Lời mở đầu
ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có. ý thức của con người là cơ năng của cái “khối vật chất đặc biệt phức tạp mà người ta gọi đó là bộ óc của con người” (LêNin). Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà còn là động lực thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác độn
9 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khối vật chất đặc biệt phức tạp mà người ta gọi đó là bộ óc của con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưởng.
Vấn đề đạo đức luôn luôn là một vấn đề được đề cập thường xuyên nhất và quan trọng nhất trong các vấn đề về trường học.
Là một sinh viên của trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội, em muốn đi vào tìm hiểu về phong trào học tập và rèn luyện đạo đức của sinh viên trong trường mình dưới góc nhìn của triết học. Bài tiểu luận của em chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, em mong rằng sau khi đọc tiểu luận của em, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên nhận xét và góp ý để bài tiểu luận lần sau của em sẽ tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung chính
I. Giới thiệu chung về Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội:
Để nhận xét và đánh giá về chất lượng của một trường Đại học thì cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ là ý thức đạo đức.
Vậy ý thức đạo đức là gì? Chúng ta hãy cùng đI vào tìm hiểu ý thức đạo dức để xem xét về phong trào học tập và rèn luyện đạo đức của trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.
Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội là trường đại học dân lập trực thuộc Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/6/1996. Trường chịu sự quản lý của Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bằng của trường nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia.
Mục tiêu đào tạo của trường là lấy việc đào tạo các nhà kinh tế thực hành làm mục tiêu, tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một giàn cán bộ chủ chốt cho các doanh nghiệp với phương châm đào tạo: “Lấy chất lượng đào tạo làm trọng”. Đào tạo không chỉ nhằm trau dồi kiến thức, mà rất chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành; không chỉ kiến thức và kỹ năng, mà tất quan tâm bồi dưỡng tư duy phân tích và tinh thần sáng tạo; không chỉ tài năng, mà rất quan tâm nâng cao nhân cách, phát triển thể lực.
Là một mô hình còn khá mới mẻ ở Việt Nam – Mô hình trường Đại học dân lập. Tuy nhiên, qua sự tìm hiểu về mục tiêu phấn đấu của trường, ta thấy rằng, bên cạnh sự chú ý quan tâm đến việc học tập, ban giám hiệu nhà trường cũng đã song song bồi dưỡng ý thức đạo đức của sinh viên.
II. ý thức và ý thức cá nhân:
Mỗi sinh viên là một cá nhân, ý thức cá nhân cấu thành nên ý thức tập thể, chính vì vậy mà ý thức cá nhân của mỗi sinh viên rất đáng chú ý.
Theo sách Triết học Mác-LêNin_Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thì “ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ thể, phản ánh những điều kiện vật chất trong đời sống riêng của những con người cụ thể đó.
Người ta thường nói rằng mỗi con người có một thế giới riêng của mình, vì mỗi người đều có một suy nghĩ riêng tư, không ai có thể xen vào được, nó nằm sâu thẳm trong tâm hồn mỗi con người, nó được bộc lộ ra ngoài bằng những cử chỉ, lời nói và những hoạt động cụ thể khác.
III. ý thức bên ngoài trường:
Khi bước chân vào giảng đường đại học, mỗi con người- trước kia là những cô, cậu học sinh, bây giờ đã trở thành những “sinh viên”_ một cái tên gọi khác bao hàm nhiều sự thay đổi. Để trở thành sinh viên, mỗi người đã nỗ lực rất nhiều, cuộc thi tuyển sinh đại học đã gạn lọc ra những “hạt sạn” để có thể cho ra những con người xứng đáng với tên gọi thiêng liêng “sinh viên”.
Tuy nhiên, không tránh khỏi những “hạt sạn” còn sót lại. Vào môi trường đại học, số sinh viên đã phân hoá thành nhiều “kiểu” sinh viên khác nhau. Có thể điểm ra một số “kiểu” như sau: Một thành phần vươn lên tu dưỡng rèn luyện đạo đức và học tập trở thành sinh viên xuất sắc, khá, giỏi. Một bộ phận học tập ở mức trung bình, chiếm đa số, và, thật đáng thất vọng, một số sinh viên không theo kịp chương trình hoặc quá buông lỏng bản thân trở thành những sinh viên cá biệt, kém cỏi.
Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội là một trường đang trong bước xây dựng và phát triển. Vấn đề cơ sở vật chất đang trong bước hoàn thiện dần, vì thế, trường chưa có điều kiện để xây dựng ký túc xá cho sinh viên của trường. Trước hết hãy tìm hiểu xem đời sống của sinh viên bên ngoài trường như thế nào.
“…đối với cánh sinh viên xa nhà không ít hơn một lần trải qua “cuộc khủng hoảng nhà ở”.( Phóng sự “ Tìm chỗ “an cư” để “lạc nghiệp” ” đăng trên báo Có chí thì nên_ Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội).
Vì chưa có ký túc xá nên đa số sinh viên trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội phải thuê nhà trọ để ở. Cuộc sống đã bước vào giai đoạn tự lập, tức là “thân ai nấy lo”, một cuộc sống gần như không có sự quản lý, từ đây có nhiều vấn đề nảy sinh. Chúng ta không bàn tới chất lượng của nơi ở, thử xem cách mà các sinh viên sử dụng chỗ ở đó. Không có sự quản lý chặt chẽ, tự do thích làm gì thì làm, những sinh viên có tính tự chủ cao thì sẽ theo một chiều hướng tích cực, họ quan tâm nhiều đến việc học hơn cả những chuyện khác, và phòng trọ là nơi học tập lý tưởng của họ. Việc đáng nói là những sinh viên không có tinh thần tự chủ cao. Sống trong môi trường mới, khi mới xa nhà, lần đàu tiên “được” sống tự lập, lạ nước lạ cái, nhiều sự thu hút đã lôi kéo những thành phần này ra khỏi suy nghĩ “non nớt” trước đây.
Nếu mỗi sinh viên không làm chủ được chính mình thì sẽ bị những cám dỗ đó lôi kéo ra khỏi cuộc sống bình thường. Một người bạn của tôi, học cùng tôi năm cấp III. Sau khi vào Đại học, cậu ta mang tư tưởng “xả hơi” mà hầu hết các tân sinh viên đều có cái suy nghĩ sai lầm này. Sau một năm gặp lại, cậu ta đã khác hẳn so với một năm về trước. Tứ một người ngoan ngoãn, hiền lành, học giỏi, hoạt bát cậu ta trở thành đệ tử ruột của trò cá cược bóng đá, lô đề. Bao nhiêu tiền nong đều bị cậu ta đốt sạch trong những lần đi đêm. Khi bố mẹ biết được thì thằng con quý tử của ông bà đã có số nợ lên tới hàng chục triệu đồng, thế là tan mất bao nhiêu hi vọng…
Vậy đó, cuộc sống có thể cuốn con người ta đến một cái đích nào đó mà ta phải chấp nhận, nhưng ta có thể hướng tới cái đích đó theo đúng ý ta nếu ta co lòng tự chủ và lòng quyết tâm cao. Đúng như câu nói của các cụ nhà ta “Gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy”!
IV. ý thức bên trong trường:
Bài phóng sự “Tản mạn chuyện sành điệu” đăng trên báo Có chí thì nên số 13 + 14 sẽ là nội dung chính của đề mục này
Phải nói rằng, chuyện đi học bằng xe máy của sinh viên các trường ĐH bây giờ là quá bình thường. Cái sự "bình thường" ấy chẳng đâu xa lạ, diễn ra hàng ngày trước mắt chúng ta - những sinh viên của trường ĐHQL-KD Hà Nội.
Giờ tan học, cổng trường tấp nập kẻ đón người đưa, ai náy dối hả ra nhà xe trả vé, nổ máy... Chẳng cần phải để tâm nhiều cũng thấy bày ra những hìng ảnh xem ra đáng bàn lắm.
Tôi đứng ngẩn tò te ra mà ngắm, kể ra cũng đẹp thật. Nào thì "A còng", Avenis, Dylan, SH..toàn xe máy xịn. Con số không phải "nhiều lắm" nhưng cũng đủ để cho các sinh viên trường ta xinh thật; không những xinh lại rất "model". Tương ứng với "quả xe đẹp lý tưởng" đương nhiên bộ đồ đi kèm cũng rất "sành điệu": điện thoại di động Samsung A500, T500 hay T100 với âm thanh nổi rất hợp thời, kính màu xịn, quần áo "tiết kiệm" và lại rất "mốt"..., và một thứ không thể thiếu đó là màu sắc của "faces". Vài cô gái có mái tóc vàng hoe đi những đôi guốc thật cao, thật nhọn, áo bảy sắc cầu vồng "cực lửng" đi kèm với quần "cực trễ"...! Môi mắt của họ, Người thì nhũ xanh, người thì nhũ tím rất Hàn Quốc, túi sách của họ cũng "Made in Korea" luôn.
Lại còn mấy chàng " đẹp trai có tài " nữa chứ ! Nhìn họ tôi cứ tưởng mình đang được găp "thần tượng" Giang Đông Gun (diễn viên điện ảnh Hàn Quốc) cơ đấy! Dáng "cao", tóc kiểu "chôm chôm" được gẩy "lines" rất công phu, quần Jeans, giầy thể thao" thời thượng, ĐHDĐ rất mốt và xe máy thì rất đắt tiền. Phải như vậy thì mới được gọi là "sành điệu". "Mốt" bây giờ là thế mà! Thế làm sao mà các cô " mới nhớn" không "chết" cơ chứ. Họ đến trường để "thể hiện " là nhiều. "Sướng thật" đi đâu cũng được nhìn với con mắt "kính nể" hơn những kẻ khác, và ngay bản thân họ cũng thấy mình "oai" hơn.
Như các bạn đã biết, trường ta 6h45 vào học , vậy mà thường gần hết tiết học thứ 2 mới thấy vài "girls" tóc vang ăn mặc rất mốt, đeo một chiếc túi bé lắm (tôi không hiểu họ đựng sách bở vào đâu?) vừa đi "tung tẩy" vào trường vừa nói nói chuyện điện thoại vang vang cứ như thể là thế giới chỉ có một mình mình vậy. Đến giờ cào lớp rồi vậy mà ở mấy hàng nước cổng trường vẫn có rất nhiều "boy""bình tĩnh tự tin" ngồi chễm chệ phì phèo hút thuốc. Đâu chỉ có vậy, mấy "girls" lại còn "tài tử" đén mức vừa nghe giảng vừa nhắn tin " chít chít ". Khi cô giáo hỏi thì cứ "ngơ ngơ ngác ngác" đến là tội nghiệp. Có nhiều lúc, thầy đang giảng bài thì một góc lớp bản nhạc "going home" vang lên rất nổi. Thì ra là tiếng chuông ĐTDĐ của một anh chàng khá "điển trai".
Cư cho là cánh nghĩ của giới trẻ ngày nay có nhiều phần đổi mới do tác động của nhịp sống hiện đại. Nhưng tôi lại được biết thì có khá nhiều sinh viên ở trường ta rất "quê". "Quê" theo nghĩa của giới "sành điệu" là: Đi học đúng giờ, chép bài đầy đủ, ăn mặc quá "thường", đi xe đạp, không có ĐTDĐ, lúc nào cũng chỉ có học và học...Tóm lại là "đồ mọt sách".
Các bạn nghĩ gì về sự quê ấy?
Mong các bạn đừng có cho tôi là quá "cổ hủ". Thực ra, tôi không có ý "soi" hay phê phán những trào lưu, phong cách mang màu sắc hiện đại của một số bạn ở trường ta. Tôi chỉ thiết nghĩ, đẹp thì ai cũng muốn. Tuy nhiên, cần phải có cái nhìn đúng đắn về nó. Trước tiên là đẹp về tâm hồn, sau là hình thức. Cái đẹp phải phù hợp với môi trường hoàn cảnh, với tuổi tác, với mức sống của gia đình. Cái đẹp phải gắn liền với thuần phong mỹ tục của dân.
Các bạn sinh viên của trường ĐHQL & KDHN thân mến! Chúng ta chính là đội ngũ tri thức trẻ của tương lai, hãy cố gắng học tập, rèn luyện nhân cách và thể chất đừng để phí ước mơ, hoài bão của mình chỉ vì những hư danh tầm thường.
V. Mục tiêu và phương hướng của nhà trường:
Nhà trường khuyến khích và hỗ trợ sinh viên phát huy vai trò tự quản để cùng nhà trường phối hợp thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ mới các chuyên gia kinh tế thực hành có tài, có đức, có tinh thần làm chủ, năng động, sáng tạo.
Giúp đỡ nhau trong học tập: Tổ chức học nhóm, thảo luận nhóm, phấn đấu sao cho mỗi cá nhân và cả tập thể nhóm, tập thể lớp đều tiến bộ, đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Giúp đỡ nhau nâng cao phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng lối sống văn hoá; nhắc nhở nhau thực hiện nghiêm chỉnh quy chế sinh viên; kết hợp với nhau đấu tranh khắc phục các thói hư tật xấu, phòng ngừa các tệ nạn xã hội.
Giúp đỡ nhau trong cuộc sống riêng, về tinh thần, vật chất, việc làm,…
Tổ chức các câu lạc bộ theo nhu cầu của mình, tổ chức hội thảo hoặc thuyết trình về các chủ đề mà mình quan tâm.
Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch…theo nhu cầu và khả năng của mình.
VI. Kết luận
ý thức đạo đức trong nhà trường chắc chắn là vô cùng rộng lớn, có phần trừu tượng mà trong bài tiểu luận này em chưa thể đề cập hết được một cách trọn vẹn và toàn diện. Để có thể làm được điều này, em mong sự nhận xét và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong trường để bài tiểu luận sau của em có thể hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35584.doc