MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TRONG THƯƠNG MẠI
I.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG THƯƠNG MẠI
II.CHƯƠNG TRÌNH CEEP
Giới thiệu về chương trình CEEP
Mục tiêu chương trình
CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG THƯƠNG MẠI
QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
Thực trạng tiết kiệm năng lượng
III. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
1 Giải pháp cho thiết bị chiếu sáng
2. Giải pháp cho máy bơm
3. Giải pháp cho hệ thống điều hòa và hệ thống làm lạnh
4. Giải pháp cho máy nén
5. Giảm lượng nước tiêu
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Kiểm toán năng lượng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thụ
6. Thay đổi cách quản lý
IV. KIỂM TOÁN TÒA NHÀ THƯƠNG MẠI TÒA NHÀ V.A.R
Giới thiệu chung về đơn vị
Thực trạng tiêu thụ năng lượng tại đơn vị
Cơ hôi và giải pháp TKNL
Tinh toán kinh tế của các giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, năng lượng ngày trở lên rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội- môi trường ở mỗi nước và trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Vì thế những biến động về giá cả hay những tiến bộ về công nghệ trong khai thác và sử dụng năng lượng luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà chính sách ở mọi quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt điện năng và nhiệt năng là hai dạng năng lượng quan trọng được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất và đời sống. Điện năng là đầu vào của hầu hết các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ do đó một câu hỏi lớn được đặt ra đối với tất cả chúng ta “ làm thế nào để sản xuất hiệu quả và sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất” đây vẫn là câu hỏi trọng tâm trong chiến lược và chính sách phát triển năng lượng ở mỗi quốc gia. Để nắm bắt được tình hình tiêu thụ năng lượng của từng ngành công nghiệp thì hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam một hoạt đông kinh tế đang phát triển đó là hoạt động Kiểm toán năng lượng. Kiểm toán năng lượng nhằm mực đích xác định tất cả các dòng năng lượng có trong dây chuyền sản xuất hay doanh nghiệp và xác định mức tiêu thụ năng lượng tại từng bộ phận của dây chuyền sản xuất hay doanh nghiệp từ đó tìm ra những cơ hội tiết kiệm và những giả pháp thay thế để sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất
CHƯƠNG I: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TRONG THƯƠNG MẠI
I.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG THƯƠNG MẠI
Khu vực thương mại gồm các khu nhà cao tầng, các trung tâm thương mại, các trụ sở và văn phòng công ty…Trước thực tế nguồn điện cung cấp ngày càng gặp khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo cho các ban ngành, căn cứ vào thực tế lĩnh vực mình phụ trách ban hành quy định thực hiện tiết kiệm năng lượng. Việc chưa hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng đã khiến cho lượng lớn năng lượng đang bị sử dụng lãng phí. Trong đó đáng kể nhất là tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí trong các tòa nhà thương mại.
Theo ước tính năng lượng tiêu thụ trong khu vực xây dựng tòa nhà, công trình xây dựng chiếm 23-24% trên tổng số năng lượng tiêu dùng quốc gia. Và con số này hiện đang tăng lên nhanh chóng. Trung bình tốc độ tăng trưởng của khu vực nhà ở và công trình công cộng tăng khoảng 13-15%/năm.
Phần lớn các công trình được thiết kế theo kiểu phương tây với khuynh hướng sử dụng nhiều mảng kính lớn, không phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam; không áp dụng giải pháp cách nhiệt cho vỏ công trình; không tận dụng chiếu sáng và khả năng thông thoáng tự nhiên; chưa quan tâm đến việc sử dụng vật liệu cách nhiệt cho phần mái nhà, cửa sổ, cửa đi, tường… của công trình; chưa sử dụng đèn có hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng;... nên tiêu tốn rất nhiều điện.
Có thể nói, tiềm năng cũng như hiệu quả kinh tế từ việc áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà là rất lớn. Các doanh nghiệp cũng nhận thức rất rõ điều này. Thế nhưng số lượng đơn vị tham gia còn rất hạn chế. Lý giải vấn đề này, nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả kinh tế xã hội mà các biện pháp này mang lại.
Về phía cơ quan chức năng, trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc và phát triển đô thị hiện tại, các cơ quan chức năng cũng hoàn toàn chưa quan tâm tới vấn đề hiệu suất năng lượng của công trình xây dựng cao tầng và thương mại. Mặt khác, Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn về xây dựng các tòa nhà phải sử dụng hiệu quả năng lượng nhưng cho đến nay vẫn chưa có những hướng dẫn và quy định cụ thể.
Đặc biệt, chưa có biện pháp chế tài đối với những trường hợp không áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Do đó, việc hoàn thiện các chính sách trên sẽ là cơ sở để việc thực hiện tiết kiệm năng lượng sớm triển khai sâu rộng vào thực tế, nhất là vào thời điểm nguồn điện cung cấp đang bị thiếu hụt nghiêm trọng như hiện nay.
II.CHƯƠNG TRÌNH CEEP
1. Giới thiệu về chương trình CEEP
Bộ Công nghiệp đã thông qua Chương trình Tiết kiệm Năng lượng Thương Mại Thí điểm (Chương trình CEEP) nhằm xúc tiến việc hình thành một thị trường dịch vụ tiết kiệm năng lượng, đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại có năng lực.
Điểm quan trọng nhất của chương trình là hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng (được gọi là các Đại diện dự án hay PA), tăng cường các giao dịch với các đơn vị tiêu thụ năng lượng cho mục đích kinh doanh (được gọi là Chủ đầu tư dự án hay PP), thông qua các mô hình kinh doanh phù hợp với sự đổi mới trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Chương trình CEEP sẽ thử nghiệm, hình thành và thúc đẩy sự phát triển của Ngành Dịch vụ Tiết kiệm Năng lượng (ESI) và tìm kiếm các nguồn lực cũng như cơ chế nhằm tài trợ cho các dự án tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ chương trình đầu tư vào tiết kiệm năng lượng với quy mô lớn.
Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Ngân hàng Thế giới để thực hiện chương trình này trong vòng 4 năm từ năm 2004 đến năm 2008.
Chương trình bao gồm 3 hợp phần:
1. - Đào tạo cho các PA về các dịch vụ kinh doanh thương mại TKNL và các hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu để xây dựng và hoàn thành các dự án đầu tư vào TKNL
2. - Hỗ trợ kiểm toán năng lượng và đầu tư (theo phương thức giảm dần sau 4 năm) nhằm tạo điều kiện cho từng giao dịch đầu tư vào TKNL vượt qua những trở ngại ban đầu để phát triển các dịch vụ kinh doanh TKNL (việc giải ngân sẽ thông qua ngân hàng thương mại Techcombank có vai trò như một Đơn vị quản lý vốn hỗ trợ);
3. - Chương trình marketing nhằm xúc tiến và nâng cao nhận thức về hoạt động tiết kiệm năng lượng như một dịch vụ kinh doanh nhiều tiềm năng và cũng là một khoản đầu tư hợp lý của các đơn vị tiêu thụ điện.
2. Mục tiêu của chương trình
Mục tiêu chung của dự án là xây dựng năng lực cho các Đại diện dự án (Các nhà sản xuất và cung cấp trang thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật) và các công ty dịch vụ tài chính nhằm triển khai rộng rãi các dự án thí điểm trong các ngành công nghiệp và thương mại; từ đó tìm kiếm mô hình kinh doanh phù hợp và thiết lập thị trường dịch vụ ổn định hỗ trợ cho việc đầu tư tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam.
Chương trình đào tạo do Viện Quốc tế về Bảo tồn Năng lượng (IIEC) thiết kế và thực hiện, với mục tiêu trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, tài chính và phương thức kinh doanh cho các Đại diện dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và triển khai các đề án cũng như hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng về xây dựng kế hoạch phát triển thị trường và kinh doanh. Đào tạo kỹ thuật sẽ trang bị những kiến thức về kiểm toán năng lượng, phân tích hệ thống kỹ thuật và đề xuất những cải tiến nâng cao hiệu suất cho 4 nhóm công nghệ sử dụng cuối cùng, phân tích tài chính đối với các đầu tư tiết kiệm năng lượng và các phương án lựa chọn công nghệ, lựa chọn hợp đồng về dịch vụ tiết kiệm năng lượng, quản lý dự án, xác định năng lượng tiết kiệm, phương thức tiếp thị và kinh doanh.... Chương trình này được thiết kế nhằm tạo điều kiện chuyển giao thông tin và phương pháp dựa trên kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng thương mại của các nước trong khu vực và quốc tế nhằm vượt qua những rào cản hiện đang tồn tại ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình CEEP là trong vòng 4 năm thực hiện được trên 200 dự án thí điểm trong các ngành thương mại, công nghiệp và các đơn vị trực thuộc. Vì vậy, một chương trình đào tạo tổng thể đã được thiết kế với mục đích trang bị những kiến thức về quản lý, tiếp thị, kinh doanh, tài chính và kỹ thuật cho các Đại diện dự án trong vòng 3 năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án tiết kiệm năng lượng.
CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG THƯƠNG MẠI
I. QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
Kiểm toán năng lượng năng lượng thương mại cũng như kiểm toán khác được chia thành hai giai đoạn chính là Kiểm toán năng lượng sơ bộ và Kiểm toán năng lượng chi tiết.
Kiểm toán năng lượng sơ bộ: Giúp các doanh nghiệp đánh giá chung về công nghệ và tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
Kiểm toán năng lượng chi tiết: Cung cấp đầy đủ chi tiết về đưa ra những đánh giá, tính toán chính xác và phân tích được các hiệu quả tài chính, kinh tế và lợi ích môi trường.
Các hoạt động chính trong Kiểm toán năng lượng:
Khảo sát các quy trình công nghệ của Doanh nghiệp
Thu thập thông tin về năng lượng để tính toán cân bằng năng lượng. - Thu thập thông tin về bảo trì thiết bị, cách tổ chức, năng lực/ kỹ năng vận hành.
Thu thập các thông tin về khả năng nâng cấp và mở rộng thiết bị tiêu thụ điện năng.
Xây dựng kế hoạch và tiến hành lắp đặt thiết bị đo
- Đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng giải pháp.
Đơn vị thực hiện Kiểm toán năng lượng: Các đơn vị cung cấp dịch vụ năng lượng sẽ là địa chỉ tin cậy giúp các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm toán năng lượng một cách tốt nhất. Đưa ra các đánh giá và giải pháp để doanh nghiệp sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và tiết kiệm.
II. Thực trạng tiêu thụ năng lượng
Chi phí năng lượng trong thương mại được phân phối cho nhiều trang thiết bị khác nhau phụ thuộc vào mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là điện năng dùng cho chiếu sáng, cho máy bơm nước, hệ thống điều hòa không khí và làm lạnh, máy nén; và nước dùng cho sinh hoạt.
- Chiếu sáng:
Tiêu hao điện cho chiếu sáng thường vào khoảng từ 2 đến 15% tuỳ theo nhu cầu khác nhau. Nhưng hầu hết ở các khu thương mại thiết bị chiếu sáng vẫn là loại cũ tiêu hao nhiều năng lượng, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Thói quen tắt điện khi không sử dụng vẫn chưa phổ biến. Còn chưa tận dụng nguồn sáng mặt trời.
- Máy bơm nước:
Máy bơm nước có tác dụng bơm nước từ giếng lên một bể lớn được bố trí ở trên cao, từ đó nước sẽ được phân phối qua các đường ống đến các khu vực tiêu thụ.
Chi phí vòng đời của bơm:
Chi phí NL, 90%
Chi phí đầu tư,
2%
Chi phí bảo dưỡng, 8%
- Hệ thống điều hòa không khí và làm lạnh
Làm lạnh và điều hòa không khí được sử dụng để làm mát sản phẩm hoặc môi trường của tòa nhà. Hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí hấp thụ nhiệt từ nơi cần làm mát và truyền nhiệt hấp thụ ra khu vực khác, có nhiệt độ cao hơn.
Hệ thống này tiêu thụ rất nhiều năng lượng và chu trình hoạt động rất phức tạp,gồm có nhiều bộ phận như bơm nước làm lạnh, bình ngưng.
- Hệ thống khí nén: vẫn sử dụng máy nén không hiệu quả
- Thay đổi cách quản lý năng lượng
Hiện nay tại các khu thương mại hầu như không có người quản lý năng lượng. Với những tòa nhà lớn, một nhóm quản lý về năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng, trong việc phòng ngừa sự cố, trong việc khai thác tòa nhà lâu dài,…
THỰC TRẠNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC TOÀ NHÀ KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM
-Tại các khách sạn vẫn sử dụng nhiều thiết bị tiêu tốn điện năng
- Các thiết bị hiệu suất thấp: còn sử dụng bóng đèn sợi đốt (T10 - 40W) hệ thống điều hoà cũ kém hiệu quả, bố trí các bóng đèn không phù hợp...
- Không có cơ chế bảo trì bảo dưỡng thường xuyên
- Hầu hết chưa có hệ thống quản lý vận hành hệ thống năng lượng. Vì thế tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các khách sạn là rất là lớn
- Một số khách sạn đã tiến hành tiết kiệm năng lượng tỉ lệ điện tiết kiệm rất cao.
Ví dụ: Khách sạn Mejestic (TP Hồ Chí Minh) áp dụng chương trình tiết kiệm năng lượng và họ đã giảm được 72% chi phí chiếu sáng. Khách sạn Victory cũng tiết kiệm được 65% Công ty Bình Tiên chỉ cần sắp xếp hệ thống cũng đã tiết kiệm được 62.820 Kwh/năm.
TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC NGÀNH THƯƠNG MẠI
Ngành công nghiệp
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
Chế biến thực phẩm
3%-6%
Dệt may
4%-8%
Khách sạn
6%-12%
Khu vực văn phòng
4%-8%
Khu vực hành chính/công cộng
3%-6%
Hệ thống bơm nước đô thị
4%-9%
Các lĩnh vực khác
4%-8%
IV. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
1. Giải pháp cho thiết bị chiếu sáng
- Đối với những nơi có không gian rộng thì nên sử dụng chiếu sang cục bộ, không nên sử dụng tất cả các thiết bị.
- Thay thế các loại bóng đèn sợi đốt, bóng đèn tuýp () bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng ở những vị trí phù hợp. Thời gian sử dụng thiết bị chiếu sang phải hợp lý tránh gây lãng phí.
- Thay thế chấn lưu sắt từ không hiệu quả bằng chấn lưu điện tử hiệu quả.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên thay thế cho ánh sang nhân tạo.
- Định kì phải lau chùi bãng đèn và các tấm phản xạ
- Bố trí lại hệ thống chiếu sang thích hợp cho các mục đích khác nhau
2 Giải pháp cho máy bơm
- Sử dụng động cơ đúng thông số kĩ thuật (phù hợp với nhu cầu)
- Điện áp cung cấp ổn định
- Lắp đặt van tiết lưu.
- Lắp đặt bộ điều tốc
3. Giải pháp cho hệ thống điều hòa và làm lạnh
- Đối với điều hòa
Nên duy trì ở nhiệt độ trên 25và chênh lệch với môi trường không quá 5.
Giảm nhiệt hấp thu từ mặt trời bằng cách sử dụng kính hai lớp chống nóng cho cửa sổ
Sử dụng cách nhiệt thích đáng cho đường dẫn môi chất lạnh và cho tường phòng
Duy trì nhiệt độ các khu vực cần điều hoà ở mức cao nhất vẫn chấp nhận được. Tránh để quá thừa lạnh trong phòng, gây lãng phí
Thay thế bộ điều khiển nhiệt độ đã thấy hư hỏng hoặc tác động không đúng
- Đối với bơm nước làm lạnh
Thay thế bơm hiện tại bằng bơm hiệu suất cao có bộ điều chỉnh tốc độ.
Sử dụng biến tần VSD cho tháp làm mát (tháp giải nhiệt). Tiết kiệm được khoảng 20% điện năng tiêu thụ.
Sử dụng biến tần VSD cho bơm nước làm mát. Tiết kiệm điện năng tiêu thụ lên tới 25%.
4. Giải pháp cho máy nén
Thay thế máy nén không hiệu quả
Tách ly đối tượng sử dụng hiệu suất thấp và hiệu suất cao
Công suất của máy nén trực tiếp ảnh hưởng đến áp suất vận hành
Áp suất vận hành càng thấp, công suất tiêu thụ càng ít
Trong phần lớn các trường hợp máy nén vận hành với áp suất cao để phục vụ cho yêu cầu áp suất cao
Trong những trường hợp như vậy có thể tách hệ thống thành hệ thống áp suất thấp sẽ vận hành với áp suất thấp trong khi hệ thống áp suất cao sẽ vận hành ở áp suất cao
Giảm áp suất vận hành khí nén
5. Giảm bớt lượng nước tiêu thụ
Tất cả những nơi bị rò rỉ nước sẽ được sửa chữa lại; sửa chữa và thay thế các vòi nước hỏng, điều chỉnh mực nước trong bồn nước vệ sinh xuống mức độ hợp lý, lắp đặt thêm các tấm lưới chắn ở đầu vòi nước rửa tay, lắp đặt thêm một số van nước trên đường ống để giảm bớt lưu lượng nước.
Nước có thể được bơm đầy trong thời gian thấp điểm, điều này sẽ có lợi cho các hộ tiêu thụ và cho Công ty điện lực.
6. Thay đổi cách quản lý năng lượng
Một nhóm người với kỹ năng tốt, chịu trách nhiệm về năng lượng của tòa nhà sẽ được thiết lập.
7. Một vài thiết bị dùng trong hoạt động kiểm toán năng lượng.
Trong quá trình tiến hành kiểm toán năng lượng, ngoài việc thu thập các bảng ghi chú năng lượng tiêu thụ hằng ngày và hiệu suất các thiết bị trong doanh nghiệp, vấn đề quan trọng kế tiếp đó là tiến hành đo đạc trên từng thiết bị cụ thể. Do vậy, muốn thực hiện một kiểm toán năng lượng cần có những thiết bị đo hỗ trợ công tác đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của các thiết bị.
Đối tượng
Thiết bị đo
Động cơ và bộ truyển động
Ampe kim
Máy đo tốc độ
Thiết bị phân tích chất lượng điện
Chiếu sáng
Thiết bị đo cường độ ánh sáng ( Lux kế)
Dòng khí và nén khí
Thiết bị đo vận tốc gió
Máy đo rò rỉ không khí
Áp kế
Hệ thống phân bổ hơi
Thiết bị siêu âm kiểu tra bẫy hơi
Thiết bị siêu âm lưu lượng hơi
Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt kế
Kế hồng ngoại
Camera hồng ngoại
Bảng 1: Các thiết bị cần có trong quá trình thực hiện kiểm toán năng lượng
* Một vài thiết bị thường dùng:
- Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế.
Công dụng: Đo lường điện với các thông số đo như ampe kế, vôn kế và ôm kế.
-Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
Công dung: Lux kế đo mức độ rọi ở văn phòng, nhà máy…
Thiết bị đo nhiệt độ từ xa.
Công dụng: Đo nhiệt độ từ xa bằng tia hồng ngoại
Ngoài ra còn rất nhiều thiết bị khác được sử dụng trong hoạt động kiểm toán như:
Thiết bị đo khoảng cách.
Thiết bị đo điện
Thiết bị phân tích khí
Máy đo tốc độ …..
II.3 Một vài thiết bị tiết kiệm điện năng
. Biến tần Altivar 61
*Một vài đặc tính của Altivar 61.
Chức năng tiết kiệm năng lượng ENA
Chức năng riêng cho điều khiển hệ thống máy bơm và quạt, điều hòa
*Altivar 61 được thiết kế cho các ứng dụng :
Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sưởi
Hệ thống xử lý không khí
Hệ thống máy quạt
Hệ thống máy bơm
Chấn lưu điện tử Philip
Công suất tiêu thụ 4w, tiết kiệm được 8w so với chấn lưu sắt từ thông thường (12w). Khi kết hợp với đèn tuyp gầy, tiết kiệm điện năng tới 30%.
Bật sáng tức thì, không gây ồn
Tuổi thọ cao
Dễ lắp đặt và an toàn khi sử dụng
Bóng đèn huỳnh quang T5
* Đặc điểm của đèn huỳnh quang T5
Đèn huỳnh quang tiết kiệm điện T5 có đường kính 16mm
Hiệu suất chiếu sáng cao
Tuổi thọ đạt 20000 h
Dải điện áp đầu vào hoạt động từ 180VAC – 230VAC
Dòng điện tiêu thụ khoảng 130mA
Ánh sáng dễ chịu, thông số không chớp nháy
Có độ an toàn cao. Tự động tắt thiết bị khi mạch Ballast khi bóng bị hư hỏng
V. KIỂM TOÁN TÒA NHÀ THƯƠNG MẠI TÒA NHÀ V.A.R
1. Giới thiệu chung về tòa nhà
Tòa nhà V.A.R tọa lạc tại số 9-19 đường Hồ Tùng Mậu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1973, và được đưa vào sử dụng vào năm 1975. Tuy nhiên, khi được đưa vào hoạt động, một số thiết bị vẫn chưa được lắp đặt xong.
Tòa nhà được thiết kế để dùng cho các hoạt động ngân hàng, nhưng hiện nay, nó được dùng như là một tòa nhà văn phòng. Tòa nhà có 10 tầng (kể cả một tầng hầm), mỗi tầng có diện tích 1096 .
Tầng hầm, ½ tầng trệt và ½ tầng 1 được sử dụng làm bãi đậu xe. Các khu vực còn lại được dùng làm văn phòng.
Tòa nhà này thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng hiện nay giao cho Công ty Lắp máy và Xây dựng 18 (ECC.18) quản lý.
Hiện có 12 công ty/doanh nghiệp sử dụng tòa nhà. Thời gian làm việc hàng ngày từ 7h30 đến 11h30 và từ 13h00 đến 16h00.
2. Thực trạng tiêu thụ năng lượng tại đơn vị kiểm toán
Hệ thống điều hòa không khí và hệ thống chiếu sáng là hai nguồn tiêu thụ năng lượng của tòa nhà. Tòa nhà được thiết kế sử dụng một hệ thống điều hòa không khí trung tâm, nhưng vì một số lý do nên hệ thống này chưa được lắp đặt hoàn chỉnh. Hiện nay, việc điều hòa không khí được các máy điều hòa không khí riêng lẻ đảm nhận.
Mỗi công ty/doanh nghiệp khai thác tòa nhà có quyền trang bị máy móc và các trang thiết bị cho riêng họ. Và có một điện kế riêng được lắp để xác định lượng điện tiêu thụ hàng tháng của mỗi công ty/doanh nghiệp.
Tòa nhà sử dụng hai loại năng lượng: điện và dầu DO
- Điện được sử dụng cho tất cả các thiết bị trong tòa nhà. Điện được cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 3 pha hạ áp từ trạm biến áp (630KVA-15/0.4 kV). Giá điện là 500 đồng/kwh.
- Dầu DO: chỉ được sử dụng để chạy máy phát điện dự phòng
2.1 Tình hình tiêu thụ điện
* Chi phí điện năng cho toàn bộ tòa nhà được trình bày trong bảng sau:
Hình 3.1 Tình hình tiêu thụ điện năng trong năm 1999
Nguyên nhân của sự khác biệt trong Tháng chín và Tháng mười so với các tháng khác là do công ty Điện lực ghi điện kế hai lần trong một tháng. Số tiền đã trả trong tháng Chín thật ra là cho lượng điện năng tiêu thụ trong tháng Chín và nửa đầu tháng Mười. Số tiền điện trả cho tháng Mười thật ra chỉ cho nửa sau của tháng Mười. Tiêu thụ điện năng trung bình của toàn bộ tòa nhà là 72,2 MWh/tháng.
2.2 Tình hình tiêu thụ dầu
Lượng dầu DO dùng cho máy phát điện dự phòng phụ thuộc vào tần số cắt điện của lưới điện quốc gia, giá trị này được ghi nhận là không đáng kể. Vì thế có thể không xem xét đến trong phần kiểm toán
2.3 Tình hình tiêu thụ nước
Nguồn nước của tòa nhà được Công ty cấp nước thành phố cung cấp. Tòa nhà có một bồn nước lớn ở bên trên (100 ). Nước được bơm lên bồn chứa nước thong qua một bơm điện 3kW. Tòa nhà không có hệ thống xử lý nước. Giá nước là 1700 đồng/đây là mức giá thấp nhất mà Công ty cấp nước thành phố bán ra.
Các công ty/doanh nghiệp không có đồng hồ nước riêng để xác định mức nước tiêu thụ hàng tháng. Sau khi nhận hóa đơn từ Công ty cáp nước thành phố, bộ phận tài vụ phân chia chi phí cho từng công ty dựa trên số người trong công ty đo.
Chi phí nước trong năm 1999 được trình bày trong bảng sau:
Hình 3.3 Chi phí nước trong năm 1999
Hình 3.4 Chi phí nước trong năm 1999 của tầng 7
Trong các đồ thị trên, nước tiêu thụ trong tháng Chín được xem là rất cao. Lý do là: bên cạnh lượng nước dung cho các hoath động văn phòng, nước còn được dùng để rửa xe. Thêm vào đó, một lượng nước lớn còn bị thất thoát do rò rỉ. Chi phí nước hàng tháng là 11,5 triệu đồng, chiếm khoảng 23% chi phí hoạt động (điện, nước) của toàn bộ tòa nhà.
Ở tầng 7, chi phí nước hàng tháng là khoảng 1,6 triệu đồng, chiếm khoảng 24% chi phí hoạt động.
Bỏ qua các thiết bị văn phòng trong công ty (ECC.18), phân chia công suất lắp đặt các thiết bị tiêu thụ điện năng trong công ty được trình bày như sau:
Hệ thống
Tổng công suất lắp đặt
Chiếu sáng
17.472 W
Điều hòa không khí
43.180 W
Phân chia tỷ lệ công suất trong văn phòng
3. Các cơ hội và giải pháp TKNL
Cơ hội 1: Thay thế các đèn huỳnh quang bằng các bóng đèn
Mô tả: Tất cả 284 đèn huỳnh quang hiện nay là loại (T10) được sản xuất tại Việt Nam. Tiêu thụ điện năng của mỗi bộ đèn này (bóng đèn và ballast) là 52 W. Còn tiêu thụ điện năng của mỗi bộ bóng loại ( bóng đèn và ballast) là 40 W.
Nếu mỗi bóng đèn này được thay bằng bóng (T8), tiêu thụ điện năng có thể giảm bớt 12W và hệ thống điều hòa không khí có thể giảm bớt lượng điện năng tiêu thụ.
Đề xuất: Các bóng đèn hiện có được thay bằng các bóng vào cuối chu kỳ tuổi thọ của chúng.
Cơ hội 2: Sử dụng ánh sáng tự nhiên thay thế ánh sáng nhân tạo
Mô tả: Tòa nhà có một ưu điểm là có dạng hình chữ “L”. Vì thế, từng phòng trong tòa nhà đều có cửa sổ hướng ra bên ngoài. Mỗi phòng đều có thể sử dụng ánh sang tự nhiên bên ngoài thay thế ánh sáng nhân tạo.
Đề xuất: Ở các phòng có ánh sáng tự nhiên phù hợp vào ban ngày, ánh sáng nhân tạo có thể giảm bớt và thay thế bằng nguồn sáng từ cửa sổ.
Cơ hội 3: Bố trí lại hệ thống đèn cho toàn bộ tòa nhà
Mô tả: Qua các số liệu ở trên ta có thể thấy độ sáng ở hầu hết các khu vực đều cao hơm mức yêu cầu.
Đề xuất: Hệ thống chiếu sang được bố trí và lắp đặt lại. Độ sáng sẽ được điều chỉnh đến mức độ hợp lý, tùy theo chức năng của từng khu vực đó. Tất cả các chóa đèn và máng đèn được thay thế bằng loại có hiệu suất cao hơn.
Cơ hội 4: Giảm bớt lượng nước tiêu thụ
Mô tả: Ở tòa nhà VAR, chi phí nước chiếm một khoảng đáng kể trong chi phí cho năng lượng. Ngoài nguyên nhân sử dụng nước để rửa xe, còn nhiều lỗ rò rỉ trong hệ thống phân phối nước, một số vòi nước bị hỏng, gây lãng phí nước.
Đề xuất: Tất cả những nơi bị rò rỉ nước sẽ được sửa chữa lại; sửa chữa và thay thế các vòi nước hỏng, điều chỉnh mực nước trong bồn nước vệ sinh xuống mức độ hợp lý, lắp đặt thêm các tấm lưới chắn ở đầu vòi nước rửa tay, lắp đặt thêm một số van nước trên đường ống để giảm bớt lưu lượng nước.
Tòa nhà có một bồn nước lớn 100 đặt trên mái. Nước có thể được bơm đầy trong thời gian thấp điểm, điều này sẽ có lợi cho các hộ tiêu thụ và cho Công ty điện lực.
Cơ hội 5: Thay đổi cách quản lý năng lượng
Mô tả: Hiện nay tòa nhà không có người quản lý năng lượng. Với những tòa nhà lớn, một nhóm quản lý về năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng, trong việc phòng ngừa sự cố, trong việc khai thác tòa nhà lâu dài,…
Đề xuất: Một nhóm người với kỹ năng tốt, chịu trách nhiệm về năng lượng của tòa nhà sẽ được thiết lập.
4.Tính toán hiệu quả kinh tế của các giải pháp
Cơ hội 1: Thay thế các đèn huỳnh quang bằng các bóng đèn
STT
Chỉ tiêu/Thông số
Trước (T10)
Sau (T8)
1
Số lượng bóng đèn
284
284
2
Số lượng chấn lưu
284
284
3
Giá bóng đèn (đồng)
10,000
16,000
4
Giá chấn lưu (đồng)
18,000
32,000
5
Giá một bộ đèn (đồng)
28,000
48,000
6
Tổng tiền đầu tư (đồng)
7,952,000
13,632,000
7
Tổng chi phí gia tăng
5,680,000
8
Công suất tiêu thụ một bóng đèn (W)
40
36
9
Công suất tiêu thụ một chấn lưu (W)
12
4
10
Công suất tiêu thụ một bộ đèn (W)
52
40
11
Số giờ sử dụng trong ngày (giờ)
8
8
12
Số ngày sử dụng trong năm (ngày)
300
300
13
Điện năng tiêu thụ (kWh/năm)
35,443
27,264
14
Điện năng tiết kiệm (kWh/năm)
8,179
15
Giá điện bình quân (đồng/kWh)
500
16
Số tiền phải trả trong 1 năm (đồng)
17,721,600
13,632,000
17
Số tiền tiết kiệm (đồng/năm)
4,089,600
18
Thời gian hoàn vốn (Thv)
1.39
19
Chiết khấu (%/năm)
12
20
Thời gian hoạt động (năm)
5
21
Giá trị hiện tại thuần (NPV)
9,062,093
22
Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
60%
Tổng chi phí chênh lệch, do sự khác biệt giữa giá của hai loại bóng đèn được xem là chi phí đầu tư. Tiết kiệm sẽ là 8,179 kWh/năm tương đương với 4,089,600 đồng/năm. Thời gian hoàn vốn là 1.39 năm, trong khi thời gian hoạt động của bóng là 5 năm. Các kết quả NPV = 9,062,093 và IRR = 60% là tương đối cao. Vì vậy phương án này khả thi.
Cơ hội 2: Sử dụng ánh sáng tự nhiên thay thế ánh sáng nhân tạo
STT
Chỉ tiêu/Thông số
1
Số phòng gần cửa sổ
18
2
Số đèn có thể giảm bớt
72
3
Công suất của mỗi đèn (W)
52
4
Tổng công suất giảm bớt (kW)
3.74
5
Thời gian sử dụng trong ngày (giờ)
8
6
Số ngày làm việc trong năm (ngày)
300
7
Lượng điện năng tiết kiệm (kWh/năm)
8,976
8
Giá điện (đồng/ kWh)
500
9
Thành tiền (đồng)
4,488,000
Phương án này không mất chi phí đầu tư nhưng lại rất hiệu quả. Mỗi năm sẽ tiết kiệm được thêm một khoản tiền 4,488,000 đồng, thêm vào đó là tuổi thọ của các đèn này sẽ được nâng cao do thời gian sử dụng ngắn.
Cơ hội 3: Bố trí lại hệ thống đèn cho toàn bộ tòa nhà
Hiện nay hệ thống đèn được bố trí chưa phù hợp, tại nhiều vị trí lượng ánh sáng đo được lớn hơn tiêu chuẩn gây lãng phí. Cơ hội này nên được thực hiện trong giai đoạn cải tạo lại tòa nhà. Khoản chi phí gia tăng khi đầu tư được xem là vốn đầu tư cho cơ hội này. Nhưng khi áp dụng phương án này, số lượng đèn (bóng đèn, ballast, chóa đèn, máng đèn,…) sẽ được giảm bớt và khoản chi phí giảm bớt này sẽ có thể bù vào khoản chi phí gia tăng. Do đó, chi phí đầu tư cho cơ hội này có thể không tính đến.
Số lượng đèn có thể được giảm bớt 30% mà không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chiếu sáng. Vì thế, có thể tiết kiệm được 30% năng lượng dùng cho chiếu sáng.
Điện năng tiêu thụ (kWh/năm)
27,264
Lượng tiết kiệm
30%
Lượng điện năng tiết kiệm hàng năm
8,179
Giá điện bình quân (đồng/kWh)
500
Số tiền tiết kiệm (đồng/năm)
4,089,500
Cơ hội 4: Giảm bớt lượng nước tiêu thụ
Chi phí đầu tư (nhân công, thiết bị, phụ kiện,…) để thực hiện khoảng 2,500,000 đồng. Sau đầu tư thì lượng nước tiêu thụ của tầng 7 có thể giảm bớt 15% trong 1 năm.
Chi phí đầu tư (đồng)
2,500,000
Chi phí tiền nước cả năm (đồng)
1,600,000 * 12 = 19,200,000
Lượng tiết kiệm
15%
Tiết kiệm được trong 1 năm (đồng)
2,880,000
Thời gian hoàn vốn (tháng)
10
Cơ hội 5: Thay đổi cách quản lý năng lượng
Một nhóm người có kỹ năng tốt sẽ đảm nhận việc quản lý năng lượng cho tòa nhà. Nếu việc quản lý năng lượng được thực hiện tốt, có thể tiết kiệm được 10% điện năng.
Điện năng trung bình (MWh/tháng)
10.7
Giá điện bình quân (đồng/kWh)
500
Chi phí cả năm (đồng)
64,200,000
Lượng tiết kiệm
10%
Tiết kiệm được hàng năm (đồng)
6,420,000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6147.doc