Khủng hoảng tài chính tiền tệ và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI ĐỀ ÁN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. NGUYÊN DUY BỘT Sinh viên thực hiện : NGUYỄN ĐĂNG LÂM Lớp : HÀ NỘI - 2001 LỜI NÓI ĐẦU Vào thời điểm phần lớn các nước trên thế giới đang chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á xảy ra là một cú xốc lớn làm đảo lộn tình hình chung ở một số nước về các mặt k

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khủng hoảng tài chính tiền tệ và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế chính trị và xã hội. Cuộc khủng hoảng này đã gây ra những biến động trong nội các chính phủ một số nước và đe doạ sự ổn định của những nước láng giềng khác trong khu vực. Việt nam là một nước trong khu vực do vậy không thể tránh khỏi cơn lốc xoáy của cuộc khủng hoảng, ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã làm chững lại công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tuy vậy nếu so với các nước trong khu vực chúng ta ít bị ảnh hưởng hơn so với họ vì thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển, khi xảy ra khủng hoảng chúng ta chưa có thị trường chứng khoán. Các luồng vốn đầu tư vào Việt Nam có độ an toàn cao hơn do chủ yếu là FDI và ODA. Cuộc khủng hoảng đã đi qua được gần 4 năm nhưng nó còn để lại cho đất nước những thách thức cam go, vấn đề đặt ra là tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá là điều tất yếu xảy ra, nhưng khi đã tham gia vào toàn cầu hoá ảnh hưởng của khủng hoảng dây chuyền sẽ không loại trừ một nước nào nhưng mức độ ảnh hưởng còn tuỳ thuộc vào các nước, các chính sách kinh tế của từng nước. Với mục tiêu phát triển thương mại Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới tăng nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá ổn định bền vững kinh tế và tăng trưởng tốc độ cao, chúng ta cần có những đối sách chiến lược phù hợp án dụng cho nền kinh tế cũng như những biện pháp phòng chống khủng hoảng một khi nó xảy ra. Do vấn đề này còn quá mới mẻ đối với nước ta và khối lượng kiến thức còn hạn hẹp trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những nhận xét và góp ý của thầy để hoàn thành bài viết tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á I- DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á Sau một vài năm ủ bệnh các vấn đề kinh tế ở một số nước Châu Á. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã bùng nổ vào ngày 2/7/1997 ở Thái Lan. Sau đó lan rộng nhanh chóng sang các nước ở Đông Nam Á và ở Đông Bắc Á. Ở Thái Lan hiện tượng này xuất hiện vì hai lý do sau: Thứ nhất Thái Lan là một trong những nền kinh tế điển hình trong vài thập kỷ qua của Châu á có dòng vốn đầu tư ra nước ngoài quá lớn (lên tới 40%). Thứ hai đồng tiền lưu hành của Thái Lan đồng bạt trong nhiều năm đã gắn chặt với đồng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái chính thức 25 bạt = 1 đô la, đã bị giảm giá dưới áp lực quốc tế tai hại bởi những nhà đầu cơ, những ông chủ ngân hàng, những quĩ công ty và những nhà quản lý quĩ tương trợ. Kể từ đó đồng bạt cứ được giảm dần so với đồng đô la đến giữa tháng 12/1997 tỷ giá hối đoái giữa đồng bạt và đô là 42bạt/1đô la, đầu tháng 1/1998 nó giao động mức 5472 bạt/1đô la. Hai biến cố này đã bắt đầu hàng hoạt những biến động kinh tế , chính trị, xã hội của nước này. Đầu tiên là việc đóng cửa của 1/3 cơ quan ngân hàng tài chính trong nước và sau đó là sự yêucầu và thông qua sự trợ giúp hệ thống tài chính Thái Lan 17 tỷ đô la do quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) tổ chức, sự đóng góp của một số quốc gia khác trong đó có Úc 1 tỷ đô la. Những biến cố này dã dẫn đến sự thay đổi trong chính phủ Thái Lan. Những diễn biến ở Thái Lan chỉ là cái đầu tiên trong những biến cố bất lợi quan trọng trong hệ thống tài chính Châu Á đến hết năm 1997 và tiếp tục biến động trong năm 1998. Maylaysia là nước thứ 2 ở Châu Á. Cuối năm 1997 chịu sự tấn công vào đồng tiền (đồng Ringgit) trên thị trường tài chính quốc tế. Điều này đã dẫn đến sự mát giá của đồng Ringgit hơn 30% (488 Ringgit/1đô la đầu năm 1998) và sự phản đối của chính phủ Malaysia về khả năng âm mức quốc tế của những kẻ đầu cơ tiền tệ nhằm gây hại cho nền kinh tế và sự tăng trưởng. Tiếp đó lại là cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn đã xảy ra trong hệ thống ngân hàng của Inđônêxia. Đồng Rupi của Inđônêxia mất giá xuóng mức khoảng 10.000 đến 10.700 Rupi/1 đô la. Mỹ (đầu tháng 1/1998) mặc dù đã có sự trợ giúp 38 tỷ đô la của IMF và việc phải đóng cửa một số ngân hàng trong nước. Tình hình đang xấu đi của Inđônêxia lại tăng lên gấp bội khi cháy rừng xảy ra, gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng trong vài tháng cho chính Inđônêxia và các quốc gia láng giềng ở Đông Nam á. Hàn Quốc là nước thứ 4 ở Châu á phải gánh chịu cuộc khủng hoảng (tháng 12/1997) đồng tiền mất giá lớn nhưng được sự trợ giúp lớn nhất của IMF (57 tỷ đô la Mỹ). Đầu tháng 1/1998 đồng Pêsô (PS) của Philipin đã giảm 46,5 PS/1 đô la Mỹ. Hồng Kông và Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng lan toả của cuộc khủng hoảng Hồng Kông giảm giá trị tiền tệ 33% và Việt Nam 20%. Cuộc khủng hoảng này cũng đã ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Mỹ và liên minh Châu Âu. Tác động của chính khủng hoảng tài chính Châu Á lúc đầu chỉ ở khu vực sau đó đã lan rộng ra toàn cầu với những hậu quả tai hại ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, việc làm, thương mại ở những nước đang phát triển. II- NGUYÊN NHÂN CUỘC KHỦNG HOẢNG Do mối đe dọa của chính sách tiền tệ chặt chẽ của Nhật Bản với tỷ lệ lãi suất cao hơn, bắt nguồn trong tháng 5/1997 từ khi các tổ chức tiền tệ của Nhật Bản biết rằng đồng Yên Nhật đang mất gái đang đe doạ vị trí kinh tế của Nhật Bản và giải pháp đơn giản và hiển nhiên trong thực hiện chính sách tiền tệ là nâng cao mức lãi suất. Do vậy những nhà đầu tư quốc tế để đảm bảo sự an toàn khả năng đầu tư. Họ đã bán đồng tiền Đông Nam Á và chuyển danh mục đầu tư từ nước này sang Nhật Bản hay nơi khác. Sự chuyển hướng đầu tư của họ đã làm cho các công ty nước ngoài lớn trong khu vực cũng trở nên hoang mang và vội vã chuyển thu nhập bằng nội tệ sang đô la Mỹ. Cũng thời gian này các công ty địa phương cũng đổ xô tới đổi những đồng tiền ổn định hơn như đồng Yên Nhật, đô la Mỹ. Trong tình hình như vậy đồng bạt Thái Lan, Ringgit Malaysia, Rupi Inđônêxia và đồng uôn Hàn Quốc bị dư cung thiếu cầu dẫn đến giảm giá trị nội tệ, thị trường trong nước kém hấp dẫn và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là điều tất nhiên. Mặt khác, do sự tăng đột ngột đã được tính trước tỷ lệ lãi suất, đầu tiên là Canađa để làm dịu nền kinh tế nóng bỏng của mình (1/10/1997) sau đó là nhóm 67 các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD. Tốc độ tăng trưởng của Mỹ cũng khong giữ vững nổi do vậy cũng tăng tỷ lệ lãi suất rồi đến Đức và một số nước Châu Âu cũng làm theo. Sự thực việc tăng tỷ lệ lãi suất của Mỹ là một đòn mạnh nhấn chìm đồng tiền Châu Á …..Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng là do cách điều hành của chính phủ các nước Châu Á vì lý do chính trị hơn là kinh tế, đã hướng đầu tư sang lĩnh vực ưu tiên và cả đầu tư nước ngoài vào trong nước cũng tập trung đầu tư theo khuynh hướng công nghiệp theo yêu cầu của chính phủ, thậm chí ở những ngành không có tiềm năng kinh tế cho việc tập trung đầu tư hay không mang lại lợi tức cho việc đầu tư. Ở Thái Lan đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh tế tư nhân chiếm một tỷ trọng khá lớn nhưng các doanh nghiệp tư nhân trong nước lại chuyển số vốn đó ra đầu tư ở nước ngoài một cách ồ ạt khiến chính phủ không kiểm soát được. Điều này đã dẫn đến hiện tượng nợ nước ngoài của Thái Lan chủ yếu rơi vào doanh nghiệp tư nhân. Một nguyên nhân nữa là do chính sách tỷ giá cố định trực tiếp hoặc gián tiếp mà các tổ chức tiền tệ ở Châu Á đều áp dụng là thắt chặt hoặc cố định đồng tiền của họ với sự chuyển động của đô la Mỹ. Việc làm này dẫn đến việc nhiều công ty có rủi ro lớn về tiền tệ ở Châu Á mà không lo ngại gì về chúng. Họ từ chối mục bảo hiểm qua việc mua cổ phiếu giá trị đầu tư phòng trường hợp hối đoái giảm. Thực tế ở những nước này phí bảo hiểm rất cao và rất tốn. Khi tỷ giá biến động đôi chút thay vì tin vào sự ổn định của đồng tiền họ lại đổ xô đi mua ngoại tệ làm cho tình hình tài chính của Đông Nam Á trở nên kém hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó những nhà đầu cơ cũng đóng vai trò lớn trong cuộc khủng hoảng. Họ vay một số lượng tiền trong nước và đổi sang một loại tiền mạnh hơn, mạo hiểm đánh cuộc rằng đồng tiền địa phương sẽ giảm giá trị và như vậy họ sẽ mua lại với mức giá rẻ lợi nhuận thu được theo chênh lệch giá. Việc đầu cơ này có sự tham gia của một số chủ ngân hàng làm cho cuộc khủng hoảng càng lan toả rộng. Cuộc khủng hoảng đã làm phơi bày mặt trái của một vài thập kỷ tăng trưởng kinh tế vượt bật ở Châu Á và những khó khăn mà các nước Đông á phải đối mặt về cơ bản phát sinh vì sự yếu kém trong hệ thống tài chính và trong sự quản lý. Sự kết hợp của quá trình giám sát lĩnh vực tài chính không đầy đủ, sự đánh giá và quản lý rủi ro tài chính yếu kém, sự duy trì tỷ giá hối đoái tương đối cố định khiến cho các ngân hàng và các công ty phải vay vốn một lượng lớn vốn quốc tế, phần lớn trong số đó là ngắn hạn bằng ngoại tệ và không được bảo hiểm. Theo năm tháng lượng vốn nước ngoài này có xu hướng được sử dụng để tài trợ cho những khoản đầu tư chất lượng kém hơn. Mặc dù chi tiêu của lĩnh vực tư nhân và các quyết định tài trợ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhưng các vấn đề về quản lý lại làm nó trầm trọng hơn, rõ ràng nhất là sự tham gia của chính phủ vào lĩnh vực tư nhân và thiếu sự minh bạch trong hạch toán của các công ty về tài chính cũng như việc cung cấp các dữ liệu tài chính và kinh tế. Những diễn biến trong các nền kinh tế phát triển như sự tăng trưởng yếu kém ở Châu âu và Nhật Bản vốn đã gây ra sự thiếu vắng các cơ hội đầu tư hấp dẫn và khiến lãi suất ở những nền kinh tế này giữ ở mức thấp nhất, cũng góp phần gây nên cuộc khủng hoảng. Sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở Thái Lan với hàng loạt các cú tấn công có tính chất đầu tư vào đồng bạt, sự lây nhiễm đã truyền đến các nền kinh tế khác trong khu vực, gây áp lực đối với tỷ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi lên bên ngoài khu vực và đe doạ tỷ lệ tăng trưởng của thế giới. III- TÍNH CHẤT CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG. Cuộc khủng hoảng được đặc trưng bởi 3 tính chất sau: Thứ nhất, giống như những cuộc khủng hoảng những năm 80 tại Mỹ la tinh, khủng hoảng ở Mêhicô năm 1994, về thực chất cuộc khủng hoảng Châu Á là một cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu với sắc thái tài chính tiền tệ rất đậm nét, chứ không phải là khủng hoảng chu kỳ hay sự đổ vỡ một mô hình phát triển nào. Cuộc khủng hoảng khởi phát từ lĩnh vực tài chính tiền tệ và được khắc phục chủ yếu nhờ những giải pháp nhằm làm lành mạnh hoá và hoàn thiện hệ thống tài chính tiền tệ của mỗi khu vực, nhất là bảo đảm sự cân đối cơ cấu vốn huy động, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất, xuất khẩu v.v… Thứ hai, cuộc khủng hoảng mang tính Quốc tế sâu sắc cả về những nguyên nhân, các tác động lan truyền lẫn những nỗ lực nhằm vượt qua khủng hoảng. Tính chất quốc tế còn thể hiện ở những thông điệp - cảnh báo chung mà nó đưa ra cho các nước đang phát triển về chính sách tài chính tiền tệ trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển đất nước. Thứ ba, cuộc khuảng hoảng diễn ra theo tính chất làn sóng, lan toả từng đợt đuổi bắt nhau, định chế lẫn nhau như "Hiệu ứng Đôminô" và bắt đầu tư những chấn động tại các nước "Trung tâm nhạy cảm" không cố định ở khu vực. Bùng nổ từ cú "sốc tỷ giá" ngày 2/7/1997 tại Thái Lan, qua Philipine rồi Indonesia, sang Hàn Quốc và Nhật Bản, xu hướng chuyển dịch các trung tâm khủng hoảng này sau càng phát tán những mầm mống lây nhiễm rộng và sâu hơn, đe doạ kéo theo những tổn thất và đòi hỏi những phối hợp quốc tế rộng lớn và mạnh mẽ hơn, tốn kém hơn với thời gian khắc phục dài hơn. Điều này cho thấy sự gia tăng ngày càng cao về mức độ tương tác lẫn nhau và ý nghĩa của các sự kiện, các vấn đề kinh tế của mỗi nước tuỳ thuộc vào vị thế của chúng trong bối cảnh khi nền kinh tế thế giới đang vận động theo định hướng tự do hoá và toàn cầu hoá. IV- NHỮNG TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG. Mỗi nước và khu vực, tuỳ theo thực tế của mình, cảm nhận những tác động của cuộc khủng hoảng ở mức độ khác nhau. Song nhìn chung có thể phân biệt các tác động ấy theo 2 hướng: các tác động tiêu cực và các tác động tích cực. 1. Các tác động tiêu cực. Hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng gây ra là rõ ràng, toàn diện và hết sức nặng nề cho mỗi quốc gia bị khủng hoảng, cho khu vực và cho cả thế giới. - Trước hết, hậu quả dễ nhận thaýa nhất và phổ biến nhất trong toàn khu vực tại các trung tâm khủng hoảng, chính là sự mất ổn định của đồng tiền và của các thị trường tiền tệ của mỗi nước và khu vực: là sự giảm sút các luồng vốn nước ngoài đổ vào mỗi nước và toàn khu vực; là sự giảm sút ngay cả đầu tư trong nước do lãi suất cao và yếu tố lòng tin; từ đó, làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước này và toàn khu vực, toàn thế giới nói chung đi đôi với gia tăng tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao; cũng như làm tăng nợ nước ngoài bằng ngoại tệ do sự mất giá của đồng bản tệ và do phải thu hút thêm các khoản tín dụng quốc tế mới để vượt qua khủng hoảng. - Cuộc khủng hoảng cũng đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, kéo dài hàng thập kỷ và dựa chủ yếu vào các nguồn vốn nước ngoài của các nước đang phát triển khu vực, để chuyển sang một giai đoạn mới đặc trưng bởi nhịp độ tăng trưởng ôn hoà hơn, thận trọng hơn và dựa vào sức mình nhiều hơn. Nhịp độ tăng trưởng trung bình năm 1998 của toàn khu vực giảm đi khoảng 2-3% so với năm 1997. Trong đó, 3 nước Thái Lan, Indonesia va Malaixia tăng trưonửg âm; Nhật Bản sẽ có mức tăng trưởng bằng 0. do khủng hoảng ở Châu Á tăng trưởng của Mỹ giảm từ 0,5-1% trong năm nay, EU giảm 0,3%, Mỹ la tinh giảm 1,5%, còn tốc độ tăng của thương mại toàn cầu cũng giảm đi từ 2-3% so với năm 1997. - Cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại cho các nước Châu Á ít nhất 300 tỷ USD, bằng khoảng 20% GDP của các nước bị khủng hoảng và làm thiệt hại chung cho toàn thế giới khoảng 500 tỷ USD. Có tới trên 150 tỷ USD đầu tư tài chính đã rút khỏi Đông Nam Á. Các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút niềm tin, FDI đổ vào Châu Á bị sụt giảm mạnh và tiếp tục ở mức thấp trong một số năm tới. Hiệu quả của cuộc khủng hoảng lòng tin cũng sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài rụt rè, thận trọng hơn khi đầu tư vào các nơi khác. - Sự phát giá bản tệ đã làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và chất thêm gắng nặng nợ nần lên vai các côgn ty - con nợ, làm tăng tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản của chúng nhất là đối với các công ty phục vụ thị trường trong nước, nhu cầu giảm sút nhanh chóng. Ở Indonesia, do phá giá tiền tệ, tỷ lệ nợ ngân hàng nước ngoài/GDP đã nhảy từ 35% lên 140. Hầu hết các ngân hàng và công ty của Indonesia hiện nay đã được coi là lại phá sản. Phá giá bản tệ ở những nước có tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu cao (như Thái Lan lên tới 42% giá trị sản phẩm xuất khẩu), làm gia tăng chi phí nhập khẩu đẩy giá thành lên cao, giảm giá cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Điều cũng không thể tránh khỏi là tình hình bong bóng bất động sản vỡ tung, các ngân hàng rơi vào tình trạng gánh chịu một đống nợ khó đòi hoặc gìn giữ bất đắc dĩ một lượng tài sanr thế chấp ngày càng mất giá và khó bán. Vì lo sợ về tình trạng mất khả năng thanh toán của các con nợ, các chủ nợ và các chủ đầu tư nước ngoài thít chặt hầu bao, dự trữ ngoại hối quốc gia ngày càng giảm và IMF trở thành cải cọc đỡ chủ yếu nhất để nền kinh tế các nước khủng hoảng khỏi bị chìm… - Cũng cần chỉ ra rằng, khủng hoảng không chỉ làm tăng nhanh chóng lượng người thất nghiệp ở các nước khu vực (chẳng hạn, sẽ tăng gấp đôi trong năm 1998 so với năm 1997 ở Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia…) mà còn ở các nước bạn hàng của họ do sự thu hẹp qui mô nhập khẩu vì khủng hoảng. Lạm phát gia tăng sẽ làm giảm mức sống thực tế của người làm công ăn lương, những căng thẳng và bất ổn định xã hội cũng vì thế mà tăng lê. 2. Các tác động tích cực. "Trong cái rủi có cái may", cuộc khủng hoảng không chỉ hoàn toàn gây tác hại cho các nước khu vực. Theo tạp chí FEER 26/3/1988, Tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Dae Jung khẳng định.: "Tôi muốn biến cuộc khủng hoảng này thành một cơ hội để cải biến nền kinh tế nước tôi, đưa nó lên trình độ của thế giới". Những tác động tích cực của cuộc khủng hoảng có thể qui tụ ở những khía cạnh sau; Thứ nhất, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các chính phủ giảm thiểu được lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia và về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất nước. Thứ hai, nhiều nước (Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Philipin…) sẽ nhận được lượng tín dụng quốc tế chính thức với khối lượng lớn để phục vụ các mục tiêu cải cách và phát triển kinh tế (mặc dù với lãi suất khá cao và kèm theo những điều kiện ngặt nghèo bắt buộc khác). Cuộc khủng hoảng cũng giúp định hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hoá hơn nền tài chính quốc gia. Các khoản chi kém hiệu quả bị điều chình, cắt giảm: các dự án tư nhân được khuyến khích, quá trình tư nhân hoá, giảm thiểu khu vực Nhà nước, giảm bớt sự độc quyền, sự can thiệp và bao cấp của chính phủ trong khu vực kinh doanh được xúc tiến tích cực hơn, kiên quyết hơn, rộng khắp hơn. Có thể nói, cuộc khủng hoảng như một cú "động" mạnh để xốc lại cơ cấu kinh tế cho cân bằng, hợp lý và hiệu quả hơn; tạo ra sức ép buộc các chủ đầu tư - kinh doanh phải thay đổi thích ứng với tình hình mới, thúc đẩy xuất hiện những sp chủ lực có sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn. Toàn bộ nền kinh tế (cả quốc gia lẫn khu vực), sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng, có định hướng thị trường nhiều hơn, đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện hơn, do đó có hiệu quả và sức cạnh tranh cao hơn. Thứ ba, cuộc khủng hoảng ít nhiều góp phần và là dịp để chính phủ và nhân dân mỗi nước khu vực cũng như các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế "xem lại mình", bổ khuyết những thiếu sót cả về chính sách, thể chế lẫn về những nhân tố con người… từ đó tạo ra những xung lực tích cực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững cả ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế với tư cách là một chính thể hữu cơ. Quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá sẽ được đẩy lên một nấc mới, một phần nhờ các chương trình điều chỉnh kinh tế rộng rãi theo hướng này ở các nước khu vực "uống thuốc của IMF"; một phần nhờ sự chuẩn bị chu đáo hơn, thận trọng hơn, và thích hợp hơn của mỗi nước; phần nữa nhờ xuất hiện những cơ chế thúc đẩy và giám sát mới mang tính khu vực như là sự bổ sung chức năng của IMF và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và khu vực, đồng thời là kết quả của sự hợp tác giữa các nước khu vực trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng. Ngoài ra, tác động của cuộc khủng hoảng còn thể hiện trong cả việc làm chuyển dịch nhất định vai trò và vị thế kinh tế - chính trị truyền thống của các cường quốc tại khu vực như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu cũng như bản thân các nước ASEAN với tư cách một cộng đồng. CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM. Là một quốc gia nằm trong khu vực khủng hoảng lại trong bối cảnh quốc tế hoá cao như hiện nay, rõ ràng Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tốt và xấu của nó đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Trước hết cần nhận thấy có hai điểm khác biệt chủ chốt ảnh hưởng đến mức độ và phương thức tác động của khủng hoảng đối với Việt Nam: thứ nhất, các thị trường tài chính Việt Nam vừa chưa phát triển vừa kém hoà nhập với các thị trường khu vực và quốc tế; thứ hai, cơ cấu các luồng vốn chảy vào Việt Nam có độ an toàn cao hơn do chủ yếu là FID và ODA. Đồng thời, theo quan điểm của IMF cũng cần nhận thấy hiện có một số điểm tương đồng khá rõ nét giữa Việt Nam với các nền kinh tế đang chịu khủng hoảng trong khu vực; thứ nhất, Việt Nam đang có mức thâm hụt cán cân vãng lai cao (9% GDP năm 1997); thứ hai, có sự duy trì ổn định kéo dài tỷ giá VNĐ và đã có sự tăng giá miễn cưỡng VNĐ so với USD, cũng như có sự gia tăng sức ép trên các thị trường ngoại hối; thứ ba, có các tín hiệu rõ ràng gia tăng sự căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam; thứ tư, có tín hiệu về suy giảm tình trạng tài chính của nhiều doanh nghiệp trong đó có sự vay nợ đáng kể bằng USD. Ngoài ra còn có một số điểm dễ nhận thấy khác nữa như độ trì trệ của thị trường bất động sản, sự lúng túng trong chuyển dịch và cải thiện cơ cấu xuất khẩu, tình trạng thất nghiệp khá cao, tình trạng hiệu quả đầu tư xã hội thấp và tính năng động của thị trường chưa cao, các thiết chế thị trường chưa phát triển đầy đủ, tiêu dùng xa xỉ và dự trữ ngoại tệ mỏng…. Đây chính là những "Tiếp điểm" nhạy cảm truyền dẫn và cộng hưởng tác động tiêu cực của khủng hoảng khu vực đến nền kinh tế Việt Nam. A- Những tác động của khủng hoảng đến các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. I- ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NGOẠI THƯƠNG. Châu Á là một thị trường thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 1997, nó chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó ASEAN chiếm 20%) và 70% tổng kim ngạch nhập khẩu (trong đó ASEAN chiếm 28%). Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang Châu Á là dầu thô, than đá, cao su, cà phê, hạt có dầu, gạo, hải sản, dệt - may, da - giày…. và nhập khẩu chủ yếu từ đó về là xăng, dầu, sắt thép, phân bón, xi măng, linh kiện điện tử, ô tô, xe máy…. Singpore là thị trường xuất - nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam ở khu vực, chiếm tới 2/3 kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN, và 3/4 kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN. Như vậy, ở mức độ nào đó, luồng hàng xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN và Châu Á nói riêng, ra thị trường thế giới nói chung sẽ chịu tổn thất cả về sự sụt giảm khối lượng lẫn giá cả hàng xuất khẩu (ước tính tổn thất do giá xuất khẩu giảm là 500 triệu USD trong năm 1997). Đó là vì sự thu hẹp sức mua của các thị trường xuất khẩu (do khủng hoảng, do giảm tỷ lệ tăng trưởng, do quan hệ cung cầu) và vì sức ép toạ nén bởi sự phá giá các đồng tiền khu vực với tốc độ cao hơn VNĐ, nên hàng xuất khẩu của ta bị đắt lên tương đối so với hàng của các nước cạnh tranh. (Mặc dù có sự bù trừ nào đó bởi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về giá nhân công so với cá nước ASEAN thấp hơn vài lần, và bởi chế độ ưu đãi mà EU vẫn dành cho Việt Nam trong khi đã giảm bớt đối với các nước ASEAN khác như Thái Lan). Mặt khác, tác động tiêu cực còn ở chỗ, trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới trên 10% và có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức tăng chung, việc các nhà đầu tư lớn, như các NICs Châu Á, cũng đang gặp khó khăn ở chính quốc, sẽ làm giảm sự đóng góp của các doanh nghiệp này ở Việt Nam. Chứng minh rõ nét cho nhận định này là xu hướng giảm sút liên tục xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN từ 2.252 triệu USD năm 1996 xuống còn 1.787 triệu USD năm 1997, và tháng 1/1998 giảm tới 57% so với tháng 12/1997 (tương tự xuất khẩu trong thời gian này sang Hàn Quốc giảm 24%, Đài Loan - 50%). Về nhập khẩu, tác động của khủng hoảng làm giảm giá hàng xuất từ ASEAN,điều đó vừa có lợi, vừa có hại cho nước ta. Một mặt, hàng nguyên liệu, vật tư, máy móc phục vụ sản xuất (nhất là để xuất khẩu), được nhập từ các nước ASEAN đã trở nên rẻ hơn từ 10-40%, giúp giảm chi phí đầu vào, do đó giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Tuy nhiên, do điều chỉnh tỷ giá VNĐ cuối năm 1997 mà một số doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng nhập khẩu như xăng dầu, thép, xi măng, phân bón… Mặt khác, "sơn lốc" hàng rẻ sẽ tìm mọi cách tràn voà nước ta, kể cả qua con đường nhập lậu, khiến các doanh nghiệp trong nước bị giảm thị phần, giảm sản xuất. Một khi lịch trình cắt giảm thuế theo kế hoạch AFTA được xúc tiến tới đây sẽ tạo ra tác động cùng chiều làm tăng áp lực cạnh tranh tại thị trường Việt Nam. II- ĐỐI VỚI LĨNH VỰC THU HÚT VỐN VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI. Cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng bất lợi đến dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam theo các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, sự mất ổn định chung môi trưởng đầu tư - kinh doanh khu vực khiến các nhà đầu tư trên thế giới e ngại "găm vốn" chờ đợi, nghe ngóng tình hình, hoặc chuyển hướng đầu tư vào các thị trường khác an toàn hơn. Thành thử những đồng vốn nước ngoài đổ vào khu vực sẽ trở nên khan hiếm hơn và mỗi nước càng khó tìm kiếm những đồng tiền rẻ và dễ dãi hơn, vì bản thân các nước này đều đang gắng cải thiện môi trường đầu tư "nâng cấp" các chế độ ưu đãi đầu tư của mình, cạnh tranh nhau để thu hút vốn nước ngoài.Trong điều kiện có dòng vốn nước ngoài danh cho Việt Nam cũng eo hẹp hơn. Thứ hai, trong số hơn 700 công ty từ 62 nước đã ký kết đầu tư vào Việt Nam 2137 dự án có tổng giá trị 31.224 triệu USD (tính đến hết 12/1997), thì NICs ở Đông Á, ASENA và Nhật Bản luôn là những đối tác dẫn đầu, chiếm khoảng 69,8% dự án và 67,9% tổng giá trị đầu tư đã ký kết nêu trên. Hiện tại, hầu hết các nước này đang có những vấn đề căng thẳng về tài chính liên quan đến cuộc khủng hoảng. Do đó chắc chắn nguồn vốn này sẽ giảm sút trong thời gian tới, cả vì lý do thiếu vốn, khó khăn về thị trường, chính sách hạn chế tư bản đầu tư và nước ngoài để giành vốn cho trong nước của chính phủ các nước đó đang và sẽ thi hành, cũng như do đồng bản tệ của họ giảm giá sẽ kích thích các công ty của họ quan tâm hơn đến lợi ích mà thị trường trong nước sẽ đem lại. Thứ ba, cuộc khủng hoảng làm cho Việt Nam thêm khó khăn và chậm trễ hơn trong vấn đề giải ngân vốn nước ngoài. Khoảng 62% số cam kết FDI mà chưa được giải ngân là từ khu vực Châu Á, trong đó 50% các vốn cam kết mà chưa được giải ngân lại lệ thuộc vào các dự án phát triển bất động sản (khách sạn, du lịch, nhà cao tầng, xây dựng các khu đô thị mới) và xây dựng. Đây là sự "nhị trùng" không may mắn cho chúng ta vì lẽ về cả những khó khăn về tài chính lẫn sự trì trệ thị trường bất động sản sẽ khiến cho các chủ đầu tư thêm lý do chính đáng trì hoãn, ngừng thực hiện,thu hẹp, giảm tiến độ, thậm chí từ bỏ ý định thực hiện các cam kết đầu tư của họ đã ký kết. Thứ tư, cuộc khủng hoảng một mặt thúc đẩy các nước ASEAN tìm đến nhau, tăng cường các nỗ lực hợp tác để cùng tìm lối thoát vượt qua khủng hoảng - do đó, nhu cầu tăng trang đổi thương mại và đầu tư lẫnh nhau, tăng sức hấp dẫn chung của khu vực đối với đầu tư nước ngoài trở thành tự nhiên và được khuyến khích như một lợi ích chung, lợi ích khu vực. Mặt khác, cuộc khủng hoảng ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp lại "đẩy" các nước này ra xa nhau với những lý do đã phân tích trên đây (tức do những khó khăn tài chính giống nhau và sự cạnh tranh trong vấn đề tăng xuất khẩu, tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sự e ngại về việc tự do hoá quá nhanh sẽ làm lan truyền nhanh hơn những tác động tiêu cực của khủng hoảng…) lịch sử cũng cho thấy, lợi ích kinh tế đã từng kéo các đối tác lại với nhau, kết gắn họ lại; song lợi ích kinh tế cũng có thể "đẩy" họ ra xa nhau hơn mức có thể. Thành thử, vấn đề đang đặt ra cho các nước ASEAN trong cuộc khủng hoảng này là xử lý các lợi ích "hướng tâm" và các lợi ích "ly tâm" như thế nào cho thoả đáng nhất để không làm tổn hại những thành tựu sau bao năm xây đắp. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của thực tiễn đó. Thứ năm, sự giảm giá bản tệ do khủng hoảng, một mặt làm giảm những giá trị các khoản vay hay viện trợ bằng chính đồng bản tệ đó cho Việt Nam (chẳng hạn bằng đồng Yên đối với những khoản ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam): mặt khác, lại làm tăng chi phí dịch vụ nợ nếu đồng tiền phải thanh toán là ngoại tệ đang lên giá so với đồng bản tệ ấy (chẳng hạn làm tăng chi phí dịch vụ nợ bằng USD nếu tính theo giá VNĐ đã bị giảm giá 15% so với năm trước). Cuối cùng, thứ sáu do khủng hoảng giá trị tài sản, nhất là cổ phiếu và bất động sản ở khu vực đang có xu hướng sụt giảm, làm tăng sự hấp dẫn "mời gọi" các nhà đầu tư mạo hiểm có tính đầu cơ nước ngoài đổ tiền vào mua vét, tích trữ "chờ giá lên". Thành thử, ở mức độ nhất định sẽ có sự gia tăng dòng đầu tư nước ngoài nhằm tham gia quá trình mua lại, sáp nhập công ty và bất động sản khu vực. Đây là tín hiệu và cơ hội tốt cho triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài của khu vực, trong đó Việt Nam; đặc biệt trong bối cảnh xúc tiến quá trình cổ phần hoá DNNN trong thời gian tới. III. ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NGÂN SÁCH VÀ ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC. Do cuộc khủng hoảng, dòng vốn nước ngoài đổ vào chững lại, thậm chí giảm sút vai trò của đầu tư bằng nguồn vốn trong nước được đề cao; trong đó nguồn vốn của khu vực tư nhân với ưu thế linh hoạt, tiềm tàng và hiệu quả cao hơn của nó so với đầu tư ngân sách Nhà nước. Khủng hoảng thu hẹp sức mua của thị trường khu vực - thị trường lớn nhất của Việt Nam gây lúng túng cho các chủ đầu tư khi chọn hướng đầu tư sinh lời mới và an toàn hơn, đồng thời khủng hoảng cũng làm lây lan "hiệu ứng tâm lý", tạo ra tình trạng thụ động, kém sôi động trong giới doanh nhân trong nước (một phần còn do sức ép cạnh tranh tăng lên của hàng nhập ngoại rẻ ngay trên thị trường trong nước). Vốn kinh doanh sẽ được găm giữ nhiều hơn, chuyển hoá thành vàng, ngoại tệ nhiều hơn: Tiền gửi tiết kiệm bị chuyển sang các dạng tài khoản khác an toàn hơn trước sự đe doạ phá giá VNĐ và lạm phát dâng lên (một lý do làm tăng tình trạng này là sự giảm sút lòng tin của người gửi tiền và độ an toàn của các Ngân hàng trong nước). Thành thử, vốn trong nước sẽ vừa thừa nhiều, lại vừa thiếu nhiều, tựa như tình trạng năm qua của hệ thống tín dụng Việt Nam: Các doanh nghiệp thiếu vốn trong khi các ngân hàng thừa vốn không dám cho vay, vì nỗi ám ảnh của gánh nặng "nợ khó đòi" còn hệ thống luật pháp Nhà nước thì bất lực hoặc kém triệt để trong việc giải quyết tệ nạn này. Thu ngân sách giảm sút do tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và toàn khu vực, toàn cầu. Trong khi đó, chi ngân sách lại có khuynh hướng gia tăng do sự tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài, do các khoản chi đột xuất, hỗ trợ các DNNN mất khả năng thanh toán, tăng các chi phí nhập nguyên vật liệu từ bên ngoài.... Nguy cơ lớn nhất mà cuộc khủng hoảng đặt ra cho chúng ta là: Nếu không nhận thức đầy đủ những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, hội nhập và bắt kịp trình độ khu vực...thì rất có thể sau một vài năm nữa thôi, khoảng cách chênh lệch, sự tụt hậu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã thực hiện cải cách thành công, sẽ càng đậm nét hơn. B. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở các nước trong khu vực đến thương mại và đầu tư. Nếu xét góc độ thương mại thì có thể nói rằng do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, thu không đủ chi cho xuất khẩu là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra khủng hoảng tiền tệ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu, quá trình phát triển kinh tế thương mại của mỗi quốc gia đều có tác độ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35058.doc
Tài liệu liên quan