Khu vực đầu tư Asean (AIA) và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong quá trình tham gia AIA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ***************** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài KHU VỰC ĐẦU TƯ ASEAN (AIA) VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA AIA Người thực hiện: Nguyễn Việt Nga Lớp: A1 - K37 Hà Nội Người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Chí Lộc Hà Nội - Năm 2002 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU . .. CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ( FDI) VÀ KHU VỰC ĐẦU TƯ ASEAN (AIA) ..1 I. Đầu tư trực tiế

doc123 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Khu vực đầu tư Asean (AIA) và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong quá trình tham gia AIA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nước ngoài (FDI) và sự cần thiết của FDI ..1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ..1 1.1. Khái niệm............ ....................................................................….......3 1.2. Các hình thức FDI..................................................................….........3 Sự cần thiết của FDI ..3 II. Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định khung về Khu đầu tư ASEAN (Hiệp định AIA) ..4 Khu vực đầu tư ASEAN ..4 Hiệp định khung về AIA ..7 2.1. Mục tiêu và phạm vi áp dụng của Hiệp định ........................…..........7 2.1. Nội dung hoạt động ..............................................................…..........7 2.3. Chủ trương, nguyên tắc, biện pháp thực hiện AIA ............…...........10 2.4. Đối tượng được hưởng các ưu đãi liên quan đến mở cửa các ngành nghề và đối xử quốc gia ......................................…..............13 2.5. Cơ chế tổ chức thực hiện ...........................................................…...13 2.6. Giải quyết tranh chấp ...............................................................…....13 Những khó khăn và triển vọng của AIA 14 3.1.Những khó khăn nảy sinh ....................................................….........14 3.2. Triển vọng phát triển của AIA 15 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA AIA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 17 I. Tác động của AIA đối với nền kinh tế Việt Nam 17 Lợi ích của Việt Nam khi tham gia vào AIA 19 Tác động của AIA đối với nền kinh tế Việt Nam 20 2.1.Tác động của AIA đối với FDI vào Việt Nam 20 2.2.Tác động của AIA đối với thương mại và cơ cấu sản xuất 24 II. Việt Nam với việc tham gia vào AIA.........................................................26 1. Cùng với các Quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các chương trình chung nhằm triển khai có hiệu quả Hiệp định AIA 26 Việt Nam từng bước cải thiện môi trường đầu tư nhằm đưa Hiệp định AIA vào đời sống trong nước 32 III. Tình hình FDI tại Việt Nam.....................................................................35 Tình hình chung về FDI tại Việt Nam 35 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam 44 2.1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các Quốc gia ASEAN vào Việt Nam..................................................................................44 2.2.Một số đánh giá về đầu tư của ASEAN vào Việt Nam 51 IV. Đầu tư vào ASEAN: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam 53 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ HIỆP ĐỊNH AIA TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA VIỆT NAM 55 I. Định hướng chung của toàn bộ nền kinh tế 55 Chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc thu hút FDI trong thời gian tới 55 1.1.Quan điểm về cải thiện môi trường ĐTNN tại Việt Nam.................56 1.2.Định hướng chung thu hút đầu tư nước ngoài 57 Một số định hướng cho Việt Nam khi tham gia vào AIA 59 II. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong quá trình tham gia AIA 60 Xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài 60 Xây dựng một hệ thống chính sách để cải thiện môi trường đầu tư 62 2.1. Sửa đổi một số quy định để tạo thuận lợi hơn nữa cho việc thu hút đầu tư nước ngoài............................................................................62 2.2. Bổ sung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những địa bàn và dự án ta cần thu hút đầu tư nước ngoài 67 2.3. Xử lý linh hoạt các hình thức đầu tư 67 Thiết lập các chuẩn mực đối xử và bảo hộ có điều kiện các ngành sản xuất trong nước 69 Phối hợp tự do hoá thương mại với tự do hoá đầu tư 71 Củng cố và hoàn thiện hệ thống ngân hàng 72 Đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư 73 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI 74 Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cứng 75 Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo kỹ thuật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 76 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Lời nói đầu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bổ sung cho nguồn vốn trong nước và các nguồn vốn khác làm tăng khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có và tăng mức đầu tư thực sự là một vấn đề quan trọng đặt ra cho mỗi quốc gia, đặc biệt là trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước có hạn trong khi nhu cầu về vốn lại lớn (FDI ở Việt Nam đáp ứng đến 25% nhu cầu vốn trong suốt hơn 10 năm qua) Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư . Trên phạm vi toàn thế giới, khả năng cung về nguồn vốn vẫn thấp hơn nhu cầu, trong đó chỉ có khoảng hơn 1/4 được đầu tư vào các nước đang phát triển, số còn lại tập trung vào các nước phát triển Nguồn: Thông tin chuyên đề của Viện Nghiên cứu tài chính (Bộ Tài chính), Hà Nội 1997 . Do đó, cuộc cạnh tranh trong thu hút vốn FDI ngày càng trở nên gay gắt. Đó là lý do giải thích vì sao các quốc gia phải xem xét lại môi trường đầu tư của mình để luôn tỏ ra hấp dẫn. Chính thức mở cửa thu hút FDI từ năm 1988, đồng thời nhận thức được lợi thế so sánh tương đối của mình, Nhà nước Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để tạo lập một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà ĐTNN và cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế, cùng với các quốc gia thành viên khác của ASEAN, tháng 10 năm 1998, Việt Nam đã tham gia ký Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) với mục đích nâng cao sức hấp dẫn và cạnh tranh về ĐTNN của Khu vực ASEAN nói chung và để thúc đẩy hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần khôi phục dòng FDI vào Việt Nam nói riêng, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “ Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong quá trình tham gia AIA” sẽ giúp chúng ta đánh giá được những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định AIA, những công việc chúng ta đã, đang triển khai và có thể gợi ý đưa ra những hướng đi mà Việt Nam có thể tiến hành để tự do hoá môi trường đầu tư của mình phù hợp với các cam kết theo Hiệp định AIA. Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, người viết sẽ chỉ đi sâu vào tìm hiểu môi trường ĐTNN ở Việt Nam trên phương diện kinh tế tài chính trong tổng thể môi trường đầu tư, bởi xét đến cùng, chính sách kinh tế, tài chính có một mối liên hệ chặt chẽ đến lợi nhuận - mục tiêu quan trọng của các nhà đầu tư. Khóa luận tốt nghiệp chia làm 3 chương lớn: Chương 1: Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) Chương 2: Tác động của AIA đối với nền kinh tế Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Hiệp định AIA trong thời gian tới của Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ KHU VỰC ĐẦU TƯ ASEAN (AIA) FDI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI: Khái niệm: Bất cứ một quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nào muốn tiến hành được cũng đều phải có vốn đầu tư. Nó được hiểu là giá trị tài sản xã hội được bỏ vào đầu tư nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai. Vốn đầu tư là yếu tố quyết định để kết hợp các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh và là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với các dự án đầu tư. Chính vì vậy, làm sao có thể giải quyết được nguồn vốn cho phát triển kinh tế là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia. Lịch sử đã chỉ ra chỉ có hai con đường để giải quyết vấn đề trên, đó là: (i) Huy động nguồn vốn trong nước và (ii) Huy động nguồn vốn ngoài nước. Tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia mà lựa chọn nguồn vốn trong nước hay ngoài nước cho thích hợp. Có thể lấy ví dụ về chính sách huy động vốn ở các nước trên thế giới để minh hoạ cho điều này: Anh, Pháp tích luỹ nguyên thủy tư bản thông qua bóc lột thuộc địa; Nga tạo nguồn vốn đầu tư bằng biện pháp đánh thuế cao; Nhật Bản có mức tiết kiệm cao trong một thời gian dài do duy trì mức lương thấp trong khi năng suất lao động tăng nhanh, chi phí cho quân sự thấp, hạn chế gắt gao chế độ phúc lợi xã hội và tinh giảm tối đa bộ máy Nhà nước; trong khi đó, các nước châu Á khác đều chú trọng đến chiến lược tạo vốn hướng ngoại. Tuy chính sách tạo vốn hướng ngoại ở từng quốc gia châu Á cũng có khác nhau song các nước ASEAN đều tập trung vào thu hút vốn FDI. Huy động vốn ĐTNN có thể được thực hiện dưới các hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp (FDI): là loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư gián tiếp: là loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu góp vốn nhưng không tham gia trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Trong hình thức đầu tư gián tiếp, ngoài đầu tư chứng khoán còn có tín dụng quốc tế. Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế dưới dạng cho vay vốn và kiếm lời thông qua lãi suất tiền vay. So với đầu tư gián tiếp, trong hình thức FDI, nước chủ nhà có nhiều cơ hội tiếp thu nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến tiến của các nước chủ đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Mặt khác, các chủ ĐTNN (ở một mức độ nhất định) có thể tham gia điều hành quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho vốn đầu tư mà họ bỏ ra. Ngoài ra, một số nước muốn huy động vốn thông qua đầu tư gián tiếp (mà cụ thể là thông qua hình thức tín dụng quốc tế) sẽ dễ bị trục lợi về chính trị, dễ bị trói buộc vào vòng ảnh hưởng của các nước cho vay hơn so với việc huy động vốn thông qua hình thức đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, FDI cũng sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu nước chủ nhà không có một quy hoạch đầu tư cụ thể mà để đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột và phải gánh chịu những công nghệ độc hại, lạc hậu do những nước xuất khẩu vốn chuyển sang. Chính vì những điều lợi hại đã phân tích ở trên mà đa số các nước đang phát triển đều coi FDI là chìa khoá để mở cánh cửa cho phát triển kinh tế. Đặc biệt, đối với giai đoạn đầu phát triển kinh tế, khi thị trường chứng khoán - công cụ thu hút đầu tư gián tiếp - chưa hoàn thiện thì FDI càng chiếm một vị trí quan trọng. Các hình thức FDI: DN 100% vốn nước ngoài là DN do chủ ĐTNN đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ DN theo quy định của pháp luật nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với những cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, DN Việt Nam, trên cơ sở thoả thuận với chủ DN, mua lại phần vốn của DN để trở thành DN liên doanh. DN liên doanh là DN được thành lập do các chủ ĐTNN góp vốn chung với DN Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia vào điều hành DN, chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn pháp định. Ngoài ra, các chủ ĐTNN có thể hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp đồng chia lợi nhuận hoặc chia sản phẩm mà không thành lập một pháp nhân mới. Sự cần thiết của FDI: Đối với các nước phát triển: Thu hút FDI giúp các quốc gia phát triển giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội trong nước như lạm phát, thất nghiệp... Mặt khác, sự hoạt động của các DN có vốn FDI cũng góp phần tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách. Ngoài ra, sự có mặt và hoạt động của các DN có vốn FDI còn làm sắc bén khả năng cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại. Đó là chưa kể đến việc các quốc gia đó còn có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước đầu tư. Đối với các nước chậm và đang phát triển: Không những tăng cường khai thác vốn của các chủ ĐTNN để thực hiện mục tiêu của mình, các nước chậm và đang phát triển thu hút FDI còn có điều kiện khai thác tốt những lợi thế của mình về tài nguyên, mặt đất, mặt nước, lao động... Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế của các quốc gia chậm và đang phát triển còn được đẩy mạnh thông qua việc tạo ra những DN mới hoặc tăng quy mô của DN cũ. Và điều quan trọng là các quốc gia này, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và trình độ của mình, sẽ tiếp thu được công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý của các chủ ĐTNN. KHU VỰC ĐẦU TƯ ASEAN (ASEAN INVESTMENT AREA - AIA) VÀ HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU ĐẦU TƯ ASEAN (HIỆP ĐỊNH AIA): Khu vực đầu tư ASEAN (AIA): Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 1997 của Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), tỷ trọng FDI vào các nước Đông Nam Á trong tổng lượng FDI vào khu vực châu Á đã giảm từ 61% trong những năm 1990-1991 xuống còn 31% trong giai đoạn 1994-1996 do “hạn chế về năng lực trong nước, những trở ngại về cơ sở hạ tầng và đặc biệt là cạnh tranh từ các nền kinh tế khác, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ”. Đứng trước vấn đề tỷ trọng đầu tư bị giảm sút này, vào ngày 15/12/1995, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 các nước ASEAN đã quyết định thành lập Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) để nâng cao sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của Khu vực nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp thông qua một môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn. Quyết định này mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định ý tưởng, làm cơ sở cho việc đàm phán và thoả thuận những điều khoản và điều kiện chung cho việc ký kết một thoả thuận về Khu đầu tư ASEAN. Đến năm 1996, thêm một văn bản nữa của ASEAN đã được ký kết nhằm tạo đà cho những bước tiếp theo của quá trình tự do hoá ĐTNN, đó là Công ước nhằm tăng cường niềm tin đầu tư vào khu vực ASEAN của các nhà đầu tư. Một lần nữa, trong tuyên bố chung của cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của ASEAN ngày 15/7/1997, lãnh đạo của các nước thành viên đã khẳng định cam kết tiếp tục mở cửa cho thương mại và đầu tư trong ASEAN, kể cả việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện AFTA, AIA, Cơ chế Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO). Các nhà lãnh đạo nhất trí rằng trong bối cảnh hiện nay, các nước cần phải nỗ lực hơn nữa để loại bỏ những rào cản thương mại và thúc đẩy thương mại và đầu tư nội ASEAN. Từ khi quyết định thành lập AIA được các nước thành viên ASEAN nhất trí năm 1995, một Ban soạn thảo Hiệp định khung Khu vực đầu tư ASEAN (WCAIA) đã được thành lập với cuộc họp đầu tiên được tổ chức vào tháng 6 năm 1997. Từ ngày 1 đến ngày 3/2/1998, tại Bru-nây đã diễn ra cuộc họp lần thứ 5 của WCAIA để bàn về dự thảo Hiệp định khung Khu vực đầu tư ASEAN. Ngày 7/10/1998, Hiệp định khung về AIA đã được 9 nước thành viên gồm: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lay-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Thái Lan và Việt Nam ký kết tại Makiti (Phi-lip-pin). Ý tưởng cơ bản của AIA là làm tăng đáng kể dòng đầu tư vào khu vực ASEAN từ các nguồn trong và ngoài ASEAN bằng cách nâng cao sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư của các nước ASEAN. Điều này sẽ được thực hiện qua việc cùng nhau thúc đẩy ASEAN trở thành một khu vực đầu tư hấp dẫn nhất, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế của ASEAN bằng cách tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong ASEAN và dần loại bớt hoặc tiến tới loại bỏ các quy định và điều kiện về đầu tư có thể cản trở luồng đầu tư vào ASEAN cũng như hoạt động của các dự án đầu tư ở các nước ASEAN. Việc thực hiện AIA sẽ góp phần tạo ra dòng lưu chuyển đầu tư tự do vào khu vực ASEAN vào năm 2020. Mặt khác, ngoài sự cần thiết phải thành lập AIA, cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ diễn ra nghiêm trọng ở châu Á trong những năm 1997 - 1998 cũng làm giảm khả năng thu hút FDI vào khu vực khiến cho việc cải thiện môi trường ĐTNN trong khu vực càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn. Do đó đòi hỏi có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các nước ASEAN để cùng nhau đưa ra các biện pháp điều chỉnh dài hạn nhằm cải thiện môi trường đầu tư và lấy lại đà tăng trưởng kinh tế của khu vực. Đặc điểm của AIA: Các nước thành viên sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác đầu tư ASEAN nhằm thúc đẩy đầu tư từ các nước ASEAN và các nước ngoài ASEAN; Ngoài các ngoại lệ được quy định trong Hiệp định, các nước thành viên sẽ mở cửa cho tất cả các ngành nghề và dành chế độ đối xử quốc gia (NT) cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010, và cho tất cả các nhà đầu tư ngoài ASEAN vào năm 2020; Khu vực kinh doanh sẽ có vai trò lớn hơn trong việc hợp tác đầu tư ASEAN; và Có sự lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và công nghệ giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Mục tiêu của AIA:  Tăng đáng kể luồng vốn đầu tư đổ vào ASEAN từ các nguồn trong và ngoài ASEAN; Cùng nhau thúc đẩy ASEAN thành một khu vực đầu tư hấp dẫn nhất; Tăng cường sức cạnh tranh của các khu vực kinh tế ASEAN; Giảm dần hoặc loại bỏ các quy định và điều kiện đầu tư có thể ngăn cản các luồng đầu tư và hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN; Bảo đảm thực hiện các mục tiêu trên sẽ góp phần làm tự do hoá luồng đầu tư vào năm 2020. Những lợi ích khu vực đầu tư ASEAN đem lại cho các nhà đầu tư: Cơ hội xâm nhập thị trường đầu tư lớn hơn thông qua việc mở cửa các ngành công nghiệp và dành đãi ngộ quốc gia; Tăng cường sự tin tưởng của các nhà đầu tư; Giảm chi phí đầu tư; Gỡ bỏ đi các trở ngại do môi trường đầu tư thông thoáng hơn; Được hưởng lợi từ các Chương trình hợp tác kinh tế khác của ASEAN như AFTA, AICO... 2. Hiệp định khung về AIA: Mục tiêu và phạm vi áp dụng của Hiệp định: Mục tiêu của Hiệp định là xây dựng ASEAN thành một Khu vực đầu tư có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao đối với FDI trên cơ sở xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng hơn để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư cả trong và ngoài ASEAN. Phạm vi áp dụng của Hiệp định chỉ giới hạn các hoạt động đầu tư trực tiếp, không bao gồm các hoạt động đầu tư gián tiếp cũng như những vấn đề có liên quan đến đầu tư trực tiếp nhưng đã được các Hiệp định khác của ASEAN quy định như Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ. 2.2. Nội dung hoạt động: Phù hợp với tính chất là một Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, Hiệp định đã xác định 3 chương trình lớn là: Chương trình hợp tác và hỗ trợ đầu tư; Chương trình xúc tiến đầu tư và tăng cường hiểu biết; Chương trình tự do hoá đầu tư (Điều 6 và các chương trình I, II, III). Chương trình hợp tác và hỗ trợ đầu tư: Bao gồm các nhiệm vụ do từng nước thành viên thực hiện và các nhiệm vụ do tập thể nhóm thực hiện chung. * Các nhiệm vụ do từng Quốc gia thành viên thực hiện bao gồm: Tăng cường tính minh bạch của các quy định, quy tắc và chính sách đầu tư của các Quốc gia thành viên ASEAN thông qua việc công bố định kỳ các thông tin này và đưa các thông tin này lên mạng Internet; Đơn giản hoá và rút ngắn thời gian cho các thủ tục xin phép và phê duyệt của các dự án đầu tư ở mọi cấp; và Tăng số lượng các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa các Quốc gia thành viên ASEAN và xem xét khả năng ký kết một Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của ASEAN. * Các nhiệm vụ do cả nhóm thực hiện: Thành lập một cơ sở dữ liệu ASEAN nhằm phát triển thêm luồng dữ liệu và thông tin về các cơ hội đầu tư ở các Quốc gia ASEAN; Thúc đẩy các mối quan hệ giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân thông qua việc đối thoại thường xuyên với giới kinh doanh ASEAN và các tổ chức quốc tế khác để xác định cụ thể những nhân tố cản trở đầu tư và đề xuất các cách thức để cải thiện môi trường đầu tư ASEAN; Xác định cụ thể các lĩnh vực để hợp tác kỹ thuật, như phát triển các nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, các ngành bổ trợ, các DN vừa và nhỏ, công nghệ thông tin, công nghệ công nghiệp... và phối hợp các cố gắng của ASEAN với các tổ chức quốc tế khác có tham gia vào hợp tác kỹ thuật; và Rà soát và nếu có thể thì hoàn thiện Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư của ASEAN. Chương trình xúc tiến đầu tư và tăng cường hiểu biết: Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư chung, như cùng tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo và các cuộc thăm quan làm quen cho các nhà đầu tư từ các nước xuất khẩu tư bản, cùng xúc tiến các dự án cụ thể với sự tham gia năng động của giới kinh doanh; Thực hiện tham vấn thường xuyên giữa các cơ quan đầu tư của ASEAN về các vấn đề khuyến khích đầu tư; Tổ chức các chương trình đào tạo có liên quan đến đầu tư cho các quan chức của các cơ quan đầu tư ASEAN; Trao đổi các danh mục ngành/lĩnh vực mà các Quốc gia thành viên khuyến khích đầu tư từ các Quốc gia thành viên khác và triển khai các hoạt động xúc tiến; Xem xét những cách thức mà theo đó các cơ quan đầu tư của các Quốc gia thành viên có thể tự mình hoặc cùng hỗ trợ những cố gắng xúc tiến của các Quốc gia thành viên khác. Chương trình tự do hoá đầu tư: Loại bỏ những yêu cầu về hoạt động theo Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs), như các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, các yêu cầu về cân bằng thương mại, cân bằng ngoại hối và doanh thu trong nước; Đơn phương tự do hoá các biện pháp đầu tư và rà soát lại cơ chế đầu tư thường xuyên để tiến tới tự do hoá hơn nữa. Trong khuôn khổ này, các Quốc gia thành viên có thể thực hiện tự do hoá: Các quy định, quy tắc và chính sách có liên quan đến đầu tư; Các quy định về điều kiện cấp phép; Các quy định có liên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ trong nước; Các quy định hỗ trợ thanh toán, nhận và chuyển lợi nhuận cho các nhà đầu tư; Các Quốc gia thành viên sẽ thực hiện chương trình hành động riêng của mình để: Dành chế độ đãi ngộ quốc gia cho tất cả các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020; Chế độ đãi ngộ quốc gia (“NT”) được định nghĩa là mỗi Quốc gia thành viên sẽ đối xử với các nhà đầu tư ASEAN không kém hơn so với các nhà đầu tư trong nước về mọi biện pháp ảnh hưởng đến đầu tư. Mở cửa tất cả các ngành cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020. Tuy nhiên, các Quốc gia thành viên cũng được đưa ra một sô ngoại lệ hoặc ngoại trừ. Mỗi Quốc gia thành viên có thể đưa ra danh sách các Ngoại lệ chung. Ngoài ra, khi dành NT và mở cửa các ngành công nghiệp cho các nhà đầu tư ASEAN, các Quốc gia thành viên có thể đưa ra Danh mục loại trừ tạm thời và Danh mục nhạy cảm (được đưa ra sau sáu tháng kể từ khi Hiệp định AIA có hiệu lực). Cách thức thực hiện tự do hoá các nội dung trên bao gồm: Thu thập, hệ thống hoá và trao đổi thông tin về môi trường đầu tư của các Quốc gia thành viên ASEAN; Bắt đầu các cuộc thảo luận nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt những nhân tố ngăn cản đầu tư có liên quan đến luật pháp của từng Quốc gia thành viên, nhằm cụ thể hoá các cố gắng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; Xem xét khả năng thực thi cho phép các công ty của một nước ASEAN được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán của các nước ASEAN khác; Khuyến khích sự di chuyển tự do của các luồng vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, công nghệ giữa các Quốc gia thành viên ASEAN. 2.3. Chủ trương, nguyên tắc, biện pháp thực hiện AIA: Để thực hiện các chương trình hợp tác nói trên, Hiệp định cũng đã xác định những chủ trương, nguyên tắc, biện pháp chủ yếu để thực hiện các chương trình hợp tác này, bao gồm: Nguyên tắc mở cửa các ngành nghề và dành đối xử quốc gia (NT) cho các nhà đầu tư: Theo quy định tại Điều 7, ngoài các biện pháp hoặc các lĩnh vực được liệt kê trong các Danh mục loại trừ tạm thời (Temporary Exclusion List-TEL) và Danh mục nhạy cảm (Sensitive List-SL) của nước mình, tất cả các nước thành viên ASEAN sẽ mở cửa tất cả các ngành nghề và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN ngay sau khi Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN có hiệu lực. Danh mục loại trừ tạm thời bao gồm các lĩnh vực hoặc biện pháp tạm thời chưa thể mở cửa hay dành đối xử quốc gia ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN, nhưng sẽ được dành mở cửa hoặc dành đối xử quốc gia từng bước trong khung thời hạn thực hiện Khu đầu tư ASEAN theo nguyên tắc AFTA+7, vào năm 2020 với 6 nước thành viên cũ, vào năm 2013 đối với Việt Nam và vào năm 2015 đối với Lào và Mi-an-ma. Danh mục nhạy cảm bao gồm các lĩnh vực hoặc biện pháp chưa thể mở cửa hoặc dành đối xử quốc gia ngay và chưa thể xác định trước thời hạn loại bỏ. Hội đồng AIA sẽ xem xét lại Danh mục nhạy cảm vào ngày 1/1/2003. Các Danh mục loại trừ tạm thời và Danh mục nhạy cảm sẽ do các nước thành viên tự đưa ra phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của nước mình. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng các nước đưa ra quá nhiều biện pháp và trường hợp loại trừ, Hiệp định áp dụng nguyên tắc có đi có lại, cụ thể là: nếu một nước thành viên chưa sẵn sàng dành đối xử quốc gia đối với một số biện pháp nào đó, hoặc chưa sẵn sàng mở cửa một số ngành nghề nào đó cho các nước thành viên khác thì nước đó cũng không được hưởng các ưu đãi liên quan tới các biện pháp đó trên lãnh thổ các nước kia. Nguyên tắc này áp dụng đối với Việt Nam sau 3 năm, đối với Lào và Mi-an-ma sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Theo quy định tại Điều 8, mỗi nước thành viên ASEAN sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư của các nước thành viên ASEAN sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào. Nếu nước thành viên không muốn dành cho các nhà đầu tư của các nước ASEAN những ưu đãi của các hiệp định đã ký kết trước ngày Hiệp định khung này được ký kết thì nước đó phải có thông báo cho Hội đồng AIA trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký kết Hiệp định khung về AIA. Về cơ bản, đây không phải là một nguyên tắc mới mà là nguyên tắc đã được quy định trong tất cả các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương ta đã ký với các nước và trong Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN 1987, được sửa đổi bổ sung năm 1996, Việt Nam tham gia từ năm 1996. Nguyên tắc đảm bảm tính rõ ràng, trong sáng: Điều 11 Hiệp định quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải cung cấp thông tin, đảm bảo tính rõ ràng, trong sáng của pháp luật và các chính sách đầu tư nước mình, ngoại trừ các thông tin làm ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật, trái với lợi ích công cộng hoặc làm thiệt hại tới quyền lợi thương mại hợp pháp của các DN. Mỗi nước thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng AIA các thay đổi về luật pháp và chính sách ảnh hưởng tới đầu tư hoặc các cam kết theo Hiệp định này. Các ngoại lệ chung: Điều 13 Hiệp định quy định các nguyên tắc không cấm các nước thành viên thực hiện các biện pháp được coi là Các ngoại lệ chung (General exceptions), bao gồm: các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội hoặc gìn giữ trật tự công cộng; bảo vệ con người, động vật và thực vật; bảo đảm sự tuân thủ pháp luật; đảm bảo việc thu thuế trực thu. Các biện pháp tự vệ: - Các biện pháp tự vệ khẩn cấp: Điều 14 Hiệp định cho phép các quốc gia thành viên, nếu có thiệt hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ dẫn đến tình trạng đó do thực hiện chương trình tự do hoá, được thực hiện các biện pháp tự vệ khẩn cấp trong chừng mực và thời gian cần thiết để khắc phục, nhưng phải tiến hành một cách không phân biệt đối xử và phải thông báo cho Hội đồng AIA trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiến hành các biện pháp đó. - Các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán: Điều 15 Hiệp định cũng cho phép các quốc gia thành viên được thực hiện các biện pháp hạn chế đối với các nhà đầu tư mà nước đó đã có cam kết cụ thể, kể cả việc chuyển tiền ra nước ngoài trong tình trạng cán cân thanh toán lâm vào tình trạng nghiêm trọng hoặc có khó khăn về tài chính đối ngoại. Các biện pháp này phải được tiến hành trên cơ sở không phân biệt đối xử; phù hợp với các quy định của Quỹ tiền tệ quốc tế; tránh gây thiệt hại không cần thiết cho lợi ích của các Quốc gia thành viên khác; không vượt quá mức cần thiết và có tính chất tạm thời. 2.4. Đối tượng được hưởng các ưu đãi liên quan tới việc mở cửa các ngành nghề và đối xử quốc gia: Để được hưởng các ưu đãi có liên quan đến việc từng bước mở cửa các ngành nghề và dành đối xử quốc gia theo khuôn khổ của Hiệp định này, nhà đầu tư phải có đủ các tiêu chuẩn để được gọi là “nhà đầu tư ASEAN”. Theo Điều 1 Hiệp định, “nhà đầu tư ASEAN” có nghĩa là công dân của một Quốc gia thành viên; hoặc pháp nhân của một Quốc gia thành viên thực hiện đầu tư vào một Quốc gia thành viên khác, mà vốn ASEAN thực tế ( ASEAN effective equity) của pháp nhân đó cộng gộp với tất cả các vốn ASEAN khác, ít nhất phải bằng tỷ lệ tối thiểu phải có để thoả mãn các yêu cầu về vốn quốc gia và các yêu cầu về vốn khác của pháp luật trong nước và các chính sách quốc gia được công bố (nếu có) của nước chủ nhà liên quan tới đầu tư đó. 2.5. Cơ chế tổ chức thực hiện AIA: Hội đồng khu vực đầu tư ASEAN (Hội đồng AIA) bao gồm các Bộ trưởng phụ trách về đầu tư và Tổng thư ký ASEAN sẽ được thành lập ngay sau khi Hiệp định này được ký kết để giám sát, điều phối và triển khai việc thực hiện Hiệp định. Các cuộc họp của Hội đồng AIA sẽ có sự tham gia của những người đứng đầu các cơ quan đầu tư của các Quốc gia thành viên ASEAN. Để đảm nhiệm chức năng của mình, Hội đồng AIA lập ra Uỷ ban điều phối đầu tư (CCI). Uỷ ban này bao gồm các quan chức cao cấp có trách nhiệm đối với vấn đề đầu tư và các quan chức khác có liên quan từ những cơ quan của Chính phủ. CCI sẽ thực hiện việc báo cáo cho Hội đồng AIA thông qua Hội nghị các quan chức Kinh tế cao cấp (SEOM). 2.6. Giải quyết tranh chấp: Những tranh chấp phát sinh từ hoặc bất kỳ những bất đồng nào giữa các Quốc gia thành viên ASEAN có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định khung AIA sẽ được giải quyết theo Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN. Tuy nhiên, nếu cần thiết, một cơ chế giải quyết tranh chấp cụ thể có thể sẽ được thiết lập. 3. Những khó khăn và triển vọng phát triển của AIA: 3.1. Những khó khăn nảy sinh: Mặc dầu có ý nghĩa quan trọng và đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN song trong quá trình thực hiện mở cửa các ngành nghề, dành Tối huệ quốc và đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư trong và ngoài ASEAN cũng nảy sinh nhiều khó khăn mà các Quốc gia phải cùng nhau giải quyết. Thứ nhất, trong quá trình hoàn thiện AIA, các Quốc gia thành viên cần phải có những sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh mà trước hết liên quan đến tốc độ thực hiện AIA. Hiệp định khung về AIA quy định thời hạn xoá bỏ những ngoại lệ vào năm 2013 đối với Việt Nam, vào năm 2015 đối với Lào và Mi-an-ma và vào năm 2010 đối với các thành viên._. còn lại. Và sau đó, theo Tuyên bố Hà Nội, Mi-an-ma sẽ cùng sáu Quốc gia thành viên bỏ dần các ngoại lệ vào năm 2003, Việt Nam, Lào sẽ cố gắng đến mức tối đa để hoàn thành AIA không muộn hơn 2010 thay vì 2013 và 2015. Sự không đồng nhất về thời điểm hình thành AIA thực sự là thách thức đối với các Quốc gia ASEAN trong việc phối hợp thực hiện và cũng dễ dẫn đến nguy cơ phân rã sức mạnh của Hiệp hội. Điều này đòi hỏi sự nhất quán cũng như tinh thần đoàn kết cao giữa các thành viên. Chiều hướng một số nước ASEAN đề xuất kế hoạch hoàn thành AIA sớm hơn sẽ gây ra những quan ngại cho các Quốc gia thành viên khác do sự phát triển không đồng đều đang tồn tại giữa các Quốc gia ASEAN. Trong Tuyên bố về các biện pháp đẩy mạnh theo Tuyên bố Hà Nội tháng 12 năm 1998, hầu hết các Quốc gia đều cam kết rút ngắn thời hạn thực hiện AIA. Điều này thực sự là khó khăn đối với một số Quốc gia vốn có chính sách bảo hộ đầu tư nặng nề như In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam. Những Quốc gia này khó có thể thích ứng ngay được với những chuyển đổi quá nhanh chóng trong nền kinh tế nhằm hoàn thành kế hoạch AIA. Thứ hai, theo lịch trình thực hiện AIA, cần có những thay đổi trong chính sách đầu tư nhằm nhanh chóng tạo ra một mặt bằng chung về những quy chế pháp lý nhằm điều chỉnh FDI trong khu vực. Việc tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi sẽ khiến cho các nhà đầu tư thay vì đầu tư vào một nước để chiếm lĩnh thị trường nước này, giờ đây có thể đầu tư mới hoặc mở rộng cơ sở đầu tư đã có ở một Quốc gia ASEAN khác thuận lợi hơn để xuất khẩu hàng hoá sang nước kia mà vẫn được hưởng các ưu đãi về đầu tư. Điều này sẽ làm cho luồng ĐTNN vào khu vực tăng song lại mất tính chất đồng đều giữa các Quốc gia khi thu hút ĐTNN. Quốc gia nào có môi trường đầu tư không thuận lợi, giá lao động cao thì mức thu hút đầu tư sẽ thấp. Như vậy, trong khu vực sẽ xuất hiện tình trạng cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút FDI - nhân tố dễ tác động tiêu cực tới quan hệ kinh tế ASEAN. Thứ ba, các Quốc gia thành viên ASEAN hầu hết đều là thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế có quy mô lớn hơn như APEC, WTO... Do vậy, nếu không tính đến các tiêu chí, yêu cầu và chiều hướng phát triển của các tổ chức này thì sẽ rất dễ xảy ra các quy tắc chồng chéo trong các chính sách thu hút ĐTNN từ các Quốc gia thành viên cũng như từ các nước khác ngoài khu vực. AIA thực sự có ý nghĩa tích cực đối với quá trình hợp tác kinh tế ASEAN, là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện AFTA. Song, để tạo ra được AIA, các Quốc gia thành viên ASEAN sẽ gặp không ít những khó khăn mà chỉ có sự nhất trí và đoàn kết cao giữa các Quốc gia thành viên mới giúp ASEAN vượt qua được. 3.2. Triển vọng phát triển của AIA: Trước sức ép hội nhập ngày càng tăng do xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá mang lại, AIA ra đời phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Điều này ngày càng thể hiện rõ nét khi cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã tàn phá hầu hết các nền kinh tế ASEAN. Các Quốc gia của ASEAN nhận thức được rõ ý nghĩa của AIA trong việc khơi dậy lòng tin của các nhà ĐTNN thông qua việc tạo lập một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn. Qua các nỗ lực của các Quốc gia ASEAN trong việc đẩy nhanh quá trình thực hiện AIA, những cam kết ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm cải thiện môi trường đầu tư, chẳng hạn như các cam kết về các biện pháp ngắn hạn theo Tuyên bố về các biện pháp đầy mạnh tại Hội nghị Thượng đỉnh VI, sau đó đã được tái khẳng định tại Hội nghị không chính thức Uỷ ban AIA lần thứ nhất tại Phu Két (Thái Lan), đã phần nào khẳng định quyết tâm đoàn kết của các Quốc gia ASEAN. Hơn nữa, các Quốc gia thành viên ngày nay đang ngày càng đề ra các sáng kiến cá nhân và tập thể nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư trên phạm vi toàn khu vực. Những nỗ lực này góp phần đẩy nhanh tiến trình AIA. Bên cạnh đó, triển vọng AIA còn sáng sủa hơn khi các Quốc gia thành viên cũng tăng cường lộ trình AFTA, AICO. Sự hài hoà trong khu vực và các tiêu chuẩn công nghiệp, tự do hoá thương mại và tiếp đó là đầu tư sẽ tạo ra thêm nhiều cơ hội hơn nữa cho các thành viên ASEAN mở rộng sự năng động vốn có của nó. Đúng như một quan chức ASEAN đã phát biểu: “Thế giới đang nhìn chúng ta (ASEAN) một cách chặt chẽ. Chúng ta cần phải đẩy mạnh tốc độ hợp tác trong ASEAN đồng thời duy trì đà phát triển tích cực đối với sự phồn vinh và lợi ích của ASEAN” Nguồn: Tin kinh tế hàng ngày (8/3/1999) Như vậy, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới, xu hướng tự do hoá lưu chuyển dòng FDI đã tạo thêm cơ hội cho các Quốc gia ASEAN xích lại gần nhau thông qua hợp tác trong lĩnh vực đầu tư nhằm tạo ra một thị trường thu hút đầu tư chung. Sự nhất quán hợp tác vì lợi ích của toàn khối, đẩy nhanh tiến trình AFTA, AICO... theo đúng kế hoạch là những nhân tố hữu cơ cấu thành và quyết định sự thành công của AIA. Và với những nỗ lực của tập thể hay cá nhân các Quốc gia ASEAN, theo tốc độ thực hiện như hiện nay, việc AIA được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian là điều khó có thể nghi ngờ. CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA AIA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TÁC ĐỘNG CỦA AIA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN nói chung đóng một vai trò quan trọng, tăng đáng kể cả về tỷ lệ và cơ cấu trong những năm qua. Trong số các lợi thế so sánh như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, công nghệ và thị trường, các nước ASEAN nổi lên là những nước có lợi thế về lao động và thị trường. Tỷ trọng của công nghiệp, nông nghiệp trong GDP lần lượt là 30% - 40% (trừ Sing-ga-po có tỷ trọng dịch vụ cao nhất trong các nước đang phát triển là 63,7%, công nghiệp là 36,1% - số liệu của năm 1994) Nguồn: “Khu vực đầu tư ASEAN và việc tham gia của Việt Nam” - Viện nghiên cứu tài chính - Nhà xuất bản tài chính Hà Nội - 1997 . Tuy nhiên, việc thiết lập các khu vực thương mại, đầu tư trên thế giới cộng với sự hấp dẫn hơn ĐTNN đang tăng lên của các thị trường như Trung Quốc, Đông Âu, FDI vào ASEAN đang gặp phải một sự cạnh tranh lớn. Việc thành lập AIA cũng là một phần để tránh nguy cơ này. Là một thành viên của AIA, Việt Nam dù muốn hay không cũng không thể đứng ngoài các chương trình hành động chung của cả khối. Việc Việt Nam tham gia vào AIA là một tất yếu. Và, bất cứ vấn đề nào khi thực hiện cũng đều phát sinh những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó. Do đó phần này của luận văn sẽ đi vào nghiên cứu những ảnh hưởng của việc Việt Nam tham gia vào AIA dưới cả hai khía cạnh nêu trên. Vấn đề được xem xét trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong mối quan hệ của việc Việt Nam là thành viên của ASEAN và hẹp hơn là trong mối quan hệ với những Hiệp định của ASEAN có liên quan đến đầu tư. Các Hiệp định của ASEAN liên quan đến đầu tư bao gồm: Chương trình AIA (The Asean Investment Area Programme) Kế hoạch hành động về hợp tác và khuếch trương FDI (The Plan of Action on Cooperation and Promotion of FDI) Hiệp định ASEAN về bảo hộ và khuếch trương đầu tư (Asean Agreement on Investment Promotion and Protection) Hiệp định về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (Agreement on ASEAN Free Trade Area) Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Cooperation) Khó có thể xác định cụ thể những tác động của Hiệp định về Khu vực đầu tư ASEAN tới hoạt động FDI ở Việt Nam nói riêng, và tới toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung về cả mặt định tính cũng như định lượng. Việc mở cửa và tự do hoá các quy định quản lý FDI chắc chắn sẽ có tác dụng thu hút luồng FDI, song để định lượng phần tăng thêm do tác dụng của việc tự do hoá là rất khó. Thêm nữa, để xác định được cơ cấu ngành nghề mà FDI mới sẽ vào, qua đó tác động tới thương mại và đặc biệt là cơ cấu của sản xuất và sự phát triển của các khu vực kinh tế lại càng khó khăn hơn. (Tổng FDI vào ASEAN là 100%) Nguồn: ASEAN Statistical 2001 Lợi ích của Việt Nam khi tham gia vào AIA: Với việc tự do hoá được đề cập trong Chương trình tự do hoá (Chương trình 3), việc Việt Nam tham gia vào AIA sẽ có được những lợi ích sau: Việc loại bỏ các trở ngại FDI trong khối sẽ làm gia tăng khối lượng đầu tư giữa các Quốc gia thành viên. Nhờ đó, Việt Nam có điều kiện thu hút được nhiều vốn đầu tư từ những nước có nhu cầu chuyển dịch sản xuất sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng nhân công ít hơn như Sing-ga-po, Ma-lay-xi-a... Đồng thời qua đó, Việt Nam cũng nhận được những công nghệ và kỹ thuật mà các nước này đang cần chuyển giao để giải phóng lực lượng để chuẩn bị tiếp nhận công nghệ và kỹ thuật mới. Cùng với việc tạo ra một thị trường buôn bán tự do trong khối ASEAN, việc tạo ra một môi trường đầu tư đồng nhất, tiến tới tự do hoá cả các quy định về đầu tư áp dụng với luồng FDI ngoài khối sẽ làm cho dung lượng FDI vào khu vực sẽ tăng lên do có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn đối với các thị trường tiếp nhận FDI lớn như Trung Quốc và các khu vực khác trên thế giới. Nhờ đó, đầu tư vào mỗi nước thành viên sẽ có cơ hội tăng lên. Do khu vực kinh tế tư nhân được phát triển nên Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nội địa. Các nhà đầu tư trong nước của Việt Nam sau một thời gian thăm dò, đến nay đã mạnh dạn đầu tư song tiềm lực còn chưa mạnh. Việc khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ tạo điều kiện cho DN vừa và nhỏ của Việt Nam có cơ hội phát triển, từ đó tham gia với số lượng lớn hơn và hiệu quả cao hơn vào các hoạt động của nền kinh tế. Kích thích sự thay đổi chính sách đầu tư của Việt Nam theo hướng tự do hoá đầu tư. Về lâu dài, đây sẽ là một tác động tốt đối với nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam cần có một khung pháp lý rõ ràng và ổn định hơn để thu hút các nhà ĐTNN. Tạo điều kiện cho các DN Việt Nam đi những bước đi đầu tiên trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, mà cụ thể và trước hết là vào những nước mà ta có thể có ưu thế hơn so với các DN địa phương, như Lào, Cam-pu-chia... Qua đó, thực hiện vòng luân chuyển và thay thế kỹ thuật và công nghệ mới. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức tham gia vào khu vực thu hút vốn đầu tư đang nổi lên của nền kinh tế thế giới. Việc tham gia AIA sẽ cho phép Việt Nam hội nhập với ASEAN trên một tầm mới, một sự hội nhập đầy đủ về thương mại, đầu tư, dịch vụ và hợp tác, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập ở những vòng tròn lớn hơn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu. Tác động của AIA đối với nền kinh tế Việt Nam: Do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp hơn nhiều so với các Quốc gia ASEAN khác nên Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương nhất khi tham gia vào bất kỳ một cuộc hội nhập nào trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là một quá trình tất yếu mà Việt Nam sê phải trải qua, và hội nhập đầu tiên vào một tổ chức mang tính khu vực như ASEAN là một cơ hội tốt cho Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Nghĩa là tham gia vào ASEAN, Việt Nam đã sẵn sàng đương đầu với những thách thức nảy sinh như khả năng hội nhập. Vấn đề còn lại là phải làm thế nào để có thể vượt qua những thách thức và trở ngại đó để cho quá trình hội nhập mang lại kết quả cao nhất. . Tác động của AIA tới FDI vào Việt Nam: Như đã nêu trên, việc tham gia vào AIA sẽ có tác dụng thu hút mạnh mẽ hơn FDI vào ASEAN nói chung và vào từng Quốc gia thành viên nói riêng. Trước hết, chúng ta có thể xem xét tác động tới luồng FDI vào Việt Nam theo hai luồng là từ các Quốc gia thành viên ASEAN và từ các Quốc gia bên ngoài ASEAN. FDI từ các Quốc gia thành viên ASEAN: Việc loại bỏ các trở ngại về FDI giữa các thành viên trong khối sẽ làm gia tăng khối lượng đầu tư của các Quốc gia thành viên ASEAN khác vào Việt Nam. Các lý do khiến các nhà đầu tư ASEAN đầu tư vào Việt Nam là: Các nước này bắt đầu mất đi lợi thế về nguồn lao động rẻ, trong khi Việt Nam còn có lợi thế hơn, đặc biệt là đối với các hoạt động sản xuất đòi hỏi trình độ kỹ thuật không cao; Các nhà đầu tư trong ASEAN cũng đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam, một thị trường có dung lượng thuộc diện lớn trong khu vực, việc Việt Nam tham gia vào AIA chắc chắn sẽ là cơ hội tốt nhất cho các nhà đầu tư này thâm nhập thị trường Việt Nam qua hình thức FDI; Các Quốc gia ASEAN đang trong quá trình chuyển đổi sang những ngành nghề đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao. Để làm được điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải giải phóng được các năng lực sẵn có, và một trong những cách thức mà họ thực hiện là thông qua hình thức FDI; Hầu hết các công ty và tập đoàn mạnh của ASEAN đều có sự góp mặt của các công ty và tập đoàn lớn của nước ngoài. Vì thế, khi các trở ngại về đầu tư trong khu vực đã được loại bỏ, các công ty và tập đoàn sẽ có cơ hội hơn bao giờ hết trong việc mở rộng đầu tư, thành lập mạng lưới sản xuất để tận dụng được các lợi thế của từng nước trong khu vực. Đặc biệt là trong thời gian đầu, khi các nước thành viên mới chỉ mở cửa tự do cho đầu tư của nhau chứ không phải là cho tất cả các nhà đầu tư, các công ty mẹ và tập đoàn này sẽ lợi dụng cơ sở của mình sẵn có ở các nước thành viên để mở rộng đầu tư sang các nước thành viên khác, trong đó có Việt Nam. Đến nay các nước ASEAN đã là những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Song, thực tế, thế mạnh của các nhà đầu tư ASEAN không phải là ở những ngành có công nghệ cao, quy mô lớn. Bản thân các nước này cũng đã ra sức thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực như vậy. Vì thế, nếu coi công nghệ cao và kỹ thuật cao như là yếu tố quyết định sự phát triển thì vốn đầu tư từ ASEAN chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhất thời, chứ ít có tác dụng làm nâng cao hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh của hàng hoá trong dài hạn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, việc tiếp thu công nghệ thích hợp nhằm thu hút và tạo thêm việc làm và thu nhập cho ngưòi lao động cũng là một trong những mục tiêu quan trọng. Hơn nữa, như đã nêu ở trên, nhiều dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam thực chất là đầu tư của các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới. Do vậy, nếu Việt Nam cải thiện được môi trường đầu tư của mình tương đương với các nước khác thì sẽ thu hút được đầu tư của các công ty này mà không sợ thua kém về trình độ phát triển công nghệ so với các nước khác trong khu vực. FDI từ bên ngoài ASEAN: Với nội dung áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia và mở cửa các ngành công nghiệp cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư khác vào năm 2020, việc thực thi AIA - một dấu hiệu khẳng định cam kết mở cửa thu hút FDI - chắc chắn sẽ tăng cường hơn nữa sức hút FDI vào ASEAN nói chung và vào Việt Nam nói riêng. Đối với các nhà đầu tư ngoài ASEAN, Việt Nam là một đất nước có vị trí địa lý thuận lợi, thị trường có dung lượng tiềm năng lớn, lực lượng lao động dồi dào với chi phí thấp và có khả năng tiếp nhận nhanh chóng kỹ thuật mới. Hơn nữa, Việt Nam đã tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và quá trình tự do hoá thương mại của APEC, vì thế, yếu tố kích thích đầu tư vào Việt Nam càng mạnh hơn. Các công ty đầu tư đa quốc gia sẽ đặt Việt Nam trong chiến lược tạo dựng mạng lưới sản xuất trong phạm vi khu vực nhằm tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước ASEAN khác, kết hợp với các dây chuyền cơ sở sản xuất trong nước khác, với sự hỗ trợ của môi trường tự do hoá thương mại trong khối, làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh hàng hoá của mình. Tác động của AIA đối với các luồng FDI từ bên ngoài ASEAN có thể được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: từ năm 2010 đến năm 2020. Trong giai đoạn này, do chế độ đãi ngộ quốc gia và mở cửa các ngành công nghiệp chỉ được áp dụng cho các nhà đầu tư ASEAN nên sức thu hút của AIA đối với FDI ngoài ASEAN vào Việt Nam được thể hiện ở một số điểm như sau: Việc Việt Nam tham gia AIA chứng tỏ cam kết chắc chắn của Việt Nam đối với việc mở cửa cho các nhà ĐTNN. Thông qua đó, niềm tin của các nhà ĐTNN vào Việt Nam được củng cố và kèm theo đó là các luồng đầu tư mới. Trong giai đoạn này, AFTA đã bắt đầu phát huy hiệu lực của mình, một thị trường buôn bán tự do trong khu vực đã định hình, vì vậy các công ty đầu tư xuyên quốc gia có thể dễ dàng hơn trong việc thực thi chiến lược xây dựng mạng lưới của mình (như đã đề cập ở trên). Tuy chưa được hưởng các ưu đãi đầu tư như các nhà đầu tư ASEAN song các công ty này có thể dễ dàng vượt qua trở ngại đó bằng cách đầu tư vào một trong các nước ASEAN có môi trường và điều kiện đầu tư thuận tiện nhất rồi từ đó mở rộng đầu tư sang các nước khác nhằm triển khai chiến lược của mình. Giai đoạn 2: từ năm 2020 trở đi. Ở giai đoạn này, chế độ đãi ngộ quốc gia và mở cửa các ngành công nghiệp được mở rộng áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư, kể cả trong ASEAN và ngoài ASEAN. Đây là giai đoạn mà các nhà ĐTNN sẽ có cơ hội lựa chọn địa điểm đầu tư rộng lớn hơn trên toàn ASEAN. Như thế, xu hướng đầu tư là vào những nơi có một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn về các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở xã hội, mức độ mở của chính sách đầu tư.... Đây chính là những điểm mà Việt Nam còn yếu so với các Quốc gia ASEAN khác. Chẳng hạn, chi phí đầu tư ở Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực, còn theo điều tra của Jetro tại 24 thành phố lớn thuộc 14 nước Châu Á vào thời điểm tháng 12-1999 thì lương công nhân tại Việt Nam cao gấp 1,6 lần tại Gia-các-ta; giá điện gấp 2 lần tại Thượng Hải và Băng-cốc; cước vận chuyển công-ten-nơ cao gấp 2 lần tại Sing-ga-po và Kua-la-lum-pua; cước phí điện thoại quốc tế cao gấp 2 lần tại các nước khác và thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam là cao nhất, trên cả Thượng Hải...Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của ta còn nhiều hạn chế (giao thông, vận tải, điện nước; các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí cho đối tượng người nước ngoài...) dẫn đến chi phí đầu tư ở Việt Nam cao làm nản lòng các nhà ĐTNN. Ngoài ra, việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ cho các DN ĐTNN gặp khó khăn và không ổn định ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm tăng giá thành sản phẩm. Theo Jetro, Việt Nam hầu như không có phụ tùng có thể sử dụng được; ba phần tư số DN do Jetro điều tra chỉ tự cung cấp được nguyên liệu phụ tùng tại chỗ dưới 20%. Khả năng cung cấp lao động kỹ thuật, có tay nghề cao ở Việt Nam rất hạn chế. Chính vì vậy, tham gia AIA, Việt Nam sẽ đứng trước sức ép mạnh mẽ là cần phải thiết lập một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Không chỉ có tác dụng thu hút FDI, AIA còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc đạt tiêu chuẩn 40% xuất xứ của AFTA, từ đó được hưởng ưu đãi của AFTA. Do đó, mức độ cạnh tranh giữa các hàng hoá sản xuất ở Việt Nam và hàng hoá có xuất xứ từ ASEAN sẽ trở nên gay gắt hơn. Việc tham gia vào AFTA và AIA sẽ giảm cơ hội đón đầu trong hoàn cảnh những hàng hoá có nguồn gốc từ ASEAN đã sẵn sàng thâm nhập thị trường Việt Nam và cạnh tranh với hàng hoá Việt Nam trong toàn khu vực. Như vậy, khi tham gia vào AIA, về mặt hình thức, Việt Nam sẽ hoà nhập vào khu vực đầu tư chung của ASEAN. Nếu Việt Nam không nhanh chóng và có chính sách phù hợp để phát triển các điều kiện này thì việc tham gia vào AIA sẽ mang lại nhiều thiệt hại hơn là lợi ích. Tác động của AIA tới thương mại và cơ cấu sản xuất: Có thể thấy tác động của FDI lên thương mại là mang tính tích cực, đặc biệt là đối với xuất khẩu. Trong khi đó, phần trên khóa luận đã đề cập tới việc tham gia AIA sẽ làm tăng lượng FDI, kể cả trong và ngoài ASEAN đổ vào. Qua đó, khóa luận đặc biệt lưu ý tới quá trình phân công lao động trong khu vực, quá trình các công ty xuyên quốc gia tạo lập các mạng lưới sản xuất mang tính khu vực, nhờ đó tận dụng được các lợi thế của từng Quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Quá trình này diễn ra chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các Quốc gia khác trong khu vực. Ở khía cạnh thương mại, có thể nói AIA là bước tiến mới hơn về chất so với AFTA trong sự hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy thương mại nội khối. Tuy nhiên, khi so sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và các Quốc gia ASEAN khác, ta thấy rõ là các lợi thế so sánh của Việt Nam chỉ giới hạn ở mặt dung lượng thị trường (tuy nhiên, điều này cũng cần đánh giá kỹ bởi thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc diện thấp nhất trong khu vực, cho dù mức này đang được cải thiện nhanh nhờ tốc độ phát triển kinh tế) và nguồn nhân lực (thể hiện ở giá nhân công thấp và trình độ lao động tương đối cao). Như vậy, nếu nhìn vào các lợi thế so sánh của Việt Nam so với các Quốc gia ASEAN khác trong việc triển khai xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu thụ mang tính khu vực của các công ty xuyên quốc gia thì có thể dự đoán là Việt Nam sẽ được lựa chọn để đặt các cơ sở sản xuất cần nhiều nhân công và, ở một chừng mực nào đó, có mức độ ô nhiễm môi trường cao, trình độ công nghệ thấp. Vì vậy, phần thương mại tăng lên của Việt Nam nhờ tham gia AIA sẽ có biến chuyển trong thành phần như sau: về nhập khẩu sẽ chủ yếu là nguyên liệu, bán thành phẩm cho hoạt động gia công, chế biến; còn xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm lắp ráp hoặc bán thành phẩm kết thúc qua công đoạn cần nhiều lao động. Như vậy, nếu Việt Nam không nhanh chóng có những bước đi thích hợp nhằm tránh tác động tiêu cực nói trên thì việc gia nhập AIA có thể dần dà biến Việt Nam thành một cơ sở gia công chế biến lớn cho các nước phát triển hơn. Việc thực thi AIA sau khi đã thiết lập AFTA cũng sẽ làm tăng khối lượng thương mại giữa Việt Nam và các Quốc gia khác ngoài ASEAN. Các nhà đầu tư ngoài ASEAN thấy rằng họ có thể đạt được dễ dàng yêu cầu 40% xuất xứ hàng hoá từ ASEAN để được hưởng các ưu đãi theo CEPT bằng cách đầu tư thành lập một cơ sở ở các nước ASEAN nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm từ các cơ sở ngoài ASEAN để chế tạo sản phầm hoàn chỉnh và tiêu thụ tại thị trường ASEAN. Theo cách lập luận này, đây sẽ là loại FDI nhằm hạ giá thành sản phẩm và tìm thị trường, và vì thế, Việt Nam sẽ là một ứng cử viên sáng giá trong ASEAN trong việc tiếp nhận các dòng FDI loại này. Tóm lại, chỉ có định hướng rõ ràng và phối hợp đồng bộ các chính sách, biện pháp kinh tế, Việt Nam mới có thể hạn chế tối đa được các tác động tiêu cực của việc hội nhập và tự do hoá, tránh xu thế biến Việt Nam thành nơi sản xuất hàng hoá có giá trị gia tăng thấp, hoặc là nơi tiêu thụ hàng hoá rẻ trong khi không phát triển các ngành then chốt, đảm bảo sự độc lập tương đối của nền kinh tế - yếu tố thiết yếu đối với một nước có dân số lớn như Việt Nam. VIỆT NAM VỚI VIỆC THAM GIA VÀO AIA: Cùng với các Quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các chương trình chung nhằm triển khai có hiệu quả Hiệp định AIA: Kể từ khi Hiệp định AIA được ký kết tại Phi-lip-pin tháng 10/1998, Hội đồng AIA đã tiến hành họp thêm 4 phiên nữa: Phiên thứ hai tại Sing-ga-po tháng 9/1999, Phiên thứ 3 tại Thái Lan vào tháng10/2000, Phiên thứ 4 dưới sự chủ tọa của Việt Nam vào tháng 10/2001, Và Phiên thứ 5 tại Bru-nây vào tháng 9/2002 vừa qua. Các vấn đề liên quan tới Khu vực đầu tư ASEAN không chỉ được bàn thảo tại các Hội nghị của Hội đồng AIA mà ngoài ra còn được đề cập tới trong các cuộc họp của CCI (Uỷ ban điều phối đầu tư ASEAN): CCI - 10 tháng 2/2001 tại Lào, CCI - 11 tháng 4/2001 tại Thái Lan, CCI - 12 tháng 7/2001 tại Sing-ga-po, CCI - 13 tháng 8/2001 tại In-đô-nê-xi-a, CCI - 14 tháng 3/2002 tại In-đô-nê-xi-a, và CCI - 15 tháng 6/2002 tại Ma-lai-xi-a. Trong tất cả các Hội nghị của Hội đồng AIA cũng như trong các cuộc họp của CCI, Việt Nam đều cử đoàn đại biểu tham dự và đóng góp ý kiến tích cực vào các chương trình nghị sự cũng như vào nội dung các cuộc họp. Có hai nội dung chính xuyên suốt trong các cuộc họp của CCI, đó là: Vấn đề đẩy nhanh thời hạn cuối cùng về mở cửa và dành đối xử quốc gia cho tất cả các nhà đầu tư. Về việc chuẩn bị các Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và Danh mục nhạy cảm (SL) đối với các ngành dịch vụ gắn liền với sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng. Đây là hai nội dung được bàn đến nhiều nhất và cũng đòi hỏi sự đóng góp ý kiến nhiều nhất của các Quốc gia tham gia ký Hiệp định AIA. Vấn đề đẩy nhanh thời hạn mở cửa và dành đối xử quốc gia cho tất cả các nhà đầu tư (được đề cập đến lần đầu tiên trong phiên họp thứ 3 của Hội đồng AIA và được thảo luận lần đầu tiên trong phiên họp của CCI - 10) Theo quy định của Hiệp định khung về Khu đầu tư ASEAN (AIA), trừ các ngoại lệ được quy định, các Quốc gia thành viên ASEAN phải mở cửa các ngành nghề và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020. Tuy nhiên, kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhằm tăng cường thu hút ĐTNN, góp phần khắc phục khủng hoảng, các Quốc gia đã tiến hành những bước tự do hoá đáng kể môi trường đầu tư của mình, sớm hơn cả khung thời hạn quy định trong Hiệp định AIA. Hơn nữa, hầu hết các Quốc gia ASEAN, phù hợp với pháp luật nước mình và trên thực tế, thực hiện đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà ĐTNN. Do vậy, phiên họp thứ 3 Hội đồng Khu vực đầu tư ASEAN được tổ chức vào tháng 10/2000 tại Chiềng-mai, Thái Lan, đã giao cho Uỷ ban điều phối đầu tư ASEAN (CCI) nghiên cứu khả năng đẩy nhanh thời hạn mở cửa và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN lên sớm hơn năm 2020. Sau khi nghiên cứu và thảo luận, CCI đã đưa ra phương án đẩy nhanh thời hạn 2020 nói trên lên sớm hơn ít nhất là 5 năm. Đối với Việt Nam, với chính sách đối xử bình đẳng giữa các nhà ĐTNN của Nhà nước ta, hay ít nhất, với hiệu ứng của điều khoản tối huệ quốc (MFN) trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Việt Nam cũng đã có nghĩa vụ phải dành cho các nhà đầu tư của Hoa Kỳ và hơn 40 Quốc gia mà Việt Nam đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư ASEAN, thì việc đẩy nhanh thời hạn mở cửa và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN, thậm chí đẩy lên ngang bằng với thời hạn mở cửa và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN không đặt vấn đề gay cấn, có thể chấp nhận được. Thực tế, các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ còn cao hơn các cam kết theo Hiệp định AIA. Hơn nữa, các nước ngoài ASEAN (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...) mới là những nước có tiềm năng đầu tư ra nước ngoài lớn mà Việt Nam cần tranh thủ. Nhận thức rõ vấn đề này, Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế đã có công văn đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến của các Bộ ngành hữu quan về vấn đề này. Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã xin ý kiến của các Bộ ngành hữu quan về đẩy nhanh thời hạn nêu trên và các Bộ ngành hữu quan (Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đều nhất trí với đề nghị đẩy nhanh thời hạn này. Ngoài ra, các Bộ, ngành còn tích cực góp ý kiến cho vấn đề trên: Bộ Tài chính: Đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì cùng các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn thúc đẩy các DN sản xuất và dịch vụ có kế hoạch chuẩn bị và có phương án hỗ trợ DN trong nước chủ động trong việc đẩy nhanh quá trình Nguồn: Công văn số 4913/TC/QHQT ngày 29/5/2001 . Bộ Giao thông vận tải: Để đảm bảo cam kết đẩy nhanh thời hạn mở cửa các ngành và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN sớm hơn 5 năm, Bộ Kế hoạch và đầu tư cần thảo luận với các Quốc gia thành viên ASEAN để hợp pháp hoá quyết định trên và các Quốc gia thành viên ASEAN phát triển hơn cần có biện pháp hỗ trợ các Quốc gia thành viên mới (trong đó có Việt Nam) để thực hiện tốt các cam kết về đầu tư. Ngoài ra, đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư có kế hoạch chung nhằm giúp các ngành tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN như đã đề nghị Nguồn: Công văn số 1440/BGTVT - BASEAN ngày 14/5/2001 . Bộ Tư pháp: Cần thống nhất ngay từ đầu với các Quốc gia thành viên ASEAN khác là sẽ chỉ đẩy nhanh thời hạn thực hiện AIA với các nhà đầu tư ngoài ASEAN và không có sửa đổi về các nội dung khác (tức là làm sâu rộng thêm các cam kết của các Quốc gia ASEAN hiện có với nhau) hay là sẽ thực hiện sửa đổi cả hai vấn đề Nguồn: Công văn số 15/TP/ASEAN - WTO . Cùng với quá trình xin ý kiến nhất trí và đóng góp của các Bộ, ngành có liên quan một cách nghiêm túc cũng như cùng với những ý kiến đồng tình nhận được, Việt Nam đã quyết định chấp thuận đẩy nhanh thời hạn cuối cùng dành mở của và đối xử quốc gia cho tất cả các nhà đầu tư ngoài ASEAN sớm hơn 5 năm. Và về vấn đề này, sau khi xin ý kiến từ các Quốc gia thành viên, Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đã quyết định về nguyên tắc việc các Quốc gia (trừ Mi-an-ma và Phi-lip-pin còn phải xin ý kiến quyết định của Chính phủ và sẽ thông báo chính thức sau) nhất trí đẩy nhanh thời hạn cuối cùng mở cửa và dành đối xử quốc gia cho tất cả các nhà đầu tư với hai lịch trình như sau: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po và Thái Lan sẽ đẩy nhanh sớm lên 10 năm, tức là đến năm 2010; Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam sẽ đẩy nhanh sớm lên 5 năm, tức là năm 2015. Về việc chuẩn bị các Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL) và Danh mục nhạy cảm (SL) đối với các ngành dịch vụ gắn liền với sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng: Theo quyết định của phiên họp thứ 3 của Hội đồng AIA, tháng 10 năm 2000 tại Chiềng-mai, Thái Lan, các nước sẽ phải trình các Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL) và Danh mục nhạy cảm (SL) đối với các ngành dịch vụ gắn liền với sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng vào cuộc họp lần thứ 4 của Hội đồng AIA tổ chức vào tháng 10/2001 tại Hà Nội, Việt Nam. Để hỗ trợ quá trình soạn thảo các Danh mục này, CCI nhất trí một số điểm sau: Các Quốc gia cần trao đổi kinh nghiệm trong soạn thảo các Danh mục TEL và SL thông qua việc trao đổi các danh mục minh họa của nước mình về những ngành dịch vụ nói trên. Do phạm vi điều chỉnh của các ngành dịch vụ nêu trên là khá rộng, các Quốc gia thành viên có thể bắt đầu xây dựng các danh mục về lĩnh vực sản xuất trước, rồi sau đó mới làm các lĩnh vực dịch vụ khác. Với tinh thần trên, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã kiến nghị Uỷ ban hợp tác kinh tế quốc tế giao cho Bộ Công nghiệp chủ trì đôn đốc, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản và các đơn vị có liên quan khác để ._.i - Hà nội, ngày 16/8/2002. Kim Ngọc - “Đầu tư vào ASEAN: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam” - Tạp chí Kinh tế - số 18 ngày 7/5/2002. 27. Thạc sỹ Đỗ Thị Thuỷ - TS. Lê Tuyết Hoa - “Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam” - Tạp chí Ngân Hàng - số 1+2 năm 2000. Thạc sỹ Nguyễn Trọng Hà - “ Đánh giá tác động của FDI đến ngoại thương Việt Nam” - Tạp chí Kinh tế và Phát triển - số 62, tháng 8/2002. Nguyễn Hữu Hiểu - “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề lao động Việt Nam” - Tạp chí Kinh tế và dự báo - số 350, tháng 6/2002. Anh Đức - “Hội nghị CG giữa kỳ: Việt Nam đã có những sự cải thiện quan trọng” - Tạp chí Kinh tế - số 21, ngày28/5/2002. TS. Lê Khoa - “Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam” - Tạp chí Phát triển kinh tế - số 138, tháng 4/2002. Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Xanh - “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới” - Tạp chí Phát triển kinh tế - số 138, tháng 4/2002. TS. Vũ Thị Bạch Tuyết - “ Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề gì cho doanh nghiệp?” - Tạp chí Tài chính - số 4(450), tháng 4/2002. “Vốn đầu tư nước ngoài: Cần tạo ra sức hút mạnh hơn” - (16/8/2002). “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tháo gỡ kịp thời, chuyển biến tích cực”- (17/6/2002). “Khắc phục hạn chế trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài” - (31/5/2002). “Kinh tế Việt Nam và một số kiến nghị về mặt tài chính” - (22/5/2002). “Họp nhóm đầu tư thương mại Nhật Bản - Việt Nam lần thứ 3: Việt Nam cần tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư” - (22/4/2002). “Thu hút đầu tư nước ngoài: Một năm bứt phá” - (29/1/2002). “Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đã thể hiện sự nỗ lực lớn” - (24/10/2002). PHỤ LỤC SỐ 1: HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU ĐẦU TƯ ASEAN Chính phủ các nước Brunei Darrusalam, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà Phi-lip-pin, Cộng hoà Sing-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); KHẲNG ĐỊNH LẠI tầm quan trọng của việc giữ vững sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các Quốc gia thành viên bằng những nỗ lực chung nhằm tự do hoá thương mại, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN đã được nêu trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN được ký kết tại Sing-ga-po ngày 28 tháng 1 năm 1992; NHẮC LẠI quyết định của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ Năm tổ chức vào ngày 15 tháng 12 năm 1995 về việc xây dựng Khu đầu tư ASEAN (sau đây gọi tắt là “AIA”) nhằm tăng cường tính hấp dẫn và tính cạnh tranh của ASEAN để thúc đẩy đầu tư trực tiếp; KHẲNG ĐỊNH cam kết theo Hiệp định ASEAN năm 1987 về khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Nghị định thư năm 1996 bổ sung Hiệp định này nhằm củng cố lòng tin của các nhà đầu tư khi đầu tư vào ASEAN; LƯU TÂM đến Hiệp định thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và việc thực hiện Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) nhằm khuyến khích đầu tư lớn hơn vào khu vực; THỪA NHẬN rằng đầu tư trực tiếp là một nguồn tài chính quan trọng để giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và công nghệ; do đó, thừa nhận nhu cầu thu hút đầu tư trực tiếp vào ASEAN với mức độ lớn hơn và bền vững hơn; QUYẾT TÂM hoàn thành việc thực hiện tầm nhìn ASEAN xây dựng Khu đầu tư ASEAN có tính cạnh tranh với môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn vào ngày 1 tháng 1 năm 2010; và GHI NHỚ rằng những biện pháp được thoả thuận nhằm hình thành Khu vực đầu tư ASEAN có tính cạnh tranh vào năm 2010 sẽ góp phần hướng tới Tầm nhìn ASEAN năm 2020. ĐÃ THOẢ THUẬN NHƯ SAU: ĐIỀU 1 Định nghĩa Với mục đích của Hiệp định này: “Nhà đầu tư ASEAN” có nghĩa là: một công dân của một Quốc gia thành viên; hoặc một pháp nhân của một Quốc gia thành viên, thực hiện đầu tư vào Quốc gia thành viên khác, trong đó vốn ASEAN của pháp nhân đó cộng gộp với tất cả các vốn ASEAN khác ít nhất phải bằng tỷ lệ tối thiểu cần có để thoả mãn các yêu cầu về vốn quốc gia và các yêu cầu về vốn khác của pháp luật trong nước và chính sách quốc gia được công bố, nếu có, của nước chủ nhà liên quan tới đầu tư đó. Với mục đích của định nghĩa này, vốn của các công dân hoặc pháp nhân của bất kỳ Quốc gia thành viên nào sẽ được coi như là vốn của các công dân và các pháp nhân nước chủ nhà. “Vốn ASEAN thực tế” đối với một nhà đầu tư vào một quốc gia thành viên là phần vốn nắm giữ cuối cùng của các công dân hoặc các pháp nhân của Quốc gia thành viên ASEAN trong đầu tư đó. Khi cơ cấu cổ phần hoặc cơ cấu vốn của nhà đầu tư ASEAN gây khó khăn cho việc nắm giữ cuối cùng thì các quy tắc và thủ tục nắm giữ thực tế của Quốc gia thành viên nơi nhà đầu tư ASEAN thực hiện đầu tư có thể được áp dụng. Uỷ ban điều phối đầu tư sẽ chuẩn bị các hướng dẫn cho việc xác định vốn thực tế này, nếu cần. “Pháp nhân” có nghĩa là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ chức hợp pháp theo luật hiện hành, vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu Nhà nước, bao gồm mọi công ty, tập đoàn, liên doanh, công ty một chủ hoặc Hiệp hội. “Các biện pháp” nghĩa là các luật, các quy định, các quy tắc, các thủ tục, các quyết định, các hành vi hành chính, hoặc bất kỳ hành vi nào khác của các Quốc gia thành viên tác động đến đầu tư. “Công dân” có nghĩa là thể nhân có quốc tịch của một Quốc gia thành viên phù hợp với pháp luật hiện hành của Quốc gia đó. ĐIỀU 2 Phạm vi Hiệp định này sẽ điều chỉnh tất cả đầu tư trực tiếp, nhưng không điều chỉnh: đầu tư gián tiếp; và những vấn đề liên quan đến đầu tư đã được các Hiệp định khác của ASEAN điều chỉnh như Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ. ĐIỀU 3 Mục tiêu Những mục tiêu của Hiệp định này là: xây dựng một Khu đầu tư ASEAN (AIA) có môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các Quốc gia thành viên, nhằm: đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ cả các nguồn trong và ngoài ASEAN; cùng thúc đẩy ASEAN thành khu vực đầu tư hấp dẫn nhất; củng cố và tăng cường tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế của ASEAN; giảm dần hoặc loại bỏ các quy định và điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN; và đảm bảo rằng việc thực hiện những mục tiêu trên sẽ góp phần hướng tới tự do di chuyển đầu tư vào năm 2020. ĐIỀU 4 Các đặc điểm AIA sẽ là một khu vực, nơi: có một chương trình hợp tác đầu tư ASEAN nhằm tạo ra đầu tư lớn hơn từ các nước ASEAN và các nước ngoài ASEAN; chế độ đối xử quốc gia được dành cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010, và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020, ngoại trừ các ngoại lệ được quy định trong Hiệp định này; tất cả các ngành nghề được mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020, ngoại trừ các ngoại lệ được quy định trong Hiệp định này; khu vực kinh doanh có vai trò lớn hơn trong các lĩnh vực hợp tác về đầu tư và các hoạt động có liên quan trong ASEAN; và có lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, công nghệ giữa các Quốc gia thành viên. ĐIỀU 5 Các nghĩa vụ chung Để thực hiện các mục tiêu quy định tại Điều 3, các Quốc gia thành viên sẽ: đảm bảo rằng các biện pháp và các chương trình được thực hiện trên cơ sở công bằng và cùng có lợi; thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo tính rõ ràng và nhất quán trong việc áp dụng và giải thích các luật, quy định và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của nước mình nhằm tạo ra và duy trì một chế độ đầu tư có thể dự đoán trước được trong ASEAN; bắt đầu quá trình hỗ trợ, xúc tiến và tự do hóa để có thể đóng góp một cách liên tục và đáng kể vào mục tiêu thiết lập môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn; thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường tính hấp dẫn của môi trưòng đầu tư của các Quốc gia thành viên đối với các dòng đầu tư trực tiếp; và thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép để đảm bảo việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp định này của chính quyền khu vực, địa phương và các cơ quan có thẩm quyền trong lãnh thổ đất nước mình. ĐIỀU 6 Các chương trình và Kế hoạch hành động Để thực hiện các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định này, các Quốc gia thành viên cam kết cùng nhau xây dựng và thực hiện các chương trình sau: Hợp tác và tạo thuận lợi như quy định trong Chương trình I; Xúc tiến và tăng cường hiểu biết như quy định trong Chương trình II; và Tự do hoá như quy định trong Chương trình III. Các Quốc gia thành viên sẽ đưa ra các Kế hoạch hành động thực hiện những Chương trình nêu trong khoản 1 cho Hội đồng AIA được thành lập theo Điều 16 của Hiệp định này. Các Kế hoạch hành động sẽ được xem xét lại 2 năm một lần để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của Hiệp định này. ĐIỀU 7 Mở cửa các ngành nghề và Đối xử quốc gia Tùy thuộc vào các quy định của Điều này, mỗi Quốc gia thành viên sẽ: mở cửa ngay lập tức các ngành nghề của nước mình cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN; dành ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN và đầu tư của họ, đối với tất cả các ngành nghề và các biện pháp có tác động tới các đầu tư đó, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử cho các nhà đầu tư và đầu tư tương tự của nước mình (“đối xử quốc gia”). Mỗi Quốc gia thành viên sẽ đưa ra một Danh mục loại trừ tạm thời và một Danh mục nhạy cảm, nếu có, trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp định này, bao gồm bất kỳ ngành nghề hoặc biện pháp nào có tác động đến đầu tư (nêu tại khoản 1 trên) mà Quốc gia đó không thể mở cửa hay dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN. Các danh mục này sẽ tạo thành một phụ lục của Hiệp định này. Trong trường hợp một Quốc gia thành viên, vì một lý do xác đáng, không thể cung cấp các danh mục trong thời hạn nói trên, Quốc gia thành viên đó có thể đề nghị Hội đồng AIA gia hạn. Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được xem xét lại 2 năm một lần và sẽ được tất cả các Quốc gia thành viên, trừ Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Liên bang Mi-an-ma, loại bỏ dần cho đến năm 2010. Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam sẽ bỏ dần Danh mục loại trừ tạm thời cho đến năm 2013 và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Liên bang Mi-an-ma sẽ bỏ dần Danh mục loại trừ tạm thời của mình cho đến năm 2015. Danh mục nhạy cảm sẽ được xem xét lại vào ngày 1 tháng 1 năm 2003 và vào từng giai đoạn tiếp theo do Hội đồng AIA quyết định. ĐIỀU 8 Đối xử Tối huệ quốc Phù hợp với Điều 7 và Điều 9 của Hiệp định này, mỗi Quốc gia thành viên sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư và đầu tư của các Quốc gia thành viên khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và đầu tư của bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác đối với tất cả các biện pháp có tác động đến đầu tư, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư. Đối với các đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mọi sự đối xử theo các hiệp định hoặc thoả thuận hiện tại hoặc tương lai mà một Quốc gia là một bên đều sẽ được dành cho tất cả các Quốc gia thành viên khác trên cơ sở tối huệ quốc. Yêu cầu nêu tại khoản 2 không áp dụng đối với các Hiệp định hoặc thoả thuận hiện tại được các Quốc gia thành viên thông báo cho Hội đồng AIA trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp định này. Quy định nêu tại khoản 1 không ngăn cản bất kỳ Quốc gia thành viên nào dành đối xử đặc biệt hoặc ưu đãi cho các nước láng giềng theo các tam giác phát triển và các thoả thuận tiểu khu vực khác giữa các Quốc gia thành viên. ĐIỀU 9 Quyền khước từ Đối xử tối huệ quốc Nếu một Quốc gia thành viên tạm thời chưa sẵn sàng đưa ra các nhượng bộ theo Điều 7 của Hiệp định này và Quốc gia thành viên khác đã có những nhượng bộ theo Điều đó, thì Quốc gia thành viên nêu trên phải từ bỏ quyền của mình được hưởng các nhượng bộ đó. Tuy nhiên, nếu một Quốc gia thành viên dành các nhượng bộ nêu trên muốn bỏ qua yêu cầu đó, thì Quốc gia thành viên kia vẫn được hưởng sự ưu đãi đó. Tính đến trường hợp gia nhập ASEAN sau của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Liên bang Mi-an-ma, những quy định của khoản 1 Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong vòng 3 năm, và đối với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Liên bang Mi-an-ma trong thời gian 5 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. ĐIỀU 10 Điều chỉnh các Chương trình, Phụ lục và Kế hoạch hành động Bất kỳ sự điều chỉnh nào của các Chương trình I, II, III và các Kế hoạch hành động của các Chương trình này đều phải được Uỷ ban Điều phối Đầu tư (CCI) được thành lập theo Điều 16 (4) của Hiệp định này chấp nhận. Bất kỳ sự điều chỉnh nào hoặc rút lại các cam kết trong Chương trình III và các Kế hoạch hành động của Chương trình này và các Phụ lục đều phải được Hội đồng AIA xem xét phù hợp với các điều khoản của Nghị định thư ASEAN về Thủ tục Thông báo. ĐIỀU 11 Tính rõ ràng, trong sáng Mỗi Quốc gia thành viên sẽ thông báo cho Hội đồng AIA thông qua việc xuất bản hoặc bất kỳ một phương tiện nào khác, tất cả các biện pháp, luật, quy định và hướng dẫn hành chính có liên quan hoặc ảnh hưởng tới việc thực hiện Hiệp định này. Quy định này cũng áp dụng đối với các hiệp định quốc tế có liên quan hoặc ảnh hưởng tới đầu tư mà Quốc gia thành viên là một bên ký kết. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ nhanh chóng và ít nhất là mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng AIA bất kỳ sự ban hành hoặc thay đổi nào của luật, quy định và hướng dẫn hành chính hiện hành có liên quan hoặc ảnh hưởng một cách đáng kể đến các đầu tư hoặc các cam kết của mình theo Hiệp định này. Không có quy định nào trong Hiệp định này yêu cầu bất kỳ Quốc gia thành viên nào cung cấp các thông tin mật mà việc tiết lộ chúng có thể làm cản trở việc thi hành luật, hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc có thể làm tổn hại tới các lợi ích thương mại chính đáng của các doanh nghiệp cụ thể, Nhà nước hay tư nhân. ĐIỀU 12 Các hiệp định khác Các Quốc gia thành viên khẳng định các quyền và nghĩa vụ hiện tại của họ theo Hiệp định ASEAN 1987 về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư và Nghị định thư năm 1996 bổ sung Hiệp định này. Trong trưòng hợp Hiệp định này quy định các điều khoản ưu đãi hơn Hiệp định và Nghị định thư nói trên thì sẽ áp dụng các quy định của Hiệp định này. Hiệp định này hoặc bất kỳ biện pháp nào được thực hiện trên cơ sở Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền và các nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo các hiệp định hiện tại mà các Quốc gia thành viên tham gia. Không có quy định nào trong Hiệp định này ảnh hưởng tới các quyền của các Quốc gia thành viên tham gia vào các hiệp định khác không trái với các quy tắc, mục tiêu và các điều khoản của Hiệp định này. ĐIỀU 13 Ngoại lệ chung Không có quy định nào của Hiệp định này được hiểu là ngăn cấm bất kỳ Quốc gia thành viên nào thông qua hoặc thực hiện các biện pháp dưới đây, với điều kiện các biện pháp đó không được áp dụng theo cách để tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý giữa các nước, nơi có các điều kiện tương tự nhau, hoặc hạn chế trá hình việc lưu chuyển đầu tư: Các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc đạo đức xã hội; Các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật; Các biện pháp cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật không trái với các điều khoản của Hiệp định này, bao gồm các biện pháp liên quan tới: việc ngăn cản các hiện tượng lừa đảo, gian lận hoặc giải quyết các tác động của việc không hoàn thành các nghĩa vụ theo thoả thuận đầu tư; việc bảo vệ riêng tư của cá nhân liên quan đến việc đưa ra và phổ biến các tư liệu cá nhân và việc bảo vệ bí mật các hồ sơ và tài khoản cá nhân; việc bảo đảm an toàn. Các biện pháp nhằm bảo vệ việc đặt ra và thu một cách công bằng hoặc hiệu quả các loại thuế trực thu đối với đầu tư hoặc các nhà đầu tư của các nước thành viên. ĐIỀU 14 Biện pháp tự vệ khẩn cấp Nếu do kết quả của việc thực hiện chương trình tự do hoá theo Hiệp định này mà một Quốc gia thành viên bị hoặc đe dọa bị bất kỳ tổn hại nghiêm trọng nào, Quốc gia thành viên này có thể áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp trong chừng mực và thời gian cần thiết để ngăn cản hoặc khắc phục tồn hại đó. Các biện pháp này được thực hiện có tính chất tạm thời và không phân biệt đối xử. Khi thực hiện các biện pháp khẩn cấp theo Điều này, các Quốc gia thành viên phải thông báo cho Hội đồng AIA trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiến hành các biện pháp đó. Hội đồng AIA sẽ xác định định nghĩa tổn hại nghiêm trọng hoặc dọa tổn hại nghiêm trọng và các thủ tục đưa ra các biện pháp tự vệ khẩn cấp phù hợp với Điều này. ĐIỀU 15 Biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán Trong trường hợp cán cân thanh toán lâm vào tình trạng nghiêm trọng hoặc gặp các khó khăn về tài chính đối ngoại hoặc có sự đe dọa xảy ra các tình trạng trên, Quốc gia thành viên có thể đưa ra hoặc duy trì các hạn chế đối với đầu tư mà Quốc gia đó đã có các cam kết cụ thể, kể cả việc thanh toán hay chuyển tiền để thực hiện các giao dịch liên quan đến các cam kết đó. Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng, các áp lực đối với cán cân thanh toán của một Quốc gia thành viên trong quá trình phát triển kinh tế hoặc chuyển đổi kinh tế có thể buộc Quốc gia đó phải áp dụng các hạn chế để đảm bảo sự duy trì mức dự trữ tài chính đủ để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế hoặc chuyển đổi kinh tế của nước mình. Khi thực hiện các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán theo Điều này, các Quốc gia thành viên phải thông báo cho Hội đồng AIA trong vòng 14 ngày kể từ ngày áp dụng các biện pháp đó. Các biện pháp nêu trong khoản (1) phải bảo đảm: không phân biệt đối xử giữa các Quốc gia thành viên; phù hợp với các quy định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế; tránh sự thiệt hại không cần thiết đối với các quyền lợi thương mại, kinh tế và tài chính của các Quốc gia thành viên khác; không vượt quá mức cần thiết để giải quyết các tình trạng nêu trong khoản 1; và là tạm thời và loại bỏ dần khi tình trạng nêu trong khoản 1 được cải thiện. Các Quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán phải bắt đầu tham vấn với Hội đồng AIA và các Quốc gia thành viên khác trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông báo để xem xét lại các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán do Quốc gia đó đưa ra. Hội đồng AIA sẽ quyết định các quy tắc áp dụng đối với các thủ tục theo Điều này. ĐIỀU 16 Cơ chế tổ chức Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) sẽ thành lập Hội đồng Khu vực đầu tư ASEAN (gọi là “Hội đồng AIA” trong Hiệp định này) bao gồm các Bộ trưỏng phụ trách về đầu tư và Tổng thư ký ASEAN. Những ngưòi đứng đầu các cơ quan đầu tư ASEAN sẽ tham gia các cuộc họp của Hội đồng AIA. Điều 21 của Hiệp định này không làm ảnh hưởng tới việc Hội đồng AIA sẽ đựoc thành lập ngay sau khi ký Hiệp định này. Hội đồng AIA sẽ giám sát, điều phối và xem xét việc thực hiện Hiệp định này và hỗ trợ AEM trong tất cả các vấn đề liên quan. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Hội đồng AIA sẽ thành lập một Uỷ ban điều phối đầu tư (CCI) bao gồm các quan chức cao cấp chịu trách nhiệm về đầu tư và các quan chức cao cấp khác của các cơ quan hữu quan thuộc Chính phủ. Uỷ ban điều phối đầu tư sẽ thông báo cho Hội đồng AIA thông qua Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM). ĐIỀU 17 Giải quyết tranh chấp Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN sẽ áp dụng đối với bất kỳ tranh chấp hoặc bất đồng nào phát sinh giữa các Quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này hoặc bất kỳ thỏa thuận nào phát sinh từ Hiệp định này. Khi cần thiết, một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng sẽ được thành lập cho mục đích của Hiệp định này và sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định này. ĐIỀU 18 Sửa đổi Hiệp định Bất kỳ sửa đổi nào của Hiệp định này sẽ được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí và có hiệu lực sau khi tất cả các Quốc gia thành viên nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn hoặc phê duyệt cho Tổng thư ký ASEAN. ĐIỀU 19 Các Hiệp định hoặc Thoả thuận bổ sung Các Chương trình, Kế hoạch hành động, Phụ lục và bất kỳ thoả thuận hoặc hiệp định nào khác phát sinh từ Hiệp định này sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định này. ĐIỀU 20 Việc tham gia của các Thành viên mới Các Thành viên mới của ASEAN sẽ tham gia Hiệp định này theo các quy định và điều kiện thoả thuận giữa các Quốc gia đó và các Quốc gia đã ký Hiệp định này và bằng việc nộp lưu chiểu văn bản gia nhập cho Tổng thư ký ASEAN. ĐIỀU 21 Các điều khoản cuối cùng Hiệp định này có hiệu lực từ ngày tất cả các Chính phủ ký kết nộp văn bản lưu chiểu phê chuẩn hoặc phê duyệt cho Tổng thư ký ASEAN. Các Chính phủ tham gia ký kết sẽ nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn hoặc phê duyệt của nước mình trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp định này. Hiệp định này được Tổng thư ký ASEAN lưu giữ và sẽ nhanh chóng cung cấp bản sao Hiệp định cho từng Quốc gia thành viên. ĐỂ LÀM CHỨNG NHỮNG ĐIỀU NÓI TRÊN, những người ký tên dưới đây, được sự uỷ quyền hợp lệ của Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định khung về Khu đầu tư ASEAN. Làm tại Makatu ngày 7 tháng 10 năm 1998 thành một bản duy nhất bằng tiếng Anh. Thay mặt Chính phủ Brunei Darrusalam (Đã ký) ABDUL RAHMAN TAIB Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Thay mặt Chính phủ Cộng hoà In-đô-nê-xi-a (Đã ký) HAMZAH HAZ Bộ trưởng Bộ Đầu tư/Chủ tịch Hội đồng điều phối đầu tư. Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Đã ký) SOULIVONG DARAVONG Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công nghiệp. Thay mặt Chính phủ Ma-lai-xi-a (Đã ký) RAFIDAH AZIZ Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp. Thay mặt Chính phủ Mi-an-ma (Đã ký) BRIGADIRE GENERAL DAVID O. ABEL Bộ trưởng Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Hoà bình và Phát triển Quốc gia. Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Phi-lip-pin (Đã ký) JOSE TRINIDAD PARDO Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp. Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Sing-ga-po (Đã ký) LEE YOCK SUAN Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp. Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan (Đã ký) SUPACHAI PANITCHPAKDI Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại. Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Đã ký) TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN Bộ trưởng Bộ Thương mại. PHỤ LỤC SỐ 2: CHƯƠNG TRÌNH I HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU ĐẦU TƯ ASEAN (AIA) Chương trình hợp tác và tạo thuận lợi Đối với Chương trình hợp tác và tạo thuận lợi, các Quốc gia thành viên sẽ thực hiện: Sáng kiến riêng để: Tăng cường tính rõ ràng, trong sáng của các quy tắc, quy định, chính sách và thủ tục đầu tư của các Quốc gia thành viên thông qua việc xuất bản các thông tin đó một cách thường xuyên và làm cho các thông tin đó có thể tiếp cận được một cách rộng rãi. Đơn giản hoá và làm nhanh chóng các thủ tục xin và phê duyệt các dự án đầu tư ở mọi cấp; và Mở rộng số lượng các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần giữa các Quốc gia thành viên ASEAN. Sáng kiến tập thể để: Thiết lập cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp hỗ trợ của ASEAN và về các nhà cung cấp công nghệ ASEAN; Thiết lập cơ sở dữ liệu ASEAN để tăng cường trao đổi dữ liệu đầu tư và thông tin về các cơ hội đầu tư ở ASEAN. Thúc đầy quan hệ giữa khu vực Nhà nước và tư nhân thông qua đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp ASEAN và các tổ chức quốc tế khác để xác định các trở ngại trong và ngoài ASEAN và kiến nghị các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư ASEAN; Xác định các lĩnh vực trọng tâm để hợp tác kỹ thuật, như phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ thông tin, công nghệ công nghiệp, nghiên cứu và phát triển; và phối hợp các nỗ lực trong ASEAN và với các tổ chức quốc tế khác tham gia hợp tác kỹ thuật; Xem xét lại và bổ sung Hiệp định ASEAN về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, nếu có thể; và Xem xét khả năng ký kết Hiệp định ASEAN về tránh đánh thuế hai lần. PHỤ LỤC SỐ 3: CHƯƠNG TRÌNH II HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU ĐẦU TƯ ASEAN (AIA) Chương trình xúc tiến và tăng cường hiểu biết Đối với chương trình xúc tiến và tăng cường hiểu biết, các Quốc gia thành viên sẽ: Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư chung như hội thảo, lớp đào tạo, các chuyến khảo sát làm quen cho các nhà đầu tư từ các nước xuất khẩu vốn, cùng xúc tiến các dự án cụ thể với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân; Tham vấn thường xuyên giữa các cơ quan đầu tư ASEAN về các vấn đề xúc tiến đầu tư; Tổ chức các chương trình đào tạo liên quan đến đầu tư cho các quan chức của các cơ quan đầu tư ASEAN; Trao đổi các danh mục các ngành/lĩnh vực khuyến khích mà các Quốc gia thành viên có thể khuyến khích đầu tư từ các Quốc gia thành viên khác và đề xuất các hoạt động xúc tiến đầu tư; và Xem xét các giải pháp mà các cơ quan đầu tư của các Quốc gia thành viên có thể hỗ trợ hoạt động xúc tiến của các Quốc gia thành viên khác. PHỤ LỤC SỐ 4: CHƯƠNG TRÌNH III HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KHU ĐẦU TƯ ASEAN (AIA) Chương trình tự do hoá Đối với chương trình tự do hoá, các Quốc gia thành viên sẽ: Đơn phương loại bỏ và hạn chế các biện pháp hạn chế đầu tư và thường xuyên xem xét lại chế độ đầu tư theo hướng tự do hoá hơn. Về vấn đề này, các Quốc gia thành viên có thể thực hiện các biện pháp để tự do hoá, trong đó có: Các quy tắc và quy định và chính sách liên quan đến đầu tư; Các quy tắc về điều kiện cấp phép; Các quy tắc liên quan đến việc tiếp cận nguồn vốn trong nước; và Các quy tắc để tạo thuận lợi cho việc thanh toán, tiếp nhận và chuyển lợi nhuận của các nhà đầu tư ra ngoài. Thực hiện các Kế hoạch hành động của từng nước để: Mở cửa tất cả các ngành nghề cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này; và Dành đối xử quốc gia cho tất cả các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này. 3. Thúc đẩy dòng lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, và công nghệ giữa các Quốc gia thành viên ASEAN. PHỤ LỤC SỐ 5: ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2001 Đơn vị: triệu đô la Mỹ 1997 1998 1999 2000 2001 1988-2001 I. FDI 1. Đăng ký mới 4.649 3.897 1.567 1987 2.436 41.002 2. Tăng vốn 1.146 875 641 600 580 6.756 3. Giải thể 544 2.428 564 1.709 1.350 9.284 4. Hết hạn 24 19 1 - 3 296 5. Còn hiệu lực (1+2-3-4) 31.668 33.993 35.636 36.514 38.177 39.840 6. Thực hiện (a+b) 3.032 2.189 4321.933 2.10 2.300 21.4821 a. Từ nước ngoài 2.768 2.062 1.758 1.900 2.100 19.115 b. Từ trong nước 264 127 175 200 200 2.367 7. Doanh thu 3.815 3.910 4.600 6.167 7.400 32.644 8. Xuất khẩu 1.790 1.982 2.547 3.300 3.560 15.088 9. Tỷ trọng trong GDP(%) 9,07 10,03 12,24 13,25 13,5 13,5 10. Tốc độ tăng công nghiệp (%) 23,2 24,4 20,0 23,0 12,1 11. Tỷ trọng trong công nghiệp (%) 28,9 32,0 34,4 36,0 35,4 35,4 12. Nộp ngân sách 315 317 271 260 13. Lao động trực tiếp đến cuối năm (1.000 người) 250 270 296 327 380 380 II. ODA 1. Cam kết 2.400 2.700 2.800 2.400 2.356 21.096 2. Giải ngân 1.000 1.350 1.650 1.711 9.726 III. Vốn nước ngoài (thực hiện) 3.768 3.304 3.108 3.550 3.811 28.841 Nguồn : http// www. vneconomy. com (ngày 8/10/2002) PHỤ LỤC SỐ 6 : MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THUẾ THU NHẬP CỦA CÁC NƯỚC ASEAN Nguồn: “Luật pháp và chính sách vể đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực” - Tài liệu tham khảo của Bộ Tài chính (năm 2000) Ma-lai-xi-a In-đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Sing-ga-po Thái Lan Mi-an-ma Việt Nam Thuế thu nhập doanh nghiệp ĐTNN 28% 10% đối với thu nhập dưới 25 tr rupiah/ năm 15% đối với phần thu nhập từ 25 tr đến 50 tr rupiah/năm 30% đối với thu nhập trên 50tr rupiah/năm Giảm dần từ 34% năm 98 xuống 33% năm 1999 và 32% từ năm 2000 trở đi 26% 30% 30% 25% Thuế thu nhập cá nhân Người cư trú phải chịu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất từ 2% đến 30% sau khi trừ đi các khoản thu được miễn thuế. Tuy nhiên, nếu thu nhập dưới 2500 RM thì thuế suất là 0%. Người không cư trú phải chịu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất 30% và không được hưởng bất kỳ khoản miễn thuế nào. Áp dụng theo 3 mức giống thuế thu nhập công ty Mức thuế thu nhập cá nhân thấp nhất là 5%; cao nhất là 34% vào năm 1998, giảm xuống còn 33% (năm 1999) và 32% từ năm 2000 trở về sau Thuế suất từ 2% đến 26% 0-100.000 baht thuế suất : 5% 100.001-500.000baht: 10% 500.001- 1.000.000 : 20% 1.000.001- 4.000.000 :30% trên 4.000.000 : 37% Lương của một người không cư trú bị đánh thuế ở mức 35%. Thu nhập khác bị đánh ở mức ít nhất là 35% hoặc bằng mức của người cư trú từ 3% - 50% Người nước ngoài : <8tr VND/tháng thuế suất là 0% 20tr: 10% 20-50 tr: 20% 50-80 tr: 30% 80-120: 40% > 120tr: 50% Người trong nước: 0-3tr VND /tháng: 0% 3-6tr: 10% 6-9tr: 20% 9-12tr: 30% 12-15tr: 40% trên 15 tr: 50% PHỤ LỤC SỐ 7: PHÂN BỔ VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀO MỘT SỐ KHU VỰC (1987-1998) Nguồn: UNCTAD-World Investment Report 1999 -In trong “ Statistics of foreign direct investment in ASEAN” (1999 edition- ASEAN secretariat) Đơn vị: triệu USD 1987-92 (TB năm) 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Thế giới 173.530 219.421 253.506 32. 862 358.869 464.341 643.879 Các nước phát triển 136.628 133.850 146.379 208.372 211.120 273.276 460.431 Các nước đang phát triển 35.326 78.813 101196 106.224 135.343 172.553 165.936 Khu vực và các nước đang phát triển Châu Á 19.613 54,835 63.844 68.126 82.035 95.505 84.880 Nam, Đông và Đông nam Á 18.569 49,798 61.386 67.065 79.397 87.835 77.277 ASEAN 9.541 15,994 19.681 21.643 25.980 27.813 21.400 Mỹ La tinh và Caribe 12.400 20,009 31.451 32.921 46.162 68.255 71.652 Nam Mỹ 5.510 7.974 14.999 18.950 31.711 46.686 49.973 Trung và Đông Âu 1.576 6.757 5.932 14.266 12.406 18.532 17.513 Châu Phi 3.010 3.469 5.313 4.145 5.907 7.657 7.931 % FDI vào ASEAN trong tổng FDI vào các nước đang phát triển 27% 20% 19% 20% 19% 16% 13% % FDI vào ASEAN trong tổng FDI vào khu vực đang phát triển ở Châu Á 49% 29% 31% 32% 32% 29% 25% ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH1309.doc
Tài liệu liên quan