KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt bốn năm học qua, được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường Đại Học Dân lập Đông Đô Hà Nội, em đã tiếp thu được chút ít những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để hôm nay trở thành một người tri thức vững vàng và tự tin trong cuộc sống.
Luận văn tốt nghiệp của em tuy chưa phải là tổng kết tất cả những kiến thức đã được trong suốt bốn năm đại học, nhưng nó là kết quả của một sự nỗ lự
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cố gắng của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ của bố mẹ, của nhà trường cùng các thầy cô và các cô chú, anh chị trong Ban Quản Lý Phố Cổ Hà Nội - nhất là dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Trần Đức Thanh em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Con xin chân thành cảm ơn bố mẹ, những người thân mến nhất đã không quản những khó khăn, vất vả của cuộc sống để nuôi dưỡng con trưởng thành đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô giáo.
Chân thành cảm ơn và chúc thành công với tất cả các bạn sinh viên lớp VH9.
PHẦN A:Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài
1. Lý do chọn đề tài:
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn vật, "thứ nhất kinh kỳ", luôn tồn tại sống trong tiềm thức của mỗi người con đất việt. Để rồi "dù có bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội", Hà Nội như là một biểu tượng văn hóa bậc nhất của con người và đất nước ta. Và nằm trong lòng thủ đô là khu phố cổ 36 phố phường của thành Thăng Long cũ. Nếu như Hà Nội là trái tim của Việt Nam, thì phố cổ chính là trái tim của thủ đô yêu dấu. Cùng hướng về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực để xứng đáng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước.
Đóng góp vào sự phát triển chung đó là khu phố cổ Hà Nội với sức hấp dẫn lan tỏa mạnh mẽ, với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2004, phố cổ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và nhận được sự quan tâm xứng đáng của các ban ngành có liên quan. Đây là một bằng chứng của lịch sử về sự sức sáng tạo trong lao động, sự hài hòa về con người trong môi trường cuộc sống của cư dân thành Thăng Long còn tồn tại đến ngày nay mà không phải thành phố lớn nào trên thế giới cũng có được. Với tư cách là một tài nguyên du lịch đầy tiềm năng, đã và đang được khai thác có hiệu quả cho ngành du lịch, phố cổ Hà Nội mang đến cho du khách những cảm xúc khó tả và những kỷ niệm khó quên. Là một sinh viên ngành Văn hóa du lịch, em nhận thấy đây là một đề tài khoá luận phù hợp với khả năng và niềm yêu thích của mình. Với mong muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và đưa ra những ý kiến đóng góp nhỏ bé nhưng không kém phần thiết thực cho việc phát triển du lịch của khu phố cổ Hà Nội trong bối cản phát triển du lịch của thủ đô, em đã cố gắng thực hiện khóa luận này trong khả năng của mình.
2. Mục đích giới hạn của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu khu phố cổ Hà Nội để từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp cho sự phát triển du lịch của khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội.
Giới hạn của đề tài là không gian khu phố cổ và các đối tượng tham gia du lịch chính trong khu phố cổ Hà Nội.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra thực địa (điền dã)
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn.
4. Bố cục khóa luận:
Phần A: Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài.
Phần B: Nội dung của khóa luận chia làm ba chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành của khu phố cổ Hà Nội.
Chương 2: Khu phố cổ Hà Nội với hoạt động du lịch của thủ đô Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp khai thác tài nguyên du lịch của khu phố cổ để phát triển du lịch Hà Nội.
Kết luận.
PHẦN B: Nội dung của khóa luận
CHƯƠNG 1:LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI
1.1. Phố cổ Hà Nội - giá trị truyền thống và hiện đại
1.1.1. Quan niệm về phố cổ
Cho đến thời điểm hiện nay, đất nước ta đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba và liền kề với ngày kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, thế nhưng chưa có nhà khoa học chuyên ngành; liên ngành nào; dù bằng những bằng chứng xác thực, những tư liệu lịch sử và lý luận thuyết phục; có thể đưa ra khái niệm hoặc một định nghĩa cụ thể nào về phố cổ Hà Nội là một di sản văn hóa cấp quốc gia vào cuối năm 2004 (quyết định số 14/2004/QĐ - BVHTT) thì những quan niệm về phố cổ được đánh giá theo khía cạnh là một di sản văn hóa. Các di sản văn hóa và di tích lịch sử là sản phẩm lao động của nhiều thế hệ trước và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của ngành du lịch.
Các di tích lịch sử văn hóa không chỉ là di sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước hay thậm chí là của nhân loại. Đó còn là bằng chứng trung thành, xác thực nhất và cụ thể nhất về thời điểm hay thời kỳ văn hóa. Nó mang trong mình những giá trị truyền thống, kiến trúc, thuần phong mỹ tục để đóng góp tích cực vào việc phát triển về mọi mặt đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người.
Di sản văn hóa cũng được coi là bức thông điệp giữa hiện tại và tương lai. Nó chính là một dây truyền thống nối liền hiện tại và tương lai. Thông qua những di tích lịch sử văn hóa đó mà mỗi thế hệ lớn lên lại có thể soi mình vào cuộc sống của cha ông và hiểu rõ nguồn cội của thế hệ mình
Di tích lịch sử còn là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn. Là một di sản văn hóa cấp quốc gia, phố cổ được tạo dựng bởi con người. Chính những con người bản địa và nhập cư trải qua hàng thế kỷ ở vùng đất "địa linh nhân kiệt" này bằng quá trình sống, cách ứng xử và cả nếp sinh hoạt hàng ngày đã tại nên một khu phố cổ - cái cốt lõi, tinh tuý, trái tim của Hà Nội từ lúc nào không hay.
Chính vì đặc trưng về sự đa dạng như đã nêu trên mà di tích lịch sử văn hóa có rất nhiều định nghĩa, điển hình như:
- Theo đạo luật số 117 về bảo vệ bảo vật của Ai Cập (08/06/1983) thì: "Di tích lịch sử văn hóa được coi là cổ vật bất động sản được làm ra từ các nền văn minh khác nhau, hoặc là một sự sáng tạo nghệ thuật, khoa học, văn hóa hoặc tôn giáo của thời đại tiền sử, hoặc các thời kỳ tiếp nhau của lịch sử và ngược trở lên 100 năm khi tài nguyên đó có một giá trị quan trọng về khảo cổ học hay lịch sử, là chứng cứ của nền văn minh khác nhau đã tồn tại trên đất nước Ai Cập và những quan niệm lịch sử cũng đều được coi là cổ vật, kế cả các di hài người và động vật cùng niên đại với thời kỳ ấy".
- Theo đạo luật số 16 về di sản lịch sử của Tây Ban Nha (25/06/1985) thì: "Di sản lịch sử Tây Ban Nha bao gồm các bất động sản và các động sản có lợi ích nghệ thuật, cổ sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học hoặc kỹ thuật . Cũng cả di sản tư liệu và thư mục, các lớp mỏ, các khu vực khảo cổ cũng như các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vườn có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay nhân chủng học".
- Theo quy định trong Hiến chương Venice của Italia năm 1964, khái niệm di tích lịch sử văn hóa bao gồm những chương trình xây dựng lẻ loi, những di tích ở đô thị hay nông thôn, là bằng chứng của nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay một biến cố về lịch sử.
- Theo pháp lệnh "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của Việt Nam (04/04/1984) thì: "Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác liên quan đến cá sự kiện lịch sử và quá trình phát triển văn hóa xã hội. Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ta trong lịch sử để lại.
Cho dù nhìn nhận dưới góc độ, quan điểm, khía cạnh hay khái niệm nào đi chăng nữa thì giá trị của khu phố cổ Hà Nội vẫn luôn được ghi nhận và trân trọng, gìn giữ suốt bao thế hệ người Hà Nội - Việt Nam.
1.1.2. Giá trị khu phố cổ
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là một đô thị lớn hình thành lâu đời nhất ở Việt Nam. Từ giữa thế kỷ VI, nơi đây là trung tâm đầu tiên của nước Vạn Xuân với toà thành cổ đầu tiên mà sử sách còn ghi ở cửa sông Tô Lịch. Trải qua mấy trăm năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỷ VII đến thế kỷ X là trung tâm An Nam đô hộ phủ đời đường. Từ thế kỷ XI nơi đây đã thực sự trở thành trung tâm đầu não - kinh đô của quốc gia Đại Việt với tên gọi là Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội định hình và phát triển rực rỡ về mọi mặt. Từ Lý, Trần, Lê trải qua các triều đại nơi đây luôn giữ một vị trí xứng đáng, quan trọng đối với đất nước. Đến thế kỷ XIX tuy không còn là kinh đô nhưng Thăng Long vẫn là một đô thị bậc nhất ở Việt Nam: dân cư đông đúc, buôn bán sầm uất, phố phường nhộn nhịp. Ca dao cổ Việt Nam có câu:
"Hà Nội ba sáu phố phường
Hàng mứt, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh"
Có rất nhiều bài ca dao và thơ nói về con số truyền thống 36 phố giống như trên, ví dụ:
"Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạ, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay…"
Hoặc là:
"Ba mươi sáu mặt phố phường
Hàng Giấy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào
Người đài các, kẻ thanh tao
Qua Hàng Thợ Tiện lại vào Hàng Gai…"
Chính là để khu vực phía Đông của Hoàng thành, là khu thị dân với 36 phố phường nổi tiếng. Thực ra đó cũng là một con số mang ý nghĩa tượng trưng. Thời Lê có 36 phường, khái niệm "phường" là để chỉ một tổ chức người cùng làm một nghề hay là một đơn vị hành chính của thành Thăng Long. Các phường chia làm ba loại: nông nghiệp, thủ công, buôn bán. Các phường lấy tên nghề của mình đặt tên cho con phố nơi họ làm ăn, buôn bán và sinh sống. Chính vì thế mà tên gọi cua các phố trong những câu ca dao thường bắt đầu bằng chữ "Hàng". Ngày nay các phố nhìn chung vẫn giữ nguyên tên gọi từ thời xưa, chỉ có các chức năng ban đầu đã được chuyển đổi hoặc không còn tồn tại nữa. Phố cổ Hà Nội ngày nay mang trong mình những giá trị riêng biệt, to lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và kinh tế mà không một đô thị cổ nào có thể so sánh.
Lịch sử của khu phố cổ Hà Nội đã bắt đầu hình thành khi vua Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô năm 1010. Trải qua bao thăng trầm với biết bao biến cố lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và thời kỳ nội chiến kéo dài, phố cổ Hà Nội đã không còn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu của mình. Tuy thế nó vẫn luôn gợi lại quá khứ và lịch sử của một đô thị cổ hình thành sớm nhất của Việt Nam. Dựa vào các di tích tồn hiện, các tài liệu văn học dân gian cổ, sách sử ký, sách vở... về khu phố cổ mà các nhà nghiên cứu chuyên ngành - liên ngành có những phát hiện khoa học có tính chất vô cùng quan trọng. Đối với nhà nghiên cứu này thì khu phố cổ chính là một "bảo tàng sống", một "trang lịch sử bằng đá".
Trải dài trong tiến trình lịch sử phát triển của mình, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, trong đó khu phố cổ là cái nôi văn hóa đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều truyền thuyết, truyện kể dân gian, ca dao ... như Rồng vàng bay lên, Rùa vàng đòi kiếm quý, vua chúa gặp tiền .. Mảnh đất "địa linh, nhân kiệt" này sinh ra va thu hút không biết bao nhiêu nhân tài của đất nước trong mọi lĩnh vực: văn học, nghệ thuật cho đến chính trị, quân sự .. nhiều không sao kể hết. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa - nghệ thuật của khu phố cổ còn được thể hiện qua các hội thi tài giữa các ngành nghề, các lễ hội dân gian truyền thống, các sản phẩm thủ công bày bán trên phố, qua các món ăn dân dã mang hồn quê hay thậm chí là qua nếp sống hồn hậu, thanh lịch của người dân nơi này.
Về mặt kiến trúc, chỉ còn một số đình chùa còn mang kiến trúc thời Lê, còn hầu hết những ngôi nhà cổ trong khu phố cổ hiện nay được xây vào cuối thế kỷ 19. Điểm nổi bật của kiến trúc này là nhà hình ống. Chúng cũng còn được gọi là "nhà ở hàng phố". Phần lớn các kiểu nhà truyền thống mà ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy trong khu vực phố cổ được xây từ cuối thế kỷ XIX hoặc được xây lại vào đầu thế kỷ XX. Cấu trúc dài, hẹp của kiểu nhà này là kết quả của tình trạng thiếu không gian trong thành phố và do khoản thuế của triều đình đối với chiều rộng mặt tiền cửa hàng. Nhà hình ống quay ra mặt phố, chiều rộng trung bình của mặt tiền từ 2m tới 4m, trong khi đó chiều dài có thể từ 20m tới 60m và có một số trường hợp lên tới 150m. Nhà có nhiều lớp và cách nhau bằng những sân trong, các sân trong thông thoáng để lấy ánh sáng tự nhiên. Sân trong còn là nơi diễn ra các hoạt động đa năng của nhà. Ngoài sân trong, trong các ngôi nhà này trước đây còn có các mảnh vườn nhỏ.
Ngoài ra còn có những công trình công cộng đặc trưng cho khu phố cổ, trong đó có đền và đình của nhiều dòng họ khác nhau từ nông thôn chuyển đến, hay các ngôi đền được xây để tưởng nhớ ông tổ nghề ... Thế kỷ XX cũng để lại phong cách đặc trưng của nó, từ phong cách hiện đại Xô - Viết đến những mặt tiền cầu kỳ kiểu pháp thời kỳ đầu đổi mới, cho đến những cái có thể gọi là "kiến trúc mới" của thập kỷ 1990 với đá rửa và các mảng kính lớn. Khu phố cổ Hà Nội là một tổng thể kiến trúc độc đáo, một cảnh quan đô thị vừa hiện đại vừa mang dáng dấp phương Đông mà không nơi nào khác trên thế giới có được.
Tại khu phố cổ Hà Nội, yếu tố "thị" nổi lên cũng không kém yếu tố "thành". Khu vực phố cổ là nơi diễn ra hoạt động buôn bán sầm uất nổi tiếng với các khu chợ: Đồng Xuân (Chợ lớn nhất Hà Nội, nằm ở trung tâm khu phố cổ), Hàng Bè, Hàng Da.
Bản thân khu vực phố cổ cũng được coi là trung tâm buôn bán của toàn thành phố. Người dân có thể tìm mua được tất cả những gì cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày cũng như những vật dụng đặc biệt, độc đáo không đâu có. Không những thế, khu phố cổ Hà Nội còn là tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhất trong các tour du lịch nội thành Hà Nội đối với du khách trong và ngoài nước. Do đó nó có giá trị kinh tế rất lớn đối với sự phát triển của du lịch. Đây có thể coi là thế mạnh tuyệt đối của khu phố cổ Hà Nội nếu được khai thác cụ thể và hợp lý.
Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và kinh tế nêu trên, cùng với việc được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia (2004) phố cổ Hà Nội chính là một “kho báu” quý giá của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội qua các giai đoạn chính
1.2.1. Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long - thành Đại La:
Hà Nội vốn là địa danh lâu đời được hình thành trên hai bên bờ sông Hồng, giữa một đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ khi mới hình thành.
Hội tụ đủ những yếu tố thuận lợi, tính ưu việt của vị trí địa lý (tụ thủy), nơi tập trung đông dân cư (tụ nhân), Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội có cơ sở để được khẳng định là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội … quan trọng bậc nhất nước ta.
Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, độ cao trung bình ở khoảng 5-20 m so với mặt biển, giới hạn địa lý được xác định từ 20053 đến 21033 vĩ độ Bắc và 105044 đến 10602 kinh độ Đông, tọa lạc ngay giữa vùng châu thổ sông Hồng (sông Nhị Hà). Đây là chỗ khúc sông đang chuyển dồng từ hướng Tây Bắc - Đông Nam sang hướng Bắc Nam với độ dài khoảng 30 km. Đặc điểm nơi đây được chuyển hóa thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Chính tại nơi đây đã hình thành nên đô thị cổ nhất nước ta, theo truyền thuyết: “Hà Nội có nguồn cội từ một làng ven sông Tô, trung tâm là núi Nùng mà phát triển lên, làng ấy có tên là Long Đỗ”.
Ngược dòng lịch sử, từ xa xưa người Việt cổ đã cư trú, sinh sống tại đây từ thời đại đồng thau, thời đại của nền Văn minh lúa nước vùng châu thổ sông Hồng với quốc gia Văn Lang của các đời vua Hùng trong buổi lập nước bình minh của lịch sử. Cơ sở cho việc lập luận trên là trong báo cáo của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: “Ngành khảo cổ học đã cho biết, ngay tại nội thành cũng có rìu đá mái, có mũi giáo và trồng đồng. Các di vật đó khoảng vài ba nghìn tuổi. Tại ngoại thành dấu vết cư dân cổ còn dầy hơn. Khắp năm huyện đều có đồ đá mới, đồ đồng. Điều này cho thấy vùng đất Hà Nội có người làm ăn sinh sống từ các thiên niên kỷ thứ ba, thứ hai trước Công nguyên. Thuở đó làng dựng trên những dải đất cao ven sống và đầm, hồ lớn nhỏ”.
Từ những đặc điểm địa lý, tự nhiên trên, Hà Nội xưa là nơi cư trú lâu đời của cư dân bản địa. Tại nơi đây xóm làng quần tụ trên những gò đất cao ven sông Tô, sông Nhuệ, sông Đuống… Về sau, nhà nước Âu lạc bị Triệu Đà thôn tính kéo theo sự phân hóa của nền văn minh bản địa. Người Việt cổ bước vào giai đoạn đen tốt nhất trong lịch sử kéo dài gần nghìn năm Bắc thuộc. Suốt thời kỳ Bắc thuộc bọn vua quan phong kiến Trung Quốc sang xâm lược nước ta đều đóng căn cứ địa ở những nơi bên tả ngạn sông Hồng, như thành Long Biên. Đây là nơi đồn trú của quân xâm lược, nơi xưởng thủ công, phục vụ cho quan lại, binh lính của bộ máy cai trị. Đó chính là những yếu tố tiền đề quan trọng trong việc hình thành nên một đô thị lớn sau này. Giữa thế kỷ VI, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí - Lý Nam Đế thắng lợi. Cùng với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân năm 544, Lý Nam đế cho xây dựng một thành luỹ bằng tre gỗ đất dựng ở cửa sông Tô Lịch. Đây là thành lớn đầu tiên được xây dựng ở vùng đất này và được sử sách ghi lại. Không lâu sau đó đầu thế kỷ VII nhà Tùy (Trung Quốc) đem quân sang xâm chiếm, đặt thủ phủ của chính quyền đô hộ gọi là An Nam đô hộ phủ ngay tại huyện Tống Bình - vùng đất cổ có thành lũy của Lý Nam Đế tức Hà Nội ngày nay. Say nhà Tùy đến nhà Đường (Trung Quốc) xây dựng La Thành được Tiết Độ Sứ Cao Biền mở rộng và củng cố trở thành Đại La Thành năm 866. Trải qua những cuộc khởi nghĩa của người dân tộc nước Nam như cuộc khởi nghĩa của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng giành lại độc lập (776 - 791) hay Dương Thanh (819 - 820) đều chiếm thành Đại La làm căn cứ. Đầu thế kỷ X đánh dấu sự tan rã của chế độ phong kiến nhà Đường (Trung Quốc) cùng sự kiện hào trưởng Khúc Thừa Dụ nổi dậy chiếm thành Đại La trở thành thủ phủ của dân tộc ta trong ba đời nhà họ Khúc - Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ. Năm 930 nhà Nam Hán (Trung Quốc) đem quân sang đánh chiếm nước ta bắt được Khúc Thừa Mỹ và chiếm thành Đại La. Thành 3 năm 931 Dương Đình Nghệ phát quân đánh đuổi Thứ sử Giao Châu và đánh tan quân tiếp viện của Nam Hán ngay phía ngoài thành Đại La. Tháng 4 năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để tranh giành quyền lực.
Năm 938 Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa - kinh thành cũ của An Dương Vương. Năm 944 Ngô Quyền mất, loạn lạc nổi lên, từ đó gây ra nạn cát cứ của 12 sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư (968 - 1009) đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
1.2.2. Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ
Trong quá trình liên tục đấu tranh để bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc, người Việt tiến ra đóng đô ở giữa đồng bằng thể hiện ý chí kiên cường của dân tộc. Sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ vào mùa thu năm Canh Tuất 1010 được xem là một bước tiến quan trọng trong lịch sử dân tộc, mở đầu giai đoạn xây dựng đất nước trên quy mô lớn, phục hồi dân tộc và phục hưng văn hóa dân tộc sau một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Trong chiếu thiên đô của vua Lý Thái Tổ đã ghi: “Ở trung tâm bờ cõi đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó dịa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phong nhiêu tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chổ ấy là nơi hơn cả, thực là chổ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời!” và “đóng nơi trung tâm mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”. Với tầm nhìn chiến lược vua Lý Thái Tổ đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của kinh đô với vận mệnh của đất nước và vương triều. Miền đất được chọn để xây thành Thăng Long vốn là nơi tập trung đông đúc, buôn bán phát triển thịnh vượng, ruộng đồng phì nhiêu trù phú….
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: "Đó là thành thị ngã ba sông, đô thị sông, đô thị trên bờ phải sông Cái với hai sông nhánh là Tô Lịch, Kim Ngưu, tất cả cùng bọc lấy và luôn giới hạn trong không gian đô thị", thì kinh thành Thăng Long - Hà Nội cổ được bao bọc bởi ba con sông chính và được dân gian cảm khái là:
Nhị Hà quanh Bắc sang Đông
Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này.
Kim ngưu chảy viền phía Nam Kinh thành, qua Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền đến đường Yên Thái (đường Hoàng Hoa Thám ngày nay)
Tô Lịch chảy viền phía Tây Kinh Thành, tả ngạn sông Tô từ nam Hồ Tây đến Ô Cầu Giấy.
Phía Đông Kinh thành là hữu ngạn sông Hồng (sông Nhị Hà) từ Bến Nứa đến Ô Đống Mác.
Thành Thăng Long với lối kiến trúc ba vòng thành bao bọc vào nhau và kết cấu trong thành ngoài thị đã sớm được hình thành ngay từ ban đầu, trong đó bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Đó là ba nhân tố quan trọng trong tổng thể đô thị đương đại của các nước phương Đông. Ba thành phố này được sắp xếp theo hệ thống sau:
+ Kinh thành là nơi ở của thường dân và quan lại cấp nhỏ, bao bọc ra bên ngoài cùng.
+ Hoàng thành là nơi vua ở, đồng thời là nơi làm việc của các quan lại trong triều.
+ Bên trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu nhỏ hơn được gọi là Tử Cấm thành, có tường xây kiên cố, quân lính canh gác nghiêm ngặt ngày đêm. Đây là nơi dành cho vua ở và sinh hoạt hàng ngày. Tất cả các cung tần, mỹ nữ, cùng hoàng hậu và các con vua cũng sống ở đây.
Trong đó Tử Cấm thành là trung tâm hành chính - chính trị tối cao của cả nước. Di tích còn sót lại là một lầu cửa Đoan Môn, một nền điện Kính Thiên và một kỳ đài. Phía Đông Hoàng thành cho tới bờ sông Nhị Hà là cả một bãi dải phù sa mà trên đó là cả một hệ thống các làng thủ công, một hệ thống bến, chợ của Kinh Thành. Dân cư ngày càng an cư lập nghiệp, phố xã cũng theo đó mà phát triển để rồi dần dần hình thành nên một khu đô thị đóng vai trò trung tâm của cả nước. Các nhà làm nghề nông, những phường buôn bán, những làng nghề thủ công thường tập trung theo lối phường hội để hỗ trợ nhau trong sản xuất và buôn bán, bởi vì: "buôn có bạn, bán có phường". Bên cạnh đó bốn cổng thành là bốn khu chợ lớn.
- Đông Bạch Mã, sau này người Pháp chuyển lên chợ Đồng Xuân ngày nay
- Tây Hoàng Hoa nay là chợ Ngọc Hà
- Bắc Yên Quang nay là chợ Châu Long
- Cửa Nam nay vẫn còn đó những tên quen thuộc như Đình Ngang, Cấm Chỉ.
Đây là những nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi trực tiếp của "thành" và "thị". Phố phường chợ bến trên bến dưới thuyền tạo nên một quang cảnh buôn bán sầm uất. Dân cư nơi đây sinh sống làm nghề thủ công truyền thống theo phường với nhiều mặt hàng phong phú như: làm nghề thủ công truyền thống theo phường với nhiều mặt hàng phong phú như: làm gốm sứ, làm giấy, đồ trang sức mỹ nghệ, đúc đồng, rèn sắt, làm mộc … Bên cạnh đó là những xưởng thợ thủ công tập trung của Nhà nước phong kiến như xưởng đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí, xe điệu, võng lọng của vua qua… Chính những tổ chức phường hội này là tiền tố cơ bản hình thành nên 36 phố phường và sau này là khu phố cổ. Trong khoảng 100 năm, sau khi trở thành kinh đô, Thăng Long đã được xây dựng trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước. Thành luỹ, đê điều, các loại kiến trúc cung điện, dân gian, văn hóa, tôn giáo …. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên dáng vẻ riêng của kinh thành.
Năm 1226 nhà Trần nối ngôi nhà Lý, nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh. Nhà Trần củng cố lại Hoàng thành, xây thêm cung điện. Kinh thành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn. Khu vực này còn tiếp nhiều khách nước ngoài đến làm ăn sinh sống. Kinh tế công thương nghiệp thành thị sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân, thậm chí đã có sinh hoạt giải trí ban đêm.
Sau một thời gian hưng thịnh, cơ đồ nhà Trần bị rơi vào tay Hồ Quý Ly, nhà Hồ được thành lập trong thời gian vô cùng ngắn ngủi (1400 - 1407). Hồ Quý Ly xây dựng đô thành Tây Đô ở Thanh Hóa, thành Thăng Long đổi ra Đông Đô. Năm 1406 nhà Minh (Trung Quốc) đem 80 vạn quân sang xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, Đông Đô bị đổi tên thành Đông Quan trở thành sào huyệt của địch. Chúng phá huỷ không biết bao nhiêu là di sản văn hóa của Kinh thành Thăng Long.
1.2.3. Thăng Long thời Lê - Mạc - Trịnh
Năm 1418 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ dưới tài cầm quân tài ba của Lê Lợi. Cuộc kháng chiến 10 năm thắng lợi, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ở Đông Đô, năm 1430 đổi ra Đông Kinh, năm, 1466 đổi gọi là Phủ Trung Đô. Thành cũ được mở ra thêm ở hướng Đông. Khu dân cư được chia thành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Số người đổ về Đông Kinh làm ăn buôn bán ngày càng nhiều, nhưng với tư tưởng nho giáo chủ trương "ức thương" nên nhà Lê không muốn phát triển thành phần kinh tế - dân cư, chỉ duy trì số dân và quan hệ hàng hoá, tiền tệ của kinh đô trong giới hạn.
Thế kỷ XVI triều Lê sụp đổ, năm 1527 triều mạc lên thay, trong thời gian đầu đã tạo được tình trạng xã hội ổn định, công thương nghiệp năng động. Phật giáo và Đạo giáo được phục hưng. Đông Kinh trở lại tên gọi là Thăng Lon, vẫn là kinh đô. Được đáp thêm ban lần lũy đất bảo vệ thành. Nhà Trịnh lấy danh nghĩa "phò Lê" đánh bại nhà Mạc năm 1592, xây Phủ chúa Trịnh bên cạnh Hoàng thành. Hồ Gươm lúc này rất rộng gồm hai phần Tả vọng (là phần hồ hiện nay), và Hữu Vọng, Hồ rộng đến mức có thể thao diễn thủy chiến nên gọi là hồ Thủy quân. Nhiều công trình được xây quanh hồ và trên hồ, tiêu biểu là cung Khánh Thuỵ (đền Ngọc Sơn ngày nay). Thăng Long vẫn có bộ mặt phồn vinh và phát triển. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa và sự mở rộng quan hệ ngoại thương nên thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạn hưng thịnh của các thành thị trên quy mô cả nước, đứng đầu vẫn là Thăng Long. Về phương diện kinh tế, Thăng Long là một phức hợp kinh tế gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, trong đó thương nghiệp đóng vai trò chi phối. Bên cạnh đó Thăng Long còn là một trung tâm văn hóa lớn với các danh nhân, với nếp sống thanh lịch và các công trình nghệ thuật và kiến trúc đồ sộ.
1.2.4. Thăng Long - Hà Nội thời Tây Sơn và nhà Nguyễn thế kỷ XIX
Trải qua thời kỳ nội chiến kéo dài hơn 200 năm, năm 1786 người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chúa Trịnh và trao chính quyền lại cho vua Lê. Nguyễn Huệ về Nam, Lê Chiêu Thống không điều hành nổi việc nước, các cánh quân nổi lên giành quyền binh. Quân Tây Sơn hai lần ra Bắc dẹp loạn. Năm 1788 Lê Chiêu Thống trốn khỏi Thăng Long sang Trung Quốc cầu cứu nhà Mãn Thanh, sau đó "cõng rắn cắn gà nhà" trở về Đại Việt cùng với 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh. Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long chờ lệnh Nguyễn Huệ. Ngày 22/12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung rồi lập tức lên đường ra Bắc đuổi giặc. Năm 1789 Quang Trung tiến vào Thăng Long đánh đồn Ngọc Hà và đồn Đống Đa, đại thắng quân Thanh. Quang Trung đóng đô ở Huế, Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay).
Năm 1802 Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, Nguyễn Ánh lên thay đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long được gọi là bắc thành tổng trấn, quản 11 trấn. Năm 1831 Minh Mạng cải cách hành chính bỏ các trấn chia cả nước thành 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội bao gồm Thăng Long, huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây và ba phủ ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Thăng Long trở thành tỉnh lỵ Hà Nội. Năm 1848 vua Tự Đức cho dỡ các cung điện cũ trong thành và các công trình kiến trúc quan trọng như Văn Miếu Quốc Tử Giám di dời vào kinh đô Huế. So với trước đây sự phát triển kinh tế của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX không được đều.
Các phường thôn phía Tây và Nam có xu hướng nông thôn hóa, chuyên về nghề nông và có kết hợp thủ công. Bộ mặt đô thị của Hà Nội dồn phía Đông và Đông Nam. Ở đây phố phường ngang dọc như bàn cờ nhà cửa kề nhau. Khu Phủ chúa Trịnh (bị Lê Chiêu Thống cho phá năm 1787) và vùng Hồ Gươm nhanh chóng trở thành khu dân cư, buôn bán và làm nghề thủ công. Thời kỳ này các công trình văn hóa có nhiều biến đổi. Năm 1865 văn hào Nguyễn Văn Siêu tổ chức xây dựng lại khu đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm, xây trấn Ba Đình, dựng ở cửa đền Tháp Bút, Đài Nghiên. Năm 1842 Nguyễn Đăng Giai cho xây dựng chùa Báo Ân trên nền cũ của lầu Ngũ Long bền bờ Hồ Gươm. Phường Hòe Nhai. Phố Hàng Giấy trở thành nơi vui chơi giải trí, đàn ca. Một số cửa ô được xây dựng lại, trong đó có ô Quan Chưởng (1817).
Năm 1858 giặc Pháp nã súng từ cửa biển Đà Nẵng vào đất liền báo hiệu sự xâm nhập của chế độ thực dân. Năm 1873 Pháp đem quân ra Hà Nội đánh thành. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chiến đấu anh dũng để giữ thành nhưng do lực lượng mỏng vì triều đình nhà Nguyễn chủ hòa không phòng thủ, quân Pháp vẫn chiếm được thành. Năm 1884 Tự Đức ký hiệp ước công nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Hà Nội nằm trong quy chế "Xứ bảo hộ" thuộc Bắc Kỳ của chính quyền thực dân. Quy mô và bộ mặt của đô thị cổ Hà Nội dần biến đổi. Giữa một không gian kiến trúc truyền thống đã xuất hiện đan xen một kiểu đô thị mới theo kiến trúc đô thị phương Tây. Nhà xây thời kỳ này chủ yếu bằng gạch và lợp ngói. Chính quyền thực dân cho lắp sông Tô Lịch, bỏ đoạn nối sông Hồng và Hồ Hoàn Kiếm, cải tạo lại khu 36 phố phường của Hà Nội. Trong sinh hoạt và sản xuất có sự thay đổi từ hình thức phong kiến sang hình thức tư sản một cách chậm chạp và thậm chí còn song song tồn tại cả hai hình thức trong xã hội. Những ngôi nhà hàng phố một tầng, mái ngói ta, kết cấu truyền thống cũng giảm dần theo năm tháng. Thay vào đó là những ngôi nhà hình ống, dài và hẹp. Nhưng các đặc điểm truyền thống của phố vẫn còn nguyên vẹn, các gia đình vẫn tiếp tục buôn bán các mặt hàng truyền thống dù sự chuyển đổi giữa các ngành hàng ... Những giá trị văn hóa được kết tinh từ lâu đời vẫn tỏa sáng và sống động trong cách sống và quan niệm của người dân phố cổ. Chính nhờ đó mà Hà Nội vẫn giữ được khu 36 phố phường với những giá trị to lớn của một thời Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội cho đến bây giờ và sẽ còn mãi về sau.
CHƯƠNG 2:NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA KHU DI TÍCH KIẾN TRÚC - LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH
2.1. Khái quát chung về Khu Phố Cổ Hà Nội
2.1.1. Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long, khi ấy vùng đất này “...Ở trung tâm bờ cõi đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó dịa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phong nhiêu tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chổ ấy là nơi hơn cả, thực là chổ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời ...”.
Thăng Long - Hà Nội nằm trong ._.toạ độ địa lý: 105 độ 34 phút - 21 độ 12 phút vĩ độ Bắc, ở trung tâm đồng bằng hình tam giác thuộc lĩnh vực của sông Cái (sông Hồng) do phù sa sông Hồng và các phụ lưu của nó bồi đắp thành.
Trung tâm Thăng Long - Hà Nội ở phần trung tâm của tam giác này, có mối giao thông thuận lợi với các vùng trong khu vực và lan toả các miền trong cả nước.
Với khí hậu phân chia bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông và những tập hợp yếu tố địa lý - lịch sử đó là của Thăng Long - Hà Nội đã để lại cho hôm nay không ít những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất mà chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
Theo các nhà nghiên cứu thì khu vực phố cổ hiện nay được hình thành từ rất sớm, có bề dày gần 1000 năm và phát triển cùng lịch sử Hà Nội. Theo sử cũ, khu vực Phố cổ Hà Nội ra đời bên cạnh thành cổ. Đây là khu "thị" - khu chợ buôn bán hàng hóa khá sầm uất phục vụ trực tiếp cho quan lại, công chức, binh lính trong thành. Ban đầu khu phố này chỉ có vài chục phố phường, sau phát triển lên 61 phố phường. Khu "thị" của Hà Nội thế kỷ XIX rộng hơn khu vực Phố Cổ hiện nay về phía Bắc và phía Đông Nam. Tài liệu của Hoàng Đạo Thuý đã chỉ ra rõ vấn đề này. Trong một cuốn sách khác, các nhà nghiên cứu đường phố Hà Nội đã cho chúng ta thấy những con số khá khác nhau. Riêng những con phố mang tên "Hàng" như Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Mã....cũng đã có tới 50 tên phố.
Theo đánh giá, miêu tả của một số thương nhân nước ngoài Thăng Long vào thế kỷ 19 thì hạt nhân của khu dân cư Hà Nội là khu buôn bán - thủ công nằm giữa tỉnh thành và bờ sông Hồng. Khu này là một hình tam giác có đỉnh là góc thành Đông Nam (chỗ phố Cửa Nam ngày nay) và dáy là bờ sông Hồng dài độ 3 km. Hai cạnh bên, mỗi cạnh dài khoảng 2,5 km, một cạnh là chính bức tường phía Đông của thành, còn cạnh kia đi sát phía Bắc Hồ Gươm ra đến sông Hồng. Nói tóm lại, nó ở trên mảnh đất mà bây giờ ta thường quen gọi là "khu phố cổ". Các phố phường chợ búa tập trung chủ yếu ở khu vực này.
Khu "tam giác trên", theo quy hoạch hiện nay là bao gồm toàn bộ khu vực Phố Cổ, tuy không đầy đủ các phố phường như trước đây, một phần vì khu vực phía Bắc và phía Đông Nam. Khu Phố Cổ có hiện tượng biến dạng nhiều, một phần vì lý do quản lý, nên các nhà lãnh đạo thành phố đã quy hoạch định ranh giới phố cổ hiện nay thuộc hoàn toàn địa bàn quận Hoàn Kiếm, thiếu phần tam giác phía Bắc (thuộc quận Ba Đình)
Khu phố Cổ hiện tại là những khu phố nhỏ, chật hẹp. Các kiến trúc này là dạng kiến trúc chợ phố nên các nhà thường sâu, thấp, tối... Hè phố nhỏ, hẹp, không có cây xanh. Lượng người cư trú buôn bán trong các phố cổ này thường đông nên môi trường sinh sống. Qua thời gian, do sự phát triển về dân số và nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên mỗi số nhà ngày một tăng nhan khẩu và hộ khẩu. Có những nhà có tới 3 thế hệ cùng ở và 5-6 gia đình sinh sống.
Cũng chính vì vậy, việc cơi nới là không thể tránh khỏi. Giao thông trên Thành Phố có nhiều phức tạp. Các nhà bên trong lấn ra hè chiếm dụng để buôn bán. Đường phố hẹp, lưu lượng người đông làm cho môi trường ở đây ngày càng đáng quan tâm. Hà Nội có riêng một Ban quản lý khu phố này. Hy vọng rằng hoạt động của nó sẽ giúp cho Phố Cổ Hà Nội được bảo tồn và phát triển.
2.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội
2.1.2.1. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV
Năm 1010, trung tâm Hà Nội cổ được Lý Thái Tổ gọi là " Cao Vương cố đô Đại La Thành ". Trước khu vực này là khu làng cổ đầu tiên của Hà Nội có tên gọi theo truyền thuyết là Long Đỗ, sau phát triển thành huyện, rồi được đổi thành quận - mang tên gọi là Tống Bình, là trung tâm, dinh luỹ chủ yếu của chính quyền đô hộ phương Bắc. Khi vùng đất này được Lý Thái Tổ chọn, cũng là thời điểm bắt đầu phát triển của đô thị cổ Hà Nội.
Song thời Trần, từ năm 1225 đến hết thế kỷ XIV, kinh thành với quy mô và cấu trúc không đổi, mà chỉ sữa chữa, mở mang và phát triển thêm khu vực kinh tế dân cư. Năm 1230 vua Trần tu sửa thành Đại La. Năm 1243 đắp lại thành Cấm thành, tạo khu Long Phượng thành, xây kiên cố các cửa Long Phượng thành và Hoàng thành. Thăng Long lúc này có đủ tài liệu để chứng minh.
Cũng như các thành thị ở phương Đông khác, khu công thương nghiệp ở phía Đông có mối liên hệ chặt chẽ với khu nông nghiệp ở phía Tây Hoàng thành, những nghề thủ công tập trung nhiều ở phía Đông và phía Tây. Gần đây, kết qua khai quật khảo cổ học trong khu vực thành cô Hà Nội đã chứng minh về trung tâm thành cổ.
2.1.2.2. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX
Khi nhà Hồ thay thế nhà Trần, Thăng Long không còn giữ vai trò Quốc đô nữa mà có tên gọi là Đông Đô để phân biệt với thành Tây đô ở Thanh Hóa. Năm 1406, khi nhà Minh chiếm Đông Đô, thì lại đổi tên gọi là Đông Quan cho đến khi chiến thắng quân xâm lược, lấy lại Thăng Long - Đông Đô, sử dung lại làm Quốc đô và đổi tên thành Đông Kinh. Trong giai đoạn này, triều Lê tiến hành tu bổ xây dựng lại Đông Kinh theo mô hình Nho Giáo. Khu vực Cấm thành và Hoàng thành được kiểm soát chặt chẽ, khu hành chính quan liêu được lan rộng ra Hoàng Thành. Năm 1477 xây dựng lại vòng thành Đại La ở ngoài cùng. Các năm 1477, 1500, 1516 ... đã tôn tạo và mở rộng Hoàng Thành.
Năm 1435, Nguyễn Trãi viết Thăng Long có "một phủ lộ, hai thuộc huyện, 36 phường", mỗi huyện có 18 phường. Lúc ấy ở vùng này thì đất vàng, mềm, ruộng thì vào loại hạng trung. Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồ đài mâm, võng, gấm, và du lọng. Phường Yên Thái làm giấy, Phường Thụy Chương và phường Nghi Tàm dệt vải lụa. ... Thăng Long 36 phường được gọi từ đó.
Trong thế kỷ XVI, XVII và XVIII, sau cải cách của Lê Thánh Tông, nền kinh tế của đất nước đã ổn định và phát triển. Vị thế thuận lợi của Thăng Long đã khiến chốn kinh kỳ trở thành trung tâm hấp dẫn đối với địa phương xung quanh, đặc biệt là làng thủ công nghiệp và các vùng phụ cận, đã dẫn một luồng chuyển dịch lớn về hàng hóa, kéo theo nhiều đợt di động xã hội đến Thăng Long. Theo Marini, vào thế kỷ XVII người ta đếm được ở đây có 72 phường... mỗi phường rộng bằng một thành phố trung bình của nước Ý. 72 phường này đầy thợ thủ công và thương nhân." Những ghi chép như vậy trong Đại Nam Nhất Thống Chí của Trương Vĩnh Ký ... đều cho biết vào thế kỷ XIX Thăng Long đều có rất nhiều mặt hàng riêng ở các phố vẫn không thay đổi như hồi đầu thế kỷ.
Sự bùng nổ về dân cư và sự phát triển mạnh mễ các nghề thủ công truyền thống như trên đã tác động nhiều mặt kinh tế, xã hội, văn hóa ở Thăng Long. Số lượng nhà tăng vọt. Sự hình thành các nhóm thợ thủ công cùng làng nghề nghiệp, chung làng quê và chuyên mặt hàng là yếu tố tác động đến kiến trúc đô thị ở khu phố cổ Hà Nội. Bên cạnh đó, lối sống thị dân hình thành và dần dần được khẳng định, nay trở thành nếp sống thanh lịch, tao nhã đặc trưng của người dân Hà Nội.
2.1.2.3. Khu phố cổ từ thế kỷ XIX đến nay
Đầu thế kỷ XIX, Hoàng thành nhà Lê bị nhà Nguyễn phá vỡ. Vòng thành ngoài Hà Nội lúc này thu hẹp lại, gạt một phần rộng lớn ở phía Tây và một phần ở phía Đông Hoàng Thành ra ngoài và mở rộng lớn ở phía Tây và một phần ở phía Đông Hoàng Thành ra ngoài và mở cửa 12 cửa ô. Đô thị lúc này bị nông thôn hóa một bộ phận, nhưng phần "thị" của đô thị vẫn được duy trì và phát triển: "mặc dù không còn là nơi vua chúa ở nữa, tôi cho rằng nó vẫn là thành phố đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, thương nghiệp, sự giàu có, số dân đông đúc, sự lịch thiệp và học vấn. Phải nói rằng, trong tất cả các vương quốc không có những ngành kỹ nghệ nào khác ngoài kẻ chợ, và tất cả các xứ Bắc, xứ Nam không nơi nào vượt qua được nơi này. Chính ở đó đã tụ tập từ các nơi về những văn nhân, thợ giỏi, nhà buôn lớn, chính ở đó đã sản xuất ra mặt hàng thiết yếu và những mỹ nghệ xa xỉ, tóm lại đó chính là trái tim của đất nước...."
Trong thời gian kháng chiến toàn quốc, khu vực phố cổ trở thành một trong ba trận địa liên khu của quân và dân Hà Nội chiến đấu chống thù. Nhiều di tích bị phá hay bị hư hỏng nặng như chùa Thái Cam, quán Huyền Thiên...Sau ngày hoà bình năm 1954 khu phố Cổ cùng toàn dân Hà Nội bắt tay vào xây dựng lại thủ đô. Phong trào hợp tác xã phát triển kéo theo một số địa chỉ di tích trở thành trụ sở làm việc, thậm chí còn cải tạo cho "phù hợp" như chùa Cầu Đông ...
Di tích lại một lần nữa bị xâm hại. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho các di tích trong trên địa bàn quận trở thành phế tích. Bên cạnh đó đến nay tình trạng chiếm dụng di tích để ở, bán hàng lên đến tới 98%, một con số báo động và nguy cơ có thêm di tích biến dạng là điều đáng lưu tâm.
Từ năm 1998 trở lại đây, nhiều di tích được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm, giải tỏa vi phạm cũng như chống tu bổ xuống cấp. Một số phố nghề vẫn sản xuất và kinh doanh. Do nhu cầu của cuộc sống và do thời gian tồn tại, nhiều di tích kiến trúc dân dụng đã được sửa chữa làm thay đổi kết cấu kiến trúc ban đầu, tuy nhiên nó đều được xây dựng trên mặt bằng nguyên thuỷ của nó. Khu phố cổ hiện nay vẫn là một trung tâm thương mại sầm uất nhất thủ đô, có lưu lượng khách đông nhất trên địa bàn thành phố. Đây là những hạt nhân quan trọng tạo nên "linh hồn" của khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây có mật độ di tích phân bố dày đặc nhất thủ đô. Mặc dù, như đã nói ở trên, hệ thống di tích này trải qua thời gian ít nhiều bị thiên nhiên,chiến tranh, thiên tai và sự vô thức của con người phá hoại. Nhưng những di tích hiện vẫn còn và những di vật còn sót lại đều có lịch sử gắn liền với sự phát triển của đô thị cổ Hà Nội. Và cũng vì những lý do trên, nên các di tích còn có niên đại thế kỷ XIX.
2.1.3. Những giá trị chủ yếu của khu phố cổ Hà Nội
2.1.3.1. Giá trị lịch sử văn hóa
Khu "36 phố phường" Hà Nội ra đời cùng với Thành cổ Hà Nội từ thế kỷ XI đời Lý. Khu thị dân cổ này nằm ở phía Đông và Đông Bắc Thành Cổ trong gần 10 thế kỷ đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Khu phố cổ này, cùng với sông Hồng, là khu bảo vệ vòng ngoài cho Thành Cổ trong thời chiến, là khu vực buôn bán sầm uất nuôi sống thành cổ trong thời bình, là gương mặt của đất nước trong quan hệ đối ngoại.
Khu "36 phố phường" có thể nói là nơi mật độ công trình di tích thuộc loại cao. Nhiều công trình có niên đại khởi dựng từ thế kỷ XI cùng thời đặt móng xây dựng thành Thăng Long. Các công trình di tích này là không gian tâm linh mang tính cộng đồng, nó có mối quan hệ vô hình với các không gian tâm linh riêng của từng ngôi nhà trong khu vực. Các không gian văn hóa tâm linh này vẫn đang tồn tại, góp phần tạo hồn cho khu phố cổ.
Khu "36 phố phường" xưa, nay đếm được 76 phố, ngõ, có tới trên 50 phố được đặt tên phố bắt đầu bằng chữ Hàng như: Hàng Đường, Hàng Mã .... Tên phố là tên phường nghề, tên của các sản phẩm bày bán....cảnh sống sinh hoạt từ xưa đã nổi tiếng khắp nước là nơi "ngàn năm văn vật", là nơi .. .Dập dìu tài tử giai nhân - Ngựa xe như nước, áo quần như nem ...("Truyện Kiều" của Nguyễn Du) . Nơi đây không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm văn hóa ẩm thực phong phú, với nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng, văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của các đoàn Quảng Lạc, Chuông Vàng .. .hoạt động sôi nổi trong các rạp chiếu phim. Nơi đây có các trụ sở làm việc của các toà soạn báo trong thời kỳ cận đại như: Trung Bắc tân văn, Hà Thành Ngọ báo... và đặc biệt là di tích lịch sử Cách mạng ở 48 Hàng Ngang, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh viết tuyên ngôn độc lập... Trên cơ sở khoa học và thực tiễn khu Phố Cổ đã được xếp hạng là "di tích văn hóa lịch sử khu phố cổ".)
2.1.3.2. Giá trị về không gian đô thị, về quần thể kiến trúc
Trước hết phải nói lại rằng khu "36 phố phường" là thành phần khu thị dân trong tổng thể kinh thành Thăng Long, được hình thành theo quan điểm của thuyết phong thủy. Thăng Long là một đô thị sông nước; sông Nhị Hà viền quanh từ Bắc sang Đông; phía tây, nam có hồ lớn: Tây Hồ, Bảy Mẫu, có sông Tô Lịch, Kim Ngưu chảy quanh.
Khu "36 phố phường" nằm ở phía Đông thành Thăng Long, xưa là phường Giang Khẩu; nơi có nhiệm vụ trấn phía Đông kinh thành với đền Bạch Mã, xưa đặt ở phố Hàng Buồm sau chuyển lên địa điểm chợ Đồng Xuân ngày nay. Khu chợ Đông Bạch Mã này gắn kết với sông Nhị Hà là nơi "trên bến, dưới thuyền", buôn bán sầm uất là một thương cảng cổ - xuất phát từ lịch sử văn hóa truyền thống đó, kết hợp với thực tại hiện hữu về di sản nhà cửa ở nơi đây, các nhà nghiên cứu đã đề xuất khu vực mà giới hạn ở phía Bắc là phố Hàng Chiếu, phía Đông là đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, phía Nam là phố Hàng Bạc, phía Tây là Hàng Đường, Hàng Ngang, là khu vực bảo tồn số một; phần còn lại được gọi là khu hai.
Cả hai khu vực 1 và 2 của khu phố cổ Hà Nội hiện nay, mặc dầu đã được cải tạo nhiều từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, song đến nay vẫn còn phản ánh được một cấu trúc đô thị Á Đông với đường phố, ngõ nhỏ hẹp, nhiều đoạn đường gãy khúc hoặc uốn cong từ thời xa xưa để lại (nhất là ở khu vực 1). Hai bên phố là các loại nhà đa phong cách, các nhà chia lô nhỏ bé, chiều cao 2-3 tầng phù hợp với không gian đường phố. Nhà lợp ngói, mái ngói lô xô cao thấp khác nhau; cùng các hoạ tiết trang trí mặt tiền nói lên sự giao lưu, công sinh văn hóa giữa văn hóa Việt với văn hóa Hoa, Pháp và có cả văn hóa Ấn Độ trong quá trình hình thành, phát triển khu dân cư, buôn bán, thủ công nghiệp phố cổ.
Có lẻ bất cứ ai trong khách du lịch, khi đặt chân vào những dãy phố này đều có thể thốt lên, thán phục về một tổng thể kiến trúc đẹp đẽ, độc đáo với khối không gian nhỏ bé, các hình thức kiến trúc mặt đứng các tuyến phố, các ngôi nhà đặc biệt với lớp mái ngói "lô xô" cùng các hoạ tiết trang trí truyền thống của Việt Nam tạo nên một tổng thể cản quan kiến trúc của một đô thị cổ tiêu biểu với kiến trúc truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, là cái nôi văn hóa của người Việt. Đây cũng là đặc trưng cho một di sản đô thị cổ Châu Á.
Giá trị di sản của tổng thể kiến trúc đó là ý tưởng khởi nguyên cho việc xây dựng hình thành Thăng Long cùng với Hoàng Thành, khu Phố Cổ đã giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu đô thị đặc thù của kinh đô Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Tổng thể khu Phố Cổ Hà Nội là một khu phố thị dân gian, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của thủ đô Hà Nội. Đặc điểm dân gian thể hiện trong các tổ chức xây dựng phường, phố và công trình kiến trúc, trong đó có sự hoà trộn đồng thời của những yếu tố, chức năng kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tạo nên những giá trị riêng biệt, độc đáo của cấu trúc hình thái không gian đô thị sống động. Đó là một dạng cấu trúc đô thị truyền thống Việt Nam điển hình.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu Phố Cổ Hà Nội luôn có một sức sống riêng để tồn tại, thích nghi và phát triển vừa bảo lưu được những nét riêng độc đáo. Đó là mạng lưới đường phố, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên, cách chia nhỏ mặt đứng kiến trúc đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hòa của không gian kiến trúc với những đặc tính động, luôn thay đổi khá bất ngờ gây cho con người một cảm giác vừa sôi động vừa như náo nhiệt của trung tâm thương mại khổng lồ, vừa như sa vào không gian tĩnh lặng cổ kính được thể hiện qua những đầu đao, mái ngói ... được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
2.1.3.3. Giá trị của một trung tâm kinh tế
Do ở vị trí đầu mối giao thông thuận tiện cho việc trao đối sản phẩm mà dẫn đến đô thị ngày càng phát triển, nhất là vào cuối triều Lê đầu triều Nguyễn. Số dân cư không ngừng tăng lên, để phát triển mau chóng thành khu trung tâm kinh tế của cả Kinh thành. Trong phạm vi Phố Cổ, phần lớn mọi hoạt động là buôn bán và còn lại là sản xuất. Một số bến bên ven sông Nhị Hà (sông Hồng) như An Hoa, Cơ Xá ... là nơi tập trung tấp nập của các thuyền buôn trong và ngoài nước. Ngoài ra, hoạt động thương mại mạnh mẽ nhất của khu phố cổ còn có mạng lưới chợ: chợ Bạch Mã (Hàng Buồn), chợ Cầu Đông (Hàng Đường) ... các thương nhân Anh, Pháp, Trung Quốc ... cũng đến đây buôn bán và lập các thương điểm.
Từ những giá trị kể trên có thể nói rằng khu "36 phố phường" xưa là tài sản có giá trị kinh tế và văn hóa của Hà Nội, của đất nước. Nó xứng đáng trở thành di sản văn hóa của đất nước và có khả năng đệ trình để trình unesco công nhận là di sản văn hóa của thế giới.
Giữ gìn Khu Phố Cổ Hà Nội là giữ gìn một dấu ấn bản sắc cho đô thị Hà Nội; làm cho Hà Nội trong tương lai có được những không gian hiện đại .. Khu Phố Cổ Hà Nội đang được Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền thành phố rất quan tâm trong việc bảo tồn, cải tạo, phát triển là những khu vực hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tạo đà phát triển kinh tế du lịch Hà Nội và cho đất nước. Thăm khu phố Cổ Hà Nội, khách tham quan hiểu được sinh hoạt và truyền thống "ngàn năm văn hiến"góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, trong quá trình hội nhập quốc tế mà vẫn giữ được bản sắc.
2.2. Đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch ở khu Phố Cổ Hà Nội
2.2.1. Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu phố cổ
Khu phố cổ Hà Nội - hay còn gọi là khu 36 phố phường là một sản phẩm đặc biệt phong phú, quý giá của lịch sử. Thông qua đấy sẽ thấy được cả một quá trình phát triển lịch sử về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật... mà đô thị này đã trải qua trên suốt quãng đường kéo ngót 10 thế kỷ.
Đối chiếu với bản đồ Hà Nội hiện nay chúng ta thấy ranh giới của khu phố cổ về cơ bản đã nằm trọn trong địa bàn của Quận Hoàn Kiếm, một quận có diện tích nhỏ nhất trong các quận nội thành ở thủ đô (chỉ có 4,5 km2).
Toàn bộ khu phố cổ bao gồm 10 phường và 76 tuyến phố. Trong đó có hai phường có thêm một phần diện tích đất ở bên ngoài và ranh giới khu phố cổ là phường Hàng Bông và phường Lý Thái Tổ. Đó là phường Hàng Bạc, phường Hàng Mã, phường Hàng Đào, phường Đồng Xuân, phường Hàng Bồ, phường Hàng Gai, phường Hàng Bông, phường Hàng Buồm, phường cửa Đông và phường Lý Thái Tổ.
Các tuyến phố trong phạm vi phố cổ Hà Nội
(Theo quyết định số 45/1999/QĐ - UB ngày 04/06/1999 của
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Số TT
Tên Phố
Số TT
Tên Phố
1
Bát Đàn
20
Đồng Xuân
2
Chả Cá
21
Đường Thành
3
Cao Thắng
22
Gầm Cầu
4
Cầu Đông
23
Gia Ngư
5
Cầu Gỗ
24
Bát Sứ
6
Chợ Gạo
25
Hàng Đậu
7
Cửa Đông
26
Hàng Điếu
8
Đào Duy Từ
27
Hàng Cá
9
Đinh Liệt
28
Hàng Cân
10
Hàng Đồng
29
Hàng Chai
11
Hàng Đường
30
Hàng Chĩnh
12
Hàng Gai
31
Hàng Chiếu
13
Hàng Gà
32
Hàng Cót
14
Hàng Giấy
33
Hàng Da
15
Hàng Giầy
34
Hàng Đậu
16
Hàng Hòm
35
Hàng Mành
17
Hàng Khoai
36
Hàng Mã
18
Hàng Lược
37
Hàng Mắm
19
Đông Thái
38
Hàng Muối
Số TT
Tên Phố
Số TT
Tên Phố
39
Hàng Ngang
58
Lương Ngọc Quyến
40
Hàng Nón
59
Mã Mây
41
Hàng Phèn
60
Ngõ Gạch
42
Hàng Quạt
61
Ngõ Trạm
43
Hàng Rươi
62
Nhà Hảo
44
Hàng Thiếc
63
Nguyễn Hữu Huân
45
Hàng Thùng
64
Nguyễn Quang Bích
46
Hàng Tre
65
Nguyễn Siêu
47
Lãn Ông
66
Nguyễn Thiệp
48
Hàng Vải
67
Nguyễn Văn Tố
49
Hà Trung
68
Nguyễn Thiện Thuật
50
Hàng Bạc
69
Ô Quang Chưởng
51
Hàng Bè
70
Phùng Hưng
52
Hàng Bông
71
Trần Nhật Duật
53
Hàng Bồ
72
Thanh Hà
54
Hàng Buồm
73
Tạ Hiền
55
Hàng Bút
74
Thuốc Bắc
56
Lò Rèn
75
Tô Tịch
57
Lương Văn Can
76
Yên Thái
2.2.2. Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế
Giá trị của quần thể kiến trúc độc đáo gắn liền với các làng nghề thủ công truyền thống trong khu phố cổ được xem là một tiềm năng kinh tế nếu đặt đúng vào vị trí kinh doanh của ngành "Công nghiệp không khói" - ngành du lịch.
Trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của Thăng Long Hà Nội, sản phẩm hàng hóa thủ công nghiệp đã được xuất khẩu sang các nước ngay từ những thế kỷ đầu hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long và hiện nay, với nền kinh tế hàng hóa phát triển, càng có điều kiện để các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển và xuất khẩu hàng hóa .
Ngày nay, nhu cầu văn hóa, giao lưu quốc tế đã thúc đẩy công nghiệp du lịch phát triển ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Song bất cứ một nền kinh tế nào muốn phát triển đều phải có những nguyên liệu cần thiết cho nó. Ví dụ: muốn phát triển công nghiệp dầu khí phải có mỏ dầu, muốn phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo phải có mỏ kim loại...Công nghiệp du lịch cũng vậy, muốn phát triển phải dựa trên các nguồn nguyên liệu chính là di sản văn hóa.
Khu phố cổ Hà Nội chính là nơi hội tụ nhiều giá trị đặc sắc về một cảnh quan kiến trúc đô thị độc đáo, những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, những di tích cách mạng, những lễ hội truyền thống, những nghệ nhân và thủ công tạo các sản phẩm thủ công cổ truyền, chế biến các món ăn dân tộc, những hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian .. là nguồn nguyên liệu vô tận để có thể phát triển công nghiệp du lịch. Và chính từ đó công tác bảo tồn di sản văn hóa được gắn liền với các hoạt động văn hóa - du lịch và đó cũng là cách tốt nhất làm sống lại những di tích là sự hỗ trợ quan trọng cho công tác bảo tồn.
Việc đưa di sản văn hóa vào khai thác trong ngành du lịch là biện pháp quan trọng để có thể cứu sống khỏi sự tàn phá của thời gian tạo điều kiện để di sản hoà nhập với đời sống kinh tế xã hội, một biện pháp quan trọng để "lấy di sản nuôi di sản.
Bên cạnh, thông qua các dịch vụ về du lịch, các di sản văn hóa, lối sống, văn hóa ẩm thực .. còn góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và các quan hệ kinh tế với nhau giữa các nước, thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường, trước hết là bảo vệ chính các di sản đó sau là góp phần vào sự giao lưu văn hóa, hình thành tinh thần hữu nghị và ý thức hòa bình, tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
2.2.2.1. Tiềm năng các công trình di tích.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu quốc tế, thì khu Phố Cổ là một trong những khu vực cuối cùng của Châu Á còn giữ được cố kết và dấu vết lịch sử trong sự phát triển. Các nhà "hình ống" còn lại, tuy không còn được san sát như ngày nào "Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu" nữa, nhưng đường phố ngang dọc bàn cờ vẫn đó, hệ thống các di tích vẫn tồn tại, vẫn là những vật chứng cho lịch sử ngày nay, các tên phố hầu như không thay đổi. Và trong không gian đô thị vẫn bảo tồn được phương thức cư trú và cách xử lý xã hội trong không gian. Và khu phố cổ Hà nội, được kiến nghị xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc đô thị cấp quốc gia.
Toàn bộ khu phố cổ này là một bộ sưu tầm minh họa các mẫu kiến trúc của các thể loại công trình từ cuối thế kỷ 19 đến nay. Nằm ở quận Hoàn Kiếm, khu phố cổ tập trung được các địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa cùng các ngôi nhà khác có đóng góp vào đặc trưng khu vực, phản ánh sự phát triển về văn hóa, xã hội của thành phố. Các địa điểm độc đáo đặc trưng cho khu phố cổ này cần được duy trì. Bảo tồn và nâng cao.
Bảng tổng hợp tình hình di tích trong khu phố cổ - 2001
Số
TT
Tên Phường
Mức độ quản lý
Loại hình di tích
Tổng số
Đã xếp hạng
Chưa Xếp hạng
Đình
Đền
Chùa
Miếu - Am
DT cách mạng
1.
Cửa Đông
9
2
7
2
1
1
0
5
2.
Đồng Xuân
15
2
13
6
3
1
1
4
3.
Hàng Bạc
15
0
15
7
4
0
0
4
4.
Hàng Bông
10
0
10
4
3
0
0
3
5.
Hàng Bồ
4
2
5
4
1
1
1
0
6.
Hàng Buồm
19
1
18
9
6
0
4
0
7.
Hàng Đào
14
3
11
7
3
1
1
2
8.
Hàng Gai
15
1
14
10
2
0
1
2
9.
Hàng Mã
10
1
9
3
2
2
0
3
10.
Lý Thái Tổ
16
3
13
6
5
1
0
4
Khu phố cổ Hà Nội hiện nay được khoang vùng được bảo vệ theo Quyết định số 70 BXĐ/KT-QH, ngày 30/03/1995 của Bộ Xây Dựng, gồm các phường: Đồng Xuân, Cửa Đông, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã và một phần đất của phường Lý Thái Tổ.
Một số loại hình di tích kiến trúc vốn nổi tiếng trong lịch sử như chợ, cầu đá, trường học, cổng phố ... hiện không còn nữa. Các di tích này hiện chỉ được bảo tồn trên các nguồn tư liệu ảnh, bản vẽ và ghi chép, miêu tả của người đương thời để lại, xin không trình bày ở luận văn.
2.2.2.1.1. Di tích cư trú (kiến trúc nhà ở kiêm nhà hàng)
Tham gia đóng góp vào không gian phố cổ Hà Nội phải nói đến kiến trúc nhà ở được hình thành ở dọc 2 bên phố. Nhà ở phố cổ thật muôn hình muôn vẻ, thể hiện ở sự khác nhau về bình đồ nhà, về tổ chức các không gian trong nhà về kết cấu, về xử lý nghệ thuật mặt tiền. Trong sự muôn vẻ đó nổi lên những đặc trưng chung:
- Về bình đồ có dạng nhà ống là chiếm đa số. Mặt tiền nhà rộng từ 2m - 4m - 5m sâu từ 10m - 20m - 30m; cá biệt có nhà sâu 50m - 60m; nhà thông 2 phố. Nhà hình ống thường sâu nông mà có từ 1 đến vài ba sân trong để ánh sáng cho thông thoáng. Cấu trúc không gian là theo kiểu "kín - hở' và "đặc rỗng", là đặc trưng của nhà cổ trong các đô thị cổ ở Việt Nam và cũng thấy có sự tương đồng trong nhiều đô thị cổ ở vùng Đông Nam Á, nhưng kiến trúc cổ của họ đã bị mất dần do đô thị hóa, còn ở Hà Nội, Hội An của ta vẫn còn giữ lại được khá nhiều công trình còn nguyên vẹn.
- Kết cấu chính nhà cổ bằng gỗ, kết hợp gạch xây. Bộ vì kèo gỗ được làm theo kiểu nhà dân gian truyền thống lợp mái ngói vẩy cá; nhà có gác, hoặc gác lửng bằng gỗ. Nhà làm đầu thế kỷ XX có sàn vữa bằng gạch trên dầm gỗ lim; mái gói Tây có trần.
- Mặt tiền trong nhà là một trong các cơ sở để nhận dạng ra các loại nhà được xây dựng ở các thời điểm khác nhau. Trên dãy phố cổ hiện tại ta còn nhận ra các dạng nhà sau:
+ Nhà xây cuối thế kỷ XIX (trước năm 1890) nhà có mặt tiền là loại một tầng có gác xép. Nét đặc trưng là mặt tiền được giới hạn bởi hai tường hội giật cấp (2-3 cấp) theo dốc mái; hai đầu đỉnh ái có đấu trục gạch. Phần tường gác xép xây đặc, hoặc có cửa sổ nhỏ được trang trí bằng gạch men hình hoa, hoặc chấn song gỗ hình con tiện chạy suốt mặt tiền. Khi phần cửa ở dưới đóng toàn bộ; thì phần cửa thoáng ở trên chính là để lấy ánh sáng và thông thoáng cho nhà. Nhiều nhà vì lý do chống trộm và để an toàn, phần cửa thoáng này sau cũng đã được bịt kín.
+ Nhà xây đầu thế kỷ XX. Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, cùng với việc uốn nắn sửa đường, làm hè các gian nhà trông ra hè phố được làm lại bằng gạch; phần lớn xây 2-3 tầng. Tầng 1 làm cửa tầng, tầng trên để ở; mặt tiền nhà xây gạch chịu ảnh hưởng của kiến trúc châu Âu thông qua các kiểu biệt thự đã xây ở các khu vực khác.
+ Nhà có ban công mặt tiền từ 2 ban công trở lên thường phân thành 3 khoảng cảm giác như 3 gian theo các đố trụ gạch. Khoảng giữa có cửa đi ra ban công; hai hông bên là cửa sổ trang trí hoa sắt bảo vệ. Trụ tường với các thể loại thức cột cổ điển châu Âu, các mi cửa sổ, cửa đi được trang trí gờ chỉ, hoa lá. Mặt tường nhà thường là các ban lan can và tường hoa chắn những không gian truyền thống trong lòng không gian hiện đại...
Theo thống kê tháng 8 năm 2002 của ban quản lý phố cổ Hà Nội thì khu phố cổ Hà Nội hiện còn 306 ngôi nhà cổ mà các nhà kiến trúc trực tiếp quản lý và khảo sát gọi là "Nhà truyền thống". Cụm từ "nhà truyền thống" xuất hiện bởi hầu hết các kiến trúc này. Phố có nhiều nhà cổ nhất Hà Nội là phố Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Đường... song các ngôi nhà cổ này hiện chỉ còn đơn lẻ giữa kiến trúc của phương Tây đầu thế kỷ 20 hoặc những ngôi nhà mới được xây dựng cải tạo theo lối kiến trúc hiện đại. Thỉnh thoảng mới có 2-3 nhà cổ san sát nhau. Trong số 306 ngôi nhà cổ, thì chỉ có khoảng 10% ở trong tình trạng bảo quản tốt; số còn lại hoặc là xuống cấp nghiêm trọng hoặc ít nhiều bị biến thể.
2.2.2.1.2. Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng.
Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu phố cổ rất phong phú, đó là: đền, đình, chùa theo kiểu kiến trúc truyền thống của người Việt. Ngoài ra còn có nhà thờ đạo Hồi (quen gọi là chùa Tây Đen). Nhà thờ Tin Lành (cạnh chợ Hàng Da), các hội quán người Hoa. Các thể loại công trình kiến trúc này có những đặc trưng của riêng mình.
Số lượng các tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố Cổ Hà Nội.
Số TT
Loại hình di tích
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Đình
52
53,6
2
Đền
29
29,9
3
Chùa
06
6,2
4
Quán
02
2,06
5
Nhà thờ họ
06
6,2
6
Hội quán
02
2,06
7
Miếu
02
2,06
Tổng cộng
99
100%
* Đình
Về số lượng và phân bố của đình: theo tư liệu kiểm kê của ban Quản Lý di tích và danh thắng Hà Nội cho biết, trong khu Phố Cổ 52 đình phân bố trên 37 phố. Phố có nhiều đình nhất là phố Hàng Bông (5 đình), Hàng Bạc (4 đình), Hàng Đào (2 đình), số còn lại 4 phố có 2 đình, 29 phố có 1 đình.
Bảng phân bố đình trong khu Phố Cổ
Số TT
Tên đình
Địa chỉ
Các vị thần được thờ
Phố
Phường
1
Yên Nội
33 Hà Trung
Cửa Đông
Thành Hoàng Và Từ Đạo Hạnh
2
Vũ Du
42 Hàng Da
Cửa Đông
Lê Công Hành
3
Hàng Giấy
83 Hàng Giấy
Đồng Xuân
Bạch Mã
4
Nghĩa Lập
32 Hàng Đậu
Đồng Xuân
Đức Thánh Trần
5
Nguyễn Khiết
56 Trần Nhật Duật
Đồng Xuân
Bản Cảnh Thánh Hoàng
6
Phúc Lâm
2 Gầm Cầu
Đồng Xuân
Thánh Mẫu
7
Phương Trung
18 Đồng Xuân
Đồng Xuân
Uy Phủ Đại Dương
Bà Chúa Chợ
8
Thanh Hà
10 Ngõ Gạch
Đồng Xuân
Trần Lựu
9
Dũng Hãn
45 Hàng Bạc
Hàng Bạc
Linh Lang
10
Đại Lợi
50 Gia Ngư
Hàng Bạc
Cao Sơn; Bạch Mã;
Linh Lang
11
Kim Ngân
42 Hàng Bạc
Hàng Bạc
Tổ Nghề Vàng Bạc;
Linh Lang
12
Nhiễm Hạ
1 Hàng Bạc
Hàng Bạc
Thành Hoàng (Thờ Vọng)
13
Trung Yên
10 Trung Yên
Hàng Bạc
Vị Quan Thời Mạc
14
Trương Thị
50 Hàng Bạc
Hàng Bạc
Tổ Nghề Vàng Bạc;
Linh Lang
15
Đông Thành
7 Hàng Vải
Hàng Bồ
Huyền Thiên Trấn Võ
16
Lò Rèn
1 Lò Rèn
Hàng Bồ
Tổ Nghề Rèn
17
Nhân Nội
33 Bát Đàn
Hàng Bồ
Bạch Mã
18
Tân Khai
44 Hàng Vải
Hàng Bồ
Thiết Lâm, Bạch Mã;
Tô Lịch
19
Đông Mỹ
127 Hàng Bông
Hàng Bông
Thái Uý Quốc Công
20
Kim Hội
95 Hàng Bông
Hàng Bông
Trần Hưng Đạo
21
Lương Ngọc
65A Hàng Bông
Hàng Bông
Thành Hoàng Làng
Lương Ngọc - Hưng Yên
22
Đình Thái Úy
120 Hàng Bông
Hàng Bông
Lý Thường Kiệt
23
Đông Thái
6 Đông Thái
Hàng Buồm
Bạch Anh Phu Nhân
24
Hương Bài
90 Trần Nhật Duật
Hàng Buồm
Nguyễn Trung Ngạn
25
Phất Lộc
46 Ngõ Phất Lộc
Hàng Buồm
Nguyễn Trung Ngạn
26
Phúc Lộc
6 Lương Ngọc Quyến
Hàng Buồm
Nguyễn Trung Ngạn
27
Phương Đình
20 Nguyễn Xiêu
Hàng Buồm
Nguyễn Văn Siêu
28
Hàng Giầy
16 Ngõ Hà Tượng
Hàng Buồm
Tổ Nghề Giầy Phan Đức Chính; Phạm Sỹ Bảo; Phạm Thuần Chính
29
Quan Đế
28 Hàng Buồm
Hàng Buồm
Quan Công
30
Ưu Nghĩa
2A Nguyễn Hữu Huân
Hàng Buồm
Nguyễn Trung Ngạn
31
Tử Dương
8 Hàng Buồm
Hàng Buồm
Các Phúc Thuần
32
Duyên Hưng
5 Hàng Ngang
Hàng Đào
Không Rõ
33
Đông Môn
8 Hàng Cân
Hàng Đào
Mộu Thoải
34
Đồng Thuận
27 Hàng Cá
Hàng Đào
Lý Tiến
35
Đức Môn
38 Hàng Đường
Hàng Đào
Ngô Văn Long
36
Hoa Lộc
90a Hàng Đào
Hàng Đào
Triệu Quang Phụ._. trời, mái ngói mũi hàn và tạo môi trường bằng các chậu cảnh và đã được khánh thành ngày 27 tháng 10 năm 1999. Ngôi nhà này đã đánh dấu sự thành công bước đầu của những người làm công tác quản lý và bảo tồn phố cổ Hà Nội.
Hy vọng rằng sau 2 ngôi nhà này, các nhà kiến trúc sư và ban quản lý phố cổ để tìm ra được những biện pháp để bảo tồn phố cổ Hà Nội trên diện tích rộng.
Sẽ thật là thiếu sót nếu công tác bảo tồn cảnh quan và kiến trúc khu phố cổ không được gắn liền với việc cải tạo và tu sửa tại những điều kiện cơ sở hạ tầng. Bởi vì đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thực hiện phát triển tại một điểm du lịch. Phải làm sao để di tích được bảo tồn, tránh xuống cấp và vẫn giữ được vẻ thân thuộc từ ngàn xưa mà ông cha ta đã để lại. Đừng để "bầu không khí của Hà Nội sẽ mất đi như đã xảy ra đối với nhiều thủ đô khác khu vực Đông Nam Á".
3.1.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc
Vật chất và tinh thần luôn gắn liền với nhau. Nếu những kiến trúc là phần "xác" thì ở đây văn hoá chính là phần "hồn" của khu phố Cổ. Thời gian tác động tới một tốc độ rất ghê gớm và nếu chúng ta không lưu tâm đề phòng thì chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn lại gì. Bảo tồn phố Cổ cũng đồng nghĩa với bảo tồn một đời sống, một không khí văn hoá truyền thống, và cũng có nghĩa là tạo lên một không gian văn hoá xã hội đặc trưng của đo thị Thăng Long - Hà Nội truyền thống.
Trong khoảng một thế kỷ trở lại đây, khu phố cổ Hà Nội chính đã làm một tổng thể hỗn hợp của các loại hình văn hoá Đông - Tây, hiện đại và truyền thống, phong kiến nửa thực dân, giữa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Sự giao lưu văn hoá như vậy đối với một đô thị là một hiện tượng bình thường và tất yếu trong xã hội văn minh. Chúng ta không thể giữ mãi một lập trường bảo thủ, hoài cổ.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong khi chấp nhận những xu thế văn hoá đương đại, hoà nhập vào dòng chảy của văn hoá toàn cầu, khu phố cổ Hà Nội phải vẫn không đánh mất đi bản sắc văn hoá độc đáo của mình, tạo nên được một "sự hồn dung nhuần nhuyễn những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, cổ truyền và hiện đại".
Có thể nói rằng, điều cốt lõi nhất trong việc bảo tồn, tu tạo khu phố cổ Hà Nội không thể để chủ yếu giữ lại cái phần xác của nó, mà là làm sống dậy phần hồn, bảo tồn một không gian văn hoá xã hội đô thị truyền thống xưa.
Để làm được vấn đề không giản đơn này, trước hết chúng ta phải:
- Giữ nguyên tất cả các tên phố gắn liền với một số di tích địa hình xưa như: Cửa Đông, Đường Thành, Cầu Gỗ,... gắn với những phố phường thủ công truyền thống và buôn bán xưa như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Quạt, Hàng Thiếc,...
- Sử dụng "Phần lõi bên trong của các cơ sở truyền thống để bảo tồn những ngành nghề xưa - mà sản phẩm của nó có thể phục vụ cho cuộc sống hôm nay (như đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch, một tấm lụa, một chiếc nón, một đồng bạc,...) - tạo nên nét văn hoá kinh doanh sầm uất của chốn Kẻ Chợ xưa. Đồng thời, các cơ sở này cũng có thể trở thành nơi thăm quan cho khách du lịch, giống như ở Thái Lan.
- Kết hợp với những di tích lịch sử vốn có (giống trường hợp chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường) tạo thành một không gian cây xanh kết hợp với việc bảo tồn di tích kiến trúc, đồng thời cũng tạo cho người dân có một điểm "thư giãn" trong cuộc sống chen chúc chật hẹp ngày thường.
- Tạo "không gian giao tiếp" với một số công trình dịch vụ sinh hoạt cộng đồng văn hoá, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Đồng thời nâng cấp tinh thần văn hoá, truyền bá cho mọi người về nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc ta.
- Khôi phục lại những lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống, và nếp sinh hoạt cộng đồng độc đáo của dân cư phố Cổ.
- Chọn một không gian thích hợp để thành lập những bảo tàng về các nghề thủ công truyền thống trong kiến trúc cổ, thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm và liên hoan du lịch giới thiệu cho du khách về những đặc sắc của văn hoá phố Cổ.
- Thành lập thêm nhiều khu phố ẩm thực với những phong cách đặc sắc riêng cải tạo phố Hàng Buồm thành khu phố đi bộ, ẩm thực theo dự án để giới thiệu về loại hình văn hoá hấp dẫn này, giúp cho khách thăm quan thêm hiểu, yêu mến và lui tới với nghệ thuật này.
- Sắp xếp lại quy hoạch các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội sao cho phù hợp với mục đích bảo tồn các giá trị văn hoá nơi đây, thể hiện đúng với tinh thần của mục tiêu "Phát triển du lịch là sự nghiệp của toàn dân" của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Võ Thị Thắng.
- Tổ chức và tăng cường các hoạt động marketing hiệu quả hơn nữa về Hà Nội, trong đó các khu phố Cổ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch.
- Giữ gìn một môi trường "xanh, sạch, đẹp" hoà nhập với kiến trúc, cảnh quan phố Cổ, tạo sức sống trường tồn của một dân tộc Việt Nam đầy bản lĩnh và sắc thái văn hoá.
3.2. Một số mô hình thu hút khách du lịch tới phố Cổ Hà Nội
Bất cứ một nền kinh tế nào muốn phát triển được đều phải có những nguyên liệu cần thiết để hoạt động. Và ngành công nghệ du lịch cũng vậy, muốn phát triển được trước tiên phải đưa vào những nguyên liệu của nó là những cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hoá. Tuy nhiên, kết quả có tạo ra được những sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng hay không lại phụ thuộc phần lớn vào tài năng sử dụng khéo léo của những người làm chủ.
Chúng ta có thể điểm qua một vài quốc gia trên thế giới đã thành công trong lĩnh vực khai thác này. Đầu tiên phải kể tới sự tài ba của người Trung Quốc. Họ đã có thể sử dụng và khai thác triệt để những Vạn Lý Trường Thành, Cố cung - Thiên An Môn (Bắc Kinh), Lăng mộ binh mã thời Tần (Thiểm Tây), Tháp truyền hình cao nhất Châu Á - Minh Châu, đến cánh điều Duy Phương (Sơn Đông),... để đưa nền kinh tế lên cao.
Người Tây Ban Nha cũng đã xuất khẩu tại chỗ "bãi tắm và ánh nắng" cùng các lễ hội, công trình tôn giáo và cả những cuộc thi đấu bò tót truyền thống để thu hút về mỗi năm khoảng 10 tỷ đô la với 50 triệu lượt khách thăm quan du lịch.
Có những quốc gia tập trung chú trọng vào phong cách thời trang đặc trưng của từng thời kỳ để tạo nên lực hút đối với du khách. Đối với người Pháp, họ cho những người gác cổng mặc trên mình những chiếc áo giáp sắt gióng như các kỵ sỹ thời Trung cổ. Còn người Italia thì lại cho các nhân viên phục vụ trong khách sạn ăn mặc giống như các nhân vật trong các bức tranh treo tại phòng ở các quý tộc thời xưa,... Với người Hungari, thì họ lãi giữ nguyên các lâu dài cổ với tất cả những cảnh quan và tiện nghi của nó để tạo thành những khách sạn, phục vụ hoạt động lưu trú của du khách.
Sở dĩ trong những quốc gia này đạt được những thành quản lớn lao về du lịch như vậy là do họ đã nắm bắt được, biết khai thác và kết hợp những tiềm năng sẵn co để thu hút du khách mà vẫn giữ được nét bản sắc văn hoá riêng của chính mình. Đây chính là một kinh nghiệm quý báu và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của nước ta học tập.
Chúng ta đã có một phố Cổ Hà Nội với những đường nét xưa, đồng thời lại gắn liền với cuộc sống hiện tại. Đó chính là một lợi thế lớn mà nếu chúng ta biết cách khai thác một cách bền vững thì sẽ tạo ra một nguồn thu không nhỏ đối với các dịch vụ tại điểm du lịch, hấp dẫn du khách khiến họ đến và quay trở lại hoặc giới thiệu với bạn bè.
Cần phải nhận thức rằng: Du khách tìm hiểu văn hoá của một khu vực, một quốc gia không chỉ là tìm đến với những giá trị văn hoá cổ truyền mà còn muốn sống với không khí cuộc sống hiện tại, đắm mình vào thực thể vào một nếp sống dưới một nếp nhà cổ truyền thống. Điều này có nghĩa là không chỉ có những khách sạn, nhà hàng cao cấp mới đáp ứng được những nhu cầu của những vị khách khó tính. Bởi: "Nếu Hà Nội có những toà nhà chọc trời như BangKok thì người ta cũng chẳng cần đến Hà Nội làm gì?
Để điều này trở thành hiện thực, trước hết, "phố Cổ phải là một bảo tàng sống động bằng không gian kiến trúc xưa cộng với cuộc sống đời thường", và hơn nữa là kế sinh nhai, là cách làm giàu cho người dân ở đây. Xu hướng cho người du lịch đến thuê những nhà dân hứa hẹn một xu hướng khả thi trong việc giới thiệu văn hoá và thu lợi nhuận. Đây là một hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Điều này đã được minh chứng qua một số điểm du lịch của nước ta. Du khách thích thú vì được sống trong những ngôi nhà đơn sơ giữa cảnh núi rừng đơn sơ, mộc mạc tại Bản Lác - Mai Châu, chèo mái trên những nhà thuyền bên sông Hương êm đềm, lãng mạn trong "Festival Huế"; hay ở một ngôi nhà cổ tại khu nhà cổ Hội An với cảm giác ngỡ mình đang đắm mình trong một thời kỳ xa xưa, bình dị, chứ không phải là một du lãng nơi đất khách quê người. Hơn nữa, chính sách giá cả lại khá phù hợp với giá thuê chỗ ở khoảng 20USD/ngày và khoảng 10USD cho ăn uống. Sự phát triển nhu cầu của loại hình này không ngừng được tăng lên và có thể nói đây là một giải pháp trong vô vàn những giải pháp bảo tồn và tôn tạo khu phố Cổ. Hướng đi này khẳng định sự đúng đắn và phù hợp của nó với những đề xuất mà đồng chí Võ Văn Kiệt đã nêu ra: "Nên cho phép ngôi nhà cổ được nhận khách đến ở theo cách: "Lấy di tích nuôi di tích" với điều kiện giữ nguyên hiện trạng kiến trúc, cảnh quan và bảo vệ môi trường".
Trước hết, mục tiêu trước mắt là nên thay vì sử dụng ngôi nhà 87 Mã Mây và 38 Hàng Dầu với mục tiêu tham quan, thì ta có thể cho một nhóm người hay một gia đình thuê ngắn hạn cư trú tại địa điểm này. Còn với mặt sau phố Cổ, là một tiềm năng lớn để phát triển thành một khu phố du lịch có tính văn hoá cao, có đầy đủ các nhà hàng dân tộc, khách sạn, có các nhà hàng lưu niệm, phòng triển lãm trưng bày tranh phố cổ xưa, các nơi vui chơi giả trí với những trò chơi dân gian, các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật ngoài trời,... trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Bên cạnh đó, phải kể đến một phần không thể thiếu được của văn hoá dân tộc là các di tích đình, đền, chùa và đặc biệt là những sự kiện, lễ hội tập trung trong lòng phố Cổ.
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, triển lãm "Làng nghề truyền thống", "Liên hoan du lịch", "Tuần lễ văn hoá thể thao" hay những cuộc triển lãm sách và các cuộc thi viết về Hà Nội,... được diễn ra long trọng và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người, đặc biệt là du khách quốc tế. Có thể nói, đây là một trong những phương pháp giới thiệu và tiếp cận du khách rất hiệu quả. Do đó chúng ta cần đẩy mạnh những hoạt động thiết thực này một cách rộng rãi hơn, thường xuyên hơn, nhằm tạo ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Nên thường xuyên tổ chức những cuộc thi, những buổi biểu diễn dành cho những người tác tạo nên các sản phẩm văn hoá cổ truyền, chế biến các món ăn dân tộc, các sản phẩm thủ công truyền thống, những "nghệ nhân có bàn tay vàng" để họ có cơ hội thể hiện tài năng đồng thời tạo ra thu nhập; giúp họ có thể tập trung vào việc giữ gìn và phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật của cha ông đã để lại; đồng thời tạo điều kiện cho những sản phẩm văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc được trường tồn.
Thưởng thức món ăn là một nghệ thuật cảm nhận bằng tổng thể mọi giác quan vậy tại sao chúng ta lại không đưa những món ăn dân tộc đó trở về đúng chỗ của chúng? Du khách quốc tế đến với phố Cổ Hà Nội để hoà nhập vào hồn, vị "dân tộc" của những món ăn. Do đó nếu chúng ta biết khai thác và phát huy tốt khía cạnh này, thì chắc chắn sẽ còn thu được những thành quả hữu hiệu hơn. Ví dụ như hiện nay đã có quán ăn Ngon ở phố Phan Bội Châu là đi tiên phong trong việc sử dụng hình thức phục vụ và trang trí trong nhà hàng theo kiểu cổ. Nhà hàng xây dựng ngoài trời với những dãy bàn ghế gỗ, mây tre đan với những chiếc ô lớn che trên cao, cây xanh trồng xen kẽ tạo cảm giác thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên. Các món ăn được nấu nướng tại chỗ cho khách tận mắt nhìn thấy cách chế biến. Nhân viên phục vụ mặc những chiếc áo lụa, áo cách tân vừa gợi lên không khí cổ xưa mà vẫn hết sức tiện lợi và hiện đại.
3.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch
Trong thời gian vừa qua ngành du lịch Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể trong việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá du lịch. Không như những năm trước đây Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến việc quảng bá, marketing hình ảnh của đất nước mình thì nay, với sự gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, chúng ta đã ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động đó. Chúng ta nên tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của ngành du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Thu hút được khách du lịch quốc tế sẽ là một lợi thế lớn và nâng cao kinh tế đất nước ngang tầm khu vực, sánh ngang với các nước công nghiệp du lịch phát triển mạnh mẽ và ngành du lịch được coi là Quốc sách như Singapore, Thailand,... Sau đây là một số gợi ý cho việc đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch:
- Làm phim "Hanoi Emotions" bằng 05 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Mỹ, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn Quốc để quảng bá vẻ đẹp Hà Nội ra thế giới. In ấn, nhân bản hàng chục ngàn bản sách tập gấp, đĩa, phim về Du lịch Hà Nội.
- Nằm trong chiến dịch Quảng bá Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai xây dựng làm biển quảng cáo tấm lớn cho chiến dịch quảng bá Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn - Vietnam the hidden charm.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu và hoàn thiện trang Web của Sở du lịch HN, Tổng cục Du lịch Việt Nam,...
- Nâng cấp, duy trì và hoạt động tốt các quầy thông tin du lịch trong việc cung cấp thông tin và quảng bá cho du lịch Hà Nội.
- Tích cực tham gia các hoạt động liên hoan, hội chợ du lịch của các địa phương như: liên hoan du lịch hướng về cội nguồn do 3 tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái tổ chức; lễ hội năm du lịch Quảng Nam; liên hoan du lịch 13 Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tại An Giang; festival biển tại Bà Rịa, liên hoan du lịch Nghệ An; Tham gia Triển lãm du lịch Quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh; Tuần lễ văn hoá
- Du lịch Tuyên Quang.. Đặc biệt, tại Festival Huế, tham gia triển lãm bên lề Hội nghị Bộ trưởng tại Hội An; hội chợ triển lãm xúc tiến Du lịch - Thương mại Quốc tế Thái Nguyên...
- Tiếp tục đẩy mạng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành trong cả nước, liên kết chặt chẽ với các nhà đầu tư, các chủ dịch vụ du lịch để giảm giá thành chương trình du lịch thu hút thêm nhiểu du khách.
- Phối hợp với văn phòng dại diện hàng không Việt Nam và văn phòng đại diện Thương mại Hà Nội tại Tokyo (Nhật Bản) và nhiều thành phố khác nữa trên thế giới để cung cấp thông tin tư liệu du lịch phục vụ các hoạt động quảng bá xúc tiến tại Nhật Bản và một số thị trường trọng điểm như: Mỹ, Châu Âu...
3.4. Tổ chức và quản lý lực lượng kinh doanh du lịch theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, chuyên môn hoá cao
Để sự phát triển của du lịch không bị phân tán dẫn đến giảm chất lượng, việc sắp xếp lại lực lượng lao động trong ngành du lịch theo hướng đa dạng hoá ngành nghề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Cần tập trung xây dựng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế mạnh, tiếp tục sát nhập và cổ phần hoá để tăng cường vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, trang bị các cơ sở vật chất đồng bộ, lực lượng cán bộ công nhân viên có chất lượng nghiệp vụ cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Một khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khu phố Cổ là đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Một hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn tại những điểm du lịch văn hoá như phố Cổ Hà Nội, đòi hỏi một sự tổng hợp kiến thức sâu rộng về rất nhiều lĩnh vực như địa lý, văn hoá, lịch sử, kiến trúc, dân tộc học,.. đồng thời phải có những khả năng giao tiếp, ngoại ngữ với khách du lịch nước ngoài. Một hướng dẫn viên phải đóng vai trò của một "Nhà ngoại giao" "nhà kinh tế" "Nhà văn hoá" và "Người truyền thụ" . Có thể nói, lực lượng này có vai trò chủ đạo trong quá trình thưởng thức, cảm nhận và đánh giá về một sản phẩm du lịch của du khách. Tuy nhiên, nhân viên trong ngành còn chưa có sự nghiên cứu sâu về hướng dẫn một điểm du lịch những "Giá trị tiềm ẩn" như phố Cổ thì không chỉ học thuộc lòng nội dung thuyết minh mà còn cần phải hiểu rõ về nó, thể hiện tình cảm yêu mến của mình trong đó mới có thể làm cho du khách say mê theo.
Một lễ hội được diễn ra đúng nghi lễ sẽ gây hứng thú cho du khách nếu người hướng dẫn hiểu biết về nguồn gốc, về từng biểu tượng hành động của lễ hội. Hay một trò chơi dân gian bắt nguồn từ đâu? Thời kỳ nào? nhằm mục đích gì? ... tất cả sẻ trở thành một lực hút đối với du khách đang chiêm ngưỡng và khám phá. Hay chỉ với một chi tiết hoa văn trên cửa chùa có ý nghĩa gì, một cây đa có nguồn gốc lịch sử như thế nào - cũng tạo cho một sự hứng thú trong lòng họ.
Triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên chức ngành du lịch thủ đô, lãnh đạo, cán bộ phòng kinh tế các Quận, HUyện về quản lý Nhà nước về du lịch, quy hoạch du lịch và các nghiệp vụ du lịch và quản lý du lịch, marketing khách sạn.
Phối hợp với tổng cục Du lịch triển khai khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ (quản lý, lễ tân, buồng bàn, bar, bếp bảo vệ) cho cán bộ CNV của các cơ sở lưu trú.
Phối hợp với các trường Đại học chiêu sinh và tổ chức 03 lớp hướng dẫn du lịch 2 -4 -6 tháng và 08 lớp ngoại ngữ du lịch
Tạo điều kiện cho cán bộ của sở Du lịch Hà Nội tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước: Học tạp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, các khoá nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ ở Hàn Quốc, tham gia các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do trung tâm đào tạo Việt Nam - Singapore và dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực EU của tổng cục du lịch tổ chức...
3.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch
* Công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch chiến lược để phát triển du lịch là không thể thiếu trong đường lối phát triển của ngành du lịch Hà Nội. Lập kế hoạch tốt là cơ sở để có những bước tiếp theo cho phát triển. Một số gợi ý cho công tác quy hoạch:
- Triển khai lập dự án quy hoạch mạng lưới cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội đến 2010;
- Xây dựng đề cương điều chỉnh quy hoạch phát triển Du lịch Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030, hiện trình UBNDTP phê duyệt để triển khai.
- Hoàn thành dự thảo đề án phát triển du lịch Hà Nội đến 2015, hướng đến 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
* Đầu tư xây dựng CSVCKT và hạ tầng du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch là một điều kiện tối quan trọng trong việc phát triển du lịch của một địa phương. Vì vậy chúng ta nên có thêm nhiều dự án hơn nữa để xây dựng và phát triển đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Hà Nội, đến với Việt Nam.
- Dự án xấy dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn với tổng mức đầu tư 98,212 tỷ đồng, dự kiến công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng đầu năm 2007.
- Dự án xây dựng đường quốc lộ 35 vào ranh giới dự án khu du lịch Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, hoàn thành phê duyệt tổng mặt bằng. Đã lập xong dự án và đang tổ chức thẩm định thiết kế, với tổng mức đầu tư 13,02 tỷ đồng, dự kiến triển khai GPMB trong quá IV/2006, khởi công đầu năm 2007.
- Dự án cải tạo chợ Sa (Cổ Loa) đi chợ Tó, Huyện Đông Anh: dự án đã được thẩm định với kinh phí tổng mức đầu tu 107.605 triệu đồng. Hoàn thành phê duyệt tổng mặt bằng. Dự kiến GPMB
3.6. Thiết lập city tour (chương trình du lịch nội thành) khám phá các giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của khu phố cổ
Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người dù ở mọi thành phần kinh tế, chính trị, tôn giáo, không phân biệt màu da, lứa tuổi… Bởi vì đi du lịch chính là một yêu cầu cần thiết để tái tạo sức lao động của con người, tạo ra động lực để con người có thể tìm hiểu, khám phá ra nguồn tri thức, văn hoá vô tận ở khắp nơi trên thế giới. Nắm bắt được nhu cầu đó mà các nhà kinh doanh du lịch đã ạo ra các chương trình du lịch phục vụ cho du khách có nhu cầu đi chơi, giải trí và khám phá cuộc sống. Các chương trình du lịch hiện nay rất đa dạng và phong phú, có thể kể ra rất nhiều các loại tour được thiết kế dành riêng cho các loại đối tượng du khách khác nhau.
Đối với khu vực phố cổ Hà Nội thì chương trình du lịch phù hợp nhất là loại hình city tour - chương trình du lịch trong nội thành Hà Nội trong khoảng thời gian ngắn từ một đến hai ngày, phù hợp với những chuyến du lịch ngắn ngày giữa thời gian làm việc triền miên vất vả của du khách.
Tour du lịch một ngày có thể được thiết lập như sau:
Sáng: 7h30 bắt đầu hành trình đến phố cổ, tham quan Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. Sau đó tham quan kiến trúc nhà ở truyền thống (Mã Mây - Hàng Bạc - Hàng Buồm), hoặc tham quan nà cổ 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào…
Trưa: Nghỉ ngơi, ăn chưa ở phố cổ.
Chiều: 2h đi tham quan các phố nghề cũ, mới (Hàng Ngang - Hàng Đường - Hàng Bạc - Hàng Mã - Hàng Đồng…). Đi xem và mua bán ở các dãy phố cổ, chợ Hàng Bè, chợ Đồng Xuân.
Tối: Du khách có thể nghi ngơi, tự mình khám phá phố cổ hoặc xem múa rối tại nhà hát múa rối Thăng Long.
Ngoài ra còn có thể thiết lập các tour khác kết hợp để tham quan Hồ Tây, văn Miếu Quốc Tử Giám và khu phố cổ Hà Nội.
* Một vài ý kiến đề xuất và kiến nghị
Khu phố cổ Hà Nội là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần liên kết với nhau. Trong đó bao gồm con người, các hoạt động sinh hoạt, những giá trị truyền thống, các công sở, nhà cửa, quầy hàng, xưởng sản xuất… Đối với nhiều người, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây có thể ít quan trọng hơn của hồn của nó, hay là những cái tiếp nối liên tục của các giá trị truyền thống. Song chúng ta cũng phải thừa nhận chính cái cơ sở vật chất đó làm nền tảng cho cái hồn, cái tinh tuý về văn hoá được bộc lộ, đồng thời cũng làm cho chúng ta nhận biết được tính cách cá nhân và văn hoá của mình.
Nếu đem so sánh với những khu đô thị cổ khác ở trong một số thành phố ở nước ta như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng… thì Hà Nội của chúng ta với Khu 36 phố phường đều đứng lên trên tất cả về mọi tiêu chí của nó như: sự phong phú, quy mô, diện tích, và bề dày lịch sử. Đó quả là một niềm tự hào đối với mỗi người Hà Nội chúng ta nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Mang theo mình những yêu thế tuyệt vời như vậy, khu phố cổ Hà Nội dĩ nhiên là đã chiếm được một vị trí quan trọng trong việc quy hoặch phát triển du lịch ở Thu đô. Điều này được ghi nhận trong một tạp chí kiến trúc:
“Dưới con mắt người nước ngoài, nhất là với các nhà nghiên cứu lịch sử, bảo tồn di sản văn hoá khu phố cổ Hà Nội là một hiện tượng hiếm có một hình ảnh tưởng là chỉ còn tồn tại trong kí ức lại là một thực thể đang lưu tồn trên hành tinh chúng ta trong những năm cuối thế kỷ 20. Nhiều người nhận xét hà Nội mà mất đi khu phố cổ là hết hấp dẫn, Hà Nội sẽ như mọi thành phố khác”. Vì vậy công việc bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội là một nhiệm vụ rất bức xúc và quan trọng.
Về cơ sở hạ tầng: đây là vấn đề tối quan trọng cho sự sống còn của khu phố cổ. Vì vậy cần phải tập trung vào cải tạo tất cả các bọ phận của nó. Trong quá trình thực hiện chương trình này cần thần trọng, không được làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan đô thị truyền thống, cũng như những công trình văn hoá - lịch sử ở đây.
Có một kế hoặch quản lý giao thông toàn diện được thực hiện, nhằm giảm mức độ giao lưu qua lại của các phương tiện cơ giới ở mức độ cho phép. Hạn chế tối đa sự ô nhiễm không khi và tiếng ồn, tạo ra một môi trường phố xá an toàn, thuận tiện và dễ chịu. Những phố cho phép các loại phương tiện cơ giới ra vào nói trên nhắm mục đích chủ yếu là đưa khách du lịch đi thăm quan qua những phố chính, rồi từ đấy du khách sẽ tự động toả ra các phố nhỏ xung quanh. Ngoài ra nó cũng tạo điều kiện cho các xe trở các loại phương tiện sinh hoạt cũng như các chất thải ra vào nơi đây, phục vụ cuộc sống của người dân thêm thuận lợi.
Bên cạnh việc hạn chế các phương tiện giao thông cơ giới không được đi lại trong khu phố cổ, chúng ta chú ý tới kế hoặch tỏ chức những bãi đỗ, trông xe cơ giới cho người dân ở đây cũng như cho người dân nơi khác và các du khách đến đây.
Lên một kế hoạch đồng bộ, cụ thể trong việc sửa chữa, nâng cấp mạng lưới điện - nước, phục vụ cho cuộc sống người dân ở đây một cách có hữu hiệu. Tốt nhất là tiến hành xây dựng thành một hệ thống chạy ngầm dưới lòng đường.
Tiếp đến để tránh một tình trạng tập trung mật độ dân cư quá cao dẫn đến sự quá tải của cơ sở hạ tầng, chính quyền có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong việc tổ chức bớt số dân ở đây sang các khu khác mới hơn nhưng bảo đảm được môi trường làm ăn truyền thống của họ từ trước. Vì như vậy kế hoặch mới có tính khả thi. Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm làm giảm mật độ dân số trong khu phố cổ, vốn đã rất cao từ trước.
“Theo tiết lộ của TS Tô Thị Hoàn - Phó trưởng ban Quản lý khu phố Hà nội, thì khu đô thị mới Gia Lâm có thể là địa chỉ hấp dẫn thu hút người dân trong phố Cổ di dời khỏi địa bàn sinh sống cố hữu".
Về văn hoá: dùng vốn ngân sách để duy trì, phát triển một không gian sinh hoạt truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc trong khu phố cổ, nhằm tạo được một cảnh quan có lợi cho việc khai thác, phát triển du lịch, giáo dục văn hoá ở thủ đô hướng nó đi vào quỹ đạo của văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc.
- Đối với các ngành nghề TCTT trong khu phố Cổ
Cần thiết xây dựng được tiêu chí phân loại nghề đặc thù cho nghề truyền thống của khu phố Cổ Hà Nội. Từ đó đưa ra những chính và biện pháp cụ thể đối với từng loại nghề.
Một số cơ chế, chính sách cần được ban hành tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc duy trì và phát triển nghề, phố nghề truyền thống trong khu phố Cổ Hà Nội:
- Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư thông qua biện pháp tài chính đối với một số nghề và phố nghề.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ vúc tiến thương mại khuyến khích cải tiến mẫu mã sản phẩm. đăng ký thương hiệu.
- Xây dựng chính sách đất đai để làm xưởng sản xuất, cửa hàng, cửa hiệu buôn bán, giới thiệu sản phẩm nghề, phố nghề.
- Xây dựng đề án thành lập Quỹ hỗ trợ khôi phục, phát triển nghề, phố nghề trong khu Phố Cổ Hà Nội.
- Xây dựng chính sách đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề, giới thiệu sản phẩm truyền thống cho khác du lịch đặc biệt đối với những nghề đã hoàn toàn bị mai một.
Tất cả những chương trình này đều phải được tiến hành trên cơ sở pháp lý của một bộ luật hoàn chỉnh với những điều khoản cụ thể, nhằm vừa bảo đảm được tính khả thi của nó, tạo ra ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong toàn dân. Vấn đề này nên có sự hỗ trợ của chương trình giáo dục cộng đồng, nhất là việc nâng cao dân trí cho người dân ở đây. Có như thế thì mới giải quyết được vấn đề cơ bản những mâu thuẫn hiện tại mà khu phố Cổ đang phải gánh chịu.
Trên đây là một vài giải pháp và kiến nghị nhỏ được đưa ra để tham khảo thêm cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu phố Cổ Hà Nội - một khu phố với cuộc sống thật sôi động đang từng ngày từng giờ đòi hỏi những biến động của hình hài và không gian, mà không chấn chỉnh sẽ là mối đe doạ không cưỡng nổi đối với một di sản kiến trúc của thành phố. Muốn bảo tồn được một đô thị tầm cỡ và quy mô như khu phố Cổ Hà Nội cần phải có ba điều kiện sau: khả năng kinh tế hùng mạnh; phương pháp làm việc hữu hiệu; hệ thống quyền lực đảm bảo. Tất nhiên công việc bảo tồn không phải là giữ gìn một cách máy móc tát cả những gì trong đó như nhiều người đã nghĩ, vì như vậy là phủ nhận hoàn toàn sự đóng góp của thế hệ đương thời. Bản chất của nó vốn đã là một đô thị, vậy thì hãy để cho nó được phát triển tự nhiên đúng với quy luật và khuôn khổ của nó.
Đành rằng trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một thành phần vật chất nào có sẵn hoặc do con người tạo ra cũng như là sản xuất chúng ra để cùng sử dụng và quản lý, thì đều là hàng hoá và có giá trị của riêng nó. Trong những cái đó thì những công trình văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc của các di tích lịch sử của các làng nghề truyền thống đã từng tồn tại hàng bao nhiêu năm nay luôn là một tài nguyên vô giá. Khi biết khai thác đúng lúc, đúng mức và đúng mục đích một cách hợp lý thì chúng sẽ đem lại một nguồn lợi ích vô vùng, cả về vật chất lẫn văn hoá.
KẾT LUẬN
Với những tiềm năng sẵn có đó, Hà Nội nói chung và khu phố Cổ nói riêng, trong quá trình phát triển với tư cách là thủ đô của một quốc gia có thể hãy đi lên từ du lịch, nhất là du lịch văn hoá.
Khu phố Cổ Hà Nội, khu 36 Phố phường một thời nổi tiếng rực rỡ trong lịch sử dân tộc, từng trải bao nhiêu biến động của năm tháng trên con đường đi lên của mình, đến nay tuy không còn giữ được một vị trí độc tôn như vậy ở trong quá khứ, nhưng vẫn còn hội gần như đầy đủ những bước đi của lịch sử qua những dấu ấn để lại. trong công cuộc “Đổi mới” của Đảng và nhà nước hiện nay, với mục đích để khai thác cho việc phát triển du lịch, giáo dục văn hoá ở thủ đô các tiềm năng trong khu phố Cổ cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy một cách có hiệu quả nhất để thu hút, hấp dẫn khách du lịch trên mọi miền đất nước.
Bản luận văn này chủ yếu là nghiên cứu, phân tích những tiềm năng trong khu phố Cổ nhằm mục đích tham khảo, cùng nhau đưa ra những giải pháp triển du lịch Thủ Đô. Nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc, rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Việt Nam tập I - Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1971
2. Phố Cổ Hà Nội - Nhà xuất bản thế giới năm 2003
3. Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội - Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo
4. Di tích lịch sử - Văn hoá trong khu phố Cổ và xung quanh Hồ Hoàn Kiếm - Nhà xuất bản Hà Nội - 2002
5. Diệp Đình Hoa (1985) “Di tích lịch sử văn hoá cuốn sử sinh động về Thủ Đô Hà Nội”
6. Nguyễn Vinh Phúc (1994), “Khu phố Cổ Hà Nội”, Hà Nội di tích và văn vật Sở Văn Hoá Thông Tin Hà Nội
7. Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá (1979), Đường phố Hà Nội, nhà xuất bản KHXH - Hà Nội
8. Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Hồ sơ danh sách xếp hạng các di tích lịch sử Văn Hoá ở Hà Nội, Tư liệu Ban quản lý di tích và Danh thắng Hà Nội
9. Hà Nội ngàn xưa - Nhà xuất bản Hà Nội - 2004
10. Làng nghề truyền thống Việt Nam - Nhà xuất bản văn hoá dân tộc - 2004
11. Bộ xây dựng (1998), bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà Nội - Nhà xuất bản xây dựng
12. Vũ Khiêu (2002), “Di sản Văn Hoá Thăng Long Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, toàn cầu hoá”, Xưa và nay.
13. Ăng - đơ-rê-mát-son (2001 ), “Khu phố buôn bán”, Xưa và nay.
14. Một số địa chỉ qua mạng Internet.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24685.doc