Kiểm soát chất lượng Clanker tại Công ty Xi măng Bỉm Sơn

Lời nói đầu Việc sản xuất ra sản phẩm không phù hợp là điều không mong muốn của tất cả các công ty sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế thì điều này là không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Nhất là đối với công nghệ sản xuất xi măng, một ngành sản xuất vật liệu xây dựng mà chất lượng phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguyên vật liệu, trong khi chất lượng nguyên vật liệu cho ngành sản xuất này lại có nhiều biến động không ổn định trong quá trình sản xuất mà không dự đoán được trước. Do vậy c

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kiểm soát chất lượng Clanker tại Công ty Xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác kiểm soát sản phẩm và các hành động khắc phục là điều các công ty xi măng hiện nay đang chú ý rất nhiều nhằm hạn chế những thiệt hại về uy tín và kinh tế của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty xi măng Bỉm Sơn em đã tìm hiểu về công tác kiểm soát sản phẩm của công ty, vì vậy đợt thực tập lần này em nghiên cứu về vấn đề kiểm soát sản phẩm clanker với mong muốn cùng công ty tìm được những giải pháp cho công tác kiểm soát sản phẩm và tìm được những biện pháp khắc phục hữu hiệu. Vì thời gian và kiến thức hạn chế nên em chỉ nghiên cứu vấn đề trong phạm vi các hoạt động kiểm soát của công ty và các biện pháp khắc phục cho sản phẩm Clanker. Với tên đề tài là: "Kiểm soát chất lượng Clanker tại Công ty Xi măng Bỉm Sơn". Bài viết có bố cục như sau: Phần I: Lý luận chung về chất lượng sản phẩm Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm Clanker và công tác kiểm soát clanker. Phần III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chất lượng clanker. Em xin chân thành cảm ơn và mong có sự góp ý, chỉ bảo của thầy, cô giáo cùng các cô chú, các anh chị trong công ty đặc biệt là các bác, các chú, các anh trong phòng Tổ chức Lao động giúp em hoàn thành đề tài của mình trong đợt thực tập này. Phần 1 Lý luận chung về chất lượng và sản phẩm Clanker 1. Lý luận chung về chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn vong của các doanh nghiệp, sản phẩm có chất lượng cao tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Đặc biệt trong ngành công nghiệp xây dựng, chất lượng sản phẩm lại càng được chú trọng, đề cao bởi nó quyết định cho sự vững mạnh của các công trình, làm nền tảng vững chắc cho tương lai. Một ngành được ví như dòng chảy lớn giúp tạo ra những con sông lớn mạnh, thực sự là tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong ngành sản xuất xi măng, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nguyên vật liệu, mặt khác nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho ngành lại không ổn định, bởi đây là nguồn khoáng sản do thiên nhiên ban tặng, vì vậy việc đảm bảo cho chất lượng sản phẩm là điều không dễ dàng, và đang làm đau đầu các nhà kinh doanh. Vấn đề chất lượng sản phẩm luôn là mấu chốt trong các doanh nghiệp, công ty, nhưng để làm tốt vấn đề đó thì yêu cầu các nhà kinh doanh phải tìm hiểu rõ chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về chất lượng của sản phẩm. Có nhiều ý kiến cho rằng: Chất lượng sản phẩm chính là những kết tinh tính chất của sản phẩm, chúng ta hiểu thông thường đó là lượng chi phí bỏ ra cho một sản phẩm. Đó là nguyên nhân giải thích cho những sản phẩm có chất lượng cao thì được kết tinh lao động và chi phí cao. Nhưng không hẳn như vậy, có các ý kiến khác lại cho rằng: Chất lượng của sản phẩm không phụ thuộc nhiều vào lượng cấu tạo nguồn nguyên liệu trong sản phẩm đó, mà do máy móc công nghệ tạo ra sản phẩm, vì vậy những sản phẩm có công dụng và thuộc tính cao là được tạo ra từ những máy móc hiện đại. Có rất nhiều ý kiến khác nhau cho chất lượng sản phẩm, với từng ngành cũng có những khái niệm khác nhau, còn người tiêu dùng thì chỉ quan tâm đến lợi ích sản phẩm mang lại cho họ sao cho khi sử dụng sản phẩm các thuộc tính sản phẩm làm họ thoả đáng, về thuộc tính sử dụng hay chi phí bỏ ra. Theo quan điểm của chất lượng ISO thì lại khác. Chất lượng sản phẩm thể hiện bản chất trong sản phẩm, đạt một tiêu chí nào đó đã được quy định sẵn, tiêu chuẩn này được coi là chính xác và hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới đều coi đó là tiêu chuẩn cho sản phẩm sản xuất, mỗi ngành kinh doanh mỗi lĩnh vực khác nhau có sản phẩm riêng biệt, thông qua tiêu chuẩn chung đề ra sẽ có các chuẩn định cho sản phẩm riêng biệt. Sản phẩm may mặc thì sản phẩm phải đáp ứng được tiêu chuẩn về: chất liệu, phù hợp mong muốn khách hàng, không làm tổn hại lợi ích người sử dụng,… Hay sản phẩm xi măng phải đạt tiêu chuẩn: trọng lượng, các yếu tố vật lý hoá (độ bền vững), độ chắc… Vì vậy nghiên cứu đặc tính sản phẩm và tạo ra tiêu chuẩn cho sản phẩm luôn là cần thiết trong mọi ngành Để tạo được sản phẩm chất lượng cao thì phải bỏ ra không ít các chi phí hay nói cách khác đó là sự kết tinh lao động trong sản phẩm. Trong lĩnh vực kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, cũng như trên thương trường thì các đối thủ phải cạnh tranh rất khốc liệt, vũ khí sắc bén và lợi hại chính là sản phẩm. Tạo được sản phẩm chất lượng cao, với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh, là điều thực sự mong muốn của các nhà kinh doanh, vì vậy sản phẩm có chiếm được lòng tin của khách hàng, được mọi người tiêu dùng tin tưởng, là điều các nhà kinh doanh luôn mong đợi, thế nhưng bài toán khó đặt ra vẫn chưa có lời giải thực sự hiệu quả, vấn đề là làm thế nào để tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp mà lại giảm thiểu chi phí kinh doanh, nâng cao công tác sản xuất. Thực tế cho thấy không một doanh nghiệp nào khi bắt đầu bước chân vào sản xuất kinh doanh lại có thể tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng; vả lại, nhu cầu người tiêu dùng luôn thay đổi với hướng tiên tiến hơn nên sản phẩm cũng phải luôn thích ứng sự thay đổi đó, bên cạnh công tác chất lượng sản phẩm cần chú ý đến mẫu mã, bao bì… cho sản phẩm, phải tạo được sự bắt mắt mới mong được tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm của công ty đã và đang được khách hàng công nhận và tiêu dùng, điều này được thể hiện ở một loạt giải thưởng, chứng nhận mà công ty đã đạt được do sự bình chọn của khách hàng và do kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra. Trong những năm qua tình hình chất lượng clanker của công ty đưa ra luôn đạt chất lượng yêu cầu, mặc dù trong thời gian sản xuất không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao như mong đợi, có sản phẩm sai sót thì có biện pháp xử lý và khắc phục. Những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất xi măng trong nước đã có những tiến bộ vượt bậc và hiện nay đang từng bước chuẩn bị tham gia hội nhập khu vực AFTA. Tuy nhiên xi măng Bỉm Sơn với công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt đã bộc lộ nhiều nhược điểm: chi phí cho sản xuất cao, tiêu tốn nhiệt năng, tiêu hao điện năng, thiết bị cồng kềnh, mức độ tự động hoá thấp, chi phí nhân công lớn, dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn so với các công ty mới ra đời có công nghệ sản xuất theo phương pháp kho hiện đại ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn. Công ty đã có dự án cải thiện cải tạo nâng cấp dây chuyền số II lên sản xuất theo phương pháp khô hiện đại. Cho đến thời điểm này Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư cải tạo hiện đại hoá công nghệ dây chuyền II sản xuất xi măng theo phương pháp khô với tổng công suất là 2,4 triệu tấn sản phẩm một năm. Đường lối thực hiện là sau khi dây chuyền 2 vào hoạt động, không tiến hành cải tạo dây chuyền 1 nữa mà vận hành hai dây chuyền theo hai công nghệ, đồng thời xúc tiến đầu tư một dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô đồng bộ, hiện đại công suất 5500 tấn clanker/ngày hoàn thành vào năm 2006, dây chuyền 1 sản xuất theo phương pháp ướt được khai thác cho đến khi dây chuyền mới đi vào hoạt động, lúc đó công suất của nhà máy là 3,2 triệu tấn sản phẩm/năm. Với việc cải tạo hệ thống dây chuyền sản xuất thực sự giúp công ty đưa năng suất lên cao, tạo nhiều triển vọng cho kinh doanh và ngành xi măng của cả nước, bên cạnh đó tạo nên lực đẩy các ngành liên quan cùng phát triển, như vật liệu xây dựng. Tương lai đến năm 2006 Công ty xi măng Bỉm Sơn sẽ có diện mạo mới với hai dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô hiện đại với tổng công suất 3,2 triệu tấn sản phẩm/năm chắc chắn sẽ trụ vững trong nền kinh tế thị trường, góp phần tăng nhanh sự lớn mạnh của ngành xi măng Việt Nam. 2. Chất lượng Clanker 2.1. Quy trình sản xuất xi măng Mô tả sơ lược về quy trình sản xuất xi măng của công ty: Bước 1: Các loại nguyên vật liệu (như đá vôi, đất sét, phiến silic, xi quặng sát, than, phụ gia, thạch cao…) được khai thác hay nhập về, được chuyển vào các kho chứa, sau khi đập có kích cỡ thích hợp (thông qua hệ thống đập) thì được đưa vào các kho chứa nguyên liệu. Từ đây các loại nguyên liệu này được đưa vào các két chứa để pha trộn và định lượng từng loại để đưa vào nghiền. Bước 2: Đá vôi, đất sét, phiến silic, xỉ quặng sắt được trộn với nhau và đưa vào máy nghiền bùn số 1 và 2 với công suất 145 tấn/giờ để nghiền thành bùn cho lò ướt hoặc bột liệu lò khô, sau khi nghiền xong thì được đổ vào các giếng chứa, các giếng này có thể chứa khoảng 150 tấn vật liệu. Than cám và than nâu được trộn với nhau và đưa vào máy nghiền than số 1 và số 2 với công suất 26 tấn/giờ tao thành hỗn hợp than mịn, hỗn hợp này được kiểm tra chất lượng sơ bộ sau đó đổ vào két chứa than mịn. Và phải được kiểm tra chất lượng lại lần nữa. Bước 3: Sau khi kiểm tra chất lượng và định lượng phù hợp thì bùn (hoặc bột liệu) và than mịn được đưa vào là nung clanker số 1 và 2 hoạt động với công suất nung 72 tấn/giờ/1 lò. Sau khi nung thì clanker ra lò (clanker có hình tròn, từng cục với khối lượng khoảng 100g), tiếp theo clanker được làm nguội trước khi đổ vào các silô chứa (để đảm bảo cho chất lượng các khâu tiếp theo). Bước 4: Clanker từ các silô này đã được kiểm tra được định lượng phù hợp với chất lượng clanker đạt được trộn với các silô khác, tỷ lệ trộn được quy định, mỗi máy nghiền xi măng sẽ được đổ clanker ở 3 silô khác nhau theo quy định và trộn với tỷ lệ phụ gia thích hợp để đạt được chất lượng xi măng theo yêu cầu. Bước 5: Xi măng sau khi nghiền được đổ vào các silô chứa xi măng gồm 8 silô, xi măng được chuyển sang đóng bao hoặc bán rời, chủ yếu là xi măng đóng bao. (Hệ thống phân phối là cần thiết, quan trọng khi sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn tiêu dùng). 2.2. Tiêu chuẩn chất lượng clanker Chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm hàng đầu trong Công ty xi măng Bỉm Sơn nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, chất lượng sản phẩm quyết định cho đặc tính sử dụng sản phẩm. Chất lượng xi măng sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng clanker sản xuất, vì vậy công ty hết sức chú ý đến việc đảm bảo lượng clanker đưa vào nghiền xi măng phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Kiên quyết loại bỏ clanker thứ phẩm, chỉ dùng để pha trộn thêm với clanker chính phẩm với tỷ lệ phù hơp từ 8-10% và hiện nay như đã thấy ở trên về tình hình chất lượng sản phẩm công ty đã luôn cung cấp ra thị trường những sản phẩm đạt yêu cầu. Công ty thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm clanker bằng trực quan đầu tiên, khi công nhân trực si lô thấy màu sắc của clanker không bình thường, rất dễ phân biệt giữa clanker chính phẩm và clanker phế phẩm qua màu sắc (màu vàng là clanker thứ phẩm) thì lập tức thông báo cho thợ vận hành điều chỉnh silô đổ clanker thứ phẩm và điều chỉnh chế độ vận hành. Trong những năm qua tình hình chất lượng clanker của công ty đưa vào sản xuất luôn đạt chất lượng yêu cầu, song trong sản xuất không phải lúc nào chất lượng cũng như mong muốn. Các chỉ tiêu cơ lý và hoá học của sản phẩm đều đạt ở mức độ cao so với yêu cầu. Song cũng có hiện tượng clanker không phù hợp xảy ra, nhưngd dã phát hiện kịp thời và xử lý theo đúng các biện pháp khắc phục đã đề ra. Tuy nhiên các lần sai hỏng này của công ty không được thống kê lại số lượng, không kiểm tra chất lượng của các lần sai hỏng đó, mà công ty chỉ có các biện pháp khắc phục ngay kịp thời, kiểm tra lại sau 1h để xem quá trình sản xuất đã phù hợp chưa. Đây cũng chính là một thiếu sót của công ty nên khắc phục, để công ty có thể nắm bắt được quá trình sản xuất của mình thực sự đã kiểm soát được chưa và có thể tìm được biện pháp khắc phục những hạn chế đó. Vì vậy những số liệu được phân tích dưới đây là những số liệu của sản phẩm đã hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, ta chỉ xét xem quá trình sản xuất có được kiểm soát hay không. Chất lượng clanker của công ty xi măng Bỉm Sơn được sản xuất theo TCVN 2682:1999 dưới đây: Bảng 1: Tiêu chuẩn chất lượng clanker TCVN 2682:1999 Chỉ tiêu Đơn vị Mức Tiêu chuẩn tương ứng I. Chỉ tiêu cơ lý 1. Cường độ chịu nén N/mm2 TCVN 6016 - 03 ngày ³ 14 1995 - 28 ngày ³ 30 (ISO 679: 1989E) 2. Độ mịn - Phần còn lại trên sàng % ³ 12 R008 cm2 ³ 2700 4030 - 85 - Blaine (tỷ diện) g 3. Thời gian đông kết ³ 45 -- - Bắt đầu phút Ê 10 - Kết thúc giờ Ê 10 4. ổn định thể tích mm 6017: 1995 (ISO 9597: 1989E) II. Chỉ tiêu hoá học 1. Lượng mất khi nung % Ê 5 141-1998 2. Hàm lượng MgO % Ê 5 141-1998 3. Hàm lượng CaOtd % Ê 1.5 141-1998 Nguồn: Bộ TCVN Để kiểm tra chất lượng clanker qua các ca sản xuất công ty đã thực hiện kiểm tra lấy mẫu 2h lấy một lần, lấy trực tiếp trên băng tải gầu, phương pháp lấy mẫu này thực hiện trên cả hai dây chuyền sản xuất. Sau đó phòng thí nghiệm KCS sẽ phụ trách việc kiểm tra thành phần hoá học và kiểm tra chỉ tiêu cơ lý của clanker sản xuất. Để đo được kết quả cường độ chịu nén, công ty lấy các mẫu thu được trong một ngày sản xuất trộn với nhau sau đó lấy một phần đổ làm vật mẫu, sẽ có 3 thanh mẫu, bị ép nứt đôi thành 6 miếng, cường độ chịu nén của clanker trong ngày lấy mẫu là giá trị trong bình của 6 miếng này. Trong 1 chỉ có 2 ngày làm mẫu để đo cường độ chịu nén vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Trong tháng 1 và 2 của năm 2007 có số liệu như sau: (chỉ xét số liệu của clanker chịu nén trong 28 ngày) Bảng 2: Số liệu tháng 1+2 năm 2007 về chỉ tiêu cường độ chịu nén). (Đơn vị: N/mm2) STT Ký hiệu mẫu NTSX Giá trị đo X Độ rộng R X1 X2 X3 X4 X5 X6 KL2 04/1 50.0 48.8 50.4 47.6 48.8 48.4 49 2.8 KL1 07/1 50.0 47.2 50.8 48.4 52.0 49.2 49.6 4.8 KL1 11/1 50.8 50.0 51.2 51.6 52.4 50.4 51.06 2.4 KL2 11/1 49.6 54.0 53.6 54.8 54.0 54.0 53.33 5.2 KL1 14/1 47.2 47.2 48.0 46.8 48.4 46.0 47.26 2.4 KL2 14/1 49.6 51.2 49.2 49.6 52.8 52.0 50.73 3.6 KL2 18/1 52.0 52.0 51.6 49.2 52.4 49.2 51.06 3.2 KL2 21/1 50.8 51.6 50.4 53.6 50.8 53.2 51.73 3.2 KL1 25/1 52.4 50.4 51.2 49.2 48.0 50.8 50.33 4.4 KL2 25/1 54.8 51.2 50.8 50.8 51.6 52.0 51.86 4.0 KL1 29/1 53.2 53.2 51.2 54.0 50.8 50.4 52.13 4.6 KL2 29/1 50.0 54.8 52.8 55.2 55.2 54.4 53.73 5.2 KL1 01/2 54.4 53.2 54.0 52.4 52.8 53.6 53.4 2.0 KL2 01/2 48.8 46.8 47.2 47.2 49.6 48.8 48.07 2.8 KL1 04/2 52.4 51.6 55.6 51.6 53.2 52.4 52.8 1.0 KL2 04/2 56.6 54.4 52.8 52.4 54.0 51.2 53.47 4.8 KL1 08/2 56.0 56.4 56.8 56.4 56.8 56.4 56.47 0.8 KL2 08/2 56.8 53.6 53.2 53.2 54.8 53.2 54.13 3.6 KL1 11/2 54.4 52.4 48.0 50.8 54.4 52.8 52.3 6.4 KL2 11/2 54.8 49.2 54.8 52.4 54.0 52.4 52.93 5.6 KL1 15/2 54.0 52.0 52.0 52.0 52.4 51.6 52.33 2.6 KL1 18/2 50.8 52.4 52.4 51.6 49.6 49.6 51.07 2.8 KL2 18/2 56.4 56.8 58.0 57.2 58.8 56.0 57.2 2.8 KL1 22/2 52.4 50.4 50.56 49.2 50.4 50.4 50.06 3.2 KL2 22/2 54.4 54.0 52.8 51.2 52.4 49.2 52.43 5.2 KL1 25/2 52.0 52.0 50.8 49.6 52.0 47.2 50.6 4.8 KL2 25/2 50.8 50.4 51.2 50.0 53.2 52.0 51.27 3.2 Tổng 14000.85 99.4 Giá trị trung bình 51.88 3.68 Nguồn: Phòng thí nghiệm KCS Số mẫu: k = 27 Cỡ mẫu: n = 6 Các giá trị điều chỉnh: A2 = 0,48; D3 = 0; D4 = 2 Biểu đồ X: Đường tâm: Đường giới hạn UCL: LCL = Biểu đồ R: Đường tâm: Đường giới hạn: UCL: LCL = X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 UCL=53,56 LCL=50,11 Biểu đồ 1: Kiểm soát X về chỉ tiêu cường độ chịu nén Độ rộng (R) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Biểu đồ 1: Kiểm soát X về chỉ tiêu cường độ chịu nén Nhìn vào biểu đồ kiểm soát X ta thấy trong 27 mẫu được kiểm tra thì có đến 8 điểm nằm ngoài vùng kiểm soát. Điều này chứng tỏ quá trình sản xuất clanker của công ty rất khó kiểm soát, do việc theo dõi quá trình từ khâu pha trộn cho đến khâu nung là rất phức tạp, song quá trình vẫn được chấp nhận vì tất ca các chỉ tiêu chất lượng của clanker vẫn được đảm bảo thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn mà công ty áp dụng (ta thấy chỉ tiêu kiểm tra qua các mẫu đều đạt giá trị lớn hơn 40N/mm2, cao hơn giá trị tiêu chuẩn là ³30 N/mm2), đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Tuy nhiên, quá trình không kiểm soát được chứng tỏ hệ thống quản lý chất lượng của công ty chưa được thực hiện triệt để, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nếu quá trình sản xuất được kiểm soát thì công ty sẽ thu được nhiều lợi ích về việc tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí thuê lao động, giảm thiểu thời gian trực. Qua đó ta thấy quá trình sản xuất cần phải được điều chỉnh, được xem xét lại để phù hợp với việc quản lý hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn mong muốn. Biểu đồ kiểm soát R cho thấy độ rộng của các giá trị mẫu được kiểm tra là hoàn toàn kiểm soát được, độ rộng của các giá trị mẫu nằm trong giới hạn cho phép. Điều này cho thấy quá trình không kiểm soát được là do tính không ổn định của nguyên vật liệu, hoặc của quy trình vận hành máy. Có thể do chất lượng vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng cho phép, thiếu ổn định, hay trong quá trình chạy máy các nhân viên trực silô không phát hiện được quy trình vận hành. Có thể do các nguyên nhân khách quan mang lại, công ty không thể lường được,… Vì vậy, công ty cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây nên sự không ổn định của quá trình để đưa quá trình sản xuất vào tầm kiểm soát được. Điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm đặc biệt của ban lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ kỹ thuật cùng toàn thể công nhân viên có liên quan từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khâu sản xuất cuối cùng tạo sản phẩm. Công ty cũng nên áp dụng các công cụ thống kê để kiểm soát quá trình, nhanh chóng nhận ra được quá trình có được kiểm soát hay không, sự thay đổi cải tiến có đem lại hiệu quả hay không. Khi nhận thấy thay đổi bất thường trong quá trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, của các cán bộ cùng phối hợp với các lãnh đạo, các nhân viên, kỹ sư… tìm ra nguyên nhân cụ thể và có biện pháp cùng nhau giải quyết, sao cho đạt hiệu quả. Phải chú ý ngay từ khâu đầu tiên của công tác kiểm soát, như vậy mới phát hiện ra bất thường sớm, tránh những sai sót hỏng quá nặng, thế mới có phương pháp xử lý giảm được chi phí cho việc sửa chữa. Vì vậy phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất và các nguồn lực, bên cạnh đó là sự cố gắng của đội ngũ lao động. Đề ra tiêu chuẩn rõ ràng cho kế hoạch thực hiện, thực hiện phải di đôi với kiểm tra kiểm soát, để các khâu của quá trình sản xuất diễn ra liên tục nhịp nhàng, cân đối, hiệu quả. Nghiên cứu các hàm lượng chất ảnh hưởng tới clanker, hỗn hợp đó tạo nên clanker và tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu nhập là hết sức quan trọng cần được chú ý. Bảng 3: Tiêu chuẩn hàm lượng chất clanker Chất trong clanker Tỷ lệ Mức tối thiểu cho phép Mức tối đa cho phép Bùn % <5 5 Hàm lượng MgO % <7 8 Than cám % <10 12 Than nâu % <15 17 Xỉ piit % <5 6 Độ ẩm % 12 13 Lương CaO % <5 5.5 Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất Ta được các hàm lượng chất quy dịnh trong clanker, khi pha trộn và tiến hành lấy mẫu kiểm tra các nhân viên thí nghiệm phải hết sức chú ý, phát hiện chỉ tiêu chất không đạt yêu cầu cần báo ngay cho bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm, để có biện pháp khắc phục ngay, tránh những sai sót cho những khối lượng clanker sắp sản xuất. Ngoài ra cần chú ý những nhân tố những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng clanker (thông qua ở phần sau). Để đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp chú ý đảm bảo chất lượng các nhân tố liên quan, bởi chúng quy định tính chất clanker. Clanker chịu ảnh hưởng nhiều bởi hàm lượng chất, quy trình sản xuất, phương pháp tỷ lệ hoà hợp các nguồn nguyên liệu, công ty đã cố gắng trong việc khắc phục nhược điểm sản xuất, mặc dù vậy hiện tượng clanker kém chất lượng vẫn thường xuyên xảy ra, sai hỏng chất lượng clanker được khắc phục ngay (trước đây), vì đây là nhược điểm của khâu quản lý, trong vài năm gần đây các biện pháp được đưa ra và thông qua phê duyệt, khắc phục nhiều thiếu sót cho công ty. Chế độ lương tháng: ứng 30-50% lương tháng từ ngày 5 đến ngày 10, thanh toán lương tháng trước từ ngày 15 đến 25 tháng sau. Tóm lại, công ty đã chăm lo đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên rất chu đáo, tạo môi trường lao động sinh hoạt dân chủ, thoả mãn các điều kiện, mang đậm tính nhân văn và hiện rõ nét văn hoá doanh nghiệp tiên tiến. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng clanker Qua tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự không kiểm soát được của chất lượng clanker chỉ tiêu cường độ chịu nén ta có thể xây dựng biểu đồ nhân quả sau đây: Men Kinh nghiệm Materials Than Chất bốc Nhiệt năng cung Chỉ tiêu cường độ Hệ số công nghệ Chế độ nung làm nguội Độ dài buồng nung Thành phần khoáng Chịu nén Độ mịn và độ đồng nhất của phối liệu Metthods Hệ thống làm lạnh Machine Bột liệu Sự quan tâm Cấp kiến thức Biểu đồ 3: Biểu đồ nhân quả Clanker xi măng pooclăng là sản phẩm đa khoáng, đa tinh thể. Các khoáng có khuynh hướng đa hình và có khả năng hoà tan trong mạng lưới tinh thể của mình các tạp chất khác nhau. Vì vậy clanker nhậy cảm với môi trường khí nung, chế độ nung, chế độ làm nguội và bản chất nguyên liệu. 4.1. Con người (Men) Trong công nghệ sản xuất xi măng con người cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sản phẩm thứ phẩm, trước hết nói đến kinh nghiệm của con người chủ yếu là người trực silô và người trực vận hành trung tâm trong ca sản xuất. Nếu là một người có kinh nghiệm trực silô thì ngay khi có hiện tượng sai hỏng họ đã nhận biết được nhanh chóng và báo cho phòng điều hành trung tâm để từ đây điều chỉnh lại chế độ vận hành cho phù hợp, người trực silô cũng yêu cầu cần phải có sự quan tâm để ý đến công việc, có trường hợp người trực không để ý, thiếu ý thức khi làm việc đã bỏ đi chỗ khác và không phát hiện kịp thời sai hỏng. Người vận hành trung tâm cũng vậy cần phải có kiến thức và kinh nghiệm để khi có vấn đề xảy ra còn kịp thời sửa chữa, điều chỉnh lại, nếu trong khi làm việc người vận hành không để ý đến tình trạng hoạt động của máy móc qua màn hình thì cũng sẽ không phát hiện ra quá trình sản xuất đang xảy ra như thế nào, không phát hiện được chỗ có lỗi hoạt động. Bên cạnh đó còn có những bộ phận khác liên quan như cán bộ kỹ thuật, cán bộ phụ trách mảng nguyên vật liệu,… đều cần phải có kiến thức trong sản xuất xi măng, phải có sự hiểu biết cũng như có tinh thần làm việc cao. Nguyên nhân này thì công ty có thể khắc phục được bằng các hoạt động nâng cao tinh thần làm việc của công nhân viên qua các chế độ, các công cụ như khuyến khích thi đua, các phong trào quần chúng giúp công nhân gắn bó hơn với nhà máy, với công việc của mình. Đồng thời tổ chức các lớp học cho cán bộ công nhân viên phù hợp với chức năng và nhiệm vụ nhằm nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề. Biểu đồ 4: Nhân quả về nguyên nhân do con người dẫn đến sự sai hỏng Hào hứng làm việc Sự chú ý Sự quan tâm Trách nhiệm Đào tạo thêm Tài liệu tham khảo Kiến thức Kinh nghiệm Tuổi nghề Trình độ chuyên môn 4.2. Nguyên nhiên vật liệu Nguồn nguyên vật liệu không đồng nhất, không ổn định là một khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiện nay nguồn nguyên vật liệu của công ty đang là vấn đề cần giải quyết và tìm phương pháp cải thiện chất lượng. Đá vôi: là một nguyên liệu chính tạo bùn và bột liệu để sản xuất clanker, đá vôi cung cấp CaO cho phối liệu, đá vôi được sử dụng để sản xuất của công ty xi măng Bỉm Sơn có hàm lượng CaO khá cao, vì vậy đá vôi được sử dụng là đá vôi có chất lượng tốt, ít ảnh hưởng tới chất lượng clanker. Về đất sét: đất sét được sử dụng làm nguyên liệu alumosilicat, sét có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hoạt hoá của phối liệu. Sét được sử dụng để sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Bỉm Sơn có hàm lượng SiO2 và Al2O3 thấp, hàm lượng Fe2O3 không cao. Đây là điều đáng lưu ý khi sản xuất clanker, là nguyên nhân gây ra sự không đồng nhất về chất lượng nguyên vật liệu dẫn tới sự không ổn định của chất lượng clanker. Về bột liệu: vì nguyên liệu tạo bột không đồng nhất và ít ổn định về chất lượng nên độ ẩm, độ mịn không đạt yêu cầu. Các thành phần hoá học không ổn định và nghèo trữ lượng. Than: chất lượng than không ổn định, độ ẩm cao, hàm lượng tro than lớn ảnh hưởng tới quá trình nung clanker, nhiệt năng cung cấp thấp dẫn đến chế độ nung không tốt. Cần phải tìm nguồn nhiên liệu than mới có chất lượng tốt hơn đảm bảo cho sản xuất. Sự không đồng nhất về chất lượng nguyên vật liệu đã gây không ít khó khăn cho công ty trong công tác tìm bài toán phối liệu cho phù hợp với tất cả các nguyên vật liệu có chất lượng khác nhau, trong việc tìm ra chế độ vận hành hợp lý để đạt chất lượng cao nhất. Công ty cần khẩn trương tìm tòi, khảo sát nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên liệu mới thay thế hoặc có chất lượng cao, độ đồng đều lớn hơn, giàu trữ lượng. 4.3. Công nghệ Với công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt và phương pháp khô, tuy rằng theo số liệu thì các chỉ tiêu chất lượng của phương pháp ướt đạt cao hơn (lò 1) nhưng thực tế cho thấy là chất lượng đó không ổn định, công ty sẽ khó mà kiểm soát được tình hình chất lượng như vậy. Công nghệ sản xuất theo dây chuyền 2 là công nghệ cải tiến từ dây chuyền của phương pháp ướt, nhưng do mới đi vào hoạt động công ty chưa kịp nhận thức đượchết sự hoạt động của nó, chưa phát huy được hết tính ưu việt của dây chuyền công nghệ này nên còn nhiều thiếu sót. Tuy chất lượng đạt được không cao như của dây chuyền 1 nhưng tương đối đồng đều và đều đạt được chất lượng theo yêu cầu. Hiện nay công ty đã có những lớp đào tạo thêm về công nghệ mới này để có thể sử dụng tốt hơn máy móc thiết bị mới, tận dụng tối đa công suất, hạn chế được tỷ lệ sản phẩm sai hỏng. 4.4. Máy móc Với hệ thống máy móc đang được hiện đại hoá dần, đang được cải tiến cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao hơn, công ty đã hạn chế được rất nhiều sản phẩm sai hỏng mà nguyên nhân là do máy móc trang thiết bị. Nguyên nhân chính do máy móc dẫn đến sai hỏng là do hệ thống chất lượng clanker chứ không phải là nguyên nhân chính. Hiện nay công ty đã có rất nhiều các đề tài cải tiến máy móc trang thiết bị nhằm tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm ngoại tệ, cho năng suất cao hơn. Phần II Thực trạng chất lượng sản phẩm clanker 1. Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đã xây dựng thành công và đã được cấp chứng nhận doanh nghiệp đạt ISO 9002:1994, hiện nay công ty đang trong giai đoạn cuối xây dựng và xin cấp chứng nhận hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001:2000. Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO là một quá trình lâu dài, thường xuyên và cần phải huy động toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty đã xây dựng sổ tay chất lượng với 37 đề mục nêu nên những chính sách, điều khoản áp dụng, phương pháp thực hiện… của công ty theo tiêu chuẩn ISO. Sơ đồ: Hệ thống chất lượng Tiêu chuẩn chất lượng Mục tiêu chất lượng Tổ chức điều hành Nguồn lực Nhân lực P.TCLĐ N/c, thiết kế sản phẩm Kiểm tra NVL đầu vào Sản xuất thử Sản xuất đại trà Kiểm tra chất lượng SP Vận chuyển phân phối Dịch vụ sau bán hàng Thoả mãn khách hàng Thiết bị CN phòng KTSX NVL Phòng KH, VTTB KH đào tạo Chưa đạt Chính sách chất lượng của Công ty: - Công ty luôn đưa chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và coi chất lượng sản phẩm là sự sống còn của Công ty. - Công ty luôn tôn trọng và tiếp thu ý kiến của khách hàng nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. - Không ngừng cải tiến, hợp lý hoá sản xuất đảm bảo cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Mục tiêu chất lượng năm 2006: - Sản xuất và tiêu thụ 1,6 triệu tấn sản phẩm các loại thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam quy định. - Tất cả các bao xi măng xuất xưởng đều đủ trọng lượng, đảm bảo chất lượng, thoả mãn yêu cầu chính đáng của khách hàng. - Các mẫu kiểm tra của các bán thành phẩm sai so với tiêu chuẩn cơ sở quy định không quá 5%. - Đưa dây chuyền lò nung số 2 vào hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả. - Chuyển đổi xong hệ thống quản trị chất lượng sang ISO9001: 2000 vào tháng 9. Việc thực hiện theo tiêu chuẩn ISO đã yêu cầu ban lãnh đạo cùng các đơn vị chức năng phải xây dựng một hệ thống văn bản và cam kết thực hiện theo đúng các văn bản đó về tất cả các yêu cầu của hệ thống quản trị chất lượng này, công ty đã hoàn thành hệ thống văn bản đó và luôn có thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của TCVN, tiêu chuẩn ISO 9001:2000, hàng năm cứ 6 tháng 1 lần đánh giá chất lượng nội bộ có sự tham gia đánh giá của cán bộ thuộc cơ quan tư vấn thực hiện hệ thống quản lý chất lượng quacert. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn được đề ra nhằm giúp quá trình quản lý chất lượng hiệu quả hơn, do đó đối với công ty Xi măng Bỉm Sơn, một doanh nghiệp lớn của Nhà nước và đã hoạt động một thời gian khá dài việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng này đã đem lại nhiều hiệu quả và thuận lợi cho chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty. Đó là: việc thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO đưa tất cả các hoạt động vào quy củ, theo tiêu chuẩn nhất định và không ngừng cải tiến để có được quá trình thực hiện ngày càng hợp lý, tiết kiệm. Công ty đã huy động được sức mạnh tập thể dồn vào mục tiêu chung. Tất cả mọi cán bộ công nhân viên đều làm việc theo tinh thần của ISO. Các sáng kiến cải tiến luôn được đưa ra đóng góp nhằm cải tiến quy trình, cải tiến công nghệ. Từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này sản phẩm của công ty có chất lượng ngày càng cao, tỷ lệ sản phẩm hỏng dưới mức cho phép, có tháng không có sản phẩm hỏng, bên cạnh đó chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể, rút ngắn chênh lệch giá thành so với các công ty khác mà trước kia giá thành của công ty cao hơn hẳn. Điều này giúp công ty vững bước tiến vào thị trường khi nước ta chuẩn bị gia nhập AFTA, giúp sản phẩm của công ty có đủ khả năng cạnh tranh. Kết quả thực hiện quản lý chất lượng năm 2003 đã được đánh giá tốt, hầu hết các chỉ tiêu chất lượng đã thực hiện được. Bên cạnh các kết quả đã đạt được cũng có một số khó khăn tồn tai hầu hết ở tài liệu như việc kiểm soát các tài liệu hiện hành các đơn ._.vị chưa đưa vào các danh mục theo biểu mẫu, vẫn còn tài liệu lỗi thời lẫn lộn với tài liệu hiện hành… chưa triển khai việc lấy mẫu xi măng theo TCVN 4787:2001, việc kiểm tra MgO trong Clanker có làm nhưng không hoạch định, chưa tập hợp theo dõi kết quả sửa chữa lò nung trong tháng 6 và 7 năm 2003. Quan trọng hơn đó là việc áp dụng tiêu chuẩn ISO9001:2000 chưa được thủ trưởng đơn vị quan tâm mà lại giao cho một người nào đó phụ trách còn thủ trưởng đứng ngoài, trong khi việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này yêu cầu đầu tiên là phải có sự tham gia và quyết tâm của ban lãnh đạo. Mặt khác công ty có số lượng lao động lớn ở nhiều trình độ, nhiều ngành nghề khác nhau nên sự tập trung đoàn kết ở trong công ty không được đảm bảo 100% chưa phát huy được hết sức mạnh tập thể. Các lớp học về hệ thống quản trị chất lượng ISO đã được tổ chức nhưng không phải ai cũng nắm được tinh thần chung của hệ thống… hiện nay công ty đang tập trung đầu tư cải tạo hiện đại hoá nhà máy nên chỉ những sáng kiến nào đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty thì mới được đầu tư vốn để tiến hành thử nghiệm. 2. Tình hình chất lượng sản phẩm clanker 2.1. Tình hình chất lượng clanker hiện nay của công ty Theo báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu chất lượng tháng 8-2003 (công ty thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo ngày và báo cáo theo tháng) thì tình hình thực hiện các chỉ tiêu chất lượng là tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt được tỷ lệ sai qui định rất nhỏ như ở dây chuyền I: ví dụ ở xưởng nghiền nguyên liệu: - Độ ẩm bùn lò trung bình W(tb) = 36,15% - Số giò có độ ẩm bùn lò sai qui định (W > 37% hoặc W < 35,5%) chỉ có 4 giờ trên 150 giờ theo dõi chiếm 2,67%. - Tổng số giờ có độ mịn bùn lò sai qui định (R02>3,5%) là 0/150 chiếm 0%. - Tổng số giờ có độ mịn bùn máy nghiền sai qui định (R02>3,5) là 7/228 chiếm 3,07%. ….. Nhưng các chỉ số này ở dây chuyền II đều bằng 0%, điều này cho thấy dây chuyền II với công nghệ hiện đai hơn đã cho kết quả rất tốt. Song ở dây chuyền II, bộ phận lò nung lại có chỉ số sai số ở hai chỉ tiêu là quá lớn đó là: - Tổng số giờ có CaOtd sai quy định (CaOtd>1,7%) là 19/319 chiếm 6,95%. - Tổng số giờ có dung trọng clanker sai qui định (D>1450g/l hoặc D<1300g/l) là 26/319 chiếm 8,15%. Những chỉ số này cho thấy là ở dây chuyền II cán bộ kĩ thuật chưa nắm vững được kỹ thuật công nghệ, chưa có kinh nghiệm sản xuất công nghệ mới nên gặp sai sót, hoặc cũng có thể do một trục trặc kỹ thuật nào đó. Cần phải tìm nguyên nhân để khắc phục ngay. Trong 6 tháng qua phòng thí nghiệm - KCS đã phân tích xác định chất lượng của tất cả các nguyên, nhiên liệu nhập vào công ty, kết quả nói chung đều đạt theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn và quy định đề ra. Riêng đối với clinker còn có 4 lò clanker của Hoàng Mai và 6 lò clanker của Hoàng Thạch vượt quy định (chỉ tiêu CaOtd.MgO) nhưng đã phát hiện và xử lý kịp thời không làm ảnh hưởng đến sản xuất. Tất cả các chỉ tiêu cơ lý và các chỉ tiêu hoá của các lò xi măng PCB30 xuất xưởng đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN6260-1997. Tất cả các chỉ tiêu cơ lí và các chỉ tiêu hoá của các lò clanker PC40 xuất xưởng đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN2682-1999. Bảng 5: Chất lượng xi măng PCB30 năm 2007 STT Tên các chỉ tiêu TCVN 6260:19 97 Kết quả thí nghiệm 1 Độ bền mịn: - Phần còn lại trên sàng R008,% - Bề mặt riêng theo Blaine cm2/g Ê 12 ³ 2700 8 á 12,8 3102 á 3903 2 Thời gian đông kết: - Bắt đầu không sớm hơn (phút) - Kết thúc không muộn hơn (giờ) ³ 45 Ê 10 6 0á 190 1,55 á 3,35 3 Độ ổn định thể theo phương pháp - Lechâtlie mm Ê10 0,00á5,0 4 Giới hạn bền nén: - Sau 3 ngày N/mm2 - Sau 28 ngày N/mm2 ³14 Ê30 17,6á27,2 31,93á45,06 5 Hàm lượng chất khí nung (MKN) % Ê5 6 Hàm lượng Anhydric sulpuric (SO3)% Ê3 1,68 Nguồn: Phòng thí nghiệm KCS Việc kiểm tra trọng lượng bao gói, bảo quản đều được thực hiện nghiêm túc, phát hiện kịp thời và khắc phục sai, đảm bảo 100% bao xi măng xuất xưởng đạt trọng lượng 50±1kg/bao. Qua thực tế sử dụng, chất lượng xi măng của Công ty xi măng Bỉm Sơn ngày càng ổn định và được sự tín nhiệm của khách hàng. Mặc dù trong thời gian qua cũng có một vài khách hàng khiếu nại về chất lượng, nhưng qua kiểm tra và xác minh công ty đã khẳng định nguyên nhân không phải do chất lượng sản phẩm của công ty mà do khách hàng mua xi măng không có nguồn gốc hoặc do sử dụng không đúng kỹ thuật. 3. Đặc điểm sản phẩm và thị trường 3.1. Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm chính của công ty gồm: - Xi măng pooclăng hỗn hợp PCB30, PCB40 - Xi măng pooclăng thường PC40, PC50 - Clanker Sản phẩm là vật liệu quan trọng trong xây dựng, mà hiện nay đất nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập thế giới thì phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng là điều quan trọng thiết yếu. Ngành công nghiệp sản xuất xi măng là ngành mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên vật liệu. Sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên có chất lượng không ổn định và không đồng nhất qua các đợt khai thác hay nhập, đồng thời sản xuất chủ yếu qua sự thay đổi về cơ lý (nghiền, nung) nên chất lượng của sản phẩm cũng bị ảnh hưởng không ổn định, khó xác định được sai sót về quá trình mà chỉ đến khi có phế phẩm thì mới phát hiện được là chế độ vận hành không phù hợp. Vì vậy, thường thì các nhà máy sản xuất xi măng có nhiều phế phẩm. Tuy nhiên công ty xi măng Bỉm Sơn đã từ lâu chiếm được lòng tin cậy của khách hàng, sản phẩm của công ty luôn được sử dụng trong các công trình trọng điểm, công trình lớn quan trọng mà nhiều năm liền nhận được giải thưởng chất lượng do khách hàng bình chọn, nhận được nhiều huân chương lao động do nhà nước trao tặng. 3.2. Đặc điểm thị trường Với các chi nhánh tại các tỉnh: Hoà Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và nhiều đại lý công ty có thị trường rộng lớn trong nước từ Nam sông Hồng đến cực Nam Trung Bộ. Ngoài ra công ty còn có một văn phòng đại diện đặt tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, thị trường này đang được mở rộng phát triển. Công ty cung cấp xi măng cho các địa bàn theo sự điều hành tiêu thụ của Tổng công ty xi măng Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường. Hiên nay theo dự báo về nhu cầu sử dụng xi măng của các đơn vị cấp trên thì thị trường xi măng trong nước đang là cơ hội lớn cho các cơ sở sản xuất xi măng, dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020 thị trường xi măng trong nước cầu vẫn lớn hơn cung nhiều do vậy chúng ta sẽ vẫn phải nhập xi măng của nước ngoài. Tuy nhiên khi chúng ta tiến gần đến thời gian gia nhập AFTA thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Các chính sách chủ yếu: - Phân phối sản phẩm: Công ty phân phối sản phẩm theo địa bàn được giao, nếu cung vượt cầu trong phạm vi địa bàn đó thì có thể cung ra ngoài theo nhu cầu, công ty không hạn chế lượng bán ra. - Truyền thông: quảng cáo sản phẩm của công ty trên các phương tiện truyền thông như đài, ti vi, tờ rơi, tài liệu giới thiệu sản phẩm… thông tin đầy đủ cho khách hàng về thông số chất lượng, thông số kỹ thuật (nếu khách hàng yêu cầu), thông báo giá bán, hình thức giao hàng, hình thức thanh toán, các kỳ khuyến mãi, các ưu tiên giá cả. - Giá cả: Giảm tối thiểu giá thành sản xuất nhưng vẫn giữ được mức chất lượng sản phẩm yêu cầu để giảm giá bán. Tìm hiểu giá cả thị trường cung cấp xi măng để điều chỉnh giá cả của công ty cho phù hợp với giá cả thị trường mà khách hàng chấp nhận được và công ty đảm bảo tiêu thụ được xi măng và có lãi. Tìm hiểu giá cả nguyên vật liệu, giá cả nhiên liệu, giá cả thông tin về công nghệ mới để lên kế hoạch sửa chữa đổi mới, lên kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Thu nhập trao đổi thông tin giữa người mua và người bán đã trở thành yếu tố không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược kinh doanh nên công ty rất chú trọng mảng thông tin này, khai thác triệt để và bám sát để có thể đề ra các chiến lược về sản xuất, về phân phối tiêu thụ… Bên cạnh đó công ty còn thu thập thông tin từ nhiều hướng khác nhau để tạo nên một bức tranh toàn cảnh ở nhiều góc độ, dễ dàng cho việc phân tích và sử dụng thông tin, như thu thập thông tin ở thị trường bán, ở thị trường mua, ở quá trình sản xuất, ở dự phòng tài chính của công ty… đầu mối và nội dung thu thập được thông tin được phân tích như sau: Thông tin và dữ liệu thị trường mua Phòng VTTB, phòng KTTKTC Phòng Kỹ thuật Thông tin và dữ liệu thị trường bán Phòng KTKH; P KTTKTC; TTGDTT; các chi nhánh, tổng đại lý Thông tin và dữ liệu sản xuất P. KTSX; PTN-KCS; P. TCLĐ P.KTKH Thông tin và dữ liệu tài chính giá cả P.KTTKTC Hệ thống thông tin và dữ liệu Sản phẩm xi măng Sơ đồ: Hệ thống thông tin dữ liệu 3.3. Công nghệ, nguyên vật liệu và vật tư 3.3.1. Tình trạng công nghệ hiện tại Hiện nay công ty đang hoạt động sản xuất trên hai dây chuyền công nghệ có phương pháp sản xuất khác nhau, một dây chuyền cũ theo phương pháp ướt và dây chuyền mới theo phương pháp khô. ã Dây chuyền một sản xuất theo phương pháp ướt có từ khi thành lập nhà máy, là công nghệ do Liên Xô (cũ) thiết kế, xây dựng và lắp đặt toàn bộ. Thiết bị chính bao gồm: - Hệ thống đập đá, máy đập hàm CMP-60A và máy đập búa II_97A, năng suất 450T/h. - 1 máy đập đất sét CM P-120, năng suất 200T/h - 2 máy nghiền nguyên liệu MC4-13,5M, năng suất 15T/h - 2 lò nung f5x185m, năng suất 1750T/ngày (72T/h) - 3 máy nghiền xi măng Mm4x13,5m, năng suất 65T/h, máy - 4 máy đóng bao kiểm thùng quay 14 vòi, năng suất 80T/máy Quy mô và công nghệ nhà máy khá hiện đại so với công nghệ sản xuất xi măng trong nước lúc bấy giờ. Sau hơn 20 năm hoạt động với nhiều sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại thì công nghệ này đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Với chủ trương "đổi mới để tồn tại" công ty đã lựa chọn phương án cải tạo, hiện đại hoá qua hai giai đoạn, hiện nay đã hoàn thành giai đoạn một: cải tạo hiện đai hoá lò nung No2 chuyển từ sản xuất theo phương pháp ướt sang sản xuất theo phương pháp khô, năng suất lò từ 1,780T clinker/ngày lên 3.500T/ngày. Đưa tổng công suất nàh máy sau cải tạo giai đoạn 1 là 1,8 triệu tấn sản phẩm/năm. Công nghệ dây chuyền này là của Nhật Bản, phương án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền 2 gồm các công việc: - Đầu tư mới kho chứa sét 15.000 tấn, có máy rải liệu và máy rút liệu do hãng bMH cung cấp thiết bị. - Lắp mới máy nghiền bột liệu LM 6.4 do hãng Locche cung cấp, năng suất 280 tấn/h. - Xây dựng mới xi lô bột liệu sức chứa 15.000 tấn. - Lò nung số 2 được cải tạo thành lò 5.70m, có hệ thống xyclon trao đổi nhiệt năm tầng kèm theo calciner, năng suất 3500 tấn clanker một ngày, sử dụng nhiên liệu 100% là than cám Hòn Gai 3c. - Cải tạo máy nghiền than số 2 cũ có lắp phân ly hiệu suất cao để nghiền than có độ mịn R009<6%, năng suất 22 tấn/h. - Cải tạo máy nghiền nguyên liệu số 2 thành máy nghiền xi măng số 4 theo chu trình kín có lắp máy phân ly động hiệu suất cao, năng suất 100 tấn/giờ. Hiện nay dây chuyền số 2 đã đi vào sản xuất và cho một số kết quả khả quan như: - Nghiền liệu: 313/280 tấn/giờ - Lò nung: 3578/3500 tấn/giờ - Nghiền xi măng số 4: 104/100 tấn/giờ - Nghiền than: 18,9/22 tấn/giờ Và các chỉ tiêu khác như: - Nồng độ bụi môi trường đạt 30-40/50g/NM3 - Tiêu thụ điện năng đạt 17,9/22kw/tấn clanker - Trong giai đoạn chạy thử lãi suất đạt 7,1 tỷ đồng Kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt mức thiết kế, chỉ có máy nghiền than là chưa đạt đúng công suất. 3.3.2. Kế hoạch chuyển giao đổi mới công nghệ Công ty đã có kế hoạch chuyển giao đổi mới công nghệ, kế hoạch sửa chữa công nghệ nâng cấp máy móc,… cụ thể cho thời gian sắp tới như: - Từ nay cho đến năm 2006 hiện đại hoá đổi mới công nghệ một cách triệt để đi đến chuyển đổi hoàn toàn từ sản xuất phương pháp ướt sang phương pháp khô hiện đại, mục tiêu lúc đó là công suất 3,2 triệu tấn sản phẩm một năm. - Có kế hoạch dùng lò sửa chữa lò nung số 2 và số 2, cho máy nghiền xi măng. - Bên cạnh đó các đề tài nghiên cứu cải tiến công nghệ, trang thiết bị, máy móc… cũng đã và đang được phê duyệt và tiến hành thực hiện. 3.4. Công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương Công ty có hệ thống quản lý khá phức tạp nhiều phòng ban, nhiều bộ phận nhưng lại phù hợp và thể hiện nhiều ưu điểm trong công tác quản lý của Công ty. Mặt khác các phòng, phân xưởng được bố trí theo sự chỉ đạo của cấp trên, giúp sự quản lý dễ dàng. Mô hình chỉ đạo tổ chức sản xuất - kinh doanh Giám đốc công ty Phó GĐ công ty phụ trách sX Phó GĐ công ty phụ trách nội chính - KD Phó GĐ công ty phụ trách cơ điện Phòng ĐSQT Phòng BVQS Trạm y tế Trung tâm GDTT Phòng ĐHSX Văn phòng Phòng Cơ khí Ban QLDA Phòng Kỹ thuật Phòng KTTC Phòng KH-TH Phòng VT TB CN Thanh Hoá Phòng KTSX CN Nghệ An Phòng TN.KCS CN Hà Tĩnh Phòng KTAT CN Ninh Bình Xưởng mỏ NL CN Nam Định Xưởng Tao NL CN Thái Bình Xưởng lò nung CN Hà Tây Xưởng NXM CN Hoà Bình Xưởng đóng bao Tổng kho VTBB Phòng CƯVTTB VP Đại diện tại CHĐCND Lào Xưởng ô tô VT Phòng KTKH Phòng TCLĐ Phòng KTTKTC Phòng Năng lượng Phòng QLXM Xưởng SXTB Xưởng CKCT Xưởng CTN-NK Xưởng Điện TĐ Xưởng SCCT Công ty xi măng Bỉm Sơn năm 2007 Toàn công ty hiện có 2880 người, trong đó có 648 lao động nữ chiếm 22,15%; 108 lao động là cán bộ cấp trưởng phó; 1003 lao động là cán bộ có nghiệp vụ; 1487 lao động là công nhân kỹ thuật và 282 là lao động phổ thông. Do lịch sử để lại, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty xi măng Bỉm Sơn cao hơn nhiều lần so với cơ sở có năng lực sản xuất tương đương trong đó số lao động phổ thông, lao động mang tính dịch vụ xã hội nhiều chiếm tới 1/3. Kết cấu lao động như sau: Bảng 4: Cơ cấu trình độ lao động của Công ty năm 2007 Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Đại học và trên đại học 228 7.91 Trung học và cao đẳng 270 9.38 Thợ lành nghề 1230 42.71 Sơ cấp và lao động phổ thông 1152 40 Tổng 2880 100 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Với phương châm: Xây dựng một lực lượng lao động đủ năng lực, trình độ và khả năng thích nghi với mọi biến động của môi trường kinh doanh nhằm đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phục vụ người tiêu dùng. Công ty đã lên kế hoạch đào tạo nhân lực cụ thể như sau: Đối với cán bộ lãnh đạo thì cử đi học tại các trường lý luận cao cấp của Đảng, đi đào tạo thêm các lớp chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ lý luận và khoa học; tham quan học hỏi ở nước ngoài và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác… Đối với công nhân lao động: khuyến khích tinh thần học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau; tổ chức các lớp đào tạo về công nghệ sản xuất… Năm 2007, công ty đã lên kế hoạch và đang trong thời gian thực hiện mở các lớp đào tạo, gửi đi học tại chức, các lớp bồi dưỡng, các lớp về an toàn vệ sinh lao động… cho hầu hết các lao động có trong doanh nghiệp và được tổ chức thời gian hợp lý không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty với tổng chi phí ước tính lên tới 2.293.000.000 đồng. Và còn tăng chi phí này qua các năm tiếp theo. 3.4.2. Tình hình trả lương và các chế độ phụ cấp Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức lương sản phẩm ở mức tiên tiến so với tình hình chung, mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty là 2.5 triệu đồng/người/tháng năm 2005. Theo kế hoạch thì năm 2008 tăng mức thu nhập lên 3 triệu đồng/một người/một tháng. Cán bộ công nhân viên được cung cấp đầy đủ phương tiện lao động, phòng hộ lao động gồm 2 bộ quần áo, giày mũ, xà phòng, bảo hộ, chống nóng, bồi thường độc hại, có xe đưa đón đi làm, được cấp một bữa ăn ca trị giá 6.000 đồng và 6500 đồng một suất… Công ty cũng đảm bảo chính sách và chế độ cho các đối tượng như: - Hợp đồng lao động ngắn hạn, dài hạn - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: 100% tham gia. Tóm lại, công ty đã chăm lo đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên rất chu đáo, tạo môi trường lao động sinh hoạt dân chủ, thoả mãn các điều kiện, mang đậm tính nhân văn và hiện rõ nét văn hoá doanh nghiệp tiên tiến. 3.5. Tình hình tài chiníh kế toán 3.5.1. Công tác tài chính của công ty Là một doanh nghiệp nhà nước nên công ty được Nhà nước cung cấp vốn đầu tư ban đầu và bổ sung một phần vốn điều lệ. Tổng công ty xi măng Việt Nam là cơ quan trực tiếp quản lý giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do đó công ty hoạt động dựa trên quy chế tài chính, chính sách của tổng công ty, công ty phải nộp các khoản theo điều lệ, phải đóng góp các quỹ… và khi công ty có nhu cầu vốn để mở rộng đầu tư sản xuất được duyệt thì tổng công ty sẽ điều chuyển vốn cho công ty. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản trong công ty và các đơn vị phụ thuộc được quy định một cách rõ ràng. Các đơn vị phụ thuộc hạch toán theo phương thức báo sổ, mọi tài sản, tiền vốn là do công ty quản lý. Hàng năm công ty tiến hành lập kế hoạch tài chính: Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận, vật tư, khấu hao,… từ đó cân đối nguồn vốn để có cơ sở bổ sung nguồn vốn một cách kịp thời. Kế hoạch được lập và báo cáo lãnh đạo công ty, để Tổng công ty kết hợp với các ngành chức năng xem xét và giao kế hoạch cụ thể cho công ty. - Vốn và nguồn vốn của công ty Vốn của công ty bao gồm: vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn vay, các khoản phải trả người bán, tiền mua trả trước, các khoản phải trả khác… Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 367.028.109.332 (đồng). Năm 2003 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 348.059.451.208 (đồng). Sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu là do công ty đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Tổng công ty cấp bổ sung trong năm, trích phần lợi nhuận sau thuế, đầu tư TSCĐ, nộp khấu hao, quỹ… Bên cạnh đó cơ cấu tài sản của công ty cũng có sự thay đổi: Tổng tài sản năm 2006 tăng 452.941.887 nghìn đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 65,5% là do TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng, tài sản cố định tăng. - Tình hình hoạt động tài chính của công ty được kiểm tra định kỳ giữa năm do tổng công ty tiến hành: kiểm tra quy chế mua sắm vật tư, công tác hạch toán kế toán. Cục tài chính doanh nghiệp kiểm tra tình hình biến động vốn kết quả kinh doanh tại công ty… Cục thuế kiểm tra kết quả kinh doanh, chi phí, giá bán sản phẩm… Hàng năm phải có báo cáo tài chính. 4. Kết quả sản xuất - kinh doanh trong một số năm gần đây Những năm gần đây công ty đã sản xuất hoàn thành kế hoạch, công suất vượt công suất thiết kế (công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn sản phẩm một năm) và đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2008 đi vào sản xuất dây chuyền công nghệ mới với công suất thiết kế 1,8 triệu tấn sản phẩm/năm cũng đã đạt hiệu quả. Sau đây là một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm từ 2004 đến 2008. Bảng số 5: Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một số năm gần đây của công ty Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1. Giá trị tổng sản lượng (tr.đ) - Sản xuất - Tiêu thụ 950.254,25 857.568 863.581,9 856.045,0 1.121.578 1.018.669 1.432.251 1.289.650 2. Clanker (tấn) - Sản xuất - Tiêu thụ 982.359 82.246,17 1.057.104 63.645,43 608.020 97.744,58 805.205 121.245 3. Xi măng bột và bao (tấn) - Sản xuất - Tiêu thụ 1.204.543,1 1.108.867 1.228.564,1 1.221,898,6 1.428.623,3 1.430.266,2 1.654.839 1.650.820 Qua bảng ta thấy sản lượng sản xuất của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ công ty ngày càng sử dụng công nghệ máy móc có hiệu quả hơn, đặcbiệt năm 2003 đã sản xuất vượt công suất thiết kế, năm 2004 đã vận hành thành công thiết bị công nghệ mới cho năng suất cao hơn hẳn. Những năm gần đây theo số liệu thống kê thì công ty sản xuất được bao nhiêu thì tiêu thụ gần hết, có năm tiêu thụ còn vượt quá lượng sản xuất do còn hàng tồn kho của năm trước (năm 2003) điều này cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn có thể hơn thế nữa nếu công ty có thể tăng năng suất sản xuất và khắc phục nhược điểm về giá bán. Từ năm 2001 công ty đã sản xuất vượt công suất thiết kế (công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn sản phẩm một năm), lượng clanker bán ra không ổn định là do nhu cầu thị trường và do yêu nhu cầu sản xuất của công ty. Bảng số 7: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1. Giá trị TSL Tr.đ 950.245,25 853.581,9 1.121.578 1.432.251 2. Doanh thu Tr.đ 854.985 856.046,968 1.050.373 1.263.100 3. Nộp ngân sách Tr.đ 88.562 95.612,250 142.957,546 148.652 4. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 68.552 82.678,43 85.426,167 93.140,214 5. Tỷ suất LN/vốn % 0,224 0,327 0,35 0,352 6. Vòng quay vốn lưu động vòng 2,443 2,43 -2,3 2,35 Nguồn: Phòng Kế toán thống kê tài chính Ta thấy hầu hết các thông số đều tăng qua các năm, giá trị tổng sản lượng và doanh thu tăng tương đối nhanh, đặc biệt ở năm 2005 trở lại đây năm 2005 tổng giá trị tổng sản lượng là 953,581 triệu đồng ứng với doanh thu là 856.046,968 triệu đồng, thì đến năm 2006 đã là 1.121.578 triệu đồng, tổng giá trị sản lượng là 1.050.373 triệu đồng doanh thu, và năm 2007 đã lên tới 1.432.251 triệu đồng giá trị tổng sản lượng và 1.263.100 triệu đồng doanh thu. Từ bảng trên một điều nhận thấy rằng lợi nhuận của công ty tăng lên chậm, nhưng các khoản phải nộp ngân sách tăng nhanh, đó là do công ty đã giảm được những chi phí sản xuất, mặt khác công ty đã sắp hoàn thành khấu hao tài sản cố định. Năm 2000, việc sử dụng vốn kém hiệu quả (không trích trong bảng), vòng quay vốn tăng chậm. Không tận dụng được hết vốn (1,99 vòng) và hệ số sinh lợi của vốn ít, một đồng vốn chỉ thu được 0,215 đồng lợi nhuận. Nhưng các chỉ tiêu này ở các năm sau đã cải tạo rõ rệt cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đã tăng, năm 2004 vòng quay của vốn đã nhanh song hệ số sinh lợi của vốn còn thấp, năm 2005 thì hệ số sinh lợi của một đồng vốn là cao mặc dù vòng quay của vốn chậm hơn năm 2004. Năm 2006 mặc dù vòng quay của vốn chậm hơn hẳn so với năm 2005 nhưng hệ số sinh lợi của vốn lại lớn hơn, điều này là do công ty đã kiểm soát được chi phí, giảm chi phí sản xuất và có các hoạt động khác thu được nhiều lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng tăng cho thấy trình độ quản lý của công ty ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Năm 2007 đã khắc phục được vòng quay của vốn tuy chưa bằng năm 2005 nhưng đã có chiều hướng tăng, cần phải phát huy. Công ty cần phải có biện pháp để đẩy nhanh vòng quay của vốn để tận dụng được hết hiệu suất của đồng vốn. Với tiềm năng hiện nay còn nhiều thuận lợi cho công ty nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Công tác kiểm soát sản phẩm clanker 5.1. Nhận thức của công ty về kiểm soát sản phẩm clanker Ban lãnh đạo công ty đã có những nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm soát sản phẩm, công ty coi chất lượng sản phẩm là hàng đầu và công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm là không thể lơ là mà phải quan tâm thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. Nhưng thực tế cho thấy công tác kiểm soát sản phẩm clanker của công ty hoạt động chưa có hiệu quả, bằng chứng là công ty chưa có các biện pháp hay phương tiện để theo dõi sản phẩm clanker, hàng tháng chỉ số thống kê lượng clanker thứ phẩm được pha trộn với chính phẩm chứ không có thống kê hay một báo cáo về lượng clanker thứ phẩm, cũng như không có lưu hồ sơ về nguyên nhân gây sự sai hỏng đó. Vì vậy công ty không thấy chính xác nguyên nhân chủ yếu gây ra sai hỏng. Mặt khác công ty không tiếp tục kiểm tra chất lượng clanker thứ phẩm mà chỉ đưa vào sử dụng trong phối trộn, do đó công ty không có kết quả rõ ràng về chất lượng sản phẩm sai hỏng là ở chỉ tiêu nào là chủ yếu. Có nhận thức nhưng chưa thực sự quan tâm đúng mức, đúng chỗ nên công tác này chưa có hiệu quả, công ty cần phải triển khai lại công tác này nhằm đạt hiệu quả cao hơn. 5.2. Lập kế hoạch chất lượng sản phẩm clanker Công tác lập kế hoạch chất lượng được công ty tuân thủ một cách nghiêm túc và có nhiều vận dụng sáng tạo dựa trên tình hình thực tế và dựa vào điều kiện cũng như khả năng sản xuất của công ty. Công tác này được đưa ra nhằm xác định cho thấy công ty hướng sản xuất, đề ra kế hoạch khai thác và nhập nguyên vật liệu, đề ra kế hoạch chất lượng sản phẩm đạt được trong thời gian tới nhằm nắm vững được thị trường đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Theo nhu cầu thực tế hiện tại trong bối cảnh đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các cơ sở hạ tầng liên tục được xây dựng và phát triển, nhà máy, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các công trình lớn có tầm quan trọng và đặc biệt là các khu đô thị, nhà cao tầng, khu dân cư hiện nay đang được xây dựng rất nhiều yêu cầu phải có độ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Nên nhu cầu về xi măng mác cao đang có nhu cầu tiêu thụ rất cao và đang tăng nhanh. Mặt khác trong thời gian gần đây công ty đã sản xuất được xi măng mác cao trong sản xuất đại trà mà vẫn phải công bố bán ra xi măng mác thấp, việc sản xuất xi măng mác cao đã tương đối ổn định và có thể nói là dù xi măng của công ty mang mác thấp nhưng các chỉ tiêu về cơ lý, hoá học đã đạt yêu cầu của xi măng mác cao. Do vậy công ty đang có xu hướng chuyển sang sản xuất xi măng PCB40 để đưa vào bán đại trà thay cho việc sản xuất xi măng PCB30 bán đại trà hiện nay. Vì vậy kế hoạch chất lượng của công ty trong thời gian này là sản xuất xi măng mác cao để bán đại trà. Đồng thời đi vào sản xuất chủng loại clanker mác cao có hoạt tính 28 ngày lớn hơn hoặc bằng 50N/mm2 và giảm tr lệ mẫu phế phẩm trong sản xuất. 5.3. Công tác kiểm soát sản phẩm clanker 5.3.1. Quy trình kiểm soát sản phẩm clanker Quy trình kiểm soát sản phẩm được thể hiện ở tài liệu QT13.01 tương ứng với mục 8.3 của tiêu chuẩn TCN ISO với nội dung sau: - Mục đích: Để xử lý các nguyên nhiên vật liệu nhập, các sản phẩm công đoạn và các sản phẩm xuất xưởng không phù hợp chỉ tiêu chất lượng theo các TCVN, TCN, TCCS và các quy định hiện hành. - Phạm vi: + Các nguyên vật liệu thấp + Các sản phẩm công đoạn + Các sản xuất xuất xưởng - Trách nhiệm: lãnh đạo đơn vị công ty chỉ đạo chung, phòng kĩ thuật sản xuất kết hợp cùng các đơn vị liên quan để xử lý. - Nội dung: Vì phạm vi bài viết nên em chỉ đề cập đến công tác kiểm soát sản phẩm clanker. + Vị trí kho bãi xem trong QT15.01, + Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm xem trong QT12.01 Tuỳ theo mức độ không phù hợp của sản phẩm, các đơn vị liên quan khi xử lý có thể lập các biên bản để xử lý hoặc ghi lệnh xử lý vào sổ lệnh hay sổ giao cao. + Các nguyên nhiên vật liệu nhập: Than cám than Na Dương Đá ba zan Thạch cao Xỉ ripit, quặng sắt Vỏ bao đựng xi măng + Các sản phẩm công đoạn, nhiên liệu tự khai thác: Đá vôi Yên Duyên Phiến xét, bùn sa máy nghiền than mịn cho lò nung, clanker ra lò… Clanker ra lò kiểm tra không đạt chỉ tiêu chất lượng theo tieu chuẩn cơ sở TC09 gọi là clanker thứ phẩm. Clanker thứ phẩm rất dễ phân biệt với clanker chính phẩm bằng mắt thường. Clanker thứ phẩm có các hạt hay bột màu vàng còn clanker chính phẩm có màu đen, xám đen. Không chờ kết quả kiểm tra, thợ vận hành lò nung, thợ trực silô clanker của xưởng lò nung khi thấy clanker thứ phẩm trên băng gầu phải chủ động cho chuyển nạp vào silô clanker thứ phẩm (silô clanker số 4 chứa clanker thứ phẩm lò 1, silô clanker số 8 chứa clanker thứ phẩm lò 2), chỉ được phép đỏ clanker chính phẩm vào silô clanker thứ phẩm không được phép đổ clanker thứ phẩm vào silô chính phẩm. Thợ vận hành lò nung có nhiệm vụ xử lý các thông số vận hành để lò trở lại bình thường đảm bảo cho clanker đạt yêu cầu chất lượng. Chủ động báo cho thợ trực silô biết tình trạng clanker sắp ra lò để thợ trực silô chuyển nạp vào các silô clanker cho phù hợp. Để xử lý clanker thứ phẩm trong silô 4 và silô 8, phòng kỹ thuật sản xuất và phòng thí nghiệm KCS căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng của clanker chính phẩm và xi măng sau máy nghiền để điều hành việc tháo rút và pha trộn với các máy nghiền hay xả ra ngoài theo tỷ lệ hợp lý, không để ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Xi măng sau máy nghiền + Các sản phẩm xuất xưởng Xi măng bao xuất xưởng Xi măng rời xuất xưởng Clanker xuất xưởng: Clanker xuất xưởng chỉ được phép tháo xuất từ các silô đạt chất lượng. Trường hợp gặp lớp clanker không phù hợp thì trưởng ca phòng thí nghiệm KCS hoặc nhân viên đó đưa vào kho CT14 cho đến khi hết lớp clanker đó mới tiếp tục xuất cho khách hàng. Phòng thí nghiệm - KCS chỉ đạo xưởng nghiền xi măng tháo xuất Xi măng trong các kho chứa - Hồ sơ STT Tên hồ sơ Ký mã hiệu Nơi lưu Thời gian lưu Phương pháp lưu 1 Các giấy tờ xác nhận sản phẩm clanker kém chất lượng Đơn vị có sản phẩm kém chất lượng 2 năm Tủ hồ sơ 2 Các giấy tờ xác định nơi để sản phẩm kém chất lượng 2 năm Tủ hồ sơ 3 Các giấy tờ xác định biện pháp xử lý 2 năm Tủ hồ sơ 4 Các kết quả kiểm tra sau xử lý 2 năm Tủ hồ sơ Nguồn: Quy trình kiểm soát sản phẩm clanker 5.3.2. Thực tế công tác kiểm soát sản phẩm clanker Thực tế công tác kiểm soát hợp tại công ty được thực hiện khá nghiêm túc, theo quy trình Ban đầu khi thợ trực silô nhận thấy clanker có dấu hiệu sai hỏng thể hiện ở mầu sắc mà thợ trực dễ dàng nhận thấy thì báo ngay cho thợ điều hành xử lý kịp thời điều chỉnh cho clanker thứ phẩm và silô chứa thứ phẩm và điều chỉnh lại chế độ vận hành cho phù hợp. Song công tác này của công ty được thực hiện chưa triệt để, chưa thu được số liệu báo cáo về tình hình phế phẩm như số lượng, nguyên nhân, chỉ tiêu chất lượng không đạt… mà chỉ tìm hiểu nguyên nhân và thông báo cho cán bộ phụ trách biết chứ không hình thành hệ thống văn bản ghi lại sự sai hỏng này. Hàng tháng chỉ có số liệu về lượng sản phẩm clanker thứ phẩm được trộn với chính phẩm chứ không thống kê lại lượng clanker đã sai hỏng, các biện pháp khắc phục được sử dụng và đề ra theo thời điểm. 6. Biện pháp khắc phục sản phẩm kém chất lượng của clanker 6.1. Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa - Mục đích Để khắc phục sự kém chất lượng của clanker, bán thànhphẩm, ngăn ngừa những sai sót. áp dụng cho tất cả các khâu quản lý, sản xuất và lưu thông trong toàn công ty. - Đối tượng áp dụng: Tất cả cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Nội dung: - Hành động khắc phục Lưu đồ 1: Quy trình hành động khắc phục Khiếu nại, báo cáo, đề nghị Xem xét, quyết định Khảo sát nguyên nhân Đề xuất biện pháp khắc phục Xử lý khắc phục Kiểm tra Xác nhận kết quả thực hiện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7832.doc
Tài liệu liên quan