Lời nói đầu
Có thể nói, cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ khu vực Châu á là sự kiện nổi bật nhất trong năm 1997. Tính đến nay, cuộc khủng hoảng này đã diễn ra hơn một năm và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ đã bao trùm bầu trời Đông Nam á và Đông á nổ ra vào khoảng tháng 7/1997 đến nay, gây chấn động trên phạm vi thế giới, thu hút sự quan tâm chú ý của những nhà lãnh đạo quốc gia cũng như đông đảo những người dân bình thường ở Việt nam. Với điểm xuất phát là Thái
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á & Một số giải pháp đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lan, khi ngân hàng Thái Lan chính thức tuyên bố thả nổi đồng Bath đồng tiền Thái Lan lập tức giảm 5 - 7% đến 20%, cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ đã kéo theo những sự kiện quốc tế lớn chứng minh vai trò của các thế lực tài chính quốc tế và khu vực trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay.
Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế đang đi vào sâu rộng dần tới vấn đề ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Chân á là tất yếu. Khi kinh nghiệm cho thấy để ngăn chặn mức tàn phá nặng nề và nhanh chóng của các cuộc khủng khoảng tiền tệ trước đây, Chính phủ các nước đã phải chấp nhận những tốn kém về tiền của, công sức rất lớn.
Do vậy, rất cần thiết phân tích những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trước tiên đối với những nước trong khu vực Châu á, hay nói cách khác việc nhận dạng rõ vấn đề này để đưa ra những bài học và hoàn chỉnh các biện pháp chiến lược, ngăn ngừa, phòng tránh ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt nam hiện nay ngày càng bức thiết.
Phần I
diễn biến Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ khu vực Châu á
1. Diễn biến ở Thái lan:
Có thể nói Thái Lan là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ trong khu vực với dấu mốc ngày 2/7/1997 khi Ngân hàng trung ương Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng bath. Ngay sau khi đồng bath giảm giá (15 - 20% so với USD) với mức thấp nhất 32 bath/1USD kể từ 20 năm trở lại đây, kéo theo phản ứng giảm giá dây chuyền đối với các đồng tiền trong khu vực như: đô la Xingapore giảm giá 5%. pê xô Philipin 9 - 10% ...Mặc dù Thái Lan cách đây không lâu đã được coi là một trong những nước ASEAN có tốc độ phát triển ‘thần kỳ’, nhưng theo các nhà phân tích kinh tế thì những nguy cơ tiềm ẩn và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoản Tài chính tiền tệ tại Thái Lan đã có từ lâu. Đó là khủng hoảng Tài chính tiền tệ và cơn sóng ngầm đầu cơ phá giá đồng Bath của Thái Lan.
Trước hết phải kể đến chiến lược phát triển kinh tế có phần thiên lệch của Chính phủ Thái Lan, không duy trì được thế cân bằng giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống Tài chính Ngân hàng không được phát triển tương ứng dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm (từ 9% năm 1995 xuống còn 6,4% năm 1996 ) nợ nước ngoài tăng quá lớn so với dự trữ ngoại tệ ( nợ 90 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 40% ). Việc đầu tư ồ ạt vào bất động sản dẫn tới hậu quả tỷ lệ phòng trống của các nhà cao ốc văn phòng và khu nhà ở lên tới 20%. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư bất động sản dẫn tới hậu quả tỷ lệ phòng trống của các cao ốc văn phòng và khu nhà ở lên tới 20%. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư bất động sản phải trả nợ ngân hàng khi lãi xuất lại đang ở mức cao (thời điểm này, các Công ty tài chính và ngân hàng Thái Lan năm tới 30 tỷ USD các khoản vay không trả được của các công ty). Đồng thời Thái Lan dựa chủ yếu vào danh mục đầu tư ngắn hạn của nước ngòai mà phần lớn trong số này được thông qua các ngân hàng trong nước và các công ty tài chính. Như vậy các khoản vay càng trở thành gánh nặng không chịu nổi với Thái Lan.
Mặt khác việc Chính phủ Thái Lan giữ cố định tỷ giá đồng bath đối với đồng đô la Mỹ trong suốt 13 năm qua khiến đồng bath trở nên kém linh hoạt và gây cản trở đối với các nhà xuất khẩu. Đồng bath lên giá đã làm cho hàng hoá của Thái Lan trở nên quá đắt trên thị trường trường Châu Âu và kể từ giữa năm 1995 khi đồng bath lên giá theo với đồng USD đã làm Thái Lan mất đi hàng tỷ USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Như vậy từ việc mua sản pẩm và dịch vụ nước ngoài nhiều hơn là thu nhập từ xuất khẩu và đầu tư, Thái Lan trở thành nước có mức thâm hụt tài khoản vãng lai cao nhất thế giới (8% so với GDP năm 1996).
Theo phân tích cho thấy chính sách quản lý ngoại hối của Thái Lan tương đối tự do, cơ chế chuyển đổi ngoại tệ đồng bath khá dễ dàng, do đó tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào hoặc chảy ra bất cứ lúc nào theo ý kiến của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, khi có biến động trên thị trường Tài chính tiền tệ, luồng vốn ngoại tệ chuyển ra ngoài tăng mạnh, đã kéo theo đồng Bath xuống giá. Bối cảnh này càng thúc đẩy giới đầu cơ trong và ngoài nước muốn phá giá đồng Bath để kiếm lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá.
Hơn nữa từ những năm trước, giới đầu cơ tiền tệ đã có xu hướng chú trọng nhiều vào các đồng tiền ASEAN ( mà đồng Bath là mục tiêu đầu tiên) nên tới thời điểm này họ đã đồng loạt bán các đồng tiền này ra (ước tính 10 - 15 tỷ USD ) để kiếm lời về giá cả. Cho nên việc tuyên bố phá giá ở Ngân hàng trung ương Thái Lan chẳng qua cũng chỉ là giải pháp cuối cùng nhằm cứu vãn tình thế, nhưng trên thực tế lại góp phần đẩy tỷ giá USD/bath tăng thêm.
Trước tình hình đó, Chính phủ Thái lan đã phải công bố những giải pháp ưu tiên hàng đầu. Đó là sát nhập một số công ty tài chính với nhau (có số vốn ít nhất là 7,5 tỷ bath) và dùng quỹ của Ngân hàng trung ương Thái Lan để cứu vãn tình trạng của khoảng 91 công ty có số nợ trên 200 triệu bath. Chính phủ Thái Lan cũng kêu gọi sự giúp đỡ về mặt tài chính của các quốc gia trong khu vực và IMF để có được ít nhất là 10 tỷ USD giải quyết cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ trầm trọng này.
Tất nhiên cuộc khủng hoảng này tác hại của nó không chỉ giới hạn trong nền kinh tế Thái lan mà còn nhanh chóng lan sang các nước khác như Malaysia, Indonesia, Philipin ... và đến nay hậu quả của nó đã ảnh hưởng đến thị trường trường Tài chính tiền tệ nhiều nước Châu á, cũng như có những ảnh hưởng nhất định tới các thị trường tài chính Châu Âu, Bắc Mỹ.
2. ảnh hưởng tới một số nước
- ảnh hưởng đến Philippin :
Với những khó khăn nội tại của nền kinh tế nhất là việc thâm hụt lớn trong cán cân vãng lai(13% GDP ) và tác động khủng hoảng từ Thái Lan, vào cuối tháng 6 đầu tháng 7/ 1997 , Ngân hàng trung ương Philippin đã bỏ ra khoảng 2 tỷ USD để bảo vệ đồng Peso. Ngày 1/7/1997 tỷ giá Peso/USD = 26,37 . Cũng như Thái Lan do không chịu được sức ép quá lớn, ngày 7/7/1997 Ngân hàng trung ương Philippin đã công bố nới rộng biên độ giao động tỷ giá đồng Peso so với USD mà thực chất là sự phá giá đồng tiền không chính thức như ở Thái Lan. Dự trữ ngoại tệ của Philippin vào tháng 4/1997 chỉ có ở mức 16,3 tỷ USD. Đây quả là ít ỏi để bảo vệ giá trị đồng Peso. Sau khi nới rộng tỷ giá, tỷ giá đồng Peso so với USD tăng lên 28,1 Peso/ USD và đạt đỉnh cao vào cuối tháng 9/1997 với 34, 2 Peso /1USD. Đến nay tỷ giá vào khoảng 46 Peso/ USD và tỷ lệ mất giá của đồng Peso là 45% so với cuối tháng 6/1997.
- ảnh hưởng đến Alayxia :
Năm 1996, một năm thành công đối với nền kinh tế nước này. Đồng Ringgit đã mạnh lên với mức 2,53 RM/USD vào giữa quý I/1997 tỷ giá RM/USD = 2,48, nguyên nhân của sự tăng giá nàylà do sự tăng lên của các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và do tình hình kinh tế được cải thiện và củng cố. Nhu cầu đồng Ringgit tăng lên. Tuy nhiên, vào giữa tháng 4/1997 có thông tin cho rằng Ngân hàng Negra Malaysia (BNM) đã can thiệp vào thị trường để bảo vệ đồng Ringgit khi mà đồng tiền này bị đầu cơ. Đến cuối tháng 5/1997 lãi suất đã bắt đầu tăng lên và cả tỷ giá , lãi suất đã trở lại mức cuối năm 1996 và có dấu hiệu mất giá.
- ảnh hưởng đến Inđonexia :
Mặc dù đồng Rupi của Inđônêxia không bị sức ép căng thẳng như đồng Peso, nhưng chính phủ Inđônexia đã công bố nới rộng khung can thiệp tỷ giá từ 8% lên 12% vào ngày 11/7/1997 . Inđônêxia phải thực hiện giải pháp này bởi vì qui mô nhỏ bé về dự trữ ngoại tệ của Inđônêxia và điều đó chỉ ra rằng khả năng bảo vệ đồng tiền của họ chống lại các nhà đầu cơ tiền tệ là rất hạn chế.
Sau một tuần mở rộng khung can thiệt, tỷ giá tăng lên mức 2520RP/USD và tỷ lệ mất giá của Rupi khoảng 8,2% vượt quá mức độ phá giá trước đây ( 4-6 % ). Ngày 13/5/1997 Ngân hàng trung ương Inđônêxia đã phải bỏ ra 500 triệu USD để giữ đồng Rupi biến động trong mức 12% . Cuối cùng đến ngày 14/8/1997 Ngân hàng trung ương Inđônêxia buộc phải tuyên bố thả nổi đồng Rupi và giá trị đồng Rupi đã sụt xuống 4,5 % so với ngày hôm trước. Vào thời điểm cuối tháng 9/1997, tỷ giá đồng Rupi/USD là 3260. Sau đó tình hình kinh tế và chính trị Inđônêxia có những biến động rất mạnh, rối loạn, đồng Rupi bị mất giá mạnh. Vào thời điểm 10/1 tỷ giá khoảng 10.000 RP/USD . Giá trị đồng Rupi đã giảm 77% so với cuối tháng 6/1997.
- ảnh hưởng đến Hàn quốc:
Trong số các trường hợp ở các nước nói trên thì cuộc khủng hoảng ở Hàn quốc là nặng nề nhất. Đồng Won mất giá liên tục, ngày 3/11/1997 tỷ giá Won/USD là 966,2 đến ngày 10/12/1997 tăng lên là 1450. Sự mất giá nhanh chóng của đồng Won đã buộc Ngân hàng trung ương Hàn quốc công bố thả nổi đồng Won. Đồng thời có sự cải thiện trong cán cân thanh toán, mức thặng dư tháng 11/1997 là 600 triệu USD, so với mức thâm hụt của cùng kỳ năm trước là 2,07 tỷ giá USD, giá của đồng Won đã được ổn định hơn, tỷ giá giảm xuống 1.400 Won/USD . Như vậy, nếu so với cùng thời điểm trước cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông nam á (cuối tháng 6/1997) thì giá trị của đồng Won đã bị giảm khoảng 40%. Cùng với sự giảm giá của đồng tiền, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở Hàn quốc
Những điều này không có nghĩa cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ chỉ đưa đến nhưngc ảnh hưởng tiêu cực mà còn đem lại một số tích cực nữa:
Phần II
Nguyên nhân khủng hoảng tiền tệ ở chân á
Nguyên nhân.
Nói về nguyên nhân của cuộc khủng hoản này có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên tổng kết lại có một số nguyên nhân chủ yếu sâu đây:
Tính trạng tăng trưởng kinh tế quá nóng
Xét về mặt nguồn gốc thì đây là một nguyên nhân mà cái lợi thu được nhiều hơn cái hại. Hầu hết các nước trong khu vực đều là các nước đang phát triển. Nếu kinh tế còn kém xa hàng vài chục năm so với các nước phát triển trên thế giới. Nếu không có tốc độ tăng trưởng cao (tốc độ tăng GDP từ 8-10% kéo dài hàng thập kỷ qua) thì làm sao có thể đuổi kịp các nước khác. Tốc độ phát triển cao trong một thời gian dài đã đánh giá là sự “thần kỳ” của Châu á. Nhưng tại sao nó lại là nguyên nhân gây nên khủng hoảng.
Tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên lại có sự đầu tư mất cân đối và thiếu hiệu quả, đặc biệt vào các lĩnh vực hạ tầng. Vào những năm 1990 Thái Lan đã tập trung một lượng vốn lớn vào cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng vượt quả khả năng tài chính của nước này. Cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đầu tư với số lượng vốn lớn, nền tảng của sự phát triển kinh tế, tuy nhiên nó có thời gian thu hồi rất dài. Việc đầu tư này có thể kích thích tăng trưởng kinh tế do đầu tư tăng lên nhưng kèm theo nó là gánh nặng nợ của Chính phủ (chủ yếu là nợ nước ngoài.
Thêm vào đó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lại đầu tư quá thiên lệch vào thị trường bất động sản đòi hỏi phải có thời gian dài và rủi ro của hoạt động này là rất cao. Trong khi các doanh nghiệp Thái Lan lại sử dụng chủ yếu là nợ ngắn hạn đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có “độ thanh khoản cao” tức là có lượng vốn lưu động, tiền khá lớn mới đảm bản khả năng chi trả khi chưa thể bán ngay được tài sản đầu tư. Thực tế không phải như vậy, các ngân hàng sẵn sàng cho các doanh nghiệp vay tiền bằng cách thế chấp bất động sản. Một điều đặc biệt nguy hiểm, bởi biến động của tư tưởng này rất khó dự đoán.
Thực tế đã chứng minh là ở Thái Lan phần vay nơ kinh doanh bất động sản tăng với tốc độ bàng khoản 10 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan. Một sự tăng cũng ồ ạt trong khi sử dụng hết dẫn đến một sự giảm giá của khu vực bất động sản. Điều này sẽ dẫnđến việc khủng hoảng ở khu vực bất động sản và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của các Doanh nghiệp sau đó ảnh hưởng hàng loạt đến các ngân hàng và Công ty tài chính vào tình trạng không có khả năng thanh toán.
Như vậy nguyên nhân đầu tiên cần khẳng định là do sự đầu tư mất cân đối trong nền kinh tế của các nước này, đặc biệt là Thái Lan.
Khủng hoảng nợ đồng USD.
Trong một thời gian dài, các nước Đông Nam á đã gắn tỷ giá hồi đoái của mình với đồng USSD. Các Doanh nghiệp, ngân hàng trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài dần dà tin tưởng vào sự ổn định của động nội tệ đối với USD. Thêm vào đó, trong mấy năm qua, các nước này đã tự do hoá và mở cửa thị trường vốn của mình, tào điều kiện để các Doanh nghiệp và ngân hàng trong nước lần giới đầu tư tài chính thế giới cho vay đồng USD lãi suất thấp, cho vay lại bằng đồng nội tệ suất cao ăn chênh lệch lãi suất mà không phải lo sợ rủi ro phá giá đồng nội tệ.
Như vậy dự trữ ngoại tệ đã không đủ để trả nợ nước ngoài,. Vì dòng chảy USD vào nhiều như vậy (thể hiện bằng việc vay ngân hàng nước ngoài0 nên dù 4 nước trên gặp thiếu hụt lớn tỏng cán cân thanh toán đương kỳ 9từ 4% đến 8% GDP), đồng tiền của nước họ vẫn ổn định so với USD. Trong năm 1996, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của các nước này bắt đầu chậm lại, nhiều ngân hàng và Công ty tài chính bắt đầu bị khó khăn vì cho vay quá nhiều vào khu vực địa ốc. Các nhà đầu tư tài chính quốc tế vì cậy bắt đầu đặt dầu hỏi về khả năng có thể tiếp tục duy trì lãi suất cao để ổn định tỷ giá hồi đoái của nước này. Lãi suất cao sẽ thu hút luồng tài chính từ nước ngoài vào nhiều cung về ngoài tệ )USD) nhiều và như vậy vẫn có khả năng giữ ổn định được tỷ giá.
Qua sự phân tích ở trên đây thì có thể thấy được việc vay nợ nước ngoài có thể giúp các nước tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tuy nhiên nó cũng có thể “bóp chết” các nước này nếu nguồn vay đó không được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Một bài học đặc giá cho việc quản lý nợ nước ngoài đối với khu vực tư nhân, khu vực mà Chính phủ không kiểm soát được hoặc không có khả năng kiểm soat.
Sự hoạt động yếu kém của hệ thống ngân hàng tài chính.
Được sự thông thoáng hơn trong việc vay vốn từ nước ngoài từ phía Chính phủ. Các ngân hàng đã huy động vốn USD từ các ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp.
Phần lớn số cho vay này nhằm tài trợ các dự án bất động sản (cao ốc văn phòng, chung cư và nhà ở, khách sạn...), các chương trình đầu tư lớn vào các khu vực hiện trên thế giới đang thừa sức cũng như hoá dầu, xe ôtô, sắt thép...hay tài trợ các giới đầu tư tài chính trong nước mua cổ phiếu.
Khi thị trường địa ốc suy giảm và thị trường chính khoán bị phá giá mạnh và các công trình công nghiệp không sinh lợi (vì bị cạnh tranh trên thị trường thế giới) thì các bên nợ bị thua lỗ, phá sản; kéo đến làm cho các ngân hàng và công ty tài chính gặp khủng hoảng. Hiện nay, số dư nợ quá hạn (con nợ không trả lãi từ 6 tháng trở lên) đạt mức 23% của Malaysia, 205 GDP ở Thái Lan, 115 ở Indonesia và 8% ở Philippine. Để có thể thấy được mức độ của các con số đòi/GDP là 11% và Nhật đã phải trải qua 7 năm tăng trưởng chậm mà vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng ngân hàng.
Cùng với sai lầm trong việc cho vay, một nhân tố quan trọng ở đây nữa là tệ nạn tham nhũng trong hệ thống ngân hàng. Các tập đoàn lớn đã thao túng nhiều cán bộ ngân hàng, làm cho số món vay không được đánh giá càng và chính xác ngày một tăng.
Như vậy một nguyên nhân nữa đã phân tích là sự yếu kém của hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính. Sự yếu kém thể hiện trong phương tứch hay nói cách khác là phương hướng và mục tiêu kinh doanh đã không được xác định rõ ràng. Họ chỉ nhìn thấy lợi nhuân trước mắt mà không tính đến tương lai phát triển của ngân hàng và sự đóng góp của ngân hàng vào việc phát triển kinh tế. Một tỷ kệ nợ khó đòi rất cao cúng chưa thể nói hết được ý nghĩa trong vấn đề này. Hoạt động của ngân hàng phải theo sự chỉ đạo và mục đích phát triển của nền kinh tế đất nước.
Sai lầm trong chiến lược xuất khẩu
Trong suốt một thập kỷ từ năm 1985 - 1995, đồng USD đã mất giá một nửa so với các đồng tiền mạnh khác như DM của Đức và Yên Nhật. Do việc gắn chặt tỷ giá, hối đoái của mình so với hàng hoá thị trường Châu á và Nhật. Từ năm 1995 trở lại đây USD đã tăng gaias khoảng 20% so với DM và Yên, làm giảm bớt tính cạnh tranh cảu hàng hoá Đông Nam á. đặc biệt là quan trọng hơn, năm 1994 Trung quốc đã phá giái đồng nhân dân tệ khoảng 30% làm cho các mặt hàng chế biến của Trung Quốc đã hấp dẫn trên thị trường thế giới. Lấn át thị phần của các nước Đông Nam á. Thêm vào đó, giá kinh doanh và sinh hoạt ở thủ đô các nước trong khu vực trong mấy năm qua đã trở thành đắt nhất thế giới, làm cho các nước này mất đi lợi thế so sánh giá cả. Tổng kim gạch xuất khẩu của các nước Asean sau khi tăng trưởng khoản 20% mỗi năm trong hai năm 1994 - 1995 đã giảm mạnh còn 8% trong năm 1996.
Đồng thời với việc giảm xuất khẩu là việc tăng nhập khẩu, các nước này đã theo đuổi chính sách theo hướng xuất khẩu một cách cứng nhắc và tập trung quá cao vào một vài mặt hàng theo kiểu “độc canh” đã làm mất dầu khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế và công nghệ chậm được đổi mới làm cho tốc độ xuất khẩu giảm dẫn và nhập khẩy tăng lên, kết quả thâm hụt tài khoản vãng lai tăng cao (thâm hụt tài khoản vãng lai năm 1996 của Thái Lan là 8,5% so với GDP, Philippine là 13%. Để bù đắp thiếu hụt ngoại tệ phải bổ xung bằng vay nợ, mà chủ yếu là vay nợ ngắn hạn nước ngoài với những điều kiện không nhuận lợi và lãi suất cao.
Việc chính sách tỷ giá gẵn chặt với đồng USD, cơ chế tỷ giá cố định duy trì quá lâu như phân tích ở trên là có lợi cho xuất khẩu khi đồng USD giảm giá và không lợi khi USD tăng giá. Trong suốt 13 năm qua, tỷ gái đồng Baht Thai Lan so với đồng USD luôn ở mức 24 - 25 Baht/USD. Chính sách này trong thời gian gần đây đã vừa kìm hãm xuất khẩu, vừa kích thích tiêu dùng quá mức. Hậu quả là chính sách hướng về xuất khẩu không những không thực hiện được, còn xu hướng đầu tư nước ngoài để thay thế hàng nhập khẩu lại bộc lộ khá rõ nét. Tình trạnh này càng làm cho nhập khẩu bị đẩy lên, cán cân thương mại thêm thâm hụt và căng thẳng hơn trước.
Như vậy nguyên nhân được nêu ra ở đây là các nước này đã đánh mất đi lợi thế của hàng hoá xuất khẩu do nguồn tài nguyên phong phú cộng với giá nhân công rẻ hơn so với các nước khác trên thế giới.
2. ảnh hưởng khủng hoảng tiền tệ đến nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực
Tiêu cực
Sự phá giá của đồng bath và các đồng tiền khác của các nước Đông nam á gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, lâu dài và tác động xấu đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Trong giai đoạn trước và trong khủng hoảng, các nước đều phải tiêu tốn số lượng ngoại tệ lớn để giữ cho đồng tiền không bị mất giá quá mức. Thái Lan đã sử dụng 15 tỷ USD trong tổng 33 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nhà nước để cứu nguy cho đồng bath, Philipin cũng đã sử dụng 20% tổng số dự trữ để hỗ trợ cho đồng peso. Các nước khác như Malaysia, Indonesia cũng sử dụng những tỷ đô la Mỹ vào mục đích nói trên.
Nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ tăng lên khoảng 25 - 40% tuỳ theo mức độ phá giá của đồng tiền. Như vậy nợ nước ngoài của Thái Lan từ 85 tỷ USD lên 119 tỷ USD, Malaysia từ 29 tỷ USD lên 36,5 tỷ USD, Philipin từ 43,5 tỷ USD lên 54,5 tỷ USD, Indonesia từ 10,93 tỷ USD lên 150,8 tỷ USD.
Hoạt động đầu tư, kinh doanh bị đình đốn, hàng loạt các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.
Do đồng tiền mất giá, nền kinh tế vĩ mô không ổn định, nguồn đầu tư nước ngoài sẽ bị giảm sút và có thể sẽ chuyển sang các khu vực khác ổn định và có lơị thế hơn như Trung Quốc, khu vực Mỹ la tinh ...
Hệ thống đổ vỡ gây sức ép lạm phát, giảm thu nhập của người lao động, tác động xấu đến các mặt của đời sống chính trị xã hội.
Cuối cùng để khắc phục được hậu quả khủng hoảng, ổn định trở lại nền kinh tế cân bằng mới, các quốc gia này phải tiêu tốn một lượng tài chính lớn, theo ước tính vào khoảng trên dưới 10% GDP. đây là khó khăn lớn nhất không thể giải quyết được trong thời gian ngắn.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, cuộc khủng hoảng có những yếu tố tích cực sau:
Tích cực
Giảm giá đồng tiền lại góp phần khuyến khích xuất khẩu, hàng xuất khẩu của các nước này có thêm cạnh tranh lớn trên thị trường trường quốc tế nhất là trong tương quan so sánh với các mặt hàng cùng loại của những nước trong khu vực có đồng tiền ổn định hơn.
Các yếu tố đầu vào tính bằng ngoại tệ, bao gồm tiền lương đất đai dịch vụ . .. giảm một cách tương đối cao sơ với các nước khác, nên khi khủng hoảng kết thúc thì chính các nước này lại có lợi thuế thu hút vốn đâu tư, cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Nếu xét về lâu dài thì đây là dịp các nước này rút ra được các bài học điều chỉnh lại chính sách vĩ mô . .. tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế một cách bền vững hơn.
Dù cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ tác động tiêu cực hay tích cực đến nền kinh tế xã hội ra sao, vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là rất cần thiết. Trước tiên không thể không kể đến yếu tố tình trạng tăng trưởng kinh tế quá nóng (tốc độ tăng GDP từ 8 đến 10%) kéo dài hàng chục năm và đặc biệt các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình đã đầu tư quá lớn vào thị trường bất động sản bằng nguồn vốn ngắn hạn, do vậy vấn đề các quốc gia này chìm ngập trong nợ nần là điều không tránh khỏi. Thêm vào đó, nền kinh tế của các nước này trong khi theo đuổi chính sách hướng về xuất khẩu đã quá cứng nhắc và tập trung vào một số mặt hàng theo kiểu độc canh đã gián tiếp làm mất khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trên thị trường trường quốc tế, làm chậm tốc độ đổi mới công nghệ và tất nhiên xuất khẩu giảm dần, nhập khẩu tăng lên kết quả là thâm hụt tài khoản vãng lai. Ngoài ra có một nguyên nhân buộc phải kể đến là chiến lược phát triển kinh tế của các nước này dưạ chủ yếu vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài (nguồn nhập khẩu vốn quan trọng ) nhưng đầu tư lại không hiệu quả làm cho gánh nặng nợ nước ngoài tăng nhanh, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài không hợp lý, chứa đựng nhiều rủi ro . Vốn đầu tư trực tiếp chỉ chiếm khoảng 20% tổng số vốn 80% còn lại là vốn đầu tư gián tiếp vào các loại cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu trên thị trường chứng khoán nên khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu cơ, bán tháo chứng khoán và chuyển đổi ra ngoại tệ đã làm sụt giá đồng nội tệ ngay lập tức. Mặt khác, việc duy trì cơ chế tỷ giá cứng nhắc với chính sách tỷ giá gắn chặt với đồng Đôla Mỹ quá lâu đã kìm hãm xuất khẩu, kích thích tiêu dùng quá mức, xu hướng đầu tư nước ngoài thay thế hàng nhập khẩu có điều kiện bộc lộ rõ nét, cán cân thương mại thêm thâm hụt hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác trong bối cảnh này lại chưa phát triển kịp đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế. Việc cấp tín dụng bừa bãi (Ngân hàng cho vay thế chấp chủ yếu bằng bất động sản) vô hình chung đã khuyến khích các hoạt động đầu cơ vào bất động sản và thị trường trường chứng khoán cũng như việc bùng nổ vay nợ nước ngoài ở khu vực tư nhân. Có thể nói, đây là những yếu tố thể hiện sự yếu kém của hoạt động thanh tra ngân hàng. Hơn nữa, việc điều hành thiếu sự ăn khớp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính cũng dẫn đến tiêu dùng và chi tiêu ngân sách nhà nước tăng mạnh kéo theo mở rộng qui mô tín dụng vốn không chất lượng và tăng nhanh các khoản chi tiêu khác ngoài kế hoạch.
3. Biện pháp khắc phục
Qua một vài nguyên nhân điển hình trên, chúng ta càng khẳng định rằng cuộc khủng hoảng tài chính tiến tệ ở Châu á là kết cục không thể tránh khỏi. Đứng trước diễn biến ngày càng một xấu và phức tạp của cuộc khủng hoảng, Chính phủ các nước Châu á đã phải thực hiện các biện pháp như:
Chính sách thắt lưng bộc bụng:
Đứng trước bất kỳ một cuộc khủng khoảng nào, khi được yêu cầu trợ giúp, IMF bao giờ cũng khuyến nghị các nước thành viên hạn chế chi tiêu, cải thiện chính sách tài chính, hạn chế thâm hụt ngân sách, thắt chặt chính sách tiền tệ. Gần đây có thêm các điều kiện như nâng lãi xuất của đồng chí nội tệ củng cố, sát nhập điều chỉnh hệ thống ngân hàng, tài chính.
Chính sách tổng hợp này có thể được gọi là chính sách giảm phát, vì cùng một lúc nó chặn đứng nguồn tài trợ cho nền kinh tế thông qua hai luồng chính là đầu tư của nhà nước và cấp tiến dụng của hệ thống ngân hàng.
Biện pháp nâng cao lãi suất để ổn định đồng nội tệ có lẽ chỉ đúng khi lượng tiền ngoài luồng lớn và người dân mất lòng tin và đồng nội tệ, chạy theo động ngoại tệ USD. Lãi suất cao dễ đem lại những tác hại không thể nường trước được về ngắn hạn đối với nền kinh tế, như làm bế tắc về vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất; và làm cho việc tái cấp vốn của hệ thống tài chính lại đắt thêm.
Thay đổi điều hành. Kiểm soát tài chính cũng như ổn định tỷ giá đòi hỏi phải có thời gian và lệ thuộc nhiều vào thực trạng cơ cấu tài chính, tiền teejk của nước bị khủng hoảng. Việc để cho đồng chí tiền mất gái, ngoài yếu tố bất ổn về xã hội, làm tăng sức ép về lạm phát và khả năng xử lý nợ nước ngoài.
Vai trò của các nước lớn.
Theo số liệu thống kê của Tạp chí Economist thì khoảng 30% lượng hàng nông sản của Mỹ xuất sang Đông á bị tắc nghẽn vị không có nhu cầu, và thừa 2,4 tỷ tần ngũ cốc buộc nhà nước phải, mua và phân phát cho các nước nghèo khác.
- Vai trò của Mỹ trong việc thúc ép các tổ chức tài chính quốc tế can thiệp vào các nước khác bị khủng hoảng sẽ yếu dần đi vì: Khả năng tài chính quốc tế và tính hữu hiệu của các khoản vay cùng với những điều kiện vay hà khác.
- Yếu tố và vai trò của Nhật bản có lẽ hơi được đề cao trong việc giúp đỡ các nước bị khủng khoảng. Bởi vì nền kinh tế Nhật ít nhất cũng phải mất 2-3 năm mới hồi phục được.
- Khả năng biến động tài chính toàn cầu có thể sẽ xảy ra bởi hai tiền năng khủng hoảng là Nga và Braxin, cũng như việc Trung Quốc phá giá đồng tiền của mình trong năm 1999.
Tự cứu lấy mình:
- Hiện giờ các nước trong khu vực điều đã nhận ra rằng phải tự do lấy mình trược và trách cầu cứu nước ngoài. Muốn vậy, các nước phải lập ra chiến lược điều chỉnh cơ cấu trung hạn (3-5 năm) nhằm tập trung giải quyết những vấn đề về mặt cơ cấu, tổ chức và chính sách hoạt động của các tổ chức tài chính, kiểm soát chặt cho vay, đầu tư gián tiếp...
-Khuyến khích đầu tư và tiêu dùng trong nước là một chính sách đúng cần phải làm.
-Tái thiết lập lòng tin bằng nhiều biện pháp khác nhau như giữ ổn định chính trị xã hội, giáo dục và để cao ý thức đồng tâm hiệp lực của nhân dân trong việc giải quyết hậu quả của khủng hoảng.
Tóm lại một loạt các nghiên cứu, phân tích về khủng hoảng trên thị trường trường Tài chính tiền tệ Châu á nhằm tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, xem xét những yếu tố có thể ảnh hưởng tới thị trường trường tiền tệ Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Liệu Việt Nam - thành viên thứ 7 của ASEAN có thể đứng ngoài cuộc hay không? trong khi có năm quốc gia trong khối này đã rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ.
4. Khả năng ảnh hưởng khủng hoảng tiền tệ khu vực đến thị trường và nền kinh tế nước ta.
Trước tiên chúng ta cần nhận định khái quát khả năng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ của khu vực đối với thị trường tiền tệ và nền kinh tế nước ta. Nếu xét trên phương diện trực tiếp thì cho tới thời điểm này, khủng hoảng tiền tệ ở một số nước trong khu vực chưa ảnh hưởng lớn tới thị trường tiền tệ Việt Nam. Đó là vì tuy nước ta ra nhập ASEAN hồi tháng 7/1995 nhưng ta chưa thực sự có quan hệ gắn bó về kinh tế với các nước trong khối cũng như chưa chịu ảnh hưởng nhiều của sự liên kết tiền tệ trong khu vực. Đồng Bath và các đồng tiền của các nước khác trong khối ASEAN không giữ vai trò trực tiếp trong quan hệ tài chính mậu dịch và thanh toán với ta. Mặt khác, đồng tiền nước ta chưa chuyển đổi, thị trường của ta chưa phát triển đầy đủ để có thể hoà nhập vào thị trường Tài chính khu vực, chế độ quản lý ngoại hối vẫn còn được kiểm soát khá chặt chẽ( như hạn chế đối với các Ngân hàng nước ngoài trong hoạt động cho vay bằng Việt Nam đồng, mua bán trái phiếu kho bạc, tự do chuyển nhượng hay mua bán ngoại tệ với khối lượng lớn, nên không thể có đầu cơ lũng đoạn, phá giá đồng tiền từ bên ngoài được. Đó là chưa kể đến yếu tố thị trường trường chứng khoán ở nước ta chưa thực sự ra đời, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là FDI và ODA.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không được bỏ qua bất cứ một tác động nào ở cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế. Xu hướng mất giá của các đồng tiền trong khu vực đồng nghĩa với sự tăng lên của khả năng cạnh tranh về giá cả (bởi giá hàng xuất khẩu của Việt nam trở nên cao hơn so với giá hàng hoá cùng loại của các nước khủng hoảng). Như vậy, nhà nước cần có chính sách bảo hộ cha nhà xuất khẩu thì mới mong hoạt động xuất khẩu phát triển được. Khả năng hàng hoá của các nước có đồng tiền giảm mạnh tràn vào Việt nam qua con đường nhập lậu cũng sẽ gia tăng làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường trường tự do, tỷ giá thị trường tự do sẽ phát triển lên gây áp lực giảm giá đồng Việt nam. Hàng hoá sản xuất trong nước. Vì vậy, khủng hoảng Tài chính tiền tệ đã phần nào ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt nam, đòi hỏi chính phủ tăng cường một cách có hiệu quả công tác quản lý hàng hoá nhập khẩu và chống buôn bán hàng nhập lậu ngay trong thời gian hiện nay.
Tâm lý của người dân trên thị trường
ở đây chúng ta cũng cần xem xét sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới tâm lý người dân trên thị trường. Kinh nghiệm của các nước cho ta thấy rằng nếu không giải quyết được tâm trạng hoang mang của người dân về sự trượt giá đồng tiền thì cơn sốt USD đã lan nhanh sang thị trường trường tín dụng làm các ngân hàng lao đao, trực tiếp ảnh hưởng tới cơ cấu tiền gửi ngân hàng, đến hoạt động giao dịch ngoại tệ theo chiều hướng xấu và tất yếu ảnh hưởng lây sang thị trường chứng khoán. Khi đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng, rất có thể lại xuất hiện khủng hoảng kinh tế. Cũng cần nói thêm rằng thị trường vốn trong đó có thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng là những lĩnh vực nhậy cảm mà bọn đầu cơ nhằm vào. Nhưng có điều là chúng khó trực tiếp tấn công mà chỉ thường lợi dụng tâm lý hoang mang của chủ đầu tư trong thị trường.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ đến môi trường.
Một hậu quả khác không thể tránh khỏi của cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Châu á gây ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của toàn khu vực, trong đó có Việt nam cũng phải được tính đến. Thị trường các nước Asean ít nhiều sẽ trở lên kém hấp dẫn vì yếu tố rủi ro cao, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển vốn của mình sang đầu tư cho các khu vực, các quốc gia ổn định hơn. Điều này dẫn tới luồng đâu tư nước ngoài ồ ạt chẩy ra, tác động xấu tơí cơ cấu vốn đầu tư, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và dự trữ quốc gia ngòai ra chính bản thân các nước trong khu vực đang gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng nên đầu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0776.doc