I) Lời giới thiệu.
Chúng ta đã đi những bước đầu tiên trên con đường tiến tới nền kinh tế thị trưòng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cứ mỗi tiến nên, chúng ta lại gặp những vấn đề mới mẻ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý tài chính đối với cả nhà nước lẫn doanh nghiệp. Qua giai đoạn khởi động, nền kinh tế đã đến lúc “ Nâng cấp trình độ quản lý tài chính nhằm mở đường cho kinh tế thị trường nước ta phát triển theo cả bề rộng và bề sâu “. Một trong những công cụ chủ yếu để làm việc đó là
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kiểm toán độc lập ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác kiểm toán trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Kiểm toán luôn đi kèm và là sự tiếp lối với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin thì kiểm toán chính là cái quan trọng hơn là để qua đó hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Trên thế giới đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì hoạt động kiểm toán được quan tâm sử dụng và phát triển mạnh mẽ. Hoà nhập vào nền kinh tế thị trường quốc tế, Việt nam cũng đã hình thành và từng bước phát triển hệ thống kiểm toán độc lập.Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với chúng ta vì thế nó đã thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều người.
Ơ bài viết này em xin trình bày về vấn đề: Kiểm toán độc lập ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán.
I. Tổng quan về kiểm toán độc lập
1. Kiểm toán độc lập là gì?
Kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Kiểm toán độc lập là hoạt động tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán. Theo đinh nghĩa của liên đoàn kế toán quốc tế IFAC thì kiểm toán độc lập là quá trình kiểm tra các số liệu tài liệu của doanh nghiệp do các kiểm toán viên độc lập thực hiện để xác nhận tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính và cung cấp kết quả kiểm toán cho những người trả phí kiểm toán. Để đảm bảo tính độc lập khách quan, kiểm toán độc lập thường được tổ chức thành các công ty cổ phần, chi nhánh hoặc văn phòng kiểm toán và các kiểm toán viên độc lập. Các kiểm toán viên độc lập là đội ngũ hành nghề chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, phải trải qua các cuộc thi tuyển quốc gia và phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định về bằng cấp và kinh nghiệm. ở Việt nam, quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân( Ban hành theo nghị định số 07-CP 29/1/1994củachính phủ) đã ghi rõ: “ Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội (gọi tắt là các đơn vị kế toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”
Ii. những vấn đề còn tồn tại
Khung pháp lý.
Măc dù hiện nay,Việt Nam đã có qui chế về Kiểm toán độc lập,nó vẫn chưa xây dựng xong các chuẩn mực kế toán- kiểm toán tiến gần đến chuẩn mực quốc tế vì thế nhiều công ty kiểm toán độc lập phải vận dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế dù rằng biết rõ có nhiều điểm không phù hợp với khung cảnh nền kinh tế Việt nam đang trong giai đoạn chuyển đổi. Từ đó dẫn đến những hệ quả khác nhau chẳng hạn như:
- Việc đánh giá chất lượng của một báo cáo kiểm toán còn thiếu căn cứ chung để làm thước đo
Hoạt động kiểm toán chưa được chuẩn hoá
Khi có tranh chấp nổ ra, chúng ta cũng chưa có đến cơ sở giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên
Cũng chính vì thiếu một hệ thống chuẩn mực này cho nên quan diểm của các kiểm toán viên so với quan điểm của cơ quan thuế vụ vẫn còn nhiều khoảng cách. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài ngạc nhiên vì sao các báo cáo kết quả kiểm toán ít được cơ quan thuế thừa nhận dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng kiểm toán
Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý đó là tư cách pháp lý của các công ty kiểm toán độc lập.
-Có nhiều công ty kiểm toán độc lập Việt nam thuộc loại hình doanh nghiệp, có cơ quan chủ quản là bộ tài chính đã khiến cho rất nhiều người băn khoăn, nghi ngờ về tính độc lập của những công ty này
Đến nay, theo các đạo luật về loại hình doanh nghiệp Việt nam thì hầu hết các công ty kiểm toán độc lập ỏ Việt nam đều thuộc loại công ty trách nhiệm hữu hạn. Kể cả các công ty kiểm toán độc lập ở nước ngoài đang thuộc loại công ty hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn nhưng khi vào Việt nam, theo luật đầu tư nước ngoài lại được thành lập doanh nghiệp theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này nếu cứ tiếp tục sẽ khiến cho những người sử dụng báo cáo kết quả kiểm toán nghi ngờ về khả năng bồi thường của công ty khi có sự cố xảy ra
Việc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt nam đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên nói riêng trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán còn có nhiều bất cập nảy sinh:
Quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện chế độ kế toán hiện hành của Việt nam, nếu có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán khác phải được bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản. Như vậy khó cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các đơn vị hợp tác kinh doanh vì nếu áp dụng chế độ kế toán Việt nam sẽ gặp bất cập so với chế độ kế toán tại nước ngoài yêu cầu .tính đặc thù ở các tài khoản ,các báo cáo định kì ,chứng từ gốc trong khi pháp lệnh kế toán thống kê đang có hiệu lực ,không cho phép tồn tại hai hệ thông kế toán khó đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Từ đó đặt ra vấn đề là mức độ áp dụng pháp lí của các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Hiện nay các tiêu chuẩn của kiểm toán đang thu hút được nhiều nhà quản lí .ở Việt nam bên cạnh những công ty kiểm toán độc lập trong nước bộ tài chính đã cho phép một số công ty kiểm toán nước ngoài hoạt động nhưng vì có những bất cập về kế toán và kiểm toán nên báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài và liên doanh được công ty kiểm toán nước ngoài không được bộ tài chính Việt nam thừa nhận .đối phó với tình hình một số doanh nghiệp đã mời hai công ty kiểm toán một của Việt nam một của nước ngoài hai công ty này kiểm toán và xác nhận báo cáo tài chính ,tuy nhiên đó không phải là một giải pháp tối ưu
2- Về phía các tổ chức kiểm toán độc lập trong nước cho thấy
a.Do thiếu hiểu biết về quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường thiếu những chuyên gia có liên quan cho nên các tổ chức kiểm toán chưa mạnh dạn các dịch vụ tư vấn quản trị là điều mà các nhà quản lí quan tâm .Ơ các nước mà hoạt động kiểm toán trở thành quen thuộc người ta coi nghề kiểm toán ngang hàng với nghề luật sư và nghề thầy thuốc. Đối với kiểm toán viên thông qua hoạt động kiểm toán họ phải chuẩn đoán được "sức khoẻ" của doanh nghiệp từ đó đề xuất các dịch vụ tư vấn có giá tri giúp cho doanh nghiệp nếu đã " khoẻ " lại càng "khoẻ" nếu có "bệnh" thì đưa ra các giải pháp hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hữu hiệu
b- Xét về khía cạnh con người
Về số lượng đội ngũ cán bộ và chức danh kiểm toán viên còn thiếu trầm trọng so với nhu cầu công việc
Về chất lượng đội ngũ kiểm toán viên phần lớn chưa được bồi dưỡng cơ bản và bài bản về chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức liên quan.Mặc dù đã được đào tạo chính quy chuyên ngành về kế toán, tài chính và một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật khác , họ có kinh nghiệm vè công tac kế toán , tài chính ...Nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kiến thức về kiểm toán .Bởi vì kiểm toán là một hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự đào tạo chuyên môn nghiệp vụ , phong cách , kỹ năng , kỹ xảo thành thục trước khi thực thi nhiệm vụ
Một điểm nữa cần lưu ý đó là những tri thức ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong kiểm toán chưa được áp dụng . Hiẹn nay tại Việt nam cũng có rất nhiều công ty đa áp dụng hình thức kế toán máy nên đã giảm một khối lượng lớn công việc ghi chép, giữ sổ và lập báo cáo như trước đây. Tuy nhiên đội ngũ kiểm toán viên độc lập cũng chưa được đào tạo để thích ứng với yêu cầu kiểm toán trong môi trường máy vi tính
c- Vì đạo đức nghề nghiệp các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên không được tự quảng cáo công khai về mình dưới bất cứ hình thức nào nhưng không phải vì thề mà kiểm toán viên không được chủ động tiếp cận khách hàng tìm hiểu nhu cầu và đề xuất các dịch vụ thiết thực mang lại hiệu qủa cao cho khách hàng . Chính điều này cũng đã làm cho nhiều khách hàng chưa đến với các tổ chức kiểm toán Việt nam
3- Vì hoạt động kiểm toán ở nươc ta còn mới mẻ , kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp nên nhận thức của công chúng và những người quan tâm chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng công việc của kiểm toán cũng như vai trò của kiểm toán . Điều đó đã làm hạn chế đến sự phát triển của kiểm toán
- Trừ những đơn vị kế toán có sự tham gia quản lý của nước ngoài , hầu hết những người quản lý ở các đơn vị chưa hiẻu hết mục đích của hoạt động kiểm toán , chưa thấy được lợi ích thiết thực từ những tư vấn của kiểm toán viên .
- Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhà nước , công ty tư nhân , công ty cổ phần , chưa muốn tiết lộ những thông tin thực về hoạt động của doanh nghiệp mình cho người khác , trừ khi bị bắt buộc hoặc khi doanh nghiệp có sự cố
-Vì vâỵ mà khách hàng của các tổ chức kiểm toán Việt nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,liên doanh với nước ngoài , các tổ chức viện trợ hoặc tiếp nhận viện trợ ( là những tổ chức bị bắt buộc phải kiểm toán ), một số doanh nghiệp khác có sự cố tài chính ...
iII. một số giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
Dù ở phương diện xu thế phát triển , phương diện môi trường kiểm toán , môi trường quiản lý hay là nhu cầu tự thân thì việc nâng cao chất lượng kiểm toán đã nổi nên như một nhu cầu bức xúc , nếu không nói là đã trở thành một đòi hỏi khách quan , một sự thách thức có tầm quan trọng lớn trên con đường tự đổi mới và hoàn thiện hoạt động kiểm toán .
Muốn có chất lượng kiểm toán cần phải có những yếu tố đảm bảo :
1. Yếu tố về công cụ pháp lý , tức là các luật và các văn bản pháp quy phải đầy đủ , rõ ràng , dễ hiểu khi điều chỉnh các quan hệ kiểm toán và cả khi điều chỉnh các hoạt động của đối tượng kiểm toán
2-Phải xây dựng chuẩn mực kiểm toán được nghiên cứu công phu làm chỗ dựa hành nghề cho kiểm toán viên , làm thước đo đánh giá chất lượng kiểm toán . Chuẩn mực này phải là một hệ thống các tiêu chuẩn khoa học , khách quan , phù hợp với môi trường pháp lý và điều kiện quản lý của Việt nam , lại phù hợp với những chuẩn mực chung đã được quốc tế thừa nhận
3- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên
Với sự đòi hỏi của thực tế phải có một đội ngũ kiểm toán viên
Có đủ tư cách và trình độ chuyên môn cao , phù hợp với yêu cầu kiểm toán . Sự chính trực , lương tâm nghề nghiệp và trình độ am hiểu về luật pháp , về quản lý tài chính về nghiệp vụ kế toán và kiểm toán có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động của mỗi kiểm toán viên nói riêng cũng như của cả cuộc kiểm toán nói chung .
Thứ nhất : Thống nhất quan điểm về đào tạo đối tượng kiểm toán
Có ý kiến cho rằng trong các trường đại học tài chính kế toán , các trường kinh tế có thể hình thành chuyên ngành "đào tạo kiểm toán" có ý kiến khác lại cho rằng nghề kiểm toán không thể đào tạo cùng một lúc , song song với các chuyên ngành khác trong nhà trường , đối tượng đào tạo kiểm toán phải là giai đoạn nâng cao tiếp theo đối với những sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc đã trải qua chuyên ngành kế toán .Còn theo quan điểm của mình người viết nhgiêng về ý kiến thứ hai sở dĩ như vậy là vì đối với kiểm toán viên là rất cao họ không chỉ có phẩm chất đạo đức tốt mà họ còn phải có vốn kiến thức kinh tế xã hội chuyên môn nghiệp vụ pháp luật am hiẻu các thông lệ quốc tế và đặc biệt phải có vốn thực tế từng trải mới có thể độc lập xử lí được những tình huống phức tạp diễn ra trong hoạt động kiểm toán
Thứ hai:cần xây dựng mục tiêu trương trình đào tạo và bồi dưỡng thống nhất trong toàn quốc về bồi dưỡng và đào tạo kiểm toán viên .Để thực hiện được giải pháp này bộ tài chính có thể chủ trì thành lập hội đồng gồm các thành viên có liên quan
để biên soạn mục tiêu chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiểm toán viên thống nhất toàn quốc
Thứ ba:Sau khi có trương trình thống nhất chúng ta có thể cho phép "tự do hoá " việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kiểm toán .Xung quanh vấn đề này ,có ý kiến cho rằng nhà nước nên khống chế chỉ cho một số trường đại học được phép đào tạo cán bộ kiểm toán nhưng chúng tôi cho rằng như vậy sẽ làm giảm mức độ cạnh tranh mà nên để nhiều trường được phép đào tạo trong lĩnh vực này để tạo ra sự ganh đua giữa các trường cũng như giữa các sinh viên học chuyên ngành kiểm toán trong các trường đó
Thứ tư:Xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy học tập bao gồm các giáo trình lí thuyết các bài giảng thực tiễn các tình huống và quy trình kiểm toán các văn bản pháp luật...Đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ,bồi dưỡng ,đào tạo một đội ngũ giáo viên .Hơn nữa ,qua đào tạo các chuyên gia giảng dạy có thể tác động tới những sinh viên giỏi tham gia vào công tác kế toán kiểm toán
Thứ năm:Đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ đầu vào nhằm cả vào hai đối tượng: Chỉ lựa chọn cán bộ cũ có đủ điều kiện và thi tuyển kiểm toán viên từ những sinh viên ưu tú của các trường đại học để bồi dưỡng thành một lớp kiểm toán viên giỏi phù hợp với yêu cầu mới và có đủ khả năng đảm trách nhiệm vụ lâu dài
Thứ sáu:Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên giúp kiểm toán viên có cơ hội và điều kiện hội nhập với quiốc tế từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền kiểm toán phát triển như :Đức,Malayxia ,Nhật ,Anh....mối quan hệ quốc tế đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động kiểm toán
Tóm lại đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên là vấn đề quan trọng và bức bách của hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng . Muốn đào tạo đội ngũ kiểm toán viên có năng lực trí tụê hoạt động có hiệu quả thì phải có chiến lược và việc xây dựng tiềm lực cho công tác đào tạo và bồi dưỡng . Điều đó sẽ đóng góp vào sự phát triển của đội ngũ kiểm toán viên trong tương lai.
4. Thời gian –giá phí –chất lượng kiểm toán:
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm tương đối, biến đổi theo thời gian , không gian, theo sự phát triển của nhu cầu xã hội và sự biến đổi của khoa học kỹ thuật. Vậy chất lượng dịch vụ kiểm toán được đánh giá như thế nào ?”Chất lượng dịch vụ kiểm toán là mức độ thoả mãn mong muốn có được ý kiến xác đáng và đảm bảo bí mật về đối tượng kiểm toán của các đối tượng sử dụng thông tin được kiểm toán đồng thời thoả mãn ước muốn về những đóng góp của kiểm toán vẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kế toán tài chính theo chế độ chính sách Nhà nước của chủ thể sử dụng dịch vụ kiểm toán với thời gian định trước và mức giá phù hợp “.*(Theo định nghĩa của Ngô Đức Long :”Về chất lượng kiểm toán “tạp chí Kế toán số 14/98).
Từ khái niệm này chất lượng kiểm toán dược đánh giá thông qua 3 chỉ tiêu :
Chỉ tiêu 1 : Mức độ xác đáng của ý kiến nhận xét về đối tượng kiểm toán và đảm bảo tính bí mật thông tin.
Chỉ tiêu 2: Mức độ thoả mãn mong muốn về sự đóng góp của KTV cho chủ thể sử dụng dịch vụ kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kế toán tài chính theo đúng chế độ chính sách Nhà nước .
Chỉ tiêu 3: Đảm bảo đúng thời gian đã đề ra một cách hợp lý và giá phí phù hợp.
Giá phí và thời gian kiểm toán là một chỉ tiêu trong ba chỉ tiêu đánh giá chất lượng kiểm toán. Nó gắn liền với 2 chỉ tiêu còn lại , thể hiện sự chọn trong việc sử dụng vốn về quản lý chi phí của doanh nghiệp thực hiện kiểm toán.
Thời gian đủ cần thiết để đảm bảo thực hiện cuộc kiểm toán là khoảng thời gian không quá dài, làm tăng chi phí lao động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của tổ chức kiểm toán nhưng không thể quá ngắn chỉ để thực hiện một số bước công việc cần thiết nhằm đảm bảo cho ý kiến của mình, đồng thời phải kịp thời, phù hợp với yêu cầu về thời gian sử dụng các thông tin được kiểm toán. Thời gian tiến hành kiểm toán dài hay ngắn phụ thuộc giá phí mà khách hàng có thể trả và giá phí kiểm toán là yếu tố đầu tiên tác động đến đơn vị khách hàng lựa chọn mời công ty kiểm toán nào.?
Để nâng cao chất lương kiểm toán thì KTV và công ty kiểm toán phải đặt giá phí kiểm toán ở mức độ phù hợp với thu nhập của các doanh nghiệp Việt Nam trong một khoảng thời gian kiểm toán phù hợp.
5. Một số kinh nghiệm rút ra qua kiểm toán ở Việt Nam (của một số công ty kiểm toán ) nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính:
Đối với các nước khác , kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là bắt buộc nhưng ở Việt Nam do hoạt động kiểm toán còn mới mẻ cho nên Nhà nước chưa bắt buộc mọi doanh nghiệp phải được kiểm toán và do doanh nghiệp chưa hiểu kiểm toán là gì? , mặt khác, họ không muốn người thứ ba can thiệp vào tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong thực tế có những doanh nghiệp biết về công việc kiểm toán và hoạt động của các công ty kiểm toán qua các phương thức tiến hành kiểm tra hoạt động tài chính phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu của từng hợp đồng kiểm toán.
Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện kiểm toán ở Việt nam:
Trong công việc “Tìm hiểu khách hàng “: Đối với khách hàng thường xuyên sau mỗi cuộc kiểm toán công ty phải đánh giá và quan tâm đến những thay đổi trong kinh doanh của khách hàng và KTV phải bổ sung thêm thông tin vào hồ sơ thường trực. Đối với khách hàng mới chấp nhận mời kiểm toán thì trong giai đoạn tiếp theo phải hoàn thiện hồ sơ thường trực về khách hàng. Khi thu thập thông tin về khách hàng phải bố trí những KTV giàu kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
Trong việc kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, KTV cần phải kiểm tra chi tiết một số vấn đề sau:
Giấy phép thành lập và điều lệ công ty khách hàng. Đối với công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài cần xem xét:Nguồn vốn đầu tư, vốn pháp định, giấy phép đầu tư, tổng số vốn đồng góp, dạng vốn góp và các chứng từ liên quan đến vốn góp. Trong thực tế, có nhiều công ty liên doanh đã cố tình ghi trùng, ghi khống số tài sản góp (bên nước ngoài)vốn ,có nhiều loại ngoại tệ (kỳ này ngoại tệ này, kỳ sau ngoại tệ khác) làm cho vốn góp tăng lên nhiều lần …
Các biên bản họp , các hợp đồng kinh tế quan trọng …Từ các tài liệu này có thể giúp KTV phát hiện được lý do thực hiện kiểm toán (để vay vốn ngân hàng, để ban giám đốc được ký hợp đồng tiếp với ban quản trị ,…) và nắm vững được một cách tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong việc lập kế hoạch kiểm toán :Người lập kế hoạch (KTV độc lập cao cấp )phải xác định rõ mục đích kiểm toán, đánh giá rủi ro, tính toán mẫu và những công việc phải làm, ngoài ra phải giành quỹ thời gian để hướng dẫn , giúp đỡ đơn vị sửa lại sổ sách, báo cáo và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán nếu cần thiết, cần lựa chọn người tham gia cuộc kiểm toán, ưu tiên những người có sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và những người tham gia kiểm toán đơn vị (nếu là khách hàng thường xuyên). Kế hoạch kiểm toán phải được trao đổi trong tổ kiểm toán.
Đối với các hợp đồng lớn kéo dài, khối lượng công việc phải thực hiện nhiều cần lập kế hoạch chung cho cả đợt và kế hoạch chi tiết theo từng tháng, từng tuần và có thể cho từng tổ.(Như bảng kế hoạch của công ty VIBA, Bắc Nam)
Trong thực hiện kiểm toán :
Hiện tại, các công ty kiểm toán ở Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp kiểm toán theo khoản mục , phương pháp này dễ thực hiện nhưng có nhiều hạn chế , mức độ rủi ro phát hiện cao . Do giữa từng khoản mục có mối quan hệ chặt chẽ, liên quan tới nhau mà kiểm toán theo khoản mục lại bỏ qua các quan hệ này. Theo phương pháp hiện đại các công ty kiểm toán quốc tế sử dụng là phương pháp kế toán theo chu trình, phương pháp này dựa vào quan hệ chặt chẽ giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình của hoạt động tài chính. Để nâng cao chất lượng kiểm toán, các công ty kiểm toán Việt Nam nên sử dụng phương pháp này để phát hiện bằng chứng kiểm toán và phân tích nhằm đưa ra kết luận hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở quan trọng bậc nhất cho việc đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán, nó là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra những kết luận về báo cáo tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quá trình kiểm toán , KTV phải thu thập các bằng chứng thông qua các phương pháp :
+Phương pháp 1:Kiểm tra vật chất.
+Phương pháp 2: Lấy xác nhận.
+Phương pháp 3: Xác minh tài liệu.
+Phương pháp 4: Quan sát.
+Phương pháp 5: Điều tra.
+Phương pháp 6: Tính toán.
+Phương pháp 7: Phân tích.
Cần lưu ý khi bằng chứng kiểm toán chưa thật đáng tin cậy thì không được sử dụng vì nó dễ dẫn tới những kết luận sai lầm. Khi có nguồn thông tin đối lập thì phải mở rộng diện điều tra …Hết sức cẩn thận khi xét đoán những bằng chứng kiểm toán có tác dụng khẳng định kết luận này nhưng phải phủ định kết luận khác.
Trong việc phân tích và đánh giá cần phải phân bổ tính trọng yếu cho từng khoản mục. Dựa vào các bằng chứng thu đựoc để phân tích đánh giá, điều quan trọng là sử dụng hệ thống các tỷ suất tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với những khoản mục không có đủ bằng chứng cần phải thu thập thêm hoặc từ chối đưa ra kết luận đối với khoản mục đó.
Một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán đó là mối quan hệ giữa KTV và các đối tượng khác trong quá trình thực hiện kiểm toán:
Quan hệ KTV với trợ lý:Trong quá trình kiểm toán, KTVphải giám sát, kiểm tra các phần việc của trợ lý được giao. Và tự thân thẩm định kết luận các tư liệu đó có sử dụng được không. Nếu những tư liệu của trợ lý được sử dụng mà dẫn đến sai phạm trọng yếu thì KTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quan hệ KTV với chuyên gia :Trong trường hợp đặc biệt , KTV có thể phải xin ý kiến chuyên gia. Nếu ý kiến của chuyên gia là thiếu khách quan, KTV có thể thay chuyên gia khác và có thể trích dẫn ý kiến của chuyên gia nếu được sự đồng ý của chuyên gia hoặc cấp trên.
Quan hệ KTV với khách hàng: Là quan hệ xuyên suốt cuộc kiểm toán. Khách hàng là thượng đế nhưng lại bị kiểm tra, phỏng vấn những câu hỏi mà họ không muốn trả lời, kể cả cấp cao nhất của doanh nghiệp. Song KTV không làm hết chức năng của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quan hệ của KTV với KTV nội bộ.
Quan hệ của KTV với các KTV khác.
Quan hệ KTV với người thứ ba:Trong nhiều trường hợp KTV phải gặp trực tiếp hoặc xác nhận qua thư với người thứ ba để xác minh các thông tin về tài chính của doanh nghiệp. Khi lấy ý kiến của người thứ ba, KTV phải có văn bản có chữ ký xác nhận hoặc chứng từ gốc để khi cần thiết có thể truy cứu trách nhiệm.
Nguyên tắc cơ bản nhất đối với mọi KTV là tính độc lập, nó được thể hiện qua tư thế, tác phong và bản lĩnh nghề nghiệp. Song nó không đồng nghĩa với việc KTVchỉ thông qua chứng từ sổ sách… để có thể đưa ra ý kiến kết luận vì bất cứ cuộc kiểm toán nào cũng không đủ thời gian, chi phí cho KTV làm việc này. Mỗi KTV phải tranh thủ và thu thập thông tin, tài liệu của mọi người liên quan ở trên . Do vậy, mối quan hệ giữa KTV với những người này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc kiểm toán và tuân thủ các chuẩn mực đã đề ra. KTVgiải quyết tất cả các quan hệ này và kết hợp với tính độc lập của một người kiểm toán viên sẽ nâng cao chất lượng của cuộc kiểm tóan.
iv. kết luận: Tóm lại trong một nền kinh tế đang chuyển đổi , tuy còn nhiều vấn đề là những cản ngại cho quiá trình phát triển thị trường kiểm toán nhưng đồng thời nó cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và các công ty kiểm toán độc lập nói riêng . Đó là mảnh đất màu mỡ đang chờ đợi các công ty kiểm toán độc lập lựa chọn giống tốt để gặt hái thành công .
Bảng kế hoạch kế toán 1:
Kế hoạch kiểm toán
Công trình vô tuyến chuyển tiếp HN-TP HCM
(Viba Bắc-Nam) Năm 1995.
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Sắp xếp lại các hạng mục công trình( dựa vao dự toán chi tiết đã duyệt).
+ Thẩm tra hồ sơ quyết toán từ HN đến Vinh( thiết kế, dự toán, quyết toán).
+ Đi thực tế tuyến:
HN-Ninh Bình-Thanh Hoá-Vinh-hà Tĩnh.
Cuối tháng họp tổ rút kinh nghiệm.
Lập kế hoạch kinh tế tháng
8/95
- Thẩm tra hồ sơ quyết toán từ Hà Tĩnh đến Nam Kì.
- Theohạng
mục công trình:
+ Cột ăng ten-Đường giao thông.
+ Lắp máy-KTCb khác
+ HT điện-đền bù, KS.
- Đi thực tế:
Huế-Đà Nẵng-Tam Kì-Quảng Ngãi.
- Cuối tháng hop tổ rút
kinh nghiệm.
- Lập kế hoạch tháng 9/95
- Thẩm tra hồ sơ quyết toán từ Quảng NgãI đến thành phố Hồ Chí Minh.
Theo hạng mục công trình:
- Đi thực tế tuyến:
+ Quy Nhơn-Nha Trang-Phan Thiết-Tân Minh-Xuân Lộc-TP HCM.
-Cuối tháng họp tổ rút kinh nghiệm.
-Lập kế hoạch tháng 10/95
- Thẩm tra phần xuất vật tư thiết bị và công trình.
- Lập bảng cân đối nguồn vốn đầu tư.
- Quyết toán phần vật tư thiết bị gồm:
+Nhập từ nguồn nào?
+Xuất :
*Công trình.
*Bàn giao nơi sử dụng.
+Tồn :
*ở kho
*Thừa thiếu .
-Cuối tháng họp tổ rút kinh nghiệm.
-Lập kế hoạch tháng 11/95
Tư vấn biểu mẫu quyết toán công trình.
Viết báo cáo kế toán tổng quyết toán công trình vô tuyến chuyển tiếp HN-TPHCM(dự thảo)
Làm việc với ban quản trị công ty VTN:Thông qua báo cáo kiểm toán,phát hành báo cáo kế toán và thanh lý hợp đồng.
2. Thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam:
*Một vài nét tìm hiểu hoạt động của các công ty kiểm toán tại Việt Nam:
1.Công ty Deloitte Touche Tohmatsu (DTT):
Từ đầu năm 1992 , DTT đã vào Việt Nam từ văn phòng quốc tế khu vực Châu á-Thái Bình Dương . DTT giúp Bộ Tài Chính và công ty kiểm toán VACO tổ chức 4 khoá đào tạo kế toán , kiểm toán quốc tế tại Việt Nam , trợ giúp chuyên gia Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới và chuẩn mực quốc tế. DTT cung cấp cho Bộ Tài Chính nhiều tài liệu, thông tin chuyên ngành. Tháng 12/1993 , DTT được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam . Hiện nay, DTT liên doanh với công ty kiểm toán VACO với tên giao dịch VACO-DTT thực hiện các dịch vụ như : dịch vụ kiểm toán , tư vấn tài chính , tư vấn thuế …
2. Công ty Price& Water-House –Cooper:
P.W là một trong 6 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới vào Việt nam từ chi nhánh của Hồng Kông. Hiện nay, đã có chi nhánh tại HN và thành phố HCM với tư cách; Công ty TNHH Price& Water-house Việt Nam . Năm 1992 , P.W giúp Bộ Tài Chính tổ chức các cuộc hội thảo , cung cấp một số tài liệu chuyên ngành và cùng kết hợp với VACO thực hiện các dịch vụ kiểm toán cho khách hàng.
3. Công ty Arthur Andersen(AA):
Hoạt động tại Việt Nam từ tháng 8/1995, thông qua chi nhánh tại Việt Nam với tư cách : Công ty TNHH Arthur Andersen Việt Nam . Năm 1991, công ty giúp Bộ Tài Chính tổ chức hội thảo và giúp đỡ công ty kiểm toán VACO tiếp cận với thị trường quốc tế về nghề kiểm toán, kế toán, thuế.
4. Công ty KPMG Peat Marwich (PKMG):
KPMG vào Việt nam từ năm 1992 , tiếp cận thị trường và giúp đỡ công ty kiểm toán VACO và một số tổ chức nghề nghiệp khác ở Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế về nghề kiểm toán, kế toán và tư vấn. Hiện nay, KPMG có chi nhánh tại HN và TP HCM.
5. Công ty kiểm toán VACO và công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán (AASC):
Công ty kiểm toán Việt Nam được thành lập theo quyết định QĐ165/QQĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 với tên giao dịch VACO và công ty dịch vụ tư vấn tài chính,kế toán,kiểm toán theo quyết định QĐ164/QQD/TCCB với tên giao dịch AASC . VACO và AASC không chỉ là người tiên phong trong ngành nghề kiểm toán ở Việt nam , mà còn là người –bằng việc thực tế của mình đã truyền bá kiến thức, chuẩn mực và các nguyên tắc kiểm toán quốc tế vào Việt nam ,cũng như qua nghiên cứu hoạt động thực tiễn đã xây dựng nền móng cho phát triển nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán ở Việt nam .
* Đội ngũ lao động hoạt động trong các công ty kiêm toán độc lập ở Việt nam:
Hiện nay , chưa có số liệu thống kê chính thức về số lao động và cơ cấu lao động trong công ty kiểm toán . Theo tạp chí Kế Toán số 26 tháng 10/2000 số lao động ước tính khoảng 1.500 lao động , trong đó có khoảng 300 kiểm toán viên cấp quốc gia và một số kiểm toán viên có chứng chỉ CPA quốc tế.
Nhìn chung , đội ngũ kiểm toán viên độc lập ở Việt nam còn nhiều hạn chế (Về số lượng và chất lượng ) chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện tại.
Qua số liệu thống kê ở bảng dưới đây của hai công ty kiểm toán: VACO và VACO_DTT (Công ty liên doanh VACO và Deloitte Touch Tohmatsu ) cho ta biết số liệu hiện tại về số lao động của hai công ty này :
Biểu đồ 1: Số liệu nhân viên và doanh thu của công ty VACO:
Biểu đồ 2 : Số liệu và doanh thu công ty VACO_DTT:
*Nhu cầu về dịch vụ kiểm toán:
Qua các biểu đồ về nhân viên trên cho thấy thực trạng đội ngũ lao động kiểm toán ở Việt nam trong hai công ty kiểm toán Việt Nam: Tuy về số lượng còn ít song tốc độ phát triển rất nhanh . Vậy cơ sở nào để thúc đẩy số lao động tăng nhanh như vậy ? Chỉ có thể lý giải điều này là do nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng (Biểu đồ doanh thu đã biểu hiện rõ điều này ), khi đó chúng ta thấy được lợi ích mang lại của kiểm toán đó là:
Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm .
Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính, kế toán.
Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý.
Doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ điều này và ngày càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mời kiểm toán độc lập. Trên biểu đồ doanh thu của công ty VACO cho thấy doanh thu tăng từ 630 triệu đồng năm 1991 lên đến 4.056 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 1995 và công ty VACO-DTT tăng từ 770 triệu đồng năm 1992 lên đến 24.350 triệu đồng vào năm 2000.
Từ khi có luật đầu tư nước ngoài ở Việt nam, luật doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt nam .Tuy nhiên , một trong những điều cản trở họ đầu tư là chưa có đủ thông tin về khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong nước. Vì họ đã quen thu thập thông tin qua người trung gian bằng cách thuê kiểm toán viên(KTV) hoặc ngay trong quá trình kinh doanh cũng phải có người tư vấn kiểm toán xác nhận báo cáo tài chính. Hoặc với các trường hợp khác như: Khi sát nhập, chia tách, khi có sự tranh chấp trong nội bộ hoặc giữa các doanh nhgiệp, khi thay đổi người lãnh đạo cao nhất doanh nghiệp , khi thành lập xí nghiệp liên doanh với cá nhân hoặc tổ chức trong hoặc ngoài nước, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng…Cùng với nghị định 18/CP của Chính phủ quy định :”Báo cáo tài chính hàng năm c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29569.doc