính; báo cáo kế toán quản trị trước khi (Tổng) Giám đốc ký duyệt và cụng bố;
Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, kế toán quản trị; đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả.
1.2.2 Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
Theo điều 6 Quyết định số 832 TC/QUYẾT ĐỊNH/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm 1997 của bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế kiểm toán nội bộ; Kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ sau :
Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm tra và xác nhận độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình duyệt.
Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lí kinh doanh đặc biệt là sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chính sách, nghị quyết của hội đồng quản trị, của ban giám đốc doanh nghiệp
Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lí, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp ; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lí, điều hành kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ.
Do đặc trưng của kiểm toán nội bộ là kiểm tra, xác minh tính đúng đắn của các báo các tài chính trong doanh nghiệp, tính tuân thủ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên kiểm toán nội bộ có những quyền hạn riêng để đảm bảo mục đích hoạt động. KTNB có quyền:
Thứ nhất, kiểm toán nội bộ độc lập với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, độc lập về chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi khuôn khổ luật pháp và các chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ chuyên môn.
Thứ hai, yêu cầu các bộ phận và các cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu về kế toán, tài chính và các tài liệu khác có liên quan tới nội dung kiểm toán .
Thứ ba, có quyền đối chiếu xác minh các thông tin kinh tế có liên quan tới đối tượng được kiểm toán ở trong và ngoài DN.
Thứ tư, có quyền kiến nghị với đối tượng được kiểm toán có biện pháp sửa chữa sai phạm và có quyền ghi ý kiến của mình vào báo cáo kiểm toán .
Thứ năm, có quyền đề xuất với lãnh đạo DN những kiến nghị và biện pháp về quản lý.
Đó là những quyền hạn cơ bản của KTNB, bên cạnh đó tuỳ thuộc vào từng DN, từng điều kiện cụ thể mà KTNB có thể có thêm các quyền hạn khác.1.2.3 Kiểm toán nội bộ với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp
“Sử sụng hiệu quả các nguồn lực- vấn đề trọng tâm cơ bản đối với mọi nỗ lực của ban giám đốc”
Một doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với một số nguồn tài nguyên ( nhân, vật lực) nhất định và mong muốn sử dụng những nguồn tài nguyên này để đạt được một điều gì đó. Điều mà doanh nghiệp muốn đạt được tức là mục tiêu của doanh nghiệp vốn được mô tả như là một đích đến mong muốn và thường là dưới dạng một mức lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận làm hài lòng cổ đông cũng như chủ đầu tư. Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên của doanh nghiệp . Và cách làm như thế nào để đạt được những mục tiêu này thì đó chính là chiến lược của công ty.
1.2.3.1 Thế nào là hiệu quả kinh doanh
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Chi phí đầu vào
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao.
. Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra...
Giảm chi phí đầu vào
Yếu tố quan trọng hàng đầu giúp giảm chi phí đầu vào là trang thiết bị công nghệ. Nếu chúng ta đầu tư hợp lý cho công nghệ kỹ thuật thì nó sẽ giúp làm giảm chi phí đầu vào rất nhiều do tính tiết kiệm cũng như chất lượng của công nghệ mới.
Đầu vào thường xuyên của sản xuất là nguyên vật liệu do đó để giảm chi phí đầu vào chúng ta cần chú ý đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, sản xuất là một quá trình, để giảm được chi phí sản xuất cần phải nghiên cứu quá trình đó. Trong đó các bước chủ yếu là:
Quản lý nguồn lực sản xuất: ghi nhận thông tin về máy móc thiết bị,công cụ dụng cụ theo danh mục phân loại, ghi nhận tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm nguyên vật liệu…nhằm có sự quản lý chặt chẽ các nguồn lực tránh thất thoát và tăng sự kiểm soát
Kế hoạch sản xuất: thiết lập kế hoạch sản xuất phù hợp quy mô thời kỳ, đối tác, loại sản phẩm…trong quá trình tiến hành triển khai kế hoạch sản xuất cần theo dõi thường xuyên nhằm cập nhật những thông tin kịp thời và dựa vào thông tin đó điều chỉnh cho phù hợp
Điều độ sản xuất: phân công công việc cụ thể có tính trách nhiệm cao đồng thời thường xuyên thao dõi quá trình thực hiện
Giảm chi phí đầu ra
Chí phí đầu ra là những chi phí phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm, nó bao gồm chi phí đóng gói,chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng và những chi phí khác liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. Việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm với mức chi phí tối thiểu cũng là giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Để giảm chi phí tiêu thụ điều trước tiên doanh nghiệp cần làm là nắm bắt thị trường và hiểu rõ về doanh nghiệp mình trong thị trường đó. Chỉ trên cơ sở nắm bắt thị trường doanh nghiệp mới có những hướng đi đúng đắn trong việc tiết kiệm chi phí tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, từ sự phân tích trên: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của Doanh nghiệp để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của Doanh nghiệp và được thể hiện qua công thức sau:
Mục tiêu hoàn thành
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh
Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho Doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho Doanh nghiệp ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
1.2.3.2 Các yếu tố giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Nâng cao năng suất lao động
Năng suất lao động được định nghĩa bởi OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế- Organization for Economic Cooperation and Development) là "tỷ số giữa sản lượng đầu ra với số lượng đầu vào được sử dụng
Sản lượng đầu ra trên mỗi lao động tương ứng với "sản lượng trung bình của nhân công" và có thể đối lập với sản lượng cận biên của lao động, tức là nếu đầu vào tăng thì sản lượng đầu ra cũng tăng
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
- Khái niệm: Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những người lao động
- Mô tả nguồn nhân lực:+ Quy mô và cơ cấu theo các đặc tính nhận diện nguồn nhân lực (giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề,...)+ Các mô tả về các đặc điểm sự tận tâm, nỗ lực, khả năng thích nghi, sáng tạo
Tuyển chọn những nhân viên có năng lực, đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho họ mới chỉ là những yếu tố quan trọng ban đầu, là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để bộ máy quản trị của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Phát hiện, cắt bỏ lao động thừa trong doanh nghiệp
Ngoài ra càn có các yếu tố khác như:
Tận dụng tối đa cơ sở vật chất
Bố trí sản xuất hợp lí
Tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Giảm thiểu các khâu quản lí chồng chéo
Trong đó hạn chế gian lận và sai sót là một trong những yếu tố hàng đầu
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG tỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4
2.1 Đôi nét về tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4
“Tự hào là một trong những Tổng công ty có uy tín nhất trong nghành xây dựng Việt Nam. Trong vòng 10 năm trở lại đây, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Tổng công ty là 22%/năm” (trích báo cáo kết quả hoạt động năm 2007- Tổng công ti xây dựng công trình giao thông 4)
Tên đầy đủ:
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4
Tên giao dịch:
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4
Tên viết tắt:
CIENCO4
Địa chỉ liên hệ
29 Quang Trung, TP. Vinh - Nghệ An
Điện thoại:
038.832493 - 844198
Fax:
038.586272 - 843329
Email:
cienco4vinh@hn.vnn.vn
Số đăng ký KD:
109832
Ngày cấp:
20/01/1996
Cơ quan cấp:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An
Văn phòng Đại diện Hà Nội:Số 19 - Ngõ 1043 - đường Giải phóng - p. Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.Điện thoại: 84-4-6420382Fax: 84-4-6811275
2.2.Sự hình thành và phát triển:
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 tiền thân là Cục công trình 1, Bộ giao thông vận tải Thành lập ngày 12 tháng 2 năm 1965; sau đó là: Xí nghiệp liên hiệp Công trình I ( năm 1971 ); Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 4 (năm 1983 ); Khu Quản lý đường bộ 4 (năm 1989 ) . Ngày 17/12/1991- Quyết định 2657/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Tổng công ty XDCT Miền trung được tách ra từ các Công ty xây dựng cơ bản của Khu quản lý đường bộ 4 và ba công ty của Khu quản lý đường bộ II Ngày 2/12/1995 Tổng công ty được thành lập lại Theo Quyết định số: 4985 QĐ/ TCCB -LĐ Của Bộ GTVT với tên gọi “Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 “ Trong hơn 40 năm hoạt động Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 đã xây dựng mới và hoàn thành:
400 Km đường sắt
50.000m2 đường sân bay
10.000 Km đường bộ
Nâng cấp và thảm nhựa hơn 600km Quốc lộ
30.000m cầu bê tông, cầu thép
Làm mới và sửa chữa hơn 900km đường Tỉnh lộ
6.000m cảng biển
Xây dựng 12.000m2 nhà chung cư và Văn phòng
02 Nhà máy thủy điện CS>50MW
Nhiều công trình xây dựng khác
2.3 Cơ cấu tổ chức Tổng công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4
VP TỔNG HỢP
P. DỰÁN
P. ĐIỀU ĐỘ SX
TT. ĐÀO TẠO & PT KHCN
CÁC BAN ĐHDA
VP. ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ TỔNG GĐ
P. KINH DOANH
P. TỔ CHỨC CBLĐ
P. TC - KẾ TOÁN
P. KTCN CẦU
P. KTCN ĐƯỜNG
P. QL MÁY - TB
P. CÔNG NGHIỆP
THANH TRA-KIẾM SOÁT
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
CTCT GIAO THÔNG 422
CTCT GIAO THÔNG 499
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CÔNG TY B.O.T
CT CP XDCT GIAO THÔNG 208
CT CP XDCT GIAO THÔNG 228
CT CP XDCT GIAO THÔNG 246
CT CP SXVL & XDCT 405
CT CP XDCT GIAO THÔNG 419
CT CP XD & TM 423
CT CP TM ĐT & XD 424
CT CP CK & XDCT 465
CT CT GIAO THÔNG 473
CT CP XDCT GIAO THÔNG 475
CT CP XDCT GIAO THÔNG 479
CT ĐƯỜNG BỘ 471
CT CP XDCT GIAO THÔNG 484
CT CP XDCT 492
CT TVTK CT GIAO THÔNG 497
CT CP XDCT GIAO THÔNG 482
2.4.Lĩnh vực kinh doanh
Với tiêu chí hợp tác toàn diện với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh sau:
Thi công các dự án hạ tầng cơ sở GTVT
Xây dựng các công trình cầu, đường các loại
Xây dựng cảng sông, cảng biển, sân bay bến bãi
Năng lượng điện, môi trường, nông nghiệp
Xây dựng nhà máy điện công suất vừa và lớn
Sản xuất và kinh doanh điện
Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy nông
Chế tạo các thiết bị xe máy công trình
Chế tạo lu bánh lốp, bánh thép, thiết bị lao dầm, xe đúc dầm, ván khuôn dầm 33m, super-T
Chế tạo Ca nô, Xà lan và các loại sản phẩm cơ khí khác
Đầu tư theo phương thức HĐXD kinh doanh chuyển giao (B.O.T)
Đầu tư theo phương thức B.O.O
Sản xuất vật liệu xây dựng, gia công kết cấu thép
Sản xuất kết cấu thép các loại, dầm cầu thép, neo bê tông dự ứng lực
Cấu kiện bê tông đúc sẵn
Sản xuất và kinh doanh xi măng
Tư vấn, đầu tư, xuất khẩu lao động
Tư vấn thiết kế công trình xây dựng
Tư vấn giám sát, kiểm tra chất lượng công trình
Xuất khẩu lao động
Đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại; sản xuất nước khoáng thiên nhiên; xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.
2.5.Sơ lược về tình hình tài chính của Tổng công ty tại thời điểm năm cuối năm 2004:
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng tài sản
58,684,210,530,000(VND)
Nguồn vốn kinh doanh
8,084,120,301,000
Doanh Thu
2,001,604,201,000
Thông tin từ Hội nghị Sơ kết SXKD 9 tháng đầu năm - Triển khai Kế hoạch quý IV-2007:
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu 9 tháng đầu năm 2007:
- Giá trị sản lượng: Giá trị sản lượng thực hiện 9 tháng đạt 1.583 tỷ đồng bằng 63 % KH năm 2007 và bằng 68% KH điều chỉnh (KH năm 2.532 tỷ đồng, KH điều chỉnh là 2.334 tỷ đồng).
- Doanh thu đạt 1.222 tỷ đồng bằng 55 % KH năm và bằng 59 % KH điều chỉnh (2.050 tỷ đồng).
- Thanh toán và tạm ứng: 1.382 tỷ đồng bằng 62% KH và bằng 65 % KH điều chỉnh (2.100 tỷ đồng); Các đơn vị có thanh toán khá so với KH là Cty 419, 422, 475, 479, 482, 492 và CNHN.
Các chỉ tiêu chính quý 4-2007:
- Giá trị sản lượng: 751 tỷ đồng bằng 32 % kế hoạch điều chỉnh năm 2007
- Doanh thu : 828 tỷ đồng bằng 40 % kế hoạch điều chỉnh
- Thanh toán: 717 tỷ đồng bằng 34% KH điều chỉnh.
- Thu nhập người lao động bình quân: 1,86 triệu đồng/người/tháng; Phấn đấu trả lương đúng kỳ nếu chậm lương tối đa không quá 2 tháng .
Các mặt hạn chế:
-Hiệu quả kinh doanh còn thấp, nhiều đơn vị thành viên còn yếu về năng lực thi công chủ yếu là do tài chính khó khăn, Ngân hàng quản lý chặt hơn về nguồn vay.
-Công tác điều hành sản xuất chưa được đổi mới, công tác quản lý chất lượng còn xem nhẹ, đời sống người lao động chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng cán bộ giỏi việc, công nhân có tay nghề chưa yên tâm công tác…
Công tác đổi mới Doanh nghiệp:
Trong tháng 9 năm 2007, công ty đã hoàn thành đề án chuyển đổi mô hình Cty mẹ – Cty con được Bộ GTVT duyệt và đã triển khai bước 1; Triển khai QĐ thành lập Công ty mẹ và đang từng bước hoàn chỉnh bộ máy, điều lệ hoạt động. Bộ GTVT duyệt cho phép Cổ phần hóa 3 Công ty còn lại (Cty 471, 473, 497).
Phòng kiểm toán nội bộ của Tổng công ty:
Phòng Kiểm toán nội bộ của Tổng công ty được thành lập ngày 01/04/2004 trực thuộc Ban giám đốc, phòng có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện kiểm toán các đơn vị thành viên của tổng công ty, kiểm tra tình hình tài chính và việc chấp hành chế độ trong doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, phòng gồm có 4 người:
Họ và tên
Chức vụ
Phạm Quang Hưng
Trưởng phòng
Nguyễn Huy Hoàng
Phó phòng
Trần Quang Minh
Nhân viên
NguyễnThị Thu Hà
Trợ lí
2.6 Gian lận và sai sót trong doanh nghiệp
Phỏng vấn ông Phạm Quang Hưng- bộ phận kiểm toán nội bộ Tổng công ty xây dựng công trình Giao Thông 4 về những gian lận, sai sót thường gặp cũng như các yếu tố khác làm giảm hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản:
Sai sót về chế độ chấp hành hóa đơn chứng từ bao gồm các lỗi về luật thuế, áp dụng mức thuế suất sai so với quyết định ban hành của bộ tài chính.
Trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản phần kiểm kê khối lượng dở dang không chính xác( mức dở dang cao hơn so với thực tế) dẫn đến sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vấn đề nợ:
Treo công nợ tạm ứng : cấp đội, cá nhân….cao( cộng nợ tồn đọng kéo dài năm này qua năm khác)
Treo công nợ phải thu khách hàng, chủ đầu tư
Treo công nợ là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ khó đòi của doanh nghiệp; nợ khó đòi cao là nguyên nhân trực tiếp làm giảm vốn lưu động cho sản xuất và kinh doanh
Số lượng đối chiếu công nợ khách hàng - chủ đầu tư ít tạo kẽ hở cho gian lận và sai sót gia tăng
Trên báo cáo kiểm toán đã chỉ ra khoản mục “phải thu khách hàng” và “ phải trả người bán” chiếm tỷ trọng lớn trong việc ảnh hưởng đến việc làm tăng hay giảm chi phí. Phải thu khách hàng là 1,665,923,000 chiếm hơn 70% trong các nguyên nhân tăng chi phí . Với mức ảnh hưởng lớn nên khi số liệu đối chiếu ít gây ra khó khăn trong đối chiếu và xác nhận công nợ.
Tại thời điểm 31/12/2004, tổng các khoản nợ phải thu của 16 doanh nghiệp là 21.408 tỷ đồng chiếm 36,48% tổng tài sản và bằng 2, 66 lần nguồn vốn kinh doanh, tổng số nợ phải trả là 47.005 tỷ đồng chiếm 80,04% tổng nguồn vốn.
Chi phí năm này chuyển qua năm khác lớn
Đơn cử: Chứng từ số 14 ngày 18/2/06 trong dự án cầu Vĩnh Tuy gói thầu số 4 với Công ty TNHH đầu tư và xây dựng nền móng Chương Dương, chi phí chuyển năm sau là 8,116,000 đ tương ứng 173,64m khoan cọc nhồi D1500mm; Chứng từ số 125 ngày 24/04/2006 về dự án cầu Vĩnh Tuy; nghiệp vụ thuê máy đào thi công có 38,7 giờ là của năm 2005 chuyển sang năm 2006 tương ứng số tiền 8,754,000 đồng …..
Việc này làm cho chi phí trong năm hiện tại giảm di dẫn đến tăng doanh thu ảo.
Mức trích khấu hao tài sản cố định thấp hơn so với khung quy định
Bao gồm các lỗi như tiếp tục tính khấu hao trong khi tài sản đã hết hạn sử dụng, tính khấu hao cao hoặc thấp hơn mức quy định. Đây là một trong những sai phạm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính của công ty, nó làm sai lệch lợi nhận- chi phí, tài sản- nguồn vốn qua đó gây ra cái ảnh hưởng lệch lạc tới nhận định của ban lanh đạo về tình hình tài chính công ty mình
Trung bình, mỗi khoản mục được trích khấu hao thấp hơn khung quy định từ 200 đến 400 triệu đồng; cá biệt khoản mục “máy móc thiết bị” có mức chênh lệch là 1,303,062,000 đồng
Vật tư nhập thiếu so với hạn mức, dự toán
Việc nhập thiếu vật tư so với hạn mức có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, tiến độ công trình. Điển hình trong gói thầu số 9 cầu Vĩnh Tuy, tính đến thời điểm hiện tại tổng giá trị gạch, cát đá , sắt thép nhập thiếu là 870,000,000 đồng
Phân bổ công cụ dụng cụ thiếu
Khi yêu cầu về công cụ dụng cụ ko được đáp ứng đủ có thể làm giảm tiến độ công việc. mặt khác gây ra sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tính toán được theo xu hướng là chi phí trên sổ sách cao hơn chi phí thực tế bỏ ra. Điều này tạo điều kiện cho gian lận trong phân bổ công cụ dụng cụ. trong công trình cầu bến thủy công cụ dùng cho công trình phân bổ thiếu
Trong thuê mượn máy móc thiết bị, trong hợp đồng không ghi rõ ràng các chi tiết, chủng loại
Các lọai máy đi thuê thường thuê theo thời gian dẫn đến khó kiểm soát, thiếu nhật trình xe, máy; thuê mượn máy giá trị lớn mà không có hoá đơn của chủ máy
Điều này vi phạm quy định chế độ tài chính, gây khó khăn trong kiểm soát cũng như đánh giá tình hình tài sản thuê mượn. Khi ko có hóa đơn chứng từ đi kèm khó có thể xác nhận được quyền sở hữu,giá trị tài sản làm cho chi phí về thuê mượn thiết bị thiếu cơ sở chứng minh.
Ví dụ trong công trình Trung Lương- Sài Gòn không có hóa đơn thuê máy kích thủy lực, máy phát điện
Trong công tác quản lí về vật tư nhiều nơi thường chưa tốt, hầu hết vật tư vượt hạn mức so với quy định và dự toán.
Khâu cai quản vật tư và đặc điểm cơ sở hạ tầng bảo quản vật tư thường nằm ngoài trời hoặc trong các kho tạm bợ gần công trình xây dựng cũng dể nảy sinh gian lận.dẩn đến việc quản lý vật tư gặp khó khăn,dể nảy sinh vấn đề thất thoát vật tư,vật tư thừa không được hạch toán hoặc hạch toán thiếu,dể dàng tư lợi. do quản lý ko tốt tại một bãi chứa vật liệu của công trình cầu Bến Thủy nên vật liệu bị hao hụt nhiều: sắt 4%, xi măng hao hụt 15%...gây thiệt hại đến chất lượng,tiến độ công trình và làm tăng chi phí trong quá trình xây dựng.
Trong công tác về lao động , tiền lương trả lương cho người lao động chậm, sai so với quy định của bộ luật lao động: Điều này gây tâm lí bức xúc, làm giảm hiệu quả lao động của công nhân
Số tiền thừa trong quỹ lương thừa nhiều một cách có chủ ý.
Đơn cử tại công ty 471: Từ 2004 đến 2006 tiền lương trung bình của công nhân tăng từ 1,1tr đồng/ tháng lên 1,7triệu đồng/ tháng nhưng quỹ lương thừa năm 2006 lên tới hơn 1.5 tỉ đồng tháng, điều này làm giảm đáng kể một lượng tiền lớn đáng lẽ là vốn kinh doanh của doanh nghiệp .
Trong công tác khoán
Nhiều doanh nghiệp chưa có quy chế về xử lí trách nhiệm đối với đội trưởng khi đội là._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12610.doc