Kiểm toán giảm thiểu chất thải và đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng và môi trường cho Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh

Chương 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, thế giới liên tiếp phải trải qua những thảm hoạ môi trường xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Hàng loạt các hiện tượng tự nhiên trái với qui luật bình thường xuất hiện với mức độ ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là việc phát triển dân số và công nghiệp quá nhanh kèm theo là sự phát thải ngày càng nhiều các chất ô nhiễm vào môi trường. Việc tìm cách giảm thiểu thải các chất thải ra vào môi trường từ

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Kiểm toán giảm thiểu chất thải và đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng và môi trường cho Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nhà máy, xí nghiệp…. đang là một vấn đề mang tính cấp bách với các quốc gia trên thế giới. Xử lý cuối đường ống là một giải pháp mà đang được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, giải pháp này không phải lúc nào cũng giải quyết triệt để các chất thải để đảm bảo là nó không làm ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó việc xử lý cuối đường ống thường phải đầu tư lớn và về bản chất là chuyển chất thải từ dạng này sang dạng khác, như vậy xử lý chất thải cuối đường ống mang tính bị động. Trong những năm gần đây, một trong những giải pháp hữu hiệu được các nước công nghiệp áp dụng là đưa sản xuất sạch hơn (SXSH) vào trong quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp….Đây sẽ là một hướng giải quyết chiến lược trong việc giảm thiểu các chất ô nhiễm thải ra ngoài môi trường của các ngành công nghiệp. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Sản xuất sạch hơn là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Phương pháp tiếp cận này vừa mang tính tích cực, lại vừa chủ động. Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp của Việt Nam không có hệ thống xử lý chất thải và nếu đầu tư ngay hệ thống xử lý cuối đường ống cho mỗi doanh nghiệp sẽ là rất tốn kém. Vì vậy việc áp dụng nguyên lý SXSH một cách phù hợp vào các ngành sản xuất công nghiệp nhằm giảm thiểu các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm một cách phù hợp là rất cần thiết và bức bách. Thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, chiếm 4 –5 % GDP và 9 –10% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước. Tuy nhiên trong quá trình chế biến thuỷ sản, đã làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước, môi trường không khí do nước thải hay mùi hôi thối của các chất thải rắn. Bên cạnh đó quá trình chế biến thuỷ sản cũng làm thất thoát một lượng nước sạch khá lớn. Việc gây ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu la do công nghệ kém, thiết bị lạc hậu, kiểm soát quản lý sản xuất kém. Do đó mà việc áp dụng SXSH vào xí nghiệp chế biến thuỷ sản trong thời điểm này là hết sức thích hợp. 1.2. Mục đích của đồ án tốt nghiệp Trong điều kiện giới hạn của đồ án này thì đề tài là “ Kiểm toán giảm thiểu chất thải và đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng và môi trường cho Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh”. Các nội dung nghiên cứu chính của đồ án là: Phần 1: Tổng quan về SXSH và tác động môi trường của ngành chế biến thuỷ sản. Phần 2: Kiểm toán SXSH cho quá trình sản xuất sản phẩm ‘mực ăn liền’ của Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh. Phần 3: Đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng sản phẩm và môi trường cho Công ty. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Theo dõi, quan sát và ghi chép số liệu tình hình sản xuất của công ty. áp dụng các phương pháp luận của SXSH để kiểm toán SXSH cho mặt hàng ‘mực ăn liền’ của Công ty. Tổng hợp 2 hệ thống quản lý của công ty. Chương 2 Tổng quan về ngành Thuỷ sản và các vấn đề môi trường liên quan 2.1. Tổng quan về ngành Thuỷ sản 2.1.1. Sự hình thành và phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng dồi dào và to lớn để phát triển ngành Thuỷ sản. Đây là một trong những ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam á, Việt Nam có bờ biển trải dài hơn 3.260 km từ Móng Cái tỉnh Quảng Ninh (phía Bắc) đến Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang ( phía Nam ), có diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2. Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, là nơi dùng làm căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác đồng thời làm nơi trú đậu cho các tàu thuyền trong mùa mưa bão. Biển Việt Nam còn có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông …..và trên 400 nghìn ha rừng ngập mặn. Bên cạnh đó trong đất liền, Việt Nam còn có diện tích mặt nước ngọt, nước lợ có thể sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1,7 triệu ha. Đó là những tiềm năng to lớn để Việt Nam phát triển thuỷ sản.(1) Năm 1959, Việt Nam đã thành lập Tổng cục Thuỷ sản trực thuộc Hội đồng chính phủ. Về mặt cơ cấu tổ chức, Tổng cục Thuỷ sản có vai trò sản xuất, cung ứng và phân phối như một tổng công ty lớn. Năm 1976 chính phủ chuyển Tổng cục Thuỷ sản thành Bộ Hải Sản với mong muốn thúc đẩy ngành Thuỷ sản phát triển mạnh mẽ. Nhưng phải cho đến năm 1981, khi Bộ Hải sản được đổi thành Bộ Thuỷ sản, ngành Thuỷ sản Việt Nam mới thực sự bước sang một thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ.(1) Bảng II.1_ Tăng trưởng thuỷ sản giai đoạn 1976 – 1980 (1) Chỉ tiêu Đơn vị 1976 1977 1978 1979 1980 Khai thác Vạn tấn 60,7 59,5 52,6 47,1 40,0 Nuôi trồng Vạn tấn 5,9 8,0 8,3 9,0 16,0 Kim ngạch XK Triệu USD 20 19,0 17,6 16,6 11,2 Chính vì thế mà quá trình phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam đươc phân thành hai thời kỳ lớn: Giai đoạn 1959 – 1980 . Giai đoạn 1981 cho đến nay. Thời kỳ thứ nhất là thời gian hình thành ngành với nhiều sự kiện đặt nền móng cho việc phát triển các lĩnh vực chính từ đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Trong những năm tháng này, lần đầu tiên ngành bắt đầu quan tâm đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, phát triển nghề khơi và nuôi trồng cá ruộng. Năm 1957, nhà máy cá hộp Hạ Long ra đời đã khởi đầu cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản sau này. Năm 1963, những sản phẩm đầu tiên của nhà máy lần đầu tiên được xuất khẩu.(1) Khi đất nước bước vào thời kỳ chiến tranh (1965 – 1975), ngành Thuỷ sản đã nhận thức được vị trí quan trọng và cấp bách, đó là đẩy mạng hoạt động nuôi trồng nhằm cung cấp thực phẩm cho quân đội và nhân dân trong tình hình khai thác giảm sút. Trong thời kỳ này mặc dù vai trò của xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức, nhưng định hướng ban đầu đã được hình thành, đó là tăng cường khâu chế biến, tăng nguồn hàng xuất khẩu. Năm 1971, lần đầu tiên các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã xuất sang thị trường II tuy số lượng còn rất nhỏ.(1) Ngay sau khi đất nước thống nhất nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào ngành Thuỷ sản Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá IV diễn ra vào cuối năm 1975 đã ra quyết định thành lập Bộ Hải sản với mong muốn xây dựng thành một ngành kinh tế quan trọng, giao cho ngành mục tiêu khai thác 1 triệu tấn cá và xuất khẩu đạt 40 triệu USD vào năm 1980. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều nguyên nhân về cơ chế quản lý gò bó, nên kế hoạch 5 năm1976 – 1980 đã không thực hiện được. Sản lượng khai thác tiếp tục giảm sút, kim ngạch xuất khẩu năm 1980 tiếp tục giảm chỉ đạt 11,2 triệu USD.(1) Thời kỳ thứ hai được đánh dấu bằng việc đổi tên Bộ thành Bộ Thuỷ sản vào năm 1981 và sự ra đời một loạt các chính sách mới dành cho ngành. Có thể tạm chia thời kỳ thứ hai này thành 2 giai đoạn nhỏ, giai đoạn 1981 – 1995 và giai đoạn 1996 cho đến nay. Trong giai đoạn 1981 – 1995, ngành Thuỷ sản có 6 thành tựu to lớn đạt được: Đối với kinh tế trong nước, từ chỗ là một bộ phận không to lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp, với trình độ lạc hậu (vào năm 1980), Thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế công nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn, góp phần ổn định và phát triển đất nước. Đối với kinh tế thế giới, ngành Thuỷ sản đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược, phá thế bị bao vây (Đến cuối năm 1996, Thuỷ sản Việt Nam đứng thứ 19 về tổng sản lượng, thứ 30 về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thứ 5 về sản lượng nuôi tôm và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ). Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất trong các bộ phận của nền kinh tế (mức tăng trong 15 năm 1980 – 1995 đạt trung bình trên 35% năm). Đã hình thành được một ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ tiếp cận được các nước trong khu vực. Suất đầu tư không cao nhưng kết quả lớn ( theo tính toán, tổng vốn đầu tư cho toàn ngành 14 năm (1980 – 1994 ) là 356,6 triệu USD, nhưng tổng giá trị kim ngạch thu về đạt 2,5 tỷ USD ). Đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ các nhà doanh nghiệp thuỷ sản có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hàng trăm kỹ sư giỏi, hàng vạn công nhân lành nghề. Từ năm 1996 đến nay, Nhà nước đã lần lượt thông qua ba chương trình lớn làm kim chỉ nam cho quá trình phát triển lâu dài: Chương trình đánh bắt cá xa bờ (năm 1997 ). Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 (năm 1998 ). Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ1999 – 2010 (năm 1999 ). Tính đến năm 2002, ngoại trừ chương trình đánh bắt cá xa bờ, hai chương trình còn lại đều vượt mức chỉ tiêu đề ra. Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2002 (trên 2 tỷ USD ) bằng với giai đoạn năm 1981 – 1995 cộng lại, góp phần đưa vị trí ngành từ thứ 5 lên thứ 3 tính theo lượng kim ngạch xuất khẩu. Trong nuôi trồng, nuôi tôm và cá da trơn ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trở thành hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đầu tư vào nuôi trồng đem lại lợi nhuận rất cao ( Năm 2001, tỷ suất lợi nhuận (lãi/chi phí) mà các nhà kinh tế tính được 32,3%). Nuôi trồng góp phần cân bằng nghề cá, giúp chính phủ trên bình diện vĩ mô đưa ra những giải pháp giảm dần áp lực với hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong chế biến, số lượng nhà máy đã lên trên 200 cơ sở, đang nhanh chóng đẩy mạnh tốc độ hiện đại hoá thiết bị và cập nhật tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Trong đánh bắt dù chưa đạt được kết quả như mong muốn, nhưng vào năm 2000, quá trình đầu tư cũng góp phần đưa sản lượng đánh bắt xa bờ đạt 35%. Ngày nay, Thuỷ sản là ngành chiếm 4 –5% GDP và 9 – 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 4 triệu lao động cung cấp 40% khẩu phần đạm trong bữa ăn người dân, Thuỷ sản là ngành kinh tế góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam. (1) Tăng trưởng nhanh cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới mà nghề cá Việt Nam phải đối mặt. Bộ Thuỷ sản giữ vai trò là cơ quan nhà nước quản lý toàn ngành, một mặt luôn phải điều chỉnh các chương trình phát triển của mình, một mặt phải đối chọi với một số vấn đề mới, đó là những tranh chấp thương mại quốc tế: Năm 2001 xảy ra tranh chấp về vấn đề cá da trơn với các chủ trại Mỹ, vấn đề chất kháng sinh Chloramphenicol với Châu Âu, năm 2002 tiếp tục đối phó với vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa, tôm xuất khẩu… Chính vì vậy, tiếp tục đổi mới chính sách, tăng cường khâu quy hoạch ngành, thúc đẩy vai trò của các hiệp hội ngành nghề, khuyến khích các doanh nghiệp hội nhập bằng công nghệ và tiêu chuẩn trở thành những chủ đề được Chính phủ quan đặc biệt quan tâm nhằm phát huy tối đa tiềm năng thuỷ sản của đất nước. (1) 2.1.2. Định hướng trong tương lai của ngành Thuỷ sản Việt Nam Với các điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản phong phú, qua hơn 2 thập kỷ đổi hướng sang nền kinh tế thị trường, ngành Thuỷ sản đang phát triển nhanh chóng, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành xuất khẩu thứ 3 của đất nước sau dầu khí và dệt may ( tăng trưởng ngành Thuỷ sản từ năm 1981 – 2001 được trình bày trong bảng II.2 ). Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 . Cũng trong năm này, Luật Thuỷ sản sẽ được Quốc hội thông qua thay cho pháp lệnh cũ ban hành từ năm 1989. Đây sẽ là những văn bản định hướng quan trọng để thúc đẩy ngành Thuỷ sản Việt Nam phát triển nhanh chóng, hiệu quả và biền vững hơn trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Trong quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản đến năm 2010 được Chính phủ thông qua đầu năm 2003, xuất khẩu một lần nữa được nhấn mạnh là “ động lực phát triển” của ngành Thuỷ sản trong 15 –20 năm nữa. Những thành quả to lớn trong nuôi trồng giúp giảm áp lực đánh bắt, đồng thời tạo ra nguồn cung chính cho hoạt động xuất khẩu. Như đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, ngành Thuỷ sản Việt Nam còn có nhiều tiềm năng để phát triển đặc biệt trong khai thác các sản phẩm xa bờ, trong nuôi trồng thủy sản trên biển, cũng như có thể đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng giá trị. Để có thể làm được những công việc này, Nhà nước đã thông qua một chương trình đầu tư rất lớn nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển ngành Thuỷ sản. Hai phương án tăng trưởng đến năm 2010 đã được đưa ra với phương án 1 ước tính tăng trưởng của ngành sẽ đạt 4 –5% năm, còn phương án 2 tính cao hơn gấp đôi. Với những thành công trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam tin tưởng nhiều hơn vào bước tăng trưởng nhảy vọt mà ngành Thuỷ sản Việt Nam có thể đạt được trong thấp kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.(1) Bảng II.2_ Tăng trưởng thuỷ sản (1981 – 2010 ) (1) Tổng sản lượng Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng Diện tích nuôi trồng Giá trị kim ngạch xuất khẩu Đầu tư Số lao động Tổng số tàu Đơn vị Vạn tấn Tấn Tấn Ha Triệu USD Triệu đồng 1000 người Chiếc 1981 596.356 416.356 180.000 230.000 19.9 915 46.844 1982 659.381 470.718 188.600 232.000 55 1322,8 46.355 1983 724.399 519.869 204.530 312.600 64 1.944,2 47.735 1984 788.219 554.940 223.279 340.348 80 4304 51.321 1985 808.010 576.860 231.150 364.740 90 740.000 1986 840.583 597.717 242.866 384.621 109 3.532,1 55.147 1987 890.509 640.569 249.940 392.728 142,600 5.624,7 70.075 1988 912.752 662.861 249.891 412.490 166,700 54.478 74.234 1989 913.555 661.365 252.190 482.658 174,100 228.043 66.826 1990 978.880 672.130 306.750 491.723 205,000 8.219.575 1.860 72.328 1991 1.062.163 714.256 347.910 489.833 262,200 1.626.017 2.100 72.043 1992 1.097.830 746.570 351.260 577.538 305,600 635.399 2.350 83.972 1993 1.172.529 798.057 374.472 545.855 368,435 2.570 93.147 1994 1.211.496 878.474 333.022 553.493 458,200 655.900 2.810 93.672 1995 1.398.000 982.860 415.140 567.000 550,000 3.030 95.700 1996 1.373.500 962.500 411.000 585.000 670,000 3.120 97.700 1997 1.570.000 1.078.630 509.816 600.000 776,468 3.208 71.500 1998 1.668.530 1.130.660 537.870 626.330 858,600 206.388 3.350 71.799 1999 1.827.310 1.212.800 614.510 630.000 917,120 3.380 73.397 2000 2.003.000 1.280.590 726.110 652.000 1.478,609 3.400 79.768 2001 2.256.941 1.367.393 879.548 887.500 1.777,485 78.978 2002 2.410.900 1.434.800 976.100 955.000 2.014,000 587.000 4.000 2005 2.450.000 1.300.000 1.150.000 3.000,000 2010 3.400.000 1.400.000 2.000.000 10.000.000 2.500,000 2.1.3. Quy trình chế biến một số mặt hàng thuỷ sản Nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản được cung cấp từ các nguồn khác nhau: khai thác biển, khai thác mặt nước nội địa, nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn). Nguyên liệu tươi đủ tiêu chuẩn thường được vào sản xuất ngay, nhưng cũng có khi chưa được sản xuất thì phải đem đi bảo quản. Hình thức bảo quản là: nguyên liệu được ngâm trong các thùng nước lạnh bằng nhựa hay ủ trong các bể chứa Các sản phẩm yếu phục vụ cho thị trường nội địa : Cá khô, tôm khô, mực khô, mắm các loại. Trong thời gian trước đây, chế biến thuỷ sản công nghiệp chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Những năm gần đây, mức sống của dân cư ở các khu công nghiệp và đô thị lớn trong nước được cải thiện, nhu cầu của người dân thay đổi thích ứng với cuộc sống công nghiệp nên các sản phẩm thuỷ sản chế biến công nghiệp bao gồm: Đồ hộp, thuỷ sản đông lạnh, thuỷ sản chế biến sẵn, ăn liền, đóng gói nhỏ đang được tiêu thụ rộng rãi với số lượng lớn trên thị trường trong nước. Dưới đây là một số quy trình sản xuất chế biến thuỷ sản kèm theo dòng thải. Quy trình sản xuất cá filê Nguyên liệu Bảo quản lạnh Rửa, phân loại Sơ chế (cắt đầu, moi ruột, đánh vẩy…) Lột da Cắt, sửa Cấp đông Kiểm tra chất lượng Xếp khuôn Tách khuôn mạ băng Bao gói Kho bảo quản Phân phối Hình 2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất cá file có kèm dòng thải Hệ thống lạnh Chất tải lạnh rò rỉ Điện năng Tổn thất lạnh Nước thải Nước rửa Ng.liệu không đạt yêu cầu Nước, Clo Nước thải Muối Chất thải rắn (vẩy, đầu...) Nước thải Nước, Clo Chất thải rắn Nước, Clo Nước thải Chất thải rắn Filê không đạt chất lượng Plastic (bao bì) Nước thải (nước rửa và Nước, Clo vệ sinh khuôn) Hệ thống lạnh Nước thải, tổn thất lạnh Điện năng nước vệ sinh tủ cấp đông Nước thải Nước Bao bì, nhãn Chất thải rắn Hệ thống lạnh Nước thải Điện năng Tổn thất lạnh Quy trình chế biến mực Bảo quản Rửa Tiền chế Rửa loại bỏ chất bẩn Làm sạch bằng ly tâm Luộc Cắt râu, rửa Phân loại sơ bộ Cắt, rửa Phân loại, rửa Kiểm tra chất lượng, rửa Cấp đông Bao bì Cấp đông Hệ thống lạnh Chất tải lạnh rò rỉ Chất tải lạnh rò rỉ Bao bì, nhãn Chất thải rắn ( II ) Mực nguyên liệu Nước Nước thải Đá Nước rửa Nước thải Nước rửa Nước thải Chất thải rắn Nước Nước thải Nước thải Nước, muối Phèn Nước Nước thải Chất thải rắn Nước thải Nước Nước Hơi nước Nước thải Nước thải Nước, Clo Chất thải rắn Phân phối sản phẩm Cấp đông Đóng gói Bảo quản lạnh Cấp đông Nước Nước thải Hệ thống lạnh Nước Nước thải Clo (I) Bảo quản lạnh Phân phối sản phẩm Hệ thống lạnh Chất tải lạnh rò rỉ Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chế biến mực có kèm dòng thải (I) (II) (II) Điện năng Tổn thất lạnh Quy trình đóng hộp thủy sản Bảo quản Phân loại, moi ruột, cắt đầu, lột da Luộc sơ Loại bỏ nước Rửa hộp Rót nước sốt Ghép mí Đóng hộp Thanh trùng Làm nguội bảo quản Phân phối sản phẩm Hình 2.3. Sơ đồ quy trình đóng hộp thuỷ sản có kèm theo dòng thải Thủy sản nguyên liệu Nước Đá Nước thải Clo Nước thải Nước Chất thải rắn Nước, hơi nước Nước thải nóng chứa dầu và Protein Nước thải nóng chứa dầu và Protein Nước, nước sốt Nước thải (muối) Chất thải rắn Nước rửa, Clo Nước, hơi nước Nước thải Nước Nước thải 2.2. Môi trường trong ngành chế biến thuỷ sản 2.2.1. Các chất thải phát sinh trong ngành chế biến thuỷ sản đối với môi trường và các tác động tới môi trường làm việc và môi trường xung quanh. 2.2.1.1.Khí thải. Khí thải của ngành chế biến thuỷ sản phát sinh trong suốt quá trình chế biến các sản phẩm, mùi được phát ra từ các gian trong cơ sở, từ nơi chứa chất thải rắn, lắng đọng nước từ các thùng chứa nguyên liệu, rác và các công trình thoát nước. Mùi hôi tanh tạo ra chủ yếu là mùi của các hợp chất hữu cơ mêtyl amin, trimêtyl,NH3, indol, mêcaptan, H2S. Bụi hơi khí độc phát ra từ các quá trình cháy của thiết bị đun nóng nước. Hơi clorine: sinh ra từ nơi làm việc, vệ sinh, nơi sản xuất, khử trùng các thiết bị và dụng cụ. - Tác nhân lạnh bị rò rỉ từ các hệ thống máy lạnh, từ chạy đông, máy đá cây, kho lạnh là khí NH3... Các khí thải trên tuy độc hại nhưng thường là nồng độ thấp nếu ở điều kiện bình thường thì gây ảnh hưởng không nhiều lắm đến sức khoẻ người lao động tuy nhiên với đặc thù của ngành chế biến thuỷ sản là làm việc trong điều kiện môi trường kín ít có sự thông gió do đó mà môi trường làm việc với mùi hôi tanh của thuỷ sản kết hợp với với mùi hôi thối của H2S , mùi hắc đặc trưng của Cl2 và ứ đọng của CO2 đã tạo ra vùng không khí quẩn, gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu và mệt mỏi với người lao động. 2.2.1.2. Chất thải rắn. Chất thải rắn sinh ra chủ yếu từ quá trình sơ chế, chế biến sản phẩm, các khâu tiếp nhận nguyên liệu. Tùy theo loại nguyên liệu và dạng sản phẩm mà có lượng chất thải rắn khác nhau. Thành phần của chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ giầu protit, lipit và các chất dinh dưỡng. Bao gồm: đầu, da, vỏ, nội tạng, xương cá, .. Chất thải này giàu protit, lipit và các chất dinh dưỡng nên được tận thu dùng làm thức ăn gia súc. Nếu phân loại, xử lý kịp thời và hiệu quả thì lượng chất thải rắn này hoàn toàn không có hại. Tuy nhiên, nếu để lâu mà không xử lý, chúng sẽ bị phân huỷ tạo ra các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước mặt và cả nước ngầm. Đồng thời đó cũng là môi trường để phát triển các loại vi sinh vật gây các ổ dịch bệnh. Ngoài ra còn có rác thải sinh hoạt: rau quả, bao bì đựng các đồ ăn bằng nhựa, các vỏ hộp băng kim loại, xỉ than. Hiện nay, hầu hết lượng phế thải trong quá trình sản xuất được tận thu dùng làm thức ăn gia súc (các chất thải liên quan đến thuỷ sản), hoặc bán dưới dạng phế liệu (các bao bì hỏng). 2.2.1.3. Nước thải. Nguồn phát sinh nước thải. Nguồn đe doạ lớn nhất đối với môi trường và đời sống con người của loại hình chế biến thuỷ sản là nước thải sản xuất. Nước thải chủ yếu ra từ các nguồn. Nước thải từ quá trình rửa trong quá trình sơ chế nguyên liệu như : đánh vẩy cá, mổ cá, fillet cá, loại bỏ đầu cá , bóc vỏ, bỏ đầu tôm, bỏ da và mai mực, .......Nước thải trong quá trình này được gọi là nước ô nhiễm nặng, độ màu lớn, độ đục lớn vì nó chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao từ máu cá, tôm, mực của mực, đồng thời còn có độ nhớt do các chất nhờn từ các loại thuỷ sản này. Nước thải trong quá trình phá đông sản phẩm, nước thải này ít ô nhiễm vì chỉ do quá trình tan của đá làm lạnh. Nước thải từ quá trình rửa và vệ sinh các thùng chứa sản phẩm tươi, các thùng chứa các sản phẩm cần bảo quản lạnh, vệ sinh các bàn sơ chế, các dụng cụ sơ chế, .....nguồn nước thải này chứa hàm lượng chất hữu cơ trung bình nhưng lại chứa cả các chất hoá học, các chất tẩy rửa, và các chất khử trùng, xút , ......... Nước thải nóng do quá trình chế biến đóng hộp sản phẩm, các quá trình hấp, hầm, hoặc ngâm dầu..... nguồn nước thải này thường không chứa các loại chất hữu cơ phong phú như nguồn nước rửa mà nó chủ yếu chỉ chứa dầu và mỡ và nó có nhiệt độ cao hơn các nguồn nước thải khác. Đặc tính của nước thải thuỷ sản. Nước thải chế biến thuỷ sản có chứa nhiều hợp chất hữu cơ cao phân tử có nguồn gốc từ động vật như: protit, lipit, axit amin tự do, hợp chất hữu cơ có chứa nitơ…tồn tại trong nước ở dạng keo, phân tán mịn không tan nên có độ màu và độ đục cao và dễ bị phân huỷ bởi các tác nhân sinh học. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến thuỷ sản thường không ổn định phụ thuộc rất nhiều vào dạng nguyên liệu sử dụng, trình độ công nghệ, nhu cầu dùng nước cũng như đặc điểm riêng của từng cơ sở sản xuất. Do nguyên liệu thuỷ sản chứa nhiều loại enzim có hoạt tính xúc tác sinh học rất mạnh nên các hợp chất hữu cơ rất dễ bị phân huỷ tạo thành các sản phẩm gây mùi khó chịu, độc hại từ nhẹ đến rất nặng theo chủng loại, tính chất nguyên liệu. Nước thải từ chế biến tôm, mực và bạch tuộc có mùi rất mạnh. Trong thành phần nước thải, các chất lơ lửng, không tan và rất dễ lắng bao gồm các chất khoáng vô cơ (đất, cát, sạn) và các mảnh vụn chứa thịt, xương, vây, vảy…tập trung chủ yếu ở khâu tiếp nhận và công đoạn xử lý nguyên liệu. Các chất hữu cơ ở dạng keo và phân tán mịn có nhiều trong quá trình rửa khi xử lý nguyên liệu và trước khi xếp khuôn, cấp đông, ví dụ như: màu, các chất dịch, thịt, mỡ, các chất nhờn…Các chất hữu cơ ở dạng này rất khó lắng và là yếu tố cơ bản tạo nên độ màu của nước thải.(15) ảnh hưởng đến môi trường. Nước thải sản xuất của các cơ sở chế biến thuỷ sản thường có mức độ ô nhiễm cao, hàm lượng chất hữu cơ ( chủ yếu là protein) trong nước thải lớn. Đó là nguyên nhân dẫn tới ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. * Chỉ tiêu BOD và COD cao, có nghĩa là hàm lượng oxy hoà tan trong nước giảm, ảnh hưởng tới đời sống các thuỷ sinh vật tại nguồn tiếp nhận. * Các mảnh vụn thịt cá, tôm, mực... theo nước thải ra không được xử lý sẽ sảy ra các quá trình phân huỷ tạo thành các chất độc. Protit trong thịt cá gồm các nhóm: hoà tan trong nước (anbiomin), nhóm hoà tan trong dung dich muối(globulin), nhóm không hoà tan trong dung dịch muối và trong nước(miostromin). Nitrogen không protit ở trong thịt cá hoà tan được trong nước và bao gồm những nhóm hợp chất : axit amin, amid axit (creatin, uric...) và gốc azot( ancerin cacnizon, trimetylamin...). Hàm lượng Nitrogen không protit ở trong thịt cá gồm 9-18% lượng đạm toàn phần. Mỡ cá chứa nhiều axit béo không no nên dễ bị oxy hoá, các axít này trong mỡ cá bị oxy hoá làm cho mỡ cá tối màu và tăng độ axit, mỡ có mùi ôi khét. Nước thải có lẫn thịt cá là điều kiện tốt để các men và vi sinh vật phân huỷ phát triển. Trong đó đặc biệt thành phần nitrogen không protit rất dễ bị phân huỷ thành các chất ô nhiễm. (15) * Nước thải chứa Clo: trong thực tế lượng Clo được dùng để sơ chế (bây giờ ít dùng) và dùng để rửa nhà xưởng, dụng cụ. Tuy nồng độ Clo được dùng là không quá nhiều từ 50 – 100 ppm tuy nhiêun lượng clo tích luỹ quá nhiều sẽ có tác hại rất lớn đến con người và hệ sinh thái, đặc biệt là nó tác động trực tiếp đến công nhân tại phân xưởng chế biến. Khí Clo khi đi vào phế quản, phế nang có thể tiếp xúc với các chất nhày ướt ở mô sống của cơ thể tạo thành HClO và có thể phá huỷ các tế bào Nước Clo có thể làm ăn da tay công nhân, tạo mùi lạ cho sản phẩm đồng thời làm mất màu da cá, da cá có màu vàng bợt. Nước Clo cũng làm hỏng các khay Block. Tuy nhiên do điều kiện sản xuất của các cơ sở chế biến thuỷ sản ở Việt Nam chưa đảm bảo vệ sinh nên vẫn phải dùng Clo với vai trò chất sát trùng, nhưng hiện nay với các quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm thì hầu hêt các cơ sở thuỷ sản Việt Nam không dùng Clo để bảo quản .(10) Clo thải cùng nước thải có khả năng kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành các sản phẩm hữu cơ độc hại trong đó đặc biệt tạo thành Dioxin và furan, ở hàm lượng thấp chúng tạo ra các bệnh về da. Phụ nữ có thai khi tiếp xúc với những chất này sẽ sinh con thiếu tháng, quái thai, nhiễm độc nặng sẽ gây nên các bệnh về gan, máu, kể cả ung thư và tử vong. Tuy nhiên ở điều kiện thường và thời gian ngắn, khả năng tạo thành hợp chất này là rất khó. 2.2.1.4 Môi trường lao động. Hầu hết các xí nghiệp chế biến thuỷ sản đều trang bị ủng, găng tay, khẩu trang… cho công nhân trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên môi trường làm việc của công nhân trong các phân xưởng chế biến thường bị ô nhiễm do độ ẩm cao và mùi hôi, tường, trần nhà và sàn thường ẩm ướt, cùng với đó các bàn chế biến, đường thoát nước chưa được thiết kế hợp lý do đó mà tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp như họng, thấp khớp…..thường chiếm tỷ lệ cao. 2.2.2. Các biện pháp quản lý môi trường trong ngành chế biến thuỷ sản 2.2.2.1. Xây dựng các quy chế quản lý môi trường cho ngành chế biến thuỷ sản. Cải tạo nâng cấp các cơ sở chế biến thuỷ sản có thiết bị lạc hậu nhằm giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường. Ban hành các tiêu chuẩn cấp ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm và áp dụng bắt buộc đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản trong cả nước. Thực hiện tốt chương trình giám sát môi trường tại các xí nghiệp chế biến thuỷ sản, đặc biệt là các xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật. 2.2.2.2 Xử lý cuối đường ống. Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chât thải rắn tại các xí nghiệp chế biến thuỷ sản. Việc áp dụng các phương pháp xử lý cuối đường ống mặc dù đã giảm thiểu phần nào chất thải ra ngoài môi trường, nhưng cách tiếp cận của nó hoàn toàn mang tính thụ động. Hơn nữa xử lý cuối đường ống thường tốn nhiều chi phí đầu tư và không thu hồi lại được. Vì vậy thường làm tăng thêm giá thành sản phẩm, hơn nữa xử lý cuối đường ống là quá trình chuyển chất thải từ dạng này sang dạng khác. Mặc dù vậy, cho đến nay xử lý cuối đường ống vẫn là giải pháp quen thuộc cho ngành công nghiệp. Xử lý nước thải. Do đặc trưng của nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản thường chứa hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ cao, chất rắn lơ lửng lớn, vì vậy mà phương pháp xử lý nước thải được áp dụng thường là phương pháp sinh học ( hiếu khí, yếm khí, hồ sinh học) kết hợp với cơ học ( điều hoà, lắng) và phương pháp hoá học ( trung hoà, khử trùng). Trong một số trường hợp còn kết hợp thêm phương pháp hoá lý (keo tụ). Xử lý chất thải rắn. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: cơ sở của phương pháp này là sử dụng phương pháp sinh học để xử lý ( chủ yếu là phân huỷ yếm khí tự nhiên ). Phương pháp này chi phí rẻ nhưng lại tốn diện tích dễ gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh. Phương pháp chế biến chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thành phân bón: cơ sở của phương pháp này là sử dụng phương pháp sinh học để xử lý (kết hợp xử lý yếm khí và hiêu khí ), phương pháp này chi phí xử lý cao hơn phương pháp chôn lấp, tuy nhiên sản phẩm phân bón có thể dùng phục vụ cho nông nghiệp. Phương pháp thiêu huỷ: phương pháp này thương rất đắt tiền, chỉ dùng ở các nước tiên tiến, phát triển. Tuy nhiên để áp dụng các phương pháp xử lý trên thì các nhà máy chế biến thuỷ sản phải thải ra lượng chất thải rắn lớn, do đó phương pháp chủ yếu để xử lý chất thải rắn của các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện nay là kí hợp đồng với Công ty môi trường đô thị đem đi chôn lấp cùng với chất thải của thành phố. Xử lý khí thải. Để xử lý khí thải trong các nhà máy chế biến thuỷ sản thì người ta không dùng các thiết bị xử lý riêng cho từng loại khí thải, vì nồng độ các loại khí đó chưa vượt ngưỡng gây độc hại, thường thì các xí nghiệp lắp đặt các hệ thống điều hoà không khí tại các phòng chế biến để tránh hiện tượng khí quẩn trong phòng chế biến gây độc hại cho người công nhân. 2.2.3. áp dụng Sản xuất sạch hơn trong ngành Thuỷ sản 2.2.3.1. Khái niệm Sản xuất sạch hơn. Các nhà môi trường nhận ra sự cần thiết phải đi ngược lại dây chuyền sản xuất, tìm cách giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn và từ đó xuất hiện khái niệm giải pháp ngăn ngừa giảm thiểu chất thải. Đó chính là cách tiếp cận Sản xuất sạch hơn ( SXSH ) trong quản lý môi trường công nghiệp . Theo định nghĩa của UNEP: Sản xuất sạch hơn ( SXSH ) là một sự áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm rủi ro đến con người và môi trường.(17) Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên tố độc hại và giảm lượng độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải, và giảm các chi phí khác (nhân công……). Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến khâu thải bỏ. Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng các sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có ngh._.ĩa là thay vì thải bỏ, thì sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Một số khái niệm tượng tự SXSH là: Giảm thiểu chất thải. Phòng ngừa ô nhiễm. Năng suất xanh. Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với SXSH, đều có ý tưởng là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn. Các giải pháp về SXSH có thể là: Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong qúa trình vận chuyển và sản xuất hay còn gọi là kiểm soát nội vi. Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra. Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác. Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất. Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả. Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ. Có thể nói SXSH bao gồm tất cả: quá trình sản xuất, sản phẩm, dịch vụ và toàn bộ các tác động của chúng. Nó kiểm soất cả chất thải nguy hiểm, độc hay không độc thải vào môi trường. Do đó SXSH đang là một hướng giảm thiểu ô nhiễm, được các nhà máy, công ty ứng dụng rộng rãi. (17) 2.2.3.2. Mục tiêu, lợi ích của SXSH và cách tiếp cận với nó. SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Nhiều doanh nghiệp có tiềm năng giảm lượng nguyên liệu, năng lượng tiêu thụ từ 10 – 20%. Các doanh nghiệp khi áp dụng SXSH là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. So với các cách xử lý chất thải truyền thống, thì SXSH có tính ưu việt hơn hẳn: Xử lý cuối đường ống SXSH Bị động và thụ động. Giải quyết hậu quả ( tạo ra chất thải và xử lý chúng) -> tốn chi phí đầu tư và vận hành. Kiểm soát chất ô nhiễm bằng cách chuyển trạng thái tồn tại. Sử dụng các công nghệ thiết bị ngoài lĩnh vực sản xuất. Tiếp cận chủ động. Mang tính phong ngừa và chủ động ngăn ngừa. Giảm ô nhiễm tại nguồn. Các kỹ thuật liên quan QL nội vi, thay đổi NL, công nghệ, cải tiến thiết bị. Từ thực tiễn cho thấy SXSH không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn đem lại cả lợi ích về môi trường. Các lợi ích đó có thể được tóm tắt: Cải thiện hiệu suất sản xuất. Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng hiệu quả. Tái sử dụng bán thành phẩm có giá trị. Giảm ô nhiễm. Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất rắn, nước thải, khí thải. Tạo nên hinh ảnh mới về công ty tốt hơn. Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động. a. Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng: Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt là với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng khổng lồ. b. Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hay hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về SXSH sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp đến các cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính. c. Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện: Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhận thức về SXSH, thì họ sẽ có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và bán ra với giá cao hơn. Các doanh nghiệp thực hiện SXSH sẽ dễ dàng đạt được các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO 14002 hay các yêu cầu của thị trường sinh thái. Thực hiện SXSH sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 dễ dàng hơn. d. Tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp tốt hơn: SXSH phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp. Không cần phải nhắc lại, một doanh nghiệp với hình ảnh ‘xanh’ sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn. e. Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp, giảm tai nạn, giảm nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp thông qua thực hiện SXSH, bạn có thể làm tăng ý thức cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng thêm tính cạnh tranh trên thị trường. f. Tuân thủ luật môi trường tốt hơn: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (rắn, lỏng, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các yêu cầu này thì doanh nghiệp phải lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. SXSH làm giảm lượng ô nhiễm ra ngoài môi trường, do đó mà các doanh nghiệp dễ dang đạt được các tiêu chuẩn môi trường một cách đơn giản và rẻ tiền hơn. SXSH dẫn đến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn. 2.2.3.3. Phương pháp luận SXSH Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp luận khác nhau về kiểm toán SXSH. Tuy nhiên nói chung có 4 phương pháp luận cơ bản về SXSH như sau: Phương pháp luận của USEPA (1985). Phương pháp luận kiểm toán của UNEP và UNIDO (1991). Phương pháp luận kiểm toán Desire (1993). Phương pháp luận kiểm toán của WEC . Tuy nhiên để áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp của Việt Nam thì em nhận thấy rằng phương pháp luận Desire của ấn Độ là phù hợp hơn cả. Phương pháp này được khởi xướng vào năm 1993 của Hội đồng Năng suất Quốc gia ấn Độ bởi dự án Desire (Demonstration in small industries for reducing waste). Phương pháp này bao gồm 18 nhiệm vụ chia thành 6 giai đoạn. Giai đoạn 1.Bắt đầu. Nhiệm vụ 1: Thiết lập đội giảm thiểu chất thải (GTCT). Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ. Nhiệm vụ 3: Xác định chọn lựa những quá trình gây lãng phí. Giai đoạn 2: Phân tích các bước của công nghệ sản xuất. Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng công nghệ. Nhiệm vụ 5: Thực hiện cân bằng vật liệu và năng lượng. Nhiệm vụ 6: Xác định các chi phí dòng thải. Nhiệm vụ7: Xem xét lại công nghệ để xác định nguyên nhân gây ra chất thải. Giai đoạn 3: Đề xuất các giải pháp SXSH. Nhiệm vụ 8: Phát triển các cơ hội SXSH. Nhiệm vụ 9: Chọn lựa các cơ hội có thể thực hiện được. Giai đoạn 4: Chọn lựa các giải pháp SXSH. Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật. Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế. Nhiệm vụ 12: Ước lượng các tác động về môi trường. Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện. Giai đoạn 5: Thực hiện giải pháp SXSH. Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị để thực hiện. Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải phápSXSH. Nhiệm vụ 16: Giám sát và ước tính kết quả. Giai đoạn 6: Duy trì SXSH. Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH. Nhiệm vụ 18: Lựa chọn trọng tâm mới cho đánh giá SXSH. 2.2.3.4. áp dụng SXSH trong ngành Thuỷ sản. Cũng như các ngành sản xuất công nghiệp khác ngành chế biến thuỷ sản cũng đã áp dụng SXSH để giảm thiểu chi phí và giảm lượng chất thải thải ngoài môi trường. Tại Thái Lan: Một công ty CB tôm hùm đã áp dụng SXS nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất & giảm tải lượng BOD trong nước thải. Ngoài ra các giải pháp quản lý nội vi công ty đã áp dụng 2 giải pháp: GP1: Lắp đặt hệ thống máy tính để kiểm tra định mức. Đầu tư 11.000$. Thời gian hoàn vốn là 0.02 năm. GP2: Thay bể ngâm tĩnh bằng thùng quay. Đầu tư: 10.400 $. Thời gian hoàn vốn: 0.08 năm. Ngành thuỷ sản Đan Mạch: giảm được 30 – 50 % nước tiêu thụ nhờ: Các biện pháp quản lý nội vi tốt. Và những cải tiến nhỏ Lắp đặt vòi phun nước. Lắp van từ. Tại Việt Nam: SXSH được đưa vào thực tế ngành chế biến thuỷ sản từ năm 2000 qua dự án SEAQIP ( dự án cải thiện chất lượng xuất khẩu thuỷ sản) _do DANIDA tài trợ. Trong khuôn khổ dự án này, đã thực hiện các khoá đào tạo chung và tại chỗ cho hơn 560 lượt cán bộ kỹ thuật và quản lý về: Quản lý môi trường. Kỹ thuật thực hiện SXSH. Kiểm toán năng lượng. 19 DN được nhận hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong thực hiện SXSH ( 2000 – 2005), trong đó: Năm 2000 – 2003: 9 DN (mẻ 1). Năm 2003 – 2005: 10 DN (mẻ 2). Trong đó thì mẻ 1: Thực hiện tổng số: 1029 giải pháp. Giảm các định mức tiêu thụ ( so với số liệu nền). Nước: 30 –40 %. Điện: 30 %. Đá 14 – 40 %. Giảm tải lượng ô nhiễm nước thải ( trung bình các doanh nghiệp) : COD: 47 %. BOD5: 37,5%. TSS: 2,5 %. Tổng số tiết kiệm được hơn: 4,3 tỷ đồng VN Còn mẻ 2 theo số liệu báo cáo của 4 nhà máy: Thời gian thực hiện từ tháng 2/2003 đến tháng 6/2003. Thực hiện tổng số: 187 giải pháp. Tổng tiết kiệm: 892.000.000. Giảm các định mức tiêu thụ so với số liệu nền. Nước: 20 – 23 %. Điện: 11 – 25%. Đá: 18 – 24 %. Qua thời gian thực hiện việc áp dụng SXSH vào trong các doanh nghiệp thuỷ sản đều đã ít nhiều thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện SXSH tại các cơ sở tương đối khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như: Mức độ nhận thức của lãnh đạo cơ sở về tầm quan trọng của SXSH đối với quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. Phương thức tổ chức của nhóm SXSH và trình độ chuyên môn của các thành viên trong nhóm. Điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Các cơ hội SXSH và các giải pháp đã thực hiện được: sau quá trình đánh giá SXSH, các công ty đã phát triển được 1030 cơ hội SXSH và đã thực hiện được 759 giải pháp SXS. Các giải pháp được triển khai, thực hiện nhiều nhất là các giải pháp quản lý nội vi (42,68%) và giải pháp kiểm soát tốt hớn về dây chuyền sản xuất (41,23%), sau đó là các giải pháp về cải tiến máy móc thiết bị (10,4%). Trong khi đó, các giải pháp thay đổi nguyên vật liệu, thay đổi công nghệ thu hồi và tái sử dụng, SX sản phẩm phụ ít được thực hiện. Chưa có giải pháp nào về cải tiến sản phẩm được triển khai. Nhận thức trong vấn đề bảo vệ môi trường: một trong những thành công của đề án là nhận thức về bảo vệ môi trường của các cơ sở tham gia đã được nâng cao một cách đáng kể. Mặc dù sự thành công trong áp dụng SXSH của các cơ sở là khác nhau, trong quá trình thực hiện các cơ sở đều nhận thức được SXSH là cách tiếp cận tốt nhất cho quản lý môi trường đồng thời nâng cao được hiệu quả sản xuất và nên được lồng ghép vào trong hoạt động quản lý của cơ sở mình. Giảm tiêu thụ nước trong quá trình sản xuất: các giải pháp tiết kiệm nước là ưu tiên hàng đầu cho hoạt động SXSH tại các cơ sở tham gia đề án. do mức tiêu thụ nước trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản khác cao, đồng thời chi phí xử lýnước thải lại lớn. Giảm tiêu thụ đá trong quá trình sản xuất : Hầu hết các doanh nghiệp phát triển các giải pháp tiết kiệm đá trong quá trình sản xuất như: sử dụng thùng cách nhiệt bảo quản nguyên liệu ( thay vì thùng nhựa thông thường), thay đá cây bằng đá vảy, bỏ công đoạn rửa trước rửa sau, qui định lại lượng nước và đá trong bảo quản. Giảm tiêu thụ điện trong quá trình sản xuất: Xuất phát từ thực tiễn sản xuất thì các doanh nghiệp đã nâng cao nhận thức tiết kiệm điện trong công nhân thông qua việc lắp đặt đồng hồ điện và theo dõi chỉ số điện cho từng bộ phận… Các giải pháp khác: ngoài việc tìm ra các giải pháp để tiết kiệm nước, đá, điện các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm hoá chất như: Giảm hàm lượng clorin trong nước vệ sinh và chế biến. Sử dụng lại nước chứa clorin trong ngâm rửa dụng cụ để vệ sinh nhà xưởng, bỏ bớt công đoạn ngâm clorin. Bên cạnh các công đoạn tiết kiệm hoá chất, một số giải pháp tiết kiệm nguyên liệu và thu hồi các sản phẩm có ích cũng được áp dụng và cho hiệu quả kinh tế rất khả quan. Ví dụ: Thay thế thùng đóng tạm carton bằng sọt nhựa.. Thu gom chất thải rắn trong cạo xẻ tôm. Dùng rọ thu gom chất thải rắn tại các rãnh thoát nước. Hiệu quả kinh tế: hầu hết các giải pháp tiết kiệm nước, đá, điện đều có vốn đầu tư nhỏ (thậm chí không cần đầu tư) nhưng thời gian hồi vốn nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Chỉ trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã có những bước khởi đầu rất tốt, khẳng định khả năng áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản không chỉ trên phương diện môi trường mà cả trên phương diện kinh tế. Một số ví dụ về áp dụng SXSH trong ngành CBTS Việt Nam I. Công ty Camimex (Cà Mau). Phát triển được 233 cơ hội SXSH. Đến nay đã thực hiện 140 giải pháp. Tổng số tiền tiết kịêm được là 1,4 tỷ đồng. Dùng máy bơm áp lực phun thuốc Chlorine giám sát công nhân phun thuốc đúng định lượng. Bố trí ánh sáng hợp lý các khu SX, tắt đèn khi công nhân di nghỉ giữa ca. Thu gom CTR trong cạo xẻ tôm xú PT. Quy đinh và giám sát thao tác rửa cho CN rửa tô. Quy định và giám sát việc sử dụng nước và đá xay trong bảo quản BTP. Sử dụng thiết bị vệ sinh chuyên dụng thay cho ống nhựa mềm trong vệ sinh. Thay thế hệ thống ống cấp nước đã bị rò rỉ, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nước trong chế biến. II. Công ty Soseafood (Huế). Đã phát triển được: 79 cơ hội. Số giải pháp đã thực hiện là: 69. Tổng tiết kiệm: 529 triệu đồng, trong đó: Tiết kiệm nước:23,6%. Tiết kiệm đá: 30%. Tiết kiệm điện: 45,8%. Giảm thiểu tải lượng ô nhiễm ra môi trường. COD: 23%. BOD5: 44%. Sử dụng thùng nhựa hai lớp, có nắp đậy để bảo quản nguyên liệu. Tận dụng nước Chlorine rửa dụng cụ và vệ sinh bàn để rửa sàn Kiểm chứng tần suất thay nước và quy định/giám sát tần suất thay nước cho các công đoạn rửa III. XN chế biến thực phẩm XK Tân Thuận. Tiết kiệm nước nhờ đầu tư hệ thống nước có áp lực Tổng đầu tư: 15 triệu đồng. Lượng tiết kiệm: 15m3/ngày. Tỉ lệ tiết kiệm: 6%. Tiền tiết kiệm: 2,4 triệu đồng/tháng. Thời gian hoàn vốn: 0,5 năm. Chương 3. Nghiên cứu giảm thiểu chất thải của Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh 3.1.Sự hình thành và phát triển của công ty 3.1.1. Lịch sử phát triển Nhà máy được thành lập từ cuối những năm 70, do chính phủ Na Uy tài trợ, ban đầu là phân xưởng đông lạnh thuộc Công ty Hải sản tỉnh. Đây là nhà máy đông lạnh đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh, sản xuất chế biến Thuỷ sản và xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho tỉnh. Tháng 2/1983, nhà máy tách khỏi Công ty hải sản thành Xí nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh. Trong quá trình này nhiệm vụ của Xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch được nhà nước giao. Tháng 2/1993 chuyển thành doanh nghiệp nhà nước “ Công ty Xuất khẩu Thuỷ sản Quảng Ninh “. Công ty tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Tháng 8/2000 chuyển thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Quảng Ninh, là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Thuỷ sản Quảng Ninh chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Đặc điểm là: Công ty cổ phần 100% vốn do người lao động đóng góp, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Hiện nay địa chỉ của công ty ở 35 Bến Tàu, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cơ cấu tổ chức của công ty được trình bày trong hình 2.1 . Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng tài TCTH Phòng kế toán tài vụ VP đại diện tại miền trung Đội nuôi trồng thuỷ sản Nhà hàng biển mơ Phân xưởng chế biến Phân xưởng cơ đIện lạnh Đội thu mua Phòng kinh doanh VP đại diện tại Hà Nội Hình 3.1. Cơ cấu, tổ chức của công ty 3.1.2. Các quy trình sản xuất của công ty Công suất sản xuất của nhà máy chế biến đông lạnh 2.000 tấn nguyên liệu/năm, thành phẩm 1.200 tấn/năm. Sản phẩm sản xuất chính là các loại hải sản chế biến đông lạnh, ướp đá (tôm, mực các loại, cá, nhuyễn thể…) và chế biến khô (mực khô, tôm khô, rong câu). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Eu. Trong những năm gần đây nhà máy đang chế biến mực ăn liền chủ yếu để xuất khẩu sang Nhật Bản. Do sản phẩm chủ yếu của công ty là để xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản hay Eu…, những nơI đặt ra những quy định rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy để đảm bảo yêu cầu của khách hàng, Công ty đã thực hiện HACCP (Hazard analysis critical control point_hệ thống quản lý nhằm đảm bảo tính an toàn của sản phẩm ) với toàn bộ quá trình sản xuất các mặt hàng. Công ty đã xây dựng 2 chương trình bổ trợ cho HACCP: SSOP ( Sanitation standard operating procedures_quy phạm về vệ sinh)_ Lập kế hoạch, mô tả và thực hiện đúng các thủ và quy trình quản lý vệ sinh. Công ty xây dựng các quy phạm vệ sinh đối với các mục sau An toàn nước và nước đá. Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Ngăn ngừa sự ô nhiễm chéo. Vệ sinh cá nhân. Bảo vệ thực phẩm và bao bì tránh tác nhân gây ô nhiễm. Sử dụng bảo quản hoá chất. Kiểm soát sức khoẻ công nhân. Kiểm soát động vật gây hại. Kiểm soát chất thải. Trong mỗi ca sản xuất tổ trưởng các tổ đều phải khai vào các phiếu kiểm tra vệ sinh các tổ mà mình quản lý Phiếu kiểm tra vệ sinh hàng ngày (vệ sinh cá nhân). Phiếu kiểm tra vệ sinh hàng ngày ( vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, môI trường xung quanh). Phiếu kiểm tra vệ sinh trong quá trình chế biến. Phiếu kiểm tra vệ sinh nhà vệ sinh. Phiếu kiểm tra vệ sinh kho lạnh. Phiếu kiểm tra nước đá. Báo cáo nhập bao bì. Báo cáo nhập hoá chất. Phiếu kiểm tra diệt chuột ( không có trong thực tế ). Phiếu kiểm tra vệ sinh khu xử lý nước. Phiếu kiểm tra vệ sinh kho chứa bao bì. Phiếu kiểm tra vệ sinh khu giặt bảo hộ lao động. GMP (Good manufacturing practices_ quy phạm sản xuất)_ Lập kế hoạch, mô tả, và thực hiện đúng các thủ tục, qui trình xử lý nguyên liệu & SP. Tất cả các quá trình sản xuất của Công ty đều được thực hiện theo các quy phạm sản xuất các mặt hàng Mực ống ăn liền. Các sản phẩm về tôm đông Block. Các mặt hàng mực ống đông Block. 3.1.2.1 Quy trình sản xuất các mặt hàng tôm, mực đông Block Quy trình chế biến của hai sản phẩm này chỉ khác nhau ở công đoạn xử lý, còn đều giống nhau ở các khâu bảo quản và các khâu khác…. Nguyên liệu được lấy từ các tầu đánh bắt, sau đó được đội thu mua chở lên kho của xưởng chế biến và tiến hành kiểm tra nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu, sau khi kiểm tra xong thì tiến hành cân nguyên liệu Thời gian lưu của nguyên liệu ở khu vực tiếp nhận không quá 15 phút, lượng hàng cân 2 tấn/h. Sau khi xong thủ tục tiếp nhận, nguyên liệu được đưa vào trong xưởng chế biến, tuy nhiên trong một sô trường hợp lượng nguyên liệu quá nhiều thì sẽ có một lượng được bảo quản, khi đó nguyên liệu có chất lượng tốt sẽ được bảo quản để hôm sau làm tiếp. Nguyên liệu sau khi tiếp nhận hay từ kho bảo quản sẽ được xử lý, sau khi xử lý xong sẽ được phân cỡ, xếp hạng cân và xếp khuôn. Bán thành phẩm trong suốt qúa trình này được bảo quản gián tiếp với đá, nhiệt độ bán thành phẩm được duy trì < 100C. Bán thành phẩm của từng cữ được rửa qua thùng có dung tích 100 lít chứa 80 lít nước đá lạnh, nhiệt độ nhỏ hơn 5 độ C mỗi lần rửa 5kg/ rổ , 5 mẻ thay nước 1 lần. Thời gian lưu công đoạn này 60 phút. Thành phẩm xếp xong được đập nắp và cho vào kho chờ đông(công đoạn này chỉ áp dụng khi không thể cấp đông được ngay ). Sau đó thành phẩm sau khi xếp xong hay từ kho chờ đông vào các tủ cấp đông. Sau khi cấp đông đạt yêu cầu các khay thành phẩm được đem ra tách khuôn ,mạ băng, vào túi, vào túi PE,hàn kín. Để sản phẩm đạt yêu cầu an toàn vệ sinh các túi thành phẩm được cho đi qua máy rà kim loại , vào hộp carton, bao gói rồi sau đó đi vào kho bảo quản thành phẩm. Qui trình chế biến tôm, mực ống đông Block được thể hiện ở hình 3.2 Tiếp nhận nguyên liệu Rà kim loại, bao gói, carton, bảo quản thành phẩm Chờ đông Vào đông, cấp đông Ra đông, tách khuôn, mạ băng và bao gói PE Phân cỡ, hạng, cân, xếp khuôn Bảo quản nguyên liệu Xử lý nguyên liệu Hình 3.2. Qui trình chế biến tôm, mực ống đông BLOCK 3.1.2.2. Quy trình sản xuất mực ống ăn liền Sugata – Sushi đông Semi – Block. Nguyên liệu được lấy từ các tầu đánh bắt, sau đó được đội thu mua tiến hành kiểm tra nguồn gốc và vệ sinh của phương tiện vận chuyển, rồi chở lên kho của xưởng chế biến và tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sau khi kiểm tra xong thì tiến hành cân nguyên liệu Thời gian lưu của nguyên liệu ở khu vực tiếp nhận không quá 15 phút, lượng hàng cân 2 tấn/h. Sau khi xong thủ tục tiếp nhận, nguyên liệu được đưa vào trong xưởng chế biến, tuy nhiên trong một số trường hợp lượng nguyên liệu quá nhiều thì sẽ có một lượng được bảo quản, khi đó nguyên liệu có chất lượng tốt sẽ được bảo quản để hôm sau làm tiếp, tuy nhiên đối với mặt hàng này thì hạn chế bảo quản nếu có điều kiện thì công ty sẽ tổ chức làm hết luôn. Nguyên liệu đựng trong khay có lỗ thoát nước và được đậy nắp,lượng nguyên liệu trong mỗi khay < 25kg. Khay nguyên liệu được bảo quản trong bể có lỗ thoát nước, lớp đá dưới đáy và trên bề mặt trên cùng dày 10 cm, lớp đá giữa hai lớp khay dày 5cm . Nguyên liệu sau khi tiếp nhận hay từ kho bảo quản sẽ được xử lý. Quá trình xử lý gồm 2 giai đoạn ( tinh chế và sơ chế). Trong quá trình sơ chế con mực sẽ được loại bỏ hết nội tạng và rút mai, còn bên tinh chế là các giai đoạn phân cỡ và xử lý sạch mực, đóng gói và hút chân không. Thành phẩm sau khi đóng gói xong sẽ được đưa ngay vào kho cấp đông. Sau khi cấp đông đạt yêu cầu thành phẩm sẽ được đưa qua máy rà kim loại Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì sẽ được đóng bao bì cho vào thùng carton và cho vào kho bảo quản, trong quá trình đóng gói nếu làm không kịp các thành phẩm sẽ được cho vào các kho bảo quản tạm thời. Qui trình chế biến mực ăn liền được thể hiện ở hình 3.3 Tiếp nhận nguyên liệu Bao gói, carton, bảo quản thành phẩm Phân cỡ, hạng, cân, xếp, kiểm tra và hút chân không Vào đông, cấp đông, ra đông Ra đông, tách khuôn, mạ băng và bao gói PE Xử lý tinh Bảo quản nguyên liệu Sơ chế nguyên liệu Hình 3.3. Qui trình chế biến mực ăn liền 3.1.2.3.Các thiết bị chính của dây truyền. Do đặc thù của ngành Thuỷ sản, nên trong quá trình sản xuất công nhân làm thủ công là chính hầu như không có sự tham gia của máy móc. Các thiết bị chính của dây chuyền chủ yếu là: Tủ đông gió: tủ đông gió dùng để cấp đông sản phẩm, thiết bị dùng quạt quạt khí lạnh để cấp đông cho sản phẩm. Tủ đông tiếp xúc: chức năng của tủ đông tiếp xúc giống như tủ đông gió nhưng sản phẩm được cấp đông bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các giàn lạnh trong thiết bị. Máy đá cây: dùng để sản xuất đá cho việc bảo quản nguyên liệu nhưng phần này chỉ chiếm số lượng ít còn chủ yếu đá cây được sản xuất để bán ra bên ngoài cho kinh doanh dich vụ hay các tàu thuỳên đánh cá. Hiện nay công ty có 2 máy đá cây, công suất thiết kế 35T/ngày. Máy đá vảy: dùng để sản xuất đá cho quá trình bảo quản nguyên liệu tạm thời trong quá trình chế biến. Công ty có 2 máy đá vảy, một máy có công suất là 10T/ ngày (xưởng sạch), máy còn lại công suất là 5T/ngày ( xưởng cũ ). 3.1.3. Hiện trạng môi trường và các biện pháp giảm thiểu chất thải của công ty Cơ sở sản xuất chính của Công ty nằm ở phường Bạch Đằng ( phường trung tâm của thành phố Hạ Long ) vị trí bên bờ Hạ Long và giáp với khu dân cư sống ven chân núi Bài Thơ, do đó Công ty rất chú ý tới vấn đề sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, và vấn đề này càng được quan tâm hơn khi Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thế giới ( do vị trí Công ty thuộc trong vùng đệm – vành đai bảo vệ Di sản ). Công ty đã lập báo cáo đánh gía tác động môi trường theo quy định hiện hành, song chưa thực hiện việc giám sát môi trường thường xuyên do thiếu thiết bị quan trắc và chưa bố trí người chuyên trách việc này ( hiện nay chỉ mới phân công hai người kiêm nhiệm và do công việc chuyên môn chi phối nên chưa chú ý nhiều tới việc thực hiện lịch quan trắc môi trường đã đề ra ). Hàng năm Công ty thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường địa phương thì các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến môi trường như tiếng ồn, khí thải đều ở trong giới hạn cho phép. Công ty cũng xây dựng một hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu khả năng ô nhiễm nước thải của công ty. Từ năm 2000, được sự hỗ trợ của dự án Seaqip ( dự án cải thiện chất lượng xuất khẩu thuỷ sản của Bộ Thuỷ sản_do DANIDA tài trợ ) thì công ty đã và đang thực hiện SXSH cho mặt hàng tôm, và đã thu được những hiệu quả từ việc thực hiện SXSH cho mặt hàng này ( tiết kiệm điện, nước……..) Hiện nay mối quan tâm của công ty về vấn đề môi trường làm thế nào để giảm thiểu nước từ phân xưởng chế biến mực sạch ăn liền ( do yêu cầu của mặt hàng là mực ăn liền nên trong quá trình xử lý cần rất nhiều nước ). Do khách hàng mới của công ty ( đặt sản xuất hàng mực ống SASHIMI ) yêu cầu làm sạch sản phẩm bằng nước ( sản xuất chế biến dưới vòi nước chảy ), tần suất vệ sinh dụng cụ 45 phút/ lần so với tần suất vệ sinh của quy phạm sản xuất các mặt hàng khác tăng 2,7 lần, nên định mức nước sản xuất /TTP rất cao. 3.1.3.1. Nước thải. Hiện nay nhà máy có một hệ thống xử lý nước thải, sau nhiều lần nghiên cứu và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất xử lý của hệ thống, thì hiện nay hệ thống xử lý này đã xử lý được phần lớn lượng nước thải của nhà máy và lượng nước thải thải ra vịnh đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam Dưới đây là sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của công ty ( hình 3.4 ) Bể gom Lọc rác 1 Lọc rác 2 Bể điều hoà Bể thiếu khí Bể hiếu khí 1 Bể hiếu khí 2 Bể lắng Bể ủ bùn Bể xử lý Chlorine Nước thải Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải a. Đặc trưng của nguồn thải Nguồn thải từ quá trình chế biến thuỷ sản và từ nước đá dùng để bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm, nước vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ, vệ sinh công nhân trước, trong và sau ca sản xuất, nước rửa tủ đông….Dòng thải tổng hợp này sẽ có hàm lượng BOD5, COD, tổng N, tổng P cao ( ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm do các chất dinh dưỡng ), bên cạnh đó các chất lơ lửng và lượng vi sinh vật cũng sẽ vượt xa rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tải lượng ô nhiễm thay đổi khi thay đổi mặt hàng sản xuất ( mực ô nhiễm hơn tôm ). b. Nguyên lý hoạt động của dây chuyền Nước thải từ nhà máy tự chảy vào ngăn tiếp nhận và được bơm qua 2 thiết bị lọc rác rồi đ vào bể điều hoà. Hai thiết bị lọc rác kiểu trống quay, được mắc nối tiếp nhau để loại bỏ các vật có kích thước lớn hơn 1 mm ra khỏi nước thảI. Rác đọng lại được đem ra bãi rác. Sau khi qua lọc rác, nước thải chảy vào bể điều hoà có dung tích chứa 40 m3 . Trong bể điều hoà được cấp khí nén từ đáy bể để chống mùi và duy trì trạng thái hiếu khí trong nước thải. Từ bể điều hoà nước thải được bơm lên tank thiếu khí, trước khi vào tank thiếu khí nước thải được trộn với dòng bùn hoạt tính hồi lưu và dòng bùn nước hồi lưu từ tank hiếu khí - dòng hỗn hợp nước thải và bùn hồi lưu dư đi vào tank thiếu khí. Tank thiếu khí được thiết kế theo kiểu ống phân phối trung tâm duy trì dòng chảy dạng chảy ngược để phân phối đều nước thải. Tại tank thiếu khí xảy ra quá trình xử lý nitrat thành nitơ bay vào khí quyển, đồng thời tank thiếu khí đóng vai trò của ngăn “selector” để chống lại hiện tượng bùn nổi do vi khuẩn dạng sợi gây ra. Sau đó nước chảy sang tank hiếu khí. Trước khi vào tank hiếu khí nước được trộn với 1 lượng kiềm thích hợp để xử lý ammoniac và photpho. Quá trình hiếu khí bao gồm hai giai đoạn trong hai tank nối tiếp nhau. Nước thải ra khỏi tank hiếu khí vào bể lắng, bùn bùn lắng xuống được bơm ngược về tank thiếu khí. Còn nước thải sẽ được châm Clo để khử trùng rồi thải bỏ ra môi trường Bùn dư ở bể ủ bùn được hút định kỳ bằng xe vệ sinh của thành phố. Tuy nhiên do Công ty sản xuất mặt hàng mực ăn liền nên lượng nước thải tăng đột biến làm cho hệ thống có những lúc không thể xử lý hết lượng nước thải. Do đó công ty đã thực hiện giải pháp là biến bể điều hoà thành bể xử lý thay vì xục khí và bón thêm CaCO3 tời hiện nay công ty cho vào bể điều hoà bùn dư và tính toán giờ vận hành hợp lý do đó mà công suất xử lý đã tăng từ 55 m3/ngay - đêm lên 72 m3/ ngày -đêm và chi phí vận hành từ 8.500 đồng/m3 xuống chỉ còn 1.901 đồng/m3. Bảng 3.1_Chỉ số nước thải của công ty trước và sau khi xử lý do Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Môi trường và phát triển bền vững Trường Đại học KHTN Chỉ tiêu Kết quả mẫu TCVN 5945 – 1995 nhóm B Trước khi xử lý Sau khi xử lý Nồng độ PH 6,3 7,6 5,5 – 9 Tổng Nitơ (mg/l) 394 46 60 Tổng photpho (mg/l) 56 2,6 6 CODCr (mg/l) 3560 88 100 CODMn (mg/l) 1728 13 100 Amôni (mg/l) 296 0,82 1 3.1.3.2. Khí thải. Khí thải trong công ty chủ yếu là các khí H2S, CO, NH3, NO2, CO2, các khí này có nồng độ thấp hơn TCVSCP tuy nhiên do đặc thù của ngành thuỷ sản là các phòng chế biến đều kín, do đó tốc độ lưu chuyển không khí quá thấp (0,04 – 0,09 m/s) trong khi TCVSCP (0,4 – 1,5 m/s) và độ ẩm quá cao đây là hai yếu tố dễ gây những bệnh nghề nghiệp cho công nhân (chủ yếu là nữ ) như da liễu , xương khớp…. 3.1.3.3. Chất thải rắn. Chất thải rắn của công ty chủ yếu là các phế liệu từ quá trình chế biến tôm, mực, đá cây thừa trong quá trình bảo quản và các bao bì hỏng hay thừa trong quá trình đóng gói sản phẩm. Để thu gom triệt để phế liệu từ qúa trình chế biến tại mỗi bàn công nhân chế biến đều có rổ thu phế liệu, khi nào đầy thì đổ ra một rổ to để cuối phòng chế biến con các phế liệu rơI vãI xuống sàn thì cứ khoảng 45 phút công nhân vệ sinh lại vệ sinh sàn một lần, với nắp cống thoát nước được thiết kế với 3 lần chắn rác thì phế liệu được thu gần như triệt để. Phế liệu được thu gom sau mỗi ca sản xuất được tập trung một chỗ rồi đem vừa bán vừa cho nông dân ( chủ yếu là cho ) để họ chăn nuôi Đá cây thừa sau khi bảo quản nguyên liệu được đổ thẳng xuống biển, chứ công ty chưa có hình thức xử lý thích triệt để 3.1.3.4. Thực hiện SXSH Được sự giúp đỡ của dự án Seaquip, Công ty đã thực hiện một số cơ hội SXSH ( áp dụng cho mặt hàng tôm ), khi thực hiện SXSH đã tạo ra một sự chuyển biến thay đổi hẳn về mặt nhận thức trong cán bộ_công nhân viên, bằng nhiều hình thức học tập, tuyên truyền, nhắc nhở, kết hợp với việc thông báo kết quả ( hiệu quả kinh tế khi thực hiện SXSH ) vào hàng tháng khi họp sản xuất, người lao động Công ty đã ý thức được sự đóng góp cụ thể của mỗi người vào việc tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất, để từ đó ủng hộ thực hiện chương trình SXSH trong Công ty. Sau khi thực hiện SXSH đối với mặt hàng tôm, hiện nay công ty đang nghiên cứu mặt hàng mực ăn liền để từ đó ._.(120.000 – 82.000) = 9.849.600 Chi phí đầu tư (VNĐ) D = 122.018.000 Thời gian hoàn vốn ( năm) D/(A+B+C)= 3,8 Giải pháp 5: Dùng máy bơm áp lực phun thuốc chlorine và giám sát công nhân phun thuốc đúng định kỳ. Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Lượng chlorine sử dụng/năm ( tính sản xuất 52,477 TTP/năm ) 1,59 kg/TTP x 80,925 TTP = 128,67kg 1,25 kg/TTP x 80,925 TTP = 101,156kg Lượng tiết kiệm (VND)/năm 35 000 đ/kg chlorine ( 128,67 – 101,156 )x 35 000 đ/kg = 962 981,25 Ghi chú: - 80,925 TTP thành phẩm mực ăn liền tính theo số liệu năm 2003 ( phụ lục 1) Bảng định mức sau khi tính toán sơ bộ khi áp dụng các cơ hội sản xuất sạch vào trong quá trình chế biến mặt hàng mực ăn liền Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng % thay đổi Lượng nước tiết kiệm /năm: 3069,276 m3 Định mức tiêu thụ nước/TTP (m3/TTP) 104,402 66,475 36.33 Chlorine/TTP 1,59 1,25 21,3 Lượng đá tiết kiệm được ( T ) 259,2 16,46 Trong quá trình sản xuất mực ăn liền còn một cơ hội để tiết kiệm đáng kể về năng lượng và nguyên liệu đó là viêc tận dụng đá thừa của quá trình bảo quản tạm thời, một phương án đưa ra là lấy đá đó để rửa nguyên liệu tuy nhiên lượng đá này phải đến gần giữa ca mới có mà việc rửa nguyên liệu thì thực hiện ngay ở đầu do đó mà phương án này không khả thi. Vì vậy mà việc tận dụng lượng đá thừa này cần nghiên cứu thêm để tận dụng triệt để. 3.2.2.5. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng Số liệu năm 2002, 2003 về cơ bản không thay đổi tỷ lệ như năm 2001 chỉ khác một chỗ là lượng điện tiêu thụ cho đá vảy tăng lên, và lượng điện cho đá cây hay các tủ đông tiếp xúc hay kho thành phẩm giảm . Qua bảng phân bố ta thấy lượng điện tiêu tốn vào sản xuất đá chiếm 1/3 lượng điện tiêu thụ của cả công ty và tỷ lệ này cao hơn các xí nghiệp thuỷ sản khác (~20 %). Không giống như xí nghiệp khác, Công ty không mua đá mà tự sản xuất đá và cung cấp đá cho ngư dân ( xí nghiệp thu gần 200 triệu đông tiền bán đá hàng tháng), do đó mức tiêu thụ điện cao. Dưới đây là sự phân bố điện năng trong công ty Kho lạnh 22% Tủ đông tiếp xúc 15% Tủ đông gió 13% Đá cây 25% Đá vảy 6% Dàn ngưng tụ 6% Các lượng tiêu thụ khác 13 % Hình3.6. Phân bố lượng điện tiêu thụ tại Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Quảng Ninh 2001. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng công ty đã và đang thực hiên Vào năm 2002 công ty đã thực hiện kiểm toán năng lượng, đã nâng cấp 1 các thiết bị lạnh và đề xuất một số giải pháp tiết kiệm năng lượng. Hệ thống NH3 trung tâm thứ nhất cho các thiết bị cấp đông, các máy đá vảy, kho lạnh và thiết bị làm lạnh nước Các thiêt bị cấp đông Một tủ cấp đông gió bốn buồng 300kg/hr. Tủ cấp đông tiếp xúc tân trang 1000 kg/mẻ, thời gian cấp đông thiết kế 2h30. Tủ đông tiếp xúc tân trang 500 kg/mẻ, thời gian cấp đông thiết kế 2h30. Hai máy nến pít tông hai cấp mới cho các thiết bị cấp đông mỗi chiếc có Q0 = 72 kw ở SST = - 400C và STD = 360C, động cơ 75 kw. Máy nén hai cấp hiện có N62WA – 1200 cho các thiết bị cấp đông. Bình tách lỏng của bơm cùng 2 bơm lưu chuyển NH3 lỏng cho các thiết bị cấp đông. Bình trung gian mới chung cho 4 máy nén 2 cấp. Kho lạnh: kho lạnh 100 tấn và hàng kho lẻ 25T, 2 kho này được nối với máy nén pít tông hai cấp Mycom hiện có N42WA 1200rpm với động cơ Toshiba 30kw 4P 380 V, với công suất lạnh 40,5 kw, công suất điện 21kw ở SST = -320C và STD 360C. Máy đá vẩy mới 10 tấn/ngày: Một máy đá vẩy mới 10 T/ngày với kho đá. Máy nén pít tông hai cấp Mycom hiện có N42WA –1200 45kw, với công suất lạnh 65 kw, công suất điện 29,5kw ở SST = -280C và STD 360C. Thiết bị làm lạnh nước: thiết bị làm lạnh nước mới 2m3/hr, sẽ nối với các xi lanh tầm cao của các máy nén hai cấp. Các dàn ngưng: Một dàn ngưng tụ bay hơi mới với công suất ngưng tụ 420 kw, với 1 quạt 11kư, bơm nước 1,5 kw. Công suất dàn ngưng tụ được tính dư để khi dàn ngưng cũ bị hỏng sẽ không bị thiếu công suất ngưng. Một dàn ngưng tụ bay hơi SEAREE với công suất 150kw, 1 quạt 2,2 kw và 1 bơm 3,7 kw. Một dàn ngưng tụ bay hơi SEAREE với công suất 200kw, 1 quạt 2,2 kw và 1 bơm 3,7 kw. Dàn ngưng tụ bay hơi Nhật bản với công suất ngưng tụ 100 kw, với 1 quạt 1,5kw và một bơm làm mát 0,75 kw Hệ thống kho lạnh mới, máy đá cây 12 T/ngày mới và máy đá cây hiện có 15T/ngày. Kho lạnh mới 135 MT 21,4m x 6,7m x 4m, 2 phòng cùng với 1 hành lang. Các dàn lạnh sẵn có cho kho lạnh, Máy nén 2 cấp mới Q0= 40kw – 32/36 cho kho lạnh mới. Máy đá cây 12 T/ngày. Máy nén Mycom hiện có N6WA –1200 động cơ 45kw, Q0= 96kw, SST = -150C và STD 360C cho xưởng đá cây 12 T/ngày. Xưởng đá cây 15T/ngày, máy khuấy 5,5 kw. Máy nén một cấp Mycom N8WA – 1200 với động cơ 45 kw. Một dàn ngưng tụ bay hơi mới với công suất ngưng tụ 420 kw, với 1 quạt 11kw, một bơm nước 1,5 kw. Lợi ích kinh tế, sau khi tính toán kinh tế đối với các giải pháp trên thì một năm công ty sẽ tiết kiệm được 34 860 USD /năm. Sau khi nâng cấp các thiết bị làm lạnh của công ty cũng như nhà xưởng và đặc biệt là công ty cho xây dựng thêm xưởng mới để chế biến mực ăn liền. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất có một số chỗ không đúng so với dự kiến ban đầu;… tử đông tiếp xúc 1000kg/nẻ đã chạy và thời gian cấp đông hiện nay là 4h đến 4h30/mẻ dài hơn rất nhiều so với thời gian cấp đông trong hợp đồng là 2h30/mẻ………vv.. Trong năm qua, được sự cố vấn của các chuyên gia của dự án Seaqip, công ty đã cho lắp đặt một số thiết bị nhằm tiết kiệm điện: Cụm làm lạnh nước công suất 2m3/hr. Thay hệ thống bình tràn dịch của tủ đông tiếp xúc bằng bơm dịch. Ngoài ra công ty còn có kế hoạch lắp đặt một số thiết bị khác; Hệ thống kiểm soất công suất dàn ngưng. Sẽ tiến hành mua sắm và lắp đặt cung với các hạng mục khác. Trị giá tổng cộng khoảng 2800 USD Lắp đặt cụm làm mềm nước hay bộ xử lý cáu cặn bằng từ tính ( nước cứng sẽ dẫn đến bám cao rất nhanh). Tổng chi phí ước tính 4 000 USD. Làm lạnh nước 8m3/hr 100C cho 4 máy đá vẩy tổng cộng 75 T/ngày. Gýa trị ước tính 16 000 USD. Dàn ngưng tiết kiệm điện cho bể đá cây: bể đá cây 25T/ngày mới sẽ được lắp dàn ngưng tụ bay hơi loại tiết kiệm điện. Chi phí mua dàn thường 19000 USD, còn dàn tiết kiệm điện khoảng 24 000 USD. Bên cạnh nhưng giải pháp mang tính kỹ thuật, công ty cũng đã áp dụng các biện pháp giảm tiêu thụ điện năng bằng các phương pháp quản lý: Chỉ bật điều hoà khi cần thiết. Thời gian chạy tủ đông thường vào đêm. Qui hoạch lại điện ánh sáng. Bố trí ra đá cây hợp lý. Một số giải pháp năng lượng cho xưởng chế biến mới Xưởng chế biến mới của công ty chủ yếu là làm mực sạch ăn liền, các quá trình chế biến đều thực hiện, thủ công. Lượng điện tiêu tốn tại đây chỉ dùng cho máy đá vẩy 10T/ngày, điện chiếu sáng và điện dùng cho cấp đông. Qua quá trình khảo sát, em thấy các thiết bị ở đây phần lớn là thiết bị mới, các hệ thống bảo ôn hoạt động tốt, Nhiệt độ tủ đông gió khi bắt đầu chạy là âm 120C sau khi chạy được 12 tiếng là âm 400C. Đồng thời các biện pháp quản lý áp dụng SXSH cho mặt hàng tôm đều được áp dụng cho mặt hàng này. Do đó viêc thất thoát năng lượng ra ngoài là rất ít Nhiệt độ tủ đông gió khi bắt đầu chạy là âm 120C sau khi chạy được 12 tiếng là âm 400C. Nguyên nhân của việc thất thoát năng lượng đó là Cách vận hành tại tủ cấp đông: và đây cũng là nguyên nhân chính định mức tiêu thụ điện của công ty thường tăng khi sản xuất mực ăn liền. Do yêu cầu của mặt hàng khi bắt đầu cấp đông, tủ phải hoạt động cho đến khi miếng xốp cuối cùng ra đông thì mới được tắt tủ. Thời gian cấp đông thực tế là 7 tiếng trong khi các sản phẩm khác chi là 4- 5 tiếng Một nguyên nhân khác làm lượng điện tăng đó là máy đá vảy trong xưởng chế biến chỉ hoạt động được khoảng 80% công suất thực tế. Qua thực tế sản xuất và những gì quan sát tại công ty, để có thể giảm được lượng điện tiêu tốn tại phân xưởng chế biến mới, công ty có thể áp dụng các giải pháp sau; Nếu máy đá vảy 10T/ngày đạt công suất quá thấp thì nên mua đá đá vảy 15T/ngày thay vào và dùng máy đá vảy 10T thay cho máy đá 5 T hiện chỉ đạt 3,6T/ngày và rất hay hỏng. Tuy nhiên nếu có lắp thì nên chạy thử trước khi lắp. Nghiên cứu tính khả thi để mua tủ cấp đông tạm thời (nhỏ) để cấp đông cho sản phẩm ăn liền trong khi chờ đầy tủ cấp đông to , tránh tình trạng tủ cấp đông to chỉ cấp đông cho một vài khay xốp trong quá trình sản xuất. Chương 4 Đề xuất các giải pháp quản lý tổng thể về chất lượng sản phẩm và quản lý môi trường Những năm gần đây, ngành Thuỷ sản Việt Nam đã phát triển trên nhiều phương diện, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã có những phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Để có được những kết quả đó, vai trò hoạt động quản lý chất lượng an toàn vệ sinh có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết hàng rào kỹ thuật, tăng uy tín và vị thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Từ những năm 1990, của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiếp cận với phương thức kiểm soát mới, đổi mới phương thức quản lý nhà nước về chất lượng thuỷ sản: Từ quản lý chất lượng sản phẩm sang quản lý điều kiện của quá trình hình thành và đảm bảo chất lượng. Từ kiểm tra chất lượng thành phẩm sang kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất. Hiện nay hầu hết các nước xuất khẩu thuỷ sản áp dụng phương pháp kiểm soát chất lượng thuỷ sản theo phương thức phân tích các mối liên quan như vật lý, hoá học, xác định các mối nguy lớn và kiểm soát các mối nguy đó ( kiểm soát chất lượng thuỷ sản theo HACCP). Các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật đã có quy định cho hàng thuỷ sản, trong đó việc kiểm soát chất lượng theo HACCP đã trở thành điều khoản bắt buộc đối với các mặt hàng thuỷ sản. Bên cạnh việc áp dụng HACCP vào trong quá trình sản xuất, thì hệ thống quản lý môi trường ( HTQLMT_EMS ) cũng đã được các doanh nghiệp thực hiện tuỳ vào qui mô của mình. Việc thực hiện HTQLMT không những giúp cho doanh nghiệp đạt được những chứng chỉ về môi trường mà còn có thể định hướng được trong tương lai để có thể hoạt động tốt hơn. 4.1. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm HACCP Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất có thể bằng cách nâng cao ý thức của toàn thể công nhân và cán bộ tham gia sản xuất. Công cụ hữu hiệu để kiểm soát là chọn lựa chính xác các điểm kiểm soát tới hạn bằng cách tiếp cận HACCP. HACCP là hệ thống quản lý nhằm đảm bảo tính an toàn của sản phẩm: Là hệ thống kiểm soát mang tính phòng ngừa cho tất cả các sản phẩm và quá trình cụ thể. Là các thực tế thực hành được xác định rõ ràng nhằm phòng chống các nguy hiểm xảy ra. Là các thủ tục quan trắc và kiểm toán các thực tế thực hành. Đảm bảo hiệu quả kinh tế cho chất lượng sản phẩm. Những lợi ích khi các doanh nghiệp áp dụng hệ thống HACCP bao gồm: Giúp nhà sản xuất phẩn ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn/chất lượng thuỷ sản. Tăng cường niềm tin của người tiêu thụ. Là công cụ tối ưu kiểm soát an toàn thuỷ sản, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Chi phí thấp, hiệu quả cao ( bởi chi phí phòng ngừa bao giờ cũng thấp hơn chi phí sửa chữa ). Mục đích của HACCP là phòng tránh được các vấn đề về an toàn thuỷ sản trước khi chúng xảy ra. Các yếu tố chính trong việc thực hiện HACCP bao gồm: Phân tích các mối nguy. Nhận biết các điểm kiểm soát tới hạn (CCP). Giới hạn tới hạn cho biện pháp phòng ngừa. Các quy trình giám sát các CCP. Hành động sửa chữa khi giới hạn tới hạn bị vượt quá. Hệ thống lưu trữ hồ sơ hiệu quả. Các thủ tục thẩm tra hệ thống đang hoạt động. Để có thể áp dụng qui trình HACCP, công ty cần đạt được một số điều kiện về: Nhà xưởng ( thiết kế, bố trí, kết cấu….vvv). Thiết bị và dụng cụ chế biến ( sản xuất, vệ sinh, xử lý chất thải, giám sát chất lượng …vv Nguồn nhân lực ( lãnh đạo, đội ngũ kỹ thuật, công nhân ) Để hỗ trợ việc thực hiện HACCP, cần có sự hỗ trỡ của các quy phạm GMP và SSOP Xây dựng các quy trình sản xuất tốt GMP. Xây dựng các quy phạm vệ sinh SSOP. GMP SSOP HACCP Hình IV.1_Mối quan hệ HACCP, GMP và SSOP GMP - Quy phạm sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices_GMP): là quy phạm quy định các biện pháp thao tác thực hành cần tuân thủ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng. Phạm vi của GMP: GMP giúp kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. GMP được xây dựng và áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể hay nhóm sản phẩm cụ thể. Để xây dựng chương trình GMP cần có: Các quy định luật lệ hiện hành. Các tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật. Yêu cầu của các nước nhập khẩu. Yêu cầu kỹ thuật của khách hành. Các thông tin khoa học mới. Phản hồi từ khách hàng. Kinh nghiệm thực tế. Thực nghiệm. Chương trình GMP được xây dựng dựa trên qui trình sản xuất của từng mặt hàng (hay nhóm mặt hàng ) cụ thể, từ tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. Chương trình GMP của một mặt hàng là tập hợp của nhiều quy phạm . Có thể xây dựng một hay nhiều qui phạm cho một công đoạn sản xuất và có thể xây dựng một qui phạm cho nhiều công đoạn. SSOP – quy phạm vệ sinh (Sanitation Standard operating Procedues_SSOP): Là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại xí nghiệp Quy phạm vệ sinh SSOP: Giúp thực hiện mục tiêu duy trì các GMP. Giảm số lượng các điểm kiểm soát tới hạn trong kế hoạch HACCP. Tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP. Cần thiết ngay cả khi không có chương trình HACCP. Nhà sản xuất phải kiểm soát đầy đủ các lĩnh vực đảm bảo an toàn vệ sinh. Có thể thiếp lập nhiều quy hoạch cho một lĩnh vực hay một quy phạm cho nhiều lĩnh vực Phân biệt GMP& SSOP: - GMP: Qui định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố gây nhiễm xâm nhập vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. - SSOP: là các qui phạm dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP Với những thuận lợi nhìn thấy khi áp dụng hệ thống HACCP, hiện nay, cả nước đã có hơn 150 doanh nghiệp áp dụng HACCP, GMP, SSOP, 61 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU ( chiếm trên 20% số doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản quy mô công nghiệp), 125 doanh nghiệp được công nhận chương trình HACCP xuât khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Kết quả này không chỉ mở rộng quy mô xuất khẩu sang hai thị trường lớn như EU và Mỹ mà còn đưa Việt Nam ở vào vị trí cạnh tranh hết sức thuận lợi trên thị trường thuỷ sản thế giới. 4.2. THực hiện hACCP tại Công ty 4.2.1. áp dụng hệ thống HACCP của Công ty đối với mặt hàng mực ăn liền Với yêu cầu khá cao của khách hàng đối với mặt hằng mực ăn liền, Công ty đã áp dụng hệ thống HACCP vào trong quá trình sản xuất. Công ty đã xây một xưởng mới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vệ sinh của loại mặt hàng ăn liền. Trong quá trình sản xuất mặt hàng này, công ty đều áp dụng các quy phạm sản xuất (GMP) và quy phạm vệ sinh ( SSOP ) của mặt hàng này vào trong quy trình sản xuất. Bảng 4.1_Phân tích mối nguy và tổng hợp xác định CCP đối với mặt hàng mực ăn liền Công đoạn chế biến Xác định các mối nguy tiềm ẩn Mối nguy có ý nghĩa đáng kể về an toàn Nhận xét phân tích đánh giá cho quyết địn ở cột 3 Biện pháp phòng nào có thể áp dụng để khống chế mối nguy 1 2 3 4 5 Tiếp nhận nguyên liệu -Sinh học + VSV hiện hữu: kí sinh trùng. + VSV lây nhiễm. + VSV phát triển. Có Không Không -Có sẵn trong bản thân nguyên liệu. - Đã được kiểm soát SSOP. - Đã được kiểm soát GMP -Được loại bỏ ở công đoạn chế bíên sau - Vật lý: mảnh kim loại cát sạn Có - Mảnh kim loại, cát, sạn có thể nhiễm vào nguyên liệu từ môi trường khai thác, khi đánh bắt trong quá trình bảo quản và vận chuyển về Công ty - Kiểm soát và loại bỏ ở các công đoạn chế biến tiếp theo - Hoá học: không Bảo quản nguyên liệu - Sinh học + VSV lây nhiễm. + VSV phát triển. Không Không - Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP. - Kiểm soát hữu hiệu bởi GMP - Vật lý: không - Hoá học: không Sơ chế nguyên liệu - Sinh học + VSV lây nhiễm. + VSV phát triển. Không Không - Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP. - Kiểm soát hữu hiệu bởi GMP - Vật lý: không - Hoá học: không Xử lý tinh - Sinh học + VSV lây nhiễm. + VSV phát triển. Không Không - Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP. - Kiểm soát hữu hiệu bởi GMP - Vật lý: không - Hoá học: không Phân cỡ, hạng, cân, xếp - Sinh học + VSV lây nhiễm. + VSV phát triển. Không Không - Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP. - Kiểm soát hữu hiệu bởi GMP - Vật lý: không - Hoá học: không Cấp đông, ra đông - Sinh học + VSV lây nhiễm. Không - Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP. - Vật lý: không - Hoá học: không Bao gói PE, bao gói carton, bảo quản thành phẩm - Sinh học + VSV lây nhiễm. Không - Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP - Vật lý: không - Hoá học: không 4.2.2. Lồng ghép SXSH kết hợp HACCP đối với quy trình sản xuất mặt hàng mực ăn liền. Việc áp dụng các quy phạm sản xuất và quy phạm vệ sinh vào trong quá trình sản xuất mặt hàng mới đã đảm bảo cho công ty một cách tuyệt đối về mặt vệ sinh đối với sản phẩm này. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là cứ khi nào công ty sản xuất mặt hàng này thì lượng nước, đá, cùng các loại hoá chất dùng cho quá trình sản xuất đều tăng một một cách đột biến, đặc biệt là nước và đá. Nguyên nhân là do qua công ty chú trọng đến yêu cầu vệ sinh và với sự kiểm duyệt khắt khe của khách hàng, nên công nhân trong quá trình chế biến và vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ đều dùng dư lương nước yêu cầu hay dùng quá nhiều hoá chất đăc biệt là trong quá trình vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, còn một nguyên nhân nữa là trong phân xưởng này chưa có các máy định mức nồng độ hoá chất phải dùng, công nhân khi chế biến hay sử dụng hoá chất chủ yếu do kinh nghiệm. Do là mặt hàng mới nên công ty vẫn chưa thực hiện được viêc nghiên cứu SXSH đối với mặt hàng này, mà hầu hết đều áp dụng SXSH từ bên sản xuất tôm A2( công ty thực hiện trước đây) cho một số công đoạn hay trong quá trình thiêt kể nhà xưởng (cống…) Vì vậy một vấn đề bức xúc của công ty hiện nay là làm sao thực hiện được SXSH cho mặt hàng này nhằm giảm được lượng nước, đá… , đồng thời vẫn giữ được các tiêu chuẩn vệ sinh của sản phẩm. Ta có thể thực hiện SXSH kết hợp HACCP đối với mặt hàng này như sau: Kiểm toán SXSH theo phương pháp luận Desire, đến nhiệm vụ 7 khi xác định nguyên nhân dòng thải thì xem lại quy trình sản xuất dựa trên GMP và rà soát lại trong thực tế sản xuất từ đó phân tích nguyên nhân phát thải. Đề xuất các cơ hội SXSH. Phân tích, kiểm tra các cơ hội đó tuân thủ GMP/SSOP. Phân tích tính khả thi. Kỹ thuật, kinh tế, môi trường. Tác động tới chất lượng sản phẩm HACCP/SSOP. Các cơ hội SXSH đưa ra đáp ứng các tiêu chuẩn của HACCP thì lập GMP và SSOP mới , nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn đó thì giữ nguyên GMP và SSOP, tìm các cơ hội khác. Mô hình lồng ghép SXSH với HACCP sẽ được trình bày trong Hình 4.1 Không thoả mãn Thoả mãn Cân bằng vật chất Phân tích nguyên nhân (có xem xét lý do của GMP và SSOP) Đề xuất các cơ hội SXSH Cơ hội SXSH có thoả mãn GMP/SSOP Thử nghiệm Điều chỉnh GMP/SSOP Ra văn bản quyết định Loại Tìm các cơ hội khác Hình 4.2.Mô hình lồng ghép SXSH /HACCP Dựa trên các cơ hội SXSH đề xuất, chúng ta nên lựa chọn trọng tâm những cơ hội nào có thể và cần giải quyết trước, như quy trình chế biến mặt hàng này công ty đang quan tâm đến việc giảm lượng nước và đá sử dụng, rồi từ đó áp dụng từ từ từng giải pháp một, sau đó mỗi lần kiểm tra xem sản phẩm có đạt các tiêu chuẩn về vi sinh, nếu được thì chỉnh lại GMP và SSOP của mặt hàng mực ăn liền, còn nếu các tiêu chuẩn vi sinh không đạt yêu cầu thì chúng ta lại phải tìm các cơ hội SXSH khác hay điều chỉnh lại các cơ hội vừa thực hiện ( giảm đi). 4.3. Hệ thống quản lý môi trường Hệ thống quản lý môi trường là một hệ thống gồm các bộ phận tương tác: Chính sách về môi trường. Lập kế hoạch. Thực hiện và vận hành. Kiểm tra và khắc phục. Xem xét, đánh gía của ban lãnh đạo. với mục đích quản lý các hoạt động có hay có thể có tác động tới môi trường. Để xây dựng hệ thống quản lý môi trường, các doanh nghiệp phải thực hiện các bước sau: Chính sách về môi trường. Lập kế hoạch. Kiểm điểm lại môi trường ban đầu. Các khía cạnh môi trường. Các yêu cầu về pháp lý và các yêu cầu khác. Mục tiêu và mục đích. Chương trình môi trừơng. Thực hiện. Cơ cấu và trách nhiệm. Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực. Thông tin. Văn bản hoá. Kiểm soát tài liệu. Kiểm soát thực hiện. Chuẩn bị và đối phó với trường hợp khẩn cấp. Kiểm tra và khắc phục. Giám sát và đo đạc. Hoạt động không tuân thủ tiêu chuẩn và biện pháp khắc phục. Biên bản. Kiểm toán EMS. Xem xét của ban lãnh đạo Hình 4.2_Mô hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường Xem xét của ban lãnh đạo Lập kế hoạch Kiểm tra và khắc phục Triển khai và vận hành Chính sách môi trường Việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp ích cho doanh nghiệp: 1. Đối với môi trường: Giảm các tác động môi trường. Giảm rủi ro môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố. Liên tục cải thiện tình trạng môi trường. 2. Đối với người làm việc: Môi trường làm việc an toàn hơn. Hiểu rõ ràng hơn về các nguy hại cho sức khoẻ. Động lực làm việc được tăng cường. 3. Đối với công ty: Hình ảnh tốt đẹp hơn. Có tiếp cận hệ thống tới các hoạt động môi trường. Giảm rủi ro về không tuân thủ luật định và các trách nhiệm pháp lý. Tiết kiệm chi phí thông qua cải thiện hiệu suất. 4.4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho công ty Để thực hiện việc quản lý môi trường tại Công ty một cách hiệu quả, chúng ta phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường phù hợp với nguồn lực và năng lực của công ty. Qua khảo sát các số liệu sản xuất, trang thiết bị, cơ sở vật chất của công ty thì chúng ta nên áp dụng cách xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ( hệ thống quản lý môi trường đơn giản) đối với công ty. Cam kết của lãnh đạo Thành lập tổ chức / họp khởi đầu Phát triển và thực thi hệ thống quản lý môi trường đơn giản Hình. 4.3. Quy trình chung của việc thực hiện hệ thống quản lý đơn giản Để xây dựng đội ngũ giám sát và thực hiện hệ thống quản lý môi trường của Công ty, chúng ta kết hợp từ đội SXSH sẵn có của công ty. Việc kết hợp này sẽ làm cho việc thực hiện hệ thống quản lý của công ty sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, vì các thành viên trong đội SXSH của công ty chính là các tổ trưởng, các công nhân của các phân xưởng trong công ty, chính họ là những người trực tiếp sản xuất vì vậy mà cách tiếp cận và việc thực hiện của họ sẽ dễ dàng hơn, đồng thời việc kết hợp đó sẽ làm cho các giải pháp về môi trường của công ty được thực hiện một cách có hệ thống. Việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường sẽ do các thành viên trong đội SXSH thực hiện và được trình bày trong Hình IV.5 . Hình 4.4.Mô hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường đơn giản Đánh giá sơ bộ tác động môi trường Báo cáo ( sổ tay môi trường) Chính sách Quản lý đánh giá môi trường Các chỉ số Ưu tiên Môi trường các kế hoạch hành động Đánh giá phân tích Giám sát 1.Đánh giá sơ bộ về thực trạng môi trường. Liệt kê các tác động đến môi trường ( đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất và hoạt động của công ty _ dựa vào sơ đồ dòng thải trong SXSH) . Phương thức: liệt kê/ báo cáo đầu vào đầu ra trong 1 năm ( dựa vào ghi chép số liệu sản xuất để làm SXSH hàng ngày của các đội sản xuất). Báo cáo: tác động của công ty đối với môi trường, chính sách môi trường của công ty, hệ thống quản lý môi trường của công ty, yêu cầu theo pháp luật và các yêu cầu khác. 2.Xây dựng các chính sách môi trường. Xây dựng các chính sách môi trường dễ hiểu, thể hiện quyết tâm và phấn đấu đạt môi trường. Nôi dung phải thể hiện mối quan tâm đến: khách hàng, cộng đồng dân cư xung quanh…….ví dụ như: áp dụng công nghệ SXSH phù hợp với khả năng kinh tế và kỹ thuật hiện có của công ty. Cập nhật thông tin và luôn tuân thủ các quy định về môi trường của pháp luật Việt Nam. Thông báo cho các cơ quan ban ngành liên quan về việc thực hiện quản lý môi trường tại công ty. 3.Đánh giá và xếp loại các ưu tiên về tác động MT: Tác động nghiêm trọng –đề xuất các chương trình cải thiện MT. Tác động do công tác quản lý yếu - đề xuất công tác giám sát. Tác động liên quan tới các môi nguy an toàn – triển khai các biện pháp khẩn cấp. Tác động nhỏ - để mắt tới. Các tác động nào ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm thì phải cho rà lại cách thực hiện HACCP trong qúa trình sản xuất. 4.Xây dựng mục tiêu và các kế hoạch hành động liên quan tới tác động lớn. Mục tiêu phải đo lường được trước. Kết hợp các cơ hội khả thi tính được trong SXSH: giảm lượng nước, đá trong quá trình sản xuất. 5.Phân tích chi tiết về tác động với môi trường Dựa trên thực tế sản xuất, từ các tính toán thất thoát trên dây chuyền chi tiết khi thực hiện SXSH xác định nơi nào trong dây chuyền là địa điểm phát sinh tác động môi trường. 6.Xác định và quản lý chương trình / dự án cải thiện môi trường. Kết hợp với Seaqip thực hiện hệ thống quản lý môi trường tại công ty. 7.Giám sát. Kết hợp với các số liệu của đội SXSH ghi lại sau mỗi ca sản xuất. 8.Đánh giá việc quản lý. Việc đánh giá dựa trên những kiến nghị của địa phương, các công ty bạn, hay từ các khách hàng. Việc quản lý còn được đánh giá từ cơ quan chủ quản, từ các chuyên gia môi trường của dự án Seaqip. Việc tiếp cận và thực hiện hệ thống quản lý môi trường phù hợp, sẽ giúp cho công ty: Lựa chọn đúng hạng mục cần ưu tiên và quyết định đúng về việc cải thiện môi trường. Khởi đầu nhanh chóng và dễ dàng thúc đẩy cải thiện môi trường có mức cao hơn. Kết luận Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, ngành thuỷ sản không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng xét trên khía cạnh kinh tế đồng thời thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết được nhu cầu bức thiết của xã hội đó là việc làm. Xét một cách toàn diện trên quan điểm phát triển bền vững, chúng ta không thể chỉ nhắc đến hai lợi ích kinh tế và xã hội mà cần lồng nghép và đánh giá cả vấn đề môi trường của ngành thuỷ sản. Tính chất đặc thù của nghành thuỷ sản là sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu do đó khía cạnh môi trường hết sức quan trọng trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cán bộ công nhân viên mà còn ảnh hưởng to lớn đến việc được cấp cota xuất khẩu; chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường…khi thâm nhập vào các thị trường tiềm năng. Những năm trước đây, hầu hết các nhà máy của chúng ta chỉ xử lý các loại rác thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn ) khi chúng đã được thải ra ( xử lý cuối đường ống ), việc xử lý như vậy sẽ bị thụ động và tốn nhiều tiền để xử lý có khi lại xử lý chưa không triệt để. Hiện nay đã có một số nhà máy thuỷ sản nước ta áp dụng SXSH vào trong quá trình sản xuất, đây là phương pháp mang tính phòng ngừa, chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, ngoài ra SXSH sẽ làm giảm thất thoất nguyên liệu trong quá trình sản xuất và sẽ làm giảm chi phí trong quá trình sản xuất ( đây là một điều hết sức quan trọng với các doanh ngiệp ). Trong thời gian 5 tháng làm đồ án tốt nghiệp, sau khi đi tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh, tham khảo nhiều tài liệu, cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp “ Kiểm toán giảm thiểu chất thải và đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng và môi trường cho Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh”. Kết quả là em đã tìm được ra các cơ hội SXSH, đồng thời cũng tính toán sơ bộ và tính khả thi của các cơ hội đó khi thực hiện, ngoài ra trong khuôn khổ của đồ án còn có sự lồng ghép của SXSH với HACCP và hệ thống quản lý môi trường qui mô thích hợp với Công ty. Tuy nhiên những cơ hội, những tính toán sơ bộ, và các mô hình quản lý đó chưa có sự kiểm nghiệm thực tế, đồ án này dù sao cũng mang tính định hướng, nhằm giúp sinh viên ra trường có được những kiến thức vượt ra khỏi lý thuyết đơn thuần để chuẩn bị bước vào thực tế, đồng thời cũng giúp cho sinh viên có được một nhãn quan nhất định nào đó về công nghệ hiện tại cũng như trong tương lai, vì vậy mà nhiều chỗ chỉ mang tính lý thuyết và còn thiếu sót. Trong khuôn khổ của đồ án này, em hy vọng phần nào có thể giúp đỡ được Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh trong quá trình thực hiện SXSH tại phân xưởng mới, đồng thời giúp ích cho quá trình làm việc của em về sau. Tài liệu tham khảo Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại – Thuỷ sản Việt Nam phát triển và hội nhập – NXB Chính trị Quốc gia,2003. Vũ Thị Kim Ninh – Phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản khô và chín – NXB Nông nghiệp, 1987. Tạp chí Thuỷ sản – Các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuỷ sản – 1987. Tuyển tập báo cáo khoa học – Hội thảo khoa học về môi trường và phát triển nuôi trồng thuỷ sản – NXB Hải Phòng, 1995. Bộ Thuỷ sản – Tiêu chuẩn ngành Thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 2000. Bộ Thuỷ sản – Các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 1996. Trịnh Hồng Hà (dịch ) – Hướng dẫn VS trong CN chế biến thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 2001. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Sự cần thiết phải đào tạo về kiểm tra và đảm bảo chất lượng thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 2000. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Vệ sinh trong các XN chế biến thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 1999. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Hướng dẫn kiểm soát các nguy hại trong chế biến thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 2000. Dự án công nghệ sau thu hoạch thuỷ sản ASEAN _CANADA– Nhập môn HACCP cho các nhà chế biến thuỷ sản - NXB Nông nghiệp, 2000. Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội – Báo cáo kết quả nghiên cứu các yếu tố điều kiện lao động, an toàn – vệ sinh lao động, sứckhoẻ, bệnh có liên quan đến nghề nghiệp của người lao động làm việc trong Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh, kiến nghị một số giải pháp cải thiện, 10/2001. DANIDA _ SEAQIP – Kiểm toán năng lượng Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Quảng Ninh, 10/2002. DANIDA _ SEAQIP - Đào tạo thực hành Sản xuất sạch hơn trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản, 10/2003. Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thuỷ sản_ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Xử lý nước thải trong công nghiệp thuỷ sản – NXB Nông Nghiệp UNEP – Cleaner production assessment in fish processing , 1998. http:\\www.nea.gov.vn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoanthien do an tot nghiep.doc
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhiem vu thiet ke.doc
  • docphu luc.doc
  • docBangngang.doc
  • docbia lot.doc
Tài liệu liên quan